Roger Mitton – Phan Tường Vi lược dịch
Việt Nam nhắm lò phản ứng của Hoa Kỳ cho nhà máy điện hạt nhân.
HÀ NỘI – Trong một diễn biến ngạc nhiên, Việt Nam dường như sẵn sàng đặt mua một trạm năng lượng hạt nhân dùng lò phản ứng của Hoa Kỳ.
Việt Nam nhắm lò phản ứng của Hoa Kỳ cho nhà máy điện hạt nhân.
HÀ NỘI – Trong một diễn biến ngạc nhiên, Việt Nam dường như sẵn sàng đặt mua một trạm năng lượng hạt nhân dùng lò phản ứng của Hoa Kỳ.
Vương Hữu Tấn
Và trong bối cảnh Hoa Kỳ có những mối quan tâm về việc tăng nhanh khả năng hạt nhân qua các nước chưa có, điều này là một
táo bạo không kém nếu Hoa Kỳ cho phép chế độ Cộng Sản ở vùng Đông Nam Á châu (Việt Nam – PTV) dùng kỹ thuật của Hoa Kỳ trong nhà máy này.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam có tiếng ở Học viện Lực lượng Phòng thủ Úc Đại Lợi (Australian Defence Force Academy) nói: “Nếu Việt Nam chắc chắn dùng lò phản ứng của Hoa Kỳ thì đây sẽ là một quyết định chiến lược quan trọng.”
Hơn nữa, hầu hết các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ hiên nay đã xem Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy trong lãnh vực năng lượng hạt nhân. Giáo sư Thayer nói: “Việt Nam đã là một mẫu mực trong hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International Atomic Energy Agency) và đã làm tròn bổn phận của mình theo hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Non-Proliferation Treaty).”
Thực thế, Việt Nam đã hứa nhà máy nguyên tử lực đầu tiên của họ sẽ theo đúng những tiêu chuẩn phẩm chất đúng yêu cầu quốc tế về an ninh, an toàn.
Thêm vào đó, Ts Vương Hữu Tấn, chủ tịch Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (NLNTVN, nhiệm kỳ 2007 đến 2012 – PTV) cứ nhất định cho rằng: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ không có những hoạt động liên quan đến việc tái chế biến những nhiên liệu bị cấm đoán.”
Việt Nam vốn đã có một lò hạt nhân do Hoa Kỳ xây nằm ở thành phố trên cao nguyên Đà Lạt, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 200 cây số về phía đông bắc. Hoa Kỳ xây lò hạt nhân Đà Lạt vào những năm đầu của thập niên 1960 cho chính quyền miền Nam Việt Nam và đã dùng được 5 năm cho đến khi chiến cuộc gia tăng khiến Hoa Kỳ phải cho ngưng hoạt động. Một thời gian ngắn trước khi cuộc chiến chấm dứt, những thanh nhiên liệu (fuel rods) của lò hạt nhân này đã được tháo gỡ và đưa trở lại Hoa Kỳ.
Về sau, khi hai miền Nam Bắc thống nhất, chế độ Cộng Sản đương quyền ở Hà Nội kiếm được nhiên liệu hạt nhân từ khối Sô-viết ngày đó và bắt đầu cho chạy lại lò hạt nhân Đà Lạt có công suất 500KW.
Với khoảng chừng 200 nhân viên, nhà máy Đà Lạt hiện nay được dùng căn bản là sản xuất những chất đồng vị phóng xạ ứng dụng trong lãnh vực nghiên cứu và y khoa. Đáng tiếc, việc sử dụng nhiên liệu của Nga đã sản xuất lượng uranium rất cao có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì vậy, tháng Mười Một năm rồi, khi Tổng thống George W. Bush viếng thăm Hà Nội, hai nước đã ký một thoả hiệp mở đường cho Hoa Kỳ giúp Việt Nam trong năm nay, chuyển nhà máy Đà Lạt thành một nhà máy với độ sản xuất (uranium) thấp để không thể sản xuất vật liệu làm bom nguyên tử được.
Ts. Tấn nói: “Nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của chúng tôi sẽ được xây vào năm 2020 tại miền Nam, nơi có nhiều khu kỹ nghệ với yêu cầu điện lực cao.”
Nhà máy điện sẽ có hai lò phản ứng hạt nhân (reactors) và tốn khoảng 4 tỉ Mỹ kim để xây.
Trong lúc Pháp và Nam Hàn cũng đang đấu thầu xây dựng nhà máy này, rất có thể Công ty Điện lực Kyushu của Nhật Bản sẽ trúng thầu, công ty này sẽ dùng lò hạt nhân của công ty Westinghouse Hoa Kỳ, được xây dựng theo hợp đồng dưới tên Mitsubishi.
Tiến sĩ Nguyễn Nghi Diên, giám đốc nhà máy Đà Lạt nói Việt Nam chưa quyết định chắc chắn về việc sử dụng kỹ thuật Hoa Kỳ, nhưng ông cho rằng quan niệm một nhà máy điện do Nhật Bản xây dựng với kỹ thuật Hoa Kỳ là “một chọn lựa tốt”.
Nguồn: Vietnam eyeing US reactor for nuclear plant, Roger Mitton, The Straits Times, July 9, 2007
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam có tiếng ở Học viện Lực lượng Phòng thủ Úc Đại Lợi (Australian Defence Force Academy) nói: “Nếu Việt Nam chắc chắn dùng lò phản ứng của Hoa Kỳ thì đây sẽ là một quyết định chiến lược quan trọng.”
Hơn nữa, hầu hết các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ hiên nay đã xem Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy trong lãnh vực năng lượng hạt nhân. Giáo sư Thayer nói: “Việt Nam đã là một mẫu mực trong hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới (International Atomic Energy Agency) và đã làm tròn bổn phận của mình theo hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Non-Proliferation Treaty).”
Thực thế, Việt Nam đã hứa nhà máy nguyên tử lực đầu tiên của họ sẽ theo đúng những tiêu chuẩn phẩm chất đúng yêu cầu quốc tế về an ninh, an toàn.
Thêm vào đó, Ts Vương Hữu Tấn, chủ tịch Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (NLNTVN, nhiệm kỳ 2007 đến 2012 – PTV) cứ nhất định cho rằng: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ không có những hoạt động liên quan đến việc tái chế biến những nhiên liệu bị cấm đoán.”
Việt Nam vốn đã có một lò hạt nhân do Hoa Kỳ xây nằm ở thành phố trên cao nguyên Đà Lạt, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 200 cây số về phía đông bắc. Hoa Kỳ xây lò hạt nhân Đà Lạt vào những năm đầu của thập niên 1960 cho chính quyền miền Nam Việt Nam và đã dùng được 5 năm cho đến khi chiến cuộc gia tăng khiến Hoa Kỳ phải cho ngưng hoạt động. Một thời gian ngắn trước khi cuộc chiến chấm dứt, những thanh nhiên liệu (fuel rods) của lò hạt nhân này đã được tháo gỡ và đưa trở lại Hoa Kỳ.
Về sau, khi hai miền Nam Bắc thống nhất, chế độ Cộng Sản đương quyền ở Hà Nội kiếm được nhiên liệu hạt nhân từ khối Sô-viết ngày đó và bắt đầu cho chạy lại lò hạt nhân Đà Lạt có công suất 500KW.
Với khoảng chừng 200 nhân viên, nhà máy Đà Lạt hiện nay được dùng căn bản là sản xuất những chất đồng vị phóng xạ ứng dụng trong lãnh vực nghiên cứu và y khoa. Đáng tiếc, việc sử dụng nhiên liệu của Nga đã sản xuất lượng uranium rất cao có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì vậy, tháng Mười Một năm rồi, khi Tổng thống George W. Bush viếng thăm Hà Nội, hai nước đã ký một thoả hiệp mở đường cho Hoa Kỳ giúp Việt Nam trong năm nay, chuyển nhà máy Đà Lạt thành một nhà máy với độ sản xuất (uranium) thấp để không thể sản xuất vật liệu làm bom nguyên tử được.
Ts. Tấn nói: “Nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của chúng tôi sẽ được xây vào năm 2020 tại miền Nam, nơi có nhiều khu kỹ nghệ với yêu cầu điện lực cao.”
Nhà máy điện sẽ có hai lò phản ứng hạt nhân (reactors) và tốn khoảng 4 tỉ Mỹ kim để xây.
Trong lúc Pháp và Nam Hàn cũng đang đấu thầu xây dựng nhà máy này, rất có thể Công ty Điện lực Kyushu của Nhật Bản sẽ trúng thầu, công ty này sẽ dùng lò hạt nhân của công ty Westinghouse Hoa Kỳ, được xây dựng theo hợp đồng dưới tên Mitsubishi.
Tiến sĩ Nguyễn Nghi Diên, giám đốc nhà máy Đà Lạt nói Việt Nam chưa quyết định chắc chắn về việc sử dụng kỹ thuật Hoa Kỳ, nhưng ông cho rằng quan niệm một nhà máy điện do Nhật Bản xây dựng với kỹ thuật Hoa Kỳ là “một chọn lựa tốt”.
Nguồn: Vietnam eyeing US reactor for nuclear plant, Roger Mitton, The Straits Times, July 9, 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét