Thứ Năm, 5 tháng 7, 2007

Jim Webb in Việt Nam

Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Virginia nghỉ gì về chuyến công du tại Việt Nam và lời tuyên bố của hai vợ chồng ông nghị sĩ Jim Webb và bà Lệ Hồng
:xin xem video trích từ tài liệu của việt cộng ngày 4 july 2007

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 14

* Một thanh niên đem bánh mì vào cho đồng bào bị CA chặn bắt, đồng bào can thiệp bảo vệ cho người thanh niên và phản đối việc làm của CA.

* Từ 1 giờ sáng ngày 05/07/2007, bảo vệ và an ninh Văn Phòng Quốc Hội 2 đến năn nỉ đồng bào ra khỏi trụ sở Quốc hội để họ làm vệ sinh, nhưng sau khi làm vệ sinh thì tất cả cửa ra vào Quốc Hội đóng kín không cho đồng bào vào bên trong.

* Tất cả cầu tiêu, cầu tiểu trong Quốc hội bị khóa cửa không cho sử dụng suốt ngày nay gây trở ngại cho đồng bào khiếu kiện.

* Một phái đoàn gồm 5 bộ (?) của chính phủ lén đi ngõ sau vào phòng họp từ lúc 7 giờ sáng cho đến gần 8 giờ tối vẫn chưa thấy ra.

Đồng bào biểu tình trước tại Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 đã vừa tròn 2 tuần lễ, dù gian nan cực khổ màn trời chiếu đất, mưa nắng suốt 14 ngày đã làm nhiều đồng bào ngã bịnh nhưng vì sự chèn ép bóc lột hết nhà cửa ruộng vườn của chính quyền địa phương và đẩy họ đi vào đường cùng. Đó là động cơ nung đúc sự uất ức, bức xúc của đồng bào các nơi đã đổ về càng ngày càng đông để hòa nhập với đồng bào Tiền Giang cùng bày tỏ sự phẩn nộ, sự phản đối hành động tham những, lạm quyền cướp đoạt tài sản dân của các quan chức địa phương qua các biểu ngữ, băng rôn giăng đầy dọc đường Hoàng văn Thụ với nội dung:

"Bà Lạc chánh án tòa tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ lãnh đạo thẩm phán xử án để trục lợi cá nhân"
"Đả đảo bà Nhàn - Thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với dân - Đề nghị cách chức"
"Khẩn cầu Thủ Tướng cứu dân Tiền Giang bị oan sai bức xúc"
"Chủ tịch UB Tiền Giang vi phạm luật KN - T Cáo gây bức xúc lòng dân, yêu cầu bãi nhiệm"
"Tỉnh Tiền Giang dùng chỉ thị để hợp thức hóa đất đã bị một số cán bộ cướp của dân"
"Đường Cao Tốc yêu cầu giải quyết theo nghị định của chính phủ"
"Dân Long An, dân an cư mới lạc nghiệp. Dân giàu, nước mạnh"
"Đã đảo tham nhũng - Còn tham nhũng thì dân còn khổ" ....

Hôm nay đã có thêm một số đồng bào Kiên Giang, Đồng Tháp lên thêm để tăng cường cho đoàn biểu tình.

Trong khi đó, về phía chính quyền không những không tiếp tục giải quyết các khiếu kiện của người dân mà họ tìm mọi cách để làm khó dễ sinh hoạt của đồng bào như thay vì tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn để chờ cứu xét , thì họ lại cố tình "làm tình làm tội" người khiếu kiện nhiều hơn. Từ nửa khuya, ban quản lý trụ sở Quốc Hội đã cho khóa cửa toàn bộ các nhà vệ sinh bên khu nữ, và bên khu nam thì chỉ mở một cái gây sự xáo trộn khi nhiều người phải tranh nhau sử dụng cầu tiêu cầu tiểu. Và đến sáng thì tất cả nhà vệ sinh đều bị khóa chặt cũng như các cửa vào Quốc Hội cũng được "niêm phong" bằng các "bạc" để bên ngoài không thể nhìn vào bên trong.

Ngoài ra, bảo vệ còn ngăn chặn không cho đồng bào mua đem thức ăn vào khu vực trong hàng rào của khu vực. An ninh và công an đã bắt một thanh niên khi đem bánh mì phân phối cho đồng bào đặt mua đưa vào Quốc Hội. Thấy chuyện phi lý vì thanh niên nầy chỉ đi giao bánh mì cho người đặt hàng mà bị CA và nhân viên an ninh bắt nên đồng bào tụ lại để giải thoát cho thanh niền nầy nhưng trong khi giằng co với CA, một bà lớn tuổi đã bị CA bẻ lọi tay, tuy nhiên cũng làm cho CA phải bỏ ý định bắt người vô cớ.

Theo một số đồng bào cho biết thì từ sáng sớm đã có một phái đoàn gồm 5 bộ của chính phủ (?) đã đến Quốc Hội 2 bằng ngõ sau và vào họp bên trong cho đến hơn 7 giờ tôi vẫn chưa chấm dứt nhưng không rõ nội dung của cuộc họp.

Ngoài ra, đồng bào còn ghi nhận CA mặc y phục dân sự vẫn trà trộn trong đoàn người biểu tình, đem cặp mắt cú vọ theo dõi đoàn dân nghèo khốn khổ này. Chúng mang máy quay phim, chụp hình để ghi lại hình ảnh dân chúng qua lại, lưu giữ hình ảnh để nhận diện và tìm cách khủng bố nguội sau nầy, để cố tình che đậy và bao che cho việc làm gian ác của quan chức địa phương.

Đặc biệt, CA luôn kèm sát dân chúng di chuyển trên đường khi đi ngang qua số 194 Hoàng Văn Thụ, làm dân chúng khiếp sợ không thể tiếp tế hay an ủi gì được cho các dân oan. Xin mời xem các hình bên dưới được chụp vào khoảng 10 giờ sáng ngày Thứ năm 05/07/2007 để thấy rõ bản chất của XHCN.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 10:00 tối tại Sài Gòn ngày 05/07/2007








NGẬM NGÙI NHỚ HUẾ

Paris, ngày..

Em Tố Huệ yêu dấu,

Anh có ngờ mô, khi nhận thư em, anh vẫn có ngày được biết em còn sống sót, còn tìm được đất nước tự do để định cư từ mười hai năm qua cho tới bây chừ. Anh mô có ngờ em vẫn giữ mãi giọng dí dỏm, bạo dạn và sống động như thuở em vừa vào Sài Gòn để nhận làm trình dược viên cho hãng bào chế thuốc Tây của bác sĩ Trương văn Chôm. Tại mần răng em biết bây chừ anh góa vợ, sống riêng biệt với gia đình của thằng truởng tử luôn cả với gia đình thằng thứ nam, sanh nhai với số lương hưu trí non, chẳng có bao nhiêu. Em muốn đôi ta làm cuộc rổ rá cạp vành, vì hồi mô tới bây chừ, em chỉ có diễm phước một lần làm mẹ hụt, chớ chưa có may mắn làm vợ bao chừ!

Lũ bạn ôn binh của anh nghe anh lăm le tục huyền liền ỡm ờ hỏi: - Súng ống mi ra răng? Đạn dược được chừng bao nhiêu? Chừ đây mi muốn tái lập tổ uyên ương mới mà không trẽn hay răng?

Em ơi, súng ống anh hãy còn tốt, nhưng đạn tồn kho hao hớt khá nhiều. Làm lại cuộc đời với em trong tuổi hoàng hôn bóng ngã, chắc tụi mình yêu nhau bằng tinh thần nhiều hơn, chớ làm răng mà toại hưởng cảnh ái ân dồi dào trong trướng gấm, hả em? Có ai mô trở ngược thời gian để tìm lại một thể chất lành mạnh, tràn trề nhựa sống, gặp gỡ người yêu là cụp lạc bảy phùa tám hiệp trong cái weekend như chầu xưa?

Anh được biết suốt 6 năm trời kẹt ở quê nhà, em giải nắng dầm sương ở chợ trời để nuôi mẹ già mang bệnh tim và nuôi thằng em đi học cải tạo. Rồi mạ em lìa đời vì thiếu thuốc men. Rồi cậu em tê bị bọn cai tù bắn chết trong lần vượt ngục. Riêng anh, anh vượt ngục được thành công, nhưng phải trốn chui trốn nhủi chỗ ni chỗ tê hơn nửa năm. Cưộc vượt biên của cha con anh thành công, nhưng vợ anh chết trong chuyến hải trình, thây vùi đáy biển để anh trơ trọi trong tuổi ngoài 40, phải làm gà trống nuôi con suốt 7 năm dài trên đất Pháp. Bây chừ thì anh đang vào độ giữa thu của đời người rồi.

Em còn nhớ cô Minh Loan, con em nhà chú của anh không hè? Bây chừ, hắn sống ở tỉnh Troyes, thuộc vùng Champagne. Tuy đã 55 tuổi nhưng mỗi năm hắn về Sài Gòn nhờ bác sĩ thẩm mỹ tân trang mặt mũi hắn nên trông hắn hãy còn trẻ đẹp lắm. Chồng hắn cũng tân trang nhan sắc như rứa, tuy không bơm ngực như vợ, nhưng cũng bơm mông cho tròn, cho ra vẻ trai tân tuy cái vẻ trai tân nớ chỉ ở cái đít mà thôi. Nhưng Minh Loan than rằng chồng hắn khi ngủ cứ ngáy như sấm nên mỗi khi nằm bên cạnh chồng, hắn chẳng tài mô ngủ nổi. Rứa là hắn dọn phòng khác để ngủ riêng. Nhưng không vì rứa mà hai vợ chồng hắn chê chuyện cụp lạc cho tới đất nghiêng trời lệch mô. Mỗi tuần lai rai đôi ba hiệp thôi, chớ cố gắng cách chi cũng chỉ chừng nớ. Tuy nhiên, vào mỗi túi kỳ hẹn, hắn mò qua phòng chồng để chồng đè hắn ra đạp mái làm chiếc giường kêu kẽo ca kẽo kẹt như cóc nghiến răng.

Ui, còn chị của Minh Loan là Minh Nguyệt thì khác. Y thị cứ than não nuột rằng chồng y thị chừ đây làm bạn với con Chung Vô Diệm (chim vô dụng) từ khuya, cái bửu bối hắn cứ gục đầu trầm tư mặc tưởng và rũ cờ tang dài dài. Lại nữa, cái sào huyệt y thị thì chừ đây khô queo. Nhưng cả hai lại thích ăn diện, nên khi đi dự yến tiệc mô, buổi tiếp tân mô, cả hai vẫn là cặp đẹp đôi. Cả hai lại mang chứng mất ngủ dài dài và cứ dùng thuốc ngủ đều đều. Có bận, họ làm mất hộp thuốc ngủ, nên đêm đó cả hai cứ trằn trọc suốt năm canh. Tên chồng chốc chốc cứ vào rest room đái rổn rổn vào bồn tiểu. Khi hắn trở lại giường ngủ thì chẳng bao lâu, mụ vợ lồm cồm ngồi dậy, vào bồn đái sè sè. Ui, cái bồn ni suốt đêm bị vợ chồng mụ Minh Nguyệt tê hành tội chẳng biết mấy lần. Hễ sau khi đi tiểu xong là họ uống nước Evian, uống Vittel hà rầm. Rứa chẳng phải cái bồn là nạn nhơn của cơn mất ngủ của họ hay răng?

Em ơi, anh cứ nghĩ sa đà chuyện ta chuyện người nên từ khi góa vợ cho tới bây chừ, anh ngại chuyện tục huyền lắm tê! Sức lực cỡi ngựa qua đèo, vác cày qua truông chừ đây chẳng còn chi hết; còn vẻ bảnh trai chỉ là kỷ niệm rứa thôi!

Thôi thì, thời bây chừ mình tính theo thời bây chừ, rổ rá cứ cạp vành cho khoảng đời còn lại bớt cô đơn. Đối với anh kẻ địch kẻ thù nhứt đời là cô đơn. Bồ cũ không rủ cũng tới, có phải không hè? Em muốn chi anh cũng chiều, em gọi thì anh dạ, em bảo thì anh vâng. Chỉ sợ gặp anh lại sau 20 năm, em sẽ thất vọng mà thôi. Cái bóng mà anh gởi cho em là cái bóng anh chụp cách đây 6, 7 năm. Ui, 6 hoặc 7 năm biết bao là thay đổi ở nhơn diện và vóc dáng! Đờn ông Việt Nam khi ra ngoại quốc thường bị sói đầu và có bụng bự, đít teo. May phước, anh thoát khỏi ba cái đại nạn nớ. Nhưng cưng yêu quý của anh ôi, con người cường tráng của anh chỉ còn ở mấy tấm ảnh chụp trong quyển album mà thôi!

Thằng trưởng nam Thanh Hùng của anh là bức phóng ảnh của anh về nhơn diện vóc dáng. Hắn có tứ đẳng huyền đai võ Thiếu Lâm nên hắn mở cái võ đường ở Ivry-Sur-Seine. Nhưng nghề chánh của hắn là làm trưởng toán gác-dan cho mấy cái hộp đêm huy hoàng ở khu Opéra, bề sanh sống cũng dễ chịu lắm. Về chuyện hôn nhơn của hắn, hắn bảo với anh rằng Trời định ở nơi mô thì hắn cưới vợ ở chỗ nớ. Bởi rứa, một hôm tê, hắn đi ăn tối ở quán Ngự Bình thuộc Quận 13, Kinh Đô Ánh Sáng Paris, bỗng gặp một o đầm non với tóc mật thẫm, mắt màu xanh hoa lưu ly thảo trong vắt, da trắng, vóc vạc khá cao lớn. O tê nói giọng Huế ngọt như mè xửng, kẹo cau, như chè đậu ngự với những tiếng mô, mi, ni, ri, chi, rứa, hỉ, răng, tê, nớ, chừ rựa ràng lắm! Thì ra, đây là o đầm lai, biết ăn thịt phay chấm mắm nục. Chàng dõng sĩ Thanh Hùng liền rời bàn ăn, xách đít qua bàn o lai Âu tê để làm quen. Nghe tới bốn tiếng giới thiệu Võ sư Thanh Hùng, mắt o sáng lên niềm chiêm nguỡng. Rứa là anh ả làm quen nhau, tuần mô cũng tìm gặp nhau đôi ba lần để được chóng vánh và trơn tru tiến tới cuộc hôn nhơn. Nàng dâu trưởng tên thiệt là Diane Kim Anh Raffin, bây chừ là Diane Kim Anh Raffin Nguyen. Con nớ không dữ không hiền, không trừ không cộng, nhưng ưa màu mè mít ướt, lại kén ăn như công chúa và ưa nhõng nhẽo với chồng như nàng sủng phi. Tên võ sư tê mê đắm vợ nhà, chẳng bao chừ dám liếc ngang ả mô, chẳng đời mô cười tình với mụ khác; hướng mắt tầm nhìn của hắn chỉ chĩa thẳng bon về cô vợ ẻo lả của mình. Ui, thằng trưởng tử của anh hùng dõng, oai phuông như Hạng Võ thời Hán Sở tranh hùng, như Lý Ngươn Bá, con út Vua Đường Cao Tổ trong truyện Thuyết Đường; rứa mà trước mặt vợ, hắn bày cái khuôn mặt đam mê, cái nhìn say sưa đắm đuối, trông dị dị nừng nừng chi mô. Tuy rứa, biết hắn hạnh phước ngỏa nguê anh cũng mừng thầm. Mỗi tháng hai lần, vợ chồng hắn đến thăm anh rồi đưa anh xuống Phố Tolbiac hay khu Place d''Italie để thời các món Huế.

Thằng thứ nam Thanh Phụng của anh tuấn tú, thanh tao hơn anh của hắn, tánh đa cảm đa sầu. Hắn học giỏi, thi lấy được bằng Tiến sĩ Hóa Học, nhưng bằng ni khó kiếm việc làm nên hắn xoay qua làm ngành quản thủ thư viện (bibliothécaire), lương công chức ba cọc ba đồng. May ơi là may! Hắn chọn được con vợ Bắc Kỳ, xinh đẹp, duyên dáng, khỏe mạnh và đảm đang. Ba mạ o ni là dân Bắc Kỳ di cư, sống tại Huế trên 10 năm rồi thiên cư vào Sài Gòn. Gia đình họ nói được 3 thứ tiếng Bắc Trung Nam. Khi định cư qua Paris họ làm chủ thầu xưởng may quần áo. Mấy năm ni, gặp bề làm ăn vất vả, con dâu thứ nớ xoay qua mở tiệm ăn. Món bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán và chả quế của hắn xuất sắc nổi tiếng. Đã rứa, món bò lụi của hắn cũng tuyệt cú mèo, nhứt là món bánh hỏi ăn cặp với thịt bò lụi được trình bày trên dĩa đẹp như reng thêu. Lại còn tuyệt phẩm tuyệt vời hơn, món bánh xèo của hắn nhưn nhiều, vỏ mỏng và dòn rụm! Các món rau ăn cặp với bò lụi và bánh xèo đều tươi hơn hớn. Loại cải xà lách do hắn chọn là loại batavia dòn và rộng bản chớ không phải loại laitue mềm xèo mô. Bởi rứa, chẳng ai lấy làm lạ quán hắn đông nghịt. Và cũng bởi rứa, mạ hắn và em gái hắn nhào vào giúp đỡ; mạ phụ bếp, em gái chạy bàn, cả hai được trả lương hậu.

Hoàng Yến, con dâu thứ của anh yêu chồng rất mực, nên hắn ra tay đùm bọc, tưng tiu thằng chồng chỉ có cái mỹ mạo bề ngoài, nhưng cái tinh thần thì bở rệt như tơ nhện. Mỗi sáng thứ hai, quán ăn đóng cửa. Cả hai đề huề đến thăm anh. Nàng dâu lau chùi tủ lạnh cho anh xong, xếp đặt các món ăn tươi và rau cải vào. Còn loại lương khô, loại thực phẩm đóng hộp thì hắn xếp trên dãy kệ. Hắn yêu chồng nên vị nể và giúp đỡ cha chồng rứa mà.

Ui, thằng thứ nam của anh quyết theo dấu vết tên trưởng huynh của hắn nên hắn mê vợ sa đà và kỳ quặc lắm tê! Bởi con Hoàng Yến cưng yêu nuông chiều hắn thái quá nên tinh thần hắn đâm ra yếu đuối. Vắng vợ chừng đôi ba ngày là hắn đâm ra hoang mang, sợ hãi. Năm ngoái, bác vợ của hắn bên Texas từ trần, vợ hắn phải qua bên nớ thọ tang. Hắn đưa vợ ra phi trường, và trước khi con tê chui vào bộng để lên máy bay, hắn hực lên tuôn trào lệ thảm làm con tê bịn rịn quá, khóc theo vì phải tạm xa thằng chồng có hiếu với vợ nhà . Rồi túi hôm nớ, Thanh Phụng phựt đài truyền hình Canal +... coi đài tê có loang tin chiếc máy bay mô trên đường Paris -Texas bị rớt cánh đại bằng hay không? Còn con Hoàng Yến ngày mô cũng điện thoại cho chồng hắn trong suốt tuần lễ hắn còn kẹt bên Texas, kẻo không chồng hắn tưởng tượng toàn chuyện dữ xảy ra cho hắn. Đờn ông như rứa thì hư quá, lòng dạ răng mà lỏng như sữa lấy hết chất kem, như cháo pha loãng.

Ui, con cái trên các đất nước Tây phương ni hễ có đôi bạn là chỉ biết cuộc sống lứa đôi riêng biệt. Ba mạ tụi hắn đã có chánh phủ lo lắng. Bởi rứa, anh phải tính cho phận anh, phải được sống trong tình yêu đôi lứa được chừng mô hay chừng nớ.

Cách đây hai năm, mụ chị của anh bên quê nhà muốn làm mai cho anh một cô gái già tuổi 45. Trên tấm bóng, cô ta có mặt mũi trung bình, nhưng nụ cười và mắt liếc lại làm duyên chút chút, làm điệu sơ sơ. Rứa là thư qua thư lại; lời lẽ trong thư của cô ta rất ngoan lành thục nữ, pha chút õng ẹo phơn phớt, nhỏng nhẻo sương sương. Anh muốn mua một món quà tặng cô ta. Thấy Kim Anh đeo chiếc nhẫn nạm hột đá đỏ thiệt đẹp, anh liền hỏi:

- Chiếc nhẫn của con gắn hột ngọc chi mà nước ngọc trong vắt như gương và đỏ tươi như huyết bồ câu như ri?

Nàng dâu trưởng hãnh diện: - Thưa cha, đây là hồng ngọc. Ngọc chỉ lớn 5 ly rưỡi mà giá tới 10 ngàn quan. Cha mua không nổi mô. Thiệt ra hồng ngọc gắn cheo leo trên mặt nhẫn thì làm răng chiếu ngời ngời được? Mai tê, nếu có tiền con tra xung quanh ngọc thêm bảy hoặc tám viên kim cương cỡ ba ly thì nước ngọc ni mới sáng rỡ rỡ...

Và hắn khuyên: - Ở Place de Vendôme, thuộc khu Opéra có nhiều tiệm bán ngọc giả đẹp một tám một mười so với ngọc thiệt. Lại nữa, khu Opéra còn có nơi bán loại ngọc thiệt, nhưng giá rẻ như lam ngọc, hổ phách, huyền ngọc, san hô, mã não ...

Nàng dâu thứ trề môi: - Ốt dột chưa tề, san hô, hổ phách, mã não bán đầy ở các tiệm Tàu trên đất Pháp ni. Có phải là ngọc quí mô, cha ơi! Bên quê nhà, đa số phụ nữ chê những thứ ngọc đó... Hay thôi, chị em tụi con nên chọn hộ cha loại ngọc điệp đi. Ngọc điệp trong vắt như nước suối, lồng chấm đỏ, chấm xanh, chấm lục, chấm tím, chấm vàng rực rỡ; nếu tra ngọc vào vỏ mạ vàng càng thêm rực rỡ.

Rứa là anh theo dâu con đi khu Opéra để mua nữ trang tặng người tình chưa hề thấy mặt thiệt. Lựa hoài mà anh chẳng thấy chiếc nhẫn mô vừa mắt, đành đợi dịp khác. Nhưng rồi một đêm tê, trước khi đi ngủ, anh cầu Đức Quán Thế Âm xui khiến cho cuộc hôn nhơn sắp tới của anh được xui chèo mát mái. Và trong cơn mơ, anh thấy mình lượm được một chiếc nhẫn hồng ngọc. Rứa là anh hội họp dâu con để đoán điềm giải mộng.

Thanh Hùng rùng vai: - Cha à, mộng triệu tào lao, hơi mô mà cha để ý làm chi cho nhọc tâm nhọc trí? Để sức nớ mà ngáp một cái thiệt dài cho mát phổi hơn không.

Kim Anh cự lại chồng: - Thúi chưa, biết đâu đó là điềm hên thì răng? Anh không tin thì mặc kệ anh. Đuợc ngọc tức là được người ngọc. Mai tê, sau khi chạy lo giấy tờ, cha sẽ đem cô gái già tê về làm kế mẫu tụi mình.

Hoàng Yến tán thành: - Chị con nói đúng, cha à. Xin cha tiến hành thủ tục giấy xuất cảnh cho cô nớ đi, rồi về Việt Nam làm đám cưới trước khi trở lại Paris mở tiệc thết đãi thân bằng quyến thuộc.

Thanh Phụng thở dài sườn sượt: - Điềm ni chẳng phải điềm tốt mô. Cha sẽ gặp trở ngại. Chắc cha và mọi người cũng thừa biết: xe chạy tới ngả tư hễ gặp đèn đỏ thì ngừng lại, còn gặp đèn xanh thì vượt qua luôn. Màu hồng ngọc có giống màu đèn đỏ không hè? Chừng mô cha nằm chiêm bao thấy lượm chiếc nhẫn bích ngọc thì mới tới hồi vận sự hanh thông.

Kim Anh gật đầu: - Chú Phụng nói phải đó, cha ơi! Màu bích ngọc giống đèn xanh thiệt mà. Rứa mà con quên mất cái điều ni.

Chừng hai hôm sau, anh nhận được lá thư của chị anh. Lời thư bực dọc. Đại ý chị anh cho biết cô gái già kia đã gặp một tên Mỹ già mắc dịch qua Việt Nam kiếm vợ. Hắn đã thỉnh cô ta ta về Michigan làm trang trại phu nhơn rồi. Nghe nói trang trại hắn lớn lắm nên hắn có nhiều tiền. Bởi rứa cô ta không bội hôn với anh răng được?

Thôi thì, nếu em chấp nhận rổ rá cạp vành thì anh tán thành ngay. Anh vái trời cho đêm ni, sau khi viết bức tâm thư cho em, anh sẽ nằm mộng thấy được một viên bích ngọc bự tổ chảng trong chiêm bao, để biết trước vận may mở đèn xanh cho đôi ta tiến tới cuộc hôn nhơn chóng vánh.

Cuối thư, anh chúc em mọi sự may mắn, chơn cứng đá mềm.

Hôn em trăm cái,
Đào Khánh Toàn

*
Virginia, ngày...

Anh Khánh Toàn cưng của em,

Được thư anh, em mừng quá. Rứa là cựu tình lang sắp tái hội cựu tình nương; bồ cũ không rủ cũng tới. Suốt 15 năm qua, anh có công ăn việc làm. Bây chừ anh hưu trí non với tuổi 65 thì cũng bảo đảm cho cuộc sống riêng anh. Anh khỏi cần nằm chiêm bao thấy mình lượm được bích ngọc nữa. Em đã nằm chiêm bao thấy anh tặng cho em chai dầu hiệu Con Ó. Thứ dầu tê há chẳng có màu xanh như màu bích ngọc hay răng? Vậy thì đôi ta cứ chung lo thủ tục giấy tờ để em thỉnh anh qua Mỹ, để anh làm đấng trượng phu của em, để em săn sóc, hầu hạ anh.

Anh còn nhớ con Nguyệt Nga, bạn học cùng chung trường Đồng Khánh với em không? Hắn trải qua ba bốn lớp chồng: chồng Việt, chồng Pháp, chồng Huê Kiều, sau hết là chồng Huê Kỳ. Chồng mô cũng bị nó bắt nạt, cũng mê nó sa đà, đắm đuối. Nhưng số con nớ vốn ba chìm bảy nổi. ChồngViệt thì tử trận ở Đồng Xoài. Chồng Pháp toi mạng vì tim bị làm xung. Chồng Huê Kiều xé rào thiếm xực con Xẩm lai ở cùng một cư xá với hắn nên hắn đâm đơn ra tòa ly dị... Trừ anh chồng cây nhà lá vườn ra, hai tên chồng kia để lại cho hắn gia sản kết xù, để hắn gởi tiền bạc vào ngân hàng ở Thụy Sĩ khi hắn nhận thấy số phận miền Nam rung rinh, chỉ chờ cơn gió chót từ miền Bắc thổi xuống là đổ nhào.

Nhờ đeo đuổi theo ngành địa ốc, bây chừ Lê Đình Nguyệt Nga giàu lắm tê. Tên chồng Mẽo nhỏ hơn hắn bốn tuổi, nhưng cưng hắn lắm. Hắn tuy say mê chồng nhưng không quên thói bắt nạt chồng. Tên Mẽo là giáo sư đại học, lương bổng nào thấm tháp chi với lợi tức kinh doanh của vợ.

Nghe em sắp bước lên xe bông, Nguyệt Nga mừng lắm. Hắn từ Orange County bên Nam Cali trèo ngược lên Virginia thăm em. Khi coi tới coi lui tấm bóng anh vừa mới chụp, tán thưởng nồng nhiệt:

- Chao ơi, kép của mi hãy còn phong độ lắm thê! Mi phải trau tria dung nhan một xí coi nào. Mắt mi hơi nhỏ, nhưng tau thấy chúng làm cho mặt mi sật sừ, lừ đừ, ngái ngủ như cặp mắt mấy con mụ bị chụp thuốc mê sau khi bị đưa lên bàn mổ. Tau sẽ tặng mi một cặp mắt khoét to banh rộng cỡ cái muỗng cà-phê. Coi như món quà tau mừng mi đi lấy chồng, mi nghĩ răng?

Rứa là cả hai đi Texas, mượn cớ đi thăm con bạn chung tên Hồ Đắc Hỷ Loan, nhưng cốt viếng bác sĩ Hồ Tấn Phước, chồng bà hoa-hậu-ngũ-tuần Hạnh Phước. Em cho ổng khoét mắt, cấy lông nheo, xâm lông mày. Còn Nguyệt Nga thì nhờ ổng xoa mông nắn đùi, cho tan lớp mỡ nung núc bọc quanh lớp nạc.

Ui, anh còn nhớ con Hỷ Loan không? Con nớ gốc Huế từ nhỏ theo ba mạ hắn vào sanh sống ở Nha Trang, rồi hắn vào Sài Gòn học Đại Học Luật Khoa. Bây chừ, hắn được làm thẩm phán. Ui, con bạn mô cũng sang, cũng tiến thân vùng vụt, chớ ai mô như em lận đận làm đầu bếp cho cái nhà hàng nho nhỏ ở Virginia. May nhờ có con Nguyệt Nga bày vẽ, em mới đi làm nghề "neo" (làm móng tay), từ đó mới mát mặt mát mày đôi chút.

Con Hỷ Loan rảnh rổi làm thơ. Còn em thì viết chuyện thời còn yêu lính trong khung cảnh Huế. Tụi em đi Texas một công ba chuyện: trùng tu nhan sắc, thăm con thẩm phán khật khùng vì mê làm thơ, và luôn tiện dự lễ Ngày Nhớ Huế. Hỷ Loan vừa cho in xong thi tập Người Tình Mùa Hạ. Rứa nghĩa là hắn có một người tình chung thủy để ôm đào ấp mận suốt mỗi mùa hè, rồi ra cả hai chia tay, hẹn tái ngộ vào mùa hè tình ái năm sau. Con nớ thờ chủ nghĩa độc thân, nhưng hắn có ba đứa con trai, mỗi đứa con có một ông cha riêng.

Con Nguyệt Nga eo sèo với con Hỷ Loan: - Mi làm thẩm phán, danh giá cao muôn trùng vạn trượng. Thời giờ rảnh rang, mi nên đi bơi, đi đánh quần vợt, họp bạn đờn ca, gẫm có thú vị hơn không. Hơi mô mà mi nặn đầu nặn óc, sáng tác thơ làm chi cho mau tổn thọ?

Con Hỷ Loan háy dài: - Nói như mi thì ở cõi đời ni chỉ có rặc một thứ người hám lợi đáng ghét như mi hay răng? Tau cũng đi bơi, đi đánh quần vợt, đi họp bạn đờn ca, nhưng tau thừa hơi sức, dư thời giờ để sáng tác thơ. Thơ mới có thể làm cho tên tuổi tau vang lừng. Con Tố Huệ cũng rứa. Cái danh Tố Huệ nữ văn sĩ của hắn dán chồng lên mụ Tố Huệ làm "neo", vẻ vang vô cùng. Nì, tập thơ ni gồm những bài thơ đầu mùa mà tau làm hồi còn ở Nha Trang. Thơ đầu mùa dẫu mượt mưỡi mươi mà cách chi cũng vẫn ngờ nghệch. Bởi rứa, tau đã ra công nhuận sắc ba lần bảy lượt, xào tới kho lui cho thơ được thấm tháp mặn mòi như cá bống thệ kho tiêu. Mi và con Tố Huệ hãy đọc đi rồi cho tau ý kiến.

Hồi 25 năm về trước, em đã yêu thi tài của con Hỷ Loan, đọc nát ngướu, đọc nhão nhừ tập thơ đầu mùa của hắn. Mấy bài nhuận sắc chừ đây được nạm khảm thêm một mớ sáo ngữ thời đại, nghe nhột nhột cái lỗ tai chi mô. Ri nì: huyền sử một tình yêu, lạc lõng bến thiên đường, những phiến mỏng của hạnh phúc, xé rách giấc mơ em, trốn vào tầng sâu dĩ vãng, đi về cõi vĩnh hằng, dấu chân địa đàng... Ôn cha mệ mạ ơi, hắn lượm lặt ở mô chữ ni kêu loảng xoảng, chữ tê rườm rà màu sắc rồi thêu thùa thành những ngữ pháp hào nhoáng hoa lệ như ri? Những ngữ pháp nớ một khi tròng vào thơ hắn làm em có cảm tưởng như con voi đeo chuông, như con chó và con mèo đeo lục lạc nghe leng keng, rủng rẻng, trẽn ôi là trẽn quá chừng chừng!

Nguyệt Nga ỡm ờ: - Con Hỷ Loan ưa làm cho nhan sắc trẻ trung, nhưng hắn lại đổ hô hắn thích làm cho kỹ thuật thơ của hắn già dặn. Tau tuy không hiểu nhiều về thơ hắn, nhưng tau tin chắc một điều rằng chừ đây hắn không điệu, không ẹo ở cử chỉ, ở lời ăn tiếng nói. Hắn chỉ điệu và chỉ ẹo trong thơ thôi. Có rứa hắn mới được dịp làm nũng với độc giả ở xa, để họ tưởng mô nữ sĩ Hồ Đắc Hỷ Loan như rau cần nõn nà, như hành non tuơi mòng mọng. Biết chừng mô lại có kẻ tưởng tượng nó đáng cưng như con mèo xiêm hay con chó caniche nữa.

Hỷ Loan nguýt con bạn chảnh lỏn: - Thơ tau đoan trang và mềm mỏng, ai ai cũng suýt soa khen ngợi. Mi nghĩ răng mà bảo thơ tau điệu đà và õng ẹo, hả con tê?

Em cười xí xóa: - Hỷ Loan nì, tụi tau muốn biết người tình mùa hạ của mi để coi mặt mũi hắn ra răng.

Hỷ Loan đưa tấm bóng cho hai đứa coi. Sum la vạn tượng ơi, tên nam tặc trong tấm bóng tê có phải là người Việt mô. Da hắn sậm sòi, nét mặt Tây phương rắn rỏi, hàng ria mép tỉa mỏng làm hắn có vẻ đĩ đực chi mô! Rồi Hỷ Loan cười hềnh hệch:

- Hắn là luật sư Mỹ, nhưng gốc Mễ-tây-cơ. Hì! hì! hì! Tên hắn là Pedro Del Rio. Chắc tổ tiên hắn thuở xưa có họ hàng chi đó với họ hàng nữ minh điện ảnh Dolores Del Rio. Hắn nhỏ hơn tau 6 tuổi. Được nằm dưới thân thể rắn chắc của hắn, tau cảm thấy hạnh phước tràn đìa lai láng rồi. Hì! hì! hì! Được hắn ban ơn mưa móc, tau muốn bay lên tới chín từng trời hạnh phước! Hì! hì! hì!

Nguyệt Nga rắn mắc: - Đã có người tình mùa hạ, chắc con dâm phụ ni thiếm xực thêm người tình mùa xuân, người tình mùa thu, người tình mùa đông...

Hỷ Loan liếc xéo: - Có mô nhiều rứa. Ngoài người tình mùa hạ tê, tau có người tình... lai rai.

Vợ hắn điên, bị nhốt trong nhà thương điên. Hắn thường lui tới ăn nằm với tau mỗi tuần 5, 6 bận chi đó, ai hơi mô mà đếm cho đúng? Rứa mà ngày tháng cô đơn rồi cũng qua.

Em hỏi dồn: - Hắn là người chi rứa mi?

Hỷ Loan sầu não rất chi là kịch sĩ: - Nhan sắc tau không được đờn ông Việt đoái hoài. Đã rứa, tau còn lăng loàn thì thử hỏi có tên đờn ông Việt mô dám mon men tới tau để tau trao thân gởi phận? Tên nớ là Huê Kiều, tụi mi à... Hắn chỉ coi được thôi, chớ mô có được bảnh trai như tên Mễ tặc.

Nhưng hắn sành sỏi việc gối chăn, lại giúp tau đầu tư để sanh lợi. Tau cũng yêu hắn rả rít lắm chớ, dù không mê hắn đậm đà như yêu tên Mễ lựu đạn tê. Hắn tế nhị, cứ mỗi mùa hè là đi nghỉ mát với con khác để tau bay qua Florida phỉ nguyền với tên Mễ ôn binh của tau. Nhưng khi hết hạn nghĩ hè, hắn cho người tình tạm bợ tê một số tiền, rồi trở về thụt cà-nông vào mục tiêu quen thuộc cũ.

Ui, theo em thấy, đờn bà Việt Nam tụi em khi ra hải ngoại, chẳng có mụ mô ở nhà nằm ngửa cho chồng giải trí để được chồng nuôi và để sanh con đẻ cái cho chồng. Họ cũng phải lăn ra đời kiếm sống. Khi thành công về chuyện mưu sanh trục lợi, họ cảm thấy mình có quyền bình đẳng với nam phái ở mọi mặt, luôn cả ở phương diện hưởng thụ nữa tề. Quyển Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trải, quyển Tứ Phụ (phụ đức, phụ dung, phụ ngôn, phụ công) do Tào Đại Cô (tức là nữ sĩ Ban Chiêu) soạn ra cốt răn dạy phụ nữ Đông Nam Á nếu ai nớ đem tặng cho họ thì họ trịnh trọng cất trong tủ gương kẻo không sách bị bụi bám. Sách thánh hiền mà lại! Mô ai dám rẻ rúng bao chừ? Nhưng đời mô mấy mụ giở ra đọc vì bóng dáng dáng thánh hiền đã đi vào cái tịch mịch mênh mông của cuộc dâu bể phế hưng, đã lùi xa trong dĩ vãng huy hoàng thời Khổng Mạnh, lại nữa cũng không còn hạp với cái bổn hoài của họ. Họ dù ca tụng lời lẽ thánh hiền xả láng bằng một giọng cung kính chiêm ngưỡng, nhưng họ làm theo cái ý thích hưởng thụ của họ. Xung quanh họ, phim X bán tràn đìa ở mọi nơi, các tạp chí in hình trai đẹp khỏa thân, các tạp chí in hình nam nữ cụp lạc... lưu hành công khai, phổ biến nườm nượp. Chúng nhắc nhở họ nên hưởng thụ sau một thời gian dài họ chịu lầm than khổ ải trong hai cuộc chiến trên đất nước bất hạnh của chúng ta. Họ phải vớt vát lại tuổi xanh đã bị mất mát một cách oan uổng, hay bị giới hạn một cách tức tưởi giữa bốn bề khói lửa vây quanh. Phải kéo dài chơn dung trẻ trung được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cứ vắt cạn khoái lạc như vắt nước ngọt trái cam khúc mía cho tới khi chỉ còn bã cam bã mía xác xơ. Cứ vắt cạn nước béo của dừa nạo từ nước cốt cho tới nước giảo, rồi tới thứ nước lạt nhach như nước lả mới thôi. Đến các hộp đêm xem các trai cường tráng thoát y, bỏ tiền ra mua kép nhí xinh đẹp làm chồng, coi đàn ông là đối tượng nhục thể và coi mình là một chủ thể có quyền thưởng thức cái đẹp của đàn ông; như thế họ mới cảm thấy cái quyền bình đẳng với đàn ông thật là thiết thực. chớ không phải là những lời nói bông phèo xạo đía trên chót lưõi đầu môi.

Nguyệt Nga giả nhơn giả nghĩa: - Ừ hè, tau nghĩ kỹ rồi. Con Tố Huệ ni lẩm rẩm mà có hậu phước. Hắn quen tắm ao nhà nên phen ni lấy được chồng Việt đã trí thức mà lại còn bảnh trai. Tên Khánh Toàn tê có da dẻ mịn màng, vóc mình thanh cảnh, tóc tuy tiêu ít muối nhiều, nhưng cũng dồi dào rậm rạp chớ bộ. Đã rứa, hắn còn có thần thái phiêu hốt, xứng đôi với con Tố Huệ văn sĩ lắm tê! Gặp được mẫu đờn ông như hắn, tao mô có ngần ngại chi mà không về tắm ao nhà, hả bây? Bây cũng dư biết tại nghiệp lực đẩy đưa, chớ mô có ai thích lấy chồng dị chủng bao chừ?

Hỷ Loan nghiến răng xỉa xói: - Có tau đây, mi à. Tau thích hương xa hoa lạ, chớ không thích xài đồ nội hóa mô. Còn mi, mi làm bộ ái quốc ái quần, thích quốc hồn quốc túy, nghe thúi quá! Hồi còn đi học, mi mê kép hát bóng Âu Mỹ. Mi sưu tầm ảnh của William Holden, Yul Brynner, Marlon Brando, Paul Newman, Rock Hudson, Tony Curtis, James Dean, Anthony Perkins... dán đầy cả tập giấy bìa cứng. Bây chừ, mi giả bộ thích chồng nội hóa, nghe mà ngứa gan! Hay là thằng chồng Mẽo của mi bị mi tung chưởng hấp tinh đại pháp, cho nên chừ đây hắn còm cõi, thở không ra hơi, đứng ngồi xiên xẹo, thân khô vóc héo như cây sậy cọng lau nên mi nghĩ tới đờn ông Giao Chỉ bảnh trai?

Nguyệt Nga sừng sộ: - Thúi chưa, chồng tau đẹp như Sean Connery khi còn đóng vai James Bond; hắn vừa cường tráng vừa hùng tráng lắm thê. Cái thứ dâm phụ như mi vừa thấy hắn là chổng mông hú hắn tới mi liền.

Hỷ Loan làm vẻ ngậm ngùi: - Bây nì, tụi mình chừ đây sắp vào thu cuộc đời, hưởng thú huê nguyệt được chừng mô hay chừng nớ. Tau chỉ sợ hai thằng đực của tau dâm dục quá độ mà tên tiểu tặc tụi hắn sớm bại liệt, tau dẫu có chọc ghẹo cách chi thì hai tên quỉ non tê vẫn không chịu ngóc đầu chào quốc kỳ và không chịu hả miệng hát quốc ca. Còn tụi mình vài ba năm nữa biết mô sẽ biệt kinh kỳ, mỗi tháng khỏi cần mang khăn vệ sinh nữa. Tới chừng nớ thì mình chẳng còn tìm lạc thú ở chuyện giao hiệp ái ân nữa, có phải không hè?

Kiền khôn vũ trụ ơi, ba mụ bạn cũ gặp đủ mặt nhau là ăn nói bạt mạng, cười giỡn luông tuồng. Đêm mô, tụi em cũng thức khuya lơ khuya lắc để hàn huyên tâm sự, ôn cố nhi tri tân. Những câu chuyện ngồi lê đôi mách sa đà làm em mệt hốc hác.

Hai con bạn cũ dắt em đi mua sắm đồ lót bằng đăng-ten, áo ngủ bằng voan mỏng, nước bông nước huê hiệu Guerlain và Chanel số 5, khăn phu-la hiệu Nina Ricci từ bên Pháp nhập cảng qua. Trừ dầu thơm, còn mấy thứ khác thì do tụi nó tặng. Con Hỷ Loan khuyên:

- Mi đừng tô son Elizabeth Arden màu hường dịu; son nớ lỗi thời rồi vì nó bóng quá, làm thiên hạ tuởng mô mi kê cái mõm heo nái của mi húp phở chan nước béo. Thời buổi ni, đờn bà có tuổi mỗi khi đi dạo phố thường tô son màu nâu pha xám như màu cứt chó, sơn móng tay đen thui như màu cứt gián, cứt chuột, coi có duyên đáo để!

Nguyệt Nga tán thành: - Ừ hè, con thẩm phán ni nói phải. Hôm nớ, đi dạo phố Bolsa bên Cali, tau gặp nữ minh tinh Kiều Chinh mặc quần áo trắng, tô son môi và phết sơn móng tay có những màu như hắn vừa nói, coi hay độc đáo lắm tê! Trông bà ta có vẻ đẹp rất... liêu trai, có vẻ huyền ảo như nữ thần điện ảnh Greta Garbo đóng phim đen trắng.

Con Hỷ Loan khéo điều động nên ngày hắn ra mắt sách nhập chung với Ngày Nhớ Huế, tụ họp dân Huế ở khắp hải ngoại, ai có lòng nhớ Huế thì mua vé máy bay để kéo nhau về Houston, để gặp lại bóng ngày xanh và bạn bè năm xưa năm xửa. Em băn khoăn:

- Hỷ Loan nì, tụi mình cũng nên làm món chi đem lại chớ. Hay là để tau làm bánh bột lọc hay bánh quai vạc, có được không hè?

Hỷ Loan mắng: - Ai khiến mi? Mi tới đây để chia sẻ vinh quang với tau chớ mô phải để làm bánh quai vạc? Ban tổ chức đã lo liệu sẵn rồi. Tau cũng đã đặt mua một thúng bánh bột lọc và một thúng bánh quai vạc rồi.

Nguyệt Nga xía vào: - Con Tố Huệ ni có tài làm bánh đông sương. Rứa để tau phụ với nó một tay làm vài tảng đông sương cho dân gốc Huế lé con mắt một phen.

Anh ơi, phiến đông sương do em làm thì trong như gương, lộng vân đỏ, vân xanh, vân tím, vân vàng đẹp nhức nhối, đẹp như loại ngọc điệp mà tụi Tây gọi là ngọc “opale“. Ai đã thấy bánh em rồi chỉ thích ngắm chớ không nỡ ăn mô. Còn bánh đông sương của con Nguyệt Nga có nền trong vắt như nước sông Hương nổi cộm chùm nho tím lá xanh. Nhưng bánh của nó là bánh á hậu, bánh quí phi, còn bánh của em mới đúng là bánh hoa hậu, bánh nữ hoàng.

HỒ TRƯỜNG AN

Bài Viết của "Khúc Ruột Ngàn Dặm"

Xem Video Người Dân Saigon Biểu Tình


Nghe Tiếng Kêu Cứu của 1 Phụ Nữ VN


Ngay sau khi phái đoàn Việt cộng Nguyễn Minh Triết và khoảng 200 tên cán bộ cộm cán đặt chân đến Hoa Kỳ lúc 5h chiều ngày 18/06/2007 tại phi trường JohnF. Kennedy, New York, trong chương chình thời sự 7 giờ (giờ VN) tối ngày 19/06/2007 trên kênh truyền hình VTV3 của Việt Cộng, tên phát thanh viên Quang Minh (tên này là một trong các tên cộm cán của bộ máy truyên truyền Việt cộng bám gót Việt cộng Phan Văn Khải trong chuyến đến Mỹ hồi tháng 06/2005, cũng chính tên này là một trong những kẻ đọc bản tin Việt cộng bắt giam luật sư Đài và Công Nhân trên truyền hình Việt cộng tối ngày 06/03/2007) theo sự chỉ đạo của cấp trên đã đưa tin một cách loè bịp và bưng bít thông tin đối với người dân trong nước, lối tuyên truyền bịp bợm xưa nay của Việt cộng.

Truyền hình Việt cộng quay cảnh Việt cộng Nguyễn Minh Triết bước xuống cầu thang máy bay của hãng hàng không VN Airline (VN6515-AA45) tại phi trường JFK New York (VN Airline là một hãng hàng không Việt cộng đầy tai tiếng với những cáo buộc tham nhũng trong các hợp đồng mua bán máy bay, lắp sai động cơ máy bay, con cái các quan chức Việt cộng đi du học bằng tiền của hãng, các phi công của hãng gặp rắc rối trong việc chuyển tiền lậu, buôn lậu tại Úc châu…) với một dúm thân cộng đón ra tiếp tại phi trường. Ở đây không thấy có cảnh đoàn người đông đúc xếp thành lối đi, tay cầm cờ máu vẫy vẫy khi vẫn thường thấy khi đám quan chức chóp bu Việt cộng đi thăm nom các chiến hữu cộng sản như Tàu cộng, Bắc Hàn cộng, Cu ba cộng, mới đây có thêm Venezuela (Huygo Chavez có xu hướng thân cộng).

Việt cộng không dám cho quay cảnh cộng đồng người Việt tự do tị nạn cộng sản dàn chào biểu tình chống Việt cộng Triết ra sao, truyền hình Việt cộng chỉ đưa tin một cách sơ sài, lướt lướt, và hoàn toàn không có các cảnh biểu tình đang diễn ra, đúng là lối tuyên truyền một chiều bưng bít thông tin của Việt cộng. Lần đầu tiên Việt cộng Nguyễn Minh Triết (đại diện cho đám cộng sản vô thần) được đặt chân đến thế giới tư bản của tư bản, mảnh đất của tự do và dũng cảm (The land of the free and of the brave-một đoạn trong quốc ca của Hoa Kỳ), mảnh đất đã đang rộng tình yêu thương, và là nhà của hơn 1,5 triệu người Việt tự do tị nạn cộng sản mà Việt cộng mới đổi danh xưng lăng mạ từ “phản bội tổ quốc, ăn bơ thừa sữa cặn…” thành danh từ mỹ miều, nịnh bợ là "khúc ruột ngàn dặm". Mảnh đất của thế giới chủ nghĩa tư bản và tự do mà Việt cộng đã từng coi là kẻ thù không đợi trời chung (đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản đang giãy chết), và cho đến ngày hôm nay Việt cộng vẫn tiếp tục coi Hoa Kỳ là kẻ thù trong các tài liệu nội bộ của Việt cộng (tìm đọc tài liệu có tên là "Nhận diện các quan điểm sai trái và thù nghịch" do nhà xuất bản chính trị HCM kết hợp với Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương của Việt cộng xuất bản), mặc dù bên ngoài Việt cộng muốn "làm bạn với tất cả các quốc gia" trên thế giới.

Việt cộng chỉ có thể "làm bạn" với Hoa Kỳ vì sức hấp dẫn của đồng đô la, vì sức hấp dẫn của các khoản đầu tư, viện trợ của Hoa Kỳ giúp đỡ cho nhân dân Việt nam, không hơn không kém, ngoài ra không gì sất. Nhưng Việt cộng lại kiểm soát và tiêu pha các khoản viện trợ đó mà không ai hay biết Việt cộng tiêu những gì, hay là Việt cộng lại nhét những khoản viện trợ không hoàn lại, đầu tư béo bở vào trong các tài khoản cá nhân của chóp bu Việt cộng trong các ngân hàng Thuỵ Sĩ, còn nhân dân đói khổ Việt nam không được hưởng chút xơ mướp nào từ các khoản viện trợ nhân đạo kia cả! Thật là bất hạnh cho người dân Việt nam dưới tròng Việt cộng.

Việt cộng vẫn luôn luôn coi những người đang tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt nam là những người có liên quan đến “chiến dịch diễn biến hoà bình", là những "thế lực thù địch trong và ngoài nước", nhẹ nhàng hơn thì là "nhóm chống đối, nhóm đối kháng” (theo ngôn từ đăng trên tờ báo công an Việt cộng), có liên quan đến Mỹ, cho nên Việt cộng trên thực tế vẫn luôn coi Mỹ là kẻ thù, chứ không phải là bạn bè gì sất, có chăng Việt cộng chỉ “làm bạn" với đồng đô la của Mỹ mà thôi! Cho nên mới có chuyện Việt cộng bắt bớ những người tranh đấu dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, luật sư Lê Quốc Quân, một người mới được qua Mỹ để học về dân chủ nhân quyền, Việt cộng cũng bắt giữ không tha, giam giữ trái phép từ ngày 08/03/2007 đến ngày 16/06/2007 mới thả ra trước áp lực quốc tế mạnh mẽ.

Nếu nói rằng Việt cộng Nguyễn Minh Triết đại diện nhân dân, đất nước Việt nam bang giao với Hoa Kỳ là sai, bịp bợm và không đúng, bởi vì lẽ Việt Cộng Nguyễn Minh Triết chỉ đại diện cho khoảng gần 2,5 triệu tín đồ cộng sản (một thứ tà giáo ấu trĩ, lạc hậu, lỗi thời còn sót lại trên thế giới), Việt cộng Nguyễn Minh Triết không đại diện cho toàn thể hơn 80 triệu người dân Việt nam. Vì một lẽ Việt cộng Nguyễn Minh Triết là "chủ tịt" của nước có tên gọi là "cộng hoà xã hội chủ nghĩa chó ngáp" của Việt cộng, chức vụ này của Triết không do người dân Việt nam bầu lên, mà là Triết được tập đoàn khủng bố Việt cộng dựng lên, đặt vào vị trí "chủ tịt dỏm" đó, còn kẻ cầm quyền thực sự có tên gọi là bộ chính trị đảng Việt cộng (khoảng 14 tên đầu tôm) và tên tổng bí thư đảng Việt cộng, tên tổng bí thư này đã từng ngạo mạn tuyên bố "không để trò chơi dân chủ lọt vào quốc hội bù nhìn của Việt cộng"!

Cho nên những tên quan chức chóp bu Việt cộng khi đặt chân đến Hoa Kỳ bao giờ cũng phải luồn cúi đi cửa sau, không dám đi đường hoàng cửa trước, vì sợ "khúc ruột ngàn dặm" dàn chào biểu tình rầm rộ phản đối với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ (đại diện cho cộng đồng người Việt tự do tị nạn cộng sản) và các biểu ngữ khẩu hiệu lên án mạnh mẽ Việt cộng đàn áp những nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền trong nước. Cũng chính vì những hành động đàn áp nhân dân trong nước như vậy, cho nên Việt cộng có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được Tổng thống Mỹ trải thảm đỏ đón tiếp một cách trọng thị, cách mà Tổng thống Mỹ luôn được dành cho nguyên thủ các quốc gia tôn trọng tự do, dân chủ và các quyền của người dân. Việt cộng chỉ đáng được đón tiếp như những kẻ lỗi thời, lạc lõng trong thế giới văn minh.

Trong bài báo "Tôn trọng nhau, cùng phát triển" của báo mạng Công An Nhân Dân của Việt cộng chỉ thấy đề cập về chuyện làm ăn kinh tế, lờ tịt đi việc Tổng thống Mỹ đã tuyên bố trước chương trình đón tiếp Việt cộng Triết (giảm bớt phần long trọng, không được nghỉ qua đêm ở nhà khách Blair House, không được chào đón bằng 21 phát súng, và cũng không được thết đãi quốc yến tại toà Bạch Ốc). Trong phái đoàn của Việt cộng Triết, ngoài những tên chóp bu Việt cộng cộm cán khác còn có tên thượng tướng công an Việt cộng Nguyễn Văn Hưởng (thứ trưởng, cục chính trị bộ công an Việt cộng), chính tên này là kẻ có những tuyên bố bịp bợm khi gặp phó đại sứ Mỹ tại Hà nội, và cũng chính hắn là kẻ trực tiếp chỉ đạo đàn áp, bắt giam bỏ tù các nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền vừa qua tại Việt nam. Tên này có lẽ qua Mỹ để đỡ đòn cho tập đoàn khủng bố Việt cộng về các vụ bắt bớ các nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền vừa qua, rồi hắn ta cũng vẫn sẽ nỏ mồm như mọi khi rằng là "Việt nam không có tù chính trị, mà chỉ có những người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật"!?.

Tiếp đó truyền hình Việt cộng quay cảnh Việt cộng Nguyễn Minh Triết nói chuyện với một đám khoảng vài chục tên (tay sai Việt cộng nằm vùng tại Mỹ) trong một căn phòng với phông màn có trương ảnh "cha già dân tộc" HCM. Tại đây Việt cộng Nguyễn Minh Triết vẫn chứng nào tật ấy, mở máy tuyên truyền bịp bợm nói rằng: "Đại bộ phận người dân ở đây (ý nói người Việt tự do tị nạn cộng sản) hoà nhập cộng đồng, làm ăn tốt, chỉ có một nhóm nhỏ cực đoan chống đối nhà nước Việt nam do không nhận thức rõ được tình hình thực tế Việt nam thì nên về Việt nam để tận mắt nhìn thấy cảnh đất nước thay đổi, những người bị Việt nam bắt giữ vừa qua là những người vi phạm pháp luật Việt nam". Câu nói này của Việt cộng Triết không có gì mới mẻ, vẫn là những từ ngữ cũ rích, sáo rỗng mà bất cứ tên quan chức chóp bu Việt cộng nào cũng phải học thuộc lòng khi phát ngôn ra ngoài, đây cũng là câu mà Việt cộng Phan Văn Khải uốn lưỡi gỗ trong cuộc họp báo tại Seattle hồi tháng 06/2005, ngay lập tức Việt cộng Khải đã bị một ký giả tố cáo trong buổi họp báo đó là "You are Liar", Việt cộng Khải đã không giữ nổi bình tĩnh, quen thói giở trò khủng bố nhân dân đòi đuổi ký giả đó ra khỏi phòng họp báo ngay trên đất nước tự do Hoa Kỳ, sau đó cho cắt ngang buổi họp báo.

Đây là trò tuyên truyền bịp bợm không biết ngượng mồm, cũ rích muôn thủa của đảng Việt cộng, trong thời công nghệ thông tin toàn cầu hiện nay, cho dù ở bất cứ đâu trên thể giới, chỉ cần một cái nhấp chuột, thì có thể biết rõ những gì đang xảy ra tại Việt nam, mà không cần phải về tận Việt nam mới hay. Cũng không có nhóm nhỏ nào cực đoan cả, mà đấy là đại bộ phận người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ đang đấu tranh đòi hỏi cho tự do, dân chủ, nhân quyền nơi quê nhà đang bị Việt cộng chà đạp.

Còn những người mới bị bắt giữ bỏ tù gần đây mà Việt cộng vu cáo cho là đã vi phạm bộ luật rừng rú của Việt cộng, thì đó là những nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền tại quốc nội, họ không có phạm “tội” gì hết. Họ là những người con ưu tú, anh hùng của dân tộc Việt nam. Thế rồi Việt cộng Triết quay sang thực thi nghị quyết 36 của đảng Việt cộng, mặt ngoài ra sức nịnh bợ "khúc ruột ngàn dặm" bằng cách cho về thăm quê hương thì không cần visa nữa, có quyền mua nhà tại Việt nam (sic), thực chất bên trong Việt cộng đã lên danh sách gạch đít theo dõi tất cả các thành phần mà Việt cộng thường gọi là "các thế lực thù địch”, hễ mà "các thế lực thù địch” này có đặt chân xuống phi trường Nội Bài hay là Tân Sơn Nhất thì nhẹ nhàng nhất cũng là trục xuất ngay ra khỏi lãnh thổ Việt nam, nếu không thì cũng là tống giam vài ngày thẩm vấn cho ra nhẽ mọi chuyện! Đất nước Việt nam là của tất cả mọi người dân Việt nam trên thế giới này, đất nước Việt nam đâu có phải là của riêng đảng Việt cộng đâu mà Việt cộng lại có quyền (ăn cướp quyền của công dân) muốn cho ai ở thì cho, muốn cấm ai thì cấm??? (sic). Không biết là trong chuyến đến “ăn xin” đại tư bản Mỹ lần này, Việt cộng Triết cùng phái đoàn cộng nô có dám đến thăm tượng đài tưởng niệm các nạn nhân (100 triệu nạn nhân) của chế độ cộng sản trên toàn thế giới vừa mới được khánh thành ngày 12/06/2007 tại thủ đô Washington không nhỉ???

Thật là khôi hài! Việt cộng Triết đến Mỹ lần này với phái đoàn hùng hậu gồm 200 tên doanh nhân cộng nô đủ loại thành phần (xem danh sách cập nhật tại Vietland http://vietland.net), đi trên chiếc Boeing 747 do đại tư bản Hoa Kỳ sản xuất, chiếc phi cơ hiện đại này Việt cộng mua được nhờ vay tiền của WB (World Bank) chính là tiền của Mỹ. Các tên quan chức chóp bu Việt cộng khi đi “ăn xin” quốc tế đều xài sang như vậy (Việt cộng thích xài hàng tư bản như vậy, trong khi vẫn nỏ mồm muốn "đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản đang dãy chết"!? sic), trong khi hơn 80 triệu người dân trong nước mới là những người đang phải còng lưng chi trả cho những khoản vay quốc tế (Việt cộng lươn lẹo đại diện nhân dân Việt nam đi vay tiền quốc tế, số liệu thống kê gần đây cho biết hiện Việt nam đang nợ quốc tế trên dưới 20 tỷ USD). Việt cộng Triết qua “ăn xin” đại tư bản Mỹ lần này, hay cũng như mọi lần khác, ký kết các hợp đồng thương mại, nhưng những điều đó chủ yếu chỉ mang lại mối lợi vỗ béo cho đảng Việt cộng, đã béo sẵn, nay lại thêm kếch xù vì được đại tư bản Mỹ bơm vô, còn người dân Việt nam thì chẳng được hưởng những mối lợi lộc đó là bao nhiêu. Bởi vì nền kinh tế của Việt nam vẫn nằm trọn trong tay điều kiển của đảng Việt cộng, đó không phải là nền kinh tế thị trường tự do gì sất, nó chỉ là một nền kinh tế biến thái nửa dơi, nửa chuột cống có tên gọi là "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trước áp lực hội nhập quốc tế, Việt cộng giả bộ cho cổ phần hoá doanh nghiệp, nhưng đó cũng là chỉ là trò bình phong che đậy những thực chất bên trong, Việt cộng cũng giả bộ đẻ ra cái “thị trường chứng khoán" non dại (với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đa phần là công ty quốc doanh, còn đám dân chơi chúng khoán thì hầu hết không biết đọc bản cân đối kết toán theo như nhận định của ông giám đốc ADB tại Việt nam và có dấu hiệu lừa đảo) cho nó có vẻ giống với nền kinh tế thị trường tự do, nhưng thực chất các sàn chứng khoán ở Việt nam cũng do Việt cộng điều khiển. Đó không thể là một nền kinh tế thị trường tự do với đúng nghĩa đen của nó, nó chỉ thay đổi vỏ bọc bên ngoài, còn nội dung bên trong vẫn là một kinh tế tập trung chỉ huy, bao cấp, chỉ đạo từ trên xuống dưới. Vậy mà khi đi “ăn xin” quốc tế, đám chóp bu Việt cộng vẫn ra sức gào lên với thế giới rằng Việt nam đã là nền kinh tế thị trường!? (sic). Trong khi đó thế giới tư bản là cái nôi sinh ra nền kinh tế thị trường tự do đã hàng trăm năm nay, họ là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế thị trường, họ biết đâu là nền kinh tế thị trường thực thụ, đâu là nền kinh tế thị trường giả tạo, họ không cần phải chờ đám chóp bu Việt cộng gào lên thì mới biết ở Việt nam có nền kinh tế thị trường. Không thể có một nền kinh tế thị trường trong một quốc gia mà chế độ chính trị của nó là cộng sản độc tài toàn trị, quốc nạn tham nhũng xếp vào loại số 1 thế giới, tham nhũng ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.

Gần đây nhất ngân hàng phát triển Á châu (ADB) đã quyết định cắt vốn vay cho một dự án cải thiện môi trường tại Sài Gòn vì có tiến triển chậm trễ và thấy có dấu hiệu tham nhũng. Nền kinh tế thị trường chỉ gắn liền với nơi có tự do, dân chủ, nhân quyền thực sự, đó là WTO, là nơi sản sinh ra nền kinh tế thị trường, (Việt cộng cố đấm ăn xôi thò chân lông lá vào ngôi nhà WTO sau hơn 10 năm lạy lục thế giới tư bản, nay lại đang còn muốn nhăm nhe đòi làm Uỷ viên không thường trực của LHQ khoá 2008-2009 nữa cơ đấy, Việt cộng quả là tham lam hết chỗ nói!). Nền kinh tế thị trường không thể là sản phẩm của một chế độ độc tài toàn trị như đảng Việt cộng, do vậy thế giới văn minh tự do không ai công nhận cái nền kinh tế thị trường nửa dơi, nửa chuột cống của Việt cộng cả. Thế cho nên mới có chuyện hãng Daihatsu, một đại gia sản xuất xe hơi nổi tiếng của Nhật bản đã tuyên bố ngừng hoạt động tại Việt nam ngày 11/06/2007 vì thị trường quá bé nhỏ, các quy định của Việt cộng không nhất quán, thuế khóa cao và thiếu chiến lược quy hoạch đô thị, làm ăn thua lỗ sau 12 năm. Thế đấy!

Nhóm Phóng viên tự do Ngôn Luận, Dân Chủ, Nhân Quyền
Bài viết từ Úc châu nhận định về chuyến đi của Việt cộng Nguyễn Minh Triết tới Hoa Kỳ

Từ Thứ qui Tào

Chuyện xưa:

Thời Tam Quốc, ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia ba thiên hạ, hình thành thế chân vạc, đánh nhau liên miên để dành dân chiếm đất, xưng hùng, xưng bá.

Nuớc Ngụy có Tào Tháo. Thục có Lưu Bị. Ngô có Tôn Quyền.

Cả ba đua nhau đi cầu người tài giỏi để giúp mình dựng cơ nghiệp.

Từ Thứ là một hiền sĩ, theo phò Lưu Bị. Tào Tháo nhiều phen bị bại dưới tay Lưu Bị cũng bởi mưu kế của Từ Thứ.

Tào Tháo hỏi mưu sĩ Trình Dục Từ Thứ là người như thế nào.

Trình Dục bẩm:

- Từ Thứ tự là Nguyên Trực quê ở Dĩnh Châu, thật là một người tài. So với Dục này hơn hẳn mười lần.

Tháo muốn du Từ Thứ về với mình. Trình Dục hiến kế:

- Từ Thứ tuy ở với Lưu Bị nhưng muốn dụ về cũng dễ. Từ Thứ là người con chí hiếu. Hiện nay mẹ già của Từ Thứ không ai phụng dưỡng. Thừa tướng sai người lừa mẹ hắn đến Hứa Xương, rồi bắt mụ ấy viết thư gọi con về đây, chắc Từ Thứ thế nào cũng phải nghe theo.

Tháo mừng lắm sai người cấp tốc đi bắt ngay. Chẳng bao lâu quân bắt được mẹ Từ Thứ dẫn về. Tháo đối đãi rất tử tế, rồi bảo với Từ Mẫu rằng:

- Ta được biết Từ Nguyên Trực, con trai bà, là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Nay y ở Tân Dã, giúp tên nghịch thần Lưu Bị, phản bội triều đình. Có khác nào viên ngọc quí rơi trong vũng bùn, thật đáng tiếc. Nay ta muốn nhờ bà viết thư kêu hắn về Hứa Đô. Ta sẽ tâu lên thiên tử nhất định sẽ được trọng thưởng.

Nói xong sai người đem bút mực tới. Từ Mẫu hỏi:

- Lưu Bị là người thế nào?

Tháo đáp:

- Là một kẻ hèn mọn ở đất Bái Quận, mạo xưng là hoàng thúc, vốn chẳng có tín nghĩa gì. Có thể nó ngoài vỏ là người quân tử, mà trong ruột là đứa tiểu nhân.

Từ Mẫu đùng đùng nổi giận:

- Ngươi xảo quyệt đến thế là cùng. Từ lâu ta đã biết Huyền Đức là con cháu Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt Hiếu Cảnh Hoàng đế. Ông ấy khiêm tốn, quí trọng hiền sĩ, kính cẩn đãi người, tiếng lừng lẫy khắp cả thiên hạ. Con ta phò tá người ấy thật là xứng đáng. Còn ngươi tuy là tướng nhà Hán nhưng thực ra là giặc nhà Hán, lại còn dám bảo Huyền Đức là nghịch thần? Ngươi định đẩy con ta bỏ chỗ sáng vào hang tối há chẳng biết nhục lắm sao?

Nói xong bà cầm ngay nghiên mực đá ném vào mặt Tào Tháo. Tháo giận lắm thét võ sĩ lôi ra chém.

Trình Dục vội can rằng:

- Từ Mẫu cố ý xúc phạm đến thừa tướng là cốt để tìm đường chết. Nay nếu thừa tướng giết đi, không những mang tiếng bất nghĩa, mà lại đề cao cái đức của Từ Mẫu. Mẹ chết rồi, Từ Thứ sẽ dốc hết tài trí ra giúp Lưu Bị để trả thù. Chi bằng không giết, làm cho Từ Thứ thân ở một nơi, lòng nghĩ một nơi, dù có giúp Lưu Bị cũng không tận sức.

Tháo nghe lời tha chém. Trình Dục hiến kế nên nuôi dưỡng Từ Mẫu tử tế rồi mạo thơ Từ Mẫu kêu Từ Thứ về. Từ Thứ về đến nhà gặp mẹ mới biết là mắc mưu. Từ Mẫu giận lắm, đập tay xuống bàn, mắng:

- Đồ nhơ nhuốc kia! Mày đã đọc sách nên biết trung hiếu không thể nào vẹn toàn cả đôi. Mày há chẳng biết Tào Tháo là kẻ dối trên lừa dưới à? Còn Lưu Huyền Đức nhân nghĩa lan rộng bốn bể, mày đã đi theo, chính là tìm được chủ rồi. Nay chỉ tin vào một mảnh thư giả, không suy xét kỹ càng, vội bỏ chỗ sáng đâm đầu vào hang tối, rước lấy tiếng xấu. Rõ là đồ ngu! Tao còn mặt mũi nào trông thấy mày nữa! Thật mày bôi nhọ tổ tông, sống thừa trong khoảng trời đất vậy!

Từ Thứ nghe mẹ mắng đến nỗi cứ nằm rạp xuống đất không dám ngẩng mặt lên nữa.

Từ Mẫu trở vào sau bình phong. Được một lát, người nhà ra báo rằng lão bà đã treo cổ tự tử. Từ Thứ chạy vào cứu thì Từ Mẫu đã tắt thở.

Từ Thứ đem linh cữu mẹ táng ở gò phía nam Hứa Xương, cư tang giữ mộ. Tháo cho cái gì cũng không lấy.

Từ đó tuy ở dưới trướng Tào Tháo, nhưng Từ Thứ thề suốt đời ngậm miệng không chịu hiến một mưu kế nào.


Chuyện nay

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, tự là Phương Nam, tuổi trẻ tài cao, tuy thành danh ở nước ngoài, nhưng vì lòng yêu nước thôi thúc, ông từ bỏ hết chức tước, tiền tài danh vọng, để trở về nước mong đem tài trí để giúp chấn hưng đất nước. Hoài bão của ông là tranh đấu đòi hỏi Đảng cầm quyền hiện tại, bằng tiếng nói ôn hòa, trả lại cho nhân dân có được tự do, dân chủ, nhân quyền.

Về nước, anh được các công ty trọng dụng. Tuy nhiên, không thể ngồi nhìn những bất công áp bức diễn ra hàng ngày trước mắt, ông đã theo gương người xưa, đem hết tâm huyết viết nên 5 bản tham luận, gửi cho Đảng Cộng Sản ngõ hầu họ thay đổi chính sách cai trị hà khắc.

Lòng yêu nước của ông không những không được Đảng chấp nhận, mà từ đó ông còn bị Đảng trù dập, bắt giam, xử phạt rất nhiều lần. Còn vu cho ông tội “chống Đảng nhà nước”.

Trước tiên, Đảng áp lực Công ty ông đang làm phải sa thải ông, dùng thủ đoạn cổ lỗ sĩ là “thắt bao tử” hòng buộc ông từ bỏ lòng yêu nước.

Thủ đoạn này tuy thâm độc vẫn không làm ông sờn lòng.

Trong thời gian này, nhiều người trẻ tuổi, vừa có trình độ học vấn, vừa cùng chí hướng cũng hưởng ứng hành động đấu tranh của ông, đã đứng lên bên cạnh ông. Luật sư Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê thị Công Nhân, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ v.v… cũng đã cất lên tiếng nói quyết liệt.

Ông tiếp tục viết nhiều bài báo để nói lên tiếng nói bất khuất đòi hỏi nhân quyền và tự do.

Đảng rất sợ những tiếng nói đó, e rằng ngày càng phổ biến rộng rãi trong nước sẽ làm chế độ lung lay, sụp đổ, nên quyết định phải bắt bỏ tù tất cả những người con yêu nước ấy, hòng dập tắt ngọn lửa đấu tranh.

Công An lần này thẳng tay trấn áp mạnh mẽ bằng mọi thủ đoạn, bất chấp luật pháp qui định trong cái gọi là “hiến pháp”.

Mấy ngày trước, họ đã bắt giam LS Nguyễn văn Đài, LS Lê thị Công Nhân, cũng bằng cái cớ khơi khơi là “tuyên truyền chống phá Nhà nước”.

Giờ đến lượt Ông.

Ngày 16 tháng 3 năm 2007, lúc 10 giờ sáng, Công an quận Phú Nhuận “mời” ông lên trụ sở để “làm việc”.

Khi đến đây, ông thấy nhiều sĩ quan cao cấp của Bộ Công An từ Hà Nội vào, và rất đông những sĩ quan cao cấp khác thuộc Sở CA/Thành phố và quận Phú Nhuận. Đây rõ ràng là mang tính cách đàn áp cấp Nhà nước của Bộ Chính trị từ Trung Tâm quyền lực cao nhất là Hà Nội chứ không mang tính chất khu vực địa phương.

Vì vậy ông không ngạc nhiện chút nào, khi họ đọc cho anh nghe Lệnh truy tố và bắt giam với tội danh:

“Tuyên truyền chống đối nhà nước, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự”

Trước sự áp đặt như vậy, giống như hàng chục lần bị bắt trước, ông vẫn bất tuân và cương quyết chống đối.

Ông đấu lý với họ:

“Cái mà các anh coi là tội đồ, thì chính là công việc phải làm đối với tất cả những ai còn có một tấm lòng đối với đồng loại và con người. Cái mà các anh cho là tuyên truyền chống đối phá hoại, thì lại chính là những giảng giải của xây dựng, của kiến tạo và đầy tính soi sáng để giúp cho quê hương đất nước ngày một đi lên.

Xây dựng nhận thức. Kiến tạo tư duy. Và còn cần nhiều hơn nữa, những soi sáng để xua đi những mê lầm tăm tối, hòng làm sao để giúp cho con người và đất nước, để chúng ta mau theo kịp bè bạn năm châu và được hưởng hạnh phúc thực sự như tất cả những người dân trên mọi miền thế giới.

Tôi không có súng đạn, tôi không có chất nổ hay bất cứ một thứ vũ khí nào hết. Tôi chỉ có thân thể và một trái tim, cùng với một tấm lòng thiết tha yêu con người và đất nước Việt Nam. Tôi biết rất rõ rằng, trái tim và tấm lòng không thể nào chống trả nổi với gông cùm và nhà tù cùng đủ kiểu bạo lực. Vì như thế, từ lâu tôi đã sẵn sàng cho những điều này. Sẵn sàng không phải như một thách thức, nhưng luôn sẵn sàng như một trả giá. Một cái giá có thể bằng máu, để đổi lấy một điều cao cả thiêng liêng và quí giá hơn cả triệu lần là chính cái sinh mạng của tôi.

Dù như vậy, tôi cũng còn biết rõ hơn nữa một điều rằng, cuối cùng, thì chính nghĩa vẫn luôn sẽ thắng. Sự hiểu biết này, không chỉ dựa trên lý thuyết và qua thực tế lịch sử ngàn năm, nhưng chính là niềm tin của tất cả những ai mà lương tâm chưa bị làm cho mù tối.”

Cuộc đấu trí và đấu lý giữa một mình Kỹ sư Đỗ Nam Hải và rất đông Sĩ quan Công an cao cấp để ép anh phải nhận tội, kéo dài rất nhiều giờ dằng co. Đối với một người sẵn sàng đi ở tù, thì cái Lệnh khởi tố hay Lệnh truy tố chỉ là những vô ích.

Bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, đám Công An vẫn không khuất phục được anh ký vào tờ nhận tội.

Cuối cùng, Công An đã phải dùng hạ sách của Tào Tháo, bắt tất cả thân nhân của anh gồm cha mẹ già trên 80 tuổi đang bệnh nặng, chị ruột, em ruột, vợ và con gái anh đến để thuyết phục anh từ bỏ sự chống đối Đảng để được Đảng khoan hồng.

Nếu không, họ sẽ đọc Lệnh bắt và truy tố anh trước mặt họ.

Cha anh, một cụ già trên 86 tuổi, đã kêu khóc với con:

- “… Thôi con ơi! Thầy xin con, nếu con đã không xá kể gì thân mình, thì con cũng thương lấy gia đình cùng với chị em của con, nhất là con gái của con và mẹ của con nữa. Đặc biệt là mẹ của con đang bị bệnh tim rất nặng con đã biết rõ, nếu con có mệnh hệ nào, thì mẹ con làm sao sống nổi. Thầy xin con hãy nghĩ lại…”

Cả nhà cùng khóc lóc và van xin anh như thế.

Là một người con chí hiếu, Anh Đỗ Nam Hải đã vô cùng đau đớn, đành phải ký tên vào một bản văn Công An làm sẵn, đại ý: “Đấu tranh cho dân chủ là có tội và xin được khoan hồng”.

Trước khi miễn cưỡng ký vào tờ giấy “ô nhục”, Đỗ Nam Hải đã nói thẳng vào mặt những người đang lăm lăm trong tay A.K, lựu đạn:

“…Đây là một đòn thù rất là độc ác, rất là hèn hạ của các anh. Các anh biết không thuyết phục được tôi, nên các anh dùng cha mẹ tôi, anh chị em tôi, cả con gái tôi để mà đánh vào tôi, bởi vì các anh biết rằng tôi đã thương yêu những người thân trong gia đình thế nào.

Bố mẹ tôi nay đã trên 80 tuổi rồi, đều là những người bệnh nặng. Tôi biết rằng khi mà tôi bị bắt thì bố mẹ tôi sẽ bị chết lập tức. Bởi vì chữ hiếu, tôi đành phải chấp nhận, nhưng mà các anh không bao giờ có thể làm tôi tâm phục khẩu phục cả. Đây là cái đòn hèn hạ của các anh.”


* * *


Đọc hai chuyện Xưa và Nay vừa dẫn trên, người ta không khỏi buông ra tiếng than:

Chuyện Tam Quốc xảy ra từ thế kỷ thứ 7, thời con người còn man dã, Tào Tháo đã dùng thủ đoạn bắt người thân làm con tin để lôi kéo người tài giỏi về với mình, bị người đời chê bai là gian manh xảo trá trong mưu lược để luôn được lợi, bất chấp đạo lý. Nhưng cách cư xử của Tào Tháo với hai mẹ con Từ Mẫu và Từ Thứ vẫn có lòng nhân và Tháo vẫn có phong độ của người quân tử, vẫn đáng cho người đời sau thán phục.

Ngược lại Công an của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “anh hùng”, đang ở thời đại văn minh của thế kỷ 21, sao cũng lại dùng hạ sách man rợ trên đối với người chỉ vì khác chính kiến với mình?

Nhưng thủ đoạn, bắt toàn gia, già trẻ bé lớn của người thân, dàn cảnh trước mặt kẻ đối kháng, để làm áp lực trắng trợn, trơ trẽn coi sao mà tiểu nhân, hèn hạ quá vậy! Gian manh, tồi tệ hơn Tào Tháo nhiều.

Chê thay!

Cùng một màn bi hài kịch, cách nhau một ngàn bốn trăm năm, nhưng cách hành xử so với Từ Thứ ngày xưa, ông Đỗ Nam Hải có đạo lý và khí tiết hơn nhiều lắm.

Ông Đỗ Nam Hải chỉ nhượng bộ chứ nhất quyết không hàng Tào.

Ông Đỗ Nam Hải đáng để cho người đời ngưỡng mộ và kính phục.

Khen thay!

Nguyễn Thanh Ty

Ngọn Đèn Con Đòi Lay Gió Cả

Rohrabaker: "Tôi không ngờ Tổng thống Bush lại nói chuyện với chính quyền băng đảng Việt Nam"

Lộng Trời Xanh - Con Rắn Nước Vẽ Bùa
Năm ngoái, trên trang mạng của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 24-4-2006, một bài viết của học giả Carl Thayer có tiên đoán rằng: "ông Nguyễn Minh Triết, 64 tuổi, người tỉnh Bình Dương, đã giữ chức bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000, được nhiều người coi là một nhà cải cách đã góp phần thúc đẩy bộ máy kinh tế của cả nước.... Nếu ông Triết đắc cử thì Việt Nam sẽ có sự chuyển biến trong chức vụ chủ tịch nước, từ một nhà địa chất qua một người có rất nhiều khả năng và thành tích giúp Việt Nam hòa nhập vào thế giới bên ngoài".

Trong đoạn trình bày trên đây của học giả Carl Thayer, có 3 điểm cần được nói rõ thêm:
Một là, nhân dân tỉnh Bình Dương đều biết tường tận con người ông Nguyễn Minh Triết, từ thời ông còn là Tỉnh ủy Sông Bé, đã độc quyền tổ chức vượt biên bán chính thức để thu vàng khối trong những năm cuối thập niên 1970 của thế kỷ trước, và đã tích cực góp phần thúc đẩy bộ máy kinh tế của ông nói riêng, và của công an Sông Bé nói chung, theo cách hiểu nôm na của quần chúng nhân dân về "bộ máy kinh tế".

Hai là, ông Nguyễn Minh Triết, và cả Kỹ sư Địa chất Trần Đức Lương, người tiền nhiệm của ông, chỉ được quốc hội VN hợp thức hóa chỉ thị của Bộ chính trị (BCT), chứ không từng được bất kỳ người dân VN nào bầu cử cả. Tức là, trên bình diện cả nước, ông chưa từng tranh cử và đắc cử lần nào. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã từng khẳng định tại buổi họp mật của Bộ Chính Trị ngày 2-11-2004 ở Hà Nội, rằng: “...Trong bang giao quốc tế, khi tiếp xúc với những nhân vật lãnh đạo do dân bầu, trong khi mình cũng là lãnh đạo nhưng lại không do dân bầu, thì vấn đề ngoại giao cũng vất vả lắm chớ không đơn giản đâu…”. Cái không đơn giản đầu tiên là những điều mà lãnh đạo không do dân bầu của ta "xin thay mặt nhà nước và nhân dân VN để..." thế này, thế kia... đều chỉ có giá trị của sự lếu láo cao độ.

Ba là, về khả năng và thành tích của ông Triết giúp VN hòa nhập vào thế giới bên ngoài, thì còn cần phải được xét lại, dựa trên những hoạt động đối ngoại của ông từ khi nhậm chức đến giờ.

Vào cuối tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước (CTN) Nguyễn Minh Triết đã có 3 ngày thăm viếng hữu nghị xứ Chùa Tháp. Ông đã phải đối diện với một cuộc biểu tình khá lớn của sư sãi và cư sĩ người Miên gốc Việt tại đây nhằm đòi hỏi quyền tự do hành đạo cho các giáo hội ngoài quốc doanh ở trong nước. Theo bản tin của VOA ngày 27-2-2007, một lực lượng hùng hậu cảnh sát chống biểu tình của Campuchia đã được huy động để bảo vệ vị quốc khách của họ tại đây. Trong trường hợp cựu CTN Trần Đức Lương hay bất kỳ ai khác trong BCT của ta sang đất Chùa Tháp, thì cảnh sát Nam Vang vẫn phải làm cùng một công việc bảo vệ đó. Tức là, nguời ta chống toàn bộ lãnh đạo của ta, chứ không chỉ chống riêng cá nhân CTN Nguyễn Minh Triết hay bất kỳ một cá nhân nào trong ban lãnh đạo Hà Nội.

Ngày 21-5-2007, Tổng thống Đức Horst Köhler, nguyên thủ Âu châu đầu tiên viếng thăm Việt Nam sau "những ngày đen tối nhất của nhân quyền Việt Nam", theo lời một tổ chức nhân quyền Đức. Trong diễn văn đọc tại bữa tiệc khoản đãi vào buổi tối hôm đó, Tổng thống Köhler, cũng là nguyên TGĐ Ngân Hàng Thế Giới, đã nói rõ quan điểm của ông đối với sự kiện những nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt giam hàng loạt ở VN trong mấy tháng gần đây: "Tinh thần thượng tôn pháp luật, sự công bằng và sự minh bạch không phải chỉ cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Chúng sẽ tạo nền tảng cho một xã hội tân tiến, một xã hội mà những công dân của nó có thể tham gia vào việc xây dựng một cách cởi mở và với tinh thần phê phán. Tôi đã ý thức rất rõ khi dùng chữ phê phán, bởi vì sự đa dạng về quan điểm không chỉ là một điều vô cùng bình thường trong một xã hội tân tiến, mà nó còn góp phần cho việc xây dựng xã hội đó nữa“. Trong cuộc họp báo với các phóng viên quốc tế ở Hà Nội tiếp theo sau buổi gặp gỡ với CTN Nguyễn Minh Triết, ông Köhler đã tuyên bố: "Tôi đã thông báo cho ông Triết biết về sự lo ngại của Âu châu trước chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam". Lo ngại là từ ngữ ngoại giao được dùng thay cho chữ phản đối. Đáp lại lời khuyến cáo của Tổng thống Köhler, CTN Nguyễn Minh Triết vẫn cho rằng "Việt Nam cần giữ ổn định chính trị hơn, và chỉ bắt tù những người vi phạm pháp luật". So ngược lại những vụ bắt bớ mấy tháng qua, ai cũng thấy, rõ ràng, chức năng đầu tiên của pháp luật VN ta là phải có sẵn một tội danh phạm pháp nào đó cho mỗi người dân. Điều này nhắc nhớ đến bức Thư Ngỏ Gửi BCH/TƯ/ĐCSVN trước đây của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: "Chủ trương ổn định chính trị tức là muốn xây dựng một chính quyền vì chính quyền. Điều đó không nên làm và không thể làm được". Còn theo Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do ngày 27-6-2007, thì "cái mà người ta gọi là sự ổn định có khi chỉ là sự tồn tại của một hệ thống lạc hậu".

Cũng trong tháng 5-2007, ngay sau chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nghe đâu CTN Nguyễn Minh Triết lại phải vất vả thân hành sang triều kiến Bắc Kinh. Ngày 31-5-2007, CTN ta còn phải tăng ca tiếp đón trọng thể ngài La Cán, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Trung Quốc, ngay tại Hà Nội. Nếu ông Carl Thayer coi đây là một thành tích đối ngoại, thì người VN hẳn phải coi lại thiện chí của vị học giả này.

Nửa tháng sau đó, CTN Nguyễn Minh Triết sang Mỹ, “dinh lũy cuối cùng của bọn đế quốc đang dẫy chết”. Ông đã chuẩn bị thế nào và đã được đón tiếp ra sao?

Binh Lửa Bay Rồng Đá – Còn Đây Vũng Trâu Đầm...
Giáo sư Phạm Hoàng An (bút danh Anh ngữ là J. Peter Pham), Giám đốc Viện Nghiên cứu Nelson về Quốc tế và Công chúng Sự vụ của Đại học James Madison (Mỹ), trên tuần san Anh ngữ Asian Times gần đây, đã khuyến cáo rằng: "Chính quyền Bush không nên bỏ qua những lợi điểm về địa chính trị và chiến lược Việt Nam đang đưa ra để có 'bảo đảm an ninh' chống lại bất cứ sự xâm lấn dần về phía Nam của Trung Quốc trên con đường xây dựng vị thế đại cường". Trên tạp chí National Interest Online ngày 11-6-2007, Gs An còn nhấn mạnh rằng: "Việt Nam là chướng ngại lớn nhất của Trung Quốc trong việc bành trướng và kiểm soát khu vực này". Điều đó cho thấy rằng những chuyến đi khấu tấu của lãnh đạo ta nhằm trấn an hay hứa hẹn với Bắc Kinh trước chuyến công du Hoa Kỳ của CTN Nguyễn Minh Triết có thể hiểu là một việc tất yếu, không có không được.

Nó chỉ không tất yếu đối với Mỹ, bởi vì, theo Giáo sư Brantly Womack, một chuyên gia về quan hệ Việt-Trung của Đại học Virginia (Mỹ), thì "lý do cơ bản khiến Hoa Kỳ phải lưu tâm nhiều hơn tới Việt Nam là những lý do có liên hệ với chính bản thân Việt Nam, chứ không phải vì mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc". Từ đó, bên cạnh lý do chính yếu là các chiến dịch ruồng bắt các nhà dân chủ ở VN, có thể nỗ lực khấu tấu nói trên cũng là một trong những nguyên nhân khiến bộ phận truyền thông của Nhà Trắng đã thả bóng dư luận trên nhật báo Anh ngữ The Straits Times của Singapore, rằng Mỹ sẽ không đón tiếp CTN Nguyễn Minh Triết như quốc khách; và sau đó phóng thêm tin là chính phủ Mỹ có thể sẽ đình chỉ chuyến công du của ông Triết. Thi sĩ Bùi Giáng cũng từng thả đâu đó mấy câu lục bát nghe cứ vang như Sấm: "trái mít ra quả sớm chiều - đại ca chủ tịch còn nhiều bận tâm...".

Trên thực tế, Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ đã có nhiều nỗ lực chuẩn bị và chính thức tổ chức nhiều lần các cuộc tiếp xúc trao đổi về đề tài Nhân Quyền & Dân Chủ của VN với đại diện các tổ chức Dân chủ hóa VN trước khi tiếp đón CTN Nguyễn Minh Triết:

Ngày 15-3-2007, Thượng nghị sĩ Jim Webb đã chia sẻ với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm rằng trong bang-giao Việt-Mỹ, Hà Nội đừng nên nghĩ là chỉ có một bên là Bắc Bộ Phủ và bên kia là Nhà Trắng. Theo ông Webb, cuộc bang giao đó là một thế tay ba, và một góc của tam giác đó là gần 2 triệu người Việt thành công vượt bực mà giờ đây đang mang quốc tịch Mỹ.

Ngày 18-4-2007, trong bức thư gửi cho bà Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, Dân biểu Frank Wolf đã viết: “Cuối cùng, tôi nghĩ là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt… phải được tham dự vào trong mọi cuộc đối thoại với lãnh đạo của Hoa Kỳ trong tương lai...".

Ngày 29-5-2007, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa Tổng thống George W. Bush cùng Phó tổng thống Dick Cheney với các ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân; ông Đỗ Thành Công, đại diện Đảng Dân Chủ Nhân Dân; Ông Lê Minh Nguyên, đại diện Mạng Lưới Nhân Quyền; và Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện của Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản. Hai người khác được mời nhưng không có điều kiện đến dự là Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Giáo sư Nguyễn Chính Kết, đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền ở VN. Theo phóng viên Tâm Việt thì về mục tiêu, “đây là một cuộc gặp gỡ mà ông Bush nhắm được trao đổi thực sự với một số tổ chức hay lực lượng chính trị hiện đang hoạt động ở trong nước chứ không phải chỉ là với cộng đồng các nơi, hay những tiếng nói cá lẻ trong phong trào dân chủ đang phát triển mạnh ở VN”. Còn theo nội dung trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết: "Tổng thống Bush ngỏ ý muốn tìm hiểu về tình trạng tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam... Sau đó ông Bush có nói rất rõ ông muốn lắng nghe ý kiến của các đại diện những tổ chức dân chủ là những biện pháp nào cần sự giúp đỡ và Hoa Kỳ có thể làm được gì để hỗ trợ cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam". Bên cạnh nội dung dân chủ và nhân quyền mà Tổng thống Bush quan tâm, nhiều nguồn dư luận đánh giá rằng cuộc hội đàm tại phòng bầu dục của Nhà Trắng này còn là một lá thư không niêm gửi đến ban lãnh đạo Hà Nội về loạt bài báo gần đây vu cáo cho Việt Tân là một tổ chức phản động khủng bố.

Ngày 05-6-2007, tại Hội nghị Praha về dân chủ toàn cầu, tổ chức tại Tiệp Khắc, Ông Bush nói: "Trong con mắt của Hoa Kỳ, những nhà đối kháng dân chủ hôm nay sẽ là những lãnh đạo dân chủ của ngày mai. Vì vậy chúng tôi đang tiến hành nhiều bước mới để củng cố sự hỗ trợ của chúng tôi".

Ngày 12-6-2007, nhân dịp khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại thủ đô Hoa Kỳ, ông Bush đã lên án tội ác Cộng sản một cách nặng nề.

Ngày 14-06-2007, Phó tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney đã có buổi hội đàm với Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, đại diện Phong Trào Dân Chủ Việt Nam.

Trong hai ngày 19 và 20-6-2007, các dân biểu Mỹ gốc Việt Trần Thái Văn, Hubert Võ đã tập họp một phái đoàn 15 người đến gặp các nghị sĩ, dân biểu lưỡng đảng Hoa Kỳ và các giới chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Mậu dịch Hoa Kỳ.

Ngày 20-6-2007, một ngày trước khi gặp CTN Nguyễn Minh Triết, bà Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã gặp gỡ Pháp sư Thích Giác Đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích , Ủy ban Điều hợp Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam; và ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân; với sự tham dự của nữ dân biểu đảng Dân Chủ Loretta Sanchez. Theo ông Điềm, nội dung trao đổi với bà Pelosi chỉ giản đơn là những đòi hỏi về sự thăng tiến và ngang bằng giữa Quyền Làm Ăn với Quyền Làm Người cho nhân dân Việt Nam.

Về phía VN, Chính phủ và Nhà Nước ta cũng đã lần lượt thực thi các yêu cầu tiên quyết của Mỹ là:"Với đợt bàn giao chiều 8/3 tại Đà Nẵng, đến nay phía Mỹ ̃đã đưa về nước 859 bộ hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh VN". Quan trọng và gần gụi hơn với thời sự nhân quyền, là trả tự do tức khắc cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình và Luật sư Lê Quốc Quân, trước khi CTN Nguyễn Minh Triết lên chiếc chuyên cơ bay sang Mỹ.

Bâng Khuâng Xa Mã - Nửa Chiều Quân Vương
Dù vậy, Mỹ vẫn lạnh lùng, không chiêu đãi CTN Nguyễn Minh Triết đúng theo nghi thức đón tiếp quốc khách ở hàng nguyên thủ quốc gia. Không có 21 tiếng súng chào mừng hay duyệt hàng quân danh dự (ngại khơi nhớ những ngày binh lửa?). Không được trải thảm đỏ đón tiếp (e rằng trùng màu quốc kỳ của khách?). Không có thông cáo chung sau buổi hội kiến với tổng thống Mỹ (có thể vì còn khác biệt quan điểm Đông-Tây về ý niệm nhân quyền chăng?). Không được đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội (vì ngài Chủ tịch nước VN đã gặp bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ?). Không có quốc yến cho buổi tối mà chỉ được đãi món cá vược (dễ nuốt hơn cá basa?). Cũng không được nghỉ đêm ở phòng dành riêng cho quốc khách trong Nhà Trắng như ông Tony Blair chỉ mấy tuần trước đó. Nói chung là tất cả đều có những lý do riêng của nó chứ không hẳn chỉ giản đơn gộp chung là ...không xứng đáng!

Chưa hết, CTN của ta còn phải vất vả thay đổi lịch trình và lộ trình liên tục để đánh lạc hướng các đoàn người biểu tình bủa vây phản đối; đến mức phải hủy bỏ dự định tham dự ủng hộ tinh thần phiên tòa kháng án vụ thuốc khai quang màu da cam; sau đó lại phải hủy bỏ luôn cuộc họp báo đã dự trù. CTN của ta đã chẳng màng chuyện đi xe không trương quốc kỳ đúng theo nghi thức ngoại giao; cũng không quản ngại đi tắt cửa hậu vào những nơi cần vào.

Từ New York, phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC đã tường thuật rằng: "Để đi vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi những lớp vải, giống như ông Triết đương chui vào ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông Nguyễn Minh Triết".

Đã vậy, hệ thống Homeland Security hậu khủng bố 11-9 dày đặc của Mỹ còn để cho lọt lưới hai "tên phản động", một Mỹ chính gốc và một Mỹ gốc Việt, lớn tiếng cắt ngang bài thuyết trình cổ võ đầu tư của CTN Nguyễn Minh Triết.

Những sự cố hết sức đáng tiếc này khiến cho những ai từng nghĩ rằng CTN Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "những con gà công nghiệp của Mỹ" đã phải suy nghĩ lại. Hoặc, trong chuyến Mỹ du vào tháng 9 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nỗ lực chứng tỏ điều đó một cách tích cực hơn để gỡ thể diện trong BCT. Ít ra là cũng phải đề bạt ngay chức Phó thủ tướng cho đương kim Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Thiện Nhân, một người từng tốt nghiệp đại học danh gia thế phiệt Havard của Mỹ và nói tiếng Mỹ không cần ngập ngừng đợi thông dịch từng câu như ngài CTN, cho dù ông Nhân chỉ mới làm bộ trưởng được hai năm nay.

Sóng Nhịp Lẻ - Đò Sang Lệch Chuyến...
Bên cạnh những vất vả liên tục đó còn là những cuộc họp báo của lãnh đạo giới lập pháp Hoa Kỳ, và những chất vấn đặt thẳng ra với CTN Nguyễn Minh Triết:
Ngày 21-6-2007, dân biểu lưỡng đảng Hoa Kỳ họp báo tại phòng Báo Chí của Hạ viện, cảnh cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền leo thang tại VN. Dân biểu Zoe Lofgren cho biết đã đệ nạp nghị quyết HR506 yêu cầu thu hồi quy chế Ngoại thương Bình thường & Vĩnh viễn (PNTR), và đưa Việt Nam trở vào danh sách Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC).

Dân biểu Dana Rohrabaker cho rằng Hoa Kỳ đã lầm lỗi khi bỏ phiếu thuận cho CSVN gia nhập WTO, và nhấn mạnh rằng "Tôi không ngờ Tổng thống Bush lại nói chuyện với chính quyền băng đảng Việt Nam". Dân biểu Chris Smith lên án nặng nề sự cố nhà nước CSVN đã tung ra một cuộc đàn áp đồng loạt có hệ thống đối với những người ủng hộ dân chủ ở VN.

Dân biểu Ed Royce, một bạn thân của Ts Nguyễn Thanh Giang, đã phóng thật lớn tấm hình lịch sử của Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trong phiên tòa ngày 30-3-2007 ở Huế, đặt trước ống kính truyền hình quốc tế trong buổi họp báo http://www.youtube.com/watch?v=Dzk1WmmHoBI. Ông cho biết những tấm hình này sẽ được gửi đến Tổng thống Bush và các bạn đồng viện, để toàn thể các cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ biết rõ sự thật về tình trạng tự do dân chủ bị bóp nghẹt tại Việt Nam.

Cũng trong ngày 21-6-2007, theo hồ sơ lưu của quốc hội Hoa Kỳ, trong một buổi họp thân mật tại Capitol Hill, CTN Nguyễn Minh Triết đã được Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cùng một số các nhà lập pháp cao cấp Hoa Kỳ tận tình chiếu cố, truy vấn đến tận cùng suốt bốn tiếng đồng hồ về vấn đề nhân quyền bị vi phạm trầm trọng ở VN, tới mức điều này trở thành mục tiêu chính của buổi họp, khiến CTN của ta phải liên tục tránh né và không thể đề cập được chút gì về lãnh vực thương mại. Trong cuộc phỏng vấn sau buổi họp này, chính dân biểu Ed Royce đã xác nhận với báo giới thái độ tránh né của CTN Nguyễn Minh Triết.

Mẩu Càn Khôn Lăn Lóc – Gào Thét Sóng-Hoa-Văn
Thái độ "hữu nghị" vừa lạnh vừa nhạt và chủ tâm xỉ vả liên tu bất tận như bom trải thảm của Mỹ đối với một Chủ tịch nước như vậy quả thực là có phần khiếm nhã. Xin được chia sẻ sự cảm thông ở đây với CTN Nguyễn Minh Triết, đồng thời, cũng thấy cần phải vinh danh sức chịu đựng bền bỉ của ngài Chủ tịch. Tuy nhiên, nếu công tâm nhìn lại lần lượt quá trình hoạt động phi nhân phi pháp của Đảng và Nhà nước ta từ Hội Nghị APEC 14 tới nay, người ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu ngạn ngữ "Nhân Nào - Quả Đó", dù rằng không một ai dám chắc nhà nước Mỹ sẽ long trọng trao tặng nhà nước VN bốn chữ vàng đại tự theo truyền thống Bắc Kinh.

Đây là một kinh nghiệm lớn mà ngài CTN đã gặt hái được, bởi qua đó, cả người khiếm thị cũng phải thấy ra giá trị của hai chữ "chủ quyền" không chỉ giới hạn trên mặt địa dư lãnh thổ, mà còn cả trên mặt sỉ diện nữa. Có người cho rằng đây là cái nhục quốc thể. Có người lại công khai bất đồng chính kiến trên đài Chân Trời Mới: ngài Chủ tịch không do dân bầu, tức không phải đại diện của quốc gia, thì không thể gọi đó là mối nhục quốc thể, nếu có thì đó chỉ đơn thuần là những hành động làm nhục đảng thể của ngài.

Gì thì gì, khi mà lãnh đạo ta chưa tự mình gột bỏ được tâm thức nô lệ và tập quán cầu cạnh, thì khó mà trách kẻ khác chỉ coi mình đáng hạng tay sai, cho dù phần thưởng có thể là những củ cà rốt dài gần bằng cây gậy. Mới hay, từ Chống Mỹ Cứu Nưóc tới Lạy Mỹ Cứu Đảng là một khoảng cách tương đương với bề dày sợi chỉ đỏ xuyên suốt XHCN.

Điều đáng phiền không ngừng ở đó. Ngay cả phản ứng của ngài CTN và phái đoàn của ta, trước khi, trong khi, thậm chí cả sau khi đem chuông đi đánh xứ người, cũng có lắm điều, nói theo cách của Ts Nguyễn Thanh Giang, là quả thực rất đáng phàn nàn.

Tổ Quốc Tôi - Nhức Nhối Yếm Son...
Ghi nhận đầu tiên về sự đáng phàn nàn có lẽ phải là lời giới thiệu đất nước không mấy khéo của CTN Nguyễn Minh Triết nhằm thu hút doanh nhân và du khách nước ngoài đổ tiền vào VN, với chủ điểm chính yếu và chính thức là hãy đến để thưởng thức những cô gái VN duyên dáng thướt tha.
BBC: "Để đi vào khách sạn ở New York, ông Triết phải đi nhanh vào một con đườngnhỏ được phủ kín bởi những lớp vải, giống như ông Triết đương chui vào ống cống để vào khách sạn"
Chĩnh Nước Gốc Cau – Ôm Khoanh Trời Cũ...
Phóng viên Tuấn Nguyễn của VietnamNet đã đưa tin về hoạt động tiếp cận một số Việt kiều ở New York ngày 18-6-2007 với bài viết có tựa đề ">
Cũng trong bài này, khi nhận định về độc đảng-đa đảng, ông Triết đã tự gợi ý và trình bày bằng một lý luận rất bình dân: "Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi một câu hỏi khó rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không? Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Bên Pháp rất nhiều Đảng. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều Đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều Đảng hơn, chứ không phải chỉ hai Đảng".

Nếu đây không phải là bài bản mà BCT buộc CTN Nguyễn Minh Triết học thuộc lòng trước khi đi, thì qua lý luận đó, ông Triết đã biểu hiện sự nhầm lẫn hoặc thiếu kiến thức phân biệt cấu trúc số với cấu trúc cơ chế quốc gia của riêng ông, khi so sánh hệ thống lưỡng đảng và đa đảng phái tại nhiều nước và sau đó đề cập tới cả địa vị nữ hoàng tại Anh Quốc để biện minh cho lý do cấm đoán hoạt động của mọi đảng phái khác tại Việt Nam.

Nhiều phần, chẳng ai nỡ nghĩ rằng CTN của ta chỉ biết cộng trừ nhân chia các con số là hết mức. Người ta chỉ dám đoan chắc rằng ông Triết chưa hẳn đã có được những kiến thức căn bản về sự phối hợp các thành tố không thể thiếu của một nền dân chủ đích thực, bao gồm: Ý thức dân chủ của người dân, Môi trường dân chủ của xã hội và sau hết mới là Cơ chế dân chủ của quốc gia, trong đó có sự hiện diện của đa đảng và tam quyền phân lập để cân bằng và kiểm soát toàn bộ cơ chế.

Còn ở đoạn giải thích cho lý luận vừa kể áp dụng vào chế độ độc đảng ở VN, ngài CTN Nguyễn Minh Triết đúc kết rằng: "Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận". Đúng! Chỉ khác ở chỗ là tất cả các dân tộc ngoài VN đều chấp nhận thể chế chính trị của nước họ thông qua Trưng cầu Dân ý hoặc bầu cử bằng lá phiếu thật của mỗi cử tri. Cũng đúng luôn, như lời giải thích thêm của ngài CTN: "Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp". Quan trọng là ở chỗ ai chọn: Dân tự chọn hay đảng chọn dùm? Ngắn gọn: Dân chủ hay không là ở đó. Không thể dùng cụm từ "điều kiện lịch sử" mập mờ để phô ý ẩn dụ về một loại sứ mạng tự phong và phi dân tộc nào đó. Còn chữ "mình" được dùng hai lần trong mệnh đề thiếu trong sáng này có tác dụng nhân đôi tính nhập nhằng cao cấp pha lẫn tính đểu cáng hạ cấp!

Dường như Kỹ sư Đỗ Nam Hải đã từng trình bày rất rõ về điểm này trong rất nhiều bài viết. Lãnh đạo ta ngại đọc, không muốn đọc, đọc không hiểu, hay hiểu rất rõ mà vẫn duy ý chí và coi thường dân trí bằng những đúc kết tương tự vừa kể, chỉ để gia hạn cái chỗ ngồi?

Xa Là Trời Sao - Gần Là Đom Đóm...
Ở New York, CTN Nguyễn Minh Triết, trong cơn xúc động, đã bảo rằng: "Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là máu của máu Việt Nam"... Rồi lặp lại, "Cộng Đồng người Việt ở nước ngoài là khúc ruột ly hương ngàn dặm".... Hóa ra, ngài CTN dù nói tiếng Mỹ không trôi, nhưng có lẽ cũng ít nhiều biết đọc tiếng Pháp. Ông Bảy Trấn, trên một trang báo Người Sài Gòn trước đây đã dẫn chứng câu "là máu của máu" từ một danh nhân Pháp, để nói tới những người cóp lại, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoặc giả, ngài Chủ tịch đương nhiệm không rành cả tiếng Mỹ lẫn tiếng Pháp, và cứ ngỡ rằng đó là danh ngôn của Bác chăng? Chuyện nhỏ! Dùng một câu nói cho kêu của người khác, đúng là chuyện nhỏ. Chỉ có làm ra vẻ như điều cóp nhặt đó là do chính mình chế ra mới là đáng xấu hổ, nếu còn khả năng xấu hổ.

Cũng không có gì đáng nói về sự khác biệt trên cái nhìn thống nhất của lãnh đạo ta về bọn lưu manh đĩ điếm lưu vong trước đây với một "Cộng Đồng Người Việt" (viết hoa) cùng huyết thống đang ly hương ngàn dặm ngày nay. Quy luật thôi. Nhất là trong thời buổi "đèn cờ mạt vận chờ sọt rác" hôm nay mà có được một số ngoại tệ từ nước ngoài gửi về hàng năm cao gấp năm lần giá trị dầu thô bơm từ lòng biển, cao hơn cả tổng lượng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Âu châu gộp lại hồi năm ngoái, thì sá gì một cụm từ thân mật để biểu diễn sự xúc động cần thiết! Sự xúc động đó đã dâng lên cao điểm khi ngài CTN biểu hiện sự lo lắng "băn khoăn khi tiếng Việt của bà con đang mai một" trong "Cộng Đồng Người Việt" ở nước ngoài, nên đã chỉ thị cho Đại sứ quán của ta ở Mỹ phải sớm xúc tiến "các hoạt động học tiếng Việt" cho bà con ta bên đó.

Có đáng nói chăng là thái độ trốn chạy, đi ngược lại nỗi xúc động vừa kể, trên đường kiều vận của ngài CTN Nguyễn Minh Triết và cả phái đoàn có sứ mạng lớn lao là những sứ thần của VN ta. Trốn chạy từ New York qua tới California. Thật khó hiểu biết bao, là với thanh thế như vậy mà sao rốt cục phái đoàn chỉ có thể bịa chuyện tiếp xúc với một vài người rồi thổi phồng lên thành tập thể? Nhìn vào con số vài ba Việt kiều trong đám thực khách 100 người ở Asia Society với phần lớn là doanh nhân Á Đông, trong lúc có hàng ngàn người Việt tập họp ở bên kia đường, mà ngài Chủ tịch không dám bước qua bắt tay hay chào hỏi, thì người đọc biết ngay, làm sao phỉnh họ được? Đáng tiếc là điều này cứ tiếp diễn, lặp lại ở khắp nơi mà ngài CTN đi qua. Kể cả Washington DC là mặt trận đối ngoại trọng yếu. Kể cả Quận Cam là mặt trận kiều vận chính yếu. Mà sao phái đoàn chỉ cốt lo sao cho có những bài báo đánh lừa độc giả trong nước, như thể là, sau thủ đô nước Mỹ, phái đoàn đã có điều kiện đặt chân đến thủ đô tỵ nạn của bể "máu của máu Việt Nam" ở Mỹ, vậy thôi?

Mà cũng không cứ gì người Việt ở ngoài phái đoàn bị quên lãng. Ngay trong đoạn mở đầu bài diễn văn mồi chài ở New York, ngài CTN đã chào hỏi tuy niềm nở nhưng không thiếu phần cung kính đối với ngài Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Marine, trong khi quên phứt ngài Đại sứ Việt Nam tại Washington Nguyễn Tâm Chiến đang ngồi cùng bàn. Cho dẫu ông Nguyễn Tâm Chiến có từng nổi danh là "Lãnh Sự Sờ Mông" ở Hồng Kông trước đây đi nữa, thì dù gì cũng thể, cũng là một lãnh đạo của Nhà Nước ta ở giữa quần chúng, lại nằm ngay trong sân chơi nhà người, không thể không nhắc đến như vậy được!

Và có đáng phiền nữa chăng là đài Truyền Hình VN đã phát hình cùng nguyên văn lời khẳng định chắc nịch của ngài CTN Nguyễn Minh Triết trong bối cảnh một buổi họp nhỏ, thân mật và giới hạn ở New York, rằng: "Những đối tượng trong nước nhận tiền những cá nhân, tổ chức nước ngoài là vi phạm pháp luật". Có nghĩa là, trong số ngoại tệ nhiều tỷ USD của kiều bào gửi về nước hàng năm, những tờ giấy trăm rơi vào tay những nhân vật từng viết kiến nghị gửi lãnh đạo đảng, thì tức khắc đều biến thành "bằng chứng" để lãnh đạo ta kết án và bỏ tù họ. Lãnh đạo chứ không phải luật pháp.

Như vậy, để giúp đỡ một cách thiết thực cho mọi đối tượng trong nước không bị vi phạm pháp luật vì đã nhận tiền những cá nhân hay tổ chức nước ngoài, có nên chăng, "Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là máu của máu Việt Nam", bao gồm cả những cá nhân và tổ chức, hãy Lập Tức Ngưng Ngay việc gửi tiền gây họa cho mọi đối tượng nhận tiền ở trong nước?

Có vậy, bà con sẽ không bao giờ nghe những lời than phiền từ nhiều triệu "nạn nhân nhận tiền" đang ở trong nước, một khi mà bà con thực thi lời kêu gọi của CTN Nguyễn Minh Triết nhằm triển khai nghị định 36: "Bà con hướng về Tổ quốc với niềm tin vì Đảng này vì nhân dân, từ nhân dân mà ra, và nếu có vấn đề gì thì góp ý thẳng thắn, thật tình; mong bà con thường xuyên về lại với quê hương, Tổ quốc". (Xin bà con thứ lỗi cho cách sắp xếp chữ VN không mấy "sõi" trong lời kêu gọi này của CTN, đăng trên VietnamNet ngày 19-6-2007).

Nghị định 36Bis triển khai này còn được cập nhật tại chỗ bởi ba phần thưởng lớn đính kèm (như những món quà thân tình của CTN): Một là "Kể từ 1/9/2007, bà con kiều bào khi về nước sẽ được miễn thị thực" (người sao chép xin phép thêm vào chữ "visa" cho đủ nghĩa). Hai là "Về vấn đề nghĩa trang của binh lính chế độ Sài Gòn cũ ở Bình Dương, Chủ tịch cho biết, gần đây, Nhà nước đã chuyển khu nghĩa trang này cho dân sự quản lý. Vì thế, bất cứ bà con nào có thân nhân ở đó đều có thể về thăm, tu sửa" (CTN đã quen nói năng mộc mạc chân thành như vậy, bà con nghe rõ và hiểu cả chứ?). Và ba là "Nhà nước cũng đang có kế hoạch tạo điều kiện để bà con muốn về mua nhà cửa sẽ thuận lợi hơn". Nói chung, như CTN khẳng định: "Sẽ cố gắng làm để bà con có điều kiện về quê hương đất nước, xây dựng quê hương". Nhưng, xin bà con rán nhớ là đừng làm phiền (cho tiền và gây họa) cho bất kỳ ai ở trong nước!

Mặt Đất Tròng Trành – Ma Hoa Nhảy Múa...
Câu nói "Việt Nam là một đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến tranh", trong nhiều năm, được coi như biểu tượng cho quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Tác giả câu nói đó là cựu Đại sứ VN ở Bangkok và cũng là cố Thứ trưởng Ngoại giao VN Lê Mai, trưởng nhóm đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ trong những năm đầu thập kỷ 90. Chỉ tiếc là ý nghĩa của nó đã mất gần 20 năm để trôi tới Washington DC.

Thêm gần 20 năm sau nữa, 2007, ngài CTN Nguyễn Minh Triết để lại Washington DC một ấn tượng mạnh mẽ khác, mà nếu chuyển sang Việt ngữ, đại khái nó sẽ là: Hà Nội vừa là một địa danh tươi đẹp, lại vừa là biểu hiện đặc tính tráo trở của bộ phận lãnh đạo tối cao một nhà nước. Vì sao vậy?

Trước hết là sự tráo trở đối với dư luận Mỹ. Kết quả APEC 14 là những hứa hẹn tươi đẹp. Tương tự với những bước cuối của VN vào WTO. Tuy nhiên, bốn tháng qua ở VN là một giai đoạn sấm sét đối với những nhân vật chủ trương đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa VN một cách ôn hòa. Các cơ quan nhân quyền quốc tế đánh giá rằng đó là 4 tháng tồi tệ nhất của nhân quyền VN trong 20 năm qua. Trước khi CTN Nguyễn Minh Triết đi Mỹ.


Ed Royce và tấm hình Bịt miệng tại buổi họp báo

Sau những buổi họp tràn đầy những hứa hẹn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Peloci rồi với Tổng thống Mỹ George W.Bush, ngài CTN Nguyễn Minh Triết nhận lời phỏng vấn của hãng thông tấn Associated Press (AP). Ký giả Foster Klug đã đặt tựa cho bài viết ngày 22-6-2007 này là: "Lãnh đạo VN tuyên bố: Không cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền". Qua đó, nhiều triệu độc giả Mỹ được biết rõ hơn về lãnh đạo Hà Nội khi CTN Nguyễn Minh Triết lặp lại lần nữa: "Vấn đề không phải là cải thiện (nhân quyền ở VN) hay không. VN có một khung sườn luật pháp riêng, và bất cứ ai vi phạm đều bị trừng phạt". Nhờ đó mà người Mỹ, kể cả chính giới lẫn báo giới, đều phải tìm hiểu và có khi đã rõ là VN có nhiều hơn một khung sườn luật pháp. Điều mà ngài CTN nhắc tới đó một khung sườn luật pháp dành riêng cho dân đen và những nhân vật đấu tranh cho dân chủ. Đảng ta còn có một khung sườn luật pháp riêng khác nữa, dành cho cán bộ từ cấp thấp nhất cho tới cấp thứ trưởng, có tên là Xử Lý Hành Chánh. Khung sườn sau cùng dành riêng cho cấp thứ trưởng trở lên được gọi là Tabu, có nghĩa là không được nói tới, đụng tới.
Dân biểu Ed Royce tuyên bố rằng: "Nhân quyền rõ ràng là vấn đề nổi cộm nhất. Chúng ta phải nhìn thấy một sự chấm dứt về lối hành xử này nếu muốn quan hệ (giữa hai nước) được phát triển".

Ông Sherman Katz, một nhân vật cao cấp về quan hệ thương mãi quốc tế của Cơ quan Hỗ trợ Hòa bình Thế giới Carnegie nói rằng Việt Nam "phải biết rằng một phần của cái giá để làm ăn với Hoa Kỳ, nếu mong muốn được chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, là hãy làm cho sạch sẽ những vấn đề nhân quyền này".

Nẻo Ao Vườn – Bao Rãnh Bẩn Thèm Trôi...
Sau đó là sự tráo trở đối với nhân dân Việt Nam. Báo chí ở đây đưa tin: "Trong phụ trương đặc biệt của nhật báo kinh tế uy tín hàng đầu nước Mỹ (Wall Street Journal) với lượng phát hành 2,2 triệu bản, Việt Nam được giới thiệu là ngôi sao mới đang lên của châu Á với những thành tựu mới về kinh tế, sự thay đổi vị thế trên trường quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài". Bạn đọc ở đây không phải ai cũng có thể truy cập internet nên rất dễ tin rằng đó là bài báo chính quy của tờ Wall Street Journal.

Trên thực tế, đó là bài cậy đăng rất mắc tiền (có người rành chuyện cho biết có thể lên tới 2 tỷ đồng VN cho 3 trang cậy đăng, một ngày), nói nôm na là quảng cáo, từ trang B13 đến B16 của số báo ra ngày 20-6-2007, có ghi hàng tít trên cùng là "Special Advertising Section" để phân biệt với bài chủ lực. Nguyên trang B16 là quảng cáo của ngân hàng nông nghiệp Agribank. Ba trang kia có chêm thêm 2 mẩu quảng cáo của hãng bia Hadita và công ty du lịch Jetabout Asia Vacation. Phần còn lại là những bài tuyên truyền tự viết sẵn của người cậy đăng, bao gồm luôn cả 2 bản tin của báo Thanh Niên.

Người cậy đăng ở đây là phái đoàn công du của ta. Tuy nhiên, người trả tiền cậy đăng là công ty tài chánh đối tác Agribank. Những mánh khóe lừa phỉnh tương tự có thể được áp dụng trên cả một số báo nổi tiếng khác ở Mỹ, kể cả tờ Washington Post hay tờ New York Times. Họ sẵn sàng đăng bất cứ bài viết gì của bất cứ ai dưới danh mục "Quảng Cáo Đặc Biệt", miễn là người cậy đăng trả tiền tươi. Điều xấu hổ tầng một ở đây là nhà nước ta chủ trương đánh lừa nhân dân trong nước bằng một thứ vốn liếng văn hóa ma mãnh. Điều xấu hổ tầng hai ở đây là báo chí trong nước lại rạp người chuyên chở cái chủ trương lừa phỉnh đó đến độc giả của mình.

Ghếch Bóng Chĩnh Tương – Con Vằn Say Bả
Một phỉnh lừa khác dành cho nhân dân ở đây, chính là màn tấu hài có sự xuất hiện của nhân vật Nguyễn Cao Kỳ ở Quận Cam. Báo chí bên đó, từ rất lâu, đã có rất nhiều bài viết về vị chính khách mạt vận trở cờ này. Chẳng ai còn coi ông ta là người Việt, nói gì là một cựu lãnh đạo. Trên thực tế hơn ba thập kỷ qua, ông Kỳ không lãnh đạo được ai, cũng chẳng còn một đàn em tùy tùng nào, đừng nói là bạn. Ông không nghĩ ra được điều gì cho có hồn, mà cứ hễ mở miệng là mọi người phải bịt mũi. Ông ấy đã chết từ 1975. Người miền Nam có thể bực ông Thiệu, nhưng người ta chỉ khinh ông Kỳ. Nếu ông ấy chết thật từ năm 1975 có lẽ còn hay hơn. Do vậy, những phát biểu của ông Kỳ chẳng có giá trị gì ngoài đó, chỉ khiến người nghe phải rửa tai.

Nhiều người trong nước, dù khác chiến tuyến với ông Kỳ trước đây, cũng cảm thấy sỉ nhục khi có một hàng binh lơ láo như ông Kỳ về đầu quân. Những người còn chút liêm sỉ đều như vậy, bất luận là quốc gia hay cộng sản. Ngoại trừ lãnh đạo ta. Chó chết chẳng để da. Cái sai của lãnh đạo ta nằm ở chỗ tưởng rằng vẫn còn xài được chút gì từ một kẻ vô liêm sỉ. Xài ông ấy trong cảnh chót của vở hài ở Quận Cam là không đáng cái vé máy bay, có khi lại gây phản cảm: Chỉ có kẻ thậm ngu mới xài thằng phản, huống gì đó là một thằng phản cực tồi.

Những lời vô sỉ của ông Kỳ có lẽ đã làm nhiều người mất khẩu vị trong bữa ăn rất đắt tiền vé vào cửa ở St Regis Resort hôm đó. Bởi đã có người vừa nghe lời phát biểu của ông Kỳ xong là ứng khẩu đọc ngay một câu thơ của cố thi sĩ Vũ Cận: "Đừng bao giờ trung tiện cao quá hậu môn", kỳ lắm.

Rất tiếc là đã có người chụp ảnh và có người chú thích cái bắt tay giữa một kẻ chuyên đi chui bằng cửa hậu với một đứa chuyên phóng uế bằng cửa trước.

Com Đom Đóm Soi Đèn – Tìm Dấu Hoa Văn...
TIFA là chữ viết tắt của Trade and Investment Framework Agreement, có nghĩa là Hiệp ước chung cho hoạt động Đầu tư và Giao thương. Những hoạt động này bao gồm luôn cả quy trình hợp tác, kiểm soát và tranh tụng giữa các nước giao thương trong khuôn khổ hiệp ước. Mỹ đã ký chung với khối ASEAN một hiệp định khung TIFA vào tháng 9-2006, rồi ký song phương với từng hội viên trong Hiệp Hội ASEAN, ngoại trừ Việt, Miến, Lào.

Lý ra VN đã có thể ký song phương với Mỹ hiệp định khung này từ giữa tháng 3 vừa qua, lúc Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm sang Washington DC để làm việc với Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, BCT ta đã để dành việc ký kết này tới tháng 6, hầu giúp việc tuyên truyền về chuyến công du của CTN Nguyễn Minh Triết cho ...thêm phần long trọng.

Theo phân tích của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì trên thực tế, Khung hiệp ước TIFA này không quan trọng như lãnh đạo ta đã nghĩ hay đã cố làm cho việc ký kết nó trở thành một kết quả quan trọng. Nó chỉ là viên gạch lót đường cho 3 hiệp ước kế tiếp mới thực sự quan trọng. Đó là 1) BIA, hiệp ước đầu tư song phương; 2) PTA, hiệp ước ưu đãi giao thương; và 3) FTA, hiệp ước giao thương tự do.

Đan xen với 3 hiệp ước song phương này là một quy chế nhiều lần tốt hơn cả Tối Huệ Quốc hay các ưu điểm của WTO. Đó là Quy chế Ưu đãi Thuế quan, General System of Preferences viết tắt là GSP. Theo đó, một số quốc gia nghèo được Mỹ ưu đãi miễn thuế cho một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong một thời gian hạn định nào đó. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để nhận là các quốc gia nghèo đó phải không là cộng sản hoặc không chứa quân khủng bố, đồng thời, phải chấp nhận các sinh hoạt tự do lập hội tự quản và công đoàn độc lập; phải cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lao động và bảo vệ môi sinh.

Có thể CTN Nguyễn Minh Triết đã được nghe qua về quy chế ưu đãi GSP trong chuyến công du này. Hy vọng VN sẽ điều chỉnh tốt và chuẩn bị kịp để đăng ký vào tháng 6 năm tới.

Dư Âm Lịch Sử - Rì Rầm Chân Tháp Đổ...
Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA hôm thứ Ba 19-6-2007, khi được hỏi vì sao con số các hợp đồng giữa VN với Mỹ lại bị bớt đi, ông Murray Hiebert, Trưởng Ban Đông Nam Á của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết: “Có nhiều cơ hội tại Việt Nam, nhưng nhiều công ty Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam thấy rằng tệ nạn quan liêu được khắc phục hơi chậm. Các công ty cũng nói rằng họ muốn thấy Việt Nam minh bạch hơn, cải tiến chế độ pháp quyền, bảo vệ mạnh mẽ quyền tài sản trí tuệ, và đối phó với những tệ nạn như tham nhũng. Tất cả những thứ đó làm tăng thêm chi phí cho các công ty của Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam, và đó cũng là những điều mà các công ty Mỹ muốn có dịp nói với ông Triết khi ông đến đây. Họ không chỉ muốn nói những điều tốt mà Việt Nam đang làm, mà còn muốn nhân dịp này nói cho ông biết những khó khăn của họ, những điều mà họ thấy không dễ dàng như họ đã tưởng”. Nghĩa là ...vẫn để vặn.

Cùng ngày, theo hãng thông tấn AFP, Công ty Daihatsu Motor, một chi nhánh của tập đoàn sản xuất xe hơi Nhật Bản Toyota Motor, cho biết sẽ rút lui khỏi hoạt động sản xuất xe hơi ở Việt Nam, vì bị đánh thuế quá cao, đặc biệt là đối với các phụ tùng xe hơi nhập cảng. Cty Daihatsu đã lựa chọn một thời điểm rất "phản động" đói với nhà nước ta.


Dù sao, những thành quả kinh tế qua những ký kết trên giấy mới đây tại Mỹ cũng rất đáng khích lệ. Sinh dễ-Nuôi khó. Giữ cho được những doanh nhân mới này quả khó, bởi không phải đây là lần đầu tiên thương gia Mỹ vô lại VN sau cuộc chiến. Nhiều công ty Mỹ đã bỏ cuộc trước đây, kể cả Daimler-Chrysler. Càng khó giữ hơn nữa nếu lãnh đạo ta không thực thi các điều kiện cải tổ luật pháp theo đúng luật chơi kinh tế thị trường chính thống, kể cả luật lao động, luật xuất nhập khẩu, luật bảo vệ tác quyền.... Báo chí ở đây trong nhiều thập kỷ qua đã từng đăng rất nhiều bài ca tụng thành quả mồi chài doanh nhân ngoại quốc vào nước, nhưng lại rất lẳng lặng khi họ cuốn gói ra đi, và người Việt chỉ được biết qua báo chí nước ngoài. Hy vọng lần này khác. Mong sao những thành qua ký kết này sẽ khởi động một cuộc cách mạng kinh doanh ở đây cho kịp bước lân bang.

Con Sộp Phùm Vỗ Hão - Bóng Hoa Lay...
Thêm một ghi nhận khác lạ nữa là sau chuyến đi nhớ đời này của CTN, báo chí ở đây quên hẳn tập quán "Điểm Báo Thế Giới" về chuyến công du của lãnh đạo ta. Dư luận quốc tế đã nói gì?

Ngày 11-6-2007, nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborca đã có bài bình luận về hiện tượng Nhà nước VN phải thả tù chính trị theo lời yêu cầu của Mỹ trước chuyến công du của CTN.

Ngày 22-6-2007, hãng thông tấn Ba Lan PAP nhấn mạnh chủ trương của Tổng thống Bush về sự ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN, bằng cả lời nói lẫn hành động, cho dù là VN đã phải thả hai tù nhân chính trị trước khi Chủ tịch nước VN sang Mỹ.

Ngày 23-6-2007, tờ Le Figaro của Pháp đề cập đến một nghịch lý ngoại giao: Vì sao khi ông Triết mời gọi du khách và các nhà đầu tư vào VN thì lại bị cử tọa vặn hỏi về chiến dịch càn quét các nhà đấu tranh ôn hòa cho dân chủ ở VN trong suốt mấy tháng qua? Cũng như nhận định của Le Figaro, báo Le Monde trích lời của phát ngôn viên Nhà Trắng rằng, “ông Bush không thể nào không đề cập đến vấn đề đàn áp nhân quyền tại VN".

Ngày 23-6-2007, tờ Los Angeles Times tường thuật lại cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại tại Dana Point buổi chiều hôm trước, nơi chủ tịch Triết tổ chức nói chuyện và chiêu đãi các doanh nhân. Cô Tina Trần, một sinh viên 19 tuổi, nói với báo LA Times rằng, “phía VN phát triển về mặt kinh tế, nhưng trong lĩnh vực quan trọng nhất, tức là nhân quyền, người dân VN không trở thành 'giàu có' hơn”.

Cái Phù Du Giả Chết - Vật Vờ Trôi...
Có hai bài học mà Nhà Nước ta thu hoạch được từ chuyến công du của CTN Nguyễn Minh Triết vừa qua:
Một là Bài học ngoại giao: Thế giới đánh giá chính xác hơn, về xu thế hỗ trợ tiến trình dân chủ hóa của Mỹ, về lộ trình của Việt Nam trong khung cảnh toàn cầu hóa hôm nay, và về vai trò của lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại VN. Điểm gặp của ba bên nhiều phần sẽ ngày càng gần với điểm "khai mở cho dân tộc sinh lộ tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên mà toàn dân khát mong và thời đại đòi hỏi", như lời kết lá Thư Ngỏ ngày 26-6-2007 của Khối 8406.

Hai là Bài học "36": Từ chuyến đi Mỹ của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005 tới chuyến công du của CTN Nguyễn Minh Triết 2007, cái nhìn của Nhà nước VN đối với Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài hẳn phải có nhiều thay đổi. Ts Nguyễn Thanh Giang nói đúng: "Ngày nay không thể còn áp dụng mãi thủ đoạn Goben, cứ nói lấy được thì rồi sẽ được nữa".

Nhìn chung, lời nhận định tóm lược của Giáo sư Âu Dương Thệ và ông Lê Hồng Hà qua buổi phỏng vấn của đài RFA mới đây khá chính xác: "Chuyến đi này diễn ra không được 'thuận buồm xuôi gió' mà ngược lại chuyến đi đã bị những trận 'cuồng phong chính trị' từ nhiều hướng tấn công".

Không phải chỉ trước khi CTN Nguyễn Minh Triết tới Mỹ, mà ngay sau khi ông Triết về tới VN, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lại tiếp đón để chính thức tường trình kết quả cuộc họp thượng đỉnh tại Nhà Trắng cho các đại diện những tổ chức hoạt động dân chủ hóa VN và để thu thập thêm ý kiến của họ.

Rút cục, đối với đảng viên và quần chúng ít thông tin ở đây thì nhà nước ta đạt được một số thành quả hồ hởi nhất định. Đối với ký giả phóng viên trong nước thì bài thu hoạch là cần phải dè chừng vì không thể nhắm mắt vượt mặt hệ thông tin điện tử ngày nay. Đối với thành viên phái đoàn thì cho dù đã thấy ra gần hết sự thật, đối sách tốt nhất vẫn là phải thông báo trong vòng giới hạn. Đối với Trung Ương thì kết quả chỉ ở tầm thấp, lợi bất cập hại. Còn đối với BCT thì chuyến đi này là một trọng điểm khai thác ở nhiều góc cạnh khác nhau cho nhiều khuynh hướng khác nhau.

Hệ quả thấy được ngay là BCT ta phải họp khẩn ngay sau khi CTN Nguyễn Minh Triết về tới Nội Bài. Trọng tâm là 3 điểm chính:
1) Biện pháp đối phó (và "khai thác thành quả" nội bộ) là thay đổi một số nhân sự lãnh đạo;
2) Đẩy mạnh cải tổ đường lối kinh tế cho phù hợp với luật chơi quốc tế; và
3) Phải giải quyết ngay những bức xúc mới tinh, trong đó, sợi dây đu của trò xiếc đối ngoại chòng chành, và quan trọng hơn, VN không thể chỉ là một nước gia công.

28-6-2007
Đinh Tấn Lực
Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Q3, TP/HCM.
Chú thích: Tất cả dữ kiện được truy cập từ mạng Google và YouTube. Tất cả tiểu tựa và tựa bài được trích từ tập Xem Đêm của cố thi sĩ Phùng Cung.