VIỆT NAM: ĐẢNG LÀ AI MÀ ĂN TRÙM ?
16 Năm Vẫn Không Xây Dựng Nổi Đảng viên ?
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.- “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước” là khẩu hiệu tuyên truyền được lập đi lập lại nhiều lần từ Đại hội đảng X năm 2006 bởi Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng,nhưng đảng lại “ăn trùm” tất cả, ra lệnh cho mọi người làm theo ý mình mà chẳng có trách nhiệm gì với dân thì có lạ không ?
Nhưng Đảng là ai, của trên Ba triệu đảng viên, của 85 triệu người dân hay chỉ là của riêng những người may mắn được lọt vào Bộ Chính trị. Trong trường hợp của khóa X, có 14 người may mắn đó được xếp theo thứ tự : Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư; Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng; Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước; Trương Tấn Sang, Bí thư Trung ướng Đảng; Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Phùng Quang Thanh, Đại tướng (mới lên từ Thượng tướng ngày 6-7-07), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trương Vĩnh Trọng, Bí thư Trung ương đảng; Lê Thanh Hải; Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng; Nguyễn Văn Chi, Bí thư Trung ương đảng; Hồ Đức Việt, Bí thư Trung ương đảng và Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội.
16 Năm Vẫn Không Xây Dựng Nổi Đảng viên ?
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.- “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước” là khẩu hiệu tuyên truyền được lập đi lập lại nhiều lần từ Đại hội đảng X năm 2006 bởi Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng,nhưng đảng lại “ăn trùm” tất cả, ra lệnh cho mọi người làm theo ý mình mà chẳng có trách nhiệm gì với dân thì có lạ không ?
Nhưng Đảng là ai, của trên Ba triệu đảng viên, của 85 triệu người dân hay chỉ là của riêng những người may mắn được lọt vào Bộ Chính trị. Trong trường hợp của khóa X, có 14 người may mắn đó được xếp theo thứ tự : Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư; Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng; Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước; Trương Tấn Sang, Bí thư Trung ướng Đảng; Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Phùng Quang Thanh, Đại tướng (mới lên từ Thượng tướng ngày 6-7-07), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trương Vĩnh Trọng, Bí thư Trung ương đảng; Lê Thanh Hải; Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng; Nguyễn Văn Chi, Bí thư Trung ương đảng; Hồ Đức Việt, Bí thư Trung ương đảng và Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội.
Tất cả những chủ trương, chính sách của đảng từ xưa đến nay đều do Bộ Chính trị quyết định trước rồi mới chuyển xuống cho Nhà nước thi hành nên bảo “không bao biện” là không đúng. Còn việc có “làm thay” hay không thì hậu qủa của các vụ can thiệp của các Tổ chức, Ban, Ngành, Đảng ủy Tỉnh, Thành của Đảng vào công tác điều hành của Nhà nước; Lấn sang trách nhiệm hiến định làm Luật của Quốc hội; Che dấu tội phạm hay an thiệp sâu vào các vụ Điều tra tội phạm của ngành Tư pháp, Công an như vụ băng đảng Năm Cam, tham nhũng PMU 18, các Chương trình Xây dựng cơ bản, lãng phí Miá Đường, Xi Măng, Bến cảng, Bắt cá xa bờ, Xóa đói giảm nghèo đến “ăn đất” ở Đồ Sơn, uống dầu ở Công ty Dầu khí, Buôn lậu ở Air Việt Nam v.v…thì có ai không biết ?
Bằng chứng đã rành rành như trong phát biểu của Nguyễn Văn An, Cựu Chủ tịch Quốc hội trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-7 (2007) :
Hỏi : Ông nghĩ sao khi thực tế thời gian qua cấp ủy Đảng tại một số nơi can thiệp quá sâu vào công việc của chính quyền?
Đáp : “Nếu Đảng trực tiếp chỉ đạo làm thay các cơ quan nhà nước thì Đảng đã tự cho mình trở thành cơ quan quyền lực nhà nước song song và đứng trên cơ quan quyền lực nhà nước. Nếu lẫn lộn sẽ dẫn tới nghịch lý là Đảng có quyền quyết định song lại không chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người đứng đầu cơ quan nhà nước không có quyền quyết định lại phải chịu trách nhiệm trước nhân dân theo pháp luật. Như vậy, nếu quyền hạn và trách nhiệm tách rời nhau thì cơ quan nhà nước sẽ trở thành hình thức, trách nhiệm cá nhân sẽ không được đề cao, toàn bộ thiết chế bộ máy nhà nước sẽ rối loạn. Đó là điều tối kỵ!”
“Thời gian qua, sự can thiệp của cán bộ trong cấp ủy vào UBND một số địa phương, vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và xét xử của ngành tòa án đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Nếu sai phạm để xảy ra ở cấp trung ương thì kỷ cương phép nước sẽ bị rối loạn, hậu quả sẽ là khôn lường.”
Đó là những điểm đặc thù đến kỳ quặc của nền chính trị “đảng là cha thiên hạ”, “trên bảo dưới không nghe” , “cha chung không ai khóc”, “quan liêu, tham nhũng cứ thong dong tồn tại”, “hành chính chồng chéo” đang diễn ra ở Việt Nam ngày nay.
Vì vậy mà trong kỳ Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương đảng X (từ ngày 5 đến 14/7/2007) vấn đề “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” đã được đặt lên hàng đầu.
Sau đó mới bàn đến các vấn đề nổi cộm khác như : “Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới; Cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII; Giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định.”
Nhưng “đổi mới” như thế nào ? Có thay “cái cũ” bằng “cái mới” hay cứ nói “đổi mới” mà vẫn làm như cũ ?
Mạnh nói trong buổi khai mạc Hội nghị V ngày 5-7 (2007) : “Như các đồng chí đã biết, trong phương hướng, mục tiêu xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội X đã xác định phải đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, đồng bộ với đổi mới kinh tế; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là khâu mấu chốt, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc chung đã được xác định là : Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước; phải bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội.”
Mạnh nói tiếp : “Theo hướng đó, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong từng lĩnh vực : lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình tổ chức nhà nước.”
“Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, Đảng định hướng và tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định đúng mục tiêu, phương thức hoạt động; đồng thời, phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ; thực hiện luân chuyển cán bộ, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ về cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước... Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải thường xuyên gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc ở từng cấp theo hướng thật sự dân chủ, thiết thực, nói phải đi đôi với làm.”
NĂM SAU XẤU HƠN NĂM TRƯỚC
Nói như vậy thì đảng đã “bao trùm” từ gốc đến ngọn chưa hay mới lưng chừng một nửa ?
Nhưng tại sao mãi tới bây giờ, hơn một năm sau ngày Đại hội X (4/2006) mà cấp Lãnh đạo vẫn còn loay hoay chưa biết bắt đầu công tác “Xây dựng đảng” (XDĐ) từ chỗ nào ?
Trong Báo cáo XDĐ của khóa IX, cũng do Mạnh làm Tổng Bí thư, Ban chấp hành đảng đã báo cáo trước đại hội : “Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy còn yếu. Quan hệ giữa Ðảng và nhân dân có lúc, có nơi bị xói mòn do những hạn chế, yếu kém trong công tác tư tưởng chính trị, công tác vận động quần chúng, công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý nhà nước và những khó khăn phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội.”
“Không ít tổ chức đảng yếu kém, nhất là ở cơ sở, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Ðảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Ðảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước.”
“Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy bằng cấp". Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Ðảng. Ðó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Ðảng, của chế độ.”
“Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chưa góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa nêu gương, chưa làm tròn trách nhiệm trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Việc xử lý kỷ luật đối với những người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí ở ngành, địa phương, đơn vị chưa kịp thời, kiên quyết.”
Ô hay, trong 5 năm cầm quyền (2001-2006), Mạnh và Ban Chấp hành khóa IX chỉ “ăn không ngồi rỗi”, không có việc gì làm hay chỉ biết ăn mà không chịu làm nên xấu xa mới tồn tại ngổn ngang đến thế ?
