…”
phong trào đòi quyền sống này lại là từ nông dân
Trong mấy tuần lễ nay, cả nước đang chứng kiến hiện tượng chưa từng có trong lịch sử quê nhà: hàng đoàn dân oan khiếu kiện lũ lượt kéo nhau ra Hà Nội, Sài Gòn để xin trả đất, trả nhà, trả ruộng, trả các tài sản bị chính quyền địa phương và cán bộ cướp giựt oan ức.
Hiện tượng này lần đầu tiên nhìn thấy ở quê nhà, khi những người phát động phong traò là các nông dân, các bà mẹ, các chú bác, các anh chị... tay lấm chân bùn, quê mùa chất phác.
Khởi động phong trào lại không phảỉ là giới trí thức, những người trên nguyên tắc luôn luôn đi đầu trong mọi suy nghĩ chiến lược, và là những người trên nguyên tắc có đủ kiến thức và tấm lòng để gánh vác sự nghiệp tương lai quê nhà. Xin nhớ, trí thức trong lịch sử thế giới và Việt Nam lúc nào cũng đi đầu cho các chuyển biến lớn. Mà gần nhất, là biến cố Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989 là từ trí thức tuổi trẻ, từ các sinh viên mang khát vọng dân chủ tự do.
Khởi động phong trào cũng không phảỉ là thợ thuyền công nhân, thành phần mà chủ nghĩa cộng sản cho là giai cấp tiên tiến, và xin nhớ cách mạng nhung Ba Lan là từ công đoàn đi trước. Thế nên, khi các cuộc đình công hàng chục ngàn người xảy ra vàì năm gần đây, công an CSVN đã cho bắt nguội 100 lãnh tụ công nhân, theo tin thông tấn Đức DPA, và bây giờ vẫn chưa ai có tung tích gì về 100 công nhân lãnh đạọ này.
Không phảỉ trí thức, không phải công nhân, vậy mà phong trào đòi quyền sống này lại là từ nông dân. Và công an đang bao vây, chưa dám phản ứng gì.
Chúng ta nên thấy rằng, hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời cộng sản chuyên chính, thời bàn tay máu đàn áp. Trước đó, thời trước 1975 hoàn toàn không thể có hiện tượng này.
Bạn hãy hình dung xem nếu những chuyện này xảy ra trước năm 1975 tại Sài Gòn. Xin mời ngay cả những người từng một thời nằm vùng, từng ăn cơm qúốc gia thờ ma cộng sản suy nghĩ xem... rằng nếu chuyện nông dân kéo về Sài Gòn khiếu kiện thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Chúng ta sẽ thấy rằng trước tiên là các nhà sư và các linh mục sẽ lên tiếng ủng hộ, sẽ cùng các hội từ thiện Sài Gòn đẩy xe cơm, xe bánh mì, xe nước ra giúp cho dân oan đỡ đói, đỡ khát, và phân phát aó quần chăn mền cho đỡ lạnh...
Vậy đó, mà bây giờ không nhà sư nào lên tiếng. Kể cả những vị sư quyền lực nhất, kể cả những nhà sư có thế lực trong Đảng CSVN từng một thời đi tù Côn Đảỏ để chống Mỹ và sau 1975 về nắm quyền lớn ở Sài Gòn. Bây giờ, không một lời cho dân oan. Kinh nghiệm vàng ngọc: ngay cả đạọ cao đức trọng như Hòa Thượng Thích Từ Thông, vị sư giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni Thành Phố HCM kiêm Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật Học TPHCM của Giáo Hội PGVN (thân nhà nước), mới vài tuần trước cũng bị công an Quận 9 chơi màn côn đồ, và bây giờ phải lui về nhập thất, sau khi dặn dò đệ tử trong mọi trường hợp, kể cả nếu bị côn đồ đánh chết, nhớ đừng có biểu tình bênh thầy làm chi.
Hễ lên tiếng, là biết ngay quyền lực chuyên chính liền.
Vậy đó, bên Công Giáo thì còn có các linh mục trong nhóm Nguyễn Kim Điền lên tiếng. Đó là bản văn của linh mục Phan Văn Lợi gửi lên Hội Đồng Giám Mục VN.
Còn 600 tờ báo thì im lặng.
Chúng ta hiểu được nỗi đau xót này. Chúng ta thương cảm cho các nhà sư, các linh mục, các nhà báo, và mọi người dân bình thường đang im lặng, trong khi họ cùng đang chứng kiến một phong trào cảm động nhất trong lịch sử đòi quyền sống: một phong trào không từ trí thức, không từ công nhân, nhưng từ các nông dân trên không có gì che đầu, và dưới chỉ là vài đôi dép rách.
Nơi đây, rất nhiều người trong chúng ta đã từng và đang rủ nhau làm từ thiện, giúp trẻ mồ côi, giúp học sinh nghèo... nhưng bây giờ lại phảỉ im lặng và tránh xa các nơi dân oan tụ tập, vì sợ mang vạ lây.
Nơi đây, một số người sẵn sàng viết bài ca ngợi ông Kiệt, ca ngợi ông Triết, khen Thành Uỷ này, nịnh Trung Ương nọ... nhưng lại im lặng khi nhìn hình ảnh dân oan.
Tôi đã hồi hộp, tôi đã theo dõi từng ngày, và tôi cầu nguyện cho mọi người bình an. Tôi hạnh phúc khi đọc lá thư của nhóm linh mục Phan Văn Lợi đưa ra. Tôi mắc cỡ khi mình phải dặn dò người bạn sắp về thăm VN là nhớ đừng tới gần dân oan vì sẽ dễ vạ lây.
Làm sao bây giờ? Cả nước đang nhìn thấy lịch sử hiện ra trước mắt, và thấy rõ lương tâm mình.
Hôm Thứ Năm, tôi hạnh phúc khi đọc về phản ứng của hai nhà trí thức trẻ trong nước. Và hài lòng. Phải có người như thế. Luật sư Lê Quốc Quân đã gửi thư, đề ngày 8-7-2007 từ Hà Nội, nói lời cảm tạ sau khi được thả ra khỏi nhà tù, trong thư viết:
“...Khi còn ở trong tù, có những lúc căng thẳng tột độ, tôi luôn tự an ủi mình rằng:
Bạn có thể ngã gục bất công trong tù ngục nhưng tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào là điều phải khắc cốt ghi tâm, triệu triệu người đang sẻ chia giá trị đó và đang cùng bạn bước đi...”
Vâng, ít ra cũng có người như thế. Và khi trả lời đài RFA, luật sư Lê Quốc Quân hôm Thứ Năm đã đáp:
“...Trà Mi: Sau những biến cố không hay xảy ra với bản thân, liệu ông sẽ tiếp tục là một luật sư bênh vực cho người nghèo, cho một xã hội dân sự ở Việt Nam chứ?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi khẳng định việc đấy với chị hoàn toàn và coi như nó là sự nghiệp của đời tôi...”
Một người trí thức trẻ khác, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đang hành nghề luật ở Việt Nam đã trả lời Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, hôm 12-7-2007 như sau:
“...Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cái tình trạng chính quyền địa phương thu hồi đất trái pháp luật thậm chí tôi có thể dùng cái từ là cướp đất của những người nghèo khổ nhất của xã hội thì tôi cho rằng những chuyện đấy là không thể chấp nhận được.
Chính sách ngay của Đảng và nhà nước Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi nông dân là một lực lượng có thể nói là nồng cốt của xã hội Việt Nam thế mà cái lực lượng nống cốt đó cái tài sản gần như suy nhất của họ là đất đai à bị thu thậm chí tôi dùng cái từ bị cướp....”
Và cuối cùng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói:
“...Bao nhiêu đời thế hệ, dòng tộc họ sống trên những mảnh đất như thế, nó như một quê hương nhỏ trong một quê hương lớn vậy. Vậy mất đất đây tôi có thể nói trong chừng mực nhất định, đối với những người nhất định, đó là mất quê hương. Mất quê hương ngay tại chính quê hương mình!”
Ít nhất cùng có những người nói thật như thế. Trong khi các giáo hội im lặng, trong khi rất nhiều tu sĩ im lặng, vẫn có một số người trẻ đã nói thật như thế. Họ không chịu bán lương tâm của họ, dù là giá nào, kể cả sự an toàn, sự tung hô và tiền bạc.
Trần Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét