Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2007

Tin cập nhật về dân oan Tiền Giang ngày Chủ Nhật 1/7/07

Theo một nguồn tin dân oan từ trong nước gọi ra cho đài Vietnam Sydney Radio chiều hôm nay, Chủ Nhật 1/7/07 giờ Việt Nam, thì câu chuyện bà cụ dân oan quê quán ở Cai Lậy bị chết trong lúc đang tham gia biểu tình trước văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn như sau:

Bà cụ có lẽ vì bị kiệt sức do dãi nắng dầm mưa nên bị ngất đi và cơ thể lạnh dần, dân oan Tiền Giang trong đoàn người biểu tình tưởng bà cụ đã chết nên vô cùng oán giận liền đưa bà cụ đến công an phường địa phương. Công an phường vì thấy khí thế của đoàn dân oan nên buộc phải gọi xe cứu thương đưa bà cụ vào bịnh viện, và may mắn thay bà cụ đã từ từ tỉnh lại và hồi phục.

Riêng hai phụ nữ dân oan Tiền Giang, trong đó có chị Hoa, bị công an phường 1, quận 6 bắt giữ hôm qua thì cũng vì áp lực của dân oan nên đã phải thả họ ra.

Du kích Việt cộng đắp mô gài mìn để khủng bố dân lành


Trong thời chiến tranh, du kích Việt cộng đắp mô gài mìn để khủng bố dân lành
trên các tuyến đường có xe chạy, nhưng Triết nói “Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống
Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam
đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù”.

VŨ ANH KHANH NHÀ VĂN KHÁNG CHIẾN ÐẦU TIÊN CHỐNG LẠI CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vũ Anh Khanh và Xuân Vũ là hai người bạn chí thân trong văn chương và quảng đời dấn thân chống Pháp cưú nước suốt chín năm máu lửa 1945-1954, khi thực dân trở lại dày xéo quê hương Việt lần thứ hai. Mang chí cả của người trai thời loạn, sống hết mình cho lý tưởng phụng sự đất nước , hai ông cũng như bao nhiêu người con thân yêu của Mẹ, lầm đường lạc lối trước những xảo thuật chính trị tuyên truyền của đệ tam quốc tế, qua cái bình phong Mặt trận Việt Minh, nên ngày hòa bình trở lại năm 1954, đã hăm hở tập kết về bắc. Nhưng than ôi tất cả chỉ là ảo vọng khi cái mặt thật của thiên đường xã nghĩa hiện ra trong máu lệ, qua cảnh đời nghèo đói bất công và nổi cùng khốn tận tuyệt của dân chúng vô tội bên bờ này vỹ tuyến, qua cái gọi là cải cách ruộng đất và vụ án trăm hoa đua nở, mà chánh quyền cọng sản rập khuông theo Trung Cộng để diệt các tầng lớp phú, nông,thợ thuyền và trí thức VN, những người đã làm đá lót đường, làm cầu qua sông, làm phương tiện cho đảng chiếm được nửa nước để thụ hưởng và cầm quyền.

Như Phùng Quán đã viết :

“Tôi đã đi qua những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt,
Tôi đã gặp những bà mẹ già quấn dẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng
Bới đồn giặc trồng ngô trỉa lúa..
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét..”

Thế nên hai người đã quyết ý phải từ bỏ thiên đường đang ngoi ngóp sống, để quay về với Mẹ với em, với những thân thương đang ràn rụa nước mắt đợi chờ. Nhưng than ôi, số đời đã định, cùng ra đi trong khi Xuân Vũ biết rằng “ Ðường đi không đến” thì lại đến vào năm 1965 tại Củ Chi. Trong lúc đó Vũ Anh Khanh đã sắp vói tay được vào bờ nam dòng sông vỹ tuyến, thì một mũi tên tẳm thuốc độc vô tình đã kết liểu cuộc đời tài hoa của người chiến sĩ vào năm 1956.

Trên tờ Văn Hoá VN, số 14 mùa thu 2001, xuất bản tại Houston Texas , Xuân Vũ nhớ bạn có nhắc lại câu thơ : “ Vũ Anh Khanh, quê hương còn ly loạn”, rồi kể lại câu chuyện của một người chết không mồ. Cuộc đời như vậy sao mà không buồn ? nhất là qua biến cố 30-4-1975 đã cho chúng ta thấy một cách minh bạch rằng chế độ thực dân đồng chủng hay dị chủng, Pháp hay Việt cộng bản chất vẫn như nhau và những điều mà các nhà văn kháng chiến miền Nam, trong đó kiệt hiệt nhất là con chim đầu đàn Vũ Anh Khanh, Người Bình Thuận-Phan Thiết của miền Trung duy nhất, qua các bản cáo trạng, tới nay vẫn còn giá trị. Có điều thật là bất công và tàn nhẩn đối với những người yêu nước, trong đó có Vũ Anh Khanh, tại VNCH miền đất được mệnh danh là tự do dân chủ. Càng mai mĩa thay, trong khi chương trình Việt sử bậc Trung và Ðại Học, chính phủ Quốc Gia đã long trọng đề cập tới cuộc kháng chiến của Dân Tộc qua sự nghiệp lật đổ ách thống trị của Thực dân Pháp từ 1945-1954 tại Nam Kỳ và việc chấp nhận bản Thanh niên hành khúc của Lưu hửu Phước làm Quốc Thiều VN, sau khi được sửa chữa một vài chữ. Ai cũng biết họ Lưu là Việt Cộng chứ không phải Việt Minh, nhất là sau khi Miền Nam mất nước, ngày 20-8-1975, Lưu hửu Phước qua chức phận Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hoá của cái Chính phủ Lâm thời CHMN, đã ký nghị định “ Ðốt sách chôn học trò “ trên khắp lãnh thổ VNCH củ. Trong khi đó chỉ vì chính trị và định kiến hẹp hòi, Miền Nam đã gạt bỏ những người yêu nước như Vũ Anh Khanh, kể luôn các tác phẩm của ông, chỉ vì nội dung sách như những bản cáo trạng, tố cáo thẳng bọn cầm quyền hại dân bán nước ở bất cứ chế độ nào. Ngày nay trắng đen đã rỏ, chỉ đau đớn là Quê Hương vẫn còn ly loạn ma xác thân của người chiến sĩ không biết đã trôi giạt về đâu ?

+ VŨ ANH KHANH QUA MINH HỌA CỦA NHÀ VĂN XUÂN VŨ :

Từ các tài liệu rất ít ỏi còn sót lại, được biết Vũ Anh Khanh tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Ngoài bút hiệu trên, ông còn ký tên Vương Ấu Khương khi viết truyện ngắn “ Mắt xanh sống vẫn lầm than bụi đời” đăng trên tờ Xuân VN vào Tết năm 1951.

Mũi Né, quê hương của nhà văn hiện nay là một trong những khu du lịch nổi tiếng của VN, vốn là một thị trấn miền biển bao gồm hai xã Khánh Thiện và Thạch Long, nằm cách Phan Thiết về hướng đông bắc chừng 20 km, thời nào cũng vẫn là miền đất trù phú và thơ mộng của tỉnh Bình Thuận. Ba trăm năm qua như một giấc mộng nhưng cái tên Mũi Né vẫn tồn tại trong tâm khảm của mọi người, cho dù trên giáy tờ hay bản đồ qua thời gian với bao nhiêu cái tên như Vị Nê, Cap Nê, Hải Long, Hàm Dũng và gì gì nữa trong tương lai. Ðiều trên cũng giống như thân phận của nhà văn Vũ Anh Khanh, kẻ chết không mồ nhưng vẫn sống mãi với những tác phẩm đấu tranh để đời mà ai cũng biết tới , dù đã có thời gian và ngay bây giờ chúng vẫn bị cấm đọc hay quảng bá. Sách của ông không nhiều vì cuộc sống của nhà văn ngắn ngủi, hơn nữa trong lúc văn thi tài đang lên như diều gặp gió, thì năm 1950 ông đột ngột từ bỏ thành đô hoa lệ, sau một chuyến viếng thăm Tha La xóm đạo, một làng quê êm đềm thơ mộng như chính quê hương Mũi Né của ông với những rặng dừa xanh ẻo lã, chạy song song với đồi cát trùng trùng, ngày tháng nép mình ôm ấp biển xanh :

“ Ðây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm xóm Ðạo
Giữa mùa nắng vàng hanh..”

Nhưng rồi giặc đến, vào làng giết người cướp của, cuộc sống an bình của quê hương bổng chốc thành máu lệ, bao nam nử đã ra đi để hiến mình cho quê hương đất nước, chỉ còn lại nổi tang tóc, buồn hiu :

“ Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng ?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng
Nhẹ bảo chàng, em chẳng biết gì ư ?
Bao năm qua khói lửa phủ mịt mù
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.”
(Tha La xóm Ðạo-Vũ Anh Khanh ).

Ðó chính là lý do, khiến ông đã từ bỏ tất cả để dấn thân vào cuộc kháng chiến chống Pháp đang bùng nổ dữ dội khắp nước, dù lúc đó là một nhà văn độc nhất, đang có nhiều sách bán chạy như chuyện dài BẠC XÍU LÌN, được Tiếng Chuông xuất bản năm 1949, chỉ trong 2 tháng đã bán hết 10.000 cuốn, sau đó phải tái bản nhiều lần vẫn không cung ứng nhu cầu của người ái mộ. Nói chung theo giáo sư Nguyễn văn Sâm viết trong “ Văn Chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950, thì hầu hết tác phẩm của Vũ Anh Khanh rất có giá trị và tiêu biểu trong dòng văn chương đấu tranh thời đó, dù là thơ như CHIẾN SĨ HÀNH (Tân VN, Sài Gòn 1949), Truyện dài NỮA BỒ XƯƠNG KHÔ gồm 2 tập (Tân VN, Sài Gòn 1949), CÂY NÁ TRẮC (Tân Việt, Sài Gòn 1947), truyện ngắn NGŨ TỬ TƯ (Tân VN, Sài Gòn 1949), ÐẦM Ô RÔ (Tiếng Chuông, Sài Gòn 1949), SÔNG MÁU ( Tiếng Chuông, Sài Gòn 1949) và BÊN KIA SÔNG ( Tân VN, Sài Gòn 1949).Riêng bài thơ Tha La Xóm Ðạo của ông, sau này được nhạc sĩ Dũng Chinh, tên thật là Nguyễn văn Chính, cũng là người Phan Thiết, phổ nhạc và rất được mọi người ưa thích nhất là qua giọng hát truyền cảm tha thiết trầm buồn của nam ca sĩ Anh Khoa cũng là người Bình Thuận, giống như bài “ Hoa trắng thôi cài trên áo trắng” của thi sĩ Kiên Giang. Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã mượn ý của Vũ Anh Khanh để viết tình khúc tân cổ giao duyên “ Tha La xóm đạo”.

Theo Xuân Vũ thì Vũ Anh Khanh lớn hơn ông chừng vài tuổi, hai người đã quen biết nhau khi cùng ở chung trong hàng ngủ kháng chiến quân, gọi tắt là Việt Minh, một tổ chức chống Pháp qui tụ toàn dân VN không phân biệt đảng phái chính trị. Theo hí họa của họa sĩ Thanh Long và các bằng hửu lúc đó đang phục vụ tại Ban Tuyên Huấn, Phòng Chính Trị, đóng ở Cái Thun, gần Cái Chanh Lớn, miệt Cạnh Ðền miền tây Nam Phần. Qua nhận xét của các Thi sĩ Rum Bảo Việt, Nguyễn văn Trị , Ðiêu khắc sư Trần văn Lắm, Sơn Nam, Hà Huy Hà, các họa sĩ Thanh Tòng, Thanh Long, Hoàng Tuyển, nhà thơ Việt Ánh, nhạc sĩ Nguyễn Hửu Trí, Phạm công Nhiều, Quốc Hương và Xuân Vu, thì Vũ Anh Khanh lúc đó dù là một nhà văn đang nổi tiếng và có rất nhiều tác phẩm bán chạy, lại là một sĩ quan, đã tốt nghiệp tại Trường Lục quân, thuộc Phân hiệu II Trần Quốc Tuấn nhưng tánh tình khiêm cung, hiền hậu, có thể nói là chẳng bao giờ để lộ cái tôi ra ngoài, khiến cho cả đơn vị kể luôn Xuân Vũ lúc đó, không hề biết ông là ai.

Ðiều này cũng chẳng có gì lạ, vì với những tâm hồn nghệ sĩ lớn như Vũ Anh Khanh, thì chuyện viết lách, làm thơ , phát biểu những ẩn ức trong lòng, được coi như lẽ sống của kẻ cầm bút, chứ đâu cần phải phô trương dao to búa lờn để lòe thiên hạ ?. Vẫn theo Xuân Vũ thì dường như đã có một điều gì khác lạ, nên từ năm 1950 khi về phục vụ tại cơ quan chính trị kháng chiến, không hiểu vì lý do gì Vũ Anh Khanh trở nên bất động, thậm chí tại Khu có tờ báo mang tên Tiếng Súng Kháng địch, sau đổi thành tờ Quân Ðội Nhân Dân Miền Tây, vậy mà Vũ Anh Khanh hầu như không hề biết tới, kể cả những lúc sinh hoạt cũng chẳng hề có ý kiến, nếu bị hỏi tới mới nói :” tôi đồng ý thế thôi“.

Như vậy , chẳng lẽ lúc đó ông đã nhận ra cái mặt thật của Việt Minh đang bị Việt Cộng núp bóng điều khiển hay vì cực khổ nên hối hận ? cả hai thắc mắc không thấy Xuân Vũ đề cập tới, ngoài một thố lộ chân thành là Vũ Anh Khanh với người bạn kháng chiến Nguyễn hữu Trí, em ruột tướng Nguyễn Sơn, xuất thân trong một gia đình vọng tộc, đại diền chủ tỉnh Vĩnh Long, và Vũ Anh Khanh cũng thuộc một gia đình giàu có ở Mũi Né, Phan Thiết.. nên trong lúc cả nhóm đi cải thiện sinh hoạt, kiếm thêm chất tươi để bồi dưởng vì thức ăn hằng ngày chỉ có muối, chao và các loại rau dại. Những lúc này, hình như Vũ Anh Khanh không biết làm gì cả ngoài việc quơ quào các thứ rau má ngoài vườn, hỏi sao không đi cắm câu, bắt cá thì ông chỉ cười và trả lời từ nhỏ tới lớn, gia đình không cho làm chuyện này, dù rằng tại quê hương Mũi Né của ông cũng có vườn, ruộng và biển. Thêm một chi tiết khác là ông còn độc thân cho tới lúc qua đời. Cũng theo lởi kể của Xuân Vũ, thì hai ông sống chung rất lâu nhưng năm 1954 tập kết ra Bắc, Xuân Vũ đi tại bến Chắc Băng, Cà Mâu và chỉ gặp lại Vũ Anh Khanh tại Hà Nội trong khu tập thể của dân Nam Kỳ tập kết.

+ XUÂN VŨ KỂ LẠI CÁI CHẾT CỦA VŨ ANH KHANH :

Ngay khi vừa ký kết hiệp định ngưng bắn năm 1954 tại Genève chia đôi đất nước, Bắc Việt đã mở ngay chiến dịch tuyên truyền về cái gọi là Kháng chiến VN, đánh dưổi Pháp-Nhật do đảng cọng sản lảnh đạo, bằng cách cho nhiều phái đoàn văn nghệ sĩ VN đến các nước thân cộng, cọng sản, trung lập hay có liên hệ ngoại giao để tuyên truyền. Trong chiến dịch qui mô này, Hồ đã cho Nguyẽn văn Bổng, tức Trần Hiếu Minh sau này được cài vào VNCH tổng chỉ huy đám văn nghệ sĩ nằm vùng, Ðoàn Giỏi, Anh Thơ, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Tuân đi Tân Tây Lan và Úc Ðại Lợi. Nguyễn đình Thi, Nguyễn Huy Tưỏng đi Liên Xô, Trung Cộng, Tô Hoài đi Ðông Âu còn Nguyễn công Hoan, Võ Huy Tâm, Phạm hửu Tùng và Vũ Anh Khanh đi Ấn Ðộ.

Trước khi đi, Khanh có đến thăm các bạn Nam Kỳ trẻ tập kết lúc đó chưa có tiếng tăm gì như Nguyễn quang Sáng, Bùi Ðức Ái, Xuân Vũ.. đối với cây đại thụ trong làng thi văn Nam Kỳ là Vũ Anh Khanh. Bao nụ cười ra nước mắt, những đáng cay chua xót của kiếp người nhất là những người văn nghệ sĩ có tim, óc và tri thức đã được Xuân Vũ đắng cay cười cợt diễn tả nhắc lại qua các mẫu đối thoại giữa hai người bạn thân cùng trong cảnh ngộ lầm đường lạc lối, bỏ tất cả để hôm nay chuốc lấy sự nản phiền và đau lòng.

Có đọc Xuân Vũ mới biết về Vũ Anh Khanh, có nghe Xuân Vũ tự sự về bạn mình từ lúc sống với nhau trong khu đồng chua nưóc mặn ở tận cùng cảnh nghèo cực của miền tây Nam Kỳ và sau này trong thiên đàng xã nghĩa chết bỏ tại Bắc Việt , ta mới nghiêng mình cảm phục những tâm hồn hy sinh vì nước của các đại gia công tử giàu sang phú quý như Vũ Anh Khanh, như Trí và cũng vì đã từng sống trong cảnh giàu , trước khi dấn thân vào con đường chông gai chống Pháp, họ đã biết tự trọng như việc Vũ Anh Khanh mượn quần áo sang của Ðảng để diện khi đi ngoại quốc làm vẹt tuyên truyền, lúc về vẫn hoàn trả nguyên vẹn, mà theo bè bạn lúc đó là chuyện điên rồ. Cũng theo Xuân Vũ thì mới đây, nhà văn Nhuệ Hồng viết trên tờ Thời Luận hải ngoại, cho biết năm đó ông đại diện cho VNCH cùng đi dự Hội nghị các nưóc Á Phi và có gặp Vũ Anh Khanh tại New Delhi, thủ đô của Ấn Ðộ. Chắc chắn đây là nguyên nhân thúc đẩy ông tìm đường về Nam, một việc đã nung nấu từ lâu nhưng không thực hiện được hoặc vì một lý do thầm kín mà chúng ta không biết được vì bản tính của Vũ Anh Khanh trước sau kín như bưng, kể cả người bạn thân Xuân Vũ cũng không hiểu đươc.

Sau khi ở hội nghị về, Vũ Anh Khanh có mua một chai rượu quý của Anh quốc để giải sầu với đám bạn bè Nam Kỳ tập kết. Theo Việt Thường trong tác phẩm “Chuyện thâm cung DTDHCM” thì năm đó (1956), tình hình miền Bắc vô cùng rối loan, nhất là trong Bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, thuộc sư đoàn của Ðồng văn Cống và Tô Ký, bất mãn nên nổi loạn cưóp phá tỉnh Ninh Bình, còn một số bỏ đơn vị trốn chạy về Nam. Giống như tâm trạng của những người bộ đội trên, Vũ Anh Khanh đã kín đáo mượn cớ đi Ấn Ðộ về, ông dùng rượu để chia tay bạn bè thay lời vĩnh biệt, vì sau đó trong một cuộc Hội nghị khoáng đại của Hội Liên Hiệp Văn Nghệ, Xuân Vũ mói biết tin Vũ Anh Khanh đã chết ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vì tai nạn.

Sự thật theo tiết lộ của Võ hồng Cương, phó Tổng thư ký Hội cũng là Cục phó Cục Tuyên Huấn quân đội nhân dân Bắc Việt thì năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghĩ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vỉnh Linh, Quảng Trị và từ đó bơi qua sông Bến Hải quảng trên cầu Hiền Lương vài cây số, quyết tâm về Nam tìm tự do nhưng hởi ơi Trời không thương người hiền, nên khi sắp tới bến tự do thì bị Bộ đội biên phòng bờ Bắc phát giác và để khỏi bị Ủy ban quốc tế làm biên bản vi phạm Hiệp định ngưng bắn, thay vì dùng súng, Việt Cộng dùng tên tẳm thuốc độc bắn chết Vũ Anh Khanh. Sông Bến Hải lớn hơn sông Mường Mán tại Phan Thiết và thủy triều lên xuống bất thường, nên xác của người chết nhất là một phạm nhân vượt tuyến nếu may mắn không bị trôi ra biển đông hay xuôi về mạn ngược, mà tắp vào một bãi bờ nào đó trong khu phi quân sự, thì chắc chắn cũng được dân chúng vùi dập vội vả để làm phước, chứ đâu có ai dám truy nguyên lý lịch của nạn nhân, để tự chuốc họa cho mình ?

Mấy năm sau Xuân Vũ theo phái đoàn văn nghệ đi công tác ở Vĩnh Linh, Quảng Trị và ông cũng đã có ý định như Vũ Anh Khanh , bơi qua sông tìm tư do nhưng khi chợt nhớ tới giọng ngâm sang sảng năm nào của người quá cố: “Vũ Anh Khanh, quê hương còn ly loạn”.. thì tỉnh ngộ, nhờ vậy trong cuộc trường kỳ “ đường đi không tới “ nhưng cuối cùng ông đã tìm được tự do thật sự khi ra hồi chánh vào năm1965 tại Củ Chi, Hậu Nghĩa.

+ VŨ ANH KHANH, MỘT ÐỜI ÐÁNG KÍNH :

Sống trong buổi loan ly, nhà tan nước mất, chỉ có một thiểu số không tim óc dửng dưng nhìn thế sự xoay vần, mặc cho quốc dân bị đè bẹp dưới gót sắt của ngoại bang. Nhưng tuyệt đại đa số dân chúng VN đã đứng dậy hưởng ứng phong trào chống trả với giặc thù. Cuối tháng 12-1946, quân Pháp ch1nh thức làm chủ Sài Gòn và cũng giống như lần trước, giặc đã gặp phải sự Ư khábg cự của toàn dân. Lần trước vào năm 1862, người Việt dùng những vũ khí thô sơ và lòng yêu nước để chống chọi với súng đạn tối tân. Lần này, người Việt tuy vô Chánh phủ và thực tế chỉ là những lực lượng tự phát nhưng lại có trong tay các loại vũ khí hiện đại như người Pháp, của Nhật để lại. Thêm vào đó là tim óc của các tầng lớp trí thức tân học, thể hiện qua các tác phẩm tuyên truyền, những lời hiệu triệu, những tờ truyền đơn nẩy lửa, tố cáo sự dã man của Pháp, đồng thời kêu gọi toàn dân đứng lên đáp lời sông núi, tiêu diệt kẻ thù. Ngày xưa các cụ Ðồ Chiểu, Huỳnh mẫn Ðạt,Nguyễn Thông, Phan văn Trị.. cũng đã từng dùng thơ văn cổ xúy cho cuộc kháng Pháp của Trương Ðịnh, Nguyễn trung Trực, Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương.. nhưng lúc đó vì phương tiện và hoàn cảnh eo hẹp nên ảnh hưởng không được bao nhiêu. Trái lại khoảng thời gian năm năm 1945-1950, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo , nói chung là văn nghệ sĩ miền Nam đã tiếp tay cho kháng chiến một cách tích cực, góp phần lớn với toàn dân cả nước, tạo nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954, thu lại nền hòa bình độc lập cho đất nước .

Trong chiều hướng trên, các tác phẩm văn xuôi của Vũ Anh Khanh, từ truyện ngắn cho tới truyện dài, qua nhận xét của các nhà nghiên cứu văn học hiện đại, trong đó có giáo sư đại học Nguyễn văn Sâm, đều đáng được xem là những tiêu biểu nhắm vào các mục đích đấu tranh nhằm tố cáo chính sách ngu dân của thực dân Pháp, làm cản trở sự tiến hóa của dân tộc VN. Tình trạng tạo nên cảnh ngu dân này, trước đây cũng đã được các nhà ái quốc tiền phong như Phan bội Châu, Phan chu Trinh.. đặt thẳng vấn đề với nhà cầm quyền Pháp nhưng có lẽ quyết liệt hơn hết là tôn chỉ của VN Quốc dân đảng,được cố Ðảng trưởng Nguyễn thái Học, viết trong bức thư tuyệt mệnh vào tháng 3-1930 gởi cho Hạ nghị viện Pháp , yêu cầu mở trường cũng như cải tổ nền giáo dục tại VN. Nối tiếp tâm nguyện của tiền nhân, Vũ Anh Khanh qua các tác phẩm BÊN KIA SÔNG và CÂY NÁ TRẮC, đã công khai tố cáo Pháp cố tâm ngăn chận sự học hành của VN,Trong truyện ngắn MỘT ÐÊM TRĂNG, Vũ Anh Khanh qua lời nhân vật của mình, đã thổn thức :”.. Dân VN hiếu học nhưng bao lâu nay, họ cam tâm chịu dốt nát vì bị người ta tìm cách chèn ép..” Hậu quả trên đã tạo nên tuyệt đại tầng lớp dân chúng thất học, chịu câm lặng cúi gập trước nổi bất công phi lý, như hầu hết các nhân vật trong truyện dài NỬA BỒ XƯƠNG KHÔ gánh chịu.

Song song, ông còn mạnh mẽ tố cáo Pháp cố tình tạo nên một xã hội băng hoại, để đầu độc dân tộc VN, là tác giả của những tệ nạn rượu chè, hút sách, cờ bạc, đĩ điếm, công khai khuyến khích hay dùng bạo lực bắt dân chúng phải mua rượu, trồng nha phiến, mở sòng bạc, ổ điếm. Tất cả những tệ nạn xã hội trên đều được Vũ Anh Khanh ghi lại đầy đủ và nát tim trong các tác phẩm BẠC XÍU LÌN, SÔNG MÁU và ÐẦM Ô RÔ .. Tất cả các cơ sở trụy lạc trên đều nhan nhản khắp nước, đặc biệt là tại Hà Nội, Hải Phòng và nổi tiếng ở Sài Gòn-Chợ Lớn với hai sòng bạc Kim Chung và Ðại thế giới, do các xì thẩu Hoa,Ấn và Pháp kiều toa rập làm chủ, kết quả nhiều người Việt vì say mê cờ bạc, thần đề, bàn đèn, đĩ điếm.. phải tan gia bại sản và cuối cùng đã :

“... bán con, thế vợ, đợ chồng
hết cơ, mất nghiệp, thần vòng rũ đi..”

Sau rốt, ông đã tố cáo thực dân làm cho người VN trở thành lạc hậu, hung tàn, mất hết bản tánh con người văn hiến. Trong lãnh vực này, Vũ Anh Khanh xứng đáng là một chiến sĩ,, một nhà văn can trường khi dám dùng trí óc như những phát súng thần công nhắm thẳng vào bọn cầm quyền Pháp, lũ xì thẩu bất nhân Hoa kiều và đám tư bản bốc lột Ấn Ðộ, chuyên sống ký sinh trên thân thể đầm đià máu lệ của người Việt, qua các truyện ngắn như ‘ Sài Gòn ơi, Ma thiên Lãnh, Hối tắc.. ‘ . Nói tóm lại dưới chế độ thực dân, qua nổi nghèo cực tối tăm, người Việt không còn tương lai và gần như đánh mất hết đạo lý của thánh hiền, trở nên yếu hèn nông nổi vì quanh quẩn bị bạo lực vây bủa, kềm chế, sống trong cảnh một cổ bốn tròng,chia rẽ Trung Nam Bắc dù tất cả đều là VN và thê thảm nhất về kinh tế, Pháp và bọn ký sinh Hoa-Ấn hầu như nắm hết tất cả nguồn lợi quốc gia. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 khiến cho hơn 2 triệu người bị chết đói, là hậu quả tất yếu của chính sách trên, sau này được Vũ Anh Khanh lập lại trong truyện dài ưng ý và nổi tiếng nhất của ông NỬA BỒ XƯƠNG KHÔ.. Văn chương của Vũ Anh Khanh phản ảnh đúng nét đặc trưng của người Bình Thuận, Phan Thiết luôn thấy sao nói vậy, ngay thẳng, trung hậu, không biết nể nang bất cứ ai đã làm bậy dù đó là cấp chỉ huy, thầy cô kể cả những thân quyến trong gia đình, vì vậy thật linh động, có lúc thống thết lâm ly, có khi mĩa mai cay độc nhưng vẫn không dấu nổi nét cảm khái hùng hồn, chưa chan niềm uất hận.

Vũ Anh Khanh hiện diện trên cõi đời thật ngắn ngũi (1926-1956), giống như hoàn cảnh của Vũ trọng Phụng cũng tài hoa lại vắn số, nhưng ông cũng đã làm tròn thiên chức của một thanh niên thởi đại, trong cảnh quốc phá gia vong. Ðây cũng là cái giá trị cao quý nhất của kiếp người, nhất là giới mày râu hàng tri thức có lương tri và nhân phẩm, cái hào quang để thế nhân phân biện được hư thực, tốt xấu của con người. Sau năm 1975, nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc thẳng thắng bảo rằng, cái chết sớm của Vũ Anh Khanh là một hạnh phúc, để ông không trở thành ông bình vội như hầu hết các văn thi sĩ tiền chiến đã lãnh nhận, trong suốt thời gian sống nhục nơi cõi thiên đàng xã nghĩa u trầm. Qua việc Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc năm 1954, nên nhiều người đã kết tội ông là cọng sản. Cũng vì lý do này mà suốt thời gian1955-1975, tác phẩm của ông lại bị cấm tiếp, không được tái bản, lưu hành, không có tên trong chương trình giáo dục, dù năm 1956 ông đã bị cọng sản miền Bắc bắn chết trên sông Bến Hải, khi quyết lòng đi tìm tự do sau khi đã đối mặt với sự thật nảo lòng. Thật ra việc Vũ Anh Khanh có là cọng sản hay không, giờ này cũng chưa có ai xác nhận được vì trong 9 năm chống Pháp, CSVN đã núp bóng Việt Minh để quản thúc toàn dân kháng chiến và trong hàng ngũ kháng chiến Việt Minh lúc đó có đủ mọi thành phần, đảng phái. Vũ Anh Khanh, Xuân Vũ.. hay mọi người khác trong dòng người yêu nước lúc đó, biết ai là Việt Minh hay Việt Cộng. Còn vấn đề về Tề hay tập kết phần lớn chỉ vì mang tâm trạng sợ bị trả thù, nên bặm môi tới đâu hay đó.

Nhưng thôi sự thật giờ đã rõ ràng, bộ mặt thật của cọng sản từ 1930-2007 cũng đã trôi hết lớp son phấn và huyền thoại, cho nên sự thức tỉnh của Vũ Anh Khanh năm 1956 là thái độ của một anh hùng đáng kính phục và mến mộ. Hơn nửa công hay tội của những người liên hệ tới lịch sử xin hãy để cho lịch sử định đoạt. Tự dưng tâm hồn cảm xúc và bối rối kỳ lạ khi bâng quơ đi vào ngỏ khuất của một phần đời nhà văn bị đời quên lãng VŨ ANH KHANH. Trong gió, trong mưa, trong cảnh mùa đông sụt sùi nước mắt, hình như có tiếng ai đang thì thầm :” Hãy khóc lên đi cho quê hương yêu dấu. Quê hương vẫn còn trong cơn ly loạn mà Anh nay ở đâu ?”

Là một chiến sĩ cầm bút đầu tiên dám công khai chống lại Thực Dân Ðỏ là đảng CSVN, Vũ Anh Khanh xứng đáng được các thế hệ đồng thời cũng như tuổi trẻ hôm nay, qua các nhà trí thức trẻ đang dấn thân đấu tranh trong nước, mục đích đòi lại quyền làm người đã bị đảng CSVN cướp giựt từ mấy chục năm qua.. lấy đó làm tấm gương chiến đấu với kẻ thù , dám nói lên sự thật, dù có chết nhưng còn hơn sống nô lệ nhục nhã . -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

* Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp của Nguyễn văn Sâm

* Văn học Miền Nam tổng quát của Võ Phiến

* Trăm hoa đua nở trên đất Bắc

* Người chết không mồ của Xuân Vũ đang trong VHVN số 14-2001 xuất bản tại Hoa Kỳ

* Thi văn quốc cấm thời Pháp thuộc của Thái Bạch

* Ðặc san Bình Thuận, DDPN, HV, LV

* 40 năm văn học của Nguyễn Vy Khanh

Xóm Cồn , Tháng 6/2007
HỒ ÐINH

Tình Đồng Chí hay Những Bản Án Tử Hình Đồng Loại

Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên:

Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon.) Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian," "phản động." Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:

- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động," "Việt gian" với bất cứ giá nào.

Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một ai. Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen."

Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:

- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tín?

Trần Văn Giàu trả lời:

- Cách mạng làm gì có đức? Ai làm cách mạng mà không giết người?

Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù được khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cãi lịnh. Chúng tôi lao vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng."

Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao." Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc," chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp." Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh." Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."

Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy
Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thục mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân? Từ chỗ ẩn náu an toàn, Ủy ban Hành chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He''rault (He''rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây; Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.

Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật."

Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội.

Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.

Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục.

Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh,) Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động," Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.

Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945,) Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô." Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ không có lùi.

Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:

- Đ.M. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi!

Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.

Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.

Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:

- Tao sợ mày cái con c. tao nè!

Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim ...

Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của mình (Việt Minh)
mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể lại trực tiếp
(qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành):

... Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị chăt đầu.

Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại:

Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về văn phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể:

“Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưa. Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn? Khi tới gần tao, nó nói:

- Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết.

"Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre.) Thằng Mầu nó bảo:

- Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả? Để tao tặng cho em viên đạn.

"Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1 người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.

"Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:

- Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành.

- Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn.

- Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ.

- Năm Son, Trưởng ban quân nhu.

- Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn.

- Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn.

- Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện.

Sau đây là chuyện của Sư Muôn
Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chí phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiết.

Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xa.

Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xa. Lúc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này.) Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đã tố cáo ông thậm tệ.

Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông,) Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xã hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.

Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945
Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn.) Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ." "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa ... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dã man.

Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận,) Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin "Thổ dậy." Thảm cảnh đó do 1 nhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành nạn nhân.

Chứng kiến cuộc hành quyết dã man, ông Văn Nguyên Dưỡng, trong hồi ký "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương," đã thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau:

"... Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian." Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho "mò tôm." Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông Cò Cà Mau." Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận.

"Cách xử tử quá dã man: Họ trói tay hay bịt mắt, bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa,) có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp.

"Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ ba. 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu.

"Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.

"Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông ...

"Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chêt vì ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng xiên xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.

"Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của CS ..."

Hứa Hoành

Saigon Chuẩn Bị Biểu Tình Lớn

300 Dân Cả Nước Kéo Về Saigon Hợp Sức Tiền Giang Kêu Oan

Sự kiện cả tuần qua mấy trăm đồng bào tỉnh Tiền Giang đã lên Sài Gòn biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội để đòi hỏi CSVN phải giải quyết tình trạng đất đai, tài sản gia đình họ bị tước đoạt một cách bất công, mà nhà cầm quyền cộng sản địa phuơng không giải quyết thỏa đáng, đã khiến các cơ quan truyền thông và đồng bào hải ngoại vô cùng quan tâm.

Qua đài RFA, sáng ngày 28 tháng 6, bà Cao Quế Hoa cho biết thêm một số chi tiết là, tính đến hôm nay thì đồng bào Tiền Giang đã biểu tình đến ngày thứ bảy rồi. Mỗi ngày đồng bào đều luân phiên người túc trực vì những ngày qua mưa bão nên nhiều người bị bệnh. Nếu đồng bào mà còn ít thì Văn phòng Quốc hội và Công an CSVN sẽ trục xuất mọi người ra khỏi thành phố. Bà Hoa còn cho biết thêm là, sẽ có thêm những đoàn đồng bào từ Bà rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp kéo về tham gia cùng với đồng bào Tiền Giang.

Bà nói: "Sau nhiều năm đi đòi công lý, nhiều lần lãnh đạo tỉnh ra đến Hà Nội rước chúng tôi về hứa giải quyết nhưng rồi không giải quyết gì. Do đó chúng tôi phải kiên quyết đòi hỏi quyền chính đáng của chúng tôi. Giải quyết thỏa đáng theo đúng nghị định, chủ trương của nhà nuớc, không thể hứa suông".

Khi được hỏi trong những ngày qua có viên chức nhà nước nào ra làm việc với đoàn không thì bà Cao Quế Hoa cho hay, chỉ có Ông Nguyễn Văn Phòng, phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang, phó thanh tra Tỉnh, ông Hoa, Ủy ban tỉnh và hai vị bên công an tỉnh Tiền Giang đến khuyên nhủ đồng bào về tỉnh để giải quyết. Nhưng đồng bào vốn đã bị chính những quan chức này từng ra Hà Nội rước họ về trước kỳ Đại hội Đảng, và hội nghị APEC; nhưng sau đó vẫn không giải quyết dù có văn bản đóng dấu hẳn hoi.

Bà Hoa nói: "Tối qua có ông Nguyễn Văn Vạn, vụ truởng công tác quốc hội phía nam nói đã xin ý kiến văn phòng chính phủ yêu cầu lãnh đạo Tiền Giang rước dân về giải quyết; nhưng chúng tôi không tin tưởng".

Riêng đối với thái độ của công an CSVN thì bà Cao Quế Hoa cho hay, vào ngày 22-6 đồng bào đến Đài Truyền hình với mong mỏi cơ quan truyền thông nói lên nỗi oan ức của đồng bào nhưng khi đoàn kéo xuống đường Trần Quốc Thảo thì có công an đến cướp xe. Tuy nhiên, đồng bào cương quyết đoàn kết bảo vệ nhau để không bị công an làm cho tan rã.

Bà Hoa cũng cho biết, dân chúng rất ủng hộ đoàn biểu tình, thông cảm nỗi khổ sở của đồng bào tỉnh Tiền Giang nhưng họ không dám nói vì nhiều thứ; bà con vẫn ủng hộ đoàn, khuyên đoàn cố gắng tiếp tục, và bà con đã sẵn lòng giúp đỡ để đoàn có thể trải qua những ngày ở đây.

Đề cập đến tình trạng truyền thông và báo chí trong nước có ai lui tới hỏi han, bà Cao Quế Hoa nói rằng: "Tôi thấy có một phóng viên nước ngoài đến nói chuyện với một bà mẹ Việt Nam Anh hùng đeo huân chuơng, thì có một viên chức an ninh đến và người đó rút thẻ nhà báo BBC ra, và nguời nhân viên đó xuống nước. Còn đối với các nhà báo trong nước thì ai quay phim chụp ảnh đều bị bắt. Đến nay chúng tôi biểu tình công khai ở thành phố mà không có báo đài nào nêu lên".

Một nguời khác trong đoàn biểu tình đã cho đài RFA biết nguyên nhân đi theo đoàn Tiền Giang để khiếu kiện và tự giới thiệu rằng:

"Tôi tên Lê Minh Duy, ở Gò Công Tây Tiền Giang. Tôi mất đất đã chín năm rồi. Nay tôi lên Văn phòng Quốc hội để khiếu kiện. Trước đây tôi khiếu kiện ở đủ các cấp rồi mà họ chỉ qua chỉ lại. Tôi nghĩ đây là cơ quan cao nhất nên phải đến để khiếu kiện để đòi quyền lợi gia đình vì gia đình mất đất, kinh tế đi xuống từ đó em/con tôi phải thất học...

Ngoài ra, trong số mấy trăm người thuộc đòan biểu tình này còn có những nguời được công nhận là có công với cách mạng. Một bà mẹ "Việt Nam Anh hùng" tên là Nguyễn Thị Thê, ấp Long Bình, xã Văn Luông, Gò Công Tây cho hay, bà đã bị mất đất bảy năm nay rồi. Nhà nước CSVN cũng đã bắt bà và giam trong xà lim 12 tháng chỉ vì bà không chịu giao đất cho họ.

Bà nói: "Họ lấy đất giao cho nguời ''dư ăn dư để''; bí thư, chủ tịch cướp đất đem đi bán. Tôi tố cáo mà không giải quyết gì. Gia đình tôi đi cách mạng còn bị vậy huống gì người dân nữa. Chồng tôi đi cách mạng đã hy sinh rồi"...

Tin tức ngày hôm nay từ người đưa tin Sài Gòn có mặt đến 10 giờ đêm ngày 29-06 (giờ VN) cho biết, suốt đêm 28-6, đồng bào Tiền Giang hồi hộp chờ sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN khi thấy hơn 100 CA sắc phục tăng cường bao vây trụ sở của Văn Phòng Quốc Hội 2, và với quyết tâm chấp nhận mọi sự bất hạnh có thể đến để cố bám trụ với một mong ước được Quốc Hội, những người đại diện cho dân đáp ứng thỉnh cầu can thiệp chính quyền áp dụng đúng luật pháp, thay vì để cho các quan chức địa phương lợi dụng chính sách của nhà nước, bóp méo luật pháp để cướp đoạt tài sản của họ và đẩy họ vào đường cùng, không nhà không cửa không nơi nương thân.

Nhưng đêm dài cũng đã qua với nhiều sự "thăm hỏi" của các cơ quan truyền thông trên khắp thế giới, với sự quan tâm của các cơ quan quốc tế nhân quyền cùng với sự quyết tâm chấp nhận sự hy sinh của đồng bào Tiền Giang. Sáng 29-06, lực lượng CA sắc phục đã rút chỉ để lại một số kiểm soát dọc đường phối hợp với nhân viên của Ban Chỉ huy Quân sự (Dân quân) ngăn cấm tất cà khách bộ hành đi ngang qua thấy chuyển lạ dừng chân xem thì bị Dân quân dùng dùi cui hăm dọa đuổi khỏi chỗ biểu tình. Sau buổi trưa, đồng bào Tiền Giang đã phát giác ra có nhiều Công an mặc thường phục, An ninh Tỉnh, An ninh chính trị và phản gián... đứng dọc theo đường để theo dõi và canh chừng đồng bào không cho chụp hình và theo dõi làm khó dễ những người ra ngoài đi mua thức ăn hay đi vệ sinh. Hôm nay có một số đồng bào lớn tuổi bị ở ngoài trời mưa nắng liên tục cả tuần nên bị bệnh nặng không thể ở lại nên đành phải đưa họ về lại Tiền Giang, nhưng lại có một số đồng bào ở các nơi khác nghe tin đồng bào Tiền Giang đang biểu tình trước Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 đã 1 tuần lể để khiếu kiện nên tụ tập kéo về để cùng biểu tình. Chúng tôi ghi nhận có sự hiện điện của đồng bào ở Bình Phước, Vũng Tàu, Bà Rịa, An Giang và Đồng Tháp đã tăng cường đem tổng số hiện diện lên đến khoảng 300.

