“… cứ mỗi lần đảng tìm cách siết báo chí thì những người làm báo lại có cách tự cởi trói mình …”
ĐẢNG CÀNG SIẾT, BÁO CHÍ CÀNG MUỐN CỞI
Tình trạng ''Xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''Thương mại hoá'' của báo chí Việt Nam đã tới mức báo động khiến Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam phải họp kỳ V đầu tháng 7/2007 để bàn về ''Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới".
Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tư tường – Văn hoá Trung ương giải thích tại sao có kỳ họp quan trọng này: “Cùng với Chỉ thị 22-CT/TW và một số thông báo, chỉ thị quan trọng khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lần đầu tiên, Ban Chấp hành T.Ư bàn chuyên sâu về công tác báo chí. Nói như vậy để thấy rõ hơn một điều, trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt, Ðảng ta luôn dành cho báo chí sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên.” (Báo điện tử ĐCSVN, 20-6-2007)
Nhưng tại sao ba vấn đề chuyên môn này, lẽ ra chỉ cần giải quyết ở Ban Tư tưởng-Văn hoá lại phải triệu tập cả Ban Chấp hành Trung ương đảng để giải quyết ? Có vấn đế gì lấn cấn, xung khắc mà Bộ Chính trị không giải quyết nổi ?
Xung khắc nội bộ về đường lối, chủ trương hay bị áp lực phải thi hành các cam kết ràng buộc bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO), theo đó, muốn phát triển kinh tế Việt Nam phải có thông tin thông thoáng, mà đảng Cộng sản Việt Nam phải khẩn trương rà soát lại tư tưởng đảng viên, thay đổi phương pháp tuyên truyền và chỉnh đốn lại đội ngũ báo chí ?
Dù thế nào chăng nữa thì về mặt nổi, Tô Huy Rứa đã giải thích phần nào lý do có kỳ họp V của Trung ương đảng: “Bên cạnh ưu điểm nổi bật và thành tích to lớn đã nêu, hoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí những năm qua cũng bộc lộ một số yếu kém cần nhìn nhận đúng, tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước về báo chí; chưa thấy rõ và thực thi đầy đủ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo. Chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình. Chưa quan tâm đúng mức việc nêu gương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tạo khí thế, niềm tin để thực hiện các quyết sách lớn của Ðảng và Nhà nước...”
Nhưng bên cạnh tình hình nội bộ, ông Rứa không quên vin vào yếu tố “thù địch” bên ngoài để giảm thiểu tính nghiêm trọng của “nội thù”. Ông Rứa nói: “Một nguyên nhân nữa, không thể xem nhẹ là những tác động tiêu cực từ bên ngoài, khi ngấm ngầm, lúc lộ liễu. Các thế lực cơ hội, thù địch đã và đang triệt để lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, tác động, lôi kéo, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" trong lĩnh vực thông tin, báo chí”.
“Ðể báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong những năm sắp tới, các cơ quan báo chí và những người làm báo cần quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc: Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ðảng, vừa là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Ðảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Thì ra gay cả những người làm công tác tuyên truyền cũng quên cả những nguyên tắc cốt lõi rằng “báo chí phải do đảng lãnh đạo toàn diện”, là “tiếng nói của Đảng” và phải “tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hay trong thời đại của nền Kinh tế thị trường, những người làm báo đã nhận ra nếu để cho Đảng tiếp tục “bịt mắt dẫn đi” thì làm sao báo chí có thể mở mắt ra để hội nhập và theo kịp với thế giới ?
THIẾU SÓT LÂM NGUY
Chi tiết hơn ông Rứa là tiết lộ của Lê Doãn Hợp, Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Thông tin – Văn hoá, về lý do khiến Trung ướng đảng phải họp. Ông Hơp viết trong Tạp chí Cộng sản, số 131/2007: “ Bên cạnh các thành tựu và ưu điểm cơ bản vừa nêu, hoạt động báo chí nói chung, công tác quản lý báo chí nói riêng ở nước ta đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần phải nhanh chóng khắc phục sớm.” Những yếu kém đó là:
“Thứ nhất, khá nhiều cơ quan báo chí và nhà báo thông tin sai sự thật, thể hiện chủ yếu ở mảng bài viết về các vụ án.”
“ Thứ hai, đó là sự thiếu nhạy cảm về chính trị, đưa thông tin không có lợi cho quốc gia, gây bất lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thường sa đà vào "mảng tối", mặt trái của đời sống xã hội, tạo nên bức tranh ảm đạm, bi quan về đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị.”
“Thứ ba, một số cơ quan báo chí và nhà báo sa đà vào các thông tin dung tục, giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo. Đây là xu hướng đáng báo động trong hoạt động báo chí. Những câu chuyện phòng the tục tĩu, tự nhiên chủ nghĩa, những hình ảnh hở hang, khêu gợi những câu chuyện về đồng bóng, bói toán, gọi hồn... có nơi, có lúc rộ lên làm xôn xao dư luận.”
“Thứ tư, có cơ quan báo chí thực hiện chưa nghiêm túc định hướng thông tin; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích đã được quy định trong giấy phép do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp; chấp hành không đầy đủ, không đúng các quy định của pháp luật về báo chí. Dạng vi phạm này có chiều hướng ngày càng gia tăng và chủ yếu xảy ra ở các số phụ, số cuối tuần, cuối tháng, số chuyên đề. Một số cơ quan chủ quản xin ra báo, tạp chí rồi phó mặc cho cơ quan báo chí.”
Ông Hợp nói : “ Đã xảy ra trường hợp cơ quan báo chí "bán cái", để tư nhân "núp bóng" hoặc thao túng. Đây cũng là một trong những vấn đề "nóng" cần có sự điều chỉnh trong quá trình quản lý hoạt động báo chí, đặt ra nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Báo chí trong thời gian tới.”
“Thứ năm, lãnh đạo một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo và định hướng thông tin đã được phổ biến trong các cuộc giao ban, cho đăng tải các thông tin không có lợi, làm lộ bí mật nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân.”
Ông Hợp còn tố : “Thậm chí, đã có trường hợp cán bộ của một số cơ quan báo chí có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, bị cơ quan công an bắt giữ vì liên quan tới các vụ việc tiêu cực, lừa đảo, chạy án hoặc có hành vi sách nhiễu. Đã có hiện tượng liên kết không lành mạnh giữa một số phóng viên, hoặc giữa một số lãnh đạo cơ quan báo chí nhằm đánh vào một số tổ chức, cá nhân theo kiểu "hội đồng”… Có trường hợp báo chí đăng tải điều tra, kiểm tra, thanh tra chưa có kết luận chính thức, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, gây mất đoàn kết nội bộ của các tổ chức, cơ quan. Trong số đó, cũng có những người vì tư lợi đã biến ngòi bút của mình trở thành công cụ cho phe, nhóm trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi. Điều này cho thấy trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị suy giảm đến mức đáng lo ngại.”
Trong một nước Cộng sản như Việt Nam, chỉ có một đảng cầm quyền, mà báo chí không coi luật lệ của Nhà nước ra gì thì cái đảng này có còn chút uy tín gì trong nhân dân ?
Nghiêm trọng hơn, theo tiết lộ của ông Hợp đã có những người làm báo “ trở thành công cụ cho phe, nhóm trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi”, nhưng những kẻ đó quyền thế ra sao mà có thể lập ra các phe, nhóm trong đảng để điều khiển báo chí ?
Ngoài những kẻ có chức, có quyền thì ai có thể làm được làm táo bạo này để trục lợi và phô trương thanh thế ? Hay là một số người làm báo không còn chịu đựng được sự kiểm soát, trói tay của đảng nên đã tìm hậu thuẫn trong đảng để phá rào, biến tờ báo thành cơ sở kinh doanh riêng ?
Nhưng trong suốt bài báo, không thấy ông Hợp hé lộ đầu mối nào về “băng, đảng” và cũng không hề “đổ tội” cho “những thế lực thù địch” hoặc “diễn biến hoà bình” là thủ phạm đã xúi báo chí ''Xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''Thương mại hoá''.
Sự khác biệt giữa ông Hợp và ông Rứa cho thấy là tuy cùng nói về những căn bệnh của báo chí, hai người đã không cùng nhìn về một phía. Ông Hợp cho thấy đã có những người làm báo đổi màu, biến thành kẻ “nội thù” của đảng trong khi ông Rứa lại cho rằng khuyết tật này còn do “các thế lực cơ hội, thù địch đã và đang triệt để lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, tác động, lôi kéo, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" trong lĩnh vực thông tin, báo chí.”
Nhưng dù có nhìn nhận hay không việc kiểm soát báo chí đang là vấn đề nan giải của đảng thì sự thật đã rõ ràng là : Có một số không nhỏ cán bộ làm báo đã tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của đảng để được viết tự do và làm báo tự do.
NGHIÊM TRỌNG HƠN NHIỀU
Ngặt một nỗi là tình hình lại không giản dị có bấy nhiêu mà còn nghiêm trọng hơn nhiều. Bài phân tích chi tiết của Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cơ quan hướng dẫn tư tưởng và báo chí của đảng CSVN đã nói ra điều này.
Hồng Vinh viết trong báo điện tử của Trung ương đảng (20-6-2007) : “Khuynh hướng ''thương mại hoá'' đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Về chính trị, ''thương mại hoá'' khiến báo chí - bộ phận thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của Đảng, dần dần trở thành đối tượng kinh doanh, bị động nhất với các loại hàng hoá thông thường khác vì mục tiêu lợi nhuận. Về văn hoá: làm rối loạn và đảo lộn các giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội; cản trở việc xây dựng con người mới. Về an ninh tư tưởng, là điều kiện để các thế lực thù địch chống phá cách mạng, lợi dụng thực hiện ''diễn biến hoà bình'', ''tự diễn biến'' trong nội bộ thông qua báo chí, nhất là mạng intemet…”
Cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân còn nói: “Có thể nói, ''xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''thương mại hoá'' là hai xu hướng tiêu cực có mới quan hệ nhân/quả: xa rời tôn chỉ mục đích có nguyên nhân sâu xa từ khuynh hướng ''thương mại hoá''; càng chạy theo khuynh hướng ''thương mại hoá'', càng xa rời tôn chỉ mục đích; cả hai cùng hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Nguy hiểm hơn, cũng do chạy theo lợi nhuận, bị chi phối bởi lợi nhuận, hai khuynh hướng này còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ''bán cái'' và những dấu hiệu ''núp bóng'' để tư nhân hoá báo chí rất đáng lo ngại trong thời gian gần đây.”
Nhưng phản ứng của các báo muốn “thương mại hoá” để sinh lợi nhuận ra sao ? Hồng Vinh không tiếc lời chỉ trích: “Vấn đề đặt ra là: ''thương mại hoá'' và ''xa rời tôn chỉ, mục đích'' dù đã sớm được phát hiện, phân tích và uốn nắn trong nhiều văn kiện của Đảng, nhưng vì sao không được ngăn chặn, đẩy lùi, mà còn có chiều hướng tăng lên? Trong thực tế, đã có một bộ phận cán bộ, phóng viên, thậm chí, cả cán bộ lãnh đại, quản lý báo chí cho rằng: trong điều kiện KTTT, báo chí phải tự giải quyết bài toán tài chính, ''thương mại hoá'' báo chí là cần thiết, tất yếu, không thể can thiệp và điều chỉnh. Thậm chí, có người còn ngộ nhận, xem ''thương mại hoá'' như là biểu hiện của xu thế dân chủ trong thông tin báo chí, là dấu hiệu hội nhập với cách thức làm báo của thế giới hiện đại (!?).”
“Đó là nhận thức lệch lạc cần được uốn nắn. Nếu cho rằng, “thương mại hoá” là không thể ngăn chặn được nghĩa là chấp nhận tính tự phát của báo chí, phủ nhận sự cần thiết phải lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước. Nếu chúng ta cho rằng, “thương mại hoá” là cần thiết để có nguồn tài chính, nghĩa là chúng ta đồng nhất báo chí - sản phẩm văn hoá tinh thần với các sản phẩm hàng hoá thông thường khác...Nguyên nhân của nhận thức đó do sự mơ hồ về chính trị, lẫn lộn giữa cái gọi là ''tự do báo chí'' kiểu tư sản với quyền tự do ngôn luận trong chế độ XHCN, thoát ly quan điểm của Đảng về vai trò, chức năng tư tưởng-văn hoá của báo chí cách mạng; không nắm vững Luật báo chí.”
Hồng Vinh đã báo động: “Vấn đề ''thương mại hoá'', ''xa rời tôn chỉ, mục đích'' trong hoạt động báo chí, đã đến độ bức xúc; thậm chí, có những dấu hiệu không thể xem thường, như tư nhân hoá báo chí; không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Đảng.”
Qua ba tiếng nói “cột trụ” của ngành Tư tưởng – Văn hoá về tình trạng xuống cấp thê thảm và chệch hướng tư tưởng nghiệm trọng của Báo chí sau hơn 20 năm Đổi mới, không ai còn nghi ngờ việc Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương đảng sẽ phải đưa ra Nghị quyết dành lại quyền kiểm soát báo chí bằng những biện pháp kỷ luật cứng rắn nhất.
Nhưng thực tế đã chứng minh, cứ mỗi lần đảng tìm cách siết báo chí thì những người làm báo lại có cách tự cởi trói mình. Bằng chứng đã được chứng minh vì ngay từ năm 1992, Ban Bí thư Trung ương (khoá VII) đã than phiền về ''Khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận đơn thuần” của làng báo mà đến bây giờ, chuyện đâu vẫn không những chỉ còn đó mà còn lan rộng hơn.
Tệ nạn này còn được nhắc lại trong Chỉ thị 22/CT-TW ngày 7/10/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII , qua lời phê bình: ''Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường…”
Từ đấy tập quán nói đi nói chứng bệnh cũ của Báo chí đã thành thói quen của Bộ Chính trị nên việc này lại tiếp tục diễn ra trong Thông báo số 162-TB/TW của Bộ Chính trị khoá IX; Thông báo số 41 TB/TW và Thông báo số 68-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X; Quyết định số 388/QĐ-CP và Chỉ thị số 37/2006/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xem như thế thì Báo chí và Đảng ai mạnh hơn ai ? Có ai nói ai nghe không mà sao ròng rã suốt 15 năm, từ 1992 đến 2007, đảng nói thì cứ nói, người làm báo cứ lách mà làm ?
Chẳng nhẽ Đảng đã làm toàn những chuyện “nước đổ đầu vịt” nên khi “cá đối đã bằng đầu” thì không còn ai nghe ai ?
Phạm Trần
04/07/07
ĐẢNG CÀNG SIẾT, BÁO CHÍ CÀNG MUỐN CỞI
Tình trạng ''Xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''Thương mại hoá'' của báo chí Việt Nam đã tới mức báo động khiến Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam phải họp kỳ V đầu tháng 7/2007 để bàn về ''Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới".
Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tư tường – Văn hoá Trung ương giải thích tại sao có kỳ họp quan trọng này: “Cùng với Chỉ thị 22-CT/TW và một số thông báo, chỉ thị quan trọng khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lần đầu tiên, Ban Chấp hành T.Ư bàn chuyên sâu về công tác báo chí. Nói như vậy để thấy rõ hơn một điều, trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt, Ðảng ta luôn dành cho báo chí sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên.” (Báo điện tử ĐCSVN, 20-6-2007)
Nhưng tại sao ba vấn đề chuyên môn này, lẽ ra chỉ cần giải quyết ở Ban Tư tưởng-Văn hoá lại phải triệu tập cả Ban Chấp hành Trung ương đảng để giải quyết ? Có vấn đế gì lấn cấn, xung khắc mà Bộ Chính trị không giải quyết nổi ?
Xung khắc nội bộ về đường lối, chủ trương hay bị áp lực phải thi hành các cam kết ràng buộc bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO), theo đó, muốn phát triển kinh tế Việt Nam phải có thông tin thông thoáng, mà đảng Cộng sản Việt Nam phải khẩn trương rà soát lại tư tưởng đảng viên, thay đổi phương pháp tuyên truyền và chỉnh đốn lại đội ngũ báo chí ?
Dù thế nào chăng nữa thì về mặt nổi, Tô Huy Rứa đã giải thích phần nào lý do có kỳ họp V của Trung ương đảng: “Bên cạnh ưu điểm nổi bật và thành tích to lớn đã nêu, hoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí những năm qua cũng bộc lộ một số yếu kém cần nhìn nhận đúng, tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước về báo chí; chưa thấy rõ và thực thi đầy đủ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo. Chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình. Chưa quan tâm đúng mức việc nêu gương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tạo khí thế, niềm tin để thực hiện các quyết sách lớn của Ðảng và Nhà nước...”
Nhưng bên cạnh tình hình nội bộ, ông Rứa không quên vin vào yếu tố “thù địch” bên ngoài để giảm thiểu tính nghiêm trọng của “nội thù”. Ông Rứa nói: “Một nguyên nhân nữa, không thể xem nhẹ là những tác động tiêu cực từ bên ngoài, khi ngấm ngầm, lúc lộ liễu. Các thế lực cơ hội, thù địch đã và đang triệt để lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, tác động, lôi kéo, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" trong lĩnh vực thông tin, báo chí”.
“Ðể báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong những năm sắp tới, các cơ quan báo chí và những người làm báo cần quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc: Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ðảng, vừa là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Ðảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Thì ra gay cả những người làm công tác tuyên truyền cũng quên cả những nguyên tắc cốt lõi rằng “báo chí phải do đảng lãnh đạo toàn diện”, là “tiếng nói của Đảng” và phải “tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hay trong thời đại của nền Kinh tế thị trường, những người làm báo đã nhận ra nếu để cho Đảng tiếp tục “bịt mắt dẫn đi” thì làm sao báo chí có thể mở mắt ra để hội nhập và theo kịp với thế giới ?
THIẾU SÓT LÂM NGUY
Chi tiết hơn ông Rứa là tiết lộ của Lê Doãn Hợp, Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Thông tin – Văn hoá, về lý do khiến Trung ướng đảng phải họp. Ông Hơp viết trong Tạp chí Cộng sản, số 131/2007: “ Bên cạnh các thành tựu và ưu điểm cơ bản vừa nêu, hoạt động báo chí nói chung, công tác quản lý báo chí nói riêng ở nước ta đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần phải nhanh chóng khắc phục sớm.” Những yếu kém đó là:
“Thứ nhất, khá nhiều cơ quan báo chí và nhà báo thông tin sai sự thật, thể hiện chủ yếu ở mảng bài viết về các vụ án.”
“ Thứ hai, đó là sự thiếu nhạy cảm về chính trị, đưa thông tin không có lợi cho quốc gia, gây bất lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thường sa đà vào "mảng tối", mặt trái của đời sống xã hội, tạo nên bức tranh ảm đạm, bi quan về đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị.”
“Thứ ba, một số cơ quan báo chí và nhà báo sa đà vào các thông tin dung tục, giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo. Đây là xu hướng đáng báo động trong hoạt động báo chí. Những câu chuyện phòng the tục tĩu, tự nhiên chủ nghĩa, những hình ảnh hở hang, khêu gợi những câu chuyện về đồng bóng, bói toán, gọi hồn... có nơi, có lúc rộ lên làm xôn xao dư luận.”
“Thứ tư, có cơ quan báo chí thực hiện chưa nghiêm túc định hướng thông tin; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích đã được quy định trong giấy phép do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp; chấp hành không đầy đủ, không đúng các quy định của pháp luật về báo chí. Dạng vi phạm này có chiều hướng ngày càng gia tăng và chủ yếu xảy ra ở các số phụ, số cuối tuần, cuối tháng, số chuyên đề. Một số cơ quan chủ quản xin ra báo, tạp chí rồi phó mặc cho cơ quan báo chí.”
Ông Hợp nói : “ Đã xảy ra trường hợp cơ quan báo chí "bán cái", để tư nhân "núp bóng" hoặc thao túng. Đây cũng là một trong những vấn đề "nóng" cần có sự điều chỉnh trong quá trình quản lý hoạt động báo chí, đặt ra nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Báo chí trong thời gian tới.”
“Thứ năm, lãnh đạo một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo và định hướng thông tin đã được phổ biến trong các cuộc giao ban, cho đăng tải các thông tin không có lợi, làm lộ bí mật nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân.”
Ông Hợp còn tố : “Thậm chí, đã có trường hợp cán bộ của một số cơ quan báo chí có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, bị cơ quan công an bắt giữ vì liên quan tới các vụ việc tiêu cực, lừa đảo, chạy án hoặc có hành vi sách nhiễu. Đã có hiện tượng liên kết không lành mạnh giữa một số phóng viên, hoặc giữa một số lãnh đạo cơ quan báo chí nhằm đánh vào một số tổ chức, cá nhân theo kiểu "hội đồng”… Có trường hợp báo chí đăng tải điều tra, kiểm tra, thanh tra chưa có kết luận chính thức, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, gây mất đoàn kết nội bộ của các tổ chức, cơ quan. Trong số đó, cũng có những người vì tư lợi đã biến ngòi bút của mình trở thành công cụ cho phe, nhóm trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi. Điều này cho thấy trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị suy giảm đến mức đáng lo ngại.”
Trong một nước Cộng sản như Việt Nam, chỉ có một đảng cầm quyền, mà báo chí không coi luật lệ của Nhà nước ra gì thì cái đảng này có còn chút uy tín gì trong nhân dân ?
Nghiêm trọng hơn, theo tiết lộ của ông Hợp đã có những người làm báo “ trở thành công cụ cho phe, nhóm trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi”, nhưng những kẻ đó quyền thế ra sao mà có thể lập ra các phe, nhóm trong đảng để điều khiển báo chí ?
Ngoài những kẻ có chức, có quyền thì ai có thể làm được làm táo bạo này để trục lợi và phô trương thanh thế ? Hay là một số người làm báo không còn chịu đựng được sự kiểm soát, trói tay của đảng nên đã tìm hậu thuẫn trong đảng để phá rào, biến tờ báo thành cơ sở kinh doanh riêng ?
Nhưng trong suốt bài báo, không thấy ông Hợp hé lộ đầu mối nào về “băng, đảng” và cũng không hề “đổ tội” cho “những thế lực thù địch” hoặc “diễn biến hoà bình” là thủ phạm đã xúi báo chí ''Xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''Thương mại hoá''.
Sự khác biệt giữa ông Hợp và ông Rứa cho thấy là tuy cùng nói về những căn bệnh của báo chí, hai người đã không cùng nhìn về một phía. Ông Hợp cho thấy đã có những người làm báo đổi màu, biến thành kẻ “nội thù” của đảng trong khi ông Rứa lại cho rằng khuyết tật này còn do “các thế lực cơ hội, thù địch đã và đang triệt để lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, tác động, lôi kéo, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" trong lĩnh vực thông tin, báo chí.”
Nhưng dù có nhìn nhận hay không việc kiểm soát báo chí đang là vấn đề nan giải của đảng thì sự thật đã rõ ràng là : Có một số không nhỏ cán bộ làm báo đã tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của đảng để được viết tự do và làm báo tự do.
NGHIÊM TRỌNG HƠN NHIỀU
Ngặt một nỗi là tình hình lại không giản dị có bấy nhiêu mà còn nghiêm trọng hơn nhiều. Bài phân tích chi tiết của Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cơ quan hướng dẫn tư tưởng và báo chí của đảng CSVN đã nói ra điều này.
Hồng Vinh viết trong báo điện tử của Trung ương đảng (20-6-2007) : “Khuynh hướng ''thương mại hoá'' đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Về chính trị, ''thương mại hoá'' khiến báo chí - bộ phận thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của Đảng, dần dần trở thành đối tượng kinh doanh, bị động nhất với các loại hàng hoá thông thường khác vì mục tiêu lợi nhuận. Về văn hoá: làm rối loạn và đảo lộn các giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội; cản trở việc xây dựng con người mới. Về an ninh tư tưởng, là điều kiện để các thế lực thù địch chống phá cách mạng, lợi dụng thực hiện ''diễn biến hoà bình'', ''tự diễn biến'' trong nội bộ thông qua báo chí, nhất là mạng intemet…”
Cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân còn nói: “Có thể nói, ''xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''thương mại hoá'' là hai xu hướng tiêu cực có mới quan hệ nhân/quả: xa rời tôn chỉ mục đích có nguyên nhân sâu xa từ khuynh hướng ''thương mại hoá''; càng chạy theo khuynh hướng ''thương mại hoá'', càng xa rời tôn chỉ mục đích; cả hai cùng hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Nguy hiểm hơn, cũng do chạy theo lợi nhuận, bị chi phối bởi lợi nhuận, hai khuynh hướng này còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ''bán cái'' và những dấu hiệu ''núp bóng'' để tư nhân hoá báo chí rất đáng lo ngại trong thời gian gần đây.”
Nhưng phản ứng của các báo muốn “thương mại hoá” để sinh lợi nhuận ra sao ? Hồng Vinh không tiếc lời chỉ trích: “Vấn đề đặt ra là: ''thương mại hoá'' và ''xa rời tôn chỉ, mục đích'' dù đã sớm được phát hiện, phân tích và uốn nắn trong nhiều văn kiện của Đảng, nhưng vì sao không được ngăn chặn, đẩy lùi, mà còn có chiều hướng tăng lên? Trong thực tế, đã có một bộ phận cán bộ, phóng viên, thậm chí, cả cán bộ lãnh đại, quản lý báo chí cho rằng: trong điều kiện KTTT, báo chí phải tự giải quyết bài toán tài chính, ''thương mại hoá'' báo chí là cần thiết, tất yếu, không thể can thiệp và điều chỉnh. Thậm chí, có người còn ngộ nhận, xem ''thương mại hoá'' như là biểu hiện của xu thế dân chủ trong thông tin báo chí, là dấu hiệu hội nhập với cách thức làm báo của thế giới hiện đại (!?).”
“Đó là nhận thức lệch lạc cần được uốn nắn. Nếu cho rằng, “thương mại hoá” là không thể ngăn chặn được nghĩa là chấp nhận tính tự phát của báo chí, phủ nhận sự cần thiết phải lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước. Nếu chúng ta cho rằng, “thương mại hoá” là cần thiết để có nguồn tài chính, nghĩa là chúng ta đồng nhất báo chí - sản phẩm văn hoá tinh thần với các sản phẩm hàng hoá thông thường khác...Nguyên nhân của nhận thức đó do sự mơ hồ về chính trị, lẫn lộn giữa cái gọi là ''tự do báo chí'' kiểu tư sản với quyền tự do ngôn luận trong chế độ XHCN, thoát ly quan điểm của Đảng về vai trò, chức năng tư tưởng-văn hoá của báo chí cách mạng; không nắm vững Luật báo chí.”
Hồng Vinh đã báo động: “Vấn đề ''thương mại hoá'', ''xa rời tôn chỉ, mục đích'' trong hoạt động báo chí, đã đến độ bức xúc; thậm chí, có những dấu hiệu không thể xem thường, như tư nhân hoá báo chí; không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Đảng.”
Qua ba tiếng nói “cột trụ” của ngành Tư tưởng – Văn hoá về tình trạng xuống cấp thê thảm và chệch hướng tư tưởng nghiệm trọng của Báo chí sau hơn 20 năm Đổi mới, không ai còn nghi ngờ việc Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương đảng sẽ phải đưa ra Nghị quyết dành lại quyền kiểm soát báo chí bằng những biện pháp kỷ luật cứng rắn nhất.
Nhưng thực tế đã chứng minh, cứ mỗi lần đảng tìm cách siết báo chí thì những người làm báo lại có cách tự cởi trói mình. Bằng chứng đã được chứng minh vì ngay từ năm 1992, Ban Bí thư Trung ương (khoá VII) đã than phiền về ''Khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận đơn thuần” của làng báo mà đến bây giờ, chuyện đâu vẫn không những chỉ còn đó mà còn lan rộng hơn.
Tệ nạn này còn được nhắc lại trong Chỉ thị 22/CT-TW ngày 7/10/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII , qua lời phê bình: ''Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường…”
Từ đấy tập quán nói đi nói chứng bệnh cũ của Báo chí đã thành thói quen của Bộ Chính trị nên việc này lại tiếp tục diễn ra trong Thông báo số 162-TB/TW của Bộ Chính trị khoá IX; Thông báo số 41 TB/TW và Thông báo số 68-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X; Quyết định số 388/QĐ-CP và Chỉ thị số 37/2006/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xem như thế thì Báo chí và Đảng ai mạnh hơn ai ? Có ai nói ai nghe không mà sao ròng rã suốt 15 năm, từ 1992 đến 2007, đảng nói thì cứ nói, người làm báo cứ lách mà làm ?
Chẳng nhẽ Đảng đã làm toàn những chuyện “nước đổ đầu vịt” nên khi “cá đối đã bằng đầu” thì không còn ai nghe ai ?
Phạm Trần
04/07/07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét