Vấn đề Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam đang trở nên nóng bỏng tại chính trường Hoa Kỳ, được cả lưỡng đảng hậu thuẫn, được cả lập pháp lẫn hành pháp đặc biệt quan tâm, nó trở thành "Nhất Điểm Lưỡng Diện" của truyền thống chính trị Mỹ, giống như chủ trương "Nhập Nội Việt Nam" đang là chính sách của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Nhất Điểm là quyền lợi của Quốc Dân Mỹ. Lưỡng Diện là chính sách của 2 đảng lãnh đạo Mỹ nhằm thực hiện Nhất Điểm vì quyền lợi của Mỹ. Quyền lợi của Mỹ hiện nay là Nhập Nội Việt Nam, mà Kinh Tế và Nhân Quyền lại là lưỡng diện của công cuộc nhập nội ấy. Chính vì vậy, qua chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh Triết, Hà Nội chỉ hy vọng nhận được trên 4 tỷ vốn đầu tư, nhưng đã nhận được tới 11 tỷ đôla. Đồng thời vấn đề Nhân Quyền và Dân Chủ Hóa Việt Nam lại trở thành trọng tâm của các cuộc gặp giữa Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Việt Cộng với chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân Chủ và tổng thống Mỹ, George W. Bush thuộc đảng Cộng Hòa.
Bà Pelosi nói thẳng với Triết: "Chúng tôi mong muốn sớm có dịp thảo luận nghiêm túc với Việt Nam những vấn đề được nhiều đại biểu của chúng tôi nêu lên liên quan tới vấn đề dân chủ tại Việt Nam, về quan hệ thương mại giữa 2 nước, và những vấn đề khác mà ông chủ tịch mong muốn thảo luận". Nguyễn Minh Triết đành ú ớ bọc xuôi. Tổng thống Bush cho Nguyễn Minh Triết biết: Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế tốt đẹp với Việt Nam, nhưng Việt Nam cần cải tiến thành tích nhân quyền để đưa mối quan hệ đó tiến xa hơn. Ông quyết liệt khẳng định: "Tôi cũng xin nói rõ rằng, để cho mối quan hệ tiến sâu hơn, các bạn hữu của Hoa Kỳ cần phải có cam kết mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tin tưởng mạnh mẽ của tôi rằng, xã hội sẽ được phong phú khi người dân được phép bày tỏ một cách tự do, hoặc được thờ phượng một cách tự do". Dịp này ông Bush cũng nhắc với Triết là chính quyền của ông ta đã cầm tù những người hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa.
Nguyễn Minh Triết cố làm nhẹ đi vấn đề nhân quyền, ông nói rằng: "Tôi và Ngài Tổng Thống cũng trao đổi thẳng thắn chân tình những vấn đề hai bên còn nhận thức khác nhau, nhất là vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi là hai bên vẫn tiếp tục đối thoại, trao đổi để tăng sự hiểu biết lẫn nhau, và chúng tôi quyết tâm không vì những điều khác biệt này mà để ảnh hưởng tới mối quan hệ rất to lớn giữa hai dân tộc, giữa hai nước". Nói thế có nghĩa là Việt Cộng đã quyết định chọn Mỹ làm người bạn lớn. Khi đã quyết tâm như vậy, thì ở vị thế người đứng đầu một nước gặp nguyên thủ của nước đối tác phải tìm hiểu nhu cầu và chính sách của nước đó, để ít ra có chung nhận thức về các vấn đề quan hệ song phương, nhằm đưa ra hướng chung về quốc kế, dân sinh của nước mình để nước bạn biết đường hợp tác. Đằng này vẫn để cho những vấn đề tôn giáo, nhân quyền thành đề tài đối thoại, làm khó cả đôi bên, thì quả là Triết chưa đủ tầm cỡ lãnh đạo quốc gia. Hay cái đảng cộng sản ăn hại của Triết đã bịt miệng Triết không cho nói ra lời tử tế khôn ngoan hơn trong tư cách một vị nguyên thủ quốc gia.
Chẳng biết trong cuộc trao đổi với ông Bush, Triết có dám đem ra luận cứ mà đảng đã buộc ông phải học thuộc lòng? Như đã phát biểu tại New York rằng: "Vừa qua, Việt Nam xử lý những người vi phạm luật pháp Việt Nam. Đó không phải là bất đồng chính kiến". Vì nếu ông Triết là người có suy nghĩ chút chút, thì khi ông nhìn thấy tấm hình Lm Nguyễn Văn Lý bị còng tay, bịt miệng trước tòa án của các ông, mà những người Việt trương lên trong các cuộc biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam, ngay trước mắt phái đoàn của ông tại New York, Hoa Thịnh Đốn và Nam Cali thì lập tức ông hiểu tấm hình đó đã vô hiệu hóa hoàn toàn thứ luận cứ gọi là luật pháp và toàn án Việt Nam của các ông rồi. Vì ở thế giới văn minh chẳng có thứ luật pháp nào bỏ tù những người phát biểu ý kiến ôn hòa và việc lập chính đảng của những người bất đồng chính kiến nhằm đối lập với đảng cầm quyền. Cũng chẳng có một tòa án văn minh nào xích tay bịt miệng nghi can trong phiên xử. Chỉ có ở những xã hội con vật cộng sản mới có cảnh luật pháp tùy tiện "hình sự hóa" những người, những nhóm, những đảng bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, để rồi xích tay, bịt miệng đem tuyên cho những bản án nói là làm nguy hại tới an ninh quốc gia.
Vì Triết không phải là người có thực quyền, nên tổng thống Mỹ đã ngỏ lời mời Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt Cộng qua Mỹ để nói rõ cho Dũng hiểu thế nào là chủ trương "Nhất Điểm Lưỡng Diện" của truyền thống chính trị Hoa Kỳ. Có nghĩa là Quyền Lợi của nước Mỹ nhập nội Việt Nam của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong giai đoạn này đặt trong 2 chính sách Kinh Tế và Nhân Quyền gắn liền với nhau. Việt Cộng không thể vừa đàn áp Dân Việt vừa nhận vốn đầu tư và viện trợ Mỹ. Tuy Triết đã cầm được một hiệp định khung về kinh tế. Nhưng muốn trở thành một nước được hưởng Hệ Thống Ưu Đãi Tổng Quát - Generalized System of Preferances - mà nước Mỹ dành cho các nước đang phát triển, chưa được WTO nhận là một nền kinh tế thị trường. Nếu được hưởng quy chế này thì cả 5.000 mặt hàng của Việt Nam nhập vào Mỹ sẽ được miễn thuế. Nhưng luật Mỹ đòi hỏi những nước được hưởng quy chế đó phải công nhận quyền của công nhân, như lập hội, quyền tổ chức và thương lượng giao kèo tập thể, không cưỡng ép lao động... Đây cũng là vấn đề Nhân Quyền.
Liệu Dũng có khả năng giải quyết tương đối trọn gói vấn đề nhân quyền của Việt Nam, như Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Lập Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, và thả hết tù chính trị và lương tâm. Mở ra các phiên tòa Phúc Thẩm nhằm hủy những bản án chính trị đã bị hình sự hóa, để Lm Nguyễn Văn Lý, những người trẻ như Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Văn Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền được lập tức phóng thích tại tòa. Ra lệnh cho công an và địa phương phải nghiêm chỉnh thực thi việc chấm dứt Nghị Định 31 CP đã được ban hành. Không còn canh giữ cấm cản sự đi lại của các vị lãnh đạo Tôn Giáo như Đức Tăng Thống Huyền Quang, Ngài Viện Trưởng Quảng Độ, Ms Nguyễn Hồng Quang...để các vị này đươc tự do hành đạo. Hủy bỏ thứ Pháp Lệnh Tôn Giáo, xin cho, trái đạo, lỗi thời để công nhận các giáo hội chân chính có tư cách pháp nhân như thời trước đây. Làm được vậy thì cuộc sang Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng mới không còn là cuộc "triệu tập" để lên lớp về nhân quyền nữa, mà trở thành cuộc thảo luận nhằm nâng cao quan hệ giữa 2 nước Việt-Mỹ lên tầm cao, về sách lược phòng thủ, phát triển lâu dài và đặt móng dân chủ hóa chế độ cấp thời.
Lý Đại Nguyên
Bà Pelosi nói thẳng với Triết: "Chúng tôi mong muốn sớm có dịp thảo luận nghiêm túc với Việt Nam những vấn đề được nhiều đại biểu của chúng tôi nêu lên liên quan tới vấn đề dân chủ tại Việt Nam, về quan hệ thương mại giữa 2 nước, và những vấn đề khác mà ông chủ tịch mong muốn thảo luận". Nguyễn Minh Triết đành ú ớ bọc xuôi. Tổng thống Bush cho Nguyễn Minh Triết biết: Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế tốt đẹp với Việt Nam, nhưng Việt Nam cần cải tiến thành tích nhân quyền để đưa mối quan hệ đó tiến xa hơn. Ông quyết liệt khẳng định: "Tôi cũng xin nói rõ rằng, để cho mối quan hệ tiến sâu hơn, các bạn hữu của Hoa Kỳ cần phải có cam kết mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tin tưởng mạnh mẽ của tôi rằng, xã hội sẽ được phong phú khi người dân được phép bày tỏ một cách tự do, hoặc được thờ phượng một cách tự do". Dịp này ông Bush cũng nhắc với Triết là chính quyền của ông ta đã cầm tù những người hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa.
Nguyễn Minh Triết cố làm nhẹ đi vấn đề nhân quyền, ông nói rằng: "Tôi và Ngài Tổng Thống cũng trao đổi thẳng thắn chân tình những vấn đề hai bên còn nhận thức khác nhau, nhất là vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi là hai bên vẫn tiếp tục đối thoại, trao đổi để tăng sự hiểu biết lẫn nhau, và chúng tôi quyết tâm không vì những điều khác biệt này mà để ảnh hưởng tới mối quan hệ rất to lớn giữa hai dân tộc, giữa hai nước". Nói thế có nghĩa là Việt Cộng đã quyết định chọn Mỹ làm người bạn lớn. Khi đã quyết tâm như vậy, thì ở vị thế người đứng đầu một nước gặp nguyên thủ của nước đối tác phải tìm hiểu nhu cầu và chính sách của nước đó, để ít ra có chung nhận thức về các vấn đề quan hệ song phương, nhằm đưa ra hướng chung về quốc kế, dân sinh của nước mình để nước bạn biết đường hợp tác. Đằng này vẫn để cho những vấn đề tôn giáo, nhân quyền thành đề tài đối thoại, làm khó cả đôi bên, thì quả là Triết chưa đủ tầm cỡ lãnh đạo quốc gia. Hay cái đảng cộng sản ăn hại của Triết đã bịt miệng Triết không cho nói ra lời tử tế khôn ngoan hơn trong tư cách một vị nguyên thủ quốc gia.
Chẳng biết trong cuộc trao đổi với ông Bush, Triết có dám đem ra luận cứ mà đảng đã buộc ông phải học thuộc lòng? Như đã phát biểu tại New York rằng: "Vừa qua, Việt Nam xử lý những người vi phạm luật pháp Việt Nam. Đó không phải là bất đồng chính kiến". Vì nếu ông Triết là người có suy nghĩ chút chút, thì khi ông nhìn thấy tấm hình Lm Nguyễn Văn Lý bị còng tay, bịt miệng trước tòa án của các ông, mà những người Việt trương lên trong các cuộc biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam, ngay trước mắt phái đoàn của ông tại New York, Hoa Thịnh Đốn và Nam Cali thì lập tức ông hiểu tấm hình đó đã vô hiệu hóa hoàn toàn thứ luận cứ gọi là luật pháp và toàn án Việt Nam của các ông rồi. Vì ở thế giới văn minh chẳng có thứ luật pháp nào bỏ tù những người phát biểu ý kiến ôn hòa và việc lập chính đảng của những người bất đồng chính kiến nhằm đối lập với đảng cầm quyền. Cũng chẳng có một tòa án văn minh nào xích tay bịt miệng nghi can trong phiên xử. Chỉ có ở những xã hội con vật cộng sản mới có cảnh luật pháp tùy tiện "hình sự hóa" những người, những nhóm, những đảng bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, để rồi xích tay, bịt miệng đem tuyên cho những bản án nói là làm nguy hại tới an ninh quốc gia.
Vì Triết không phải là người có thực quyền, nên tổng thống Mỹ đã ngỏ lời mời Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt Cộng qua Mỹ để nói rõ cho Dũng hiểu thế nào là chủ trương "Nhất Điểm Lưỡng Diện" của truyền thống chính trị Hoa Kỳ. Có nghĩa là Quyền Lợi của nước Mỹ nhập nội Việt Nam của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong giai đoạn này đặt trong 2 chính sách Kinh Tế và Nhân Quyền gắn liền với nhau. Việt Cộng không thể vừa đàn áp Dân Việt vừa nhận vốn đầu tư và viện trợ Mỹ. Tuy Triết đã cầm được một hiệp định khung về kinh tế. Nhưng muốn trở thành một nước được hưởng Hệ Thống Ưu Đãi Tổng Quát - Generalized System of Preferances - mà nước Mỹ dành cho các nước đang phát triển, chưa được WTO nhận là một nền kinh tế thị trường. Nếu được hưởng quy chế này thì cả 5.000 mặt hàng của Việt Nam nhập vào Mỹ sẽ được miễn thuế. Nhưng luật Mỹ đòi hỏi những nước được hưởng quy chế đó phải công nhận quyền của công nhân, như lập hội, quyền tổ chức và thương lượng giao kèo tập thể, không cưỡng ép lao động... Đây cũng là vấn đề Nhân Quyền.
Liệu Dũng có khả năng giải quyết tương đối trọn gói vấn đề nhân quyền của Việt Nam, như Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Lập Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, và thả hết tù chính trị và lương tâm. Mở ra các phiên tòa Phúc Thẩm nhằm hủy những bản án chính trị đã bị hình sự hóa, để Lm Nguyễn Văn Lý, những người trẻ như Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Văn Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền được lập tức phóng thích tại tòa. Ra lệnh cho công an và địa phương phải nghiêm chỉnh thực thi việc chấm dứt Nghị Định 31 CP đã được ban hành. Không còn canh giữ cấm cản sự đi lại của các vị lãnh đạo Tôn Giáo như Đức Tăng Thống Huyền Quang, Ngài Viện Trưởng Quảng Độ, Ms Nguyễn Hồng Quang...để các vị này đươc tự do hành đạo. Hủy bỏ thứ Pháp Lệnh Tôn Giáo, xin cho, trái đạo, lỗi thời để công nhận các giáo hội chân chính có tư cách pháp nhân như thời trước đây. Làm được vậy thì cuộc sang Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng mới không còn là cuộc "triệu tập" để lên lớp về nhân quyền nữa, mà trở thành cuộc thảo luận nhằm nâng cao quan hệ giữa 2 nước Việt-Mỹ lên tầm cao, về sách lược phòng thủ, phát triển lâu dài và đặt móng dân chủ hóa chế độ cấp thời.
Lý Đại Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét