Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2007
Úc Châu: Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam
Sydney (23/6/07) - Ðể hiệp thông với những khó khăn, gian khổ, tù đày cộng với sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN mà các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đang phải gánh chịu, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / NSW đã tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam vào tối Thứ Bảy 23/6 tại công viên Paul Keating Park, Bankstown. Chương trình dự trù bắt đầu lúc 7 giờ tối, nhưng vì Úc Châu trời mùa đông nên mau tối, mới 6 giờ chiều đã có một số khoảng 500 đồng hương hiện diện. Đến gần giờ bắt đầu thì thì các bãi đậu xe chung quanh thành phố Bankstown đã chật kín và con số tham dự ước lượng khoảng trên 1,500 người.
Đúng 7 giờ tối, sau lời giới thiệu của người điều khiển chương trình thì ba hồi chiêng trống bắt đầu, và tiếp theo sau là phần chào cờ khai mạc do Ca đoàn Công giáo Lakemba phụ trách.
Luật Sư Võ Trí Dũng, Chủ tịch Cộng đồng tiểu bang NSW, thay mặt Ban tổ chức phát biểu chào mừng quan khách, nêu lên ý nghĩa của Đêm Thắp Nến. Tiếp đó là phần đốt đuốc tại lễ đài, chuyền ngọn lửa tự do xuống để thắp nến cho đồng bào tham dự. Lần lượt từng ngọn nến được đốt lên, long lanh trong đêm tối, tạo nên một cảnh vừa tuyệt đẹp, vừa nghiêm trang, sưởi ấm lòng người giữa một buổi tối mùa đông Úc Châu.
Đại diện các tôn giáo và quan khách tuần tự lên dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc, và đọc lời cầu an cho các nhà đấu tranh và các vị tu hành đang bị nhà cầm quyền CSVN bách hại.
Hai màn hình lớn được dựng lên ở hai bên lễ đài để trình chiếu slideshow chân dung các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, cảnh công an đàn áp dân oan. Đặc biệt là hình Hoà thượng Thích Quảng Độ bị hai tên công an áp giải hai bên, và hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người tham dự, kể cả quan khách Úc.
Thay mặt Ban chấp hành CĐNVTD Liên Bang Úc Châu, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã phát biểu với đồng hương và quan khách tham dự. Sau đó là phần phát biểu của các thân hào nhân sĩ và đại diện các tôn giáo như Ðại tá Võ Đại Tôn, Linh mục Nguyễn Khoa Toàn (Tuyên Uý Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại New South Wales), Đại đức Thích Phước Đạt (Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vùng Úc Châu & Tân Tây Lan), Đại đức Thích Giác Tín (Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc & Tân Tây Lan), ông Nguyễn Paul (Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bán (Hội Trưởng Hội Đồng Cao Đài Giáo NSW).
Cũng có mặt tại Đêm Thắp Nến một số chính khách Úc như Thị trưởng Bankstown cô Tania Mihailuk, Dân biểu đại diện lãnh tụ đối lập liên bang ông Michael Hatton, Dân biểu liên bang Laurie Ferguson, các Dân biểu tiểu Bang NSW ông Tony Stewart và Charlie Lynn, đai diện lãnh tụ đối lập tiểu bang ông David Clark, và ông Jason Clare, ứng cử viên Đảng Lao Động vùng Blaxland.
Trong phần phát biểu của mình, ông Michael Hatton, một vị dân cử có nhiều gắn bó với các sinh hoạt của CĐNVTD Úc Châu, đã nhắc đến sự quan tâm của ông về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và thuật lại những lần nói chuyện bằng điện thoại với các nhà dân chủ trong nước. Ông Hatton đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ sự can trường của Linh mục Nguyễn Văn Lý qua tấm hình Bịt miệng gây xúc động lòng người. Ông đã kết thúc bài phát biểu bằng cách hô to 3 lần câu "Đả đảo Cộng sản".
Đêm Thắp Nến đã kết thúc lúc 8.45pm với bài "Việt Nam - Việt Nam" do toàn thể đồng hương cùng hát với Ca đoàn Lakemba.
Lê Minh Úc ghi nhanh từ Sydney
Hình: Michael Nguyễn
Thư mục:
Chính trị - Xã hội,
Hình ảnh,
Người Việt Hải Ngoại
Phỏng vấn Trần Bình Nam về quan hệ Việt - Mỹ
RFA phỏng vấn Trần Bình Nam
RFA:Thưa quý thính giả, cũng liên qua đến chuyến đi Hoa Kỳ của chủ tịch nhà nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết, ông Trần Bình Nam, người có nhiều bài bình luận thời cuộc đăng tải trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại đã có những nhận xét về những nguyên nhân mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không thể tránh khỏi khi vừa phải quan hệ tốt với Hoa Kỳ để tìm đối tác kinh tế, nhưng cũng không được bỏ rơi người cựu thù Trung Quốc đang chăm chú nhìn từng bước đi của một đất nước vừa thoát ra được đói nghèo, lạc hậu.
Mời quý thính giả theo dõi ý kiến của ông Trần Bình Nam qua trao đổi với biên tập viên Mặc Lâm:
Mặc Lâm: Thưa ông, chung quanh việc công du Hoa Kỳ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có vài điều đáng suy nghĩ đối với người Việt của chúng ta, nhất là những đồng bào đang sống tại hải ngoại. Việc đầu tiên là trước khi sang Mỹ, ông đã sang thăm Trung Quốc vài tuần trước đây. Chúng tôi xin được hỏi ông câu đầu tiên là dưới nhãn quan của một người có kinh nghiệm trong môi trường chính trị, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào ạ?
Trần Bình Nam: Tôi nghĩ trước hết việc ông chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đi Trung Quốc theo như chúng ta đều biết là hoàn toàn không có dự trù trước, trước khi có quyết định đi Hoa Kỳ. Thành ra chuyến đi đó có thể nói là một chuyến đi rất đột ngột. Mà đi đột ngột kiểu đó thì rõ ràng là Việt Nam đã bị áp lực của Trung Quốc. Trung Quốc muốn ông Triết trước khi đi Hoa Kỳ thì phải sang Trung Quốc. Việc sang (Trung Quốc) đó, về mặt hình thức chẳng khác gì như một tiểu quốc đi chầu một nước lớn. Và chắc chắn rằng trong việc đi như vậy thì giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông Triết sẽ qua trình bày cho Trung Quốc biết rằng khi ông Triết đi Hoa Kỳ thì vấn đề được sắp xếp như thế nào, hai nước đã đồng ý với nhau về những nguyên tắc lớn về vấn đề buôn bán, về vấn đề chiến lược ra sao.
Tôi nghĩ rằng việc đi như vậy là một quyết định rất lúng túng về phía Việt Nam. Nhưng có lẽ vì áp lực của Trung Quốc. Bởi vì có thể trong ban lãnh đạo của đảng CSVN, thành phần thân Trung Quốc khá mạnh cho nên họ áp lực là ông phải đi, đi để cho yên chuyện.
Nói tóm lại, tôi cảm thấy việc đi như vậy là một hành động ngoại giao hết sức vụng về.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin hãy cho một ví dụ nếu vì tự ái dân tộc mà ông Triết không sang Trung Quốc thì hệ quả mình sẽ thấy trước mắt là phe bảo thủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho ông ta ngay lập tức. Giữa hai điều ông Triết phải chọn một, và sự lựa trọn này cho thấy phái bảo thủ vẫn còn khá mạnh trong guồng máy tại Việt Nam. Có phải như vậy không, thưa ông?
Trần Bình Nam: Chắc chắn như vậy. Có lẽ là họ cũng đã bàn tính rất kỹ, cho nên cuối cùng ông Triết phải chọn giải pháp đi Trung Quốc, là để cho trong nội bộ của họ bớt sóng gió một chút. Nghĩa là sự lựa chọn đó là một lựa chọn khó khăn, nhưng có lẽ họ không có sự lựa chọn nào khác. Tôi nghĩ rằng họ hy vọng việc đi Trung quốc này Hoa Kỳ xem là một hành động ngoại giao tế nhị thôi. Nhưng họ không ngờ rằng việc này làm cho chính phủ Mỹ rất bực mình mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình cũng hữu lý mà thôi, vì gần như là vấn đề hơi làm sĩ nhục Hoa Kỳ một chút.
Mặc Lâm: Cứ tạm cho là chủ tịch nước thực hiện được một vế là làm hài lòng Trung Quốc nhưng ngược lại hành động này cũng có thể làm Mỹ phản ứng. Ông có cho rằng Hoa Kỳ mặc dù vần tiếp đón ông Triết nhưng sẽ có những đối sách bất lợi về lâu dài không?
Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề có gây khó khăn cho Việt Nam. Vì sau khi ông Triết đi Trung Quốc thì Hoa Kỳ đã có những phản ứng rất rõ ràng, thí dụ thông báo cho biết là giảm cung cách đón tiếp chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; thứ hai tung tin có thể hủy bỏ chuyến đi; rồi đồng thời tổng thống George Bush đích thân tiếp bốn nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam. Tôi nghĩ tất cả những việc đó đều là những tín hiệu cho Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ rất là bất mãn việc ông Triết đi Trung Quốc và gần như tỏ ý muốn hủy bỏ chuyến đi Hoa Kỳ của ông Triết. Tôi nói tỏ ý thôi, nhưng trong thâm tâm có lẽ Hoa Kỳ cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi, vì về mặt chiến lược cuộc thăm viếng của ông Triết cũng có lợi cho Hoa Kỳ. Về phần Việt Nam với bao nhiêu trục trặc như vậy Hà Nội cũng cố gắng vượt qua để duy trì chuyến đi nên tôi nghĩ đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam. Dù phải thần phục Trung Quốc nhưng vẫn gìữ chuyến đi chứng tỏ rằng Việt Nạm cũng có một chút độc lập đối với Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn xem Hoa Kỳ là một đối tác chiến lược quan trọng vì chuyến đi này có lợi cho an ninh của Việt Nam về lâu về dài.
Mặc Lâm: Việc chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của đồng bào hải ngoại đặc biệt là sau khi Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh trong nước. Ông có nghĩ rằng cộng đồng hải ngoại chống Việt Nam trong đề tài này thì sẽ có ảnh hưởng đến bộ mặt dân chủ của Hoa Kỳ và vì vậy sức ép từ nhiều phía sẽ khiến bang giao Việt-Mỹ bị trục trặc đưa đến những bất lợi về lâu dài hay không?
Trần Bình Nam: Cộng đồng Việt Nam trên cả nước Mỹ từ miền tây, đến miền trung đều tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chống đối sự hiện diện của ông Triết. Tôi nghĩ đây là vấn đề rất tế nhị vì khi mình biểu tình chống đối như vậy mình phải có một “message” với ông Triết, và tôi nghĩ “message” quan trọng nhất là nhân có sự quan tâm của truyền thông quốc tế chúng ta báo cho ông Triết biết là cộng đồng Việt Nam phản đối những hành động đàn áp những người dân chủ tại Việt Nam, cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt lên đầu lên cổ của người dân. Nhưng tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam cũng nên thận trọng và không nên đưa vào đề tài chống đối của mình là chống đối chuyến đi của ông Triết. Nói tóm lại là cộng đồng Việt Nam chống độc tài chứ không chống quan hệ tốt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Khi hai người đứng đầu hai nước gặp nhau bàn thảo thì khi nào cũng có lợi cả. Nhất là chuyến đi này chắc chắn có lợi về mặt chiến lược cho Việt Nam và cho Hoa Kỳ, thành ra việc đồng bào biểu tình chống đối thì nên hướng về chống chính quyền Việt Nam về việc đàn áp dân chủ và chính sách độc tài nhưng không nên bày tỏ chống đối chuyến đi của ông Triết làm cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trở nên lạnh nhạt.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà bình luận Trần Bình Nam đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
RFA:Thưa quý thính giả, cũng liên qua đến chuyến đi Hoa Kỳ của chủ tịch nhà nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết, ông Trần Bình Nam, người có nhiều bài bình luận thời cuộc đăng tải trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại đã có những nhận xét về những nguyên nhân mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không thể tránh khỏi khi vừa phải quan hệ tốt với Hoa Kỳ để tìm đối tác kinh tế, nhưng cũng không được bỏ rơi người cựu thù Trung Quốc đang chăm chú nhìn từng bước đi của một đất nước vừa thoát ra được đói nghèo, lạc hậu.
Mời quý thính giả theo dõi ý kiến của ông Trần Bình Nam qua trao đổi với biên tập viên Mặc Lâm:
Mặc Lâm: Thưa ông, chung quanh việc công du Hoa Kỳ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có vài điều đáng suy nghĩ đối với người Việt của chúng ta, nhất là những đồng bào đang sống tại hải ngoại. Việc đầu tiên là trước khi sang Mỹ, ông đã sang thăm Trung Quốc vài tuần trước đây. Chúng tôi xin được hỏi ông câu đầu tiên là dưới nhãn quan của một người có kinh nghiệm trong môi trường chính trị, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào ạ?
Trần Bình Nam: Tôi nghĩ trước hết việc ông chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đi Trung Quốc theo như chúng ta đều biết là hoàn toàn không có dự trù trước, trước khi có quyết định đi Hoa Kỳ. Thành ra chuyến đi đó có thể nói là một chuyến đi rất đột ngột. Mà đi đột ngột kiểu đó thì rõ ràng là Việt Nam đã bị áp lực của Trung Quốc. Trung Quốc muốn ông Triết trước khi đi Hoa Kỳ thì phải sang Trung Quốc. Việc sang (Trung Quốc) đó, về mặt hình thức chẳng khác gì như một tiểu quốc đi chầu một nước lớn. Và chắc chắn rằng trong việc đi như vậy thì giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông Triết sẽ qua trình bày cho Trung Quốc biết rằng khi ông Triết đi Hoa Kỳ thì vấn đề được sắp xếp như thế nào, hai nước đã đồng ý với nhau về những nguyên tắc lớn về vấn đề buôn bán, về vấn đề chiến lược ra sao.
Tôi nghĩ rằng việc đi như vậy là một quyết định rất lúng túng về phía Việt Nam. Nhưng có lẽ vì áp lực của Trung Quốc. Bởi vì có thể trong ban lãnh đạo của đảng CSVN, thành phần thân Trung Quốc khá mạnh cho nên họ áp lực là ông phải đi, đi để cho yên chuyện.
Nói tóm lại, tôi cảm thấy việc đi như vậy là một hành động ngoại giao hết sức vụng về.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin hãy cho một ví dụ nếu vì tự ái dân tộc mà ông Triết không sang Trung Quốc thì hệ quả mình sẽ thấy trước mắt là phe bảo thủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho ông ta ngay lập tức. Giữa hai điều ông Triết phải chọn một, và sự lựa trọn này cho thấy phái bảo thủ vẫn còn khá mạnh trong guồng máy tại Việt Nam. Có phải như vậy không, thưa ông?
Trần Bình Nam: Chắc chắn như vậy. Có lẽ là họ cũng đã bàn tính rất kỹ, cho nên cuối cùng ông Triết phải chọn giải pháp đi Trung Quốc, là để cho trong nội bộ của họ bớt sóng gió một chút. Nghĩa là sự lựa chọn đó là một lựa chọn khó khăn, nhưng có lẽ họ không có sự lựa chọn nào khác. Tôi nghĩ rằng họ hy vọng việc đi Trung quốc này Hoa Kỳ xem là một hành động ngoại giao tế nhị thôi. Nhưng họ không ngờ rằng việc này làm cho chính phủ Mỹ rất bực mình mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình cũng hữu lý mà thôi, vì gần như là vấn đề hơi làm sĩ nhục Hoa Kỳ một chút.
Mặc Lâm: Cứ tạm cho là chủ tịch nước thực hiện được một vế là làm hài lòng Trung Quốc nhưng ngược lại hành động này cũng có thể làm Mỹ phản ứng. Ông có cho rằng Hoa Kỳ mặc dù vần tiếp đón ông Triết nhưng sẽ có những đối sách bất lợi về lâu dài không?
Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề có gây khó khăn cho Việt Nam. Vì sau khi ông Triết đi Trung Quốc thì Hoa Kỳ đã có những phản ứng rất rõ ràng, thí dụ thông báo cho biết là giảm cung cách đón tiếp chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; thứ hai tung tin có thể hủy bỏ chuyến đi; rồi đồng thời tổng thống George Bush đích thân tiếp bốn nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam. Tôi nghĩ tất cả những việc đó đều là những tín hiệu cho Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ rất là bất mãn việc ông Triết đi Trung Quốc và gần như tỏ ý muốn hủy bỏ chuyến đi Hoa Kỳ của ông Triết. Tôi nói tỏ ý thôi, nhưng trong thâm tâm có lẽ Hoa Kỳ cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi, vì về mặt chiến lược cuộc thăm viếng của ông Triết cũng có lợi cho Hoa Kỳ. Về phần Việt Nam với bao nhiêu trục trặc như vậy Hà Nội cũng cố gắng vượt qua để duy trì chuyến đi nên tôi nghĩ đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam. Dù phải thần phục Trung Quốc nhưng vẫn gìữ chuyến đi chứng tỏ rằng Việt Nạm cũng có một chút độc lập đối với Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn xem Hoa Kỳ là một đối tác chiến lược quan trọng vì chuyến đi này có lợi cho an ninh của Việt Nam về lâu về dài.
Mặc Lâm: Việc chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của đồng bào hải ngoại đặc biệt là sau khi Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh trong nước. Ông có nghĩ rằng cộng đồng hải ngoại chống Việt Nam trong đề tài này thì sẽ có ảnh hưởng đến bộ mặt dân chủ của Hoa Kỳ và vì vậy sức ép từ nhiều phía sẽ khiến bang giao Việt-Mỹ bị trục trặc đưa đến những bất lợi về lâu dài hay không?
Trần Bình Nam: Cộng đồng Việt Nam trên cả nước Mỹ từ miền tây, đến miền trung đều tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chống đối sự hiện diện của ông Triết. Tôi nghĩ đây là vấn đề rất tế nhị vì khi mình biểu tình chống đối như vậy mình phải có một “message” với ông Triết, và tôi nghĩ “message” quan trọng nhất là nhân có sự quan tâm của truyền thông quốc tế chúng ta báo cho ông Triết biết là cộng đồng Việt Nam phản đối những hành động đàn áp những người dân chủ tại Việt Nam, cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt lên đầu lên cổ của người dân. Nhưng tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam cũng nên thận trọng và không nên đưa vào đề tài chống đối của mình là chống đối chuyến đi của ông Triết. Nói tóm lại là cộng đồng Việt Nam chống độc tài chứ không chống quan hệ tốt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Khi hai người đứng đầu hai nước gặp nhau bàn thảo thì khi nào cũng có lợi cả. Nhất là chuyến đi này chắc chắn có lợi về mặt chiến lược cho Việt Nam và cho Hoa Kỳ, thành ra việc đồng bào biểu tình chống đối thì nên hướng về chống chính quyền Việt Nam về việc đàn áp dân chủ và chính sách độc tài nhưng không nên bày tỏ chống đối chuyến đi của ông Triết làm cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trở nên lạnh nhạt.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà bình luận Trần Bình Nam đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Thư mục:
Chính trị - Xã hội,
Phỏng vấn
Tuyên truyền của bạo nghịch tạo ra những kẻ ác
Paul nói thay cho Theresa
LTS.- Trong bài báo nhan đề “Bài học khó thuộc” đăng tải trên tuần báo Việt Weekly số 22, tác giả Hà Văn Thùy đã ca ngợi điều mà ông ta gọi là chiến thắng của cuộc tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của Việt Cộng. Nhưng thực tế cho thấy là cuộc tổng công kích này thất bại, các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng xuất đầu lộ diện và bị phá banh. Thắng lợi duy nhất của họ là đập đầu bằng cuốc và búa hoặc chôn sống trên 6,000 người dân Huế trước khi họ rút chạy khỏi cố đô. Một trong những nhân chứng đã viết bài báo dưới đây để trả lời việc ngợi ca Cộng Sản trên máu của những nạn nhân:
Hồi ông ngoại và cậu Minh cùng đám dân lành bị Việt Cộng dẫn đi mất, bà ngoại nuốt nỗi đau vào trong để bình tĩnh lo cho mẹ và các dì các cậu. Nhưng trong lòng ngoại, ngoại đã bị giết rồi. Vì nỗi đau đớn khi nhìn thấy chồng con vô tội bị dẫn đi giết, còn lớn hơn nỗi đau nỗi sợ khi chính bản thân ngoại bị giết.
Mùa Xuân năm đó, trái tim tan nát của ngoại bị giết đi giết lại nhiều lần.
Người ta tan tác, chạy ngược chạy xuôi tìm xác người thân. Mỗi khi nghe đồn thấy Việt Cộng có dẫn đoàn người đi về hướng này hướng nọ, ngoại lại nháo nhác chạy theo tìm, mà không tìm thấy gì. Trái tim ngoại cứ bị bóp nghẹt sau mỗi lần chạy tìm xác chồng con.
Về sau, tại Khe Ðá Mài, xác người chồng chất, bị nước suối cuốn trôi hết thịt rữa, còn lại vô số xương người trắng hếu. Trái tim người mẹ người vợ của ngoại lại xé ra tan nát khi ngoại tìm thấy mảnh áo len, thẻ căn cước của ông ngoại và cậu Minh giữa đủ thứ di vật từng chứng kiến sự kêu gào, giãy giụa trong cuộc thảm sát thường dân vô tội.
Về sau, khi tổng kết các xác chết, xương cốt, người ta khám phá ra các nạn nhân bị đâm bằng lưỡi lê, bị đập đầu bằng cán cuốc, bị bắn, và rất nhiều bị chôn sống trong các hố chôn tập thể. Nhìn vào đống xương bị thủng chỗ này, dập chỗ nọ, gãy chỗ kia, thì hình ảnh ông ngoại, cậu Minh chết như thế nào cứ vậy mà hiện rõ, ngoại lại như bị giết thêm lần nữa, trái tim ngoại lại quặn thắt từng hồi như đang bị đập bị đánh, bị chôn sống.
Ngoại mang trong thân thể một trái tim tan nát, mang trong lòng một nỗi đau uất nghẹn khôn nguôi, một nỗi tủi hổ cho một giống dân có những con người còn thua cầm thú. Nhưng ngoại không mang lòng căm thù, không thốt lời báo oán. Ngoại vẫn dạy mẹ và chúng con lòng thương người, tôn trọng nhân nghĩa, bỏ lại quá khứ để xây lại cuộc đời cho người thân.
6,000 con người bị giết thê thảm đều là dân lành. Ông ngoại là một công chức quèn, lương thiện, cậu Minh là một thanh niên hiền hòa, chăm chỉ. Họ đi đến cái chết thê thảm mà vẫn không hiểu nỗi lý do.
Phải chi đó là họa ngoại xâm, phải chi đó là Ðức Quốc Xã hay Pôn Pốt diệt chủng. Ðiều khốn nạn là chính những người cùng xứ sở, cùng màu da, cùng tên họ, cùng tổ tiên, đã dùng cán cuốc đập chí tử lên đầu nhau, chôn sống nhau với tất cả lòng quyết tâm, căm thù, man rợ.
Ðâu phải là một cuộc tấn công quân sự, đâu phải là một cuộc chiến đấu ngoài mặt trận. Khi những người cộng sản đâm lê vào ngực một con người, đập cán cuốc bôm bốp lên đầu một người khác trong khi những người này không quen biết, thù oán, mà lại còn nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ để van xin tha thiết với họ; thì người cộng sản đang nghĩ gì.
Những người lính cộng sản này cũng là những con người bình thường, cũng biết chùn tay khi đập một con chó vô tội đến chết, vùi một con trâu còn sống xuống bùn, xô một con bò không biết bơi xuống sông.
Sở dĩ họ điên cuồng giết người vô tội là vì họ đã được Bác và Ðảng tuyên truyền bằng sách vở, báo chí, truyền hình, các phương tiện truyền thông, nhằm giáo dục những tư tưởng bạo nghịch, bất nhân.
Tuyên truyền của bạo nghịch tạo ra những kẻ ác!
Năm nay, ngoại đã stroke 2 lần rồi. Ngoại vẫn tươi cười với con cháu và dạy con cháu lòng vị tha, yêu đời. Nhưng không thể để cho ngoại bị giết thêm một lần nữa khi có những người vinh danh tự do ngôn luận, lợi dụng truyền thông để phát biểu đanh thép, điêu ngoa về cái chết của ông ngoại, cậu Minh. Con nhất định giấu không cho ngoại thấy bài báo đó, tờ báo đó nữa.
Con không sống trong những ngày đau đớn ấy, nhưng bài báo hôm nọ cứ khiến con như nghe lại tiếng cán cuốc đập bốp bốp lên đầu người thân của mình cùng một nhịp điệu với từng chữ từng câu trong bài báo mà họ cho rằng “Mậu Thân 68 là một cú đòn thần diệu...”
Ngoại khuyên con làm gì đây? Vì con biết, tuyên truyền của bạo nghịch sẽ lại tạo ra nhiều kẻ ác!
Ghi chú của tác giả bài viết:
Ngay sau thời điểm đau thương của Huế 1968, nhiều cơ quan truyền thông, báo chí ngoại quốc đăng tải bức hình cả nhà mình, trong đó thiếu mất ông ngoại và cậu Minh, họ ghi chú đây là một trong những gia đình nạn nhân vô tội có người chết oan dưới tay Cộng Sản. Ngoại cố giấu bức hình vì nó gợi lại những điều uất ức và không đẹp về dân tộc mình, và vì nó thuộc về quá khứ. Nhưng con đã có cơ hội nhìn tấm hình một lần lúc dì C. lén đưa ra cho con coi lúc con sắp trở thành cháu rể của ngoại.
LTS.- Trong bài báo nhan đề “Bài học khó thuộc” đăng tải trên tuần báo Việt Weekly số 22, tác giả Hà Văn Thùy đã ca ngợi điều mà ông ta gọi là chiến thắng của cuộc tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của Việt Cộng. Nhưng thực tế cho thấy là cuộc tổng công kích này thất bại, các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng xuất đầu lộ diện và bị phá banh. Thắng lợi duy nhất của họ là đập đầu bằng cuốc và búa hoặc chôn sống trên 6,000 người dân Huế trước khi họ rút chạy khỏi cố đô. Một trong những nhân chứng đã viết bài báo dưới đây để trả lời việc ngợi ca Cộng Sản trên máu của những nạn nhân:
Hồi ông ngoại và cậu Minh cùng đám dân lành bị Việt Cộng dẫn đi mất, bà ngoại nuốt nỗi đau vào trong để bình tĩnh lo cho mẹ và các dì các cậu. Nhưng trong lòng ngoại, ngoại đã bị giết rồi. Vì nỗi đau đớn khi nhìn thấy chồng con vô tội bị dẫn đi giết, còn lớn hơn nỗi đau nỗi sợ khi chính bản thân ngoại bị giết.
Mùa Xuân năm đó, trái tim tan nát của ngoại bị giết đi giết lại nhiều lần.
Người ta tan tác, chạy ngược chạy xuôi tìm xác người thân. Mỗi khi nghe đồn thấy Việt Cộng có dẫn đoàn người đi về hướng này hướng nọ, ngoại lại nháo nhác chạy theo tìm, mà không tìm thấy gì. Trái tim ngoại cứ bị bóp nghẹt sau mỗi lần chạy tìm xác chồng con.
Về sau, tại Khe Ðá Mài, xác người chồng chất, bị nước suối cuốn trôi hết thịt rữa, còn lại vô số xương người trắng hếu. Trái tim người mẹ người vợ của ngoại lại xé ra tan nát khi ngoại tìm thấy mảnh áo len, thẻ căn cước của ông ngoại và cậu Minh giữa đủ thứ di vật từng chứng kiến sự kêu gào, giãy giụa trong cuộc thảm sát thường dân vô tội.
Về sau, khi tổng kết các xác chết, xương cốt, người ta khám phá ra các nạn nhân bị đâm bằng lưỡi lê, bị đập đầu bằng cán cuốc, bị bắn, và rất nhiều bị chôn sống trong các hố chôn tập thể. Nhìn vào đống xương bị thủng chỗ này, dập chỗ nọ, gãy chỗ kia, thì hình ảnh ông ngoại, cậu Minh chết như thế nào cứ vậy mà hiện rõ, ngoại lại như bị giết thêm lần nữa, trái tim ngoại lại quặn thắt từng hồi như đang bị đập bị đánh, bị chôn sống.
Ngoại mang trong thân thể một trái tim tan nát, mang trong lòng một nỗi đau uất nghẹn khôn nguôi, một nỗi tủi hổ cho một giống dân có những con người còn thua cầm thú. Nhưng ngoại không mang lòng căm thù, không thốt lời báo oán. Ngoại vẫn dạy mẹ và chúng con lòng thương người, tôn trọng nhân nghĩa, bỏ lại quá khứ để xây lại cuộc đời cho người thân.
6,000 con người bị giết thê thảm đều là dân lành. Ông ngoại là một công chức quèn, lương thiện, cậu Minh là một thanh niên hiền hòa, chăm chỉ. Họ đi đến cái chết thê thảm mà vẫn không hiểu nỗi lý do.
Phải chi đó là họa ngoại xâm, phải chi đó là Ðức Quốc Xã hay Pôn Pốt diệt chủng. Ðiều khốn nạn là chính những người cùng xứ sở, cùng màu da, cùng tên họ, cùng tổ tiên, đã dùng cán cuốc đập chí tử lên đầu nhau, chôn sống nhau với tất cả lòng quyết tâm, căm thù, man rợ.
Ðâu phải là một cuộc tấn công quân sự, đâu phải là một cuộc chiến đấu ngoài mặt trận. Khi những người cộng sản đâm lê vào ngực một con người, đập cán cuốc bôm bốp lên đầu một người khác trong khi những người này không quen biết, thù oán, mà lại còn nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ để van xin tha thiết với họ; thì người cộng sản đang nghĩ gì.
Những người lính cộng sản này cũng là những con người bình thường, cũng biết chùn tay khi đập một con chó vô tội đến chết, vùi một con trâu còn sống xuống bùn, xô một con bò không biết bơi xuống sông.
Sở dĩ họ điên cuồng giết người vô tội là vì họ đã được Bác và Ðảng tuyên truyền bằng sách vở, báo chí, truyền hình, các phương tiện truyền thông, nhằm giáo dục những tư tưởng bạo nghịch, bất nhân.
Tuyên truyền của bạo nghịch tạo ra những kẻ ác!
Năm nay, ngoại đã stroke 2 lần rồi. Ngoại vẫn tươi cười với con cháu và dạy con cháu lòng vị tha, yêu đời. Nhưng không thể để cho ngoại bị giết thêm một lần nữa khi có những người vinh danh tự do ngôn luận, lợi dụng truyền thông để phát biểu đanh thép, điêu ngoa về cái chết của ông ngoại, cậu Minh. Con nhất định giấu không cho ngoại thấy bài báo đó, tờ báo đó nữa.
Con không sống trong những ngày đau đớn ấy, nhưng bài báo hôm nọ cứ khiến con như nghe lại tiếng cán cuốc đập bốp bốp lên đầu người thân của mình cùng một nhịp điệu với từng chữ từng câu trong bài báo mà họ cho rằng “Mậu Thân 68 là một cú đòn thần diệu...”
Ngoại khuyên con làm gì đây? Vì con biết, tuyên truyền của bạo nghịch sẽ lại tạo ra nhiều kẻ ác!
Ghi chú của tác giả bài viết:
Ngay sau thời điểm đau thương của Huế 1968, nhiều cơ quan truyền thông, báo chí ngoại quốc đăng tải bức hình cả nhà mình, trong đó thiếu mất ông ngoại và cậu Minh, họ ghi chú đây là một trong những gia đình nạn nhân vô tội có người chết oan dưới tay Cộng Sản. Ngoại cố giấu bức hình vì nó gợi lại những điều uất ức và không đẹp về dân tộc mình, và vì nó thuộc về quá khứ. Nhưng con đã có cơ hội nhìn tấm hình một lần lúc dì C. lén đưa ra cho con coi lúc con sắp trở thành cháu rể của ngoại.
Triết đi Mỹ
Xin chào máu của máu Việt Nam
Trần Giao Thủy
Đổi tù nhân lấy hiệp định với hợp đồng
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã rời Hà Nội đi Mỹ hôm thứ hai 18/06/2007. Đây là lần đầu tiên một người “đứng đầu” nước Việt Nam đi thăm viếng kẻ thù xưa sau hơn 32 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.
Đến thứ sáu 22/06/2007, Triết sẽ gặp Bush tại Nhà Trắng để cùng nhau chứng kiến cuộc ký kết hiệp định khung dọn đường cho chương trình mậu dịch tự do sau này giữa hai nước.
Triết sang Mỹ, đem theo một số bộ trưởng – Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm (kiêm bộ trưởng Ngoại Giao), bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (Giáo Dục Đào Tạo), Nguyễn Trung Tá (Bưu Chính Viễn Thông), Nguyễn Văn Chiến (Văn phòng Chủ tịch) – cùng 1 đoàn thương nhân, dự kiến sẽ đến New York chiều ngày 18/06 và ghé thăm sàn chứng khoán ở đây và ký vài hợp đồng thương mại trong tuần.
Triết đến Hoa Kỳ lần này qua lời mời ngỏ của Bush tại Hội nghị Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) hồi tháng 11 năm 2006, ngay trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhiều công ty Mỹ đang hy vọng sẽ đặt cơ sở làm ăn tại Việt Nam vì nền kinh tế phát triển 7-8% mỗi năm, giá lao động rẻ, và cũng là điểm đầu tư đang nóng ở vùng Đông Nam Á châu.
Cũng như các công ty trong khu vực viễn thông, năng lượng, dịch vụ tài chính, Boeing hi vọng sẽ có đơn đặt hàng của Vietnam Airlines trong chuyến đi Mỹ của Triết lần này.
Người Việt ở Mỹ – Trong lộ trình thăm Mỹ của Nguyễn Minh Triết còn có Los Angeles gần quận Cam (Orange County), nơi sinh cư của khoảng 135.000 người tị nạn cộng sản. Đây còn là nơi Đảng Cộng Hòa có ảnh hưởng mạnh ngay trong cả tiểu bang California của Đảng Dân Chủ. Orange County còn được mệnh danh là khu chống cộng triệt để tại Mỹ.
Năm 2004 hội đồng thị xã ở Garden Grove và Westminster đã thông qua Nghị quyết khẳng định đây là vùng “phi cộng sản”
Đa số thế hệ người Việt hải ngoại lớn tuổi ở đây thù ghét cộng sản.
Trả lời câu hỏi của ký giả Rob Woollard “Tại sao lại thù ghét ông Triết thế?”, Nguyễn Đức Nam, ngưng ăn phở nói, “Vì họ là cộng sản. Tại sao họ lại được phép đến Hoà Kỳ. Cộng sản đã cướp đi tất cả những gì chúng tôi có.”
Khi Phan Văn Khải viếng thăm Hoa Kỳ năm 2005, hàng ngàn người vùng quận Cam đã xuống đường phản đối.
Tuy thế, không phải ai ở quận Cam đều hăng say trong làn sóng chống cộng.
Thế hệ thứ hai trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây quan tâm nhiều đến sự nghiệp, việc làm lương cao hơn là chính trị. John Trần, 23 tuổi chuyên viên software, nói “Bố Mẹ tôi hay nói về cộng sản. Cộng sản đã làm nhiều điều xấu tại Việt Nam. Nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Do đó cộng sản không phải là vấn đề tôi quan tâm nhiều lắm. Nếu có lo ngại, tôi lo những vụ như 9/11 xảy ra lần nữa chứ cộng sản thì tôi không để ý đến. Tôi nghĩ về sự nghiệp và việc làm nhiều hơn.”
Đỗ Quý Toàn, một nhà báo ở Westminster, cũng cho rằng chiến dịch chống cộng kéo dài vài thập niên qua ngày càng trở nên vô nghĩa với thế hệ trẻ, “Những người (Mỹ gốc Việt) ở tuổi 20 hay trẻ hơn, không biết về hiện tình Việt Nam, và học cũng chẳng care gì đến những việc như thế. Số đông trong lứa tuổi này là Mỹ nhiều hơn là Việt”. Đỗ Quý Toàn và gia đình rời Việt Nam vài ngày trước khi cộng sản vào đến Sài Gòn.
Theo giáo sư khoa Nghiên cứu Người Mỹ gốc Châu Á, University of California, Irvine, Linda Võ, thì thế hệ người Mỹ gốc Việt có tuổi sẽ chẳng bao giờ hết ác cảm với chế độ và lãnh đạo cộng sản: “Với những người đã trải nghiệm cuộc sống với cộng sản, kinh nghiệm đau thương vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc sống thường ngày. Họ vẫn nhớ những hình ảnh đầy ải, những khổ nhọc kinh hoàng, những đau thương mất chồng, mất cha, mất người thân, v.v... Những tình cảm này sẽ không bao giờ nguôi ngoai. Vết thương lòng sẽ mãi rỉ máu, sẽ mãi mãi không lành.”
Triết sẽ phải nghe điếc cả tai – Nguyễn Minh Triết đã nhất trí sẽ bỏ toàn thời gian tại Mỹ dán mắt vào các con số ở sàn chứng khoán New York – (Nếu Triết) hiểu (người viết) chết liền – hay các những điểm đặc trưng của máy bay 787 Dreamliner hoặc những chi tiết trong các hợp đồng thương mại đã được chuẩn bị ký kết trước để chụp hình đăng báo Nhân Dân và TTXVN. Tuy thế ông Chủ tịch nước CHXHVN chắc chắn sẽ phải nghe đầy cả hai tai về những phê phán, những chỉ trích hồ sơ nhân quyền và những trấn áp dân chủ nhà nước cộng sản đã sống sượng vi phạm trong khoảng thời gian sau khi gia nhập WTO.
Nhân viên Nhà Trắng đã thông báo trước, Bush sẽ bày tỏ “quan tâm sâu sắc” với Triết về việc nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam hồ hởi đưa ra hội đồng chuột xét xử và tống giam hàng loạt những người không cùng chính kiến ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội.
Và chắc chắn quốc hội, đa số thuộc đảng Dân Chủ, cũng sẽ không để yên cho Triết nhai sandwich ở bữa ăn trưa với Bush.
Tại Hoa Kỳ nhiều tổ chức ủng hộ dân chủ Người Mỹ gốc Việt đã chuẩn bị cả tháng trời để thực hiện cuộc biểu tình phản đối khi Triết gặp Bush ở Nhà Trắng vào ngày thứ sáu tới, 22/06/2007.
Quốc hội Mỹ chấp thuận cho chính quyền Bush bình thường hoá quan hệ thương mại với Hà Nội với điều kiện Mỹ sẽ phải theo dõi sâu sát hồ sơ Nhân Quyền tại đây.
Hà Nội đã nghiêm chỉnh hứa hẹn với quốc hội Mỹ là họ sẽ đánh bóng tập hồ sơ nhân quyền, dân biểu đảng Cộng Hoà Ed Royce nói, “nhưng đến nay thì chúng ta đều biết rằng tất cả đó chỉ lời nói láo và việc quan trọng bây giờ là chúng ta phải dũa te tua cái nhà nước Việt Nam về vấn đề này đã.”
Văn phòng chính phủ Mỹ đã tràn ngập thư do nhiều tổ chức, hội đoàn ở khắp nơi gởi đến than phiền về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội, cùng lúc yêu cầu Bush “chuyển thông điệp rõ ràng, dứt khoát cho Hà Nội biết việc đàn áp công dân của nhà nước Việt Nam là điều Hoa Kỳ không thể chấp nhận được,” T. Kumar Giám đốc tổ chức Asia-Pacific cho biết.
Hai tuần trước Bush, Cheney và một số cố vấn trong Hội đồng An ninh Quốc gia (HĐANQG) đã tiếp đại diện của bốn tổ chức vận động dân chủ của người gốc Việt. Nhân dịp này, người phát ngôn của HĐANQG, Gordon Johndroe, nói: “Khi nền kinh tế và đổi mới xã hội đang phát triển thì việc đàn áp người dân chỉ vì ôn hoà phát biểu những quan điểm riêng là động thái lạc hậu và mâu thuẫn với nguyện vọng muốn hiện đại hoá và giàu mạnh cũng như giữ vai trò nổi bật hơn trong cộng đồng thế giới.”
Trước khi đi Mỹ, Triết đã mở cuộc họp với báo giới Hoa Kỳ để biện hộ cho hành động đàn áp dân chủ của Hà Nội cũng như phủ nhận tất cả thông tin cho rằng nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Triết nói với New York Times, “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người Nhưng nếu ai vi phạm luật pháp, chúng tôi phải thẳng tay trừng trị”.
Nói vậy mà không phải vậy. Cũng trước khi Triết được bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cho phép đi Mỹ, Lê Văn Bàng (thứ trưởng bộ Ngoại giao) đã chạy “tiền trạm” xấc bấc sang bang qua Mỹ xin xỏ hứa hẹn thả tù để xoa dịu Washington, D.C.
Và vẫn cái mửng láu cá, không đưa chi tiết tên tù nhân, Hà Nội vẫn có thể muối mặt thả những phạm nhân thuộc hàng “đâm cha, chém chú, .. úp chị dâu” và gọi đó là những người tù vì không cùng chính kiến.
Đến hôm nay, 18 tháng 6, Triết đã lên đường sang Mỹ Hà Nội mới thả Nguyễn Vũ Bình hôm 9 tháng 6 (người tù Hà Nội đã hứa phóng thích từ dịp APEC) và len lén để Lê Quốc Quân về nhà với gia đình hai ngày trước, 16/06. Hà Nội hứa phóng thích tù nhân làm qùa để Triết nhập cảnh Mỹ vẫn còn thiếu. Người tù thứ ba là ai, khi nào mới phóng thích?
Một nhân viên ngoại giao (không cho biết tên) xác nhận với AFP là Mỹ sẽ tiếp tục áp lực Việt Nam thả những người tù vì ôn hoà phát biểu chính kiến và để Hà Nội tự do lý giải nguyên nhân thả tù, thế nào cũng được miễn là phóng thích tù nhân.
Cũng thế, đa số người Việt khắp nơi đều mong thấy tất cả những người bị tù vì không cùng chính kiến ra khỏi lao xá bất kể đó là ai, bị tù trước hay sau Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, hay Trần Quốc Hiền, v.v...
Tuy nhiên, khả năng Hà Nội phóng thích ngay một trong những tù nhân nêu trên rất nhỏ. Chẳng lẽ vừa bịt miệng vừa kết án tù lâu năm họ vì phạm luật hình sự lại thả ra ngay bị áp lực từ các “thế lực thù nghịch” và bọn “phản động lưu vong”? Như thế thì nhà nước CHXHVN lại kẹt vào thế “nhổ ra xong lại liếm vào”.
Biết đâu đấy, “nhổ ra xong lại liếm vào” để Triết đi Washington, D.C. đổi lấy hiệp định khung và vài ba cái hợp đồng thương mãi cũng có thế sẽ xảy vì Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng thế giới là những người liệt giây thần kinh xấu hổ; Đấy là chưa kể còn liệt những chỗ khác.
Còn gần 1 tuần lễ, nhắn nhỏ với ông Triết thế này: nhớ năn nỉ Bộ Chính trị “fax” câu trả lời trước khi gặp Bush ở Nhà Trắng. Cố gắng học thuộc lòng. Đừng thò tay vào túi mông, móc tờ giấy gấp tư nhàu nát và ngớ ngẩn đọc như Phan Văn Khải năm nào thì nhục chết được đấy.
Người Việt khắp nơi cũng đang đợi đến thứ sáu 22/06/2007 để xem Bush bày tỏ “quan tâm sâu sắc” ra sao hay chỉ đưa Triết ra hành lang Nhà Trắng cho xem dân chúng đang biểu tình phản đối bên ngoài.
Không chỉ dân tộc Kinh biểu tình phản đối Triết
Montagnard Foundation, Khmer Kampuchea Krom Federation and World Hmong Biểu tình trước ĐSQ VN tại Washington đòi thả 350 tù nhân dân tộc ít người Degar
Nguồn: khmerkrom.net
Người thiểu số miền núi và Khmer-Krom sẽ biểu tình phản đối Nguyễn Minh Triết
PENNSAUKEN, NJ – Theo Thach Thach của Liên hội Khmers Kampuchea-Krom Federation (KKF) cho hay KKF sẽ phối hợp cùng với Montagnard Foundation tổ chức một cuộc biểu tình ôn hoà tại Washington, D.C. vào ngày 23 tháng 6, 2007 để phản đối chuyến viếng thăm của Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Liên hội KKF cũng yêu cầu Tổng thống G. W. Bush và quốc hội Hoa Kỳ có hành động để ngăn chận chính sách vô nhân đạo của nhà nước Việt Nam đối với dân tộc thiểu số miền núi. Thông cáo báo chí của KKF tố giác nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi chính sách đàn áp tôn giáo bằng những đàn áp, đánh đập và bắt sư sãi cởi bỏ áo nhà tu mà không cần lý cớ hợp pháp.
Nhà nước Việt nam cũng cố tình, có hệ Thống, tìm cách tiêu diệt nha6n da6n Khmer-Krom bằng cách chà đạp tất cả mọi quyền làm người căn bản như tự do tôn giáo, tự d ngôn luận, tự do thông tin, v.v... và bắt bớ, giam cầm tuỳ tiện, không xét xử và tệ nhất là không được sống như những con người bình thường.
Thach Thach cũng cho hay thêm, nhà nước Việt Nam đã cho nhân viên công lực đối xử tàn tệ, đốt phá thiêu hủy chùa, chiếm đất lấy nhà của dân tộc ít người Khmer-Krom.
Liên hội KKF yêu cầu Hoa Kỳ có động thái quyết định yêu cầu cính quyền cộng sản Việt Nam ngưng diền tuồng cải lương và chấm dứ ngay những đàn áp nhân quyền đúng theo hiến pháp và các công ước Việt nam đã ký kết.
KKF cũng đòi nhà nước CHXHCN Việt nam phải lập tức phóng thích 5 nhà sư bị lột áo đang bị giam tù chỉ vì ôn hoà biểu tình ngày 8 tháng 2, 2007.
© DCVOnline
---------------------------------------
Nguồn: Protest Against Visit of Nguyen Minh Triet, Communist President of Vietnam to Washington D.C
Biểu tình phản đối Triết và nhà nước CHXHCN Việt Nam
Nguyễn Minh Triết và G.W. Bush
Nguồn: whitehouse.gov
WASHINGTON, D.C. – Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Triết:
I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely.
Tôi cũng nói rất rõ để mối giao hảo tốt đẹp điều quan trọng là Việt Nam cần có cam kết tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi giải thích niềm tin mãnh liệt rằng xã hội chỉ giàu đẹp hơn khi người dân được quyền phát biểu tự do về chính trị và có tự do tôn giáo.
Nghe: Tổng thống Bush
Nghe: Chủ tịch Triết
Đã có khoảng 1500 người, trong đó có nhiều thiếu niên đã tham gia biểu tình tại công viên La Fayette ngay trước cổng chính tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 9 giờ sáng nay, giờ địa phương.
Người biểu tình đến từ nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ và từ Canada.
Phóng viên Đàn Chim Việt có mặt tại chỗ cho biết thời tiết rất tốt và đặc biệt có khoảng 50 người sắc tộc đang cư ngụ tại North Carolina cũng đến tham gia biểu tình.
Theo một nguồn tin khác, ông Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch cộng đồng New York phát biểu trên một phòng hội luận của Paltalk cho hay có đến trên 3000 người tham gia cuộc biểu tình này.
Những người biểu tình hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ và quản thúc, phản đối các hành động vi phạm nhân quyền, đòi dân chủ tự do và phản đối sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phóng viên cho hay bức ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa trở thành chủ đề chính của cuộc biểu tình.
Một người tự giới thiệu là Sophie đến từ Florida đã cho biết có ít nhất 5000 áo thun in bức ảnh này đã được bán ra.
Khoảng 11:15 giờ địa phương phóng viên Đàn Chim Việt nhận được tin phái đoàn của chủ tịch Triết đã vào Tòa Bạch Ốc bằng cổng sau trong khi ở cổng chính đoàn người vẫn tiếp tục biểu tình và la to các khẩu hiệu.
Cuộc biểu tình đã thu hút được nhiều phóng viên của các hãng truyền thông quốc tế đến quan sát và đưa tin.
Trang web của chính phủ Mỹ đã phát đi lời tuyên bố “Tổng thống Bush ngày hôm nay đón chào chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến tòa Bạch Ốc để thảo luận quan hệ kinh tế và thương mại năng động giữa hai nước, hợp tác về y tế và phát triển, quan hệ văn hóa, giáo dục và cam kết chung nhằm giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại”.
Tuy nhiên, tin tức cho hay bên trong phòng Bầu Dục, chủ tịch Triết cũng đã nhận được một thông điệp khá cứng rắn của tổng thống Bush về nhu cầu Hà Nội phải cải tổ kinh tế và tăng việc tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Được biết có nhiều nhân viên cảnh sát giữ trật tự đã được tăng cường và cách ly đoàn biểu tình với cổng chính Nhà Trắng khoảng 20m.
Chiều hôm qua 21/6, Nguyễn Minh Triết cũng đã phải đương đầu với một loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền trong buổi gặp gỡ với các lãnh đạo quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có bà Nancy Pelosi là chủ tịch Hạ Viện.
Trước đó, ngày 20/6 bà Pelosy đã tiếp xúc và trao đổi với một số công dân Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền, dân chủ của Việt Nam tại văn phòng hạ viện.
Nguồn: whitehouse.gov
WASHINGTON, D.C. – Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Triết:
I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely.
Tôi cũng nói rất rõ để mối giao hảo tốt đẹp điều quan trọng là Việt Nam cần có cam kết tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi giải thích niềm tin mãnh liệt rằng xã hội chỉ giàu đẹp hơn khi người dân được quyền phát biểu tự do về chính trị và có tự do tôn giáo.
Nghe: Tổng thống Bush
Nghe: Chủ tịch Triết
Đã có khoảng 1500 người, trong đó có nhiều thiếu niên đã tham gia biểu tình tại công viên La Fayette ngay trước cổng chính tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 9 giờ sáng nay, giờ địa phương.
Người biểu tình đến từ nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ và từ Canada.
Phóng viên Đàn Chim Việt có mặt tại chỗ cho biết thời tiết rất tốt và đặc biệt có khoảng 50 người sắc tộc đang cư ngụ tại North Carolina cũng đến tham gia biểu tình.
Theo một nguồn tin khác, ông Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch cộng đồng New York phát biểu trên một phòng hội luận của Paltalk cho hay có đến trên 3000 người tham gia cuộc biểu tình này.
Những người biểu tình hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ và quản thúc, phản đối các hành động vi phạm nhân quyền, đòi dân chủ tự do và phản đối sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phóng viên cho hay bức ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa trở thành chủ đề chính của cuộc biểu tình.
Một người tự giới thiệu là Sophie đến từ Florida đã cho biết có ít nhất 5000 áo thun in bức ảnh này đã được bán ra.
Khoảng 11:15 giờ địa phương phóng viên Đàn Chim Việt nhận được tin phái đoàn của chủ tịch Triết đã vào Tòa Bạch Ốc bằng cổng sau trong khi ở cổng chính đoàn người vẫn tiếp tục biểu tình và la to các khẩu hiệu.
Cuộc biểu tình đã thu hút được nhiều phóng viên của các hãng truyền thông quốc tế đến quan sát và đưa tin.
Trang web của chính phủ Mỹ đã phát đi lời tuyên bố “Tổng thống Bush ngày hôm nay đón chào chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến tòa Bạch Ốc để thảo luận quan hệ kinh tế và thương mại năng động giữa hai nước, hợp tác về y tế và phát triển, quan hệ văn hóa, giáo dục và cam kết chung nhằm giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại”.
Tuy nhiên, tin tức cho hay bên trong phòng Bầu Dục, chủ tịch Triết cũng đã nhận được một thông điệp khá cứng rắn của tổng thống Bush về nhu cầu Hà Nội phải cải tổ kinh tế và tăng việc tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Được biết có nhiều nhân viên cảnh sát giữ trật tự đã được tăng cường và cách ly đoàn biểu tình với cổng chính Nhà Trắng khoảng 20m.
Chiều hôm qua 21/6, Nguyễn Minh Triết cũng đã phải đương đầu với một loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền trong buổi gặp gỡ với các lãnh đạo quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có bà Nancy Pelosi là chủ tịch Hạ Viện.
Trước đó, ngày 20/6 bà Pelosy đã tiếp xúc và trao đổi với một số công dân Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền, dân chủ của Việt Nam tại văn phòng hạ viện.
Thư mục:
Âm thanh,
Chính trị - Xã hội
Chưa Đủ Trưởng Thành
Ông Chủ tịch nước cùng đoàn múa rối nước...
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần, hay họ Hồ, không phải của người viết bài này.
Ngày nay, con cháu Bác Hồ đã khá hơn rồi, vì nhân loại đã đi qua thế kỷ 21, nên họ cũng phải tiến dần ra thế kỷ 20.
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết, truyền thông trong nước đã long trọng loan tin cho người Việt Nam, rằng nhật báo kinh doanh có uy tín của Mỹ là tờ Wall Street Journal đã dành CẢ bốn trang nói về chuyến đi của Chủ tịch nước, với trên cùng là tấm hình Tổng thống Bush bắt tay ông Triết.
Nhờ thiên hạ đã tiến ra thế kỷ 20 nên những người mẫn cán đánh trống thổi kèn cho chuyến đi này không gọi tờ Wall Street Journal là... Nhật Báo Phố Wall hay Phố Tường. Âu cũng đã là tiến bộ.
Nhưng, họ vẫn không... biết đếm.
Trong bốn trang, từ B13 đến B16 của số báo ra ngày Thứ Tư 20 tháng Sáu, nguyên CẢ (lần này là của người viết!) trang B16 là một trang quảng cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank. Vị chi chỉ còn lại có ba trang thôi.
Mà CẢ (cũng thế) ba trang còn lại cũng chỉ là quảng cáo dưới một tiểu đề đã bị truyền thông trong nước bóc mất: "Special Advertising Section" - Nôm na là "Quảng cáo nhờ cậy đăng" - và trả tiền rất bộn! Trong ba trang đó, phân nửa trang đã dành cho hai phần quảng cáo của hãng bia Hadita và lữ hành Jetabout Asia Vacation, phần còn lại là những bài viết quảng cáo, hay tuyên truyền.
Một cách minh bạch và rõ ràng, Ngân hàng Agriban đã chi tiền thuê một công ty quảng cáo Mỹ quăng mấy trang này lên tờ Wall Street Journal để quảng cáo cho chuyến đi của ông Triết vào Thị trường New York, với tác dụng khá khá... tồi, vì ngang tầm nội dung các bài viết, trong đó có CẢ (cũng vậy) hai bản tin của Thanh Niên News.
Nhưng, nhằm nhò gì mấy tiểu tiết đó. Chỉ biết là chuyến đi của ông Triết đã thu mối lợi con con cho phân vụ quảng cáo của tờ Wall Street Journal. Chứ tờ báo không rỗi hơi thổi kèn cho đám rước của vị Chủ tịch nước.
Tuy nhiên, những kẻ bảo trợ - tức là những người bảo Ngân hàng Agribank yểm trợ chuyến đi bằng bốn trang quảng cáo - đã nhắm vào mục tiêu khác. Là tuyên truyền ngược về trong nước, rằng tờ báo số một về kinh doanh của Hoa Kỳ đã đặc biệt chú ý và ngợi ca chuyến đi của Chủ tịch nước ta.
Nói cho minh bạch hơn thì chẳng lừa được Mỹ vẫn bịp được dân.
Vẫn là con cháu Trần Dân Tiên và một bầy con rối.
Chỉ nội việc đó cũng cho thấy trình độ ý thức và lương thiện của những người đang lãnh đạo Việt Nam! Vẫn dùng thủ đoạn vặt để che mắt người dân ở nhà.
Chuyện thứ hai là Hiệp định khung TIFA!
Tháng Chín năm ngoái, Hoa Kỳ đã ký với Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN một thỏa ước chung làm khuôn khổ hợp tác, kiểm tra, theo dõi và tranh tụng về giao thương kinh tế, gọi là Trade and Investment Framework Agreement, viết tắt là TIFA. Sau đấy, lần lượt các hội viên của ASEAN đều đã ký hiệp định này trừ ba nước lạc hậu nhất là Lào, Miến Điện và Việt Nam.
Ngày 19 tháng Ba năm nay, khi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm qua thủ đô Hoa Kỳ, ông có ghé Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ làm việc. Và cùng Đại sứ Thương mại Susan Schwab, đôi bên đã thông báo sẽ ký kết hiệp định TIFA. Đây chỉ là thủ tục bình thường sau thỏa ước Hoa Kỳ và ASEAN vào năm ngoái. Nhưng con cháu Trần Dân Tiên để dành việc ký kết đó cho chuyến đi của vị Chủ tịch nước. Như thêm một chậu cây trang trí sân khấu, hay một tiếng trống ếch cho đoàn múa rối.
Điều cần thiết là giải thích cho người dân về chuyện TIFA này thì chẳng ai làm. Cứ như là một thành tích của Đảng và Nhà nước ta và phải Chủ tịch nước có mặt mới thành! Sau BTA với Mỹ, rồi WTO rồi PNTR, từng bước lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đang đưa cả nước lên tầm cao thời đại...
Việt Nam tất nhiên phải ký một thỏa ước thiết lập khuôn khổ đàm phán và tranh tụng với Hoa Kỳ sau khi cả khối ASEAN đã đồng ý.
Nhưng, hiệp định TIFA này chỉ là một thủ tục cần thiết để Việt Nam có thể xúc tiến tiếp hai bước thảo luận là Hiệp định Song phương về Đầu tư (Bilateral Investment Agreement - BIA) và Hiệp định Ưu đãi Thương mại (Preferrential Trade Agreement - PTA). Phải có hai văn kiện này rồi, Việt Nam mới có thể mơ tưởng đến việc đàm phán và ký kết Thỏa ước Thương mại Tự do (Free Trade Agreement - FTA) loại hiệp định mà Hoa Kỳ chỉ ký với các quốc gia hay nhóm quốc gia thuộc diện đồng minh chiến lược của Mỹ.
Ba văn kiện "hậu-TIFA" mới thực sự là chuyện sinh tử và đòi hỏi rất nhiều thay đổi trong tư duy và cơ chế của Việt Nam. Nhưng người dân trong nước không hề biết để tự chuẩn bị, chỉ nghe là tờ Wall Street Journal ngợi khen nước ta!
Một điều khác nữa mà người dân trong nước không biết đó là Chế độ Ưu đãi Tổng quát về Quan thuế (General System of Preferences - GSP).
Theo Đạo luật Ngoại thương Hoa Kỳ năm 1974, Hoa Kỳ đặc biệt chấp nhận thêm cho các nước nghèo một chế độ ưu đãi là xuất cảng miễn thuế vào Mỹ một số mặt hàng nhất định trong một thời hạn nhất định. Chế độ ưu đãi này tạo lợi thế đáng kể cho khoảng 143 nước nghèo với chừng 4.650 mặt hàng - mà Việt Nam đang có sở trường. Gần đây, Tổng thống Bush cũng vừa ký giấy cho tái tục quy chế GSP này.
Đây là quy chế tối huệ quốc của Mỹ dành cho các nướ nghèo và có lợi thế còn cao hơn những cam kết trong khuôn khổ WTO.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không chấp nhận quy chế GSP cho các quốc gia Cộng sản (như Việt Nam hay Trung Quốc) hoặc chứa chấp khủng bố (như Lybia). Gần đây, Lybia đã giã từ võ khí khủng bố nên có thể mơ ước điều này và Việt Nam cũng vậy, sau khi đã được quy chế PNTR năm ngoái. Điều này, người dân trong nước cũng chưa biết.
Nhưng - chữ nhưng éo le mà con cháu Trần Dân Tiên phải biết - Hoa Kỳ chỉ chấp nhận chế độ tối ưu đãi ấy cho các nước chấp nhận quy luật tự do lập hội, kể cả tự do nghiệp đoàn (có công đoàn độc lập, không phải là cơ chế kiểm soát và kiều vận của đảng như hiện nay) và tôn trọng những điều khoản về bảo vệ lao động, giải trừ nạn bóc lột lao động thiếu nhi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và nhất là tôn trọng vệ sinh và môi trường!
Nếu Việt Nam thực sự đổi mới thì ngay sau khi được quy chế PNTR (Ngoại thương Bình thường và Vĩnh viễn) năm ngoái đã phải cải sửa bên trong và vận động để được quy chế GSP này. Năm nay, hạn chót để xin hưởng chế độ GSP là ngày... 22 tháng Sáu, ngày ông Triết vào... làm việc với Tổng thống Mỹ!
Nhưng Việt Nam ta khác chứ! Cải sửa thì không mà vận động thì có thừa - cho hồ sơ chất độc da cam! Nạn dioxin gây ô nhiễm sinh tử cho thực phẩm của người dân và là một cản trở cho chế độ GSP là chuyện không có. Chỉ có dioxin từ thuốc khai quang của Mỹ mà thôi!
Cho nên, tổng kết lại chuyến đi của ông Triết trước sau chỉ là một màn múa rối. Và buồn thay, ông Chủ tịch nước lại đi cùng một đoàn hơn hai chục viên chức làm rối nước. Buồn cho những doanh gia tháp tùng, đi cùng đám rước mà an ninh bị kiểm soát rất chặt như đi xuống xóm và sở bị kiểm tục bắt gặp.
Nói cũng tội, ông Triết có thể làm gì hơn khi kể về cấp bậc trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ Chính trị ở Hà Nội, ông chỉ là người thứ tư, lần lượt dưới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Đại tướng Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện một ông Chủ tịch nước có thể ở dưới Thủ tướng về thẩm quyền lãnh đạo thì còn hiểu được, nếu Việt Nam có chế độ Đại nghị. Nhưng, cả Chủ tịch nước và Thủ tướng lại còn dưới Bộ trưởng Công An và cả ba đều ở dưới người đầu đảng thì có lẽ nước ta đang có chế độ Đại ngu.
Đám rước của Đại ngu có làm rối nước thì cũng là sự thường thôi.
Kết luận ở đây là họ chưa ra khỏi đôi chân dạng háng của Trần Dân Tiên. Nghĩa là chưa trưởng thành nên vẫn phải mánh vặt.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần, hay họ Hồ, không phải của người viết bài này.
Ngày nay, con cháu Bác Hồ đã khá hơn rồi, vì nhân loại đã đi qua thế kỷ 21, nên họ cũng phải tiến dần ra thế kỷ 20.
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết, truyền thông trong nước đã long trọng loan tin cho người Việt Nam, rằng nhật báo kinh doanh có uy tín của Mỹ là tờ Wall Street Journal đã dành CẢ bốn trang nói về chuyến đi của Chủ tịch nước, với trên cùng là tấm hình Tổng thống Bush bắt tay ông Triết.
Nhờ thiên hạ đã tiến ra thế kỷ 20 nên những người mẫn cán đánh trống thổi kèn cho chuyến đi này không gọi tờ Wall Street Journal là... Nhật Báo Phố Wall hay Phố Tường. Âu cũng đã là tiến bộ.
Nhưng, họ vẫn không... biết đếm.
Trong bốn trang, từ B13 đến B16 của số báo ra ngày Thứ Tư 20 tháng Sáu, nguyên CẢ (lần này là của người viết!) trang B16 là một trang quảng cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank. Vị chi chỉ còn lại có ba trang thôi.
Mà CẢ (cũng thế) ba trang còn lại cũng chỉ là quảng cáo dưới một tiểu đề đã bị truyền thông trong nước bóc mất: "Special Advertising Section" - Nôm na là "Quảng cáo nhờ cậy đăng" - và trả tiền rất bộn! Trong ba trang đó, phân nửa trang đã dành cho hai phần quảng cáo của hãng bia Hadita và lữ hành Jetabout Asia Vacation, phần còn lại là những bài viết quảng cáo, hay tuyên truyền.
Một cách minh bạch và rõ ràng, Ngân hàng Agriban đã chi tiền thuê một công ty quảng cáo Mỹ quăng mấy trang này lên tờ Wall Street Journal để quảng cáo cho chuyến đi của ông Triết vào Thị trường New York, với tác dụng khá khá... tồi, vì ngang tầm nội dung các bài viết, trong đó có CẢ (cũng vậy) hai bản tin của Thanh Niên News.
Nhưng, nhằm nhò gì mấy tiểu tiết đó. Chỉ biết là chuyến đi của ông Triết đã thu mối lợi con con cho phân vụ quảng cáo của tờ Wall Street Journal. Chứ tờ báo không rỗi hơi thổi kèn cho đám rước của vị Chủ tịch nước.
Tuy nhiên, những kẻ bảo trợ - tức là những người bảo Ngân hàng Agribank yểm trợ chuyến đi bằng bốn trang quảng cáo - đã nhắm vào mục tiêu khác. Là tuyên truyền ngược về trong nước, rằng tờ báo số một về kinh doanh của Hoa Kỳ đã đặc biệt chú ý và ngợi ca chuyến đi của Chủ tịch nước ta.
Nói cho minh bạch hơn thì chẳng lừa được Mỹ vẫn bịp được dân.
Vẫn là con cháu Trần Dân Tiên và một bầy con rối.
Chỉ nội việc đó cũng cho thấy trình độ ý thức và lương thiện của những người đang lãnh đạo Việt Nam! Vẫn dùng thủ đoạn vặt để che mắt người dân ở nhà.
Chuyện thứ hai là Hiệp định khung TIFA!
Tháng Chín năm ngoái, Hoa Kỳ đã ký với Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN một thỏa ước chung làm khuôn khổ hợp tác, kiểm tra, theo dõi và tranh tụng về giao thương kinh tế, gọi là Trade and Investment Framework Agreement, viết tắt là TIFA. Sau đấy, lần lượt các hội viên của ASEAN đều đã ký hiệp định này trừ ba nước lạc hậu nhất là Lào, Miến Điện và Việt Nam.
Ngày 19 tháng Ba năm nay, khi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm qua thủ đô Hoa Kỳ, ông có ghé Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ làm việc. Và cùng Đại sứ Thương mại Susan Schwab, đôi bên đã thông báo sẽ ký kết hiệp định TIFA. Đây chỉ là thủ tục bình thường sau thỏa ước Hoa Kỳ và ASEAN vào năm ngoái. Nhưng con cháu Trần Dân Tiên để dành việc ký kết đó cho chuyến đi của vị Chủ tịch nước. Như thêm một chậu cây trang trí sân khấu, hay một tiếng trống ếch cho đoàn múa rối.
Điều cần thiết là giải thích cho người dân về chuyện TIFA này thì chẳng ai làm. Cứ như là một thành tích của Đảng và Nhà nước ta và phải Chủ tịch nước có mặt mới thành! Sau BTA với Mỹ, rồi WTO rồi PNTR, từng bước lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đang đưa cả nước lên tầm cao thời đại...
Việt Nam tất nhiên phải ký một thỏa ước thiết lập khuôn khổ đàm phán và tranh tụng với Hoa Kỳ sau khi cả khối ASEAN đã đồng ý.
Nhưng, hiệp định TIFA này chỉ là một thủ tục cần thiết để Việt Nam có thể xúc tiến tiếp hai bước thảo luận là Hiệp định Song phương về Đầu tư (Bilateral Investment Agreement - BIA) và Hiệp định Ưu đãi Thương mại (Preferrential Trade Agreement - PTA). Phải có hai văn kiện này rồi, Việt Nam mới có thể mơ tưởng đến việc đàm phán và ký kết Thỏa ước Thương mại Tự do (Free Trade Agreement - FTA) loại hiệp định mà Hoa Kỳ chỉ ký với các quốc gia hay nhóm quốc gia thuộc diện đồng minh chiến lược của Mỹ.
Ba văn kiện "hậu-TIFA" mới thực sự là chuyện sinh tử và đòi hỏi rất nhiều thay đổi trong tư duy và cơ chế của Việt Nam. Nhưng người dân trong nước không hề biết để tự chuẩn bị, chỉ nghe là tờ Wall Street Journal ngợi khen nước ta!
Một điều khác nữa mà người dân trong nước không biết đó là Chế độ Ưu đãi Tổng quát về Quan thuế (General System of Preferences - GSP).
Theo Đạo luật Ngoại thương Hoa Kỳ năm 1974, Hoa Kỳ đặc biệt chấp nhận thêm cho các nước nghèo một chế độ ưu đãi là xuất cảng miễn thuế vào Mỹ một số mặt hàng nhất định trong một thời hạn nhất định. Chế độ ưu đãi này tạo lợi thế đáng kể cho khoảng 143 nước nghèo với chừng 4.650 mặt hàng - mà Việt Nam đang có sở trường. Gần đây, Tổng thống Bush cũng vừa ký giấy cho tái tục quy chế GSP này.
Đây là quy chế tối huệ quốc của Mỹ dành cho các nướ nghèo và có lợi thế còn cao hơn những cam kết trong khuôn khổ WTO.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không chấp nhận quy chế GSP cho các quốc gia Cộng sản (như Việt Nam hay Trung Quốc) hoặc chứa chấp khủng bố (như Lybia). Gần đây, Lybia đã giã từ võ khí khủng bố nên có thể mơ ước điều này và Việt Nam cũng vậy, sau khi đã được quy chế PNTR năm ngoái. Điều này, người dân trong nước cũng chưa biết.
Nhưng - chữ nhưng éo le mà con cháu Trần Dân Tiên phải biết - Hoa Kỳ chỉ chấp nhận chế độ tối ưu đãi ấy cho các nước chấp nhận quy luật tự do lập hội, kể cả tự do nghiệp đoàn (có công đoàn độc lập, không phải là cơ chế kiểm soát và kiều vận của đảng như hiện nay) và tôn trọng những điều khoản về bảo vệ lao động, giải trừ nạn bóc lột lao động thiếu nhi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và nhất là tôn trọng vệ sinh và môi trường!
Nếu Việt Nam thực sự đổi mới thì ngay sau khi được quy chế PNTR (Ngoại thương Bình thường và Vĩnh viễn) năm ngoái đã phải cải sửa bên trong và vận động để được quy chế GSP này. Năm nay, hạn chót để xin hưởng chế độ GSP là ngày... 22 tháng Sáu, ngày ông Triết vào... làm việc với Tổng thống Mỹ!
Nhưng Việt Nam ta khác chứ! Cải sửa thì không mà vận động thì có thừa - cho hồ sơ chất độc da cam! Nạn dioxin gây ô nhiễm sinh tử cho thực phẩm của người dân và là một cản trở cho chế độ GSP là chuyện không có. Chỉ có dioxin từ thuốc khai quang của Mỹ mà thôi!
Cho nên, tổng kết lại chuyến đi của ông Triết trước sau chỉ là một màn múa rối. Và buồn thay, ông Chủ tịch nước lại đi cùng một đoàn hơn hai chục viên chức làm rối nước. Buồn cho những doanh gia tháp tùng, đi cùng đám rước mà an ninh bị kiểm soát rất chặt như đi xuống xóm và sở bị kiểm tục bắt gặp.
Nói cũng tội, ông Triết có thể làm gì hơn khi kể về cấp bậc trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ Chính trị ở Hà Nội, ông chỉ là người thứ tư, lần lượt dưới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Đại tướng Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện một ông Chủ tịch nước có thể ở dưới Thủ tướng về thẩm quyền lãnh đạo thì còn hiểu được, nếu Việt Nam có chế độ Đại nghị. Nhưng, cả Chủ tịch nước và Thủ tướng lại còn dưới Bộ trưởng Công An và cả ba đều ở dưới người đầu đảng thì có lẽ nước ta đang có chế độ Đại ngu.
Đám rước của Đại ngu có làm rối nước thì cũng là sự thường thôi.
Kết luận ở đây là họ chưa ra khỏi đôi chân dạng háng của Trần Dân Tiên. Nghĩa là chưa trưởng thành nên vẫn phải mánh vặt.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Ai trói buộc nước ta trong một khuôn khổ cố định?
Ngô Nhân Dụng
Sau khi ông Nguyễn Minh Triết được ông Bush tiếp ở Tòa Bạch Ốc, trong đúng căn phòng mà tháng trước ông Bush mới tiếp bốn nhà tranh đấu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam, báo chí trong nước đã tường thuật ngay trên mạng lưới. Nhưng họ cố tình bỏ sót một đoạn, một trong 4 đoạn mà ông Bush nêu lên các điều ông đã nói với ông Triết. Lời tuyên bố của ông Bush rất ngắn, bỏ qua một đoạn quan trọng, chứng tỏ nhà báo ở Việt Nam đã nhận được chỉ thị phải tránh cái gì và được viết cái gì. Riêng điều đó cũng cho thấy ở trong nước Việt Nam có tự do báo chí hay không. Mà những lời của ông Bush bị cắt bỏ lại chính là những lời kêu gọi Việt Nam phải có tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, như những điều kiện để phát triển kinh tế.
Trong đoạn bị bỏ sót, ông Bush nhấn mạnh rằng: “Tôi cũng nói rất rõ ràng là nếu muốn cho mối quan hệ giữa hai bên phát triển sâu hơn, một điều quan trọng là các người bạn (phía Việt Nam) của chúng ta phải cam kết mạnh mẽ hơn trong vấn đề nhân quyền, và tự do, dân chủ. Tôi đã giải thích (với ông Triết) niềm tin tưởng mạnh mẽ của tôi là các xã hội sẽ phong túc hơn lên nếu nhân dân được phát biểu tự do và tín ngưỡng tự do.”
Nhưng các báo ở trong nước không tường thuật câu đó, chắc vì ông Nguyễn Minh Triết đã bịt tai không nghe. Vì trước đó mấy ngày, ông Triết đã nói những luận điệu trái ngược với những lời khuyên của ông Bush.
Trong bài phát biểu của ông Nguyễn Minh Triết với báo chí ở Tòa Bạch Ốc, ông chỉ nói đến vấn đề nhân quyền một cách vắn tắt: “Hai bên có những bất đồng, đặc biệt về các vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Chủ trương của chúng tôi là hãy đối thoại nhiều hơn để hiểu rõ nhau hơn.” Nghe tới đây, chúng ta bắt đầu lo. Vì nếu chính quyền cộng sản vẫn dùng những luận điệu rẻ tiền mà ông Triết đã dùng, để giải thích quan điểm của họ về dân chủ, tự do, thì người ta sẽ cười cho cả nước Việt Nam! Tại New York, khi tìm cách chống đỡ, biện hộ cho chính sách cộng sản đàn áp các nhà dân chủ ở Việt Nam, ông Triết đã nói những câu làm cho mọi người Việt Nam biết suy nghĩ phải thấy xấu hổ.
Không phải chính trị gia nào cũng nói dối, một nhà chính trị thường không nói đúng sự thật hoặc không nói tất cả sự thật, để lấp liếm những sai lầm, tội lỗi của phe mình. Nhưng có một sai lầm quan trọng phải tránh, là một chính khách đừng bao giờ để người ta nghĩ là mình dốt. Ông Nguyễn Minh Triết đã phạm sai lầm đó. Mà vì ông đang giữ chức chủ tịch nhà nước Việt Nam, cho nên mọi người Việt Nam đều có thể bị nghi ngờ là thiếu hiểu biết. Chúng ta cần đính chính nỗi oan này.
Khi biện minh cho chế độ độc quyền, độc đảng mà cộng sản đang áp đặt trên nhân dân Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết nói: “Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.” Câu này thì đúng quá, ai nói cũng được. Nhưng, từ một tiền đề chung chung như vậy, ông Triết lại dùng để biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?”
Cái dốt thứ nhất là, không người nào hay chính phủ nào lại muốn “bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó!” Không ai lại ngu như vậy! Khi những người Việt Nam tị nạn cộng sản ở California đi biểu tình tại Dana Point chiều hôm qua, tất cả chỉ cốt lên tiếng đòi cho đồng bào trong nước phải được sống trong tự do dân chủ; nhưng không ai nêu lên một “khuôn khổ cố định” nào cả. Khi các vị tổng thống Mỹ hay tổng thống Pháp góp ý kiến đảng cộng sản phải tôn trọng các quyền dân chủ tự do của dân Việt Nam, họ cũng không có ý đó. Không ai nói Việt Nam nên theo chế độ đại nghị hay chế độ tổng thống; không ai nói nên có một viện hay hai viện Quốc Hội; cũng không ai bàn những cuộc bầu cử nên chọn ai nhiều phiếu nhất thì thắng hay chia theo tỷ lệ số phiếu mỗi đảng chính trị đạt được; không ai bàn nên bầu một vòng như ở Mỹ hay hai vòng như ở Pháp! Dân chủ là một khái niệm có thể được áp dụng theo nhiều khuôn khổ khác nhau. Nhưng ai cũng phân biệt được chế độ dân chủ khác hẳn chế độ độc tài! Chỉ có những người tự nhắm mắt bịt tai mới không hiểu điều đó!
Nhưng ông Nguyễn Minh Triết còn lộ ra thêm một cái dốt nữa, khi ông kể thí dụ, nêu đích danh nước Mỹ và nước Pháp. Ông bảo ông đã nói với một nhà báo Mỹ rằng: “Tôi không bao giờ thấy một tổng thống Pháp nói với tổng thống Mỹ: Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ có hai đảng!”
Không một vị tổng thống Pháp nào khuyên như vậy, lý do giản dị vì ở nước Mỹ không phải chỉ có hai đảng. Ngoài hai đảng lớn nhất là Cộng Hòa và Dân Chủ, còn nhiều đảng chính trị khác nữa, con số không đếm xuể vì mỗi kỳ bầu cử lại có những đảng mới lập và những đảng khác biến đi. Ở nước Mỹ không phải chỉ có một mà có nhiều đảng cộng sản, đảng xã hội. Trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không phải chỉ có hai ứng cử viên mà còn rất nhiều người, trong đó có những người độc lập không đảng phái, và có cả ứng cử viên tổng thống cộng sản nữa. Các ông tổng thống Pháp chắc ai cũng biết điều đó, chỉ có ông Nguyễn Minh Triết không biết thôi. Không biết thì dựa cột mà nghe. Lên lớp dậy người ta chỉ tỏ ra là mình kém hiểu biết!
Những lời nói trên không những chứng tỏ ông Nguyễn Minh Triết thiếu hiểu biết, mà còn cho thấy ông khinh thường những người đến nghe ông nói, cứ coi họ cũng ngu dốt không biết gì cả. Những người nghe đều lịch sự, không ai nỡ nói thẳng là ông dốt, chỉ vì họ kính trọng dân tộc Việt Nam mà ông thì đang giữ chức chủ tịch Nhà Nước Việt Nam. Nhưng lần sau xin ông làm ơn suy nghĩ trước khi nói.
Một luận điệu của đám công an tư tưởng văn hóa đang tung lên các diễn đàn điện tử để chê bai chế độ đảng phái chính trị ở Mỹ, họ nói rằng, dù có nhiều đảng chính trị nhưng ở nước Mỹ chỉ có hai đảng lớn vì những nhà tư bản giàu có chỉ đóng góp tiền cho hai đảng đó thôi. Giới tư bản dùng tiền để lũng đoạn hệ thống chính trị. Nói như vậy là không đọc lịch sử. Nước Mỹ khi thành lập không có hai cái đảng Dân Chủ và Cộng Hòa bây giờ. Trong lịch sử Mỹ đã có những đảng biến mất dần dần vì không được dân bỏ phiếu, rồi có những đảng mới xuất hiện. Ðảng nào lớn lên được, ngoi lên dần dần vượt trên các đảng chính trị khác, cũng đều do khéo vận động được nhiều người bỏ phiếu cho. Ai đã đóng góp cho quỹ các đảng phái? Tất cả mọi người thích chính trị, các công đoàn, các công ty, các tư nhân, không ai đủ tiền để một mình hay một nhóm có thể “nuôi” một đảng. Tại sao nhiều người góp tiền cho hai đảng lớn nhất? Thì cũng giống như nhiều người thích uống Coca Cola thì bỏ tiền mua Coca Cola, ai thích Pepsi thì mua Pepsi, mà nước Mỹ có hàng trăm nhà sản xuất nước ngọt khác chứ không phải chỉ có hai nhãn hiệu này. Trên thị trường chứng khoán, ai thích thì mua cổ phần của Microsoft, ai muốn cứ việc mua cổ phần của General Electrics! Người dân lựa chọn người cai trị mình bằng lá phiếu; người tiêu thụ hay nhà đầu tư bỏ phiếu bằng đồng tiền của họ. Miễn là có tự do, cuối cùng người tiêu thụ sẽ chọn đúng món hàng họ thích! Kinh tế thị trường và chế độ tự do dân chủ thường đi đôi với nhau là như vậy. Cho nên, muốn kinh tế thị trường phát triển, phải có tự do. Ðầu tiên là tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do làm ăn trong luật pháp công minh. Chưa viết đã lo tự kiểm duyệt cái đầu mình trước, chưa kinh doanh đã lo không biết “các cụ ở trên” có đồng ý không, công an kinh tế có sách nhiễu hay không; cứ như thế thì cả nước không tiến được.
Kể hết những lời nói sai lầm của ông Nguyễn Minh Triết trong một cuộc nói chuyện ở New York thì rất tốn thời giờ, không ích lợi gì cả. Chúng tôi chỉ nêu lên vài thí dụ trên để trả lời cho những ý kiến cố bênh vực chế độ độc quyền đảng trị của Cộng Sản Việt Nam. Không nói không được. Vì chế độ đó tàn hại đất nước nhiều quá. Nên xóa bỏ chế độ độc quyền đó đi, càng sớm càng tốt.
Ông Nguyễn Minh Triết đã hỏi rằng, “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” Ðúng như vậy. Tại sao lại bắt cả nước Việt Nam phải theo khuôn khổ cố định của một đảng độc tài thối nát và tham nhũng? Tại sao lại bắt toàn dân Việt Nam phải theo khuôn khổ cố định của một chủ nghĩa lỗi thời, lạc hậu từ thế kỷ 19 mà ngay tại Nga, nơi đã khởi xướng cuộc cách mạng theo chủ nghĩa đó, bây giờ người ta cũng rũ bỏ nó rồi! Cuối cùng, chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam mới bắt cả nước phải theo một khuôn khổ cố định! Mà cái khuôn khổ đó đã làm cho nước ta chậm tiến hàng mấy chục năm so với lân bang, ai cũng thấy rõ như ban ngày. Bảo vệ, củng cố chế độ đó là có tội với dân tộc.
Bài học tranh đấu dân chủ qua kinh nghiệm Trung Hoa
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
HOUSTON (NN) – Chuyến đi Việt Nam của TT Hoa Kỳ George W.Bush vào cuối năm 2006 để dự hội nghị APEC ở Hà Nội đã đem đến nhiều nghịch lý cho bộ mặt chính trị của Việt Nam. Ông Tổng thống yêu chuộng tự do và dân chủ như TT Woodrow Wilson trong lịch sử Hoa Kỳ: “Chỉ có dân chủ mới sửa đổi được những lỗi lầm của những hệ thống không dân chủ”, đã không đề cập đến tự do và dân chủ mạnh mẽ vơí chánh quyền và đảng Cộng Sản Hà Nội ngoài việc ông và bà Laura Bush đến dự lễ ở nhà thờ ở Hà Nội theo thông lệ như khi bà ngoại trưởng Condoleezza Rice viếng Bắc Kinh.
Tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam
Sau khi Hà Nội vào được WTO, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn với thị trường chứng khoán nhẩy vọt cùng những đầu tư lớn tiếp tục đổ vào Việt Nam như công ty Intel tăng đầu tư từ một tỷ Mỹ kim lên đến hai tỷ Mỹ kim. Trong khi đó nhân quyền bị chà đạp và giới đối lập bị đàn áp.
Gần một năm sau khi thành lập khối 8406 (đạêt tên theo ngày thành lập 8 tháng 4 năm 2006) bị chánh quyền tấn công với chánh sách hiển nhiên không chấp nhận tiếng nói đối lập trong chế độâ Cộng sản dù tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và ông đại sứ Marine có quan tâm đặêc biệt nhất là sau khi Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam cùng với các nhân vật đốâi kháng xử quyền tự do ngôn luận của những người yêu chuộng tự do.
Chánh quyền Cộng sản Việt Nam gọi những người yêu tự do, tranh đấu cho nềân dân chủ là những tộâi phạm thay vì tù nhân chính trị với một danh sách dài các tù nhân. Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt và xử ngày 14-5-07. Ông Lê Quốc Quân được học bổng của Quốc Hội, bị bắt giam ngay sau khi ông từ Mỹ về nước là một cảnh giác mạnh mẽ đối với Quốc hội Hoa Kỳ, kế tiếp là nhà báo Trần Khải Thanh Thủy ngày 23-4-07 với tội chống nhà nước. Hội Quốc tế Nhân quyền xem đây là những vụ xâm phạm nhân quyền tệ hại nhất với 20 vụ bắt bớ từ tháng 11 năm 2006.
Nhưng vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 30-3-2007 với hình ảnh loan truyền trên mạng lưới là một cái nhục cho nền công lý của chế độ Cộng sản Việt Nam và là một tác nhân đánh thức Quốc hội và chánh quyền George W.Bush. Đối với Cộng sản Việt Nam, việc bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý là một hành động bình thường của một chế độ vô pháp luật, xét xử tội phạm không cần luật sư bào chữa. Đối với luật pháp ở các nước tự do, nghi can đượïc xem vô tội cho đến khi bị buộc tội, ngược lại dưới chế độ CSVN và Trung Hoa thì nghi can bị xem là có tội ngay từ khi bị bắt giam. Cả hai chế độâ Cộng sản răng liền môi xem vấn đề gia nhập WTO và nhân quyền là hai vấn đề riêng rẽ trong chánh sách xây dựng chế độ tư bản độc đảng của họ.
Cho đến nay ở thế giới mới trong đó con người chỉ biết trọng đồng tiền, các chánh quyền đã vì quyền lợi kinh tế làm ngơ với những đàn áp chính trị của chính quyền Trung Hoa và Việt Nam. Vụ án bịt miệng của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã mở mắt TT. George W.Bush người đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần quan tâm về nhân quyền (CPC). Đến lúc TT G eorge W.Bush cần phải nhìn lại danh sách căn bản của Hoa Kỳ ông đã vạch ra từ năm 2000 khi ứng cử viên TT Bush nhấn mạnh đến tự do mậu dịch (free trade) và nhân quyêàn, trong đó tự do mậu dịch đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, thay đổi đời sống dân chúng tự nó là nhân quyền. Sau khi TT George W.Bush và phó TT Dick Cheney tiếp bốn nhân vật hải ngoại tranh đấu cho nhân quyền ông đã kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân chánh trị. Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 22/6/07 sáép đến sẽ bị những áp lực từ chính quyền Hoa Kỳ và Quốc hội nhất là Việt Nam sắp đóng vai trò Hội viên luân phiên trong Hội đồng Bảo an LHQ năm 2008.
Từ sau chuyến viếng thăm Quốc hội Hoa Kỳ của cựu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An và chuyến viếng thăm Việt Nam của cựu chủ tịch Quốc hội Hoa Kỳ ông Dennis Hastert vào tháng 6 năm 2006, đảng Cộng Sản VN đã chia thành hai phe rõ rệt với thành phần cấp tiến do ông Võ Văn Kiệt cựu thủ tướng và ông Nguyễn Văn An đại diện và thành phần bảo thủ gồm những đảng viên giáo điều như Lê Đức Anh. Quốc hội Hoa Kỳ có nhiều áp lực với Việt Nam ngoài bà Sanchez dân biểu ở California còn có tiêáng nói của tân TNS Jim Webb, tân đảng viên đảng Dân Chủ nhưng không thay đổi lập trường chính trị vêà Việt Nam hồi thời ông còn là đảng viên đảng Cộng Hoà.
Bài học Trung Quốc
Chánh sách của đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng cho thấy rõ họ đi theo con đường của đàn anh cũ Trung Quốc và Nga trong khi cải thiện kinh tế theo con đường của Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt chước chánh sách dân chủ quản trị (Managed Democracy) của Tổng thống Nga Putin còn sự đàn áp các nhà nhân quyền và đối lập chánh trị của đảng Cộng sản Việt Nam thì đi đúng con đường đàn áp của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Những vấn đề TT George W.Bush đang phải đối phó với ông Nguyễn Minh Triết là những vấn đề của TT Bill Clinton đã phải đối phó với đảng cộng sản Trung Hoa năm 1998. Không khí chính trị của Trung Hoa năm 1998 bỗng nhiên cởi mở trước khi TT Bill Clinton đến thăm Trung Quốc giống như không khí chánh trị ởû VN cuối năm 2006. Chánh quyền Trung Cộng lúc ấy đang điều đình với Hoa Kỳ để vào tổ chức WTO. Các nhân vật đối kháng với đảng CSTH thành lập đảng Dân Chủ (CDP) đảng chánh trị đối lập đầu tiên ởû Trung Hoa từ khi đảng Cộng sản lên nắm chánh quyền. Đảng CDP ghi tên chánh thức với Bộ Nội Vụ, họp báo, đăng tuyên ngôn, tuyên cáo và tin tức lên các mạng lưới. Chưa bao giờ đối lập ở Trung Quốc cảm thấy phấn khởi với sự viếng thăm của TT Hoa Kỳ Bill Clinton. Chính quyền Clinton cũng đã ca ngợi sự tự do của các mạng lưới thông tin và bà ngoại trưởng Madelene Albright đã hứng khởi trong mấy tháng đầu năm 1998. Chính quyền Clinton tin tưởng tự do mậu dịch với Trung Hoa là một thành viên của WTO sẽ mang lại một nền dân chủ cho Trung Hoa. Sau chuyến viếng thăm của TT Bill Clinton và sau khi Trung Hoa nhận được vào tổ chức WTO, tháng 6 năm 1998 các cuộc bắt bớ và đàn áp đối lập chính trị xẩy ra. Chủ tịch đảng Dân Chủ ở Bắc Kinh bị 13 năm tù, ông phó chủ tịch đảng Giang Quốc bị bốn năm tù, quản thúc tại gia sau đã bị tuyên án 20 năm.
Năm 1990, Trung Hoa bắt đầu cải tổ kinh tế thị trường, song song với sự đầu tư của ngoại quốc là những cấm đoán chính trị nhấât là quyền tự do ngôn luận. Giới trí thức và giới trung lưu mới cũng như các học giả phải thích hợp với sự thay đổi không khí chính trị, họ có quyền bàn về bất cứ vấn đè nào ngoại trừ ba chữ T (vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4-6-1989, Taiwan và Tây Tạng). Các nhân vật đối lập đã từng tham dự vụ Thiên An Môn như L.Zehou (sử gia và triết gia) và Liu Zaifu (phê bình gia văn học) sống ở Hoa Kỳ cũng đã đổi giọng. Trong sách “Gĩa từ cách mạng”, họ đã nhìn lại thế kỷ vừa qua cho rằng Trung Hoa qúa lớn, quá nhiều vấn đề phức tạp, cải tổ là đường lối đúng chứ không phải là cách mạng. Cuộc cải tổ theo họ phải qua bốn giai đoạn: tiến trình kinh tế, tự do cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ chánh trị.
Bối cảnh chính trị ởû Trung Hoa càng ngày càng phức tạp. Trung Hoa đang đứng hàng thứ tư trên thế giới về phương diện kinh tế sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2050 nhưng tham nhũng trở thành một bịnh dịch mới, môi sinh bị phá hoại, một giá đắt cho sự phát triển kinh tế, sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng rõ rệt, các chương trình xã hội tệ hại khác xa với sự tiến bộ kinh tế. Sự thay đổi về kinh tế chia rẽ dân Trung Hoa. Một bên là những người không được hưởng lợi của sự phát triển kinh tế muốn cải tổ hợp lý, một bên là đảng cộng sản cấu kết với doanh nhân không muốân thay đổi. Những nhân vật tranh đấu nhân quyền ở Trung Hoa cũng thay đổi, thay vì nói về tranh đấu dân chủ họ nói về Pháp trị và Dân quyền. Họ xử dụng mạng lưới ở Trung Hoa như chiến tranh du kích của Mao chống lại Đảng. Khi đổi giọng ít nói về dân chủ, dân Trung Hoa cảm thấy dễ chịu hơn và họ ít sợ chánh quyền hơn. Những nhà tranh đấu như Giang Quốâc chấp nhận ở tù để tiếp tục tranh đấu vì họ đã nhìn thấy gương của những anh hùng Thiên An Môn hay như chủ tịch đảng Dân chủ Xu Weuli năm 2002 được phóng thích qua Hoa Kỳ chữa bệnh.
Thiếu không khí đàn áp, bắt bớ tù đầy, quan niệm chính trị của họ – thay đổi và thiếu một cái nhìn chính trị đứng đắn chỉ trừ một vài người kiên quyết như anh hùng Ngụy Kính Sinh, người thợ điện trẻ tuổi, 28 tuổi năm 1978, đã lập ra bức tường dân chủ ởû Bắùc Kinh đòi dân chủ cho Trung Hoa, bị ở tù 15 năm, qua Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ lập trường cương quyết: phải chấm dứt sự cai trị độc đảng. Độc đảng là nguồn gốc của qủy cần phải hủy bỏ.
Những người chấp nhận ở lại như Giang Quốc, cương quyết chịu tù đầy vì khi rời bỏ đất nước là rời bỏ hồn nước nên tranh đấu không còn hiệu quả. Ông Giang Quốc nhìn lại lịch sử: tất cả các quốc gia hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường đều đa đảng còn các quốc gia nhất định giữ độâc đảng đều là những kẻ thua cuộc trên đường dài.
Vấn đề mà các nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam phải đối phó là đa số giới trẻ không để ý đến chính trị trong khi theo đuổi cơm ăn áo mặc. Ở Á Châu, phong trào đang được đề cập ở các nước như Nhật, Đại Hàn và ngay cả ở Trung Hoa là tinh thần quốc gia, cái tinh thần quốc gia được định nghĩa như là tinh thần tự ái dân tộc khác với chủ nghĩa quốc gia đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Đa sốâ dân Trung Hoa hiện nay biết đến phong trào đòi dân chủ hay có một đảng Dân Chủ Trung Hoa (CDP) trong đó ông Giang Quốc là lãnh tụ đang bị tù đầy.
Ở Việt Nam, sự tranh đấu của khối 8046 được xem là một tranh dấu của nhóm thiểu số (2000 thành viên). Họ được hải ngoại biết đến trong khi đa số dân VN và giới trẻ đang bất mãn với chánh quyền thối nát và tham nhũng ít chú ý đến phong trào này.
Sự tiếâp đón các nhà tranh đấu trong phong trào dân chủ ở toà Bạch Ốc của TT George W.Bush ngày 29-5-2007 là một bước tiến quan trọng nhưng chỉ khi nào đa số 82 triẹâu dân Việât Nam nhận thức được sự mưu cầu hạnh phúc không chỉ là cơm ăn áo mặc, độâc lập và tự do của con người khác với định nghĩa độc lập và tự do của ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đề ra từ năm 1945, thì TT George W.Bush mới thay đổi chủ thuyết ổn định ở Á Châu của ông Henry Kissinger đã đề ra từ hai năm nay.
Việt Nguyên
7 tháng 6,07
HOUSTON (NN) – Chuyến đi Việt Nam của TT Hoa Kỳ George W.Bush vào cuối năm 2006 để dự hội nghị APEC ở Hà Nội đã đem đến nhiều nghịch lý cho bộ mặt chính trị của Việt Nam. Ông Tổng thống yêu chuộng tự do và dân chủ như TT Woodrow Wilson trong lịch sử Hoa Kỳ: “Chỉ có dân chủ mới sửa đổi được những lỗi lầm của những hệ thống không dân chủ”, đã không đề cập đến tự do và dân chủ mạnh mẽ vơí chánh quyền và đảng Cộng Sản Hà Nội ngoài việc ông và bà Laura Bush đến dự lễ ở nhà thờ ở Hà Nội theo thông lệ như khi bà ngoại trưởng Condoleezza Rice viếng Bắc Kinh.
Tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam
Sau khi Hà Nội vào được WTO, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn với thị trường chứng khoán nhẩy vọt cùng những đầu tư lớn tiếp tục đổ vào Việt Nam như công ty Intel tăng đầu tư từ một tỷ Mỹ kim lên đến hai tỷ Mỹ kim. Trong khi đó nhân quyền bị chà đạp và giới đối lập bị đàn áp.
Gần một năm sau khi thành lập khối 8406 (đạêt tên theo ngày thành lập 8 tháng 4 năm 2006) bị chánh quyền tấn công với chánh sách hiển nhiên không chấp nhận tiếng nói đối lập trong chế độâ Cộng sản dù tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và ông đại sứ Marine có quan tâm đặêc biệt nhất là sau khi Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam cùng với các nhân vật đốâi kháng xử quyền tự do ngôn luận của những người yêu chuộng tự do.
Chánh quyền Cộng sản Việt Nam gọi những người yêu tự do, tranh đấu cho nềân dân chủ là những tộâi phạm thay vì tù nhân chính trị với một danh sách dài các tù nhân. Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt và xử ngày 14-5-07. Ông Lê Quốc Quân được học bổng của Quốc Hội, bị bắt giam ngay sau khi ông từ Mỹ về nước là một cảnh giác mạnh mẽ đối với Quốc hội Hoa Kỳ, kế tiếp là nhà báo Trần Khải Thanh Thủy ngày 23-4-07 với tội chống nhà nước. Hội Quốc tế Nhân quyền xem đây là những vụ xâm phạm nhân quyền tệ hại nhất với 20 vụ bắt bớ từ tháng 11 năm 2006.
Nhưng vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 30-3-2007 với hình ảnh loan truyền trên mạng lưới là một cái nhục cho nền công lý của chế độ Cộng sản Việt Nam và là một tác nhân đánh thức Quốc hội và chánh quyền George W.Bush. Đối với Cộng sản Việt Nam, việc bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý là một hành động bình thường của một chế độ vô pháp luật, xét xử tội phạm không cần luật sư bào chữa. Đối với luật pháp ở các nước tự do, nghi can đượïc xem vô tội cho đến khi bị buộc tội, ngược lại dưới chế độ CSVN và Trung Hoa thì nghi can bị xem là có tội ngay từ khi bị bắt giam. Cả hai chế độâ Cộng sản răng liền môi xem vấn đề gia nhập WTO và nhân quyền là hai vấn đề riêng rẽ trong chánh sách xây dựng chế độ tư bản độc đảng của họ.
Cho đến nay ở thế giới mới trong đó con người chỉ biết trọng đồng tiền, các chánh quyền đã vì quyền lợi kinh tế làm ngơ với những đàn áp chính trị của chính quyền Trung Hoa và Việt Nam. Vụ án bịt miệng của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã mở mắt TT. George W.Bush người đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần quan tâm về nhân quyền (CPC). Đến lúc TT G eorge W.Bush cần phải nhìn lại danh sách căn bản của Hoa Kỳ ông đã vạch ra từ năm 2000 khi ứng cử viên TT Bush nhấn mạnh đến tự do mậu dịch (free trade) và nhân quyêàn, trong đó tự do mậu dịch đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, thay đổi đời sống dân chúng tự nó là nhân quyền. Sau khi TT George W.Bush và phó TT Dick Cheney tiếp bốn nhân vật hải ngoại tranh đấu cho nhân quyền ông đã kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân chánh trị. Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 22/6/07 sáép đến sẽ bị những áp lực từ chính quyền Hoa Kỳ và Quốc hội nhất là Việt Nam sắp đóng vai trò Hội viên luân phiên trong Hội đồng Bảo an LHQ năm 2008.
Từ sau chuyến viếng thăm Quốc hội Hoa Kỳ của cựu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An và chuyến viếng thăm Việt Nam của cựu chủ tịch Quốc hội Hoa Kỳ ông Dennis Hastert vào tháng 6 năm 2006, đảng Cộng Sản VN đã chia thành hai phe rõ rệt với thành phần cấp tiến do ông Võ Văn Kiệt cựu thủ tướng và ông Nguyễn Văn An đại diện và thành phần bảo thủ gồm những đảng viên giáo điều như Lê Đức Anh. Quốc hội Hoa Kỳ có nhiều áp lực với Việt Nam ngoài bà Sanchez dân biểu ở California còn có tiêáng nói của tân TNS Jim Webb, tân đảng viên đảng Dân Chủ nhưng không thay đổi lập trường chính trị vêà Việt Nam hồi thời ông còn là đảng viên đảng Cộng Hoà.
Bài học Trung Quốc
Chánh sách của đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng cho thấy rõ họ đi theo con đường của đàn anh cũ Trung Quốc và Nga trong khi cải thiện kinh tế theo con đường của Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt chước chánh sách dân chủ quản trị (Managed Democracy) của Tổng thống Nga Putin còn sự đàn áp các nhà nhân quyền và đối lập chánh trị của đảng Cộng sản Việt Nam thì đi đúng con đường đàn áp của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Những vấn đề TT George W.Bush đang phải đối phó với ông Nguyễn Minh Triết là những vấn đề của TT Bill Clinton đã phải đối phó với đảng cộng sản Trung Hoa năm 1998. Không khí chính trị của Trung Hoa năm 1998 bỗng nhiên cởi mở trước khi TT Bill Clinton đến thăm Trung Quốc giống như không khí chánh trị ởû VN cuối năm 2006. Chánh quyền Trung Cộng lúc ấy đang điều đình với Hoa Kỳ để vào tổ chức WTO. Các nhân vật đối kháng với đảng CSTH thành lập đảng Dân Chủ (CDP) đảng chánh trị đối lập đầu tiên ởû Trung Hoa từ khi đảng Cộng sản lên nắm chánh quyền. Đảng CDP ghi tên chánh thức với Bộ Nội Vụ, họp báo, đăng tuyên ngôn, tuyên cáo và tin tức lên các mạng lưới. Chưa bao giờ đối lập ở Trung Quốc cảm thấy phấn khởi với sự viếng thăm của TT Hoa Kỳ Bill Clinton. Chính quyền Clinton cũng đã ca ngợi sự tự do của các mạng lưới thông tin và bà ngoại trưởng Madelene Albright đã hứng khởi trong mấy tháng đầu năm 1998. Chính quyền Clinton tin tưởng tự do mậu dịch với Trung Hoa là một thành viên của WTO sẽ mang lại một nền dân chủ cho Trung Hoa. Sau chuyến viếng thăm của TT Bill Clinton và sau khi Trung Hoa nhận được vào tổ chức WTO, tháng 6 năm 1998 các cuộc bắt bớ và đàn áp đối lập chính trị xẩy ra. Chủ tịch đảng Dân Chủ ở Bắc Kinh bị 13 năm tù, ông phó chủ tịch đảng Giang Quốc bị bốn năm tù, quản thúc tại gia sau đã bị tuyên án 20 năm.
Năm 1990, Trung Hoa bắt đầu cải tổ kinh tế thị trường, song song với sự đầu tư của ngoại quốc là những cấm đoán chính trị nhấât là quyền tự do ngôn luận. Giới trí thức và giới trung lưu mới cũng như các học giả phải thích hợp với sự thay đổi không khí chính trị, họ có quyền bàn về bất cứ vấn đè nào ngoại trừ ba chữ T (vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4-6-1989, Taiwan và Tây Tạng). Các nhân vật đối lập đã từng tham dự vụ Thiên An Môn như L.Zehou (sử gia và triết gia) và Liu Zaifu (phê bình gia văn học) sống ở Hoa Kỳ cũng đã đổi giọng. Trong sách “Gĩa từ cách mạng”, họ đã nhìn lại thế kỷ vừa qua cho rằng Trung Hoa qúa lớn, quá nhiều vấn đề phức tạp, cải tổ là đường lối đúng chứ không phải là cách mạng. Cuộc cải tổ theo họ phải qua bốn giai đoạn: tiến trình kinh tế, tự do cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ chánh trị.
Bối cảnh chính trị ởû Trung Hoa càng ngày càng phức tạp. Trung Hoa đang đứng hàng thứ tư trên thế giới về phương diện kinh tế sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2050 nhưng tham nhũng trở thành một bịnh dịch mới, môi sinh bị phá hoại, một giá đắt cho sự phát triển kinh tế, sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng rõ rệt, các chương trình xã hội tệ hại khác xa với sự tiến bộ kinh tế. Sự thay đổi về kinh tế chia rẽ dân Trung Hoa. Một bên là những người không được hưởng lợi của sự phát triển kinh tế muốn cải tổ hợp lý, một bên là đảng cộng sản cấu kết với doanh nhân không muốân thay đổi. Những nhân vật tranh đấu nhân quyền ở Trung Hoa cũng thay đổi, thay vì nói về tranh đấu dân chủ họ nói về Pháp trị và Dân quyền. Họ xử dụng mạng lưới ở Trung Hoa như chiến tranh du kích của Mao chống lại Đảng. Khi đổi giọng ít nói về dân chủ, dân Trung Hoa cảm thấy dễ chịu hơn và họ ít sợ chánh quyền hơn. Những nhà tranh đấu như Giang Quốâc chấp nhận ở tù để tiếp tục tranh đấu vì họ đã nhìn thấy gương của những anh hùng Thiên An Môn hay như chủ tịch đảng Dân chủ Xu Weuli năm 2002 được phóng thích qua Hoa Kỳ chữa bệnh.
Thiếu không khí đàn áp, bắt bớ tù đầy, quan niệm chính trị của họ – thay đổi và thiếu một cái nhìn chính trị đứng đắn chỉ trừ một vài người kiên quyết như anh hùng Ngụy Kính Sinh, người thợ điện trẻ tuổi, 28 tuổi năm 1978, đã lập ra bức tường dân chủ ởû Bắùc Kinh đòi dân chủ cho Trung Hoa, bị ở tù 15 năm, qua Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ lập trường cương quyết: phải chấm dứt sự cai trị độc đảng. Độc đảng là nguồn gốc của qủy cần phải hủy bỏ.
Những người chấp nhận ở lại như Giang Quốc, cương quyết chịu tù đầy vì khi rời bỏ đất nước là rời bỏ hồn nước nên tranh đấu không còn hiệu quả. Ông Giang Quốc nhìn lại lịch sử: tất cả các quốc gia hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường đều đa đảng còn các quốc gia nhất định giữ độâc đảng đều là những kẻ thua cuộc trên đường dài.
Vấn đề mà các nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam phải đối phó là đa số giới trẻ không để ý đến chính trị trong khi theo đuổi cơm ăn áo mặc. Ở Á Châu, phong trào đang được đề cập ở các nước như Nhật, Đại Hàn và ngay cả ở Trung Hoa là tinh thần quốc gia, cái tinh thần quốc gia được định nghĩa như là tinh thần tự ái dân tộc khác với chủ nghĩa quốc gia đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Đa sốâ dân Trung Hoa hiện nay biết đến phong trào đòi dân chủ hay có một đảng Dân Chủ Trung Hoa (CDP) trong đó ông Giang Quốc là lãnh tụ đang bị tù đầy.
Ở Việt Nam, sự tranh đấu của khối 8046 được xem là một tranh dấu của nhóm thiểu số (2000 thành viên). Họ được hải ngoại biết đến trong khi đa số dân VN và giới trẻ đang bất mãn với chánh quyền thối nát và tham nhũng ít chú ý đến phong trào này.
Sự tiếâp đón các nhà tranh đấu trong phong trào dân chủ ở toà Bạch Ốc của TT George W.Bush ngày 29-5-2007 là một bước tiến quan trọng nhưng chỉ khi nào đa số 82 triẹâu dân Việât Nam nhận thức được sự mưu cầu hạnh phúc không chỉ là cơm ăn áo mặc, độâc lập và tự do của con người khác với định nghĩa độc lập và tự do của ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đề ra từ năm 1945, thì TT George W.Bush mới thay đổi chủ thuyết ổn định ở Á Châu của ông Henry Kissinger đã đề ra từ hai năm nay.
Việt Nguyên
7 tháng 6,07
Vận động chống mở rộng mậu dịch cho tới khi Việt Nam cải thiện tự do dân chủ và nhân quyền
Nghị Viên Dina Nguyễn (trái) trong cuộc họp với Dân Biểu Christopher Smith (thứ nhì bên phải). (Hình: do Dina Nguyễn cung cấp)
Dina Nguyễn
Nghị viên thành phố Garden Grove
Trong những ngày vừa qua trước khi Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đến thủ đô Washington, Dân Biểu Trần Thái Văn và Dân Biểu Hubert Võ, cùng chúng tôi, Dina Nguyễn (nghị viên thành phố Garden Grove), Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng (Boat People SOS), bà Helen Ngô (Chairperson, Committee for Religious Freedom in Việt Nam), ông Nguyễn Q. Khải (Chairman, Committee To Protect Vietnamese Workers), Thượng Tọa Thích Chân Thành, Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, Bác Sĩ Nguyễn Thế Bình (Vietnam Study Group), Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa (Movement of Writers and Performing Artists For The Future of Vietnam), và ông Huỳnh Lương Thiện (Vietnam Human Rights Network) đến thủ đô để vận động các dân cử liên bang của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng các ủy viên cao cấp của Tòa Bạch Ốc để đòi hỏi Hoa Kỳ tiếp tục áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho các nhà vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ đang bị cầm tù.
Gần đây, sự gia tăng về những vụ đàn áp vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã gây chấn động trước dư luận quốc tế, trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và trở nên những vấn đề lớn lao mà các dân cử người Mỹ gốc Việt đặc biệt quan tâm. Những hình ảnh về sự bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý và sự tống giam của các nhà đối kháng làm cho chúng tôi kinh ngạc, nhất là trong lúc này khi chính quyền Việt Nam đáng lẽ phải cải thiện những vấn đề nhân quyền đúng với những điều kiện để được gia nhập WTO. Cách đây hai tháng, Dân Biểu Trần Thái Văn đã bắt đầu làm việc tích cực với các viên chức tại thủ đô để hướng dẫn một phái đoàn dân cử người Mỹ gốc Việt cùng với các chuyên gia về vấn đề nhân quyền đến với trên 20 nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ và các ủy viên cao cấp trong ngành Hành Pháp. Với mục đích thảo luận về những đề nghị cụ thể và các yêu cầu liên quan đến những vấn đề: bắt giam các nhà đối kháng, những vi phạm về quyền tự do tôn giáo, cầm tù người dân tộc thiểu số, tổ chức công đoàn, quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ, nạn tham nhũng, bảo vệ tác quyền, và tệ nạn buôn người.
Khi được gọi mời tham gia phái đoàn, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm cùng với các vị dân cử đồng nghiệp công tác du hành đến thủ đô. Như là một bước chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush đã tiếp kiến 4 nhân vật từ cộng đồng người Việt để tham khảo về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Trước cuộc tiếp kiến với 4 vị này, Tổng Thống Bush tưởng rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được cải thiện. Bởi lẽ này, phái đoàn chúng tôi đã phải soạn thảo những dữ kiện cập nhật nhất của U.S. Census Bureau để chứng minh rằng tình trạng vi phạm nhân quyền và giam giữ các nhà đối kháng đang trở nên trầm trọng hơn ngay sau khi Việt Nam đã được cho phép hội nhập WTO - Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế.
Trong lúc chúng tôi công tác, chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm khi phát hiện rằng một số người vận động hành lang (lobbyists) cho Việt Nam đã đến viếng thăm những văn phòng chính khách và họ đã trình báo những thông tin không được minh bạch. Hơn nữa, những văn phòng này đã được cung cấp các dữ kiện từ nhiều tổ chức khác nhau, có lúc thông tin mâu thuẫn với nhau, và khác với những dữ kiện chính xác có thể kiểm chứng được từ U.S. Census Bureau. Kết quả là một số dữ kiện bị hiểu lầm. Chẳng hạn như phúc trình về lợi tức thu nhập hàng tháng của người dân Việt Nam được báo cáo là đã gia tăng lên đến mức $720 đô-la, từ lúc trước là $200 đô-la. Thực tế là chỉ có 5% giàu có nhất trong nước hưởng lợi lộc về mặt phát triển lợi tức thu nhập này, trong khi 95% dân chúng vẫn nghèo nàn. Hay là sự trưng bày những con số báo cáo rằng có thêm nhiều tổ chức tôn giáo nộp đơn xin giấy phép hoạt động tính từ năm trước nhưng tỉ lệ được chấp thuận cấp giấy phép rất khiêm tốn và một số tổ chức ở vùng Bắc Việt đã bị từ chối giấy phép hẳn. Riêng về vấn đề đàn áp các nhà đối kháng, thì có phúc trình rằng nhà cầm quyền đã thả ra nhiều nhân vật. Tuy nhiên, họ không thành thật trong việc công nhận rằng con số của những người bị bắt giam ngày càng gia tăng nhiều hơn những người được thả về.
Thành viên của phái đoàn chúng tôi đã thay phiên nhau trình bày từng vấn đề một. Các viên chức Hoa Kỳ đã ngạc nhiên khi đối diện với những dữ kiện và lời khai chân thật của chúng tôi, trái ngược với những sự tuyên truyền của các nhà vận động hành lang (lobbyists) cho Việt Nam. Nghị Sĩ Christopher Smith là đồng minh mạnh mẽ nhất trong công cuộc vận động cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam. Ông là tác giả của nghị quyết lên án nhà cầm quyền Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, bao gồm Tuyên Cáo 8406 về quyền tự do dân chủ và nhân quyền. Ông cũng là người đã bảo trợ Ðạo Luật Nhân Quyền Việt Nam đưa ra lại trước Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết vào tháng này.
Eric John, viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao cùng với một số viên chức khác công nhận rằng việc liên kết vấn đề mậu dịch với vấn đề nhân quyền có trắc trở bởi vì hai vấn đề này vốn độc lập và không liên hệ với nhau. Tuy nhiên, ông rất lạc quan rằng trong những cuộc đàm thoại giữa Tổng Thống Bush và Chủ Tịch Triết, Tổng Thống Bush sẽ nhắc đến những quan tâm về nhân quyền. Trong khi ông Dennis Wilder, Giám Ðốc Thâm Niên của Bộ Ngoại Giao Á Châu (Senior Director of Asian Affairs) đã phát biểu ông không nghĩ rằng sẽ có việc thông qua các hiệp ước mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lần thăm viếng này.
Dẫu vậy, chúng tôi đã nhấn mạnh với ông cùng các viên chức khác rằng ngoài vấn đề nhân quyền ra, chúng tôi còn phản đối sự dư thặng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, có lợi một chiều cho Việt Nam kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam có Hiệp Ước Mậu Dịch Song Phương (Bilateral Trade Agreement - BTA). Trong vòng 6 năm qua dư thặng mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã gia tăng gấp 16 lần đến độ chừng 7.5 tỷ đô la.
Hơn nữa, Việt Nam đã không tuân theo những điều kiện của Hiệp Ước Mậu Dịch Công Bằng (Fair Trade Agreement - FTA) trong việc trao đổi các sản phẩm truyền thông báo chí, chẳng hạn. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong sự vi phạm tác quyền. Và quan trọng hơn nữa, chúng tôi đã phản đối việc Hoa Kỳ mở rộng thêm quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam, đặt biệt là không chấp thuận đề nghị vào qui chế Generalized System of Preferences (GSP) hay tái chấp thuận Hiệp Ước Mậu Dịch Song Phương (BTA) khi hết hạn vào cuối năm nay.
Trong lúc chúng tôi trao đổi với ông Scott Flipse, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom) chúng tôi đã nêu lên việc đưa Việt Nam trở lại danh sách các Quốc Gia Ðặc Biệt Quan Tâm (Countries of Particular Concern - CPC) nếu tình trạng nhân quyền không được cải tiến một cách thỏa đáng. Thượng Nghị Sĩ Sam Bromback, TB Virginia, đã soạn thảo một lá thư yêu cầu Tổng Thống Bush đề cập đến những vấn đề nhân quyền trong lúc trao đổi với Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và ông đã kêu gọi các thượng nghị sĩ khác cùng ký tên ủng hộ lá thư này. Chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến hai Nghị Sĩ Sheila Lee-Jackson và Nghị Sĩ Al Green, tiểu bang Texas cùng ký tên vào lá thư này.
Nghị Sĩ Ed Royce đã trình bày giữa Quốc Hội vào ngày 21 Tháng Sáu, 2007 về những cải tiến thật sự trong lãnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Ông cùng với hàng ngàn người Mỹ gốc Việt sẽ phản đối việc mở rộng thêm quan hệ mậu dịch với Việt Nam tại thủ đô và sẽ làm sáng tỏ chính nghĩa đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam. Ông Keith Luse, đại diện văn phòng Thượng Nghị Sĩ Richard Lugar cũng lên tiếng ủng hộ cộng đồng người Mỹ gốc Việt đòi hỏi quyền ảnh hưởng những quyết định quan trọng đối với Việt Nam.
Thượng Nghị Sĩ John Webb, và một vài người khác nghĩ rằng đã đến lúc cộng đồng người Mỹ gốc Việt tham gia vào tiến trình biểu quyết những vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng ông cho rằng việc này đòi hỏi cộng đồng chúng ta phải đối thoại với chính quyền Việt Nam. Chúng tôi hãy còn suy luận về đề nghị này. Nếu không truyền tin cho cộng đồng về những ưu khuyết điểm trong công cuộc đối thoại, và quan trọng hơn nữa, nếu cộng đồng chúng ta chưa chấp nhận đối thoại, thì có thể chúng ta chưa sẵn sàng để đối thoại. Cộng đồng chúng ta có thể không muốn đối thoại bởi vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp thất hứa từ phía chính quyền Việt Nam khi họ lèo lái vấn đề và tự hủy bỏ những trách nhiệm của chính họ. Có thể chúng ta sẽ chuẩn bị đối thoại khi chính quyền Việt Nam tỏ thiện chí cải tiến tình trạng hiện nay.
Trong một vấn đề khác, bà Ellen Sauerbrey thuộc cơ quan Dân Số, Tị Nạn và Di Dân (Population, Refugees, and Migration) đã được cảnh giác về tình hình ngày càng tệ hại của nạn buôn người ở Cambodia và Malaysia, và nhu cầu định cư những người tị nạn Việt Nam hãy còn kẹt lại ở Thailand và Cambodia. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng có lên tiếng về trở ngại trì trễ cấp hộ chiếu P1 visa cho những người đối kháng đang chờ đợi nhận visa. Văn phòng này và một số văn phòng Quốc Hội khác đã cho biết về những cuộc bàn thảo thông qua biểu quyết dự luật tự động cấp quốc tịch cho những người con lai. Zoe Loefgren, một nhà vận động quyết liệt cho nhân quyền và tự do dân chủ cũng đồng ủng hộ dự luật này và sẽ đưa ra cho Quốc Hội biểu quyết trong năm nay. Bà đã cố vấn cho phái đoàn và ngỏ ý ủng hộ cộng đồng chúng ta bằng cách từ chối không tiếp phái đoàn của Chủ Tịch Triết trong lúc họ thăm viếng Hoa Kỳ tháng nay.
Tóm lại, chúng tôi tin tưởng rằng chuyến công tác này đã đánh dấu sự thức tỉnh của cộng đồng chúng ta. Chúng ta không thể chỉ tin cậy ở những lá thư gởi đến thủ đô để nói lên những đòi hỏi của chúng ta. Trong lúc đối thủ của chúng ta được trang bị với những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp cùng các công cụ làm cản trợ việc thúc tiến những mục đích của chúng ta. Thế cho nên, sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, liên kết thông suốt, và quyết tâm là những điều kiện tối thiểu để tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Bây giờ không phải là lúc để thụ động mà phải chủ động bởi vì thời gian lắm lúc khẩn cấp và phải chuẩn bị một cách nhanh chóng.
Sau cùng, một điều quan trọng không kém là phái đoàn chúng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhờ sự làm việc hữu hiệu và tận tâm của ba nhân vật sau đây: bà Ngô Thị Hiền, ông Nguyễn Khải và Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng. Hành lang của các văn phòng Quốc Hội có thể coi như là nơi ở thường trực của các vị này. Hầu hết các viên chức mà chúng tôi có dịp tiếp chuyện, đều quen biết tên tuổi của họ. Chúng tôi muốn thành thật tri ân sự hướng dẫn và chia sẻ thông tin dữ kiện của quí vị trên.
Dina Nguyễn
Nghị viên thành phố Garden Grove
Trong những ngày vừa qua trước khi Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đến thủ đô Washington, Dân Biểu Trần Thái Văn và Dân Biểu Hubert Võ, cùng chúng tôi, Dina Nguyễn (nghị viên thành phố Garden Grove), Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng (Boat People SOS), bà Helen Ngô (Chairperson, Committee for Religious Freedom in Việt Nam), ông Nguyễn Q. Khải (Chairman, Committee To Protect Vietnamese Workers), Thượng Tọa Thích Chân Thành, Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, Bác Sĩ Nguyễn Thế Bình (Vietnam Study Group), Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa (Movement of Writers and Performing Artists For The Future of Vietnam), và ông Huỳnh Lương Thiện (Vietnam Human Rights Network) đến thủ đô để vận động các dân cử liên bang của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng các ủy viên cao cấp của Tòa Bạch Ốc để đòi hỏi Hoa Kỳ tiếp tục áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho các nhà vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ đang bị cầm tù.
Gần đây, sự gia tăng về những vụ đàn áp vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã gây chấn động trước dư luận quốc tế, trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và trở nên những vấn đề lớn lao mà các dân cử người Mỹ gốc Việt đặc biệt quan tâm. Những hình ảnh về sự bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý và sự tống giam của các nhà đối kháng làm cho chúng tôi kinh ngạc, nhất là trong lúc này khi chính quyền Việt Nam đáng lẽ phải cải thiện những vấn đề nhân quyền đúng với những điều kiện để được gia nhập WTO. Cách đây hai tháng, Dân Biểu Trần Thái Văn đã bắt đầu làm việc tích cực với các viên chức tại thủ đô để hướng dẫn một phái đoàn dân cử người Mỹ gốc Việt cùng với các chuyên gia về vấn đề nhân quyền đến với trên 20 nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ và các ủy viên cao cấp trong ngành Hành Pháp. Với mục đích thảo luận về những đề nghị cụ thể và các yêu cầu liên quan đến những vấn đề: bắt giam các nhà đối kháng, những vi phạm về quyền tự do tôn giáo, cầm tù người dân tộc thiểu số, tổ chức công đoàn, quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ, nạn tham nhũng, bảo vệ tác quyền, và tệ nạn buôn người.
Khi được gọi mời tham gia phái đoàn, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm cùng với các vị dân cử đồng nghiệp công tác du hành đến thủ đô. Như là một bước chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush đã tiếp kiến 4 nhân vật từ cộng đồng người Việt để tham khảo về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Trước cuộc tiếp kiến với 4 vị này, Tổng Thống Bush tưởng rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được cải thiện. Bởi lẽ này, phái đoàn chúng tôi đã phải soạn thảo những dữ kiện cập nhật nhất của U.S. Census Bureau để chứng minh rằng tình trạng vi phạm nhân quyền và giam giữ các nhà đối kháng đang trở nên trầm trọng hơn ngay sau khi Việt Nam đã được cho phép hội nhập WTO - Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế.
Trong lúc chúng tôi công tác, chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm khi phát hiện rằng một số người vận động hành lang (lobbyists) cho Việt Nam đã đến viếng thăm những văn phòng chính khách và họ đã trình báo những thông tin không được minh bạch. Hơn nữa, những văn phòng này đã được cung cấp các dữ kiện từ nhiều tổ chức khác nhau, có lúc thông tin mâu thuẫn với nhau, và khác với những dữ kiện chính xác có thể kiểm chứng được từ U.S. Census Bureau. Kết quả là một số dữ kiện bị hiểu lầm. Chẳng hạn như phúc trình về lợi tức thu nhập hàng tháng của người dân Việt Nam được báo cáo là đã gia tăng lên đến mức $720 đô-la, từ lúc trước là $200 đô-la. Thực tế là chỉ có 5% giàu có nhất trong nước hưởng lợi lộc về mặt phát triển lợi tức thu nhập này, trong khi 95% dân chúng vẫn nghèo nàn. Hay là sự trưng bày những con số báo cáo rằng có thêm nhiều tổ chức tôn giáo nộp đơn xin giấy phép hoạt động tính từ năm trước nhưng tỉ lệ được chấp thuận cấp giấy phép rất khiêm tốn và một số tổ chức ở vùng Bắc Việt đã bị từ chối giấy phép hẳn. Riêng về vấn đề đàn áp các nhà đối kháng, thì có phúc trình rằng nhà cầm quyền đã thả ra nhiều nhân vật. Tuy nhiên, họ không thành thật trong việc công nhận rằng con số của những người bị bắt giam ngày càng gia tăng nhiều hơn những người được thả về.
Thành viên của phái đoàn chúng tôi đã thay phiên nhau trình bày từng vấn đề một. Các viên chức Hoa Kỳ đã ngạc nhiên khi đối diện với những dữ kiện và lời khai chân thật của chúng tôi, trái ngược với những sự tuyên truyền của các nhà vận động hành lang (lobbyists) cho Việt Nam. Nghị Sĩ Christopher Smith là đồng minh mạnh mẽ nhất trong công cuộc vận động cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam. Ông là tác giả của nghị quyết lên án nhà cầm quyền Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, bao gồm Tuyên Cáo 8406 về quyền tự do dân chủ và nhân quyền. Ông cũng là người đã bảo trợ Ðạo Luật Nhân Quyền Việt Nam đưa ra lại trước Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết vào tháng này.
Eric John, viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao cùng với một số viên chức khác công nhận rằng việc liên kết vấn đề mậu dịch với vấn đề nhân quyền có trắc trở bởi vì hai vấn đề này vốn độc lập và không liên hệ với nhau. Tuy nhiên, ông rất lạc quan rằng trong những cuộc đàm thoại giữa Tổng Thống Bush và Chủ Tịch Triết, Tổng Thống Bush sẽ nhắc đến những quan tâm về nhân quyền. Trong khi ông Dennis Wilder, Giám Ðốc Thâm Niên của Bộ Ngoại Giao Á Châu (Senior Director of Asian Affairs) đã phát biểu ông không nghĩ rằng sẽ có việc thông qua các hiệp ước mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lần thăm viếng này.
Dẫu vậy, chúng tôi đã nhấn mạnh với ông cùng các viên chức khác rằng ngoài vấn đề nhân quyền ra, chúng tôi còn phản đối sự dư thặng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, có lợi một chiều cho Việt Nam kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam có Hiệp Ước Mậu Dịch Song Phương (Bilateral Trade Agreement - BTA). Trong vòng 6 năm qua dư thặng mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã gia tăng gấp 16 lần đến độ chừng 7.5 tỷ đô la.
Hơn nữa, Việt Nam đã không tuân theo những điều kiện của Hiệp Ước Mậu Dịch Công Bằng (Fair Trade Agreement - FTA) trong việc trao đổi các sản phẩm truyền thông báo chí, chẳng hạn. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong sự vi phạm tác quyền. Và quan trọng hơn nữa, chúng tôi đã phản đối việc Hoa Kỳ mở rộng thêm quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam, đặt biệt là không chấp thuận đề nghị vào qui chế Generalized System of Preferences (GSP) hay tái chấp thuận Hiệp Ước Mậu Dịch Song Phương (BTA) khi hết hạn vào cuối năm nay.
Trong lúc chúng tôi trao đổi với ông Scott Flipse, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom) chúng tôi đã nêu lên việc đưa Việt Nam trở lại danh sách các Quốc Gia Ðặc Biệt Quan Tâm (Countries of Particular Concern - CPC) nếu tình trạng nhân quyền không được cải tiến một cách thỏa đáng. Thượng Nghị Sĩ Sam Bromback, TB Virginia, đã soạn thảo một lá thư yêu cầu Tổng Thống Bush đề cập đến những vấn đề nhân quyền trong lúc trao đổi với Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và ông đã kêu gọi các thượng nghị sĩ khác cùng ký tên ủng hộ lá thư này. Chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến hai Nghị Sĩ Sheila Lee-Jackson và Nghị Sĩ Al Green, tiểu bang Texas cùng ký tên vào lá thư này.
Nghị Sĩ Ed Royce đã trình bày giữa Quốc Hội vào ngày 21 Tháng Sáu, 2007 về những cải tiến thật sự trong lãnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Ông cùng với hàng ngàn người Mỹ gốc Việt sẽ phản đối việc mở rộng thêm quan hệ mậu dịch với Việt Nam tại thủ đô và sẽ làm sáng tỏ chính nghĩa đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam. Ông Keith Luse, đại diện văn phòng Thượng Nghị Sĩ Richard Lugar cũng lên tiếng ủng hộ cộng đồng người Mỹ gốc Việt đòi hỏi quyền ảnh hưởng những quyết định quan trọng đối với Việt Nam.
Thượng Nghị Sĩ John Webb, và một vài người khác nghĩ rằng đã đến lúc cộng đồng người Mỹ gốc Việt tham gia vào tiến trình biểu quyết những vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng ông cho rằng việc này đòi hỏi cộng đồng chúng ta phải đối thoại với chính quyền Việt Nam. Chúng tôi hãy còn suy luận về đề nghị này. Nếu không truyền tin cho cộng đồng về những ưu khuyết điểm trong công cuộc đối thoại, và quan trọng hơn nữa, nếu cộng đồng chúng ta chưa chấp nhận đối thoại, thì có thể chúng ta chưa sẵn sàng để đối thoại. Cộng đồng chúng ta có thể không muốn đối thoại bởi vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp thất hứa từ phía chính quyền Việt Nam khi họ lèo lái vấn đề và tự hủy bỏ những trách nhiệm của chính họ. Có thể chúng ta sẽ chuẩn bị đối thoại khi chính quyền Việt Nam tỏ thiện chí cải tiến tình trạng hiện nay.
Trong một vấn đề khác, bà Ellen Sauerbrey thuộc cơ quan Dân Số, Tị Nạn và Di Dân (Population, Refugees, and Migration) đã được cảnh giác về tình hình ngày càng tệ hại của nạn buôn người ở Cambodia và Malaysia, và nhu cầu định cư những người tị nạn Việt Nam hãy còn kẹt lại ở Thailand và Cambodia. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng có lên tiếng về trở ngại trì trễ cấp hộ chiếu P1 visa cho những người đối kháng đang chờ đợi nhận visa. Văn phòng này và một số văn phòng Quốc Hội khác đã cho biết về những cuộc bàn thảo thông qua biểu quyết dự luật tự động cấp quốc tịch cho những người con lai. Zoe Loefgren, một nhà vận động quyết liệt cho nhân quyền và tự do dân chủ cũng đồng ủng hộ dự luật này và sẽ đưa ra cho Quốc Hội biểu quyết trong năm nay. Bà đã cố vấn cho phái đoàn và ngỏ ý ủng hộ cộng đồng chúng ta bằng cách từ chối không tiếp phái đoàn của Chủ Tịch Triết trong lúc họ thăm viếng Hoa Kỳ tháng nay.
Tóm lại, chúng tôi tin tưởng rằng chuyến công tác này đã đánh dấu sự thức tỉnh của cộng đồng chúng ta. Chúng ta không thể chỉ tin cậy ở những lá thư gởi đến thủ đô để nói lên những đòi hỏi của chúng ta. Trong lúc đối thủ của chúng ta được trang bị với những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp cùng các công cụ làm cản trợ việc thúc tiến những mục đích của chúng ta. Thế cho nên, sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, liên kết thông suốt, và quyết tâm là những điều kiện tối thiểu để tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Bây giờ không phải là lúc để thụ động mà phải chủ động bởi vì thời gian lắm lúc khẩn cấp và phải chuẩn bị một cách nhanh chóng.
Sau cùng, một điều quan trọng không kém là phái đoàn chúng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhờ sự làm việc hữu hiệu và tận tâm của ba nhân vật sau đây: bà Ngô Thị Hiền, ông Nguyễn Khải và Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng. Hành lang của các văn phòng Quốc Hội có thể coi như là nơi ở thường trực của các vị này. Hầu hết các viên chức mà chúng tôi có dịp tiếp chuyện, đều quen biết tên tuổi của họ. Chúng tôi muốn thành thật tri ân sự hướng dẫn và chia sẻ thông tin dữ kiện của quí vị trên.
Thư mục:
Chính trị - Xã hội,
Người Việt Hải Ngoại
Việt Nam: Những tháng năm đen tối
Việt Nam: Những tháng năm đen tối
Vietnam's 'Dark Years'
BY BRENDAN MINITER
Wall Street Journal. 22/6/07. Lê Minh Úc lược dịch.
Ông John Kerry đã sai. Người Việt Nam hiểu thế nào là dân chủ.
Hồi tháng Ba, anh Lê Quốc Quân trở về Việt Nam sau khi hoàn tất một khóa hội thảo tại Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Anh ta liền bị bắt và cáo buộc là có dự định lật đổ chính quyền. Những cáo buộc này xem ra rất có lý trong đất nước cộng sản này: Khóa hội thảo mà anh ta đã tham dự đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để phát triển dân chủ một cách ôn hoà. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, anh ta đã được trả tự do hôm Thứ Bảy vừa qua.
Hôm nay (22/6/07) Tổng thống Bush sẽ gặp gỡ chủ tịch của Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết tại Toà Bạch Ốc. Cao điểm trong nghị trình sẽ là tình trạng nhân quyền của quốc gia Đông Nam Á Châu này. Những nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ để ngăn chặn cộng sản xâm lăng miền Nam đã chấm dứt trong thất bại hơn 30 năm nay. Và hậu quả là cái mà nhiều người Việt Nam gọi là "những tháng năm đen tối", đó là một thời kỳ của sự đàn áp và nền kinh tế lụn bại kéo dài cho đến giữa thập niên 1980. Nhưng bây giờ có một số chuyện thích thú đang xảy ra. Hoa Kỳ một lần nữa đang bắt đầu một chiến dịch vận động cho tự do tại Việt Nam, chỉ có điều là lần này thì bằng "phương pháp mềm dẻo" và sự ủng hộ đồng thuận.
Vài tuần vừa qua, Tổng thống Bush đã gặp các nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam. Bà Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi thì gặp ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân trong tuần này. Các nhân vật thuộc Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ cũng lên tiếng, như bà cựu Bộ trưởng Ngoại giao Madeline Albright, người mà hồj đầu năm nay đã kêu gọi trả tự do cho anh Quân.
Năm 1971, ông John Kerry đã điều trần tại một Uỷ ban Thượng Viện rằng "Chúng tôi đã tìm thấy (tại Việt Nam rằng) hầu hết mọi người đã không biết ngay cả sự khác biệt giữa cộng sản và dân chủ." Bây giờ cả hai phe của Quốc Hội Hoa Kỳ đều chấp nhận rằng người dân Việt Nam mong muốn và xứng đáng được hưởng quyền tự do chính trị. Có một sự nhìn nhận một cách đồng thuận rằng tự do là niềm ước mong của cả nhân loại.
Nhưng lẽ dĩ nhiên là sự đồng tình này đang nẩy nở ngay cả khi mà hai đảng (Cộng Hòa và Dân Chủ) đang bị chia rẽ trầm trọng vì một cuộc chiến khác. Và nếu bây giờ Hoa Kỳ rút ra khỏi Iraq, thì hầu như chắc chắn Iraq sẽ bị lâm vào "những tháng năm đen tối" giống như Việt Nam đã trải qua. Đó là một cái giá mà nhiều người Mỹ và giới lãnh đạo Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ có vẻ như sẵn sàng chấp nhận, mặc dù sau này với hàng chục năm để nhìn lại , thì một quyết định bỏ Iraq sẽ có thể ám ảnh cả đất nước này.
Quay trở lại năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã cho thấy cái nhìn xa rất đáng chú ý của ông về vấn đề Việt Nam. Ông ta đã cho mở Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vào năm đó, để rồi sau đó là vị tổng thống đầu tiên của thời kỳ hậu chiến đến thăm Việt Nam, và thả lỏng một loạt những cái mà trước đó tưởng là không thực tế -- một dòng thác thương mãi. Hôm nay, giá trị giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đứng ở con số 9,7 tỷ Mỹ kim một năm, tăng hơn 5 lần kể từ khi ông Clinton mãn nhiệm. Hoa Kỳ cũng đã trở thành quốc gia có chỉ số đầu tư lớn nhất đứng hàng thứ 8 tại Việt Nam, với hơn 1000 doanh nghiệp đang hoạt động tại đó.
Trong những năm tới, Việt Nam có thể sẽ trở thành một đối tác thương mãi mạnh hơn. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) hồi tháng Giêng và bây giờ đang tìm cách để tân trang hãng hàng không quốc gia bằng một đoàn máy bay có khả năng thực hiện các chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Và khi kinh tế phát triển thì sẽ bị thêm áp lực để nới lỏng tự do kinh tế và chính trị.
Việc gia tăng áp lực như thế nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ cần một đồng minh mới tại Á Châu để giúp việc "săn sóc" Trung Cộng và cách ly Bắc Hàn. Nhưng việc quay trở lại Việt Nam không hẳn chỉ là tìm những thị trường mới hay một thế đứng cũ kỹ về địa lý. Năm 2000, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã cho thấy điều đó khi ông quay lại cái đất nước đã bỏ tù và tra tấn ông ta hơn 5 năm, trong một chuyến đi cảm động.
Nhiều cựu chiến binh khác của cuộc chiến Việt Nam đã thực hiện các chuyến đi tương tự. Đối với Dân biểu Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, người dân cử đại diện cho một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo tại Quận Cam ở tiểu bang California, thì đó cũng không phải là chỉ về những vấn đề kinh tế. Khi bà nhìn thấy những lá cờ của miền Nam Việt Nam ngày xưa được treo lên bởi các cử tri của bà, thì bà biết rằng có một cuộc chiến lương tâm cần phải thắng. Bà Sanchez thường nói về tình trạng nhân quyền của Việt Nam và chỉ rõ ra rằng anh Lê Quốc Quân không phải là trường hợp duy nhất của những sự vi phạm nhân quyền mới đây. Và để nêu ra một trường hợp khác, đó là cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo, vừa bị kết án 8 năm tù tại Việt Nam.
Có lẽ người Mỹ cần một thời gian khoảng vài thập niên để nhìn ra cái giá đầy đủ của việc rời bỏ một chiến trường trống không cho một chủ thuyết tàn bạo. Hay có lẽ Hoa Kỳ cần có vài thập niên để tiếp xúc với những người đã có thể trốn thoát khỏi chủ thuyết đó. Sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, đã có một làn sóng tỵ nạn vĩ đại, và nhiều người đã đến định cư tại Hoa Kỳ. Hôm nay, Hoa Kỳ là quê hương cho cộng đồng người Việt đông đảo nhất, hơn 1,1 triệu người, bên ngoài Việt Nam. Anh Lê Quốc Quân đã nhìn thấy điều này như một bằng chứng rằng đất nước Hoa Kỳ là một ngọn đèn báo hiệu của tự do cho 80 triệu người đang sống tại Việt Nam.
Ba mươi năm đã trôi qua, liệu chúng ta có bị ám ảnh bởi một lịch sử tương tự như trong trường hợp của Iraq? Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào bao nhiêu dân biểu nghị sĩ trong Quốc Hội Hoa Kỳ có còn nhớ chúng ta đã bỏ lại những gì ở Việt Nam và tìm cách giải quyết để đừng bỏ lại những cái tương tự một lần nữa. Trong những tháng sắp tới, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy ai đã học bài học lịch sử và ai có vẻ như muốn lập lại bài học đó.
--------------------------------------------------------------------------------
Vietnam's 'Dark Years'
John Kerry was wrong. The Vietnamese do understand democracy.
BY BRENDAN MINITER
In March, Le Quoc Quan returned to his native Vietnam after finishing a fellowship at the National Endowment for Democracy in Washington. He was promptly arrested and charged with planning to overthrow the government. The charges make sense in the communist country: His fellowship focused on how to peacefully spread democracy. Under pressure from the U.S. he was released on Saturday.
Today, President Bush will meet with the president of Vietnam, Nguyen Minh Triet, at the White House. High on the agenda will be the Southeast Asian nation's record on human rights. America's military efforts to stop the communist takeover of South Vietnam ended in defeat more than 30 years ago. The result was what many Vietnamese call the "dark years," a period of oppression and economic stagnation that lasted until the mid-1980s. But now something interesting is happening. America is once again waging a campaign for freedom in Vietnam, only this time with "soft power" and bipartisan support.
In recent weeks President Bush met with Vietnamese human rights advocates. House Speaker Nancy Pelosi herself met with Diem Do, chairman of the Vietnam Reform Party, this week. Other Democrats have spoken out too, including former Secretary of State Madeline Albright, who called for Mr. Quan's release earlier this year.
In 1971, John Kerry told a Senate committee that "We found [in Vietnam that] most people didn't even know the difference between communism and democracy." Now it is accepted on both sides of the aisle that the Vietnamese desire and deserve political freedom. There is bipartisan recognition that freedom is a universal human aspiration.
But, of course, this consensus is flourishing even as the parties are sharply divided over another war. And if abandoned now, Iraq would almost certainly be doomed to its own dark years, just as Vietnam was. That's a cost many Americans and the Democratic Party's leadership seem willing to incur, notwithstanding that with decades of hindsight, a decision to leave Iraq will likely haunt this nation.
Back in 1995, President Bill Clinton demonstrated remarkable foresight when it came to Vietnam. He opened an American embassy in Hanoi that year, would later become the first post-war president to visit the country, and unleashed what wasn't possible before--a torrent of trade. Today trade stands at $9.7 billion a year between the U.S. and Vietnam, more than a five-fold increase since Mr. Clinton left office. The U.S. has also grown to be the eighth largest investor in Vietnam, with more than 1,000 American businesses operating there.
In the coming years, Vietnam will likely become an even stronger trading partner. It joined the World Trade Organization in January and is now looking to outfit its national airline with a fleet of Boeing planes capable of making nonstop flights to the U.S. And as the economy grows, there will likely be more pressure to grant economic and political freedoms.
Increasing such pressure is in America's national interest. The U.S. will need new allies in Asia to help manage China and isolate North Korea. But going back to Vietnam isn't entirely about finding new markets or old-fashion geopolitical positioning. In 2000, Sen. John McCain demonstrated as much in making an emotional return trip to the country that had imprisoned and tortured him for more than five years. Many other veterans of the war have made similar trips back. For Rep. Loretta Sanchez, a Democrat who represents a large Vietnamese-American community in Orange County, Calif., it's not about economics either. She sees the old flag of South Vietnam flown by her constituents and knows that there is still a moral fight that needs to be won. She often delivers speeches about Vietnam's human rights record and points out that Mr. Quan isn't the only example of recent abuse. To cite just one more, Father Nguyen Van Ly, a Catholic priest in Vietnam, was recently sentenced to eight years in prison.
Perhaps Americans need the distance of a few decades to see the full cost of leaving a battlefield uncontested to an oppressive ideology. Or perhaps the nation needs to spend a few decades with those who were able to flee that ideology. Following the fall of Saigon in 1975, there was a massive outpouring of refugees, many of whom ended up in the U.S. Today this country is home to the largest community of ethnic Vietnamese--1.1 million--outside of Vietnam itself. Mr. Quan saw this as evidence that this nation is a beacon of freedom for the 80 million people who live in Vietnam now.
Thirty years on, will we be haunted by a similar history in the case of Iraq? That will depend on how many on Capitol Hill remember what we left behind in Vietnam and resolve not to leave something similar behind again. In the coming months, we'll likely see who has learned from our history and who seems to want to repeat it.
Mr. Miniter is assistant editor of OpinionJournal.com. His column appears Tuesdays.
http://www.opinionjournal.com/columnists/bminiter/?id=110010245
"Minh Triet, go home! Minh Triết cút về nhà đi!"
Tổng thống Bush thúc đẩy lãnh đạo Việt Nam về nhân quyền
Hàng trăm người biểu tình bên ngoài Toà Bạch Ốc trong khi Nguyễn Minh Triết
thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử
Bush Pushes Vietnam Leader On Human Rights
Hundreds Protest Outside White House As Nguyen Minh Triet Makes Historic Visit
(CBS/AP)- Trong khi hàng trăm người biểu tình trên khắp đường phố kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị tại Việt Nam, thì Tổng thống Bush cũng đã lên tiếng bày tỏ sự quan tâm giống như vậy ở phần cuối buổi hội kiến với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Phòng Bầu Dục, Toà Bạch Ốc.
Tổng thống Bush nói :"Ðể cho những quan hệ được phát triển sâu đậm hơn, điều quan trọng là những người bạn của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ".
Nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng ông ta sẵn sàng bàn thảo về những vấn đề đó -- nhưng hy vọng rằng những vấn đề như vậy không làm yếu đi cái quan hệ lớn hơn có tích cách toàn phần với Hoa Kỳ ., phóng viên Mark Knoller của đài CBS News tường trình từ Toà Bạch Ốc.
Cả hai nhà lãnh đạo không ai nhận trả lời những câu hỏi.
Ông Triết là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đến viếng thăm Toà Bạch Ốc kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Nhưng nhiều đồng hương Việt Nam của ông ta đã không đón tiếp.
Hàng trăm người bên ngoài Toà Bạch Ốc mang những lá cờ của miền Nam Việt Nam ngày xưa, cũng như những biểu ngữ tố cáo chủ tịch Việt Nam là một tội phạm. Phóng viên Peter Maer của CBS News cho biết đây chắc chắn là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất, khá lâu rồi chưa thấy xảy ra, để chống lại một lãnh đạo nước ngoài tại Hoa Thịnh Đốn.
Một người phụ nữ nói với phóng viên Maer: "Thế hệ trẻ chỉ muốn có tự do, họ chỉ muốn có tự do ngôn luận, họ chỉ muốn có tự do được bày tỏ tư tưởng"
Những người khác thì la lớn: "Minh Triết cút về nhà đi ! Minh Triết cút về nhà đi!"
Các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà đã thúc đẩy ông Bush để khuyến khích Chủ tịch Triết tạo ra một nỗ lực mạnh hơn nhằm chấm dứt điều mà họ diễn tả như sự xúc phạm nhân quyền một cách rộng khắp đối với các công dân Việt Nam.
Ông Bush nói ở Phòng Bầu Dục sau buổi hội kiến với ông Triết :“Xã hội được giàu đẹp hơn khi người dân được phép bày tỏ tư tưởng của họ một cách tự do hay được tự do hành đạo. Ông Bush còn nói là ông đã bảo ông Triết: “Chúng tôi muốn có những quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.”
Trong lúc hàng chục người biểu tình bên ngoài đang phất những lá cờ, thì ông Triết nói cả hai lãnh đạo đã có một buổi nói chuyện "thẳng thắn và cởi mở" về nhân quyền. Ông Triết nói qua một thông dịch viên rằng: "Lối tiếp cận vấn đề của chúng tôi là sẽ gia tăng việc bàn thảo để có một sự thông cảm lẫn nhau tốt hơn" . Ông ta nói rằng ông ta sẽ cương quyết không để những sự khác biệt về vấn đề (nhân quyền) làm thiệt hại quan hệ toàn phần.
Tại Los Angeles, nơi trạm ngừng kế tiếp của ông Triết, có hàng trăm người chống đối sẽ chuẩn bị biểu tình, hầu hết họ là những người di dân Việt Nam, rất bất mãn với nhà lãnh đạo cộng sản và nhà nước của ông ta về tình trạng nhân quyền.
Bush Pushes Vietnam Leader On Human Rights
Hundreds Protest Outside White House As Nguyen Minh Triet Makes Historic Visit
(CBS/AP) As hundreds of protestors across the street called for the release of political prisoners in Vietnam, President Bush voiced similar concerns at the end of his Oval Office meeting with Vietnamese President Nguyen Minh Triet.
"In order for relations to grow deeper, that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy," he said.
The Vietnamese leader said he's willing to discuss those matters — but hopes they don't impair the larger overall relationship with the U.S., CBS News White House correspondent Mark Knoller reports.
Neither leader took questions during the appearance.
Triet is the first leader of his country to visit the White House since the end of the Vietnam War. But some fellow Vietnamese were not rolling out the welcome mat.
Hundreds were outside the White House carrying the flag of the old South Vietnam, as well as banners calling the Vietnamese president a criminal. CBS News correspondent Peter Maer says it was certainly one of the largest demonstrations against a visiting foreign leader in Washington in a long time.
"The young generation, they just want freedom, they just want freedom of speech, they just want freedom of expression," one woman told Maer.
"Minh Triet, go home! Minh Triet, go home!" others shouted.
Republican lawmakers have urged Mr. Bush to encourage President Triet to make stronger efforts to stop what they describe as widespread abuse of Vietnam's citizens.
"Societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely," Mr. Bush said in the Oval Office after the meeting with Triet.
Mr. Bush said he told Triet, "We want to have good relations with Vietnam."
As dozens of protesters outside the White House waved flags, Triet said the two presidents had a "direct and open" conversation about human rights.
"Our approach is that we would increase our dialogue so that we will have a better understanding of each other," Triet said through an interpreter.
He said he is determined not to let differences on the issue damage overall relations.
In Los Angeles, Triet's next stop, hundreds of protesters, most of them Vietnamese émigrés critical of the communist leader and his government's human rights record, are expected to demonstrate.
Thư mục:
Chính trị - Xã hội,
Hình ảnh,
Người Việt Hải Ngoại
TT. Bush nói về nhân quyền, Chủ tịch Triết nói chuyện trồng nho và ... ôm hôn thắm thiết !
Lời phát biểu của Tổng thống Bush và Chủ tịch Triết tại Toà Bạch Ốc
do TNTDDC/VN ghi lại và lược dịch từ Trang Nhà của Toà Bạch Ốc
Nghe âm thanh
TT. BUSH: Kính thưa ông Chủ tịch, xin cám ơn ông đã đến. Laura và tôi nhớ rất một cách rất thân thương chuyến đi của chúng tôi đến đất nước của ông. Và tôi nhớ rất rõ sự đón tiếp nồng hậu mà chúng tôi đã nhận từ nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Tôi đã giải thích cho ông Chủ tịch là chúng tôi muốn có những quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Và chúng ta có những quan hệ kinh tế rất rốt. Chúng ta đã ký Hiệp định Sơ bộ về Thương mãi và Đầu tư. Và tôi rất chú ý đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
Tôi cũng đã xác định rất rõ ràng là để cho những quan hệ được phát triển sâu đậm hơn, điều quan trọng là những người bạn của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tin tưởng mạnh mẽ của tôi là xã hội được giàu đẹp hơn khi người dân được phép bày tỏ tư tưởng của họ một cách tự do hay được tự do hành đạo.
Tôi xin cám ơn ông Chủ tịch về sự hợp tác tiếp tục trong vấn đề tù binh và mất tích trong chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy tận mắt sự hợp tác đó khi tôi ở thăm Việt Nam. Hiện tại chúng ta đang nới rộng việc tìm kiếm những hài cốt ra vài khu vực ven biển của Việt Nam.
Và tôi cũng đã nói với ông Chủ tịch rằng Quốc Hội Hoa Kỳ vừa mới thông qua những phương cách thích hợp để hỗ trợ trong vấn đề dioxin, hay chất độc màu da cam. Điều này đã giúp người dân của đất nước ông. Và nhân đây, chúng tôi cũng quyết tâm một cách chắc chắn để hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề chống HIV/AISD.
Và như vậy chúng tôi xin chào mừng ông Chủ tịch. Và cám ơn ông về buổi nói chuyện cởi mở và thành thật.
CHỦ TỊCH TRIẾT: Nhận lời mời của ngài TT. Hoa Kỳ George Bush, tôi thăm chính thức Hoa Kỳ lần này để nhằm .... Tôi cám ơn sự tiếp đón thân tình chu đáo của ngài TT và sự mến khách của nhân dân Hoa Kỳ.
Mấy ngày vừa qua tôi có dịp tiếp xúc với nhân dân Hoa Kỳ, với các nhà doanh nghiệp. Ở đâu tôi cũng cảm thấy được cái sự hợp tác rất là nhiệt tình.
Đặc biệt hôm qua tôi có đến thăm một cái nhà nông dân trồng nho ở vùng Virginia, tôi thấy gia đình có một cuộc sống thật là hạnh phúc, và đặc biệt đó ... là họ rất có tình cảm với Việt Nam. Ông chủ nhà nhiều lần ôm hôn thắm thiết chúng tôi và không muốn chia tay. Điều đó nói lên cái gì, nói lên cái mong muốn, cái tình hữu nghị giữa 2 dân tộc của chúng ta.
Trong cuộc hội đàm vừa qua, tôi cùng với ngài TT đã trao đổi nhiều vấn đề hữu ích và thiết thực. Chúng tôi nhận thấy rằng cái mối quan hệ giữa hai nước đang tiếp tục phát triển tốt. Đặc biệt là kể từ cái chuyến thăm của ngài hồi năm ngoái đến VN, từ đó đến nay đó thì cái mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng thúc đẩy phát triển đến một bước mới. Về kinh tế thương mại thì phát triển hết sức năng động. Đồng thời các lãnh vực nhân đạo khoa học kỹ thuât giáo dục cũng đang là hợp tác phát triển.
Chúng tôi cám ơn Hoa Kỳ về sự giúp đỡ nhân đạo đặc biệt là HIV/AIDS rất có hiệu quả. Đặc biệt là gần đây việc giúp đỡ cho nạn nhân chất độc dioxin đó ... có kết quả. Mối quan hệ giữa 2 nước tăng cường đó ... nó đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Đồng thời nó là nhân tố tích cực cho hoà bình ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương .
Tôi và ngài TT cũng bàn những cái biện pháp thúc đẩy các mối quan hệ tiến lên, cả về chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học công nghệ, nhân đạo và vấn đề chất độc dioxin. Như vậy là mối quan hệ của 2 nước đang phát triển một cách rộng rãi, ngày càng sâu rộng, bền vững và hiệu quả . Hai nước đã ký cái hiệp định thương mại đầu tư TIFA như ngài TT vừa nói. Và rất nhiều cái hợp đồng kinh tế khác có giá trị rất là cao.
Tôi và ngài TT cũng trao đổi rất là thẳng thắn chân tình những vấn đề hai bên còn nhận thức khác nhau, nhất là vấn đề tôn giáo, vấn đề nhân quyền. Cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi là hai bên sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại trao đổi để mà tăng cái sự hiểu biết lẫn nhau . Và chúng tôi quyết tâm ... không vì những cái còn khác biệt này mà để ảnh hưởng đến cái mối quan hệ rất là to lớn giữa hai dân tộc giữa hai nước.
Nhân dịp này chúng tôi cũng gởi đến nhân dân Hoa Kỳ những cái tình cảm của nhân dân Việt Nam đến với nhân dân Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn nói rằng VN bây giờ là một đất nước ổn định, hoà bình, hữu nghị . Nhân dân VN muốn đoàn kết hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ . Hai dân tộc đều muốn hòa bình, đều muốn hữu nghị đoàn kết, hãy nắm tay nhau để mà đi đến tương lai.
Nhân dịp này tôi cũng gởi lời chào thân ái đến bà con người Việt Nam ở Hoa Kỳ, khẳng định người VN ở Hoa Kỳ là một bộ phận không tách rời của dân tộc VN. Chúng tôi mong muốn là bà con thành đạt và là làm cầu nối hữu nghị giữa 2 dân tộc .
Một lần nữa tôi chân thành cám ơn ngài TT và các vị lãnh đạo Hoa Kỳ cùng với nhân dân Hoa Kỳ về sự tiếp đón thân tình và chu đáo
REMARKS BY PRESIDENT BUSH
AND PRESIDENT NGUYEN MINH TRIET OF VIETNAM
The Oval Office
10:50 A.M. EDT
PRESIDENT BUSH: Mr. President, thank you for coming. Laura and I remember very fondly our trip to your beautiful country. And I remember so very well the warm reception that we received from your government and the people of Vietnam.
I explained to the President we want to have good relations with Vietnam. And we've got good economic relations. We signed a Trade and Investment Framework Agreement. And I was impressed by the growing Vietnamese economy.
I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely.
I thanked the President for his continued cooperation on the issue of POWs and MIAs. I saw firsthand that cooperation when I was in Vietnam. We are now extending our search to missing remains in some of the coastal regions of Vietnam.
And I also told the President that Congress recently passed appropriations measures to help with dioxin, or Agent Orange. It has helped the people of his country. And, as well, we're firmly committed to helping Vietnam in the battle against HIV/AIDS.
And so, we welcome you, Mr. President. And thank you for the frank and candid discussion.
PRESIDENT TRIET: (As translated.) Upon the kind invitation extended to me by President Bush, I have decided to make this official visit to the United States. And I would like to thank Mr. President for your warm and kind hospitality. And also, to you, I would like to extend my thanks to the American people for their warm hospitality.
Over the last couple of days, I have had the fortunate opportunity to meet with a large number of American people and American businesses. And everywhere I went and anywhere I met, I always -- I was always extended good hospitality and cooperation.
It's very impressive that yesterday I had a chance to visit a farmer who raised grapes. And the life is very happy, and they have a warmth of feelings toward Vietnam. And the owner had to hug me several times, hesitating to say good-bye to us. And that demonstrates the desire for friendship between our two peoples.
And President Bush and I have had productive and constructive discussions. And both sides agree that our bilateral relationship has continued to develop. Especially since Mr. President's last visit to Vietnam, our relations have witnessed a new, fine development. On the economic front, our cooperation has been intensified. In addition to that, our cooperation has also intensified in other areas such as humanitarian cooperation, science, technology, education and training.
And I sincerely thank the U.S. government and people for your aid to HIV patients. And we highly appreciate the Congress appropriations for dioxin and Agent Orange victims. And I believe that the increased and good relationship between our two country [sic] would benefit not only our two countries, but also constitute a constructive factor for safeguarding peace and stability in our region.
And we have also discussed on specific measures of how to advance further our relations in a wide range of areas, be it political, economic, trade, investment, education, or training, humanitarian, et cetera. And in short, our relations are broadened, deepened on a sustainable and effective -- in a sustainable and effective manner. And as Mr. President has mentioned, both sides have just signed a Trade Investment Framework Agreement, TIFA, and many other high-value economic agreements and contracts.
Mr. President and I also had direct and open exchange of views on a matter that we may different [sic], especially on matters related to religion and human rights. And our approach is that we would increase our dialogue in order to have a better understanding of each other. And we are also determined not to let those differences afflict our overall, larger interest.
And I also would like to take this opportunity to send a message to American people, particularly the good feelings from Vietnamese people to American people. I would like to tell you that Vietnam nowadays is a stable, peaceful and friendly country. And Vietnamese people want to have a good consolidarity and friendship with American people. And so if both peoples both want peace, friendship and solidarity, then we should join hands and march toward the future.
And on this occasion, I also would like to extend my warmest greetings to my fellowman living in the United States. And Vietnamese Americans are part and parcel of the Vietnamese nation. And it is my desire to see them succeed, and hope they will continue to serve as a bridge of friendship between our two countries.
And so, once again, I would like to thank Mr. President and the U.S. government and American people for your warm hospitality.
PRESIDENT BUSH: Thank you, sir.
END 11:04 A.M. EDT
http://www.whitehouse.gov/news/releases/2007/06/20070622-2.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)