Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2007

Hà Nội: Một ngày sôi động tại trụ sở tiếp dân mới

TIN HÀ NỘI
Sáng thứ năm, ngày 19/7/2007 là ngày khai mạc Quốc Hội
(lần thứ I khoá 12) của nước CHXHCNVN.
http://360.yahoo.com/tiengdankeu

Tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, Nhà nước số 110 Cầu Giấy. Nông dân nhiều tỉnh, thành có mặt. Nào Nông dân tỉnh Quảng Ninh - quận 9 Thành phố Sài Gòn, mỗi tỉnh cả hàng trăm người. (Riêng quận 9 mặc đồng phục đồ đen) Ninh Bình - Hà Tĩnh - Hà Tây - Đồng Nai - Gia Lai - Bình Dương. Khoảng 400 nông dân lần này họ kêu gào đòi công lý, khóc kể la hét ''ở địa phương chúng tôi bị quan tham cướp đất, cướp nhà, lên Trung ương chúng tôi bị lừa đảo'', lũ chúng bây hại dân hại nước. Chúng bây nên giải tán đảng cộng sản đi, sớm chừng nào tốt chừng đó. Để cho dân chúng bớt khổ. Họ dùng những lời lẽ thô tục, không sao tả nổi!!!

Đặc biệt là trước cổng trụ sở có hai ba mẹ Việt Nam anh hùng, bà Nguyễn Thị Tường 102 tuổi và bà Nguyễn Thì Tuyền 90 tuổi ngồi giữa trời nắng căn băng rôn. Nội dung: ''Hai bà mẹ Việt Nam anh hùng kêu oan, chính quyền Đà Nẵng khởi tố và truy nã bắt người trái pháp luật''.

Lúc 14giờ 5phút. Dân oan đứng đón ở trước cổng. Ông vụ Trưởng tiếp dân Bùi Nguyên Xuý vừa xuống xe. Dân oan xúm lại bao vây đòi hỏi buộc ông phải trả lời từng vụ việc. Ông vụ trưởng cứng họng không trả lời được. Nhóm công an, vệ sỹ xen vào để giải thoát cho ông vụ trưởng, kéo từ ngoài ngõ vào đến bên trong bàn tiếp dân. Dân đòi hỏi buộc ông phải trả lời. Ông Bùi Nguyên Xuý nói: Bà con thông cảm trụ sở mới dời chưa có chỗ ngồi. Ông Duy quê ở Hải Phòng quát: ''Sao mày nói ngu thế, mày là vụ trưởng không có chỗ ngồi. Vậy mày cút mẹ nó đi. Bà con ơi tờ báo đâu rồi?'' Nhiều người dân đưa ra chứng minh cho ông Bùi Nguyên Xuý. ''Chúng bây treo đầu dê, bán thịt chó'' đồ lừa đảo. Báo Hà Nội mới số 974 ra ngày 17/7/2007 do phóng viên Hải Đăng thực hiện. Xin trích nguyên văn bài bảo để dư luận tơ tưởng sự lừa bịp của Cộng sản một cách trơ trẽn!

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định chi 1,5 tỷ đồng bổ xung kinh phí để sửa chữa trụ sở tiếp dân và mua sắm thiết bị phục vụ công tác tiếp dân của Trung ương Đảng Nhà nước. Nguồn kinh phí trong và ngoài nước được bố trí từ dự toán chi quản lý hành chính ngân sách Trung ương năm 2007 đã được Quốc Hội phê duyệt. Thanh tra Chính phủ được giao quản lý, sử dụng số kinh phí này để thực hiện trụ sở và mua sắm thiết bị cho địa điểm tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước (tại số 1 phố Mai Xuân Thưởng). Theo Quyết định, Thủ tướng yêu cầu thanh tra Chính phủ sử dụng số tiền trên đúng mục đích, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Chính Phủ và các địa phương đang thực hiện chương trình tăng cường hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo” (bản photo đính kèm).

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quyền lực tối cao để thông tin.

Tường trình lúc 16 giờ 50 phút ngày 19/07/2007
Người dân Hà Nội đưa tin

Trước cửa trụ sở giáp đường lộ,nông dân các tỉnh bao quanh ông Bùi nguyên xuý (màu đỏ), còn màu xanh là vệ sỷ đi theo bảo vệ cho chủ

Hình ảnh ông Bùi Nguyên Xuý vụ trưởng bị nông dân bao vây.

Bảo vệ xen vào giải vây

Nông dân Quận 9 SG mặc toàn đồ đen đang ở nhà xe trụ sở

Đây là hình ảnh nông dân các tỉnh ngồi chờ từng nhóm, từng nhóm xem như các chợ trời.Nhà nước CSVN trước khi vào WTO báo chí đã loan tin, đăng tải đã giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt 99,6%. Vậy mà trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng, Nhà nước dân các tỉnh kéo về kêu oan ngồi la liệt!

Nông dân ngồi nghỉ trưa tại trụ sở chờ làm việc

Nông dân các tỉnh bao quanh bàn tiếp dân chờ đợi

Hãy trả lại cho Dân những gì đã lấy của dân!

“Cái gì của Dân, trả lại cho Dân”

Đó là lời kêu gào phẩn uất của một trong số hàng ngàn dân oan đang khiếu kiện vào đêm biểu tình cuối cùng ở trụ sở Văn phòng Quốc hội 2 ở Sài-gòn trước khi bị đàn áp. Đây là một thông điệp tiêu biểu cho toàn bộ những cuộc đấu tranh đòi nhân quyền, công lý và quyền sống của nhân dân Việt Nam.


“Cái gì của Dân, trả lại cho Dân!”

Đó cũng là một mệnh lệnh của Dân -- thành phần bản thể của xã hội và chủ thể của đất nước. Mệnh lệnh đó nhắm vào đảng CSVN, thành phần đang nắm độc quyền lãnh đạo Việt Nam.

Sau nhiều năm dài mỏi mòn khiếu kiện, dân oan Việt Nam đã mạnh dạn đứng dậy. Những người bất hạnh này đã đưa những đòi hỏi thực tế gắn liền với cuộc sống hằng ngày của thành phần dân nghèo cô thế. Đó là chấm dứt độc tài, tham ô và bất công.

Đảng CSVN đã đánh mất cơ hội hiếm có để chứng tỏ thiện chí hoà giải với những người nạn nhân của tham ô, bất công. Ngược lại, họ đã chính thức tuyên chiến với những người dân đòi hỏi dân chủ tự do và công bằng xã hội.

Mặt khác, cái gọi là Quốc hội CSVN đã phơi bày tính chất hoàn toàn bù nhìn khi không có được một người Đại biểu nào đến thăm hỏi, yểm trợ cho chính những người cử tri dân oan từ tỉnh nhà của mình trong suốt thời gian biểu tình đòi công lý. Thay vào đó là những nhân viên công an nhận mệnh lệnh để đàn áp chính những dân khốn khổ của tỉnh nhà, thay vì đúng ra là bảo vệ nhân dân từ những sự bất công, đàn áp.

Cuộc biểu tình khiếu kiện trước tiền đình trước trụ sở Văn phòng Quốc hội 2 ở Sài-gòn đã bị trù dập một cách thô bạo. Những biểu ngữ nói lên tình cảnh và nguyện vọng của hàng ngàn người dân nghèo cô thế đã bị nhà cầm quyền huỷ diệt. Nhưng hành động đó không dập tắt được sự bất mãn trong nhân dân và không giải quyết được oan sai của dân.

Thành phần lãnh đạo và quản lý Nhà Nước Việt Nam không thể kéo dài tình trạng làm công cụ của đảng CSVN. Nhà nước phải thực sự là đại diện cho của nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân.

“Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh!” Nguyên lý đó không phải chỉ để người Cộng sản vận động chống lại phong kiến và Tư bản, mà nó đang được hiểu như là một thực tế của những người dân cùn đường đang đối đầu tranh đấu với nhà nước Cộng sản.

“Cái gì của Dân, trả lại cho Dân!”

Những cơ quan, cán bộ tham ô của chế độ đã dùng bạo lực cướp đi nhà cửa, đất đai, tài sản của dân. Nhà nước CSVN đồng thời đã ngang nhiên cướp đi quyền con người của nhân dân. Trong cuộc biểu tình khiếu kiện vừa qua, hàng ngàn người dân oan không những đã mất đất mất nhà, mà còn mất đi quyền công dân mà hiến pháp hiện hành đã quy định nữa.

Nhà nước CSVN chỉ còn một cơ hội để hoà giải với dân oan. Đó là, giải quyết những đơn khiếu kiện và vụ án oan sai một cách rốt ráo trong tuần lễ tới đây, như đã hứa với dân oan ở Văn phòng Quốc hội 2. Đồng thời, trả tự do ngay cho những người dân oan và các chiến sĩ dân quyền đã hết lòng giúp đỡ dân oan khiếu kiện và đang bị giam giữ, như Ký giả Trương Minh Đức, Sinh viên Đặng Hùng, và anh Trần Quốc Hiền. Vì lẽ, những người này không có tội gì cả ngoại trừ thiện chí đứng lên đại diện đấu tranh cho hàng ngàn người dân cô thế.

Những người dân khốn khổ đó không còn gì để mất nữa! Bởi vậy, chắc chắn là một ngày không xa những người dân khốn cùng đó sẽ tiếp tục đứng lên giành lại những gì đã mất, nếu như những người lãnh đạo nhà nước vẫn làm ngơ trước nỗi khổ và nguyện vọng của nhân dân.

Thành phần lãnh đạo và quản lý Nhà Nước Việt Nam không thể kéo dài tình trạng làm công cụ của đảng CSVN. Nhà nước phải thực sự là đại diện cho của nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân.

Hãy trả lại cho Dân những gì đã lấy của dân!

Nguyễn Công Bằng


CÔNG AN ĐÀN ÁP DÂN OAN
Tường thuật bởi Dân Oan tại Saigon -- Ngày 19/07/2007

21g20 tối Việt Nam -- Tường trình chi tiết về đêm đàn áp dân oan, do chính một Dân Oan kể lại:

06g40 sáng Việt Nam -- Theo tin báo từ bà con Dân Oan vượt thoát khỏi sự đàn áp đêm qua, công an đã hoàn toàn tháo gỡ toàn bộ các dãy lều bạt phía trước và bên hông trụ sở VP Quốc hội 2. Vào buổi sáng, nhiều nhóm Dân Oan đêm trước đi ngủ nhờ nhà người quen hay tạm trú ở các khu vực chung quanh, đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy khung cảnh VPQH2 vắng lặng, tiêu điều sau cuộc đàn áp.

Cuộc đàn áp bằng vũ lực hết sức thô bạo đêm qua đã gây thêm sự căm phẩn sâu xa đối với chính quyền địa phương và nhà nước. Hiện nay, một số bà con đã bị cưỡng bách đưa về tỉnh nhà, một số khác đang chuẩn bị tụ họp tiếp tục khiếu kiện. (@tiengdankeu.net)

Thiên anh hùng ca Dân oan Tiền Giang

Cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bào Sông Cửu Long đã bị giải tán bằng vũ lực đêm 18-07-2007!

Chính quyền Việt Nam đã đáp lại những khiếu kiện của người dân oan nghèo nàn bằng vũ lực và cưỡng chế đưa đồng bào về địa phương thay vì giải quyết bằng đối thoại trong ôn hoà!

Cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang ở Sài gòn bắt đầu từ ngày 23-06-2007, đồng bào đã biến những lề đường truớc và bên cạnh Văn phòng Quốc Hội 2, số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn thành "Hội Chợ Khiếu Kiện Đất Đai của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long". Những tấm lều che mưa dựng lên vội vã bằng những tấm bạt và vây quay bởi những biểu ngữ, băng rôn. Số người tham dự lên đến gần hai ngàn người. Đại biểu dân oan gồm có 19 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận và chín quận ở thành phố Saigon là: Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh và các Quận 4, 5, 6, 7, 9 và 12 (nguồn: Đơn Kiến Nghi khẩn cấp của Đồng Bào, ngày 16-07-2007). Kể từ ngày 11-07-2007 đồng bào đã diễn hành nhiều lần ở Sài gòn, có khi đoàn biểu tình đã vượt những cấm cản của công an và diễn hành đến nhà thờ Đức Bà, thuộc quận nhất trung tâm thành phố Sàigòn.

Công an TP.HCM đã dùng những biện pháp kém văn hóa như đóng cửa nhà Quốc Hội 2 để cho đồng bào không có phuơng tiện sinh hoạt "vệ sinh", ngăn chặn 50 thùng mì của một vị hảo tâm nào đó gửi đến để cho đòng bào bị đói, đánh một phóng viên khi họ đến chụp hình. Mãnh liệt nhất là những vụ tạm giam và làm nhục hai chị Cao Quế Hoa và Lê Thị Nguyệt và đã làm bà cụ Võ Thị Thu xúc động đến suýt chết. Chị Nguyễn thị Bảo Phương bị bắt giam nhiều ngày, bị đánh bạt tai trong lúc điều tra vì đã tiếp tế cho đồng bào và báo tin lên mạng. Đó là những hành động thiếu nhân đạo, lén lút của chính quyền địa phương và hành động nhắm mắt làm ngơ, vô cảm đối với đồng bào của trung ương và Đảng CSVN! Không có lý gì Việt Nam một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sang năm 2008 sẽ đại diện LHQ đi bảo vệ cho nhân quyền trên thế giới mà đối xử với chính nhân dân mình tồi tệ và vô cảm như thế! Không hiểu Việt Nam sẽ "bảo vệ nhân quyền gì " ở xứ người? Nếu có chăng thì chỉ là một đám đánh mướn chết thay cho Tư Bản Mỹ, cho Tư Bản Đỏ Trung Quốc trên những chiến trường nóng bỏng ở Trung Đông hay Châu Phi thì đúng hơn!

Ngày 17-07, Đại lão Hòa Thương Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng với chư tôn Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Thiện Lễ, Phó Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Đại đức Thích Huệ Minh, Đặc ủy Thanh niên Ban Đại diện tỉnh Tiền giang, Thượng tọa Thích Giác Ngôn thuộc hệ phái Khất sĩ và hai Đại đức Thích Viên Hỷ, Thích Đồng Minh đã vượt vòng "vây" của công an Sàigòn vào tiếp xúc và cứu trợ đồng bào.

HT Quảng Độ đã đến "để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào" -trích bài phát biểu của HT QĐ -. Hòa thượng Thích Quảng Độ đã tặng cho đồng bào dân oan tại chỗ 300 triệu đồng (tương đương với 19 ngàn $USD) để làm vơi bớt phần nào nỗi thiếu thốn, cơ hàn của đồng bào. Để cho đồng bào hải ngoại dễ hiểu xin đơn cử giá một phần cơm là 6 ngàn đồng, một gói xôi là 2 ngàn đồng. Một tấm bạt che mưa là 60 ngàn đồng. Đa số đồng bào rất nghèo vì đã mất cả nhà cửa ở thôn quê, có đồng bào phải chia một phần cơm ra làm ba bữa ăn cầm hơi. Ngoài ra còn có người bị bịnh tật hay bị thương tích phải vào nhà thuơng cứu chữa. Số đồng bào tham dự đã tăng lên trên ngàn nguời. Hôm phái đoàn GHPGVNTN đến thăm có khoảng 1700 người biểu tình và có gần 300 công an chìm nổi.

Hòa Thượng Quảng Độ đã ghi một dấu ấn cho cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long qua cuộc tham viếng và sinh hoạt hơn hai tiếng với đồng bào dân oan, đã đưa tiếng nói của dân oan Việt Nam lên dư luận trong và ngoài nước, nêu cao tinh thần BI TRÍ DŨNG của nhà Phật.

Tối ngày 18-07-2007 vào lúc 10h đêm lực lượng công an chìm nổi trên ngàn người, vũ trang tận răng dùi cui, lựu đạn cay, súng ống đã giải tán cuộc biểu tình nằm trụ của đồng bào dân oan trong hai tiếng đòng hồ, tất cả biểu ngữ, băng rôn bị dẹp sạch. Mặc dù đã được các báo mạng thông báo trước, nhiều đồng bào đã quyết định nằm trụ và sau cùng đã bị công an cưỡng chế bắt chở lên xe về tỉnh. Một số nhà tranh đấu như chị Vũ Thị Thanh Phương, chị Lưu Thị Thu Duyên và vài người nữa đã bi bắt giam. Theo nguồn tin trên các báo mạng đáng tin cậy: roi điện, lựu đạn cay đã tung ra, một vài nguời bị đánh trọng thương. Trong khi giải tán toàn khu vực bi cúp điện, phá sóng điện thoại, công an đã dùng đèn pha chiếu vào dân oan và bắt từng nguời lên xe. Bà con đã la khóc vang trời. Khoảng 5000 người dân Sài gòn quanh vùng đứng xem hơn 1000 công an nam và công an nữ quần thảo với hơn 200 dân oan mà đa số là đàn bà con gái và các cụ già! Chi tiết cuộc đàn áp còn phải chờ đợi thời gian mới thu lượm rõ ràng được vì những ngưòi dân oan trong cuộc giờ đa số bị bắt, hoặc đã bị đưa về quê, các ký giả dân oan còn đang phải ẩn mặt.

Riêng đài BBC thông báo tin giải tán cuộc biểu tình đêm 18-07 và vô tình hay cố ý kèm theo một cuộc phỏng vấn qua điện đàm với một dân oan: ông Trân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. BBC viết Ông Trân dân oan nói: “Không có chuyện gì”. Tuy nhiên cũng đừng quên câu thứ hai "nói mánh" của ông Trân gửi cho đồng bào qua BBC: Ông nói thêm rằng “lần này quay về, chắc cũng khó lên lần nữa.” (!?). Nếu công an hiền như con mèo và không có chuyện gì thì tại sao dân oan đã từng cầm cự với công an nhiều ngày, nay đột nhiên lại "sợ" không dám lên nữa?

Về vấn đề có đàn áp bằng vũ lực hay không, các báo mạng nói "sạo" hay BBC "ngây thơ cụ" tác giả xin đặt câu hỏi để độc giả tự xét:

Tại sao chính quyền không mời BBC, CNN đến làm nhân chứng?
Tại sao chính quyền không cho báo chí quốc tế đến chứng kiên và quay phim như ở các nước có tự do dân chủ ?
Tại sao lại phá sóng khi dẹp biểu tình?
Tại sao lại tắt đèn khu vực và tấn công dân oan vào lúc 10h tối?
Tại sao không có một tài liệu nào cho biết ai đã ra lệnh?
Trong lúc giải tán chắc chắn chính quyền có quay video rất rõ vì có đèn pha, xin đem công bố cho bà con trong và ngoài nuớc xem cách đối xử nhân đạo và văn minh của Đảng và nhà Nước với dân oan !

Biểu ngữ đã dẹp rồi nhưng lời oán than còn đây!
Gần một tháng trời đông bào Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các quận của TP.HCM đã trưng những biểu ngữ, những lời oán than, những nguyện vọng, những tiếng kêu thống thiết rất chua chát cho thân phận của đông bào trên các biểu ngữ đang dầm mưa dãi nắng trước cửa Quốc hội 2 như sau:

"Hội Chợ Khiếu Kiện Đất Đai của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long"
"Dân Tiên Giang kêu oan, Quôc Hội ơi, cứu dân! Chính Quyên tỉnh Tiền Giang lừa dối dân."
"Quốc lộ 1A giải toả trắng, chính quyền quên tái định cư"
"Dân Tỉnh Trà Vinh Đòi lại đất"
"Đi Tìm Công Lý"
"Thủ Tướng ơi Cứu dân"
"Nhân dân An Giang đả đảo tham nhũng"
"Tỉnh Bến Tre kiên quyêt đòi công lý"
"Kiên Giang quật khởi tiêu diệt tham ô"
"Tiền Giang không giải quyết đơn tố cáo, người tố cáo bị trù đập, bị đánh."
"Tỉnh Bến Tre đòi đất tập đoàn, tập đoàn giải thể không trả lại đất cho dân."
"Dân Bình Dương kiện chính quyền lấy đất trái pháp luật."
"Tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân."
"Dân Long An: An cư mới lạc nghiệp, dân giàu nước mới mạnh, đả đảo tham nhũng, còn tham nhũng dân còn khổ."
"Dân Tiền Giang kêu oan, Quốc Hội ơi, cứu dân! Chính Quyền tỉnh Tiền Giang lừa dối dân."
"Khẩn cầu Thủ Tướng cứu dân, dân Tiền Giang bị oan sai bức xúc."
"Dân An Giang cùng bức xúc vì bị giải toả theo lệnh cưỡng chế của UBND tỉnh."

Những tố cáo đích danh các tham quan:
"Chính quyên Tiền Giang phản Đảng lừa dân."
"Đả đảo bà Nhàn,thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với dân, đề nghị cách chức."
"10 hộ dân Đồng Tháp kiện chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà gây bức xúc lòng dân và làm chết 1 mạng người."
"Đả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với thủ tướng."
"Đả đảo ông Nguyễn Kim Châu theo đuổi Tiên Giang cướp đất, tài sản của dân."
"UBND-Cty XD-PT Nhà Q4 chiếm đoạt đất đai của người dân phường 3 quận 4, Tp HCM, 10 năm chưa giải quyêt!"
"Bà Hai Bình Dương tố cáo bà Trần Thi Kim Vân, phó chủ tịch tính cướp đất 11ha điều, bạch đàn làm của riêng, đề nghị bãi nhiệm; thẩm phán Nga, thẩm phán Hoàng tước đoạt trên 2ha cây ăn trái + nhà cửa xây năm 1991 biếu không cho Triệu Công Minh???? 14 năm đi đòi công lý còn bị tống giam 5 tháng 24 ngày."

Trích đơn khiếu kiện: "... Niềm tin của 18 tỉnh thành và 6 quận TP.HCM không còn đối với chính quyền địa phương...khẩn cầu Thủ Tướng... Tập thể dân oan 18 tỉnh và 6 quận TP.HCM trăm ngàn lạy Thủ Tướng.." Người Việt Nam nhất là dân Nam Bộ bao giờ cũng lấy tuổi tác để phân chia ngôi thứ, thế mà ngày hôm nay người dân oan trong đó có cả một cụ già đã hơn tám chục cúi lạy các Ngài. Thật là buồn tủi thay cho thân phận của người nô lệ da vàng, chịu nhục nhã để cầu cứu thế mà các Ngài thay vì nhỏ lệ cho dân đen, các Ngài đã đưa công an với dùi cui tới giải quyết. Khi ở Mỹ Ngài định mời cả ngàn người đang biểu tình chống ngài vào dự tiệc với "những lời chân thành, thẳng thắn" thế mà ở Việt Nam thì Ngài lại lặng thinh khi các dân oan cầu cứu Ngài với ngàn lạy Ngài Nguyễn Minh Triết có lẽ chỉ "yêu thương nhau, đoàn kêt với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền VN" với các Việt Kiều có đô la mà thôi, còn cái đám dân nghèo khiếu kiện thì Ngài hơi bị ghét.

Nỗi khó khăn của dân oan
Dân oan đi biểu tình ở Việt Nam gần như không có bảo vệ của luật pháp. Tất cả đều trông chờ vào sự buồn vui của Bộ Chính Trị Đàng CSVN nói riêng và tình hình ngoại giao nói chung.

Dân oan là những người tranh đấu cho nhân quyền, họ đã không có hậu thuẫn từ Đảng CSVN nhưng đôi khi ngay từ các trí thức chính trị gia, hay từ cả các tổ chức chính trị tranh đáu cho nhân quyền và trong đồng bào hải ngoại, vì họ là những người đơn độc, vì mục tiêu của họ có tính cách cá nhân, có tính cách làng xóm, có tính cách địa phương, tranh đấu của họ ôn hoà và sau cùng họ là những người dân đen nghèo khổ, thấp cổ bé miệng trong những làng quê đang bị một bọn tham quan cậy quyền cậy thế của Đảng CSVN hà hiếp. Vấn đề của họ hôm nay là một thực tại đau khổ của người dân Việt Nam đang bị các tham quan bóc lột, vấn đề của họ là mất nhà, mất cửa không còn chỗ ăn chỗ ngủ, là niềm uất ức trước những cảnh cư xử bất công. Chuyện họ bị mất đất, nhà của họ bị kéo xập, cái đó không to lớn, không cao xa, không có tính cách quốc gia đại sự, không có tính cách chính trị quốc tế nên không đủ để các trí thức gia, các chính trị gia xa lông đưa ra bàn luận với những lý thuyết xâu xa.

Dân oan khi đi biểu tình ở Sàigon cắm cờ đỏ sao vàng. Cờ đỏ là chứng tỏ họ chỉ muốn phát biểu lên nỗi oan khiên của họ - những công dân của nước Việt Nam-. Chứng tỏ họ hoàn toàn ôn hoà và không có ẩn ý "lật đổ chính quyền". Một số đồng bào hải ngoại vì thế lúc ban đầu đã không hưởng ứng. Người nào đòi hỏi hay chờ đợi dân oan khiếu kiện ở Sàigon phải cầm cờ Vàng rồi mới ủng hộ là thiếu thực tế, là vô trách nhiệm đối với an sinh của đồng bào dân oan. May thay đồng bào hải ngoại đã thông cảm và đứng về phía người dân oan dù họ có thể là "phía bên kia", huy chương đầy ngực. Đã có những đông bào tị nạn, những cựu chiến binh của VNCH ở bên Mỹ đã hưởng ứng và đứng ra lập quỹ yểm trợ dân oan.

Đừng ngủ yên nữa!
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đi tiên phong, vượt qua hàng rào quản thúc ngăn chặn của công an, đã thăm hỏi và yểm trợ đồng bào. Chư tôn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã thực thi tinh thần BI TRÍ DŨNG của nhà Phật. Hòa Thượng Quảng Độ đã kêu gọi "Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất." trước gần hai ngàn dân oan biểu tình đang bị bao vây của cả trăm công an chìm nổi, dùi cui, súng lớn súng nhỏ. HT Quảng Độ nói ở giữa Sàigòn Việt Nam, nơi mà con người chỉ có vô tư ăn chơi, vô tư đút lót, vô tư tham nhũng nhưng không có quyền tự do căn bản của con người và bất cứ mọi đối lập đều bị bịt miệng, bóp chẹt từ trong trứng nước. HT Quảng Độ là ngôi sao Bắc Đẩu trong cái nhà tù lớn Việt Nam.

Nguời dân Sàigòn và nhất là người dân lao động đã đứng lên giúp dân oan. Không cần phải to tiếng, không ồn ào nhưng thực tiễn. Một anh thanh niên nào đó đã chở bánh mì vào tiếp tế dù sau đó có thể bị bắt! Giá đĩa cơm ở quanh vùng biểu tình đã xuống giá! Khi cụ bà Võ Thị Thu ngất xỉu và được khênh đi ngoài phố cả cây số từ trụ sở công an về chỗ biểu tình, đã có những người dân Saigòn ra khiêng giúp. Chúng ta chưa có cái dũng khí như Hòa Thượng Quảng Độ, nhưng chúng ta có thể giúp dân oan biểu tình về mặt nhân đạo, vấn đề an ninh của đồng bào, về vấn đề vệ sinh. Chúng ta có thể trò truyện với họ để tìm hiểu những bất công của xã hội. Không lẽ giúp vấn đề nhân dạo cũng có tội hay sao? Không lẽ đến lắng nghe đồng bào cũng có tội hay sao? chỉ có Đàng mới được quyền nghe hay sao?

Ủng hộ nhân đạo cho dân oan, ủng hộ cho nhân dân Việt nam được trả lại quyền tự do dân chủ trong tinh thần bất bạo động là Đúng! Luật Pháp làm ra để giúp nguời dân, là để có công lý chứ không phải để cho tham quan bóc lột dân đen, để cho đàn áp dân oan "chạy án"! Đồng bào hải ngoại hãy gửi tài chánh về ủng hộ cuộc tranh đáu của dân oan đừng đặt vấn đề cờ Vàng cờ Máu. Lá cờ chỉ là phương tiện, đòi cho được Tự Do Dân Chủ Công Bằng thực sự cho quê hương Việt Nam mới là mục tiêu.

Bây giờ đoàn biểu tình của các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã bị giải tán, nhưng đồng bào hải ngoại còn có thể giúp dân oan rất nhiều:
- Các Tổ chức Yểm Trợ dân oan ở Hải ngoại hãy tiếp tục làm việc, tiếp tục quyên góp, tìm cách giúp đỡ các dân oan. Bây giờ họ rất cần hải ngoại vì họ đang bị chia ra từng nhóm nhỏ. Họ sẽ bị công an địa phương nắn gân, sẽ bị bắt bỏ tù mà không ai hay. Hãy chuẩn bị cho một cuộc biểu tình mới của dân oan khiếu kiện!
- Kêu gọi các Tổ chức nhân quyền, như Ký giả Không Biên Giới đặc biệt chú tâm tới những dân oan đã bị bắt
- Tổ chức những cuộc thắp nến trước cửa các tòa đại sứ Việt Nam ở hải ngoại để cầu an cho đồng bào oan.
- Các em sinh viên du học sinh hãy mạnh dạn tham gia vào các cuộc hội thảo ở hải ngoại, các em hãy đứng lên phát biểu ở hải ngoại, các em hãy ủng hộ dân oan. Các em là tương lai của đất nước, bây giờ em được tự do phát biểu mà còn không nói, thì lúc nào mới nói đây?
- Đồng bào hải ngoại hãy đòi hỏi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do cho những người tranh đáu cho dân oan như nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, chị dân oan Hồ Thị Bích Khương, LS Trần Quốc Hiền và tất cả các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã bị bắt giam vô tội. Gần nhất là trả tự do ngay cho hai chị Vũ Thị Thanh Phương và Lưu Thị Thu Duyên.
- Đồng bào hải ngoại hãy đòi hỏi chính quyền Việt nam phải trở lại đối thoại với dân oan Tiền Giang và các tỉnh Đông Bằng Sông Cửu Long để giải quyết trong tinh thần ôn hoà bất bạo động và công bằng.

Một lần nữa tác giả xin nhắn nhủ các công an đã đàn áp đoàn biểu tình: "Kẻ hại các bạn sau này sẽ không phải là những người dân oan, những nhà tranh đấu cho dân chủ mà chính là Đảng CSVN". Các bạn sẽ là những nhân vật tế thần cho Đảng sau này. Hãy xem gương của công an Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, nguời đã bịt miệng cha Lý, giờ đã bị Chủ Tịch Nuớc Nguyễn Minh Triết nói trên CNN, ngày 24-06 : "Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý". Mai đây cả mấy ông quan toà, giám sát ở Huế và ngay các TRÊN của các công an sẽ được đi cải tạo, khi Thủ Tướng Dũng sang Mỹ vào tháng chín này. Các bạn công an tiếp tay đàn áp dân oan, đàn áp cuộc biểu tình bất bạo động, bắt bớ đánh đập bà con tiếp tế dân oan chính là "Người ta ăn ốc còn mình đổ vỏ".

Các sinh viên, thanh niên Việt Nam tại sao các bạn lại vô cảm trước những nguời dân quê nghèo nàn, bị cướp mất đi cả ruộng vườn. Không ai yêu cầu các bạn chống lại Đảng cả? Nhưng nếu đưa một ổ bánh mì cho một dân oan biểu tình có gì là tội? Giúp một cụ già té xỉu đem vào nhà thương có gì là hại đến sự nghiệp của bạn? Đến thăm hỏi với đồng bào để chia xẻ với họ những nỗi niềm oan khiên có gì là tội?.

Những nhà trí thức Việt nam còn là trí ngủ đến bao lâu nữa? Ngoài bản tuyên bố ủng hộ của khối 8406, đảng Vì Dân và các báo mạng tranh đáu cho dân quyền ra, ta thấy báo chí Việt Nam im lặng như chùa Bà Đanh, các nhà cấp tiến trong Đảng cũng còn đang suy nghĩ, các linh mục thần hoá, các sư quốc doanh và các thiền sư Làng Mai còn đang tụng niệm.

Hỡi các văn sĩ , các nhạc sĩ, các hoạ sĩ, các nghệ nhân đang làm việc trong 600 tờ báo, đài truyền thanh, truyền hình ở Việt Nam, cái dũng sĩ của những ngày xưa đâu? Các bạn như câm như điếc hai mươi hôm nay, thật là nhục nhã cho hai chữ "cầm bút" ở Việt Nam.

Đinh Thiên Vũ

HRW: Hãy để những người nông dân được biểu tình một cách ôn hòa

Nhà nước Việt Nam: Hãy tôn trọng những quyền tự do được bày tỏ tư tưởng, tự do hội họp.
Hãy để những người nông dân được biểu tình một cách ôn hòa.
Human Rights News 20/7/07 . Khánh Ðăng lược dịch

Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) hôm nay đã lên tiếng về việc công an đàn áp một cuộc biểu tình ôn hoà tại Tp.HCM vào ngày 18/7/07, là một bằng chứng hùng hồn cho thấy nhà nước Việt Nam tiếp tục chà đạp những người đối kháng và áp đặt những giới hạn trên quyền tự do bày tỏ tư tưởng và tự do hội họp.

Hàng trăm nông dân từ hơn một chục tỉnh thành của Việt Nam đã biểu tình ở bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Tp.HCM gần suốt một tháng trời để phản đối việc nhà nước trưng dụng đất đai của họ. Công an đã xé nát những biểu ngữ và bảng hiệu, và đem đi một số dân oan khiếu kiện bằng những chiếc xe bus, theo những nhân chứng đã cho biết.

Theo bà Sophie Richardson, phụ tá giám đốc khu vực Á châu của Tổ chức Quan sát Nhân quyền thì "Việc đàn áp cuộc biểu tình này chứng tỏ rằng chế độ Hà Nội tiếp tục hạn chế những quyền tự do của người dân. Nếu nhà nước Việt Nam thật sự đã gia nhập vào cộng đồng các quốc gia, thì họ nên tôn trọng vấn đề bất đồng chính kiến chứ không phải là đè nát nó."

Nhiều cuộc biểu tình tương tự, tuy nhỏ hơn, đã được thực hiện tại Tp. HCM và Hà Nội trong vài năm gần đây, phần lớn là để phản ứng lại việc các cán bộ viên chức chính quyền địa phương trưng thu đất nông nghiệp mà không bồi thường thoả đáng cho những người bị mất đất. Cuộc biểu tình lần này, giống như những lần tụ tập trước đây, đã bị theo dõi chặt chẽ bởi công an sắc phục và công an chìm kể từ khi cuộc biểu tình này bắt đầu đi vào tuần lễ thứ ba của tháng Sáu. Ít nhất là có một người đã bị bắt vì mang thực phẩm vào cho những người biểu tình, trước khi cuộc biểu tình bị giải tán.

Nhà cầm quyền Việt Nam có cả một quá trình đàn áp những quyền tự do hội họp và tự do bày tỏ tư tưởng của những người tranh đấu ôn hoà và những người biểu tình.

Nhà nước Việt Nam phá vỡ cuộc biểu tình vừa qua, lý do một phần là vì có nhiều nhân vật tiếng tăm thường hay phê phán nhà nước và những thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), vốn bị cấm đoán tại Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình. Từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Quốc tế và đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế vùng Á châu Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội vào tháng 11/2006, nhà nước Việt Nam đã mở một chiến dịch đàn áp những nhà đối kháng, bắt giữ và kết án hàng chục người, bao gồm các nhân vật tôn giáo có tiếng tăm, các ký giả và những nhà trí thức.

Ngày 13/7 một phái đoàn của GHPGVNTN đã đến thăm viếng đoàn biểu tình và mang thực phẩm cùng tiền bạc đến cho họ. Ngày 17/7 Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, 79 tuổi, là vị lãnh đạo thứ hai của GHPGVNTN cũng thực hiện một chuyến viếng thăm tương tự. Đây là lần xuất hiện hiếm có ở nơi công cộng của HT. Thích Quảng Độ, người đang bị quản thúc tại gia trong suốt 26 năm.

Bà Richardson nói "Nhà nước Việt Nam luôn lập di lập lại rằng họ đã cam kết để cải tổ và có tinh thần thượng tôn luật pháp, nhưng lại ngăn cản người dân không cho biểu tình một cách ôn hoà về việc họ bị trù dập bởi các cán bộ viên chức chính quyền địa phương"

Tổ chức Quan sát Nhân quyền yêu cầu nhà nước Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do của những người dân oan khiếu kiện để họ được tụ họp và trình bày những uất ức của họ một cách ôn hòa. Những quyền tự do này được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế trên Những quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã đồng ý vào năm 1992.


Vietnam: Respect Rights to Free Expression, Assembly
Allow Farmers to Peacefully Protest

(Washington, DC, July 20, 2007) – The police suppression of a peaceful protest in Ho Chi Minh City on July 18, 2007 is a vivid demonstration of Vietnam’s continuing intolerance for government critics and the limits it imposes on free expression and assembly, Human Rights Watch said today.
Hundreds of farmers from more than a dozen provinces in Vietnam had been protesting government land seizures outside Ho Chi Minh City’s National Assembly building for almost a month. Police tore down the protestors’ banners and signs, and took away some of the protestors on buses, according to eyewitnesses.

“The crackdown on this demonstration shows Hanoi continues to curtail people’s rights,” said Sophie Richardson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “If Vietnam really has joined the community of nations, it should tolerate dissent, not crush it.”

Similar – although smaller – protests have been held in Ho Chi Minh City and Hanoi in recent years, largely in response to local officials’ expropriation of farmland without properly compensating those dispossessed. This recent protest, like past gatherings, had been closely monitored by uniformed and plainclothes police since it began in the third week of June. At least one person had already been arrested for bringing food to the demonstrators prior to the protest’s dispersal. A smaller gathering raising the same issues had also come together in recent days in Hanoi.

Vietnamese authorities have a history of suppressing the rights of assembly and free expression for peaceful dissidents and protestors.

The government is likely to have broken up the most recent protest in part because prominent critics of the government and members of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) voiced support for the protest. Since joining the World Trade Organization and hosting the Asia Pacific Economic Cooperation summit in Hanoi in November 2006, the government has cracked down on its critics, arresting and sentencing dozens, including prominent religious figures, journalists, and scholars.

On July 13, a UBCV delegation visited the protestors and brought them food and money. On July 17, the Most Venerable Thich Quang Do, the 79-year-old deputy leader of the UBCV, made a similar visit. This was a rare public appearance by Thich Quang Do, who has been under house arrest for 26 years.

“The Vietnamese government repeatedly says it’s committed to reform and the rule of law, yet it stops citizens from peacefully protesting about abuse by local officials,” said Richardson.

Human Rights Watch urged the Vietnamese government to respect the protesters’ rights to peacefully gather and air their grievances. These rights are guaranteed by the Vietnamese constitution and the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam acceded in 1992.

http://hrw.org/english/docs/2007/07/20/vietna16441.htm

ỦY BAN YỂM TRỢ DÂN OAN

1900 NORTH LOOP WEST #500
HOUSTON TX 77018
TEL. 713-600-3700 FAX. 713-600-3705
Email: YEMTRODANOAN@Yahoo.com

Ngày 19/7/2007

Trọng kính quý cơ quan truyền thông báo chí:

Ngày 22/6/2007, Dân Oan kéo nhau về Quốc Hội 2, 194 Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, biểu tình khiếu kiện bị các quan chức địa phương chiếm dụng nhà cửa đất đai trái phép hoặc không chịu bồi thường công bằng và thỏa đáng. Con số càng lúc càng đông, và đã có phái đoàn của 19 tỉnh tham gia cuộc biểu tình này.

Người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới ủng hộ tinh thần và vật chất cho những nạn nhân khốn cùng bị tước đoạt nhà cửa của mình. Tại Houston, cộng đồng, hội đồng liên tôn, các đảng phái, các hội đoàn, và các cá nhân đang chuẩn bị thành lập Ủy Ban Yểm Trợ Dân Oan thì tối ngày 18/7/2007, công an nổi và chìm đã bắn lựu đạn cay vào Dân Oan, bắt từng người thảy vào xe bít bùng chở về quê hoặc chở vào trại giam, giải tán cuộc biểu tình.

Đứng trước tình thế này, các đảng phái và hội đoàn họp khẩn tại tư gia của tôi (Ls. Hoàng Duy Hùng), quyết định thành lập Ủy Ban Yểm Trợ Dân Oan, bầu cá nhân tôi (Ls. Hoàng Duy Hùng) làm trưởng ban, cựu Đại Tá Trương Như Phùng là Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn. Ủy Ban này được mở rộng cho mọi người có sự quan tâm đến Dân Oan, và mục đích của Ủy Ban này là yểm trợ tinh thần, pháp lý, vận động ngoại giao, và tài chánh cho những người dân oan để công lý được sáng tỏ. Ủy Ban quyết định khẩn cấp tổ chức Đêm Thắp Nến tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, 11360 Bellaire Blvd., Houston TX 77072 vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật 22/7/2007.

Xin quý cơ quan truyền thông phổ biến Bản Tin này để người Dân Oan trong nước biết khắp nơi trên thế giới nói chung và tại Houston nói riêng lúc nào người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng quan tâm và hỗ trợ cho họ ngõ hầu họ vững tâm tranh đấu cho công lý mà chính họ là những nạn nhân của bất công.

Xin chân thành cám ơn quý cơ quan truyền thông. Nguyện xin Hồn Thiêng Sông Núi Mẹ Việt Nam trả ơn bội hậu cho quý vị.

Trân trọng,
Ls. Hoàng Duy Hùng

Mù Lòa Sáng Tạo, Thui Chột Tự Tin

VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI
ĐẦU THẾ KỶ 21

Mù Lòa Sáng Tạo,
Thui Chột Tự Tin.

Xứ sở có Công An đi vào sinh hoạt sáng tạo.

Đúng là một hiện tượng độc đáo dưới chế độ cộng sản Việt Nam của thế kỷ 20.

Nói đến Công An Cảnh Sát là mọi người dân Việt Nam ai cũng sợ và ớn. Với bộ đồ xanh lá cây hay vàng võ đồng phục, màu tượng trưng cho những người đàn ông khống chế tất cả mọi quyền hành trên người dân Việt Nam.

Quyền hành của giới Công An trong xã hội hiện nay thể hiện một cách tuyệt đối đến độ các tờ báo được Cơ Quan Công An phát hành là những tờ báo bán chạy nhất.

Tờ An Ninh Thủ Đô: Cơ Quan Của Công An Thành Phố Hà Nội.

Tờ An Ninh Thế Giới: Tổng Cục XDLL. Công An Nhân Dân.

Tờ Văn Hóa-Văn Nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Nghệ Của Lực Lượng Công An Nhân Dân.

Mở tờ Văn Hóa - Văn nghệ Công An Số 10-1999, Nội dung báo gồm những bài như sau: Cây bút vàng 99; Hy vọng và chờ đợi của Nhật Anh. Hình Ảnh Cao Đẹp Của Người Chiến Sĩ Công An Phải Thực Sự Sống Động Trên Từng Trang Viết của nhà văn Hữu Ước. Hà Nội Năm Cửa Ô Xòe Mở Bình Yên. Tùy bút của Lê Huy Quang. 50 Năm Tiến Về Hà Nội của Nguyễn Thắng. Giấc Mơ Nào Không Ngắn, Truyện ngắn dự thi của Đinh Quang Ngọc. Trầm Mặc Hội An ghi chép của Nguyễn Thế Tường. Nhà Văn Tô Hoài và Bè Bạn, Đào Vũ. Yến Lan - Một Đời Thơ của Từ Quốc Hoài. Nhà văn Nguyễn Khải và "Cuộc Tìm Kiếm Mãi Mãi" của Trần Bảo Hưng. Phải Chăng Văn Hóa Là Ngọn Nguồn Dân Tộc của Nguyễn Mạnh Hảo. Bàn Tròn Tháng Mười: Nhà Văn Thời Công Nghiệp: Bảo Quyên lược ghi về cuộc gặp gỡ của các tác giả nổi tiếng đương đại tại tạp chí Văn Hóa- Văn Nghệ Công An tại thành phố HCM. Cuộc hẹn tháng mười này có nhà văn Nguyên Quang Sáng, Trần Hữu Lục, Nguyên Quốc Trung, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim, Trầm Hương.. .. (95)

Trong cuộc bàn cãi những đề tài văn chương, các tác giả tranh cãi về đề tài sống và viết rất thẳng thắn và sát nút. "Phải lăn xả vào đời sống thời công nghiệp". (96) Họ bàn luận rất thoải mái. Không tỏ vẻ gì là bị nhà nước kiểm soát sáng tác tại đây.

Sự khác thường là ở đấy.

Ở bất cứ xứ sở nào, tôi cũng thường nghe người dân nhìn vào lực lượng cảnh sát và công an với một con mắt ít thiện cảm. Đa số dân chúng ở bất cứ xứ sở nào cũng đều nhìn vào thành phần công an cảnh sát như những thành phần cứng ngắc, luật lệ, xa cách, khuôn mặt vô cảm, chỉ biết phục vụ chính quyền, thiếu thông cảm cho người dân... Ở một phương diện nào đó, lúc người dân nói "bộ muốn làm cảnh sát công an ở đây hả" thì có một hàm ý là không ai thích sự mất tự do trong bầu khí đó. Mạnh dạn hơn nữa, khi người dân nói "cái xứ Việt Nam vẫn còn là xứ công an trị" thì có nghĩa là xứ Việt Nam đang không có tự do.

Do vậy điều gì gắn liền với công an và cảnh sát thì thường không thể nào mang tính trung thực, sáng tạo, tự do.

Nhà văn nhà thơ gần như là kẻ kỵ nhất với công an cảnh sát.

Lý do là nghe đến công an cảnh sát là đã mất hứng để sáng tác.

Nghe đến công an là thấy hết nghệ thuật.

Nghe đến công an là hết thấy cảm tình hồn nhiên.

Nghe đến công an là thấy mất tự do.

Thế nhưng ở đây tôi đang nhìn thấy một hiện tượng bất thường của xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đó là hiện tượng công an cảnh sát ra báo. Và báo của họ lại bán rất chạy.

Báo chí ở các nước tự do dân chủ thường được gọi là "Đệ Tứ Quyền" (The Fourth Estate) trong tổ chức xã hội. Thực ra đây là tên gán cho sinh hoạt báo chí chứ không phải là một định chế hay chức năng chính thức về mặt pháp lý. Nó hiện diện trong tổ chức sinh hoạt xã hội cùng với ba loại quyền luật định khác là Quyền Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Chính Phủ) và Tư Pháp (Quan Tòa).

Nói báo chí là Đệ Tứ Quyền, là vì tuy không chính thức, nhưng báo chí nên phản ảnh dư luận từ phía người dân một cách trung thực nhất. Khi đã phản ảnh đúng đắn dư luận từ phía quần chúng, báo chí lại có ảnh hưởng bao trùm lên ba quyền kia.

Vì thế báo chí thường đứng về phía người dân, bảo vệ quyền lợi của người dân, và đóng vai trò cái thắng để kiềm chế và giám sát các sự lạm quyền của ba thế lực kia. Báo chí ở các nước tự do dân chủ do đó thường là nơi tụ họp và phản ảnh các luồng tư tưởng phóng khoáng nhất, cởi mở nhất, có tính chất bảo vệ quyền lợi của người dân nhất và thường ở vào vị thế đối lập với nhà nước. Hay ít ra sẵn sàng làm việc phản ảnh các quan điểm khác biệt của người dân đối lập với các quan điểm chính thức của nhà cầm quyền.

Báo chí thường có nghĩa là phải độc lập với chính quyền. Báo chí trong các xứ tự do có khi là một loại thế lực của người dân. Người dân dùng nó để đối thoại với chính quyền.

Còn trong chế độ Cộng Sản, trong dòng lý luận của Duy Vật Biện Chứng, chủ thuyết Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa được xem là tư tưởng chủ đạo hướng dẫn mọi sinh hoạt sáng tác trong tất cả mọi ngành văn học, nghệ thuật, thông tin. Vì thế, nghệ thuật được định nghĩa chính thức là tuyên truyền.

Và vì vậy mà trong xã hội Việt Nam hiện nay, Công An làm thơ, Công An trình diễn kịch, Công An làm ca sĩ, Công An đi thi hoa hậu, Công An sáng tạo. Điều này chứng tỏ cơ quan Công An trở thành nơi chốn cung ứng cho con người trong xã hội này một cơ hội sáng tạo nghệ thuật. Một lĩnh vực thường đối nghịch với tất cả mọi thứ uy quyền và ràng buộc. Mà các sinh hoạt chính trị, chính quyền, công quyền này, thường là những biểu tượng ràng buộc có quyền năng giết chết sáng tạo nghệ thuật nhất.

Điều gì đã khiến cơ quan Công An của nhà nước Việt Nam lại rơi vào vị thế tạo môi trường cho các nhà sáng tác nghệ thuật Việt Nam nhảy vào?

Thứ nhất, trong một xã hội mà tất cả mọi quyền lợi đều nằm trong tay chính quyền. Người dân hoàn toàn bị tước đoạt mọi quyền sống thì tổ chức nào nhiều quyền nhất chính là tổ chức được quyền tự do phát biểu nhất. Khi Công An ra báo thì còn ai có thể hạch sách họ được. Họ là cơ quan có nhiều quyền nhất trong những cơ quan của chính quyền. Các nhà văn, các nhà làm kịch, khi nằm trong một tờ báo của Công An có phê bình một đề tài hay một tác phẩm nào thì đã có cái mũ Công An che đậy. Vì vậy đó là một nơi an toàn bảo đảm nhất để phát biểu tự do (!)

Về mặt khai thác đề tài, trong khi các báo khác không được phê bình chính sách của Đảng Cộng Sản, hay các cá nhân trong chính quyền làm những điều sai trái. Thì báo Công An tha hồ khai thác những chuyện tội phạm trong xã hội mà câu chuyện đến từ chính những hồ sơ Công An của họ. Tính chất bi kịch của các tội phạm trong xã hội được phơi bày ra đủ làm món ăn tinh thần đáp ứng được nhu cầu đọc truyện kích động của độc giả. Ở một xã hội mà các món ăn tinh thần bị o ép và kiểm duyệt tối đa như xã hội Việt Nam hiện nay, thì các chuyện giật gân bất thường từ các hồ sơ cảnh sát của cơ quan công an đủ để lấp đầy nhu cầu đọc và xem chuyện giật gân, mà trong các xã hội xã hội khác có thể phải dùng cốt truyện tưởng tượng để tạo nên phim ảnh trên màn ti vi hay xi nê.

Trong vụ phê bình văn hóa vọng ngoại, tôi không phải là người lẻ loi. Đã có rất nhiều nhà văn nhà báo đã lên tiếng về hiện tượng sính đồ ngoại này. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi thông tin sách vở báo chí Việt Nam và biết đã có sự phản ánh này. Có thể nói đội ngũ những nhà văn nhà báo Việt Nam tương đối giữ được đôi mắt sáng suốt và sự biểu lộ chân thật nhất về những cảnh đời của xã hội Việt Nam:

"Thái độ tiêu dùng không sành điệu hiện nay, còn có thể nói là tâm lý sính hàng ngoại. Hàng ngoại bao giờ cũng đắt, điều hấp dẫn duy nhất ở hàng ngoại là mẫu mã đẹp, bắt mắt người tiêu dùng.... Hiện nay những loại bột ngọt giả nhãn hiệu thường có bao bì in hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài,.... có những người mua một món hàng sản xuất trong nước, nhưng cứ đinh ninh rằng đây là hàng ngoại... Hàng Việt Nam đã được xuất sang các nước, thế mà người ta lại cứ phải chọn những món hàng mang nhãn hiệu nước ngoài.... (97)

Cả một dân tộc sính hàng ngoại thì đúng là niềm tự hào dân tộc đi xuống điểm thấp nhất. Tôi không hiểu với hàng nghìn chương sử oanh liệt tại sao dân tộc này không thể sản xuất được một cái bao bì đủ để làm đẹp mắt người tiêu dùng?

Một chế độ độc tài bao cấp đã giết mòn óc sáng tạo.

Một chế độ thiếu tự do đã bọc kín cọc sắt lên những chồi mầm sáng tạo. Đó là lý do tại sao những nhà nghệ thuật Việt Nam không sản xuất được những chiếc bao bì đẹp bắt mắt khách hàng như các bao bì dán nhãn hiệu của Nhật Bản hay Trung Hoa.

Trong bài báo nói về cơn lũ của phim ngoại thao túng màn ảnh ti vi Việt Nam, tác giả Tô Hoàng viết:

"Có người cho rằng việc gì phải ngăn chận cơn lũ ấy! Cứ để thế làm gương nhỡn tiền, làm ví dụ cho những người đang làm phim truyền hình xứ mình. Cùng chất Á Đông, cùng mẫu người Á Đông, thậm chí nhiều khi cùng vấn đề xã hội nhức nhối giống nhau (....) sao họ làm sâu sắc, cảm động, rất đời, rất thực đến thế...

"Ý kiến khác cho rằng truyền hình xứ mình đang quảng cáo không công cho các hãng phim truyền hình Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, đang vô tình cổ xúy cho hàng ngoại, lối sống ngoại.

"Có một thực tế này cũng không nên bỏ qua: Nếu bây giờ bỗng nhiên các đài thu hẹp thời gian phát sóng phim truyện nước ngoài xuống 1/3 hay một nửa, thử hỏi lấy gì để lấp nổi chương trình truyền hình kéo dài cả chục tiếng đồng hồ mỗi ngày đây? Thành thử sự chí lý là ở chỗ ngay từ dạo quyết định mở thêm kênh, tăng thêm thời lượng phát sóng, người ta đã không lường hết tình trạng trớ trêu (....) này như một cơ hội "sống chết mặc bay". (98)

Khi đời sống nội trống vắng thì người ta phải vay mượn lối sống ngoại. Một xã hội bị cấm sống nên người ta phải mượn đời sống khác sống đỡ.

Những kẻ làm nghệ thuật dưới chế độ cộng sản đã bị những mục tiêu phục vụ của Đảng dìm chặn sức sáng tạo. Cho nên họ không thể sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật hay ho. Kết quả là những bộ môn nghệ thuật dưới chế độ bao cấp nghèo nàn. Và vì vậy mới đưa tới tình trạng trớ trêu là đài truyền hình nội không sản xuất đủ phim hay để chiếu, mà phải đi vay mượn phim ngoại chiếu.

Khi tôi viết những dòng chữ này vào cuối năm 1999 thì cơn sốt phim tình cảm Hàn Quốc đang chế ngự trên mọi lĩnh vực truyền thông Việt Nam.

Bộ phim "Thành Thật Với Tình Yêu" gồm 35 tập của một hãng phim Nam Hàn đang làm say sưa bao nhiêu nữ khán giả Việt Nam. Một tuần 3 đêm, thứ hai, tư, năm, các nữ khán giả chờ đợi say mê chờ đón VTV3 vào lúc 7:45 - 8:45 tối để xem chuyện tình một anh con trai yêu hai chị con gái rồi với những câu chuyện tù tội, mưu mô, gay cấn của sự quân bằng công việc và tình cảm. Một chuyện tình cảm sướt mướt hạng bét được lồng trong các công thức phim trường éo le có bài bản của Hồng Kông hay Hollywood như buôn lậu, tù tội...

Sự say mê theo dõi các cuốn phim Hàn Quốc này đã làm cho các tờ báo báo động và gọi là "Cơn Sốt Phim Hàn Quốc" đang lũng đoạn truyền hình Việt Nam. Các báo phụ nữ lên hình bìa tài tử Hàn Quốc. Các tiệm bán quần áo đăng quảng cáo mốt mới Hàn Quốc. Các chương trình ca nhạc mời tài tử Hàn Quốc từ Hàn Quốc sang ra mắt cùng các ca sĩ "siêu sao" Việt Nam.

Khi được hỏi tại sao lại thích xem phim "Hàn Quốc" hơn phim "Việt Nam", một nữ khán giả trả lời với tôi rằng: "Phim Việt Nam cứ chiếu ba cái cảnh nhà nghèo coi chán lắm. Coi phim Hàn Quốc còn thấy người ta ăn mặc sang trọng đẹp đẽ. Coi phim Việt Nam cứ làm ruộng với đi bộ đội về. Coi hoài chán lắm".

Vấn đề không đơn sơ như lời người nữ khán giả phát biểu. Nhưng vấn đề nó nằm trong cốt lõi của lời phát biểu.

Không có nội dung nào dở. Chỉ có người thể hiện dở. Những người làm nghệ thuật dưới chế độ bao cấp cộng sản bị vướng mắc vào đồng tiền của bao cấp. Cho nên họ phải phục vụ cái chủ đề "anh hùng lao động" có hậu của chế độ cộng sản. Bao lâu những người làm nghệ thuật còn bị đóng đinh trên cái khung nghệ thuật bao cấp này thì bấy lâu nền nghệ thuật này chỉ phục vụ chủ nhân bao cấp: Những nhà chính trị cộng sản. Dân chúng không thấy đồng ý với mô thức này nên họ không xem. Giản dị thôi.

Hơn bộ môn nào khác, phim ảnh tận dụng tính giải trí và ảo vọng nhiều. Đôi khi người ta xem phim là để tìm đến một thế giới xa vời. Những cảnh sang trọng áo quần là lượt, đấm đá, sống như "xi nêh được dân chúng chấp nhận và mong đợi xảy ra trong phim. Vì trong đời thường, họ không sở hữu được thế giới ấy. Chỉ trong phim ảnh, họ mới chia sẻ được. Họ thích nhìn tài tử sống vung sống bạo, sống sang, sống đẹp trên màn ảnh.

Phim bao cấp phục vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam lại chỉ thích nhắc nhủ và lập lại những anh bộ đội nghèo khổ bệnh tật có tính cần kiệm. Lại chỉ thích ca ngợi chị nông dân hiếu thảo lo chăm sóc mẹ già và anh chồng bất lực. Toàn là những cảnh mà hiện tại khán giả Việt thấy chúng xẩy đến trong đời sống thường ngày nhiều quá rồi, với kết quả không đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Khán giả không muốn nhìn thấy cảnh này trên phim ảnh nữa. Hoặc giả dụ nếu có thấy thì cũng phải thấy trong một sự dàn dựng "cao sang" nào đó. Ví dụ nghệ thuật quay phải cao. Cảnh trí phải đẹp. Áo quần tài tử phải đáng ngắm nhìn. Điều này các nhà nghệ thuật bao cấp không sản sinh ra nổi. Kết quả là khán giả đã quay lưng bỏ đi với những bộ phim Việt Nam bao cấp

Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, sáng tạo nghệ thuật là một lĩnh vực chỉ có thể sinh sôi thúc đẩy trong một bầu khí tự do tối đa. Kẻ sáng tạo cần một khí quyển tự do tuyệt đối. Nghệ thuật từ đó mới ra đời những vở kịch hay, những biểu diễn lạ, những thí nghiệm sáng tạo mới.

Không cho người ta sáng tác thì làm sao người ta có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Sáng tác là một sự trau dồi thường xuyên.

Nên nhớ dưới chế độ Cộng Sản, nếu bạn không được "bao cấp", không có tên trong Hội Nhà Văn thì sáng tác của bạn sẽ không được xuất bản.

Nền quản lý "bao cấp" của chế độ Cộng Sản không thể nuôi dưỡng một môi trường sáng tạo dồi dào, năng động, và đạt được kết quả cao về phẩm chất.

Số lượng tác tác phẩm sáng tác dưới chế độ "bao cấp" rất cao. Nhưng các tác phẩm này bị sự quản lý "bao cấp" siết cổ. Thiếu máu, thiếu tự do, thiếu sảng khoái, thiếu thách đố, những tác phẩm sáng tạo của chế độ "bao cấp" không đáp ứng đúng nhu cầu và ước vọng của dân chúng đương thời. Vì vậy khi dân chúng gặp gỡ bất cứ một nguồn sáng tạo nào cung ứng được cho họ chút tâm tư gần gũi, họ sẽ để mắt đến phía ấy ngay. Đó là lý do tại sao phim "bao cấp" của "Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố" được ra lò hàng năm, chiếu ở rạp nhất nhì thành phố nhưng không có quần chúng đến xem. Đó là lý do tại sao các đài truyền hình lúc này chỉ thích chiếu phim bộ đến từ Hàn Quốc và đến từ Hollywood.

Và cứ tìm đến các chương trình phim ảnh hiện đại thì chỉ thấy kín mít phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc, phim Âu Mỹ chật kín các rạp hát, các màn ảnh truyền hình.

Nền quản lý sáng tạo "bao cấp" đã đẻ sanh và nuôi dưỡng một trường phái "bắt chước" trong xã hội. Đi giữa thủ đô Hà Nội thấy những tiệm "nhái tranh" mà lợm người. Tưởng gì hay ho, té ra nguyên cả tiệm toàn là tranh vẽ nhái lại tranh những Van Gogh, Gauguin, Picasso. Thiệt là uổng phí bao nhiêu công sức vẽ vi của ai đó. Sài Gòn có báo Tuổi Trẻ bán chạy, Hà Nội liền có ngay tờ Tuổi Trẻ với chữ "Thủ Đô" nho nhỏ len lén trên góc. Sài Gòn có tờ Phụ Nữ khá ăn khách, thời gian sau Hà Nội cũng bắt chước ra ngay tờ Phụ Nữ, với len len khép chữ "Thủ Đô" như anh hàng xóm Tuổi Trẻ. Sinh Cà Phê hốt khách du lịch Tây Ba Lô ở Sài Gòn quá xá. Bao Cấp Hà Nội liền rinh nguyên con ra bày bảng Sinh Cà Phê ở phố Hàng Bạc không cần ý kiến không cần sửa tí ti nào cho gọi là nể mặt nhau hay cho có cái gọi là văn minh phải xin "bản quyền" này nọ. Trời ạ! Cả tinh thần học hỏi cũng chỉ muốn len lén ké cái cỗ sẵn người ta đã bày. Lười biếng sáng tạo đến thế là cùng. Không còn muốn suy tư tìm tòi, phiêu lưu, và mở đường nữa. Vì văn hóa "bao cấp" đã hủy diệt hết những mầm mống này. Có tìm tòi phiêu lưu mở đường mà ông nhà nước nói không thì cũng dẹp tiệm. Thôi thì cứ ai đã được Ok rồi thì ta cứ theo đó mà bắt chước cho dễ dàng thân nô lệ hơn.

Văn chương "bao cấp" dưới thời chiến tranh thì bị những người làm chính trị đe và dụ vào làm dụng cụ Chống Mỹ Cứu Nước. Hai mươi lăm năm sau cũng chính những người làm chính trị này lại dụ Hội Nhà Văn vào làm công cụ "Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Trong Tinh Thần Xã Hội Chủ Nghĩa". Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội trong nhiệm kỳ này là tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho các nhà văn. Hiện nay sách báo trên thị trường rất nhiều nhưng chúng ta quá thiếu những tác phẩm hay có sức lay động lòng người về cuộc sống đương đại, vì vốn sống, vốn hiểu biết của các nhà văn về công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chưa nhiều.... Sâu xa hơn "cái mới" đó nằm trong những mâu thuẫn tâm lý trong thế giới nội tâm con người khi phải đối mặt với cơ chế thị trường, khi đứng trước những thách thức của cơ chế toàn cầu hóa.... (99)

Một lực lượng các nhà trí thức của cả nước trong Hội Nhà Văn chăm chỉ phục vụ chỉ tiêu do những chính trị gia đề ra như thế này thì đúng là một thứ quái trạng của văn học lẫn văn chương.

Quái thai khổng lồ này ngự trị Việt Nam từ ngày Hồ Chí Minh mang Cộng Sản Quốc Tế về Hà Nội. Sự sắt máu của những kẻ làm chính trị đã bó tay những người cầm bút uốn theo một đường: đường phục vụ chính trị.

Mai này khi xét lại những tác phẩm xuất bản dưới thời điểm này, hậu sinh cần lưu ý cho một điểm là tính chất phục vụ chính trị của những tác phẩm đã làm cho cái nhìn của những người cầm bút sống dưới chế độ Cộng Sản lệch lạc. Chúng bị con vi trùng chính trị sai biểu và hướng dẫn. Những tác phẩm này qua bàn tay kiểm duyệt của chính quyền đã trở thành những dụng cụ.

Con vi trùng chính trị này đã lộng hành thành căn bệnh dịch tả suốt bộ phận thân thể văn hóa, văn chương, văn học Việt Nam, từ năm 1945 cho đến nay.

Những ngày vào cuối tháng ba năm 2000, tôi đến xem một Hội Sách Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) diễn ra tại Hội Trường Thành Phố.

Tôi bị choáng ngợp bởi lượng sách và các nhà xuất bản có mặt. Hội sách có 103 gian hàng gồm 72 nhà xuất bản trong và ngoài nước. Những nhà xuất bản trong nước gồm từ Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn Quảng Nam cho đến Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội. Những nhà xuất bản ngoại quốc cũng chiếm một số gian hàng khá thu hút khách hàng như các nhà xuất bản Oxford, Random House, Singapore, Unesco của Liên Hiệp Quốc... Số lượng sách thì có phóng viên tường trình lên đến "35.000 tên sách Quốc văn (1 triệu bản) 11.500 tên sách ngoại văn (50.000 bản) bày bán". (100)

Trong rừng sách vĩ đại của 3 ngày hội sách này, tôi đi lùng khắp nhưng tôi không hề thấy bất cứ một tựa sách báo được xuất bản từ khối người gọi là 2 triệu Việt Kiều tại hải ngoại.

Không hề có một dấu vết. Không hề có một chỗ đứng. Chính quyền này cương quyết không thèm ngó mặt văn chương văn học của 2 triệu Người Việt Hải Ngoại hiện đang có mặt khắp nơi trên thế giới.

Trong khi họ sẵn sàng cho sách của người ngoại quốc viết được ung dung luân chuyển để người Việt Nam trong nước tha hồ tiêu thụ, thì sách báo của người Việt Nam ngoài nước lại bị chính quyền này cấm luân lưu.

Tôi phải gọi những người Cộng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Ha.

Những người Việt như chúng tôi đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, tại Úc, tại Nhật, tại Hòa Lan hiện nay là dấu tích của đoàn quân bại trận từ Miền Nam Việt Nam 1955-1975. Nhà nước Cộng Sản là những kẻ chiến thắng cơ mà. Kẻ chiến thắng thì có lắm sức mạnh và uy quyền. Há sợ gì những kẻ thua cuộc bại trận chiến vừa qua. Nguyên một bộ máy cầm quyền của một quốc gia mà không kiếm ra được một biện pháp nào cho xứng đáng "anh hùng" cao đẹp hơn là trả thù kiểu "không thèm nhìn mặt" này sao.

Thái độ hèn hạ này xuất phát từ văn hóa "thù vặt". Tìm cách trả thù đối tượng dù đó là một trường hợp không đáng để trả thù. Một nét văn hóa làm cho con người mất đi tính chất cao thượng của lòng nhân bản biết tha thứ. Nó cũng còn phản ảnh khả năng yếu kém trong việc giải tỏa những tranh chấp của hai cựu thù địch.

Lê Thị Huệ

Chú Thích

95. Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.

96. "Cuộc hẹn tháng mười." Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.

97. "Thái Độ Tiêu Dùng - Sành Điệu Có Nghĩa Là Không Lãng Phí", Đào Thị Thanh Tuyền, Phụ Nữ Chủ Nhật, số 43, ngày 7.11.1999. Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh.

98. "Cơn Lũ Phim Ngoại Trên Màn Ảnh Nhỏ", Tô Hoàng, Văn Nghệ Quân Đội, Số 46, ra ngày 5.11.1999)

99. "Không ai có thể làm thay công việc của nhà văn, Nhà Thơ Hữu Thỉnh Tân Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam" VASC. http://www.vnn.vn/tintuc/vhoa_gduc/vh4.html. Ngày 26.4.2000.

100. Theo VOV, VASC, http:// www. vnn.vn /vnn3/ tintuc/i index.html. 25.3.2000.

Hoan Hô Đại Thắng Diệt Dân !

Qua vụ đàn áp dân oan đêm 18/7/2007 trước tòa nhà Quốc Hội II tại Sài Gòn vừa qua, đồng bào ta và cả thế giới lại một lần nữa thấy được bộ mặt gian ác của đảng Cộng Sản Việt Nam và bộ máy cầm quyền cộng sản tại nước ta. Họ vừa cướp đoạt nhà cửa của dân chúng, vừa làm ngơ khi họ khiếu nại kêu oan suốt hàng chục năm, vừa đàn áp họ khi họ biểu tình ôn hòa để bày tỏ cho mọi người thấy sự trắng tay cùng nỗi oan khiên của họ hầu được cứu giúp.

Bút Trẻ vì thế ca tụng đức độ của vị lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đồng thời cho thấy quan niệm về đạo đức của ông và đảng của ông như sau:

Hoan hô Tổng bí thư Nông
Đức là Mạnh mẽ thịt đồng bào ta

Trong chuyến Mỹ du vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đồng bào người Việt hải ngoại đã được nghe những tâm tình yêu nước thương dân của Chủ tịch qua những lần gặp gỡ với đồng bào hải ngoa.i. Qua vụ đàn áp dân oan vừa qua, người ta mới thấy được lời nói và việc làm của Chủ tịch đi đôi với nhau như thế nào. Bút Trẻ định nghĩa triết lý khôn ngoan của Chủ tịch như sau:

Hoan hô Chủ tịch Nguyễn Minh
Triết là đang nói thình lình tho.o.c luôn.

Lòng dũng cảm của các chiến sĩ công an mà vị lãnh đạo của họ là Thủ tướng Công an Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn được đảng cộng sản đề cao. Bản chất lòng dũng cảm đó được Bút Trẻ mô tả như sau:

Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tân (=Tấn)
Dũng cảm dễ sợ dẹp tan dân mình.

Đợt biểu tình rất đặc biệt của dân oan hàng chục tỉnh khắp đất nước từ ngày 23/6/2006 đến ngày 18/7/2006 bị nhà cầm quyền Việt Nam cố dẹp tan sở dĩ thành hình được là nhờ sự khởi xướng dũng cảm của dân oan Tiền Giang. Tổ Quốc sẽ muôn đời ghi ơn lòng hy sinh dũng cảm này của dân Tiền Giang:

Lòng hy sinh của dân Tiền
Giang sơn tổ quốc ghi liền công ơn.

"Đỉnh cao trí tuệ" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cứ nghĩ rằng phải dùng súng ống, vòi rồng xịt nước, lựu đạn cay, với hàng trăm xe và hàng ngàn công an mới dẹp tan nổi đám dân oan biểu tình này. Nhưng nguyên nhân chính yếu gây nên những cuộc biểu tình này là nạn tham nhũng đang lan tràn trên quê hương khiến bao người dân phải lâm cảnh cơ hàn trắng tay thì "đỉnh cao trí tuệ" lại không dẹp mà cứ tiếp tục nuôi dưỡng. Biết bao bộ mặt tham nhũng bị dân oan tố cáo, nhưng có tên nào bị "đỉnh cao trí tuệ" đem ra xử đâu, chúng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo để có thể tiếp tục hút máu dân chúng. "Đỉnh cao trí tuệ" chỉ nghĩ ra cách giải quyết ở ngọn, còn gốc rễ thì cứ để y nguyên. Vì thế, tình trạng dân oan biểu tình chắc chắn chẳng những còn tiếp diễn mà chắc chắn sẽ còn nổ ra lớn hơn. Giờ đây dân oan hàng chục tỉnh ở khắp đất nước đang chờ thời cơ thuận lợi để tiếp tục hô to cho cả thế giới biết nỗi oan ức của họ:

Một lòng dân chúng cả Mười
Tỉnh táo tạm rút chờ thời cơ lên.

Trong thời gian biểu tình, dân oan phải cam chịu cuộc sống hết sức lầm than đau khổ, một mặt vì cảnh thiếu thốn trăm bề của cuộc sống vỉa hè, một mặt vì sự đe dọa và sách nhiễu vô tâm của công an mật vu.. Nhưng giữa cảnh lầm than đau khổ ấy, chiều 17/7, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng phái đoàn PGVNTN đã can đảm đến để chia sẻ với nỗi thống khổ của dân oan, bất chấp bên ngoài nhà cầm quyền hung hãn đã chuẩn bị xe tăng, xe cứu hỏa cũng hàng ngàn công an mật vụ để dẹp đám dân oan vào đêm 18/7. Bút Trẻ rất cảm phục Hòa thượng:

Kiên cường Đại lão Thích Quang
Độ cho dân giữa lúc đang dàn chào.

Tuy nhiên, trước cảnh lầm than này của dân oan, HĐGMVN có một thái độ rất khôn ngoan là hãy xem và xét cho kỹ chứ chưa (/không) hành động. Bút Trẻ rất hiểu và thông cảm với sự khôn ngoan ấy:

Khôn ngoan là Hội Đồng Giam (=Giám)
Mục là chỉ ngó, không tham gia vào.

Dẫu sao dân oan các tỉnh bị đàn áp dã man như thế là một nỗi đau rất lớn cho quê hương tổ quốc Việt Nam. Hy vọng nỗi đau thương này sẽ trở thành cái "thương" (một thứ vũ khí dài nhọn giống như ngọn giáo) đâm thẳng vào bè lũ gây tội ác để muôn dân được sống trong ấm no hạnh phúc.

Vinh danh Tổ Quốc tôi Đau
Thương này sẽ thẳng vào đầu ác ôn.

Bút Trẻ

đi ăn giỗ

Thanh gọi tôi.

“Anh khoẻ không? Cho em xin lỗi, đúng một năm rồi em mới gọi anh.”

“Cho anh câu xin lỗi được không?... để em khoẻ!”

“Chị nhà thật khéo chọn anh! Aên nói làm mát dạ người khác quá đi!”

“Cảm ơn em. Có chuyện gì mà gọi anh vậy? Cô em.”



“… em biết anh không thích gặp lại kỷ niệm, nhất là những người mà anh đã trân qúy, thương mến. Anh sống hết lòng với người sống để khi người đi kẻ ở không có gì ân hận nữa vì anh đã có qúa nhiều ân hận. Em à!”

“… nhưng lần này là giỗ mãn tang bố em nên em phải mời anh cho được!”

“… một lần nữa thôi!... ha!”

Nhà bác Sa vẫn còn số cũ, đường xưa. Tôi không vội vô nhà để có thời gian ngắm nhìn kỷ niệm. Chắc vợ chồng Thanh trong nhà đã thấy tôi qua cửa sổ nên họ mở cửa, mời tôi vô.

Tôi thắp nén hương cho bác Sa gái thì không còn nhớ đã bao nhiêu lần, nhưng bác trai thì nhớ - bạn tôi mà. Bác, mới đó đã thành người thiên cổ được ba năm, thời gian như bóng câu qua cửa. Tấm hình người lính Việt Nam Cộng Hòa trên ban thờ đã hoen ố thời gian, tấm hình không nói lên tuổi tác người chết lúc mất thì cũng nói lên ý nghĩa tấm ảnh thờ. Một là người chết trận nên thờ ảnh mặc quân phục, hai là chưa toại nguyện đời lính nên dặn con cháu thờ ảnh lính - Bác Sa thuộc loại thứ hai.

Bữa giỗ mãn tang một người qúa cố được ba năm theo phong tục Việt Nam thì có gì để người ăn giỗ phải bận lòng ngoài việc ăn nhậu khi nỗi buồn đã cũ. Nhưng đám giỗ bác Sa không ồn ào như… đám giỗ. Thanh là con gái độc nhất của bác, Tấn là chồng của Thanh, ông Vàng là bạn lính của bác và tôi. Sau màn nghi lễ, kết thúc màn ăn nhậu trong thân tình qúy hiếm nơi đất khách quê người. Bác Vàng từ gĩa thân chủ Thanh để ra về, không quên nói với di ảnh bác Sa: “Không lâu nữa đâu ông bạn. Tôi với ông nhậu chung bàn như ngày xưa ở phố núi cao, phố núi đầy sương…”

Bọn trẻ chúng tôi cười cay mắt với tình đồng đội của thế hệ cha anh. Tôi cũng xin kíu và nhận lãnh công vụ đưa bác Vàng về cho tiện, khỏi gọi con bác đến đón. Nhưng Tấn nói: “Em đón bác Vàng đó! để em đưa bác về cho đúng lời hứa, anh ngồi nhà chơi với Thanh chút đi, em về là nhậu tiếp cho đã một bữa.”

Thanh gom gọn những món ăn dang dở trên bàn, dọn dẹp qua loa cho trống mắt. Tôi trở thành người thừa vì Thanh không cho phụ. Tôi còn biết làm gì trong thời gian chờ Tấn về là ngồi nhìn di ảnh bác Sa trên bàn thờ (bệ lò sưởi). Mắt tôi dừng lại ở hai cuốn báo Ca Dao mà trong trí nhớ tôi, một cuốn có bài thơ: “Trái tim người lính”*, cuốn kia có truyện ngắn: “Tuyệt tình cốc”*.

Một lần trong đời bầu bạn với người đáng tuổi cha mà tôi kính mến là bác Sa. Tôi viết về bác đâu phải để thờ! tôi viết cho tình bạn vong niên nhưng con gái bác đã hiểu lầm tôi nên thượng lên bệ lò sưởi là không phải lắm đâu! nhưng có nên nói không đây trước một tấm lòng?!

Tấn trở về mau chóng để thực sự bắt đầu cuộc nhậu không cần giữ lễ với cha chú, không cần sợ bác Vàng lo âu về con cháu của người bạn qúa cố.

Rồi cuộc vui nào cũng phải tàn để hẹn lại lần sau trong rắc rối của tình đời. Trước khi tôi ra về, Thanh cứ muốn tôi ra sân sau để xem lại những ngày tháng cũ! Tôi chiều ý cô chủ nhà cho vui vẻ trọn vẹn một ngày tưởng nhớ người thân, chứ tôi không bao giờ muốn nhìn lại những di vật của người thân đã khuất vì tôi cũng ưa mềm lòng.

“Tuyệt tình cốc” là công trình sáng tạo, mồ hôi, công sức của tôi với bác Sa. Sau ba năm tiêu điều theo quy luật cái gì cũng tàn. Nay nó lại trở về nguyên trạng sạch sẽ, u tịnh như một cái am của người tu hành. Những giây mướp xanh um một góc sân và cho bóng mát để ai thấy cũng muốn nán lại uống ly trà, ngồi nhìn trời mây trong thanh tịnh một trưa hè. Tôi nói với Thanh: “… những con ong cần mẫn/ đã bay về nơi đây…” Cô ấy trầm ngâm một lát mới nói: “… thì em đọc câu: những con ong cần mẫn/ đã bay về nơi đâu/ nắng chan chứa vườn sau…” trong truyện “Tuyệt tình cốc” của anh. Em hiểu ra anh không những nặng tình với bố em mà cũng nặng tình với cái Tuyệt tình cốc này lắm! Nên em với anh Tấn mới không làm nhà kho nữa mà dọn dẹp lại cho vừa ý anh. Từ nay, anh muốn ghé qua lúc nào tùy ý! Vợ chồng em tặng anh cái Tuyệt tình cốc của bố em để anh thủ thỉ với cụ khi xem hoa nở khi chờ trăng lên*… (Kiều)”

Lòng tôi vui như tết. Ngày xưa Thanh không thích tôi đã đành, tôi còn đọc được trong mắt cô ấy sự nghi ngại về một người chỉ lớn hơn cô không bao nhiêu tuổi mà sao kết bạn với bố của cô! Bố của cô là người thầm lặng, sống khép kín mà sao lại quen biết và có vẻ thân tình với tôi đến rủ rê về nhà chè chén. Tôi biết ngày ấy, Thanh nhìn tôi với ý ngại ngần làm sa đọa ông cụ chứ không khinh tôi, cũng không… nhiều thứ! Nhưng chuyện qua rồi còn nhắc nhớ làm chi.

Anh bạn trẻ-Tấn loay hoay trong bếp, tưởng dọn dẹp phụ vợ, ai dè anh đã pha được ấm trà. Khay tách hẳn hoi, coi bộ Tấn là người hiếu khách và rất biết hưởng thụ. Tôi bảo Thanh đỡ hắn cái khay vì hắn còn kẹp theo phích nước nóng. Tôi kéo cái bàn con dời vô bóng mát của giàn mướp. Chúng tôi ngồi uống trà ba người, chuyện vãn. Thanh đột ngột hỏi tôi một câu mà tôi rất không ngờ:

“Anh Phan ạ! Trong bài thơ ‘Trái tim người lính’, anh viết tay trên tờ giấy bạc của bao thuốc lá mà anh tặng bố em thì anh viết: ‘mỗi lần trăng sáng soi nhà vắng’ mà sao khi anh cho lên báo Ca dao thì anh lại sửa thành: ‘mỗi lần trăng sáng soi nhà bếp’. Em thấy từ ‘nhà vắng’ thơ hơn ‘nhà bếp’, anh có thể giải thích thêm?”

“… Em có thể cho anh hỏi một câu trước khi anh trả lời, không?”

“Em sẵn sàng. Mời anh.”

“…sao em không hỏi câu nào khác mà phải đúng câu đó trong bài thơ?”

“Chuyện vầy! Anh Phan. Một bữa đi học, đi làm về, em ngồi ăn cơm một mình dưới bếp. Bất chợt nhìn thấy trên tường có vệt đen-bút chì. Em đứng dậy xem thì thấy chữ “E” và chữ “M”, đọc theo tiếng Việt là chữ “em” viết hoa “EM”. Nhưng em lại nghĩ là bố viết tắt chữ Mỹ- chữ gì đó trong công việc làm của bố. Sau chữ “EM” viết hoa là bốn gạch tạo thành hình vuông, không nhớ bao nhiêu hình vuông vì em không đếm. Sau nữa là nhiều lần định hỏi bố: ‘sao không ghi note trên bảng, trên lịch chẳng hạn mà ghi trên tường cho bẩn tường?’ Nhưng em quên hỏi nhiều lần đến lần nhớ thì nghĩ lại: không nên hỏi vì bố em là người ngăn nắp, sạch sẽ như anh đã biết! Khi bố viết lên tường thì chắc chắn không phải do cẩu thả!

Sau đó em quên luôn, đến hôm em lau bụi bức ảnh thờ của mẹ, lau đến bát nhang thờ mới thấy tờ giấy bạc gấp làm tư dưới bát nhang-là lần đầu em đọc bài thơ ‘Trái tim người lính’ của anh. Em hiểu liền về chữ “em” mà bố đã ghi trên tường nhà bếp, nhưng muộn rồi. Trước khi tụi em làm đám cưới, anh Tấn xin phép bố cho sơn sửa lại căn nhà cho khang trang. Sau đó, bố em cứ ưa ngồi nhìn bức tường nhà bếp, cách nhìn lạ lắm! Mới đầu, em tưởng bố không ưng màu sơn. Đến một lần nửa đêm, em ra nhà bếp uống nước, thấy bố ngồi bất động, mắt nhìn chỗ bố ghi trên tường-đã trắng mới-đã xóa sạch những vết viết chì xám đen. Nước mắt bố lăn dài xuống tận cằm, xuất thần.

Em trở vô phòng khóc hết nước mắt. Em tưởng bố em buồn về việc em sắp lấy chồng. Hôm sau, em kể anh Tấn nghe, anh Tấn cũng nghĩ là bố không ưng màu sơn nên anh đến xin lỗi bố-để con sơn lại. Bố nói không cần. Khi hai đứa em hiểu được những vệt chì đen và chữ “em” qua bài bài thơ anh tặng bố thì… chỉ còn hối hận! Bố em không viết gì thêm từ đó.”

“Ra thế! Bài thơ anh viết cũng bởi cảm hứng từ chuyện kể về chữ ‘em’. Lúc anh viết trong đầu thì dùng từ ‘nhà bếp’ vì thật sự chữ ‘em’ được viết trên tường nhà bếp. Khi anh viết trên laptop của anh thì anh cũng thấy từ ‘nhà vắng’ thơ hơn như em nghĩ. Nhưng khi bỏ lên báo thì anh lại nghĩ đến tính trung thực nên cho đăng là ‘nhà bếp’ cho nó đúng với sự thật.”

Tấn ngồi nghe chuyện của tôi với Thanh, đến đây anh ta mới lên tiếng:

“Chữ nghĩa rắc rối thế sao? anh Phan. Theo em thì… nhà bếp đúng mà không thơ, nhà vắng thì thơ mà không đúng! Sao anh không viết là ‘bếp vắng’ cho vừa đúng vừa thơ!”

Tôi chưa kịp nghĩ thì Thanh lên tiếng:

“…đừng nghe anh Tấn nhà em. Nghe lời kỹ sư điện tử thì thể nào chữ nghĩa cũng tử vì điện đó anh Phan ơi!”

Thấy hai người bạn trẻ hạnh phúc, tôi vui thật sự về người thân, vui với bác Sa chỉ còn là những những làn khói xanh bốc lên từ nén hương khi người thân nhớ bác, thắp lên. Tôi qúy họ hơn họ biết vì tôi dở là không nói yêu ai khi tôi yêu họ đậm đà. Cuối cùng, tôi nói với Tấn:

“Anh đã là người ẩu nhất về chữ nghĩa rồi đấy! Được dịp trò chuyện với những nhà thơ mới biết họ chịu bỏ cả bài thơ vì không ưng một từ mà tìm không được từ thay thế đúng nghĩa, đúng vần, đúng điệu… cái tiếng Việt của mình dùng để truyền đạt thông tin thì dễ nhưng khi dùng để nói lên tâm tư tình cảm, diễn tả tâm linh thì người sau thường giẫm chân những người đi trước, nhất là ngôn ngữ thơ. Nên càng về sau này càng hiếm những bài thơ hay, không bởi sự hạn chế kiến thức vì đời sống ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật giúp con người có kiến thức rộng hơn cha ông ta ngày xưa, nhưng thơ thì muôn đời nghèo nàn ở khả năng sáng tạo từ cho thơ.”

Thanh hỏi tôi về món bò tái chanh trong ‘Tuyệt tình cốc’ mà hôm nay cô ấy làm lần đầu để giỗ bố và đãi tôi với bác Vàng. Tôi chẳng biết nói sao cho hết niềm vui trong lòng vì thật ra miếng ăn qúa khẩu thì tàn. Cái nghĩ đến nhau mới còn hoài trong kẻ có lòng. Ước gì đời sống được đối xử với nhau bằng tấm lòng để mỗi người còn có chút gì để nhớ để quên, để ấm áp trong đời sống lạnh lùng - cơm áo nơi đây.

Đường về nhà tôi không xa nên chưa dứt những suy tư thì đã về đến nhà. Cầm cái laptop ra sân là tôi gõ miết theo ánh tà dương chưa kịp tối. Nghĩ đến cô con gái bác Sa nay làm giỗ bố thịnh soạn như thế mà khâm phục tấm lòng nữ giới. Người Việt ảnh hưởng văn hóa Tàu nên cũng trọng nam khinh nữ như Tàu: nhất nam viết hữu thập nữ viết vô. Nhưng thực tế cuộc đời thì bác Sa được nhờ con gái, bố tôi được phúc con dâu vì năm nào cũng thế! Hiền thê tôi bất ngờ nói trong bữa cơm tối: “Anh ơi! Năm nay giỗ bố vào ngày đúng là thứ năm, thứ sáu gì đó. Anh muốn giỗ vào chủ nhật trước đó hay sau? Anh định mời những ai? Cho em biết để em liệu.”

Ích gì? Bổ béo gì con trai mà cầu tự! Ngồi nghĩ lung thì hình ảnh bác Sa lại tuôn theo những dòng chữ hiện lên màn hình laptop. Bác cũng mong có đứa con trai nhưng ý trời không thuận đến lúc mất. Nếu có linh hồn để về ăn giỗ thì chắc bác đã thấy mình sai dù sinh tiền bác đã yêu thương hết lòng cô con gái rượu. Hình ảnh bác Sa mà tôi quen biết tình cờ như duyên hội ngộ cũng thành chữ chạy dạt dào trên trang viết để thành bài viết thứ ba về một người đàn ông sinh bất phùng thời.

… dạo ấy, tôi mất việc ở hãng. Đi làm thế chân cho anh bạn ờ nhà hàng, anh ta đi Việt Nam cả tháng. Tôi đưa những phần ăn trưa vô bệnh viện thì gặp người đàn ông quét dọn hành lang có cái bảng tên Việt Nam hiếm hoi trong cái bệnh viện Mỹ yên ắng và lạnh lùng đến sợ. Cái tên “Sa Nguyen” của người lao công quét dọn hành lang làm tôi… “Kính chào nhà thơ tiền bối. Cho cháu hỏi thăm, phòng I.C.U đi lối nào?”

Lần sau, bác đang quét dọn, lau chùi trong phòng mổ nên mặc áo trắng như bác sĩ. Đầu đội nón trắng, bịt khẩu trang cũng trắng, chân đi giày vải trắng như thân cò. Thân cò lặn lội bờ ao vì miếng cơm manh áo gia đình đang làm tôi xúc động thì cái bảng tên “Sa Nguyen” lại làm tôi nổi hứng, tôi đọc: “có phải em mang trên áo bay/ hai phần gió thổi một phần mây…” bác ấy ngưng tay, kéo cái khẩu trang trễ xuống, cười nụ cười hiền và đọc tiếp: “… hay là em gói mây trong áo/ rồi thở cho làn áo trắng bay.” Một gìa một trẻ nên đôi bạn vong niên từ đó. Những hôm bác làm đêm, thể nào tôi cũng ghé thăm trên đường về nhà để uống ly trà, tán chuyện thời sự vu vơ cho thỏa lòng được nói tiếng Việt trong cái thành phố toàn mắt xanh mũi lõ.

Phan

………………………..

* trái tim người lính

(Kính tặng bác Sa)

em đi. nhà vắng, căn phòng trống
cơm nước anh lo mãi chẳng xong
mấy món đàn ông tù cải tạo
con bé mồ côi nó ốm tong
thương em nghiệt ngã đời con gái
lấy chồng khói lửa thời long đong
anh thua trận ấy đời đôi ngã
một nắng hai sương em gánh gồng
nuôi con còn bương trải nuôi chồng
mười năm cạn kiệt trái tim trong
anh về tóc trắng người thua trận
đầu con tang trắng mẹ ra đồng
em ơi! ngày giỗ tính theo năm
đời lính phong sương tính theo rằm
mỗi lần trăng sáng soi nhà vắng
anh viết lên tường một chữ: em
chữ đầu anh viết đã lem nhem
chữ cuối hôm nay mực ướt nhèm
rượu mừng đã uống con xuất giá
anh về với đất sống bên em.

Phan



--------------------------------------------------------------------------------


*Tuyệt tình cốc

Từ ngày tôi giúp bác Sa dựng lên cái Tuyệt tình cốc ngoài sân sau nhà bác. Tôi cũng muốn có một cái như vậy để tại ngoại những lúc cần yên tĩnh. Nhưng mỗi người mỗi cảnh. Nghĩ đến gia cảnh của tôi, chưa phải lúc cho mình tĩnh tọa. Không khéo lại nhàn cư vi bất thiện.

Hôm nay đến chơi Tuyệt tình cốc của bác Sa mới thích thú làm sao? Những dây mướp hương, mướp đắng leo xanh cả bốn bề vừa làm diệu nắng hè, vừa cho cảm giác nơi ở của một người quên-rồi-thế-sự, lãng nhân chăng? Trong cốc chỉ có một giường ngủ nhỏ, cái bàn viết con, vài quyển sách trộm không buồn lấy. Ngọn đèn bàn như đèn hột vịt ở quê nhà, có lẽ để đêm đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa - tcs

Hôm nay tôi đi thọ giáo bác Sa món mới. Tôi đem đến miếng thịt bò loại ăn phở nặng đến cả kí lô. Bác Sa nhìn tôi ngao ngán mà phán rằng:

“Bao gìơ con mắt anh cũng to hơn cái bao tử. Tôi đã bảo chỉ độ nửa kí.”

“Bác đừng lo. Nếu nhiều thì cháu ‘to go’. Phải đem về khoe vợ nữa chứ.”

Bác Sa bắt tay vào việc bằng phong cách chậm rãi của người gìa. Bỏ miếng thịt lên tấm thớt, lạng đến không còn dính một chút mỡ. Đôi tay khằn năm tháng cũng thái ra được những lát thịt bò đỏ au. Bác đứng lâu qúa nên khi buông dao, thớt là ngồi phịch xuống chiếc ghế bố xoa bóp đầu gối, bắp chân. Vết sẹo đen sì dài theo bắp chuối là những gì còn lại của qúa khứ. Tôi chạnh lòng với ngày tháng cũ của bác khi nghe bác kể chuyện đời xưa:

“… Ngày xưa, tôi đi gài mìn. Khi tôi đặt những trái mìn ở đâu, chỉ có tôi với Trời biết. Nhưng khi phải đi tháo gỡ mìn của địch thì Trời lại chẳng nói tôi nghe. Tôi giải ngũ cũng bởi mìn của địch là chuyện gieo gío thì gặt bão. Một chút đau nhức về gìa nếu xóa được những đau nhức trong lòng thì có đau gấp mười lần tôi cũng chịu. Anh nghĩ có đúng không?…”

Tôi làm sao biết thế nào là đúng mà trả lời. Tôi đâu phải là người tham chiến. Tôi chỉ là nạn nhân chiến cuộc của cuộc chiến tương tàn mà mỹ từ hóa gọi tôi là chứng nhân lịch sử. Tôi gọi tôi là con ma đói của hòa bình. Kẻ tha phương cầu thực - tốt số đã sa vào hũ bơ sữa nước Mỹ. Trong đủ đầy sinh thói trưởng gỉa học làm sang. Bao gìơ tôi mới biết tới những khổ lụy mà thế hệ cha anh đang mang trong tâm tư!

Những người thích đùa như tôi thì nhiều lắm, suốt ngày chỉ kiếm cớ ăn nhậu là giỏi. Mở tiệc ăn mừng ngày vô quốc tịch Mỹ có khác nào đứa con nhà nghèo bỏ cha, bỏ mẹ. Đi xin làm con nuôi một gia đình giàu có để có ăn, có mặc. Vẻ vang gì mà khui rượu, khui bia… ăn mừng! Lúc no say lại khui ra chuyện trăm voi không được bát nước sáo. Những suy nghĩ miên man trong cái đầu ưa mặc cảm của tôi, chỉ có bác Sa là người thấu hiểu. Nên bác ưa cho tôi những lời khuyên…

Tiếng nước sôi reo vui trên bếp, tôi đi pha ấm trà theo lệnh bác Sa. Bác bỏ thịt đã thái vào cái thau nhựa, đổ vào đó hai lon nước dừa soda. Dùng đũa trộn đều. Bác bảo tôi đi uống trà, chờ cho chất soda trong nước dừa làm chín thịt. Khoảng hai mươi phút.

Tôi rót hai tách trà, ngồi uống với ông bạn gìa mà lúc có ba hột tôi thường gọi bằng Bố. Tội nghiệp bác ấy chỉ có một mụn con gái như làn khói mỏng đã quyện vào thân xác ma trơi của người chồng ốm không thua gì cô ấy. Nói theo Hoài Linh: Vợ chồng họ đi xe lửa không cần mua vé. Cứ đứng sát đường rầy - xe lửa chạy qua sẽ cuốn họ theo.

Thấy bác lặt rau răm, thái củ hành trắng. Tôi giúp thì không cho, bác ấy bảo tôi:

“Anh vắt cho tôi bốn qủa chanh vào cái bát, lược bỏ xác nhé. Tôi không thích làm cái việc vắt chanh bỏ vỏ.”

Tôi tự suy ra mình phải làm cái việc đê tiện ấy. Bởi miếng ăn, khoảng cách tuổi tác, tôi cũng đành nhịn nhục. Vắt bốn qủa chanh, đổ vào thau thịt một nửa theo lệnh bác Sa. Bác giải thích: chanh giúp cho nước dừa làm chín thịt. Dùng chanh chung với nước dừa để tránh tình trạng qúa chua như ngoài nhà hàng họ làm. Nước dừa ngoài tác dụng của chất soda làm chín thịt, mềm thịt, nó làm ngọt thịt một cách tự nhiên. Không phải xài bột ngọt cho món này.

Uống hai tuần trà. Tôi nhìn thau thịt đã tái như thịt tái trong tô phở. Bác Sa đổ hết ra rổ, chờ ráo nước dừa pha chanh vắt. Bác còn vắt bằng tay thêm cho thật ráo. Lại cho ngược vào thau, lần này bác nêm ít muối, chút đường, tiêu trắng, hai muỗng cà phê rượu Hennessy để khử mùi đông lạnh, cho vào phần nước chanh vắt còn lại, bỏ hết củ hành trắng thái sẵn vào trộn chung. Lại để mười phút nữa, củ hành ra nước và xìu xuống. Bác đi chiên bánh phồng tôm hiệu Quê Hương (chắc từ Việt Nam đưa qua). Tôi đi dọn bàn thành thạo như một tên tiểu nhị thứ thiệt. Lại bị mắng yêu:

“Đừng háu ăn thế! nhẩn nha nào!”

Bây gìơ bác Sa vắt thau thịt thật ráo nước lần cuối. Nêm nếm lần cuối, trộn vào ít rau răm, củ hành phi (loại bán sẵn ngoài chợ). Cho hết ra cái đĩa hột xoài, phủ lên một lớp rau răm thái nhống, đậu phông rang giã dập, ớt hiểm thái lát như hoa lạc giữa rừng răm. Nhìn cứ như một nấm mồ xanh cỏ. Hành phi như hoa vàng mấy độ ngả sang màu cánh dán, ớt đỏ như những cái huy chương không còn cần thiết cho một người đã nằm xuống - vương vãi. Chén nước mắm chấm chỉ có nước mắm với ớt hiểm thái lát. Tôi hỏi bác Sa:

“Hình như cháu nhớ. Thịt bò kỵ nước mắm mà bác Sa?”

“Tôi biết! Nhưng khi đã ngồi ăn uống với bạn bè thì nhất định phải có chén nước mắm. Nó là Quốc hồn, Quốc túy của dân ta. Chén nước mắm tuy nhỏ nhất trong bàn ăn, nhưng thường chiếm vị trí trung tâm, quy tụ được mọi người chấm chung vào đấy. Tình tự dân tộc cũng từ đấy mà ra. Anh em một nhà thương nhau hơn thương người hàng xóm vì họ đã chấm chung chén nước mắm từ khi biết nói. Nước miếng từ tất cả những cái đầu đũa hòa chung trong chén nước mắm tạo thành sự gắn bó gia đình. Vợ chồng chấm chung chén nước mắm ngày này qua ngày khác… tạo thành keo sơn.

Trên bàn ăn bây gìơ, mỗi người mỗi chén nước chấm nên không thiếu những chuyện huynh đệ tương tàn, ông ăn chả bà ăn nem.”

“Tóm lại. Theo ý bác là sự dây dưa nước miếng trong nước mắm tạo thành tình thương mến thương. Theo ý cháu, người ta hôn nhau lần đầu là biểu cảm, lần sau là khó cản bởi cơn ghiền chất nước mắm trong nước miếng của nhau?!”

“Anh thì chỉ giỏi những trò qủy quyệt! Thôi ăn đi.”

“ Vâng! mời bác!” (Không nói sớm giùm một chút! chờ hoài - nói thầm)

Bác Sa lại đều đều giọng gìa:

“Cái món này mà có xị rượu đế quê mình thì ngon tuyệt. Ở đây toàn rượu mùi, tôi không thích. Thằng rể mua cho tôi chai XO, uống cứ như uống nước hoa của phụ nữ. Tôi thích Glenfiddich, tương đối được nhất, gần nhất với rượu quê ta. Tôi thích đơn giản hơn cầu kỳ, của không mùi thường có vị, lại vừa túi tiền.”

Bác Sa lấy cái đĩa nhỏ, đơm một đĩa bò tái chanh. Rót ly trà bưng vô bàn thờ bác gái. Bác ấy đốt cây nhang. Thành tâm và lụ khụ khấn vái, như mời bà về ăn cơm. Bài học này khác hẳn món bò tái chanh. Tôi tự hỏi: còn được bao nhiêu người đàn ông như vầy trong trời đất đen thui màu bội bạc? Một thế hệ nhân lễ nghĩa trí tín đang lụi tàn. Tre gìa măng mọc… còi cọc.

Người xưa nói về ăn nhậu đơn giản là: “no say”, cái đạo lý no rồi mới say của người xưa nghe không bạt mạng như người nay: “không say không về ”. Đã say thì còn biết đường đâu mà về? Đó là tiền đề của ăn gian. Uống rượu chỉ có ăn gian là không say. Từ đó sinh ra ăn thua. Lúc tỉnh dậy trong phòng cấp cứu của bệnh viện thì ăn năn.

Tôi thưởng thức sự trình bày âm dương hòa hợp của rau răm, hành phi, đậu phộng rang. Thịt bò thuộc lành phối hợp với Scotch Whisky chắc chắn là dữ rồi. Nói tới đây, tôi sợ thầy Khê, nghe. Hồi đó thầy Khê dạy tôi về âm nhạc dân tộc thì tôi không nhớ gì hết, chỉ nhớ thuyết âm dương trong ẩm thực Việt Nam. Vịt luộc phải chấm nước mắm gừng vì vịt thuộc hàn - âm, phải phối hợp với gừng thuộc hỏa - dương. Thời ngày xưa hoàng thị của tôi, cơm không có mà ăn. Thầy ở Pháp về nói toàn vịt luộc với nước mắm gừng. Thèm bỏ…

Tôi thưởng thức bằng vị giác sau khi thị giác đã no, khứu giác đã đủ, cảm giác đã mòn mỏi. Cảnh giác thì không cần vì bác Sa không thuộc Hồi giáo cực đoan nên tôi không sợ khủng bố sinh học. Miếng thịt đã tái đến không còn cảm giác sợ thịt sống, bỏ vào miệng nghe ngọt ngọt, chua chua… không qúa chua như nhà hàng làm, thật. Cái ngọt tự nhiên của nước dừa và củ hành trắng không làm lợm giọng như bột ngọt. Rau răm the the, cay cay ớt, thơm thơm hành phi - đậu phộng rang giòn giòn. Cắn thêm miếng bánh phồng tôm rôm rốp… Thiên đàng và địa ngục gặp nhau trong màu hổ phách của Whisky. Lúc này chỉ sợ vợ kêu: Gìơ này anh ở đâu? Tôi tắt luôn cái điện thoại cầm tay, cho chắc.

Bác Sa ngồi nhâm nhi dưới bóng mát của giàn mướp. Những con ong cần mẫn say mật hoa mướp tận tình, tôi say bò tái chanh như chúng. Ong đi hút mật về nuôi gia đình ong - tôi đi nhậu nuôi ai? Không lẽ đi nhậu nuôi gia đình tôi. Xây hạnh phúc gia đình kiểu này là tiếp tay cho luật sư thêm giàu vì tối ngày làm hồ sơ ly dị không kịp. Khi no nê tôi ưa nghĩ lung lắm! Những con ong cần mẫn sẽ bay về nơi đâu? Bác Sa về đâu khi hoàng hôn cuộc đời đã tắt? Tôi mong cho bác được đoàn tụ với bác gái theo diện ông bà ở chốn thiên thai có động hoa vàng hay một hang động nào đó trong dải ngân hà xa tít. Nơi vĩnh hằng của những nguời yêu nhau trọn vẹn như bác và bác gái. Tôi nhìn cảnh ông gìa một mình, lòng lang dạ sói cũng ui ui buồn, nói chi lòng tôi, mới tới tầng ô trọc! Nhiều khi tôi cũng sợ cái lang bang trong tư duy tôi, nhất là lúc ba hột đắng uống hoài hóa ngọt. Uống như uống nước Ngọc tuyền / Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau - BG. Để phá tan sự im lặng, tôi hỏi bác Sa:

“Bác ạ! Con bò ăn cỏ nên thịt nó lành, hiền. Người ta ăn thịt bò sao chỉ thấy lành chanh, lành choi…!?”

“Con bò ăn xong, nó biết nhai lại - con người thì không!”

“Vậy có thể nói: con heo ăn tất cả của thừa từ con người (cơm thừa canh cặn) nên nó động dục nhiều hơn động não. Con chó ăn đến phế phẩm của con người nên tính nết nó cũng tình cảm, nhớ dai, thông minh… Nhưng dồn chó đến chân tường thì quay cắn lại chủ. Phải vậy không bác?”

“Lý luận kiểu anh thì tôi chịu! Tư duy của anh cần phải có một chút giáo dục nữa… tiếc là thời anh đi học thì thầy giáo đi vượt biên hết rồi. Cái súc vật biện chứng như thế mà cũng nói ra được.”

“Bác có thấy: Con chó đầu đông thấy trộm nên sủa, con chó đầu tây có thấy ai đâu… cũng sủa. Từ đó cụm từ “chó hùa” ra đời để chỉ đặc tính loài chó. Trộm thì cứ trộm vì trộm biết chó sủa chó không cắn! Loài chó cắn chó không sủa thì đã tuyệt chủng theo đà tiến hóa của vạn súc vật. Nói theo di truyền học, loài chó cắn không sủa còn chăng chỉ là một gien lặn. Bao gìơ có đột biến gien thì cháu không biết. ”

Bác Sa cười rồi ngồi thừ ra đấy. Bác ấy thường như vậy. Rượu vào mà lời không ra, không biến những giòng suy tưởng thành lời. Có lẽ trong con người sau nhiều thăng trầm, bi hài của cuộc đời chỉ có thầm lặng là tử tế! Tôi không muốn bác ấy buồn vì những chuyện đã xưa như trái đất nên bắt chuyện trên trời dưới đất - vô thưởng vô phạt. Tôi hỏi thăm những người muôn năm cũ, bác ấy cũng không muốn nói. Chỉ ấm ớ như tôi không phải đối tượng có thể hiểu được những người tạm gọi là Anh em nhà Karamazov với bác. Bác Sa lại kể chuyện cho tôi nghe với ý gì không rõ!

“Ngày xưa, ông thầy tôi kể: Người tiểu đội trưởng dẫn mười hai người lính của mình đi tuần. Không may lọt ổ phục kích của địch, không may hơn là chỉ còn mình anh ta sống sót trở về. Người tiểu đội trưởng đến trình diện ông Đại đội trưởng - báo cáo tổn thất, trình bày chiến sự… Người tiểu đội trưởng nói với cấp trên: Lỗi tại tôi bất cẩn tạo nên tổn thất cho đơn vị. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, tôi xin sẵn sàng thi hành mọi hình thức kỷ luật. Người Đại đội trưởng nhìn anh ta giây lát… ông ấy nói: Anh lên bệnh xá của đơn vị khám sức khỏe lại. Không bị gì thì cũng nghỉ ngơi ba ngày. Tôi sẽ giao cho anh mười hai người lính khác. Nhưng anh phải nhớ là đừng vấp một mô đá hai lần.* - tình trong chiến hào.

Anh thấy đấy, sự vấp ngã ở đời là điều không tránh khỏi. Người không khuyết điểm chỉ là một kẻ lười biếng không hơn không kém, thì lại thường công thành danh toại. Kẻ xông pha chỉ rước họa vào thân. Người tài đức lãnh đạo những người chính trực còn không thắng, thì những kẻ võ mồm mưu cầu gì đại sự? Không vấp một mô đá hai lần thì mấy ai?! Và thường là cái vấp lần sau trầm trọng hơn lần trước. Tôi đi vào quân ngũ như đi chơi thì xá gì chuyện đi qua biển. Nên gìơ mới ngồi đây thèm nắng quê nhà. Chẳng ai cấm tôi về, nhưng đường về quê xa lắc lê thê… không khéo lại là chuyện vấp mô đá lần thứ ba thì chết không nhắm mắt. Anh còn trẻ thì đi đứng cẩn trọng. Đừng đi ngang về tắt rồi ân hận sau này.”

Mặt trời lặn nẻo ngàn. Chai rượu cạn như mọi cuộc vui đều phải tàn. Tôi nói với bác Sa: Uống xong ly rượu cùng nhau / hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời .Oâng Bùi Giáng viết câu thơ tri kỷ ấy cho muôn đời sau. Bao gìơ bác Sa gặp ông ấy, cho cháu gởi lời kính bái tiên sinh. Bác Sa cười tiễn tôi ra về, mặt trời đã khuất. Vì sao hôm cô đơn trên bầu trời chứng dám cho cuộc chia tay lần cuối. Vì tôi không bao gìơ còn được ngồi với bác ấy lần nào nữa. Những lần gặp sau này trong nhà thương, bác ấy chơi với một rừng ống nhựa… Viết lại đây - buồn lắm! Cũng đâu cả năm trời, bác Sa nằm trong bệnh viện - ngày một héo tàn cho đến khi về với cát bụi. Ngày giỗ bác Sa, tôi ngồi uống ly rượu với anh con rể của bác ấy. Nhìn cái Tuyệt tình cốc đã biến thành cái storage (nhà kho) mà lòng buồn theo tình nghĩa xa xưa. Không còn những dây mướp hương, mướp đắng… Những con ong cần mẫn/ đã bay về nơi đâu/ nắng chan chứa vườn sau… Mong cho những linh hồn đọa đầy của một thời kỳ lịch sử được ngàn thu yên giấc trong cõi vĩnh hằng. Đừng vấp một mô đá hai lần. Bây gìơ thì bác ấy đã thực sự đi qua điều đó!

Phan

Lm Ðinh Xuân Minh: Hãy liên đới với dân oan, những người bị bóc lột! Hãy là một người Samaritô nhân hậu

"Đứng trước tinh thần đấu tranh đang sôi xục của người dân oan trong nước, xin được chia sẻ nỗi thống khổ với người dân oan bằng tinh thần, để tỏ lòng liên đới với đồng bào trong nước bị bạo quyền bất lương CSVN bóc lột“.

Gần đây, có khá nhiều bài viết, trong đó có cả qúi Giám Mục, Linh Mục nhắc đến dụ ngôn người Samaritô. Ðây là một sự ngẫu nhiên, khi dụ ngôn này được toàn thể giáo hữu của Giáo Hội hoàn vũ nghe trong ngày Chúa Nhật thứ 15, năm C, khi tiếng kêu gào của người dân oan trong nước đang làm chấn động lương tâm thế giới.

Vì đứng trước tình hình hiện nay của người dân oan đang biểu tình, đến từ 19 tỉnh miền Nam. Họ đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, họ đang dầm mưa dãi nắng trước trụ sở Văn Phòng Quốc hội 2, 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, quận Phú Nhuận, Sài gòn, và tại công viên Mai Xuân Thuợng, Hà Nội, để đòi lại quyền sở hữu đất đai mà đã bị kẻ cướp bóc lột, nhân danh nhà nước, đầy tớ nhân dân, hợp thức hóa cướp bóc „chủ nhà“. Ðây là kiểu cướp ngày của Quan! Chúng ta phải làm gì? Ðâu là định hướng cho hành động của chúng ta trước thảm cảnh này?

Dụ ngôn người Samaritô (Luca 10, 15-37) là Kim Chỉ Nam để tất cả chúng ta, không phân biệt tôn giáo, và nhất là ngươi Tiến Hữu cần phải noi theo, vì đây là lời giáo huấn của Chúa Giêsu nhắn nhủ và đòi hỏi chúng ta: „Hãy đi, và làm y như vậy (giống như người Samaritô)!“ Vậy dụ ngôn người Samaritô như thế nào? (Luca 10, 15-37)

Ðể trả lời cho nhà giáo luật: "Ai là người thân cận của con?“ (Luca 10, 29), Chúa Giê-su không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này, mà Ngài đi ngay vào vấn đề, kể cho ông ta nghe một dụ ngôn rất có giá trị thực tiễn, đó là dụ ngôn người Samaritô nhân hậu.

Chủ yếu trong dụ ngôn này xoay quanh người bị cướp bóc, bị đánh trù dập đang nằm vệ đường, máu me chảy đầy người. Ba người đi ngang qua. Người thứ nhất là một vị Tư tế, người thứ hai là thầy cả Lê-vi. Cả hai đi bộ. Và người thứ ba là người Samaritô, cưỡi ngựa đi ngang qua. Cả ba người dều nhìn thấy chung một cảnh tượng.

· Người thứ nhất là vị tư tế (priest). Vị tư tế có thể dịch ra trong ngôn ngữ ngày nay, đó là những vị Linh Mục, những vị tu sĩ, những người chuyên lo phục vụ trong nhà thờ.

· Người thứ hai là người thầy Lêvi. Người Lê-vi được chia ra làm hai dòng họ. Lê-vi thuộc dòng dõi Aaron thì là những thầy cả (2 Moisen 28, 1). Dòng họ Lê-vi này được vua Ðavít cân nhắc lên làm nhân viên cai quản đền thờ hoặc làm chánh án (1 Sách Lịch sử 16, 37-42). Ðây là dòng họ cao sang quyền qúi mà Chúa Giêsu nhắc đến. Vì Ngài muốn nhấn mạnh đến vai trò địa vị sang trọng của họ trong xã hội.

· Người thứ ba, đó là người Samaritô: Người xứ Samari là người ngoại giáo, là kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Do thái, là kẻ thù truyền kiếp của người Do Thái.

Ba người này đều cùng trên đường từ Giêrusalem đến thành Jericho. Dọc đường, cả ba người này đều nhìn thấy tình huống nghiêm trọng của người bị đánh đập cướp bóc. Anh ta bị trọng thương nửa sống nửa chết nằm vệ đường. Người bị cướp bọc đang „khẩn trương“ cần sự giúp đỡ của người khác. Nguyên nhân tại sao, ba người cùng nhìn thấy một cảnh tượng, nhưng có hai phản ứng khác nhau?

· Vị Tư tế và thẩm phán Lê-vi là những người qúi phái, nên dù nhìn thấy hoàn cảnh đau thương khẩn trương này, họ cũng không động lòng để ra tay nghĩa hiệp. Và vì luật phép không cho các thầy tư tế này được tiếp xúc với máu me, vì họ sợ bị ô uế, không xứng đáng dâng của lễ vật trước bàn thờ thiên nhan Chúa. Vì những lý do đó, cả hai ngoản mặt làm ngơ và tiếp tục đi, dù đó là người đồng bào ruột thịt của mình.

· Ngược lại, người Samaritô, người ngoại đạo, đang „ngựa phi ngựa phi đường xa“, đang để đầu óc thưởng thức quanh cảnh và đang để tâm trí lo làm ăn và có lẽ cũng rất bận. Nhưng khi đi ngang qua, anh ta đã nhanh nhẹ dừng ngựa, nhanh nhẩu tới người bị cướp bóc mà băng bó vết thương, vì anh ta „động lòng thương“ (Luca 10,33). Như vậy, động lực „động lòng thương“ đã dẫn đến hành động của anh ta. Ðã vậy, khi chăm sóc xong, anh ta còn đưa người bị cướp bóc bị hành hung này về quán trọ, tốn bao nhiêu tiền anh ta cũng chịu hoàn trả, khi anh trở lại.

Một người „ngoại đạo“, một người đang bận đi xa, một người khác chủng tộc, nhưng khi nhìn thấy cảnh đau thương này, anh ta cũng đã vượt qua mọi thành kiến, mọi sự khó khăn trong lòng. Anh ta đã:

· vượt qua luật lệ cấm liên hệ với hai dân tộc thù hằn: Do Thái và Samari

· cứu người hoạn nạn. Cứu người trọng hơn, cao hơn mọi giới luật, giới răn luật pháp. (Viết tới đây, tôi chợt nghĩ đến việc có chức sắc Việt Nam cáo buộc Lm Nguyễn Văn Lý tội không vâng lời. Cứu người hoạn nạn bị cướp bóc, vừa về tài sản ruộng đất, vừa về tài sản tinh thần như mọi giá trị linh thiêng quyền thuộc về con người. Việc nào quan trọng hơn? Nếu vị GM khuyên cấm người thừa tác viên của mình không được đi cứu người đau khổn hoạn nạn, thì chính GM đó phải được đặt lại vấn đề. Vị GM đó đứng về phía kẻ cướp hay đứng vế phía nạn nhân của kẻ cướp?! Vị đó bênh vực cho LẼ PHẢI hay khống chế bào chữa dung túng cho sự gian ác?? Vị đó phục vụ cho „Giáo Hội thánh thiện, duy nhất và tông truyền“ hay phục vu cho giáo hội quốc doanh?)

· không quản ngại lo sợ có thể liên lụy đến bản thân

· không sợ tốn kém

· dù đang bận rộn công việc, nhưng cũng dành thời gian để chăm sóc người bị nạn….

· cử chỉ cứu người, cần con người dũng cảm, có cái tâm thiện, có trái tim đã luôn sẵng sàn thương yêu con người.

· cứu nguời vượt qua ranh giới và biên giới chủng tộc. Người Samari cứu người Do Thái. (Vì thế, không quốc gia nào viện cớ đàn áp con người, để bào chữa trốn tránh sự hành hung của mình để cho rằng, không quốc gia nào khác được „xâm phạm chủ quyền nội bộ quốc gia“. Ðó là chuyện nội bộ, chúng tôi (muốn đàn áp trù dập ai, đó là quyền của chúng tôi?)

· Giới răn yêu chúa và thương người không thể tách biệt được. Nếu nói yêu Chúa, Ðấng chúng ta không nhìn thấy, mà không thương người thân cận của mình, thì nói yêu Chúa đâu có thật! (Luca 10, 25-27). Thiên Chúa là tình yêu. Chỉ có tình yêu được kể công chuộc tội trước toà phán xét của Chúa, để hưởng “đời sống đời đời làm gia nghiệp” (Luca 10, 25).

Qua cử chỉ nghĩa hiệp của người Samaritô, chúng ta rút ra được kết luận gì, mà Chúa Giêsu muốn chỉ dạy chúng ta phải noi theo? Qủa thật! Người Samaritô hành xử đúng như tục ngữ ca dao cha ông chúng ta khuyên dạy: Hãy "cứu người như chữa lửa“!

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến hằng trăm ngàn người Việt Nam vượt biển, mà ngày nay họ được gọi là "Boat Poeple“. Họ được tầu hàng hải ngoại cứu vớt. Tôi nhớ đến con tầu Cap Anamur (Ðức Quốc), nhớ đến trên 10.000 đồng hương chúng ta được con tầu này cứu vớt, mà chính tôi cũng là một nạn nhân đang hấp hối trước cơn tử thần của sóng gió bảo táp. Chúng ta được cứu vớt trước hiểm họa của bão tố, của đói khát. Họ cứu vớt chúng ta khỏi bàn tay hải tặc. Mà trước đó, họ cũng không hỏi chúng ta là ai, chúng ta có là người „thân cận“ của họ không? Liệu chúng ta là người Mỹ, ngưòi Pháp, người Ðức, người Tầu…?? Những người cứu vớt chúng ta, họ cũng không cùng chung một chủng tộc, mầu da, tiếng nói như chúng ta. Và có lẽ họ cũng không cùng chung một tín ngưỡng, nhưng họ thực thi giống như trong dụ ngôn người Samaritô nhân hậu: Nhìn thấy cảnh hoạn nạn là xoắn tay áo ra tay cứu chữa, mà không cần biết người đó là ai. Cứu người như vậy có phạm luật không, tốn kém bao nhiêu??? Một cử chỉ nhân hậu đầy nhân nghĩa!

Thư của TGM Ngô Quang Kiệt: "Nhớ mang theo trái tim“, dựa trên bài phúc am tin mừng của Chúa Nhật 15, thánh sử Luca 10, 25-37. Dầu là một giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội, GM Kiệt luôn nhắn nhở mọi người, đặt biệt hàng ngũ tư tế, phải "nhớ mang theo ba trái tim“ như một động năng ra tay làm nghĩa cử cao đẹp như người samari: trái tim NHẬY BÉN, trái tim QUAN TÂM và nhớ mang theo trái tim CHUNG THỦY. Và để những trái tim đó đúng trở thành là một TRÁI TIM ÐÁNG TIN ÐÁNG CẬY VÀ ÐÁNG NHỚ, thì phải thể hiện qua việc làm. Một việc làm cụ thể, bằng hơn ngàn lời nói buông!

Có nhà triệu phú ngưòi Mỹ, đến thành Kulkata bên Ấn độ, để chính tận mắt xem viêc làm phục vụ của mẹ Têrêsa. Khi thấy mẹ đang chăm sóc người bệnh hoạn, toàn người đầy nghẻ lở máu mủ, xông mùi tanh hôi, rất khó ngửi. Nhà triệu phú thấy vậy bộc phát:
„Có cho tôi bạc triệu, tôi cũng không làm“. Mẹ Têrêsa trả lời: "Tôi cũng giống ông. Ai cho tôi bạc triệu, để tôi làm việc này, tôi cũng không làm được“.

Nhưng mẹ Têrêsa đã làm, và làm được để chứng minh đức tin của mình, vì đức tin mà không có việc làm, là đức tin chết. Mẹ Têrêsa không nói nhưng làm nhiều. Trước khi mẹ chết, mẹ không để lại cho nhân loại một tác phẩm tuyệt tác nào về nhân đức BÁC ÁI và PHỤC VỤ. Nhưng khi mẹ chết, thì cả thế giới ngưỡng mộ và kính phục mẹ là một vĩ nhân thời đại, là chứng nhân cho dụ ngôn người Samatirô nhân hậu.

Nếu lời nói mà không đi đôi với việc làm, dễ làm cho chúng ta bị mang theo thêm dòng họ NGUYỄN VĂN LINH (NÓI VÀ LỪA!).

"Ai làm cho một trong những người hèn mọn,
là làm cho chính ta!“ (Mátheô 25, 40).

Như vậy, hành động giúp đỡ cho người hoạn nạn, có giá trị cả tirệu bạc. Nói thì dễ, nhưng thực thi lời nói mình mới khó. Hành động đánh giá và minh chứng lời nói!
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy bắt chước người xứ Samari nhân hậu. Hãy lên đường hành động với trái tim! Hãy LIÊN ÐỚI với những người yếu hèn, những người thấp cổ bé họng, những người bị cướp bóc!

Người DÂN OAN hiện nay không đang rơi vào trong chính hoàn cảnh này!? Còn chờ đợi xem có được phép không bênh vực không, chăm sóc không? Còn chờ đợi xem người dân oan đó thuộc tôn giáo nào, chủng tộc nào? Hay vì tôi là một GM, Linh mục sáng giá không dám đụng vào những chuyện „bẩn thỉu“ để sợ bị lây oan, bị ô uế, không xứng đáng dâng của lễ nữa????

Ấy vậy! Ðứng trước nạn cảnh này, thế mà Ban Biên tập của Website: CÔNG GIÁO VIỆT NAM, trong bài: Tâm tình chia sẻ của BBT, CGVN, mới đưa lên mạng vào trung tuần tháng bảy 2007, đưa ra những dẫn chứng để biện luận cho "phong thái bình chân như vại“ của mình, của ai? Của người trong Ban Biên Tập? Người đó là ai? Hành xử trong bóng tối có giống kiểu ném đá dấu tay không? Biện chứng tư cách thụ động về cảnh khiếu kiện hiện nay như sau:

"6. Về những vấn đề khác mà Quí vị đang rất quan tâm như: Khiếu kiện đất đai tại VN, việc bác ái xã hội, việc xin tiền xây cất ..., những hiểu lầm tai hại vẫn còn tiếp tục lây lan...! Chúng tôi xin chia sẻ một ít thông tin với hy vọng đem lại chút ich lợi chung:

Cách đây vài chục năm, từ khi việc tranh chấp đất đai xuất hiện, chúng tôi đã chứng kiến một chuyện: Cha bạn của chúng tôi, hai tay cầm hai phong bì giơ lên để "khoe" với chúng tôi khi gặp gỡ, hai phong bì khá giống nhau về hình thức lẫn nội dung, cái nào cũng có ít tiền bên trong và ghi vài chữ với ý chỉ cầu nguyện bên ngoài! Nhưng sự khác nhau của hai phong bì này đã được Cha bạn giải thích: Một phong bì xin khấn để đòi lại được mảnh đất đối diện nhà thờ (được nhà nước trao cho ngưới khác), còn phong bì kia cũng xin khấn để không phải trả lại chính miếng đất vừa nêu. Câu chuyện như đùa này đã ám ảnh chúng tôi ... cho tới ngày những thông tin đã công khai cho biết khoảng 1.200.000 người trong cả nước có nhu cầu khiếu kiện về đất đai... thì chúng tôi thực sự đã bật khóc ...!

Hầu như mọi nơi : giáo phận, giáo xứ, dòng tu... đều là nạn nhân của rất nhiều bất công, bất hợp lý có liên quan đến đất đai, bất động sản trong suốt bao năm qua và rất ít hy vọng được giải quyết ...“

Nhận định đánh giá tâm thư này của BBT, CGVN như sau:
· Kiểu thông tin này, chẳng mang ích lợi gì chung cả! Chỉ khuyên mọi người nằn gốc cây sung!
· Ít ra, BBT cũng đã nhìn ra là bạo quyền CSVN hiện nay rất thô bạo, bất nhân, bất tài, bất chánh chẳng giải quyết gì được.
· Đưa ra tình huồng éo le. Mục đích: „Thôi em đành chịu để bị bóc lột“, thay vì có lời khuyên khôn ngoan chân chính.
· Chưa nhận định rõ, đâu là nạn nhân, đâu là tội nhân. Ðâu là người bị bóc lột và đâu là kẻ cướp.
· Nên dung túng cho hành động cướp bóc của bạo quyền ăn cướp -CSVN-!
· Nếu có hai phong bì giống nhau về hình thức. Nhưng nội dung của hai phong bì khác nhau. Ðó là điểm cần chú ý và quan tâm! Một phong bì khấn đòi lại được mảnh đất „được (bị) nhà nước trao cho người khác“, (phải nói là bị, chứ không nói là „được“) còn phong bì kia cũng khấn để khỏi phải trả chính miếng đất vừa nêu trên“. Vậy trong trường hợp này, ai là NẠN NHÂN và ai là TÒNG PHẠM? Vì kẻ cướp và tòng phạm của kẻ cướp đến vị Linh Mục xin khấn để của ăn cắp được, được hợp thức hóa thành của riêng tư, vì thế vị Linh Mục này gặp cảnh phải „bật khóc“? Vị linh mục này có đứng về lẽ phải và sự công bằng không? Có nhắc nhở khuyên bảo cho người xin khấn này rằng, anh là TÒNG PHẠM không? Với 1.200.000 nạn nhân bị cướp bóc lột tài sản, thì trong đó cũng có ít nhất 1.200.000 tòng phạm và chính phạm nhân. Trong nước hiện nay, đang có 1.200.000 „cảnh bật khóc“, mà không có lý lẽ hành động chính đáng, để rồi chỉ ngồi than phận trách mạng? Ðạo lý để đâu? Dụ ngôn Samarito nhân hậu? Lời chỉ bảo của Chúa đâu hết rồi?

· Qua thư tâm tình trên của BBT, CGVN, chúng ta cũng đánh gía được "tư thế và kiêm định“ việc làm hiện nay trong nước: Linh Mục nào dấn thân bênh vực cho nạn nhân bị cướp lột, thì vị Linh Mục đó phải về hưu non! Ai ra lệnh này của giáo phận Sài gòn? Nạn nhân của người bênh vực cho dân oan còn đó, đã phải về hưu non, với lời răn đe: "Ðây chỉ lành một hình phạt nhẹ đấy! Bằng không, tôi đã treo chén cha rồi!“ Nếu một giáo hội như thế, thì giáo hội đó đứng về bên nào? Về NẠN NHÂN hay đứng về bên TỘI NHÂN và TÒNG PHẠM?! Bị đồng hóa, a dua, tòng phạm với sự gian ác dối trá lường gạt!? Ai có thẩm quyền ra quyết định này?

Hoà Thựợng Thích Không Tánh, HT Thích Thiện Minh, HT Thích Thiện Lễ, HT Thích Giác Lượng, Ðại Ðức Thích Minh Huệ, đại đức Thích Viên Hỷ, Ðại đức Thích Ðồng Minh và Ðại lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã và đang làm nhân chứng, thự thi cho dụ ngôn người Samaritô nhân từ. Người "ngoại đạo“ (ngoài đạo), chiếu theo góc cạnh của người Thiên Chúa Giáo, đang thực thi dụ ngôn người Samaritô nhân hậu.

Không lẽ chỉ có người “ngoại giáo“ bênh vực cho DÂN OAN, liên đới với DÂN OAN, bênh vực cho lẽ phải, dấn thân cho sự công chính!!!? Còn các vị TƯ TẾ, và LÊ-VI vẫn ngoãnh mặt làm ngơ trước cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan bị bóc lột?
Trời cao có thấu cho lòng con DÂN OAN!

Lm Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh