“… CSVN kêu gọi gác lại quá khứ mà làm gì cũng phải bắt đầu bằng quá khứ, làm sao thành công được?…”
Nhìn lại chuyện đúng sai của quá khứ để rút tỉa bài học cho tương lai là quá trình bình thường. Tiếc thay, con đường kiến tạo tương lai, hoà giải các bên người Việt đã không thể thực hiện theo cách đó.
Khi tôi nói đến “ngây thơ chánh trị” không có nghĩa là không tán thành công cuộc hoà giải dân tộc trước sau gì cũng phải làm và càng sớm càng tốt, mà chỉ có ý nói là làm phải minh bạch và đúng với chân lý hiện hành có sự thật hành động cụ thể kèm theo. Một xã hội không hoàn hảo trước đây hay khủng bố hiện nay là do cái xấu thắng cái tốt, súng đạn thắng chân lý. Công việc của người Việt Nam yêu nước hôm nay là phải làm sao cho điều tốt được nảy sinh xua tan cái xấu. Đó không phải là sự cam chịu hay ngụy biện “độc tài không tốt nhưng cần thiết“ ! Ngụy biện này giống cách nhiều cha mẹ đến giờ vẫn đánh đập con, chính là do bản thân mình dốt nát không biết cách dạy con !
Đức Ý Nhật thuộc phe trục Phát xít gây tai hoạ chiến tranh cho nhân loại. Tháng Tám 2007 vừa rồi, Thủ tướng Nhật cùng Nhật hoàng kỷ niệm ngày phát xít đầu hàng Đồng Minh bằng lời xin lỗi ba triệu cái chết của dân chúng Nhật và những đau khổ mà Nhật từng gây ra cho các nước Châu Á. Văn bia kỷ niệm nạn nhân chết vì bom nguyên tử ghi như sau: “Xin yên nghỉ trong hoà bình, sai lầm sẽ không lập lại !”. Thủ tướng Tây Đức quỳ trước đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái để nhận lỗi của tiền nhân từng gây hoạ trong dòng lịch sử đất nước và nhân loại !
Ngày 08/08/2007, hàng ngàn người Nga tại Moscow đã tập trung lại dự lễ tưởng niệm nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới chế độ Stalin được thực hiện tại tất cả các nhà thờ của Chính Thống Giáo của thủ đô Moscow. Stalin thủ tiêu và thanh trừng chính trị từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ tính riêng nhà tù tại Uỷ ban an ninh quốc gia thôi, mà số bị Stalin cho bắn bỏ là 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin cũng bị giết vào thời gian này.
Sa hoàng bị phế sống lưu vong và dòng tộc hoàng gia chết phải chôn ở nước ngoài, mãi đến hai năm trước đây mới được cho cải táng trọng thị như một lời xin lỗi sai lầm quá khứ.
Cải Cách Ruộng Đất ở VN còn tạo ra một địa ngục đau xót hơn thế ! Vậy mà chưa một ai ở VN được công khai cầu nguyện cho các linh hồn đau khổ này !
Những con người của công chúng ở Nga Đức Nhật... đang viết tiếp lịch sử đất nước Nga Đức Nhật buộc phải có động thái minh định lập trường để thế giới an lòng mở ra con đường liên thông hoà nhập với thế giới và tương lai hoà bình, hai bên đều có lợi. Việt Nam với 2 triệu người chết đói thời phát xít Nhật chiếm đóng, chắc cũng hiểu niềm đau xót đã thành những trang lịch sử đau thương thế nào ! Thời ông Ngô Đình Diệm, nước Nhật, ngoài lời xin lỗi với VN, đã bồi thường chiến tranh. Lời xin lỗi hay trả lại công bằng cho người chết cũng để hàn gắn vết thương lòng của chính dân chúng Nga, Nhật.
Trái lại, cũng hiện hữu một dòng nước ngược... là Việt Nam.
Hoà giải bất thành, hàn gắn chưa thể trọn vẹn
Dù hết sức cân phân song e rằng, không ai trong chúng ta, những người đương thời, có thể viết thật đúng với một lịch sử đã gạn lọc hết cảm xúc ngưỡng mộ hay ghét bỏ mang tính chủ quan.
Hiện nay trên đất nước ta, có nhiều cách nhìn lại lịch sử: những người chiến thắng đang tìm cách viết lại lịch sử kiểu tuyên truyền gạn xấu, che dở, khoa trương thành công nhỏ khi bắt chước nền kinh tế thị trường, sự hồ hởi của người nghèo mới có chiếc áo lành... Phía khác thì vết thương lòng còn tiếp tục bị mây đen quá khứ đè nặng, nhìn toàn mặt trái của xã hội. Dù không va chạm cũng không thể xích gần nhau. Trong hoàn cảnh này, chánh kiến cá nhân hay một tờ báo được tôn trọng là chánh kiến gần với chân lý tiến bộ và sự thật cũng như không làm công cụ tuyên truyền cho bất cứ phe nhóm nào.
Nhưng trong chiến tranh còn có cảnh người nằm giữa cơn lốc tan tác bi thương. Có người may mắn hơn chỉ trầy da sướt gót. Cho nên ý kiến có khác nhau không phải vì ai cố chấp hơn ai mà vì trải nghiệm cá nhân khác, thương tổn khác, khiến không có chung một tâm trạng .
Hoà giải là điều mong ước, vì không thay đổi được quá khứ, nhưng không phải lúc nào muốn quên là cũng có thể quên. Một bên có những ngộ nhận quá lớn và một bên có tổn thương quá lớn. Tuy nhiên quá khứ có thể gác lại, chôn vùi dưới đống tro tàn, là nỗi ngậm ngùi riêng nếu như chúng ta có thể thấy được những niềm vui hiện tại và tương lai. Cho nên có thể những trở ngại chính cho việc hoà hợp là không nhất trí về hiện tại và tương lai ! Người VN trải qua lịch sử “thống nhất đất nước, không thống nhất lòng dân” từ 1975 và nay đã biết khước từ hoà giải khi có nguy cơ tiềm tàng là điều tốt.
Tổng kết ba năm làm Đại sứ (10.8.2007) ông Micheal Marine thấy dù có tiến bộ về tôn giáo nhưng thất vọng về nhân quyền ở VN. Ông chỉ trích việc tống giam các nhà bất đồng chính kiến ông nói: "Có lẽ sự thất vọng lớn nhất của tôi ở đây là chúng tôi đã không thể nới rộng không gian cho sự đối thoại chính trị tại Việt nam." Như vậy căn bản với Mỹ nay có thể thấy sự cố chấp ở đâu. Vâng, phía “cố chấp” mà ông Kiệt nhắc đến, chính là phía CSVN.
Bất cứ tình huống nào cũng có giải pháp, nhưng câu chuyện VN nếu CSVN chưa chịu thay đổi, phải công nhận hoà giải bất thành. Hai bên sẽ phải bảo lưu ý kiến, cần thêm thời gian và tạm dùng các phương thức tạm bợ. Người VN ước gì không là như thế nhưng đang phải là như thế! Đừng tiếp tục đổ lỗi cho cộng đồng Việt kiều là “cố chấp” hay Mỹ có óc siêu cường vì so sánh với những gì các nước làm Pháp Nhật, Đức, Campuchia đã làm thì CSVN gần như chưa làm gì cả, trái lại còn gây tổn thương tiếp tục ...
Người Châu Á còn tính hung bạo mang nặng óc trả thù. Cách đây vài năm lính Mỹ lái xe tại Seoul gây tai nạn làm thiệt mạng hai học sinh Hàn Quốc, lập tức biểu tình chống Mỹ rầm rộ. So với việc 32 sinh viên Mỹ bị Hàn kiều bắn chết, kiều dân Hàn sợ bị trả thù, người Mỹ đau lòng biết bao nhưng đã không có trả thù kiểu đòi tống cổ sinh viên Hàn về nước vì tội ai làm nấy chịu. Nếu một sinh viên Mỹ bắn chết sinh viên Đại Hàn thì cả nước Hàn chắc sẽ bị đốt toà đại sứ Mỹ ! Sống bằng cảm xúc thì dễ tin khi được khen và hung bạo thù hằn khi bất bình. Sống theo luật pháp lý trí mới biết điều quan trọng nhất không phải là trả thù mà là tìm ra biện pháp ngăn ngừa trong tương lai!
Nhật là nước Châu Á nên chỉ thật sự chỉ thoải mái xin lỗi khi lịch sử đã sang trang hơn nửa thế kỷ. Ở Việt Nam thì, tiếc thay, các tổn thương vẫn còn tiếp tục như mới năm qua việc áp lực chánh trị đập bỏ tượng đài thờ phụng người vượt biển chết là khơi dậy vết thương lòng.
Cho nên khi hoà giải không thành, không thể bắt đầu bằng quá khứ thì chớ mong có hoà giải toàn diện bình thường như đã xảy ra ở Đức Nga Nhật, Pháp Campuchia. Chỉ còn duy nhất là con đường chấp vá gập ghềnh có cái tên đẹp đẽ là “gác lại quá khứ”. Cách này là xoa dịu chứ chưa thể nói đến nối vòng tay lớn hay đi đến chia sẻ trách nhiệm hay cống hiến.
Thông điệp và triết lý đấu tranh
Thông điệp các bên đã rõ ràng và rất tiếc là các vấn đề đều còn khoảng cách mênh mông chưa bước qua được. Cả hai phía VN đều có quá khứ đau buồn không sửa đổi được và cũng chưa bao giờ có thể tranh luận trên sự thật để có được nhất trí đánh giá đúng sai chân ngụy lỗi phải về ai trong hoàn cảnh nào, một cách thấu đáo, cho nên muốn không bị quá khứ vướng mắc thì phải tránh nói đến.
Ba quan điểm của CSVN là:
1- Ông HCM là thiên tài là thánh nhân .
2- Cuộc chiến là chống Ngụy quân ngụy quyền và giải phóng khỏi Mỹ xăm lược !
3- Chủ nghĩa CS bách chiến bách thắng, là chân lý vĩnh cữu phải kiên trì thực hiện !
Triết lý đấu tranh của nhóm dân chủ cũng đã thống nhất. Đó là:
1- Chuyển biến hoà bình tiến đến đa nguyên đa đảng .
2- Đấu tranh công bằng trên một nghị trường dân chủ thật sự.
3- Thực hiện các công ước đã ký kết.
Đây là ba vấn đề quan trọng nhất hầu như giúp các nhà đấu tranh dân chủ trong ngoài nước “nối vòng tâm tư lớn” dù chưa thể “nối vòng tay lớn” theo nghĩa đen, là gặp gở hội họp cùng nhau. Tuy nhiên trong thế giới mà một thương vụ chục tỉ có thể tiến hành không cần biết mặt nhau thì việc “nối vòng tâm tư lớn“ không thể coi là ít hiệu quả ! Nước Anh xã hội hoá chức năng cảnh sát, từng người dân tự nguyện báo cáo cảnh sát hành vi ngờ vực cho nên mới chống được khủng bố !
Có điều cần nói là ngoài nước hay trong nước cũng sợ người chèn vào phá hoại, nên có lúc ngờ vực nhau là chuyện bình thường. Không đọc được tư tưởng nhau thì dù cố gắng cũng khó hiểu đúng sự thật ! Trao đổi qua lại do không nhất trí cũng là sinh hoạt dân chủ bình thường, đó là bài học khó ưa nhưng có khi có nhiều hiệu quả hơn. Ông bà ta cũng nói có khi đánh nhau vỡ đầu mới nhận ra anh em mà !
Hoạt động vì một quan điểm đúng thì cũng tự tin là được tán thành, cho dù có ai nói khác ! Thế giới dân chủ tự do không để ai yên nhưng tác dụng sàng sẩy qua lại đủ hướng đó lọc ra được vàng ròng. Phải tập đau lòng vì nhận ra mình sai, không cần đau lòng vì người khác nói ta sai. Tôi tin là luật sư Đài, luật sư Công Nhân có bản lĩnh sẽ tủi hổ khi không dám nói sự thật như nhiều người trên diễn đàn tự nhận mình không dám nói. Còn điều các vị cao niên như Bác Hoàng Minh Chính, tuổi trẻ như anh Nguyễn Vũ Bình ....và hai luật sư này đón chờ là gian lao do tù tội chứ không phải đón chờ một tâm sự đau lòng !
Ba vấn đề của CSVN nhìn từ phía các nước dân chủ tự do và một số Việt kiều, nếu CSVN công nhận sẽ phá sản hình ảnh “anh hùng giải phóng quân” và cuộc nội chiến 3,8 triệu người chết là vô ích. Sai lầm này quá lớn khó lòng gánh nổi, sẽ đưa đến kết luận thời kỳ CS lầm lạc như nước Nga. Công nhận sai khi còn tự hào thắng trận, không dễ với một tâm hồn văn hoá phong kiến Châu Á lại ở vào lợi thế. Nếu công nhận như Liên Xô thì anh giải phóng quân sẽ thành đoàn quân “đói cơm khát tình” mà nguyên do là Miền Bắc sai lầm từng không bắt kịp tư duy tiến bộ, không chọn con đường phát triển xã hội. Một Mao thắng trận nhưng thất bại con đường làm kinh tế kiểu “đại nhảy vọt” hoang đường đến gây ra nạn đói thì làm gì có thể viện trợ phát triển giúp miền Bắc tiếp cận khoa học công nghệ và về kinh tế như Mỹ giúp Nhật hay giúp các nước phục hồi sau chiến tranh qua kế hoạch Marshall mà khối CS không cho các nước Đông Âu tham gia !
Triết lý sống thời trước thế chiến thứ nhất đến hết thế chiến thứ hai là khá dễ hiểu dễ làm: “tối thiểu cho đối phương, tối đa cho ta và bóc lột để giàu lên” đang được CSVN trong nước áp dụng giựt đất của dân nghèo làm họ nghèo thêm và phản kháng ! Trong khi đó sau thế chiến thứ hai Mỹ đã đề xuất triết lý sống “hai bên đều có lợi” và “chuyển biến hoà bình”. Công tội của ông Nguyễn Tất Thành và đảng CSVN với sai lầm liên tục gây tai hoạ thảm sát trong CCRĐ, Nhân Văn-Giai phẩm, làm nghèo đất nước do chủ chiến và nền kinh tế bao cấp khiến cả hai miền nghèo đến phải ăn bo bo dành nuôi...gia súc, chưa có biện hộ nào thuyết phục, nhưng cần xét giảm khinh vì cả một thế hệ dốt nát trong chủ trương ngu dân của Pháp . Làm sao có thiên tài hay ông bụt quyền phép ở đây chứ !
Nhưng khó hiểu khó chấp nhận nhất là khi “Đảng CS là sai lầm, tai hoạ” theo như Liên Xô đã kết luận mà CSVN cứ tuyên bố kiên trì chủ nghĩa Mac- Lenin. Khi nền kinh tế đã hoàn toàn thống nhất hoà nhập vào thế giới qua WTO mà còn mơ cái đuôi XHCN. Cũng có nhận xét chủ nghĩa Mac-Lenin thật sự đã không còn nhưng còn đặc quyền phe nhóm phải bảo vệ và không có khả năng có được triết lý cầm quyền tốt hơn là tìm biện pháp ngăn cấm che chắn lấy thúng úp voi ! Phe nhóm ăn theo thành bộ máy song trùng lũng đoạn ngân sách làm thất bại các chánh sách an sinh xã hội .
Nội chiến, tranh giành kinh tế, cộng thêm áp lực làm bàn cờ đấu trí đấu súng đạn để thực hiện ý đồ quốc tế một bên là“Thế giới đại đồng, Cộng Sản” một bên là “ Tiền đồn chống Cộng-Tự do dân chủ” đã làm cuộc chiến trầm trọng hơn gấp bội. Cho đến nay, CCRĐ, Nhân Văn-Giai phẩm, Cải tạo tư sản và Kinh tế bao cấp, đã được dư luận ghi nhận là những sai lầm. Còn các vấn đề lịch sử khác CSVN có xoa dịu quá khứ nhưng không minh bạch đánh giá quá khứ.
Thông điệp của cộng đồng ở nước ngoài đã rõ ràng. Có ba điều nhạy cảm Việt kiều không muốn nghe:
1- Thắng thua, chân ngụy .
2- Công lao phải đời đời nhớ ơn của thánh nhân HCM.
3-Khen ngợi chủ nghĩa Maoist tàn bạo thảm sát hay người đại diện đang kiên trì chủ nghĩa đó !
Vinh danh ông Nguyễn Tất Thành...luôn “gây sốc“ cho một cộng đồng đang biết nhiều về nghị quyết 1480 lên án CS toàn thế giới trong khi trong nước không biết gì về nghị quyết này mà còn ngộ nhận nhiều vấn đề lịch sử ! Giới chức Ấn Độ cũng có cùng quan điểm là khó có thể thương lượng với nhóm Naxalites theo Maoist gây bạo loạn khủng bố phá hoại khi Ấn Độ đã có con đường nghị trường...
Đánh giá thế nào về hiệu quả của phong trào dân chủ ?
Không thể nhìn vào bản án CSVN dành cho cho các nhà dân chủ trẻ mà cho rằng sẽ triệt tiêu hay làm yếu đi phong trào ! Cũng không cần phải lo lắng sợ hãi. Những cô gái có tri thức có tâm hồn theo gót Cụ Hoàng Minh Chính , anh Nguyễn Vũ Bình như Luật sư Công Nhân đã tiên liệu và chấp nhận tù chưa phải là điều xấu nhất kia mà... CSCN càng làm sai càng mau mất chánh nghĩa .
Chưa lúc nào mà chánh nghĩa, chứng minh bằng sự thật, đã khiến ngày càng được công luận trong ngoài nước đồng tình. Các nghị sĩ thân CSVN đã giải tán tổ chức ủng hộ VN trong Nghị viện Mỹ thay vào là nghị quyết lên án . Nghị viện Châu Âu lên án . Sức ép lên VN ngày càng tăng khó chống lại mà gần nhất là việc VN chống đối nhưng cuối cùng phải chấp nhận thành lập “Ủy ban nhân quyền” trong khối ASEAN !
Đại sứ Mỹ mới nhận chức ở VN rút kinh nghiện và dựa vào đánh giá thất vọng của người tiền nhiệm thân thiện VN cũng cho biết ưu tiên hàng đầu sẽ là cải thiện dân chủ nhân quyền ở VN chứ không phải tạo cơ hội như trước đây nửa. Việt kiều và các nhà dân chủ trong ngoài nước đã giành được sự công nhận rằng CSVN là phía bảo thủ cố chấp gây ra phản kháng, và với cách đấu tranh không bạo động, lẽ phải này ngày một sáng giá là con đường đúng... CSVN đang bị cả thế giới... đàm tiếu vì những hình ảnh rất gây “ấn tượng” xấu và những lời bình luận dàn dựng sai sự thật của báo đảng trong nước, bị coi là thấp kém đến độ không ngăn nổi bị chê cười. Mong bước suy thoái này mở đầu khủng hoảng lòng tin này sẽ mở đầu cho thay đổi chánh trị trong thời gian sắp tới.
Gác lại quá khứ
Tình cảnh VN dưới sự quản lí của CSVN còn theo cảm tính mông muội “bịt miệng người khác và không suy xét, bịt tai bịt mắt mình” trước một thế giới đã có nhiều điều tốt để học hỏi thay đổi cho dân được sống trong hạnh phúc tự do, cho nên đã rơi vào bế tắc. Bây giờ đành phải chuyển sang “hạ sách” là kêu gọi “khép lại quá khứ”.
Có thể chấp nhận để quá khứ ngủ yên đó. Nhưng không phải là không điều kiện được dâu! Phải có nhiều chánh sách tốt mở ra cho tương lai, cụ thể như việc thực tâm miễn thị thực visa cho Việt kiều, tạo ra sự thân thiện mở lối tương lai, hay chuyện giải quyết nghĩa trang VNCH tuy chưa phài là thể hiện lòng kính trọng đầy đủ nhưng dù sao cũng thể hiện nghĩa tử nghĩa tận theo đạo lý ngàn đời của dân tộc VN. Mồ mả cha ông Nguyễn Tất Thành bao nhiêu năm vẫn yên lành, không ai động đến, thế mà sau 1975 người cộng sản cho phá các nghĩa trang của VNCH đã là những hành vi có phản tác dụng rất lớn. Những cái mới mở ra tương lai dễ chịu cho thế hệ mai sau, nếu thực sự làm tốt thì nên khen và nói đến.
Chân lý thường được diễn đạt nhẹ lời, phải lắng nghe để thấu hiểu. Nền ngoại giao Mỹ chưa bao giờ là nên ngoại giao viết bằng “tiếng lóng”hay lời chưởi rủa, hoặc thái độ cao ngạo ! Người bình dân có thể dễ tin theo các kiểu tuyên truyền nói lấy được theo kiểu đảng ta, nhưng với trí thức lời khen không có sự thật là những thành công cụ thể kèm theo sẽ phản tác dụng! Nhiều người là giới chức CSVN muốn làm cầu nối mà như bà Tôn Nữ Thị Ninh và cả Việt kiều lại theo cách làm “luôn bắt đầu bằng quá khứ” nhạy cảm, gây hấn, khêu gợi đau buồn, chê bai khích bác người khác cho nên không thể được tán thành. Những chuyện làm cần tránh là chuyện ông Trần Trường bắt đầu bằng thờ Ông Nguyễn Tất Thành tại nơi sinh hoạt chung với cộng đồng, chuyện sinh viên VN qua Mỹ chống cờ vàng đòi treo cờ đỏ sao vàng trong khi số nhiều sinh viên là con Việt kiều đang học trước tại đó, áp lực đập bỏ bia tưởng niệm thay vì giúp Việt kiều di dời về VN để thân nhân nhang khói hay về nơi đang định cư... Tất cả đã làm chảy máu vết thương cũ và khoét sâu thêm mâu thuẫn !
Cũng tương tự như thế, những chuyện mới xảy ra gần đây như báo chí hải ngoại đăng bài ca tụng Ông HCM, hay chuyện ông Kỳ xưng mình ít học nhưng tự tin mình nhận ra con đường tốt có lợi cho đất nước khi theo về CSVN đều là những trò tuyên truyền gây phản cảm. Cá nhân ông có quyền tiếp tục sai nhưng xin đừng nói đến vấn đề mình không biết ! Ông chê trí thức học nhiều không làm gì cho đất nước là phản quốc ! Nếu ông làm tướng mà ít học thì chỉ nên nói chuyện với các ông chánh trị ông tướng CSVN ít học nhiều danh nhiều chức như ông thì có lẽ “hợp gu” hơn. Ông HCM cũng rất thành công khi làm việc với người dân tộc và đảng CSVN bây giờ cũng có thế mạnh là người dân tộc! Ông từng là phó tổng thống thất bại cũng chính vì sự ít học về chánh trị đó. Ông có được đào tạo nghề lái phi cơ đàng hoàng nên nhiều nguời khen ông lái phi cơ giỏi ! Thậm chí cá nhân ông cũng có khí khái để làm “bạn nhậu” tốt nhưng là nhà chánh khách thì ông ngây thơ quá thể, trước không biết chống cộng sau không biết lãnh đạo cộng đồng ! Người có học thỉnh thoảng có người có thể có cá tính khó gần nhưng vẫn có giá trị mà ông không biết và không so sánh được ! Ở Mỹ thì thành công thành triệu phú, là bác sĩ giỏi, là kỹ sư nhiều sáng chế v.v... CSVN mời gọi...chưa ai về ! Không là gì mà CS ...mời gọi làm chi ? Không về, hay phê phán nhà nước là phản quốc sao ? Không đâu, phản đối, phát hiện cái sai điều dở, yêu cầu thay đổi chứ không ai thèm mang thù hằn chánh trị kiểu “đấu tranh giai cấp” như trong CCRĐ dùng “bạo lực cách mạng” quy tội giam nhốt giết người như CSVN đâu !
Chính người CSVN mang óc nông dân mặc cảm thua kém nên không quen nghe phản biện. Thật ngạc nhiên khi ông Kỳ ở Mỹ lâu như vậy mà chưa thấu hiểu triết lý cầm quyền của Mỹ ! Ở Mỹ khi có người nào phát hiện việc gì khác hơn chánh sách hiện hành ở nước Mỹ lên tiếng với bằng chứng cụ thể thì chánh trị gia Mỹ mời vào quốc hội điều trần để các nghị sĩ lắng nghe, kiểm chứng và thay đổi chánh sách ! Người CSVN có làm điều này không? Hẳn nhiên là không. Trí thức vốn chuyên nghiệp và phải sửa lỗi hệ thống thay đổi hiện trạng, có thể làm gì có kết quả trong xã hội CSCN theo kiểu sử dụng cò mồi tuyên truyền như thế này sao ?
Tiếp xúc cộng đồng mà nghĩ cách ép người tôn thờ chánh trị CS sẽ thất bại 100%. Hai chủ trương mới ông Triết mang đến cho Việt kiều là những điều tốt lành có ý nghĩa tích cực . Nhân danh cộng đồng gợi lại quá khứ, dạy bảo phải làm gì, khích bác chê bai càng phản tác dụng. Trí thức rất ghét tuyên truyền, ghét bị nhồi nhét mà không có thực tế nào kèm theo cho dù ở ngay trong nước, trước cửa nhà tù !
CSVN kêu gọi gác lại quá khứ mà làm gì cũng phải bắt đầu bằng quá khứ, làm sao thành công được? Hãy học cách ông Marine, không hề nói về quá khứ của CSVN, không bảo Việt kiều phải tin ông hay nên làm gì mà chỉ đề nghị về thăm VN để tự thấy sự đã có thay đổi gì cái gì chưa. Chắc chắn nay đã có những thay đổi và dễ chịu hơn khi sống chung với bạn bè gia đình người VN so với trước đây. Nhưng nhà nước CS không có chỗ để tiến thân công bằng theo luật pháp thì không ai dám bỏ tiền đầu tư, nhất là khi đã thấy tấm gương nhà đầu tư Hà Lan bị kết án vì kinh doanh mà không có cùng cách hiểu về luật pháp.
Công bằng mà nói nhiều báo Việt kiều trích đăng tin về VN với sự thật và những đổi thay đáng vui mừng hay mặt trái đáng lo âu của bề ngoài phát triển đó ! Độc giả không ai chống đối. Còn phía CSVN chưa có tác phẩm, bài báo nào công tâm trình bày sự thật phản biện nào được xuất hiện ở VN. Thậm chí có những bài hát dù hay không dính dáng gì đến chánh trị mà chỉ vì tác giả viết thời VNCH là lập tức bị cấm !
Gác lại quá khứ là cách im lặng bảo toàn quan điểm nếu làm nhiều hơn thì chỉ có hai cách nghĩ, đó là sự cam chịu, hay là sự nhẫn nhịn mù quáng trước sự độc đoán sai lầm. Trương Nghệ Mưu có được sự nhẫn nhịn mù quáng đó khi đồng tình cho là cần có một chánh quyền độc tài dù không tốt nhưng phù hợp. Thường người kém tài là cơ hội người có tài chút ít như Trương Nghệ Mưu là người ngây thơ chánh trị không làm nổi so sánh vì sao nguồn lực nhiều hơn mà vị trí quốc tế Trung Quốc quá thấp kém hơn Nhật để biết nguyên do là không vận dụng được năng lực toàn dân do óc độc tài hiếu chiến làm trí thức mất nguồn cảm hứng để hợp tác. Nếu Trương Nghệ Mưu được chứng kiến CCRĐ chôn sống địa chủ gây chết 200.000 người và 500.000 người bị ảnh hưởng của CSVN so với việc ông Ngô Đình Diệm lập bảng dọc đường làng quê vinh danh sự hy sinh của địa chủ đã chấp nhận thi hành chánh sách truất hữu ruộng đất trong chánh sách người cày có ruộng thì với hai cách làm , có cùng một kết quả, sẽ không ai còn mơ hồ về sự độc tài cần thiết. Trương Nghệ Mưu cũng như nhiều người, không đặt câu hỏi: “Nếu anh không từng làm gì sai, tại sao sợ sự thật đến phải kiểm soát báo chí ?”
Trí thức Bắc kinh phải nói đến chuyện sẽ “thay máu” cho đảng và khi vai trò trí thức ngày một quan trọng không thể không “săn lùng” trải thảm đỏ mời như Bill Gates (không phải chê phản quốc) đang làm thì khỏi nói gì CS cũng tan rã như chiếc lá lìa cành thành rác thải, phân bón cho thế hệ khác. Chắc chắn không kết tụ tinh hoa thành “kim cương” được !
Gần chết đói mới thay đổi kinh tế. Việt kiều thất vọng gần quên hết, nghĩ đường về quê nhà mới nhắc lại. Thập niên nữa khi Việt kiều sinh trên đất Mỹ làm chủ thế hệ, thì khó khăn ghi dấu ấn quê nhà lên thế hệ này nhân lên gấp bội, bởi không có ký ức gì để gắn bó với đất nước trong khi hội nhập vào nước cư ngụ đã dễ hơn rất nhiều. Con đường về càng xa thăm thẳm khi món nợ nơi ăn chốn ở, nợ vay trước trả sau để học tập phải trả...
Ca tụng ông Nguyễn Tất Thành là tự mở đường cho biết bao rắc rối vì bắt đầu bằng quá khứ xốc thẳng vào điều nhạy cảm và không mang lại gì mới cho tương lai. Những bài ca ngợi ông Nguyễn Tất Thành Việt kiều ai cũng có thể thấy đầy rẫy, sinh viên học sinh còn phải học đến ngán tận cổ, với 600 tờ báo trong nước chừng 50 đài truyền hình chừng vài trăm giờ giảng chánh trị, tin tức thừa mứa, có Việt kiều nào cần thiết cung cấp thông tin loại này thêm không ? Không ! Bà Ninh cũng là người không thấu hiểu do chỉ quây quần chung quanh đảng CSVN. Bà cũng bắt đầu bằng quá khứ, xưng tụng CSVN trong đó có Bà là phía thắng mang phong thái kẻ cả, người đúng ban bố khoan dung nên không hề được tán thành ! Người có lòng thấu hiểu sai lầm, đau đớn chết chóc bi thương, trong và sau chiến cuộc của CSVN gây ra mới có thể làm công việc đó. Chắc chắn không phải là việc của những người CS phía Bắc hay quan chức lòng đầy sắt thép dao kéo!
Mỗi cố gắng mang đến suy nghĩ về vấn đề dân chủ tự do tiến bộ là một viên gạch lót đường, làm nền cho một công cuộc chuyển biến hoà bình có thể kéo dài nhiều năm có khi qua thế hệ. Một cuộc chiến chống lại lòng tham lam xấu xa sao có thể nghĩ là chân lý sẽ yếu đi sẽ thua chứ ! Khủng bố cũng vậy sao lại là lỗi của Mỹ là Mỹ sẽ thua? Có thể giải pháp chưa hiệu quả hay chính vì kẻ xấu “đến chết không bỏ được cái xấu”.
Trần thị Hồng Sương
24.8.2007
Nhìn lại chuyện đúng sai của quá khứ để rút tỉa bài học cho tương lai là quá trình bình thường. Tiếc thay, con đường kiến tạo tương lai, hoà giải các bên người Việt đã không thể thực hiện theo cách đó.
Khi tôi nói đến “ngây thơ chánh trị” không có nghĩa là không tán thành công cuộc hoà giải dân tộc trước sau gì cũng phải làm và càng sớm càng tốt, mà chỉ có ý nói là làm phải minh bạch và đúng với chân lý hiện hành có sự thật hành động cụ thể kèm theo. Một xã hội không hoàn hảo trước đây hay khủng bố hiện nay là do cái xấu thắng cái tốt, súng đạn thắng chân lý. Công việc của người Việt Nam yêu nước hôm nay là phải làm sao cho điều tốt được nảy sinh xua tan cái xấu. Đó không phải là sự cam chịu hay ngụy biện “độc tài không tốt nhưng cần thiết“ ! Ngụy biện này giống cách nhiều cha mẹ đến giờ vẫn đánh đập con, chính là do bản thân mình dốt nát không biết cách dạy con !
Đức Ý Nhật thuộc phe trục Phát xít gây tai hoạ chiến tranh cho nhân loại. Tháng Tám 2007 vừa rồi, Thủ tướng Nhật cùng Nhật hoàng kỷ niệm ngày phát xít đầu hàng Đồng Minh bằng lời xin lỗi ba triệu cái chết của dân chúng Nhật và những đau khổ mà Nhật từng gây ra cho các nước Châu Á. Văn bia kỷ niệm nạn nhân chết vì bom nguyên tử ghi như sau: “Xin yên nghỉ trong hoà bình, sai lầm sẽ không lập lại !”. Thủ tướng Tây Đức quỳ trước đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái để nhận lỗi của tiền nhân từng gây hoạ trong dòng lịch sử đất nước và nhân loại !
Ngày 08/08/2007, hàng ngàn người Nga tại Moscow đã tập trung lại dự lễ tưởng niệm nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới chế độ Stalin được thực hiện tại tất cả các nhà thờ của Chính Thống Giáo của thủ đô Moscow. Stalin thủ tiêu và thanh trừng chính trị từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ tính riêng nhà tù tại Uỷ ban an ninh quốc gia thôi, mà số bị Stalin cho bắn bỏ là 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin cũng bị giết vào thời gian này.
Sa hoàng bị phế sống lưu vong và dòng tộc hoàng gia chết phải chôn ở nước ngoài, mãi đến hai năm trước đây mới được cho cải táng trọng thị như một lời xin lỗi sai lầm quá khứ.
Cải Cách Ruộng Đất ở VN còn tạo ra một địa ngục đau xót hơn thế ! Vậy mà chưa một ai ở VN được công khai cầu nguyện cho các linh hồn đau khổ này !
Những con người của công chúng ở Nga Đức Nhật... đang viết tiếp lịch sử đất nước Nga Đức Nhật buộc phải có động thái minh định lập trường để thế giới an lòng mở ra con đường liên thông hoà nhập với thế giới và tương lai hoà bình, hai bên đều có lợi. Việt Nam với 2 triệu người chết đói thời phát xít Nhật chiếm đóng, chắc cũng hiểu niềm đau xót đã thành những trang lịch sử đau thương thế nào ! Thời ông Ngô Đình Diệm, nước Nhật, ngoài lời xin lỗi với VN, đã bồi thường chiến tranh. Lời xin lỗi hay trả lại công bằng cho người chết cũng để hàn gắn vết thương lòng của chính dân chúng Nga, Nhật.
Trái lại, cũng hiện hữu một dòng nước ngược... là Việt Nam.
Hoà giải bất thành, hàn gắn chưa thể trọn vẹn
Dù hết sức cân phân song e rằng, không ai trong chúng ta, những người đương thời, có thể viết thật đúng với một lịch sử đã gạn lọc hết cảm xúc ngưỡng mộ hay ghét bỏ mang tính chủ quan.
Hiện nay trên đất nước ta, có nhiều cách nhìn lại lịch sử: những người chiến thắng đang tìm cách viết lại lịch sử kiểu tuyên truyền gạn xấu, che dở, khoa trương thành công nhỏ khi bắt chước nền kinh tế thị trường, sự hồ hởi của người nghèo mới có chiếc áo lành... Phía khác thì vết thương lòng còn tiếp tục bị mây đen quá khứ đè nặng, nhìn toàn mặt trái của xã hội. Dù không va chạm cũng không thể xích gần nhau. Trong hoàn cảnh này, chánh kiến cá nhân hay một tờ báo được tôn trọng là chánh kiến gần với chân lý tiến bộ và sự thật cũng như không làm công cụ tuyên truyền cho bất cứ phe nhóm nào.
Nhưng trong chiến tranh còn có cảnh người nằm giữa cơn lốc tan tác bi thương. Có người may mắn hơn chỉ trầy da sướt gót. Cho nên ý kiến có khác nhau không phải vì ai cố chấp hơn ai mà vì trải nghiệm cá nhân khác, thương tổn khác, khiến không có chung một tâm trạng .
Hoà giải là điều mong ước, vì không thay đổi được quá khứ, nhưng không phải lúc nào muốn quên là cũng có thể quên. Một bên có những ngộ nhận quá lớn và một bên có tổn thương quá lớn. Tuy nhiên quá khứ có thể gác lại, chôn vùi dưới đống tro tàn, là nỗi ngậm ngùi riêng nếu như chúng ta có thể thấy được những niềm vui hiện tại và tương lai. Cho nên có thể những trở ngại chính cho việc hoà hợp là không nhất trí về hiện tại và tương lai ! Người VN trải qua lịch sử “thống nhất đất nước, không thống nhất lòng dân” từ 1975 và nay đã biết khước từ hoà giải khi có nguy cơ tiềm tàng là điều tốt.
Tổng kết ba năm làm Đại sứ (10.8.2007) ông Micheal Marine thấy dù có tiến bộ về tôn giáo nhưng thất vọng về nhân quyền ở VN. Ông chỉ trích việc tống giam các nhà bất đồng chính kiến ông nói: "Có lẽ sự thất vọng lớn nhất của tôi ở đây là chúng tôi đã không thể nới rộng không gian cho sự đối thoại chính trị tại Việt nam." Như vậy căn bản với Mỹ nay có thể thấy sự cố chấp ở đâu. Vâng, phía “cố chấp” mà ông Kiệt nhắc đến, chính là phía CSVN.
Bất cứ tình huống nào cũng có giải pháp, nhưng câu chuyện VN nếu CSVN chưa chịu thay đổi, phải công nhận hoà giải bất thành. Hai bên sẽ phải bảo lưu ý kiến, cần thêm thời gian và tạm dùng các phương thức tạm bợ. Người VN ước gì không là như thế nhưng đang phải là như thế! Đừng tiếp tục đổ lỗi cho cộng đồng Việt kiều là “cố chấp” hay Mỹ có óc siêu cường vì so sánh với những gì các nước làm Pháp Nhật, Đức, Campuchia đã làm thì CSVN gần như chưa làm gì cả, trái lại còn gây tổn thương tiếp tục ...
Người Châu Á còn tính hung bạo mang nặng óc trả thù. Cách đây vài năm lính Mỹ lái xe tại Seoul gây tai nạn làm thiệt mạng hai học sinh Hàn Quốc, lập tức biểu tình chống Mỹ rầm rộ. So với việc 32 sinh viên Mỹ bị Hàn kiều bắn chết, kiều dân Hàn sợ bị trả thù, người Mỹ đau lòng biết bao nhưng đã không có trả thù kiểu đòi tống cổ sinh viên Hàn về nước vì tội ai làm nấy chịu. Nếu một sinh viên Mỹ bắn chết sinh viên Đại Hàn thì cả nước Hàn chắc sẽ bị đốt toà đại sứ Mỹ ! Sống bằng cảm xúc thì dễ tin khi được khen và hung bạo thù hằn khi bất bình. Sống theo luật pháp lý trí mới biết điều quan trọng nhất không phải là trả thù mà là tìm ra biện pháp ngăn ngừa trong tương lai!
Nhật là nước Châu Á nên chỉ thật sự chỉ thoải mái xin lỗi khi lịch sử đã sang trang hơn nửa thế kỷ. Ở Việt Nam thì, tiếc thay, các tổn thương vẫn còn tiếp tục như mới năm qua việc áp lực chánh trị đập bỏ tượng đài thờ phụng người vượt biển chết là khơi dậy vết thương lòng.
Cho nên khi hoà giải không thành, không thể bắt đầu bằng quá khứ thì chớ mong có hoà giải toàn diện bình thường như đã xảy ra ở Đức Nga Nhật, Pháp Campuchia. Chỉ còn duy nhất là con đường chấp vá gập ghềnh có cái tên đẹp đẽ là “gác lại quá khứ”. Cách này là xoa dịu chứ chưa thể nói đến nối vòng tay lớn hay đi đến chia sẻ trách nhiệm hay cống hiến.
Thông điệp và triết lý đấu tranh
Thông điệp các bên đã rõ ràng và rất tiếc là các vấn đề đều còn khoảng cách mênh mông chưa bước qua được. Cả hai phía VN đều có quá khứ đau buồn không sửa đổi được và cũng chưa bao giờ có thể tranh luận trên sự thật để có được nhất trí đánh giá đúng sai chân ngụy lỗi phải về ai trong hoàn cảnh nào, một cách thấu đáo, cho nên muốn không bị quá khứ vướng mắc thì phải tránh nói đến.
Ba quan điểm của CSVN là:
1- Ông HCM là thiên tài là thánh nhân .
2- Cuộc chiến là chống Ngụy quân ngụy quyền và giải phóng khỏi Mỹ xăm lược !
3- Chủ nghĩa CS bách chiến bách thắng, là chân lý vĩnh cữu phải kiên trì thực hiện !
Triết lý đấu tranh của nhóm dân chủ cũng đã thống nhất. Đó là:
1- Chuyển biến hoà bình tiến đến đa nguyên đa đảng .
2- Đấu tranh công bằng trên một nghị trường dân chủ thật sự.
3- Thực hiện các công ước đã ký kết.
Đây là ba vấn đề quan trọng nhất hầu như giúp các nhà đấu tranh dân chủ trong ngoài nước “nối vòng tâm tư lớn” dù chưa thể “nối vòng tay lớn” theo nghĩa đen, là gặp gở hội họp cùng nhau. Tuy nhiên trong thế giới mà một thương vụ chục tỉ có thể tiến hành không cần biết mặt nhau thì việc “nối vòng tâm tư lớn“ không thể coi là ít hiệu quả ! Nước Anh xã hội hoá chức năng cảnh sát, từng người dân tự nguyện báo cáo cảnh sát hành vi ngờ vực cho nên mới chống được khủng bố !
Có điều cần nói là ngoài nước hay trong nước cũng sợ người chèn vào phá hoại, nên có lúc ngờ vực nhau là chuyện bình thường. Không đọc được tư tưởng nhau thì dù cố gắng cũng khó hiểu đúng sự thật ! Trao đổi qua lại do không nhất trí cũng là sinh hoạt dân chủ bình thường, đó là bài học khó ưa nhưng có khi có nhiều hiệu quả hơn. Ông bà ta cũng nói có khi đánh nhau vỡ đầu mới nhận ra anh em mà !
Hoạt động vì một quan điểm đúng thì cũng tự tin là được tán thành, cho dù có ai nói khác ! Thế giới dân chủ tự do không để ai yên nhưng tác dụng sàng sẩy qua lại đủ hướng đó lọc ra được vàng ròng. Phải tập đau lòng vì nhận ra mình sai, không cần đau lòng vì người khác nói ta sai. Tôi tin là luật sư Đài, luật sư Công Nhân có bản lĩnh sẽ tủi hổ khi không dám nói sự thật như nhiều người trên diễn đàn tự nhận mình không dám nói. Còn điều các vị cao niên như Bác Hoàng Minh Chính, tuổi trẻ như anh Nguyễn Vũ Bình ....và hai luật sư này đón chờ là gian lao do tù tội chứ không phải đón chờ một tâm sự đau lòng !
Ba vấn đề của CSVN nhìn từ phía các nước dân chủ tự do và một số Việt kiều, nếu CSVN công nhận sẽ phá sản hình ảnh “anh hùng giải phóng quân” và cuộc nội chiến 3,8 triệu người chết là vô ích. Sai lầm này quá lớn khó lòng gánh nổi, sẽ đưa đến kết luận thời kỳ CS lầm lạc như nước Nga. Công nhận sai khi còn tự hào thắng trận, không dễ với một tâm hồn văn hoá phong kiến Châu Á lại ở vào lợi thế. Nếu công nhận như Liên Xô thì anh giải phóng quân sẽ thành đoàn quân “đói cơm khát tình” mà nguyên do là Miền Bắc sai lầm từng không bắt kịp tư duy tiến bộ, không chọn con đường phát triển xã hội. Một Mao thắng trận nhưng thất bại con đường làm kinh tế kiểu “đại nhảy vọt” hoang đường đến gây ra nạn đói thì làm gì có thể viện trợ phát triển giúp miền Bắc tiếp cận khoa học công nghệ và về kinh tế như Mỹ giúp Nhật hay giúp các nước phục hồi sau chiến tranh qua kế hoạch Marshall mà khối CS không cho các nước Đông Âu tham gia !
Triết lý sống thời trước thế chiến thứ nhất đến hết thế chiến thứ hai là khá dễ hiểu dễ làm: “tối thiểu cho đối phương, tối đa cho ta và bóc lột để giàu lên” đang được CSVN trong nước áp dụng giựt đất của dân nghèo làm họ nghèo thêm và phản kháng ! Trong khi đó sau thế chiến thứ hai Mỹ đã đề xuất triết lý sống “hai bên đều có lợi” và “chuyển biến hoà bình”. Công tội của ông Nguyễn Tất Thành và đảng CSVN với sai lầm liên tục gây tai hoạ thảm sát trong CCRĐ, Nhân Văn-Giai phẩm, làm nghèo đất nước do chủ chiến và nền kinh tế bao cấp khiến cả hai miền nghèo đến phải ăn bo bo dành nuôi...gia súc, chưa có biện hộ nào thuyết phục, nhưng cần xét giảm khinh vì cả một thế hệ dốt nát trong chủ trương ngu dân của Pháp . Làm sao có thiên tài hay ông bụt quyền phép ở đây chứ !
Nhưng khó hiểu khó chấp nhận nhất là khi “Đảng CS là sai lầm, tai hoạ” theo như Liên Xô đã kết luận mà CSVN cứ tuyên bố kiên trì chủ nghĩa Mac- Lenin. Khi nền kinh tế đã hoàn toàn thống nhất hoà nhập vào thế giới qua WTO mà còn mơ cái đuôi XHCN. Cũng có nhận xét chủ nghĩa Mac-Lenin thật sự đã không còn nhưng còn đặc quyền phe nhóm phải bảo vệ và không có khả năng có được triết lý cầm quyền tốt hơn là tìm biện pháp ngăn cấm che chắn lấy thúng úp voi ! Phe nhóm ăn theo thành bộ máy song trùng lũng đoạn ngân sách làm thất bại các chánh sách an sinh xã hội .
Nội chiến, tranh giành kinh tế, cộng thêm áp lực làm bàn cờ đấu trí đấu súng đạn để thực hiện ý đồ quốc tế một bên là“Thế giới đại đồng, Cộng Sản” một bên là “ Tiền đồn chống Cộng-Tự do dân chủ” đã làm cuộc chiến trầm trọng hơn gấp bội. Cho đến nay, CCRĐ, Nhân Văn-Giai phẩm, Cải tạo tư sản và Kinh tế bao cấp, đã được dư luận ghi nhận là những sai lầm. Còn các vấn đề lịch sử khác CSVN có xoa dịu quá khứ nhưng không minh bạch đánh giá quá khứ.
Thông điệp của cộng đồng ở nước ngoài đã rõ ràng. Có ba điều nhạy cảm Việt kiều không muốn nghe:
1- Thắng thua, chân ngụy .
2- Công lao phải đời đời nhớ ơn của thánh nhân HCM.
3-Khen ngợi chủ nghĩa Maoist tàn bạo thảm sát hay người đại diện đang kiên trì chủ nghĩa đó !
Vinh danh ông Nguyễn Tất Thành...luôn “gây sốc“ cho một cộng đồng đang biết nhiều về nghị quyết 1480 lên án CS toàn thế giới trong khi trong nước không biết gì về nghị quyết này mà còn ngộ nhận nhiều vấn đề lịch sử ! Giới chức Ấn Độ cũng có cùng quan điểm là khó có thể thương lượng với nhóm Naxalites theo Maoist gây bạo loạn khủng bố phá hoại khi Ấn Độ đã có con đường nghị trường...
Đánh giá thế nào về hiệu quả của phong trào dân chủ ?
Không thể nhìn vào bản án CSVN dành cho cho các nhà dân chủ trẻ mà cho rằng sẽ triệt tiêu hay làm yếu đi phong trào ! Cũng không cần phải lo lắng sợ hãi. Những cô gái có tri thức có tâm hồn theo gót Cụ Hoàng Minh Chính , anh Nguyễn Vũ Bình như Luật sư Công Nhân đã tiên liệu và chấp nhận tù chưa phải là điều xấu nhất kia mà... CSCN càng làm sai càng mau mất chánh nghĩa .
Chưa lúc nào mà chánh nghĩa, chứng minh bằng sự thật, đã khiến ngày càng được công luận trong ngoài nước đồng tình. Các nghị sĩ thân CSVN đã giải tán tổ chức ủng hộ VN trong Nghị viện Mỹ thay vào là nghị quyết lên án . Nghị viện Châu Âu lên án . Sức ép lên VN ngày càng tăng khó chống lại mà gần nhất là việc VN chống đối nhưng cuối cùng phải chấp nhận thành lập “Ủy ban nhân quyền” trong khối ASEAN !
Đại sứ Mỹ mới nhận chức ở VN rút kinh nghiện và dựa vào đánh giá thất vọng của người tiền nhiệm thân thiện VN cũng cho biết ưu tiên hàng đầu sẽ là cải thiện dân chủ nhân quyền ở VN chứ không phải tạo cơ hội như trước đây nửa. Việt kiều và các nhà dân chủ trong ngoài nước đã giành được sự công nhận rằng CSVN là phía bảo thủ cố chấp gây ra phản kháng, và với cách đấu tranh không bạo động, lẽ phải này ngày một sáng giá là con đường đúng... CSVN đang bị cả thế giới... đàm tiếu vì những hình ảnh rất gây “ấn tượng” xấu và những lời bình luận dàn dựng sai sự thật của báo đảng trong nước, bị coi là thấp kém đến độ không ngăn nổi bị chê cười. Mong bước suy thoái này mở đầu khủng hoảng lòng tin này sẽ mở đầu cho thay đổi chánh trị trong thời gian sắp tới.
Gác lại quá khứ
Tình cảnh VN dưới sự quản lí của CSVN còn theo cảm tính mông muội “bịt miệng người khác và không suy xét, bịt tai bịt mắt mình” trước một thế giới đã có nhiều điều tốt để học hỏi thay đổi cho dân được sống trong hạnh phúc tự do, cho nên đã rơi vào bế tắc. Bây giờ đành phải chuyển sang “hạ sách” là kêu gọi “khép lại quá khứ”.
Có thể chấp nhận để quá khứ ngủ yên đó. Nhưng không phải là không điều kiện được dâu! Phải có nhiều chánh sách tốt mở ra cho tương lai, cụ thể như việc thực tâm miễn thị thực visa cho Việt kiều, tạo ra sự thân thiện mở lối tương lai, hay chuyện giải quyết nghĩa trang VNCH tuy chưa phài là thể hiện lòng kính trọng đầy đủ nhưng dù sao cũng thể hiện nghĩa tử nghĩa tận theo đạo lý ngàn đời của dân tộc VN. Mồ mả cha ông Nguyễn Tất Thành bao nhiêu năm vẫn yên lành, không ai động đến, thế mà sau 1975 người cộng sản cho phá các nghĩa trang của VNCH đã là những hành vi có phản tác dụng rất lớn. Những cái mới mở ra tương lai dễ chịu cho thế hệ mai sau, nếu thực sự làm tốt thì nên khen và nói đến.
Chân lý thường được diễn đạt nhẹ lời, phải lắng nghe để thấu hiểu. Nền ngoại giao Mỹ chưa bao giờ là nên ngoại giao viết bằng “tiếng lóng”hay lời chưởi rủa, hoặc thái độ cao ngạo ! Người bình dân có thể dễ tin theo các kiểu tuyên truyền nói lấy được theo kiểu đảng ta, nhưng với trí thức lời khen không có sự thật là những thành công cụ thể kèm theo sẽ phản tác dụng! Nhiều người là giới chức CSVN muốn làm cầu nối mà như bà Tôn Nữ Thị Ninh và cả Việt kiều lại theo cách làm “luôn bắt đầu bằng quá khứ” nhạy cảm, gây hấn, khêu gợi đau buồn, chê bai khích bác người khác cho nên không thể được tán thành. Những chuyện làm cần tránh là chuyện ông Trần Trường bắt đầu bằng thờ Ông Nguyễn Tất Thành tại nơi sinh hoạt chung với cộng đồng, chuyện sinh viên VN qua Mỹ chống cờ vàng đòi treo cờ đỏ sao vàng trong khi số nhiều sinh viên là con Việt kiều đang học trước tại đó, áp lực đập bỏ bia tưởng niệm thay vì giúp Việt kiều di dời về VN để thân nhân nhang khói hay về nơi đang định cư... Tất cả đã làm chảy máu vết thương cũ và khoét sâu thêm mâu thuẫn !
Cũng tương tự như thế, những chuyện mới xảy ra gần đây như báo chí hải ngoại đăng bài ca tụng Ông HCM, hay chuyện ông Kỳ xưng mình ít học nhưng tự tin mình nhận ra con đường tốt có lợi cho đất nước khi theo về CSVN đều là những trò tuyên truyền gây phản cảm. Cá nhân ông có quyền tiếp tục sai nhưng xin đừng nói đến vấn đề mình không biết ! Ông chê trí thức học nhiều không làm gì cho đất nước là phản quốc ! Nếu ông làm tướng mà ít học thì chỉ nên nói chuyện với các ông chánh trị ông tướng CSVN ít học nhiều danh nhiều chức như ông thì có lẽ “hợp gu” hơn. Ông HCM cũng rất thành công khi làm việc với người dân tộc và đảng CSVN bây giờ cũng có thế mạnh là người dân tộc! Ông từng là phó tổng thống thất bại cũng chính vì sự ít học về chánh trị đó. Ông có được đào tạo nghề lái phi cơ đàng hoàng nên nhiều nguời khen ông lái phi cơ giỏi ! Thậm chí cá nhân ông cũng có khí khái để làm “bạn nhậu” tốt nhưng là nhà chánh khách thì ông ngây thơ quá thể, trước không biết chống cộng sau không biết lãnh đạo cộng đồng ! Người có học thỉnh thoảng có người có thể có cá tính khó gần nhưng vẫn có giá trị mà ông không biết và không so sánh được ! Ở Mỹ thì thành công thành triệu phú, là bác sĩ giỏi, là kỹ sư nhiều sáng chế v.v... CSVN mời gọi...chưa ai về ! Không là gì mà CS ...mời gọi làm chi ? Không về, hay phê phán nhà nước là phản quốc sao ? Không đâu, phản đối, phát hiện cái sai điều dở, yêu cầu thay đổi chứ không ai thèm mang thù hằn chánh trị kiểu “đấu tranh giai cấp” như trong CCRĐ dùng “bạo lực cách mạng” quy tội giam nhốt giết người như CSVN đâu !
Chính người CSVN mang óc nông dân mặc cảm thua kém nên không quen nghe phản biện. Thật ngạc nhiên khi ông Kỳ ở Mỹ lâu như vậy mà chưa thấu hiểu triết lý cầm quyền của Mỹ ! Ở Mỹ khi có người nào phát hiện việc gì khác hơn chánh sách hiện hành ở nước Mỹ lên tiếng với bằng chứng cụ thể thì chánh trị gia Mỹ mời vào quốc hội điều trần để các nghị sĩ lắng nghe, kiểm chứng và thay đổi chánh sách ! Người CSVN có làm điều này không? Hẳn nhiên là không. Trí thức vốn chuyên nghiệp và phải sửa lỗi hệ thống thay đổi hiện trạng, có thể làm gì có kết quả trong xã hội CSCN theo kiểu sử dụng cò mồi tuyên truyền như thế này sao ?
Tiếp xúc cộng đồng mà nghĩ cách ép người tôn thờ chánh trị CS sẽ thất bại 100%. Hai chủ trương mới ông Triết mang đến cho Việt kiều là những điều tốt lành có ý nghĩa tích cực . Nhân danh cộng đồng gợi lại quá khứ, dạy bảo phải làm gì, khích bác chê bai càng phản tác dụng. Trí thức rất ghét tuyên truyền, ghét bị nhồi nhét mà không có thực tế nào kèm theo cho dù ở ngay trong nước, trước cửa nhà tù !
CSVN kêu gọi gác lại quá khứ mà làm gì cũng phải bắt đầu bằng quá khứ, làm sao thành công được? Hãy học cách ông Marine, không hề nói về quá khứ của CSVN, không bảo Việt kiều phải tin ông hay nên làm gì mà chỉ đề nghị về thăm VN để tự thấy sự đã có thay đổi gì cái gì chưa. Chắc chắn nay đã có những thay đổi và dễ chịu hơn khi sống chung với bạn bè gia đình người VN so với trước đây. Nhưng nhà nước CS không có chỗ để tiến thân công bằng theo luật pháp thì không ai dám bỏ tiền đầu tư, nhất là khi đã thấy tấm gương nhà đầu tư Hà Lan bị kết án vì kinh doanh mà không có cùng cách hiểu về luật pháp.
Công bằng mà nói nhiều báo Việt kiều trích đăng tin về VN với sự thật và những đổi thay đáng vui mừng hay mặt trái đáng lo âu của bề ngoài phát triển đó ! Độc giả không ai chống đối. Còn phía CSVN chưa có tác phẩm, bài báo nào công tâm trình bày sự thật phản biện nào được xuất hiện ở VN. Thậm chí có những bài hát dù hay không dính dáng gì đến chánh trị mà chỉ vì tác giả viết thời VNCH là lập tức bị cấm !
Gác lại quá khứ là cách im lặng bảo toàn quan điểm nếu làm nhiều hơn thì chỉ có hai cách nghĩ, đó là sự cam chịu, hay là sự nhẫn nhịn mù quáng trước sự độc đoán sai lầm. Trương Nghệ Mưu có được sự nhẫn nhịn mù quáng đó khi đồng tình cho là cần có một chánh quyền độc tài dù không tốt nhưng phù hợp. Thường người kém tài là cơ hội người có tài chút ít như Trương Nghệ Mưu là người ngây thơ chánh trị không làm nổi so sánh vì sao nguồn lực nhiều hơn mà vị trí quốc tế Trung Quốc quá thấp kém hơn Nhật để biết nguyên do là không vận dụng được năng lực toàn dân do óc độc tài hiếu chiến làm trí thức mất nguồn cảm hứng để hợp tác. Nếu Trương Nghệ Mưu được chứng kiến CCRĐ chôn sống địa chủ gây chết 200.000 người và 500.000 người bị ảnh hưởng của CSVN so với việc ông Ngô Đình Diệm lập bảng dọc đường làng quê vinh danh sự hy sinh của địa chủ đã chấp nhận thi hành chánh sách truất hữu ruộng đất trong chánh sách người cày có ruộng thì với hai cách làm , có cùng một kết quả, sẽ không ai còn mơ hồ về sự độc tài cần thiết. Trương Nghệ Mưu cũng như nhiều người, không đặt câu hỏi: “Nếu anh không từng làm gì sai, tại sao sợ sự thật đến phải kiểm soát báo chí ?”
Trí thức Bắc kinh phải nói đến chuyện sẽ “thay máu” cho đảng và khi vai trò trí thức ngày một quan trọng không thể không “săn lùng” trải thảm đỏ mời như Bill Gates (không phải chê phản quốc) đang làm thì khỏi nói gì CS cũng tan rã như chiếc lá lìa cành thành rác thải, phân bón cho thế hệ khác. Chắc chắn không kết tụ tinh hoa thành “kim cương” được !
Gần chết đói mới thay đổi kinh tế. Việt kiều thất vọng gần quên hết, nghĩ đường về quê nhà mới nhắc lại. Thập niên nữa khi Việt kiều sinh trên đất Mỹ làm chủ thế hệ, thì khó khăn ghi dấu ấn quê nhà lên thế hệ này nhân lên gấp bội, bởi không có ký ức gì để gắn bó với đất nước trong khi hội nhập vào nước cư ngụ đã dễ hơn rất nhiều. Con đường về càng xa thăm thẳm khi món nợ nơi ăn chốn ở, nợ vay trước trả sau để học tập phải trả...
Ca tụng ông Nguyễn Tất Thành là tự mở đường cho biết bao rắc rối vì bắt đầu bằng quá khứ xốc thẳng vào điều nhạy cảm và không mang lại gì mới cho tương lai. Những bài ca ngợi ông Nguyễn Tất Thành Việt kiều ai cũng có thể thấy đầy rẫy, sinh viên học sinh còn phải học đến ngán tận cổ, với 600 tờ báo trong nước chừng 50 đài truyền hình chừng vài trăm giờ giảng chánh trị, tin tức thừa mứa, có Việt kiều nào cần thiết cung cấp thông tin loại này thêm không ? Không ! Bà Ninh cũng là người không thấu hiểu do chỉ quây quần chung quanh đảng CSVN. Bà cũng bắt đầu bằng quá khứ, xưng tụng CSVN trong đó có Bà là phía thắng mang phong thái kẻ cả, người đúng ban bố khoan dung nên không hề được tán thành ! Người có lòng thấu hiểu sai lầm, đau đớn chết chóc bi thương, trong và sau chiến cuộc của CSVN gây ra mới có thể làm công việc đó. Chắc chắn không phải là việc của những người CS phía Bắc hay quan chức lòng đầy sắt thép dao kéo!
Mỗi cố gắng mang đến suy nghĩ về vấn đề dân chủ tự do tiến bộ là một viên gạch lót đường, làm nền cho một công cuộc chuyển biến hoà bình có thể kéo dài nhiều năm có khi qua thế hệ. Một cuộc chiến chống lại lòng tham lam xấu xa sao có thể nghĩ là chân lý sẽ yếu đi sẽ thua chứ ! Khủng bố cũng vậy sao lại là lỗi của Mỹ là Mỹ sẽ thua? Có thể giải pháp chưa hiệu quả hay chính vì kẻ xấu “đến chết không bỏ được cái xấu”.
Trần thị Hồng Sương
24.8.2007