Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2007

"Tuyển tập Vụ Án LM Nguyễn Văn Lý"

Ngày 16-6-07 vừa qua tại Thành phố San Jose đã có buổi Ra mắt sách "Tuyển tập Vụ Án Linh mục Nguyễn văn Lý", với vị chủ biên là Linh mục Phan văn Lợi và toàn bộ tuyển tập với hơn 44 bài viết của nhiều tác giả, Công giáo và không Công giáo.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài nói chuyện của Nhà văn Trần Hiếu trong phần Giới thiệu tác phẩm Tuyển tập Vụ Án Linh mục Nguyễn văn Lý.

Nếu muốn có quyển sách nầy, xin liên lạc về địa chỉ:

Hoàng Quý
11952 Medina Dr
Garden Grove , CA 92840
Điện thoại : 714-636-3776
hoăc email: hoangquy40@yahoo. com

Giá Yễm Trợ Sách là 25 đô (2 cuốn). Số tiền bán sách sau khi trừ chi phí, sẽ được gởi về VN để phổ biến “chui”quyển sách tại VN. Trân trọng,

Điểm Sách Tuyển tập
Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý


LTS. Toà Soạn hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bài điểm sách đã được ông Trần Hiếu trình bày trong dịp ra mắt tuyển tập “Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý” do Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo phối hợp với Đài Phát thanh Quê Hương và Tuần Báo Mõ San Francisco thực hiện ngày 16/6/07, tại San Jose, California.

Kính thưa qúy vị lãnh đạo tinh thần, qúy thân hào nhân sĩ, và toàn thể qúy vị,

Tôi rất lấy làm vinh dự được Ban Tổ Chức yêu cầu nói đôi lời giới thiệu về tuyển tập “Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý”. Xin chân thành cám ơn Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo trước tấm lòng ưu ái và sự tín nhiệm đã dành cho tôi, là người luôn cảm phục các hoạt động cho nhân quyền không mệt mỏi của qúy vị. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi đến với tất cả qúy cử toạ đáng kính, là những người hằng thao thức trước công cuộc đấu tranh cho tự do, đã đến đây nhằm hỗ trợ Cha Lý vàcác nhàd ân chủ Việt Nam.

Chúng ta biết không phải ngẫu nhiên mà Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, Phó Tổng Thống và các giới chức cao cấp của Toà Bạch Ốc đã đón tiếp bốn nhà hoạt động nhân quyền VN tại Phòng Bầu Dục hôm 29/5 vừa qua. Và cũng không phải là điều tình cờ mà trong bài phát biểu tại Tiệp Khắc về Dân Chủ toàn cầu gần đây Tổng Thống Bush đã nói: “Tôi mong một ngày trong cuộc hội thảo như thế nầy có sự hiện diện của các nhà dân chủ thế giới, của linh mục Nguyễn Văn Lý, Việt Nam…”

Trong lúc nầy, khi chúng ta hội họp ở đây, người Việt tỵ nạn khắp nơi đang chuẩn bị rầm rộ biểu tình để cực lực phản đối Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, sẽ có mặt tại Washington D.C. vào tuần tới. Trước khi đến đất nước tự do nầy, nhà cầm quyền HàNội đã nhượng bộ, buộc lòng phải trả tự do cho ký gỉa phản kháng Nguyễn Vũ Bình, và nói theo ngôn từ của nhà báo Phạm Trần, ông Triết đã phải “chống nạng đến Mỹ.”

Từ Quốc Hội Hoa Kỳ và nhiều diễn đàn nghị viện các nơi, từ Úc, Mỹ cho đến Âu Châu, các tổ chức tiếng tăm uy tín của thế giới như Nhóm Hiến Chương 77 ở Tiệp Khắc, Hiệp Hội Các Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Ân Xá Quốc Tế… đều bày tỏ quan tâm sâu sắc và lên án tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

Kể từ hôm phiên toà bịt miệng ngày 30/3 cho đến nay, nhiều hãng thông tấn ngoại quốc đã loan tin bất lợi cho nhà cầm quyền Việt Nam vì các hành động khủng bố đàn áp dân chủ của họ. Đây là một chuyển biến đặc biệt vì từ xưa đến nay các cơ quan nầy vẫn thường bênh vực CSVN. Riêng các cơ quan truyền thông Việt ngữ hải ngoại, thì khỏi nói, việc cọng sản đàn áp các nhà dân chủ luôn luôn là tin tức cập nhật hàng đầu.

Vì sao người ta quan tâm sâu xa tình trạng nhân quyền ở VN như vậy?

Tấm hình Cha Lý bị bịt miệng đã tạo một chấn động trong giới truyền thông quốc tế. Chỉ sau ba ngày tấm hình được phổ biến, đã có trên 400 bài báo ở Mỹ và gần 150 bài ở Âu Châu đăng tải. Ngoài ra, các đài truyền thanh và đài TV đã dành nhiều giờ để đưa tin, bình luận. Tất cả đều lên án chế độ cọng sản Hà Nội. Nhờ tấm hình, chưa bao giờ người Việt hải ngoại đồng tâm nhất trí như bây giờ trong việc lên án gắt gao sự đàn áp dã man của CS và quan tâm sâu xa đến tình trạng nhân quyền ở VN.

Vụ Án Cha Lý qua phiên toà bịt miệng đáng xấu hổ tại Huế ngày 30/3/07 đã khai sinh tuyển tập “Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý”. Đây là sáng kiến của Linh Mục Phan Văn Lợi, người bạn tranh đấu của Cha Lý hiện đang ở cố đô, bằng việc gom góp các bài viết đã được đăng tải nhằm đánh dấu và lưu truyền một biến cố lịch sử. Cuốn sách đã được các thân hữu ở hải ngoại phụ trách in ấn và phát hành.

Là các bài đã được đăng báo, tôi tin rằng qúy vị không nhiều thì ít đã biết về tuyển tập nầy. Riêng tôi, khi có dịp đọc lại toàn bộ tuyển tập gồm 44 bài viết của nhiều tác giả, Công Giáo và không Công Giáo, tôi đã không khỏi buồn phiền.

Cha Lý, 61 tuổi, là nhàđối kháng bất đồng chính kiến nổi bật nhất, kiên trì đấu tranh đòi tự do trong một qúa trình dài, từ khi cọng sản vừa chiếm miền Nam. Tác giả Vũ Thanh Phương, một thành viên của khối đấu tranh dân chủ 8406, trong bài “Hãy trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý” đánh gía “LM Lý là trụ cột của phong trào đấu tranh dân chủ tích cực nhất từ trước cho tới nay”. Tôi đồng ý với nhận định của tác gỉa là, “theo tính toán của Đảng CS, họ cần phải đánh phủ đầu nhằm gây suy yếu phong trào đang càng ngày càng lớn mạnh. Khi đánh ngài họ nhằm gây sự nhụt chí và khiếp sợ để những người khác rời bỏ hàng ngũ đấu tranh.”

Thế nhưng, hàng ngũ đấu tranh dân chủ càng ngày càng thêm đông đảo; đặc biệt phong trào thu hút được nhiều trí thức trẻ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ Sư Nam Phương Đỗ Như Hải, Luật Sư Lê Chí Quang và vô số những người trẻ khác… Họ là người đầy ắp lý tưởng, không chùn bước trước bạo quyền mặc dầu họ biết sẽ bị bách hại tù đày. Chúng ta hãy nghe Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy trong bài tuyệt bút của chị khi chuẩn bị đi tù:

Thay Lời Tiễn Biệt

“Khi tôi chết, hãy ghi trên huyệt mộ
Đây là người yêu nước thương dân
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Đưa nhân dân ra khỏi kiếp bần hàn.

Tuổi bốn mươi khi nghĩa đời đã tỏ
Thì cùm g ông xiềng xích sá kể gì
Theo gương bậc tiền bối tôi đi
Vá lại mảnh trời xanh tổ quốc…”

Cách đây 30 năm, Cha Lý là bí thư của Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế Nguyễn Kim Điền. Sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị bắt ngày 6-4-77, Mặt Trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên tổ chức một cuộc thảo luận và trong dịp nầy Đức Tổng Điền đã thẳng thắn chỉ trích việc bắt giữ các nhà sư Phật Giáo và than phiền giáo dân Công Giáo bị đối xử như công dân hạng nhì. Linh mục bí thư Nguyễn Văn Lý đã in lời phát biểu của Đức Tổng Điền thành nhiều bản để phổ biến và đây lànguyên do cuộc đời lao lý của ngài, với khởi đầu hơn một năm trong các trại tù.

Đức Cha Điền qua đời năm 1988, và nhiều người tin rằng ngài đã bị cọng sản đầu độc.

Năm 1983, Cha Lý bị bắt lần thứ hai vì đã tổ chức hành hương viếng Đền La Vang. Lần nầy ông bị xử 10 năm tù, và được thả năm 1992. Vào năm 2001, ngài bị bắt lần thứ ba vì đòi tự do tôn giáo, bị xử 15 năm tù, 5 năm quản chế và được phóng thích năm 2005. Và như chúng ta biết, ngài bị bắt trở lại vào dịp Tết năm nay và ngày 30/3 vừa qua, bị kết án 8 năm tù trong một phiên toà bịt miệng.