Đặc biệt bữa nay Trụ sở Quốc Hội đóng cửa không cho đồng bào vào trong để sử dụng nhờ cầu tiêu, cầu tiểu nên gây khá nhiều khổ sở cho các cụ lớn tuổi và phụ nữ nhưng cũng không làm họ nao núng và vẫn quyết tâm ở lại cho đến cùng vì có về lại địa phương cũng không có nhà để ở và cũng phải ở bờ ở bụi.

Đồng bào ở ngoài nắng mưa để tha thiết cầu xin quốc hội can thiệp cúu cuộc sống của họ, thì những chức sắc của Quốc Hội đóng cửa ngồi bên trong (xin xem hình đính kèm).

Trong khi chúng tôi trao đổi với đồng bào qua điện thoại thì Công an đi tuần tra bên ngoài cũng như bên trong tăng cường để ngăn chặn không cho sử dụng điện thoại di động hay chụp hình. Những thống khổ, bất hạnh của đồng bào đã được thu âm tại chỗ biểu tình lúc 7 giờ 30 tối ngày 29/06/2007, trong đó có 6 đồng bào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp: ông Cao Văn Hải, Ông Nguyễn Ngọc Nhuận, ông Nguyễn Văn Sinh, ông Võ Châu Thao, bà Nguyễn Ngọc Giàu, bà Nguyễn Thị Huệ, và một phụ nữ không rõ tên, đã được chuyển quảng bá rộng rải trong các ngày qua.

Cuộc biểu tình đã qua ngày thứ 8 và đêm nay không biết việc gì có thể xẩy ra cho những đồng bào bất hạnh nầy, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

(Người đưa tin từ Sài Gòn - 10:00 giờ đêm ngày 29/06/2007
tại trước Văn Phòng Quốc Hội ở Sài Gòn)

Compass News: Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành chết vì bị công an CSVN tra tấn

Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành chết vì bị công an CSVN tra tấn.
Nguyên nhân cái chết được xác nhận trong lúc chủ tịch Việt Nam đối diện với những phê phán về nhân quyền tại Hoa Kỳ
VIETNAM: ETHNIC CHRISTIAN DIES FROM TORTURE INJURIES
Cause of death confirmed as Vietnamese president faces human rights criticisms in U.S.
Compass Direct News 26/6/07 . Khánh Đăng lược dịch


Một thanh niên người dân tộc thiểu số Hroi từ chối ký đơn bỏ đạo Tin Lành đã chết vì những vết thương do hậu quả của việc bị tra vấn bởi các cán bộ nhà nước. Compass xác nhận tin này trong lúc Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết đang gặp gỡ các viên chức Hoa Kỳ. Triết đã gặp TT. Bush hôm Thứ Sáu (22/6), vào giữa lúc có những phản đối vì những vi phạm nhân quyền của Việt Nam.

Anh Vin Y Het khoảng hơn 20 tuổi, chết ngày 20/4, bỏ lại người vợ đang mang thai và 2 con thơ

Từ Huyện Sơn Hoà thuộc tỉnh ven biển Phú Yên, tại phía nam Trung phần Việt Nam, anh Het chết do nội thương vì bị cán bộ nhà nước đánh đập nhiều tháng trước đó vì không chịu bỏ đạo Tin Lành, Compass đã xác nhận.

Anh Het là người làng Krong Ba, trở thành một tín hữu Tin Lành vào tháng 9, 2006. Sau đó không lâu, chính quyền địa phương gọi anh lên văn phòng uỷ ban và làm áp lực bó buộc anh ký một lá đơn xin bỏ đạo. Khi anh từ chối, họ đánh đập anh tàn nhẫn.

Người thanh niên dân tộc thiểu số Hroi này bị chấn thương nội tạng, làm anh bị sưng vù khắp mình mẩy. Cán bộ nhà nước thả anh ra và đe dọa sẽ hành hạ anh thêm hoặc đối xử tệ hơn trừ khi anh rút lại việc theo đạo.

.Anh Het đã báo việc đã xảy ra cho Mục sư Đinh Thông, là một nhà truyền giáo lâu năm tại nhà thờ thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, đồng thời cũng là đại diện cấp tỉnh của Giáo hội Truyền giáo phúc âm (Evangelical Church of Vietnam) được nhà nước công nhận , thuộc khu vực phía nam hay ECVN (S) . Mục sư Đinh Thông đã viết một lá thư cho chính quyền tỉnh và yêu cầu mở một cuộc điều tra.

Chính quyền tỉnh gởi một toán điều tra đến làng Krong Ba để làm việc. Cuộc "điều tra" ngắn ngủi lòi ra một tờ giấy có chữ ký của anh Het với nội dung rằng anh không có bị đánh đập. Toán điều tra cũng cáo buộc Mục sư Thông đã báo cáo sai sự thật.

Nhà cầm quyền CSVN trước đây đã từng điều tra về những cái chết như vậy, sau khi có những quan tâm mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Nhưng những nguồn tin từ giáo hội Tin Lành tại Việt Nam cho biết, những cuộc điều tra này chỉ đưa ra những bao che lẫn nhau; chưa một đối tượng nào bị đưa ra toà.

Đã nhiều năm, các vị lãnh đạo giáo hội đã nói với nhà cầm quyền rằng nếu nhà nước thật sự có chính sách tốt hơn cho các tín đồ tôn giáo thì họ có thể chứng tỏ một cách rất dễ dàng bằng cách đưa ra xử những cán bộ nhà nước nào đã đàn áp các tín hữu Tin Lành truyền giáo phúc âm vì lý do tín ngưỡng. Trong trường hợp của anh Het, ngay cả báo cáo của một nhà truyền giáo uy tín của giáo hội ECVN được nhà nước công nhận đã rơi vào khoảng không.

Đối diện những vấn đề nóng hổi
Một chiến dịch đàn áp các nhà tranh đấu nhân quyền mới đây tại Việt Nam đã đe doạ huỷ bỏ chuyến đi của ông Triết (đến Hoa Thịnh Đốn), nhưng chuyến đi đã được tiến hành trên một căn bản bị giảm thiểu về vài mặt.

Trước buổi hội kiến lịch sử với TT. Bush, ông Triết đã gặp các vị lãnh đạo Tin Lành truyền giáo phúc âm tại Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày Thứ Năm (21/6). Cuộc gặp gỡ này, vốn chưa bao giờ xảy ra trước đây, được tiếp theo buổi gặp gỡ đầy căng thẳng của ông Triết với các lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ trước đó.

Tại Việt Nam, các cơ quan truyền thông báo chí quốc doanh như báo Thanh Niên đã lái chuyến đi của ông Triết về hướng thương mãi, với các tiêu đề thổi phồng lên 11 tỷ Mỹ kim hợp đồng thương mãi mà ông ta đã ký kết, nhưng chủ tịch Việt Nam đã không thể thoát khỏi những phê phán về nhân quyền và tự do tôn giáo trong khi ông ta đang ở Hoa Thịnh Đốn.

Chủ tịch Việt Nam đã gặp những phê phán từ Dân biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ tiểu bang California và Dân biểu Ed Royce, thuộc Đảng Cộng Hoà tiểu bang California, cả hai đều có đông đảo người Việt sinh sống trong đơn vị bầu cử của họ. Hai Dân biểu đã "quay" ông Triết khá mạnh về chiến dịch đàn áp các nhà tranh đấu ôn hoà cho nhân quyền, điển hình là việc các nhân vật lãnh đạo tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư Tin Lành Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị kết án tù vì kêu gọi cho tự do tôn giáo và cải tổ dân chủ.

Trước chuyến viếng thăm của ông Triết, TT Bush đã tiếp 4 nhân vật nổi bật hàng đầu, là phát ngôn viên về nhân quyền của người Việt hải ngoại, để cho thấy sự bất bình của ông Bush về chiến dịch đàn áp này.

Dân biểu Chris Smith, thuộc Đảng Cộng Hòa tiểu bang New Jersey, đã tổ chức một buổi họp báo lưỡng đảng đồng thuận có liên quan đến chuyến đi của chủ tịch Việt Nam. Một diễn gỉa trong buổi họp báo là ông Mike Benge, một nhân viên cứu tế xã hội trong thời chiến tranh Việt Nam, là một nhân vật ủng hộ hàng đầu cho người dân tộc thiểu số tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Ông Benge khẩn cầu công lý cho hàng trăm người, mà đa số là người Tin Lành Montagnards, đang bị tù vì biểu tình đòi tự do tôn giáo và phản đối việc cưỡng chiếm đất đai của tổ tiên họ để lại, vào năm 2001 và 2004, hoặc vì trốn chạy sang Cambodia sau cuộc biểu tình.

Dưới áp lực của mặt trận nhân quyền, nhà nước VN đã thả 3 nhà bất đồng chính kiến trước chuyến đi của ông Triết. Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên Cứu Việt Nam, thì khoảng 38 nhà tranh đấu đã bị bắt từ tháng 8, 2006, và từ tháng 3, 2007 thì 20 người trong số các nhà tranh đấu này đã bị kết án tổng cộng là 80 năm.

Nhưng khi được hỏi về chiến dịch đàn áp này trong các buổi họp, thì chủ tịch Triết không làm được điều gì khá hơn ngoài cái việc nhắc lại câu giáo điều của cộng sản là các nhà bất đồng chính kiến đơn giản chỉ là những người vi phạm luật pháp - mà không có lời bàn thảo nào về việc luật pháp Việt Nam có vi phạm các tiêu chuẩn căn bản về nhân quyền quốc tế hay không.

Các nhà truyền giáo phúc âm quan tâm
Đề cập đến buổi gặp gỡ của ông Triết với các nhà truyền giáo phúc âm, Học viện Quan hệ Toàn cầu (IGE) đã cho ra một thông báo ngày hôm qua (25/6), gọi đó là "một trường hợp chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, cho phép các nhà truyền giáo phúc âm một cơ hội hiếm có để nói chuyện cởi mở với chủ tịch Triết về các vấn đề tự do tôn giáo."

Chủ tịch Học viện Quan hệ Toàn cầu (IGE), ông Chris Seiple, người có nhiều quan hệ tốt đẹp với các cán bộ nhà nước Việt Nam về các vấn đề tự do tôn giáo trong hơn 5 năm nay, đã nêu lên 3 vấn đề: sự cần thiết để đẩy mạnh việc đăng ký giáo hội; sự cần thiết để huấn luyện cán bộ chính quyền địa phương về chính sách tôn giáo mới của Việt Nam; và sự cần thiết để mở rộng huấn luyện về lý thuyết như là một sách lược để ngăn ngừa việc phát triển các lý thuyết chống nhà nước.

Ông Bob Roberts, là giáo sĩ chính của giáo xứ Northwood gần Dallas, tiểu bang Texas, đã tham gia vào một số công tác từ thiện tại Việt Nam trong hơn một thập niên, nói với ông Triết rằng những nỗ lực để thay đổi những thành kiến về Việt Nam trong giáo xứ của ông ta đã bị khó khăn hơn vì "điều đã xảy ra với cha Lý"

Phái đoàn (gặp ông Triết) cũng gồm có Mục sư Phúc Đăng của cộng đồng người Việt hải ngoại, và Mục sư Frank Page, chủ tịch Southern Baptist Convention (SBC). Mục sư Frank Page hy vọng sẽ đi Việt Nam vào tháng Giêng năm tới để chứng kiến (lời hứa đã lâu của nhà nước VN) cho việc hợp pháp hóa hàng chục giáo xứ nhỏ tại VN có liên quan đến SBC, mà các giáo xứ này đã bị coi là bất hợp phát từ 1975.

Các lãnh đạo giáo hội của các nhóm chưa đăng ký lẫn các nhóm đã được nhìn nhận hợp pháp tại VN, khi được liên lạc để hỏi ý kiến trước thềm chuyến viếng thăm của chủ tịch Triết, đều đồng thanh kêu gọi nhà nước VN hãy tái lập và đẩy nhanh việc đăng ký các giáo xứ và tiến tới việc "hợp thức hoá" tôn giáo.

Tiến trình này đã vô cùng chậm chạp sau khi Việt Nam đã đạt được điều mong ước từ Hoa Kỳ - việc được rút tên ra khỏi sổ bìa đen của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, một chuyến viếng thăm hữu nghị VN của TT. Bush, và sự ủng hộ của Hoa Kỳ để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mãi Thế giới (WTO). Hàng trăm đơn xin đăng ký của các giáo xứ địa phương, tất cả đã phải chấp hành một cách cẩn thận các yêu cầu của nhà nước, đã không được cứu xét mặc dù có những lời hứa hẹn trên lý thuyết là sẽ đáp ứng trong một thời gian nhất định.

Tình trạng này gây khó khăn đặc biệt cho những giáo xứ của người dân tộc thiểu số dọc theo vùng biên giới với Lào và Trung quốc tại các tỉnh tây bắc Việt Nam. Tại những khu vực hẻo lánh này, việc không có đăng ký vẫn được dùng như một cái cớ để dẹp bỏ hoặc ngăn ngừa những nghi thức tôn giáo hàng ngày.

Giáo hội Truyền giáo phúc âm Việt Nam (khu vực phía Bắc) đã nạp đơn đăng ký cho trên 600 giáo xứ, và được biết ở vùng Cao nguyên Tây Bắc chỉ có 31 giáo xứ được đăng ký. Chỉ có 13 trong số 31 giáo xứ này được đăng ký sau khi VN được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) hồi tháng 11 năm ngoái.

Văn phòng về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đang thúc đẩy thêm cho việc đăng ký tại vùng Cao nguyên Tây bắc.

Lãnh đạo Giáo hội mất tích
Có vài điều bí ẩn chung quanh việc chủ tịch Giáo hội truyền giáo phúc âm Việt Nam (khu vực phía Bắc) Mục sư Phùng Quang Huyến không biết ở đâu, trong lúc ông Triết đang ở thăm Hoa Kỳ.

Một đồng sự của ông ta tại Hà Nội đã cho các thân hữu tại Hoa Kỳ biết là Mục sư Huyến đã được bí mật mời tháp tùng chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Triết như một đại diện tôn giáo duy nhất. Tên của ông ta đã được xác nhận tại Hoa Thịnh Đốn trên danh sách chính thức của phái đoàn.

Mục sư Huyến đã không có mặt ở buổi họp với các giáo sĩ truyền giáo phúc âm tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/6, và một lãnh đạo giáo hội khác tại Hà Nội đã báo cho Compass biết là mọi người đã bị bối rối khi Mục sư Huyến đi Trung quốc với Văn phòng Tôn giáo chính phủ của Việt Nam vào cùng lúc phái đoàn của chủ tịch Triết đi Hoa Kỳ.

Mục sư Huyến có một kiến thức sâu rộng về những khó khăn liên tục mà các tín hữu người dân tộc thiểu số đang gặp phải tại các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam.




--------------------------------------------------------------------------------
Tuesday June 26, 2007
VIETNAM: ETHNIC CHRISTIAN DIES FROM TORTURE INJURIES
Cause of death confirmed as Vietnamese president faces human rights criticisms in U.S.

HO CHI MINH CITY, June 26 (Compass Direct News) – A young Hroi ethnic minority man who refused to recant his Christian faith died from injuries received while under official interrogation, Compass confirmed as Vietnamese President Nguyen Minh Triet met with U.S. officials. Triet met with President Bush in Washington, D.C. on Friday (June 22) amid some protests over Vietnam’s human rights violations.
In his early 20s, Vin Y Het died on April 20, leaving a pregnant wife and two small children.
From Son Hoa district in the costal province of Phu Yen in south-central Vietnam, Het died from internal injuries suffered when officials beat him several months earlier for refusing to deny his Christian faith, Compass has confirmed.
Het, of Krong Ba Commune, became a Christian in September 2006. Not long after that, local government officials summoned him to their offices and pressured him to sign a document denying his faith. When he refused, they had him savagely beaten.
The young Hroi man suffered internal injuries that caused severe swelling in various parts of his body. Officials released him with threats of further abuse or worse unless he recanted.
Het reported what had happened to him to the Rev. Dinh Thong, long-time pastor of the Tuy Hoa City church in Phu Yen Province, and chief provincial representative of the legally-recognized Evangelical Church of Vietnam (South), or ECVN (S). Rev. Thong wrote a letter to provincial authorities describing the abuse and asking for an investigation.
The province sent a team to the commune to investigate. The brief “investigation” yielded a paper signed by Het saying that he had not been beaten. The investigators also accused Rev. Thong of making a false report.
Vietnamese authorities previously have investigated such deaths following expressions of strong foreign concern. But church sources in Vietnam said that these investigations thus far have produced only cover-ups; no perpetrators have ever been prosecuted.
For many years, church leaders have told authorities that government sincerity about better policies for religious believers could be easily demonstrated by prosecuting officials who persecute Christians for religious reasons. In the case of Het, even the report of a reputable pastor within the legally-recognized ECVN (S) went unheeded.

Facing the Heat
A recent crackdown on human rights activists in Vietnam threatened to scuttle Triet’s visit, but it went ahead on a somewhat downgraded basis.
Before Triet’s historic meeting with Bush, he met with evangelical leaders at the Vietnamese Embassy in Washington, D.C. on Thursday (June 21). The unprecedented meeting followed Triet’s testy meeting with U.S. congressional leaders earlier in the day.
In Vietnam, state media such as Thanh Nien Daily highlighted the business dimension of Triet’s visit with headlines trumpeting the $11 billion in commercial deals he secured, but the Vietnamese president did not escape human rights and religious freedom criticisms while in Washington.
The Vietnam president met with carping from Rep. Loretta Sanchez, D-Calif., and Rep. Ed Royce, R-Calif., both with large ethnic Vietnamese populations in their constituencies. They pressed him hard on the crackdown on peaceful rights advocates, which has seen religious leaders such a Father Nguyen Van Ly and Christian lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan sentenced to prison for calling for more religious freedom and democratic reform.
In advance of the visit, President Bush hosted four prominent overseas Vietnamese spokespersons for human rights to show disapproval of the crackdown.
Rep. Chris Smith, R-N.J., held a bipartisan press conference in connection with the Vietnam president’s visit. One speaker was Mike Benge, an aid worker in Vietnam during the Vietnam War who has been a leading advocate for Vietnam’s minorities in the Central Highlands.
Benge appealed for justice for several hundred chiefly Christian Montagnards who remain in prison for demonstrating for religious freedom and against confiscation of their ancestral lands in 2001 and 2004, or for fleeing to Cambodia in the aftermath.
Under pressure on the human rights front, Vietnam did release three dissidents in advance of Triet’s U.S. trip. According to a report by the Vietnam Study Group, some 38 dissidents have been arrested since August 2006, and since March 30, 2007, 20 of them have received sentences totalling 80 years.
Asked about the crackdown during meetings, however, the president could do no better than repeat the communist mantra that all the dissidents were simply lawbreakers – without any discussion of whether Vietnam’s laws violate international human rights standards.

Evangelical Concerns
Regarding Triet’s meeting with evangelicals, the Institute for Global Engagement (IGE) released a statement yesterday (June 25) calling it “unprecedented in Vietnam’s diplomatic history, allowing evangelicals a rare opportunity to speak openly with the President about issues of religious freedom.”
IGE President Chris Seiple, who has been constructively engaging Vietnam officials on religious freedom issues for more than five years, raised three issues: the need to accelerate church registrations; the need to train local government officials in Vietnam’s new religion policy; and the need to expand theological training as a means to prevent anti-state theologies from developing.
Bob Roberts, senior pastor of NorthWood Church near Dallas, Texas, which has participated in numerous humanitarian missions to Vietnam for over a decade, told Triet that efforts to change perceptions of Vietnam in his congregation were complicated by “what has happened to Father Ly.”
The delegation also included overseas Vietnamese Pastor Phuc Dang, and Frank Page, president of the Southern Baptist Convention. The latter hopes to go to Vietnam in January to witness the long-promised legal recognition of the dozen or so small congregations related to the SBC, which have been considered illegal since 1975.
Church leaders of both unregistered and legally recognized groups in Vietnam, contacted on the eve of their president’s visit to Washington, unanimously called on their government to resume and accelerate the registration of congregations and move toward “regularizing” religion.
This process slowed considerably after Vietnam fulfilled its wish list from the United States – removal from the U.S. religious liberty blacklist, a state visit by President Bush, and U.S. support for membership in the World Trade Organization. Hundreds of applications by local congregations for registration, all carefully following government protocol, have gone unanswered in spite of legislative promises to reply within a set time.
The situation remains particularly hard for ethnic minority churches along the borders of Laos and China in Vietnam’s northwest provinces. In these remote places, lack of registration is still used as an excuse to break up or to prevent regular worship services.
The Evangelical Church of Vietnam (North) has submitted requests for well over 600 churches, and the Northwest Highlands reports only 31 church registrations. Only 13 of the 31 church registrations came after Vietnam’s status as a Country of Particular Concern was lifted last November.
The U.S. Office of International Religious Freedom is pressing for further registrations in the Northwest Highlands.

Disappearance of Church Leader
Some mystery surrounded the whereabouts of the president of the ECVN (N), the Rev. Phung Quang Huyen, during Triet’s U.S. visit.
One of his colleagues in Hanoi reported to friends in the United States that Rev. Huyen had been secretly invited to accompany the country’s president on his U.S. visit as the only religious representative. His name was even confirmed in Washington as being on the official delegation list.
He was not present at the meeting with evangelical pastors in Washington on June 21, and another church leader in Hanoi informed Compass that people were confused when Rev. Huyen had gone to China with Vietnam’s Bureau of Religious Affairs at the same time the presidential delegation left for the United States.
Rev. Huyen has extensive knowledge of the continuing difficulties faced by ethnic minority Christians in Vietnam’s northwest provinces.


http://www.compassdirect.org/en/display.php?page=
news=en&length=long&idelement=4922

Đôi Lời Cảm Tạ của ông Nguyễn Vũ Bình, nhà báo tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Công Bình Xã Hội. Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Nguyễn Vũ Bình và hai cháu Thanh Hà và Thuần Linh (Nguồn ảnh: L.C.Q.25.6.07)

Đôi lời cảm tạ của Nguyễn Vũ Bình

Tôi đã ra khỏi nhà tù.
Tuy chưa thể nói là đã được trả tự do vì đất nước chưa có tự do và trong đất nước chưa có tự do này tôi vẫn còn bị quản chế. Biện pháp quản chế này tôi không nhìn nhận, như tôi đã và vẫn không nhìn nhận bản án đối với tôi trước đây. Việc bắt giam, giải tòa và xử án những người đòi dân chủ một cách ôn hòa chỉ là những hành động đàn áp của một chính quyền cai trị bằng bạo lực.

Tuy vậy ra khỏi nhà tù cũng đã là bớt đi được một hoạn nạn lớn. Đó là nhờ những cố gắng yểm trợ của một số đông đảo ân nhân mà hôm nay tôi xin có đôi lời cảm tạ.

Trong suốt thời gian tôi bị giam cầm, rất nhiều tổ chức và nhân sĩ đã tích cực động viên dư luận thế giới, các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân quyền bênh vực tôi. Những cố gắng đó sau cùng đã tạo được áp lực buộc nhà cầm quyền VN phải chấm dứt việc giam giữ tôi. Cái tự do rất giới hạn mà tôi đang được hưởng là nhờ các ân nhân, chí hữu và thân hữu. Quan trọng hơn, chính niềm tin rằng mình không đơn độc đã giúp tôi giữ vững niềm tin và hy vọng để đương đầu với thực tại khó khăn trong vòng lao lý. Tôi đã rất xúc động được biết rằng trong suốt thời gian tù đày nhiều ân nhân trong cũng như ngoài nước đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi về cả tinh thần lẫn vật chất, nhờ đó tình cảnh vợ con tôi đã không đến nỗi bi đát. Quả thực có những lúc mà ngôn ngữ không thể diễn tả hết tình cảm. Đó chính là trường hợp của tôi trong lúc này. Tôi không tìm ra được những lời cần nói để biểu lộ hết lòng biết ơn.

Tôi mơ ước có một phép mầu nào cho phép được gặp tất cả mọi ân nhân để cảm tạ. Điều này chắc chắn là không thể thực hiện, ngay cả nguyện ước khiêm tốn hơn là gặp những đoàn thể và nhân sĩ đã giúp mình tích cực nhất cũng không làm được vì hoàn cảnh hiện nay của tôi. Tuy vậy tôi tin rằng vẫn có một cách khác để đền đáp thịnh tình của ân nhân, chí hữu và bạn bè. Tôi hiểu rằng sự yểm trợ của quý vị và anh chị em không phải vì cá nhân rất tầm thường và đầy thiếu sót của tôi mà vì những giá trị mà chúng ta cùng chia sẻ: tự do, dân chủ, phẩm giá con người và lòng yêu nước. Như thế cách bày tỏ lòng biết ơn của tôi là tiếp tục kiên trì phấn đấu cho những giá trị đó, đem hết khả năng hạn hẹp của mình để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và giầu mạnh, một nước Việt Nam mà mọi người Việt Nam hôm nay và mai sau có thể yêu và tự hào.

Xin gửi đến quý vị và anh chị em lời chào kính mến của một kẻ biết mình đã chịu ơn rất nhiều và sẽ không bao giờ quên./.

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Vũ Bình