Thứ Ba, 19 tháng 6, 2007

Tại Sao CSVN vu khống các tổ chức dân chủ là ’khủng bố’?

Nguyễn Đỗ Thanh Phong

Trong suốt gần 4 tuần lễ qua kể từ ngày 29/3/2007, nhà cầm quyền CSVN đã liên tục tung ra hàng loạt bài tấn công các đảng phái và tổ chức dân chủ trên hầu hết các báo chí, các cơ quan truyền thanh và truyền hình của họ. Nhưng có lẽ nhiều nhất là Đảng Việt Tân với luận điệu chụp mũ là "khủng bố". Hà Nội còn đi xa hơn nữa bằng cách dịch ra Anh Ngữ với những từ ngữ thật ngây ngô như những truyện phim "khoa học giả tưởng", hầu tạo nghi ngờ gây ảnh hưởng lên những hỗ trợ ngày càng nhiều của thế giới đối với phong trào đòi hỏi tự do dân chủ trong thời gian gần đây.

Tại sao Hà Nội lại thay đổi chiến thuật tấn công các đảng phái và tổ chức dân chủ công khai trên truyền thông, báo chí trong nước trong khi đó họ phải chấp nhận nguy hiểm là làm gia tăng sự quan tâm của người dân, và trực tiếp quảng bá đến quần chúng trong nước về các hoạt động dân chủ hiện đang lan rộng, trong đó có Việt Tân?

Điều không thể chối cãi được là phản ứng trên đã cho thấy được sự hốt hoảng và khẩn trương của CSVN. Họ đã thấy được tình hình người dân ngày càng hết sợ trước guồng máy cai trị bằng bạo lực và các phong trào đòi hỏi dân chủ ngày càng bành trướng khắp ba miền đất nước. Từ những cuộc đình công rộng lớn liên tục xảy ra khởi đầu vào tháng 12/2005, đến các phong trào khiếu kiện, dân oan mà ngày nay nó đã trở thành một cục bứu nhức nhối không cách chữa cho Hà Nội ngay tại thủ phủ của họ, vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Sự ung thối của cục bứu này là hệ lụy của những chính sách bất công, tham ô, và vơ vét bất cần dân. Nó đã bắt đầu gây được sự chú ý của thế giới. Trong chuyến công du của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 4 vừa qua, chính Bà Dân Biểu Loretta Sanchez đã công khai tuyên bố rằng bà muốn đến hỏi thăm những người dân oan này nhưng công an đã ngăn chặn không cho họ được bước đến gặp bà ta. Thêm vào đó, những đòi hỏi tự do tôn giáo của các tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công Giáo và việc HT Thích Quảng Độ được trao giải Nhân Quyền Rafto là một cái tát tai khá mạnh đối với Hà Nội vì nó đã vạch rõ những dối giá mà Hà Nội đang nỗ lực vẽ ra về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam. Vài tháng sau đó, việc bắt giữ và trục xuất Bà Therese Jebsen đại diện Rafto đến Thanh Minh Thiền Viện để trao giải cho Hòa Thượng lại là một bẻ mặt nữa cho Hà Nội đối với cộng đồng thế giới. Nhưng có lẽ đáng lo nhất, là tầm ảnh hưởng và tác động vào quần chúng của các phong trào đòi hỏi dân chủ tại Việt Nam, nhất là kể từ khi Khối 8406 với bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ ra đời. Những tiếng nói dân chủ trong nước ngày càng trở nên đa dạng và kiên cường. Song song đó, tầm hoạt động của các đảng phái dân chủ đã từ từ quy tụ được sức mạnh ủng hộ của quần chúng.

Với những mối nguy đó, CSVN đã vô cùng lo lắng cho cuộc bầu cử Quốc Hội Khoá XII vào ngày 20/5 tới đây sẽ gặp những chống đối và vì thế họ đã thẳng tay lần lượt đàn áp các tiếng nói trụ cột của phong trào dân chủ từ Bắc chí Nam và ra sức tấn công uy tín các đảng phái có tác động trong nước. Trong lịch sử bầu cử QH của CSVN, đây là lần đầu tiên mà họ bị chỉ trích nhiều nhất cả trong lẫn ngoài nước, cả những đảng viên lẫn những người ngoài đảng và cả những người dân lẫn trí thức. Điều này cho thấy Hà Nội đã quá xem thường sự nhận thức của người dân Việt Nam ngày hôm nay và đã tự vạch áo cho bản chất độc tài của mình để người dân xem khi chính ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư phát biểu về cuộc bầu cử QH sắp đến như sau, "Chúng ta không cho phép trò chơi dân chủ lọt vào quốc hội mới".

Ngoài ra, CSVN cũng đã lợi dụng những biến chuyển gần đây của thế giới, nhất là sau vụ "khủng bố World Trade Centre Towers vào ngày 11/09/2001" ở New York. Biết rằng thế giới cực lực lên án và ra sức liên minh chống khủng bố, CSVN đã lợi dụng chiêu bài này để chụp mũ những tổ chức có chủ trương đấu tranh bất bạo động trong đó có Việt Tân, để mong tạo sự nghi ngờ giảm đi sự hợp tác và hỗ trợ của thế giới ngày càng tích cực đối với các lực lượng đòi hỏi dân chủ này. Đối với đồng bào trong nước, với sự bưng bít và thông tin một chiều, Hà Nội tung ra những vu khống với dụng tâm nhằm tạo sự hoang mang và bôi nhọ uy tín các tổ chức dân chủ, để mong đồng bào trong nước không ủng hộ những chiến dịch vận động tẩy chay bầu cử mà các tổ chức này đã phát động.

Tuy nhiên, cho dù với âm mưu gì đi chăng nữa thì chiêu bài tung ra vừa rồi của nhà nước CSVN quả thật là một chiêu bất đắc dĩ. Đây có thể nói rằng Hà Nội bị ép nằm trong thế không đánh thì bị nguy, mà đánh thì chỉ mong được gỡ gạt chút gì đó. Đối với thế giới, lập luận nói rằng Việt Tân và các đảng phái khác như Đảng Vì Dân, Đảng Thăng Tiến VN, Đảng Dân Chủ Nhân Dân... là những tổ chức khủng bố thì quả thật ấu trĩ. Với những hoạt động suốt hơn hai mươi năm qua trải giải trên 4 châu lục địa, các chính quyền và tổ chức nhân quyền của các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Nhật, Anh, Đức, Na Uy..v..v.. biết khá rõ về những con người Việt Tân, về những cung cách hoạt động và đạo đức của những người đảng viên Việt Tân. Kể từ khi Việt Tân chính thức công khai, quan điểm và lập trường đấu tranh bất bạo động lại càng được minh định rõ ràng hơn nữa trên website Việt Tân, qua các văn kiện, các phương tiện truyền thông và quan trọng hơn hết là nó được thể hiện qua các hoạt động thường nhật của Việt Tân và các đảng phái dân chủ, vì thế các hoạt động dân chủ và dân quyền này ngày càng được sự hỗ trợ. Vã lại, ở những quốc gia tân tiến nêu trên với một lập trường quyết liệt chống khủng bố thì dễ gì những hoạt động mà CSVN vu khống là "khủng bố" có thể ngang nhiên tự tại, chẵng những thế các tổ chức, đảng phái cùng Cộng Đồng lại chiếm được nhiều cảm tình và nhận được những hỗ trợ đắc lực không ngừng nghỉ từ các vị dân cử như Sanchez, Smith, Kennedy, Kerry, McCain, Royce, Lofgren, Humphries, Hatton, Clarke, Donnellan, Glatz, Comte, Ripoll, Lindblad, Lundgren... Gần đây nhất, trong một bài viết của Giáo Sư Carlyle Thayer, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về tình hình chính trị tại Việt Nam thuộc Viện Đại Học New South Wales, Úc Châu, đã kết luận rằng, "Việt Tân không nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Liên Hiệp Quốc".

Đối với cộng đồng và đồng bào tại hải ngoại, họ không lạ gì những hoạt động của các tổ chức này. Sau bao nhiêu năm đã phải đối đầu với CSVN, họ đã nếm quá đủ sự gian trá, lường gạt và những trò "khủng bố" của chế độ CS, họ đã thừa hiểu mục tiêu nắm giữ quyền lực bằng mọi giá của Hà Nội để mà có thể vạch trần âm mưu tạo hiềm khích, ly gián giữa Đảng Việt Tân và các tổ chức dân chủ bạn khi Hà Nội khích động rằng các tổ chức này đều thống thuộc Việt Tân.

Riêng đối với đồng bào trong nước, quả thật CSVN đã quá xem thường sự nhận thức của người dân sau bao năm qua. Với những thành quả như những chứng tích vẫn còn đó, điển hình là sự kiện chôn sống một cách dã man biết bao người trong dịp Tết Mậu Thân 1968, những chiến dịch tiêu diệt tư bản mại sản, đến các Trại Cải Tạo, và gần đây nhất là cuộc càn quét giết hại hàng ngàn người Thượng vào năm 2001. Đối chứng với những việc đó, qua mạng lưới thông tin ngày càng hữu hiệu, đồng bào trong nước đã có dịp đọc và thấy rõ những hoạt động của Việt Tân trong suốt thời gian qua hoàn toàn không có một tính chất gì bạo động hoặc khủng bố như Hà Nội đã tuyên truyền. Những hoạt động mà các thông tấn xã CSVN tố cáo là "khủng bố" như xây dựng các chương trình tín dụng vĩ mô, các văn phòng luật sư, các Hội bảo vệ ký giả, dân oan.... hoàn toàn mang tính cách dân sinh, dân quyền. Đây là những kế hoạch phát triển một xã hội dân sự, tạo môi trường sinh hoạt ngoài luồng kiểm soát của đảng CSVN và chính điều này đã làm cho họ thật sự lo sợ. Nói tóm lại, chiến dịch chụp mũ, vu khống các tổ chức dân chủ vừa qua của Hà Nội chẳng những không thuyết phục được các đối tượng mà ngược lại nó còn vạch rõ cho thấy tâm lý sợ hãi, hốt hoảng của một kẻ độc tài đang dần dà cảm thấy mình bất lực trước những đòi hỏi chính đáng của người dân.

Ông Gene Sharp trong cuốn Từ Độc Tài Đến Dân Chủ đã có viết: "Để cuộc phản kháng chính trị chống độc tài sớm thành công, quần chúng phải nắm chắc được ý niệm bất hợp tác. Khi có đủ số người bị trị từ chối không tiếp tục hợp tác trong một thời gian đủ dài bất kể đàn áp, thì hệ thống cai trị sẽ yếu dần và cuối cùng sụp đổ". Đây là thời điểm mà CSVN đang thẳng tay dùng mọi thủ đoạn từ đàn áp, tù đày, khủng bố tinh thần, vu khống, chụp mũ... để mong dập tắt ngọn lửa dân chủ ngày một lan rộng trong nước. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà họ đang nhanh chóng mất lòng dân, do đó việc gia tăng liên kết các tổ chức và nỗ lực vận động toàn dân bất hợp tác tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội CSVN vào tháng 5 tới đây, mà đạt được sẽ giúp làm bàn đạp cho tiến trình dân chủ hóa đất nước ngày một sớm thành công.

Quốc Hội Việt Cộng Đại Diện Cho Ai?

Trung Điền

Ngày 25 tháng 4 vừa qua, Cộng sản Việt Nam đã cho công bố danh sách của 876 ’ứng cử viên đại biểu quốc hội khóa XII’, được đảng chọn và sẽ đưa cho ’cử tri’ toàn quốc bỏ phiếu tuyển chọn 500 đại biểu chính thức. Danh sách 876 ’ứng cử viên đại biểu’ này được chọn ra từ các danh sách được thiết lập và gạn lọc qua ba hội nghị gọi là ’hiệp thương’ giữa Mặt Trận Tổ Quốc với những cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam tại các địa phương. Nếu không có gì thay đổi vào giờ phút cuối thì danh sách 876 ứng cử viên đại biểu quốc hội này được coi là danh sách sau cùng để cử tri ’chọn lựa’ trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 20 tháng 5.

Theo quy định của hiến pháp Việt cộng năm 1992 và tu sửa năm 2001 thì ’đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước’. Nếu căn cứ theo định nghĩa này, những người ra ứng cử hay được bầu làm đại biểu quốc hội, không phải để phục vụ đảng phái của mình mà là để phục vụ quần chúng nhân dân. Trong thực tế, diễn trình chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội của Việt Cộng đã không nhằm hình thành một lực lượng dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân mà chỉ là những cá nhân được đảng Cộng sản Việt Nam cho đóng vai ’đại biểu quốc hội’ để phục vụ các nhu cầu của đảng mà thôi. Điều này đã thể hiện rất rõ trong kết quả tuyển chọn ’ứng cử viên’ đại biểu quốc hội mà Hà Nội đã loay hoay thực hiện trong 3 tháng vừa qua như sau.

Thứ nhất là trong Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, có hơn 200 người tự ứng cử tại các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng và một số Tỉnh. Cộng sản Việt Nam đã cho báo chí phỏng vấn, tường thuật về sự kiện có hơn 200 người tự ứng cử này để lôi kéo sự quan tâm của dư luận. Nhưng kết quả của đợt tuyển chọn sau cùng thì danh sách chỉ còn khoảng 30 người tự ứng cử. Nhiều người bị từ chối đã kiện lên ủy ban bầu cử nhưng không được trả lời thỏa đáng, có người thì bị đe dọa nên không dám khiếu nại. Với một đất nước có 86 triệu dân mà chỉ có 30 người tự ứng cử cho thấy là việc tuyển chọn này không phải do ý chí của dân mà là do sự sắp xếp của đảng.

Thứ hai là để tuyển chọn ra 500 đại biểu quốc hội mà con số ứng cử viên chỉ có 876 người là quá ít. Thông thường con số ứng cử viên phải gấp đôi số đại biểu tuyển chọn, tức là từ 1000 cho đến 1300 ứng cử viên trên toàn quốc thì khi đó các cử tri chọn lựa mới dễ dàng và công bằng. Đọc danh sách các ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử, người ta thấy hầu hết mỗi đơn vị chỉ có 5 ứng cử viên và cử tri phải chọn 3 trên con số 5 ứng cử viên này. Chỉ cần tinh ý khi đọc bản danh sách ứng cử viên, người ta biết ngay là ai sẽ bị loại. Nghĩa là 2 người đưa ra trong mỗi đơn vị bầu cử chỉ là những con dê tế thần vì họ đã biết trước là sẽ bị thất cử. Ví dụ tại Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 tại quận Ba Đình và Câu giầy có 5 ứng cử viên, đó là Nguyễn Ngọc Nhanh (Đại học - Thượng tướng công an Hà Nội); Nguyễn Hồng Sơn (Thạc sĩ, kỷ sư điện khí hóa); Nguyễn Phú Trọng (Tiến sĩ - chủ tịch quốc hội); Nguyễn Đoàn Trung (kỹ sư kinh tế xây dựng); Nguyễn Thị Thanh Xuân (Luật sư). Nhìn vào lý lịch của 5 người này, người ta biết chắc các ông Nguyễn Ngọc Nhanh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Phú Trọng sẽ được đắc cử.

Thứ ba là trong danh sách 876 ứng cử viên, số người là đảng Cộng sản Việt Nam có 721 người, số người không là đảng viên là 155. Tỷ lệ này không tương xứng với tỷ lệ đảng viên đảng Cộng sản đối với dân số Việt Nam. Hiện nay đảng Cộng sản Việt Nam có 3.1 triệu đảng viên đối với 35 triệu cử tri trên 18 tuổi. Nếu đại biểu quốc hội là người đại diện ý chí và nguyện vọng của dân thì không thể nào tỷ lệ đảng viên đảng Cộng sản được đề cử ra làm ứng cử viên đông hơn số ứng viên ngoài đảng. Với tỷ lệ này, chắc chắn là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chiếm đa số trong quốc hội và trở thành nơi đại diện ’ý chí’ của đảng Cộng sản chứ không phải biểu hiện nguyện vọng của người dân.

Mặt khác, so với 11 kỳ bầu cử quốc hội từ trước đến nay, trình độ học vấn của các ứng cử viên lần này được liệt kê trong phần lý lịch, tuyệt đại đa số đều tốt nghiệp trên cấp đại học. Trong số này có khoảng 15% là Tiến sĩ và 25% là Thác sĩ (cao học). Đối với quốc gia đang trên đà phát triển, những người tham gia vào các trách vụ đại diện dân trong quốc hội hay trong cơ quan nhà nước là điều cần phải khuyến khích. Tuy nhiên phải là những người có năng lực thực sự đi đôi với trình độ được ghi trong lý lịch. Trong trường hợp Việt Nam, trình độ và văn bằng đã không đi đôi với nhau. Hầu hết những người nắm giữ quyền lực đều thuộc thế hệ cũ, không có trình độ học vấn nên Hà Nội mới chế ra cái gọi là ’giáo dục hệ tại chức’, tức là cho phép những cán bộ đang làm việc trong các công sở nhà nước, ghi danh đi học lớp bồi dưỡng cấp tốc khoảng vài tuần để sau đó nâng lên thành tốt nghiệp đại học, tốt nghiệp Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Nói cách khác, việc một cán bộ được mang trình độ Đại Học, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ không phải là do khả năng của họ mà là do đảng ban cho ’học vị’ để phục vụ vào các nhu cầu của đảng mà thôi.

Qua một số những phân tích nói trên, rõ ràng là từ lúc tuyển chọn cho đến khi đưa ra làm đại biểu, những ứng cử viên đều không làm theo ý muốn của họ mà hoàn toàn do đảng sắp xếp và chỉ định của đảng. Chính vì lẽ đó mà Khối 8406 và hơn 60 Đoàn thể, nhân sĩ, đoàn thể trong cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước đồng loạt kêu gọi đồng bào tẩy chay cuộc bầu cử bằng cách: 1/Chính mình và vận động bạn bè, thân nhân tìm lý cớ để không đi bầu; 2/Gạch chéo toàn bộ tên các ứng viên và không bầu cho bất cứ ai trong danh sách ứng cử viên. Vì cuộc bầu cử này do Việt cộng đứng ra tổ chức, kiểm soát phiếu và tuyên bố kết quả nên chắc chắn là Hà Nội sẽ tuyên bố cuộc bầu cử thành công; - nhưng tùy theo phản ứng tẩy chay của người dân ít nhiều - cách nói về kết quả bầu cử của Việt cộng có thể sẽ thay đổi.

Tóm lại, 876 ứng cử viên quốc hội khóa XII chỉ là những con rối của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ không là đại diên của dân tộc Việt Nam. Do đó chúng ta phải tẩy chay toàn bộ cuộc bầu cử này.

Lê Quốc Quân, người bạn đang trong tù

Hoàng Tứ Duy

Tôi biết Lê Quốc Quân khi anh còn hợp tác với Ngân Hàng Thế Giới. Anh Quân là luật sư ở Hà Nội có công ty tư vấn mang tên Giải Pháp Viêt Nam. Anh cố vấn cho các định chế quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Á Châu. Mặc dù công việc chính của tôi tại Ngân Hàng Thế Giới không trực tiếp liên quan đến những vấn đề mà Luật sư Quân phụ trách nhưng tôi đã nghe tên anh và đọc một số bản phúc trình anh soạn. Anh chuyên về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Đối với những người trong ngành, Lê Quốc Quân là chuyên viên có nhiều uy tín.

Tôi rất vui khi nghe tin Lê Quốc Quân sang Washington, D.C. vào tháng 9 năm 2006 để dự chương trình học bổng nghiên cứu sinh của cơ quan NED (National Endowment for Democracy). NED là cơ quan do Tổng thống Ronald Reagan thành lập vào năm 1983. Ngân sách của NED do Quốc Hội Hoa Kỳ cung cấp. Do viễn kiến của Tổng Thống Reagan và một vị thứ nhì là Dân biểu Dante Fascell để hình thành một cơ quan cổ võ dân chủ trên khắp thế giới nên chương trình học bổng này mang tên là “Reagan-Fascell”. Trong suốt lịch sử hoạt động, cơ quan NED đã nhận rất nhiều nghiên cứu sinh. Những người này thường đến từ các quốc gia vừa mới chuyển tiếp sang thể chế dân chủ như Ba Lan, Ukraine hoặc các nước “độc tài nhẹ” như Singapore, Iran và Venezuela. Lê Quốc Quân là người đầu tiên từ Việt Nam được nhận vào chương trình Reagan-Fascell của NED, vì khả năng của Luật sư Quân và sự quan tâm của Hoa Kỳ đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Lê Quốc Quân tự học tiếng Anh ở Việt Nam và chưa từng rời khỏi Đông Nam Á một lần nào. Nhưng anh nói được tiếng Anh khá chuẩn, không thua nhiều người Việt đã sống ở Hoa Kỳ 15-20 năm. Theo anh tâm sự thì lúc ở Hoa Kỳ, trong những giờ rảnh anh hay ngồi ở một công viên trên đại lộ Pennsylvania cách Toà Bạch Ốc vài blocks chăm chỉ đọc các bài bình luận trong tạp chí Foreign Affairs, tài liệu của CIVICUS và cuốn sách như “The Case For Democracy” của Natan Sharansky.

Quân say mê đọc sách là điều không lạ gì, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là niềm vui sướng của anh mỗi khi ngồi viết. Có một lần tôi hỏi:

– Nè, hôm nay ông làm gì vậy?

– Tôi ngồi nhà viết cảm nghĩ, cực kỳ sướng!

– Tại sao?

– Vì ở Việt Nam mỗi lần viết một bài phải gửi liền hay xoá đi. Mình không cảm thấy yên tâm trình bày những suy nghĩ.

Theo Quân, nhiều người cầm bút trong nước khó có những tác phẩm thật trau chuốt vì họ không có thể viết một tác phẩm qua nhiều ngày tháng. Viết xong thì phải gửi liền vào một email account hay diễn đàn như Đàn Chim Việt, BBC để đăng. Mặc dù các giới hạn về tự do ngôn luận ở Việt Nam là điều tôi đã biết rõ nhưng đến khi nghe anh Quân tỏ vẻ cực kỳ sung sướng khi được thoải mái viết lách tôi mới cảm được mức độ nghẹt thở.

Từ vài năm qua một nhóm bạn ở vùng Washington, D.C. thường tụ họp ở nhà tôi vào đêm giao thừa Tết ta. Chúng tôi phần lớn sống xa gia đình nên cố tìm lại không khí Tết truyền thống. Năm này chúng tôi mời gia đình Lê Quốc Quân qua nhà đêm giao thừa... ngày 17 tháng 2. Anh Quân nói với tôi là nhầm rồi, ngày 17 là mồng một Tết. Tôi cảm thấy hơi quê. Không lẽ mình tính lộn ngày sao? Sau khi trao đổi qua lại tôi mới biết thế ra là Bắc Việt đổi lịch hồi năm 1968 và vì vậy ngày ăn Tết của người Việt hải ngoại (theo lịch của Tàu và Việt Nam Cộng Hoà) có lúc khác với những người sống trong nước (theo lịch của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Nhưng đó chỉ là một ngăn cách nhỏ giữa người Việt trong và ngoài nước…

Trong tiệc Tết này tôi cầm miếng bánh chưng ngồi nghe anh Quân và một người bạn khác, Frances Hoàng, trao đổi về luật pháp. Hai người cùng tuổi. Một người là luật sư Việt Nam, người kia là luật sư Mỹ gốc Việt. Hai anh so sánh luật pháp hai quốc gia, rồi tình trạng kém dân quyền ở Việt Nam. Luật sư Quân trình bày hăng say và thuyết phục. Gần đây khi nghe tin anh Quân bị bắt, Frances nói nhớ hoài bản lãnh và sự can đảm của Quân. Và đây là nhận định của một người có kinh nghiệm chứng kiến hai đặc tính này. Frances tốt nghiệp trường võ bị West Point, từng là sĩ quan quận đội Hoa Kỳ, tốt nghiệp Ts Luật khoa và hiện là Associate Counsel trong White House.

Lớn lên tại Mỹ, tôi và các bạn Việt Nam cùng lứa tuổi thường pha tiếng Anh vào tiếng Việt khi nói chuyện. Mỗi khi tiếp xúc với anh Quân là dịp để tập dợt tiếng Việt và chứng kiến các đặc tính rất là Việt Nam của anh. Lê Quốc Quân mê thơ Trần Trung Đạo. Mặc dù nhiều website của Trần Trung Đạo bị cấm ở Việt Nam nhưng nhiều người trẻ trong nước cũng biết đến tác phẩm của nhà thơ này. Có khi anh Quân gọi phone cho tôi... chỉ để đọc cho tôi vài bài thơ của Trần Trung Đạo. Rồi anh Quân cao hứng đọc tiếp bài thơ anh mới sáng tác.

Lê Quốc Quân là người có niềm tự hào dân tộc. Tên công ty của anh là “Giải pháp Việt Nam” và anh tán thành quan niệm về “Việt Nam mới”. Gặp những người Mỹ anh chia sẻ những gì tốt về con người và quê hương Việt Nam. Anh chị Quân có bé gái 5 tuổi tên là An-Hà. Anh chị gửi An-Hà học trường công gần nhà. Tôi coi video anh Quân thâu khi đến trường của An-Hà tổ chức sinh nhật cho bé. Thấy lớp học của An-Hà trông thật buồn cười. Vì sống trong Washington, D.C. nên trong lớp toàn là da đen, chỉ lẫn vào một đứa bé da vàng... Dù mới sống ở Hoa Kỳ vài tháng hai bố mẹ rất thoải mái trong mọi môi trường và giống như đóng vai trò “đại sứ”, đi đâu cũng giải thích về văn hóa và nếp sống người Việt.

Anh Quân cũng là người rất tự hào về quê quán của mình. Tên của bé gái là chữ kép của Nghệ An và Hà Tĩnh, quê của bố và mẹ.

Chính vì bặt thiệp và trong sáng, Lê Quốc Quân được nhiều người mến phục tại Washington, D.C.. Trong chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ, anh có nhiều bạn từ Bộ Ngoại Giao đến Quốc Hội và các tổ chức nhân quyền. Cho nên khi anh về lại Việt Nam và đột ngột bị bắt bốn ngày sau vào ngày 8 tháng 3 năm 2007, đã có sự phản đối mạnh mẽ từ phía chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan nhân quyền. Những người biết Lê Quốc Quân không thể hình dung anh là một tội phạm. Họ thấy rõ ở anh hình ảnh một trí thức trẻ, một con người ái quốc.

Trong lá thư gửi chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, ba nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ (Thượng Nghị Sĩ John McCain, Cựu Ngoại Trưởng Madeleine Albright, và Chủ Tịch NED Vin Weber) đã viết:

Trong quá trình huấn luyện tại NED, luật sư Lê Quốc Quân đã tiến hành dự án nghiên cứu độc lập về xã hội công dân, và ông đã chiếm được cảm tình của nhiều người bởi tinh thần chính trực, lòng say mê phục vụ người nghèo và sự tận tụy của ông đối với sự phát triển của Việt Nam… Chúng tôi không thể diễn tả hết về nỗi quan tâm sâu sắc của chúng tôi đối với việc luật sư Quân bị bắt giữ. Hành động bắt giữ luật sư Quân là một đám mây đen che phủ hình ảnh quốc gia Việt Nam và mối quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Chúng tôi xin kêu gọi qúy vị hãy tiến hành những thủ tục cần thiết để sớm trả tự do cho luật sư Quân.

Nhà cầm quyền CSVN tính toán gì đây khi bắt Lê Quốc Quân? Trong lúc họ muốn chứng tỏ với thế giới rằng CHXHCNVN không phải là quốc gia đáng quan tâm (country of particular concern) thì họ trù dập một luật sư nghiên cứu về xã hội dân sự và dân chủ.

Trước khi chia tay ở Washington, D.C., tôi có hỏi anh Quân, khi theo học tại NED, anh nghĩ sao nếu bị công an làm khó khi trở về trong nước:

– Ông có sợ về Việt Nam không?

– Không! Tôi rất muốn về. Cách đối xử của nhà nước cũng sẽ là yếu tố quyết định con đường tôi đi.

Lê Quốc Quân hiện đang bị giam tại trại B14 ở xã Thanh Liệt, Hà Nội. Gia đình chưa được tiếp xúc với anh. Tuy Luật sư Lê Quốc Quân đang bị CSVN cô lập và trấn áp, nhưng với những gì mà tôi biết về anh sau mấy tháng gần gũi tại Washington, D.C., tôi tin chắc là CSVN không thể khuất phục được tinh thần đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ của Lê Quốc Quân. Anh là một kẻ sĩ của thời đại, dám dấn thân cho lý tưởng của mình. Tư cách của anh đã làm cho cơ quan NED và nhiều chính khách như Thượng Nghị Sĩ John McCain, Cựu Ngoại Trưởng Madeleine Albright, phải lên tiếng đặt vấn đề với Hà Nội cho thấy là tên tuổi của anh đang được đề cao trong giới quyền lực Hoa Kỳ, trong cộng đồng người Việt hải ngoại và ngay chính trong lòng đất nưóc.

Video Hà Nội biểu tình chống cướp đất


Video Hà Nội biểu tình chống cướp đất 1
http://www.youtube.com/v/8tNvrJoG7uE

Video Hà Nội biểu tình chống cướp đất 2
http://www.youtube.com/v/XhtcCYCQ-48

Video Hà Nội biểu tình chống cướp đất 3
http://www.youtube.com/v/OfJaYbNs4C8

Những uẩn khúc trong chuyến đi Mĩ của Nguyễn Minh Triết

Âu Dương Thệ

Những bối cảnh đặc biệt trong chuyến đi của Nguyễn Minh Triết

Chuyến đi Mĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (NMT) đã được thỏa thuận giữa hai bên vào tháng 11 năm trước khi TT Bush thăm VN để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Tuy nhiên, chuyến đi này đã diễn ra không thuận buồm xuôi gió; ngược lại, chuyến đi đã bị các trận cuồng phong chính trị từ nhiều hướng tấn công…Từ đầu năm nay phe bảo thủ độc tài trong Bộ chính trị (BCT) đã cho bắt hàng loạt nhiều nhà đối kháng ở trong nước, trong đó có cả những chuyên viên trẻ tuổi được cảm tình của chính giới Mĩ. Họ muốn thử phản ứng của chính phủ Bush.

Sau một thời gian cân nhắc, TT Bush đã có một phản ứng rất ngoạn mục. Vào cuối tháng 5 vừa qua TT Bush, PTT Cheney, Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Hoa kì đã mời 4 đại diện người Việt trong cộng đồng người Việt ở Mĩ tới nói chuyện ngay trong phòng làm việc của TT. Đồng thời CP Mĩ còn viết thư cho ông Đỗ Nam Hải, một người dân chủ trẻ tuổi ở trong nước, mời sang Mĩ tham gia cuộc nói chuyện này …Đây là một hành động chính trị ngoại lệ chưa có từ trước tới nay. Vì trong số 4 người được mời có hai người đại diện cho hai chính đảng đã bị chế độ kết án là đại diện các tổ chức „khủng bố“.

Cung cách tiếp đón một cách bất thường và cách nói nửa đóng nửa mở của TT Bush trong cuộc gặp có tính cách lịch sử này cho thấy, TT Bush đã coi thường nhóm lãnh đạo CSVN. Đứng về phương diện ngoại giao thì đây là một cái „bạt tai chính trị“ rất mạnh của Hoa kì.

Nhưng rất đáng lưu ý, đối với bên ngoài nhóm lãnh đạo đã phản ứng rất yếu ớt và nhẫn nhục. Môt mặt họ bắt báo chí phải im hơi lặng tiếng không được đưa tin việc TT Bush tiếp 4 đại diện của cộng đồng VN ở Mĩ…Mặt khác, họ vẫn tìm mọi cách để chuyến đi của NMT không bị huỷ và cũng không bị hoãn như một số dư luận đã đoán già đóan non!


Tại sao Hà nội (HN) đã phải nhẫn nhục như vậy?

Các quan sát viên theo dõi thì thấy, sự chịu đựng và „nhẫn nhục“ rất lớn của nhóm cầm đầu chế hộ HN là có những tính toán. Mặc dầu đã bị „tát tai“ công khai, nhưng họ vẫn cử Chủ tịch nước, trên nguyên tắc là người đứng đầu của Nhà nước CSVN, đi Mĩ cầu viện. Cho nên câu hỏi được đặt ra là, những động cơ nào, các lí do gì đã khiến nhóm cầm đầu HN phải nhún nhường và nhịn nhục đến thế, sự nhịn nhục đến mức làm mất cả tư cách của người lãnh đạo và mất thể diện quốc gia?

Nếu theo dõi nội tình của chế độ này thì quyết định vẫn để ô. Triết sang thăm Mĩ vào lúc này không phải là phía những người cấp tiến trong ĐCS thắng thế, nhưng phải nói đây là quyết định chung được đại đa số trong BCT đồng ý, kể cả những phần tử bảo thủ. Vì ngoài mục tiêu chiến lược trước mắt là „ổn định chính trị“ trong nước bằng cách đàn áp những người đối kháng, họ còn chủ trương sách lược đối ngoại tìm một thế lực quốc tế đủ mạnh để cản sức ép ngày càng lớn của Bắc kinh. Cả hai sách lược này đều có mục đích chính, là bằng mọi cách và mọi giá, cố trụ để kéo dài chế độ càng lâu càng tốt để bảo vệ quyền- tiền !

Trong sách lược đối ngoại, lúc này họ cần tới ảnh hưởng và sức mạnh của Mĩ tại VN và ĐNA để làm lực cản đối với Trung hoa (TH) đang ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự. Bởi vì, muốn giữ tăng trưởng kinh tế cao 8% hàng năm thì VN phải có nguồn điện lực rất lớn. 1/6 điện lực của VN đang phải nhập cảng từ TH. Điều này rất nguy hiểm. Mặt khác, tuy TH là đối tác thương mại lớn nhất của VN nhưng lại là một đối tác bất lợi nhất cho VN. Thêm vào đó Bắc kinh (BK) còn gây sức ép rất lớn với Hà nội trong Vịnh Bắc bộ và Biển đông. Thí dụ mới nhất là vài hôm trước công ti sản xuất dầu hỏa lớn BP của Anh vì áp lực của Bắc kinh đã phải ngưng việc tìm kiếm đầu khí ở quần đảo Trường sa.

Vì thế, một trọng tâm chính chuyến thăm Mĩ của ông Triết là lãnh vực kinh tế thương mại. Ưu tiên của Hà nội là mong Mĩ giúp đầu tư lập nhà máy nhiệt điện và giúp kĩ thuật trong việc lập nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở VN. Nếu dựa vào Mĩ để lập nhà máy điện nguyên tử thì HN có thể tránh được áp lực của BK và không bị dư luận quốc tế nghi ngờ và phản đối như trường hợp của Bắc Hàn và Iran hiện nay!


Liệu NMT có đạt được kết quả không và phải đối phó với những chống đối từ phía nào?

Trong lịch sử ngoại giao của chế độ CSVN từ 1945 tới nay, ít nhất đã có hai lần họ đã „nuốt hận“ để thực hiện mục tiêu chiến lược cứu vãn chế độ. Lần thứ nhất là ngày 14.9.1946 sau mấy tháng đàm phán ở Paris không có kết quả đang đêm HCM đã phải đến gõ cửa nhà riêng của bộ trưởng thuộc địa Pháp Marius Moutet để xin kí bản Tạm ước. Mục đích của bản tạm ước này là để chính quyền còn non của HCM có đủ thì giờ thanh toán những nhân vật và đoàn thể không CS lúc đó. Lần thứ hai là vào đầu tháng 9.1990, họ đã nhịn nhục, bất kể tới quốc thể, khi Đỗ Mười kéo cả đoàn gồm Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng bí mật sang Thành đô (Trung hoa) xin cầu hòa với Bắc kinh, khi Liên xô gần sụp đổ.

Liệu lần thứ ba này nhịn nhục để cử NMT sang Washington nhờ đối thủ cũ giúp, kết quả như thế nào thì phải đợi ít ngày nữa. Trong ngoại giao thì bao giờ cũng có đi có lại. Có tin là Hà nội đã đặt cả tỉ Dollars để mua máy bay Boeing của Mĩ. Do nhu cầu chiến lược, TT Bush cũng muốn mở rộng thế lực ở VN và ĐNA để ngăn chặn ảnh hưởng đang lên của Bắc kinh.

Nhưng NMT sẽ phải đối phó rất lớn vế chính trị. Quốc hội, nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa kì đã công khai kết án các biện pháp chà đạp nhân quyền và đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN.

Đặc biệt nữa, ông Triết còn phải đối phó với làn sóng vô cùng bất mãn của cộng đồng VN ở Mĩ. Mặc dù trong bài phỏng vấn của Việt tấn xã về chuyến đi Mĩ , NMT đã dành cả 1/3 bài để vừa ve vãn vừa dọa nạt.

Nhưng các cuộc biểu tình lớn sẽ diễn ra tại những nơi ông Triết và phái đoàn tới để tố cáo những tội ác của chế độ độc tài toàn trị đã giam cầm nhiều người dân chủ và tu sĩ. NMT sẽ chứng kiến tinh thần đấu tranh dân chủ của những người Việt cho nhân quyền và dân chủ đa nguyên.

Nguyễn Minh Triết đòi xuất trình "chứng minh nhân dân" tại New York




Theo chương trình của Hiệp hội Á châu (Asia Society) tại địa chỉ 725 Park Avenue at 70th Street NY, NY 10021, thì Nguyễn Minh Triết sẽ có một buổi nói chuyện và ăn trưa tại đây vào ngày Thứ Tư 20/6/07, bắt đầu vào lúc 12:30 trưa. Trên phần mời đăng ký [https://tickets.asiasociety.org/public] để tham dự, ngoài các chi tiết về giá vé như 50 Mỹ kim cho thành viên, 75 Mỹ kim cho người lớn và 50 Mỹ kim cho sinh viên học sinh, có một điều bất bình thường với lời nhắn nhủ này: "Chứng minh thư cá nhân có hình cần phải xuất trình ở cửa". Trong khi đó tất cả các chương trình khác, cũng được tổ chức tại đây, với các nhân vật lãnh đạo chính quyền khác trên thế giới thì Asia Society không đòi hỏi tham dự viên phải xuất trình chứng minh thư có hình. Ðiều này chứng tỏ đây không phải là điều kiện của Asia Society đưa ra mà do phái đoàn của Triết yêu cầu để thanh lọc thành phần tham dự.

Trong nước thì ỷ có công an và luật rừng nên Nguyễn Minh Triết quen thói ăn nhăng nói cuội, không ai dám bắt bẻ, nhưng khi đi ra một xứ tự do dân chủ tại một thành phố văn minh thì Triết lại sợ các "khúc ruột ngàn dặm" vào tham dự sẽ hỏi những câu hỏi cắc cớ, Triết sợ không trả lời được sẽ mất mặt với thế giới nên phải bày trò xét hỏi chứng minh thư (mà lại phải có hình nữa), để ngăn cản người Việt hải ngoại vào tham dự và "đặt vấn đề". Ðây là một điều mà những ai vẫn muốn đối thoại với CSVN nên lưu ý. Nhà cầm quyền CSVN chỉ muốn đối thoại trong vòng kiểm soát của họ, chứ không dám đối thoại một cách thẳng thắn và thành thật trong một môi trường tự do và văn minh.

Những đồng hương nào muốn đến Asia Society để "thăm hỏi" chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thì xin theo hướng dẫn sau đây:

How to get to the Asia Society and Museum
Located at 725 Park Avenue and 70th Street

Bus: M1, M2, M3, M4 to Madison and 70th M101, M102 to Lexington and 70th M30 to Park and 72nd M66 to Park and 68th

Subway: 6 to 68th Street/Hunter College F to 63rd Street/Lexington Ave.

Parking: 71st Street between Park and Lexington 71st Street between Lexington and Third





--------------------------------------------------------------------------------
Event: President Nguyen Minh Triet at the Asia Society
Asia Society and Citigroup cordially invite you to
Vietnam: Envisioning the Future
A Conversation with President Nguyen Minh Triet, Socialist Republic of Vietnam
Wednesday, June 20, 2007 12:00-12:30pm
Registration and Reception: 12:00-12:30pm
Lunch: 12:30-1:00pm
Program: 1:00-2:00pm
$50 Members; $75 Adults; $50 Students with ID
To Purchase Tickets Online Visit http://tickets.asiasociety.org
Guest list will close on Monday, June 18, 12:00 noon
**Photo ID is required at the entrance.**

Giáo Dục Đạo Đức Cách Mạng Cộng Sản Là Phản Động

Hoàn Nguyên

Mục đích của giáo dục là huấn luyện, đào tạo con người và ngay cả loài vật để có khả năng làm một công việc được chỉ định. Bài viết này chỉ bàn đến giáo dục con người và hệ quả của nó.

Giáo dục bao gồm trí dục, đức dục và thể dục. Một hệ thống giáo dục tương đối được chấp nhận cần có cả ba điều trên. Giáo dục ở các nước tiên tiến thì hệ thống trường học phải có phòng học tiện nghi, phòng vệ sinh sạch sẽ và nơi tập thể dục như sân quần vợt, hồ bơi và sân bóng. Quan trọng nhất là kiến thức và đạo đức của thầy cô giáo.

Trí Dục – Chúng ta hãy bàn luận về trí dục và so sánh trí dục ở Việt Nam và các nước tiên tiến.

Trí dục bao gồm các kiến thức khoa học như toán, sinh ngữ, sinh vật học, vật lý học, hoá học và các môn học về khoa học nhân văn như lịch sử, địa lý, triết học, văn chương, hội họa, âm nhạc, chính trị học v.v...

Đa số học sinh Việt Nam rất siêng học và thông minh khi có cơ hội được đi học. Học sinh Việt Nam học khoa học không thua kém học sinh ở các nước tiên tiến nhưng tại sao nền khoa học ở Việt Nam lại phát triển chậm chạp và chỉ mong bắt kịp các nước láng giềng ở Đông Nam Á? Câu trả lời là hệ thống giáo dục Việt Nam thiếu hiệu quả và thiếu người lãnh đạo tài giỏi, chính quyền không chú trọng hay cố tình không hiểu sự quan trọng của giáo dục.

Trường học thì thiếu phương tiện thực nghiệm như phòng thí nghiệm. Chương trình học thì quá chú trọng vào lối học từ chương (thuộc lòng) mà không có cơ hội thực tập các ứng dụng khoa học. Vì không được thực hành nên đưa đến tình trạng thiếu thảo luận giữa các học sinh và đặt câu hỏi với thầy cô. Chính sự thảo luận sẽ giúp cả lớp cùng nhau suy nghĩ. Nhiều người cùng suy nghĩ sẽ giúp giải quyết vấn đề toàn diện và đa phương hơn.

Khi các thầy cô giáo được đào tạo trong môi trường thiếu thực nghiệm thì chính họ cũng không đủ kiến thức để hướng dẫn học sinh. Không có thực nghiệm, các học sinh sẽ mau chóng quên đi những định lý khoa học.

Tại sao trường học ở Việt Nam thiếu phòng thí nghiệm?

Có hai nhân tố căn bản là tài chánh và nhân sự.

Người lãnh đạo thiếu kiến thức khoa học thực dụng sẽ không biết mua những gì và khi mua thì có thể sai. Tài chánh thì tập trung quá nhiều để nuôi công an và không lo cho giáo dục.

Hãy nói về khoa học nhân văn và nhất là môn học chính trị và lịch sử. Chính hai môn học này đã tàn phá sáng tạo trong giới trẻ, gây lòng hận thù và làm kém cỏi đi các môn khoa học như toán, vật lý, hóa học, v.v… Tại sao?

Chúng ta chỉ có 12 giờ để làm việc trong một ngày. Nếu phải đọc sách, bàn cãi và viết luận văn về các đề tài chính trị vô ích như chủ nghĩa Mác-Lê hết hai giờ mỗi ngày chẳng hạn thì các học sinh đã mất hai giờ để học chuyện vô ích thay vì dành số giờ đấy để học chuyện có ích hay được nghỉ ngơi. Đó là cái hại truớc mắt.

Học lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản và tư tuởng Hồ Chí Minh lại có cái hại dài lâu rất đáng sợ. Chủ nghĩa Cộng sản là đấu tranh giai cấp và tố cáo lẫn nhau để được hưởng bổng lộc và được chấp nhận trong guồng máy Cộng sản. Đấu tranh giai cấp làm cho con người sợ hãi và nghi kỵ nhau sẽ đưa đến suy nghĩ và hành động thiếu tính trung thực, gây ra hậu quả là con người không dám phát biểu ý kiến.

Thí dụ trong các buổi họp bàn về đường lối phát triển giáo dục hay phát triển quốc gia, thường có một ủy viên chính trị và anh ta khơi mào là chúng ta bàn chuyện phát triển giáo dục nhưng phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM). Các vị khác tuy biết rằng HCM chẳng có tư tưởng gì nhưng không ai dám nói lên sự thật. Tại sao họ sợ mà không dám nói? Chỉ vì từ lúc còn ở tiểu học và trung học, họ đã từng học chính trị đấu tranh giai cấp và biết hậu quả khi nói lên sự thật là sẽ mất quyền lợi và bị tù tội. Thế là chính trị đã khoá tư tưởng của những người khác trong cái hộp bé tí xíu là tư tưởng HCM.

Học Chủ nghĩa Cộng sản sẽ gây mầm thù hận các quốc gia tư bản trong giới học sinh. Nhưng với các du học sinh từ VN qua các nước tư bản, họ được sống tự do và tiếp nhận nền văn minh khoa học và đời sống đầy nhân bản. Do đó các du sinh có tầm nhìn bao quát hơn về đất nước Việt Nam và so sánh để biết là họ đã bị những bài học chính trị, lịch sử lừa đảo, người lừa đảo họ lại chính là những vị thầy kính yêu của họ. Những vị thầy này lại bị chính cái đảng Cộng sản lừa dối.

Đức Dục – Trí dục như trái tim, chân tay của cơ thể, thể dục là sức mạnh của chân tay của cơ bắp và đức dục chính là khối óc để điều hành cơ thể, nơi ban mệnh lệnh cho chân tay, nơi phân tích tốt, xấu và phân biệt thiện, ác. Đức dục chính là linh hồn của dân tộc, là mạng lưới vô hình kết chặt công dân của một quốc gia và giúp xây dựng tinh thần dân tộc. Đó là tinh thần chống ngoại xâm, bảo tồn văn hóa, gìn giữ thuần phong mỹ tục…

Đức dục bắt đầu từ lúc đứa trẻ lên 2 tuổi khi biết quan sát và bắt chước. Đức dục là di sản văn hoá lâu đời của dân tộc và nó được thấm nhuần chậm chạp nhưng chắc chắn vào trí óc mỗi người.

Đức dục bao gồm giáo dục tại học đường, giáo dục tại nhà, giáo dục từ tôn giáo và từ môi trường xã hội chung quanh.

Nhìn lại lịch sử VN, quân Mông Cổ (quân Nguyên) dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và người cháu là Hốt Tất Liệt sau khi chiếm Đông Âu, Trung Đông, Nga và chiếm trọn Trung Hoa. Quân Mông Cổ đem 500 ngàn quân thiện chiến để xâm lăng một quốc gia nhỏ bé là Đại Việt (Việt Nam). Quân Mông Cổ đã bị Đức Trần Hưng Đạo lãnh đạo binh sĩ đánh cho tan tành. Dân nước Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288 đã 3 lần đánh bại Mông Cổ qua các trận đánh lớn ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp và Bạch Đằng. Tại sao dân tộc Việt nhỏ bé mà có sức mạnh như vậy?

Đó chính là sức mạnh từ đức dục. Nó là một mạng lưới vô hình kết hợp được từ người nông dân quê mùa quanh năm chỉ biết ruộng vườn cho đến tướng lãnh, binh lính và cả nhà vua.

Những người Cộng sản luôn cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) đã dùng đạo đức cách mạng Cộng sản mà kêu gọi được dân chúng chống Pháp. Thực ra đảng Cộng sản chỉ mới thành lập được vài năm trong thời chống Pháp nên nền móng đạo đức Cộng sản chưa được tượng hình trong lòng người dân lúc bấy giờ. Chính cái tinh thần dân tộc trong trí óc, trong tâm hồn của người dân Việt đã giúp toàn dân một lần nữa đứng lên chống ngoại xâm.

Thể Dục – Có bao nhiêu trường trung học ở Việt Nam có các phòng tập thể dục? Khi tôi gọi một đứa cháu ốm yếu và khuyên cháu nên chạy bộ để có chút ít thể thao và giữ gìn sức khoẻ, cháu tôi trả lời đâu có chỗ mà chạy! Thể dục là xa xỉ phẩm đối với đại đa số người dân Việt Nam khi mà làm việc cả ngày chỉ đủ tiền mua một trái banh quần vợt.

Kết Luận – Nền giáo dục Việt Nam nếu muốn khá thì phải ngưng ngay dạy các em nhỏ cái mà người Cộng sản gọi là đạo đức cách mạng. Đảng phải bớt đi ngân sách nuôi công an và gia tăng ngân sách giáo dục để các học sinh có phòng thí nghiệm mà thực tập. Dạy lịch sử thì phải trung thực, chứ đừng ngụy tạo như câu chuyện anh hùng Lê Văn Tám tự tẩm xăng và làm cây đuốc sống để đốt phá kho xăng kẻ địch.

Đừng sùng bái lãnh tụ một cách mù quáng mà biến các lãnh tụ thối nát thành anh hùng dân tộc vì khi đổ bể ra thì bị tác dụng ngược và nhất là phải tốn khá nhiều tiền một cách vô ích để tiếp tục dấu nhẹm điều gian dối và ngăn chận sự thật.

Nhà nước hiện đang tốn tiền xây tường lửa và tiền nuôi một đội ngũ công an mạng để ngăn chận thông tin, nuôi công an địa phương để bịt miệng dân. Những chi phí đó mà dồn vô giáo dục thì trí dục và thể dục phải vượt trội.

Đức dục thì nên phát triển tôn giáo và dạy nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Hãy để các nhà chân tu giúp đỡ giáo huấn người dân sống có đạo đức thì gia đình tốt đẹp và đưa đến xã hội tốt đẹp.

Trí dục và thể dục thì yếu kém, đức dục đầy sai lầm thì đảng chính là bọn phản động đang tàn phá quê hương đất nước và phân hoá dân tộc bằng nền giáo dục Mác-Lê.

Cần thẩm định lại giá trị của TT Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH

ông cố vấn Ngô Đình Nhu
Tổng thống Ngô Đình Diệm công du Hoa Kỳ (1957)
Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles
nghênh tiếp tại sân bay

Ông Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp ủng hộ ?Thuyết Nhân Vị phủ nhận cá nhân, cốt lõi của dân chủ ?

Trong những năm gần đây vấn đề xét lại lịch sử Việt Nam được đặt ra và càng ngày càng được hưởng ứng. Trong sự xét lại này, giai đoạn 1954-1963, giai đoạn ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, là một giai đoạn rất sôi động nhưng lại chưa được khảo xét đầy đủ và đứng đắn, và nay cần được chú ý nhiều hơn. Về điểm này có thể nhắc đến những tác phẩm :

Tôn Thất Thiện



Ông Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp ủng hộ ?Thuyết Nhân Vị phủ nhận cá nhân, cốt lõi của dân chủ ?



Trong những năm gần đây vấn đề xét lại lịch sử Việt Nam được đặt ra và càng ngày càng được hưởng ứng. Trong sự xét lại này, giai đoạn 1954-1963, giai đoạn ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, là một giai đoạn rất sôi động nhưng lại chưa được khảo xét đầy đủ và đứng đắn, và nay cần được chú ý nhiều hơn. Về điểm này có thể nhắc đến những tác phẩm :

- Nhớ lại những ngày ở cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm của đại tá Nguyễn Hữu Duệ (1),
- Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt của ông Nguyễn Văn Minh (2),
- Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1954-1963, Một cuộc cách mạng của tiến sĩ Phạm Văn Lưu và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn (3).

Những tác phẩm trên đây đáng đánh giá cao vì các tác giả của nó hội đủ những điều kiện cần thiết về vô tư và chính xác. Những tác phẩm này ra đời đúng lúc. Nó có tác dụng góp một phần quan trọng vào sự dọi ánh sáng mới vào lịch sử giai đoạn 1954-1963. Đặc biệt nhất là nó đã nói lên những điều mà, đáng lẽ, chính anh em họ Ngô phải nói lên trong hơn 50 năm qua để trả lời những công kích chỉ trích về họ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Anh em họ Ngô đã im lặng. Họ đã im lặng, vì họ đã bị sát hại. Nay mới có người nói thay họ.

Bài này chỉ bàn về tác phẩm của tiến sĩ Phạm Văn Lưu và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn, vì, khác với các tác phẩm của đại tá Nguyễn Hữu Duệ và của ông Nguyễn Văn Minh, nó không thuộc về loại hồi ký/hồi ức, mà là một công trình sử học, đúng nghĩa của nó, nghĩa là thỏa mãn những tiêu chuẩn về khoa học của những trường đại học lớn của thế giới : khảo sát tường tận, hoàn toàn khách quan, dữ kiện được cân nhắc kiểm tra kỹ lưỡng, trình bày một cách bình tĩnh, vô tư, ngôn ngữ đứng đắn. Nó thỏa mãn những điều kiện trên vì nó trích từ những luận án tiến sĩ của hai tác giả.

Hai tác giả trên đây đã tốt nghiệp từ Đại học Monash University ở Melbourne, Úc, và đã từng là giáo sư của các đại học đó. Họ đã chọn Việt Nam và giai đoạn Ngô Đình Diệm làm đề tài luận án tiến sĩ, và những bài họ viết được trích từ các luận án của họ. Năm nay họ đều 62 tuổi, nghĩa là trong thời gian 1954-1963 họ còn là học sinh nên không có liên hệ gì với chế độ Cộng Hòa I. Họ cũng không có quan hệ gia đình gì với họ Ngô. Sau khi đến Úc, họ theo học các đại học nói trên, và họ đã bỏ rất nhiều công đi sưu khảo tại rất nhiều nơi có chứa tài liệu dồi dào liên quan đến Việt Nam : Bảo tàng viện chiến tranh Úc ; East-West Center, Đại học Hawaii ; Archives of Indochina, Đại học Berkeley, C.A. ; Thư viện của Austin University, Texas ; Đại học Harvard ; Đại học Cornell, Ithaca, N.Y. ; Thư viện Eisenhower, Thư viện Kennedy, Thư viện Johnson ; và Library of Congress, Washington D.C. Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, họ đã giảng dạy ở những đại học Úc, và vị thế này bắt buộc họ phải vô tư để giữ uy tín đứng đắn của mình và... khỏi mất việc. Như thế ta có thể chắc về tính chất khả tín của những gì họ viết : chính xác, vô tư, và đứng đắn.

Quyển Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963 (ĐNCHVN I), 229 trang, có 5 chương. Hai chương 4 và 5 không quan hệ lắm vì nó chỉ chứa một số hình ảnh về các cuộc viếng thăm các quốc gia bạn, hay đăng lại một số diễn văn của Tổng thống Diệm. Ba chương còn lại là những chương đáng chú ý. Chương 1, "Những thách thức nghiệt ngã khi về chấp chánh" của P. V. Lưu, nói về những thách thức mà ông Diệm gặp phải trong hai năm 1954-1955 sẽ được bàn đến một cách khá chi tiết, vì nó chứa đựng nhiều điều mới mà người Việt Nam cần biết. Chương 2, "Chủ nghĩa Nhân Vị, con đường mới, con đường tiến bộ", của N. N. Tấn, nói về thuyết Nhân Vị cũng vậy vì đây là lần đầu mà thuyết này được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan. Chương 3, "Thành quả 9 năm cầm quyền" của tiến sĩ Lưu, nói về thành tích 9 năm cai trị của ông Diệm cũng là một cái gì mới. Trong quá khứ, sách báo nói về ông Diệm và chế độ ông thường chú tâm vào khía cạnh chính trị, cá nhân và gia đình ông - độc tài, gia đình trị - nhưng không hề đề cập đến những thành quả lớn mà chính phủ ông đạt được trong 9 năm ông lãnh đạo : kiện toàn độc lập - lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực : chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chính - cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách phát triển tất cả các lãnh vực hoạt động - kỹ nghệ, nông thôn, ngư nghiệp, chuyên chở, giáo dục... Chương này rất phong phú về thống kê, cho độc giả một ý niệm rõ ràng về những thành tích lớn lao mà Việt Nam đã đạt được dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa I.

Trong 50 năm qua, sách báo về Việt Nam rất nhiều, nhưng phần lớn trong loại "khảo cúu" xuất phát từ các giới Tây phuơng, đặc biệt là Hoa Kỳ, thường xuyên tạc sự thực, bôi xấu Việt Nam, và đặc biệt là ông Diệm. Đó là vì, như David Horrowitz, lãnh tụ phát động trào phản chiến "sit in" của Đại học Berkeley, C.A., trong thập niên 1960 thú nhận sau khi đã bỏ và chống lại phong trào này trong thập niên 1980, những giới đại học và truyền thông Hoa Kỳ đã bị các tổ chức phản chiến và cộng sản mang danh "cách mạng" xâm nhập, chi phối và áp đặt quan điểm "politically correct" của họ. Ông Diệm bị công kích bôi xấu đặc biệt vì ông chống thực dân cả Pháp lẫn Mỹ đã gắt gao mà chống cộng sản còn gắt gao hơn nữa. Phần khác, trên những kệ sách của các thư viện vắng bóng những tác phẩm loại "khảo cứu" của người Việt có đủ tầm thuyết phục, phản bác lại các tác phẩm của những giới phản chiến và "cách mạng" trên đây. Có nhiều tác giả lại vô tình a dua người Tây phương lặp lại những luận điệu bôi xấu Việt Nam và lãnh tụ Việt Nam, nhứt là lãnh tụ chống cộng hữu hiệu như ông Diệm.

Vì lý do trên đây, không ít người Việt phe "quốc gia" thường có mặc cảm xấu hổ hay nghi hoặc về xứ sở, dân tộc, và các lãnh đạo của Việt Nam khi nghĩ hay bàn về thời sự. Riêng về ông Ngô Đình Diệm, thì họ lại càng chê bai, kết tội hơn nữa, và những gì tốt về ông thì không nói đến. Khuyết điểm trên đây cũng dễ hiểu. Đối với nhiều người Việt, Bụt nhà không thiêng !

Trong chương 1, tiến sĩ Lưu đã dùng những từ ngữ "thách thức" và "nghiệt ngã" để nói về những trở ngại mà ông Diệm gặp phải khi về nước chấp chánh và trong hai năm đầu để giữ chính quyền. Hai từ ngữ này rất đúng. Ông Diệm đã găp vô vàn trở ngại. Nhưng những trở ngại lớn nhất là do chính phủ Pháp ở Paris hoặc Washington, những viên chức Pháp và những giới tài phiệt Pháp ở Việt Nam gây ra trong việc tìm cách lật đổ ông, một đằng bằng cách xúi giục những người Việt chống đối ông dùng đủ mọi cách, kể cả quân sự, để gây bất ổn, một đằng bằng cách thuyết phục lôi kéo đại diện chính phủ Hoa Kỳ ở Paris, ở Sài Gòn, và ngay cả ngoại trưởng và tổng thống Hoa Kỳ ở Washington đừng ủng hộ ông ấy nữa.

Tuyên truyền cộng sản và các giới phản chiến "politically correct" Tây phương đã không ngớt quả quyết rằng ông Diệm là "người của Mỹ", được chính phủ Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tuớng và yểm trợ hết mình. Phần khác, gần đây lại có tác giả quả quyết rằng "Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hỗ trợ" (4). Cả hai luận cứ trên đều là những quả quyết vu vơ, và đã bị tiến sĩ Phạm Văn Lưu phản bác với những dữ kiện rất vững chắc không thể phủ nhận được, vì rút ra từ các điện văn mật trao đổi giữa những toà đại sứ Mỹ ở Paris, Sài Gòn, bộ ngoại giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc, và với chính phủ Pháp. Các điện văn đó được bạch hóa và phổ biến trong những năm gần đây đã cho ta biết được sự thực đích xác về những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1954-1956, thời gian mà ông Diệm chấp chánh và ổn định tình hình.

Ông Lưu đã cho ta thấy rằng ngay từ ngày được cựu hoàng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng ngày 16-6-1954, và ngay cả trước đó nữa, cho đến cuối năm 1956 ông đã bị nhân viên dân sự cũng như quân sự Pháp ở Sài Gòn và chính phủ Pháp, dù là thiên tả như Mendès-France, hay thiên hữu như Edgar Faure ở Paris, nói xấu và tìm đủ mọi cách lật đổ. Và trong cố gắng thực hiện ý đồ này, họ đã hết mình thuyết phục các đại diện Mỹ ở Sài Gòn, Paris, bộ trưởng ngoại giao J.F. Dulles, và ngay cả tổng thống Eisenhower chấp nhận giải pháp loại bỏ ông Diệm, và đã suýt thành công trong sự vận động này.

Ngày 13-6-1954, ba ngày trước khi ông Diệm được chính thức bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Dejean, phó cao ủy Pháp ở Sài Gòn, nói với ông McClintock, đại diện Mỹ tại Sài Gòn, rằng ông Diêm "không có cơ may để lập một chính phủ hữu hiệu cho Việt Nam". Ngày 15-6-1954, một tuần trước khi ông Diệm bước chân xuống Sài Gòn và ba tuần trước khi ông Diệm trình diện chính phủ của ông, tướng Ely, cao ủy Pháp ở Sài Gòn cũng nói với ông McClintock rằng ông Diệm không đủ khả năng lãnh đạo. Ngày 20-6-1954 tại Paris, ba ngày trước khi ông Diệm đáp máy bay đi Sài Gòn, hơn hai tuần trước ngày ông Diệm trình diện chính phủ của ông (7-7-1954), thủ tướng Pháp Mendès-France nói với đại sứ Mỹ Dillion rằng ông Diệm là một người cuồng tín và nhờ Hoa Kỳ ngăn cản không cho ông làm hỏng Hội nghị Genève. Ông Mendès-France không đặt vấn đề không cho ông Diệm làm thủ tướng vì bận tâm của ông ta (Mendès) lúc đó là phải ký cho đuợc hiệp định nội trong ngày 20-7, nếu không ông ta phải từ chức, vì khi nhận chức thủ tướng ông đã cam kết với Quốc hội Pháp như vậy ! Trong nhưng cuộc tiếp xúc khác với đại diện Mỹ, lúc ông Diệm quyết định dùng binh đương đầu với thách thức quân sự của Bình Xuyên, tướng Ely nói ông Diệm là người "mắc chứng hoang tưởng tự đại" (mégalomane), hoặc "điên khùng". Trong cuộc hội nghị với các ngoại trưởng Mỹ, Anh, ở Paris ngày 8-5-1955, thủ Tướng Pháp E. Faure đã kích ông Diệm nặng nề, gọi ông là "điên khùng".

Trong những buổi họp với đại diện Hoa Kỳ để bàn về Việt Nam, luận đề được đại diện Pháp luôn luôn đưa ra là "giải pháp" Ngô Đình Diệm chỉ là một cuộc thí nghiệm, "thời gian thí nghiệm đã qua", ông Ngô Đình Diệm đã tỏ ra "không có khả năng tập họp các lực lượng chính trị", không được quân đội yểm trợ, không ổn định được tình hình, gây hận thù đối với Pháp, cho nên phải thay thế ông bằng một người, hay nhóm người, có khả năng hơn. Người, hay nhóm người "có khả năng hơn" này tất nhiên lấy trong những nhân vật mà Pháp chi phối.

Những đại diện Mỹ ở Sài Gòn - các cố vấn McClintock và Kidder, đại sứ Heath, đặc sứ Collins - cũng ngã xiêu theo quan chức Pháp, nhất là những quan chức này có uy tín như phó cao ủy Dejean, và tướng Ely, và nhiều lần đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ nên thay thế ông Diệm. Ngay cả ngoại trưởng Dulles và tổng thống Eisenhower cũng chấp nhận nguyên tắc này sau khi nghe phúc trình của đặc sứ Collins về vụ ông Diệm ra lệnh cho quân đội quốc gia dẹp Bình Xuyên, và ngày 27-4-1955 đã điện cho tòa đại sứ Sài Gòn chỉ thị về quyết định này. Họ bực bội với ông Diệm vì ông từ chối những giải pháp mà họ cho là có khả năng ổn định tình hình.

Lý do thật sự của thái độ này là sự bực bội của họ trước thái độ cứng rắn, không nhân nhượng của ông Diệm. Nói cho đúng, quan chức Pháp cũng như quan chức Mỹ ở Sài Gòn hồi đó bực bội với ông Diệm vì ông tỏ ra một người không dễ bảo. Nói trắng ra, ông Diệm không chịu làm bù nhìn, dù là của Pháp hay của Mỹ, nhất là khi những đề nghị của họ vi phạm độc lập, danh dự, và tương lai của Việt Nam. Ví dụ : sau những xáo động ở thủ đô do Bình Xuyên và tướng Hinh gây ra trong mùa thu 1954, đại sứ Heath đề nghị ông Diệm lưu tướng Hinh lại trong quân đội, nhưng ông Diệm không chấp nhận. Đại sứ bèn quyết định là ông Diệm phải ra đi, và ông tường trình về Washington như sau : "chúng ta phải tranh thủ thời gian để chuẩn bị điều mà Mendès-France gọi là một cơ cấu chính quyền khác... Tất cả mọi người ở tòa đại sứ tin chắc rằng ông Diệm không thể tổ chức và điều hành một chính quyền vững mạnh".

Đặc sứ Collins đã nhiều lần, đặc biệt là ngày 13-12-1954 và ngày 31-3-1955, điện cho Tòa Bạch Ốc đề nghị thay thế ông Diệm vì ông Diệm "quá cứng rắn". Các đề nghị của ông không được chấp nhận. Nhưng hạ tuần tháng 4-1955, sau vụ chạm súng giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia, một buổi họp quan trọng được tổ chức tại Tòa Bạch Ốc để nghe ông phúc trình, một giải pháp do ông đề nghị được chấp nhận : loại ông Diệm khỏi chức vụ thủ tướng, đưa ông Trần Văn Đỗ thay thế ông, và cử bác sĩ Phan Huy Quát làm phó thủ tướng. Trong những người chấp thuận có cả ngoại trưởng Dulles và tổng thống Eisenhower. Lập trường này được thông báo cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 27-4-1955.

Sự chấp nhận trên đây của ngoại trưởng Dulles cũng khá lạ, vì ông là người ủng hộ giải pháp Diệm mạnh nhất. Nhưng thật ra, ông cũng đã phòng xa. Trong một văn thư gởi cho đặc sứ Collins ngày 20-4-1955, trước khi ông này rời Sài Gòn đi Washington, ông nêu ra hai điều kiện để quyết định sự ở lại hay ra đi của ông Diệm : 1/ Ông Diệm có can đảm và quyết tâm để hành động và 2/ Ông ta có được sự trung thành của quân đội không ? Nếu ông Diệm thất bại một trong hai điều kiện này thì ông phải ra đi.

Nhưng ngày 28-4-1955 quân đội Bình Xuyên lại tấn công quân đội quốc gia. Ngày 29-4-1955, bất chấp sự khuyến cáo của tướng Ely, ông Diệm ra lệnh cho quân đội đánh trả, và quân đội quốc gia đã thắng. Chính phủ Mỹ hiểu rằng những dự đoán của tướng Ely về ông Diệm không có khả năng địch lại Bình Xuyên là sai lầm, và làm cho đặc sứ Collins cùng chính phủ Mỹ quyết định sai lầm. Từ nay họ không còn tin vào nhận định của Pháp nữa. Ngày 1-5-1955 nhận lệnh tổng thống Eisenhower, ngoại trưởng Dulles gởi điện đến Paris và Sài Gòn hủy bỏ điện tín ngày 27-4-1955. Ngày 8-5-1955, tại hội nghị Anh-Mỹ-Pháp ở Paris, ngoại trưởng Dulles tuyên bố rằng về Việt Nam, từ nay sẽ không còn thỏa hiệp chung Mỹ-Pháp nữa.

Ông Diệm thắng.

Cái thắng của ông Diệm là sự thắng của can đảm, và cương quyết bảo vệ chính nghĩa quốc gia Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, nó là một cái thắng của chính ông, dù ông bị Pháp cản trở và không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ.

Sự thắng này đưa đến những quyết định căn bản mang lại độc lập thật sự cho Việt Nam trong vòng chỉ một năm:



- về chính trị Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp tư chọn quy chế cho mình - chế độ Cộng Hòa ;


- thu hồi chủ quyền về ngoại giao : bang giao giữa Việt Nam và Pháp qua Bộ Ngoại Giao Pháp thay vì Bộ Các Quốc Gia Liên Kết và Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn và Cao Ủy Việt Nam tại Paris thành Tòa đại sứ, chấm dứt lệ thuộc ngoại giao Việt Nam vào Pháp ;


- thu hồi chủ quyền về quân sự : ngày 26-4-1956 quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam, quân đội Việt Nam không còn lệ thuộc vào Pháp nữa, viện trợ Hoa Kỳ cấp trực tiếp cho Việt Nam ;
- chủ quyền kinh tế tài chính : cuối tháng 12 năm 1955, Việt Nam ra khỏi khu Phật lăng ;


- giáo dục : Việt Nam tự do nhận giáo sư, chuyên viên từ bất cứ nơi nào , và gởi sinh viên ra bất cứ nơi ngoại quốc nào.


Như tiến sĩ Lưu nhấn mạnh : những chuyển biến trên "mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam (1884-1956)". Người thực hiện được điều này cho Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Với tác phẩm "Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963", tiến sĩ Phạm Văn Lưu đã giúp ta thấy rõ điều này.

Cũng như với tiến sĩ P. V. Lưu, những sưu khảo của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian ông Diệm cầm quyền. Những sưu khảo này nhằm vào chủ thuyết Nhân Vị. Theo tiến sĩ Tấn, trong 40 năm qua, "chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như là một chủ thuyết chính trị" dù rằng chủ thuyết này là chủ thuyết khai sanh ra nền Cộng Hòa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là "một vấn đề lịch sử còn tồn đọng" trong thế kỷ qua. Bài của ông tìm hiểu vấn đề này, đặc biệt là tìm giải đáp cho những "nghi vấn lịch sử" sau đây :

1. Chủ nghĩa Nhân Vị là gì ?


2. Quan niệm Nhân Vị về các lý tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào ?


3. Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là một thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hoá của Việt Nam?

Ông Tấn nói : những câu trả lời cho các nghi vấn trên đây "sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền...". Bài khảo luận của tiến sĩ Tấn "Chủ nghĩa Nhân Vị, con đường mới, con đường của tiến bộ" chứa rất nhiều dữ kiện, suy diễn, và phân tích rất tỉ mỉ, buộc độc giả phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, không thể kể chi tiết ở đây. Bài này chỉ đề cập đến một số khía cạnh cần được độc giả đặc biệt chú tâm.

Về Nhân Vị là gì, tiến sĩ Tấn đã dựa trên những lời của chính ông Diệm để giải thích : Về Nhân Vị là gì, TS Tấn đã dựa trên những lời của chính Ông Diệm để giải thích: Nhân và Vị là hai học thuyết Nho giáo. Nhân 仁 do chữ Nhân 人 và chữ Nhị 二 hợp thành (仁) có nghĩa là lòng thương người, đạo lý làm người ; Vị 位 do chữ Nhân 人 và chữ Lập 立 hợp thành (位) có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ này hợp lại để diễn tả ý tưởng: vị trí và phẩm giá con người trong cộng đồng nhân loại và trong vũ trụ. Ông viết :

"Tóm lại, chủ thuyết Nhân Vị là một triết lý nhằm đề cao giá trị của con người trong tương quan với vũ trụ, Trời và Đất, với người khác trong xã hội. Lý thuyết Nhân Vị chủ trương rằng : vì con người có một giá trị tối thượng nên mọi sinh hoạt trên đời này đều phải hướng về việc phục vụ con người. Chủ nghĩa Nhân Vị lấy CON NGƯỜI biết tu thân (vừa tĩnh vừa động) làm nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn trong sinh hoạt của con người".

Về nguồn gốc, tiến sĩ Tấn nhận xét rằng trong suốt 40 năm qua không mấy ai chú ý tìm hiểu "Lý thuyết Nhân Vị" vì cho rằng lý thuyết đó là ngoại lai, cho rằng "Nhân Vị của các ông Diệm, ông Nhu là của Mounier, là của Công Giáo". Những lời phê bình này hoặc:

a/ mang một chủ đích chính trị nào đó, hoặc b/ thiếu hiểu biết về chủ nghĩa Nhân Vị.

Trong số những người loại (a) có những người như Nguyễn Thái. Trong tác phẩm Is South Vietnam Viable ?, ông nói rằng ông Nhu đã say mê thuyết dân chủ xã hội dựa trên lòng bác ái và giá trị nhân bản mang danh "Personnalisme" của Emmanuel Mounier, và "mối liên hệ của nó với xã hội mà ông Nhu cổ võ chẳng có gì là mới mẻ", và cái thuyết Nhân Vị "Personnalisme" cũng chẳng có gì xa lạ vì trong một trường phái triết học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain để hết mình cổ võ cho nó... Trong số những người loại (b) thì có thể kể ông Nguyễn Gia Kiểng. Gần đây, trong một bài phê phán ông Ngô Đình Diệm, ông viết :

"Nếu dựa trên những gì ông Nhu đã viết [sic!] về chủ nghĩa nhân vị thì có thể nói là chính ông cũng chỉ hiếu lơ mơ [sic!] Có lẽ [sic!] ông đã du nhập chủ nghĩa nhân vị vào Việt Nam vì lý do là lúc đó nó được coi là giải pháp Thiên chúa giáo cho hòa bình Công giáo của thế giới. Nó có tham vọng là một vũ khí tư tưởng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, nó là một bước lùi lớn, gần như một sự đầu hàng, bởi vì nó phủ nhận cá nhân [sic!], cốt lõi của dân chủ" (5).

Tiến sĩ Tấn đã bác bỏ dễ dàng những nhận định sai lầm nặng nề và những phê phán hời hợt trên đây. Ông đã trích dẫn những tuyên bố, phát biểu của các ông Diệm-Nhu, và những khảo luận của những nhà học giả Việt Nam có úy tín để chứng minh rằng "Nhân Vị là một lý thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rõ rệt", và "với biện chứng mạch lạc rõ rệt của triết gia Kim Định, giáo sư Nghiêm Xuân Hồng, và học giả Đinh Văn Khang, Chủ Nghĩa Nhân Vị (Tâm linh, Đông phương) của ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam, không thể nào lầm lẫn với Personalisme của Mounier (Duy tâm Tây phương) được". Ông nói : "Mọi việc đã được sáng tỏ và cuộc điều tra lịch sử này chấm dứt với kết luận : Chủ Thuyết Nhân Vị của hai ông Diệm-Nhu mang một bản chất văn hóa và chính trị hoàn toàn Việt Nam" (in đậm của chính TS Tấn).

Tiến sĩ Tấn đã minh chứng thêm xác quyết của ông với những trích dẫn trực tiếp từ một số tuyên bố của ông Diệm và ông Nhu.

Ông Ngô Đình Diệm : "Nhắm mắt bắt chước nước ngoài khác gì nhận trước sự bảo hộ của ngoại bang” (nói với ký giả Marguerite Higgins).

Ông Ngô Đình Nhu :

- "Chủ thuyết [Nhân Vị] đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến mức độ cao nhứt. Quan niệm này... ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam" (Đại hội văn hóa quốc gia, 11-1-1957).

- "Tôi phải nói ngay rằng : chủ thuyết Nhân Vị của tôi chẳng có dính dáng gì đến cái Nhân Vị Công Giáo đang được giảng dạy bởi các tổ chức Công Giáo tại miền Nam Việt Nam... Hiện nay cái học thuyết nhân vị mà tôi cổ võ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là một món quà của ông già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lý tưởng, mà trong những điều kiện địa lý chính trị đã được định sẵn" (Phỏng vấn với báo Toronto Globe and Mail, trong Nguyệt san Gió Nam, 5-5-1963).

Tiến sĩ Tấn kết luận : "Giải pháp Nhân Vị mà ông Diệm và ông Nhu đã cổ võ 40 năm về trước là mô hình “xã hội dân chủ nhân vị” đã được thí nghiệm ở miền Nam từ 1954 đến 1963 : kinh tế thị trường với sự mềm dẻo của một chính phủ phúc lợi, thực hiện công bằng xã hội và dân chủ thực sự ở hạ tầng cơ sở với định hướng dân chủ trên thượng tầng cấu trúc... Chủ nghĩa Nhân Vị chỉ được thử nghiệm trong một thời gian ngắn ở Miền Nam Việt Nam, nhưng trong lãnh vực lý thuyết hàn lâm, Chủ Nghĩa Nhân Vị có một giá trị đóng góp lâu dài và quan trọng vào công cuộc phát triển con người nói chung và đặc biệt tại các quốc gia nghèo đói hiện nay".

Và "ông Diệm đã hạ quyết tâm, "chọn con đường hy sinh để bênh vực phẩm giá con người: ...người ta có thể hủy diệt ông Diệm, nhưng không thể cướp đi những giá trị thuộc về ông ấy. Do đó trên căn bản đạo đức nghề nghiệp, các sử gia có bổn phận đem trả lại cho ông Diệm những gì thuộc về ông ấy và nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc về lịch sử".



Tôn Thất Thiện
(Ottawa)





--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích :
(1) Nguyễn Hữu Duệ, 4366 Menlo Avenue # 23, San Diego, C.A. 92115, U.S.A. ĐT: 619-284.5484. Giá bán : 15 USD.
(2) Nhà xuất bản Hoàng Nguyên, P.O.Box 2637, Garden Grove, C.A.92642-2637, U.S.A. Giá bán : 20 USD.
(3) Nếu muốn mua sách ở Úc, xin liên lạc trực tiếp với nhà xuất bản : Center For Vietnamese Studies Publications, Reservoir, Victoria, 3073, Australia. Ở Mỹ, xin liên lạc với ông Lê Tinh Thông, 2362 Ashbury Circle, Westminster, C.A., 92683, USA. ĐT: 714-891.6216. Giá bán : 10 USD. Ở Châu Âu : xin liên lạc với nhà sách Nam Á : Centre Commercial Les Olympiades, 44 avenue d'Ivry, 75013 Paris, France.
(4) Nguyễn Gia Kiểng, "Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào ?", Thông Luận, tháng 4, năm 2005.
(5) "Nhìn lại kinh nghiệm Ngô Đình Diệm", Thông Luận, tháng 11, 2005.

Tạ Ơn


Bất cứ quốc gia nào cũng có thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn. Dựng nước bằng mồ hôi nhưng giữ nước lại bằng máu. Trong phim “The Patriot”, nói về chàng Benjamin Martin vì thù nhà đứng lên thống lãnh đám quân ô hợp (militia), phối hợp với Continental Army đánh đuổi quân đế quốc Anh để giữ độc lập (1775-1783). Sau khi đánh bại quân đội Anh, đoàn quân ô hợp trở về quê chứng kiến cảnh điêu tàn. Vườn tược tan hoang, nhà cửa thiêu hủy, vợ chết con mất. Tất cả phải xây dựng lại từ đầu nhưng trong lòng họ vẫn tự hào vì đã giữ vững được độc lập của đất nước thuở mới khai sinh.



Cuộc chiến nào cũng thế, phải trả bằng một giá máu và nước mắt. Nhiều người đã nằm xuống, phải hy sinh chính mạng sống của họ để bảo đảm an sinh cho những thế hệ tiếp nối. Quốc gia nào cũng có ngày để tưởng nhớ đến những vị anh hùng đó – Ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial’s Day). Còn những người sống sót sau một cuộc chiến tương tàn thì sao, chúng ta cũng phải ghi nhận công ơn của họ – Ngày Cựu Chiến Binh (Veteran’s Day). Chính họ đã hy sinh một phần đời người, hoặc một phần thân thể cho cuộc chiến để bảo vệ sự trường tồn của đất nước.



Trong Thế Chiến I, gần 4 triệu rưỡi lính Mỹ cầm súng thì đã có 126,000 người tử thương, số còn lại là cựu chiến binh. Thế Chiến II, nước Mỹ chiến đấu bên cạnh quân đội Đồng Minh chống lại phe Trục, kết quả 291 nghìn lính Mỹ bị tử thương trên mặt trận và khoảng 115 nghìn chết vì những lý do khác. Với số người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến lên đến 16 triệu, nếu trừ đi số thương vong, số còn lại cũng là cựu chiến binh. Thế hệ “baby boomer” (1946-1964) không hay biết thế giới vừa may mắn thoát được họa diệt chủng của phát-xít. Chiến tranh Cao-ly (1950-1953), ngoài số lính tử thương là 23,300 người, cũng có hàng trăm nghìn người sống sót trở về từ chiến trận. Rồi cuộc chiến Việt Nam (1959-1975) với hơn triệu binh lính Mỹ đến tham chiến, đã có hơn 58,000 người mạng vong và như thế con số cựu chiến binh Việt Nam lên đến cả triệu. Máu xương của những chiến sĩ đã anh dũng đổ ra với mục đích cổ võ tư tưởng dân chủ tự do. Mỗi năm có một ngày để mọi công dân trong một nước nhớ đến công ơn của họ.



Số phận của những cựu chiến binh ở Hoa-kỳ thật may mắn. Nếu tính con số của 3 cuộc chiến: Thế Chiến 2, Cao-ly, và Việt Nam thì con số cựu chiến binh lên đến mười mấy triệu. Họ được hưởng những tiêu chuẩn đặc biệt về học vấn, việc làm, y tế...v..v. Hiệp Hội Cựu Chiến Binh thành lập năm 1944 (American Veterans of World War II, Korea, and Vietnam, AMVETS), được Tổng thống Truman phê chuẩn năm 1947, bao gồm các cựu quân nhân từ ba cuộc chiến kể trên, (dĩ nhiên, đầu tiên chỉ có cựu chiến binh Thế Chiến 2, theo thời gian gia nhập thêm cuộc chiến Cao-ly, và Việt Nam sau đó). Với một hiệp hội như thế, họ đứng ra tranh đấu quyền lợi, nâng đỡ lẫn nhau để bảo đảm có một cuộc sống thăng bằng như mọi người khác.



Ít ra xã hội đã trả công phần nào cho những người cựu chiến binh vì không thể lấy lại được con mắt đã mù vì miểng đạn, không thể lấy lại đôi chân bị cưa cụt vì đạp phải mìn, cũng không thể lấy lại đôi tay bị cắt cụt vì đạn pháo. Nhưng dù sao những người cựu chiến binh Mỹ vẫn còn may mắn hơn số phận của nhiều chiến binh khác. Những cựu chiến binh người Việt. Họ là những nạn nhân còn sót lại trong cuộc chiến Việt Nam mà chúng ta không thể không nói đến. Trước hết, họ chiến đấu kiên cường để bảo vệ tổ quốc khỏi rơi vào tay Cộng sản. Sau nữa, họ chiến đấu bền bỉ vì lý tưởng tự do. Ngày 30 tháng 4, 1975, miền Nam sụp đổ vì một lý do nào đó mà kẻ viết bài này chưa đủ kiến thức để kết luận. Đến bây giờ, sau hơn 30 năm lưu lạc, đã có một số nhận định về nguyên nhân của sự thất trận ngỡ ngàng – cho cả hai bên, bên thua cũng như bên thắng. Cho dù vì bất cứ một nguyên nhân nào đi chăng nữa, nội tại hay ngoại cảnh, xa hay gần, ta hay người, chúng ta đã mất đi một cơ hội (vĩnh viễn?) mừng ngày Cựu Chiến Binh trên quê hương. Trước 75, đã có ngày tưởng niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong nhưng vẫn chưa có ngày ghi ơn những chiến sĩ còn sống sót vì cuộc chiến đang tiếp diễn. Rồi đất nước rơi vào tay bọn đỏ vô thần, để lại gần triệu binh lính hoang mang với một chế độ sắt máu về chính trị, không tưởng về kinh tế.



Và một cuộc trả thù tàn bạo xảy ra trên khắp đất nước miền Nam. Cuộc trả thù không mang tính chất “tắm máu” nhưng là một sự trả thù khủng khiếp, dã man với mỹ từ “cải tạo”. Nó đày đọa tinh thần của những quân nhân kém may mắn không chạy kịp, hoặc không muốn đào thoát vào những ngày cuối cùng. Họ ở lại kiên cường chiến đấu mặc dù lịch sử đã bước qua giờ thứ 25. Tôi đã thấy tận mắt những anh lính Dù cầm súng len lỏi trên những con đường ở Bình Triệu vào giờ thứ 29, 30 gì đó, hiên ngang bắn vào quân thù. Anh bị một băng đạn sau lưng và ngã gục. Máu nhuộm đỏ trên mảnh đất quê hương.



Ngày 30 tháng 4, sau khi nghe tiếng súng nổ thật gần ở chợ Bến thành, tôi lái xe từ bến Chương Dương chạy ngược lại đường Tự do, sang Hồng thập Tự, đến ngã tư Lê văn Duyệt và chứng kiến đoàn quân xe tăng T-54 của cộng quân di từ xa lộ vào. Sau 25 năm, tôi vẫn còn nhớ tâm trạng hãi hùng khi thấy lá cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam được cắm trên đầu xe tăng. Tôi không biết nhiều về cộng sản, mặc dù gia đình tôi di cư để trốn họa đỏ năm 1954. Thế hệ của tôi, thế hệ được cha mẹ bồng bế dắt díu vào miền Nam, khi vừa trưởng thành thì mất nước. Những người lớn có nói đến cộng sản, nói đến lý do bỏ vườn tược ruộng nương để ra đi tay trắng nhưng chúng tôi không cảm nhận được những kinh nghiệm xương máu mà thế hệ cha ông tôi đã kinh qua. Nhưng chúng tôi cũng biết được không thể để cộng sản tràn vào miền Nam vì đó là ngày tận thế cuả 17 triệu con dân. Vậy mà tôi thấy chúng đi ngang nhiên trên đường Hồng thập Tự. Tôi nhớ lại lời tiên đoán của cha tôi, về một cáo chung của dân Việt. Tôi rùng mình thật sự.



Chạy ngược về phía ngã tư Bảy Hiền, tôi chứng kiến những người lính buông súng vừa đi bộ, vừa cởi áo lính, chỉ còn chiếc áo thun trắng trên người. Tôi chợt nghĩ đến vành khăn tang trắng toát. Vành khăn đã thắt lên đầu bao nhiêu thiếu phụ mất chồng trên chiến trường; vải sô trắng khoác vội vào người những đứa trẻ thơ. Ngày mai đi nhận xác chồng, quay đi để thấy mình không là mình. Bây giờ, những người lính thiểu não bước đi như những bóng ma. Có thể, gia đình họ còn kẹt lại ở miền Trung, ở miền Tây chưa biết tin tức sống chết thế nào. Họ cầm súng, theo đoàn quân tử thủ thủ đô và tôi không biết họ đang bước về hướng Sàigòn để gặp ai? để làm gì? Đứng bên lề đường vào buổi trưa nắng gắt ngày hôm đó, tôi thấy lòng ngậm ngùi hơn bao giờ.



Đó chính là những Cựu Chiến Binh. Nếu chúng ta thắng, chắc chắn sẽ có một ngày vinh danh họ, một ngày ôn lại những chiến công hiển hách không kể xiết, một ngày có người ở thế hệ thời hậu chiến đại diện đứng lên cúi đầu nói hai tiếng tạ ơn. Lịch sử đã không chiều lòng người. Tiền đồ đã rơi vào tay những người cộng sản. Họ, sau khi cưỡng chiếm miền Nam đã xây dựng một đất nước thế nào? Niềm tin tự hào “chiến thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng bằng mười ngày nay” mà họ cố ý gieo vào đầu óc những thanh niên lớn lên ở miền Bắc một cách có hệ thống từ năm 1960 đã thực hiện đến đâu?



Thủ tướng Churchill có nói một câu bất hủ: “Chế độ tư bản bất công khi tạo ra giai cấp giàu nghèo còn chế độ cộng sản lại công bình khi phân chia đều sự nghèo khó.” Tội cho ông Churchill, ông nói câu này dựa trên lý thuyết của Mác và thực tế của dân Nga nhưng ông lại không sống thọ để chứng kiến bọn cộng sản Việt nam phân chia ra hai giai cấp rõ rệt, chẳng khác gì chế độ tư bản: “giai cấp thống trị nắm hết mọi tư liệu sản xuất và giai cấp bị trị gồm đại đa số nhân dân.” Cũng câu nói kinh điển này, họ kêu gọi nhân dân vùng lên để dành lại tư liệu sản xuất, làm chủ lấy cuộc đời mình. Hỡi ôi, tội cho đám dân đen nhẹ dạ, họ đổ máu xương dành lại tư liệu sản xuất để dâng lên cho những ông vua khoác áo đỏ, có răng nanh như một loại hồ tinh, độc ác còn gấp trăm lần những tên Việt gian thời phong kiến, tàn nhẫn còn hơn những tay trùm tư bản. Hoá ra họ áp dụng đúng lõi cốt của chế độ phong kiến và chế độ tư bản. Có lẽ nước Việt Nam là nước có nhiều người nghèo nhất thế giới hiện nay nhưng chắc chắn không thiếu những ông vua con ở đó đang vung tay tiêu xài ngang nhiên như một tay triệu phú, nếu không nói là tỷ phú. Con cháu họ đi du học chuẩn bị để lên kế ngôi như triều đại cha truyền con nối thời phong kiến, chế độ mà họ miệt thị lên án gắt gao.



Cả một thế hệ bị băng hoại trong chiến tranh đã đành, vì thui chột về kiến thức, vì được hun đúc trong tư tưởng hận thù; đến thời hậu chiến, hơn 30 năm, tầng lớp thanh thiếu niên cũng chẳng hơn gì. Họ mất niềm tin, kiến thức căn bản thiếu trầm trọng, trong khi những tệ đoan xã hội thì họ lại theo kịp, nếu không nói hơn, đà tiến hoá của những nước Tây phương. Không nên trách họ, mà hãy trách những kẻ trong tay đang nắm những “tư liệu sản xuất” và xử dụng triệt để công cụ “chuyên chính vô sản”. Một người bình thường, có chút lương tri, nhìn đám dân đen quá khổ cực ít ra cũng nhỏ một giọt nước mắt thương xót. Mà họ có phải ai xa lạ đâu, chính là những người đã nghe theo chính sách của đảng, hy sinh xương máu để tạo nên ngai vàng cho họ ngày hôm nay. Không cần có lòng từ tâm vĩ đại, chỉ cần chút da vàng máu đỏ thôi, đã phải thấy xót xa cho thân phận con người và cố làm một cái gì đó cho dân cho nước chứ không thể ngồi thản nhiên vung vãi tiền bạc qua những buổi “nhất dạ đế vương” thâu đêm suốt sáng. Hoá ra, làm người cộng sản cần phải có lòng ác độc, phải có cái thản nhiên “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.” Cái độc ác từ thời cải cách ruộng đất đã được biến đổi, ghế gớm hơn, khủng khiếp hơn và triền miên hành hạ dân Việt. Người ta đã rùng mình vì lòng độc ác trong thời cải cách:



Nước tôi có Đặng Xuân Khu,

Đâm chết thằng chú bỏ tù thằng cha

(Đặng Xuân Khu, biệt hiệu Trường Chinh đã đấu tố

cha mẹ mình đến chết để làm gương cho cả nước noi theo)



nhưng người ta phải ngậm ngùi và ghê tởm trước sự thản nhiên của những ông vua tư bản đỏ thời hậu chiến. Xét cho cùng, chính chế độ, xã hội đã tạo ra những kẻ không có lương tri như vậy. Cái lý thuyết này chẳng lạ gì khi quan Đại-phu Án Anh đã nêu lên từ thời Đông Châu Liệt Quốc. Chuyện kể như thế này:



Án Anh, người nước Tề phụng mệnh vua Tề sang sứ nước Sở. Vua Sở, Sở Linh Vương muốn làm nhục ông nên bày kế dẫn một tù nhân đến trước triều đình.

Sở Linh Vương hỏi:

- Tù nhân đó ở đâu? Phạm tội gì?

Có người thưa:

- Tên này vốn là người nước Tề, can tội trộm.

Sở Linh Vương nhếch môi nhìn Án Anh hỏi:

- Dễ thường người nước Tề hay đi ăn trộm lắm sao?

Án Anh thưa:

- Tôi trộm nghe nói quýt xứ Giang-nam đem trồng xứ Giang-bắc, dù quýt ngọt cũng hoá ra chua. Đó là tại phong thổ không giống nhau. Nay người nước Tề khi ở Tề không ăn trộm, mà lúc đến ngụ nơi nước Sở lại sinh ăn trộm, đó cũng tại phong thổ cả.



Ngoài tài đối đáp của Án Anh, ông đã chứng minh một điểm bất di bất dịch, chính phong thổ đã ảnh hưởng đến tính nết của con người. Phong thổ chính là tình trạng địa lý, môi trường và những điều kiện khách quan xã hội nơi con người sinh sống và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nếp suy nghĩ của mỗi người. Thầy Tăng Sâm lúc còn nhỏ đã vẽ mặt hát nghêu ngao như phường chèo vì mẹ con sống gần rạp diễn tuồng. Thầy lại tập tành buôn bán khi sống gần chợ búa. Mẹ thầy dọn đến gần trường học và thầy đã trở thành một nhà hiền triết. Xem đó, môi trường xã hội thế nào thì con người sẽ trở nên như thế. Môi trường tốt sẽ tạo ra con người tốt và ngược lại. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy là thế. Mãi đến đầu thế kẻ 19, Émile Durkheim (1859-1917) – nhà xã hội học Pháp nổi tiếng– lại xác quyết một lần nữa qua câu nói: “Con người là sản phẩm của xã hội.” Đông và Tây đã gặp nhau khi nói về ảnh hưởng của phong thổ, của xã hội. Xã hội cộng sản tàn ác, quỷ quyệt, và nham hiểm chắc chắn sẽ tạo nên những con người không có lương tri vì chính những kẻ không tim này là sản phẩm của chế độ dã man nhất trong lịch sử nhân loại.



Nhìn lại suốt 30 năm qua, hơn 80 triệu đồng bào sống lầm than cơ cực; không đủ miếng cơm, manh áo, không có lấy một ngày an vui thì thời gian từ 1954 đến 1975 là quãng thời gian vàng son, ngọt lịm. Mỗi khi nhớ lại, mấy ai mà không chép miệng thở dài luyến tiếc. Những thế hệ sau này, nghe cha ông kể lại những vui buồn trong khoảng thời gian đó thường thấy bắt đầu bằng hai chữ huyền thoại như chuyện cổ tích: ngày xưa…



Cái ngày xưa đó mãi mãi nằm yên trong tâm tưởng của người dân miền Nam và mỗi khi nhớ lại, tạ ơn Thượng đế đã ban cho những tháng ngày an vui. Trong 21 năm (1954-1975), tính ra được 7665 ngày bình an chính là nhờ công lao của những chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, của những cựu chiến binh còn sống sót. Cho dù ngày vui qua mau nhưng hãy bằng lòng vì chúng ta vẫn may mắn hơn hàng triệu đồng bào ở miền Bắc, triền miên sống trong cơn ác mộng từ năm 1945, không có lấy một ngày vui.

Bây giờ cũng chưa muộn khi ngước nhìn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và thốt lên hai chữ tạ ơn.

Sơn Nghị

Tấm Thiệp mời hơi bị lạ!

New York hoành tráng!
Nguồn: Google Maps
Bản đồ đến gặp Nguyễn Minh Triết
Nguồn: DCVOnline
Thiệp mời gặp Nguyễn Minh Triết
Nguồn: Asia Society

Trà Mi

Ngày thứ Tư sắp tới, 20 tháng 6, 2007 Hội Á Châu và Citigroup thân mời mọi người đến dự buổi trò chuyện với Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Minh Triết với chủ đề, Việt Nam: Nhìn về tương lai

Chương trình:

12:00-12:30pm – Ghi danh và Tiếp tân
2:30-1:00pm – Ăn trưa
1:00-2:00pm – Vào chương trình

Địa điểm: Hội Á châu
725 Park Avenue góc 70 Street
New York, NY

Hội viên: 50 USD; không phải hội viên: 75 USD; Học sinh và sinh viên 50 USD với thẻ sinh viên
Mua vé vào cửa online tại http://tickets.asiasociety.org
Khoá sổ khách mời ngày thứ Hai, 18/06/2007 lúc 12:00 giờ trưa

**Cần cho xem thẻ chứng minh nhân thân có ảnh tại cửa**

Điểm lạ – Đi nghe một chính khách / quốc trưởng nước ngoài nói chuyện về tương lai đất nước ông ấy mà khách phải đem theo cả giấy chứng minh nhân thân có ảnh. Việc này ở Việt Nam hay các nước chậm tiến là “chuyện thường ngày ở huyện”. Điểm lạ đáng chú ý ở đây là việc này xảy ra tại New York, thành phố lớn, văn minh của xứ dân chủ Hoa Kỳ.

Thử tìm thêm thông tin về các buổi hội họp, nói chuyện khác do hội Á châu tổ chức người ta sẽ không thấy cái yêu cầu kỳ quái như ở buổi nói chuyện của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Ban tổ chức có lẽ đã được Đại sứ quán Viêt Nam tại Washington đặt điều kiện? Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm quang vinh chẳng lẽ lại ngại người Mỹ gốc Việt đến thăm ông Chủ Tịch nước thế hay sao?

Vào cửa cần chứng minh nhân thân có ảnh thì sã làm gì được khách mời nếu đấy là vài trăm người Mỹ gốc Việt đang sinh sống ở Hoa Kỳ?

Hôm trước, không hiểu các ông Nguyễn Quốc Quân, Lê Minh Nguyên, Đỗ Thành Công, Đỗ Hoàng Điềm có phải đem Passport vào Nhà Trắng không nhỉ?

Nguyên bản Anh ngữ:

President Nguyen Minh Triet at the Asia Society - June 20

Asia Society and Citigroup cordially invite you to
Vietnam: Envisioning the Future

--------------------------------------------------------------------------------

A Conversation with President Nguyen Minh Triet, Socialist Republic of Vietnam
Wednesday, June 20, 2007
12:00-12:30pm Registration & Reception
12:30-1:00pm Lunch
1:00-2:00pm Program
Asia Society
725 Park Avenue at 70th Street
New York, NY

Members $50; Nonmembers $75
To Purchase Tickets Online Visit http://tickets.asiasociety.org
Guest list will close on Monday, June 18, 12:00 noon
**Photo ID is required at the entrance.**


© DCVOnline



--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: A Conversation with President Nguyen Minh Triet - Vietnam: Envisioning the Future

Hồi ký của một Việt Cộng (Kết)

Minh Võ
Nguồn: DCVOnline
A Viet Cong Memmoir
wikipeadia.org

Thêm về sự tráo trở của “đảng ta”

Câu của tổng bí thư đảng Lê Duẩn mà ông Tảng vừa trưng dẫn chứng tỏ Đảng đã công khai và long trọng hứa sẽ có hòa hợp hoà giải và không trả thù. Nơi các trang 135, 183 và 184 Trương Như Tảng cũng cay cú nhắc lại những lời lẽ như đanh đóng cột không những của Lê Duẩn, tổng bí thư mà còn của một lô các nhà lãnh đạo khác như Tôn Đức Thắng - chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng - thủ tướng, Lê Đức Thọ - trưởng ban tổ chức trung ương đảng đầy quyền lực bên cạnh Lê Duẩn. Những lời tuyên bố và khẩu hiệu có nội dung tương tự cứ ra rả nhắc đi nhắc lại trong báo, trên đài ròng rã hết năm này qua năm khác. Lần này không phải về vấn đề trả thù người quốc gia, mà là về vấn đề thống nhất đất nước.


Trong nhiều năm họ đã nghe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa long trọng tuyên bố cam kết rằng “miền Nam là một tình huống đặc biệt và duy nhất, rất khác miền Bắc”. Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói: “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam.” Một khẩu hiệu hô vang:” Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Mở rộng cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.” Thủ tướng Phạm văn Đồng thích tuyên bố với những khách nước ngoài đến thăm ông rằng: “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam. (trang 135)

…Lập trường của Ủy ban trung ương đảng vẫn không thay đổi như lời tuyên bố của Tôn Đức Thắng tại đại hội đảng kỳ III vào tháng 9 năm 1960: “Do tình hình khác biệt giữa hai miền (Nam Bắc), miền Nam cần phải thực thi một chương trình phù hợp với tình hình riêng, trong khi vẫn hòa họp với chương trình tổng quát của mặt trận Tổ Quốc. Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.” Những tình cảm đó dĩ nhiên đã được nhấn mạnh thêm cho người Tây phương. Phạm Văn Đồng đã nói với nhiều khách nước ngoài rằng “Làm sao chúng tôi lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tình miền Nam?” Lê Đức Thọ thì nói với báo chí thế giới: “Chúng tôi không mong muốn áp đặt chế độ cộng sản cho miền Nam.” Nhưng cả đường lối nội bộ đã được long trọng tuyên bố lẫn những bảo đảm có phần kém long trọng đã bị vứt vào thùng rác chỉ trong vòng mấy tháng sau chiến thắng.” (trang 284)



Về cải cách ruộng đất và chiến dịch sửa sai:

Khi mới về nước ông Tảng có nghe nói về những cuộc tàn sát trong các cuộc đấu tố hồi 1955, 1956 ở miền Bắc nhưng ông cho rằng đó là do những người di cư có thành kiến với cộng sản bịa đặt hay phóng đại. Sau này nghĩa là vào những năm 70 ông mới chịu nhận là có thật. Trong chương 24 ông viết:


Sai lầm được bên ngoài biết đến nhất là chiến địch cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc liên quan đến hàng ngàn người được- gọi- la- địa- chủ. Hầu hết họ chỉ thuần là những nông dân nghèo, chẳng may có một lô đất hơi lớn hơn những người hàng xóm…” (trang 300).


Nhưng ông lại bào chữa cho ông Hồ, và còn ca tụng “ông Hồ đã làm một việc bất thường là đích thân xin lỗi nhân dân”.

Về chiến dịch sửa sai và vụ Nhân Văn Giai Phẩm ông chỉ nhắc đến một người duy nhất là thạc sĩ Trần Đức Thảo: (tr.300)


Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai , chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.



Nhận xét sơ về tác giả “Hồi Ký của một Việt Cộng”:

Đọc xong cuốn hồi ký 350 trang viết bằng Anh ngữ người đọc phải lấy làm ngạc nhiên: Một trí thức miền Nam, làm đến bộ trưởng bộ tư pháp của một chính phủ được ngồi ngang hàng với phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại hòa đàm Paris, lại tỏ ra ưu thời mẫn thế, biết hết chuyện chính trị, kinh tế Đông Tây kim cổ, như ông cho thấy ở nhiều trang sách của ông, vậy mà lắm lúc lại thơ ngây như con nít trong cái vai trò làm bung xung, con rối cho “Bắc Việt”. Chúng tôi dùng chữ “Bắc Việt”, vì đối với ông và một số cán bộ cộng sản miền Nam, dường như miền Bắc là một quốc gia khác quá xa lạ, ác cảm, nếu không nói là thù địch. Nhưng ông lại tự mâu thuẫn: mơ tưởng đến một chính phủ riêng của miền Nam Việt Nam, thân thiện nhưng độc lập với chính phủ miền Bắc. Kết cuộc không được như ý, ông oán chính quyền miền Bắc, không thèm hợp tác sau 1975, bỏ nước ra đi. Nếu sau “đại thắng mùa xuân” 30 tháng tư cái chính phủ của ông không bị giải tán và miền Nam được là một “nước” riêng chắc ông đã không bỏ nước ra đi, chịu cảnh lưu vong.

Một điều khác cũng hết sức lạ lùng là trong hồi ký ông đã nhắc đến không biết bao nhiêu lần vai trò quyết định của những lãnh tụ miền Bắc như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và những nhân vật khác kém quan trọng như “hai Xe Ngựa”, ủy viên trung ương đảng, Huỳnh Tấn Phát, đảng viên kỳ cựu từ 1940, Nguyễn Văn Hiếu, Ưng Ngọc Kỷ, Tạ Bá Tòng, Trần Bửu Kiếm, Trần Bạch Đằng v.v… toàn những đảng viên ít nhất cũng từ 1951. Nào “Hiếu được phái ra Hà-nội để nhận chỉ thị của ông Hồ” (trang 71). Nào tháng chạp năm 1964 Phát chỉ thị cho tôi… (trang 95). Nào Phát giới thiệu tôi với Hai Xe Ngựa, ủy viên trung ương đảng Lao Động (giữ chương trình đại hội thành lập mặt trận) (trang 77). Nào Lê Duẩn can thiệp trong cuộc tranh chấp giữa nhóm trong đảng và nhóm ngoài đảng v..v.. (trang 226). Rồi cái “phong cách bệ rạc” của ông khi được “mời ra bưng” dự đại hội. Con đường ông đi. Nơi ông hội họp. Sự vắng mặt của chủ tịch trong lúc ra mắt. Sự bố trí của đảng viên Huỳnh Tấn Phát nhằm bắt cóc một trí thức Nguyễn Hữu Thọ để ngồi làm vì trong chức chủ tịch. v.v..và biết bao điều khác tương tự, chứng tỏ nhóm ông chẳng có chút quyền hành gì. Vậy mà lúc ấy các ông cứ nhắm mắt làm theo hiệu lệnh của đảng, như những con rối. Tại sao lại phải cho đến 1976 các ông mới nhìn thấy mình bị lừa, trong khi Vũ Thư Hiên, con Vũ Đình Huỳnh, viết trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của ông ta rằng: trẻ con miền Bắc cũng biết mặt trận giải phóng là do miền Bắc dựng nên, (11) nghĩa là chỉ là dụng cụ của đảng. Tôi không dám bảo tác giả không trung thật. Nhưng tôi thấy như vậy dường như ông - và cả nhóm các ông quá ngây thơ. Nhưng trí thức Việt Nam chẻ nhẽ lại ngây thơ đến thế ư? Vậy thì câu trả lời ở đâu? Vấn đề không đơn giản. Chúng tôi đã đã dành gần trăm trang sách để lý giải trong cuốn Phản Tỉnh Phảng Kháng Thực Hay Hư, chương tổng kết.

Một điều có thể nói ngay ở đây là chẳng những ông Tảng mà còn nhiều nhà trí thức khác từng đi theo cộng sản xem ông Hồ như một con người biệt lập, độc lập hoàn toàn tách rời khỏi đảng cộng sản Việt Nam. Sở dĩ họ bị lừa bị thu hút quá mạnh bởi con người này là vì ông Hồ quá tài tình trong việc đóng vai người yêu nước.


Đọc bài Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông nói về trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường (12) đăng trên DCV Online cách nay hơn một tuần, một số độc giả nêu thắc mắc, tại sao những bộ óc thông minh như ông mà lại không biết về bản chất sai lạc xấu xa của Cộng Sản, nhất là lại dễ bị ông Hồ lừa mị như vậy. Chúng tôi nghĩ nên nhân dịp này tóm tắt trong mấy hàng để giải tỏa thắc mắc ấy, nếu như quý bạn có thể coi đó là một cách giải tỏa thích đáng.

Nguyễn Mạnh Tường mài miệt cắm đầu học luật và văn, không có thì giờ nghiên cứu về Cộng Sản. Lúc ấy chủ nghĩa Cộng sản của Mác đang được đại đa số trí thức trên thế giới đón nhận như một trào lưu tư tưởng tiến bộ cả về khoa học, tư tưởng lẫn về lý tưởng xã hội. Những thực trạng bi đát xảy ra trong xã hội Xô Viết còn bị bưng bít, bên ngoài chưa biết nhiều như sau khi các tác phẩm của Arthur Koestler, André Gide, Kravchenko, Boris Pasternak, Sakharov Solzhenitsyn, Gerad De Tongas, George Orwell v.v.... sau này đã tiết lộ.. Cho nên lúc ấy những đại trí thức như Jean Paul Sartre, Pablo Picasso, Tagore (Rabindranath, 1861-1941) Bertrand Roussel v.v.... hãy còn hết lời ca tụng Mác. Cho nên ông Tường có thích CS cũng không lạ lắm. Có lẽ ông không có thì giờ để tự hỏi và phê phán về những luận cứ khoa học, triết học, mà Mác khiên cưỡng trình bày trong những tác phẩm đồ sộ liên quan đến quyền tư hữu, cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản, giai cấp đấu tranh, giá trị thặng dư, hay sự giẫy chết của tư bản, và chế độ đại đồng, một thứ thiên đường ở trần gian v.v...

Thứ hai, Lúc ấy (đầu thập niên 30) trí thức Việt Nam chưa ai hiểu rõ thân thế sự nghiệp của ông Hồ, nhiều người vẫn cho ông là một nhà ái quốc, có chí hướng giành độc lập cho tổ quốc. Cho nên sau 6 năm về nước, nghe tiếng Hồ Chí Minh, ông Tường ra bưng đi theo “kháng chiến” (1942) là điều cũng dễ hiểu. Lúc ấy trong nước, thiếu gì trí thức bị ông Hồ chiêu dụ? Không cứ chỉ những Dương Đức Hiền, Đào Duy Anh, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Đình Thi v.v...đi theo, mà cả nhiều nhà cách mạng như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh ... cũng bị ông Hồ đánh lừa để hợp tác, tức gián tiếp ủng hộ, trong chiêu bài chính phủ liên hệp lúc ban đầu hồi 1945-1946.

Khi không hiểu rõ sự sai lầm và độc ác của cộng sản, lại bị một gián điệp quốc tế cỡ Hồ Chí Minh dùng lời đưòng mật thu phục, thì sa bẫy là chuyện dễ hiểu. Đến khi tỉnh mộng thì tay đã nhúng chàm! Khi phê bình chê trách hay lên án ông Nguyễn Mạnh Tường thiết tưởng cũng nên thử đặt mình vào địa vị ông vào thòi điểm ấy mới công bình. Mà dù ông có lầm đi theo Cộng Sản trong một thời gian vắn chăng nữa thì những bài tham luận hùng hồn của ông vào tháng 10, 1956, nhất là cuốn hồi ký Un Excommunié của ông cũng đã đủ để hậu thế hiểu rõ con người và tư cách của ông.

Có lẽ đối với phần đông các nhà trí thức từng theo Cộng Sản vì lầm nhưng về sau có những hành động hay tác phẩm biểu lộ sự phản tỉnh phản kháng chúng ta cũng nên xét đóan một cách rộng lượng tương tự. Đừng bắt họ phải có lập trường chống cộng dứt khoát ngay từ đầu giống những Nguyễn Xuân Vinh (dứt khoát chạy trốn Cộng Sản từ 1954) hay Dương Nguyệt Ánh (theo cha mẹ chạy trốn Cộng Sản từ 1975) (13). Hai khoa học gia lỗi lạc này cũng như nhiều nhà trí thức khác xuất thân từ chế độ tự do dân chủ miền Nam trước đây đã có nhiều cơ hội để biết rõ về sự ác độc, tàn bạo của chủ nghĩa Cộng Sản rồi.

Trở lại trường hợp của “Việt Cộng Trương Như Tảng”, chúng tôi hy vọng thời gian sẽ cho ông hiểu thêm về con người, cuồng vọng và sự cuồng tín của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Ông Hồ đã được lãnh tụ Liên Xô cũ là Nikita Khruthschev ca ngợi là vị thánh, vị tông đồ của chủ nghĩa Cộng Sản. Lãnh tụ Liên Xô kêu gọi các người Cộng Sản hãy quỳ gối trước ông Hồ để tỏ lòng biết ơn ông ta vì nhờ có ông ta mà “giờ đây (Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 MV) dân Việt Nam đang đổ máu và hiến mạng sống mình vì lợi ích của phong trào Cộng Sản thế giới”.

Đọc những hàng chữ trên (trong Hồi Ký Khrutschev Remembers, tập I, trang 487, cuối chương 19), vị cựu bộ trưởng tư pháp họ Trương có còn dám nói ông Hồ, không giống đệ tử của ông, đã chiến đấu vì nền độc lập và thống nhất Tổ Quốc không? (14).

Minh Võ

-----------------------------------------------------
(11) Đêm Giữa Ban Ngày trang 469. Và trước Vũ Thư Hiên 34 năm, Minh Võ trong cuốn “Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản”, xuất bản năm 1963, tái bản năm 1970 cũng đã nói rất kỹ về việc cộng sản miền Bắc dựng nên cái mặt trận này ra sao. (trang 134 -143)
(12) Kẻ bị vạ tuyệt Thông, Minh Võ, DCVOnline, 7-8/06/2007Phần I và Phần II
Nhân bài Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông đăng trên DCV Online, có hai bạn đọc cho rằng không thể nào có chuyện lấy một lúc 2 bằng tiến sĩ Văn và Luật chỉ trong có 4 năm. Để gián tiếp trả lời thắc mắc này, chúng tôi xin trích đăng một tài liệu khả tín sau đây.
Trích: Tiểu Sử Nguyễn Mạnh Tường
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 13 tháng 6, 1997) là một luật sư và giáo sư Việt Nam.
Tiểu sử
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarrault Hà Nội và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong bốn năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp. Bạn tri âm của ông là Nguyễn Văn Huyên, người cũng làm luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Pháp.
Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị đàm phán ở Đà Lạt, dự các hội nghị hoà bình thế giới ở Bắc Kinh và Wien.
Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.
Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. Trong sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã ghi “....Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam”.
Tác phẩm:
- Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để lại 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm tiếng Việt.
- Văn Phạm Việt Nam (cùng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) (1941)
- Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)
- Construction de l'Orient (1937)
- Sourires et Larmes d'une Jeunesse (1937)
- Pierres de France (1940)
- Apprentissage de la Méditerranée (1940)
- Le Voyage et le Sentiment (1940)
- Một Cuộc Hành Trình (1955)
- Un Excommunité-HàNội: 1954-1991: Procès d'un intellectuel (Kẻ bị khai trừ-HàNội 54-92:bản án một người trí thức) Quê Mẹ Paris xb 1992
- Lý luận giáo dục châu Âu: Từ Érasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII - Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội - 1994) 530 trang
- Aikhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hi Lạp - Nhà xuất bản Giáo dục (1996)
- Virgile - nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La mã cổ đại- Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1996) 342 trang
(13)Dương Nguyệt Ánh, năm nay 47 tuổi, người phát minh ra một loại bom (thermalbaric) độc nhất vô nhị làm rút vắn cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Afganistan. Hiện là cố vấn của Lầu Năm Góc (bộ quốc Phòng),
(14) Xin xem Hồ Chí Minh, nhận định tổng họp, lần tái bản 2006, trang 461-462 để biết thêm chi tiết.