Thứ Tư, 11 tháng 7, 2007

Dân oan tỉnh Bình Thuận sang ngày thứ 9 - Dân oan tỉnh Bình Phước sang ngày thứ 3, bám trụ trước văn phòng Thủ tướng

Dân Oan huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục bám trụ trước văn phòng Thủ tướng Chính phủ bước qua ngày thứ 7


Hà Nội: Thứ Hai ngày 9/7/2007, hơn 100 nông dân huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục bám trụ trước văn phòng Thủ tướng Chính phủ bước qua ngày thứ 7.
Dù bị công an phường Thuỵ Khuê đàn áp, xua đuổi, dù mưa gió họ vẫn bền lòng chặt dạ, bám trụ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Dù cảnh màn trời chiếu đất vẫn quyết tâm, cương quyết buộc thanh tra Chính phủ phải giải quyết đến nơi đến chốn. Công bằng như báo Tuổi Trẻ của nhà nước Việt Nam đưa tin ngày thứ bảy 7/7/2007.
Khẩn thiết yêu cầu các cơ quan truyền thông báo chí trong và ngoài nước, các nhà bất đồng chính kiến với nhà nước cộng sản Việt Nam, tiếp tục lên tiếng bảo vệ những người nông dân bị bọn quan tham địa phương cướp đất đai nhà cửa của họ, phải trả lại cách sòng phẳng.
Tiếng Dân Kêu
http://360.yahoo.com/tiengdankeu


Dân oan tỉnh Bình Thuận sang ngày thứ 9 - Dân oan tỉnh Bình Phước sang ngày thứ 3, bám trụ trước văn phòng Thủ tướng

Hà Nội: Sáng Thứ Tư 11/7/2007, lúc 7giờ30 nông dân hai tỉnh Bình Thuận – Bình Phước cùng nông dân các tỉnh khác gần 200 người ngồi bám trụ trước cổng cơ quan Thủ tướng Chính phủ, tất cả đều mặc áo trắng đồng phục: “Dân tỉnh Bình Thuận kêu oan”. Hôm nay họ ngồi cách xa cửa văn phòng Thủ tướng một đoạn ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, cách nhà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản 300m, cho đến trưa. Người đi đường qua lại đều lắc đầu ngao ngán chế độ!

Lúc 14giờ30, nông dân hai tỉnh Bình Thuận và Bình Phước cầm biểu ngữ dài 2m, nền trắng vẽ chữ màu đỏ nội dung : “Van xin Đảng Nhà nước - Quốc hội – Chính phủ – cứu giúp dân tỉnh Bình Thuận chúng tôi trước sự chết đói", vì UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo ủi đất nông nghiệp, phá bỏ cây trồng, lấy đất bán cho dự án tư nhân Minh Thuận Phát. Dân oan hai tỉnh đồng lòng cùng nhau kéo băng rôn đến ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng ở số 1 đường Hoàng Văn Thụ. Khi các nông dân đến đây, ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Trung ương huy động một lực lượng trên 50 tên công an mặc thường phục, xe bịt bùng số 80 B 4400 trong tư thế chuẩn bị đàn áp dân oan.

Đến 15giờ40, công an lùa nhóm dân oan này trở lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Thấy nhóm nông dân này đấu tranh quyết liệt, họ liền dùng chiêu bài xoa dịu với kế “An ninh mật vụ nữ” tiếp cận nhóm nông dân hai tỉnh này với lời đường mật: "Các em các chị để tôi giúp cho ..." vv và vv ...

Tên nữ an ninh mật vụ móc điện thoại ra gọi cho ai không biết. Sau khi tắt máy nữ an ninh mật vụ này hỏi: "Bà con có ở lại ngày Chủ Nhật không?". Nhóm nông dân lên tiếng trả lời là có. Nữ nữ an ninh mật vụ nói: "Để Chủ Nhật tôi đưa bà con đến gặp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Chỉ có Viện trưởng mới giải quyết được việc này!". Dù cộng sản có mưu ma trước quỷ cũng không qua mặt được những phụ nữ dân oan tinh tường. Nhóm phụ nữ Bình Thuận lên tiếng: "Mời bà biến đi chỗ khác, ở đây không phải việc của bà!", làm cho nữ an ninh mật vụ này xấu hổ đành lủi thủi bỏ đi, không một lời chào.
Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình đòi đất đai của hai tỉnh nói trên.
Khẩn cầu các cơ quan truyền thông tiếp tục lên tiếng bảo vệ tính mạng và quyền lợi hợp pháp của những nông dân đang ở đất Ba Đình lịch sử.
Người dân Hà Nội đưa tin
http://360.yahoo.com/tiengdankeu


Người dân Tánh Linh - Bình Thuận bám trụ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, họ chia làm nhiều nhóm nhỏ để có thể đối phó khi công an đến


Người dân Tánh Linh - Bình Thuận bám trụ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, họ chia làm nhiều nhóm nhỏ để có thể đối phó khi công an đến

Người dân tập trung ngồi trước văn phòng Thủ tướng tại ngã tư Phan Đình Phùng

Buổi trưa người dân tranh thủ nằm nghỉ trước văn phòng Thủ tướng

Thư của ĐHY Phạm Minh Mẫn kính gởi Báo CG và DT và các Cơ quan Truyền thông CGVN

Thư của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Kính gởi Báo Công Giáo và Dân Tộc
và các Cơ quan Truyền thông Công giáo Việt Nam


1. Tôi nghĩ rằng sự thật là một yếu tố nền tảng cho công cuộc phát triển vững bền đất nuớc, xây dựng các mối quan hệ xã hội thành một sức mạnh cho công cuộc phát triển đó. Tôi cũng nghĩ rằng, theo giáo huấn của Giáo Hội công giáo từ Công Đồng Vatican II đến nay, chức năng của cơ quan truyền thông công giáo là thông truyền trung thực sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, về con người và cuộc sống, nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng nói trên, đồng thời nhằm loan truyền Chúa Giêsu Kitô là sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa và con người, là sự thật mang ánh sáng khôn ngoan và sự bình an cho mọi người trong xã hội đang biến chuyển và trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

2. Thực tế cho thấy cơ quan truyền thông xã hội nơi nầy nơi khác thông truyền có khi là sự thật thật, có khi là sự thật ảo, có khi là sự thật bị cắt xén, bị bóp mép, thêm râu ria, có khi là sự thật một chiều, một mặt. Phải chăng nguyên nhân là do quan điểm cho rằng sự thật chỉ là những gì có lợi cho mình? Hoặc do cái nhìn bị giới hạn bởi hoàn cảnh? Hoặc do nỗi sợ hãi nào đó thường núp bóng sau lưng những hình thức bạo lực? Và hậu quả trước mắt là dễ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, hoặc gây nhiễu và làm biến chất những mối quan hệ xã hội.

3. Để minh họa cho thực tế trên, tôi chia sẻ kinh nghiệm qua vài trường hợp liên hệ ít nhiều đến tôi.

* (1) Năm 1998, tôi mới về Thành phố nầy, dịp lễ Giáng Sinh, tôi đi cử hành lễ tại một giáo xứ thôn quê, xa trung tâm TP, vì cha xứ già yếu, bệnh tật. Báo đài thông tin là đêm Giáng Sinh tôi hành lễ tại Nhà Thờ Chánh Toà, có đông đảo người dự.
* (2) Năm 2003, sau khi dự lễ phong Hồng Y ở Roma và dự Đại hội HĐGM Mỹ, với tư cách là Hồng Y, tôi đến chào thăm Thủ Tướng VN. Người tiếp tôi là Phó Thủ Tướng Vũ Khoan. Trước tiên, ông kể cho tôi nghe về chuyến thăm Nước Mỹ của ông, Sau đó tôi có kể cho ông về chuyến đi thăm của tôi. Tôi có thông tin cho ông là HĐGM Mỹ và Tổng Thống Clinton cùng có chủ trương hoà giải giữa 2 bên trước đã từng sát hại lẫn nhau. Tôi có gặp Bộ Ngoại giao Mỹ và góp ý rằng chủ trương hoà giải đòi hỏi phải được thể hiện qua con đường đối thoại trong sự tôn trọng sự thật và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lành mạnh và xây dựng. Cái mình đọc phải được bổ sung bằng cái nhìn vào thực tế cuộc sống, cái trao đổi rộng rãi nhằm nắm bắt sự thật đầy đủ hơn, sự thật về cuộc sống, về lòng người. Sau đó, báo đài chỉ thông tin đơn giản rằng tôi hứa cộng tác vào công việc xây dựng đất nước.
* (3) Tháng 6.2007, tôi đọc một bài báo của Công Giáo và Dân Tộc mà EDA dịch và đăng tải. Đọc xong, tôi có ý kiến với EDA là bài báo đó chỉ nói một mặt, một phần của sự thật, theo suy nghĩ một chiều của cá nhân. Có những trường hợp, nói một nửa sự thật, nói một chiều, cắt xén hay thêm thắt, trở thành cách lừa đảo và ăn gian hay nhất. Đăng tải là phạm tội đồng lõa. Nhưng Chúa có kết tội hay không là tùy có ý thức và cố tình hay không.
* (4) Tháng 7.2007 này, báo ở đây có đăng tải câu chuyện CNN phỏng vấn Chủ Tịch Nước VN, với những thêm thắt, không đúng với sự thật, liên hệ đến HĐGM.VN, làm cho Đức Cha Chủ Tịch phải băn khoăn và bận tâm đính chánh chuyện mà người thì cho là nghiêm trọng, kẻ khác cho là chuyện cơm bữa hằng ngày.

4. Những kinh nghiệm đó dần dần biến nhiều người thành Tào Tháo, thường xuyên sống trong đa nghi và nghị kỵ lẫn nhau. Thế nhưng, đối với người dè dặt, nó cho thấy rằng làm gì có sự thật toàn vẹn trong xã hội ngày nay, chỉ có sự thật một chiều, một mặt, sự thật ảo, và sự thật cần thời gian để xuất hiện dần dần cách đầy đủ hơn.

5. Điều tôi ước mong là cơ quan truyền thông công giáo không bao giờ biến người tín hữu thành kẻ đa nghi đối với chính Chúa và gia đình Giáo Hội của mình, thành Tào Tháo đối với anh em đồng bào và đồng loại của mình. Hãy luôn ý thức và trung thành với chức năng của mình, vì sự nghiệp của đất nước, vì sứ vụ loan truyền sự thật Chúa Kitô yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người.

TP. HCM, Ngày 10.7.2007
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ Hồng Y Tổng Giám mục

Vài hình ảnh dân oan biểu tình tại trung tâm Sài Gòn sáng 11.7.07

Tin SàiGòn:

Lúc 9 giờ sáng nay 11-07-2007, dân oan căng biểu ngữ kéo đi biểu tình tại khu trung tâm quận 1 Sài Gòn, trong lúc đoàn biểu tình kéo đi có 2 xe Honda công an mặc sắc phục chạy theo, cuối cùng đoàn biểu tình đến dàn hàng ngang ngồi đối diện UBND/TPHCM (tòa Ðô chánh cũ) ngay trước phòng vé Việt Nam Airline, khi đoàn biểu tình ngồi căng biểu ngữ thì có 1 ông cầm camera quay qua quay lại nhưng thật sự không biết ông ta quay cái gì? Vì bị canh me quá nên "Tiếng Dân Kêu" chỉ chụp được mấy tấm lúc đoàn đang di chuyển

Tiếng Dân Kêu
http://360.yahoo.com/tiengdankeu


Ðoàn biểu tình từ đường phía sau kéo đi ngang bên phía trái Nhà thờ Đức bà (phía trước Bưu điện Sài Gòn)


Ðoàn biểu tình tiếp tục kéo đến phía trước Nhà thờ Đức bà đi về hướng đường Đồng Khởi (Tự Do cũ)


Ðoàn biểu tình đang tập trung đứng ngay công viên tượng Ðức Mẹ phía trước Nhà thờ Đức bà rồi tiếp tục tiến về đường Đồng Khởi (Tự Do cũ)

Nhớ Lời Bác Dạy...

Khi sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người luôn chăm lo đến dân, đến nước. Đi đâu Bác cũng dạy bảo, khuyên nhủ, không từ một ngành nghề, một địa phương hay một lứa tuổi nào. Nhiều bài báo cáo, tổng kết, khai mạc… đều trích dẫn những câu nói của Bác. Theo thống kê của bộ Văn Hóa Thông Tin, hàng năm số người sử dụng các “cụm từ: “Bác dạy,” “Bác nói,” “Bác căn dặn…” nhiều hơn những người dùng từ đệm “ĐM.” Thống kê cũng cho thấy hai loại người này có đạo đức cách mạng (hồng) và trình độ học vấn (chuyên) ngang nhau, một bộ phận lớn trong số họ dùng song hành cả hai thể loại ví dụ như “ĐM, Bác căn dặn là…”

Để giải thích hiện tượng này tôi xin có vài dòng như sau :

Khi còn bé, ai cũng thuộc “Năm điều Bác Hồ” dạy. Hiện nay cái điều dạy này còn có tên gọi khác là “Nhị ái Lục hảo !”

Điều 1: Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Chẳng hiểu tại sao mà ngay điều thứ nhất Bác đã dùng đến “nhị ái” rồi ? Có ai yêu tổ quốc mà lại ghét đồng bào hoặc ngược lại không nhỉ ? Chỉ cần yêu tổ quốc, hoặc yêu đồng bào là đủ.

Điều thứ 2 tạm ổn mặc dầu học tập là một lao động nặng nề, học tốt cũng là lao động tốt rồi.

Riêng điều thứ 4 thòi ra cái từ “thật” ngô nghê làm sao ! Có lẽ vì mỗi điều cần đủ sáu chữ nên chỗ này Bác phải “lòi con tự” ra như vậy. Sự thật khác hẳn, nói với các cháu thiếu nhi, phải nói đi nói lại, nhấn mạnh, nhấn nhẹ… chúng nó mới thấm. Cơ sự là thế !

Cũng với tinh thần “xôi thịt lèn chặt dạ,” trước khi dạy đồng bào, Bác viết :

“Dân ta phải biết Sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Chà chà ! “Sử ta” chẳng phải là “gốc tích nước nhà” hay sao ? “Gốc tích nước nhà” không là “Việt Nam” thì là cái gì đây ? Một câu lục bát còn chẳng làm cho ra hồn. Thơ này gọi là thơ nói lắp - lắp ý, mà lắp những 3 lần. Không phải vậy, Bác muốn “chống giặc dốt,” Bác vận dụng dùng “vũ khí địch đánh địch,” cho nên Bác dùng câu thơ “dốt đánh cái dốt.” Bác mong dân ta chăm đọc sử.

Bác rất kiệm (cần, kiệm, liêm, chính), Bác dạy quân đội:

“trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”

Sau đó quay sang thanh niên Bác phán :

“trung với Nước hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng.”

Khổ cho mấy cháu lính trẻ động não tư duy (điều này hiếm khi xảy ra), chẳng biết nên trung với Đảng hay với Nước, vì thế các cháu đếch trung với anh nào cả. Phải chi Nước và Đảng là một thì hay biết mấy.

Thăm đại hội Hội nhà báo Việt Nam (1959) Bác căn dặn :

“Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân… cho nên, phải có tính quần chúng.”

“Tính quần chúng” mà Bác dặn đó là mỗi số báo phải đủ cả tiền, tình, tù, tội. Nhưng nhấn mạnh ở điểm đảng ta “thất bại tạm thời, thắng lợi tất yếu.”

Nói chuyện với đại hội Hội nhà báo Việt Nam năm 1962, Bác lại nhấn mạnh :

“Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng…”

Đọc báo Tiền Phong ta thấy rõ điều đó, các bài phục vụ cách mạng như “Cam kết tài trợ cho Việt Nam 4,445 tỷ USD,” “Vận động PNTR - Chuyện bây giờ mới kể…” Còn phục vụ nhân dân là những bài “Đi chát đêm, hai em gái bị cưỡng dâm” hay “Cán bộ thi hành án đánh người tố cáo…” rõ rệt hai mảng đề tài “dân,” “cách mạng,” mảng nào cũng đậm chất hình sự, cũng mang đậm ý đảng, tình dân.

Đến trường Đại học sư phạm Hà Nội, vào ngày 21/10/1964, Bác Hồ đã nói :

“Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được ???”

Vì vậy các ngón nghề của thầy (cô) giáo càng ngày càng cao để đào tạo nên những con người XHCN. Nào là đổi tình lấy điểm (trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình Trung Ương I), bớt xén phần ăn của học sinh (Trường Mầm non Chim Non, Hà Nội). Khoản đánh đập, lăng nhục học sinh đâu đâu cũng có. Thể hiện tinh thần cách mạng là ở chỗ này đây, cứ luận từ câu “biến nhà tù thành trường học” thì ai cũng rõ, mà nghe nói Việt Nam là một trường học lớn.

Nhớ lời Bác dạy :

“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.”

Khổ nỗi Bác giảng không kỹ, Bác không nói rõ là mẹ đẻ, mẹ ghẻ hay mẹ mìn hay “má mì?”

Tháng 1 năm 1959, Bác Hồ đã chính thức phát động “Tết trồng cây.” Theo phong tục thì cây đa thuộc loại linh mộc, làng nào xưa kia cũng có. Dân trồng đa tưởng nhớ Bác thường gọi là “Cây đa Bác Hồ.” Một số nơi còn đặt tên “Cây đa Trần Dân Tiên” hoặc “Cây Đa C.B.” (theo bút hiệu của Bác). Từ đó đến nay khắp thôn cùng ngõ hẻm đều có bóng dáng “Bác Hồ ngồi gốc cây đa.” Noi gương bác, nơi nơi các chú chủ tịch xã, huyện, tỉnh thi nhau ngồi gốc cây đa. Nay có chú Nguyễn Tấn Cuội lập kỷ lục Việt Nam ngồi gốc đa lâu nhất, làm đến chức thủ tướng.

Bác nói :

“Chim là của quý của thiên nhiên phải bảo vệ chúng.”

Vậy mà từ thời bộ trưởng y tế Đặng Hồi Xuân (Hoan Hô bộ trưởng Đặng Hồi / Xuân về cóc nhái được thời nhảy ra !) đến bà đương kim bộ trưởng y tế Trần Thị Lúng Liếng vẫn cứ hô hào sinh đẻ có kế hoạch. Đặc biệt đàn ông cũng phải tham gia tích cực. Than ôi mấy triệu “của quý của thiên nhiên” bị bóp (ống dẫn tinh) rồi. Hậu duệ làm sai di huấn, khổ cháu quá Bác ơi !

Cũng lời Bác :

"Không có gì quí hơn độc lập tự do."

Thằng mất dạy nào nó lại cho thêm cái của quý “hạnh phúc” vào (CHXHCN Việt Nam Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc.) Dân ta đã bao giờ có “độc lập, tự do” đâu mà dám đòi cha già món “hạnh phúc?” Cha cũng có quý hạnh phúc đâu nào ? Nếu quý cha đã tương vào thành ra câu “không có gì quý hơn độc lập, tự do, hạnh phúc,” chỉ có mấy triệu thằng việt gian, chúng nó vượt biên, vượt biển, giờ thành việt kiều, riêng loại này mới biết mùi và còn nghiện món lẩu tam vị: độc lập, tự do, hạnh phúc.

Tự do có vẻ dễ “bảo quản” nên bọn tay sai đế quốc này định gửi “hạnh phúc” về cho đồng bào trong nước (chúng gọi là quốc nội). May quá dân ta đã nghe theo lời đảng biến “tự do” thành “tự lo độc lập, tự lo hạnh phúc.” Mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy kiếm tiền bằng mọi cách.

Bác Hồ đã dạy mỗi cán bộ, đảng viên, cần phải :

“Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.”

Dân ta cứ thế mà học theo. Chẳng trách tai nạn giao thông mỗi ngày “gia tăng phi mã.” Đi đường mà cứ tai lơ mơ nghe, mắt ngơ ngáo nhìn, miệng lẩm bẩm, tay chân khua khoắng, tâm hồn treo ngược trên cành cây là mất mạng. Dân không nghĩ câu đó Bác chỉ dạy cán bộ, đảng viên mà thôi; Cán bộ đảng viên thường mắc bệnh teo não nên qua đường cần phải vận dụng hết mọi chức năng, người bình thường làm như thế lại hỏng việc.

Bác Hồ dạy nghành Công nghiệp :

“Nhanh, Nhiều, Tốt, Rẻ.”

Vậy mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại nhầm, họ tưởng Bác dạy họ xuất khẩu phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài với phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ.” May mắn cho dân tộc, hàng “Made In Vietnam” ít khi bị trả về vì chất lượng không đảm bảo hay ế không bán được bởi mẫu mã xấu.

Bác căn dặn nhiều lần :

“Cán bộ là đày tớ của dân.”

Kể từ cải cách ruộng đất đến nay, cán bộ đảng viên vẫn duy trì được truyền thống này. Quê hương ta chuyện đày tớ (bần nông, cố nông) cướp của dân, đánh dân, bắn dân vẫn được phát huy triệt để. Ai ai cũng muốn dành làm đầy tớ !

Bác kêu gọi :

“Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Sau khi hy sinh tất tật, không những nước không mất mà đảng còn cho mấy chú tư bản thuê với giá hời (cứ nhìn 18 lỗ sân “golf” ở Đông Anh thì biết), dân ta không chịu làm nô lệ, dân ta vùng lên làm nghĩa vụ quốc tế ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông… những nước ấy còn âú trĩ mông muội cần người Việt khai hoá văn minh để họ biết thế nào là XHCN mà tránh cho xa, thứ hàng xa xỉ ấy chỉ dành cho những dân tộc anh hùng !

Bác căn dặn nhiều, người đời hiểu lầm cũng lắm nên mới ra cái cơ sự thống kê như phần đầu bài viết. Những ai còn muốn tìm hiểu về Tư Tưởng Hồ Chí Minh xin đọc kỹ “Ngục trung nhật ký” và những bài thơ sau này của Bác.

Trần Văn Giang nhuận sắc từ tài liệu Việt Cộng

Bác Triết trả lời phỏng vấn CNN: Đưa tin kiểu... Việt Nam!

LMP2
“… Không có gì làm tôi ngứa mắt hơn là đưa tin tức kiểu cắt, chém …”

Không có gì làm tôi ngứa mắt hơn là đưa tin tức kiểu cắt, chém, có thể đó là lý do tại sao người ta không đưa tin tức ngay sau khi bác Triết phỏng vấn xong, mà phải đợi về nhà... suy nghĩ lại nên cắt chém ra sao!

Các bác nên xem hai cái video ở phần phụ lục sau đây, nếu thích thì có thể so với bản ghi chép (transcript) xem tụi CNN có cắt chém gì không. Transcript là những gì ghi xuống từ những gì được nói trong video. Tôi đã xem kỹ và so sánh thấy rằng transcript của CNN đúng như video của CNN trong cuộc phỏng vấn đó.

Và để nói về Wolf Blitzer, tôi ít khi nào xem chương trình phỏng vấn của ông này vì tôi không bao giờ thấy ông ta đưa ra những câu hỏi thực sự nóng về các vấn đề. Cũng giống như tôi không thích đài CNN vì cùng lý do vậy. Thành ra khi nghe nói Nguyễn Minh Triết phỏng vấn trên chương trình Late Edition tôi cũng không hy vọng có gì... nóng hết cả, ai dè cái nguội đó cũng đủ nóng để mấy anh báo chí nhà nước Việt Nam cắt chém.

Đây là phần tôi xem kỹ video và transcript để so sánh với những gì báo Vietnam đưa ra, cả báo Tuổi Trẻ và báo Nhân Dân. Trong đây có nhiều phần đổi câu hỏi, đổi câu trả lời, xóa bớt những gì hỏi, thêm bớt những gì trả lời, thêm những câu mà tôi không thấy trong video hay transcript...

Có vài câu hỏi được Việt hóa một cách khéo léo, hay là cắt chém, ví dụ:

Ông Blitzer: Nhưng, có vẻ như có một trở ngại, một vấn đề lớn (major problem), và đó là vấn đề mà Hoa Kỳ tuyên bố là ông đang lạm dụng quyền con người của chính nhân dân ông ở Việt Nam. Tổng thống Bush nói ông đã đặt vấn đề này với ông ngày hôm nay. Phần đối thoại đó diễn ra thế nào?

Được dịch ra là: “Có trở ngại chính là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Bush có nói và nêu vấn đề này như thế nào. Ngài nghĩ sao?”. Cái đoạn nặng nhất trong câu hỏi đó là:"đó là vấn đề mà Hoa Kỳ tuyên bố là ông đang lạm dụng quyền con người của chính nhân dân ông ở Việt Nam" đã được dịch tránh đi.

Báo Nhân Dân viết tiếp:

PV: Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tổng thống thống nhất, chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.

Thực ra câu hỏi và câu trả lời trong cuộc phỏng vấn là:

Ông Blitzer: Tổng thống Hoa Kỳ có nêu ra trường hợp cụ thể nào với ông, các nhân vật, tên người mà Hoa Kỳ cảm thấy là – quyền con người của họ bị vi phạm ở Việt Nam?

Ông Triết (qua người phiên dịch): Chúng tôi đã thỏa thuận là đây là vấn đề trao đổi quan điểm giữa hai chúng tôi, và không công bố ra bên ngoài.

Phần đánh đậm trong câu trả lời sau đây tôi cũng không thấy trong transcript, các bác xem lại trong video:
* Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng năm, tháng sáu ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?

- Ông ta vi phạm pháp luật VN. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồngtình với chúng tôi. .

Trong transcript câu trả lời như sau:

Ông Blitzer: Vì tôi hỏi câu hỏi cụ thể đó, vì tổng thống [Hoa Kỳ] trong cuộc hội thảo ngày 5 tháng Năm về dân chủ và an ninh, cuộc hội thảo mà ông tham dự ở Praha, ông có đề cập đến một cái tên cụ thể, Cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, một người mà ông nói — ông gộp vào nhóm những người khác trên khắp thế giới mà quyền con người của họ đang bị vi phạm.

Ông Triết (qua người phiên dịch): Linh mục Nguyễn Văn Lý bị xét xử trước tòa vì những vị phạm pháp luật. Nó hoàn toàn không liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Câu hỏi này cũng được Việt hóa khéo léo:

* Tôi không biết trong lúc xử ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không)?

Trong transcript là:

Ông Blitzer: Tôi sẽ cho ông xem một tấm ảnh đã được khắp thế giới xem, và nó gây ra rất nhiều quan ngại, đặc biệt là ở đây, Hoa Kỳ Có lẽ ông cũng đã quen thuộc với tấm ảnh này.

Tôi đoán là các bác cũng biết phần bỏ ra là phần nào rồi.

Còn câu này tui không thấy trong transcript:

* Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?

- Ông ta không chỉ la lên mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế kèm với những lời lẽ thô tục. Nhưng tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào, hành động bịt miệng vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.

Câu hỏi này cũng được Việt hóa khéo léo:

* Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

Trong khi trong CNN transcript ghi rõ ràng là:

Ông Blitzer: Tôi muốn chuyển sang các đề tài khác, nhưng một câu hỏi cuối cùng xung quanh các nhà bất đồng chính kiến, phần về quyền con người. Ngay trước khi ông đến thăm đây, ông đã thả hai người tù, hai người tù chính trị, như người ta vẫn mô tả. Có ít nhất là nửa tá, nếu không nói là hơn, những người [bất đồng chính kiến] cũng đang bị giam giữ. Ông có nghĩ là những người khác cũng sẽ được thả trong thời gian tới đây, gồm cả Cha Nguyễn Văn Lý?

Người ta ghi rõ ràng và hỏi rõ ràng dùng danh từ Tù Chính Trị, nhưng mấy anh Việt Nam xóa bỏ chữ đó! Hehe!

Còn câu trả lời trong báo Tuổi Trẻ, như ở dưới đây, đã cộng thêm phần không có trong transcript (được tôi đánh đậm):

- Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng VN trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân VN không có đầy đủ quyền con người.

Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước VN có luật pháp của VN. VN cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.

Trong khi ở transcript, câu trả lời là:

Ông Triết (qua người phiên dịch): Những người vi phạm pháp luật đó, họ bị bắt giữ vì những vi phạm của họ. Và việc họ được thả hay không tùy vào thái độ và nhận thức về những việc sai lầm mà họ làm.

Tôi muốn nói với ông rằng Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh, và trong thời kì đó, nhân dân Việt Nam không được hưởng nhân quyền đầy đủ. Nhiều người trong chúng tôi bị bỏ tù, tra tấn mà không có xét xử trước tòa. Chúng tôi thực hiện chiến tranh giải phóng để giành lại nhân quyền của chúng tôi.

Và vì thế, hơn ai hết, chúng tôi yêu nhân quyền, và chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Có thể anh không thể thực sự hiểu hay cảm nhân chúng tôi đề cao nhân quyền đến mức nào.
Trong báo Nhân Dân có câu hỏi này, nhưng báo Tuổi Trẻ thì không, tôi quote câu hỏi và trả lời trong báo Nhân Dân, dòm kỹ câu hỏi lại một lần nữa được Việt hóa khéo léo, và phần đậm này không có trong câu hỏi như trong transcript của CNN:

PV: Trong cuộc gặp Tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Họ rất hãnh diện với văn hóa của Việt Nam, thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc Việt Nam-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước. Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.

Còn transcript nó thế này:

Ông Blitzer: Tôi không rõ liệu ông có biết rằng, bên ngoài Nhà Trắng, khi ông đang ở đó với Tổng thống [Bush], có mấy cuộc biểu tình, những người Mỹ gốc Việt quan tâm.

Tôi tự hỏi liệu ông có thông điệp nào tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người vẫn còn rất tự hào về di sản Việt Nam của họ, nhưng cũng muốn thấy tình hình ở Việt Nam được cải thiện, và đó là lí do nhiều người đã biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.

Ông Triết (qua người phiên dịch): Thông điệp của chúng tôi là người Việt sinh sống ở nước ngoài nói chung, và ở Hoa Kỳ nói riêng, là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Máu của họ là máu Việt Nam. Thịt của họ là thịt Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam muốn thấy họ thành công ở Hoa Kỳ, và chúng tôi cũng muốn thấy họ thành cầu nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Về những khác biệt trong quan điểm và ý kiến, chúng ta cần trao đổi đối thoại để giải quyết những khác biệt đó. Chúng tôi mời họ trở lại Việt Nam để thấy tận mắt sự thay đổi, tiến bộ của chúng tôi.

Tôi không thấy câu hỏi này có trong transcript hay trong video, nhưng trong Báo Nhân Dân ghi, chắc thêm mắm thêm muối nữa đây:

PV: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.

PV: Có một chỗ ở Cali gọi là Tiểu Sài Gòn, Ngài có đến đó không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi có chương trình gặp chung chứ không có thời gian để đi nhiều.

Câu hỏi này cũng được Việt hóa để bỏ vài chi tiết về "Quốc hội Hoa Kỳ tạo quỹ giải quyết hậu quả...":

Vấn đề nạn nhân chất độc Da Cam có thể là vấn đề khá nhạy cảm khi nói với Tổng thống Bush. Ngài có nói chuyện với Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu quốc hội giải quyết vấn đề này? Ngài có hài lòng?

Ông Blitzer: Có một chủ đề khác cũng được đặt ra trong cuộc hội đàm của ông với Tổng thống, Tổng thống Bush, và nó liên quan đến vấn đề rất nhạy cảm là Chất Da Cam. Quốc hội Hoa Kỳ gần đây đã tạo ra các quỹ để giải quyết [hậu quả] của việc rải hóa chất chết người này, vốn được dùng trong chiến tranh Ông có hài lòng với việc Hoa Kỳ đang làm hiện nay để giải quyết những tàn dư của Chất Da Cam ở Việt Nam?

Tôi không thấy hai câu này trong transcript hay trong video, chắc mới về thêm mắm thêm muối vào.

PV: Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ðây là chuyến thăm lịch sử không phải là giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.

PV: Quan hệ đã từ từ phát triển đến độ Ngài đến Mỹ, trước đó Tổng thống Mỹ đã đến Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng sau quá khứ 30 năm trước đây là sự việc rất đáng phấn khởi?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chúng tôi rất vui vì quan hệ hai nước vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng nâng cao. Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.

Tới đây đủ rồi, chuyện tôi quan tâm là chuyện nhân quyền, mấy cái vụ khác thì chả quan tâm, ai thích thì ngồi so sánh transcript đi rồi xem cái bộ máy tin tức nhà ta nói chuyện thật xạo ra sao.



Phụ lục:

1/ Bản chép lại đầy đủ (full transcript) của cuộc phỏng vấn (tiếng Anh):

* CNN Late Edition with Wolf Blitzer (http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.01.html)

Chú ý: chương trình này nói chuyện với vài người trong ngày hôm đó, do đó bạn phải kéo xuống phần phỏng vấn với Nguyễn Minh Triết ở khoảng giữa trang để xem.

2/ Bản dịch tiếng Việt trên mạng:

* Chủ tịch Triết trả lời phỏng vấn CNN

3/ Bản dịch tiếng Việt do báo Nhân Dân và Tuổi trẻ cung cấp:

* Báo Nhân dân: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN

Báo Nhân Dân "bịt miệng" CNN để mớm lời cho chủ tịch Triết

“… các thợ viết nhà nước XHCN tái chế, xào nấu quá tay, đến nỗi nhiều khi chẳng còn gì gọi là "hương vị" của bài viết nguyên gốc bằng Anh ngữ …”

Chuyến đi Mỹ vừa qua của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã để lại nhiều dư âm khác nhau trong lẫn ngoài nước. Một trong những dư âm từ trong nước là nội dung các bài tường thuật của báo chí quốc doanh ca ngợi chuyến đi của Triết là một thành công.

Các bài báo tường thuật hay phỏng vấn của truyền thông báo chí nước ngoài đã được các thợ viết nhà nước XHCN tái chế, xào nấu quá tay, đến nỗi nhiều khi chẳng còn gì gọi là "hương vị" của bài viết nguyên gốc bằng Anh ngữ. Điển hình là trường hợp của bản lược ghi (transcript) bằng tiếng Anh của đài CNN về buổi phỏng vấn Nguyễn Minh Triết trên chương trình Late Edition do phóng viên Wolf Blitzer phụ trách hôm 24/6 vừa qua.

Ngày 4/7/07, trên "tờ báo gói xôi" Nhân Dân, bản điện tử, người ta thấy xuất hiện bản tiếng Việt "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN" , được dịch lại từ bản gốc bằng tiếng Anh. Không rõ có phải vì trình độ Anh ngữ của các cán bộ dịch thuật của báo Nhân Dân quá tồi hay là do ở lỗi đánh máy (!), mà bất cứ người đọc nào nếu chịu khó đem so sánh bản gốc tiếng Anh với bản tiếng Việt do báo Nhân Dân dịch lại, thì sẽ thấy ngay là "tam sao thất bổn", mà đúng ra phải là "sao y bản chính" hẳn hòi như con dấu của các phòng công chứng trong nước đang sử dụng.

Để dễ bề đối chiếu từng mẩu đối thoại (hỏi và trả lời) giữa người phỏng vấn là nhà báo Wolf Blitzer của đài CNN và người được phỏng vấn là Nguyễn Minh Triết, chúng ta hãy nhìn vào bản transcript gốc của CNN và bản dịch Việt ngữ của báo Nhân Dân. Dùng bản gốc tiếng Anh làm chuẩn thì tính ra có tất cả 15 mẩu đối thoại, trong khi trên tờ Nhân Dân thì có đến... 20 mẩu. Lầm lẫn chăng? Không hề lầm lẫn tí nào. Dưới ánh sáng chỉ đường của các đỉnh cao trí tuệ, "thợ dịch" của báo Nhân Dân đã nặn ra thêm 5 mẩu đối thoại không hề có trong bản gốc của CNN, và tờ Nhân Dân cũng đã tận dụng "óc sáng tạo" để làm cho các câu hỏi và trả lời thêm phần "sinh động", phản ảnh đúng đường lối chỉ đạo của nhà nước.

Bỏ qua các chi tiết như bị thiếu sót hay thêm thắt vào vài chữ, ở đây chúng ta chỉ xem xét các đoạn văn bị cắt xén hoặc được thêm vào một cách rất ư là lố bịch, thậm chí không liên quan gì đến nội dung bản gốc nguyên văn của CNN, càng về sau cường độ càng tăng dần.

Ở mẩu đối thoại thứ 5, câu hỏi của Blitzer là:

“Because I ask that specific question, because the president at June 5th conference on democracy and security, a conference that he had in Prague, he did mention one specific name, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, someone that he said -- he included within a group of others around the world whose human rights were being violated”. (Bởi vì tôi hỏi câu hỏi đặc biệt đó, bởi vì tổng thống, vào ngày 5 tháng 6 trong một hội nghị về nhân quyền và an ninh, một hội nghị mà ông ta có tham dự tại Prague [thủ đô của Tiệp Khắc], thì ông ta có đề cập đến một tên tuổi đặc biệt, là Cha Nguyễn Văn Lý của nước Việt Nam, là người mà theo tổng thống nói -- và ông đã bao gồm trong một nhóm với những người khác trên thế giới, những người mà nhân quyền của họ đã bị xúc phạm), thì báo Nhân Dân dịch là: "Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng 5, tháng 6 ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?"

Khi dịch câu hỏi này của phóng viên Blitzer, báo Nhân Dân đã cắt xén và thay đổi nơi chốn, có phải "thợ dịch" đã lầm lẫn thành phố Prague thủ đô của Tiệp Khắc, với Paris thủ đô của Pháp, hay là tờ báo quốc doanh này muốn tránh né bằng cách lập lờ đánh lận con đen, không dám đề cập đến Hội nghị Quốc tế Prague về Dân chủ Toàn cầu được tổ chức tại thủ đô của quốc gia cựu cộng sản này hồi đầu tháng 6, chỉ trước khi Triết sang Mỹ có 2 tuần lễ?

Đến phần trả lời của Triết (theo bản gốc của CNN) là:

TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Reverend Nguyen Van Ly was brought to court because of these violations of the law. It absolutely is not a matter of religion. (Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa ra tòa vì những vi phạm pháp luật. Tuyệt đối không phải là vấn đề tôn giáo), thì tờ Nhân Dân đã dịch (và thêm vào) là: “Ông ta vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi”.

Ở đây chúng ta thấy nửa sau (chữ in đậm) đã được thêm vào một cách trắng trợn. Làm gì có chuyện Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với nhà nước CSVN trong việc xử án và bịt miệng LM. Nguyễn Văn Lý trước tòa!

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, tại buổi họp với các lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Royce tiết lộ lời giải thích của Chủ Tịch Triết về trường hợp Linh Mục Lý: “Ông (Triết) nói là hành động của chính quyền (Việt Nam) được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo. Khi chúng tôi hỏi thêm thì ông giải thích rằng chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả.”

Tuy nhiên, Dân Biểu Royce không hài lòng với câu trả lời này. Ông nói, “Câu trả lời của Chủ Tịch Triết không đúng sự thật. Không giám mục nào phản đối không có nghĩa là giáo hội đồng tình và ủng hộ. Chúng ta cũng cần nhìn việc không có giám mục phản đối, trong hoàn cảnh là những người lên tiếng nói sự thật đều có thể bị bắt, bị bịt miệng. Việc không có sự phản đối công khai của các giám mục không bào chữa được cho hành động của chính quyền Việt Nam.” (“Lãnh đạo Hạ Viện dành hầu hết thời gian đặt vấn đề nhân quyền”. Báo Người Việt, 21/6/07)

Dưới đây là một bức thư loan truyền trên mạng internet (chưa được giám định) của Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch HĐGMVN, lên tiếng rằng lời tuyên bố đó của Triết "được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình" là không đúng sự thật.
Thư minh xác của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
về lời tuyên bố của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết

Kính thưa Cụ Chủ Tịch Nước, Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây :
Nhân đọc trong báo “Tuổi Trẻ“, số ra ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý,
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định như sau :
Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” là không đúng sự thật
Kính chúc Cụ sức khỏe.
TM. Hội Đồng Giám Mục Việt
+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Trong mẩu đối thoại thứ 6, phóng viên Blitzer đã hỏi rằng: “I'm going to show you a picture that was seen around the world, and it caused a lot of concern, especially here in the United States. You're probably familiar with this picture”. (Tôi sẽ đưa cho ông xem một tấm hình đang được thấy khắp thế giới, và đã gây nhiều quan tâm, đặc biệt ở đây ngay tại nước Mỹ này. Có lẽ ông quen thuộc với tấm hình này). Nhưng tờ Nhân Dân lại thay đổi hoàn toàn câu hỏi của phóng viên Blitzer và nhét thêm vào những ý không có trong nguyên văn của bản gốc: “Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không? (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không?)”.

Tiếp theo sau mẩu đối thoại này thì tờ Nhân Dân lại nhét thêm vào một mẩu đối thoại để tự hỏi và tự trả lời, cũng không có trong bản gốc:

PV: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.

Ngoài việc cái đoạn này được đưa thêm vào để cho ăn nhập với tấm hình ghép rất tồi mà Thông tấn xã Việt Nam đã chơi trò ghép hình bẩn thỉu, để bào chữa cho tấm hình Bịt Miệng, thì rõ ràng là nhà nước CSVN rất lo ngại về tấm hình Bịt Miệng đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới với câu tự thú (của Triết) qua lời mớm của báo Nhân Dân: "và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này."

Trong mẩu đối thoại thứ 7, phóng viên Blitzer đã hỏi:

“I want to move on to some other subjects, but one final question on the dissidents, the human rights part. On the eve of your visit here, you released two prisoners, two political prisoners, as they are described. There are at least another half a dozen, if not more, who are being held. Do you think others will be released anytime soon, including Father Nguyen Van Ly?” (Tôi muốn chuyển sang vài đề tài khác, nhưng có một câu hỏi cuối về các nhà bất đồng chính kiến, vấn đề nhân quyền. Trước thềm chuyến đi của ông đến đây, ông đã thả 2 tù nhân, 2 tù nhân chính trị, như họ được mô tả. Ngoài ra còn ít nhất 6 người, nếu không muốn nói là hơn nữa , hiện vẫn còn bị giam giữ. Ông có nghĩ rằng những người khác sẽ được thả trong thời gian sắp tới không, kể cả LM. Nguyễn Văn Lý?).

Nhưng Triết đã tảng lờ không trả lời thẳng vào nội dung của câu được hỏi, mà nhai lại một đoạn thuộc loại "kinh điển giáo điều", rêu rao thành tích "giải phóng dân tộc" như là cái cớ để nắm quyền cai trị đất nước. Trả lời câu hỏi này Triết nói rằng “Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý”.

Tệ hại hơn là trong mẩu đối thoại thứ 8, khi phóng viên Blitzer hỏi:

“I don't know if you're aware that, outside of the White House, when you were there with the president, there were some demonstrations, Vietnamese-Americans who are concerned. I wonder if you have any message to the Vietnamese-American community who remain very fiercely proud of their Vietnamese heritage, but also would like to see the situation in Vietnam improve, and that's why many of them were demonstrating here outside the White House”. (Tôi không rõ nếu ông có biết là, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, trong khi ông đang ở trong đó với tổng thống, thì có một số cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt, họ rất quan tâm. Tôi tự hỏi nếu ông có lời nhắn nhủ gì với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, là những người rất tự hào với truyền thống Việt Nam, nhưng cũng muốn thấy tình trạng (nhân quyền) tại Việt Nam được cải thiện, và đó là lý do tại sao họ biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc)

Mỗi khi gặp câu hỏi về người Việt tị nạn ở hải ngoại thì Triết, cũng như bất cứ cán bộ kiều vận nào của CSVN, cứ y như là được vặn trúng đài, tiếp tục bổn cũ sao lại: "Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam".

Cũng trong phần trả lời của câu hỏi này, ở bản gốc của CNN thì không có, nhưng báo Nhân Dân lại nhét vào mồm Triết thêm câu “Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó”.

Chưa hết, tiếp đó tờ Nhân Dân lại đưa ra thêm 2 mẩu đối thoại không có trong bản gốc:

PV: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.
PV: Có một chỗ ở Cali gọi là Tiểu Sài Gòn, Ngài có đến đó không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi có chương trình gặp chung chứ không có thời gian để đi nhiều.

Trong phần đối thoại về chính sách đối ngoại, mối quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ thì tờ Nhân Dân đã thay Triết đưa thêm vào một số câu, dĩ nhiên là không có trong bản gốc, để tự hỏi và tự trả lời, với mục đích tuyên truyền bắt đọc giả trong nước học thuộc lòng rập khuôn theo kiểu "chúng tôi muốn hữu nghị với các nước".

Để kết thúc bài phỏng vấn, tờ Nhân Dân đã đính kèm thêm 2 mẩu đối thoại cho thêm màu sắc, và không quên lập lại cái điệp khúc "Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên."
Lê Minh Úc

Nguyên văn bằng Anh ngữ bản transcript của CNN (phần bên trái)
được báo Nhân Dân dịch (phần bên phải)
1 BLITZER: Mr. President, thanks very much for joining us. Welcome to the United States.
Let's start with your meetings with President Bush. Were you satisfied with the conversation you had with the U.S. president?
PRES. NGUYEN MINH TRIET, VIETNAM (THROUGH TRANSLATOR): I was very satisfied with the conversation, with the meeting with President Bush. We have exchanged views on many issues that are very useful to both sides, and in the spirit of mutual understanding. Phóng viên CNN (PV): Ngài là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đến đây kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Chúng tôi bắt đầu từ cuộc gặp với Tổng thống Bush, Ngài có thấy hài lòng không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi rất hài lòng, chúng tôi đã trao đổi nhiều vấn đề trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
2 BLITZER: What's the most important part of the relationship between your country and the United States right now?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): The most important part in our relations right now is to further develop our friendship and cooperation. PV: Trong bang giao hai nước thì điều gì là quan trọng nhất?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Xây dựng tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc.
3 BLITZER: There seems to be, though, one impediment, one major problem, and that's the U.S. charge that you are abusing human rights of your own people in Vietnam. President Bush said he raised that issue with you today. How did that part of the conversation go?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): We did have a direct and open exchange of views on this matter. I think that the United States and Vietnam, different histories, have different legal systems, and that's why it's natural that we have certain different perceptions on different things. PV: Có trở ngại chính là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Bush có nói và nêu vấn đề này như thế nào, Ngài nghĩ sao?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chúng tôi trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Tôi cho rằng hai nước có điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, có luật pháp khác nhau, vì vậy cách nhận thức vấn đề khác nhau. Chúng tôi thống nhất cách tiếp cận để tăng cường đối thoại hiểu biết nhau.
4 BLITZER: Did the president of the United States raise specific cases with you, individuals, names of people the United States feels are -- their human rights are being violated in Vietnam?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): We have agreed that this is a matter that we would exchange views between us, not to divulge to the outside. PV: Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tổng thống thống nhất, chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.
5 BLITZER: Because I ask that specific question, because the president at June 5th conference on democracy and security, a conference that he had in Prague, he did mention one specific name, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, someone that he said -- he included within a group of others around the world whose human rights were being violated.
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Reverend Nguyen Van Ly was brought to court because of these violations of the law. It absolutely is not a matter of religion. PV: Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng 5, tháng 6 ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ông ta vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.

6 BLITZER: I'm going to show you a picture that was seen around the world, and it caused a lot of concern, especially here in the United States. You're probably familiar with this picture.
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Yes, I do know this picture. During the trial, Reverend Ly also uttered violent and bad words at his trial. And that is why you have seen on the picture what happened.
I can assure that to cover somebody's mouth like that is not good. It would take a good measure in order to take care of this matter. And this is a mistake make staff right there. It's not the government policy of doing such a thing. PV: Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không? (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không?)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi biết, trong lúc xét xử, ông Lý có những lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa nên đã xảy ra chuyện bịt miệng. Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý, đây là một sai sót của một nhân viên bình thường, không phải chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Bất cứ ở đâu cán bộ thừa hành cũng có thể để xảy ra sai sót, nhưng không đồng nghĩa với chủ trương của Nhà nước. PV: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.
7 BLITZER: I want to move on to some other subjects, but one final question on the dissidents, the human rights part. On the eve of your visit here, you released two prisoners, two political prisoners, as they are described. There are at least another half a dozen, if not more, who are being held. Do you think others will be released anytime soon, including Father Nguyen Van Ly?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Those violators of the law, they were put away because of their violations.
And whether they are released depending on the attitude and the perceptions of what wrong they have done.
I would like to tell you that Vietnam has experienced long years of war, and during that period, Vietnamese people did not enjoy full human rights. Many of us were arrested, were put into prison, tortured, without recourse to the court. We conducted the liberation war in order to regain our human rights.
And therefore, more than anybody else, we love human rights, and we respect them. Perhaps you cannot truly understand or sense how much we hold in high regard human rights. PV: Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.

8 BLITZER: I don't know if you're aware that, outside of the White House, when you were there with the president, there were some demonstrations, Vietnamese-Americans who are concerned.
I wonder if you have any message to the Vietnamese-American community who remain very fiercely proud of their Vietnamese heritage, but also would like to see the situation in Vietnam improve, and that's why many of them were demonstrating here outside the White House.
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Our message is that the Vietnamese living abroad, in general, and in the United States in particular, is part and parcel of the Vietnamese nation. The blood they have is the blood of the Vietnamese. The flesh they have is the flesh of the Vietnamese.
The government of Vietnam wants to see them succeed in the United States, and we also would like to see them to serve as a bridge between the United States and Vietnam. As far as our differences in views and opinion, we should exchange dialogues in order to solve those differences. We invite them to come back to visit Vietnam in order to see with their own eyes our changes, our improvements. PV: Trong cuộc gặp Tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Họ rất hãnh diện với văn hóa của Việt Nam, thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc Việt Nam-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước. Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.
PV: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.

9 BLITZER: Let me ask you a question, Mr. President, about the Americans unaccounted for still in Southeast Asia. According to the Defense Department, the U.S. Defense Department, 483 American troops are still unaccounted for in what was called North Vietnam; another 882 in South Vietnam, about 1,365.
I know this issue came up with the president at your meeting at the White House, and he thanked you for your help. But I wonder if you had any new information to provide on missing American troops in Vietnam.
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): In past years, Vietnam had active cooperation with the United States in MIA-related issues. We do that out of humanitarian cause. And Vietnam will continue to cooperate with the United States in solving these matters. PV: Vấn đề MIA: ở miền bắc có 483 người, ở miền nam có 882 người. Tổng cộng có 1.365 người mất tích. Ngài có thông tin gì mới?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Những năm qua Việt Nam phối hợp với Hoa Kỳ tìm kiếm người Mỹ mất tích. Ðây là việc làm vì lý do nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề này.
10 BLITZER: But you have no new information about specific cases, no more remains that you found recently, any other information on missing in action, POWs, anything like that?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): I don't have specific data on this matter. PV: Ngài có tin gì mới về những người cụ thể không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi không đi sâu vào chuyên môn nên không nắm được cụ thể.
11 BLITZER: But as the president of Vietnam, can you assure the American people that your government is doing everything possible to find out what happened to these American troops?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): Absolutely, 100 percent. The government of Vietnam has and is and will be in full cooperation to do its utmost in order to help the United States to account for MIAs. We do this and we do what -- everything possible in order to account for American MIAs, while we still have a host of our own MIAs. PV: Là Chủ tịch nước, Ngài có thể bảo đảm chính quyền Việt Nam nỗ lực làm hết sức về vấn đề MIA?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Tôi xin khẳng định 100% chính quyền Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết sức mình, trong khi còn rất nhiều người Việt Nam mất tích chưa tìm được, nhưng chúng tôi vẫn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ tìm người Mỹ mất tích.
12 BLITZER: There is another issue that came up at your meeting with the president, President Bush, and that involves the very sensitive matter of Agent Orange. U.S. Congress recently appropriated funds to deal with the fallout from this very deadly toxin that was used during the war. Are you satisfied with what the United States is doing now to deal with the remnants of Agent Orange in Vietnam?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): I'm grateful for the efforts made by President Bush and the Congress with regard to support for Agent Orange and dioxin victims. And at the meeting, I also expressed my thanks to President Bush. But there are many Agent Orange afflicted victims, and their lives are difficult, and the afflicted environments must be restored. PV: Vấn đề nạn nhân chất độc mầu da cam, có thể là vấn đề khá nhạy cảm khi nói với Bush. Ngài có nói chuyện với Quốc hội yêu cầu Quốc hội giải quyết vấn đề này? Ngài có hài lòng?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này.
13 BLITZER: Does your government right now have a better relationship with the United States government, or the government of China?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): The foreign policy of Vietnam is based on independence and self-controlling. And Vietnam wants to be friends with all countries, want to be a reliable partner of other countries.
China is a neighboring country with traditional relations with Vietnam. Both China and Vietnam would like to enhance our cooperation for development. Cooperative relations between Vietnam and China would not adversarily affect our relations with other countries, and we also would like to seek an increase in our friendship and cooperation with the United States. PV: Chính quyền Việt Nam có bang giao tốt hơn với Mỹ hay với Trung Quốc?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cái đó không thể so sánh được! Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Trung Quốc là láng giềng gần gũi có truyền thống lâu dài, hai nước tăng cường hợp tác để cùng phát triển. Trong khi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thì không làm phương hại đến nước thứ ba. Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ bởi Hoa Kỳ là nước có vai trò, vị trí rất lớn, Nhân Dân hai nước cũng muốn hữu nghị với nhau.
14 BLITZER: So you want to have good relations with the United States and China. I hear a very diplomatic answer.
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): No, it's not a diplomatic answer at all, and it is our true desire. That's what we want PV: Tôi có nghe một câu trả lời rằng: Ngài muốn có mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ðúng! Sự thực đúng là như vậy. Không phải chỉ là ngoại giao phát triển kinh tế, chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao.
15 BLITZER: Mr. President, did you ever think during the war that you would be the president of Vietnam, and that you would come to the United States and would be warmly received by the president of the United States at the White House?
TRIET (THROUGH TRANSLATOR): I never thought, even after the war, in capacity of a regular citizen, I wouldn't have thought of coming -- having a chance to come to visit the United States. And that's why this visit of mine to the United States is historic.
Now, President Bush and I had a good exchange of views on how to further enhance our relations, and both President Bush and I are satisfied with our meeting. PV: Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường. Vì vậy, chuyến thăm này của tôi có một ý nghĩa mang tính lịch sử. Chúng tôi trao đổi với nhau để cố gắng nâng quan hệ hai nước lên một bước mới. Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng.
PV: Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Ðây là chuyến thăm lịch sử không phải là giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.
PV: Quan hệ đã từ từ phát triển đến độ Ngài đến Mỹ, trước đó Tổng thống Mỹ đã đến Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng sau quá khứ 30 năm trước đây là sự việc rất đáng phấn khởi?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Chúng tôi rất vui vì quan hệ hai nước vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng nâng cao. Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.
BLITZER: Thank you so much, Mr. President, and welcome to the United States

Hãy làm một cái gì đó để không ân hận !

Bài của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) viết đêm 9 tháng 3 năm 2007, tức là ba ngày sau khi Công an Cộng sản Hà nội đột kích bắt giam hai nhà trí thức Việt Nam tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền - luật sư Nguyễn Văn Đài và nữ đồng nghiệp của ông, luật sư Lê Thị Công Nhân. Kể từ ngày 6 tháng 3 năm 2007, bốn tháng nặng nề trôi qua trong trại tù của một chế độ phi nhân phi nghĩa. Thế giới đều biết rằng Cộng sản Hà nội vừa mở một đợt trấn áp nghiêm trọng nhứt từ 20 năm qua. Trong ‘chiến dịch khủng bố’ qui mô đó, nhà cầm quyền cộng sản đã đối xử rất tàn nhẫn và giam cầm độc đoán nhiều nhà văn, nhà báo, dân chủ đối kháng. Đó là những người dấn thân tự nguyện, chỉ có ngòi bút, tiếng nói và tấm lòng đối với dân tộc và quê hương. Họ tranh đấu đòi quyền tự do phát biểu, thông tin, lập hội và quyền bênh vực các từng lớp xã hội thấp cổ bé miệng. Nhứt là công nhân và nông dân nạn nhân của một bộ máy thống trị cường bạo đạt đến đỉnh cao của sự bất công, dối trá và nhũng lạm. Đọc bài viết của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chúng ta nhớ đến, với niềm tri ân, nhà dân chủ đối kháng trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân và người bạn đồng nghiệp chí hữu của cô, luật sư Nguyễn Văn Đài, mà chúng ta quý mến và ngưỡng mộ. Cũng với niềm tri ân, chúng ta sẽ liên tưởng đến nhiều người tù chính trị, ngôn luận và lương tâm bị giam cầm trước và sau ngày 6 tháng 3 năm 2007. Không thể kể hết, nhưng ít nhứt, có những trường hợp gần đây, như linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Phong, ông Nguyễn Bình Thành, ông Lê Nguyên Sang, ông Huỳnh Nguyên Đạo, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Trần Quốc Hiền, bà Bùi Kim Thành, bà Trần Khải Thanh Thủy, cô Nguyễn Thị Thùy Trang, ông Lê Trung Hiếu, ông Trương Quốc Huy, ông Vũ Hoàng Hải, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Phạm Bá Hải, v.v.

Đêm nay, chúng tôi cùng nghe lại tiếng nói của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng nhắn gởi chúng ta:

Hãy làm một cái gì đó để không ân hận !

Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 sau khi BS Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà tù cộng sản được hơn một tháng. Lần đó tôi còn được gặp tại đây cả kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, rồi còn được kỹ sư Nguyễn Phương Anh chở bằng xe gắn máy đến tư gia thăm cử nhân Nguyễn Khắc Toàn (cũng mới được phóng thích do áp lực của dư luận trong và ngoài nước).

Dù ngay chiều tối hôm ấy, khi một mình ra khỏi nhà anh Nguyễn Khắc Toàn bị công an Hà Nội chặn giữ vu cáo tiêu thụ tiền giả và bị câu lưu 4 giờ đồng hồ, tôi vẫn coi đó là cuộc hội ngộ trời ban. Không dễ gì trong sự bao vây, chia cắt và đe doạ của công an mà trong một buổi chiều tôi được gặp gỡ nhiều gương mặt trí thức tiêu biểu của Hà Nội đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đến vậy.

Lần thứ hai tôi được gặp LS Nguyễn Văn Đài vào ngày đi dự tang lễ cụ Nguyễn Như Bá, thân sinh tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những yếu nhân khởi xướng phong trào dân chủ từ những ngày đầu tiên. Những phút gặp gỡ ngắn ngủi ấy tuy chúng tôi không nói với nhau được bao nhiêu, nhưng cũng đủ để quý nhau, kính trọng nhau. Chúng tôi đâu có nhu cầu biến mỗi cuộc gặp gỡ hiếm hoi kia thành một buổi sa lông chính trị. Đáp số về chủ nghĩa cộng sản độc tài phản động, chủ nghĩa đa nguyên tiến bộ, hợp quy luật đã được giải quyết trong các tác phẩm của những nhà triết học uyên bác từ những thập kỉ của thế kỷ XX ở nước ngoài và cả trong nước; và cũng đã được minh chứng bằng thực tiễn mà nhân dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi trải nghiệm. Vấn đề bây giờ là chúng tôi có cơ hội gặp nhau, được nhìn thấy và được bắt tay những con người dị sàng đồng mộng.

Cũng như vậy, tôi được gặp nữ LS Lê Thị Công Nhân chỉ hai lần.

Như các bản tin dân chủ đã đăng tải trên mạng ykien.net, www.thongluan.org , ngoài vỉa hè và trong nhà tang lễ cụ Nguyễn Như Bá hôm ấy dày đặc công an. Vượt qua những cặp mắt soi mói thù hận vô cớ của một thứ công cụ vô cảm, chúng tôi mang theo tâm trạng chia sẻ đau buồn với tang chủ, nhưng bên cạnh đó vẫn tay bắt mặt mừng vì được gặp nhau.

Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại.

Nhìn Lê Thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeanne d’Arc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp.

Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:

- Cháu có đọc những bài viết của chú !

Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker… đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục .

Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.

Ngay tại nhà tôi đây; lần thứ hai tôi được gặp cô. Đó là ngày mồng bốn tết Đinh Hợi, sau sự kiện công an Hà Nội đàn áp các nhà dân chủ trẻ tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. Bà Trần Thị Lệ (thân mẫu) và LS Lê Thị Công Nhân đã mang đến gia đình tôi một hân hạnh to lớn. Không phải chỉ có tôi, vợ tôi và những anh em dân chủ Hải Phòng có mặt hôm ấy, phải ngỡ ngàng, bối rối; mà hai người bạn của vợ tôi, nghe vợ tôi giới thiệu cũng phải sửng sốt.

Lúc ấy Ông Nguyễn Mạnh Sơn đã rỉ tai tôi khen rằng tôi đã “tổ chức được một buổi gặp gỡ để đời”. Nào tôi có công gì trong ngày hôm ấy. Chúng tôi phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho chúng tôi được hội ngộ một lần nữa với cô và lần đầu tiên với mẹ cô.

Tiết trời hôm ấy nóng ấm khác hẳn tiết trời của những cái tết đã qua cộng với không khí nồng nhiệt của những con người chấp nhận hiểm nguy đấu tranh cho lý tưởng dân chủ gặp nhau tạo ra, khiến vợ tôi phải bật quạt máy. Mẹ con LS Lê Thị Công Nhân ăn rất ít. Với Lê Thị Công Nhân, lúc đó tôi chỉ biết cô đã 28 tuổi, chưa xây dựng gia đình; sau này tôi còn biết thêm khi cô chưa hoạt động dân chủ không ít thanh niên thức giả đã coi cô là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời. Rồi tất cả cụp đuôi quay gót khi người chủ vượt qua được cái ngưỡng sợ hãi để bước vào con đường phấn đấu cho nền dân chủ của đất nước, còn họ thì không.

Một ai đó nhắc lại câu trả lời phỏng vấn của bà Trần Thị Lệ trước đài RFA: “Không có lý do nào để một đảng muốn thành lập lại đi xin phép một đảng khác”.

Lê Thị Công Nhân nói rất ít để nhường lời cho mẹ. Với giọng Nam bộ, thanh, mỏng dễ nghe, vừa sang trọng vừa khiêm nhường bởi được giáo dục trong nền văn hoá nhân bản của chế độ cũ phi cộng sản, Bà Lệ kể lại cho chúng tôi nghe những lần công an Hà Nội chất vấn bà về hoạt động dân chủ của con gái và cái cách trả lời lại họ, vừa bảo vệ được lý tưởng của con, vừa mềm mỏng và thấu tình đạt lý. “Con gái tôi chính nghĩa! Con gái tôi là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam…. Đó là những câu của bà tôi còn nhớ từ đài RFA. “Ai trong chúng ta không có một người mẹ! Ai trong chúng ta không nhận được sự yêu thương lo lắng của người mẹ trên từng bước đi chập chững cho đến tuổi dựng vợ, gả chồng, tránh xa chông gai, hệ luỵ để yên ổn làm ăn, chăm sóc gia đình?. Nhưng chấp nhận đặt đôi chân mỏng mảnh như tơ lụa trên con đường dân chủ đầy chông gai và hiểm hoạ này, mấy ai có một người con như LS Lê Thị Công Nhân và một người mẹ như bà? Đấy phải chăng là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những “người mẹ Việt Nam anh hùng” made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc- Nam gây bao đau thương di hận.

Cuộc vui nào cũng có hồi kết. Khi chỉ còn lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can tường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ, nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công Nhân nhiều phen phải ” trần trụi giữa bầy sói” khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị

Sau buổi hội ngộ hôm ấy, chúng tôi lần lượt bị công an Hải Phòng “mời làm việc”. Sẽ chẳng có bài viết này nếu vào chiều ngày 07-3 tôi được tin luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt qua bản tin và bình luận của giới đĩ bút, đĩ mực trong nước.

Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh ” tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đã ký kết. Vì các vụ bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, ký được hiệp định thương mại Việt -Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố ” khỏi vòng cong đuôi” của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo.

Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích Chính phủ là “chống lại Nhà nước”. Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập. Tôi tha thiết kêu gọi ĐCSVN và lực lượng CAND Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người (trừ xã hội loài vật) Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hãy thận trọng.

“… nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi !?“. Tôi xin nhắc lại đoạn kêu gọi này của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California trước khi cô bị bắt; và xin gửi thêm vào đó tiếng nói của tôi với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng : ” Hãy làm một cái gì đó để không ân hận !“

Hải Phòng, đêm 9 tháng 3 năm 2007
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Cột mốc của một tiến trình không thể đảo ngược ?

“… Chính quyền cộng sản không có chọn lựa nào khác là duy trì mức tăng trưởng ngày càng khó giữ này và như thế họ phải chấp nhận ngày càng lệ thuộc vào Mỹ hơn …”

Chuyến công du Hoa Kỳ cuối tháng 6 vừa qua có thể tóm tắt trong hai chữ : ê chề. Ông Triết đã không được tiếp đón như một nhân vật quan trọng, chưa nói là như một quốc trưởng của một nước với 85 triệu dân. Ông chỉ thảo luận với tổng thống Mỹ trong vòng một giờ, sau đó không có họp báo và thông cáo chung. Tại quốc hội Mỹ, ông đã chỉ gặp được bảy dân biểu để nghe họ phê phán thành tích tồi tệ về nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Trong các tiểu bang ông đã đi qua, không một thống đốc nào tiếp ông. Đã thế, ông còn bị chính các đồng bào của ông tại Mỹ biểu tình đả đảo rầm rộ. Các di chuyển của ông đều phải giữ kín về thời điểm và lộ trình. Ông đến một cách lấm lét và về một cách lủi thủi.

Bất cứ một nguyên thủ quốc gia bình thường nào cũng không thể chấp nhận một cuộc thăm viếng như vậy. Nhưng ông Triết đã rất nhẫn nhục để thực hiện chuyến đi này, và đó chính là điều đáng nói. Nó chứng tỏ rằng chính quyền cộng sản, hay ít nhất một khuynh hướng trong đảng cộng sản, muốn đến gần với Hoa Kỳ bằng mọi giá.

Chắc chắn là đã có một thế lực áp đảo trong đảng cộng sản không muốn đi xa hơn trong quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ và đã làm tất cả để phá hoại chuyến công du này. Họ đã có đủ quyền lực để buộc ông Triết phải sang Bắc Kinh trước và tung ra một đợt đàn áp thô bạo đối với những người dân chủ. Như để khiêu khích và gây phẫn nộ tối đa, họ còn cho truyền hình những phiên tòa thô bỉ trong đó những người đòi dân chủ một cách ôn hòa bị bịt miệng, không có luật sư bào chữa, không có quyền tự bào chữa và bị xử những án tù rất nặng sau một thủ tục chớp nhoáng. Họ đã đủ mạnh để lộng hành trước sự bất lực của ông Triết, nhưng họ đã không thể hủy bỏ chuyến đi này bởi vì chính họ cũng cần sự hợp tác với Hoa Kỳ để có thể tồn tại. Hoa Kỳ đã là đối tác ngoại thương quan trọng nhất của Việt Nam

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã thất bại trên mọi mặt. Tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo, tụt hậu khoa học kỹ thuật đã trầm trọng và còn tiếp tục trầm trọng thêm. Y tế, giáo dục tiếp tục phá sản. Điểm son duy nhất của chính quyền là mức tăng trưởng kinh tế 8%, tuy chưa đạt mức độ có thể có đối với một nước nhiều tiềm năng và khởi hành ở mức độ thấp như Việt Nam nhưng cũng khả quan.

Chính quyền cộng sản không có chọn lựa nào khác là duy trì mức tăng trưởng ngày càng khó giữ này và như thế họ phải chấp nhận ngày càng lệ thuộc vào Mỹ hơn, với hậu quả tất nhiên là sau cùng sẽ phải chấp nhận dân chủ. Đó là một tiến trình, và việc ông Triết và đảng của ông phải chấp nhận chuyến công du không vinh quang này, hơn thế nữa còn cảm thấy nhẹ nhõm khi ký được một thỏa ước khung về thương mại và đầu tư, chứng tỏ rằng tiến trình này không thể đảo ngược được nữa.

Thông Luận

Đừng khinh thường quần chúng

“…lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”…”

Có ý kiến cho rằng một số người dân miền Nam tập trung ở trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện là do "bọn hải ngoại lôi kéo, xúi giục". Luận điều này vừa cũ rích vừa thể hiện cái tư duy rất bảo thủ và xem thường quần chúng.

Ai chẳng biết rằng quần chúng nhân dân chính là những người viết nên lịch sử chớ không phải một vài cá nhân hay một giai cấp nào. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và giàu sáng tạo mà dễ dàng để bị lôi kéo, xúi giục làm chuyện bậy bạ ư?

Chính quyền của ai?

Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Ngày xưa, dù bị o ép, bị đàn áp nhưng người dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, nuôi giấu cán bộ, chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lực lượng hùng hậu hơn lực lượng cách mạng miền Nam rất nhiều lần, không màng đến chuyện hiểm nguy đe dọa tính mạng; vậy có phải là quần chúng bị “Việt cộng lôi kéo, xúi giục”, hay là họ quyết tâm làm cái việc mà họ cho là đúng?

Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, Báo cáo kết quả làm việc của sáu đoàn công tác Chính phủ kết luận: “Qua kiểm tra, phần lớn là dân khiếu kiện đúng” (VnExpress ngày 2/2/2001).

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bày tỏ quan điểm: "Đại biểu phải lắng nghe dân nói, xem xét kỹ lưỡng vụ việc dân khiếu kiện có đúng pháp luật không, nêu rõ yêu cầu, kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không chỉ làm mỗi việc kính chuyển''. Bà nói thêm: "Trong nhiều năm làm công tác dân nguyện, tôi thấy là đơn thư của dân nhiều vụ khiếu kiện đúng, ít vụ sai.'' (Thanh Niên ngày 07/5/2006).

Trong vấn đề người dân tập trung khiếu kiện đông người tại Văn phòng Quốc Hội, công dân bình thường như tôi không thể tiếp xúc được với người khiếu kiện và cũng không được nghiên cứu hồ sơ khiếu kiện nên tôi không bàn đến chuyện khiếu kiện đúng hay sai, người dân có thể đúng và cũng có thể sai.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến vấn đề vì sao lại để cho người dân khiếu kiện nửa tháng nay (và chưa có dấu hiệu chấm dứt) như thế? Họ giương biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đả đảo chính quyền tỉnh, cắm cờ đỏ sao vàng la liệt, treo ảnh Bác; và bây giờ, do sinh hoạt ăn uống, ngủ nghê tại chỗ nên họ bắt đầu phơi quần áo, căng tấm ni-lông che mưa che nắng lên hàng rào trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mỗi buổi chiều đi ngang đều nhìn thấy một đống vỏ bao thức ăn to tướng ngay cổng ra vào Văn phòng, thật là nhếch nhác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nhìn vào cảnh tượng này du khách sẽ nghĩ gì về năng lực làm việc của chính quyền sở tại?

Cổ nhân có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). Đây chính là cái đạo lý dân làm chủ, lấy dân làm gốc, cái tinh thần dân chủ đã có từ thời phong kiến. Nay quần chúng tập trung đông người ăn ở vạ vật bên lề đường, dầm mưa dãi nắng, lại ngay trước trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mà chính quyền địa phương (có dân khiếu kiện) không có biện pháp giải quyết ổn thỏa để người dân “tâm phục khẩu phục” thì cái đạo lý “dân vi quý” ở đâu?

Chính quyền chúng ta là chính quyền nhân dân, hành xử theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, ở sát ngay bên dân, ở ngay trong dân mà lãnh đạo địa phương lại không thuyết phục được dân. Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?

Xa rời nhân dân

Trong bài “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo (bản gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ và xa rời nhân dân.

Người viết:
“Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
Nguyên nhân bệnh ấy là:
Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình.
Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được.
Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông.
Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân”.
Tôi thấy lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”.

Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.

Được biết “Lãnh đạo TTCP đang tập trung cao độ để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng dân đổ về TP.HCM khiếu kiện. Hướng chỉ đạo của TTCP vẫn là vận động người dân trở về địa phương và yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh trực tiếp tiếp xúc với người dân, giải quyết khiếu kiện ngay tại địa phương mình. Cũng với hướng này, TTCP sẽ giải quyết đối với khoảng 140 người dân của tỉnh Bình Thuận hiện đang có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện” (Tuổi Trẻ ngày 7/7/2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay (10/7/2007) vẫn còn thấy người khiếu kiện “bám trụ” tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội (Thành phố Hồ Chí Minh).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Người đề ra biện pháp “chữa bệnh” quan liêu mệnh lệnh là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.

Đừng khinh thường quần chúng ngu dốt để người ngoài “xúi giục”, “lôi kéo” mà xin ai kia hãy thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh để dũng cảm tự nhìn lại chính mình.

Tạ Phong Tần
Thành phố HCM
Nguồn: BBC, Tiếng Việt, ngày 10/7/2007

Thư ngỏ kính gởi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam Xin hãy bênh vực cho những người dân oan

Kính thưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt,
Kính thưa Đức Giám Mục Nguyễn văn Hòa,
Kính thưa Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn,
Kính thưa các đấng bậc trong HĐGMVN,
Kính thưa quý độc giả trong và ngoài nước,

Từ ngày 22 tháng 6 năm 2007 đến nay, những người dân oan từ các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang, Bình Phước, Bến Tre .v.v.. kéo về thành phố SàiGòn khiếu kiện về đất đai nhà cửa của họ bị chế độ Việt gian CS cưỡng chiếm.

Trước thực trạng đau khổ và bi đát của những người dân oan đang bị lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất", kính xin Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và những đấng bậc trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn cách hiện hữu và hiện diện đối với những người dân oan qua dụ ngôn “Người xứ Samaria nhân hậu”.

Trong bài viết mới nhất của Đức TGM Ngô Quang Kiệt gởi ra Hải Ngoại dưới nhan đề "Nhớ Mang Theo Trái Tim".

Để nội dung bài viết "Nhớ Mang Theo Trái Tim" của Đức TGM Ngô Quang Kiệt được đi đôi với hành động cụ thể: con kính mong Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và những đấng bậc trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hãy thương xót bằng cách:

- Quyết tâm hành động và lên tiếng bảo vệ những người dân oan bị Việt gian CS cướp bóc đất đai nhà cửa.

- Mở cửa Nhà Chung cho những nạn nhân bị cướp bóc nhà cửa trú ngụ gọi là “cho khách đỗ nhà”. Vì vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Văn Phòng 2 Quốc Hội Việt gian CS không xa Nhà Chung, không xa Tòa Giám mục, nơi Ðức TGM Ngô Quang Kiệt và Hồng Y Phạm Minh Mẫn cư ngụ.

- Kêu gọi các Linh Mục, tu sĩ nam nữ và Giáo Dân tại các Giáo Phận cứu trợ khẩn cấp cho những dân oan.

Trân trọng,
Sarah-Anne Nguyễn


Xin trích dẫn bài viết từ Đức TGM Ngô Quang Kiệt:

Thứ Ba, 10.07.2007
Nhớ Mang Theo Trái Tim
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

NHỚ MANG THEO TRÁI TIM (Lc 10, 25-37)

Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thầy thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa “làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời”.

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thầy tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thầy Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria , một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

1. Đó phải là một trái tim nhạy bén.

Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn.

Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật.

Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

2. Đó phải là một trái tim quan tâm.

Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi.

Người xứ Samaria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

3. Đó phải là một trái tim chung thuỷ.

Trái tim chung thuỷ không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho đến khi khỏi hẳn. Ông làm tất cả với một trái tim chung thuỷ vẹn toàn.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con đường mọi người vẫn đang đi. Nhưng chỉ người đi với trái tim, mới mong đến đích. Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim.

Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ. Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông. Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu. Hãy lên đường với trái tim. Hãy lắng nghe với trái tim. Hãy hành động với trái tim. Hãy đi trên đường của trái tim. Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ. Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường. Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Theo ý bạn đâu là những dấu hiệu cho thấy một tình yêu đích thực và đáng tin?
2- Mỗi khi gặp một người cần giúp đỡ, bạn có hăng hái ra tay giúp ngay hay còn chần chờ, viện lý do để thoái thác?
3- Sau khi nghe dụ ngôn “Người xứ Samaria nhân hậu”, bạn có quyết tâm gì?
4- Mang theo trái tim nghĩa là gì?

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 20

* Đơn Thỉnh Nguyện gởi Văn Phòng Quốc Hội 2, Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Công An và Cơ Quan Thông Tấn Báo Chí Trong và Ngoài Nước.

* Khoảng 100 đồng bào tỉnh Bình Thuận biểu tình tuần hành trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sáng hôm nay (Thứ Tư 11/07/2007) và bị giải tán lúc 9 giờ sáng trước công viên Dinh Độc Lập cũ.

*** Chúng tôi vừa nhận được Đơn Thỉnh Nguyện của đồng bào biểu tình khiếu kiện tại trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2, làm ngày 07/07/2007 để gởi cho Văn Phòng Quốc Hội 2, Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Công An và Cơ Quan Thông Tấn Báo Chí Trong và Ngoài Nước để thỉnh nguyện:

1/ Văn Phòng Quốc Hội II mở cửa để dân oan được sinh hoạt bình thường.

2/ Văn Phòng Quốc Hội II can thiệp khẩn cấp để dân oan được giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân theo luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .

3/ Văn Phòng Quốc Hội II giám sát việc giải quyết dứt điểm cho dân oan theo tinh thần luật pháp với sự kết hợp của chính quyền các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Tháp... cùng đoàn chính phủ liên ngành.

Đơn Thỉnh Nguyện với tên họ và chữ ký của đại diện các tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Cần Thơ ...


*** Tin đặc biệt: Sáng hôm nay (Thứ Tư 11/07/2007) chúng tôi nhận được tin khoảng 100 đồng bào tỉnh Bình Thuận biểu tình tuần hành trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi hướng về công viên trước mặt Dinh Độc Lập cũ với biểu ngữ : "Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận tham nhũng" . Trong đoàn biểu tình có nhiều nam nữ mặc áo thun trắng với hàng chữ : "Đả đảo bọn cướp đất, đánh đập dân dã man". Lúc 9 giờ cùng ngày đoàn biểu tình dừng lại ở công viên trước Dinh Độc Lập cũ thì bị CA đến giải tán.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 11:00 sáng tại Sài Gòn ngày 11/07/2007



Đêm Thắp Nến và Văn Nghệ Đấu Tranh Yễm Trợ Đồng Bào Quốc Nội Đòi Dân Chủ

Nguồn tin từ phong trào Yễm Trợ Dân Chủ Quốc Nội cho hay, một Đêm Thắp Nến và Văn Nghệ Đấu Tranh sắp được tổ chức tại Little Saigon nhằm đánh động lương tâm thế giới trước cao trào tranh đấu của người dân trong nước.

Từ vài trăm người biểu tình lúc ban đầu, con số chính thức cho đến ngày hôm qua 9 tháng 7,2007, được các hãng thông tấn quốc tế loan tải là trên dưới 1,500 người. Theo đà ngày càng gia tăng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu 5, 10 ngàn người khắp nơi cùng kéo nhau về Saigon đòi hỏi sự công bằng và quyền làm người bị tước đoạt lâu nay.

Ngay tại Việt Nam từ nhiều năm qua, một vùng tự trị ở Ninh Thuận mà cộng sản không dám đá động đến. Tại huyện Nhơn Hải, các thôn Khánh Nhơn, Khánh Phước, Khánh Lộc, Khánh Thọ dưới sự điều động của ông 10 Ghin (Võ Văn Ghin) có trên dưới 300 gia đình là một khối không tách rời. Đụng đến một người, một gia đình là đồng loạt đồng bào huyện Nhơn Hải kéo đến bao vây, tấn công nhà riêng các cán bộ. Sự đoàn kết đó khiến bọn cầm quyền e dè tránh tất cả mọi va chạm.

Đây là một sự kiện đồng bào trong nước cần lưu tâm.

Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn CNN

Phóng viên CNN (PV): Ngài là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đến đây kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Chúng tôi bắt đầu từ cuộc gặp với Tổng thống Bush, Ngài có thấy hài lòng không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (NMT): Tôi rất hài lòng, chúng tôi đã trao đổi nhiều vấn đề trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.

Phóng viên CNN:Trong bang giao hai nước thì điều gì là quan trọng nhất?

NMT:Xây dựng tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc.

Phóng viên CNN: Có trở ngại chính là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Bush có nói và nêu vấn đề này như thế nào, Ngài nghĩ sao?

NMT: Chúng tôi trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Tôi cho rằng hai nước có điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, có luật pháp khác nhau, vì vậy cách nhận thức vấn đề khác nhau. Chúng tôi thống nhất cách tiếp cận để tăng cường đối thoại hiểu biết nhau.

Phóng viên CNN: Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?

NMT: Tổng thống thống nhất, chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.

Phóng viên CNN: Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng 5, tháng 6 ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?

NMT: Ông ta vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.

Phóng viên CNN: Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không? (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không?)

NMT: Tôi biết, trong lúc xét xử, ông Lý có những lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa nên đã xảy ra chuyện bịt miệng. Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý, đây là một sai sót của một nhân viên bình thường, không phải chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Bất cứ ở đâu cán bộ thừa hành cũng có thể để xảy ra sai sót, nhưng không đồng nghĩa với chủ trương của Nhà nước.

Phóng viên CNN: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?

NMT: Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.

Phóng viên CNN: Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

NMT: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.

Phóng viên CNN: Trong cuộc gặp Tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Họ rất hãnh diện với văn hóa của Việt Nam, thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?

NMT: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc Việt Nam-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước. Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.

Phóng viên CNN: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?

NMT: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.

Phóng viên CNN: Có một chỗ ở Cali gọi là Tiểu Sài Gòn, Ngài có đến đó không?

NMT: Tôi có chương trình gặp chung chứ không có thời gian để đi nhiều.

Phóng viên CNN: Vấn đề MIA: ở miền bắc có 483 người, ở miền nam có 882 người. Tổng cộng có 1.365 người mất tích. Ngài có thông tin gì mới?

NMT: Những năm qua Việt Nam phối hợp với Hoa Kỳ tìm kiếm người Mỹ mất tích. Ðây là việc làm vì lý do nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề này.

Phóng viên CNN: Ngài có tin gì mới về những người cụ thể không?

NMT: Tôi không đi sâu vào chuyên môn nên không nắm được cụ thể.

Phóng viên CNN: Là Chủ tịch nước, Ngài có thể bảo đảm chính quyền Việt Nam nỗ lực làm hết sức về vấn đề MIA?

NMT: Tôi xin khẳng định 100% chính quyền Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết sức mình, trong khi còn rất nhiều người Việt Nam mất tích chưa tìm được, nhưng chúng tôi vẫn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ tìm người Mỹ mất tích.

Phóng viên CNN: Vấn đề nạn nhân chất độc mầu da cam, có thể là vấn đề khá nhạy cảm khi nói với Bush. Ngài có nói chuyện với Quốc hội yêu cầu Quốc hội giải quyết vấn đề này? Ngài có hài lòng?

NMT: Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này.

Phóng viên CNN: Chính quyền Việt Nam có bang giao tốt hơn với Mỹ hay với Trung Quốc?

NMT: Cái đó không thể so sánh được! Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Trung Quốc là láng giềng gần gũi có truyền thống lâu dài, hai nước tăng cường hợp tác để cùng phát triển. Trong khi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thì không làm phương hại đến nước thứ ba. Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ bởi Hoa Kỳ là nước có vai trò, vị trí rất lớn, nhân dân hai nước cũng muốn hữu nghị với nhau.

Phóng viên CNN: Tôi có nghe một câu trả lời rằng: Ngài muốn có mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc?

NMT: Ðúng! Sự thực đúng là như vậy. Không phải chỉ là ngoại giao phát triển kinh tế, chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao.

Phóng viên CNN: Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này?

NMT: Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường. Vì vậy, chuyến thăm này của tôi có một ý nghĩa mang tính lịch sử. Chúng tôi trao đổi với nhau để cố gắng nâng quan hệ hai nước lên một bước mới. Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng.

Phóng viên CNN: Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ?

NMT: Ðây là chuyến thăm lịch sử không phải là giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.

Phóng viên CNN: Quan hệ đã từ từ phát triển đến độ Ngài đến Mỹ, trước đó Tổng thống Mỹ đã đến Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng sau quá khứ 30 năm trước đây là sự việc rất đáng phấn khởi?

NMT: Chúng tôi rất vui vì quan hệ hai nước vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng nâng cao. Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.