Thứ Hai, 2 tháng 7, 2007

TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ - NHÂN CÁCH VÀ LƯƠNG TRI ĐÃ MẤT SẠCH SẼ RỒI !!!

Tôi - Vũ Thanh Phương, 1 phụ nữ là một người dân đen sống tận đáy cùng xã hội và cũng là nạn nhân của cái chế độ độc tài và tàn ác đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho nhân dân Việt Nam. Tôi không hề giữ một chức vụ nhỏ nhất nào dưới chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa mà hồi ông làm tướng trong quân đội và phó Tổng thống. Và ngay trong cả chế độ CS hiện nay cũng vậy, tôi chỉ thuần túy là người dân lao động và văn hóa rất hạn chế, nhưng đủ phân biệt mọi phải trái, đúng sai, sống có tôn trọng đạo lý trên đời.

Vừa qua từ thành phố Sài Gòn khi đọc bài phát biểu của ông Nguyễn Cao Kỳ được đăng trên báo Tuổi Trẻ trong nước số ra ngày 24-06-2007. Tôi cảm thấy khinh bỉ và muốn phỉ nhổ vào cái bản mặt vô liêm sỉ của ông. Theo sự đánh giá của tôi, thì ông tầm thường không được như tôi tưởng. Thực ra ông cũng chỉ là 1 thứ cơ hội chánh trị và chánh trị xôi thịt chứ có tài ba lỗi lạc gì ? Ông đã cúi đầu quỳ gối trước mặt đám “Vua quan của cái triều đình phong kiến Cộng Sản Việt Nam” mà không biết nhục nhã. Ông mở miệng nịnh hót đám vua quan trên chính mảnh đất mà ông đang phải lánh nạn, phải tỵ nạn CS hơn 32 năm qua mà không biết mắc cở. Tôi và rất nhiều người không thể tưởng tượng ra nổi, là sao đến giờ phút này mà ông còn uốn lưỡi ca ngợi họ. Tất cả những gì mà bộ máy tuyên truyền và quyền lực của nhà nước Cộng Sản VN đã bơm mớm cho ông, hoặc ông tự bơm mớm cho mình đó chỉ là một thứ bánh vẽ không hơn không kém. Ông nói cám ơn họ đã đối xử chu đáo quá tốt với cá nhân ông trong hơn 3 năm qua mỗi khi ông trở về cố hương ư ? Đúng, họ đã làm thế và sẽ tiếp tục làm thế hơn nữa với ông, nhưng ông có biết họ làm như vậy để làm gì không ?

Trong khi họ đối xử với ông quá tốt và ân cần chu đáo như vậy, thì họ ra tay hung bạo bắt bao nhiêu đồng bào quốc nội có lương tâm, có lòng yêu nước thương dân và vô tội chỉ vì lên tiếng đòi dân chủ hóa Đất nước trong hòa bình và ôn hòa. Trong đó có rất nhiều người là phụ nữ trí thức, là dân oan như Ls Lê Thị Công Nhân, công nhân Hồ Thị Bích Khương, Ls Bùi Kim Thành, nông dân Lê Thị Lệ Hồng (Thành viên trong Hiệp Hội Công Nông Đoàn kết), các dân oan : Nguyễn Thị Kỷ, nhà nư Thích Đàm Thoa, Vũ Thị Bình…. và tôi không thể kể hết tên họ ở đây. Họ đã dùng ông như một con bài chính trị, như 1 quân cờ trên một bàn cờ chính trị để thủ lợi cho họ mà thôi… Còn ông cũng đắc lợi qua các thương vụ làm ăn rất chắc chắn, lợi nhuận rất kếch xù mà các Việt kiều khác không thể có được do nhà cầm quyền Hà Nội dành cho ông hưởng riêng một quy chế rất đặc biệt.

Ông hãy ngẩng mặt lên mà nhìn vào thực tế, nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra ở Việt Nam. Ông nếu còn dịp về Việt nam nữa hãy bớt chút thời gian để dân đen chúng tôi dẫn ông đi thực tế cuộc sống của mọi tầng lớp người dân Cần lao và cả tầng lớp Thượng lưu nữa, để từ đó ông sẽ rõ mọi nỗi thống khổ của nhân dân và cuộc sống xa xỉ của lớp vua quan CSVN ra sao ? Lúc đó ông sẽ có cái nhìn toàn diện, khách quan, vô tư nhất về thực trạng đất nước Việt nam trong lúc này.

Còn nếu thật sự đảng Cộng Sản Việt nam vì dân tộc, vì đất nước, thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh, dân tộc Việt Nam đã được sống trong tự do, ấm no hạnh phúc từ lâu rồi, chứ không phải chịu cảnh vẫn là nước lạc hậu đói nghèo như hiện nay. Và chắc chắn người dân trong nước như chúng tôi không bị tước đoạt quyền làm người căn bản mà Thượng Đế đã ban cho tất cả nhân loại. Nếu vậy thì ở Việt Nam đã không có nạn quan quyền tham nhũng, đầy rấy bất công, đẩy người dân chúng tôi phải ra đường sống cảnh màn trời chiếu đất, suốt đời đội đơn đi khiếu kiện đòi quyền lợi, đòi tài sản đã bị chính cái nhà nước CSVN mà ông đang nịnh nót quá mức nhiệt tình cướp đoạt trắng trợn hàng mấy chục năm trời không được giải quyết lại còn bị trù dập, bắt bớ và bỏ tù.

Cũng như vậy thì những trí thức, các công dân yêu nước không cần phải lên tiếng tranh đấu đòi tự do-dân chủ-nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Họ có quyền sống một cuộc sống hạnh phúc, trong nệm ấm chăn êm và tội tình gì phải xả thân tranh đấu để rồi phải bước vào nhà tù của đảng và nhà nước Việt Nam Cộng Sản.

Mọi lời lẽ và hành động của ông vừa rồi tại Nam Cali - Hoa Kỳ trong buổi tiệc với ông “hoàng đế CSVN Nguyễn Minh Triết” chính là những nhát dao đâm vào sau lưng đồng bào hải ngoại, đâm vào lưng những đồng bào có lương tri trong nước, đâm vào lưng những người tranh đấu cho dân chủ tự do cho Việt nam ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời cũng là hành vi tự sát chính trị dại khờ và quá rẻ mạt của chính ông. Dư luận nhân dân trong nước tỉnh táo có lương tâm và nhân cách không thể chấp nhận và tha thứ cho ông đã bán mình cho quỷ sứ như vừa qua và mấy năm vừa rồi.

Tôi thành thật khuyên ông hãy cố soi gương để nhìn lại mặt mình một lần nữa và nên hiểu rằng : Giờ đây ông chẳng đại diện cho ai cả, từ đồng bào hải ngoại nơi ông đang định cư, đến nhân dân trong nước và cả lớp người cùng khổ như dân oan chúng tôi. Ông chỉ đại diện cho bản thân mình và ông đã mất hết tự trọng, nhân cách, lương tri và liêm sỉ của một con người bình thường nhất.

Tổ Quốc Việt Nam là của chung cả dân tộc Việt Nam. Nhân dân mới là người chủ của Đất nước.

Đất nước Việt Nam không phải của riêng đảng Cộng Sản và đảng CSVN không thể là người chủ vĩnh viễn đất nước này đâu thưa ông.

Công dân Vũ Thanh Phương
Số nhà 182, Ấp 1, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Email : kimnganvu2002@yahoo.com

Báo Tuổi Trẻ: "Không có trong dự kiến, ông NGUYỄN CAO KỲ đã bất ngờ lên phát biểu đáp lời: Bài nói của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi..."
Và ông Kỳ bị "xúc động lớn",
nên khi được chụp hình không dám ngửng mặt lên, mà chỉ cúi gầm xuống !!!



Bài phát biểu của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tại hội thảo do “Tổ chức Pháp - Việt tương trợ cho dân chủ ở Việt Nam” chủ xướng tại Paris

Bài phát biểu của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tại hội thảo bàn tròn do “Tổ chức Pháp - Việt tương trợ cho dân chủ ở Việt Nam” chủ xướng được diễn ra tại thủ đô Paris – nước Cộng hòa Pháp ngày 1/7/2007

Kính thưa các quý vị đang có mặt dự hội thảo bàn tròn tại đây.

Hôm nay tôi rất hân hạnh được Ban tổ chức của Tổ chức Pháp - Việt tương trợ cho dân chủ Việt Nam gọi tắt là AFVE có văn phòng tại Paris Thủ đô nước Cộng hòa Pháp mời phát biểu trước cuộc hội thảo bàn tròn nội dung thảo luận về tình hình đất nước, cũng như bàn phương hướng hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu đòi dân chủ, tự do và canh tân xứ sở trên Tổ quốc ta.

Như quý vị đã biết thực trạng nước ta hiện nay vẫn cơ bản là phải chịu ách cai trị của một chế độ độc tài đảng trị chuyên chế, toàn diện, triệt để và tuyệt đối. Xã hội công dân và các quyền Con người cơ bản, sơ đẳng nhất vẫn là mặt hàng “quốc cấm” và hoàn toàn vắng bóng. Các công dân sử dụng quyền Con người để bày tỏ đòi hỏi tự do, dân chủ một cách hợp hiến và theo đúng pháp luật thì bị xem là phạm tội nghiêm trọng, là “xâm phạm an ninh quốc gia ”!!! Các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân được thừa nhận trong Hiến pháp bị nhà nước dùng hệ thống pháp luật thủ tiêu, hoặc vô hiệu hóa. Toàn bộ xã hội sống ngắc ngoải trong kìm kẹp, khiếp đảm và nỗi sợ hãi, tình trạng đó làm người dân tê liệt, nhụt ý chí đấu tranh với cái ác và tiêu cực trong xã hội.

Thế mà, đảng CSVN và nhà nước của họ vẫn lại tự hào qua việc trụ vững thể chế chính trị XHCN lạc hậu, lỗi thơì này hơn 16 năm qua kể từ sau chuỗi những biến cố dẫn đến làm sụp đổ hàng chục quốc gia đi theo mô hình Xô Viết cực quyền từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước…Thậm chí họ còn giới thiệu, quảng bá rất tích cực lại những bài học, kinh nghiệm “bí truyền quý báu ” đó cho các đồng minh đàn em như Cu Ba, Lào, kể cả Bắc Triều Tiên và Miến Điện nữa… một cách tích cực và thích thú !!!

Sau hơn 20 năm gọi là mở cửa và đổi mới nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách các quốc gia đói nghèo và lạc hậu. Về kinh tế dù tăng trưởng hàng năm được gọi là “ở mức cao và ổn định”, nhưng thật ra chỉ là cao so với chính mình và so với những năm kiệt quệ trước đây mà thôi. Theo thống kê chính thức của Ngân hàng thế giới hay các Tổ chức quốc tế khác, thì sau hơn 20 năm mở cửa và cải cách, về mặt thu nhập bình quân GDP thì năm ngoái là 550 USD/ người/ năm, còn năm nay nhích lên là 620 USD/ nguời/ năm. Hiện vẫn có tới từ 75 % đến 80 % dân số vẫn phải sống dưới mức nghèo khổ trên tổng số dân của cả nước là hơn 83 triệu người. Nghĩa là vẫn có khoảng hơn 65 triệu dân là tầng lớp cùng khổ, đói rách nhất của cả xã hội, hoàn toàn không hề được biết gì, được hưởng gì của “ thành tựu vang dội của mở cửa và cải cách ”mà nhà nước vẫn thường tuyên truyền om xòm !!!

Tôi còn nhớ khi hồi vẫn còn trong trại tù Ba Sao – Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam được đọc báo của trại giam phát cho để xem, biết rằng đến ngay đại tướng Võ Nguyên Giáp một công thần lớn của chế độ CSVN cũng phải nhận xét trên báo Nhân Dân cuối tuần đầu năm 2005 rằng : “Nước ta vẫn chỉ là nước có nền kinh tế phát triển rất kém, về mức sống nghèo khổ thì ngay trong khối Đông Nam Á với 11 quốc gia thành viên của khu vực này, Việt Nam vẫn chỉ đứng trên 3 nước đói nghèo khác là Lào, Căm pu chia và Miến điện !!!!”. Ngoài ra còn chưa kể đến biết bao vấn nạn xã hội là những con bệnh đeo bám cơ thể này đang di căn khắp nơi trong lục phủ ngũ tạng và ở giai đoạn cuối cùng trước khi vô phương cứu chữa.

Về mô hình chính trị thì Việt Nam vẫn là quốc gia bị đảng CSVN cầm quyền áp đặt đất nước đi theo thể chế độc đảng, độc tài và độc đoán. Toàn thể bộ máy quyền lực đang kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân, và các quan chức lãnh đạo chính quyền từ cấp thấp đến cấp cao vẫn là kết quả của các cuộc sắp xếp, hoặc tranh giành nội bộ trong nội bộ đảng CSVN. Hệ thống quyền lực của nhà nước này là bộ máy chuyên chế rất hoàn hảo, nó hoàn toàn không phải là kết quả của các cuộc bầu cử tự do và công bằng minh bạch của toàn dân. Các cuộc bầu cử hơn 50 năm qua đối với miền Bắc và hơn 32 năm đối với miền Nam là hoàn toàn là dân chủ giả hiệu và chỉ là hình thức… Vì thế bộ máy công quyền này tuy đầy thế lực, nhưng rất yếu kém, quan liêu, xa rời đời sống thực tế của nhân dân, đối lập với lợi ích của nhân dân, lại càng bị tha hóa, thoái hóa, biến chất nghiêm trọng. Đó là bộ máy của “tầng lớp quý tộc cộng sản và tư bản Đỏ thời @ (A còng)” cai trị toàn bộ đất nước và cả dân tộc ta. Cảnh ngộ bi ai này giống như tình cảnh nhân dân ta phải chịu ách đô hộ thời phong kiến vua chúa hủ bại và đế quốc thực dân tăm tối xưa kia vậy !!!

Về đời sống văn hóa tư tưởng, đảng CSVN cầm quyền vẫn lấy ý thức hệ đã lỗi thời và lạc hậu để nhồi sọ toàn xã hội và các lớp thế hệ trẻ. Công cuộc gọi là đổi mới hơn 20 năm kể từ đại hội VI năm 1986 ấy, thực chất là các chủ trương, là các biện pháp nhằm để đối phó với tình thế bị khủng hoảng toàn diện và bế tắc trong việc thất bại ép buộc cả nước vào con đường Chủ nghĩa xã hội trại lính, tem phiếu và bao cấp, với nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch gò ép, giáo điều và kinh viện theo học thuyết Mác Lênin. Nó không xuất phát từ thực tâm muốn cải cách chế độ lạc hậu để trở nên tiên tiến, văn minh hơn để phục vụ con người, phục vụ nhân dân tốt hơn, có tự do dân chủ hơn. Nó càng không phải xuất phát từ động cơ, mục đích muốn toàn dân trở nên giàu có, mở mang nâng cao về nhận thức dân chủ, tự do, nhân quyền và mong muốn nước ta trở nên cường thịnh, văn minh sánh vai với các cường quốc dân chủ văn minh trên thế giới. Mục đích chính của việc mở hé cửa như vậy là để xã hội và dân chúng chỉ bớt một phần đói nghèo, giảm bớt bất mãn trong xã hội, xả bớt đi nỗi bức xúc đang chồng chất càng ngày càng cao lên đến độ nguy hiểm và cứu vãn chính chế độ của họ, rồi sau đó lại củng cố và tăng cường hơn nữa tính chất Cộng sản + XHCN mãi mãi trên đất nước này. Sau khi loạt nước ở Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, thì ĐCSVN đã rút ra bài học xương máu đắt giá cho mình là : Có thể nới lỏng một chút về kinh tế, nhưng về mặt chính trị thì dứt khoát phải xiết chặt. Thậm chí không thể cải tổ một chút nhỏ nào trước các đòi hỏi về cải cách chính trị, luật pháp, nhân quyền, dân chủ kể cả hành chính nữa. Điều quan trọng là phải nắm thật chặt quyền lực và toàn bộ máy thống trị xã hội vĩnh viễn và mãi mãi. Nếu không làm vậy thì chế độ chính trị mang “thương hiệu XHCN” này sẽ bị trào lưu dân chủ tiến bộ của thời đại cuốn phăng và nhân dân đứng dậy chôn vùi. Do vậy, gọi tên cho đúng bản chất hiện trạng này thì chỉ là “Ngụy Cải Cách”, hay “Cải Cách để đối phó” mà thôi !

Tâm trạng căn bản của những người nắm giữ quyền lực hiện nay trong nước là rất lo sợ cải cách thực sự về chính trị, luật pháp, văn hóa tư tưởng, hành chính sự nghiệp… Vì tiến hành công cuộc này triệt để tận gốc rễ, chắc chắn sẽ dẫn đến chế độ tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Vậy khi ấy đảng CSVN và nhà nước gọi là XHCN của họ liệu có còn được cầm nắm quyền sinh sát cả dân tộc và đất nước này nữa hay không ? Vậy nên, chớ có ai tin vào thực tâm sẽ đổi mới toàn diện của họ. Phải luôn nhớ rằng ĐCSVN không bao giờ đủ năng lực, cũng như đủ tài đức để dẫn dắt dân tộc và cả nước ta đên bến bờ của ấm no, tự do và hạnh phúc, và đảng cũng không có thực tâm yêu nước, thương dân đến như thế. Một nguyên tắc bất di bất dịch là hễ còn độc tài, độc đảng thì chỉ nhấn chìm đất nước ta mãi mãi nghèo khổ và mất dân chủ tự do. Đây là vấn đề sống còn mang tính một còn một mất rất quyết liệt không thể hiểu khác được. Chính V.I. Lê Nin, một ông trùm khai sinh ra chế độ cộng sản Xô Viết cùng đã từng nói, từng viết và từng khẳng định : “ Giai cấp thống trị trong bất kỳ xã hội nào, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, không bao giờ tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị với đầy những đặc quyền, đặc lợi của mình ! ”

Sau hơn 20 năm buộc phải nới tay cho xã hội nước ta và cũng là thêm một lần nữa ĐCSVN lại được dịp thử nghiệm công thức được đem ra áp dụng khá thành công trên mảnh đất này. Đó là : “ Chế độ chuyên chính Cộng sản cực quyền + Hé mở chút ít về kinh tế, xã hội, văn hóa…+ Ra sức tuyên truyền lừa bịp …. = Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Việt nam đậm đà được Đổi mới mở cửa thành công trong ổn định và giữ vững an ninh chính trị tuyệt đối !!! ”….

Thưa các quý vị đại biểu đang tham gia hội thảo tại đây !

Nếu chúng ta lấy mốc thời gian hơn 20 năm dành cho công cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện và thực sự ở một số nước có hoàn cảnh tương đồng với nước ta, thì sẽ thấy rõ ở Việt nam đã bị phí phạm về thời gian, tài nguyên khoáng sản, công sức lao động của nhân dân và nhất là các nguồn vốn vay quốc tế để phát triển và tái thiết như thế nào, hiệu quả rất thấp kém của việc gọi là cải cách đổi mới có đáng tự hào và ca ngợi tít mây xanh hay không ? Có nên tiếp tục tuyên truyền lừa mị và dối trá với nhân dân nữa hay không ?

Chúng ta còn nhớ Nhật Bản là nước bại trận trong đại chiến thế giới lần thứ 2, là nước đã từng bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn giết chết hàng trăm ngàn người… Đất nước, nền kinh tế và cả xã hội của họ kiệt quệ, điêu tàn vì phải phục vụ chiến tranh xâm lược, cả nước hoang tàn đổ nát, hàng triệu người đã chết và bị thương. Thế nhưng chỉ cũng hơn 20 năm sau cải cách, tái thiết, thì vào những năm 1965-1970 nhân dân và đất nước Mặt trời mọc này đã làm cả thế giới kinh ngạc thán phục, phải gọi họ là sự kỳ diệu, sự thần kỳ về kinh tế….Nhân dân cùng quốc gia của họ đã đứng lên từ tro tàn đổ nát đến diệu kỳ như có phép lạ vậy. Hiện nay Nhật Bản là một trong những siêu cường về mọi mặt, là trụ cột của nền kinh tế thế giới, thu nhập bình quân GDP là khoảng trên 28500 USD/người.

Một trường hợp khác là trên bán đảo Triều Tiên, sau cuộc chiến tranh vì ý thức hệ giữa Nam và Bắc năm 1951-1953, thì cả hai miền này đều tan hoang và khánh kiệt vì nội chiến ác liệt. Những năm cuối 1950 đầu 1960, thu nhập bình quân đầu người ở Nam Hàn chỉ xấp xỉ 60-62 USD giống như hoàn cảnh nước ta trong và sau chiến tranh. Vậy mà chỉ cũng sau hơn 20 năm phát triển và tái thiết, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một trong năm Con Rồng kinh tế ở Á Châu, có thu nhập bình quân đầu người thời điểm đó là từ 4000 - 4500 USD. Còn hiện nay Hàn Quốc là một trong các quốc gia có nền kinh tế Công, Nông nghiệp hùng mạnh ở Châu Á và trên thế giới, thu nhập GDP gần 16500 USD/đầu người.

Quần đảo Đài Loan một phần lãnh thổ của Trung Hoa do Thống Chế Tưởng Giới Thạch đứng đầu được lập quốc vào cuối năm 1949 khi lục địa Trung Quốc rơi vào tay cộng sản Mao Trạch Đông. Bối cảnh lúc đó ở hòn đảo này chỉ là miền đất hoang vu, nghèo nàn xơ xác, tài nguyên không có gì đáng kể. Vậy mà cũng chỉ thời gian hơn 20 năm xây dựng và phát triển không ngừng, đảo quốc Đài Loan đã trở nên lãnh thổ có nền kinh tế công nông nghiệp khá phát triển. Những năm 1970-1975 nhân dân quần đảo này đã có thu nhập đầu người hàng mấy ngàn USD, có nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh xuất khẩu khắp nơi trên thế giới, buôn bán thương mại phát triển hưng thịnh. Dự trữ vàng và ngoại tệ hiện nay đạt con số hơn 400 tỷ đôla hơn hẳn Trung quốc Đại lục dù cho số dân đông hơn, diện tích rộng lớn bao la hơn và có nguồn tài nguyên cũng phong phú dồi dào hơn. Đài Loan cũng là một trong năm Con Rồng Á Châu mới trỗi dậy, cũng là hiện tượng thần kỳ về phát triển kinh tế và các mặt khác. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người ở hòn đảo này là hơn 18500 USD/năm.

Tôi xin lấy thêm một ví dụ sinh động nữa để so sánh, đó là hiện tượng Singapore, một quốc gia mới tách ra độc lập từ Malaixia vào năm 1965. Quốc gia này chỉ có diện tích gần 700 km vuông, tức là chưa bằng cả thành phố Hà Nội có diện tích hơn 910 Km vuông. Ở Singapore không có nguồn tài nguyên khoáng sản gì, đến nước dùng sinh hoạt cũng phải nhập khẩu để cung cấp cho người dân. Ấy thế mà chỉ cũng hơn 20 năm sau, bộ mặt kinh tế, xã hội đã hoàn toàn thay đổi đến nhanh chóng như có phép mầu thần tiên. Một quốc gia chỉ có diện tích nhỏ chật hẹp và số dân hơn 3,8 triệu người, nhưng hiện nay có dự trữ ngoại tệ hơn 100 tỷ đô la, thu nhập bình quân đầu người những năm 1975-1980 là hơn 6000 USD/đầu người, còn hiện nay là trên 26,500 USD/người.

Còn vô số những ví dụ điển hình tiêu biểu khác nữa, nhưng thời gian có hạn không cho phép tôi được trình bày nhiều ở diễn đàn này. Vậy các dẫn chứng trên nói lên điều gì , muốn nhắn nhủ gì đến những nhà lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước gọi là XHCN của họ ?

Điều đó nói lên sự lãng phí về mọi mặt mà những người cầm nắm gọi là công cuộc đổi mới ở Việt nam hiện nay, mà họ vẫn tự lớn tiếng quảng cáo cho mình là rất thành công, thành công đến vĩ đại chóng mặt và được dư luận quốc tế không ngớt ngợi ca !!!

Tôi cho rằng, như vậy là họ cố nhắm mắt bưng tai trước những thực tế rất sống động, rất hùng hồn, đầy thuyết phục dư luận đang diễn ra xung quanh nước ta và trên thế giới.

Nhân dân ta không muốn tiếp tục làm vật thí nghiệm cho những cuộc thử nghiệm này nữa.
Nhân dân không muốn là vai trò thụ động, không muốn bị phung phí thời gian, tiền bạc và công sức vô ích nữa.
Nhân dân không muốn tiếp tục bị lãng phí thêm mấy chục năm nữa mà kết quả đạt được chẳng đáng là bao.
Nhân dân muốn có cuộc Đổi mới, Cải cách thật sự có hiệu quả, nhân dân muốn chính họ là chủ thể sáng tạo cho công cuộc Cách mạng Canh tân vĩ đại trên chính Đất nước của mình để dứt khoát đưa nước nhà ra khỏi tình cảnh chậm tiến đói nghèo và tủi nhục.
Nhân dân không muốn nghe, cũng không thể tin vào tuyên bố hão huyền và huênh hoang của các vị lãnh đạo ĐCSVN này nữa là “đến năm 2020 sẽ cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và tình trạng kém phát triển”.

Mọi quỹ thời gian dành cho những nhà cầm quyền của đảng CSVN và nhà nước của họ để dùng thử nghiệm triển khai xây dựng thực hiện các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội…đã quá đủ và thừa mứa rồi. Bằng không những ai muốn tiếp tục cuộc thí nghiệm chính dân tộc mình qua những trò mở cửa và cải cách giả vờ như đã thực hiện. Và không hề có thật tâm tha thiết với sự nghiệp đưa Tổ quốc đến bến bờ phồn vinh, thì chỉ là kéo dài đau khổ và chồng chất thêm tội lỗi với Dân tộc và Đất nước mà thôi.

Chìa khóa tốt nhất và là giải pháp đúng đắn cho vấn đề này chỉ có thể là Hiện đại hóa ngay, hiện đại hóa trước tiên thể chế chính trị nước ta để trở thành Nền chính trị hiện đại, văn minh phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, của thê giới và nhân loại. Cụ thể là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống đất nước, phải cởi trói cho toàn bộ xã hội, là xóa bỏ điều 4 Hiến pháp của chế độ độc tài đảng trị đưa nước ta tiến lên thành quốc gia có chế độ chính trị đa đảng, xã hội đa nguyên, có các Quyền con người cơ bản được tôn trọng và thực thi. Chỉ có con dường đó không có con đường nào khác tối ưu hơn, đó là giải pháp duy nhất đúng đắn và tốt nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở nước ta.

Cuối cùng tôi xin kính chào và cám ơn toàn thể các quý vị đã dành thời gian theo dõi và lắng nghe.

Hà Nội: Tình hình bà con khiếu kiện sau khi trụ sở tiếp dân bị đánh tráo, dân phải đến quán bia hơi Thành Xồm để gặp cán bộ tiếp dân



Cụ Phạm Kim Thu đang viết và đọc đơn Khiếu nại, Tố cáo tội ác cướp nhà của cụ gửi nhà nước CSVN ở trung ương tối cao

Tình hình về bà con khiếu kiện trong thời gian qua, sau khi trụ sở tiếp dân của đảng cộng sản, chính phủ, quốc hội bị đánh tráo, dân phải đến quán bia hơi Thành Xồm để gặp cán bộ tiếp dân

Từ tháng 5-2007, nhà nước Cộng sản Việt Nam tuyên bố chuyển địa điểm tiếp dân khiếu kiện từ số 1 phố Mai Xuân Thưởng - quận Ba Đình – Hà Nội (địa điểm này cách lăng ông Hồ Chí Minh có 300 mét và đối diện với văn phòng chính phủ chỉ có mấy chục bước, cũng như rất gần nhà riêng của các ông tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước CSVN trên phố Phan Đình Phùng… ) về địa điểm mới là một lán tạm trên mái căng bạt ở số 110 phố Cầu Giấy – Hà Nội. Địa điểm mới của trụ sở tiếp dân này cách nơi cũ gần 10 cây số ở vùng ngoại thành Hà Nội, khu vực này cách xa các trung tâm của thủ đô Hà Nội. Việc nhà nước CSVN chuyển địa điểm này nhằm đẩy người dân khiếu kiện vào con đường cụt hẳn để không kêu được “ông lớn” nào giải quyết do xa nhà các ông tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước.

Người dân khiếu kiện đã khốn khó, cùng cực như cổ nhân đã nói : “vô phúc phải kiện tụng đình” mà càng vô phúc hơn nữa khi lại bị mắc kiện tụng trong cái xã hội XHCN mình Ngô mặt Sở như ở Việt Nam hiện nay. Thân phận, nỗi oan khiên của người dân khiếu kiện chẳng được cán bộ cộng sản “đày tớ” nào của dân ngó xem, giải quyết nay họ còn đẩy dân vào nỗi khốn cùng hơn, cho đến nơi khuất nẻo để dễ bề đàn áp, không cho đi kêu tìm chân lý nữa. Giữa trưa nắng chang chang gần 40 độ C, dân khiếu kiện lê được đôi chân mỏi mệt tìm, vào được đến nơi nộp đơn khiếu kiện thì thấy cảnh tiếp dân chả hơn gì bọn hải tặc giam nhốt các thuyền nhân Việt Nam vượt biên trên các hoang đảo giữa biển khơi để khảo của cải hồi cao trào bỏ nước đi tìm tự do ở nước ngoài cách đây không lâu. Trong khi đó thì cán bộ tiếp dân ngồi mát mẻ trong quán bia thịt chó ở ngay bên cạnh của nhà hàng “Thành Xồm” ăn nhậu để mặc các ông chủ bà chủ nhân dân ngồi ngáp đói khát cạnh ngồi chầu chực. Thế nhưng họ vẫn rêu rao tuyên truyền rỉ tai với dân oan, là trong vòng từ ngày 7/7/2007 trở đi sẽ có văn phòng tiếp dân đàng hoàng hơn so với chỗ cũ, thậm chí bố trí có cả chỗ trọ cho dân ở tỉnh xa ăn nghỉ lâu dài tại chỗ mà làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đầu não trung ương. Thật ra thì cho đến nay vẫn chẳng đâu vào đâu cả, cho nên dân oan các tỉnh vẫn ùn ùn hàng ngày tay bị gậy, tay đơn từ kéo về thủ đô rồi ra thẳng chầu chực ở Mai Xuân Thưởng và 35 phố Ngô Quyền (văn phòng thường trực quốc hội CSVN) là 2 nơi có các đầy tớ của dân làm việc để họ kêu oan. Ngày nào dân các tỉnh hàng trăm người gồm cả trẻ già, đàn bà đàn ông họ cũng bồng bế nhau và vẫn đổ về vườn hoa này, đêm đến họ ngủ tại vườn hoa trong cảnh màn trời chiếu đất vô cùng khổ cực. Họ khổ cực như vậy nhưng lũ công an trung thành với chủ đâu có buông tha cho đám dân khốn cùng này, đợi khi đêm đến vắng người chúng cho lính tráng là mấy thằng cảnh sát bảo vệ an ninh ngu trung, dốt nát lẻn ra vườn hoa để dùng dao hay bật lửa cắt, đốt dây căng mùng, căng màn và bạt che mưa nắng của dân, khiến bà con bị trận mưa ướt hết quần áo và đồc đạc như chuột lột. Thật là một bọn người đê hèn, tiểu nhân hết chỗ nói, vì ban ngày chúng sợ dân oan phản đối và người đi đường cũng không đồng tình việc làm đó, nên chúng mới nghĩ ra “sáng kiến” để hãm hại dân oan về ban đêm là như vậy.

Tình cảnh khốn khổ hơn trong những người dân khiếu kiện khốn khó này, người dân Hà Nội thấy có rất nhiều bà lão già nua lụ khụ nằm màn trời chiếu đất ở ngoài vườn hoa ở cạnh Hồ Tây – Hà Nội như : lão bà 82 tuổi Phạm Kim Thu, vợ liệt sỹ ở tỉnh Tuyên Quang, bà lão thương binh 71 tuổi Nguyễn Thị Vàng mẹ liệt sĩ quê tận biên giới phía nam tỉnh Kiên Giang, mấy bà cụ nữa quê ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh hóa, Nghệ An, có bà quê ở Thủ Đức tận ngoại vi thành phố Sàigòn….cảnh sống rất cơ cực trăm bề phải sống màn trời chiếu đất giữa vườn hoa Mai Xuân Thưởng…

Các cụ già này ngày đi ăn xin sống nhờ vào lòng tốt thương người của người dân Hà Nội, đêm đến che bạt nằm ngay trên nền đất ở vườn hoa. Cuộc sống các cụ cơ cực như vậy, nhưng chính quyền từ trung ương Hà Nội cũng coi như có mắt như mù, có tai như điếc, mặc dù nơi các cụ ngả lưng màn trời chiếu đất chỉ cách nhà các ông chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng … có vài trăm mét và sáng nào các ông này cũng ngồi trên các ô tô con sang trọng mát lạnh bằng tiền xương máu của chồng con các cụ diễu qua nơi các cụ đang ngồi mong sự đoái hoài ngó đến của mấy “ông quan giời này”.

Cụ bà Phạm Kim Thu năm nay 80 tuổi là vợ liệt sỹ Trần Hữu Ngọc. Ông Ngọc vào Nam năm 1962 và đã hy sinh từ ngày 3-8-1967 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Thu lúc này một nách 2 đứa con thơ, đứa lớn mới lên 2 tuổi đứa bé còn đỏ hỏn không nơi nương tựa vì quê chồng ở tận cùng đất nước là Cà Mau đang nằm ở bên kia sông giới tuyến Bến Hải. Thời gian này bà Thu không có nhà ở nên được ủy ban nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang cấp cho 1 mảnh đất hoang sát cạnh bệnh viện thị xã Tuyên Quang thuộc tổ 2, tiểu khu 2, phường Phan Thiết cũ (còn gọi là Gò miếu âm hồn). Con nhỏ, chồng hy sinh và cũng từ đây gia đình bà đã “được” chính quyền trả công một gia đình liệt sỹ bằng cách cướp hết nhà cửa từ nam ra bắc, đẩy mẹ con bà lang thang cơ nhỡ, cuộc sống tha phương cầu thực. Bà đã từng gặp các ông tai to mặt lớn nhất của chế độ CSVN khi còn đang giữ các chức vụ đứng đầu thành phố SàiGòn như bí thư thành ủy Nguyễn Văn Linh, chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Khải. Thế rồi các ông này thương tình và cảm thông cho hoàn cảnh của mẹ con bà, nên đã cấp cho bà một tòa nhà khá rộng rãi và đủ tiện nghi tại số nhà 193/135-136 đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 TP Sài Gòn. Trong lúc mẹ con bà Thu vắng nhà để tìm hài cốt của người chồng liệt sỹ thì phần đất của bà ở Tuyên Quang mà trước đây bà gửi nhờ ủy ban thị xã Tuyên Quang và hàng xóm trông nom, thì đã bị mấy ông cán bộ “đày tớ” của dân chiếm mất để làm nhà để xe cho thị đội. Phần nhà trong nam thì khi mẹ con bà Thu đi làm vắng, các quan tham CSVN phá khóa vứt đồ đạc ra đường để cho vợ con liệt sỹ đi ăn mày, ngủ màn trời chiếu đất không chút xót xa. Gia đình bà Thu tan cửa nát nhà, con cái tan tác mỗi người mỗi nơi, bà Thu nay trên 80 tuổi già yếu sống vất vưởng nay đây mai đó. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã không giải quyết cho bà Thu mà còn vu khống bà Thu và gán tội lừa đảo cho bà Thu là dùng : thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Gia đình bà Thu – gia đình một sỹ quan quân đội cộng sản Việt Nam chết trận – nay không tấc đất cắm dùi.


Ảnh: cụ Nguyễn Thị Vàng và cụ Phạm Kim Thu tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội đang khiếu kiện tại đây (chụp ngày 10 /6/2007)

Cuộc sống của cụ già Thu vô cùng khổ cực, cụ đã phải làm đơn gửi nhờ ủy ban nhân quyền quốc tế, dư luận đồng bào Việt Nam ở hải ngoại, các cơ quan thông tấn báo đài hải ngoại lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam trả lại quyền lợi cho cụ nhưng không ai trả lời. Thế rồi cụ theo chân dân oan vườn hoa làm đơn ủng hộ phong trào 8406 và vào Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính để nhờ tổ chức đấu tranh giúp cụ. Nhưng cũng từ khi cụ làm đơn xin gia nhập Đảng Dân Chủ Việt Nam XXI, thì chính quyền cộng sản Việt Nam, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã không giải quyết mà còn cho công an đàn áp cụ, đuổi cụ khỏi nơi an dưỡng tuổi già, không phát tiền xương máu của chồng cụ trả cho cụ hàng tháng nữa lấy lý do là họ giữ giúp cụ cho khỏi mất trộm… Bởi thế cụ mất luôn chỗ dựa là nguồn sinh sống cuối cùng và phải ở hẳn vườn hoa để xin ăn và ngủ qua đêm. Cụ đã bị chính quyền công an CSVN tỉnh Tuyên Quang trả thù vì gia nhập Đảng dân chủ 21 và khối 8406 là vậy

Trường hợp cụ bà Nguyễn Thị Vàng 71 tuổi ấp Xéo Cạn Ngọn A – xã Thạnh Yên - huyện Ăng Biên - tỉnh Kiên Giang bản thân là thương binh 4/4 và là mẹ liệt sỹ. Năm 1972, bà Vàng khai phá thửa đất cặp theo kinh làng thứ 7 (nay là quốc lộ 63). Mặc dù bom đạn chiến tranh ác liệt, vừa tham gia hoạt động cách mạng, mẹ con bà Vàng trực canh liên tục trên thửa đất rộng khoảng 45.000 m2 đất này. Năm 1976, chính quyền cộng sản tỉnh quy hoạch trưng dụng cả phần đất của mẹ con bà Vàng để làm nông trường tỉnh đội. Mẹ con bà Vàng phải từ bỏ công ruộng của mình, mẹ con dắt nhau lang thang di dời đi khai phá đất sậy ở bên kia sông để kiếm sống. Năm 1977, phần đất của bà Vàng đã bị chiếm thì lại giao cho một gia đình cá nhân sử dụng. Trong khi đó cuộc sống mẹ con bà Vàng rất khốn khó, bà Vàng trở về xin lại đất cũ, cất nhà ở mẹ con nuôi nhau thì bà lại bị những cán bộ chức quyền ăn hiếp, bắt giam rồi lập tòa án gọi là xét xử để bỏ tù bà 2 năm tù giam. Bà Vàng là một thương binh lại là mẹ liệt sỹ mà bị cướp đất, nhà cửa bị đẩy ra đường đi ăn mày rồi chỉ vì đi đòi công lý mà bị bắt tù đày thật hết biết vậy, chế độ cộng sản hôm nay đối với những người có công với mình mà còn bị đối xử như vậy, thì liệu còn ông bà cán bộ nào dám đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân mình nữa không ?

Những người dân xã Đắk Ơ - huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước chỉ vì tự cứu mình đã chăm chỉ cần cù lao động, một nắng hai sương chịu khó chịu thương trồng trọt để cuộc sống của mình được khá hơn không phải dựa vào sự cứu trợ của nhà nước, xã hội nhưng các quan tham cũng không vừa lòng. Các quan cộng sản cậy chức cậy quyền ra giấy thu hồi đất để chia nhau, đưa mấy trăm công an, bộ đội xuống để đàn áp có 40 người đàn bà con nít, đánh đập dã man đàn ông và còng tay bắt họ giam giữ như kẻ tội phạm.

Đây là căn nhà bà Nguyễn Thị Vàng mẹ liệt sĩ và bà là 1 thương binh có công với chế độ ở quê hương hiện nay. Mảnh đất đã được gọi là “giải phóng khỏi ách kìm kẹp của bè lũ Mỹ - Ngụy tay sai sau hơn 32 năm thống nhất đất nước và đi lên con đường xây dựng XHCN ấm no giàu mạnh và hạnh phúc” - ảnh chụp tháng 5/2007


Ở đâu có đàn áp ở đó có đấu tranh, nên bà con các tỉnh đi khiếu kiện như tỉnh Bắc Giang thì những ngày bầu cử vừa qua chính quyền cộng sản cho công an vào áp chế dân, áp tải họ phải đi bỏ phiếu. Khi những người dân này họ gạch hết tên của các ứng cử viên thì cán bộ ban bầu cử đứng cạnh hỏi : Tại sao lại gạch hết tên như thế ? ... Có cán bộ bầu cử còn vào kiểm tra tận nơi trong phòng viết phiếu xem dân bỏ ai, bầu ai như vậy, thế hỏi là tự do bầu cử ở đâu… Do vậy đại biểu quốc hội cũng chỉ là những nghị gật mà thôi, đảng cộng sản Việt Nam bảo giơ tay thì giơ, bảo lắc thì lắc. Cụ thể sắp tới mấy hôm nữa là quốc hội họp để bầu chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ… quốc hội chưa họp thì ngoài đường người dân đã biết ai làm chủ tịch nước, ai giữ ghế thủ tướng rồi… Nên ở Việt Nam những ai mà mắc nạn bị chính quyền cướp nhà đất thì ráng mà chịu, vì nhân quyền ở Việt Nam đâu có mà đi đòi. Ngược lại những ai dũng cảm đấu tranh như các cụ già kể trên thì chính quyền cho chờ đấy… Kiếp sống người dân ở Việt nam tăm tối là vậy đấy. Thế nhưng nếu bạn bè quốc tế có chất vấn hỏi về Nhân quyền, Dân chủ, Tự do thì mấy cái lưỡi gỗ cực kỳ phản động, phản dân hại nước như Tôn Nữ Thị Ninh, Lê Dũng, Nguyễn Văn Bàng….kể cả Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, hay Đỗ Mười đi nữa cũng sẵng sàng ngoác mồm ra cãi bay biến : Nào là ở Việt Nam nhân quyền, dân chủ cảu nhân dân rất được tôn trọng…Nào là do hoàn cảnh lịch sử, đặc thù văn hóa ở Việt nam khác biệt so với các quốc gia khác, nên chúng tôi quan niệm nhân quyền, dân chủ cũng khác các vị, khác các nước…vv và vv…. Nào là nhân quyền, dân chủ lớn nhất, giá trị cao quý nhất là nhân dân chúng tôi được sống và chiến đấu theo lá cờ thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Không có gì quý hơn Độc lập Tự do ” !!!….Thật là một lũ người vô liêm sỉ, trơ tráo hết mức !

Tường thuật tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng “ai oán khổ đau” ngày 30/6/2007
Phóng viên Người đưa tin Vì Công Lý

Ảnh: Cụ Nguyễn Thị Vàng đang đứng trước căn nhà của mình ở quê hương An Biên, tỉnh Kiên Giang, tức tỉnh Rạch Giá cũ - tháng 4/ 2007

Ảnh chụp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù 2 năm tù giam của cụ Nguyễn Thị Vàng do ban giám thị Trại giam Kênh 5, thuộc Cục quản lý trại giam V26 do bộ công an CSVN cấp khi ra trại ngày 12/6/1997

Một cơ hội để suy nghĩ


Xin bấm vào link để tải xuống Bán Nguyệt San Tổ Quốc số 20 ra ngày 1-7-2007

Xã luận Bán Nguyệt San Tổ Quốc Số 20 ngày 1 tháng 7 năm 2007

Thư tòa soạn
Một cơ hội để suy nghĩ

Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết đã kết thúc. Nó có thể tóm tắt trong hai chữ: tủi hổ.

Một vài thỏa ước và hợp đồng thương mại khiêm tốn không vớt vát được gì, chúng ở rất dưới tầm vóc của một chuyến công du cấp quốc trưởng và đã được thỏa thuận từ trước, đàng nào cũng sẽ được ký kết dù có hay không có chuyến đi này. Thực tế là ông Triết đã bị xem thường, không được tiếp đãi như một nhân vật quan trọng, chưa nói tới một quốc trưởng. Không những thế ông còn bị chính những đồng bào ông tại Mỹ biểu tình phản đối. Chuyến đi của ông Triết không đạt được mục tiêu mong đợi. Các doanh nhân tháp tùng ông ra về tay không, còn chính ông Triết, ông đã tỏ ra rất nhẫn nhục để duy trì chuyến công du này.

Nhưng ông Triết và Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ rất sai lầm nếu tức giận thay vì coi chuyến công du này như là một cơ hội để suy nghĩ.

Họ không nên giận Hoa Kỳ mà chỉ nên trách mình. Trong thế giới văn minh hiện nay không một chính quyền dân chủ nào có thể trân trọng một nhà nước hung bạo. Những hành động bắt người tùy tiện và xử án thô bạo ngay trước chuyến đi của ông Triết không thể có giải thích nào khác hơn là sự mù quáng, nếu không phải là để phá đám ông Triết. Còn nếu chính quyền cộng sản Việt Nam muốn cố ý khiêu khích để thăm dò cách nhìn của Mỹ đối với Việt Nam thì họ đã được một câu trả lời rất minh bạch: Mỹ không cần Việt Nam làm nút chặn Trung Quốc, chính Việt Nam mới cần Mỹ để đừng bị Trung Quốc ức hiếp và lấn chiếm; Mỹ lại càng không cần Việt Nam như một đối tác kinh tế, chỉ có Việt Nam cần Mỹ, và nhất là thị trường Mỹ, để vươn lên.

Quan trọng hơn, ông Triết và đảng của ông nên hiểu đúng ý nghĩa những cuộc biểu tình phản đối của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Họ không biểu tình vì một hận thù do quá khứ để lại, họ đại diện cho sự phẫn nộ của 85 triệu đồng bào trong cũng như ngoài nước trước một tương lai đất nước bị dày đạp và nhất là trước những hành động thô bạo mà những người lãnh đạo cộng sản đã làm và vừa mới làm. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng không chứng tỏ sự luyến tiếc một chế độ chẳng tốt đẹp gì và đã vĩnh viễn thuộc vào quá khứ; chúng chỉ nhắc lại một nhu cầu cấp thiết nhưng vẫn tiếp tục bị từ chối: hòa giải dân tộc thực sự trong một nước Việt Nam dân chủ.

Ban biên tập Bán Nguyệt San Tổ Quốc

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 10

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 10 :
* Chị Cao Quế Hoa đã trốn thoát sự kiểm soát để trở lại biểu tình
* Cụ bà Võ Thị Thu đang điều trị tại BV Phú Nhuận

Xin mời nghe hai đoạn âm thanh mới nhất:

Chị Hoa về chị Lê Thị Nguyệt


Chị Cao Thế Hoa



Sau khi bị gián đoạn liên lạc với chị Cao Quế Hoa chiều ngày 30/06/2007, hôm nay chúng tôi đã tìm mọi cách để liên lạc được với chị và được biết sau khi trao đổi với chúng tôi lần cuối trên xe đò, chị đã bị tịch thu các điện thoại lưu động và cưỡng bức vào đồn Công An rồi sau đó bị còng tay tống lên xe CA cùng với chị Lê Thị Nguyệt để đưa về trụ sở Công An tỉnh Tiền Giang (TG). Tại đây, đích thân ông Võ Tấn Tài, phó giám đốc Công An thường trực của tỉnh TG đến động viên và an ủi và đem cơm nước cho chị nhưng chị Hoa không thèm ăn. Sau đó ông Nguyễn Chí Thi, giám đốc CA tỉnh TG cũng đến cùng Võ Tấn Tài năn nỉ chị đừng làm như vậy nữa và thả cho về nhà lúc 1 giờ sáng ngày 01/07/2007.

Mặc dù luôn bị CA theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt nhưng chị Hoa đã dùng mọi cách để lẫn trốn và thoát được về lại nơi biểu tình tại trụ sở Văn Phòng QH2 Sài gòn lúc 2 giờ trưa ngày 01/07/2007.

Xin mời nghe phát biểu của chị Hoa lúc 07:30 giờ sáng (VN), trong phát biểu chị Hoa cho biết "... Tôi tố cáo hành động ngày 30/06/2007 của CA quận 6 đối với tôi như một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ... ông Nguyễn Minh Triết qua Hoa Kỳ... để cam kết thực hiện dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam nhưng tôi không có chút xíu dân chủ, nhân quyền gì hết... Có phải tôi bị tội dám đấu tranh đòi lại quyền lợi hợp pháp của tôi nên tôi bị CA đối xử man rợ dã man như thế?

Như vậy dân chủ nhân quyền của bản thân tôi và của những người dân TG khiếu kiện tại đây ai bảo đảm? Ai đòi lại? Ai thực hiện để có công bằng dân chủ, công bằng xã hội? ...."

Để tìm hiểu về người bạn khiếu kiện của chị Hoa là chị Lê Thị Nguyệt, chúng tôi được biết khi chị Hoa được thả lúc 1 giờ sáng ngày 01/07/2007 thì chị Nguyệt vẫn còn bị giam tại trụ sở CA tỉnh TG, xin mời nghe phát biểu của chị Hoa về việc nầy.

Chúng tôi cũng được biệt cụ bà Võ Thị Thu, 84 tuổi ở chợ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, người được cáng từ trụ sở CA quận 6 về đến trụ sở VP/QH2 và bị CA đưa xe chở đi cứu cấp nay đã hồi sinh và đang điều trị tại Bệnh viện Quận Phú Nhuận và được bà con biểu tình đến bệnh viện trông nom săn sóc cụ.

Sau biến động CA quận 6 hành hung và cưỡng bách bắt chị Hoa và chị Nguyệt cũng như chút nữa làm mất mạng cụ Võ Thị Thu, đồng bào khiếu kiện khắp nơi như Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cờ Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu ... và thêm đồng bào ở Tiền Giang đã kéo về tăng cường cho đoàn biểu tình tăng số người hiện nay lên đến gần cả ngàn người giăng biểu ngữ, bảng hiệu khắp nơi trước Trụ sở VP/QH2 nhưng vì CA và an ninh chìm tăng cường dày đặt khu vực nên việc thu hình rất khó khăn và vì điện trong khu vực bị cúp nên rất khó chuyển hình ảnh ra ngoại quốc, khi có chúng tôi sẽ thông báo.

Xin các đài báo và cơ quan truyền thông hỗ trợ cho những người dân "thấp cổ bé miệng" đòi hỏi cuộc sống cho mình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 3:00 chiều tại Sài Gòn ngày 02/07/2007

Chuyện Săn Gái Quê tại Việt Nam

Thưa quý bạn, phải công nhận rằng các cô gái quê miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - ngày trước chúng ta thường gọi là miền Tây - nhiều cô rất đẹp. Tại sao con gái miền Tây lại đẹp hơn các nơi khác trong khi biển miền Tây là biển bùn, đất các tỉnh miền Tây đều là đất bồi nên rất thấp, chỉ trừ Cần Thơ” là “gạo trắng nước trong” còn các nơi khác hầu hết đều là nước phèn, lẽ ra với môi trường sống như vậy thì khó đẹp được?

Tôi đã suy nghĩ rất kỹ để tìm nguyên nhân. Sau, căn cứ vào khoa học, tôi kết luận rằng sở dĩ họ đẹp có lẽ do sự pha trộn giữa các dòng máu, cái mà khoa học gọi là “ưu thế lai” – ưu thế của sự lai giống xa giữa các chủng tộc – còn chúng ta thì nói nôm na với nhận xét đơn giản là “con lai thường đẹp”. Sự thực, cũng theo khoa học, không phải họ chỉ đẹp mà còn thông minh và có nhiều ưu điểm khác nữa.

Như chúng ta đã biết, dân chúng các tỉnh miền Tây thường có nhiều chủng tộc sống lẫn lộn với nhau: người Việt, người Hoa, người Khmer (tức Campuchia), kể cả người Chăm (người Chàm hay Chiêm Thành) như ở An Giang, nhưng người Chăm rất ít, không đông như các chủng tộc kia.

Người Việt lấy người Hoa, người Hoa lấy người Khmer, người Khmer lấy người Việt..v.v.., lung tung beng. Hễ thương nhau, thấy được là lấy, cha mẹ không hề ngăn cản. Rồi con cái của các gia đình hai dòng máu này có khi lại kết hôn với con cái của các gia đình hai dòng máu khác. Sự kết hôn giữa những cặp vợ chồng có nguồn gốc khác nhau đó sinh ra các con – nhất là con gái – thường rất đẹp.

Bạn có thể nói: “Xí, người Khmer da bánh ít mà đẹp nỗi gì!”. Không, đúng là da bánh ít thật nhưng khi họ lấy người Hoa, đẻ ra những đứa con kêu là “đầu gà đít vịt”, da có thể bánh ít, trắng, hoặc trung gian giữa trắng và bánh ít nhưng mặt mũi xinh lắm, nhất là thân hình, thường vừa phải, không ốm không mập, không cao không thấp, không thể chê vào đâu được.

Bạn thấy đấy, mấy cô hoa hậu thế giới người Nam Mỹ như Venezuela, Mexico hay Colombia, da cũng bánh mật theo kiểu Nam Mỹ chứ đâu có trắng mà vẫn trúng tuyển như thường. Tương tự như vậy, người Việt lấy người Khmer hay người Hoa, đẻ ra các con cũng hết sẩy mặc dầu có thể là họ rất nghèo, sống ở trong đồng, không được ánh sáng văn minh soi tới.

Sau đây, để chứng minh các cô gái quê vùng đồng bằng sông Cửu Long đẹp như thế nào, Đoàn Dự tôi xin thuật lại một vài câu chuyện đặt nền tảng trên cuốn Công tử Bạc Liêu của tác giả Phan Trung Nghĩa, một người rất gần gũi với ông Phan Kim Cân, em rể của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông em rể này trước cũng là một tay ăn chơi có hạng, sau ông ta theo Việt Minh, làm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.

Năm1946, khi Việt Minh cướp chính quyền, họ bắt được Công tử Bạc Liêu, giam giữ ở trong đồng, định xử tử. Ông Phan Kim Cân xin giúp và đề nghị chính ông đứng ra bảo lãnh để Công tử Bạc Liêu được thả về nhà, đem một số tiền cực lớn vào giúp cách mạng đặng chuộc tội. Công tử Bạc Liêu thoát chết. Nộp tiền như lời đã hứa xong, cậu về sống tại Sài Gòn lúc ấy đã thuộc Pháp, không dám trở lại Bạc Liêu tranh tối tranh sáng lúc đó nữa.

Năm 1954, ông Phan Kim Cân đem người con lớn tên Phan Kim Sơn tập kết ra Bắc. Những chuyện sau đây hầu hết đều do ông Phan Kim Khánh, người con nhỏ của ông ở lại trong Nam, cháu gọi Công tử Bạc Liêu bằng cậu ruột, hiện nay vẫn sống tại Bạc Liêu, kể cho ông Phan Trung Nghĩa nghe.

Chuyện thứ nhất, chúng ta thử xem Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, con người bán trời không văn tự đó, khi đã lớn tuổi, gặp một cô gái quê từ miền Tây lưu lạc lên đất Sài Gòn, làm nghề gánh nước mướn trong xóm ở đường Nguyễn Du, ông đã xử sự như thế nào. Một điều đáng ngạc nhiên là người con gái này mặc dầu kém ông tới 40 tuổi nhưng vẫn chung thuỷ với ông suốt đời (Công tử Bạc Liêu mất năm 1973). Năm nay bà 67 tuổi, vẫn sống tại Sài Gòn.

Chuyện thứ hai, Công tử Bạc Liêu mặc dầu đã có “người vợ cuối cùng” nói trên nhưng vẫn bay bướm, mê một cô ca sĩ phòng trà rất đẹp cũng gốc miền Tây. Bà này hiện đang ở nước ngoài nên người ta tránh, không nói rõ tên.

Chuyện thứ ba, “công tử” Phan Kim Cân lúc còn trẻ tuổi bắt cóc người đẹp nhà quê đang rửa chân một mình bên sông.Chuyện thứ tư, một “công tử” khác – cậu Hai Đinh, anh ruột của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy – mua một người vợ lai Campuchia với giá tương đương với...7 ngôi biệt thự!

Tất cả những chuyện trên đây Đoàn Dự trích lại chỉ với mục đích để chứng minh rằng con gái miền Tây nhiều cô rất đẹp. Sau khi kể xong, chúng ta thử xem hiện nay người ta đi “săn” các cô gái quê như thế nào, đem về Sài Gòn và các nơi khác làm tiếp viên (waitress) và nhiều chuyện khác không tiện nói.

Bạn cũng có thể hỏi lại: “Ủa, thế ngày trước, khi còn trẻ tuổi, Đoàn Dự cũng sống ở miền Tây tới mấy năm trời, Đoàn Dự có gặp cô gái nào đẹp không và có mê cô ta không?” - Có chứ, làm sao tránh được chuyện đó. Chu Mạnh Trinh đã nói “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu”, rõ ràng là quý bạn thấy Đoàn Dự cũng “nòi tình” quá đi mất ấy chứ, làm sao không thương người nọ người kia được.Nhưng, như đã có lần Đoàn Dự đã từng than thở với quý bạn:

Bây giờ em ở phương trời xa
Bỏ lại nơi đây một mình ta
Thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc
Kỷ niệm năm xưa chẳng nhạt nhoà

Ta mơ ước đến khi ta chết
Tà áo năm xưa lại hiện về
Đứng bên thềm cũ, sân trường cũ
Như một kiếp nào trong giấc mơ...
(Đoàn Dự – Áo trắng ngày xưa)

“Phương trời xa” là bên Úc đấy quý bạn ạ. Bởi vậy cho nên chuyện chẳng ra sao hết. Hơn nữa nội dung bài này Đoàn Dự nói về các cô gái ở trong đồng, gia đình thường nghèo, còn cái tà áo trắng làm cho Đoàn Dự “thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc” thì ở thị xã, gia đình khá giả và là người Việt gốc Hoa, không phải là điều Đoàn Dự nói đến. Bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện về Công tử Bạc Liêu quý bạn nhé.

Cô gái gánh nước
Đó là vào khoảng năm 1960, một buổi chiều, Trần Trinh Huy đứng trên ban công ngôi biệt thự ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn, của mình để hóng gió thì chợt thấy một người con gái gánh nước đi ngang qua.

Nhìn kỹ, tâm thần Ba Huy bấn loạn. Ở đâu mà có một nàng tiên xuất hiện như vậy? Ba Huy hỏi người nhà và được biết đó là một cô gái ở miền Tây lên Sài Gòn, sống bằng nghề gánh nước mướn trong khu phố, còn cha cô thì vá xe đạp đầu đường.Lúc này, Trần Trinh Huy đã hơn 60 tuổi (ông sanh tháng 6 năm 1900). Một bữa, Ba Huy trực tiếp đến gặp ông già vá xe đạp rồi nói thẳng:

- Tôi thích con gái ông. Nếu ông gả cho tôi, tôi sẽ cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc...

Ông già vá vỏ xe về suy nghĩ lung lắm. Được tặng một căn phố lầu là chuyện ngoài sức tưởng tượng của ông. Công tử Bạc Liêu tuy đã lớn tuổi nhưng ai mà không biết ông ta giàu? Nếu gả con gái cho ông ta, nó sẽ sung sướng, thoát khỏi cảnh đi gánh nước mướn.

Thế là ông đồng ý. Công tử Bạc Liêu bèn làm giấy tờ, cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc như lời đã hứa. Đó là người vợ cuối cùng của ông và lạ lùng rằng cô sống hạnh phúc với ông tới khi ông mất (1973) và vẫn giữ trọn lòng chung thuỷ cho đến bây giờ. Tay ăn chơi Phan Kim Cân Trần gia có một người rể, chồng của cô Sáu Đông, em gái Trần Trinh Huy.

Người con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch đó tên Phan Kim Cân. Cân là con người đặc biệt, xuất thân từ một gia đình cũng rất nổi tiếng ở Bạc Liêu, cháu nội của ông Phan Hộ Biết. Ông này vừa là đại điền chủ vừa là vua lúa gạo và vua muối tỉnh Bạc Liêu.

Tất cả những ruộng muối từ Vĩnh Châu đến Gành Hào xưa kia vốn là sở hữu của Phan Hộ Biết - đó là cái thuở mà người ta còn gọi Bạc Liêu là tỉnh muối. Phan Kim Cân vốn là “dân cậu”, cùng nhóm với Công tử Bạc Liêu, khi còn trẻ tuổi cũng ăn chơi vào hạng thượng thừa.

Có một giai thoại do Phan Kim Khánh, con trai của ông kể lại như sau: Một bữa, Phan Kim Cân (lúc ấy đã có vợ là cô Sáu Đông, mẹ của Phan Kim Khánh), cỡi ngựa thong dong vào thăm điền Vĩnh Hưng, đến bờ sông thì gặp một cô gái đang rửa chân. Khi cô gái ngửng lên, Cân ngẩn ngơ, tay chân tê liệt đến nỗi làm rơi chiếc roi ngựa lúc nào không hay.

Tại sao ở cái xứ quê mùa này lại có một nàng con gái đẹp đến thế? Cân bèn vội vàng quay ngựa trở về Bạc Liêu, lấy ca nô, xách theo súng, lái vào trong sông, nhào lên bắt cóc cô gái, bịt miệng đem xuống ca nô, dông thẳng về Bạc Liêu. Về tới nhà rồi Cân mới biết đó là con gái của ông bá hộ Bành Tòng Mậu - một điền chủ khá lớn trong vùng.

Gia đình ông Bành Tòng Mậu biết tin, huy động tá điền của mình, đánh trống, gõ mõ đuổi theo nhưng không đuổi kịp, mà kéo tráng đinh ra Bạc Liêu đánh nhau, cứu con gái về thì không đủ sức. Họ bèn kiện lên quan chủ tỉnh và nói rằng Phan Kim Cân là tên côn đồ hung hãn.

Quan chủ tỉnh biết Phan Kim Cân là ai, ăn tiền của gia đình Cân, xếp việc đó lại, khuyên gia đình ông Bành Tòng Mậu nên hoà hoãn tìm cách giải quyết. Gia đình ông Bành Tòng Mậu dần dần nguôi giận, người con gái trở thành vợ nhỏ của Cân, ăn ở với Cân có con, được Cân rất mực yêu quý.

Sách “Bạc Liêu Xưa Và Nay” của tác giả Huỳnh Minh nói dân chúng thời đó ai cũng chê trách nhóm Công tử Bạc Liêu, cho rằng đó là những tay ăn chơi quá mức. Riêng Phan Kim Cân, sách nói rằng dù sao Cân cũng có vài điểm đáng khen. Bởi vì Cân xuất thân trong một gia đình giàu có, tầng lớp thượng lưu, con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch nhưng ai gặp hoạn nạn Cân cũng ra tay giúp đỡ. Đặc biệt là khi chí sĩ Nguyễn An Ninh đi các tỉnh miền Tây bí mật tuyên truyền chống Pháp, đến Bạc Liêu thì được Cân mời về nhà tiếp đãi hàng tháng và giúp rất nhiều tiền bạc hoạt động, không sợ bị mật thám Pháp theo dõi. Sau, Cân theo Việt Minh, năm 1954 tập kết ra Bắc và có vợ con ở ngoài đó, đến năm 1976 có về thăm gia đình.

Cô nữ ca sĩ trẻ đẹp phòng trà
Những người quen biết Công tử Bạc Liêu kể rằng ông ta là người ăn chơi vô độ. Sự giàu có cộng với tính nết coi tiền như rác khiến TrầnTrinh Huy trở thành con người có ma lực thu hút đối phụ nữ, nhưng dù sao ông ta cũng có lần phải chinh phục “người đẹp” một cách khó khăn.

Đó là vào khoảng giữa thập niên 1960s, lúc ấy Công tử Bạc Liêu đã ngoài 60 tuổi, phong độ đã xuống nhưng thói ăn chơi thì vẫn như cũ, không hề thay đổi. Một đêm, đến chơi tại một nhà hàng ca nhạc sang trọng đường Trần Hưng Đạo, Trần Trinh Huy chợt sững sờ trước nhan sắc cũa một nữ ca sĩ trẻ đẹp. Cặp chân dài, thân hình vừa phải, đặc biệt đôi mắt buồn não nùng như ánh sao xa khiến Công tử Bạc Liêu ngây ngất. Lạ lùng là cô ta toàn hát những bản buồn, mang tính lãng mạn nhưng cực kỳ nổi tiếng của thời tiền chiến. Ba Huy bị rung động dữ dội. Ông ta hỏi người hầu bàn:

- Cổ tên gì vậy?

- Thưa tên TT. Cổ chuyên hát ở đây, rất được hâm mộ. (Ca sĩ này hãy còn sống, hiện đang ở hải ngoại nên tên viết tắt, xin quý bạn đừng hiểu lầm kẻo trùng tên người khác). Huy dúi cho người hầu bàn một số tiền

- Nói giùm với TT là Công tử Bạc Liêu muốn mời cổ tới đây uống với ổng ly rượu làm quen.

Sau đó Ba Huy tự tin ngồi chờ. Xưa nay có ai từ chối lời mời của Công tử Bạc Liêu đâu? Bởi vì lời mời dẫn đến sự quen biết thường đi đôi với tiền bạc. Trước năm 75, sau luật Người Cày Có Ruộng, gia đình Công Tử Bạc Liêu lãnh tiền “nợ” truất hữu ruộng đất của nhà nước, từng đợt cỡ ba tháng một vào hạng lớn nhất miền Nam, những số tiền đáng nể đó phải chuyển thẳng vào ngân hàng rồi lãnh dần, không thể lãnh trong một lúc. Công tử Bạc Liêu được nhận phần của mình, nhưng nếu cần ông vẫn bán những căn phố ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Đà Lạt, cộng lại tới vài chục căn, “đốt tiền” không tiếc.

Nhưng điều bất ngờ xảy ra, nữ ca sĩ TT đi vài bàn nhấp mỗi chỗ một chút rượu, không ghé bàn Công tử Bạc Liêu và phớt lờ, không cần biết ông là ai cả. Việc đó làm Trần Trinh Huy rất chạm tự ái. Đêm sau, Ba Huy không nói với hầu bàn nữa mà cho mời đích thân chủ nhà hàng tới, đưa cho ông ta một xấp tiền:

- Ông ca-đô giùm cô TT, ra lệnh cho cổ đến uống với tôi ly rượu.

Ông chủ nhà hàng ra lệnh, TT nể lời đến gật đầu chào, uống với Công tử Bạc Liêu một ly rồi đi, không tỏ ra thân mật khiến Ba Huy càng cay cú. Hôm sau, Công tử Bạc Liêu đã nghĩ ra một cách, bèn gọi điện thoại hẹn trước rồi kêu tài xế lái xe đưa mình tới trực tiếp gặp chủ nhà hàng

- Tôi muốn ông đề bảng không tiếp khách một tối, tôi sẽ bao cả nhà hàng.

- Thưa, chắc ông muốn đặt tiệc gồm toàn người quen

- Không, một mình tôi thôi. Tôi ăn một mình, nghe cô TT ca một mình,coi cổ không tiếp đãi tôi được không. Thường thường, doanh thu một tối như vậy của nhà hàng là bao nhiêu

- Dạ, thưa lớn, tới vài trăm ngàn. (Vàng lúc ấy 12,000 đồng một lượng).

- Được, ông tính bao nhiêu tôi sẽ trả đủ không bớt một cắc, nhưng với điều kiện cô TT phải ca và vui vẻ với tôi. Nếu cổ vui vẻ, chiều đãi tôi, tôi sẽ ca-đô cho cổ thiệt hậu đặng cổ nể mặt, còn không thì khỏi, hổng có một xu.

Sau đó Công tử Bạc Liêu đặt lên bàn một xấp 100 ngàn tiền cọc, giống như ngày xưa đã có lần ông đặt xuống chiếu bạc, quyết định một ván bài trị giá 30,000 đồng khiến tất cả các con bạc đang chơi ở Đại Thế Giới đều phải ngẩn ngơ, sửng sốt.

Đêm ấy Công tử Bạc Liêu ngồi một mình trong ngôi nhà hàng rộng thênh thang để nghe cô ca sĩ trẻ đẹp hát. Cũng chính từ cái đêm “chơi cho đáng mặt” ấy, báo chí Sài Gòn đăng tải, lại tạo nên một giai thoại nữa về việc quăng tiền qua cửa sổ của Công tử Bạc Liêu. Nhưng, cũng có bài báo vẽ hình biếm họa: Công tử Bạc Liêu tay chỏi cằm, đang nhìn chăm chăm vào một cô ca sĩ há miệng thật rộng trên micrô, ngực và mông rất to.

Chính từ đêm ấy, ca sĩ TT thay đổi thái độ, đêm nào cũng ghé bàn Công tử Bạc Liêu một hai lần, uống với ông một hai ly rượu, thân mật với ông và tặng ông những nụ cười đẹp mê hồn. Ba Huy không đêm nào vắng mặt tại nhà hàng. Mỗi lần ông đến, từ các em hầu bàn tới các ca sĩ đều bu quanh ông. Ông móc tiền cho phứa phựa, không cần đếm.

Có báo nói rằng khi Trần Trinh Huy đã 70 tuổi, mỗi lần về Bạc Liêu trên xe của ông vẫn có một cô gái trẻ đẹp. Hậu duệ của ông thuộc dòng họ Trần Trinh nói rằng đó chính là cô ca sĩ phòng trà TT, quê ở miền Tây.

Người vợ Khmer giá 20,000 đồng
Hai Đinh cũng là một nhân vật trong nhóm Công tử Bạc Liêu khét tiếng ăn chơi. Giai thoại kể rằng, có lần ngồi trên chiếc xe do một người Khmer lái (người này là tài xế của ông hoàng Xi-ha-núc lúc còn ở bên Campuchia), thấy vợ tài xế đẹp quá, Hai Đinh tâm thần mê mẩn, đặt thẳng vấn đề:

- Mày bán vợ mày cho tao đi, muốn bao nhiêu cũng được.Tài xế nổi nóng, nói cho bõ ghét

- Tôi bán 20,000 đồng đấy, ông có đủ tiền mua không?

Tưởng nói cho đỡ giận, không ngờ Hai Đinh mua thật. Thưa quý bạn, chuyện này xảy ra năm 1938. - Khi tôi dạy học ở Bạc Liêu, bảy anh em độc thân ở chung mỗi người một phòng trong một ngôi biệt thự rất rộng, nguyên cái nền của nó lát bằng loại gạch bông 8 màu của Ý, cứ mỗi lần người làm lau xong thì các màu nổi lên trông đẹp như gấm.

Bác chủ cho biết ngôi biệt thự này xây năm 1938, bác bằng tuổi với Công tử Bạc Liêu và xây tổng cộng ngôi biệt thự hết 3,000 (ba ngàn) đồng, tiền lúc đó. Tôi tính ra, ông Hai Đinh – anh ruột của Công tử Bạc Liêu – cũng mua cô vợ Miên lai năm 1938 với giá 20,000 đồng, như vậy tương đương với khoảng gần... 7 ngôi biệt thự chúng tôi đã ở

Mấy tay “công tử Bạc Liêu” này đúng là chịu chơi thật! Tác giả Phan Trung Nghĩa cho biết, sau khi được mua, vợ người tài xế ăn ở với Hai Đinh cho đến cuối đời, và từ đó, vì yêu vợ quá nên Hai Đinh có thói quen vận xà rông giống như người Miên.

Ha ha, nếu Đoàn Dự tôi không được đổi về Sài Gòn, thời cuộc không thay đổi, cô gái năm xưa không theo gia đình vượt biên sang Úc “bỏ lại nơi đây một mình ta” thì có lẽ bây giờ Đoàn Dự mặc áo xá xẩu, bập bẹ nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Triều Châu om sòm và có những tí nhau mang hai dòng máu “mèo trắng mèo đen đều là mèo cả” giống như trong truyện Tịch Dương Hồng Đoàn Dự đã viết.

Thì ra, “Một buổi lỗi thề hiên Lãm Thuý, ngàn năm để hận chốn Tiêu Tương” chỉ vì thời cuộc giống như hai câu thơ than thở trên đây của thi sĩ Bùi Khánh Đản, hay thiệt!...

Bây giờ xin mời quý bạn coi tiếp phần hai của bài, tức chuyện
hiện nay người ta đi săn các cô gái quê ở miền Tây như thế nào...

Nếu như trước đây, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê muốn tuyển tiếp viên thì họ đăng báo, treo bảng tuyển dụng hay qua sự giới thiệu của người quen hoặc các trung tâm môi giới việc làm. “Lối đó xưa lắm rồi. Bây giờ chúng tôi trực tiếp đi săn tiếp viên. Muốn lứa tuổi nào, nhan sắc đến dâu, dân miệt nào đều có thể tìm được ngay lập tức. Chỉ cần một cú phôn là tụi này sẽ cho người dẫn đến...”. Ông Hai H., một “chuyên gia” đi lùng tiếp viên tự nói về mình như thế.

“Cò” tiếp viên và công nghệ “săn hàng
Chúng tôi nài nỉ mãi, cuối cùng ông H. cũng đồng ý cho đi theo một chuyến săn “hàng”, tức đi kiếm các cô thôn nữ dưới quê, đưa về thành phố làm tiếp viên hay các loại “dịch vụ” giải trí khác không thể diễn tả bằng lời. Ông H. vốn quen biết với nhiều nhà hàng, khách sạn, tiệm nhậu, tiệm karaoke ở thành phố.

Nghe đâu vốn đầu tư- của ông vào chuyện làm ăn tới hàng chục tỷ đồng. Ông bảo, trước đây mỗi khi muốn tuyển tiếp viên cho quán của mình, ông phải treo bảng tuyển dụng trước tiệm hoặc đăng trên báo. “Nhưng làm như vậy rất thụ động và nhiều khi không được như ý mình muốn”

Cách đây ít lâu, ông nảy ra sáng kiến hình thành hẳn một công ty săn tiếp viên, và bây giờ trở thành một đại gia chuyên kiếm nguồn tiếp viên cho các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố

Chuyến đi về miền Tây lần này, ông H. nói sẽ kiếm chừng 20 em cỡ từ 17 - 18 tới 20 tuổi, trông phải trắng trẻo, xinh xắn và “có văn minh” một chút. Hơn nửa số đó ông sẽ cung cấp cho các quán bar bên Phú Nhuận để lấy tiền công, số còn lại sẽ huấn luyện họ để bổ sung vào các “dịch vụ” giải trí của chính ông, vì các em cũ một số thì nghỉ việc, một số được “sang tay” cho các quán khác khi họ cần gấp. “Cứ mỗi em mà họ -ưng ý, tôi được hưởng từ 2 tới 3 triệu đồng.

Có khi họ thích gái Nam Bộ biết ca vọng cổ, cải lương thì mình về miền Tây, còn nếu họ thích gái miền Trung, mình sẽ ra Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định... Nói chung là tùy nhu cầu của bên đặt hàng. Công việc bây giờ phải thật nhạy bén vì ít lâu nay có nhiều kẻ cũng muốn nhảy vào làm ăn như mình. Lơ mơ là họ chơi tay trên liền...”.

- Nhưng “nguồn” ở đâu mà có hoài được? Và đưa các em vào trong “guồng máy” là thế nào?” - tôi thắc mắc. Ông H. cười:

- Đi với tôi, từ từ rồi các bạn sẽ hiểu.

Thì ra “nguồn” ông H. được cung cấp chính là những thông tin từ các em tiếp viên đã đến trước. Em nào vào làm ông cũng hỏi về gia cản và các “nữ lao động” khác ở quê. Ông ra giá, hễ em nào cung cấp được nhiều thông tin thì ông sẽ thưởng cho vài trăm ngàn và sẽ tăng lương từ một tới hai trăm ngàn đồng mỗi tháng.

Bởi vậy cho nên các chuyến đi tìm “hàng” của ông rất có kết quả và lần nào đi ông cũng dẫn theo các em cũ để họ dẫn lối, giới thiệu cho được thuận tiện À ra vậy, bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao đi cùng xe với chúng tôi có hai cô gái trạc 20 tuổi, trông khá xinh nhưng đối với ông H. cóvẻ khép nép và ít hào hứng trả lời khi chúng tôi hỏi chuyện. Họ đi theo ông chủ, về quê cũ để giới thiệu “hàng”.

Xe chạy qua thị trấn Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang rồi xuôi theo một con đường đất đỏ dài hun hút hàng chục cây số nữa mới tới quê của Hoa - tên một cô tiếp viên có mái tóc xõa ngang vai và nước da trắng như trứng gà bóc.

Những căn nhà tranh xơ xác nằm cặp bên một con sông khá rộng, nước chảy mạnh. Căn nhà của gia đình Hoa nằm sâu trong xóm thực chất chỉ như một chiếc chòi lá nằm trên nền đất, có thể sập bất cứ lúc nào khi gió lớn. Mấy đứa em nhỏ của Hoa đen đúa, lấm láp chạy ùa ra mừng chị về, mắt cứ trố lên nhìn những người khách sang trọng.

Má của Hoa gầy ốm hom hem, ho khọc khạch lúc ông H. và chúng tôi cúi đầu chào lịch sự.Hoa cười rất tươi, mở túi xách lấy quà chia cho các em và mẹ. Chẳng hiểu sao tôi cứ cảm thấy một cái gì đó xót xa khi nhìn nụ cười giả tạo của cô tiếp viên này với vai trò của người chị lớn, của đứa con ngoan vừa từ Sài Gòn trở về. Chao ôi, cái miệng đó...Tôi biết nói làm sao được?

Nói ra quý bạn lại bảo tôi là một thằng khốn nạn, mô tả ra những điều mà người ý tứ phải giữ kín, không nên mô tả... Hoa mời mọi người ngồi tạm trên chiếc giường tre ọp ẹp rồi rủ Phương, cô bạn tiếp viên đi cùng, bảo rằng ra xóm để nhắn mấy “đứa em” đến chơi... Lúc ngồi trên xe, ông H. có nói với tôi rằng, cách đây mấy hôm, ông đã cho hai cô tiếp viên này về quê để “sắp xếp” trước.

“Đây là ông chủ của chị, giám đốc một công ty lớn trên thành phố. Công ty đang cần tuyển nhân công, ông chủ nghe nói mấy em muốn kiếm việc làm nên đích thân xuống đây xem xét, nhận các em đi làm”, Hoa nói với bốn cô gái quê trông cô nào cũng rất xinh xắn, cặp mắt đen láy như mắt chim bồ câu.

Tâm hồn tôi ứ nghẹn. Những gương mặt đó, những đôi mắt đó rồi sẽ vẩn đục, bởi vì kiếm được đồng tiền ở Sài Gòn không phải chuyện dễ. Các cô sẽ phải đánh đổi sự trong sạch ở nơi thôn quê đó để lấy những gì mà trí óc các cô không hề nghĩ đến. “Ông chủ” nói: “Về làm với qua công việc nhàn hạ, lương lại cao. Các em xinh thế này ở quê mãi thì uổng quá, tiền bạc đâu có kiếm ra được đồng nào...”.

Cuộc nói chuyện diễn ra chớp nhoáng và tốt đẹp hơn cả mọi người tưởng tượng. Các cô gái quê gật đầu đồng ý và xin phép về sắp xếp quần áo, buổi chiều sẽ theo xe chúng tôi đi Sài Gòn. Ông H. cười rất tươi vì vừa tìm được “hàng” vừa ý... Xe lại xuôi về ngã rẽ, qua hướng Bến Tre để đến quê của Phương, cô tiếp viên còn lại, ở bên kia phà Rạch Miễu.

Đang đi trên đường đất đỏ, Phương bảo xe rẽ vào một con đường nhỏ. Xe dừng lại. Đi bộ cả cây số, qua ba cây cầu khỉ rồi đến nhà một cô bé vừa tốt nghiệp cấp 3, thi rớt đại học, gia cảnh rất khó khăn. Lại những lời hứa hẹn, đường mật về một tương lai sáng lạn. Gương mặt cô bé ngời lên niềm vui về cuộc đổi đời trong nay mai...

Nhìn vẻ hớn hở của T, cô bé quê ở Châu Thành, Bến Tre, tôi lại nhớ cách đây ít tháng, tôi cũng đã gặp một tiếp viên quán nhậu trên đường Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, có gia cảnh giống như T. Tốt nghiệp cấp 3, cô gái này cũng nghe bạn bè giới thiệu, lên thành phố làm tiếp viên với mức lương 800,000 đồng/tháng tức cỡ 50 USD.

Rồi hoàn cảnh đẩy đưa, ở trong môi trường bia, rượu và muốn kiếm thêm tiền, cuối cùng cô cũng chấp nhận đổi đời bằng cách... bán mình. Bán mình là khá đấy quý bạn ạ, còn nhiều chuyện khác đáng mắc cở và tội nghiệp hơn nữa kia. Không dưng mà tôi than thở rằng cái miệng xinh tươi và trong sạch đó...

Bây giờ, Thủy - cô gái – khóc, nói với tôi rằng muốn trở lại con đường cũ, về lại quê nhà nhưng không được nữa, khó biết chừng nào... Ông H. khoe với tôi có những nơi ông trở lại người ta mừng rỡ lắm, mừng như gặp lại vị ân nhân đã giúp con họ đổi đời. Có những gia đình vây lấy ân nhân, khoe rối rít rằng hàng tháng con họ vẫn gửi tiền về đều đều và cho gia đình biết tin công việc ở trên đó vẫn ổn định, tốt đẹp, nhàn hạ. Lâu lâu lại có cô về, da trắng hẳn ra, xinh hơ hớ, quần áo thì mô-đen, nước hoa thơm phưng phức, vàng đeo trên tay. Họ đi trên đường đất nhà quê trong sự thèm thuồng của các cô gái khác, cũng con nhà nghèo nhưng không được xinh đẹp như vậy.

“Guồng máy” tiếp viên
Ông T.H.M ở quận 5 cũng là một chuyên viên đi “săn” và “kinh doanh” tiếp viên Sài Gòn. Ông cho biết, để săn được nhiều tiếp viên trẻ đẹp cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, ông đã thiết lập hẳn một đường dây chân rết có thể thông báo rất nhanh cho ông tin tức về các cô gái đang cần việc làm, ở 6 tỉnh miền Tây và 5 tỉnh miền Trung là những nơi ông quen biết nhất.

Theo ông, việc săn tiếp viên chỉ mới xuất hiện gần đây thôi nhưng được xem là có nguồn thu nhập khá béo bở nên nhiều người nhảy vô. Người ta thi nhau đổ xô về các tỉnh, càng miền quê heo hút càng tốt để “huy động” và đưa “hàng” về thành phố.

Còn các “guồng máy”, ngày nay người ta đã khôn, không cư xử tàn nhẫn hoặc bắt buộc các cô phải “đi khách” như trước đây. Họ đăng ký tạm trú, tạm vắng cho các cô đàng hoàng và dứt khoát không cho phép chuyện “chiều” khách tại chỗ dù các cô đã thạo nghề, muốn kiếm ăn thêm. Nhưng các cô đi “vui vẻ” với khách ở nơi khác thì được, họ rất... khuyến khích. Không phải họ muốn chia chác gì cả nhưng nếu các cô chiều khách tại chỗ, họ sẽ bị công an bắt bớ, còn đi nơi khác, khách sẽ thích thú, thân thiết, lần sau sẽ trở lại ăn uống hoặc massage nữa.

Có một qui định ngầm mà cả chủ lẫn tiếp viên đều không nói ra: các cô càng chiều khách, làm khách vui lòng bao nhiêu nhà hàng càng quý các cô bấy nhiêu, ngoài tiền “bo” (tip) các cô được hưởng, nhà hàng sẽ tăng lương cho các cô hơn tăng cho những cô không được khách thích.

“Cuối cùng thì đường nào rồi cũng sa chân vào cạm bẫy thôi. Vả lại, một khi mình đã sống trong môi trường đó, với “công nghệ” đào tạo để giữ chân khách của các quán thì khó mà tính được chuyện giừ mình”. “Cứ khăng khăng không chịu chiều khách sẽ bị đuổi việc. Về quê sẽ dở dang rồi còn gánh nặng gia đình? Qua quán khác thì cũng chạy trời không khỏi nắng đâu chú”, Hoa tâm sự với tôi như vậy nhân một bữa tôi ghé qua, muốn kiếm đề tài để viết. “Mà giữ làm chi? Chú thấy đó, nhà cháu nghèo muốn chết.

Nói thiệt với chú, nhờ có cái chuyện Sid (AIDS) nên tụi cháu không sợ gì hết. Khách họ hiểu biết, chính họ cũng giữ gìn chớ không phải chỉ riêng bọn cháu. Họ...chạy vòng ngoài, đã đi chơi là đem theo đồ nghề đàng hoàng chớ cho ăn kẹo họ cũng không đá chân không. Tụi cháu có mất gì đâu? Có tiền gởi về gia đình, nuôi các em đi học...”.

Đúng, các cô không mất gì cả. Vì chuyện AIDS nên ai cũng phải tự bảo vệ lấy mình. Nhưng sự thực là tiếp xúc nhiều thì tâm hồn các cô sẽ trơ đi, như cục đá, như cục đất, không còn sự ngây thơ trong sáng của cô gái quê bình thường. Nói cho cùng, ai cần sự ngây thơ đó? Gia đình các cô nghèo đói, túng thiếu, những đứa em lấm lem chạy ra mừng chị, mái nhà tranh cũ kỹ, ọp ẹp sắp bay xuống sông...

Tôi không bênh vực cho sự mong muốn kiếm tiền của các cô nhưng cũng không chê trách các cô. Tôi nhớ ngay nhà độc tài La Mã Caesar Borgia cũng còn nói câu: “Nghèo đói, túng thiếu, sống không nổi thà chui vào trong quan tài còn sướng hơn”. Thôi thì trên đường đời, muốn kiếm đồng tiền để thoát khỏi cảnh nghèo túng như vậy, tôi chỉ cầu mong cho các cô đừng gặp những thằng cám hấp dở dở ương ương, nó ngu đến độ cứ khăng khăng đòi...đá chân không để các cô có thể gặp nguy hiểm.

Đoàn Dự

Chuyện Kinh Hoàng

Tẩy trắng mực, lòng bò bằng thuốc tẩy; làm tươi thịt, cá biển đã ươn tới mức có dòi bên trong bằng hàn the, formol... Công nghệ giữ tươi, làm tươi cá, mực, thịt... kinh hoàng như thế đang được áp dụng hằng ngày ở các chợ. Những gì mục kích tận mắt ở một số chợ ở Saigon, Bình Dương khiến chúng tôi rùng mình...

10 giờ sáng tại chợ An Bình (thuộc xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi cung cấp thực phẩm cho hàng chục nghìn công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần và khu chế xuất Linh Trung, người đàn ông bán thịt cao to lần lượt cho thịt heo đã chuyển màu đỏ sẫm vào một cái xô. Ông ta đổ nước có pha hàn the vào xô thịt lắc đều, khoảng 1 - 2 phút sau vớt ra. Những miếng thịt đã chuyển sang màu đỏ hồng được ông ta dùng một mảnh mền cáu bẩn lau khô rồi bày trở lại lên sạp. Chỉ vào hũ đựng hàn the đặt trên sạp, chúng tôi hỏi: "Bộ anh bỏ hàn the vô thịt hả?". Ông ta lớn tiếng: "Ở đâu chẳng vậy! Không ướp hàn the thì chiều còn thịt đâu để mấy người ăn?".

"Ở đâu chẳng vậy" - ông bán thịt này nói hoàn toàn đúng sau những gì chúng tôi chứng kiến ở nhiều chợ khác. Cứ khoảng từ 10 giờ sáng trở đi, thời điểm thịt, cá bắt đầu ngả màu và ôi thiu, tiểu thương bắt đầu dùng hàn the để ướp. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các chợ nằm gần khu vực các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tiểu thương ướp, tẩm hàn the công khai ngay tại sạp. Nhiều người bán cá sau khi ướp hàn the còn ngụy trang vài cục nước đá nhỏ trên mâm cá cho người mua... yên tâm. Hàn the lại tiếp tục được sử dụng vào buổi chiều, tối với liều lượng càng lúc càng tăng. Lòng bò, mực ươn thì được làm trắng bằng thuốc tẩy cho bắt mắt.

Tại chợ An Bình, mọi người còn rỉ tai nhau về một tiểu thương nổi tiếng với việc "hô biến" cá thối, lúc nhúc dòi thành cá... mới chết. Một tiểu thương bán cá lâu năm cho biết, những ai ăn phải loại cá này đầu lưỡi sẽ tê cứng lại vì chát. Cách ngôi chợ này không xa, hẻm 561 xa lộ Đại Hàn (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Saigon) nổi tiếng là "bãi đáp" của thịt heo chết, heo bệnh. Nhiều người đến đây mua thịt mang về bán lại. Một người tên L. - theo nhiều tiểu thương - là đầu mối lớn tại đây, chuyên cung cấp loại thịt này cho tiểu thương, quán cơm, quán nhậu trong khu vực.

Những chợ tự phát xung quanh khu chế xuất Tân Thuận (Q.7) cũng diễn ra tình trạng ướp hàn the công khai. Trong đó, khu chợ tự phát trên đường Bùi Văn Ba là trầm trọng nhất. Ngay cả những chợ Phạm Thế Hiển (Q.8), Nhị Thiên Đường (Q.8), Bà Chòi (huyện Nhà Bè), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)... và cả ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền cũng xảy ra tình trạng này.

Bác sĩ Nguyễn Đỗ Như Tuệ (khoa Nhi, Bệnh viện Hùng Vương) cho biết: "Hàn the là chất hóa học không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Khi vào cơ thể người, chỉ được đào thải khoảng 80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Triệu chứng dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu... Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, thoái hóa cơ quan sinh dục, gây vô sinh và là một trong những tác nhân gây ung thư. Đặc biệt, trẻ em ăn phải thực phẩm có lượng hàn the 1 - 2g/kg thể trọng sẽ bị tử vong sau 10 - 12 giờ".

Bất kể hàn the độc hại đến như vậy, bất kể các quy định cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm, không màng đến sức khỏe của khách, nhiều tiểu thương kinh doanh cá thịt vẫn ngày ngày sử dụng "công nghệ" kinh khủng nói trên để kiếm lợi cho mình.

Hàn the cũng đang được sử dụng lan tràn trong chế biến các loại thực phẩm khác. Sau khi ăn thử miếng dưa chuột muối giòn ngon của một tiểu thương ở chợ Bình Tây, tôi tỏ ra nghi ngờ về sự có mặt của hàn the. Chị này thật thà cho biết: "Chỉ cho vào chút ít thôi em. Các loại dưa chua khác như dưa kiệu, dưa cải... cũng đều phải thế, nếu không thì làm sao ngon được!". Theo chị thì các loại bánh xèo, bánh bột lọc, rau câu, sương sa, sương sáo... đều có sự góp mặt của hàn the để tăng thêm độ giòn, độ dai. Một tiểu thương bán giò chả ở chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) cũng "bật mí": "Giò chả có thêm một ít hàn the sẽ làm cho thịt có màu hồng tươi, bắt mắt hơn; không có hàn the miếng chả sẽ mềm, nhợt nhạt".

Đọc Báo VẸM 13

Yêu thương và thù hận

Quê hương có ai không nhớ?
Nguồn: vietsciences.free.fr

Caubay

Trên đời này có lẽ tình thương yêu là điều quí nhất. Tất cả các tôn giáo đều răn dạy con người sống trong yêu thương. Nền tảng của các xã hội văn minh là giáo dục con người lòng nhân ái, không riêng cho đồng loại mà cả đến súc vật, cỏ cây. Thiên đàng nếu có thật sẽ là nơi không có chỗ cho lòng thù hận. Những điều căn bản tốt lành trên đã được ông Nguyễn minh Triết đưa ra trong lần phát biểu vừa qua tại buổi tiệc ở Dana Point, California.

Xin nhắc lại lời phát biểu của ông Triết:

"Sống trên đời để làm gì? Các bạn có đặt câu hỏi đó không? Sống trên đời không phải để thù hận mà chính là để yêu thương nhau”

Cám ơn ông đã nói lên lời từ ái dù câu hỏi có vẻ dạy đời này không có gì mới lạ và dù được nói ra với bất cứ dụng ý gì. Ở miền Nam trước đây cũng như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, bất kỳ đứa trẻ nào cũng được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ đạo đức làm người. Đó là hãy sống chân thật, luơng thiện, lấy mục tiêu hy sinh vì dân tộc, tổ quốc, nhân loại và lấy phụng sự tha nhân làm lẽ sống. Sống trên đời để làm gì và đã làm được gì cho đời? Ai không một lần tự vấn? Đời sống có bao lâu mà buồn phiền, âu lo, bon chen, thù hận. Tôi, có lẽ cũng như tất cả đồng bào hải ngoại khác, vì hoàn cảnh tha hương, nên đã rất nhiều lần, nhiều đêm khắc khoải như thế, không phải đợi đến lúc ông Triết nhắc ra câu hỏi này.

Tuy vậy, vì câu hỏi được đặt ra từ miệng ông Chủ tịch của nước Việt Nam Cộng sản (CHXHCN Việt Nam - DCV), một nhà nước với thành tích dối trá rất dày, đã gợi lên trong tôi vài suy nghĩ. Tôi mong chia sẻ với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ trong và ngoài nước, những suy nghĩ của tôi về lời tâm sự của ông Triết, điều mới nghe qua có vẻ như rất đơn giản và hiển nhiên này.

Trước hết, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu người được hỏi và phải trả lời câu hỏi trên chính là ông Triết và những người trong đảng Cộng sản của ông.

Sống trên đời không phải để thù hận. Người cộng sản có làm được điều đó hay không? Thù hận ai và thù hận cái gì? Chúng ta thù hận ngoại bang đã xâm chiếm nước ta là một điều chính đáng. Xin mở ngoặc để nói vắn tắt về ngoại bang. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây đã rõ ràng là họa xâm lăng mà chúng ta buộc lòng phải nuôi lòng thù hận để bảo vệ quê hương. Tuy vậy bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ vừa qua lại là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và Tư bản. Miền Nam dựa vào Mỹ và các nước tự do thì miền Bắc dựa vào Nga, Tàu. Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam hiểu rất rõ điều đó. Vậy thì trong hoàn cảnh hiện nay, để nối lại tình yêu thương giữa người Việt với nhau, chúng ta hãy bỏ qua yếu tố ngoại bang, vì nếu người này nói miền Nam bị Mỹ xâm lược thì người khác sẽ nói miền Bắc bị Nga Tàu đô hộ. Chuyện tranh luận sẽ dai dẳng và đó không phải là mục đích của bài này.

Trở lại với lời phát biểu của ông Triết, tôi tin rằng ý ông ta muốn nói đến sự thù hận và mong muốn hòa giải giữa người Việt với nhau. Vậy thử hỏi rằng trong dân ta, ai là người gây ra thù hận?

Ngày xưa trong thời phong kiến, dân ta sống trong chế độ lắm khi khắc nghiệt nhưng giữa người dân với nhau không có lòng đố kỵ hận thù. Lòng hận thù nếu có chỉ xảy ra giữa thiểu số cai trị và người dân thấp cổ bé miệng. Dù vậy thời đó người dân không được giáo dục để căm ghét nhau, người nghèo không hề được giáo dục để hận thù người giàu. Ngược lại, từ ngày có đảng Cộng sản Việt nam, lòng dân đã phân hóa, thù hằn đã trở thành mối tâm niệm như là một lẽ sống. Càng hận thù nhiều càng chứng minh được tính đảng cao, tính giai cấp sâu sắc. Và ai là kẻ cổ võ, kích động lòng thù hận giữa các tầng lớp nhân dân? Rõ ràng chính đảng Cộng sản đã dựa vào chủ thuyết Mác Lê vô thần để đấu tranh giai cấp, nhồi nặn lòng hận thù, giành độc quyền chân lý mà hậu quả là các cuộc khủng bố, giết hại các người khác tư tưởng, khác chính kiến, khác giai cấp và tín đồ các tôn giáo. Đỉnh cao của sự thù hận này là cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc.

Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam mà họ tự nhận là giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Lại buộc lòng phải đi xa đề, nói thêm là cuộc chiến đó đã không giải phóng được một ai và cũng là nguyên nhân đưa đất nước lệ thuộc vào ngoại bang nhiều hơn nữa. Vì cuộc chiến đó mà miền Bắc đã tự trói mình trong vòng kiềm tỏa của Liên xô và Tàu và buộc miền Nam phải lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn nữa. Cuộc chiến đó có chính nghĩa hay không có lẽ mọi người hôm nay đều thấy rõ và tôi không muốn nêu nó ra hôm nay vì như đã nói như trên, nó sẽ lạc đề và lâm vào cuộc tranh luận bất tận. Tôi chỉ muốn nói rằng qua cuộc chiến đó, người cộng sản đã cố tình gieo rắc, đầu độc lòng thù hận giữa người Việt với nhau rất sâu đậm như một phương tiện để đạt được chiến thắng. Hậu quả rất tai hại của nó là dấy lên lòng căm thù không cần thiết mà chúng ta ngày hôm nay phải đương đầu giải tỏa.

Người dân dưới chế độ cộng sản, các em bé ở trường học, đội, đoàn đã được giáo dục lòng căm thù bất kỳ ai không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Các từ ngụy, tề, phản động, ác ôn… đã được dùng cho tất cả người Việt không ngoan ngoãn chấp đường lối của đảng Cộng sản. Trong cuộc chiến, lòng thù hận đã được khai thác qua vô số bài tuyên truyền, sách vở, được đào sâu qua bao nhiêu cuộc khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu xảy ra từng giờ ở các làng xã miền Nam. Đỉnh cao của lòng thù hận đó là chính người Việt đã giết người Việt rất dã man trong vụ tết Mậu thân.

Đó là thời chiến. Còn thời bình thì sao? Khi chiếm xong cả nước, người cộng sản đã không hề đem lòng yêu thương trang trải ra cho đồng bào; mà ngược lại, để củng cố quyền lực họ lại tiếp tục dấn sâu vào tội ác, gây nên nhiều nỗi oán hờn. Những trại tù cải tạo, những đợt đánh tư sản, sự phân biệt lý lịch, gây chia rẽ đố kỵ giữa bạn bè, gia đình để dễ bề kiểm soát, chính sách chèn ép dân chúng đi các vùng kinh tế mới để chiếm nhà cửa, tài sản của người dân. Cuộc bỏ chạy bi thương của nhiều triệu đồng bào vượt biển băng rừng để tìm tự do chính là chạy trốn sự thù hận, khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản. Xin đừng nói rằng người ta đi vì kinh tế. Nếu có người ra đi vì kinh tế thì đó cũng là hậu quả của sự đói khổ, bất công do đấu tranh giai cấp, bè đảng tạo ra.

Từng đó cũng quá đủ để nhận ra đâu là nguyên nhân và ai là thủ phạm đã gây nên sự thù hận trong dân ta.

Đó là việc quá khứ. Hôm nay nhiều ý kiến cho rằng hãy quên đi quá khứ, nhất là quá khứ bi thảm đó. Hãy tha thứ và sống với lòng bao dung vì sự tha thứ và bao dung sẽ làm cho chúng ta sồng hạnh phúc hơn. Người ta kêu gọi xóa bỏ hận thù và bắt tay nhau. Điều đó đúng và nên làm nếu tất cả đều chân thật. Dù được như vậy đi nữa, người cần đưa tay ra trước không thể là nạn nhân, mà phải là thủ phạm, kẻ gây ra tội lỗi. Và sự hòa giải phải được thể hiện bằng hành động chứ không phải nói suông hay tệ hơn, nói một đàng làm một nẻo.

Ngay thời điểm ông Triết đang nói trong bàn tiệc, sự thù hận, phân biệt, đố kỵ của đảng Cộng sản đối với người “ngoài đảng” vẫn đang tiếp diễn. Hãy coi họ đối xử với các người bất đồng chính kiến vừa qua. Ai không bằng lòng với họ là cầm chắc con đường bị trù dập, đi tù với nhiều tội danh rất tùy tiện. Bàn tay tất nhiên không bao giờ che nổi mặt trời và sự giả dối chính là lực cản khổng lồ cho mọi mong muốn hòa giải.

Một ví dụ để chứng minh lòng thù hận hèn hạ của người cộng sản Việt nam là việc họ dùng sức ép ngoại giao để phá bỏ các mộ bia tưởng niệm thuyền nhân lâm nạn. Hành động đó có xuất phát từ lòng yêu thương, sống để yêu thương như lời ông Triết hay không? Hay lòng thù hận trong lòng họ vẫn cao chất ngât? Để cho công bình, cũng có điểm son khi nhà cầm quyền cộng sản có chính sách mới với nghĩa trang quan đội Biên hòa. Tuy vậy hãy còn sớm để biết hậu quả của việc giao lại sự quản lý cho phía dân sự. Nhiều người vẫn nghi ngờ về tương lại của khu đất “vàng” này dựa trên suy luận nếu một mai khi tình hình êm dịu lại có một nghị định khác, viện những lý lẽ “hợp tình hợp lý” khác, để xóa vết tích lịch sử này đi. Dù sao đó chỉ là suy diễn và nghi vấn, tuy vậy nó cũng có căn do, đó là thành tích tráo trở thâm niên của đảng Cộng sản.

Một đoạn khác, ông Triết cũng dang rộng hai tay khi nói rằng:

“Vì vậy, một lần nữa, tôi mong bà con của mình, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ý kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam"

Đó đúng là tâm nguyện của toàn dân nhưng là ý chí của Đảng thì cần coi lại. Thế nào là ý chí, tâm nguyện của đảng Cộng sản Việt nam? Ý chí và tâm nguyện đó được thể hiện ngày hôm nay có khác những gì đã liên tiếp xảy ra trong 60 năm qua? Khi tấn, khi thối, khi thay da, khi đổi màu mà họ vẫn tự hào khoe rằng đó là đỉnh cao trí tuệ nhạy bén nắm bắt thời cơ, là sự sáng suốt tuyệt vời của Bác, của Đảng!

Ông cũng nói rằng khi thấy số ít người biểu tình phản đối, ông muốn dừng lại, xuống bắt tay và nói chuyện với họ. Điều đó rất quí nhưng không ai có thể tin ông có lòng như thế. Một cuộc họp báo công khai để trao đổi với đồng bào hải ngoại ông cũng không làm thì mong gì đứng trên lề đường nói chuyện với dân. Hơn nữa, thay vì bắt tay với số ít người chống đối ông ở đây, xin ông hãy về nước, mở lòng yêu thương, vào các nhà tù và bắt tay, nói chuyện thẳng thắn với các người ông đã bỏ tù như linh mục Nguyễn văn Lý, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, các anh Nguyễn Tấn Hoành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo…

Quan điểm của họ cũng không khác gì, nếu không nói là ôn hòa hơn, những người biểu tình phản đối ông ở đây. Ông kêu gọi người ta gác bỏ sự khác biệt thì chính ông phải làm điều đó trước. Tại sao ông lại đi bỏ tù những người khác chính kiến với ông và vu cho họ phạm luật hình sự? Với lối hành xử thiếu thành thực như vậy thì ai dám dang tay, mở lòng ra với ông và dù ông có dang rộng hai tay thì người ta vẫn hoài nghi những gì còn dấu bên trong tay áo. Nặng lời hơn một chút, người ta dễ nhầm lẫm đó là cánh tay của con chó sói trong một câu chuyện ngụ ngôn.

Đối với người Việt hải ngoại, dù từng bị vu khống, bôi nhọ một cách rất độc ác rằng họ là thành phần cặn bả của xã hội, bị lôi kéo bởi thế lực phản động, ngày hôm nay ai cũng thấy rõ mọi người Việt muốn ra đi chỉ vì muốn chạy trốn sự thù hận của chế độ cộng sản. Quê hương quả là nơi đẹp nhất như được diẽn tả trong bài thơ của Đỗ Trung Quân hay trong Quốc văn giáo khoa thư. Không có ai có thể lôi kéo chúng ta khỏi quê hương cũng như không có ai có thể xua đuổi chúng ta ra khỏi mái ấm gia đình nếu đó không là chính người thân trong gia đình chúng ta. Chỉ có cuộc sống phập phồng trong xã hội đầy hăm dọa và thù hận mới có thể khiến người ta liều cả mạng sống của mình để lìa bỏ quê hương, sống đời tha hương với bao nhọc nhằn, buồn tủi.

Giờ đây nếu đảng Cộng sản muốn xóa tan sự thù hận của chính mình với đồng bào thì họ hãy chứng minh bằng hành động, đừng bằng lời nói suông. Bỏ visa nhập cảnh cho Việt kiều là một hành điều nên làm nhưng cho đến nay nó chỉ biểu lộ sự ban ơn mà không truy nguyên ra cội nguồn của vấn đề. Hãy đặt vài câu hỏi. Vì đâu người Việt nam lại cần visa để đi đến nước Việt nam? Vì họ bỏ chạy ra nước ngoài. Vì sao họ chạy ra nước ngoài? Vì đảng Cộng sản đã áp bức, chà đạp nhân phẩm, ăn cướp tài sản của họ. Vậy thì hãy trả lại những gì mà họ đã mất.

Điều đó không có gì khó làm khi mọi thứ quyền hành các ông nắm trong tay. Phần tôi, xin đề nghị một việc các ông nên làm, việc này không tốn kém mà có hiệu quả rất cao. Đó là hãy sám hối và nói một lời xin lỗi chân thành đến nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua. Làm được như vậy, tôi tin với lòng bao dung của dân Việt, họ sẽ dang tay đón các ông trong tình thương yêu, không thù hận. Hãy thành tâm đi tìm căn nguyên để giải quyết vấn đề từ cốt lõi của nó. Làm được như thế, lòng ông sẽ thanh thản và không bị ray rứt bởi sự dày vò, nếu quả thực ông có như thế, bởi câu hỏi: “Sống trên đời để làm gì?”

San Diego June 29, 2007

Giữ hình ảnh văn hóa

“… Nhà nước nên thấy, du khách vào VN đâu có mong đợi xem các nhà cao tầng làm chi …”

Khi bạn cất bước du lịch, bạn hình dung như thế nào về nơi sắp đến? Và mong đợi những gì? Thí dụ, khi tới thăm Thái Lan sẽ là hình ảnh những ngồi chùa vàng và các tu viện bên rừng, bên suối. Hay nhắc tới Cam Bốt là bạn nghĩ ngay tới khu Đế Thiên Đế Thích. Hay như Lào trầm lắng và thơ mộng, hay như Singapore sạch bóng và tối tân, và vân vân. Du lịch Việt Nam đang phải gay gắt cạnh tranh với những hình ảnh như thế với các nước bạn láng giềng, và đã tự tạo ra cho mình được hình ảnh độc đáo nào chưa?

Du lịch là một kỹ nghệ dễ dàng tăng tốc nhiều hơn các kỹ nghệ khác trong khi đầu tư thường lại ít hơn. Du lịch cũng là một kỹ nghệ giàu tính nhân bản và xã hội hơn mọi ngành khác, vì sẽ nuôi được cả các em bé đánh giày, các cô gái mát-xa, các bác tài lái xe xích lô, các nhà nghỉ và khách sạn, các tiệm ăn, và vân vân.

Theo bản tin e-Travel Blackboard phổ biến hôm Thứ Năm 28-6-2007, du lịch VN dự kiến sẽ tăng đều mỗi năm 14% trong 5 năm tới. Như thế là mức tăng nhiều gần gấp đôi mức tăng trung bình kinh tế cả nước.

Bản tin đó dựa vào bản phúc trình 'Opportunities in Vietnam Tourism Industry' (Cơ Hội Trong Kỹ Nghệ Du Lịch Việt Nam), thực hiện do công ty nghiên cứu thị trường RNCOS. Bản tin viết là vào năm 2006, đã có khoảng 3.6 triệu du khách quốc tế bay vào Việt Nam, và tiên đoán với sức tăng đó thì Việt Nam "trong một thập niên tới sẽ trở thành một trong mười điểm hàng đầu để đến du lịch trên thế giới… Các kỹ nghệ liên hệ du lịch như hàng không, giao thông và đón tiếp khách sẽ hưởng lợi lớn nhờ sức tăng này…"

Tuy nhiên, bản tin khô khan đó không nói lên được cảm xúc của một người bình thường, đặc biệt là một người Việt Nam hải ngoại. Bản tin chỉ là những con số dự kiến, không nói lên cảm xúc. Thí dụ, cảm xúc của một du khách quốc tế, như Tây hay Mỹ, khi nghĩ về VN ra sao? Có thấy nóc chùa vàng trong tâm tưởng như khi nghĩ tới Thái không? Cần hình ảnh, tất nhiên. Việt Nam cần hình ảnh. Người Việt hải ngoại thì không cần suy nghĩ nhiều, vì lúc nào hình ảnh cũng đầy ắp. Như chiếc áo dài thiếu nữ, như chiếc nón lá, hay cổng chùa Vĩnh Nghiêm, hay nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hay mặt tiền Chợ Bến Thành… Nhưng du khách quốc tế chưa có nhiều hình ảnh như thế.

Đặc biệt, nhiều hình ảnh bi đát vẫn đang làm u ám cảnh quan về Việt Nam, mà các bản tin quốc tế đều đặn mỗi ngày vẫn có, qua các thông tấn AP, AFP, Reuters, DPA. Thí dụ chuyện nước tương đen, nước mắm bẩn, rau muống kênh nước đen, đụng xe hàng ngày, và vân vân. Đó là những hình ảnh mà không dễ bị đánh bạt bởi tà áo dài hay chiếc nón lá. Đặc biệt, nếu Sở Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đột ngột ra lệnh cấm nhập cảng các loại cá hay tôm Việt Nam vào các hải cảng Hoa Kỳ vì lý do thủy sản nhiễm độc, như FDA tuần này đã ra lệnh cấm nhập nhiều loại cá Trung Quốc, thì không chỉ ngành ngư nghiệp VN ảnh hưởng, mà du lịch cũng vấp váp.

Vì khi những hình ảnh này hiện lên truyền hình Mỹ thì tự nhiên thành một ấn tượng không hay cho người xem.

Trong hai tuần qua, có vài hình ảnh cũng hiện trên truyền hình Hoa Kỳ ghi lên một số ấn tượng tiêu cực cho du lịch VN. Đó là hình ảnh hàng ngàn người Việt hải ngoại biểu tình chống chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết, và hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trên các bích chương người Việt cầm theo. Thế giới nhìn qua TV như thế, và thấy ngay một hình ảnh tương tự kiểu Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Do vậy, nhu cầu trước tiên (và cả lâu dài) của nhà nước Hà Nội là làm cho thế giới nhìn thấy đất nước thực sự đổi mới, và chính phủ thật tâm lắng nghe những tiếng nói bất đồng và sẵn lòng thay đổi.

Còn một khía cạnh khác để xây dựng hình ảnh cho Việt Nam là đi tìm những nét văn hóa độc đáo để tiếp thị cho du lịch. Tức là gìn giữ những hình ảnh mà thế giới nhìn qua là khó quên. Nhưng chính ngay điều này cũng đòi hỏi chính phủ CSVN và các cấp cán bộ đừng vì ham lợi nhỏ mà làm hại cả nước lâu dài.

Thí dụ như chuyện xảy ra năm 2004, khi ngôi làng xưa cổ tới 1,000 tuổi của VN kêu cứu. Theo các báo nhà nước lúc đó thì ngôi làng Hòa Mục thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tồn tại hơn 1.000 năm, chứa đựng những giá trị văn hóa, và một bản sắc cộng đồng dân cư độc đáo. Vậy mà ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của thủ đô này đang sắp sửa biến mất, nhường chỗ cho những dự án xây dựng chung cư cao tầng, theo lời kêu cứu lúc đó.

Thực sự, ham chi cái lợi nhỏ. Hãy hình dung Bangkok của Thái Lan, nơi đất thủ đô ngày càng hẹp và đang trở thành một trung tâm du lịch và tài chánh Đông Nam Á, nhưng chớ hề có chuyện xóa sổ các ngôi chùa, dù nhỏ thế nào, để xây nhà cao tầng nhằm dư phòng cho quốc tế thuê. Làm sao mà mấy cái hộp bê-tông và xi-măng thay nổi nét đẹp và sức quyến rũ du khách như mái cong của chùa…

Hay như trường hợp mới xảy ra ngay tuần này. Báo Hà Nội Mới, số ngày 29-6-2007 dựa theo tin kư giả Uy Viễn (Tiền Phong) cho biết một ngôi đền cổ xây từ năm 1028 đang gặp cơ nguy bị lấn đất.

Bản tin nhan đề "Đền Đồng Cổ: Lời thề còn, lẽ nào để đền bị lấn mất?" viết rằng, trích:

"…Đền Đồng Cổ nay thuộc phường Bưởi-quận Tây Hồ-Hà Nội, thờ thần Trống Đồng. Tương truyền, nhờ thần Trống Đồng ở Đan Nê- Yên Định- Thanh Hóa báo mộng, Vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) đã đánh tan quân Chiêm Thành và trừ được loạn Ba Vương, tránh cuộc soán ngôi đẫm máu khi Vua cha Lý Thái Tổ qua đời.

Nhớ ơn thần, Vua Lý Thái Tông cho xây đền ở tây bắc thành Thăng Long năm 1028, định lệ hàng năm đến ngày 4/4 âm lịch bá quan văn vơ phải đến tế lễ. Các triều đại tiếp nối thường đến Đền Đồng Cổ dự hội thề, đọc: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt". Ngày này trở thành lễ hội hàng năm của người dân Đông Xã-phường Bưởi…" (hết trích)

Vậy mà bây giờ UBND Quận Tây Hồ làm công việc cắm mốc giới theo bản đồ 1994, chứ không theo bản đồ năm 1986 trong hồ sơ di tích quốc gia, và "…tiểu ban quản lý đền Đồng Cổ khẳng định, nếu căn cứ vào bản đồ 1994 thì đền chỉ nằm từ mép sông Tô Lịch đổ vào mép đường Hoàng Hoa Thám, mất tới 2/5 diện tích đất."

Thế là thêm một cơ nguy xóa sổ một nét đẹp văn hóa Việt Nam. Nhà nước nên thấy, du khách vào VN đâu có mong đợi xem các nhà cao tầng làm chi.

Đó là chuyện ở Hà Nội. Bây giờ tới chuyện Sài Gòn: vị Ni Sư Giảng Sư Phật Học hiện trụ trì ngôi chùa Triều Châu, thuộc Giaó Hội Phật Giáo Việt Nam (nghĩa là, giaó hội hợp pháp và thân nhà nứơc), ở Quận Gò Vấp, Sài Gòn, đã gửi đơn khiếu nại vì công an dùng bạo lực trục xuất, chiếm chùa... Hồ sơ gồm nhiều Đơn đã gửi tới nhiều giới chức trong nứơc nhưng vẫn vô ích. Điều hết sức quan ngại rằng có vẻ như đây không đơn giản là chuyện chiếm chùa vì lý do liên hệ "giáo hội ngoài luồng." Nên thấy rằng, chùa này nằm trong một nghĩa trang, và có vẻ như nhà nước muốn chơi trò xã hội đen để chiếm chùa, rồi tương lai sẽ quy hoạch, xóa sổ cả chùa Triều Châu lẫn nghĩa trang. Ai cũng biết rằng đây là đất vàng, đất bạc, nhưng Thành Uỷ tin là chơi trò xã hội đen sẽ làm cho Thành Uỷ không mang tiếng quy hoạch dự án cả trên đất chùa, mà chỉ mượn tay cô hồn các đảng chiếm chùa rồi sau đó đám cô hồn sẽ xin hiến chùa, thì tự nhiên có đất rộng mà xây đủ thứ. Thế nên, Thành Hội Phật Giáo cũng có vẻ như bó tay.

Nơi đây xin ghi lại Đơn Cầu Cứu gần nhất:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập Tự Do HạnhPhúc
Gò Vấp ngày 7 tháng 05 năm 2007



ĐƠN CẦU CỨU (LẦN 4)


V/v: Xin cứu giúp tập thể chư ni chùa Triều Châu thoát khỏi sự tấn công khủng bố của nhóm người lạ mặt.

Kính gởi:


- Thường Trực Thành Uỷ TP. HCM

- Ông Huỳnh Ngọc Thành Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM

- Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM

- Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN

- Bí Thư Quận Uỷ Quận Gò Vấp
Kính thưa Quý Cấp Lãnh Đạo.

Chúng tôi là tập thể tu sĩ và Phật tử Chùa Triều Châu số 67/22A Phan Văn Trị, F5, Q.Gò Vấp, TP.HCM gồm:

Phạm Thị Hoàng, Pháp danh Nhuận Tâm; Phạm Thị Đào, Pháp danh Huệ Tâm; Tôn Nữ Thùy Giang, Pháp danh Huệ Tánh; Nguyễn Thị Kim Hồng, Pháp danh Diệu Liên; Trần Thị Ngọc Thu, Pháp danh Tâm Nguyện.

Đồng kính đơn khẩn thiết kêu cứu đến Đảng, Nhà nước TP.HCM và Q.Gò Vấp giúp đỡ chúng tôi thoát khỏi sự khủng bố về tinh thần và thể xác của một số người lạ mặt và chó dữ đang xâm chiếm vào chùa Triều Châu kể từ ngày 28/08/2006 đến nay.

Tập thể tu sĩ và Phật tử chùa Triều Châu đã có nhiều đơn kêu cứu đến các Cấp Lãnh Đạo, Đảng, Nhà nước Tp HCM và địa phương xin giúp đỡ bảo vệ an toàn tính mạng, ổn định chổ ở để tu hành, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến Pháp Luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Nhưng đến nay chưa được quý cấp Đảng và Nhà Nước can thiệp nên chúng tôi tiếp tục làm đơn khẩn thiết kêu cứu xin giúp đỡ cho chúng tôi sớm thoát khỏi cảnh mất an ninh, giữa TP.HCM mà Chư Ni và Phật tử Chùa không có điện phải chịu cảnh tối tăm, không thể học bài được, tất cả các cửa Chùa đều bị đập phá, bảng Chùa thì bị bọn lạ mặt đến căng vải đỏ che lấp, bảng hiệu Chùa Triều Châu và địa chỉ, thân nhân và Phật tử phương xa không thể tìm thăm các thầy tu được. Hiện tại Chư Ni chùa Triều Châu đang bị khủng bố cả ngày lẫn đêm giữa TP.HCM vang danh là tự do tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.

Tập thể Tu Sĩ, Phật Tử chúng con xin kêu cứu các Cấp Lãnh Đạo, quan tâm đến chùa Triều Châu đã hoạt động thuần túy theo GHPG Việt Nam từ 15 năm qua. Chúng tôi hết sức biết ơn của Đảng và Nhà Nước.

Trước khi được sự giúp đỡ của Quý Ban tôi xin trân trọng biết ơn.

Nơi nhận:

- Tòa soạn báo Lao Động
- Văn phòng nhà báo Trần Bạch Đằng
- Tòa soạn báo Công An

Đồng kư tên:

TN. Nhuận Tâm (Phạm Thị Hoàng)
TN. Huệ Tâm (Phan Thị Đào)
TN. Huệ Tánh (Tôn Nữ Thùy Giang)
Ts. Diệu Liên (Trần Thị Kim Hồng)
Tu. Tâm Nguyện (Nguyễn Ngọc Thu)."
Thực sự, sao có chuyện ngang ngược như thế? Vì sao Giáo Hội PGVN không cứu nổi chùa này? Có phải vì Thành Uỷ quyết tâm xóa sổ chùa này hay không?

Nếu những cán bộ Thành Uỷ chỉ nhìn ở tầm mức vì lợi nhỏ như thế, thì làm sao làm nổi vừa hòa hài xã hội và vưà tạo dựng được hình ảnh văn hóa cho du lịch VN? Gìn giữ được các hình ảnh văn hóa tôn giáo như thế, thực sự mới là chiến lược lâu dài cho du lịch VN vậy. Xin làm ơn, hãy tha cho các ngôi chùa.

Trần Khải