Thứ Hai, 16 tháng 7, 2007

Lãnh đạo và thách thức

“… sẽ là ảo tưởng khi chờ đợi một hệ thống chính trị khép kín đang trục lợi tự thay đổi …”

Hội nghị trung ương lần 5 khóa X của đảng cộng sản Việt nam vừa công bố đã quyết định xong các vị trí nhân sự cấp cao cho các cơ quan trụ cột trong việc điều hành, quản lý đất nước như Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, Viện kiểm sát, Tòa án tối cao trong thời gian 05 năm để kịp "trình" phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII sắp tới.

Gọi là Quốc hội (Hội nghị của toàn thể đồng bào quốc dân) nhưng có tới trên 90% số đại biểu là đảng viên cộng sản, thì động tác "trình" cái Quốc hội đó chỉ là một hành động không hơn việc kẻ ứng cử duy nhất cũng chính là kẻ được biểu quyết duy nhất. Như thế những nhân vật lãnh đạo tới đây của đất nước vẫn là các gương mặt tuy có thể có những cái tên mới, độ tuổi mới, phong thái mới, thậm chí có thể có những ấn tượng hấp dẫn đối với công chúng, nhưng có một điều vẫn như cũ và là điều quan trọng nhất chính ở chỗ các gương mặt đó vẫn chỉ là kết quả của những toan tính về lợi ích hoàn toàn trong nội bộ của 160 đảng viên cộng sản ( thậm chí ít hơn), chứ không phải là kết quả của sự lựa chọn từ toàn thể trên 84 triệu người dân trong nước và hơn 03 triệu kiều bào Việt nam.

Rõ ràng, về phương diện chính trị, mặc dù có vai trò nắm giữ vận mệnh dân tộc và quyết định tới cuộc sống của toàn thể dân chúng, nhưng bộ máy lãnh đạo mới vẫn không có được sự ủy nhiệm chính thức của 87 triệu đồng bào Việt nam. Về phương diện năng lực, bộ máy lãnh đạo mới đã không có sự tích hợp nguồn trí tuệ lớn lao của 84 triệu đồng bào ngoài đảng cộng sản cả trong và ngoài nước. Về phương diện khoa học quản lý, bộ máy lãnh đạo đó hoàn toàn không có động lực thúc đẩy của sự cạnh tranh về các phẩm chất cần có và không có được hàng rào trách nhiệm rõ ràng để kháng lại căn bệnh lạm quyền thường có của kẻ lãnh đạo. Một cách khái quát, bộ máy lãnh đạo đó hoàn toàn giống như một nhóm người xông vào một công ty giành lấy quyền điều hành, bất chấp quyền quyết định của hội đồng quản trị và các cổ đông và đương nhiên với một công ty như thế sự Minh bạch, tính Trách nhiệm và Hiệu quả sẽ phải nhường chỗ cho sự Biển lận, Vô trách nhiệm và Thiệt hại.

Thực tế đã cho thấy trước và sau khi " đổi mới", cho đến tận ngày nay, Việt nam vẫn luôn là một đất nước nổi tiếng (hổ thẹn) về chỉ số Minh bạch thấp đến mức độ vô lý là dân chúng vẫn chưa được biết rõ tiền đóng góp của mình (thuế, các khoản phí) được chi tiêu ra sao. Trách nhiệm của hệ thống lãnh đạo mới chỉ thấy ở một vài cá nhân ở cấp bộ hoặc thứ trưởng với sự truy cứu không rõ ràng, trong khi tất cả các cương vị lãnh đạo cao nhất dường như vẫn tự cho mình quyền vô can đối với các hoạt động kém và tiêu cực trong hệ thống. Vấn đề thiệt hại đối với dân chúng và đất nước đã rõ ràng tới mức trở nên cận kề hàng ngày khi phải đối diện không có sự lựa chọn với các chất độc trong thực phẩm, môi trường sống suy thoái, hệ thống giáo dục có tính đối kháng lại đạo đức và luân lý, những thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng tiền của dân không còn là chuyện lạ, v.v. Sự thiệt hại đó là không tránh khỏi cho bất kỳ ai kể cả các đảng viên cộng sản, đặc biệt đối với phần lớn các đảng viên không có quyền lực.

Với một hệ thống chính trị trì trệ và hệ lụy tai hại cho dân tộc như thế, sự phản ứng và đòi hỏi thay đổi của xã hội là điều tất yếu.

Những phản ứng của xã hội gần đây đối với hệ thống chính trị đã cho thấy nhận thức chính trị của người dân đang ngày càng nâng cao, không thể chấp nhận sự vô lý của hệ thống chính trị và sự cần thiết phải đấu tranh để giành lấy quyền lợi cho chính mình.

Dù không có luật cho phép biểu tình hay biết rằng không đáp ứng được các qui định về đình công, những người nông dân và tầng lớp công nhân nghèo khổ vẫn không quản mưa nắng, sống cảnh màn trời chiếu đất, bất chấp đe dọa, nhũng nhiễu của công an và cùng nhau sát cánh trong các cuộc lên đường, bãi công đòi công lý. Luật pháp đâu còn có ý nghĩa gì khi nó không giúp cho những thân phận khổ cực, đầy bất công cất lên tiếng nói.

Những trí thức trẻ, doanh nhân trẻ với tuổi đời phơi phới và một tương lai vật chất thịnh vượng đã không sợ tù đày, cất cao tiếng nói đề xuất và đòi hỏi sự thay đổi chính trị theo hướng đa đảng một cách mạnh mẽ, vì lợi ích chung cho xã hội, trong đó bao hàm cả lợi ích của những người cộng sản và mọi thân nhân của họ.

Nhiều vị lão thành cách mạng, cựu viên chức cao cấp cộng sản và những nhân vật tham gia kháng chiến trong cả hai cuộc chiến cũng đã thể hiện mạnh mẽ sự ủng hộ, thúc đẩy cho một sự thay đổi chính trị đa đảng.

Các sáng tác văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, ký,…), hội họa, nghệ thuật sắp đặt, âm nhạc, sân khấu,… đã có sự kiên trì, dũng cảm, tinh tế vạch trần những hệ lụy tàn ác của hệ thống chính trị độc đoán và thể hiện những khát khao cho những đổi mới theo con đường đa nguyên.

Những phát biểu, bày tỏ ý kiến của một số các cựu viên chức cấp cao nhất của cộng sản trong thời gian gần đây, cho dù có thể mang nhiều ẩn ý, cũng đã góp phần khẳng định nhu cầu cần phải thay đổi hệ thống chính trị là rất bức thiết để đáp ứng cho đòi hỏi phát triển của đất nước.

Lực lượng kiều bào đông đảo tại các quốc gia văn minh cùng với cộng đồng quốc tế đang trở thành một khối đoàn kết luôn theo sát, yểm trợ, cùng cất cao tiếng nói đòi hỏi thay đổi chính trị cho quê nhà.
Trong một hệ thống chính trị độc đoán, chuyên chế, một sự kiểm soát gắt gao về thông tin và tư tưởng theo đường lối toàn trị Mác-Lênin, Hồ Chí Minh, mà xã hội đã phát được ra những biểu kiến rõ ràng như thế thì sự bức xúc và nhu cầu đổi mới tiềm ẩn trong lòng xã hội đã đạt đến một ngưỡng không thể không gây quan ngại đối với bất kỳ một nhà chính trị nhạy cảm nào.

Theo qui luật của lịch sử, khi một hệ thống chính trị không theo kịp hoặc không đáp ứng những yêu cầu phát triển của nhân quần, thì những phản ứng, phản kháng vô thức, hồn nhiên của nhân quần sẽ dần chuyển thành những phản kháng có ý thức và bài bản. Từ những phản kháng phân tán, lỏng lẻo sẽ chuyển dần thành các tập hợp chặt chẽ, thống nhất. Từ thái độ băn khoăn, e ngại sẽ chuyển thành thái độ cả quyết, dấn thân. Và từ những phản kháng có tính bộ phận sẽ chuyển thành những cao trào của toàn xã hội. Đó chính là xung động tiến bộ của thời đại, sự đòi hỏi chính đáng của quần chúng mà không một thế lực nào có thể cưỡng lại được.

Một bộ máy lãnh đạo của đất nước sắp có thêm những gương mặt mới, cho dù chưa có được sự ủy nhiệm chính danh của dân tộc, cho dù đó có thể là kết quả của những toan tính cá nhân, nhưng trong tay họ đã nắm một phần quyền ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước và toàn thể cuộc sống của đồng bào mình. Bỏ qua những đặc lợi cá nhân, trước mắt họ đang là những thách thức, đòi hỏi phát triển của đất nước, là tiếng kêu khổ đau của sự bất công, là những đề xuất đóng góp tâm huyết nhưng khác biệt với đảng cộng sản. Dù muốn hay không họ đã lĩnh trong tay trách nhiệm với Tổ quốc, với Nhân dân và Lịch sử.

Tuy nhiên, sẽ là ngây thơ tội nghiệp khi trông đợi vào lòng thương nhân quần của những kẻ cầm quyền độc đoán. Sẽ là ảo tưởng khi chờ đợi một hệ thống chính trị khép kín đang trục lợi tự thay đổi. Nhưng cũng sẽ không có lý nếu cho rằng mọi cá nhân trong thể chế độc tài đều ủng hộ và chấp nhận mọi hệ lụy cùng với nó. Thiết nghĩ, đó chính là thông điệp rõ ràng không chỉ của các lực lượng tiến bộ trong xã hội hiện nay mà đó còn chính là tiếng vọng từ bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và nhân loại.

Hơn ai hết, chính những nhà lãnh đạo sẽ phải biết lựa chọn cho mình con đường nào: tỉnh táo và dũng cảm thúc đẩy tiến bộ cho nhân quần và thời đại để xứng đáng với trọng trách trước lịch sử hay mụ mị trước vật chất và bạc nhược trước cái bảo thủ để trở thành tội đồ của lịch sử. Đó chính là thách thức lớn nhất đối với những người nắm quyền lãnh đạo.

Hà Nội, 16/07/2007
Phạm Hồng Sơn

Kỹ Sư Đỗ Nam Hải lại bị CA bắt đưa về số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn

Tin Khẩn !!!
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải lại bị CA bắt đưa về số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn

Lúc 6 giờ 33 phút (Giờ VN) ngày Thứ Hai 16/07/2007, chúng tôi nhận được tin nhắn của KS Đỗ Nam Hải (ĐNH) cho biết ông đang đi trên đường thì bị CA chận bắt đưa về số 4 Phan Đăng Lưu, Q Phú Nhuận không rõ lý do. Chúng tôi vừa trao đổi với ĐNH và được biết chiều nay lúc ông đi trên đường đến VP/QH2 thì bị CA chận bắt không lý do và đưa về số 4 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận để làm việc lúc 5 giờ 30 chiều hôm nay và một Trung Tá CA bảo DNH làm bản tường trình : "Tại sao anh lại tuyên bố giúp dân oan tại VP/QH2 ?". ĐNH đã cương quyết không chịu làm và họ giữ DNH cho đến bây giờ đã hơn 3 giờ. ĐNH gởi lời nhắn : "Mong mọi người hãy an tâm: Tôi luôn kiên cường. Đây lại thêm một ví dụ nữa về sự non kém chính trị của họ !!!"
Đây phải chăng là "chính sách" hữu hiệu nhất của chính quyền nhằm "bóp miệng" những uất nghẹn của người dân oan và ngăn cản mọi sự hiệp thông của đồng hương đối với việc làm chính đáng của họ : khiếu kiện để dòi lại quyền công dân và tài sản đã bị các quan chức nhà nước "cất giùm" và không chịu trả, ngoài ra còn dùng những thủ đoạn gian ác, phi nhân là hãm hại những dân oan để phi tang. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.
Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 09:00 đêm tại Sài Gòn ngày 16/07/2007


Kỹ Sư Đỗ Nam Hải đã về nhàSau 3 giờ giữ Ks Đỗ Nam Hải (ĐNH) ở số 4 Phan Đang Lưu để ép buộc làm bản tường trình : "Tại sao anh lại tuyên bố giúp dân oan tại VP/QH2 ?" nhưng anh nhất quyết không làm và sau cùng CA đành phải trả tự do cho anh. Anh ĐNH đã về đến nhà lúc 10 giờ tối (Giờ VN) an toàn.
Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 10:30 đêm tại Sài Gòn ngày 16/07/2007

Hãng Reuters đưa tin về cuộc biểu tình của dân oan trước VP/QH2 tại Sài Gòn

Nông dân Việt Nam biểu tình về chính sách đất đai và tham nhũng hối lộ
Bản tin của Reuters 11/7/07
Tí Vân lược dịch

HO CHI MINH CITY, July 11 (Reuters) Việc đông đảo nông dân biểu tình suốt 3 tuần lễ bên ngoài một văn phòng chính phủ Việt Nam về vấn đề trưng dụng đất đai cho các công trình phát triển, là một trong những cuộc biểu tình khiếu kiện kéo dài nhất tại Việt Nam

Người biểu tình cáo buộc các cán bộ tỉnh tham nhũng nhận tiền từ các nhà đầu tư đang ngồi trên ngọn của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới sau Trung quốc, nhưng nền kinh tế này cũng có những dấu hiệu của sự nới rộng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Suốt một thập niên qua, những người nông dân từ các tỉnh đã kéo về các khu trung tâm thị tứ tại Tp. HCM và thủ đô Hà Nội, để khiếu nại về việc nhà nước cộng sản đã thiếu sót trong việc bồi thường đúng đắn cho đất đai của họ.

Một bản báo cáo của công ty tư vấn Mekong Economics cho biết một "mối quan ngại về sự xuất hiện của một số khá đông giai cấp thượng lưu tại thành thị và vài vùng nông thôn."

Bản báo cáo cho biết thêm "Hầu hết tất cả mọi người Việt Nam đều muốn giàu có, và điều này không phải là một tội hình sự, nhưng nếu sự giàu có đến bằng hoặc được coi như đến bằng những con đường hối mại quyền thế hoặc tham nhũng, thì có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội."

Các cuộc biểu tình xảy ra dưới sự theo dõi của công an và hầu hết là ôn hoà, mặc dù có một trường hợp tự thiêu của một phụ nữ lớn tuổi tại Hà Nội đã được tường trình vào năm 2005.

Suốt tuần qua, các nhóm biểu tình đã cắm lều tại một công viên ở Hà Nội trong khi Ban chấp hành Trung ương ĐCS đang tiến hành một khóa họp về việc cải tổ hành chánh. Vào tuần tới, Quốc hội mới được bầu sẽ khai mạc một phiên họp đầu tiên.

Một người phụ nữ biểu tình tên Huỳnh Thị Trọng từ tỉnh Bến Tre xa xôi ở phía Nam nói rằng vấn đề tranh chấp của bà với các cán bộ uỷ ban địa phương là việc mà bà cáo buộc họ đã chiếm 15 ngàn thước vuông đất của bà.

Không Giải Quyết
Bà Trọng đã viết trong những lá đơn gởi đến các cán bộ nhà nước rằng "Tôi đã gởi các thư thỉnh cầu nhưng không được mời lên để giải quyết vấn đề, cho nên tôi phải ra Hà Nội". Bản sao của những lá đơn này đã được bà phân phát ra tại công viên.

Tại thành phố HCM, trong sức nóng và độ ẩm của 32 độ C (90 F), các nông dân ngồi hoặc nằm dưới những tấm bạt màu đỏ, trắng và xanh dương được cột treo lên ngay tại cửa của văn phòng Quốc hội,

Những người biểu tình từ 7 tỉnh miền Nam đã cột một hàng cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, các biểu ngữ màu đỏ và trắng, và di ảnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh dọc theo hàng rào trước mặt thềm của toà nhà. Họ đã bắt đầu cuộc biểu tình cách đây 3 tuần kể từ ngày 22/6, theo một nữ phát ngôn viên của đảng Việt Tân, là một tổ chức hải ngoại ủng hộ những người biểu tình đã cho biết.

Thông thường thì những cuộc biểu tình như vậy chỉ kết thúc trong vòng vài ngày.

Cuộc biểu tình tại khu vực đông bắc trung tâm Sài Gòn đã được quan sát rất kỹ lưỡng bởi công an sắc phục lẫn công an chìm trên một con đường bận rộn, nơi có một nhà thờ và các cửa tiệm sửa xe gắn máy và bán gạch lát sàn nhà và những mặt hàng khác.

Công an đã lịch sự yêu cầu một phóng viên hãng thông tấn Reuters rời khỏi khu vực.

"Nhà nước cho biết rằng những người (biểu tình) này đang làm điều không tốt và anh nên rời khỏi đây.", một công an sắc phục nói bằng Anh ngữ.

Vấn đề tái trưng dụng đất đai và các cuộc biểu tình rất tế nhị, đủ để không được tường thuật đều đặn trên báo chí truyền thông Việt Nam, tất cả đều do nhà nước điều hành.

Nhưng một bài báo trên trang nhất của báo Công an Tp. HCM hôm qua cho biết cơ quan Thanh tra Nhà nước đã gởi thông báo đến các cán bộ viên chức tại thành phố vùng tây bắc Hải Phòng và 10 tỉnh thành "để giải quyết tình trạng người dân tụ tập thành những nhóm đông đảo tại Hà Nội" và để ngăn ngừa những cuộc tụ tập như vậy xảy ra.

Bài báo này nói rằng các cán bộ tỉnh "cần phải chủ động trong việc gởi các cán bộ thẩm quyền đến để hợp tác với các cơ quan cấp trung ương để nhận và yêu cầu người dân trở về địa phương để giải quyết." Một nữ phát ngôn viên của Việt Tân, một đảng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại VN, và đặt bản doanh tại Hoa Kỳ, đã viết trong một điện thư cho biết rằng tổ chức này đã từng ủng hộ các cuộc biểu tình của nông dân trước đây.

"Chúng tôi giúp họ trong việc sắp xếp tổ chức, trên căn bản thì họ là những kẻ vô gia cư khi họ lên Hà Nội và Sài Gòn vì họ không có tiền bạc. Nhiều người trong họ bị mù chữ cho nên chúng tôi giúp họ luôn việc hướng dẫn các thủ tục. Người nữ phát ngôn viên này cũng cho biết là khoảng từ 800 đến 1000 người đã tham dự vào cuộc biểu tình tại Tp. HCM và có người đã bị bắt.



Vietnamese peasants protest over land policy, graft
Wednesday, July 11 2007 19:38 (IST)

HO CHI MINH CITY, July 11 (Reuters) Scores of peasant farmers have protested for three weeks outside a Vietnamese government building over land appropriation for development, one of the longest-running demonstrations of its kind in Vietnam.

Some protesters accuse provincial officials of corruptly taking money from developers riding a boom in an economy that is one of the world's fastest-growing after China, but which is also showing signs of widening the gap between rich and poor.

For the past decade, small landowners from the provinces have gone to the main urban centres of Ho Chi Minh City and the capital, Hanoi, complaining that the communist-run government had failed to pay them adequate compensation for their land.

A report by the Mekong Economics consultancy said a ''concern is that a significant elite class in urban and some rural areas has emerged.

''Most Vietnamese want to be wealthy, and this is certainly not a crime,'' it said. ''But if wealth often comes or is perceived to often come from networks of patronage and corruption, that can lead to social instability.'' Demonstrations take place under police scrutiny and have been mostly peaceful, although there was one reported case of self-immolation by an elderly woman in Hanoi in 2005.

For the past week, groups of demonstrators have camped out in a park in Hanoi as the Communist Party Central Committee held a plenary session on administrative reforms. Next week, the newly elected National Assembly opens an inaugural session.

One woman demonstrator, Huynh Thi Trong from the far southern province of Ben Tre, said her dispute was with local council officials she accused of taking her 15,000 square metres of land.

NO SETTLEMENT ''I have sent petitions but there have been no invitations to settle this matter, so I came to Hanoi,'' Trong wrote in documents to officials, copies of which she handed out in the park.

In Ho Chi Minh City, farmers sat or lay in 32 degree Celsius (90 F) heat and humidity under red, white and blue tarpaulin sheets strung up at the door of a National Assembly office.

The protesters, from seven provinces, have tied a row of red and gold-starred Vietnamese flags, red and white banners and a portrait of independence leader Ho Chi Minh along a fence in front of the building. They began their protest three weeks ago on June 22, a spokeswoman for Viet Tan, an overseas Vietnamese organisation backing them said.

Usually such protests last only a few days days.

The demonstration northwest of central Saigon was closely monitored by uniformed and plainclothes police on a busy street that has a church and shops repairing motorbikes and selling floor tiles and other goods.

Police politely asked a Reuters reporter to leave the scene.

''The government says what these people are doing is not good and you should leave,'' a uniformed policeman said in English.

The issue of re-appropriation of land and the demonstrations is sensitive enough that it is not routinely reported in Vietnamese media, which are all state-run.

But a front-page article yesterday in the Ho Chi Minh City Police newspaper said the Government Inspectorate had sent notices to officials in the north-eastern city of Haiphong and 10 provinces ''on settling with the situation of people gathered in large groups in Hanoi'' and to prevent such gatherings.

It said the provincial officials ''needed to be proactive in sending authorised officials to coordinate with central-level organs to receive and ask people to come back to their locality for settlement.'' The spokeswoman for Viet Tan, the US-based party that is outlawed in Vietnam, wrote in an e-mail that the group had given support to peasant demonstrators in the past.

''We help them on the logistics, they are basically homeless when they go to Hanoi and Saigon because they have no money,'' she said. ''Many of these farmers are illiterate so we help them with procedures as well.'' She said between 800 and 1,000 people had taken part in the Ho Chi Minh City demonstration and some had been arrested.

Reuters KK RS1824

Hãy mở lòng ra

Ai có nghe bài hát Miền Trung Mùa Mưa của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chắc cũng xót lòng cho miền Trung gió cát.”… miền Trung mùa mưa, ai có về miền Trung mùa mưa, cơn mưa như bất tận…” nhưng bây chừ miền Trung lại nắng cháy da người, mà mưa lại đang trút xuống miền Nam, cái vòng quay của thời tiết có lẽ chẳng ai chú ý làm gì nếu mấy mươi ngày qua, không có nhiều đoàn người từ nơi nơi kéo về nằm la liệt trong cảnh màn trời chiếu đất, ăn không đủ no,mái không có che dứoi thời tiết mưa rồi lại nắng. Người dân quê khắp mọi miền chẳng khi nào rời khỏi lũy tre làng, thế mà hôm nay, hơn hai chục ngày rồi phải bỏ con trâu, cái cày, lũy tre, bụi mía lên tận Sài gòn, dầm mưa dãi nắng, nông nỗi là vì đâu?


Những ngày gần đây, báo đài khắp nước đưa tin ông chủ tịch công du sang Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, nghĩ cũng mừng thầm cho giới lao động, vì chính người viết bài nầy cũng là người lao động chân tay, số phận sinh ra là để làm thuê, gánh mướn thì có việc để mà làm kiếm ăn, là quí lắm rồi, chẳng cứ ông Tây, bà Tàu nào cả, miễn kiếm được cái ăn hơi dễ hơn chút đĩnh là tốt lắm rồi. Cũng nghe được qua các hệ thống thông tin cả trong và ngoài nước về những lời được cho là "mộc mạc" của ông chủ tịch nước “người miền Nam” "Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người". Câu nói rất hay và phù hợp với những công ước mà quốc tế dày công chắt lọc để ban ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho bất cứ ai được mang trên mình hai chữ CON NGƯỜI.

Thế nhưng, những ngày nầy,và những ngày từ mấy mươi năm trước,có những người bị kẻ khác tước đoạt cái quyền được sống làm con người, vì sở hữu hợp pháp của họ chỉ sau một chỉ thị, một quyết định, đã không cánh mà bay… về tay người khác, mà những người ấy là ai? Là cán bộ, là “đầy tớ của nhân dân” là những đảng viên cộng sản ở nhiều cấp. Và chuyện không chỉ xảy ra ở một hay vài thôn, xóm, phường xã, mà trên diện rộng cả nước, đâu đâu cũng có. Người cộng sản chọn giai cấp công nông là đội ngũ tiên phong của mình, thì cũng chính người sản hình thành thêm một giai cấp nữa từ trong giới công nông nầy trong quá trình điều hành xã hội. Giai cấp hơn cả vô sản, đó là dân oan. Hôm qua, hôm từ nhiều chục năm trước, họ là nông dân, là công nhân, thì hôm nay, họ được chuyển từ vị trí đó tới vị trí không còn nhà đất ruộng vườn, không còn công ăn việc làm trong cơ xưởng, ra lăn lóc khắp nơi trên quê hương để đi khiếu kiện, ôi cái số phận của con ve, cái kiến.

Sống ở trên đời ai cũng có những ước mơ, rằng ngày mai sẽ hơn được hôm nay, chẳng ai nghĩ tới cái trong tầm tay mình chỉ ngủ một đêm không mơ mộng mà sáng ra trắng tay, khi mình không đỏ đen, cờ bạc chỉ cui cút làm ăn, chẳng thiên tai bão gió để thành đồng không nhà trống, mà chỉ vì các chỉ thị của “đầy tớ mình”. Vậy thì cái quyền ông chủ ở đâu? Người Việt có câu “vắng chủ nhà thì gà bươi bếp”. Không hề vắng chủ nhà, chủ nhà còn gần tám chục triệu đang sống trên lãnh thổ nầy, chỉ trừ ra hơn sáu triệu “đầy tớ” là người lãnh lương từ "quí ông chủ”. Nhưng, có mặt đó mà thiếu cái quyền làm chủ nên phải ra đường, phải lăn lóc, có kẻ phải vào tù chỉ vì trưng ra những bằng cớ rằng, chính mình là “ông chủ” thật là tội nghiệp.

Rồi lại phải thêm một lần “đồng bào hãy về nước để chứng kiến những thành quả mà đảng đã làm được cho dân cho nước”, “đồng bào mình “thiếu thông tin” trong nước nên không hiểu và thông cảm cho chính quyền”. Nếu mà phải về nước để thấy sự phát triển mỗi ngày một đông, thời gian tăng lên cũng là tỷ lệ thuận với số địa phương, số đầu người đang lăn lóc trên đường phố Sài gòn, trước nhà văn phòng Quốc hội II, vì “trắng tay một cách oan ức” để mà thông cảm cho chính quyền đã có những kẻ nhân danh làm cho dân không còn sống nỗi, thì sự “thông cảm” ấy đồng nghĩa với cái gì? Theo thông tin nhà nước tận bên nước Mỹ xa xôi tường thuật về thì có tới cả ngàn người dự buổi tiệc trong niềm hân hoan khôn xiết cùng Chủ tịch; có người vừa chạy vừa thở hỗn hễn mới kịp dự như ông Nguyễn Cao Kỳ, sau đoạn đường dài nửa vòng trái đất. Thời đại thông tin toàn cầu quả có khác, thế mà chỉ cách nhau có vài trăm mét đường, chỉ trong nội hạt, mấy mưoi ngày sau, các “chủ nhân ông” không hề được truyền thông của chính mình nói giúp, viết giúp cho một lời, một chữ? Lại phải biết thông qua bọn đài báo nước ngoài nó thông tin, rằng có một phóng viên báo Việt nam, chụp hình tại hiện trường sau hơn hai chục ngày trôi qua thì bị ai đó, sử dụng chiếc gắn máy mang biển số 52U 46702 chơi anh ta bằng miếng võ biền, tới phù mõ và máu me lai láng, và cũng xin nói rằng chiếc xe bị giữ bởi dân oan, sau khi kẻ gây án tháo chạy "bỏ của chạy lấy người” không hề được báo ta đăng cho một chữ, dù chỉ là trang phụ, hay kề bên những vụ “bắt quả tang vũ trường…” hay "đổi tình lấy điểm" hoặc vụ "giật dây chuyền…” Máu của người phóng viên ấy là “máu của máu Việt Nam” đang đổ ra trên quê hương anh ta trong thời im tiếng súng, giữa thanh thiên bạch nhựt, giữa đám đông người, và giữa một trung tâm "kinh tế,VĂN HÓA của cả nước" và không chỉ riêng người phóng viên ấy, những dân oan nằm lăn lóc vỉa hè, ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt vì mưa mùa nhiệt đới, bữa đói bữa no vì không có đủ tiền, ngay cả lòng từ tâm của những con người cám cảnh cũng bị ngăn chặn, chỉ là hộp cơm, gói mì, mà có kẻ còn dã tâm ngăn chặn, tất cả họ, dù hôm nay đang trôi sông, lạc chợ thì máu ấy cũng là "máu của máu Việt Nam”.


Tôi đang sống chung với đồng bào tôi trên đất nước nầy, có lẽ chẳng cần nói ra thì đồng bào tôi cũng hiểu tôi chẳng có gì để gửi tặng đồng bào còn đang khốn khó trên bước đường khiếu kiện,người dân oan có nỗi khó của riêng họ, là mất nhà mất ruộng, vật vả nắng mưa, kêu không thấu “bề trên”. Cá nhân tôi, cũng như một số anh em khác, có cái khó của riêng mình vì nhiều tháng năm gióng tiếng nói lên cái hiện trạng tương tự. Nhưng, lại có chung một cái khó là chỗ sống luôn bị những kẻ “của dân, do dân và vì dân” làm ra nông nỗi. Tôi cũng chẳng dám nhân danh ai, mà chỉ dám nhân danh cá nhân mình,hiến tặng cho đồng bào tôi đang oan ức vài dòng kêu gọi, gửi tới bất cứ ai dù chỉ còn trong người chút “máu của máu Việt Nam” và ở bất cứ nơi cùng trời cuối đất nào trên trái đất nầy. Từ những vị là chủ chăn hay tín đồ của Thiên Chúa. Từ những vị dày công đạo hạnh tu hành trong các chùa chiền của Đức Phật, những ai dù không mang trong mình một đạo giáo nào thì cũng mang trong mình đạo lý làm người, hãy mở rộng lòng ra giúp đỡ người dân oan trong ngày tháng vật vả với thời gian, với thời tiết, chén cơm, tấm che, gói mì hay lon nước, dù gì họ cũng là những con người mà hôm nay bất hạnh. Và cũng kêu gọi tất cả những ai, có chút quyền hành trong xã hội hôm nay, dù to, dù nhỏ, thì miếng ăn để sống là cái thời khóa biểu ba lần một ngày, hay chuyện sinh hoạt cá nhân, như vệ sinh, như tắm giặt, hãy mỡ rộng lòng ra cho đồng bào được nhờ cậy, dù chỉ một chút thôi, để chén cơm tới đúng người cần, viên thuốc tới tay người bệnh, và tấm lòng tới với tấm lòng. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, hay lá lành đùm lá rách, và hôm nay, thực tế lá rách đùm lá nát mà vẫn chưa xong.

Mọi âm mưu ngăn chặn miếng cơm cho người đang đói, viên thuốc cho người đang bịnh, vì bất cứ một thứ quyền hành, chức trách gì đều là phi nhân. Và, những người tự hào rằng mình là giới cầm bút, phản ánh hiện thực xã hội, bức tranh xã hội luôn có mãng tối và mãng sáng của gam màu. Anh đang cúi xuống trang giấy viết gì? Chị đang trước hệ thống phát thanh nói gì? Mà không viết, không nói cho đồng bào một câu, một chữ. Biết đâu rằng, một mai, tôi, anh và chúng ta, ai cũng có thể rơi vào hoàn cảnh dân oan như họ hôm nay, vì mất đất, mất nhà, mất việc, và mất tiếng nói. (Riêng trường hợp anh phóng viên nói ở trên thì mất cả máu).

Thì hôm nay, ngay bây giờ, còn có thể được, hãy mở lòng ra làm tất cả những gì cho đồng bào mình, những kẻ còn đang bất hạnh, để họ được là những con người, được ăn, được nói, và được sống làm một con người ngay chính quê hương thân yêu của họ. Chẳng có ai xúi giục được họ phải bỏ tất cả để lên tận Sài gòn từ những miền quê xa xôi, mà trong túi không nhiều hơn trăm bạc, không ai xúi được họ quên sinh mạng mình để một mình trước mưa gió của trời vào bão táp của đời. Đừng đổ trắc cho ai cả, mà chỉ hỏi lại chính mình đã mở rộng lòng với những người mình gọi là đồng bào ấy. Vì đâu nông nỗi hôm nay? Hãy dang rộng tay, mở rộng lòng khi còn làm được, để chỉ cần không thẹn với lương tâm, không thẹn với lời cửa miệng, và chắc rằng không thẹn với con cháu mai sau.

Xin mạn phép với danh nghĩa một cá nhân nhỏ bé trước đồng loại, đồng bào, thiết tha nói lên lời kêu gọi tới mọi con người, không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp, giống nòi, ai có thể giúp được gì cho những số phận hẩm hiu ấy thì hãy nhanh tay, nhanh chân và nhanh miệng phổ biến, với ước mơ dù không chu toàn thì chính họ đang cần được vài bữa trong ngày, để sống. Để kết thúc chút lời quê nầy xin được trích lời ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “sống trên đời để làm gì? Là để thương yêu nhau!”.

Du Lam

Đọc Báo VẸM 15

Bao giờ Hà Nội biết xin lỗi?

Nguyễn Văn Trần

Người Pháp có tiếng là người “xin lỗi” nhiều nhất và dễ dàng nhất. Một cách tự nhiên như họ thở mà không cần ý thức. Thậm chí, khi họ vì vô ý đi xô vào cột đèn, cũng vội vàng xin lỗi “ông bà cột đèn” rồi mới đi nữa. Vì vậy, có khi tiếng “xin lỗi” bị lạm dụng một cách thái quá nên đã làm mất đi ý nghĩa nghiêm chỉnh của nó là biểu lộ một thái độ, một cung cách lịch sự.

“đảng không bao giờ sai lầm”

“Xin lỗi” không phải để chuộc lỗi, làm cho lỗi lầm vi phạm sẽ mất đi, mà “xin lỗi” là để phân biệt giữa điều sai trái, lỗi lầm và sự đúng đắn, lẽ phải. Khi biết tỏ ra tôn trọng Thiên đàng thì phải lấy Địa ngục làm tiêu chuẩn qui chiếu. “Xin lỗi” chỉ để xác định giá trị của lẽ phải. Đó là cách ứng xử trong giao tiếp của những người văn minh.

Nhưng ngày nay, vẫn còn một vài nước mà nhà cầm quyền không biết “xin lỗi”. Phải chăng ở đó không có nền “văn minh xin lỗỉ”? Hay vì con người vẫn còn sống trong một thời đại chưa có gì lấy làm chắc chắn? Một giai đoạn mà tương lai chưa định hình, viễn tưởng còn mờ mịt, chân trời hãy còn sương mù dày đặc? Nên phải trái, đạo đức và tội ác chưa được phân ngôi?

Thời đại “xin lỗi”

Thế giới ngày nay đang sống trong nền văn minh “xin lỗỉ”. Không biết nói lời “xin lỗi” đồng nghĩa với thiếu văn minh. Một dân tộc thiếu văn minh thì chỗ đứng của dân tộc ấy là ở bên lề của cộng đồng thế giới.

Ở Tây phương, khi một khủng hoảng xã hội, hoặc một vấn đề tai tiếng như lạm quyền, tham nhũng, vi phạm đạo đức xã hội xảy ra, thì lập tức những người trong bộ máy cầm quyền lên tiếng “xin lỗi”, “hối hận”, “lấy làm tiếc” và rất nhiều trường hợp tự xin từ chức. Những tiếng xin lỗi công khai chánh thức như vậy làm nảy sanh những hi vọng cho mọi người. Nạn nhân của những vi phạm, sai trái thường đòi hỏi không chỉ công lý phải được tôn trọng, mà họ còn đòi hỏi người làm lỗi phải biết sám hối nữa. Và các nhà báo liên hệ cũng đính chính và xin lỗi về những thông tin sai lạc của mình đã loan tải.

Điều này cũng hãy còn mới lạ đối với chính giới Tây phương. Thật thế. Trước kia, khi những điều không hay xảy ra, những nhân vật chính giới thường có thói quen giấu diếm. Như lẽ ra họ phải nói thật điều họ nghĩ, họ phải đánh giá đúng sự việc mà dư luận qui cho họ trách nhiệm, thì họ lại tìm cách đính chính: “Chuyện đó đâu có”. Về sau, khi thấy không có thể đính chính được nữa, thì họ tìm cách làm giảm tầm quan trọng của sự việc: “Phải, chuyện đó có xảy ra, nhưng nào phải nghiêm trọng như mọi người tưởng”. Về sau nữa, khi tầm quan trọng đã quá hiển nhiên, thì họ phải thừa nhận: “Đúng việc đó đã xảy ra và nghiêm trọng thật. Nhưng chuyện đã qua rồi. Tại sao giờ đây lại còn khơi lại làm gì nữa?”.

Cách ứng xử theo phản ứng trên đây hãy còn khá phổ biến. Nhưng ở những nước dân chủ Tây phương,
những người cầm quyền đều tôn trọng và đề cao sự trong sáng. Song song, báo chí tự do và dư luận xã hội không để cho họ yên nếu họ cố tình hành xử không đúng mức, trốn tránh trách nhiệm.

Trước áp lực thế giới, vào cuối thập niên 90, chánh phủ Úc, người da trắng, mới chịu công khai « không chối cải » tội diệt chủng của họ đã gây ra đối với thổ dân nguyên là chủ nhơn thật sự của quốc đảo này trước khi người da trắng đến. Nhưng chánh phủ Úc vẫn tìm cách khước từ nhắc lại sự việc đen tối ấy vì cho rằng chỉ đè nặng thêm quá khứ.

Giáo hoàng Jhon Paul II, trong năm thánh 2000, đã xin lỗi người Ả Rập Hồi giáo trong những vụ chiến tranh xảy ra giữa hai tôn giáo. Lập tức, giáo hoàng Benedict XVI, lúc bấy giờ còn là Hồng y, lên tiếng phản ứng cho rằng “Giáo hội Vatican không bao giờ sai lầm”. Không có vấn đề xin lỗi! (Sau này, ở ngôi vị Giáo Hoàng, ông đã phải công khai lên tiếng “lấy làm tiếc” về những lời do ông phát biểu đụng chạm đến Hồi giáo).

Trong gần đây, ông Kwasniewski, khi là tổng thống Ba-lan (1995-2005) đã lên tiếng xin lỗi thay cho đồng bào của ông đã can dự trong một số vụ sát hại người Do thái trong thế chiến thứ 2.

Thật ra, những xin lỗi công khai, chánh thức không phải là cách đáp ứng phổ quát đối với những vụ “vi phạm chánh trị”. Người ta cho rằng “xin lỗi công khai, chính thức” chỉ là đặc thù văn-hóa chánh-trị Hoa Kỳ nhiều hơn.

Ông Tony Blair, Thủ tướng nước Anh, tỏ ra nhiệt thành với văn hóa nầy, một phần vì ông là người có tiếng là ngoan đạo, và mặt khác, ông muốn là người tiêu biểu cho đạo đức trong chính trị nước Anh ngày nay. Ông Blair là chính khách cùng thế hệ với Bill Clinton, Al Gore, G.Bush, và nhiều người khác nữa được đào tạo do cuộc cách mạng giáo dục của những năm 1960 ở Tây phương.

Đối với những nhà chánh trị nầy, điều quan trọng là sự biểu lộ những cảm xúc nhân ái trước những đau đớn của kẻ khác do sự sai trái, lỗi lầm của chánh quyền của họ gây ra. Ông Bush khi nhìn thấy những bức ảnh chụp người Iraq bị lính Mỹ tra tấn, đối xử thô bạo, đã cảm thấy đau đớn. Và đã thốt lên tiếng “lấy làm tiếc”!

Ở Pháp, vào cuối năm trước đây, chính phủ đã công khai nhìn nhận sự hư hỏng của nền tư pháp trong vụ án Outreau. Ngày 01/12/2006, Tòa phá án Paris tuyên bố trắng án cho 6 bị cáo cuối cùng, trong số 13 trên 17 bị cáo được trắng án. Tất cả đều bị tạm giam giữ kéo dài, có người đến hơn 3 năm. Có người đã chết trong tù. Liền một giờ sau, Tổng trưởng tư pháp tuyên bố: “hứa tìm những lỗi lầm và thiếu sót nghiệp vụ”.

Thi hành lệnh của tổng thống, ông long trọng xin lỗi những người bị án oan và gia đình do sự thiếu nghiêm túc của cơ quan tư pháp, vừa công bố sự cảm súc của chánh phủ trước những gia đình tan nát vì sự sai trái lớn lao nầy .

Tiếp theo, ông De Villepin, Thủ tướng chánh phủ, sẽ tiếp kiến nạn nhân và gia đình để một lần nữa chánh phủ long trọng xin lỗi.

Nhận lỗi và sửa sai không chỉ bằng những lời công khai xin lỗi, chánh thức, những cuộc tiếp kiến long trọng, mà chính phủ bồi thường những thiệt hại về vật chất cho gia đình nạn nhân: 120.000 euros cho mỗi nạn nhân, thêm 4.000 euros cho mỗi tháng bị giam.

Dù có sửa sai về mặt danh dự và thiệt hại về quyền lợi vật chất cho nạn nhân, vụ án Outreau vẫn biểu hiện một vết đen to lớn cho ngành tư pháp của một nước có truyền thống lâu đời về dân chủ và nhơn quyền như nước Pháp.


Cai trị độc tài và sự dễ dạy của dân chúng

Người cộng sản Hà Nội vẫn thường nói lấy được rằng “đảng không bao giờ sai lầm”, chỉ có cán bộ thừa hành sai lầm mà thôi!

Theo biện chứng, chính trị là nhằm dạt mục tiêu. Mà mục tiêu thì phụ thuộc vào quyền lợi của đảng theo một thời điểm nhất định. Chấp hành sự lãnh đạo của đảng để đạt mục tiêu, đó là đạo-đức cách mạng. Như vậy đảng không bao giờ có sai lầm nên không có vấn đề “xin lỗi”.

Staline cũng như Hồ Chí Minh giải thích rõ về những điều mà chúng ta quen gọi đó là sai trái: “Muốn uốn một cái que cong thành ngay, phải bẻ cong cái que qua phía bên kia thái quá đi một chút rồi buông ra thì cái que sẽ ngay thẳng”. “Thái quá” là cần thiết để có cái que ngay. (Vì sự cần thiết này mà trong hơn 70 năm cầm quyền, cộng sản đã sát hại hơn 100 triệu nhân dân dưới chế độ của họ). Vì chỉ nhằm mục tiêu mà người cộng sản không thấy sự đổ nát, chết chóc, do “thái quá” gây ra là sai trái, hư hỏng nên không có vấn đề xin lỗi. Từ đó, phải nói là cộng sản không có văn hóa. Cho nên văn minh xin lỗi phải vắng bóng trong các chế độ cộng sản!

Đảng cộng sản và nhà nước Hà Nội không biết nói lời xin lỗi về những tội lỗi đối với nhân dân Việt Nam do họ gây ra, nhưng về phía nhân dân, cũng chưa xuất hiện một phong trào quần chúng mạnh mẽ đứng lên đòi hỏi công lý.

Người ta cho rằng người Việt Nam, cả những dân tộc khác ở Á châu nói chung, có truyền thống dễ dạy, dễ bảo, đến độ vui vẻ chấp nhận sự an phận. Người phương Tây cho đó là kết quả của nền giáo dục theo Khổng giáo. Sự ngoan ngoản , lễ phép, trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, họ hàng dẫn đến sự kính trọng tuân phục răm rắp người cầm quyền, hoặc thái độ ứng xử thường tìm cách thích nghi với mọi biến chuyển xã hội. (Nhưng ông Khổng dạy “vâng lời” thì liền đó, ổng dạy thêm “Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con = Quân quân, thần thần, …).

Ở Tàu, vụ đàn áp đẩm máu ở Thiên An Môn vào mùa xuân năm 1989, ở Nam Hàn, vụ đàn áp ở Kwangju năm 1980, rồi cả hai vụ cũng được mọi người bỏ qua và quên đi.

Hai vụ thảm sát này đều xảy ra dưới hai chế độ cùng độc tài, tuy có khác về cơ bản, được xử lý cũng không giống nhau.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh không đưa ra lời xin lỗi nhân dân về vụ Thiên An Môn. Trái lại, ở Nam Hàn, sự thật ở Kwangju chỉ mới được chính quyền nhìn nhận từ khi chế độ ở Hán Thành được dân chủ hóa năm 1982. Các tướng làm đảo chánh, Chun Tohwan và Roh Tae woo, đã ban hành thiết quân lực vào lúc vụ thảm sát xảy ra, sau đó họ lần lượt đều trở thành tổng thống, đã bị đưa ra tòa án xét xử vào năm 1986 với những bản án rất nặng, về tội tham nhũng, hối lộ, và về trách nhiệm trong vụ thảm sát Kwangju.

Người Nam Hàn nói nhân dân Nam Hàn không quên tội ác do nhà cầm quyền gây ra, nhưng họ phải biết nhẫn nại vì quyền lợi của đất nước mà thôi.

Ở Đài Loan, khi Tưởng giới thạch chạy ra đảo, lập chính quyền cai trị, thì người Đài Loan nổi lên chống lại sự đô hộ. Một cuộc thảm sát dân bản xứ đã làm thiệt mạng đến 30.000 người. Tội ác nầy được giữ im lặng đến năm 1992, chánh quyền Lý Tăng Hụi mới mở lại hồ sơ đen nầy để phục hồi tính chính thống cho chế độ.

Năm 1977, Đặng Tiểu Bình để ra gần một năm để bạch hóa vụ thảm sát sau triều đại Mao Trạch Đông và lên án vụ đàn áp ấy là đẫm máu. Nhưng đây, thực chất, chỉ là một thủ đoạn chánh trị để nâng cao uy tín cầm quyền của Đặng mà thôi.

Đặng Tiểu Bình đã thanh thỏa trách nhiệm của chế độ trong ba thập niên đã làm cho nước Tàu hủy hoại hàng nhiều chục triệu sinh mạng bởi những cuộc hành quyết, bạo hành nhà nước, nạn đói và bạo loạn có tổ chức do trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp.

Những vụ tàn sát to lớn ở Trung Quốc đã không được nhắc đến, không được đưa ra ánh sáng nếu nói đó là do tinh thần thuần phục chính quyền theo giáo dục Khổng giáo, thì vụ Tây tạng bị thôn tính năm 1950, bị đàn áp đẫm máu khi họ nổi lên chống lại trong năm 1959 và làm cho Đức Dalai Lama phải lưu vong qua Ấn Độ, lại cũng không được dân Tàu lương thiện và thế giới lúc bấy giờ lên tiếng bênh vực lẽ phải?

Học trò nhỏ của đảng cộng sản Tàu - đảng cộng sản Hà Nội, tỏ ra rất thuộc bài nên cho đến ngày nay. Hà Nội chưa hề biết mở lời xin lỗi về những tội ác do đảng gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Khác với thực dân Pháp ngày trước, giặc Pháp là ngoại bang gây nên tội ác với nhân dân Việt Nam, c2n đảng cộng sản Việt Nam tàn sát chính đồng bào của mình.

Từ vụ cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1953, vụ cải tạo công thương nghiệp, vụ Nhân văn-Giai phẩm, vụ xét lại chống đảng, Hà Nội đã giết hại hàng triệu nhân mạng một cách oan uổng, gia đình tan nát, tài sản, sự nghiệp tiêu tan… Vụ thảm sát Mậu thân ở Huế 1968, hàng ngàn người bị giết hại. Sau 30/04/75, bằng chính sách đưa tất cả những người liên quan đến chế độ Sài Gòn, dù chỉ là những nhân viên hành chính, dân sự, đi học tập cải tạo, kinh tế mới, rồi đánh tư sản mại bản, bán bãi thu vàng, đảng cộng sản Hà nội tiếp tục giết hại hàng triệu sinh mạng nhân dân vô tội của miền Nam chỉ nhằm thực hiện chuyên chính vô sản.

Ngày nay, sau 32 năm cai trị cả nước, Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp các tôn giáo, những người có chính kiến khác, cướp giựt ruộng đất, trấn lột tài sản, nhà cửa của nhân dân, rút ruột công quỹ cho vào túi riêng…

Bất mãn cùng cực, dân chúng hàng nhiều trăm người tập hợp lại ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) để kêu oan. Ngày nay, hàng ngàn người từ các tỉnh kéo về Sài Gòn, trước trụ sở Quốc Hội 2, để khiếu nại những oan khiên và ở luôn tại đó để chờ đợi giải quyết, bị công an đến giải tán thô bạo.

Trên khắp cả nước, từ Hà Nội đến Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mâu, ... ở đâu cũng nghe những tiếng kêu oan về nhà đất, ruộng vườn, hoặc bị cướp đoạt ngang ngược, hoặc bị tịch thu, trưng thu mà khoản bồi thường quá thấp so với giá chánh thức. Thậm chí, chùa chiền thuộc hệ thống nhà nước cũng bị tịch thu để chiếm đất. Tu sĩ bị đuổi ra khỏi chùa.

Trước những cảnh đàn áp, trù dập nhân dân như vậy, đảng cộng sản vẫn không có một lời xin lỗi nhân dân vì đảng vẫn cho rằng “đảng không bao giờ sai trái”?

Bao giờ Hà nội biết xin lỗi?

Ở Trung Quốc và Việt Nam, vì cùng một thể chế độc tài đảng trị, nên điều hiển nhiên là giữa nhà cầm quyền và nhân dân, có một khoảng cách rộng lớn. Trong khoảng cách đó, nhân dân trở thành kẻ thù của nhà cầm quyền. Khoảng cách này hoàn toàn không do tính đặc thù văn hóa Á châu tạo ra, mà do bản chất chế độ độc tài toàn trị tạo ra. Những người trẻ tuổi của Trung Quốc và Việt nam ngày nay, nhờ có mặt ở các nước dân chủ Tây phương, đã bắt đầu nhìn thấy đặc tính mối quan hệ thật sự, tự nhiên, giữa chính quyền và dân chúng phải như thế nào để đất nước có được sự hợp tác hài hòa giữa toàn dân và nhà nước, do đó - mới thật sự là đại biểu chủ quyền quốc gia.

Đối với thế hệ lớn lên trong môi trường giáo dục và văn hóa biết cải thiện thân phận con người, biết tôn trọng nhân phẩm con người, thì khi ta thốt lên lời “xin lỗi”, trước nhất, là để cho người xin lỗi cảm thấy chính mình được dễ chịu, được nhẹ nhõm, được thanh thản tâm hồn. Nạn nhân đồng thời, cũng được cảm nhận một sự dễ chịu tương tợ.

Xin lỗi là giúp người biết xin lỗi lần lược đạt được ba mục tiêu, trên ba tầng khác nhau: xin lỗi là để tỏ ra mình là người lương thiện, biết làm điều lương thiện, và tự cảm thấy tâm hồn an lạc.

Trong giáo dục, người ta dạy trẻ con xin lỗi bằng cách người dạy thường dùng tiếng xin lỗi với trẻ con để nhằm hai mục tiêu : thừa nhận sự có lỗi và giãi tỏa lỗi lầm ở người làm lỗi.

Thế tại sao ở Việt nam, người dân vẫn chưa nghe được tiếng xin lỗi của đảng cộng sản và nhà nước? Phải chăng vì đó là những người lúc nhỏ đã không đi học, lớn lên làm cộng sản cướp chính quyền và cầm quyền nên vẫn chưa học được tiếng xin lỗi như những trẻ con ở các nước văn minh phương Tây?

Cho nên, có lẽ ở Việt nam, nhà cầm quyền sẽ biết xin lỗi chỉ khi nào chế độ Hà Nội hiện tại được chuyển hóa dân chủ như trường hợp Hàn quốc ngày nay mà thôi! Mà muốn chuyển hóa dân chủ thì Hà Nội phải sớm tách mình ra khỏi tình trạng lệ thuộc Tung Quốc và long trọng xin lỗi trước toàn dân về những tội ác đã làm .

Một chính quyền biết nói tiếng xin lỗi với nhân dân mới đúng là chính quyền của dân và vì dân!

Nhiễu điều đâu có phủ gì giá gương

Phạm Phú Thiên

Cuộc biểu tình bất bạo động của đồng bào các tỉnh Tiền Giang, Long An, An Giang, Sóc Trăng - Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Quận 4, Sài Gòn trước Văn phòng 2 Quốc Hội tại Sài Gòn đã bước qua những ngày đầu của tuần lễ thứ tư.

Khẩu hiệu với những nội dung đả đảo bọn quan quyền tham nhũng

Cũng như những năm trước, đoàn biểu tình mang cờ, di ảnh Hồ Chí Minh, khẩu hiệu với những nội dung đả đảo bọn quan quyền tham nhũng trong đền bù giải tỏa nhà, ăn cướp đất của nhân dân chia cho cán bộ, chiếm đất làm Khu Công Nghiệp, ép giá, thậm chí trong biểu ngữ còn gọi đích danh các quan tham. Họ yêu cầu chính phủ cứu dân khỏi cảnh cơ hàn, khỏi cảnh bị chính quyền địa phương áp bức.

Nhìn đoàn người biểu tình xơ xác, hốc hác, phải vượt hàng trăm km (trừ quận 4 thuộc Sài Gòn).

Trong đó có những ông bà cụ phải trải qua cảnh màn trời chiếu đất, đội mưa, đội nắng, gối đất thấm sương, ngày đêm bên vệ đường Hoàng Văn Thụ - Hồ Văn Huê. Ba trăm đến bốn trăm người trong 50-60 túp lều được căng bằng nylon, bạt trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt, thiếu ăn, không chỗ vệ sinh. Người dân qua đường chỉ còn biết lắc đầu, chép miệng, chửi thề chế độ, muốn đem hết tấm lòng giúp đỡ đồng bào biểu tình cũng không được, chỉ còn cách kêu Trời, kêu Phật! Mà Trời Phật thì xa quá. Nhà thơ Tạ Ký có lý khi nói: “Phật thì xa, Chúa cao vút tầng không”.

Nhiều người, trước cảnh người dân biểu tình này, phải giậm chân, đấm ngực mà nói với lòng rằng sao mình hèn quá! Trí thức, sinh viên, học sinh, các đoàn thể tôn giáo ở đâu? Còn báo chí Việt Nam ở đâu thì ai cũng hiểu rồi!

Tiếp cận với đoàn biểu tình bằng cách nào? Im lặng hay phải nói lên, hay phải dấn thân? Còn nhiều phương pháp khác? Chẳng lẽ cứ để phong trào này phải mãi đắm chìm trong bóng đen của xã hội chủ nghĩa?

Về phía Đảng cộng sản (CS) và chính quyền thì họ đang lấy tịnh chế động, kéo dài thời gian với âm mưu làm nản lòng đoàn người biểu tình vì họ biết rằng họ không thể nào giải quyết được do đụng tới đường lối của tập đoàn Đảng cộng sản Hà Nội, chứ nào phải chính quyền địa phương.

Do vậy, họ chưa thẳng tay đàn áp dã man, lẽ khác họ cũng tiên liệu rằng đàn áp và cô lập không giới hạn thì đồng bào, họ cũng không sợ chết và chết là điều sẽ diễn ra.

Hiện nay, Đảng CS cũng đang dùng mọi cách để tìm manh mối của người tổ chức, nhằm mua chuộc hoặc thủ tiêu, hòng giết chết phong trào đấu tranh này. Nhưng qua nhiều năm, nhiều cuộc biểu tình, tình báo nhân dân của tập đoàn Đảng cộng sản Hà Nội hoàn toàn thất bại.

Có ai đó nghĩ ông K., ông T., hậu thuẫn cho những người thấp cổ bé miệng oan ức này. Tin đồn này là điều không có trong thực tế, vì với cộng sản Hà Nội: “Nhiễu điều đâu có phủ gì giá gương!”.

13 người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành tại Cao nguyên Trung phần bị nhà cầm quyền CSVN kết án tù nặng nề

BREAKING NEWS: Vietnam Jails 13 Montagnard House Church Christians
Sunday, 15 July 2007 By Stefan J. Bos, Chief International Correspondent BosNewsLife
Khánh Ðăng lược dịch

Nhà cầm quyền CSVN đã kết án 13 người dân tộc thiểu số Degar Montagnards, một sắc dân thiểu số chính tại vùng sôi động Cao nguyên Trung phần, với các bản án tù đến 15 năm, vì "là tín đồ Tin Lành của các Giáo hội tại gia" và vì có dính dấp đến những việc vận động cho quyền tự do tôn giáo, những người đại diện cho biết như vậy hôm 15/7.

Những người Tin Lành Degar Montagnard thường tụ họp trong các khu rừng Việt Nam (Degar Montagnard Christians often gather in the forrests and jungles of Vietnam. Via Open Doors)

Đứng đầu danh sách truy nã của cơ quan an ninh CSVN là các ông K'Pa Binh, 31 tuổi và K’Pa Cin, 42 tuổi, mỗi người bị tuyên án 15 năm tù hồi tháng trước tại một toà án ở tỉnh Gia Lai, vì sự liên hệ của họ với tổ chức Montagnard Foundation Incorporated (MFI), là một tổ chức đòi hỏi thêm quyền lợi cho những tín đồ Tin Lành mà đa số là người Degar Montagnards, và được "xử dụng điện thoại di động", một viên chức của tổ chức MFI cho biết. Chi tiết của những bản án hồi tháng 6 chỉ mới được tiết lộ vào cuối tuần này.

Ông Binh đã bị bắt hồi tháng 9 năm ngoái, theo một lệnh bắt giữ có liên quan đến việc ông ấy tham dự vào một cuộc biểu tình, được các nhà quan sát nhân quyền mô tả là "một cuộc biểu tình ôn hoà [ủng hộ dân chủ] trong mùa Phục sinh 2004". Ông Binh đã bị giam giữ tại trại tù T-20 ở trung tâm thành phố Pleiku. Vào ngày 1/6, các tội danh cáo buộc đã rõ ràng là bị thay đổi và ông Binh bị tuyên án 15 năm tù. Tổ chức MFI cho biết thêm, ông Cin, một đồng đạo cũng là một người hoạt động nhân quyền, đã bị giam giữ kể từ tháng 11 năm ngoái, cũng nhận chung một bản án.

Những tín đồ Tin Lành tại gia khác, hầu hết đang bị giam giữ từ năm ngoái trong trại tù khét tiếng T-20, bao gồm ông Rmah Ca, 35 tuổi, cư dân của làng Ploi Tao Ko, đã bị kết án 9 năm vì là một tín đồ Tin Lành tại gia. Ông Ca đã bị bắt hồi tháng 5 năm ngoái sau khi đã trốn thoát vào rừng hồi tháng 11/2004 để tránh bị bắt giữ.

Phát triển Kitô giáo
Ông Siu Blok, 54 tuổi, một tín đồ Tin Lành ở Ploi Breng, một làng của tỉnh Gia Lai đã bị kết án 8 năm tù vì "rao giảng và phát triển Ki tô giáo", và vì năng động trong sinh hoạt của Giáo hội tại gia. Người đồng đạo là ông Siu Ho, 28 tuổi, cư dân của làng Ploi Tao Ko cũng bị kết án đến 8 năm tù. Ông Siu Ho đã bị bắt hồi tháng 11/2006, sau hai năm lẩn trốn trong rừng để tránh bị bắt giữ vì các tội danh "liên quan đến các cuộc biểu tình ôn hoà và là tín đồ Tin Lành của các Giáo hội tại gia". MFI đã cho báo BosNewsLife biết như vậy.

Theo MFI, là tổ chức có những liên lạc thường xuyên với tín đồ Tin Lành tại Cao nguyên Trung phần cho biết thì hai ông Puih Alum, 57 tuổi, và Rcom Wit, cũng từ tỉnh Gia Lai, đã bị kết án đến 7 năm tù "vì là một tín đồ Tin Lành tại gia". Hai người Tin Lành Degar Montragnard khác, cũng từ tỉnh này, được biết qua các danh tánh như Ksor Phong, 35 tuổi, và Puih Hih, 32 tuổi, cả hai đã bị 6 năm tù vì các tội danh "là tín đồ Tin Lành tại gia", trong khi đó ông Hih cũng bị cáo buộc là ủng hộ tổ chức MFI.

Được biết là chỉ có một phụ nữ trong những người bị bắt, là bà Nai H’Ngat, 32 tuổi, cư dân của làng Kli Kia thuộc tỉnh Gia Lai, bị kết án 6 năm tù vì là một tín đồ Tin Lành tại gia và giúp đỡ những người tỵ nạn. Theo MFI thì bà Nai H’Ngat đã bị Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) "bó buộc" phải trở về Việt Nam ngày 20/7/2005 vì bà đã không thành công trong một cuộc phỏng vấn để được cấp quy chế tỵ nạn. "Rồi thì một năm sau đó vào ngày 15/6/2006 công an mật vụ đã bắt giữ bà ta". Nhưng cơ quan UNHCR chối bỏ rằng họ đã sai lầm và cho rằng tình trạng của người Degar Montagnards đã được cải thiện về một vài mặt.

Nhà nước Việt Nam
Cơ quan UNHCR đã nêu ra việc nhà nước CSVN "đã bảo đảm với các viên chức chính quyền Cambodia và UNHCR rằng những người Montagnards trở về sẽ được đối xử tốt và không là mục tiêu cho những sự trả thù và đối xử phân biệt".

Nhưng theo tổ chức MFI cho biết thì ít nhất 350 người Degar Montagnards, mà đa số là tín đồ Tin Lành, đã bị giam giữ trong các trại tù trên khắp Việt Nam. Chiến dịch đàn áp này liên quan đến việc họ theo đạo Tin Lành và sự ủng hộ của họ cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam trước đây.

Danh sách mới nhất về các tù nhân này do MFI đưa ra không có tên tuổi của ít nhất 3 tín đồ Tin Lành tại gia, là những người đã bị kết án trong 2 phiên toà vào ngày 1 và 3 tháng 6, nhưng MFI cho biết tổ chức này đang cố gắng thu thập những chi tiết này. Các viên chức nhà nước CSVN đã cáo buộc tổ chức MFI phát tán tuyên tuyền, và chối bỏ rằng họ không làm bất cứ điều sai trái nào. Nhà nước CSVN nói rằng họ chỉ ra tay đối với những người mà họ tin rằng gây nguy hại cho cái đất nước đang bị cai trị bởi cộng sản này.


BREAKING NEWS: Vietnam Jails 13 Montagnard House Church Christians
Sunday, 15 July 2007 (15 hours ago)
By Stefan J. Bos, Chief International Correspondent BosNewsLife

HANOI, VIETNAM (BosNewsLife)- Vietnam sentenced 13 Degar Montagnards, a major ethnic group in the country's volatile Central Highlands, to prison terms of up to 15 years for "being House Church Christians" and their involvement in religious rights campaigns, representatives said Sunday, July 15.

Topping the security forces most wanted list were K'Pa Binh, 31, and K’Pa Cin, 42, who received 15 years imprisonment each last month from a court in Gia Lai province for their involvement in the Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which demands more rights for the predominantly Christian Degar Montagnards, and for "possessing mobile phones," MFI officials said. Details of the June sentences only emerged this weekend.

Binh was detained in September last year on an arrest warrant related to his participation in what rights watchers described as "a peaceful [pro-democracy] demonstration of Easter 2004". He has been held at T-20 prison in the central town of Pleiku. On June 1, charges were apparently changed and he received the 15 years prison term. Fellow Christian and rights activist Cin, who was held since November last year in the same prison, received a similar sentence, MFI added.
Other house church Christians, most of whom are held since last year in the notorious T-20 prison, include Rmah Ca, 35, from the province's Ploi Tao Ko village, who received nine years for being an active House Church Christian, the group said. He was detained in May last year after fleeing to the jungles in November 2004 to avoid arrest.

SPREADING CHRISTIANITY
Siu Blok, 54, a Degar Montagnard Christian from Ploi Breng 1 village of Gia Lai province who was sentenced to eight years imprisonment "for preaching and spreading Christianity," and being active in a House Church, MFI told BosNewsLife. His fellow Christian, Siu Ho, 28, from Ploi Tao Ko village was also sentence to eight years imprisonment. He was detained in November 2006, following last two years of hiding in jungles to avoid arrest on charges of "involvement in a peaceful demonstrations and for being a House Church Christian," MFI said.

Puih Alum, 57, and Rcom Wit, who are also from Gia Lai province, were sentenced both to seven years imprisonment "for being a House Church Christian," said MFI, which has close contacts with Christians in the Central Highlands. Two other Degar Montragnard Christians from the province, identified as Ksor Phong, 35, and Puih Hih, 32, were both received six years on charges of "being a House Church Christian", while Hih was also accused of supporting the MFI, the group said.
The only known woman among those detained, Nai H’Ngat, 32, from Kli Kia village, of Gia Lai province was sentenced to six years imprisonment for being a house church Christian and helping refugees, MFI said. The group claimed H'Ngat the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) "forcibly" returned her to Vietnam on July 20, 2005, because she had failed her interview for refugee status.
"Subsequently one year later on June 15, 2006 Vietnamese security police arrested her." UNHCR officials have however denied wrongdoing and say the situation of Degar Montagnards has improved in some areas.

VIETNAM GOVERNMENT
It claims that the Vietnamese government "assured both Cambodian officials and UNHCR that the returning Montagnards will be well treated well and not be the subject of reprisals or discriminatory treatment."

MFI has said however that at least 350 Degar Montagnards, mainly Christians, have been detained in prisons across Vietnam. The crackdown has been linked to both their activities as Christians and Degar Montagnards' support for US forces during the Vietnam War.

The latest list of prisoners released by MFI did not yet include names of three House Church Christians who were also sentenced during two trial hearings on June 1 and June 3, but MFI said it was trying to obtain these details. Vietnamese officials have accused the group of spreading propaganda and denied any wrongdoing. Vietnam's government says it only acts against activists who it believes harm the Communist-run state. (With BosNewsLife News Center, BosNewsLife Research and reporting from Vietnam).

http://www.bosnewslife.com/news/3055-breaking-news-vietnam-jails-13-montagnard-hou

Biểu Tình Đòi Công Lý ở Saigon Protests over Land Robbery


Đau nỗi đau Dân Oan

“… hầu hết người dân đã tự trở thành con tin, đang bị công an CSVN ghìm lại trong các cánh cửa riêng của mình …”

Tình hình có vẻ như cả nước mình đều trở thành dân oan cả. Cứ nhìn thấy hàng trăm, và có khi hàng ngàn dân oan lũ lượt kéo đi khiếu kiện ở Hà Nội và Sài Gòn, người đi thì đau đớn liều thân, mà người nhìn cũng thương tâm bao xiết kể. Chỉ nhìn thôi, cũng tự thấy mình chia sẻ những nỗi đau của dân oan rồi.

Thực sự, nhìn một cách nào đó, chúng ta đều thấy trong tuần qua rất nhiều người bị hàm oan. Thí dụ, như chuyện tờ Tuổi Trẻ trên số báo ngày 6/7 đăng cuộc phỏng vấn của ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết trả lời thông tấn Mỹ CNN rằng, ''Hội Đồng Giám mục VN và Toà Thánh Vatican đã hết sức đồng tình và ủng hộ việc xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý''. Lập tức là thấy ngay cả Vatican và Hội Đồng Giám Mục VN bị rơi ngay vào Hội Dân Oan liền. Ngày 7/7 từ Toà Giám mục Việt Nam ở Nha Trang, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục VN là Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã gửi thư cho ông Triết:
"Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ''Hội Đồng Giám mục Việt nam và Toà Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi'' là không đúng sự thật".
Tuy nhiên, thực tế thì cả ông Nguyễn Minh Triết cũng là dân oan, vì trong bản ghi lại từ cuộc phỏng vấn trên CNN lại không nói gì tới Vatican và Hội Đồng Giám Mục VN.

Linh mục Trần Công Nghị, giám đốc thông tấn Công Giáo VietCatholic.net, đã ra sức dịch toàn văn trên mạng và ghi rõ các chỗ nào báo trong nước đã thêm thắt, bóp méo, xào nấu, và dựng không thành có. Nghĩa là, ông Triết cũng là dân oan, vì tự nhiên mang tiếng dựng chuyện (giả thiết rằng không phải đích thân ông Triết chỉ thị cho các báo xào nấu).

Nhìn cho kỹ, cả hai tờ báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ cũng cần được xem là dân oan, bởi vì các bài viết kiểu "thêm thắt, bóp méo…" (chữ của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn khi gửi thư cho truyền thông Công Giáo) vừa nói không hẳn là sản phẩm của hai ban biên tập Nhân Dân và Tuổi Trẻ. Mà phải đoán là bài viết từ một cấp cao hơn, và có "nghiệp vụ quy chụp hơn."

Như thế, nghĩa là, nhìn quanh là thấy ai cũng dân oan. Còn người không phải dân oan thì vẫn ngồi trong bóng tối.

Điều thương tâm của những chuyện dân oan khiếu kiện chính là tất cả những người nhìn thấy đều bị nặng lòng, như một phần con tim của mình đã bị dày vò.

Các tăng ni dạy từ bi, dạy tu hành tứ vô lượng tâm, mà tới ba tuần sau vẫn không vị sư hay ni nào dám tới tặng cho dân oan một thùng mì, một nồi cơm. Chỉ cho tới hôm Thứ Sáu, tức là ngày thứ 22 biểu tình khiếu kiện bên hè phố, dân oan mới được một phaí đoàn các vị sư thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, vâng chỉ thị của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, người đang bị quản thúc ở Thanh Minh Thiền Viện, tới giúp dân oan một số tiền để mua thức ăn. Nghĩa là, các vị sư từ một giáo hội đang bị đặt ngoài vòng pháp luật. Còn các vị khác thì có lẽ còn đang bận tụng kinh để chờ xin vào cõi Phật A Di Đà.

Bên Công Giáo dạy đức bác ái, mà các linh mục không dám bước tới chia cơm sẻ áo cho người dân oan khiếu kiện. May mắn hôm Thứ Năm còn có văn thư từ Linh Mục Phan Văn Lợi và nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền phổ biến, cũng một lòng chia sẻ.

Ít nhất, cũng còn có lời để nói ra. Còn nhớ trước đây, ông Võ Văn Kiệt sẵn lòng bênh vực một con cọp đang được nuôi ở sân nhà của một gia đình Bình Dương, nhưng sao không sẵn lòng bênh vực người biểu tình khiếu kiện? Đơn giản, bởi vì bất cứ ai bênh dân oan lúc này, đều có thể bị chụp mũ là kích động biểu tình, chống phá nhà nước, gây rối trị an, vi phạm luật an ninh và âm mưu lật đổ chính phủ.

Hóa ra giữa nói và làm vẫn có một khoảng cách. Vì ai mà bước tới gần và giúp dân oan có cơm no bụng, có áo giữ ấm thì sẽ bị công an quy chụp là tiếp sức kéo dài cuộc biểu tình. Thậm chí mưa rào ướt mấy hôm, các tu sĩ của các giáo hội đều im lặng. Có phải hầu hết đều đang bị bắt làm con tin, hay cũng tự mình là dân oan vì mình chỉ nói và dạy những gì mà tự mình không dám làm? Cực kỳ thương tâm.

Bởi vì, người tận lực bênh vực cho dân oan lại đang ở tù, và tấm gương này đã làm cho tất cả những người chưa vào tù nhìn để tự cảnh giác.

Một trường hợp mới xảy ra để thấy, bản tin của nhà hoạt động Nguyễn Thị Mỹ Linh kể hôm Thứ Sáu:
“Vào hôm thứ sáu, ngày 6 tháng 7 năm 2007, lúc 10:30 sáng, cô Bảo Phương đã mang bánh mì đến tiếp tế cho dân oan đi khiếu kiện tại Văn Phòng Quốc Hội 2, 194 Hoàng Văn Thụ và cầm điện thoại liên lạc trực tiếp với tên hiệu Nguyennamphong đang cầm microphone trên diễn đàn TNTDCNDVN, để tường thuật những diễn biến của cuộc biểu tình. Cô đã không ngờ hành động của cô đã bị công an VC theo dõi sát nút. Cô về đến nhà và trở ra đi vào dịch vụ internet để tường thuật sự việc cho các diễn đàn Paltalk thì cô đã bị bắt tại ngay dịch vụ, với sự hiện diện của 6 công an thành phố, 3 công an trên bộ, vài công an khu vực, và được chở đến Văn Phòng Công An số 4 Phan Đăng Lưu. Những chi tiết được kể lại qua vài người có liên hệ trong việc bắt giữ này cho chúng ta thấy, bọn công an đã kết án cô Bảo Phương với 5 tội danh...”
Thấy như thế, mới hết lòng cảm phục những người dám bước ra để giúp dân oan.

Như trường hợp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, 47 tuổi, đã bị bắt tại Gia Lâm, Hà Nội, trong tháng 4-2007. Nhà văn là người đã thành lập Hội Dân Oan Việt Nam từ năm 2006, sau nhiều năm thân cận, giúp đỡ, viết đơn và bênh vực những người dân oan tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.

Báo Nhân Dân của Đảng CSVN hôm 23-4-2007 đã xác nhận với luận điệu nói rằng, bà Trần Khải Thanh Thủy "xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội Việt Nam và vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền". Bản tin của Thông tấn xã CSVN thì nói bà Thủy bị bắt vì "hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật Hình sự".

Bản tin AFP hôm 23-4-2007 nói rằng vụ bắt bà Thủy là "một phần của chiến dịch lớn nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam".

Nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, người lập hội và bênh vực dân oan, đã bị bắt, nhưng phong trào đã trở thành tự phát và lan rộng. Phong trào biểu tình khiếu kiện đã vượt hẳn ra ngoài suy đoán của mọi người.

Vài tháng trước khi bị bắt, trong bài viết từ Hà Nội ngày 9-12-2006, chị Trần Khải Thanh Thuỷ, đã phổ biến bài viết tựa đề "Các bạn hãy tiếp sức cho Hội Dân Oan chúng tôi!" trong đó, có viết:
" …Vì vậy, xin hãy tiếp sức cho chúng tôi, thưa các bạn. Dù là than hay là lửa, hãy cháy lên đi cho một ngày mai Việt Nam bừng sáng, để thiêu cháy hoạ cộng sản trên quê hương ta, đừng tiếp thêm cho ngọn lửa ma quái leo lét của đảng cộng sản hoành hành…

…Chính chúng tôi, những người dân oan Việt Nam sẽ là ngòi nổ đầu tiên, bắt đầu từ ngày đặc biệt 9-12 này. Ngày mà tròn một năm trước, 60 người dân oan chúng tôi tập trung ở vườn hoa bị cướp bóc sạch sẽ từ manh quần tấm áo, phế liệu, mảnh bạt, chăn màn, gạo, tiền lên xe chở rác (5 tấn) của công ty môi trường đô thị đổ ra bãi rác thành phố, dưới sự chỉ đạo của công an thành phố, đứng đầu là bộ trưởng Lê Hồng Anh...

…Vì vậy, hãy tiếp sức cho dân oan chúng tôi, thưa các bạn già trẻ, gần xa, trong hay ngoài nước... Là con dân nước Việt , chúng ta, ai cũng đã từng khóc thương mình, thương đời, thương cho dân tộc bị hoạ cộng sản nuốt chửng, 10 phần nay chỉ còn một phần thoi thóp, ọp ẹp, không sức sống... đặc biệt là những người dân oan Việt Nam như chúng tôi…

… Hãy chui ra khỏi lòng hang chật hẹp, để tiếp sức cho chúng tôi khỏi bị bao vây, cô lập, thưa bạn. Hãy bước đi những bước hào hùng mạnh mẽ của đời mình trên mặt đất gồ ghề sỏi đá, gai góc song phía trước sẽ nở đầy những bông hoa thắm…

… Vì vậy hãy tiếp sức cho chúng tôi, hỡi bạn. Nếu mỗi một hòn than, ngọn lửa như chúng tôi được cả đồng bào Hải Ngoại gìn giữ, tiếp sức, lập hội bảo vệ, thì làm sao đảng có thể dập tắt được? Cái thời mù loà, tiếm quyền của đảng cộng sản đã qua rồi, thời này là thời của tin học, của công nghệ, của hội nhập và tri thức toàn cầu….

…Hãy tiếp sức cho chúng tôi, những người dân oan Việt Nam- một mảng đời đau thương, nạn nhân của chính thể cộng sản độc ác, xảo trá, gian dối, thối nát, thưa các bạn.

Hà Nội 9-12-2006

Thay mặt dân oan Việt Nam

Trần Khải Thanh Thuỷ"
Bài viết cũ, nhưng đọc vẫn như mới. Bây giờ thì nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Hội Trưởng Hội Dân Oan VN, đang ngồi tù, nhưng những người chị bênh vực, dù có từng nghe tên chị hay chưa, vẫn đang bước tới với nỗi thương tâm riêng của từng người.

Và lịch sử đang đi trên các bước chân dân oan, qua các chân dép rách này. Và tất cả chúng ta đang nhìn thấy từng bước lịch sử đó.

Trong khi đó, hầu hết người dân đã tự trở thành con tin, đang bị công an CSVN ghìm lại trong các cánh cửa riêng của mình. Kể cả những tu sĩ đang rao giảng về tâm từ bi vô lượng và đức bác ái vô cùng. Đây cũng là các nỗi thương tâm cực kỳ bi thiết. Có thời nào như thế này không?

Trần Khải

Những bản cáo trạng hùng hồn !!


Xin bấm vào để tải xuống Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận số 31

Những bản cáo trạng hùng hồn !!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 31, ngày 15-07-2007


Từ hơn 3 tuần nay, nói chính xác là từ hôm 22-6, giữa lúc chủ tịch “nhà nước ta” là Nguyễn Minh Triết đang công du Hoa Kỳ để giới thiệu cho các công ty ngoại quốc muốn đầu tư vào Việt Nam biết: “Đất nước tươi đẹp, dân tình hiền hòa của chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai để các công ty quý quốc xây dựng nhà máy”, thì những cuộc khiếu kiện biểu tình chủ yếu của nông dân ở các tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu... đã nổ bùng chưa từng thấy trong hơn nửa thế kỷ cai trị của Cộng sản.

Nguyên nhân sâu xa phải nói là nằm trong điều 1 Luật Đất đai năm 2003 (còn hiệu lực) của Cộng hòa XHCN Việt Nam: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đây là một nguyên tắc ngụy biện, sai lầm, phản nhân bản, chỉ thấy trong các chế độ độc tài cộng sản, một nguyên tắc mở đường cho việc nhà cầm quyền (thực chất là cán bộ địa phương) ăn cướp đất đai tài sản của tôn giáo và tư nhân suốt hơn nửa thế kỷ nay tại Việt Nam, gây ra bao điêu đứng cho đồng bào. Trong thực tế cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CS tại một cuộc hội thảo vừa tổ chức tại Hà Nội, tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc thời gian qua là 366,44 nghìn ha. Việc thu hồi này đã tác động tới đời sống của của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Việc định giá đền bù đất thu hồi cũng như tài sản lại không phù hợp, thậm chí bất công nữa. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi cũ. Tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề. Tình trạng này càng tồi tệ và thê thảm hơn do thói tham nhũng lộng hành của các quan chức địa phương với sự bao che của trung ương Hà Nội.

Thế là cảnh khốn khổ vô bờ của dân oan vốn đã chồng chất từ mấy chục năm qua nay trở thành không thể chịu đựng nổi, nỗi uất ức ngất trời vì bị tước mất phương tiện sống đồng thời bị chà đạp nhân phẩm nay đã đến hồi bùng nổ. Từng đoàn người khiếu kiện, mở đầu là Tiền Giang, nơi từng được CS khen là “thành đồng tổ quốc”, “quê hương đồng khởi”, nay quyết cùng nhau làm nên bức thành đồng, nhất tề đồng khởi đứng dậy để đến cửa quan đòi công lý, tới Văn phòng 2 của “cơ quan quyền lực cao nhất nước” tại Sài Gòn hòng khiếu kiện. Đầu tiên họ mang những biểu ngữ với nội dung chung chung: “Đả đảo tham nhũng!”, “Dân oan đòi công lý!”, “Xin Thủ tướng và Quốc hội cứu nông dân”, “Tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân”... Nay thì các biểu ngữ đủ màu, đủ kiểu chữ, viết tay nguệch ngoạc, tố cáo đích danh cơ quan, cán bộ, viên chức chính quyền địa phương. Ai đi vòng các con đường bao quanh Văn phòng 2 Quốc hội nay có thể đọc thấy: “Chính quyền Tiền Giang dối đảng lừa dân” “Đả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với Thủ tướng”, “Đả đảo bà Nhàn, thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với bà con. Đề nghị cách chức”, “Mười hộ dân Đồng Tháp tố cáo chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà gây bức xúc lòng dân, làm dân chết một người”, “Đả đảo chánh án tòa án tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ chỉ đạo thẩm phán xử oan, trục lợi cá nhân”, “Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước”, “Công ty cổ phần Bạc Liêu cấu kết với chính quyền cướp đất giữa ban ngày”.... Không thể nào kể cho hết những bản cáo trạng hùng hồn này, vốn rất đáng lưu giữ để đưa vào bảo tàng lịch sử Việt Nam, ghi nhớ một thời đứng dậy hào hùng của các nhà đấu tranh chân đất!

Đó là những bản cáo trạng bằng văn từ, tố cáo đích danh, rõ ràng chỉ mặt viên chức cán bộ chính quyền sở tại. Nhưng ngoài ra cũng có những bản cáo trạng khác, dù không viết lên, cũng tố cáo bộ mặt của nhiều hạng người khác trong biến động xã hội và nhân đạo chưa từng có này.

Trước hết đó là các thành viên trong Quốc hội, những kẻ vừa trúng tuyển qua một cuộc đảng cử dân bầu đầy bi hài. Thông thường tại các quốc gia dân chủ văn minh, đại biểu nhân dân là những người đi sát quần chúng, lắng nghe tiếng dân và luôn sẵn sàng đối thoại, nhận đơn, nghe cử tri phê bình hoặc chất vấn, bởi lẽ họ nhận quyền lực từ dân và sử dụng quyền lực đó cho dân. Các đại biểu quốc hội CS từ cả ba tuần nay hầu như không hề ló mặt để tiếp xúc dân oan, tiếp nhận đơn từ, thậm chí họ chẳng thèm ngó ngàng đến hàng trăm biểu ngữ đang vây kín ngôi nhà của họ, bởi lẽ họ đã ngồi vào ghế đâu có nhờ lá phiếu trung thực của quần chúng! Tệ hơn nữa, họ còn ra lệnh đóng các phòng đợi vốn được thiết kế để tiếp dân trong chính ngôi nhà sang trọng xây cất bằng tiền xương máu của dân. Thô bỉ hơn, họ còn hành hạ đám dân nghèo rách rưới, đói khát, vật vạ kia bằng cách đóng cửa các nhà vệ sinh trong khu vực tòa nhà quốc hội, gây khó khăn cho cái nhu cầu tối thiểu của con người. Các “đại biểu nhân dân” đã thản nhiên và ngang nhiên làm và tiếp tục làm tất cả những chuyện ấy bất chấp đơn thỉnh nguyện của đồng bào hôm 07-07 yêu cầu “Văn Phòng Quốc Hội 2 mở cửa để dân oan được sinh hoạt bình thường; can thiệp khẩn cấp để dân oan được giải quyết ổn thỏa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân; giám sát việc giải quyết dứt điểm cho dân oan theo tinh thần luật pháp với sự kết hợp của các chính quyền địa phương cùng đoàn Chính Phủ liên ngành”. Thật không có tập đoàn đại biểu nào trên thế giới bất nhân và khốn nạn như thế. Chẳng lạ gì người dân cả nước đã ngao ngán sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 20-5 vừa qua, vốn đầy những trò cưỡng bức và lừa gạt không cần che đậy, vốn đã đẻ ra những kẻ chỉ đơn thuần là gia nô hèn nhát, ô nhục cúi đầu nghe theo lệnh bộ chính trị đảng CS. Thái độ của các “đảng biểu” ấy nhân cuộc khiếu kiện này đã vạch trần điều đó. Nền chính trị đất nước sẽ đi về đâu???

Một bản cáo trạng bất thành văn thứ hai dành cho công an và dân quân. Ngay từ đầu, tại địa phương, những công cụ đắc lực của “chuyên chính vô sản” này, những tay sai mù quáng và tàn bạo này đã tìm mọi cách thâm hiểm nhất để ngăn bà con lên “Tam tòa đánh trống”. Không ngăn chặn được thì họ tới tận nơi đồng hương đang vất vưởng chờ đợi để hù dọa, cưỡng bức, lùa hốt, dẫn độ về quê nhà. Còn quanh khu vực Quốc hội và chắc chắn trong toàn thể thành phố Sài gòn, lực lượng công an và dân quân khổng lồ, vốn luôn vỗ ngực tự xưng là “bạn dân”, đang mù quáng làm phận sự của lũ chó săn cho chủ của họ. Ngày đêm đám tay sai này vây lấy đoàn người kiện để ngăn chận mọi sự tiếp tế tài chánh, thực phẩm và thuốc men của nhân dân cho các đoàn biểu tình; theo dõi, hăm dọa những người có trách nhiệm chăm lo, giúp đỡ, điều động bà con trong các đoàn; trà trộn vào các đoàn để dò xét thông tin sinh hoạt nội bộ nhằm vô hiệu hóa cuộc biểu tình, tung tin thất thiệt để gây mâu thuẫn, phân hóa trong các nhóm khiếu kiện; ngăn chận bất cứ ai, dù là phóng viên nhà nước và nước ngoài, đến lấy thông tin về vụ việc. Cụ thể là vào lúc 2g chiều ngày 14-07 vừa qua, một thanh niên đang thu hình dân oan trước trụ sở Văn phòng 2 QH thì bị một công an chìm đến đòi tịch thu máy và phim. Thanh niên nầy móc thẻ phóng viên ra và tỏ vẻ không đồng ý việc tay CA làm. Với thói côn đồ quen thuộc, tên CA đã đánh chàng thanh niên sặc máu. Việc nầy khiến bà con bất mãn tột độ nên đã cùng nhau "tham chiến" để bảo vệ anh thanh niên, khiến tên côn đồ CA "bỏ xe chạy lấy người". Đa phần còn trẻ, giới công an dân quân này lẽ ra phải được học hành, huấn luyện thành những con người có khả năng và tinh thần phục vụ, biết nổi bất bình trước sự bất công, biết dùng sức trẻ để bênh đỡ kẻ yếu đuối, người già lão. Nay chúng lại bị đào tạo, nhồi sọ để trở nên những người máy vô hồn, vô cảm, tàn bạo, mù quáng. Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu???

Một bản cáo trạng bất thành văn thứ ba dành cho những con người mà xét theo chức năng, địa vị và sứ mệnh, phải là những kẻ đi đầu hết trong việc cứu giúp đồng loại đang khổ sở vì nhân tai này. Mà đồng loại này lại là đồng bào, đồng hương, đồng đạo... Xin nói thẳng đó là các tu sĩ. Cho đến giờ phút này, sau hơn 20 ngày dân oan bơ vơ khốn khổ, chiều 13-07, mới có một phái đoàn của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam tỉnh Tiền Giang, dưới sự hướng dẫn của các Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Lễ, Thích Huệ Minh đến thăm viếng và ủy lạo chính thức đồng bào khiếu kiện theo chỉ thị của Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Tuy trễ nhưng có còn hơn không. CA định ngăn cản phái đoàn nhưng đồng bào đã tụ tập đông đảo bảo vệ quí Thầy khiến lũ công cụ vô tâm này đành thúc thủ.

Nếu những chuyện nông dân khiếu kiện như hôm nay xảy ra trước năm 1975 tại miền Nam, thì phản ứng của quần chúng sẽ như thế nào? Người ta sẽ thấy rằng trứơc tiên là các sư sãi và linh mục, nữ tu và ni cô sẽ lên tiếng ủng hộ, sẽ cùng các hội từ thiện Sài Gòn đẩy xe cơm, xe mì, xe nước ra giúp cho dân oan đỡ đói khát, phân phát quần áo chăn mền cho đỡ rét lạnh... Điều này, ngay cả những kẻ một thời “nằm vùng” cũng phải công nhận, bởi lẽ nhiều người trong họ đã từng chịu ơn của UB vận động cải thiện chế độ lao tù gồm chức sắc nhiều tôn giáo, của Tổ chức bác ái xã hội Phật giáo hay Công giáo vốn có mặt trên từng cây số khi hữu sự... Vậy mà giờ đây (cho tới hôm 13-07), xem ra không một tôn giáo nào chính thức lên tiếng hay hành động cho dân khiếu kiện, không một thánh thất nào mở rộng cửa từ bi đón kẻ nằm đường, không bóng áo vàng áo đen, lúp nâu lúp trắng hiện diện bên những đồng bào, đồng hương, đồng đạo chẳng còn gì để mất, dẫu có sự van nài của họ, dẫu có lời kêu gọi của bề dưới. Có kẻ nói rằng cũng phải thông cảm cho các vị chức sắc đang sống trong một chế độ kềm kẹp chưa từng thấy mà hễ ai ên tiếng là biết ngay “quyền lực chuyên chính” liền. Lối biện hộ này có xác đáng không đối với những con người vừa có thế giá và quyền lực (ít nhất trong đạo), khả năng và phương tiện, vừa không vướng bận kế sinh nhai và chuyện gia đình, chẳng có gì để mất, chẳng có gì để sợ và chẳng có gì để xin với Cộng sản (những cái họ xin lâu nay với bạo quyền chuyên chế thực ra là quyền lợi tự nhiên của họ). Đạo đức và tinh thần dân tộc sẽ đi về đâu?

Tất cả những bản cáo trạng thành văn và bất thành văn nói trên làm thành một bản cáo trạng tổng hợp kết án chính cái chế độ CS này, một chế độ trước hết hủy hoại lương tri và lương tâm con người, biến nhiều người của nhà nước thành kẻ cướp bóc dân nghèo, đàn áp dân oan, vô cảm vô tâm trước trách nhiệm, biến nhiều người của nhà thờ nhà chùa thành kẻ dửng dưng, câm lặng, hèn nhát; một chế độ tiếp đó tước hết mọi quyền con người, từ quyền tự do ngôn luận, bầu cử, tôn giáo, hội họp, lập đảng đến quyền được sống trong những điều kiện tối thiểu xứng với phẩm giá con người.

Ban Biên Tập

Ts. Nguyễn Thanh Giang: Thư kêu gọi hỗ trợ dân oan khiếu kiện đòi công lý tại VP/QH2 Sài Gòn

Thư kêu gọi hỗ trợ dân oan khiếu kiện đòi công lý
tại Văn Phòng 2 Quốc Hội (Sài Gòn)

Kính thưa các cơ quan truyền thông quốc tế và Việt ngữ hải ngoại,
Kính thưa toàn thể đồng bào trong và ngoài nước.

Từ ngày 23 tháng 6 năm 2007 đã có đông đảo đồng bào miền Tây Nam Bộ đồng bằng sông Cữu Long đã kéo về Sài Gòn tại Văn Phòng 2 Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại số 194 Hoàng Văn Thụ quận Phú Nhuận để nhờ các đại biểu quốc hội can thiệp đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải trả lại tất cả bất động sản bao gồm nhà cửa, ruộng đất… của đồng bào đã bị cán bộ các cấp từ tỉnh đến xã cưỡng đoạt bất hợp pháp theo luật của nhà nước Việt Nam.

Đồng bào từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp cùng với đồng bào vùng phụ cận Sài Gòn như Vũng Tàu, Bà Rịa, Đồng Nai… đã tụ tập có trên 500 người tại Văn Phòng Quốc Hội 2 biểu tình trong ôn hòa để đòi công lý, yêu cầu nhà nước Việt Nam phải nhanh chóng can thiệp giải quyết các oan ức bị chiếm đoạt đất đai nhà cửa gây ra do cán bộ địa phương.

Nhưng cho đến hôm nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Đồng bào tham gia cuộc biểu tình hiện đang bị công an quay hình, theo dõi, làm khó dễ, có người bị đánh đập mang thương tích; công an chìm nổi có hơn trăm người bao vây, ngăn chận và cô lập đoàn dân oan đang đòi quyền được sống.

Đứng trước hoàn cảnh khẩn trương này toàn thể cộng sự viên tập san Tổ Quốc long trọng thỉnh cầu và tuyên bố:

1/ Toàn bộ cộng sự viên tập san Tổ Quốc ủng hộ khối dân oan đang tranh đấu, khiếu kiện đòi lại nhà của, đất đai của mình cho đến khi oan ức của mọi người được giải tỏa.

2/ Kêu gọi đồng bào trong nước và hải ngoại tích cực yểm trợ khối dân oan tranh đấu cho đến khi công lý và lẻ phải được thực hiện đến từng trường hợp một. Đặc biệt kêu gọi đồng bào vùng phụ cận quận Phú Nhuận thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, mở lòng tương trợ, giúp đỡ những người dân oan các cần thiết thường ngày.

3/ Kêu gọi công an nhân dân làm tròn bổn phận của mình là bảo vệ dân, giúp đỡ tích cực người dân để luật pháp được tôn trọng và công lý được vinh danh. Đe dọa, đánh đập, bắt bớ, giam cầm những người dân oan ức là tội ác và đồng lõa với kẻ ác.

4/ Thỉnh cầu truyền thông các nơi theo dõi sát các hoạt động của khối dân oan, loan truyền rộng rãi tin tức liên quan đến việc này.

Làm tại Hà Nội ngày 14 tháng 7 năm 2007.
T/M ban biên tập
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang

Dân oan Lư Thị Thu Duyên phản đối v/v cơ quan thanh tra báo cáo sai sự thật về công tác giải quyết khiếu nại

Thư Ngỏ phản đối của dân oan Lư Thị Thu Duyên về việc cơ quan thanh tra “thành phố Hồ Chí Minh” báo cáo sai sự thật về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Sáng nay ngày 07/7/2007 khi đọc báo Pháp luật số ra ngày 29.06.2007 tôi được biết thanh tra thành phố Sài Gòn – (tức Tp /HCM) có buổi “báo cáo xạo, cuội” trước ban pháp chế của “Hội đồng nhân dân thành phố ” về công việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân qua 6 tháng đầu năm 2007. Sở dĩ tôi dám nói như thế là bởi vì chúng tôi có đầy đủ những chứng cứ về sự việc dối trên lừa dưới của cơ quan thanh tra thành phố Sài Gòn này.

Cách đây mấy tháng vào ngày 19.03.2007, 2 chị em tôi có gửi đơn yêu cầu giải quyết đơn đề nghị ngày 02.12.2006 về viec khiếu nại công văn số 8573 ra ngày 20.11.06 của Ủy ban nhân dân thành phố (UBND TP) Hồ Chí Minh đã hơn 3 tháng nhưng không được thụ lý giải quyết. Khi gửi cho các ban ngành đoàn thể của thành phố và trung ương, cùng các cơ quan thông tin đại chúng nhờ can thiệp giúp đỡ. Nhân tiện tôi cũng gửi luôn cho họ 1 bản để báo tin cho họ biết rằng chúng tôi vẫn tiếp tục khiếu nại đòi hủy công văn số 8573 vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà những người trực tiếp gây ra phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự trừng phạt thích đáng của pháp luật chính là cơ quan thanh tra thành phố.

Sự việc bắt đầu từ cuối tháng 7.2006 do gia tộc họ Lư chúng tôi khiếu nại tố cáo quá gay gắt, nên UBND thành phố chỉ đạo thanh tra thành phố đã xuống khu đất thổ mộ của gia tộc họ Lư của chúng tôi để kiểm tra thực địa nhằm giải quyết dứt điệm việc khiếu nại kéo dài dai dẳng của gia tộc, và trả lại đất đai mồ mả cho con cháu của gia đình chính sách vì đi làm cách mạng CSVN mà đã bị tước đoạt suốt 32 năm qua. Gia đình tôi thấy vậy rất mừng, mọi người trông chờ vào kết quả thanh tra của đoàn thanh tra thành phố. Với toàn bộ những giấy tờ hợp pháp mà chúng tôi trưng ra thì việc trả lại đất thổ mộ cho gia tộc họ Lư không có vấn đề gì khó khăn cả.

Lần thứ nhất: Họ đến thanh tra nhưng không vào được đất vì bị kẻ chiếm đất ngăn chặn bằng cách khóa cổng rào, chửi bới hăm dọa nên đành phải ra về. Thế mới hay, là cả 1 đoàn cán bộ nhà nước đầy quyền thế mà lại phải thua đám dân giang hồ bặm trợn chiếm đoạt phi pháp đất đai. Trong khi đó thì cũng chính quyền này lại sẵn sàng ra tay tác oai tác quái đàn áp, đánh đập dã man dân oan vô tội chỉ vì nghèo khổ, nhưng kiên trì dai dẳng đi khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng của mình. Thật là một bầy lũ quan quân hèn hạ đê tiện.

Lần thứ hai: Đoàn thanh tra họ lại đến, lần này có cả chủ tịch phường 1, các cán bộ tư pháp phường, phụ trách nhà đất phường và Thanh tra thành phố, nhưng họ cũng không vào được, đứng ngoài bờ rào nhìn ngó vào trong rồi lủi thủi ra về.

Lần thứ ba: Cán bộ Phòng quản lý đô thị quận Gò Vấp đến (tôi hỏi thăm mới được biết họ là người của chính quyền) cũng như những người trước họ đến nhưng không vào được, đi vòng quanh khuôn viên đất thổ mộ rồi lại về. Cả 3 lần họ đều không vào nhà tôi để xác minh hoặc lập biên bản làm việc mặc cho người tố cáo khẩn thiết yêu cầu. Thấy việc làm của họ có dấu hiệu mờ ám, nên chị em tôi liên tục đến cơ quan thanh tra thành phố để hỏi. Sau nhiều lần tránh mặt cuối cùng họ cũng tiếp và trả lời rằng : “Đã có báo cáo số 938 thanh tra thành phố ngày 9.11.2006 gửi cho UBND TP, yêu cầu chị em tôi liên hệ với văn phòng tiếp dân số 15 đường Nguyễn Gia Thiều để được biết ”.

Chúng tôi thắc mắc thấy khó hiểu vô cùng vì họ đi xác minh nhưng không vào được khu mộ thì nhìn thấy được gì mà báo cáo lên lãnh đạo UBND TP, thế mới tài cơ chứ. UBND TP cũng như những lần trước mắt lác, tai ngơ nghe theo lời xàm tấu của họ nhanh chóng ra ngay công văn số 8573 trong vòng 10 ngày nhằm tước đoạt tài sản một cách trắng trợn của gia đình người cán bộ lão thành cách mạng CSVN là ông nội tôi đã cống hiến cả cuộc đời và gia tài khổng lồ giàu có của gia đình mình, và nội tôi đã từ trần trong niềm ân hận tiếc nuối xót xa vì đã chọn lầm con đường đấu tranh cho lý tưởng cộng sản thời trai trẻ. Công văn đó với nội dung như sau:

“Theo xác minh của thanh tra thành phố thì trước đây tại khu vực thổ mộ có một số ngôi mộ của gia tộc họ Lư. Tuy nhiên theo các hộ dân thì các ngôi mộ đã được họ Lư bốc đi từ lâu. Hiện tại khu vực thổ mộ không có ngôi mộ nào có bia mộ ghi là họ Lư. Vì vậy việc khiếu nại của bà Lư Thị Thu Duyên và Lư Thị Thu Trang là không có cơ sở để xem xét giải quyết. (Trích nguyên văn)”.

Cũng xin nói thêm rằng từ khi ông nội tôi đi làm cách mạng CS từ miền Bắc Việt Nam trở về đòi đất không được chính quyền CSVN quan tâm giải quyết uất ức quá mà mất đi, cho đến đời chú tôi vào thăm lại bị bọn côn đồ vác dao rượt chém phải bỏ chạy không dám quay lại khu đất này và đến khi chị em tôi nhận lại 82m2 đất làm nhà ở cho đến nay gia đình tôi chưa 1 lần được bước chân vào thăm nom chăm sóc mộ phần của ông bà tổ tiên, mặc dù nhà tôi ở sát ngay khu thổ mộ. Vậy mà thanh tra thành phố dám bảo là họ Lư đã bốc mộ đi từ lâu (theo lời một số hộ dân, những kẻ chiếm đất của họ Lư) Ngay cán bộ khi làm nhiệm vụ mà cũng không vào được vì sợ thói côn đồ ngang ngược của bọn chiếm đất, là do được sự bảo vệ hết mình của một số quan chức địa phương, hay vì họ Lư quá nghèo không có tiền để đút lót nên họ mặc kệ cho những thành phần bất hảo chiếm đất của gia tộc. Bọn người này chúng đã ngang nhiên san lắp mộ phần, cất nhà đè lên mộ và mua bán sang tay trái phép mà vẫn được chính quyền công nhận và bảo hộ công khai, thì những công dân lương thiện bị tước đoạt sản như gia đình tôi phải trông cậy vào đâu khi mà kẻ cướp và chính quyền có sự liên kết chặt chẽ và tinh vi, trắng trợn như vậy.

Khi đọc báo cáo trước ban pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố và trả lời báo Pháp luật, thanh tra thành phố lại dám khoác lác rằng: “Phần lớn các nội dung tố cáo đều không có cơ sở, một số đơn tố cáo mang lời lẻ gay gắt vô căn cứ”. Họ còn kiến nghị cần phải có biện pháp chế tài đối với người tố cáo sai (trích nguyên văn) họ nói như thế mà không biết ngượng mồm, vì người dân chúng tôi một khi đã dám đứng lên tố cáo chính quyền thì đương nhiên chúng tôi phải có bằng chứng để bảo vệ mình. Đồng thời khi chúng tôi tố cáo đều để lại tên họ địa chỉ công khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời tố cáo của mình. Trách nhiệm của Thanh Tra là phải xác minh và báo cáo đúng sự thật cho các cấp chính quyền để có hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho nhân dân. Ngược lại Thanh Tra không làm tốt công việc được giao (trường hợp gia tộc họ Lư là một điển hình) còn quay lại biện minh cho hành động sai trái của minh bằng những từ quen thuộc như : “Không có cơ sở để giải quyết vô căn cứ …”. Thì đó chính là luận điệu của bọn tham nhũng thường hay sử dụng, nhằm để chạy tội và bảo vệ nhau bằng 1 hệ thống khép kín từ phường đến quận và thành phố thậm chí lên đến cấp tối cao trung ương CSVN.

Từ khi nhận được công văn số 8573 cho đến nay, chúng tôi vẫn liên tục gởi đơn khiếu nại tố cáo và yêu cầu được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo UBND TP, hoặc ông Nguyễn Hữu Tín (người ký công văn) nhưng vẫn không được sự trả lời của UBND TP, phải chăng vây cánh của bọn tham quan cộng sản như Trần Kim Long (cựu Chủ tịch UBND quận Gò Vấp đang bị án tù giam ) vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, nên những lá đơn của gia tộc tôi đều bị thủ tiêu cả ? Việc khiếu nại của gia tộc họ Lư với đầy đủ giấy tờ và bằng chứng như thế mà thanh tra thành phố còn dám nói là không có cơ sở để giải quyết thì báo cáo của họ trước ban pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố HCM về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2007. Vậy thì rõ ràng là người dân chúng tôi làm sao có thể tin được những điều họ báo cáo có được bao nhiêu % là sự thật. Vì vậy tôi kiên quyết phản đối những kết luận thanh tra cuội do thanh tra thành phố cung cấp để lừa các cơ quan báo đài thành phố và Hội đồng nhân dân thành phố HCM là nhằm dẹp bỏ, tước đoạt quyền lợi khiếu nại tố cáo chính đáng của công dân.

Đây chính là hành động tiếp tay cho bọn tham nhũng đục khoét của công, tước đoạt tài sản của những người dân oan chúng tôi. Tôi kiên quyết đấu tranh đến cùng đòi chính quyền này phải trả lại tài sản hợp pháp của Gia tộc họ Lư chúng tôi đã bị tước đoạt phi pháp suốt 32 năm qua. Tôi thiết nghĩ gia đình họ Lư chúng tôi đã góp phần xương máu mấy chục năm qua để xây đắp nên chế độ cộng sản + XHCN Việt Nam này mà còn bị ngược đãi, lãng quên, bị phản bội đến tàn nhẫn. Thế thì thân phận những người dân đen là nông dân, công nhân cần lao mà bây giờ dư luận hay gọi họ là dân oan VN bị chà đạp, đàn áp, đánh đập, tước đoạt tài sản, đất đai sẽ còn phải chịu cảnh khốn khổ đến cùng đường sẽ còn tệ hại đến mức nào ???
Do đó, nên tôi rất đồng tình chọn lựa theo con đường kiên quyết đấu tranh vì dân chủ tự do cho đất nước, vì công bằng xã hội của các nhà dân chủ trong nước, và của phong trào 8406 mà tôi cũng là một thành viên công khai tham gia từ mấy tháng qua. Đó là việc phải đẩy mạnh công cuộc tranh đấu hơn nữa cho nước nhà sớm thoát khỏi gông cùm xiềng xích mà chế độ độc tài đảng trị, quan liêu tham nhũng, không vì dân vì nước đang tròng lên đầu, lên cổ dân tộc ta mấy mươi năm qua. Có được như vậy thì mọi nỗi oan khuất đau khổ của nhân dân VN mới chấm dứt, và đương nhiên quyền lợi bé nhỏ của riêng gia đình tôi cũng sẽ được giải quyết thấu đáo, trọn vẹn.

Mong lắm thay !!!

Viết trong những ngày trực tiếp tham gia biểu tình với đồng bào các tỉnh Nam bộ tại Thành phô Sài Gòn đòi đất đai nhà cửa, tài sản bị cướp phá.

Từ ngày 7/07/2007 đến 12/07/2007

Người viết thư
Lư Thị Thu Duyên
Liên hệ với tôi đang cư trú tại số nhà 77/13B đường Trần Bình Trọng phường 1, Quận Gò Vấp, thành phố - Sài Gòn