Nhưng trước Mạnh, những tệ nạn trong đảng chưa xây dựng nổi cũng đã tồn tại từ khóa VII, được Tổng Bí thư Đỗ Mười trao lại cho Lê Khả Phiêu khóa VIII. Hết hạn, không giải quyết nổi Phiêu lại đổ sang cho Mạnh tại Đại hội khóa IX (19-04-2001).
Phiếu báo cáo : “Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt đảng giảm sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập; công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, tính tích cực của các đoàn thể và quyền làm chủ của nhân dân. Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu.”
Phiêu bảo: “Những khuyết điểm nêu trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và chủ yếu là do nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng, kể cả Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và kiên quyết; chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ; chưa chỉ đạo tốt việc kết hợp tự phê bình và phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lý kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên...”
Phiêu khuyến cáo đảng phải : “Chống tư tưởng cơ hội, thực dụng. Trên cơ sở tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đưa việc tự phê bình và phê bình trong các cấp uỷ và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở thành nền nếp thường xuyên và theo định kỳ, không làm qua loa, chiếu lệ, hình thức; vận động nhân dân góp ý phê bình cán bộ, đảng viên….Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn; từng bước cụ thể hoá, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng; đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai trái...”
Nhưng tại Đại hội X, tài liệu đảng vẫn viết : “Công tác tổ chức trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Ðảng. Chậm xây dựng, hoàn thiện tổ chức và cơ chế giám sát trong Ðảng và trong hệ thống chính trị, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Ðảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. Còn thiếu những quy chế cụ thể bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức...”
“…Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng. Chậm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; chậm xây dựng các cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thiếu những quy định cụ thể bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ trong Ðảng. Chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc, thực hiện nói đi đôi với làm; tình trạng nói nhiều làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi.”
Như vậy thì cái đảng này đã và đang làm gì cho đất nước và dân tộc từ 32 năm qua ? Họ “đổi mới” kinh tế để tồn tại, nhưng lại lạm dụng sự thành công để nuôi dưỡng tham nhũng, làm giầu cho thiểu số lãnh đạo, để cho các tệ nạn xã hội tự do sinh sôi nẩy nở làm băng hoại đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, nhất là thế hệ trẻ.
Nếu tính từ thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư đảng năm 1991 thì đảng CSVN đã trải qua 16 năm không “chỉnh đốn, xây dựng” được những chứng hư tật xấu của cán bộ, đảng viên, trong đó hành dân lấy tiền là chính.
Cũng trong những năm này, họ đã kiên quyết duy trì “tập trung dân chủ” để nuôi dưỡng độc tài đảng trị, tiêu diệt tự do ngôn luận, xâm phạm nhân quyền và vi phạm các quyền dân chủ hiến định cho chính họ viết trong Hiến pháp.
Do đó, dù kết qủa của Hội nghị V có hứa hẹn gì chăng nữa nhưng nếu đảng vẫn độc quyền lãnh đạo, không chịu trả quyền làm chủ đất nước cho nhân dân thì bộ mặt đen đuốc của Việt Nam vẫn cứ như bây giờ.
Sự gian dối, thêm, bớt của báo chí trong nước, cách riêng hai tờ Nhân Dân và Tuổi Trẻ, trong bài tường thuật lại cuộc phỏng vấn Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết của đài truyền hình Mỹ, CNN, trong vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bỏ tù đã khiến Hội đồng Giám mục Việt Nam phải lên tiếng phủ nhận đã chứng minh điều này .
Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa,Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết thư gửi Nguyễn Minh Triết:
“Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây :
“Nhân đọc trong báo “Tuổi Trẻ“, số ra ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý,
“Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định như sau :
Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi “ là không đúng sự thật”.
Thật ra thì trong bài Phỏng vấn của CNN, không có câu nói của Triết, nhưng Triết vẫn để cho báo chí trong nước bịa ra tin bịp bợm để đánh lừa dư luận.
Việc này xẩy ra chỉ một ngày sau khi Mạnh khai mạc Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương đảng để bàn về công tác “khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ” thì còn gì xấu hổ hơn không ?
Phạm Trần
(07/07)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét