Phóng viên CNN (PV): Ngài là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đến đây kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Chúng tôi bắt đầu từ cuộc gặp với Tổng thống Bush, Ngài có thấy hài lòng không?
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (NMT): Tôi rất hài lòng, chúng tôi đã trao đổi nhiều vấn đề trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Phóng viên CNN:Trong bang giao hai nước thì điều gì là quan trọng nhất?
NMT:Xây dựng tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc.
Phóng viên CNN: Có trở ngại chính là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Bush có nói và nêu vấn đề này như thế nào, Ngài nghĩ sao?
NMT: Chúng tôi trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Tôi cho rằng hai nước có điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, có luật pháp khác nhau, vì vậy cách nhận thức vấn đề khác nhau. Chúng tôi thống nhất cách tiếp cận để tăng cường đối thoại hiểu biết nhau.
Phóng viên CNN: Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?
NMT: Tổng thống thống nhất, chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.
Phóng viên CNN: Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng 5, tháng 6 ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?
NMT: Ông ta vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.
Phóng viên CNN: Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không? (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không?)
NMT: Tôi biết, trong lúc xét xử, ông Lý có những lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa nên đã xảy ra chuyện bịt miệng. Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý, đây là một sai sót của một nhân viên bình thường, không phải chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Bất cứ ở đâu cán bộ thừa hành cũng có thể để xảy ra sai sót, nhưng không đồng nghĩa với chủ trương của Nhà nước.
Phóng viên CNN: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?
NMT: Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.
Phóng viên CNN: Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?
NMT: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.
Phóng viên CNN: Trong cuộc gặp Tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Họ rất hãnh diện với văn hóa của Việt Nam, thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?
NMT: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc Việt Nam-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước. Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.
Phóng viên CNN: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?
NMT: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.
Phóng viên CNN: Có một chỗ ở Cali gọi là Tiểu Sài Gòn, Ngài có đến đó không?
NMT: Tôi có chương trình gặp chung chứ không có thời gian để đi nhiều.
Phóng viên CNN: Vấn đề MIA: ở miền bắc có 483 người, ở miền nam có 882 người. Tổng cộng có 1.365 người mất tích. Ngài có thông tin gì mới?
NMT: Những năm qua Việt Nam phối hợp với Hoa Kỳ tìm kiếm người Mỹ mất tích. Ðây là việc làm vì lý do nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề này.
Phóng viên CNN: Ngài có tin gì mới về những người cụ thể không?
NMT: Tôi không đi sâu vào chuyên môn nên không nắm được cụ thể.
Phóng viên CNN: Là Chủ tịch nước, Ngài có thể bảo đảm chính quyền Việt Nam nỗ lực làm hết sức về vấn đề MIA?
NMT: Tôi xin khẳng định 100% chính quyền Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết sức mình, trong khi còn rất nhiều người Việt Nam mất tích chưa tìm được, nhưng chúng tôi vẫn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ tìm người Mỹ mất tích.
Phóng viên CNN: Vấn đề nạn nhân chất độc mầu da cam, có thể là vấn đề khá nhạy cảm khi nói với Bush. Ngài có nói chuyện với Quốc hội yêu cầu Quốc hội giải quyết vấn đề này? Ngài có hài lòng?
NMT: Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này.
Phóng viên CNN: Chính quyền Việt Nam có bang giao tốt hơn với Mỹ hay với Trung Quốc?
NMT: Cái đó không thể so sánh được! Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Trung Quốc là láng giềng gần gũi có truyền thống lâu dài, hai nước tăng cường hợp tác để cùng phát triển. Trong khi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thì không làm phương hại đến nước thứ ba. Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ bởi Hoa Kỳ là nước có vai trò, vị trí rất lớn, nhân dân hai nước cũng muốn hữu nghị với nhau.
Phóng viên CNN: Tôi có nghe một câu trả lời rằng: Ngài muốn có mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc?
NMT: Ðúng! Sự thực đúng là như vậy. Không phải chỉ là ngoại giao phát triển kinh tế, chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao.
Phóng viên CNN: Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này?
NMT: Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường. Vì vậy, chuyến thăm này của tôi có một ý nghĩa mang tính lịch sử. Chúng tôi trao đổi với nhau để cố gắng nâng quan hệ hai nước lên một bước mới. Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng.
Phóng viên CNN: Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ?
NMT: Ðây là chuyến thăm lịch sử không phải là giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.
Phóng viên CNN: Quan hệ đã từ từ phát triển đến độ Ngài đến Mỹ, trước đó Tổng thống Mỹ đã đến Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng sau quá khứ 30 năm trước đây là sự việc rất đáng phấn khởi?
NMT: Chúng tôi rất vui vì quan hệ hai nước vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng nâng cao. Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (NMT): Tôi rất hài lòng, chúng tôi đã trao đổi nhiều vấn đề trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Phóng viên CNN:Trong bang giao hai nước thì điều gì là quan trọng nhất?
NMT:Xây dựng tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc.
Phóng viên CNN: Có trở ngại chính là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Bush có nói và nêu vấn đề này như thế nào, Ngài nghĩ sao?
NMT: Chúng tôi trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Tôi cho rằng hai nước có điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, có luật pháp khác nhau, vì vậy cách nhận thức vấn đề khác nhau. Chúng tôi thống nhất cách tiếp cận để tăng cường đối thoại hiểu biết nhau.
Phóng viên CNN: Tổng thống Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?
NMT: Tổng thống thống nhất, chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ thể.
Phóng viên CNN: Tôi đưa vấn đề này ra vì trong hội nghị tháng 5, tháng 6 ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?
NMT: Ông ta vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðây hoàn toàn là vấn đề pháp luật không phải là vấn đề tôn giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi.
Phóng viên CNN: Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không? (PV vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này hay không?)
NMT: Tôi biết, trong lúc xét xử, ông Lý có những lời lẽ thô bạo, chửi bới Chánh tòa nên đã xảy ra chuyện bịt miệng. Chúng tôi khẳng định việc này là không tốt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý, đây là một sai sót của một nhân viên bình thường, không phải chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Bất cứ ở đâu cán bộ thừa hành cũng có thể để xảy ra sai sót, nhưng không đồng nghĩa với chủ trương của Nhà nước.
Phóng viên CNN: Có báo cáo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?
NMT: Ông ta không chỉ la lên, mà ông ta còn đạp bàn, đạp ghế với những lời lẽ thô tục. Nhưng, tôi khẳng định dù bất cứ lý do nào hành động bịt mồm vẫn là không đúng và tôi mong các ông không nên khai thác quá nhiều vào chi tiết này.
Phóng viên CNN: Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?
NMT: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.
Phóng viên CNN: Trong cuộc gặp Tổng thống có một số người Mỹ gốc Việt biểu tình ở phía ngoài. Họ rất hãnh diện với văn hóa của Việt Nam, thông điệp của Ngài đối với Việt kiều như thế nào?
NMT: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không thể tách rời với dân tộc Việt Nam. Họ là máu của máu Việt Nam và là thịt của thịt Việt Nam. Nhà nước Việt Nam mong họ thành đạt ở Hoa Kỳ và củng cố quan hệ hai dân tộc Việt Nam-Hoa Kỳ. Còn các khác biệt, bất đồng thì nên cùng nhau trao đổi tìm cách giải quyết. Chúng tôi mời họ về quê hương để họ thấy được những đổi mới tiến bộ của đất nước. Các ông biết, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Sài Gòn trước đây đã về nước, thấy những đổi thay của đất nước và ông ta đã chúc mừng những đổi thay đó.
Phóng viên CNN: Ngài có gặp những Việt kiều ở Mỹ?
NMT: Ở New York, Washington tôi đã gặp. Ngay tối nay tôi sẽ gặp gỡ đông đảo bà con ở Los Angeles.
Phóng viên CNN: Có một chỗ ở Cali gọi là Tiểu Sài Gòn, Ngài có đến đó không?
NMT: Tôi có chương trình gặp chung chứ không có thời gian để đi nhiều.
Phóng viên CNN: Vấn đề MIA: ở miền bắc có 483 người, ở miền nam có 882 người. Tổng cộng có 1.365 người mất tích. Ngài có thông tin gì mới?
NMT: Những năm qua Việt Nam phối hợp với Hoa Kỳ tìm kiếm người Mỹ mất tích. Ðây là việc làm vì lý do nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về vấn đề này.
Phóng viên CNN: Ngài có tin gì mới về những người cụ thể không?
NMT: Tôi không đi sâu vào chuyên môn nên không nắm được cụ thể.
Phóng viên CNN: Là Chủ tịch nước, Ngài có thể bảo đảm chính quyền Việt Nam nỗ lực làm hết sức về vấn đề MIA?
NMT: Tôi xin khẳng định 100% chính quyền Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết sức mình, trong khi còn rất nhiều người Việt Nam mất tích chưa tìm được, nhưng chúng tôi vẫn tích cực phối hợp với Hoa Kỳ tìm người Mỹ mất tích.
Phóng viên CNN: Vấn đề nạn nhân chất độc mầu da cam, có thể là vấn đề khá nhạy cảm khi nói với Bush. Ngài có nói chuyện với Quốc hội yêu cầu Quốc hội giải quyết vấn đề này? Ngài có hài lòng?
NMT: Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này.
Phóng viên CNN: Chính quyền Việt Nam có bang giao tốt hơn với Mỹ hay với Trung Quốc?
NMT: Cái đó không thể so sánh được! Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Trung Quốc là láng giềng gần gũi có truyền thống lâu dài, hai nước tăng cường hợp tác để cùng phát triển. Trong khi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thì không làm phương hại đến nước thứ ba. Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ bởi Hoa Kỳ là nước có vai trò, vị trí rất lớn, nhân dân hai nước cũng muốn hữu nghị với nhau.
Phóng viên CNN: Tôi có nghe một câu trả lời rằng: Ngài muốn có mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc?
NMT: Ðúng! Sự thực đúng là như vậy. Không phải chỉ là ngoại giao phát triển kinh tế, chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao.
Phóng viên CNN: Trước đây, Ngài có bao giờ nghĩ Ngài sẽ là Chủ tịch nước đến Mỹ và được đón nồng nhiệt như thế này?
NMT: Chưa bao giờ tôi nghĩ đến, cả với tư cách là một công dân bình thường. Vì vậy, chuyến thăm này của tôi có một ý nghĩa mang tính lịch sử. Chúng tôi trao đổi với nhau để cố gắng nâng quan hệ hai nước lên một bước mới. Tôi và Tổng thống đều rất hài lòng.
Phóng viên CNN: Khi Ngài gặp Tổng thống ở Phòng Bầu dục, có lúc nào Ngài phải tự nhắm mắt tin rằng đây không phải là giấc mơ?
NMT: Ðây là chuyến thăm lịch sử không phải là giấc mơ, vì chuyến thăm này đã được chuẩn bị từ lâu rồi, không phải đột biến gì.
Phóng viên CNN: Quan hệ đã từ từ phát triển đến độ Ngài đến Mỹ, trước đó Tổng thống Mỹ đã đến Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng sau quá khứ 30 năm trước đây là sự việc rất đáng phấn khởi?
NMT: Chúng tôi rất vui vì quan hệ hai nước vượt qua giai đoạn khó khăn và ngày càng nâng cao. Việt Nam và Hoa Kỳ mong khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét