Thứ Ba, 3 tháng 7, 2007

Phát biểu của Dân biểu REBA MEAGHER, trước Quốc hội New South Wales về Ðối thoại Nhân quyền Úc -Việt

Phát biểu ngày 28/6/07 của Dân biểu REBA MEAGHER, đơn vị Cabramatta, kiêm Bộ trưởng Y Tế trước Quốc hội Tiểu bang New South Wales về Ðối thoại Nhân quyền Úc -Việt. AUSTRALIA-VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE . Khánh Ðăng lược dịch

Tôi ủng hộ cộng đồng người Úc gốc Việt kêu gọi chính phủ Úc hãy bảo đảm rằng chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam sẽ góp phần vào việc cải thiện nhân quyền một cách chắc chắn và vững chắc tại Việt Nam. Là dân biểu của đơn vị Cabramatta, tôi đại diện cho cộng đồng người Úc gốc Việt đông đảo duy nhất trên nước Úc. Nhiều người trong cộng đồng này là nạn nhân của khổ sở và tra tấn. Nhiều người đã đến Úc để thoát ra khỏi một chế độ độc tài không tôn trọng người dân.

Họ đã trở thành những thành viên vô giá trong cộng đồng địa phương, qua sự tham gia nhiệt tình của họ vào tiến trình dân chủ của đất nước này, qua nhiều tổ chức thiện nguyện để giúp đỡ những người yếu đuối trong cộng đồng và qua sự đóng góp của họ vào di sản văn hóa giàu đẹp của nước Úc.

Trong khi họ đang tạo dựng một quê hương mới tại đây trên nước Úc và đã thoát ra khỏi quê hương cũ của họ, thì họ vẫn không từ bỏ quê hương đó. Đúng vậy, vào ngày Thứ Bảy 23/6, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc, do Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến lãnh đạo trên toàn nước Úc, và anh Võ Trí Dũng tại tiểu bang New South Wales, đã tổ chức một đêm thắp nến tại Bankstown để cầu nguyện cho các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Mục đích của đêm cầu nguyện này là để chứng tỏ với các nhà lãnh đạo tôn giáo, ký giả, luật sư và nhiều người khác hiện đang bị tù đày vì những nỗ lực cho dân chủ, rằng họ không cô đơn.

Thêm nữa, họ (người Úc gốc Việt) đang gởi một lời nhắn nhủ rõ ràng đến nhân dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam rằng Người Việt Hải Ngoại đang và sẽ luôn luôn cảnh giác trong những đòi hỏi của họ cho một Việt Nam tự do và dân chủ. Do đó, trong nhiệm vụ của tôi là đại diện cấp tiểu bang cho cộng đồng người Việt đông đảo nhất trên nước Úc, một nhiệm vụ mà tôi trân trọng, để nêu lên tiếng nói cho sự đấu tranh của họ cho dân chủ tại Việt Nam, và điều thích hợp là những quan tâm này được nêu lên tại Quốc hội Tiểu bang New South Wales -- là cơ quan dân chủ lâu đời nhất trên đất nước này. Vào tháng 6 năm 2001, tôi đã nói với quý đồng viện về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và bây giờ, tháng 6 năm 2007, với một niềm thất vọng vô cùng to lớn, tôi xin chuyển đến quý đồng viện những báo cáo về xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam lại tiếp tục xảy ra với sự đều đặn rất đáng quan ngại. Tôi kêu gọi sự ủng hộ của quý đồng viện về vấn đề này, ngày hôm nay nó không kém phần quan trọng hơn và cũng không kém phần cấp tốc hơn như cách đây 6 năm.

Hồi năm 2001, khi tôi nói chuyện với cha Nguyễn Văn Lý - một linh mục Công giáo và là nhân vật tranh đấu hàng đầu cho dân chủ tại Việt Nam - lúc ông vừa mới bị bắt giam vì những hành động có liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Sau đó ông đã được thả năm 2004, một phần vì sự vận động liên tục của quốc tế yêu cầu trả tự do cho ông. Trong khi tôi đang nói chuyện cùng quý đồng viện ngày hôm nay, với sự lo lắng sâu xa tôi xin báo cáo rằng cha Lý lại bị bắt thêm một lần nữa vào tháng 3 năm nay - cũng lại vì những hành động ủng hộ cho dân chủ của ông - và vì những hành động này mà ông đã bị kết án 8 năm tù. Năm 2001 tôi cũng nói chuyện với Hoà thượng Thích Quảng Độ, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, về sự tranh đấu của ngài cho tự do tôn giáo trong nước Việt Nam. Một lần nữa tôi hối tiếc phải báo cáo rằng Hoà thượng Thích Quảng Độ ngày hôm nay vẫn bị quản thúc, mà không có sự hứa hẹn nào rằng ngài sẽ được trả tự do.

Trong khi nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để thay đổi và mở cửa cho nền kinh tế trong vòng 20 năm qua, vẫn còn một lo ngại rằng sự hăng hái về đổi mới kinh tế đã không cân xứng với một nỗ lực tương tự để mở rộng xã hội Việt Nam ra cho những thành phần của dân chủ và tự do ngôn luận. Tôi đã đề cập đến Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hoà thượng Thích Quảng Độ: đây là hai trong những thí dụ điển hình của những nạn nhân của chế độ độc đảng tại Việt Nam. Hai vị này là một bộ phận của một phong trào rộng lớn hơn để đấu tranh cho một Việt Nam tự do và dân chủ, đang được ủng hộ cả ở bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam.

Từ năm 2002, Bộ Ngoại giao và Thương mãi đã quan hệ với nhà nước Việt Nam trong chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam. Trong khi quan hệ này tạo ra cho một cơ hội quan trọng trong việc ảnh hưởng để có những thay đổi lạc quan tại Việt Nam, thì câu hỏi được đặt ra là kết quả, sự minh bạch và mức độ trách nhiệm trong cuộc đối thoại này ra sao.Thật vậy, cộng đồng người Úc gốc Việt đã chỉ ra việc thiếu bằng chứng về những đối thoại này đang đưa đến sự thay đổi chắc chắn bên trong Việt Nam. Nước Úc đang có những gia tăng quan hệ mật thiết với Việt Nam về mặt thương mãi, thì rõ ràng là chúng ta đang giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Và cũng rõ ràng là những quan hệ mật thiết đó đặt chúng ta vào một vị trí gía trị để gây ảnh hưởng đến việc thay đổi xã hội Việt Nam.

Trong tinh thần quang minh chính đại, chúng ta không thể vừa tham dự hết mình cho việc phục hồi kinh tế Việt Nam và cùng lúc đó lại tránh né trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền làm người của những công dân Việt Nam -- những quyền đó được tôn kính và là quyền lợi cơ bản cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi.

Tôi kêu gọi Chính phủ Liên bang hãy bảo đảm rằng chương trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Việt Nam không phải là một điệu bộ chỉ có tính cách tượng trưng vô nghĩa, và để chứng tỏ với một bằng cớ rõ ràng, là chương trình này sẽ dẫn đến sự thay đổi thật sự bên trong Việt Nam. Tôi khẩn cầu Thủ Tướng hãy nêu lên những vấn đề này với Chủ tịch Việt Nam khi ông ta đến thăm Sydney vào tháng 9 này để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế vùng Á Châu - Thái Bình Dương (APEC)




--------------------------------------------------------------------------------
AUSTRALIA-VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE
Page: 62

Ms REBA MEAGHER (Cabramatta—Minister for Health) [4.49 p.m.]: I support the Australian Vietnamese community's call on the Australian Government to ensure that the Australia-Vietnam Human Rights Dialogue contributes toward concrete and irrevocable improvements in human rights in Vietnam. As the member for Cabramatta, I represent the single largest community of Vietnamese Australians in the country. Many within this community are victims of trauma and torture. Many have come to Australia to escape from a repressive and intolerant regime.

They have since become invaluable members of the local community through their enthusiastic participation in this country's democratic processes, through their many volunteer organisations that support the vulnerable within the community and through their contribution to the richness of Australia's cultural heritage. While they have made a new home here in Australia and while they have escaped their homeland, they have not abandoned it. Indeed on Saturday 23 June the Vietnamese Community in Australia, lead by Dr Tien Nguyen nationally and Tri Vo in New South Wales, held a vigil night in Bankstown to pray for the freedom and democracy advocates in Vietnam. The purpose of the event was also to demonstrate to the many religious leaders, journalists, lawyers and others who have been imprisoned for their pro-democracy efforts that they are not alone.

Moreover, they were sending a very clear message to the people of Vietnam and the Vietnamese government that the great Vietnamese Diaspora are and will forever be vigilant in their demands for a free and democratic Vietnam. It is thus my duty as the State representative of Australia's largest Vietnamese community, a duty that I embrace, to give a voice to their struggle for democracy in Vietnam, and it is fitting that these concerns are given voice in the New South Wales Parliament—the oldest democratic institution in the country. In June 2001 I addressed the House on the issue of human rights in Vietnam and now, in June 2007, it is with a great sense of disappointment to relay to the House that reports of human rights abuses in Vietnam continue to emerge with alarming regularity. My call for the support of the House in this matter is no less important and no less urgent today than it was six years ago.

When I spoke in 2001 Father Nguyen Ly—a Catholic priest and prominent advocate for democracy in Vietnam—had recently been arrested for activities linked to the defence of free speech. He was subsequently released in 2004, due in part to an intense global campaign calling for his release. As I address the House today, it is with great concern that I report that Father Ly was arrested once again in March this year—again for his pro-democracy activities—for which he has been sentenced to eight years in prison. In 2001 I also spoke of the detention of the Venerable Thich Huyen Quang Do of the Unified Buddhist Movement for his struggle for religious freedom within Vietnam. Once again I regret to report that today he remains in detention, with no promise of release.

While the government of Vietnam has made great efforts to liberalise and open its economy over the past 20 years, there is a concern that enthusiasm for economic reform has not been mirrored by an equivalent effort to open Vietnamese society to the forces of democracy and free speech. I have mentioned Father Nguyen Ly and Venerable Thich Huyen Quang Do: these are but two very prominent examples of victims of Vietnam's single-party communist regime. These two men are part of a much broader movement for a free and democratic Vietnam that is being championed both within its borders and from outside Vietnam.
Since 2002, the Department of Foreign Affairs and Trade has been engaged with the government of Vietnam in the Australia-Vietnam Human Rights Dialogue. While this engagement presents an important opportunity for affecting positive change in Vietnam. questions remain about the efficacy, transparency and degree of accountability in this dialogue. Indeed, the Australian Vietnamese community points to the lack of evidence that these dialogues are leading to concrete change within Vietnam. Given Australia's increasingly close links to Vietnam in regard to trade, it is clear that we are playing an important role in Vietnam's economic development. It is also clear that such closeness places us in a valuable position to effect social change within Vietnam.

We cannot, in good conscience, commit ourselves to the expansion of the Vietnamese economy and at the same time shirk our responsibilities toward defence of the human rights of its citizens rights—rights that are a sacred and fundamental entitlement to all people everywhere. I call on the Federal Government to ensure that Australia-Vietnam Human Rights Dialogue is more than a hollow symbolic gesture and to demonstrate, with clear evidence, that it is leading to real change within Vietnam. I urge the Prime Minister to raise these issues with the State President of Vietnam when he visits Sydney in September for the Asia-Pacific Economic Cooperation forum.

http://www.parliament.nsw.gov.au/prod/PARLMENT/hansArt.nsf/V3Key/LA20070628044

Không có nhận xét nào: