Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2007

Chế biến tào lao - Nghề của chàng!

Về một bài phỏng vấn giả mang danh nhà báo Bùi Tín

Vừa qua tôi nhận được nhiều thư, email, điện thoại từ Hà Nôi, Sài Gòn, Đà Lạt, Đà Nẵng... , từ các nước Pháp, Đức, Anh, Úc và Mỹ về một bài “Phỏng vấn nhà báo Bùi Tin” do Trung Kiên thực hiện được phổ biến rộng rãi trên internet bởi hai người nào đó mang tên Bùi Sinh 45 và Nguyễn Thiện Tâm 30.

Các chiến sỹ dân chủ trong nước đã kịp thời nhận ra luận điệu bịa đặt của bài phỏng vấn trên và cải chính ngay, coi đó là trò phản tuyên truyền xảo trá và ngớ ngẩn của kẻ tay sai bạo quyền độc đảng. Anh chị em yêu cầu tôi lên tiếng.

Tôi xin nói thêm vài điểm về bài phỏng vấn giả hiệu ấy.

Nó liên quan đến những bài báo và trả lời phỏng vấn của tôi trên mạng Đàn Chim Việt và đài RFA (Radi0 Free Asia) liên quan đến chuyến Mỹ du của ông Triết, chứng tỏ bộ máy tư tưởng và an ninh Hà Nội rất cay cú về những sự thật tôi đã kịp thời đưa ra trước công luận trong và ngoài nước về một sự kiện hệ trọng này.

Những sự thật đó là: cuộc Mỹ du của ông Triết thực sự gặp trục trặc lớn vào cuối tháng 5, khi ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm thất hứa với ngoại trưởng Rice về phóng thích 3 chiến sỹ dân chủ đang bị tù và vì đợt đàn áp có tính chất khủng bố diễn ra, cũng như do thái độ tiêu cực khi ông Triết tiếp ông Christopher Hill ở Hà Nội. Tổng thống Bush và phó tổng thống Mỹ đã toan tính hoãn, chưa mời ông Triết, làm đại sứ Hà Nội Tâm Chiến phát cuống lên vội bay về để gỡ rối và lùi bước, trả tự do cho hai anh Nguyễn Vũ Bình và Lê Quốc Quân. Tôi còn được biết ở Hà Nội, quan chức bộ công an có thế lực nhất đã phát biểu với bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm là: không được lùi nữa, nhượng bộ một lần là sẽ cứ phải lùi tiếp, mất hết vốn; ta tiếp tổng thống họ ở Nhà khách, có hàng quân danh dự, vậy mà họ bắt nguyên thủ ta ở khách sạn, không một bó hoa lễ tân, vậy mà ta cúi đầu chịu nhục à? quốc thể ta ở đâu? không trả thì làm gì nào?

Rồi báo trong nước nhất là báo Nhân Dân cắt xén hai đoạn chính trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ một cách thô bạo, chỉ phơi bày thế yếu sợ sự thật, sợ nhân dân biết sự thật, vi phạm cam kết quốc tế về tính công khai, trong sáng.

Tôi còn mừng khi họ dở trò bịa đặt vu cáo đối với tôi qua bài phỏng vấn giả hiệu này, chứng tỏ bài báo và phát biểu của tôi trên Đàn Chim Việt và trên RFA là có trọng lượng, có hiệu quả, kịp thời thông tin những sự thật mà họ cố che dấu.

Họ còn bịa đặt chuyện “nhà báo Bùi Tín chê bai các nhà dân chủ trẻ non yếu”, nhằm hạ thấp anh chị em dân chủ trẻ kiên cường thông minh mà tôi rất quý mến, vừa nhằm chia rẽ hàng ngũ dân chủ trong và ngoài nước; nhưng đó chỉ là mơ ước hão huyền; trong thời đại thông tin công khai nhanh nhậy hiện nay, những trò lừa dối bịa đặt như thế không đi được xa và chỉ là những chiếc gậy tự giáng xuống lưng kẻ chuyên sống nhờ lừa dối.

Xin cám ơn Đàn Chim Việt, đài RFA và các bạn.

Paris 14/7/2007.

Chứng kiến lịch sử

“… Cả nước đang nhìn thấy lịch sử hiện ra trước mắt, và thấy rõ lương tâm mình.

…”

phong trào đòi quyền sống này lại là từ nông dân

Trong mấy tuần lễ nay, cả nước đang chứng kiến hiện tượng chưa từng có trong lịch sử quê nhà: hàng đoàn dân oan khiếu kiện lũ lượt kéo nhau ra Hà Nội, Sài Gòn để xin trả đất, trả nhà, trả ruộng, trả các tài sản bị chính quyền địa phương và cán bộ cướp giựt oan ức.

Hiện tượng này lần đầu tiên nhìn thấy ở quê nhà, khi những người phát động phong traò là các nông dân, các bà mẹ, các chú bác, các anh chị... tay lấm chân bùn, quê mùa chất phác.

Khởi động phong trào lại không phảỉ là giới trí thức, những người trên nguyên tắc luôn luôn đi đầu trong mọi suy nghĩ chiến lược, và là những người trên nguyên tắc có đủ kiến thức và tấm lòng để gánh vác sự nghiệp tương lai quê nhà. Xin nhớ, trí thức trong lịch sử thế giới và Việt Nam lúc nào cũng đi đầu cho các chuyển biến lớn. Mà gần nhất, là biến cố Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989 là từ trí thức tuổi trẻ, từ các sinh viên mang khát vọng dân chủ tự do.

Khởi động phong trào cũng không phảỉ là thợ thuyền công nhân, thành phần mà chủ nghĩa cộng sản cho là giai cấp tiên tiến, và xin nhớ cách mạng nhung Ba Lan là từ công đoàn đi trước. Thế nên, khi các cuộc đình công hàng chục ngàn người xảy ra vàì năm gần đây, công an CSVN đã cho bắt nguội 100 lãnh tụ công nhân, theo tin thông tấn Đức DPA, và bây giờ vẫn chưa ai có tung tích gì về 100 công nhân lãnh đạọ này.

Không phảỉ trí thức, không phải công nhân, vậy mà phong trào đòi quyền sống này lại là từ nông dân. Và công an đang bao vây, chưa dám phản ứng gì.

Chúng ta nên thấy rằng, hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời cộng sản chuyên chính, thời bàn tay máu đàn áp. Trước đó, thời trước 1975 hoàn toàn không thể có hiện tượng này.

Bạn hãy hình dung xem nếu những chuyện này xảy ra trước năm 1975 tại Sài Gòn. Xin mời ngay cả những người từng một thời nằm vùng, từng ăn cơm qúốc gia thờ ma cộng sản suy nghĩ xem... rằng nếu chuyện nông dân kéo về Sài Gòn khiếu kiện thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Chúng ta sẽ thấy rằng trước tiên là các nhà sư và các linh mục sẽ lên tiếng ủng hộ, sẽ cùng các hội từ thiện Sài Gòn đẩy xe cơm, xe bánh mì, xe nước ra giúp cho dân oan đỡ đói, đỡ khát, và phân phát aó quần chăn mền cho đỡ lạnh...

Vậy đó, mà bây giờ không nhà sư nào lên tiếng. Kể cả những vị sư quyền lực nhất, kể cả những nhà sư có thế lực trong Đảng CSVN từng một thời đi tù Côn Đảỏ để chống Mỹ và sau 1975 về nắm quyền lớn ở Sài Gòn. Bây giờ, không một lời cho dân oan. Kinh nghiệm vàng ngọc: ngay cả đạọ cao đức trọng như Hòa Thượng Thích Từ Thông, vị sư giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni Thành Phố HCM kiêm Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật Học TPHCM của Giáo Hội PGVN (thân nhà nước), mới vài tuần trước cũng bị công an Quận 9 chơi màn côn đồ, và bây giờ phải lui về nhập thất, sau khi dặn dò đệ tử trong mọi trường hợp, kể cả nếu bị côn đồ đánh chết, nhớ đừng có biểu tình bênh thầy làm chi.

Hễ lên tiếng, là biết ngay quyền lực chuyên chính liền.

Vậy đó, bên Công Giáo thì còn có các linh mục trong nhóm Nguyễn Kim Điền lên tiếng. Đó là bản văn của linh mục Phan Văn Lợi gửi lên Hội Đồng Giám Mục VN.

Còn 600 tờ báo thì im lặng.

Chúng ta hiểu được nỗi đau xót này. Chúng ta thương cảm cho các nhà sư, các linh mục, các nhà báo, và mọi người dân bình thường đang im lặng, trong khi họ cùng đang chứng kiến một phong trào cảm động nhất trong lịch sử đòi quyền sống: một phong trào không từ trí thức, không từ công nhân, nhưng từ các nông dân trên không có gì che đầu, và dưới chỉ là vài đôi dép rách.

Nơi đây, rất nhiều người trong chúng ta đã từng và đang rủ nhau làm từ thiện, giúp trẻ mồ côi, giúp học sinh nghèo... nhưng bây giờ lại phảỉ im lặng và tránh xa các nơi dân oan tụ tập, vì sợ mang vạ lây.

Nơi đây, một số người sẵn sàng viết bài ca ngợi ông Kiệt, ca ngợi ông Triết, khen Thành Uỷ này, nịnh Trung Ương nọ... nhưng lại im lặng khi nhìn hình ảnh dân oan.

Tôi đã hồi hộp, tôi đã theo dõi từng ngày, và tôi cầu nguyện cho mọi người bình an. Tôi hạnh phúc khi đọc lá thư của nhóm linh mục Phan Văn Lợi đưa ra. Tôi mắc cỡ khi mình phải dặn dò người bạn sắp về thăm VN là nhớ đừng tới gần dân oan vì sẽ dễ vạ lây.

Làm sao bây giờ? Cả nước đang nhìn thấy lịch sử hiện ra trước mắt, và thấy rõ lương tâm mình.

Hôm Thứ Năm, tôi hạnh phúc khi đọc về phản ứng của hai nhà trí thức trẻ trong nước. Và hài lòng. Phải có người như thế. Luật sư Lê Quốc Quân đã gửi thư, đề ngày 8-7-2007 từ Hà Nội, nói lời cảm tạ sau khi được thả ra khỏi nhà tù, trong thư viết:
“...Khi còn ở trong tù, có những lúc căng thẳng tột độ, tôi luôn tự an ủi mình rằng:
Bạn có thể ngã gục bất công trong tù ngục nhưng tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào là điều phải khắc cốt ghi tâm, triệu triệu người đang sẻ chia giá trị đó và đang cùng bạn bước đi...”
Vâng, ít ra cũng có người như thế. Và khi trả lời đài RFA, luật sư Lê Quốc Quân hôm Thứ Năm đã đáp:
“...Trà Mi: Sau những biến cố không hay xảy ra với bản thân, liệu ông sẽ tiếp tục là một luật sư bênh vực cho người nghèo, cho một xã hội dân sự ở Việt Nam chứ?

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi khẳng định việc đấy với chị hoàn toàn và coi như nó là sự nghiệp của đời tôi...”
Một người trí thức trẻ khác, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đang hành nghề luật ở Việt Nam đã trả lời Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, hôm 12-7-2007 như sau:
“...Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cái tình trạng chính quyền địa phương thu hồi đất trái pháp luật thậm chí tôi có thể dùng cái từ là cướp đất của những người nghèo khổ nhất của xã hội thì tôi cho rằng những chuyện đấy là không thể chấp nhận được.

Chính sách ngay của Đảng và nhà nước Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi nông dân là một lực lượng có thể nói là nồng cốt của xã hội Việt Nam thế mà cái lực lượng nống cốt đó cái tài sản gần như suy nhất của họ là đất đai à bị thu thậm chí tôi dùng cái từ bị cướp....”
Và cuối cùng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói:
“...Bao nhiêu đời thế hệ, dòng tộc họ sống trên những mảnh đất như thế, nó như một quê hương nhỏ trong một quê hương lớn vậy. Vậy mất đất đây tôi có thể nói trong chừng mực nhất định, đối với những người nhất định, đó là mất quê hương. Mất quê hương ngay tại chính quê hương mình!”
Ít nhất cùng có những người nói thật như thế. Trong khi các giáo hội im lặng, trong khi rất nhiều tu sĩ im lặng, vẫn có một số người trẻ đã nói thật như thế. Họ không chịu bán lương tâm của họ, dù là giá nào, kể cả sự an toàn, sự tung hô và tiền bạc.

Trần Khải

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết báo cáo

“… người Việt tại Mỹ cũng có một số phần tử phản động nhưng Nhà Trắng đã triệu tập họ để cảnh cáo trước khi ông đến Mỹ …”

Bộ chính trị đã họp để nghe chủ tịch Nguyễn Minh Triết báo cáo về chuyến công du Hoa Kỳ.

Mở đầu chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói :

- Báo cáo các đồng chí, chuyến công du Mỹ của tôi đã đạt kết quả rất tốt. Ngay khi đặt chân lên đất Mỹ tôi đã vào ngay thành phố Niu Oóc, trung tâm của tư bản Mỹ, tôi và phái đoàn đã xâm nhập dễ dàng thị trường chứng khoán, cơ quan đầu não của nền kinh tế Mỹ. Sau đó tôi đã đến Oa Sinh Tơn, vào thẳng Nhà Trắng, nơi tổng thống Mỹ và bộ tham mưu làm việc, rồi trụ sở quốc hội Mỹ. Tôi cũng đã đến bang Ca Li Foóc Nha, bang giàu có nhất nước Mỹ. Tôi và phái đoàn không gặp một sự chống cự nào từ các lực lượng võ trang Mỹ.

Về khả năng hợp tác với Hoa Kỳ, ông Triết nói:

- Khả năng này là có thật, tuy nhiên nước Mỹ vẫn còn nhiều giới hạn. Họ chưa hiểu rõ thế nào là pháp luật, ngay cả ở cấp cao nhất. Tổng thống Mỹ cũng như các dân biểu, nghị sĩ đều đặt với tôi vấn đề nhân quyền, họ chất vấn tôi tại sao lại bắt giam một số người đối lập và đòi ta phải trả tự do cho các phạm nhân mà họ gọi là những người không cùng chính kiến. Tôi đã giải thích cho họ rằng nước ta không hề có việc đàn áp những người khác ý kiến, ngay trong nội bộ đảng ta cũng có những ý kiến khác nhau trên các vấn đề cụ thể. Tất cả những người bị bắt đều đã chỉ bị bắt vì vi phạm luật pháp. Nước ta không cho phép công dân hoạt động chính trị và có chính kiến ngoài khuôn khổ đảng và nhà nước, những phần tử xấu đó đã vi phạm qui định này và bị trừng trị như mọi thường phạm. Phải nói với các đồng chí về điểm này, các cấp lãnh đạo Mỹ tỏ ra chưa hiểu, họ còn kém về mặt luật pháp. Sự yếu kém về mặt luật pháp và an ninh của Mỹ biểu lộ rõ ràng trong sinh hoạt thường ngày. Họ thiếu hẳn chính sách hộ khẩu và các qui định về tạm trú, tạm vắng. Ai muốn đi đâu thì đi, ở đâu thì ở. Về thông tin báo chí thì quả thực là hỗn loạn, ai muốn ra báo cứ ra, gởi bất cứ gì lên mạng Internet cũng được. Từ chỗ không có luật pháp, Mỹ đi đến thái độ sai lầm khi cho rằng các biện pháp quản lý trị an của ta là vi phạm nhân quyền.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhận định rằng về mặt quản lý trị an Mỹ còn cần rất nhiều tiến bộ và Việt Nam sẵn sàng giúp Mỹ cải tiến.

So sánh với những chuyến công du trước đây của các đồng chí Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương và Phạm Văn Khải, chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho rằng chuyến đi của ông đã gây được tiếng vang hơn hẳn. Trước đây những chuyến viếng thăm cao cấp này không có được một tin nhỏ, trái lại chuyến viếng thăm của ông ta đã là chủ đề của rất nhiều bài báo ; nhiều hãng truyền hình Mỹ cũng đã đưa lên hình ảnh của đồng bào tại Mỹ tiếp đón ông. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh rằng tại khắp nơi ông đã đi qua, Niu Oóc, Oa Sinh Tơn cũng như Ca Li Foóc Nha, hàng ngàn đồng bào Việt Nam đã tập trung hai bên đường để đón ông nhưng chính quyền Mỹ đã ngăn cản không cho đồng bào đến gặp ông để trả đũa việc chính quyền ta ngăn cản không cho các dân biểu và nghị sĩ Mỹ gặp một số người có vấn đề tại Hà Nội trước đây. Báo chí Mỹ đều nhìn nhận rằng chưa bao giờ mà một quốc trưởng đến thăm nước Mỹ được nhiều người nghênh đón tưng bừng như vậy.

Trả lời câu hỏi của bộ trưởng công an Lê Hồng Anh về sự kiện có tin cho rằng những người Việt Nam biểu tình là để chống lại chuyến đi của ông, chủ tịch Triết nói rằng báo chí Mỹ đã thông tin sai lạc vì thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói thêm trong cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng có một số phần tử phản động nhưng Nhà Trắng đã triệu tập họ để cảnh cáo trước khi ông đến Mỹ. Sau khi ông ra về, Nhà Trắng cũng đã triệu tập họ, ra lệnh cho họ phải im lặng. Sau đó những phần tử này đã không dám phát biểu gì cả.

Đáy

Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu về vấn đề Việt Nam

« ... cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam phải đưa tới những cải tiến cụ thể tại Việt Nam... »

QUỐC HỘI CHÂU ÂU,

- chiếu theo các Nghị Quyết trước đây về vấn đề Việt Nam,
- chiếu theo lời tuyên bố của Chủ tịch Liên hiêp Châu Âu ngày 15.5.2007 trước sự kết án các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam,
- chiếu theo Hiệp ước Hợp tác năm 1995 giữa Liên hiệp Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- chiếu theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
- chiếu theo điều 115, chương 5, Quy chế Liên hiệp Châu Âu

A. Vì rằng, từ tháng 3 năm 2007, hơn 15 nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù nặng nề và bị quản chế,

B. Vì rằng, cuộc đàn áp này xẩy ra sau một năm 2006 cởi mở chính trị, làm phát sinh những đảng phái độc lập và dân chủ, nhiều người Việt Nam (trí thức, luật sư, nhà báo, nghệ sĩ, tu sĩ, công dân) biểu kiến sự quan tâm cho dân chủ nên đã có vô số lời kêu gọi cho dân chủ,

C. Vì rằng, kiến nghị đòi hỏi dân chủ tung ra trên Mạng thiên dân chủ và cải cách 8406 với 118 chữ ký những người cốt cán, đánh dấu bước khởi đầu một phong trào cho dân chủ thực sự trên mạng truyền thông Internet,

D. Vì rằng, sự khoan nhượng của chế độ Việt Nam đối với sự sôi sục của giới ly khai dân chủ làm dấy lên những niềm hy vọng và giúp cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được vào Tổ chức Thương mại Thế giới, được rút tên khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo (CPC), và được Hạ viện Hoa Kỳ ban cho quy chế quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn,

E. Vì rằng, dù có những lời kêu gọi thường trực và kiên trì của cộng đồng quốc tế, Đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang (87 tuổi) và người phụ tá ngài, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (79 tuổi), người được Giải Người Bảo vệ Nhân quyền của Sáng hội Rafto năm 2006, vẫn bị giam giữ không xét xử tại chùa viện từ năm 1982, với lý do duy nhất hai ngài là người quyết tâm bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ; vì rằng, các thành viên của những Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các tỉnh, mà Giáo hội thiết lập trong 20 tỉnh nghèo để cứu trợ cho những kẻ cơ hàn, trở thành nạn nhân bị sách nhiễu, bị thẩm vấn, bị thị uy và đe dọa thường trực, chỉ vì lý do các Ban Đại diện này đứng trong hàng ngũ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,

F. Vì rằng, sự công nhận các phong trào tôn giáo thông qua quy chế đăng ký còn quá ít ỏi và bất bình đẳng, với ví dụ 50 giáo hội Tin lành tại gia được công nhận trong số 4000 giáo hội đã đăng ký, và rằng các giáo hội được công nhận này lại phải xin gia hạn mỗi năm,

G. Vì rằng, tháng 2 năm 2007, cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo của 200 giáo phẩm Phật giáo Khmers Kroms bị đàn áp bằng bạo lực tại tỉnh Sóc Trang, ngày 10 tháng 5 sau đó, năm Tăng sĩ trong họ bị kết án từ 2 đến 4 năm tù vì tội "phá rối trật tự công cộng", và rằng ngoài những cuộc đàn áp tôn giáo, người Khmers kroms còn bị cưỡng bức đồng hóa,

H. Vì rằng, các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên Trung phần luôn luôn là nạn nhân bị phân biệt đối xử, bị tịch thu đất đai và bị vi phạm quyền tự do tôn giáo, rằng chỉ có 38 nhóm tôn giáo được công nhận tại vùng Tây Bắc, và các tổ chức phi chính phủ độc lập cũng như các nhà báo không được tự do đến các vùng cao nguyên để chứng kiến thực trạng của những người Thượng hồi hương từ Cam Bốt,

I. Vì rằng, tất cả những nhà bất đồng chính kiến bị bắt từ tháng 3.2007 căn cứ vào sự vi phạm cơ bản điều luật "an ninh quốc gia", như "tuyên truyền chống phá CHXHCNVN" (điều 88 Bộ luật Hình sự), hay âm mưu "lật đổ chính quyền" (điều 79) ; rằng những cáo buộc vi phạm "an ninh quốc gia" này đã bị Ủy ban Nhân quyền LHQ, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Bất bao dung tôn giáo và Tổ hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ đánh giá trái chống với luật pháp quốc tế, và đã yêu sách hủy bỏ hay sửa đổi điều luật "an ninh quốc gia" ấy,

J. Vì rằng, Việt Nam được hưởng sự tài trợ của Liên hiệp Châu Âu và các quốc gia thành viên của Liên hiệp Châu Âu trong khuôn khổ "Chiến lược phát triển hệ thống pháp lý" cũng như "Chiến lược cải cách tư pháp",

K. Vì rằng, Việt Nam tiếp tục tổ chức các phiên tòa nhưng chẳng tôn trọng sự suy đoán vô tội, quyền bào chữa hay tính độc lập của các thẩm phán, như đã cho thấy qua các phiên xử linh mục Nguyễn Văn Lý (30.3.2007), Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ((11.5.2007),

L. Vì rằng, việc bãi bỏ Nghị định 31/CP năm 1997 về "quản chế hành chính" không thể làm quên đi việc khăng khăng áp dụng Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 về "Xử lý vi phạm hành chính", pháp lệnh mở rộng các khả năng giam giữ không xét xử những người bất đồng chính kiến và tái hồi phương pháp cổ hủ và độc địa đưa các nhà bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần, mà nạn nhân là nữ luật sư Bùi Thị Kim Thành, bị giam từ tháng 11.2006 vì bà đã bênh vực cho quyền lợi dân oan ở nông thôn,

M. Vì rằng, Liên hiệp Châu Âu là đối tác doanh thương quan trọng nhất của Việt Nam, và Việt Nam đã được hưởng Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Liên Âu,

N. Vì rằng, tháng 3.2007, Hội đồng Châu Âu đã gia tăng 30% tài trợ cho Việt Nam trong thời khóa 2007-2013 (304 triệu Euros), mà một phần lớn dành cho việc cai quản quốc gia và nhân quyền,

QUỐC HỘI CHÂU ÂU

1. biểu tỏ sự lo lắng sâu xa trước đợt sóng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam;

2. do vậy yêu sách trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho mọi cá nhân bị giam giữ vì lý do duy nhất là họ sử dụng ôn hòa và chính đáng các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo, trong số này có linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm tù), Nguyễn Phong (6 năm tù), Nguyễn Bình Thành (5 năm tù), các luật sư Nguyễn Văn Đài (5 năm tù) - đều là thành viên của Blog Trang nhà thiên dân chủ và cải cách 8406 - và Lê Thị Công Nhân (4 năm tù), phát ngôn nhân Đảng Thăng tiến, Trần Quốc Hiền (5 năm tù), đại diện Hiệp hội Công Nông Việt Nam, chủ tịch đảng Dân chủ Nhân dân, Lê Nguyên Sang (5 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (4 năm tù), Huỳnh Nguyên Đạo (3 năm tù), cũng như các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Dương Thị Tròn (6 năm tù), Lê Văn Sóc (6 năm tù), Nguyễn Văn Thủy (5 năm tù), Nguyễn Văn Thọ (4 năm tù), Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và Bùi Thị Kim Thành;

3. yêu cầu chính phủ (Việt Nam) chấm dứt mọi hình thức đàn áp những cá nhân sử dụng các quyền của họ về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do hội họp, chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền ; lập lại lời kêu gọi của Quốc hội Châu Âu yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc cải tổ những điều quy định liên quan đến điều luật an ninh quốc gia để hoặc hủy bỏ hoặc tuân thủ theo luật pháp quốc tế;

4. yêu cầu Việt Nam thực hiện các cải cách chính trị và thể chế để thiết lập nền dân chủ và một Nhà nước thực sự pháp quyền, bắt đầu bằng việc thiết lập chế độ đa đảng, một nền báo chí tự do và những công đoàn tự do;

5. yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và khôi phục quy chế pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;

6. thỉnh mời chính phủ Việt Nam chấm dứt việc phân biệt đối xử với cộng đồng người Thượng;

7. chào mừng việc bãi bỏ Nghị định 31/CP như bước đầu cải tổ tư pháp và yêu cầu chính phủ Việt Nam loại trừ mọi hình thức giam giữ mà không được pháp lý che chở, đặc biệt là Pháp lệnh mang số 44 năm 2002;

8. yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi những khuyến cáo của LHQ, đặc biệt của Ủy ban Nhân quyền LHQ trong phần kết luận năm 2002, bãi bỏ những pháp chế của Việt Nam trái chống với nhân quyền và bảo đảm thực sự các quyền cơ bản cho mọi công dân Việt Nam, chiếu theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa;

9. nhắc nhở rằng cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam phải đưa tới những cải tiến cụ thể tại Việt Nam ; thỉnh mời Hội đồng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, căn cứ trên điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác năm 1995, đặt cuộc hợp tác trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản;
10. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Âu châu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Âu châu, Ủy hội Âu Châu, cũng như đến các Chính phủ thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng Thư ký LHQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dịch từ bản Pháp ngữ
Nguồn: Thông cáo báo chí của Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam

Thế giới thiếu quân bình ảnh hưởng đến người lao động

Australian Financial Review
Thứ Ba 10 tháng Bẩy 2007
Trang 63

Trên trang Quan Điểm của nhật báo Australian Financial Review, hôm nay UBBV có một bài bình luận nói về luật quan hệ lao tư của Úc, và tình trạng bóc lột lao động ở VN.

Gần đây khi công ty Pele Curtains sa thải một số nhân viên, với lý do có ít hàng để làm, họ không trả tiền bồi thường cho nhân viên.

Một số người không rành tiếng Anh mấy, nên công đoàn của họ, Construction Forestry Mining and Energy Union, đang tranh đấu tại Hội Đồng Quan Hệ Lao Tư để đòi tiền bồi thường đó.

Có một nhân viên ở đó cho tôi hay rằng công ty này hứa với nhân viên còn lại là sẽ cho làm giờ phụ trội, và sẽ mướn nhân viên làm việc tạm thời. Người nhân viên này uất ức là có lẽ đã bị sa thải bất công, nhưng họ không có quyền kiện Pele Curtains vì Pele có dưới 100 nhân viên.

Người lao động ở VN cho tổ chức của tôi hay rằng họ thường xuyên phải làm 10-14 tiếng một ngày mà không được trả lương phụ trội, rằng nơi làm việc thiếu an toàn, và bị tai nạn lao động không được bồi thường – tất cả đều trái với chính luật lao động ở VN.

Để tạo ra cái mà họ gọi là sự uyển chuyển cho chủ và nhân viên, thì luật Work Choices đã làm cho chủ nhân nào muốn lạm quyền có thể dễ dàng làm vậy hơn.

Trong năm tranh cử này, va giữa những tiếng la ó về quyền lực của giới công đoàn, ta nên nhớ giới chủ có tiềm tàng quyền lực.

Giới chủ có toàn quyền đình công. Miễn sao trả hết nợ, là họ có quyền đóng cửa. Còn quyền lao động của người lao động thì ngày càng bị cấm đoán và giới hạn.

Và giới chủ không cần phải đoàn ngũ hoá mới có sức mạnh. Một người chủ đe doạ rằng họ sẽ đóng cửa công ty, là mọi nhân viên phải lo. Một người lao động đình công một mình thì chẳng ai màng. Vì thế, người lao động phải đoàn ngũ hoá.

“Ta nên nhớ rằng
giới chủ có
tiềm tàng quyền lực”

Quyền lực của giới công đoàn, và quyền lực của hội đoàn các chủ nhân, chẳng có gì sai trái. Nếu quân bình, thì xã hội công bằng. Thiếu quân bình mới tạo ra tệ nạn.

Lẽ ra các chính quyền nên giúp duy trì thế quân bình, nhưng tiếc thay chính quyền hiện nay thì không, một phần vì chủ nghĩa, và một phần vì nhiều công đoàn là đối thủ của họ trên chính trường.

Mục đích của Work Choices không phải là trừng phạt sai phạm, mà là làm què quặt công đoàn, chẳng hạn như đẩy họ ra khỏi những giao kèo lao tư và ra khỏi công sở.

Chính quyền nói là Work Choices đã giúp tạo ra và duy trì việc làm ở Úc trước sự cạnh tranh từ những nước lương thấp. Nhưng cạnh tranh bằng cách bớt lương ở Úc không phải là sách lược hay nhất.

Nước Úc có thể yêu cầu các quốc gia đó phải thực hành những ràng buộc của chính họ về luật lao động nội địa hoặc luật thế giới, để từng bước tăng lương và nâng cao đời sống của người dân nơi đó.

Người lao động ở Việt Nam đã cho tổ chức của tôi hay rằng họ thường xuyên phải làm 10-14 tiếng một ngày mà không được trả lương phụ trội, rằng nơi làm việc thiếu an toàn, và rằng nhân viên bị tai nạn lao động không được bồi thường – tất cả những việc này đều trái với chính luật lao động ở Việt Nam.

Ở Cambodia, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế lâu nay vẫn tổ chức những cuộc thanh tra các xưởng làm quần áo có giấy phép xuất cảng, do đó đã cải thiện điều kiện làm việc. Ta nên thử những cách tương tự trong các kỹ nghệ khác, các nước khác.

Nếu chọn giữa một đàng là nhà nước Hà Nội hay Phnom Penh giận dữ với chính quyền Canberra, một đàng là xiết công đoàn và giảm lương người lao động Úc, thì sự lựa chọn nào tốt hơn?

Đoàn Việt Trung là một trong những sáng lập viên của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam
(@http://www.vitudoweb.com)



--------------------------------------------------------------------------------
Worldwide Imbalance Hits Workers

Trung Doan (*)
Australian Financial Review
Tuesday 10 July 2007
Page 63

When Pele Curtains in Victoria retrenched several workers, saying business was slow, it did not make redundancy payments.

Some of the retrenched workers do not speak English well and their union, the Construction Forestry Mining and Energy Union, is fighting at the Industrial Relations Commission for them to get redundancy pay.

I am told by a worker that the company assured those who remained that there would be overtime, and they might hire casual workers. Aggrieved by this allegedly unfair dismissal, this worker cannot go to court because Pele Curtains has fewer than 100 employees.

In its quest for workplace flexibility, Work Choices makes it easier for employers to abuse their power if they want to.

Amid election year howls of “union power”, it is worth remembering that employers are inherently powerful.

They are free to strike. Provided they settle their debts, employers can close shop. Workers’ right to withdraw their labor, however, is increasingly regulated and prohibited.

And employers do not need to organise to be taken seriously. A single employer’s threat to close shop affects all the workers there. Workers striking singly, however, have no impact. Workers therefore need to organise.

“It is worth remembering
that employers are
inherently powerful”

There is nothing wrong with union power or employer groups’ power. If balanced, a more equitable society results. It is the lack of balance which gives problems.

Governments ought to facilitate the balance, but regrettably this one does not, partly due to ideology and partly because many unions are its political enemy.

Work Choices’ aim is not to punish alleged abuses but to structurally cripple unions by, for example, legislating and regulating them out of industrial agreements and the workplace.

It is claimed that Work Choices has created and retained jobs in the face of competition from low-wages developing countries. But competing by cutting Australian wages is not the best strategy.

Australia could ensure that these competitors meet their own internal or international commitments on labour rights, thereby nudging up their wages and living standards.

Workers in Vietnam have told my group that they regularly have to work 10-14 hours a day without being paid overtime rates, that their working conditions are unsafe, and that many injured at work are not compensated – all these things are illegal under Vietnam’s labor law.

In Cambodia, the International Labor Organisation’s unannounced inspections of apparel factories with export licences have improved working conditions. Something like this should be tried with more countries and more industries.

Given the choice of Hanoi or Phnom Penh getting angry with Canberra, or crippling unions and squeezing Australian workers’ wages, which works better?

(*) Trung Doan is one of the founders of the Committee to Protect Vietnamese Workers.

Thỉnh nguyện thư của một số Tín hữu Công giáo Việt Nam xin HÐGM Việt Nam cứu giúp dân oan khiếu kiện

Kính thưa toàn thể Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Kính thưa Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch Hội đồng GM
Kính thưa Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, chủ chăn Tổng giáo phận Sài gòn.
Kính thưa Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Gần 20 ngày qua, kể từ hôm 22-06-2007, dân oan từ các tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu v.v... đã kéo nhau về biểu tình và ở lỳ trước Văn phòng 2 Quốc Hội tại số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn để đòi lại nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đã bị nhà cầm quyền địa phương chiếm đoạt hay sang đoạt một cách bất công từ mấy năm hay mấy chục năm nay.

Từ con số 100 người, nay dân oan khiếu kiện đã lên tới 1.500 và sẽ còn tăng nữa. Họ đã vượt bao gian khó cản trở để đến nơi đặt văn phòng của “cơ quan quyền lực cao nhất nước” hầu kêu van các đại biểu Quốc hội hãy can thiệp để công lý được trả lại cho họ. Thế nhưng, chỉ có các viên chức chính quyền địa phương đón tiếp, dối gạt họ như bao lần là hãy trở về quê nhà để được giải quyết nỗi oan ức. Riêng các vị gọi là “đại biểu nhân dân” thì hoàn toàn vắng mặt, kín cửa trong căn nhà sang trọng, coi như chẳng có ai đang van vỉ kêu gào mình, chạy đến nương nhờ quyền lực của mình. Nhiều đại diện của Quốc hội hoặc của các bộ từ trung ương vào Văn phòng này hội họp cũng chẳng thèm ngó ngàng đến dân oan, hoặc có gặp cũng chỉ để câu giờ, lừa bịp.

Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền tại Sài Gòn còn sai vô số công an và dân quân chìm nổi một đàng gây khốn đốn cho cuộc sống của đoàn người khiếu kiện bằng cách khóa cửa các phòng đợi và nhà vệ sinh tại trụ sở Quốc hội, bằng cách cấm cản hay chận bắt những đồng bào hảo tâm đến tiếp tế thuốc men, lương thực, quần áo, khiến cho dân oan phải căng lều giăng bạt ngủ ngoài sân, bên vệ đường, chịu đựng nắng mưa trong cảnh đói khát bệnh tật vô cùng khốn khổ. Đàng khác, công an và dân quân ngày đêm rải khắp khu vực để ngăn chận mọi ai, kể cả phóng viên nhà nước và nước ngoài, đến lấy tin, chụp hình, phỏng vấn; để theo dõi, trà trộn vào đoàn khiếu kiện hầu tước đoạt điện thoại, máy ảnh của họ, không cho họ thông tin liên lạc; để phát hiện những thủ lãnh biểu tình hầu trấn áp trước mắt hay trừng trị về sau. Công an từ nhiều địa phương cũng đến để nhận diện, lùa hốt, áp giải dân oan về nhà. Ngoài ra, người ta còn thấy nhiều quân xa đậu ở hai đầu đường, như sẵn sàng ra tay đàn áp bằng vũ lực. Tất cả các biện pháp vô nhân đạo, vô luật pháp này nhắm mục đích làm cho đoàn biểu tình mệt mỏi thể xác, kiệt quệ tinh thần mà bỏ cuộc. Và chắc chắn khi tay không trở về lại quê nhà, họ chẳng những không được đền bù thỏa đáng mà sẽ bị trừng trị, thậm chí bị cầm tù, thủ tiêu, nhất là những thủ lãnh biểu tình, như trường hợp các thủ lãnh công nhân từ mấy năm qua và các thủ lãnh nông dân Thái Bình dạo nọ. Còn nếu họ kiên trì bám trụ, quyết tranh đấu đến cùng, gây nguy cơ tạo phản ứng dây chuyền khắp cả nước, thì có thể một Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra trong máu và nước mắt.

Bởi lẽ lúc này đây, tại Hà Nội, trung ương đảng Cộng sản đang họp ngày họp đêm, những phiên họp tuy tuyệt mật, nhưng mọi người đều biết tiết mục quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của họ là tìm phương thức đối phó với cuộc nổi dậy tại Sài Gòn. Lãnh đạo CS ý thức rất rõ tính cách bất khả của việc giải quyết vấn đề đấu tranh kiểu này và tầm mức nguy hiểm của cuộc nổi dậy dưới hình thức khiếu kiện đất đai và chống tham nhũng tại hầu hết mọi tỉnh, nhưng vì nhiều nguyên nhân, họ chưa quyết định đàn áp, giải pháp duy nhất mà não trạng và chế độ Cộng sản không thể không làm, như lịch sử đã bao lần minh chứng.

Bởi lẽ theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo “Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức tại Hà Nội, thời gian qua tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao, trong đó có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Mà theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao động và mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong những năm qua đã tác động tới đời sống của của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 14 tỉnh thành lại cho thấy việc định giá đền bù đất thu hồi cũng như tài sản không phù hợp, thậm chí bất công. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi cũ, gây nhiều khó khăn cho các hộ ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề. (Trích Bùi Trần, Đất cho nông dân). Tình trạng này càng tồi tệ và thê thảm hơn do thói bất công, tham nhũng và lộng hành của các quan chức địa phương với sự bao che của trung ương Hà Nội.

Thành ra đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với xã hội Việt Nam và là một vấn đề sinh tử của chế độ Cộng sản. Nói rõ ra, đây là một thách thức ghê gớm đối với quyền lực độc tài của đảng Cộng sản vốn đã cai trị nhân dân trong bạo hành, lừa dối, cướp bóc trắng trợn.

Kính thưa Quý Đức Cha,
Trước tình hình nghiêm trọng này, trước cảnh khốn khổ vô bờ của dân oan vốn đã chồng chất từ mấy chục năm qua mà nay không thể chịu đựng nổi này, trước nỗi uất ức ngất trời nay đã đến hồi bùng nổ này, có nguy cơ gây ra bạo loạn, kéo theo đàn áp đổ máu của một nhà cầm quyền mù quáng tin tưởng vào bạo lực, Hội đồng Giám mục Việt Nam không thể không lên tiếng, không thể không ra tay để bênh vực cho công lý và cho những người dân thấp cổ bé miệng.

Chúng con nghe văng vẳng bên tai lời Chúa Giêsu phán hứa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa (tức Giáo Hội) là của anh em (tức đứng về phía anh em)” (Lc 6,20); lời Chúa Giêsu minh định: “Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Tin Mừn ấy chính là “kẻ bị giam cầm (trong cảnh khốn khổ, mất nhân phẩm) biết họ được thả ra... người bị áp bức (bởi bất công, đàn áp, bóc lột) được giải phóng” (Lc 4,18).

Chúng con còn nghe văng vẳng bên tai lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong diễn từ trước các Giám mục Ba Tây ngày 13-05-2007 tại Aparecida: “Hệ thống Mác-xít, khi nó leo lên nắm chính quyền, đã không chỉ để lại một di sản đáng buồn là những hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà còn là một sự áp bức đau đớn lên các tâm hồn nữa”, rồi trong thư gởi Giáo hội Trung Quốc ngày 27-05-2007: “Giáo Hội không thể và không được ở bên lề cuộc đấu tranh cho công lý. Giáo Hội phải đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, thì công lý vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội. Tuy nhiên cổ võ cho công lý qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của công ích là điều can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa”.

Chúng con cũng không quên lời Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục năm 2006: “Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình. Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa... có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời... mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào” (Số 7: Góp phần xây dựng một xã hội công bằng); rồi lời Đức Cha Chủ tịch Hội đồng GMVN nói trong cuộc phỏng vấn của VietCatholic ngày 22-04-2007: “Đối với nhà nước thì hằng năm chúng tôi vẫn có cuộc gặp gỡ hoặc có những đề nghị với nhà nước về các vấn đề tự do tôn giáo, văn hóa, đạo đức, luân lý, giáo dục giới trẻ, vấn đề công bằng sự thật. Có khi chúng tôi là đơn vị duy nhất dám nói lên điều đó với nhà nước và chúng tôi vẫn còn tiếp tục nói những điều như vậy”. Đức Tổng Giám mục Hà Nội mới đây còn giải thích dụ ngôn “người Samari nhân hậu” qua bài suy niệm “Nhớ mang theo trái tim”!!!

Kính thưa Quý Đức Cha,
Đoàn dân khiếu kiện trước Văn phòng 2 Quốc hội (trong đó có không ít tín hữu) mong chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ (qua một văn thư chính thức gởi nhà cầm quyền). Họ mong chờ -và ai nấy đều đợi- điều ấy đã 20 ngày nay rồi, và xét chung, các thị dân, nông dân bị cướp đất đai nhà cửa từ sau ngày “mở cửa kinh tế” mong chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ đã 20 năm nay rồi!!!

Cũng nhân cơ hội này, xin Quý Đức Cha yêu cầu nhà nước CSVN xóa bỏ điều 1 trong Luật Đất đai năm 2003 (còn hiệu lực): “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều này thường được giải thích là: Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác, ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai (Vụ công tác lập pháp, Những sửa đổi cơ bản của luật đất đai năm 2003. Nhà xb Tư pháp, tr.14-15). Đây là một nguyên tắc ngụy biện, phi lý, sai lầm, mở đường cho việc nhà cầm quyền (thực chất là cán bộ địa phương) ăn cướp đất đai tài sản của tôn giáo và tư nhân suốt hơn nửa thế kỷ nay dưới chế độ CS, gây ra bao điêu đứng cho các giáo hội và cho đồng bào.
Cụ thể trước mắt, kính xin Đức Hồng y Tổng Giám mục Sài gòn

1- yêu cầu Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN xuất ngay một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân của nhân tai này, như UB đã từng mau mắn cứu trợ các nạn nhân của thiên tai. (Xin đăng tin tức cứu trợ lên trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam);

2- ra lệnh cho các linh mục, tu sĩ trong Giáo phận thành lập ngay những phái đoàn cứu trợ khẩn cấp cho dân oan đang chết dần mòn và bênh vực khẩn cấp cho dân oan đang bị đàn áp khốc liệt bằng công cụ pháp lý hay phương tiện truyền thông;

3- ra lệnh cho các giáo xứ trong Giáo phận quyên góp phẩm vật, tiền bạc, tích lũy thành quỹ, để hỗ trợ lâu dài cho các dân oan đang sống chết bám trụ tại Văn phòng 2 Quốc hội, tới ngày họ đạt được những đòi hỏi chính đáng.

4- ra lệnh cho các nhà tu, các nhà xứ, các nhà giáo dân mở rộng cửa đón tiếp dân oan vào tá túc, như truyền thống ngàn đời của công giáo: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà.

Mọi người lương giáo đang nhìn về Hội đồng Giám mục như một sức mạnh tinh thần, nhìn về các Giám mục như những phát ngôn của sự thật, chứng nhân của lẽ phải, như những mục tử nhân lành sẵn sàng thí mạng vì đoàn chiên theo gương Thầy Chí Thánh. Giờ của Dân tộc và của Giáo hội đã điểm!

Nguyện xin Chúa Thánh Thần Tình Thương và Sự Thật ở cùng Quý Đức Cha.
Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 11-07-2007, lễ Thánh Bênêđictô.

1- Linh mục Têphanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
2- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế
3- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, tù nhân tại Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam.
4- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh.
5- Linh mục Gioan Đinh Xuân Minh, Đức Quốc
6- Linh mục Nguyên Thanh, Hoa Kỳ
7- Phát thanh viên Phan Thiên Ân, California, Hoa Kỳ
8- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn, Việt Nam
9- Chuyên viên Giuse Phạm, California, Hoa Kỳ
10- Luật sư Đỗ Thế Kỷ, Na Uy
11- Giáo sư Bùi Xuân Quang, Paris, Pháp
12- Nhà văn Micae Lê Văn Ấn, San Jose, Hoa Kỳ
13- Bác sĩ Sébastien Lê Văn Thành, Boston, Hoa Kỳ
14- Chuyên gia Vinhsơn Việt Sĩ, California, Hoa Kỳ
15- Nhà văn Simon Nguyễn An Quý, Seattle, Hoa Kỳ
16- Chuyên viên Sarah-Anne Thanh Hà, Úc châu
17- Ký giả Trần Phong Vũ, San Jose Hoa Kỳ
18- Giáo sư Nguyễn Phúc Liên, Thụy Sĩ
19- Giáo sư Nguyễn Văn Thông, Hoa Kỳ
20- Chuyên viên ngân hàng Dominic Hoàng, Úc châu
21- Anrê Đỗ Anh Tài, cựu giáo sư, Phong trào GDVNHN, California, Hoa Kỳ
22- Anê Phạm Liễu Chi, chuyên viên hoá học, California, Hoa Kỳ
23- Antôn Đỗ Như Điện, kỹ sư, PTGDVNHN, California-Hoa Kỳ
24- Gioan Baotixita Đoàn Thanh Liêm, cựu luật sư, MLNQVN, California, Hoa Kỳ
25- Vinhsơn Lê Minh-Tâm, cựu giáo sư, Montreal, Quebec, Canada
26- Maria Bảo Khánh, ca sĩ phát thanh viên, Sydney, Úc châu
27- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Ích, tiến sĩ, Nguyệt san DĐGD, California, Hoa Kỳ
28- Gioakim Lê Tinh Thông, giáo sư, California, Hoa Kỳ.
29- Tađêô Cao Viết Lợi, cựu đốc sự hành chánh, PTGDVNHN, California, Hoa Kỳ
30- Antôn Trần Văn Long, hưu trí, Montreal, Quebec, Canada.
31- Giuse Trần Quang Tuyến, hưu trí, California, Hoa Kỳ.
32- Giuse Nguyễn Xuân Tùng, cựu thiếu tá, Nhóm Diễn đàn Kitô hữu, California, Hoa Kỳ.
33- Nguyễn Đạt Thịnh, nhà báo, Houston, Texas, Hoa Kỳ.
34- Anphong Hoàng Quý, nhà văn, báo điện tử Sứ Mệnh Giáo Dân, California, Hoa Kỳ.
35- Laura Trần Thị Hiền, báo điện tử Tiếng Nói Giáo Dân, California, Hoa Kỳ.
36- Đôminicô Phạm Tử Khanh, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.
37- Anna Đỗ Lựu, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.
38- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Cảnh, bác sĩ, MLNQVN, Florida, Hoa Kỳ.
39- Phaolô Cao Hữu Thiên, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
40- Giacôbê Cao Hữu Thọ, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
41- Mađalêna Võ Thị Mai, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
42- Phêrô Đỗ Văn Tiếp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
43- Antôn Hứa Minh Hùng, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
44- Phêrô Nguyễn Diệp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
45- Maria Emanuen Vũ Thị Khuê Minh, nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Paris, Pháp.
46- Maria Eugenie Vũ Thị Tuệ Minh, nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Lyon, Pháp.
47- Maria Vũ Thị Châu Minh, nhà giáo, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
48- Trần Huy Bích, Phụ tá Quản thủ Thư viện USC, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
49- Phạm Bá Hoa, cựu sĩ quan, Tổng Hội Cựu SVSQTĐ/HN, Houston, Texas, Hoa Kỳ.
50- Perpêtua Đỗ Hằng, chuyên viên vật lý trị liệu, Houston, Texas, Hoa Kỳ
51- Maria Nguyễn Thị Quy, Florida, Hoa Kỳ.
52- Batôlômêô Trịnh Hư Trương, Florida, Hoa Kỳ.
53- Tôma Nguyễn Tri Hồng Ân, Victoria, Úc châu.
54- Maria Bùi Kim Sương, Victoria, Úc châu.
55- Mátta Nguyễn Tri Gia Diệp, Victoria, Úc châu.
56- Giuse Trần Anh Quân, Victoria, Úc châu.
57- Têrêxa Nguyễn Tri Gia Xuân, Victoria, Úc châu.
58- Joe Don, Victoria, Úc châu.
59- Giuse Nguyễn Tri Thiên Tuyền, Vicroria, Úc châu.
60- Maria Vinh sơn Nguyễn Tri Hồng Vân, Victoria, Úc châu.
61- Maria Nguyễn Thị Hoa, Florida, Hoa Kỳ.
62- Joe Trần Hữu Thiên, Florida, Hoa Kỳ.
63- Giuse Nguyễn Văn Dũng, Floria, Hoa Kỳ.
64- Maria Trần Thị Thu Hương, Florida, Hoa Kỳ.
65- Giuse Nguyễn Trực Cường, Florida, Hoa Kỳ.
66- Anna Nguyễn Thúy Uyên Vi, Florida, Hoa Kỳ.
67- Anna Nguyễn Thị Hiếu, Đồng Nai, Việt Nam
68- Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Tổng Giáo phận Huế.
69- Mađalêna Phan Thị Hòa, Tổng Giáo phận Huế.
70- Maria Vũ Thanh Phương, Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai.
(Tạm khóa sổ lúc 17g ngày 13-07-2007)


Linh mục Nguyễn Văn Lý đọc Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006


Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam 2006

Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng :

I. Thực trạng của Việt Nam
1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộc và Khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh ngày 15-8-1945 và thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945).

Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là : bạo lực và khủng bố trấn áp !

2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945).

Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của Dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên.

3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin”. Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn : “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng…”.

Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.

II. Qui luật phổ biến toàn cầu
1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng : “Đảng cộng sản Việt Nam... theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !

2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước ! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.

3- Chúng ta đều hiểu rằng : không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay ! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006), Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào ! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.

Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước :

III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh
1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.

Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây :

- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2 : “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21 : “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

- Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, điều 7 và 8 : “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…”. Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18 : “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.

2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.

3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.

Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Đồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.

Đồng tuyên bố tại Việt Nam lần đầu ngày 08 tháng 4 năm 2006 (118 Công dân)

1. Bác sĩ Nguyễn Xuân An, Thừa Thiên-Huế
2. Giáo viên Đặng Hoài Anh, Thừa Thiên-Huế
3. Giáo viên Đặng Văn Anh, Thừa Thiên-Huế
4. Bác sĩ Lê Hoài Anh, Nha Trang
5. Giáo sư Nguyễn Kim Anh, Thừa Thiên-Huế
6. Giáo sư Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng
7. Nhân viên Trịnh Cảnh, Vũng Tàu
8. Linh mục F.X. Lê Văn Cao, Thừa Thiên-Huế
9. Giáo viên Lê Cẩn, Thừa Thiên-Huế
10. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn, Thừa Thiên-Huế
11. Giáo viên Trần Thị Minh Cầm, Thừa Thiên-Huế
12. Linh mục G. Nguyễn Văn Chánh, Thừa Thiên-Huế
13. Giáo viên Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ
14. Giáo sư Hoàng Minh Chính, Hà Nội
15. Giáo viên Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi
16. Thạc sĩ Đặng Quốc Cường, Thừa Thiên-Huế
17. Nhân viên Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết
18. Doanh nhân Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng
19. Giáo viên Trần Doãn, Quảng Ngãi
20. Công dân Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn
21. Giáo viên Hồ Anh Dũng, Thừa Thiên-Huế
22. Giáo sư Trương Quang Dũng, Thừa Thiên-Huế
23. Bác sĩ Hà Xuân Dương, Thừa Thiên-Huế
24. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội
25. Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hà Nội
26. Kế toán Trần Văn Đón, Phan Thiết
27. Bác sĩ Hồ Đông, Vĩnh Long
28. Linh mục Pr Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên-Huế
29. Doanh nhân Trần Văn Ha, Đà Nẵng
30. Giáo viên Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ
31. Bác sĩ Lê Thị Ngân Hà, Thừa Thiên-Huế
32. Giáo viên Lê Nguyễn Xuân Hà, Thừa Thiên-Huế
33. Công dân Vũ Thuý Hà, Hà Nội
34. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
35. Giáo viên Trần Thạch Hải, Hải Phòng
36. Kế toán Trần Việt Hải, Vũng Tàu
37. Kỹ sư Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu
38. Doanh nhân Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng
39. Giáo viên Phan Thị Minh Hạnh, Thừa Thiên-Huế
40. Giáo sư Đặng Minh Hảo, Thừa Thiên-Huế
41. Nhân viên Trần Hảo, Vũng Tàu
42. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn
43. Giáo viên Lê Lệ Hằng, Thừa Thiên-Huế
44. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh
45. Y tá Chế Minh Hoàng, Nha Trang
46. Giáo viên Văn Đình Hoàng, Thừa Thiên-Huế
47. Giáo viên Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn
48. Giáo sư Nguyễn Minh Hùng, Thừa Thiên-Huế
49. Linh mục Gk Nguyễn Văn Hùng, Thừa Thiên-Huế
50. Giáo viên Phan Ngọc Huy, Thừa Thiên-Huế
51. Giáo viên Lê Thị Thanh Huyền, Thừa Thiên-Huế
52. Giáo viên Đỗ Thị Minh Hương, Thừa Thiên-Huế
53. Thạc sĩ Mai Thu Hương, Hải Phòng
54. Y tá Trần Thu Hương, Đà Nẵng
55. Phó Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kế, Thừa Thiên-Huế
56. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
57. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh, Thừa Thiên-Huế
58. Giáo viên Nguyễn Đăng Khoa, Thừa Thiên-Huế
59. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội 60. Nhân viên Bùi Lăng, Phan Thiết
61. Giáo viên Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn
62. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, SGN
63. Bác sĩ Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn
64. Linh mục G.B. Nguyễn Cao Lộc, Thừa Thiên-Huế
65. Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Bắc Ninh
66. Giáo viên Ma Văn Lựu, Hải Phòng
67. Giáo viên Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng
68. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Thừa Thiên-Huế
69. Giáo viên Cái Thị Mai, Hải Phòng
70. Giáo viên Cao Thị Xuân Mai, Thừa Thiên-Huế
71. Giáo viên Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn
72. Nhân viên Hà Văn Mầu, Cần Thơ
73. Giáo viên Phan Văn Mậu, Thừa Thiên-Huế
74. Nhân viên Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ
75. Giáo viên Ma Văn Minh, Thừa Thiên-Huế
76. Giáo viên Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn
77. Bác sĩ Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Đà Nẵng
79. Công dân Bùi Kim Ngân, Hà Nội
79. Thạc sĩ Đặng Hoài Ngân, Thừa Thiên-Huế
80. Linh mục G.B. Lê Văn Nghiêm, Thừa Thiên-Huế
81. Mục sư HTTL Ngô Hoài Nở, Sài Gòn
82. Giáo viên Lê Hồng Phúc, Hải Phòng
83. Linh mục Đa Minh Phan Phước, Thừa Thiên-Huế
84. Kỹ sư Võ Lâm Phước, Sài Gòn
85. Linh mục Giuse Cái Hồng Phượng, Thừa Thiên-Huế
86. Mục sư HTTL Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn
87. Kỹ sư Tạ Minh Quân, Cần Thơ
88. Linh mục Augustinô Hồ Văn Quý, Thừa Thiên-Huế
89. Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Bùi Chu
90. Bác sĩ Võ Văn Quyền, Vĩnh Long
91. Bác sĩ Trần Thị Sen, Nha Trang
92. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh Long
93. Kỹ sư Hoàng Sơn, Hải Phòng
94. Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, Thừa Thiên-Huế
95. Giáo sư Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng
96. Kỹ sư Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng
97. Bác sĩ Tạ Minh Tâm, Cần Thơ
98. Giáo sư Nguyễn Thành Tâm, Thừa Thiên-Huế
99. Mục sư HTTL Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn
100. Giáo viên Nguyễn Bình Thành, Thừa Thiên-Huế
101. Giáo viên Văn Bá Thành, Thừa Thiên-Huế
102. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp
103. Thạc sĩ Trần Mạnh Thu, Hải Phòng
104. Giáo sư Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn
105. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
106. Cựu Sĩ quan Trần Dũng Tiến, Hà Nội
107. Linh mục Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
108. Giáo viên Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
109. Nhân viên Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết
110. Giáo viên Chế Thị Hồng Trinh, Thừa Thiên-Huế
111. Bác sĩ Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng
112. Bác sĩ Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn
113. Giáo viên Lê Trí Tuệ, Hải Phòng
114. Y tá Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang
115. Giáo viên Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi
116. Giáo viên Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ
117. Thạc sĩ Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng
118. Kỹ sư Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn
*(08-4-2006)


Manifesto
on Freedom and Democracy for Vietnam in 2006


Dear respected fellow-countrymen inside and outside Viet Nam,
We, the undersigned, representatives of Peaceful Democratic Fighters for democracy in Viet Nam, and all People who are craving for an authentic Democracy for our beloved Fatherland, Viet Nam, unanimously declare:

Chapter I – The real situation in Viet Nam
1- In the Revolution of August 1945, the choice of all Vietnamese was National Independence, not Socialism. The Declaration of Independence, dated September 2nd, 1945, by Ho Chi Minh, did not mention a single word about Socialism or Communism. Two main causes that made that August Revolution successful were the People’s Aspiration for National Independence and The gap of power in Viet Nam during that time (The French colonists were unseated from power by the Japanese on March 9th, 1945, and the Japanese surrendered to the Allied Forces on August 15th, 1945).

Obviously, the objective of that August Revolution has been deviously redefined by the Communist Party. And, naturally, the Right of Self-Determination for the Vietnamese People has been totally abolished. There were at least two historical opportunities, one in North Viet Nam in 1954, and the other for the whole of Viet Nam in 1975, for all Vietnamese People to realise their Right of Self-Determination. But that has never been implemented by the malicious Communist Party of Viet Nam (CPV), because according to Lenin, when the dictatorship of the proletariat is established, its very first function is Violence, Terrorism, and Suppression.

2- On September 2nd, 1945, in Ha Noi, Ho Chi Minh, President of the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly declared to the Vietnamese People and to the whole world: “All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain unalienable Rights. Among these are the rights to Life, Liberty and the pursuit of Happiness.” That immortal statement is from the Declaration of Independence of the United States of America, written in 1776. Generalized, it means that all People in the world are born equal, have the right to live, the right to seek happiness and the right to be free. The Declaration of Human and Civil Rights of the French Revolution in 1791 also says : “Men are born and remain free and equal in rights and must always remain free and equal in rights.” This is the Righteousness which no one can deny.” (Excerpts of Viet Nam Declaration of Independence dated September 2nd, 1945).

However, all of these sacred Rights of the Vietnamese People have been brazenly trampled immediately after the Communist government had been formed.

3- In February 1951, the Declaration of the Labor Party of Viet Nam (now the CPV) in the Second General Assembly stated: “The Party’s Ideology is Marxism-Leninism”. And in the party’s Regulations, the Objectives and Guiding Principles section clearly stated: “The Labor Party of Viet Nam utilizes Marxism, Engelism, Leninism, Stalinism and the thoughts of Mao Tse Tung, combined with the realities of the Vietnamese Revolution, as the foundation of its thoughts, and the lodestar for all of the Party’s actions…”

Since then, especially in North Viet Nam after 1954, and in the whole nation after April 30, 1975, the phantom of communism always has oppressed and haunted the minds of the Vietnamese People. It is that phantom, and nothing else, which has destroyed every one of the Vietnamese People’s Rights. Even today, that phantom still claims both the spirit and the body of the Vietnamese People throughout the whole country.

Chapter II - Universal Rule
1- History has proved that under any totalitarian government, communist or otherwise, rights of freedom and democracy have always been mercilessly trampled, differing only in degree. Unfortunately, Viet Nam is one of the few nations in the world which is still governed by a totalitarian Communist regime. This is, in fact, reflected in the fourth article of the Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam of 1992: “The CPV…following Marxism-Leninism and the thoughts of Ho Chi Minh, is the force leading the government and the society”. As a result, the rights of freedom and democracy of the Vietnamese People have been completely abolished. At most, only a few tiny broken pieces of these rights still exist.

2- It is this monopolization of power, which by nature never accepts competition or replacement, that has strongly driven the system toward backwardness and degeneration. Because there are no regulations or principles for fair competition in the political arena, the People cannot select the most suitable officials or political groups, since elections are completely orchestrated by the government. Hence, the leadership and management of the country have become more and more corrupt and dismantled from the central government to the local authorities. Consequently, Viet Nam has become a nation lagging far behind other nations in the region and around the world. The resulting national shame and the nationwide catastrophes caused by government mismanagement are extremely difficult to eradicate. The issue of all issues and the cause of all causes is that: the CPV is the sole political force which assumes leadership in our country! Reality has shown that every country which has fallen into the orbit of Communism has been tragically devastated. The Union of Soviet Socialist Republics (USSR), the cradle of Communism, and other socialist nations in Eastern Europe, have bravely overcome their past and turned themselves around to find the right path for their People.

3- We all understand: no one can correct history, but history can be redirected. From history, we learn that the most important thing we can do is to set the right direction for the future. In the past, the direction of our country was hastily and immaturely chosen by the CPV and imposed by force on our People. Reality has proved that direction to be completely wrong. Therefore, today, we, the Vietnamese People, must again choose our way. And surely, the choice of the whole People will be far superior to that of one single person or any small group. The CPV is only a small subset of the Vietnamese People. Therefore it cannot in the name of the People impose its own choice of direction. Before the People and History throughout more than half of the past century (1954-2006), the CPV has usurped the name but had never the righteousness. The simple reason is that there has never been a truly free election in Viet Nam under the Communist regime.

From the above-mentioned situation and universal laws, with the consciousness of responsible citizens toward the destiny of our beloved country, we beg to make known our thoughts to our fellow-countrymen inside and outside Viet Nam, as follows:

Chapter III - Goals, methods and meanings of the fight
1- The paramount goal in the fight for Freedom and Democracy for our People today is to replace completely the current political regime, not to renovate it partially or to only “adjust” it minutely. Specifically, the current oligarchic, one-party political regime, without competition in the political arena, must be converted to a pluralist, multi-party political system, incorporating wholesome competition, to meet our Country’s legitimate needs. In this regime the three branches, the Legislative, the Executive and the Judiciary, must be clearly separated, in accordance with international standards and with the wisdom that humanity has gained at a very high cost in the building of successful democracies.

Our concrete goals are to re-establish fundamental rights for the Vietnamese People as follows:

- Freedom of Speech in accordance with the International Covenant on Civil and Political Rights, ratified by the United Nations on December 16, 1966 and by the Socialist Republic of Viet Nam on September 24, 1982, article 19.2: “Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.” This means that political parties, organizations and individuals have the right to freedom of speech via newspapers, radio, television, or any other form of mass media, without requiring the permission of the government.

- Freedom of meeting, of creating associations and political parties, and of voting in and running for elections in accordance with the International Covenant on Civil and Political Rights, article 25: “Every citizen shall have the right and the opportunity... (a) to take part in the conduct of public affairs, directly or through freely chosen representatives ; (b) to vote and to be elected at genuine periodic elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the electors.” This means that political parties of all ideologies may compete fairly in an authentic pluralist, multi-party democracy.

- Freedom to organize trade unions and legitimate strikes in accordance with the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, ratified by the United Nations on December 16, 1966 and by the Socialist Republic of Viet Nam on September 24, 1982, articles 7 and 8: “The States Parties to the present Covenant recognize the right of everyone to the enjoyment of just and favourable conditions of work... The right of everyone to form trade unions and join the trade union of his choice, subject only to the rules of the organization concerned, for the promotion and protection of his economic and social interests....(with) the right to strike.” These trade unions must be organizations free to act independently; there must never be any kind of trade union that benefits solely the government at the expense of the workers.

- Freedom of religion according to the International Covenant on Civil and Political Rights, article 18: “Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion. This right shall include freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice, and freedom, either individually or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in worship, observance, practice and teaching.” These religions must be independent in their activities and cannot be transformed into instruments of the government.

2- The Method of this fight is peace and non-violence. It is the Vietnamese People who must take the initiative in carrying out this fight. However, we profoundly appreciate the passionate and increasingly effective support of our friends in other nations around the world. Through modern means of communication and increasingly open international relations, we will use these means to find ways to help our fellow-countrymen to complete their knowledge. Once having a clear and correct realization, the Vietnamese People will act appropriately and effectively.

3- The meaning of this fight is to make “the Right subdue the Wrong”, to make progress subdue backwardness, to allow the People’s forces which are correctly applying the principles of life and the trends of our times, to subdue the evil forces which are trying to counteract these trends and principles. The CPV, whether going along with the Vietnamese People or not, depends on the degree to which the CPV is objective, fair, lucid and humble enough to accept the principles of fair competition. Only the one-party political regime must be permanently and definitely buried in the grave of the past. Only then, will the People find only the best persons and parties after each election to lead our nation. The principle “The Righteousness triumphs !” will be established and individual life will become much better, society will become more human and our fellow-countrymen will live together much more amicably.

We sincerely hope that this Manifesto will encourage enthusiastic cooperative action from our fellow-countrymen inside and outside Viet Nam, and the support of our friends around the world. We profoundly thank and call on the United Nations, the Congresses and Parliaments, the Governments, the International Organizations and our friends worldwide to continue their passionate and effective support of this just fight, contributing to help us lead our Vietnamese Fatherland to join soon with other civilized, ethical, prosperous and free nations in the international community.

Đầy tớ làm chủ, còn chủ làm dân đen

Một tác giả gửi cho Ban Biên Tập địa chỉ Blog trên Yahoo! của một người trong nước, trong đó có các hình ảnh do những "nhà báo" không chuyên nghiệp ghi lại cuộc biểu tình của bà con nông dân tại Sài Gòn từ mấy ngày qua. Tình cờ lướt qua các bài khác, tôi vừa đọc vừa thích thú về hình thức sinh hoạt này của những bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay.

Những nụ cười hài hước, mỉa mai chế độ, những trao đổi về các đề tài muôn mặt của cuộc sống với cách thể hiện tươi trẻ, trung thực và rất dí dỏm. Nó phản ảnh những trăn trở và phẫn uất của giới trẻ trong nước trước những bất công, phi lý và vô giáo dục của những người tự gọi mình là “đầy tớ của nhân dân”.

Sinh hoạt Blog này cho chúng ta một tín hiệu đáng mừng: Tuổi trẻ trong nước không thờ ơ như chúng ta ở nước ngoài thường nghĩ, rằng, họ chỉ suốt ngày bên màn hình computer để chích chát, không quan tâm gì đến những gì xảy ra xung quanh mình. Và chính sách dùng tường lửa của nhà cầm quyền Hà Nội là vô hiệu, không thể nào ngăn chặn thông tin, bởi vì hơn ai hết, tuổi trẻ nắm bắt nhanh nhất kỹ nghệ tin học ngày nay và tìm cách vượt qua mọi rào cản để đến với văn minh, dân chủ, tiến bộ của con người. Báo chí nước ngoài trong thời gian qua cũng cho biết, sinh hoạt trên hàng triệu blog của thanh niên Trung Quốc đang làm nhà cầm quyền Bắc Kinh đau đầu.

Tôi ghi lại trung thực (chỉ hiệu đính lỗi chính tả, đặt thêm tiểu mục) và chuyển đến bạn đọc vài sinh hoạt trên diễn đàn này trong những ngày gần đây nhất, đảm bảo sôi nổi không thua kém bạn đọc trên diễn đàn tự do.

Vô lễ với nhân dân? Cứ vô tư đi!

1/ Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã

Buổi sáng, một hàng dài các cụ lão ông lão bà ngồi ngoài hiên chớ lãnh lương hưu, nắng nhạt nhòa của cái giấc 9 giờ. Cô thủ quỹ khoảng 30 tuổi, lọc cọc đi vào, mở khóa cửa, tháo khẩu trang, kính mát bỏ vào tủ… rồi lay hoay mở két. Các cụ lõm khõm, tập tễnh bước vào xếp sổ…
- Quỳnh đâu???
- Dạ có !
Cụ bà tên Quỳnh 72 tuổi khập khiễng đứng ra khỏi hàng bước lên. Toạch...! Mớ tiền lương được thảy ra bàn.
- Đếm đi, rồi ký vào đây !
Đố cả làng ai nói đấy!?????

2/ Tại Sở cơ quan đầu ngành của thành phố lớn nhất nước

Phòng tiếp nhận:

- Để hồ sơ cho đàng hoàng coi, xếp vô trong rổ!!!
Cái bác đi nộp vội vàng cầm xấp hồ sơ loay hoay xếp lại, nóng hầm hập, hơi người nồng nồng ngái ngái xông lên…
- Nhanh đi chứ cho người sau vào!
Càng lúng túng tợn, bác đánh rơi cả xấp, giấy tờ bay tá lả. Bà con nhặt giúp.
- Có bộ hồ sơ cầm không xong!
Nhìn cái mặt non choẹt cỡ hai mấy - 8X, ngồi sau ô cửa tiếp nhận - gắt như mắm tôm, cả đám đông dúm dó...

Phòng trả hồ sơ

Một cậu cỡ ba mươi:
- Hoàng văn Sơn!!!!!!!!
Chỉ độc cái tên cộc lốc dù trên giấy ghi rõ giới tính, tuổi tác của chủ nhân hồ sơ. Ông bác vội dạ có ran lên, nếu nói không kịp thì chờ tua sau, chết khiếp! Ông bác có thể đẻ ra bố cái cậu ấy đấy!
- Ký vào đây! - Mắt chả thèm dòm lấy được đủ một con mắt.
Dân tình im thin thít …….
Đố ai mà nhìn thấy nụ cười của Công bộc, chỉ thấy dân tình nửa cười nửa mếu với Công bộc thôi .

3/ Tại cơ quan công an

Phòng xử lý vi phạm giao thông:

Mấy Công bộc công an ngồi phòng máy lạnh phà phà, cái ô cửa tò vò kích cỡ ngang 35 cm, cao 15 cm chĩa ra cái lũ nhân dân vi phạm giao thông bị giữ bằng lái, bị giữ xe đang ngồi lổn nhổn trong cái nóng cỡ 38-39 độ C, đứa nhân dân nào cũng nhễ nhãi mồ hôi, mặt bóng lưỡng đỏ gay vì nắng nóng… Dân ngu – khu đen nên phải giáo dục vậy là vừa! Cho ngồi cháy đít – đen thêm tí nữa có sao.
- Có gì không?
- Dạ tui là chị của Bình đi đóng tiền phạt cho nó!
- Kêu thằng Bình vào đây.
- Dạ……..
- Đứng ra chỗ khác, kêu nó vào!
Lủi thủi tui đi ra.
Công bộc này cỡ U30! Thôi chấp làm gì! Láo với tui thì cũng như láo với mẹ nó, AQ một phát, lùi ra 2m.
- Thằng Thảo là thằng nào?
Nhân dân Thảo dạ ầm ĩ, lỡ mất lòng Công bộc bị phạt mức cao nhất thì bỏ mẹ. Nhân dân Thảo mới có 48 tuổi, U50, bằng lái xe ghi rõ .
- Phạt 750.000, bấm một lỗ bằng lái, vượt tốc độ 10% - đi sang kho bạc đóng đi rồi về lấy xe!
- Dạ vâng anh!
Nhân dân Thảo cười xòe như mếu, lấy giấy phạt chạy thẳng.
Nhân dân tui mon men vào hỏi:
- Anh ơi làm ơn cho giấy phạt lẹ chứ kho bạc đóng cửa thì chết!
- Tụi này làm giờ nào thì tụi nó thu tiền tới giờ đó!
Nhân dân tui an tâm, đứng ra ngoài ngẫm rằng: Sách giáo khoa dạy sai rùi, tiếng Việt làm gì có Chủ từ hay Đại từ nhân xưng… Sai bét sai bét! Hỏng cả! Phải giáo dục nhân dân lại theo đúng cái kiểu nói của Công bộc.
Thôi nhân dân tui nói ra ba chỗ thui, còn chán vạn chỗ khác giống y chang, bà con nhân dân nào đi đâu thì nhớ cố gắng học thuộc lòng bài vâng dạ với các Công bộc và nhìn vào đây để học kinh nghiệm nhá. Nếu không là các Công bộc lại giáo dục các nhân dân bi giờ. Cứ vô tư đi, dân ngu khu đen!


4/ Còi công an hụ

Còi hụ!!!!!!!!!
Wóe wéo wéo!!!!!!!!!
Còi hụ vang lừng. Lúng túng trong 15 giây, xe Hổ tớ không làm sao lách vào trong được vì tam bề bị vây bời xe bus và xe hơi, xe gắn máy, nhất bề là con lươn. Hai tay cảnh sát cơ động dẫn đường áo vàng choạch, xe môtô gắn loa gắn còi hụ inh ỏi. Đi lòn phía trái xe, tớ thấy họ lấy dùi cui đập cái uỳnhhhhhhh vào xe. Tớ giật bắn cả người, tóc tai dựng đứng và nghe tiếng ông Công bộc phát ra từ cái loa:
- Đù má mày! Nghe còi mà hổng tránh hả, ông đập cho mày bể kiếng chết mẹ bây giờ!!!
Xe tớ dạt vội - cà vào cái xe bus cái sạt. Rầm!
Tiếng chửi rủa của mấy ông Công bộc được khuếch đại qua loa đến cách xa 1 cây số còn nghe rõ!
Một đoàn xe bảy chỗ ngồi chừng 4 chiếc ầm ầm vun vút lao qua với tốc độ không dưới 80km/giờ. Nhoắng một cái biến sạch, bà con ôm ngực kẻ xanh mặt kẻ hú hồn. Hổ tớ da gà da ốc mọc đầy .
Cái vụ này diễn ra ngay tối hôm 30/6/2007 lúc 7 giờ 57 phút ngay tại khúc ngã ba Bình Giã – Cộng Hòa, thành phố mang tên... bác gì gì đấy! Đường đang đầy nhóc xe cộ lưu thông!

Ranking:

Câu hỏi: - Làm quan có quyền chửi dân không?

Trả lời:

a) - Tha hồ mà chửi - miệng nhà quan có gang có thép: 10
b) - Khẩn cấp thì được chửi: 1
c) - Khẩn quái gì - hộ tống cha ông chúng nó: 12


Chuyện các bà mẹ nông dân đi kiện củ khoai

Bịt lỗ tai, gài lỗ đít

Mẹ Đốp tôi đi ta bà từ làng trên xuống xóm dưới, từ Đông sang Đoài, từ Một sang Hai đến Ba đến thứ N… gõ cửa, chổng mông vừa gào vừa gọi mở. Ấy thế mà chả ma nào thèm ừ hử một câu... Bực quá bắc thang lên hỏi ông Giời, thế mà cửa cổng nhà Giời đóng chặt, bấm chuông, dây điện đứt, gõ mõ, gõ phèng tai điếc cả, cấm có nghe!!!
Câm tịt tìn tin từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, Thiên Lôi thì đi Tây tạng thỉnh kinh, thần Thiện thì ngủ vùi, còn mỗi cha Ác đứng nhe nanh gầm ghè!
Ối Giời ơi là Giời! Ngọc Hoàng thượng đế đi đâu, mà nghe đâu đi vân du nơi thánh địa của Như lai kiếm xem có bộ nào hay hay về ru tiếp. Bởi vậy chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm, cái lão Ác cứ vẩn vơ đi cùng đường khắp xóm.
- Ối Ngọc Hoàng! Đám Lục Bộ: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, ba bộ đồng tình bóp vú con đen!
Ối Ngọc Hoàng ơi! Mở mắt mà xem Lục Bộ của Ngài vừa câm vừa điếc!

Comments:

- ehe... câm, điếc mà mắt sáng, bóp một cái dính liền.

- Này này mụ Đốp! La làng đẩu đâu chưa sướng miệng sao giờ lại lên blog bù lu bù loa. Giời bảo cho mà biết: Thiên binh của Giời không như mụ cảm nhận thế đâu. Chúng đầy đủ cả bộ phận đấy (thậm chí dư nữa là khác). Chỉ có điều chúng không có TIM và ÓC thôi!

- Huhuhu! Giời ơi khổ Đốp tôi dzồi! Tim và óc Đốp này lại chả thiếu! Hic, cơ khổ!

- Bịt lỗ tai thì được rồi. Cớ làm sao lại gài cái kiaaa. Bi giờ chỉ có lục lâm thôi chứ làm gì có lục bộ.

- Bịt tai gài đít
Làm sao mà ị
Làm sao mà nghe
Thiên hạ hehe
Đang cười mẹ Đốp
Mẹ chạy lộp cộp
Gõ cửa nhiều nơi
Cái bọn nhà giời
Chúng nó đóng chặt
Gài đít bịt tai
Chẳng thèm nghe ai
Riêng gì mẹ Đốp...

- Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!


Tình hình!

2/07/2007. Tình hình quả thật rất tình hình, sáng nay vừa vào đến văn phòng thì các em rủ đi coi bỉu tình, chúng nó bảo đông lắm…

Thôi thì mượn cái xe Dream của nhỏ kia xọc xạch chạy tạm, đi taxi dễ bị để ý, tớ phom phom ra Hoàng văn Thụ, đường đông nghẹt xe hơi, lên đến chỗ đông vui thì ra là bốn cái xe: xe bus, xe Uwát, 2 xe bảy chỗ tông vào nhau bẹp đít, dúm đầu - tài xế đang cãi cọ nhau vừa bằng mồm vừa bằng tay vung vẩy, may quá chưa wánh lộn .

Đi đến gần Văn phòng Wuốc Hội thì nhận thấy rằng lực lượng xe ôm, xe ba gác hùng hậu hẳn lên, tự nhiên cách chục mét lại thấy một nhóm sửa xe gắn máy mọc lên mà đó tới giờ đi wài nào có thấy mấy tổ sửa xe lưu động bao giờ?

Đến chỗ biểu tình, phía đối diện hơn chục công an mặc đồng phục xanh lè màu cứt ngựa, quanh quanh đó xe ôm cứ gọi là hằng hà, tớ vừa đi chậm lại ngó ngó, mấy anh xe ôm nhảy ra kiu tớ đi lẹ lên, dòm dzì!!! Tớ dòm thấy mấy cái xe của truyền hình VTV đậu ngay lề bên trong đoàn người biểu tình, cú quá đi lên trên vòng đầu xe lại tính nháy mấy kiểu, mà cá chìm cá nổi lềnh khênh, tớ lại chạy xe gắn máy nên chà làm gì được.

Đoàn biểu tình hôm nay góp mặt từ Bình Dương, Tiền Giang, Tân thành, Đồng Tháp… Đọc được mấy cái nội dung biểu ngữ cũng là may lắm rồi…

Chạy rề rề bị Cá đuổi cho xoành xoạch! Thôi tường thuật miệng lại thôi, đông gấp ba, bốn lần hôm kia rồi.

Tất cả sẽ đi đến đâu nhỉ???? Ai biết????

Chiều nay có chiếc xe ca biển số thành phố, như vậy là có thể gom dân biểu tình đi chỗ khác hoặc trả về địa phương...

Comments:

- Ôi mấy cái khẩu hiểu "tự phát" nhẹ tênh, chẳng có chỉ đạo gì cả. Xúi Phong Tần tới mách nước cho họ, còn Hổ ở nhà lo cơm nắm thăm nuôi Tần. Hê hê! Thôi Bà Cố Tổ, gì cũng nhủi dzô, không cho cái thân nó ngơi tí chút à?

- Sửa xe lưu động hả chị, lại còn xe ôm tự dưng đuổi người tò mò nữa. Lần sau chị cố gắng chụp kiểu ảnh chị ạ. Bọn nó cũng chẳng dám cướp máy của mình đâu. Chị làm bộ giống dân Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc gì đó cứ xí xồ là bọn nó chịu. Trông chị giống người nước ngoài lắm.

- Sáng kiến giả làm dân nước ngoài hay lắm. Dù sao có được tấm hình này cũng đáng giá rồi. Mong rằng lần này bà con không uổng công dãi nắng dầm sương. Phận sâu kiến, chỉ biết giương mắt nhìn đồng loại bị chà đạp, thật là tủi nhục!

- Hì hì... Chị hiếu kỳ ra phết nhỉ -:)) Em gửi message cho chị rùi nhé! -:)) . Vận động biểu tình -:D . Ở ngoài này chả bao giờ có cơ hội xem cả. Vui chị nhỉ. Để em search thử xem có báo nào đăng hông nhé. Úi, có mỗi cái RFA nó đăng thôi nhưng chặn IP rùi! -:D . Lại nhớ bài "Đất đai có phải là xương máu?" của bác Linh Gia -:)) !

- Đêm qua "ngồi thiền" đến 1 giờ, thấy trên mạng thông tin là đã bổ sung thêm người ở Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cờ Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu... và thêm đồng bào ở Tiền Giang đã kéo về tăng cường cho đoàn biểu tình tăng số người hiện nay lên đến gần cả ngàn người...

- Có cái báo điện tử VN Tàu nhanh (vnexpress) vừa khoe vào Top 100 hay 200 gì của thế giới mà thấy êm re. 1.000 người thì không còn là chuyện nhỏ nữa. BBC cũng đã đưa tin.

- Chị Hổ ơi, hình như có ngừơi........ xém chết đang nằm viện? Mần gì được bây giờ hả Hổ? Bên ni tớ chỉ biết....... cầu nguyện!!! Làm gì được cho tớ biết? Lòng như ai xé - Đau - Bất lực - Tớ tủi thân!!!

- Đã hơn mười ngày dãi nắng dầm mưa không ốm mới là lạ, bà cụ ấy xỉu vì mệt, đã ra viện rồi!

- 4/07/207. Tin mới nhất sáng nay là: an ninh và báo chí sẽ là bạn đồng hành!

- Cách 200m là toà soạn báo Tuổi Trẻ. Chẳng thấy đả động gì hết. Truyền thông nhà nước muôn năm!!!

- Truyền thông nhà nước đâu có "rảnh" mà để ý ba cái chuyện "nhảm nhí" đó!

- Rất thán phục lọat ảnh chụp biểu tình trên đường HVT của Hổ, đúng là Cọp Cái, ăn thịt sạch cả ngàn nhân viên, phóng viên của 600 tòa sọan báo chí Việt Nam. Nếu có quyền mời Hổ vào làm Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ liền. Cái nhà to đùng của báo Tuổi Trẻ là tiền dân đóng góp do mua báo đó. Để chi đám vô dụng đó ở uổng quá, không dám hó hé lời nào, khi vụ biểu tình cả chục ngày qua rồi. Cách toà soạn Tuổi Trẻ đúng 500 mét, tui đo rồi, vậy mà không biết, không nghe, không thấy, không nhục... Vậy mà lúc nào cũng lên lớp đám trẻ về lương tâm chức nghiệp nghề báo. Từ quan về mở thêm chục quán karaoke đi ông Tổng bít tịt ơi. Để cái "tòa án lương tâm" của ông cho bà Hổ bả tọa thị tránh mưa.

- Đừng có dại, chưa phải lúc, không giải quyết được việc gì đâu. Cái gì phải đến tự nó sẽ đến, Hổ đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Hổ lo ba cái dụ hợp đồng cuả mình để kiếm tiền tiêu và gìn giữ "sức phẻ" đi đã nhá!

- Chụp một loạt ảnh "xe ôm", "vá xe" lưu động mới nổi lên, ý kiến này rất hay. Sau đó đem hình này về nghiên kíu nhớ mặt cho kỹ, bảo đảm vài ngày sau sẽ gặp mấy anh "xe ôm", "vá xe" lưu động mới nổi lên này ở những chổ rất chi là oai quyền hơn cái vĩa hè đường Hoàng Văn Thụ - Hồ Văn Huê.

- Lần sau tớ sẽ không chụp hình dân biểu tình mà tớ nhăm vào các anh này thôi.

- Cũng đành nhắm mắt làm ngơ
Mà lòng bứt rứt như tơ chẳng đành...
Ngao ngán :(

- Làm gì có biểu tình! Tụ tập trên 5 người đưa kiến nghị là trái luật rồi, tất cả bà con biểu tình đều đã vi phạm luật pháp. 600 báo Đảng có thấy báo nào đưa đâu hả bác Hổ, toà soạn của họ ở quanh đấy mà? Hay là họ đeo kính màu hồng nên chẳng thấy cái chi hết? Có chỗ nào có bán kính hồng hay đỏ bác mách em mua 1 cái đeo cho nó đỡ nhức đầu... gối.

LẠM XƯNG ĐỂ NHẬP NHẰNG?

Nghị viên Madison Nguyễn.

Bạn thân mến,

Thư gửi Bạn kỳ này viết về một chuyện đánh lận, nhập nhằng của một cái tên. Dư luận San Jose đang xôn xao về cái tên VietNam Town mà người ta đang ráo riết vận động cho trung tâm thương mãi vừa khởi công xây dựng trên một đường Story. Nhiều đồng hương tỵ nạn đặt câu hỏi tại sao lại dùng chữ Việt Nam Town chung chung vậy? Khu này có thực sự do người Việt Tỵ Nạn Cộng sản xây nên không? Nếu của người Tỵ Nạn, sao cái tên không dính dấp chút gì đến miền Nam Việt Nam cả? Tại sao không là Saigon Town? Bến Thành Town? Nếu cứ chung chung là VietNam Town, thì bọn cộng chúng bỏ tiền ra mua lại, để khoe khoang mấy hồi?

Tuy chưa thành hình - còn trong trứng nước - nhưng cái tên VietNam Town đã được đồng hương Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản chiếu tướng và phản đối (trên Net và dưới đất). Tuyết-Lan loan tin này một cách sốt sắng vì chưa thấy các vị có trách nhiệm trong cộng đồng chính thức lên tiếng. Chả lẽ các vị đó lại đồng ý hết rồi hay sao? Hoặc e ngại mất lòng? Tuyết Lan không tin, và xin quý vị mạnh dạn lên tiếng cho dân nhờ, thà mất lòng trước, còn hơn... biểu tình sau, khi cái tên đã được hiện hữu. Phải không Bạn?

Như đã viết ở trên, trong thời gian qua, một trung tâm thương mãi - nói là của người Việt - nằm giữa tiệm buôn Wal-Mart của Mỹ và trung tâm thương mại của Việt Nam Grand Century Mall - đang được khởi công xây cất ngay sát hàng rào trung tâm thương mãi Grand Century Mall, cũng của người Việt (đa số). Tên Mỹ gọi là Vietnam Business Center, nhưng trên bảng quảng cáo thì đề là VietNam Town. Nghe nói đã có nhiều nghị viên tích cực đứng ra vận động tân Thị Trưởng Chuck Reed cho phép đặt tên cho khu thương mãi đang xây này là Vietnam Town. Nghe nói, nghị viên năng nổ nhất lập luận rằng số thương gia người Việt tại khu vực này đã lên đến hơn 200, số thương vụ như thế là rất lớn để đóng góp vào sự phát triển của thành phố San Jose, cho nên phải cho nó một cái tên cho xứng đáng là VietNam Town!

Phải chăng, những vận động viên này muốn người Việt có một cái Tao như Chai-na Tao hay Giáp-Pen Tao cho rỡ ràng mày mặt với người ta?

Có lẽ vì quá hăng tiết với tham vọng làm nên lịch sử nên các nhà chính trị này không còn quan tâm đến các chi tiết quan trọng và đúng mức khác. Họ không cần biết thế nào là một cái Tao (town) thế nào là một Biu-di-nét Xen-tơ. Hành động này đã gây ra một số hoài nghi rất hợp tình hợp lý trong tâm tư ngư tiết với tham nạn.

Bây giờ chúng ta hãy suy suy gẫm gẫm một chút về chữ Tao (town) xem nó ra làm sao? Thế nào là Town? Theo định nghĩa của từ điển thì Town là một cộng đồng từ vài trăm người đến vài ba ngàn người sống và sinh hoạt với nhau trên một vùng đất rộng lớn được tổ chức thành khu với hệ thống đường sá và các tiện nghi công cộng. Một cách tổng quát, town là một khu dân cư có phố phường và sinh hoạt kinh tế, sản xuất, nhỏ hơn một city và lớn hơn một làng.

Người Tàu ở Mỹ có Phố Tàu China Town tại nhiều nơi, như Cựu Kim Sơn, Oakland, Los Angeles v.v... Đây là những khu phố rộng lớn tọa lạc trên nhiều con đường với lối kiến trúc mang nặng truyền thống Trung Hoa, thậm chí cả tên đường cũng đề bằng chữ Tàu (như tại thành phố Oakland, California). Người Nhật cũng có Phố Nhật tại San Francisco. Tại San Jose, Japan Town tọa lạc trên các con đường Jackson St, đường 4th St v.v... có cả nhà Cộng Đồng rất bề thế nữa... Người Tàu và người Nhật đã đến Hoa Kỳ từ vài trăm năm trước, cho nên họ có những cái Town đúng nghĩa.

Người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ mới đến định cư ở Hoa Kỳ trong vòng hơn 30 năm, nhưng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nhiều thành phố Mỹ, nhưng ngoài Little Saigon ở Nam Cali, tại các thành phố khác, người Việt tỵ nạn chỉ mới xây dựng được những khu thương mãi nhỏ. Tại San Jose, nổi tiếng nhất là khu Lion Plaza, sau đó là Senter, bây giờ có thêm Grand Century. Trong ba khu thương mãi trên đây, tuy khá nhộn nhịp, nhưng chưa có một khu nào dám tự nhận là Phố Việt Nam cả.

Tuyết-Lan nhớ lại cách đây chừng 10 năm về trước, thời bà Búa (Hammer) làm thị trưởng, có phong trào đưa thỉnh nguyện xin ghép chữ Saigon vào tên đường Senter, vì khu thương mãi này đã gần như hoàn toàn thuộc về người Việt tỵ nạn. Xin một bảng tên đường Saigon-Senter là để kỷ niệm thủ đô của miền Nam... nhưng ý định này đã không thành công.

Nay, cũng chỉ là một trung tâm thương mãi nhỏ như các trung tâm khác, mà lại xưng là Vietnam Town, thì thật là lạm xưng rồi! Cũng chỉ xây dựng trên một khu đất kế cận với một trung tâm thương mãi Việt Nam có trước đã sáu năm qua, mà lại hô hào, vận động xin tân Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố San Jose cho mang cái tên Vietnam Town, thì thật là tham vọng ngông cuồng, nếu không muốn nói là quá lố. Vì, theo sách vở, từ điển, thì một cái để xứng đáng là Town thì phải đủ tiêu chuẩn thông thường của nó. Cho nên, nếu đặt tên là VietNam Town là lạm xưng. Nếu khu đang xây này là VietNam Town, thì ba khu của người Việt hiện đang có là cái gì Town?.

Các diễn đàn trên internet đang xôn xao bàn luận và kêu gọi những vị trong các tổ chức cộng đồng chống Cộng hãy lưu tâm để ngăn chặn sự nhập nhằng... đánh lận con bài này. Theo như sơ đồ mô hình thì cái gọi là VietNam Town này không mang một dáng dấp nào của kiến trúc đặc thù VN, nhất là miền Nam Việt Nam.

Qua những xôn xao của nhiều đồng hương trên trời cũng như trên mặt đất, Tuyết Lan xin gióng lên một tiếng trống báo động để các vị đại diện cộng đồng đừng vì bận các việc khác mà quên chuyện lâu dài này. Riêng Tuyết Lan, thì chỉ có hơi bực mình về sự lạm xưng và nhập nhằng của họ thôi, chứ Tuyết Lan không ngại. Bởi vì, nghĩ rằng ông Tân Thị Trưởng Chuck Reed là người sáng suốt, bình tĩnh và thận trọng, không dễ gì bị thuyết phục và còn nhiều nghị viên thành phố khác nữa, họ đều là những người có kiến thức về sách vở và kinh nghiệm hành chánh, lẽ nào lại đi chấp thuận thông qua một cái tên bị lạm xưng và bị đa số người Việt hồ nghi!

Tuyết Lan xin ghi lại với Bạn một số dư luận về cái gọi là Vietnam Town tại San Jose, hiện đang xôn xao và nóng cháy như thời tiết tuần này trên các diễn đàn internet mà Tuyết-Lan xin sao chép lại và thêm dấu vào các chữ cho dễ đọc như sau:

Âm mưu gì khi nghị viên Madison Nguyễn đề nghị đặt tên "Khu thương Mãi Việt Nam" Vietnam Business Center mà không lấy tên "KHU THƯƠNG MÃI SAIGON" hay là Khu Thương Mãi của Người Việt Tỵ Nạn??? Ở thành phố San Jose, một thành phố có trên 100 ngàn người Việt tỵ nạn cư trú. Trên phương diện pháp lý và chính trị quốc tế, cái gì là biểu tượng và tượng trưng cho Việt Nam hiện tại.

- Khi nói đến hai chữ Việt Nam thì họ hiểu ngay là Cộng sản Việt Nam, là chế độ đang cai trị trên đất nước Việt Nam, mà lá cờ máu "cờ đỏ sao vàng" là tượng trưng cho chế độ ấy. Trên phương diện chính trị, cái gì là biểu tượng và tượng trưng, là linh hồn của Tạp Thể Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ? Xin thưa chỉ có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hai chữ SAIGON mà thôi. Do đó thực tiễn nhất mong quí vị hãy đổi lại cái tên SAIGON ngay tại thành phố San Jose này, đó là KHU THƯƠNG MÃI SAIGON, chứ không thể là cái tên Khu Thương Mãi Việt Nam hay Viet Nam Business Center, như Nam California và các thành phố khác trên nước Mỹ đã đặt ở các khu thương mãi người Việt Nam là "Khu Little Saigon"

- Kính thưa quí vị, khi nghị viên Madison Nguyễn là một nghị viên gốc Việt đại diện cho cử tri khu vực 7 San Jose, trong đó có rất nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản, không hiểu nghị viên Madison có thông báo, bàn bạc với các ban đại diện, các hội đoàn người Việt tỵ nạn chưa mà cô đã đệ trình lên Hội đồng thành phố San Jose lấy cái tên "Khu Thương Mãi Việt Nam", hai chữ Việt Nam ở đây rất mập mờ và ai nghĩ sao cũng được, một hình thức đánh lận con đen. Vì những mâp mờ trên, hôm nay tôi nói lên đây để mong quí vị là người Việt Nam tỵ nạn cộng sản hãy nói lên ý kiến và sự suy nghĩ của mình để đòi hỏi nghị viên Madison Nguyễn hãy đổi lại tên "KHU THƯƠNG MÃI SAIGON hay KHU THƯƠNG MÃI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN" thay cho cái tên Khu Thương Mãi Việt Nam mà cô nghị viên đã đệ trình lên hội đồng thành phố San Jose. Chỉ có chữ SAIGON mới thật sự là tượng trưng và niềm hãnh diện cho Người Việt Nam tỵ nạn cộng sản.

Chính bọn Việt cộng đã rất sợ hãi chữ SAIGON, nên vào ngày 2-7-1976 tên Đặng Xuân Khu bí danh Trường Chinh và bộ chính trị của chúng đã ký văn bản xóa tên thành phố SAIGON thân yêu của chúng ta và chúng đặt cái tên là thành phố Hồ chí Minh, tên của tên tội đồ dân tộc. Hiện nay Phong Trào đòi hỏi trả lại cái tên SAIGON và lột mặt nạ tên quốc tặc Hồ chí Minh do linh mục Nguyễn Hữu Lễ phát động đang rầm rộ trên các nơi có người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Trân trọng kính mong quí vị đóng góp ý kiến để thành phố San Jose này có một khu Thương Mãi với cái tên "KHU THUONG MÃI SAIGON hay Khu THƯƠNG MÃI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN" và không bao giờ chấp nhận đặt cái tên là Khu Thương Mãi Việt Nam (VietNam Town).

Tuần sau, Tuyết-Lan xin được dành đất của trang Tạp Ký để đón nhận những ý kiến của bạn đọc về vấn đề phản đối việc đặt tên VietNam Town cho khu vực thương mãi ở San Jose. Xin bạn đọc gửi thư về tòa báo dưới đất, hoặc ghi lại trên mục Thảo Luận ở cuối bài trên Net. Tất cả những ý kiến của bạn đọc sẽ được Tuyết Lan đúc kết lại và lần lượt đăng trên Tạp Ký này. Nhờ Bạn loan tải giùm để bạn đọc góp ý nhé.
Thân mến chào Bạn,

Hẹn Bạn thư sau.
Tuyết-Lan