Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên:
Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon.) Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian," "phản động." Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:
- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động," "Việt gian" với bất cứ giá nào.
Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một ai. Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen."
Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:
- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tín?
Trần Văn Giàu trả lời:
- Cách mạng làm gì có đức? Ai làm cách mạng mà không giết người?
Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù được khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cãi lịnh. Chúng tôi lao vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng."
Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao." Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc," chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp." Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh." Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."
Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy
Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thục mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân? Từ chỗ ẩn náu an toàn, Ủy ban Hành chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He''rault (He''rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây; Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.
Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật."
Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội.
Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.
Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục.
Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh,) Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động," Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.
Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945,) Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô." Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ không có lùi.
Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:
- Đ.M. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi!
Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.
Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.
Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:
- Tao sợ mày cái con c. tao nè!
Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim ...
Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của mình (Việt Minh)
mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể lại trực tiếp
(qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành):
... Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị chăt đầu.
Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại:
Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về văn phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể:
“Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưa. Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn? Khi tới gần tao, nó nói:
- Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết.
"Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre.) Thằng Mầu nó bảo:
- Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả? Để tao tặng cho em viên đạn.
"Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1 người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.
"Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:
- Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành.
- Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn.
- Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ.
- Năm Son, Trưởng ban quân nhu.
- Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn.
- Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn.
- Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện.
Sau đây là chuyện của Sư Muôn
Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chí phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiết.
Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xa.
Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xa. Lúc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này.) Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đã tố cáo ông thậm tệ.
Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông,) Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xã hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.
Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945
Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn.) Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ." "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa ... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dã man.
Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận,) Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin "Thổ dậy." Thảm cảnh đó do 1 nhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành nạn nhân.
Chứng kiến cuộc hành quyết dã man, ông Văn Nguyên Dưỡng, trong hồi ký "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương," đã thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau:
"... Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian." Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho "mò tôm." Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông Cò Cà Mau." Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận.
"Cách xử tử quá dã man: Họ trói tay hay bịt mắt, bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa,) có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp.
"Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ ba. 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu.
"Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.
"Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông ...
"Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chêt vì ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng xiên xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.
"Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của CS ..."
Hứa Hoành
Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon.) Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian," "phản động." Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:
- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động," "Việt gian" với bất cứ giá nào.
Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một ai. Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen."
Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:
- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tín?
Trần Văn Giàu trả lời:
- Cách mạng làm gì có đức? Ai làm cách mạng mà không giết người?
Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù được khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cãi lịnh. Chúng tôi lao vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng."
Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao." Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc," chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp." Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh." Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."
Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy
Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thục mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân? Từ chỗ ẩn náu an toàn, Ủy ban Hành chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He''rault (He''rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây; Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.
Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật."
Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội.
Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.
Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục.
Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh,) Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động," Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.
Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945,) Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô." Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ không có lùi.
Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:
- Đ.M. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi!
Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.
Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.
Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:
- Tao sợ mày cái con c. tao nè!
Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim ...
Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của mình (Việt Minh)
mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể lại trực tiếp
(qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành):
... Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị chăt đầu.
Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại:
Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về văn phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể:
“Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưa. Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn? Khi tới gần tao, nó nói:
- Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết.
"Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre.) Thằng Mầu nó bảo:
- Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả? Để tao tặng cho em viên đạn.
"Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1 người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.
"Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:
- Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành.
- Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn.
- Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ.
- Năm Son, Trưởng ban quân nhu.
- Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn.
- Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn.
- Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện.
Sau đây là chuyện của Sư Muôn
Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chí phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiết.
Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xa.
Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xa. Lúc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này.) Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đã tố cáo ông thậm tệ.
Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông,) Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xã hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.
Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945
Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn.) Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ." "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa ... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dã man.
Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận,) Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin "Thổ dậy." Thảm cảnh đó do 1 nhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành nạn nhân.
Chứng kiến cuộc hành quyết dã man, ông Văn Nguyên Dưỡng, trong hồi ký "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương," đã thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau:
"... Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian." Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho "mò tôm." Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông Cò Cà Mau." Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận.
"Cách xử tử quá dã man: Họ trói tay hay bịt mắt, bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa,) có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp.
"Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ ba. 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu.
"Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.
"Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông ...
"Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chêt vì ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng xiên xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.
"Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của CS ..."
Hứa Hoành
4 nhận xét:
nmd
nike jordans
yeezy shoes
longchamp handbags
yeezy shoes
nba jerseys
fila
yeezy boost 350
golden goose
ralph lauren uk
high quality replica handbags DLPW cheap replica handbags CIRX replica bags china DLQW
s4m90g5k56 d1j62o3h63 x0z20m7o84 s7f49v9n80 y9m34o2h49 w6j54b4j31
paul george shoes
hermes bikrin bag outlet
bape hoodie
kevin durant shoes
hermes outlet
kd13
a bathing ape
westbrook shoes
kd shoes
bape hoodie
Đăng nhận xét