Thứ Ba, 3 tháng 7, 2007

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 12






Nghe phỏng vấn chi Hoa

*Phái đoàn Thanh tra Chính phủ đến để giải quyết khiếu kiện của dân

* Mời qua Phòng Tiếp Dân để được giải quyết vào lúc 8 giờ sáng ngày 03/07/2007 nhưng giấy mời được phát lúc gần 4 giờ chiều cùng ngày.

* Trong một hai ngày tới sẽ có Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội sẽ đến đây với sự hướng dẫn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ ngành phải giải quyết dứt điểm cho dân.

Ngay sáng tinh sương ngày thứ ba 03/07/2007, đồng bào biểu tình đã thấy không khí căng thẳng khi công an và an ninh chìm được tăng cường và kiểm soát trong ngoài chặt chẽ, phải chăng có một việc gì đặc biệt sẽ xẩy ra. Vì quá đông, đồng bào không có chỗ ngủ nên phải về ngủ nhờ ở nhà bà con hay bạn bè đã lần lượt trở lại khu biểu tình để chuẩn bị "băng rôn", biểu ngữ, tiếp tục "dàn quân" biểu tình dọc theo đường lộ trước trụ sở VP/QH2.

Đồng bào cho biết lúc đông nhất là vào khoảng 9 đến 11 giờ sáng, người đông nghẹt cả lề đường và bên trong không thể đếm cho xuể và ước lượng có thể lên đến cả ngàn người (?), những tiếng hô vang dội đường phố :

"Đã đảo chính quyền Tiền Giang tham nhũng !!!",
"Đã đảo ông Trần Thanh Trung, Phó chủ tịch Tiền Giang tham nhũng",
"Đã đảo bà Chánh Thanh tra của TG tham nhũng",
"Đã đảo chính quyền Bến Tre tham nhũng",
"Yêu cầu trả đất tập đoàn cho dân",
"Thủ tướng cứu dân, Quốc hội cứu dân, chính phủ cứu dân"...

của đồng bào ở các nơi như Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang, Bà Rịa, Vũng Tàu...

Trong ngày, có một phái đoàn Thanh tra Chính phủ do ông Phó Tổng thanh tra Mai Quốc Bình đã đến để giải quyết cho hơn 30 người dân khiếu kiện thuộc Gò Công, những người nầy sau khi được làm việc và giải quyết (!?) đã rời khỏi chỗ biểu tình để về nhà. Tuy nhiên, có đồng bào cho rằng những người dân ở Gò Công đã quá tin vì tuy có mặt ông Mai Quốc Bình, nhưng ông không ký tên trong biên bản thì nó không có giá trị và như thế là những đồng bào Gò Công lại bị lừa gạt nữa để yên tâm ra về (!?)

Một chuyện bất thường khác là đồng bào được giấy mời đến số 210 Võ Thị Sáu, là Phòng tiếp dân Trung ương 2 lúc 8 giờ sáng nhưng giấy mời lại được phát ra lúc gần 4 giờ chiều cùng ngày !!!

Đồng bào cũng nhận được tin là trong một hai ngày tới sẽ có Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội sẽ đến đây với sự hướng dẫn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ ngành phải giải quyết dứt điểm cho dân.

Lúc gần chiều thì trời đỗ cơn mưa tầm tã nên đồng bào phải dẹp các biểu ngữ hay "băng rôn" và tìm chố trú mưa cũng như về nhà người thân nên số đồng bào còn lại ở đêm khoảng trên dưới 300.

Được biết thì chị Lê Thị Nguyệt cũng đã được thả và đã trở lên biểu tình với đồng bào từ ngày hôm qua 02/07/2007.

Số lượng công an tăng cường ngoài đường để ngăn chặn không cho khách đi đường dừng chân hay chụp hình, có một xe gắn máy hai người chở nhau chạy qua chỗ biểu tình bị công an phát giác và rượt đuổi theo nhưng hai người nầy đã chạy thoát.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 10:00 tối tại Sài Gòn ngày 03/07/2007

Chủ Tịch… Ma Cô

Thanh Mai
Tâm Thức Việt Nam


Tôi bàng hoàng khi đọc các dòng chữ sau đây trên tờ báo Việt ngữ Saigon Times phát hành tại Sydney ngày Thứ Năm 28/6 2007 trong mục Gia Đình Bác Tám (trang 63) : “ Có lẽ trong lúc bị mấy ông Dân Biểu, Nghị Sĩ Mỹ quay vụ nhân quyền và tôn giáo nhiều quá, nên bất ngờ Nguyễn Minh Triết để lộ đuôi ma cô ra (khi nói) Việt Nam chúng tôi có nhiều gái đẹp” (để chuyển đề tài và mời gọi người Mỹ về Việt Nam làm ăn!!!!).

Tôi choáng váng, đọc đi đọc lại những dòng chữ trên, vội chạy xe ra shop mua hết các báo Việt ngữ tuần này ở Sydney để so sánh. Báo nào cũng nói y hệt như vậy. Về nhà, nuốt trọn miếng cơm dở dang, tôi bèn nhẩy vào web để xem hình buổi tiếp xúc nhục nhã của Triết với các dân biểu Mỹ. Trời ơi! Khi nói đến câu trên, Triết còn toe toét cười cười rồi nháy nháy mắt với các dân biểu nữa.

Đúng là “đồ đểu!” như ai đó đã từng ví von là CSVN đã đưa dân Việt từ thời kỳ “đồ đá” của buổi sơ khai của nhân loại đến thời kỳ “đồ đểu” dưới sự cai trị của CSVN. Đểu ra mặt, đểu không chối cãi vào đâu được.

Là một phụ nữ, tôi cảm thấy như bị phỉ báng trắng trơn. Không một phụ nữ nào có thể chịu đựng được cái nhìn, cái cười thô bỉ, và những lời nói vô liêm sỉ, vô đạo đức này. Từ một người đàn ông bình thường đã không chấp nhận được huống hồ gì từ một người mang tiếng là chủ tịch nước.

Trong nỗi đau cho phụ nữ Việt Nam trong nước, tôi tìm lại những bản tin, những bức hình các cô thiếu nữ Việt Nam đứng xếp hàng, trần trụi để cho các người đàn ông Đài Loan, Đại Hàn chọn lựa. Tôi đọc lại những bài viết về tệ nạn buôn người này. Nỗi đau càng dâng lên, tê tái. Khi Triết thốt lên những lời nói vô đạo đức trên thì tệ nạn này vẫn còn đang tiếp diễn suốt cả chục năm nay.

Tôi còn nhớ hôm biểu tình chống Duyên Dáng Việt Nam tại Sydney Town Hall cách đây 2 năm, khi CSVN đem một phái đoàn văn nghệ sĩ sang diễn để thực hiện nghị quyết 36 xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngoại qua ngả văn hóa. Đêm hôm ấy có khoảng 10 ngàn người biểu tình bên ngoài hội trường. Tôi đếm chỉ tối đa là 200 người vào xem trong một hội trường có sức chứa 1000 chỗ. Đến khoảng nửa tiếng sau khi chương trình văn nghệ bắt đầu diễn bên trong, tôi thấy có vài người Úc đi ra, rồi lại vài người nữa, rồi nhiều nhiều nữa. Tôi chạy đến hỏi thăm thì tất cả đều nói rằng: “Ở trong đó đang chiếu toàn mấy quảng cáo du lịch với các cô sexy, khoe ngực khoe mông, trông lố bịch quá nên chúng tôi chịu không nổi nữa, phải ra ngoài đi uống cà phê rồi về. Chúng tôi hiểu và hoàn toàn ủng hộ các bạn đang biểu tình chống đối buổi văn nghệ này.” Nhiều người Úc đã xin tôi mấy lá cờ vàng để đem về làm kỷ niệm.

Với một chủ tịch đểu giả, dùng “gái đẹp” để đối đáp với các dân biểu Mỹ, để mời gọi ngoại nhân vào làm ăn, thì việc buôn bán các cô thiếu nữ trên, việc dùng các cô khêu gợi để thực hiện nghị quyết 36 trong các đoàn Duyên Dáng hay Dơ Dáy Việt Nam, bắt buộc phải nằm trong một chính sách nhà nước. Những cán bộ Việt cộng và những người còn thờ ơ với tệ nạn coi thường phụ nữ này vẫn ra rả bào chữa rằng các cô gái trên thuộc loại “tham tiền”, muốn đổi đời bằng đường tắt, v.v… Nghĩa là nhànước chẳng có tội vạ gì.

Hôm nay, thái độ đểu giả của Triết đã vạch trần cái chính sách coi thường phụ nữ của đảng CSVN.

Thương cho dân Việt Nam đang phải gọi một người như Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước. Thương cho dân Việt Nam mãi bị những thành phần ma cô này cai trị.

Và cho đến bao giờ?

Bộ đất nước Việt Nam không có gì ngoài “gái đẹp” để kêu gọi đầu tư sao? “Rừng vàng biển bạc” của hòn ngọc viễn đông ngày nào nay đã không còn hấp lực nào nữa sao?

Đã đến lúc dân chủ phải được thực hiện trên mảnh đất quê hương.

Đã đến lúc đảng CSVN phải xuống, vừa bất tài lại vô đạo đức trước mặt mọi người, không che dấu vào đâu được.

Sau một đêm ngủ trằn trọc với những hình ảnh các phụ nữ Việt Nam đáng thương, sáng hôm sau tôi vào sở làm và kể chuyện cho các cô bạn Úc nghe. Tôi nói nguyên văn là: “Nguyễn Minh Triết, the President of the Socialist Republic of Vietnam on his trip to the USA has called for foreign trade by saying ‘ Vietnam has beautiful women.’” Các cô bạn Úc sửa lưng tôi ngay và bảo tôi phải dịch là: “Triết said Vietnam has sexy girls” mới diễn tả đủ hết cái ý của Triết.

Những cô bạn Úc nghe những lời đối thoại của một chủ tịch nước như Triết thì không những bàng hoàng thương xót cho số phận người dân Việt Nam, đặc biệt làngười phụ nữ Việt Nam, họ còn khinh bỉ phẫn nộ với Triết. Họ nói: “Không thể chấp nhận một người như Triết làm chủ tịch nước được, cả cái đảng của ông ta cũng không thể tiếp tục cai trị nước Việt Nam được. It’s HORRIBLE! (khủng khiếp quá)”.

Có cô bạn nhận xét: “Nếu như Thủ Tướng Úc John Howard màphát biểu như vậy với những người đại diện lập pháp của một nước trong một chuyến công du nước ngoài thì còn gì là thể diện người Úc? Chẳng cần đến bầu cử mới hạ ông xuống, dân Úc xé xác ông ta tại chỗ!!”.

Cô khác còn hăng hơn: “Người đứng đầu nước mà như thế thì thảo nào người Việt mấy you phải bỏ nước tỵ nạn ra ngoài. Làm sao mà sống nỗi với lũ đười ươi này (apes)? ”.

Một cô bạn khác nhắc tôi: “Theo như câu chuyện you kể thì you không thể dịch câu của Triết là“ Vietnam has beautiful women” được, mà phải dịch là: Triết nói: Vietnam has sexy girls”.

Đúng rồi! Câu này mới lột hết ý của Triết, ý của một tên háo sắc, bán nước hại dân.

Các cô đồng thanh “ Vietnam President is a bastard” (chủ tịch nước Việt Nam làmột tên đểu giả, một …thằng ma-cô!).

Tất cả đều thương cho dân Việt Nam . Nhất định dân Việt Nam phải được thoát ra khỏi sự cai trị của đám “bastards” (ma cô) này.

Nhất định dân Việt Nam phải được hưởng dân chủ để loại những thành phần ma cô cầm quyền.

Nô Lệ - Kìm Kẹp - Đi Ăn Mày

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nô Lệ - Kìm Kẹp - Đi Ăn Mày

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - TỔNG CỤC KHÔNG QUÂN - CỤC LÁI


Đất nước ta vừa đẹp vừa giầu, nhân dân ta vừa giỏi vừa khôn, bộ đội ta nón cối dép râu nhưng lại anh hùng và chiến sĩ không quân ta lái đẹp, lái giỏi, lái như điên. Trên cơ sở vững chắc này, nhân dân ta không thèm làm nô lệ chữ Hán (không có "g"), nên tổng cục không quân quân đội ta khẩn trương gởi đến toàn thể các chiến sĩ văn thư sau đây quyết tâm và nhất trí thi hành tốt các qui định mới toàn bộ về danh xưng trong ngành phòng không và không quân như sau:

Phi công phe ta gọi là: NGƯỜI LÁI

Phi công các phe thù nghịch gọi là: GIẶC LÁI

Bộ đội phòng không gọi là: LÍNH NGÓ TRỜI

Phòng không và không quân gọi là: VỪA NGÓ TRỜI VỪA LÁI

Phi cơ trực thăng gọi là: MÁY BAY LÊN THẲNG

Phi cơ phản lực gọi là: MÁY BAY ĐỊT HƠI

Phi cơ cánh quạt gọi là: MÁY BAY CHONG CHÓNG

Phi công CS lái phi cơ địch gọi là: NGƯỜI LÁI...GIẶC (tuyệt đối không được nói lái)

(điển hình như trường hợp đồng chí Nguyễn Thành Trung năm 1975)

Chiến sĩ gái lái máy bay gọi là: LÁI... NGỒI

(quyết tâm đạt chỉ tiêu huấn luyện các chiến sĩ gái lái máy bay vào năm 3000)

Chiến sĩ đực lái máy bay gọi là: LÁI...ĐỨNG

Con cái các chiến sĩ lái máy bay là: LÁI...XÓN

Các thầy, cha tuyên úy trong đơn vị Không Quân được gọi chung là: LÁI...QUỲ

(Quyết tâm đạt chỉ tiêu cho năm 4000, bắt chước cách tổ chức của các phe thù nghịch)

Thí sinh nộp đơn xin gia nhập ngành Không Quân gọi là: XIN LÁI

Đơn được chấp thuận là: CHO LÁI

Đơn không được chấp thuận là: CẤM LÁI

Vượt quá tiêu chuẩn tuổi tác để nộp đơn gọi là: KHÔNG KỊP LÁI

Trong lúc chờ đợi để tiếp thu huấn luyện gọi là: NÍN LÁI

Học bay dưới đất trong các phòng trang bị dụng cụ gọi là: LÁI TRONG MÙNG

Học bay nhưng thi rớt gọi là: TÉ LÁI

Thi rớt nhiều lần bị đuổi gọi là: BÍ LÁI

Người lái mới ít giờ bay gọi là: LÁI NHỈ NHỈ

Người lái nhiều giờ bay gọi là: LÁI TỒ TỒ

Người lái lâu năm trong nghề gọi là: LÁI CÓ SẠN

Người lái máy bay cánh quạt gọi là: LÁI SÈ SÈ

Người lái máy bay quan sát gọi là: VỪA LÁI VỪA DÒM

Người lái máy bay thả bom gọi là: LÁI TỪNG VŨNG

Người không lái máy bay thả bom gọi là: LÁI KHÔNG DỘI

Người lái máy bay chữa cháy gọi là: LÁI RA NƯỚC

Người lái phụ gọi là: LÁI KÉ

Người lái trên hàng không mẫu hạm gọi là: LÁI ƯỚT

Người lái máy bay thả chất khai quang gọi là: LÁI CÓ BỌT

Bay cao tránh đạn phòng không gọi là: LÁI DỎNG

Bay thấp tránh Radar gọi là: LÁI SÀ

Bay quẹo gắt tránh hỏa tiễn gọi là: LÁI RÁT

Bay trong thời tiết xấu, mưa bão gọi là: LÁI DẦM

Bay trong vùng không khí loãng gọi là: LÁI RÙNG MÌNH

Bay ban đêm gọi là: LÁI ĐÊM

Bay bắn đại liên gọi là: LÁI RIA

Bị trúng thuơng khi đang bay gọi là: LÁI RA MÁU

Nhẩy dù khẩn cấp gọi là: LÁI VĂNG RA NGOÀI

Máy bay bị bắn thủng bình xăng gọi là: LÁI NHIỄU

Đang lái bị bắn về chầu bác gọi là: LÁI RỚT

Đang taxi trên phi đạo chờ lệnh cất cánh gọi là: LÁI ĐƯỜNG

Người lái đang còn phục vụ trong đơn vị là: MẮC LÁI

Người lái được giải ngũ gọi là: LÁI XONG

Người đến tuổi giải ngũ nhưng tình nguyện ở lại phục vụ gọi là: LÁI KHÔNG RA

Giải ngũ nhưng bị gọi tái ngũ gọi là: MẮC LÁI NỮA

Người lái về hưu gọi là: THÔI LÁI

Kể từ ngày ban hành lệnh này, đồng chí nào vi phạm, gọi sai trái các danh xưng đã qui định như trên sẽ bị... LÁI TRONG TRẠI CẢI TẠO.

Thượng tá MA GÀ - TRẦN LÁI BẬY

Cục phó cục lái

(ký thay thiếu tướng Cục trưởng Cục lái

TƯ MÓM - ĐẶNG LÁI ẨU, đang bận phải ĐI...LÁI)

The Washington Post: Kỹ thuật “đại nói láo” vẫn sống mãi tại Việt Nam

'Big Lie' lives in Vietnam by Mike Benge . The Washington Times 1/7/07 . Khánh Ðăng lược dịch

Bài viết ở mục ý kiến độc giả, đặc sệt mùi tuyên truyền của "Chủ tịch" cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết, tựa đề "Việt Nam và Mỹ có chung quyền lợi và giá trị" (The Washington Post, Trang A-17, số ra ngày 25/6) đã cho thấy một sự thiếu sáng tạo: Hầu hết toàn bộ bài viết từng chữ một là lấy từ nguyên một trang quảng cáo A-19, số ra ngày 21/6 của tờ The Washington Post, có tựa đề "Lá thư ngỏ của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết."

Tổng thống Thomas Jefferson [1] có lẽ sẽ đội mồ sống dậy nếu ông ta biết Hồ Chí Minh đã dùng những lời bất tử của ông từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ - "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." - như là lời mở đầu cho bản Tuyên ngôn Độc lập của cộng sản Việt Nam. Đây cũng chính là chế độ cộng sản Việt Nam đã giết chết hơn 1 triệu người Việt.

Mặc dù những lời bất tử của Jefferson có thể đã nằm ở đó, bên trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam, nhưng những lời này chỉ là những từ ngữ rỗng tuếch. Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự tranh đua nào với quyền cai trị độc đảng. Những việc sát hại ngoài vòng pháp luật vẫn tiếp tục, và trong một đợt đàn áp mới đây, "tồi tệ nhất trong vòng 20 năm", chế độ này đã bắt giữ và đưa vào tù hơn 20 nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền, trong khi đó lại bóp chặt các cơ quan truyền thông báo chí và áp đặt chặt chẽ việc hạn chế xử dụng mạng internet.

Các vị lãnh đạo và tín đồ của các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tín hữu của các tôn giáo khác tiếp tục bị sách nhiễu và bắt giữ. Hơn 350 tù nhân chính trị người thiểu số Tin Lành Montagnard vẫn còn bị giam giữ.

Với Jefferson, là một tổng thống có nghĩa là phải đàng hoàng trải qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng bởi đa số, chứ không phải bằng chỉ định của đảng cộng sản, chỉ chiếm có 4 phần trăm dân số Việt Nam như trong trường hợp của ông Triết. Một nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nói: "Vì Triết đã không được lựa chọn qua một cuộc bầu cử tự do, thì ông ta không nên được gọi là chủ tịch... Ðúng ra thì ông ta tương xứng hơn với một bố già... của một chế độ tàn bạo và nguy hiểm."

Trong bài báo, ông Triết đã viết, "Những quan hệ song phương được xây dựng trên những quyền lợi và quan tâm chung của 2 nước: thương mãi, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, an ninh và ổn định khu vực, cuộc chiến chống khủng bố" . Nhưng sự khủng bố chính người dân trong nước của chế độ cộng sản Việt Nam thì không phải là "quyền lợi chung" của Hoa Kỳ, và chế độ này đã làm quá ít để ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và trẻ em cho mục đích mãi dâm.

Trong buổi gặp gỡ tại Toà Bạch Ốc hôm 22/6, Tổng thống Bush đã bảo ông Triết, "Để cho những quan hệ được phát triển sâu rộng hơn, điều quan trọng là những người bạn của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ về nhân quyền , tự do và dân chủ." . Sau đó ông Triết đã trả đủa ông Bush trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn AP rằng nước ông ta không cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Ông Triết nói: "Câu hỏi ở đây không phải là có cải thiện hay không... Việt Nam có chế độ luật pháp riêng, và ai vi phạm luật pháp sẽ bị xử lý". Cái gọi là "những kẻ vi phạm luật pháp" của ông Triết bao gồm, nhưng không có giới hạn đến, các vị lãnh đạo tôn giáo và tín đồ của tất cả các tôn giáo, những người cổ vũ cho dân chủ nhân quyền, các luật sư của phong trào lao động, và người dân tộc thiểu số.

Thay vì theo những nguyên tắc căn bản của tinh thần Jefferson, thì ông Triết lại quay sang kỹ thuật "đại nói láo" (Big Lie) của Joseph Goebbels [2] - người ta sẽ dễ dàng tin một điều dối trá lớn, hơn là tin một điều dối trá nhỏ; và nếu được lập đi lập lại thường xuyên, chẳng sớm thì muộn người ta sẽ tin vào điều dối trá đó.

Đấng tạo hóa của của chế độ cộng sản Việt Nam không phải là Thượng đế như Jefferson đã viết (trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ), nhưng mà là Hồ Chí Minh. Bỏ mặc tinh thần của Jefferson, ông Triết và băng đảng tàn bạo của ông ta đã không thực hiện cái mà họ đã rao giảng trong bản Tuyên ngôn Độc lập của họ.

Thay vì "tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng", thì chế độ của ông Triết gần gũi hơn với cuốn truyện bằng tranh hoạt họa châm biếm cộng sản "Animal Farm" của George Orwell [3], nơi mà một thiểu số thì được bình đẳng hơn nhiều kẻ khác.

________________________
Chú thích của người dịch:
[1] Thomas Jefferson (1743 1826): Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, là người chính thức soạn ra bản Tuyên Ngôn Ðộc lập Hoa Kỳ
[2] Joseph Goebbels (1897-1945): Bộ trưởng tuyên truyền dưới quyền Hitler, người đã thi hành thành công kỹ thuật “Big Lie” bằng phương pháp tuyên truyền ồ ạt.
[3] George Orwell (1903-1950): Tác giả của truyện bằng tranh “Animal Farm”, trong đó ông dùng tranh hoạt họa để phê bình chế độ độc tài Stalin của cộng sản Liên sô.




--------------------------------------------------------------------------------
The Washington Times
Commentary
July 1, 2007
Forum: 'Big Lie' lives in Vietnam

Communist Vietnam's "President" Nguyen Minh Triet's viscid propaganda op-ed piece, "Vietnam and America common interests and values" (The Washington Times, Page A-17, June 25) showed a lack of creativity: It is almost word-for-word his full-page ad on Page A-19 of the June 21 edition of The Washington Post, "A Letter from President Nguyen Minh Triet of Vietnam."

Thomas Jefferson would roll over in his grave knowing Ho Chi Minh used his immortal words from the Declaration of Independence of the United States — "All men are created equal; they are endowed by their creator with certain inalienable Rights; among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness" — as the opening for the Vietnamese communist's Declaration of Independence. This is the same Vietnamese communist regime responsible for the murder of more than 1 million Vietnamese.

Although Jefferson's immortal words may be in Vietnam's Declaration of Independence, there they are but hollow words. Vietnam tolerates no challenges to its communist one-party rule. Extrajudicial killings continue, and in a recent spate of repression, "the worst in 20 years," the regime locked up and sent to prison more than 20 religious freedom, democracy and human-rights activists, while tightening its grip on the media and enforcing strict Internet restrictions.

Religious leaders and followers across the spectrum, Buddhists, Christians and believers of other faiths are continually harassed and arrested. More than 350 Christian Montagnard political prisoners remain incarcerated.

To Jefferson, being a president meant becoming so through free and fair elections by the populace, not by appointment as one by the Communist Party comprised of only 4 percent of Vietnam's population as Mr. Triet was. One U.S. congressman said, "Since Triet was not elected in a free election, he shouldn't be called president. ... Rather he is more comparable to a godfather ... of a repressive and deadly regime."

In his article, Mr. Triet wrote, "Bilateral ties are built on the two countries' common interests and concerns: commerce, culture, science and technology, education, regional peace and stability, the fight against terrorism." However, the Vietnamese communist regime's terrorism against its own people is not in the United States' "common interests," and it has done little to stop the trafficking in women and children for prostitution.

At their White House meeting on June 22, President Bush told Mr. Triet, "In order for relations to grow deeper, it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy." Mr. Triet rebuked Mr. Bush afterward in an AP interview saying his country does not need to improve its human-rights record. "It's not a question of improving or not. ... Vietnam has its own legal framework, and those who violate the law will be handled." Mr. Triet's so-called lawbreakers include, but are not limited to, religious leaders and adherents of all faiths, human rights and democracy advocates, labor lawyers, and ethnic minorities.

Rather than to Jeffersonian principles, Mr. Triet adheres to Joseph Goebbels' "Big Lie" postulate — people will believe a big lie sooner than a little one; and if you repeat it often enough people will sooner or later believe it.

The Vietnamese regime's creator was not God as Jefferson wrote, but Ho Chi Minh. Far from being Jeffersonian, Mr. Triet and his repressive band do not practice what they preach in their Declaration of Independence.

Rather than "all men are created equal, Triet's regime is closer to George Orwell's satirical allegories of communism in "Animal Farm" where some are more equal than others.
MIKE BENGE


http://washingtontimes.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20070701/COMMENTARY/107010016

Kinh sám hối Mác-Lê của Triết



Tranh: Babui

10 năm Hongkong trở về với Trung Quốc

70 ngàn người Hong Kong biểu tình đòi “one man one vote” (vẫn bị Beijing ngăn cản) nhân ngày kỷ niệm 10 năm trở lại với TQNguồn: telegraph.co.uk
Maria Kruczowska - Lê Diễn Đức chuyển ngữ

Người ta đã kỷ niệm 10 năm ngày Hongkong trở về Trung Quốc bằng lễ kéo cờ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bằng show pháo hoa kéo dài 37 phút và hàng trăm cuộc vui chơi khác trong ngày 1 tháng 7 vừa qua.

Những người đi đường bị nới kéo bởi các nhà báo chuyện trò thoả mãn – nỗi lo ngại rằng, những người cộng sản sẽ làm hỏng Hongkong, tỏ ra không thuyết phục. Mô thức “Một đất nước, hai hệ thống” đã chứng minh hiệu quả của nó. Hongkong vẫn đang tiếp tục giữ luật của Anh quốc, các toà án độc lập và chuyển tải thông tin tự do.


Lễ kỷ niệm kéo dài vài ngày và hoàn toàn nằm trong khuôn khổ Trung Quốc. Trung Quốc tổ chức lễ giành lại thành phố này như một biểu dương vĩ đại về lòng yêu nước và không muốn có sự chia rẽ. Người ta đã từ chối lời mời những người Anh muốn đến tham dự. Chủ tịch Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) đến mảnh đất cựu thuộc địa của Anh quốc từ hôm thứ 6 (29/06), nói rằng, ông nhìn thấy một thành phố trong tình trạng tốt đẹp và rất cần cho nó một “sự nhịp nhàng và ổn định xã hội”. Tuy nhiên, Hồ chẳng hề hứa hẹn một cơ may về bầu cử tự do cho những nhà dân chủ tại đây.

Trong thành phố người ta trò chuyện với nhau rằng, những ngày hội hè đã được phô trương giống như ở Bắc Kinh (Beijing). Tuy thế, một dân biểu quá khích Len Kwok-hung với biệt danh “Tóc dài” đã có những nét chấm phá màu sắc. Ông ta đã len lỏi dứt ra được khỏi nhóm những người biểu tình ở gần khu vực diễn ra buổi lễ. Cùng với tiếng hô “Chính quyền thuộc về nhân dân” ông đã đốt ảnh những người lãnh đạo Trung Quốc mà ông gọi là “những tên sát nhân”. Cảnh sát đã dập tắt lửa.

Không khí trong thành phố nói chung tốt, bởi vì từ ba năm nay, bộ mặt của một trung tâm tài chính thế giới đã quay lại với Hongkong. Tăng trưởng kinh tế đạt 8%, thất nghiệp hầu như biến mất và các trung tâm thương mại hoạt động nhan nhản. Tất cả là từ lý do hợp tác với Trung Quốc, một đất nước đang bùng nổ kinh tế và Hongkong tận dụng được nó. Từ năm 2003 Hongkong ký kết với Trung Quốc hiệp định thương mại tự do, các công ty Hongkong được tiếp cận với thị trường Trung Quốc, hàng triệu du khách Trung Quốc đến thăm Hongkong với những cái bóp đầy tiền.

Khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào rời khỏi đảo thì cuộc diễu hành dân chủ diễn ra. Theo các nhà tổ chức, phải có đến 40 ngàn người tham gia, cảnh sát nói tới con số 20 ngàn. Người ta hô vang “Bầu cử tự do ngay bây giờ”. Trong cuộc diễu hành đầy màu sắc có Hồng y giáo chủ Joseph Zen, 75 tuổi, giám mục Hongkong và cố vấn của Giáo Hoàng, bên cạnh những sinh viên, các bà nội trợ, những người hưu trí và giới đồng tính. Kenneth Chan, nhà chính trị học đã nói với nhật báo Gazeta Wyborcza qua điện thoại: “Cuộc diễu hành hàng năm đã biến thành ngày lễ hội vui vẻ của xã hội công dân”.

- “Chúng tôi đã chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng, với Hongkong, kinh tế không phải là tất cả” – Chan, thư ký Đảng Công Dân nói – “Tăng trưởng kinh tế không giải quyết được mọi vấn đề. Hongkong phát triển nhưng có chỉ số bất bình đẳng về thu nhập cao nhất thế giới. Trong thành phố giàu có với 7 triệu dân thì khoảng 1 triệu (tức gần 15%) số người sống trong nghèo khó, trên thành phố là mây bụi, các nhà đầu tư phá bỏ những công trình xây dựng cũ”.

Những nhà dân chủ chống lại độc quyền quản trị thành phố của người giàu. Để đạt được mục tiêu này thì phải có bầu cử tự do. Những nhà dân chủ muốn đưa ra một tiểu hiến pháp riêng cho hòn đảo này. Trong tiểu hiến pháp này có ghi điều khoản rằng, cựu thuộc địa của Anh quốc có thể chọn lựa người đứng đầu hành pháp và hội đồng lập pháp, một dạng quốc hội, nhưng họ không đưa ra thời gian cụ thể. Thời hạn sớm nhất là vào năm 2012. Rất có thể điều này sẽ được thực thi nhưng mong manh.

Chủ tịch quốc hội và là nhân vật thứ 3 trong hàng lãnh đạo Trung Quốc khuyến cáo rằng, nếu nói về quyền tự trị thì khi ông ta ban cho bao nhiêu, Hongkong sẽ chỉ được hưởng bấy nhiêu mà thôi.

----------------------------------------------------------

Bài của Maria Kruczowska, phóng viên tại Trung Quốc của nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborca, một tác giả quen thuộc của DCVOnline, đăng tải trên GW ngày 2/07/2007.

Lời kêu gọi của Đảng Vì Dân: Hãy tiếp tay Dân Oan giành lại công lý

Điều 74 của bản Hiến Pháp 1992 của nước CHXHCNVN quy định rằng: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước…”. Mặt khác, “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nhiều cán bộ và cơ quan đã lạm dụng quyền lực ngang nhiên xâm phạm tài sản nhân dân. Bởi thế, việc đồng bào dân oan biểu tình khiếu kiện để đòi lại các tài sản của mình là hoàn toàn chánh đáng và hợp pháp. Theo hiến pháp, “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.”

Trong tinh thần đó, Đảng Vì Dân tha thiết kêu gọi:

1. Đồng bào dân oan hãy tập trung biểu tình khiếu kiện với số đông, và luôn luôn khắn khít, tương trợ nhau để tạo sức mạnh đấu tranh đòi công lý.

2. Đồng bào trong nước, đặc biệt là ở khu vực Hà Nội và Sài-gòn, hãy nhiệt tình che chở, ủng hộ cho các bà con dân oan đến khiếu kiện từ các tỉnh huyện xa xôi.

3. Các chiến sĩ bộ đội, công an, cán bộ nhà nước hãy đối xử nhân đạo và tử tế đối với bà con dân oan trong mọi tình huống khi thi hành công vụ.

4. Các cơ quan nhà nước có chức năng liên hệ hãy vì công lý mà cứu xét giải quyết cụ thể và nhanh chóng các trường hợp khiếu kiện, hoặc bị xử án oan sai.

5. Đồng bào, các đoàn thể, cộng đồng và cơ quan truyền thông, báo chí hãy đồng thanh lên tiếng ủng hộ cho nỗ lực đấu tranh khiếu kiện của bà con dân oan.

Đảng Vì Dân khẳng định chủ trương yểm trợ một cách tích cực về tinh thần và vật chất cho mọi nỗ lực đấu tranh vì lẽ phải, vì công lý và vì sự sống còn của các đồng bào cô thế.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Vị.

Trân trọng kêu gọi.
Ngày 01 tháng 07 năm 2007
Đại diện Đảng Vì Dân
Nguyễn Công Bằng



Phát biểu của Dân biểu REBA MEAGHER, trước Quốc hội New South Wales về Ðối thoại Nhân quyền Úc -Việt

Phát biểu ngày 28/6/07 của Dân biểu REBA MEAGHER, đơn vị Cabramatta, kiêm Bộ trưởng Y Tế trước Quốc hội Tiểu bang New South Wales về Ðối thoại Nhân quyền Úc -Việt. AUSTRALIA-VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE . Khánh Ðăng lược dịch

Tôi ủng hộ cộng đồng người Úc gốc Việt kêu gọi chính phủ Úc hãy bảo đảm rằng chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam sẽ góp phần vào việc cải thiện nhân quyền một cách chắc chắn và vững chắc tại Việt Nam. Là dân biểu của đơn vị Cabramatta, tôi đại diện cho cộng đồng người Úc gốc Việt đông đảo duy nhất trên nước Úc. Nhiều người trong cộng đồng này là nạn nhân của khổ sở và tra tấn. Nhiều người đã đến Úc để thoát ra khỏi một chế độ độc tài không tôn trọng người dân.

Họ đã trở thành những thành viên vô giá trong cộng đồng địa phương, qua sự tham gia nhiệt tình của họ vào tiến trình dân chủ của đất nước này, qua nhiều tổ chức thiện nguyện để giúp đỡ những người yếu đuối trong cộng đồng và qua sự đóng góp của họ vào di sản văn hóa giàu đẹp của nước Úc.

Trong khi họ đang tạo dựng một quê hương mới tại đây trên nước Úc và đã thoát ra khỏi quê hương cũ của họ, thì họ vẫn không từ bỏ quê hương đó. Đúng vậy, vào ngày Thứ Bảy 23/6, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc, do Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến lãnh đạo trên toàn nước Úc, và anh Võ Trí Dũng tại tiểu bang New South Wales, đã tổ chức một đêm thắp nến tại Bankstown để cầu nguyện cho các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Mục đích của đêm cầu nguyện này là để chứng tỏ với các nhà lãnh đạo tôn giáo, ký giả, luật sư và nhiều người khác hiện đang bị tù đày vì những nỗ lực cho dân chủ, rằng họ không cô đơn.

Thêm nữa, họ (người Úc gốc Việt) đang gởi một lời nhắn nhủ rõ ràng đến nhân dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam rằng Người Việt Hải Ngoại đang và sẽ luôn luôn cảnh giác trong những đòi hỏi của họ cho một Việt Nam tự do và dân chủ. Do đó, trong nhiệm vụ của tôi là đại diện cấp tiểu bang cho cộng đồng người Việt đông đảo nhất trên nước Úc, một nhiệm vụ mà tôi trân trọng, để nêu lên tiếng nói cho sự đấu tranh của họ cho dân chủ tại Việt Nam, và điều thích hợp là những quan tâm này được nêu lên tại Quốc hội Tiểu bang New South Wales -- là cơ quan dân chủ lâu đời nhất trên đất nước này. Vào tháng 6 năm 2001, tôi đã nói với quý đồng viện về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và bây giờ, tháng 6 năm 2007, với một niềm thất vọng vô cùng to lớn, tôi xin chuyển đến quý đồng viện những báo cáo về xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam lại tiếp tục xảy ra với sự đều đặn rất đáng quan ngại. Tôi kêu gọi sự ủng hộ của quý đồng viện về vấn đề này, ngày hôm nay nó không kém phần quan trọng hơn và cũng không kém phần cấp tốc hơn như cách đây 6 năm.

Hồi năm 2001, khi tôi nói chuyện với cha Nguyễn Văn Lý - một linh mục Công giáo và là nhân vật tranh đấu hàng đầu cho dân chủ tại Việt Nam - lúc ông vừa mới bị bắt giam vì những hành động có liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Sau đó ông đã được thả năm 2004, một phần vì sự vận động liên tục của quốc tế yêu cầu trả tự do cho ông. Trong khi tôi đang nói chuyện cùng quý đồng viện ngày hôm nay, với sự lo lắng sâu xa tôi xin báo cáo rằng cha Lý lại bị bắt thêm một lần nữa vào tháng 3 năm nay - cũng lại vì những hành động ủng hộ cho dân chủ của ông - và vì những hành động này mà ông đã bị kết án 8 năm tù. Năm 2001 tôi cũng nói chuyện với Hoà thượng Thích Quảng Độ, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, về sự tranh đấu của ngài cho tự do tôn giáo trong nước Việt Nam. Một lần nữa tôi hối tiếc phải báo cáo rằng Hoà thượng Thích Quảng Độ ngày hôm nay vẫn bị quản thúc, mà không có sự hứa hẹn nào rằng ngài sẽ được trả tự do.

Trong khi nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để thay đổi và mở cửa cho nền kinh tế trong vòng 20 năm qua, vẫn còn một lo ngại rằng sự hăng hái về đổi mới kinh tế đã không cân xứng với một nỗ lực tương tự để mở rộng xã hội Việt Nam ra cho những thành phần của dân chủ và tự do ngôn luận. Tôi đã đề cập đến Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hoà thượng Thích Quảng Độ: đây là hai trong những thí dụ điển hình của những nạn nhân của chế độ độc đảng tại Việt Nam. Hai vị này là một bộ phận của một phong trào rộng lớn hơn để đấu tranh cho một Việt Nam tự do và dân chủ, đang được ủng hộ cả ở bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam.

Từ năm 2002, Bộ Ngoại giao và Thương mãi đã quan hệ với nhà nước Việt Nam trong chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam. Trong khi quan hệ này tạo ra cho một cơ hội quan trọng trong việc ảnh hưởng để có những thay đổi lạc quan tại Việt Nam, thì câu hỏi được đặt ra là kết quả, sự minh bạch và mức độ trách nhiệm trong cuộc đối thoại này ra sao.Thật vậy, cộng đồng người Úc gốc Việt đã chỉ ra việc thiếu bằng chứng về những đối thoại này đang đưa đến sự thay đổi chắc chắn bên trong Việt Nam. Nước Úc đang có những gia tăng quan hệ mật thiết với Việt Nam về mặt thương mãi, thì rõ ràng là chúng ta đang giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Và cũng rõ ràng là những quan hệ mật thiết đó đặt chúng ta vào một vị trí gía trị để gây ảnh hưởng đến việc thay đổi xã hội Việt Nam.

Trong tinh thần quang minh chính đại, chúng ta không thể vừa tham dự hết mình cho việc phục hồi kinh tế Việt Nam và cùng lúc đó lại tránh né trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền làm người của những công dân Việt Nam -- những quyền đó được tôn kính và là quyền lợi cơ bản cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi.

Tôi kêu gọi Chính phủ Liên bang hãy bảo đảm rằng chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam không phải là một điệu bộ chỉ có tính cách tượng trưng vô nghĩa, và để chứng tỏ với một bằng cớ rõ ràng, là chương trình này sẽ dẫn đến sự thay đổi thật sự bên trong Việt Nam. Tôi khẩn cầu Thủ Tướng hãy nêu lên những vấn đề này với Chủ tịch Việt Nam khi ông ta đến thăm Sydney vào tháng 9 này để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế vùng Á Châu - Thái Bình Dương (APEC)




--------------------------------------------------------------------------------
AUSTRALIA-VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE
Page: 62

Ms REBA MEAGHER (Cabramatta—Minister for Health) [4.49 p.m.]: I support the Australian Vietnamese community's call on the Australian Government to ensure that the Australia-Vietnam Human Rights Dialogue contributes toward concrete and irrevocable improvements in human rights in Vietnam. As the member for Cabramatta, I represent the single largest community of Vietnamese Australians in the country. Many within this community are victims of trauma and torture. Many have come to Australia to escape from a repressive and intolerant regime.

They have since become invaluable members of the local community through their enthusiastic participation in this country's democratic processes, through their many volunteer organisations that support the vulnerable within the community and through their contribution to the richness of Australia's cultural heritage. While they have made a new home here in Australia and while they have escaped their homeland, they have not abandoned it. Indeed on Saturday 23 June the Vietnamese Community in Australia, lead by Dr Tien Nguyen nationally and Tri Vo in New South Wales, held a vigil night in Bankstown to pray for the freedom and democracy advocates in Vietnam. The purpose of the event was also to demonstrate to the many religious leaders, journalists, lawyers and others who have been imprisoned for their pro-democracy efforts that they are not alone.

Moreover, they were sending a very clear message to the people of Vietnam and the Vietnamese government that the great Vietnamese Diaspora are and will forever be vigilant in their demands for a free and democratic Vietnam. It is thus my duty as the State representative of Australia's largest Vietnamese community, a duty that I embrace, to give a voice to their struggle for democracy in Vietnam, and it is fitting that these concerns are given voice in the New South Wales Parliament—the oldest democratic institution in the country. In June 2001 I addressed the House on the issue of human rights in Vietnam and now, in June 2007, it is with a great sense of disappointment to relay to the House that reports of human rights abuses in Vietnam continue to emerge with alarming regularity. My call for the support of the House in this matter is no less important and no less urgent today than it was six years ago.

When I spoke in 2001 Father Nguyen Ly—a Catholic priest and prominent advocate for democracy in Vietnam—had recently been arrested for activities linked to the defence of free speech. He was subsequently released in 2004, due in part to an intense global campaign calling for his release. As I address the House today, it is with great concern that I report that Father Ly was arrested once again in March this year—again for his pro-democracy activities—for which he has been sentenced to eight years in prison. In 2001 I also spoke of the detention of the Venerable Thich Huyen Quang Do of the Unified Buddhist Movement for his struggle for religious freedom within Vietnam. Once again I regret to report that today he remains in detention, with no promise of release.

While the government of Vietnam has made great efforts to liberalise and open its economy over the past 20 years, there is a concern that enthusiasm for economic reform has not been mirrored by an equivalent effort to open Vietnamese society to the forces of democracy and free speech. I have mentioned Father Nguyen Ly and Venerable Thich Huyen Quang Do: these are but two very prominent examples of victims of Vietnam's single-party communist regime. These two men are part of a much broader movement for a free and democratic Vietnam that is being championed both within its borders and from outside Vietnam.
Since 2002, the Department of Foreign Affairs and Trade has been engaged with the government of Vietnam in the Australia-Vietnam Human Rights Dialogue. While this engagement presents an important opportunity for affecting positive change in Vietnam. questions remain about the efficacy, transparency and degree of accountability in this dialogue. Indeed, the Australian Vietnamese community points to the lack of evidence that these dialogues are leading to concrete change within Vietnam. Given Australia's increasingly close links to Vietnam in regard to trade, it is clear that we are playing an important role in Vietnam's economic development. It is also clear that such closeness places us in a valuable position to effect social change within Vietnam.

We cannot, in good conscience, commit ourselves to the expansion of the Vietnamese economy and at the same time shirk our responsibilities toward defence of the human rights of its citizens rights—rights that are a sacred and fundamental entitlement to all people everywhere. I call on the Federal Government to ensure that Australia-Vietnam Human Rights Dialogue is more than a hollow symbolic gesture and to demonstrate, with clear evidence, that it is leading to real change within Vietnam. I urge the Prime Minister to raise these issues with the State President of Vietnam when he visits Sydney in September for the Asia-Pacific Economic Cooperation forum.

http://www.parliament.nsw.gov.au/prod/PARLMENT/hansArt.nsf/V3Key/LA20070628044

PHỎNG VẤN NGUYỄN CAO KỲ Tạp Chí "Ong Cali" Phỏng vấn Nguyễn Cao Kỳ, sau bữa tiệc tại St Regis Resort Monarch Beach, Dana Point, 23-6-2007

Bạn thân mến,

Kỳ này Bạn như thế nào? Chờ bài tường thuật của Bạn về vụ Nguyễn Minh Triết chu du Nữu Ước dài cả cổ.

Tuyết-Lan sợ thất hứa với bạn đọc, đành phải mời bạn đọc lên Tivi, vào các đài truyền hình & phát thanh Mỹ và Việt, tìm báo dưới đất để đọc, xem, nghe, để rúng động với cuộc biểu tình khổng lồ "không tiền khoáng hậu" của đồng hương Việt Nam tỵ nạn Cộng sản đã dàn chào Nguyễn Minh Triết vậỵ. Thế đó, đồng hương của chúng ta giỏi thật, đã có không những 21 phát thần công đại bác, mà là 105 phát bắn vừa tống vừa tiễn Triết về bên kia thế giới... Cộng sản, thật tuyệt vời. Vỗ tay thật kêu, khen bà con một phát xem nào!

Hôm nay, Tuyết-Lan tường thuật tại chỗ cuộc phỏng vấn rất độc đáo, ly kỳ của phóng viên tạp chí "Ong Cali" với Cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Xin mời Bạn đọc kỹ nhé!

PV Ong Cali (PVOC): Xin chào, ông là Nguyễn Cao Kỳ?

Nguyễn Cao Kỳ (NCK): Vâng, chính tôị.

PVOC: Hân hạnh được gặp ông, tôi là Ong Vò Vẽ, phóng viên tạp chí Trào Phúng Ong Cali, xin được phỏng vấn ông vài câụ.

NCK: Xin sẵn sàng. Tôi cũng đang cần phải bày tỏ đôi điều với đồng hương.

PVOC: Thưa ông Nguyễn Cao Kỳ, tôi phải xưng hô như thế nào đây ạ? Cựu Tướng, Nhục Tướng, Hàng Tướng hay gì gì ạ?

NCK: Cứ gọi là ông, hay anh, như ông Chủ Tịch Nước vẫn thường gọi khi cần sai bảo tôi cũng được. Thôi bỏ chuyện tướng tá đị Bởi vì nói là Nhục Tướng, Hèn Tướng hay Hàng Tướng thì đều không đúng. Thật vậy, chuyện tôi - Nguyễn Cao Kỳ - làm đơn xin phép chính quyền cộng sản VN về thăm quê hương thì đâu phải là Tướng Nhục, họ vui vẻ chấp thuận mà còn khen tôi là "thức thời" nữa đó. Còn nói là Hèn Tướng, thì tôi soi vào gương, có thấy mình hèn ở chỗ nào đâu? Chẳng qua là vì lễ độ mà phải khúm núm trước các quan chức nhà nước một chút thôị. Những kẻ đi xin người ta thì thời nào mà chả thế, phải không ông nhà báo? Còn nói là Hàng Tướng thì lại càng không đúng, bởi vì năm 1975, khi họ vào, thì tôi đã cao chạy xa bay rồi, đâu có đánh đấm gì mà nói chuyện thua với hàng!

PVOC: Ông nói hay quá! Thôi thì bỏ qua chuyện tướng tá mà ông cho là đã cũ rồi đị. Xin được đi vào vấn đề hôm nay: ông nói "Tôi là Nguyễn Cao Kỳ đại diện cho cộng đồng người Việt tại Nam Cali... đi đón chủ tịch nước VN", thế thì hơn 5,000 người Việt đang biểu tình phản đối Nguyễn Minh Triết trước cổng, họ gọi ông là Nhục Tướng, Hèn Tướng vân vân, họ thuộc cộng đồng nào? Xin ông cho biết cụ thể, cộng đồng người Việt mà ông đại diện gồm những ai?.

NCK: Tôi đại diện cho tôi, vợ trước với con tôi, vợ sau và con của... bả và gia đình tôi, họ cũng là cộng đồng Việt, thế không được à?

PVOC: Xin cảm ơn sự minh xác cụ thể. Và chính ông cũng đã nói "xin hân hạnh được phát biểu những lời chân thành nhất của tôi"... Vậy là đúng ông chỉ đại diện cho một cá nhân của ông.

Thưa ông, theo như nhiều người tỵ nạn được biết thì, sau 1975, bà Tuyết Mai, từng là Phu Nhân Nguyễn Cao Kỳ, đã bỏ ông để ôm đàn piano sang hạm đội khác? Ông nghĩ sa?

NCK: Đúng thế, khi tôi hết lái máy bay thì bà ta ôm đàn hay ôm đồ sang hạm đội khác, thì cũng thường tình thôi, có gì là lạ! Bản thân tôi cũng đã chiếm được một bãi đáp khác từ tay một đồng đội cũ, thuộc cấp nhường cho! Chính nhờ sự nuôi nấng của bà này mà tôi được sống còn, để có ngày hôm nay đến yết kiến ông chủ tịch nước... Theo ý nghĩ của tôi, thì Tổ Quốc mà mình còn phản được, thì sá gì tình bạn đồng đội và những thứ tình vớ vẩn khác.

PVOC: Thưa ông Nguyễn Cao Kỳ, ông nói ông là "một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt". Trong người Việt có nhiều bộ phận, xin hỏi: bộ phận khác mà ông làm biểu tượng là "bộ phận nào" vậy? Nó nằm ở chỗ nào? Ông hiểu chữ "biểu tượng" như thế nào?

NCK: Ông nhà báo này rắc rối quá! Thì biểu tượng là biểu tượng, chứ còn hiểu thế quái nào nữ?. Tôi là một thứ biểu tượng của cái bộ phận "tùy thời", mục đích tìm chỗ hưởng thụ cho sướng thân. Vợ tôi buôn bán lớn với Việt Nam kể từ ngày Mỹ bỏ cấm vận đến nay, đã làm lợi cho họ nhiều lắm, cho nên họ mới cho tôi về và ba năm nay khi tôi về ở trong nước, họ đã nuôi tôi rất tử tế. Chỉ có điều là chưa cấp nhà cho tôi thôị.

PVOC: Trong bài phát biểu ông nói với Nguyễn Minh Triết, mà ông khúm núm gọi là chủ tịch nước, ông "muốn nói với đồng bào Việt Nam và đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của ông" là: "Ngày hôm nay mọi bất hòa đã chấm dứt" và "ở đây không có vấn đề Quốc - Cộng" Xin hỏi: ông có còn sáng mắt và còn minh mẫn không?

NCK: Đảm bảo là còn cả hai thứ. Nếu không còn sáng mắt làm sao tôi nhìn thấy bả danh lợi mà chạy theo? Nếu không còn minh mẫn thì làm sao tôi biết hạ mình, nịnh bợ các quan trên cộng sản để đươc về Việt Nam mà hưởng thu.. Mà như ông cũng đã nghe ông Nguyễn Minh Triết nói khi quảng cáo khuyến mãi và đầu tư, rằng là con gái Việt Nam đẹp lắm, "mại vô".

PVOC: Xin trở lại vấn đề bất hòa và Quốc - Cộng. Nếu "mọi bất hòa đã chấm dứt!" tại sao Việt Cộng vẫn săm soi lý lịch người dân, còn kỳ thị thương phế binh Nam - Bắc? Tại sao không trùng tu và phục chế Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà tại Biên Hòa? Tại sao Cộng sản phá phách xâm chiếm nơi yên nghỉ của 16 ngàn tử sĩ miền Nam, trong khi đó, chúng xây nghĩạ trang Liệt Sĩ một cách nguy nga, bề thế? Với người đã nằm xuống, Cộng sản còn chưa hòa giải, huống chi đối với người sống? Không còn Quốc - Cộng, vậy tại sao ông không công khai dẫn Nguyễn Minh Triết về họp tại Phước Lộc Thọ Little Saigon, Nam Calị để thăm dân luôn thể, mà lại phải họp tai một khu nghỉ mát xa xôi hẻo lánh, nhưng vẫn không thoát khỏi sự phản đối mãnh liệt của đồng bào chống Cộng?

NCK: Về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, tôi cũng đã xin họ nới tay để tạo cho tôi một chút "credit" với hải ngoại, nhưng họ không cho, tôi cũng đành chịụ Còn chuyện chấm dứt bất hòa, thì như tôi thấy, bản thân tôi về ở Việt Nam, có ai chống đối gì đâu? Họ còn cho ăn chơi thoải mái nữa là khác.

PVOC: Qua cuộc thăm dò dư luận của bổn báo, được biết cộng đồng hải ngoại rất khinh miệt ông, xem ông và Phạm Duy là những kẻ vô liêm sỉ, phản bội quốc gia, về Việt Nam sống thân phận của "một hàng thần lơ láo", không biết "nhục" là gì? Ông nghĩ sao?

NCK: Khinh hay trọng là quyền tự do của cộng đồng, còn "không biết nhục" là quyền của tôi cũng như của nhạc sĩ Phạm Duỵ. Còn nói tôi là phản bội quốc gia, thì thực sự tôi có trung thành bao giờ đâu mà phản bội? Ngày trước tôi vào không quân, thì tôi lái máy baỵ. Rồi thời cơ đưa đẩy, tôi được chức này chức nọ một thời gian, nay tôi đi buôn bán với vợ tôi, thì cũng vậy thôị Trước kia lái máy bay, bây giờ là lái... buôn, thì cũng là lái thôị Ngoài ra, Nguyễn Cao Kỳ tôi trọn đời thờ con lươn làm biểu tượng, nên vấn đề nhục, vinh không "care" làm gì.

PVOC: Thưa ông, tôi không hiểu biểu tượng con lươn là thế nào ạ?

NCK: Ông không biết con lươn thật đấy à? Con lươn là biểu tượng của những kẻ không ngại lấm đầu. Nhà thơ Nguyễn Du đã dạy rằng "Thân lươn bao quản lấm đầu " đấy thôị. Nhục là gì, vinh là gì? Nguyễn Cao Kỳ tôi chẳng sợ lấm đầu bao giờ. Sợ lấm đầu, không chịu chui, làm sao được sung sướng cái thân già này? Nhà báo hiểu rõ chưa? Ở thời đại này, người không biết nhục, cứ chui rúc để được sướng thân, thì mới là... cao kỳ đó ông ạ!

PVOC: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn. Ông có muốn tâm sự thêm điều gì không?

NCK: Vâng, xin có một lời nói cuối, đó là, xin cộng đồng và nhất là các báo chí khuynh hướng quốc gia hãy đừng tốn lời, tốn hơi, phí giấy mực để nói về Nguyễn Cao Kỳ nữa. Bởi vì tôi là một đứa con cầu tự, vốn hư hỏng từ thuở mới đầu thai. Xin cảm ơn và vĩnh biệt.

PVOC: Xin chào ông.

Bạn thân mến,

Còn gì để nói và viết về Hàng Tướng, Nhục Tướng, Bại Tướng Nguyễn Cao Kỳ nữa. Bạn nhỉ?? Nhìn tấm ảnh hàm râu kẽm nghiêng mình bắt tay trùm Cộng sản Nguyễn Minh Triết, tôi biết đồng hương của Bạn và tôi đã quên ông ta rồi, quên rằng chúng ta đã từng có một chiến hữu tên Nguyễn Cao Kỳ.

Thật là kỳ... cục nếu chúng ta không quên được điều đó.

Thân mến chào Bạn,

Hẹn Bạn thư sau.
Tuyết-Lan

Hết Triết Đến Dũng Được Triệu Tập Sang Mỹ Để Lên Lớp Về Nhân Quyền

Vấn đề Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam đang trở nên nóng bỏng tại chính trường Hoa Kỳ, được cả lưỡng đảng hậu thuẫn, được cả lập pháp lẫn hành pháp đặc biệt quan tâm, nó trở thành "Nhất Điểm Lưỡng Diện" của truyền thống chính trị Mỹ, giống như chủ trương "Nhập Nội Việt Nam" đang là chính sách của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Nhất Điểm là quyền lợi của Quốc Dân Mỹ. Lưỡng Diện là chính sách của 2 đảng lãnh đạo Mỹ nhằm thực hiện Nhất Điểm vì quyền lợi của Mỹ. Quyền lợi của Mỹ hiện nay là Nhập Nội Việt Nam, mà Kinh Tế và Nhân Quyền lại là lưỡng diện của công cuộc nhập nội ấy. Chính vì vậy, qua chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh Triết, Hà Nội chỉ hy vọng nhận được trên 4 tỷ vốn đầu tư, nhưng đã nhận được tới 11 tỷ đôla. Đồng thời vấn đề Nhân Quyền và Dân Chủ Hóa Việt Nam lại trở thành trọng tâm của các cuộc gặp giữa Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Việt Cộng với chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân Chủ và tổng thống Mỹ, George W. Bush thuộc đảng Cộng Hòa.

Bà Pelosi nói thẳng với Triết: "Chúng tôi mong muốn sớm có dịp thảo luận nghiêm túc với Việt Nam những vấn đề được nhiều đại biểu của chúng tôi nêu lên liên quan tới vấn đề dân chủ tại Việt Nam, về quan hệ thương mại giữa 2 nước, và những vấn đề khác mà ông chủ tịch mong muốn thảo luận". Nguyễn Minh Triết đành ú ớ bọc xuôi. Tổng thống Bush cho Nguyễn Minh Triết biết: Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế tốt đẹp với Việt Nam, nhưng Việt Nam cần cải tiến thành tích nhân quyền để đưa mối quan hệ đó tiến xa hơn. Ông quyết liệt khẳng định: "Tôi cũng xin nói rõ rằng, để cho mối quan hệ tiến sâu hơn, các bạn hữu của Hoa Kỳ cần phải có cam kết mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tin tưởng mạnh mẽ của tôi rằng, xã hội sẽ được phong phú khi người dân được phép bày tỏ một cách tự do, hoặc được thờ phượng một cách tự do". Dịp này ông Bush cũng nhắc với Triết là chính quyền của ông ta đã cầm tù những người hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa.

Nguyễn Minh Triết cố làm nhẹ đi vấn đề nhân quyền, ông nói rằng: "Tôi và Ngài Tổng Thống cũng trao đổi thẳng thắn chân tình những vấn đề hai bên còn nhận thức khác nhau, nhất là vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi là hai bên vẫn tiếp tục đối thoại, trao đổi để tăng sự hiểu biết lẫn nhau, và chúng tôi quyết tâm không vì những điều khác biệt này mà để ảnh hưởng tới mối quan hệ rất to lớn giữa hai dân tộc, giữa hai nước". Nói thế có nghĩa là Việt Cộng đã quyết định chọn Mỹ làm người bạn lớn. Khi đã quyết tâm như vậy, thì ở vị thế người đứng đầu một nước gặp nguyên thủ của nước đối tác phải tìm hiểu nhu cầu và chính sách của nước đó, để ít ra có chung nhận thức về các vấn đề quan hệ song phương, nhằm đưa ra hướng chung về quốc kế, dân sinh của nước mình để nước bạn biết đường hợp tác. Đằng này vẫn để cho những vấn đề tôn giáo, nhân quyền thành đề tài đối thoại, làm khó cả đôi bên, thì quả là Triết chưa đủ tầm cỡ lãnh đạo quốc gia. Hay cái đảng cộng sản ăn hại của Triết đã bịt miệng Triết không cho nói ra lời tử tế khôn ngoan hơn trong tư cách một vị nguyên thủ quốc gia.

Chẳng biết trong cuộc trao đổi với ông Bush, Triết có dám đem ra luận cứ mà đảng đã buộc ông phải học thuộc lòng? Như đã phát biểu tại New York rằng: "Vừa qua, Việt Nam xử lý những người vi phạm luật pháp Việt Nam. Đó không phải là bất đồng chính kiến". Vì nếu ông Triết là người có suy nghĩ chút chút, thì khi ông nhìn thấy tấm hình Lm Nguyễn Văn Lý bị còng tay, bịt miệng trước tòa án của các ông, mà những người Việt trương lên trong các cuộc biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam, ngay trước mắt phái đoàn của ông tại New York, Hoa Thịnh Đốn và Nam Cali thì lập tức ông hiểu tấm hình đó đã vô hiệu hóa hoàn toàn thứ luận cứ gọi là luật pháp và toàn án Việt Nam của các ông rồi. Vì ở thế giới văn minh chẳng có thứ luật pháp nào bỏ tù những người phát biểu ý kiến ôn hòa và việc lập chính đảng của những người bất đồng chính kiến nhằm đối lập với đảng cầm quyền. Cũng chẳng có một tòa án văn minh nào xích tay bịt miệng nghi can trong phiên xử. Chỉ có ở những xã hội con vật cộng sản mới có cảnh luật pháp tùy tiện "hình sự hóa" những người, những nhóm, những đảng bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, để rồi xích tay, bịt miệng đem tuyên cho những bản án nói là làm nguy hại tới an ninh quốc gia.

Vì Triết không phải là người có thực quyền, nên tổng thống Mỹ đã ngỏ lời mời Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt Cộng qua Mỹ để nói rõ cho Dũng hiểu thế nào là chủ trương "Nhất Điểm Lưỡng Diện" của truyền thống chính trị Hoa Kỳ. Có nghĩa là Quyền Lợi của nước Mỹ nhập nội Việt Nam của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong giai đoạn này đặt trong 2 chính sách Kinh Tế và Nhân Quyền gắn liền với nhau. Việt Cộng không thể vừa đàn áp Dân Việt vừa nhận vốn đầu tư và viện trợ Mỹ. Tuy Triết đã cầm được một hiệp định khung về kinh tế. Nhưng muốn trở thành một nước được hưởng Hệ Thống Ưu Đãi Tổng Quát - Generalized System of Preferances - mà nước Mỹ dành cho các nước đang phát triển, chưa được WTO nhận là một nền kinh tế thị trường. Nếu được hưởng quy chế này thì cả 5.000 mặt hàng của Việt Nam nhập vào Mỹ sẽ được miễn thuế. Nhưng luật Mỹ đòi hỏi những nước được hưởng quy chế đó phải công nhận quyền của công nhân, như lập hội, quyền tổ chức và thương lượng giao kèo tập thể, không cưỡng ép lao động... Đây cũng là vấn đề Nhân Quyền.

Liệu Dũng có khả năng giải quyết tương đối trọn gói vấn đề nhân quyền của Việt Nam, như Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Lập Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, và thả hết tù chính trị và lương tâm. Mở ra các phiên tòa Phúc Thẩm nhằm hủy những bản án chính trị đã bị hình sự hóa, để Lm Nguyễn Văn Lý, những người trẻ như Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Văn Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền được lập tức phóng thích tại tòa. Ra lệnh cho công an và địa phương phải nghiêm chỉnh thực thi việc chấm dứt Nghị Định 31 CP đã được ban hành. Không còn canh giữ cấm cản sự đi lại của các vị lãnh đạo Tôn Giáo như Đức Tăng Thống Huyền Quang, Ngài Viện Trưởng Quảng Độ, Ms Nguyễn Hồng Quang...để các vị này đươc tự do hành đạo. Hủy bỏ thứ Pháp Lệnh Tôn Giáo, xin cho, trái đạo, lỗi thời để công nhận các giáo hội chân chính có tư cách pháp nhân như thời trước đây. Làm được vậy thì cuộc sang Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng mới không còn là cuộc "triệu tập" để lên lớp về nhân quyền nữa, mà trở thành cuộc thảo luận nhằm nâng cao quan hệ giữa 2 nước Việt-Mỹ lên tầm cao, về sách lược phòng thủ, phát triển lâu dài và đặt móng dân chủ hóa chế độ cấp thời.

Lý Đại Nguyên

10 Dân Biểu Hoa Kỳ gởi thư cho TT. Bush về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

Quốc Hội Hoa Kỳ
Hoa Thịnh Đốn, DC 20515
21 tháng Sáu, 2007

Thưa Ngài Tổng Thống:

Chúng tôi quan ngại sâu xa về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã làm cho chúng tôi băn khoăn rất nhiều. Chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Việt Nam phải hiểu hệ quả của sự ngược đãi công dân của họ. Trong chiều hướng đó, chúng tôi viết bức thư hôm nay để yêu cầu ngài ghi Việt Nam lại vào danh sách “các nước cần đặc biệt quan tâm” (CPC) theo đạo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 1998. Hành động này là một thông điệp ngoại giao thích đáng rằng mối quan hệ Mỹ-Việt đang bị tổn thương bởi những hành động bắt bớ, hạn chế, vi phạm nhân quyền và hạn chế tự do tôn giáo của những nhà vận động cho dân chủ như linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Võ Văn Thanh Liêm, Trần Văn Hòa, Thích Huyền Quang và Thích Quãng Độ.

Trong vài tháng vừa qua, như ngài đã lưu ý trong bài diễn văn tại Prague, Việt nam đã bắt bớ hàng chục nhà “bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị”. Thêm vào đó, dựa theo Ủy ban quốc tế về tự do tôn giáo (NSCIRF), trong năm vừa qua đã có nhiều vụ giam cầm ngắn hạn, sách nhiễu, và các giới hạn trong cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam, nhắm vào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành, dân tộc Khmer theo đạo Phật, Hòa Hảo, và nhiều vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cố gắng kiểm soát sự phát triển và hoạt động của các tôn giáo và bắt bớ các vị lãnh đạo tôn giáo bị tình nghi là thách thức hệ thống độc quyền chính trị của đảng cộng sản.

Chúng tôi cho rằng việc bắt bớ và giam cầm gần đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân là những vụ vi phạm quan trọng để có thể tái đặt Việt Nam vào danh sách những “quốc gia cần đặc biệt quan tâm” (CPC). Linh mục Ly và Nguyễn Văn Đài đã bị kết án về tội “tuyên truyền chống nhà nước” và “sưu tầm những tài liệu đàn áp tôn giáo của Việt Nam” để phát tán đến “những thế lực thù địch hải ngoại”, trong đó có National endowment for Democracy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và những nhà hoạt động có liên quan đến lãnh vực tôn giáo đã trở thành những tiếng nói hàng đầu trong các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Những người này đã thành lập các tổ chức về tự do ngôn luận, dân chủ và nhân quyền để bảo đảm một sự thăng tiến về tự do tôn giáo lâu dài. Họ tin rằng sự cải tổ về hệ thống pháp luật và chính trị là điều cần thiết để bảo vệ tối đa nhân quyền của công dân Việt Nam trước sự chuyên quyền, độc đoán quyền lực của chính quyền Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng rằng đưa Việt Nam vào danh sách CPC sẽ cho Việt Nam thấy rằng quan hệ Việt- Mỹ không chỉ là mậu dịch. Thêm vào đó, chúng tôi tin rằng nếu ghi Việt Nam vào danh sách CPC thì bộ Ngoại Giao sẽ có nhiều sự lựa chọn để áp dụng đối với Việt Nam trong khi nhiều vụ đàn áp tôn giáo và chính trị đang diễn ra.

Trân trọng,

- Zoe Lofgren, Dân biểu quốc hội
- Frank R. Wolf, Dân biểu quốc hội
- Loretta Sanchez, Dân biểu quốc hội
- Joseph R. Pitts, Dân biểu quốc hội
- Robert B. Aderholt, Dân biểu quốc hội
- Dan Burton, Dân biểu quốc hội
- Luis V. Gutierrez, Dân biểu quốc hội
- Thaddeus G. McCotter, Dân biểu quốc hội
- Janice D. Schakowsky, Dân biểu quốc hội
- Christopher H. Smith, Dân biểu quốc hội.


Tâm thư của LMDCNQVN viết sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết

LIÊN MINH DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Alliance for Democracy and Human Rights for Viet Nam
vplmdcnqvn@gmail.com

Tâm thư
của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam
( viết sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết )

Kính gởi Mọi Người Yêu Chuộng Tự Do trên khắp Thế giới,
đặc biệt các nhà Lãnh Ðạo Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ;
Kính gửi Đồng Bào Việt Nam Trong và Ngoài Nước.


Tổng Thống và chính giới Hoa Kỳ đã đặc biệt quan tâm
đến cuộc đấu tranh cho dân chủ tại quê nhà

Thật là một sự an ủi, khích lệ lớn lao cho nhân dân Việt Nam nói chung và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi nói riêng khi được biết thái độ và thông điệp không thể nhầm lẫn mà thế giới tự do đã gởi đến phái đoàn của ông Nguyễn Minh Triết và cả chế độ độc tài cộng sản Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của phái đoàn này từ ngày 16 đến 23/6/2007 vừa qua:

- Sự tiếp đón lạnh nhạt của cả Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ rõ ràng sự bất bình về những vi phạm nhân quyền trầm trọng và những thất hứa liên tục của chế độ cộng sản Việt Nam;

- Việc thẳng thắn đặt vấn đề nhân quyền với ông Triết đã làm nổi bật nét lạc hậu thảm thương và đầy nhẫn tâm của chế độ cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ 21;

- Việc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đón tiếp các tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trước và sau cuộc Mỹ du của ông Triết đã nói rõ ước vọng của thế giới về một tương lai khác cho nhân dân Việt Nam.

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam chân thành tri ân sự quan tâm và ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với công cuộc đấu tranh đòi tự do và dân chủ của dân tộc chúng tôi.

Cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại
phản đối chế độ độc tài dịp Nguyễn Minh Triết qua Hoa Kỳ

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam cũng xin nhiệt liệt tán dương tinh thần yêu nước và đấu tranh bền bỉ của người Việt hải ngoại cho mục tiêu tự do dân chủ trên quê hương. Chúng tôi rất cảm động khi thấy tinh thần này biểu lộ qua những cuộc biểu tình đông đảo và đầy khí thế đối với phái đoàn Nguyễn Minh Triết tại Hoa Kỳ trong suốt chuyến Mỹ du của họ vừa qua; và qua đủ mọi cách hiệp thông với cuộc tranh đấu này của đồng bào người Việt khắp nơi trên thế giới như biểu tình, diễn hành, thắp nến cầu nguyện cho tự do dân chủ…

Chúng tôi đặc biệt cảm kích trước những biểu ngữ nói thay cho đồng bào trong nước đang bị bịt miệng, mà tiêu biểu nhất là bức hình cho Cha Lý trước toà án chế độ. Quả thật, đồng bào hải ngoại đang đấu tranh không cho chính mình, mà hoàn toàn cho đất nước và dân tộc. Với những hình thức đấu tranh như thế, đồng bào hải ngoại đã trở thành những chiến sĩ hoà bình, biến hậu phương nơi mình đang sinh sống thành tiền tuyến, vạch trần bộ mặt thật của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam trước thế giới.

Qua những cuộc biểu tình này, đồng bào trong nước, đặc biệt các nhà đấu tranh dân chủ, không còn cảm thấy cô đơn mà luôn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đồng bào ruột thịt hải ngoại. Qua những cuộc biểu tình này, người Việt hải ngoại đã khích lệ đồng bào trong nước cách hữu hiệu nhất, giúp chúng tôi vượt thắng chính mình để mạnh dạn đấu tranh.

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam xin đồng bào hải ngoại hãy tiếp tục truyền thống đấu tranh như thế.

Cả thế giới kinh nghiệm sâu sắc về tính dối trá của cộng sản
nhờ cuộc công du qua Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết

Ngoài ra phải nói rằng chính nhờ Nguyễn Minh Triết sang tận Hoa Kỳ và bị chất vấn về nhân quyền mà người Mỹ và thế giới mới kinh nghiệm cụ thể hơn sự giả dối trắng trợn và vô liêm sỉ của cộng sản. Sau vụ Lm Nguyễn Văn Lý bị xét xử và bị bịt miệng ngay trong tòa án, thế giới đã thấy rõ tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Thế mà khi bị chất vấn về tình trạng này, Nguyễn Minh Triết vẫn thản nhiên chối phăng.

Người Mỹ đã được chứng kiến tận mắt sự nhục nhã mà ông Nguyễn Minh Triết phải lãnh đủ như bị người Việt hải ngoại phản đối mãnh liệt, phải chui vào cửa hậu mỗi khi muốn vào các cơ quan của Hoa Kỳ, bị tiếp đón một cách lạnh nhạt, sơ sài, không như những vị nguyên thủ quốc gia khác. Thế nhưng các tờ báo và các phương tiện truyền thông công cụ trong nước thì tuyên truyền với những hình ảnh gán ghép giả tạo rằng ông đã được chính giới và doanh giới Hoa Kỳ cũng như đồng bào hải ngoại tiếp đón rất nồng nhiệt…

Ngoài ra, 600 tờ báo của Cộng sản Việt Nam, không một tờ nào đăng những tin quan trọng mà hầu như nước nào trên thế giới cũng có báo đăng như:

- Tổng Thống Bush mời 4 nhà dân chủ đại diện cho các tổ chức đấu tranh hải ngoại đến Tòa Bạch Ốc để bàn chuyện về vấn đề dân chủ Việt Nam; Hoa Kỳ nghênh đón Nguyễn Minh Triết một cách sơ sài, không như những vị nguyên thủ quốc gia khác; Khi tiếp ông Triết, Tổng thống Bush “nói rất rõ” về vấn đề nhân quyền; Các dân biểu Hoa Kỳ cũng đặt nặng vấn đề nhân quyền, tình trạng đàn áp dân chủ tại Việt Nam với ông tại phòng Chủ tịch Hạ viện; Không có một thông cáo chung giữa hai nguyên thủ quốc gia như thông lệ ngoại giao bình thường; Nguyễn Minh Triết đi đâu cũng bị đông đảo đồng bào Việt Nam hải ngoại biểu tình phản đối, đả đảo, đến cơ quan nào của Hoa Kỳ cũng phải lén lút đi vào cửa hậu. V.v…

- Nhiều bình luận gia ngoại quốc cho rằng cuộc Mỹ du của Nguyễn Minh Triết đã bị thất bại nặng nề về ngoại giao và chính trị. Nhưng báo chí trong nước lại ca tụng chuyến đi của ông là rất thành công. Họ trưng ra những “sự kiện” mà người ngoài nước có thể kiểm chứng và biết ngay là bịa đặt. Chẳng hạn: Báo cộng sản Việt Nam loan tin là có 1000 “Việt Kiều” tới nghe Nguyễn Minh Triết nói chuyện vào đêm 22 tháng 6 tại Dana Point, California (*). Nhiều tờ báo về sau đã giảm xuống thành 800, 600. Trong khi ấy, khách sạn mà phái đoàn Nguyễn Minh Triết chỉ có thể chiêu đãi được tối đa là 660 người. Mặt khác, tổng số bàn tiệc hôm đó chỉ có 27 bàn, nếu đủ người ngồi thì chỉ khoảng 270 người. Nguyên phái đoàn cộng sản và du học sinh đã chiếm 225 chỗ. Nếu người Việt hải ngoại chiếm hết những chỗ còn lại thì cũng chỉ 45 người là cùng (**).

Những điều ấy cho thấy báo chí của cộng sản chỉ đưa những tin dối trá để lường gạt người dân trong nước vốn bị bưng bít thông tin.

Bài diễn văn của Nguyễn Minh Triết trong bữa tiệc ấy rất mùi mẫn, đầy giọng đạo đức giả. Chẳng hạn có những câu như:

- “Chúng ta là người Việt Nam, dù quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy yêu thương nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền Việt Nam, cùng hướng về Việt Nam”; hay

- “Trong gia đình, bạn bè có lúc còn đánh nhau. Bây giờ, chúng ta hãy cùng gác lại tất cả, hãy cùng đoàn kết, góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường, vững mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu”.

- “Sống trên đời để làm gì? Các bạn có đặt câu hỏi đó không? Sống trên đời không phải để thù hận mà chính là để yêu thương nhau”

Người ta không thể tưởng tượng được kẻ nói những câu này lại là người lãnh đạo bộ máy vừa mới đàn áp và kết án hàng 5,6 đến 8 năm tù các nhà đấu tranh dân chủ trong nước chỉ vì họ lên tiếng ôn hòa đòi tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ. Thực tế là ông đã “yêu thương” nhân dân của ông theo kiểu ai không cùng ý kiến với ông là ông khủng bố, bách hại, thủ tiêu họ. Nghe những câu trên người ta dễ liên tưởng đến giọng ngọt ngào của con chó sói nói với cô bé quàng khăn đỏ trước khi ăn thịt cô bé trong chuyện cổ tích trẻ con.

Ông còn giả bộ muốn đón nhận và đối thoại với những người bất đồng với mình, với đoàn biểu tình đông đảo mà ông nói là “một số ít” với những câu như:

- “Nếu ai đó còn có ngần ngại, còn có bất đồng, chúng ta hãy nói với các bạn ấy rằng mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận tất cả những người con của mình về với Tổ quốc. Không có lý do gì, sự bất đồng gì ngăn cản sự đoàn kết, thống nhất quốc gia trong sự nghiệp phát triển, xây dựng đất nước của chúng ta”

- “Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn”.

Thật là giả dối: ông không hề muốn bắt tay hay nói chuyện chân thành với các nhà dân chủ trong nước là những người luôn luôn muốn đối thoại với ông; trái lại chỉ tìm cách đe dọa, sách nhiễu, bỏ tù hoặc sẵn sàng giết chết họ. Còn ở Mỹ thì ông giở giọng mong nói chuyện chân thành với những người đang biểu tình phản đối ông! Ngay cả lời ông nói muốn bắt tay và nói chuyện với những người Việt hải ngoại cũng chỉ là những lời đãi bôi. Nếu thực tình ông muốn vậy, tại sao ông không làm như hai Tổng Thống Bill Clinton và Georges Bush khi đến Việt Nam đã xuống đường bắt tay, tiếp xúc với dân chúng và được dân chúng hoan hô nhiệt liệt?

Trong bài diễn văn tại Dana Point, Nguyễn Minh Triết vẫn tiếp tục áp dụng chủ trương “đánh lận con đen” cố hữu của người cộng sản, đó là đồng hóa tổ quốc, đất nước, quê hương, dân tộc với đảng và nhà nước cộng sản. Mục đích là để dẫn dụ cách ấu trĩ người Việt ở hải ngoại về thăm và làm việc tại quê hương hầu làm lợi cho đảng cộng sản và bộ máy cai trị của đảng…

Những đề nghị của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam

a) Với người Việt trong và ngoài nước

Trước xu hướng thuận lợi cho phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam xin đề nghị:

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với thay đổi chính trị

Các nước trong thế giới tự do, khi giao thiệp thương mãi hoặc khi viện trợ cho Việt Nam, nên đòi buộc cộng sản Việt Nam phải gắn liền việc phát triển kinh tế với việc tôn trọng nhân quyền và việc thực thi dân chủ. Việc phát triển kinh tế không thể tiến xa được nếu không có sự tiến bộ chính trị. Cũng như để đi tới, người ta không thể chỉ bước có một chân.

- Liên kết chặt chẽ hơn giữa các lực lượng dân chủ Việt Nam

Các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước cần liên kết với nhau chặt chẽ hơn nữa để tận dụng thời cơ thuận lợi hiện tại cho nỗ lực gỡ bỏ chế độ độc tài và xây dựng lại đất nước. Hãy cùng bàn thảo để tìm ra phương thức liên kết tốt nhất.

- Liên kết với các lực lượng đấu tranh dân chủ trên thế giới

Các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cũng cần liên kết với các lực lượng đấu tranh dân chủ ở các nước khác, để có tiếng nói mạnh hơn trước thế giới, để cùng lên tiếng bênh vực, bảo vệ và nâng đỡ nhau khi bất kỳ một tập thể nào bị nhà nước độc tài của họ đàn áp.

- Người Việt hải ngoại hãy mạnh dạn về Việt Nam

Chấp thuận cho người Việt hải ngoại về quê không cần visa, có hai quốc tịch một lượt, có thể mua nhà mua đất ở Việt Nam… Cộng sản Việt Nam nhắm cái lợi của họ hơn của đồng bào. Thiết tưởng chúng ta nên lợi dụng điều này cho mục đích tranh đấu. Ðồng bào Việt Nam Hải Ngoại có thể đóng góp trực tiếp cho công cuộc đấu tranh tại quê nhà bằng cách:

* Mang sứ điệp dân chủ về. Mỗi người về Việt Nam phải là một sứ giả của dân chủ. Nghĩa là đi đến đâu, gặp bất kỳ ai tại Việt Nam, ta nên tìm cách nói về sự ưu việt và sự cần thiết của tự do dân chủ, nâng cao ý thức về dân chủ, nhân quyền và dân quyền của người dân lên.

* Tìm cách đến thăm các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, những dân oan bị mất đất đai nhà cửa cách bất công, các nạn nhân bị Trung Quốc bắn chết ở Thanh hóa vì sự nhượng biển của nhà cầm quyền Việt Nam… Đừng sợ công an làm phiền. Nếu ai về cũng đều làm những việc trên thì công an không thể ngăn cản hàng ngàn người như thế được.

Bức tường Bá-Linh sở dĩ sụp đổ ngày 9-11-1989 là do đông đảo người dân Đông và Tây Đức thường xuyên qua lại với nhau, mang sứ điệp dân chủ đến cho nhau, phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản…

b) Với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam

- Hãy từ bỏ tham vọng nắm mãi độc quyền cai trị đất nước

Bộ Chính Trị Cộng sản Việt Nam hãy sáng suốt từ bỏ tham vọng nắm mãi mãi độc quyền cai trị đất nước. Đã đến lúc người dân Việt và thế giới tự do không để cho sự phi lý ấy tồn tại mãi. Kẻ nào không chiều theo xu thế của lịch sử, kẻ ấy sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Xu thế của thời đại là xu thế dân chủ. Các chế độ độc tài cộng sản trên thế giới hầu hết đã chuyển thành chế độ dân chủ, khởi đầu là các nước cộng sản ở Đông Âu. Việt Nam cũng sẽ phải như thế thôi.

- Hãy tự chuyển đổi sang thể chế tự do dân chủ và đa đảng

Cách tốt nhất để người cộng sản có thể chuyển từ có tội thành có công, mà cũng là cách sáng suốt nhất để được an toàn, đó là sẵn sàng tự mình chuyển đổi từ thể chế độc tài độc đảng sang thể chế dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Như vậy sẽ tránh cho mình khỏi tội ác gây đổ máu khi người dân quyết tâm đứng dậy để thay đổi chế độ. Nếu lúc đó mới chịu thay đổi thì đã quá muộn rồi.

- Đối thoại xây dựng với các nhà dân chủ

Để thực hiện sự tự thay đổi ấy, Bộ Chính trị hãy đối thoại với các nhà dân chủ để cùng tìm ra con đường tốt nhất cho đất nước. Với quyết định này, họ sẽ được toàn dân ủng hộ. Trường hợp Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin…là những trường hợp điển hình: họ trở thành những người có công với đất nước và được toàn dân ghi ơn, vì nhờ họ mà việc chuyển đổi chế độ đã tiết kiệm được biết bao xương máu, công sức của nhân dân.

- Ngưng tất cả mọi cuộc đàn áp các nhà dân chủ, dân oan, công nhân…

Để tiến hành đối thoại, việc đầu tiên là phải trả tự do cho các nhà tranh đấu dân chủ hiện đang bị giam giữ, ngưng đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ đang bị quản thúc, theo dõi, đồng thời thỏa mãn các đòi hỏi chính đáng của người lao động, giải quyết đền bù công bằng cho người dân bị mất đất đai nhà cửa cách bất công…

Kinh nghiệm cho thấy việc đàn áp các nhà dân chủ và dân chúng không đem lại kết quả tốt đẹp gì cho đảng và nhà nước Cộng sản. Trái lại nó chỉ làm cho toàn dân, nhất là giới trí thức, sinh viên nhìn ra bộ mặt giả trá, phi nhân, tàn ác của chế độ mà thôi. Đã tới lúc người dân không còn sợ sự khủng bố vốn đã quá đáng đối với dân tộc rồi… Nếu đảng và nhà nước cộng sản cứ tiếp tục gây tội ác, tiếp tục đàn áp người dân, chắc chắn họ sẽ phải chung số phận với Nicolae Ceausescu, Erich Honecker, Saddam Hussein…


Việt Nam, ngày 02 tháng 7 năm 2007.

Ban Điều hành:

1 – Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
2 − Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
3 − Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình
4 − Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Hoa Kỳ.


___________________________________
(*) Xem http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/chuyenthammy/2007/06/709761
(**) Xem http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/news/

Trái tim Aline

Thả người bất đồng chính kiến: trò lừa bịp

DCVOnline – Phỏng vấn Nguyễn Quốc Quân

Một số người Việt hải ngoại tham gia vận động cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam và hai tổ chức quốc tế vừa gặp gỡ Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ hôm 27/06/2007 với mục đích chủ yếu là để nghe Hội đồng An ninh Quốc Gia trình bày lại về nội dung trao đổi giữa tổng thống G.W. Bush và chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hôm 22/6.

Thả 3 người không cùng chính kiến trước khi Chủ tịch Triết sang gặp Tổng thống Bush chung cuộc chỉ là một trò lừa bịp. Ai lừa, ai bị lừa? Mời bạn đọc theo dõi bài phỏng vấn một người đã vào nghe “off the record debriefing” của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Quốc Quân, một người được mời tham dự cuộc họp đã cho Đàn Chim Việt biết rằng phía chính quyền Mỹ yêu cầu những tin tức về cuộc gặp của chủ tịch Triết và tổng thống Bush là “off the records debriefing” nên ông không thể trích dẫn lời nói của các viên chức chính phủ trong cuộc họp này.

Tuy nhiên ông Quân cho biết sẵn sàng bày tỏ các hiểu biết và một số thông tin dưới dạng phát biểu ý kiến cá nhân của ông.

Trước câu hỏi là mặc dù được phía chính phủ Mỹ yêu cầu, ông có nên giữ bí mật những thông tin này đối với những người Việt Nam có quan tâm hay không, ông Quân khẳng định “không phải là họ yêu cầu mình giữ bí mật” và nói rõ những người dự họp có thể phát biểu ý kiến riêng, “nhưng mà quý vị đừng có nhân danh chúng tôi (chính quyền Mỹ - DCV)”.

“Chúng tôi cũng cố gắng một phần nào chia sẻ được với đồng bào”, ông Quân nói.

Nghe: Audio 1




Những điều nói được

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Quân, các viên chức của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết một trong những phần chính tổng thống Bush nêu ra trong buổi gặp gỡ hôm 22/6 với chủ tịch Triết chính là vấn đề nhân quyền.

Tổng thống Bush đã nhắc nhở chính quyền Việt Nam thông qua chủ tịch Triết rằng điều kiện cần phải có để phát triển sâu rộng hơn quan hệ Việt Mỹ chính là yếu tố nhân quyền. Ông Bush cũng công khai bày tỏ quan niệm về một xã hội mà người dân có những quyền tự do căn bản, trong đó có quyền tự do tôn giáo.

Ông Nguyễn Quốc Quân cũng suy đoán rằng có lẽ tổng thống Mỹ cũng đã đưa cho nhà cầm quyền Việt Nam một tín hiệu rõ ràng rằng “đây là một cơ hội, nếu quý vị muốn đưa Việt Nam trở thành một thành viên có uy tín trong cộng đồng quốc tế, nếu quý vị muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lên thì đây là một cơ hội rất tốt. Nhưng nếu quý vị muốn tự mình phá huỷ tất cả những cơ hội này đi thì đó là quyền ở quý vị”

Về những quyền căn bản khác như quyền tự do thông tin, tự do lập hội… ông Quân cho biết “đây cũng là trong phạm vi chúng tôi không phát biểu được. Nhưng mà cá nhân tôi, tôi nghĩ hai ông (Bush và Triết – DCV), nhất là ông tổng thống Bush cũng đã nhắc đến tất cả, nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do phát biểu ý kiến”.


Nghe: Audio 2



Kinh tế và nhân quyền

Trước câu hỏi liệu rằng những quyền lợi về kinh tế trong quan hệ Việt - Mỹ có lấn át vấn đề nhân quyền, dân chủ hay không, ông Nguyễn Quốc Quân cho rằng không những không phải thế mà ngược lại, đầu tư phát triển sẽ giúp nhân dân Việt Nam, nhất là giới trẻ có cơ hội để giao tiếp với thế giới bên ngoài.

“Thứ hai là giúp cho người dân Việt Nam có cơ hội có công ăn việc làm.

Thứ ba là giúp cho nhân dân Việt Nam có một tư thế độc lập về kinh tế đối với chính quyền. Và vì vậy, nhờ đó mà nó sẽ có một tầng lớp trung lưu mới độc lập về tài chánh đối với chính quyền và nó đã có tham vọng về kinh tế thì nó cũng có tham vọng về chính trị.

Nghĩa là nếu đã có thay đổi về kinh tế, về hạ tầng thì nó cũng sẽ đòi hỏi thượng tầng cũng phải thay đổi theo”.

Tuy nhiên, ông Quân cho rằng “phát triển kinh tế chỉ giúp đỡ nhân dân Việt Nam khi nó có đi đôi với nhân quyền”, và muốn thế thì các nhà đầu tư phải giao dịch trực tiếp với nhân dân Việt Nam mà không nên qua đảng cộng sản trong nước.

Cũng theo ông Quân, khi đầu tư càng phát triển bao nhiêu thì nhà cầm quyền càng khó kiểm soát bấy nhiêu về thông tin và điều này sẽ đưa đến thay đổi nhanh chóng.

Nghe: Audio 3



Các tổ chức quốc tế nói gì

Trong lần gặp mặt này có cả đại diện của Amnesty International và Human Right Watch.

Theo ông Quân, Human Right Watch đã nêu lên trường hợp các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt rất nhiều sau khi Hà Nội tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC.

Tổ chức Amnesty International thì nhận xét có sự đồng nhất ý kiến giữa hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và họ cũng muốn nhìn thấy kết quả cụ thể trong những ngày sắp đến.

Ông Quân cho hay những người có mặt cũng nhấn mạnh rằng ba người được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do “không phải là những người tính vào được”.

Cụ thể là ông Nguyễn Vũ Bình đã được hứa thả từ tháng 11/2007 khi tổng thống Bush sang Việt Nam và đến bây giờ mới thả.

Ông Lê Quốc Quân thì không phải được thả mà thực ra “chúng tôi có được tổ chức đã cấp học bổng cho ông ấy (National Endowment for Democracy, NED, DCV) họ nói rõ với chúng tôi là ông ấy được bailed out”, tức là đóng tiền để được tại ngoại hầu tra, ông Nguyễn Quốc Quân nói.

Ông Phan Văn Bàn đã được trả tự do từ mấy tháng trước và không liên quan gì đến chuyến đi của Nguyễn Minh Triết.

“Tóm lại là trong cái deal này họ vẫn cứ dùng thủ đoạn cù nhầy mà sự thực đếm ra thì không có ai cả”, ông Quân kết luận.

Hệ thống giáo dục song song

Hoàng Xuân Ba

Một hệ thống giáo dục song song là điều cực kỳ cần thiết để tạo tiền đề cho việc đổi mới hoàn toàn nền giáo dục Việt Nam (VN). Ý tưởng của bài viết này được gởi cảm hứng từ tư tưởng xây dựng một hệ thống song song trong tác phẩm kiệt xuất “Quyền lực của không quyền lực” do Havel, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng người Tiệp Khắc (cũ).

Đầu tiên bài viết sẽ mô tả căn bệnh trầm kha nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là căn bệnh thành tích. Sau đó bài viết sẽ phân tích nguyên nhân của căn bệnh đó đồng thời sẽ cho độc giả biết căn bệnh đó đang được bộ giáo dục Việt Nam “chạy chữa ra sao”. Phần cuối của bài viết cho thấy “ngưỡng giới hạn” của việc chữa trị căn bệnh thành tích và phần cuối cùng đồng thời cũng là phần quan trọng nhất của bài viết này sẽ cho thấy vì sao việc qua vượt qua “ngưỡng giới hạn” đó sẽ làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.


Bệnh thành tích: căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam

Ngay cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải thừa nhận rằng bệnh thành tích là một căn bệnh cần phải được chấm dứt. Trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục, ông Dũng nhấn mạnh “phải chấn chỉnh vấn đề dạy thêm, học thêm, chú trọng phát triển giáo dục mầm non. Cải cách giáo dục cần chấm dứt tình trạng nhồi nhét thụ động, bệnh thành tích” (1).

Bệnh thành tích là một căn bệnh đã có từ lâu của nền giáo dục mang tính xã hội chủ nghĩa đậm nét ở Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của nó là những con số trong mơ: tỉ lệ lên lớp luôn đạt 90-100%, tỉ lệ tốt nghiệp luôn ở một mức cao ngất ngưỡng; những bản cáo cáo dầy đặc những con số thành tích ấn tượng.

Bệnh thành tích đã trở thành một căn bệnh phổ biến đến nỗi rất nhiều nhận định của các nhà giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước đều nhận định một cách bi quan rằng muốn cứu vãn nền giáo dục Việt Nam điều đầu tiên là phải chạy chữa “căn bệnh” thành tích.

Không phải ngẫu nhiên mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đặt ra khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình đó chính là: chống bệnh thành tích. Rõ ràng với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam, hơn ai hết ông Nhân hiểu rất rõ về căn bệnh thành tích trầm kha của hệ thống giáo dục Việt Nam. Và với những nỗ lực tưởng chừng như không mệt mỏi trong thời gian vừa qua ông Nhân đã cùng với cả ngành giáo dục Việt Nam đang ra sức chữa chạy căn bệnh trầm kha này? Liệu những nỗ lực đó có giúp chữa chạy “tận gốc” căn bệnh này hay không? Liệu có một "ngưỡng giới hạn" mà ông Nhân và những người tâm huyết cải cách giáo dục không thể vượt qua hay không? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của bệnh thành tích.


Nguyên nhân bệnh thành tích

Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Thành tích là kết quả tốt đẹp do cố gắng mà đạt được”. Với ý nghĩa như trên thì rõ ràng những bản báo cáo thành tích của ngành giáo dục Việt Nam trong những năm vừa qua đã làm thay đổi ý nghĩa đích thực của hai từ “thành tích”. Bởi vì thành tích mà ngành giáo dục Việt Nam đạt được bằng những gian lận trong thi cử qua đó tạo nên những bản báo cáo láo, báo cáo sai sự thật. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm thì những bản báo cáo tổng kết năm học với những con số ấn tượng luôn được nêu bật như một trong những thành tích của ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Thế nhưng đằng sau nó là không biết bao nhiêu tệ nạn trong giáo dục.

Những con số ấn tượng đó được nhiều người lý giải rằng đó là do sức ép của xã hội, sức ép của phụ huynh học sinh, sức ép của lãnh đạo ngành giáo dục, thậm chí có người còn cho rằng đó là do sức ép của dư luận, của các phương tiện truyền thông.

Thật ra tất cả những sức ép đó đều chỉ là những sức ép từ bên ngoài. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đó vẫn là sức ép từ bên trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác, hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn cho rằng hệ thống của mình tốt đẹp hơn hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc tốt đẹp đó không đúng như bản chất vốn có của nó. Hơn thế nữa, đánh giá đúng thực chất của hệ thống giáo dục sẽ gây ra sự thiếu niềm tin vào sự tồn tại của hệ thống, tạo nên một sức ép to lớn từ phía người dân vào lý do tồn tại của nó, gây ra sự sụp đổ của hệ thống giáo dục đang có. Điều này dẫn tới sự tồn vong của chế độ.

Do đó, từ trước đến nay, bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp các nhà lãnh đạo của Việt Nam vẫn chấp nhận tồn tại của căn bệnh thành tích như là một căn bệnh trầm tra của nền giáo dục Việt Nam đơn giản bởi vì sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn vong của chế độ.


Căn bệnh đang được chạy chữa

Tuy nhiên trước sức ép to lớn của dư luận, của những bậc phụ huynh mong muốn có một nền giáo dục thực chất và hiệu quả, đặc biệt là sức ép của hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa những nỗ lực chạy chữa căn bệnh này đang được bắt đầu. Chúng ta thử tưởng tượng xem với một nền giáo dục kém hiệu quả như hiện nay, một cử nhân đại học khi tốt nghiệp ra trường khi đi làm không có được những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, quản lý dự án, lập kế hoạch... buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu thì Việt Nam làm thế nào có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, làm thế nào để thành công sau khi gia nhập WTO.

Chậm trễ trong việc chạy chữa căn bệnh thành tích trong giáo dục sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Sức ép của dư luận, của hội nhập giống như một quả bong bóng đang phình to ra, nếu không xì hơi kịp thời thì một ngày nào đó sẽ nổ tung và hậu quả lúc đó sẽ khó lòng cứu vãn.

Chắc chắn rằng Thủ tướng mới nhận chức Nguyễn Tấn Dũng nhận thức được vấn đề quan trọng này. Do đó, ông đã bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, một người được đánh giá rất cởi mở và có năng lực trong việc quản lý giáo dục để mong làm “xì hơi” quả bong bóng đang muốn nổ tung của nền giáo dục Việt Nam. Ông Nhân từng được cử đi học Cao học quản lý cộng đồng (quản lý Nhà nước) chuyên ngành Tài chính công tại Trường Đại học Oregon (Mỹ) và học khóa đào tạo về thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ) (2). Với sự đào tạo trong một nền giáo dục tư bản chủ nghĩa thì ông Nhân đủ khả năng đánh giá được căn bệnh thành tích và đề ra được những phương thuốc hiệu quả để chữa trị căn bệnh này.

Đầu tiên, khi vừa mới nhận chức ông Nhân đã làm một việc “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giáo dục Việt Nam đó là trả lời “Thư gửi tân Bộ trưởng Bộ Gíao dục-Đào tạo” (3) của thư một người dân ở Đà Nẵng được đăng trên báo Tuổi Trẻ. Trong lá thư thứ nhất ông Nhân khẳng định: 10 năm tới, giáo dục Việt Nam sẽ khác (4). Ông viết: “Với truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, với thế và lực mới của đất nước sau 20 năm đổi mới, với quyết tâm chiến lược của Đảng coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, với lòng yêu nghề và quyết tâm tự khẳng định của hơn 1 triệu thầy cô giáo trong cả nước, với sự quyết tâm và chia lửa của hàng triệu người VN là đồng tác giả của sự nghiệp chấn hưng giáo dục, tôi tin là trong 10 năm tới nền giáo dục VN sẽ có những bước phát triển mới, xứng đáng với đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước, với mong muốn và tin cậy của nhân dân cả nước, với truyền thống văn hiến của dân tộc VN”.

Tuy nhiên, khi đề cập đến căn bệnh thành tích thì ông Nhân lại né tránh không cho rằng đó là do “lỗi của hệ thống” mà do: lý do cơ bản là chúng ta nhận thức và thực hành đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh (HS) phổ thông chủ yếu dựa vào tiêu chí là điểm thi các môn.
Dĩ nhiên trên cương vị là một Đảng viên Đảng Cộng sản, một người đứng đầu hệ thống giáo dục Việt Nam, ông Nhân không thể thừa nhận nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh thành tích. Dù sao chúng ta cũng phải cảm thông cho ông Nhân về điều này.

Một sự kiện tiếp theo tạo thuận lợi cho việc chống bệnh thành tích trong giáo dục của ông nhân đó là sự kiện thầy giáo Đỗ Việt Khoa (5), một giám thị tố cáo tiêu cực trong thi cử ở tỉnh Hà Tây. Sự kiện này tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ ủng hộ việc chống tiêu cực trong giáo dục, tạo tiền đề cho ông Nhân đề ra những biện pháp hữu hiệu để chữa trị căn bệnh thành tích vốn đã rất trầm kha mà các đời bộ trưởng giáo dục trước để lại.

Nếu theo dõi sát sao tình hình giáo dục Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng lâu nay rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về giáo dục đã đề ra thuốc để chữa trị căn bệnh này. Ví dụ như ở bậc trung học phổ thông là thay thể phương pháp thi tự luận bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, chấp nhận việc một phần lớn các thí sinh không đỗ tú tài, gộp hai kỳ thi tú tài và tuyển sinh đại học thành một; ở bậc đại học là chuyển việc đào tạo theo học phần sang việc đào tạo theo tín chỉ, trao quyền tự chủ cho các trường đại học, thành lập đại học quốc tế có chất lượng cao...

Thuốc đã có, thế nhưng sức ỳ của hệ thống vẫn rất lớn làm cho những lời kêu gọi cải cách, chấn hưng giáo dục đó đi vào quên lãng. Đến khi ông Nhân trở thành bộ trưởng giáo dục thì những cải cách đó mới dần dần được thực hiện.

Và “liều thuốc đắng” để chữa trị căn bệnh thành tích trong giáo dục đã có kết quả ngay từ kỳ thi tú tài 2007. Với “tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cả nước là 66,7% (6)”, so với những năm trước là trên 90%, đã bộc lộ rất rõ bệnh thành tích trong giáo dục Việt Nam và “liều thuốc đắng” mà ông Nhân đưa ra đã có tác dụng. Nhìn chung dư luận có phản ứng không quá gay gắt trước một tỉ lệ thí sinh rớt cao như thế. Các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đánh giá về kỳ thi này là một kỳ thi nghiêm túc khá thuận lợi cho công cuộc cải cách giáo dục của ông Nhân.

Với đà “thừa thắng xông lên”, chắc chắn rằng ông Nhân sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chương trình cải cách giáo dục khác nhằm vực dậy một nền giáo dục vốn đã rệu rã của Việt Nam.

Tuy nhiên những cải cách đó sẽ vấp phải một giới hạn trên, một giới hạn do hệ thống chính trị Việt Nam qui định. Là một thành viên trong hệ thống chính trị đó, dù cho nhận thức được lỗi hệ thống đó trong giáo dục thì ông Nhân cũng sẽ không thể nào vượt qua được để đưa giáo dục Việt Nam trở thành một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.


“Ngưỡng giới hạn” của hệ thống

Trong tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Kornai János, một học giả hàng đầu về các hệ thống kinh tế đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa thị trường về mặt hệ tư tưởng và nhất là sự lãnh đạo của Đảng:

- Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo có thẩm quyền của xã hội. Sự độc quyền về quyền lực đó là hợp pháp; việc tiếp tục duy trì nó là để phục vụ quyền lợi của nhân dân. Gắn chặt với nó là các nguyên tắc hoạt động nội bộ của Đảng: cấm bè phái, nguyên tắc tập trung dân chủ, và sự cần thiết của kỉ luật Đảng

- Tất cả những điều giáo huấn cơ bản của chủ nghĩa Marx-Leninist và hai nhà cổ điển của nó là Marx và Lenin vẫn còn có giá trị không đổi. Các vấn đề đã nảy sinh không phải là do các nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin mà ngược lại là vì sự xa rời những điều giáo huấn của Marx và Lenin.

Hai nhận định trên giúp ta hiểu rõ rằng vì sao sự lãnh đạo độc quyền của Đảng và hệ tư tưởng Marx-Lenin vẫn được lồng ghép vào các môn học ở bậc phổ thông và đại học, nhất là các môn học xã hội.

“Giới hạn trên” của hệ thống chính là ở hai điểm này. Và đó cũng chính là giới hạn trên mà những nỗ lực cải cách giáo dục của bản thân ông Nhân và ngành giáo dục sẽ phải gặp phải trong quá trình đổi mới giáo dục và triệt tiêu căn bệnh thành tích ở Việt Nam.

Thứ nhất, những môn học tư tưởng như triết học chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa khoa học xã hội, kinh tế chính trị vẫn sẽ là những môn học mang tính bắt buộc trong chương trình đại học và trong chương trình trung học thì nó sẽ được giảng dạy thông qua môn giáo dục công dân và tư tưởng của nó sẽ được lồng ghép vào các môn như sử, địa...

Thứ hai, việc đổi mới giáo dục sẽ tạo cho học sinh Việt Nam có một thói quen suy nghĩ độc lập, không dựa dẫm vào suy nghĩ của người khác. Chúng ta thử hình dung xem một khi học sinh Việt Nam có được những suy nghĩ không phụ thuộc vào “suy nghĩ” của Đảng thì kết quả tất yếu xảy ra đó là những thanh niên Việt Nam được đào tạo trong nền giáo dục đó sẽ nhận thức một cách rõ ràng hơn về những nhu cầu dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Sự thay đổi thể chế, sự sụp đổ của đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra.

Có thể nhận định rằng việc thay đổi tận gốc hệ thống giáo dục sẽ không thể thực hiện được bởi vì nó sẽ dẫn đến hậu quả là thay đổi chế độ hiện tại. Vậy làm thế nào để cải cách một cách triệt để hệ thống giáo dục Việt Nam? Câu trả lời đã được Havel gợi hứng từ tác phẩm kiệt xuất: Quyền lực của không quyền lực. Đó là tạo ra một hệ thống giáo dục song song với hệ thống giáo dục hiện tại.


Hệ thống giáo dục song song

Trong tác phẩm Quyền lực của không quyền lực, Havel cho rằng hệ thống hậu toàn trị, hệ thống chính trị ở Việt Nam được xem như một hệ thống hậu toàn trị, được vận hành dựa trên nền tảng của sự giả dối, căn bệnh thành tích trong giáo dục là một biểu hiện sinh động của sự giả dối đó. Chính vì toàn bộ hệ thống được xây dựng trên sự dối trá đó cho nên nó sợ sự thật. Căn bệnh thành tích trầm kha của nền giáo dục Việt Nam cũng chính là nguyên nhân sợ bộc lộ sự thật về những yếu kém của nó.

Havel cho rằng để phá vỡ những móc xích của hệ thống thì không còn cách nào khác hơn đó chính là nỗ lực sống trong sự thật. Những cải cách giáo dục, dù có nửa vời mà ông Nhân đang thực hiện cũng chính là những nỗ lực đó. Tuy nhiên bởi vì ông Nhân chính là một trong những móc xích cực kỳ quan trọng của hệ thống do đó ông cũng không thể nào thoát ra được khỏi hệ thống.

Để có thể thoát ra khỏi hệ thống thì Havel cho rằng cần phải có những người đi tiên phong trong việc xây dựng một đời sống độc lập xã hội bao gồm mọi thứ từ tự giáo dục và nghĩ về thế giới, từ các hoạt động sáng tác tự do và truyền tải nó tới người khác, đến cách phong phú tự do bày tỏ thái độ công dân, bao gồm cả những tổ chức xã hội độc lập hình thành tự phát. Tóm lại, nó là một khu vực mà trong đó sống trong sự thật được chi tiết hóa và vật chất hóa theo cách nhìn thấy được. Trong lĩnh vực giáo dục thì họ chính là các giáo viên, những người dạy cho thanh niên những điều vốn bị “cấm kị” trong các trường công.

Như vậy, làm thế nào để xây dựng được một hệ thống giáo dục song song?

Trên thực tế thì một hệ thống giáo dục song song đang dần được hình thành. Nếu như trước đây khó ai có thể tưởng tượng được rằng các trường trung học quốc tế với một chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế được hình thành ở Việt Nam thì nay một mạng lưới rộng lớn các trường này đang dần hình thành. Hơn thế nữa nó đang tạo ra một chỗ đứng vững chắc nhờ vào các chương trình giảng dạy tiên tiến, "thoát ly" với những nội dung giảng dạy ở các trường công lập do nhà nước quản lý. Những môn học mang tính "nhồi sọ" kiểu như giáo dục công dân đang được loại ra khỏi chương trình giảng dạy của các trường trên.

Ở bậc đại học, một điểm sáng mà chúng ta có thể nhận thấy được đó là sự thành lập đại học FPT. Với khả năng tài chính hùng hậu của mình, FPT đã "mặc cả" với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể được tự chủ hoàn toàn trong việc dạy và học. Với quyền tự chủ này FPT có thể từ bỏ chương trình khung của mà bộ bắt buộc tất cả các trường đại học ở VN sử dụng từ trước đến nay để áp dụng một chương trình giảng dạy mới tạo cho sinh viên có được những suy nghĩ độc lập và những kỹ năng cần thiết sau khi ra trường.

Kết luận, một giải pháp khả thi trong việc đổi mới giáo dục Việt Nam đó là xây dựng một hệ thống giáo dục song song, xuất phát từ hệ thống giáo dục cũ, cùng tồn tại với nó nhưng dựa trên những mục tiêu, cách đánh giá, phương pháp hoàn toàn khác hẳn với hệ thống cũ. Một ngày nào đó không xa, hệ thống mới sẽ hoàn toàn lấn áp hệ thống cũ và khi đó hệ thống cũ sẽ bị loại bỏ.

-------------------------------------

(1): vietnamnet.vn.
(2): sonoivu.hochiminhcity.
(3): tuoitre.com.
(4): tuoitre.com.
(5): tuoitre.com.
(6): tuoitre.com.