LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
HOUSTON (NN) – Chuyến đi Việt Nam của TT Hoa Kỳ George W.Bush vào cuối năm 2006 để dự hội nghị APEC ở Hà Nội đã đem đến nhiều nghịch lý cho bộ mặt chính trị của Việt Nam. Ông Tổng thống yêu chuộng tự do và dân chủ như TT Woodrow Wilson trong lịch sử Hoa Kỳ: “Chỉ có dân chủ mới sửa đổi được những lỗi lầm của những hệ thống không dân chủ”, đã không đề cập đến tự do và dân chủ mạnh mẽ vơí chánh quyền và đảng Cộng Sản Hà Nội ngoài việc ông và bà Laura Bush đến dự lễ ở nhà thờ ở Hà Nội theo thông lệ như khi bà ngoại trưởng Condoleezza Rice viếng Bắc Kinh.
Tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam
Sau khi Hà Nội vào được WTO, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn với thị trường chứng khoán nhẩy vọt cùng những đầu tư lớn tiếp tục đổ vào Việt Nam như công ty Intel tăng đầu tư từ một tỷ Mỹ kim lên đến hai tỷ Mỹ kim. Trong khi đó nhân quyền bị chà đạp và giới đối lập bị đàn áp.
Gần một năm sau khi thành lập khối 8406 (đạêt tên theo ngày thành lập 8 tháng 4 năm 2006) bị chánh quyền tấn công với chánh sách hiển nhiên không chấp nhận tiếng nói đối lập trong chế độâ Cộng sản dù tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và ông đại sứ Marine có quan tâm đặêc biệt nhất là sau khi Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam cùng với các nhân vật đốâi kháng xử quyền tự do ngôn luận của những người yêu chuộng tự do.
Chánh quyền Cộng sản Việt Nam gọi những người yêu tự do, tranh đấu cho nềân dân chủ là những tộâi phạm thay vì tù nhân chính trị với một danh sách dài các tù nhân. Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt và xử ngày 14-5-07. Ông Lê Quốc Quân được học bổng của Quốc Hội, bị bắt giam ngay sau khi ông từ Mỹ về nước là một cảnh giác mạnh mẽ đối với Quốc hội Hoa Kỳ, kế tiếp là nhà báo Trần Khải Thanh Thủy ngày 23-4-07 với tội chống nhà nước. Hội Quốc tế Nhân quyền xem đây là những vụ xâm phạm nhân quyền tệ hại nhất với 20 vụ bắt bớ từ tháng 11 năm 2006.
Nhưng vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 30-3-2007 với hình ảnh loan truyền trên mạng lưới là một cái nhục cho nền công lý của chế độ Cộng sản Việt Nam và là một tác nhân đánh thức Quốc hội và chánh quyền George W.Bush. Đối với Cộng sản Việt Nam, việc bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý là một hành động bình thường của một chế độ vô pháp luật, xét xử tội phạm không cần luật sư bào chữa. Đối với luật pháp ở các nước tự do, nghi can đượïc xem vô tội cho đến khi bị buộc tội, ngược lại dưới chế độ CSVN và Trung Hoa thì nghi can bị xem là có tội ngay từ khi bị bắt giam. Cả hai chế độâ Cộng sản răng liền môi xem vấn đề gia nhập WTO và nhân quyền là hai vấn đề riêng rẽ trong chánh sách xây dựng chế độ tư bản độc đảng của họ.
Cho đến nay ở thế giới mới trong đó con người chỉ biết trọng đồng tiền, các chánh quyền đã vì quyền lợi kinh tế làm ngơ với những đàn áp chính trị của chính quyền Trung Hoa và Việt Nam. Vụ án bịt miệng của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã mở mắt TT. George W.Bush người đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần quan tâm về nhân quyền (CPC). Đến lúc TT G eorge W.Bush cần phải nhìn lại danh sách căn bản của Hoa Kỳ ông đã vạch ra từ năm 2000 khi ứng cử viên TT Bush nhấn mạnh đến tự do mậu dịch (free trade) và nhân quyêàn, trong đó tự do mậu dịch đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, thay đổi đời sống dân chúng tự nó là nhân quyền. Sau khi TT George W.Bush và phó TT Dick Cheney tiếp bốn nhân vật hải ngoại tranh đấu cho nhân quyền ông đã kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân chánh trị. Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 22/6/07 sáép đến sẽ bị những áp lực từ chính quyền Hoa Kỳ và Quốc hội nhất là Việt Nam sắp đóng vai trò Hội viên luân phiên trong Hội đồng Bảo an LHQ năm 2008.
Từ sau chuyến viếng thăm Quốc hội Hoa Kỳ của cựu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An và chuyến viếng thăm Việt Nam của cựu chủ tịch Quốc hội Hoa Kỳ ông Dennis Hastert vào tháng 6 năm 2006, đảng Cộng Sản VN đã chia thành hai phe rõ rệt với thành phần cấp tiến do ông Võ Văn Kiệt cựu thủ tướng và ông Nguyễn Văn An đại diện và thành phần bảo thủ gồm những đảng viên giáo điều như Lê Đức Anh. Quốc hội Hoa Kỳ có nhiều áp lực với Việt Nam ngoài bà Sanchez dân biểu ở California còn có tiêáng nói của tân TNS Jim Webb, tân đảng viên đảng Dân Chủ nhưng không thay đổi lập trường chính trị vêà Việt Nam hồi thời ông còn là đảng viên đảng Cộng Hoà.
Bài học Trung Quốc
Chánh sách của đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng cho thấy rõ họ đi theo con đường của đàn anh cũ Trung Quốc và Nga trong khi cải thiện kinh tế theo con đường của Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt chước chánh sách dân chủ quản trị (Managed Democracy) của Tổng thống Nga Putin còn sự đàn áp các nhà nhân quyền và đối lập chánh trị của đảng Cộng sản Việt Nam thì đi đúng con đường đàn áp của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Những vấn đề TT George W.Bush đang phải đối phó với ông Nguyễn Minh Triết là những vấn đề của TT Bill Clinton đã phải đối phó với đảng cộng sản Trung Hoa năm 1998. Không khí chính trị của Trung Hoa năm 1998 bỗng nhiên cởi mở trước khi TT Bill Clinton đến thăm Trung Quốc giống như không khí chánh trị ởû VN cuối năm 2006. Chánh quyền Trung Cộng lúc ấy đang điều đình với Hoa Kỳ để vào tổ chức WTO. Các nhân vật đối kháng với đảng CSTH thành lập đảng Dân Chủ (CDP) đảng chánh trị đối lập đầu tiên ởû Trung Hoa từ khi đảng Cộng sản lên nắm chánh quyền. Đảng CDP ghi tên chánh thức với Bộ Nội Vụ, họp báo, đăng tuyên ngôn, tuyên cáo và tin tức lên các mạng lưới. Chưa bao giờ đối lập ở Trung Quốc cảm thấy phấn khởi với sự viếng thăm của TT Hoa Kỳ Bill Clinton. Chính quyền Clinton cũng đã ca ngợi sự tự do của các mạng lưới thông tin và bà ngoại trưởng Madelene Albright đã hứng khởi trong mấy tháng đầu năm 1998. Chính quyền Clinton tin tưởng tự do mậu dịch với Trung Hoa là một thành viên của WTO sẽ mang lại một nền dân chủ cho Trung Hoa. Sau chuyến viếng thăm của TT Bill Clinton và sau khi Trung Hoa nhận được vào tổ chức WTO, tháng 6 năm 1998 các cuộc bắt bớ và đàn áp đối lập chính trị xẩy ra. Chủ tịch đảng Dân Chủ ở Bắc Kinh bị 13 năm tù, ông phó chủ tịch đảng Giang Quốc bị bốn năm tù, quản thúc tại gia sau đã bị tuyên án 20 năm.
Năm 1990, Trung Hoa bắt đầu cải tổ kinh tế thị trường, song song với sự đầu tư của ngoại quốc là những cấm đoán chính trị nhấât là quyền tự do ngôn luận. Giới trí thức và giới trung lưu mới cũng như các học giả phải thích hợp với sự thay đổi không khí chính trị, họ có quyền bàn về bất cứ vấn đè nào ngoại trừ ba chữ T (vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4-6-1989, Taiwan và Tây Tạng). Các nhân vật đối lập đã từng tham dự vụ Thiên An Môn như L.Zehou (sử gia và triết gia) và Liu Zaifu (phê bình gia văn học) sống ở Hoa Kỳ cũng đã đổi giọng. Trong sách “Gĩa từ cách mạng”, họ đã nhìn lại thế kỷ vừa qua cho rằng Trung Hoa qúa lớn, quá nhiều vấn đề phức tạp, cải tổ là đường lối đúng chứ không phải là cách mạng. Cuộc cải tổ theo họ phải qua bốn giai đoạn: tiến trình kinh tế, tự do cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ chánh trị.
Bối cảnh chính trị ởû Trung Hoa càng ngày càng phức tạp. Trung Hoa đang đứng hàng thứ tư trên thế giới về phương diện kinh tế sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2050 nhưng tham nhũng trở thành một bịnh dịch mới, môi sinh bị phá hoại, một giá đắt cho sự phát triển kinh tế, sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng rõ rệt, các chương trình xã hội tệ hại khác xa với sự tiến bộ kinh tế. Sự thay đổi về kinh tế chia rẽ dân Trung Hoa. Một bên là những người không được hưởng lợi của sự phát triển kinh tế muốn cải tổ hợp lý, một bên là đảng cộng sản cấu kết với doanh nhân không muốân thay đổi. Những nhân vật tranh đấu nhân quyền ở Trung Hoa cũng thay đổi, thay vì nói về tranh đấu dân chủ họ nói về Pháp trị và Dân quyền. Họ xử dụng mạng lưới ở Trung Hoa như chiến tranh du kích của Mao chống lại Đảng. Khi đổi giọng ít nói về dân chủ, dân Trung Hoa cảm thấy dễ chịu hơn và họ ít sợ chánh quyền hơn. Những nhà tranh đấu như Giang Quốâc chấp nhận ở tù để tiếp tục tranh đấu vì họ đã nhìn thấy gương của những anh hùng Thiên An Môn hay như chủ tịch đảng Dân chủ Xu Weuli năm 2002 được phóng thích qua Hoa Kỳ chữa bệnh.
Thiếu không khí đàn áp, bắt bớ tù đầy, quan niệm chính trị của họ – thay đổi và thiếu một cái nhìn chính trị đứng đắn chỉ trừ một vài người kiên quyết như anh hùng Ngụy Kính Sinh, người thợ điện trẻ tuổi, 28 tuổi năm 1978, đã lập ra bức tường dân chủ ởû Bắùc Kinh đòi dân chủ cho Trung Hoa, bị ở tù 15 năm, qua Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ lập trường cương quyết: phải chấm dứt sự cai trị độc đảng. Độc đảng là nguồn gốc của qủy cần phải hủy bỏ.
Những người chấp nhận ở lại như Giang Quốc, cương quyết chịu tù đầy vì khi rời bỏ đất nước là rời bỏ hồn nước nên tranh đấu không còn hiệu quả. Ông Giang Quốc nhìn lại lịch sử: tất cả các quốc gia hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường đều đa đảng còn các quốc gia nhất định giữ độâc đảng đều là những kẻ thua cuộc trên đường dài.
Vấn đề mà các nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam phải đối phó là đa số giới trẻ không để ý đến chính trị trong khi theo đuổi cơm ăn áo mặc. Ở Á Châu, phong trào đang được đề cập ở các nước như Nhật, Đại Hàn và ngay cả ở Trung Hoa là tinh thần quốc gia, cái tinh thần quốc gia được định nghĩa như là tinh thần tự ái dân tộc khác với chủ nghĩa quốc gia đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Đa sốâ dân Trung Hoa hiện nay biết đến phong trào đòi dân chủ hay có một đảng Dân Chủ Trung Hoa (CDP) trong đó ông Giang Quốc là lãnh tụ đang bị tù đầy.
Ở Việt Nam, sự tranh đấu của khối 8046 được xem là một tranh dấu của nhóm thiểu số (2000 thành viên). Họ được hải ngoại biết đến trong khi đa số dân VN và giới trẻ đang bất mãn với chánh quyền thối nát và tham nhũng ít chú ý đến phong trào này.
Sự tiếâp đón các nhà tranh đấu trong phong trào dân chủ ở toà Bạch Ốc của TT George W.Bush ngày 29-5-2007 là một bước tiến quan trọng nhưng chỉ khi nào đa số 82 triẹâu dân Việât Nam nhận thức được sự mưu cầu hạnh phúc không chỉ là cơm ăn áo mặc, độâc lập và tự do của con người khác với định nghĩa độc lập và tự do của ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đề ra từ năm 1945, thì TT George W.Bush mới thay đổi chủ thuyết ổn định ở Á Châu của ông Henry Kissinger đã đề ra từ hai năm nay.
Việt Nguyên
7 tháng 6,07
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
birkin bag
nike air max 270
nike epic react
hermes handbags
christian louboutin shoes
air max 270
vans outlet
fila
moncler outlet
balenciaga
Đăng nhận xét