Như vậy là “Tôi tớ không hơn chủ, trò không hơn thầy” (Jn 12:16). Là học trò của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, là bí thư của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Cha Lý đã chịu chung số phận của thầy mình, bị bắt bớ đàn áp như các ngài đã chịu.

Thế nhưng, điều không may cho CSVN là thời đại bây giờ đã khác. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ của phiên toà, chính họ đã phô bày bản chất độc tài sắt máu với bàn tay thô bạo trước cộng đồng dư luận thế giới, nhờ tấm hình bịt miệng nổi danh, và hệ thống thông tin Internet toàn cầu.

Trong số 44 bài của tuyển tập, có 26 bài trực tiếp đề cập đến vai trò của HĐGMVN trong vụ cha Lý. Trước sự im lặng khó hiểu của hàng giáo phẩm VN, một số tác giả đã bộc lộ sự phẫn nộ, và nhiều tiếng nói khác bày tỏ sự bất bình. Trong khi dư luận hoang mang, người ta trông chờ sự hướng dẫn từ những thầy dạy luân lý, nhưng tuyệt nhiên không một ai lên tiếng. Về sau, khi các lời than phiền đã lan tràn, một vị lên tiếng chê bai Cha Lý là “con người nghịch lý”, còn vài vị khác đổ lỗi nạn nhân Linh Mục Nguyễn Văn Lý là “tham gia chính trị”.

Chê bai hoặc đổ lỗi nạn nhân là một hành vi kết án. Vì vậy, nếu các bài viết có phô bày sự phẫn nộ, tôi nghĩ rằng điều đó cũng dễ hiểu và đáng được sự thông cảm. Tôi cho rằng đây làmột cuộc biểu tình bằng chữ viết phản đối một cách ôn hoà.

Một trong những bài gây nhiều phản hồi, đã được đăng trong tuyển tập, là bài “Lời Trối của Cố Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến”. Tác giả Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ trong một văn phong mạnh bạo nói rằng “GHCGVN đã bị thuần hoá cả rồi”. Khi đọc bài nầy tôi nghĩ đó chỉ là một lối nói nhấn mạnh để bày tỏ sự bực bội trước thái độ thụ động của hàng Giáo Phẩm VN, chứ tôi không hiểu theo nghĩa hẹp của ngôn từ. Chúng ta không thể chối cãi, có một vài giám mục đã có những hành động và lời nói tiếp tay cho chế độ, nhưng tôi tin giáo hội vẫn kiên cường và không thể bị đồng hoá với bạo quyền.

Cách đây vài thập niên, khi đất nước còn “bế môn tỏa cảng”, sự thông tin bị bưng bít, giáo hội sau bức màn tre đành phải làm thinh trước các đàn áp bất công của cọng sản. Đó là thái độ nhẫn nhục để sống còn, là điều mọi người có thể hiểu và thông cảm. Tuy nhiên, khi đất nước đã hội nhập vào thế giới, tham gia Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế WTO, nhà cầm quyền vẫn ngang nhiên trơ tráo đày đọa con người, và nạn nhân là một linh mục, mà các vị hữu trách Công Giáo không lên tiếng bênh vực, thì làm sao tránh được sự than phiền? Nếu các ngài có quyền im lặng thì người giáo dân cũng có quyền đặt vấn đề trong tinh thần tương kính, bác ái và thẳng thắn.

Óai ăm thay, một số người, trong khi bênh vực thái độ im lặng của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, lại kêu gọi Toà Thánh, quốc gia HK và các tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực Cha Lý và các nhàdân chủ trong nước. Tôi thiết nghĩ, đừng qúa kỳ vọng người khác sẽ lên tiếng thay mình, một khi chính mình ngại ngùng lên tiếng.

Triết gia Euripides thời thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh đã nói, “Thượng đế giúp người biết tự giúp mình”.

Chúng ta hãy nghe Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, giám mục Hồng Kông, là lãnh thổ thuộc thẩm quyền của chính quyền Trung Cộng, hôm mồng 4 tháng 6 mới đây, đã lớn tiếng thách thức nhà cầm quyền, “Tôi tự hỏi cho đến khi nào thì người dân Trung Hoa sống ở quê nhà được hưởng các ơn lành của tự do?” Và ngài kêu gọi chính quyền Bắc Kinh rằng, “Chính quyền hãy can đảm đối diện với những gì họ đã làm cách đây 18 năm tại Thiên An Môn; Hãy rửa sạch những vết nhơ của vụ thảm sát”.

Cho đến khi nào thì chúng ta được nghe những lời tương tự từ các giám mục VN?

Trong những cuộc viếng thăm của các giám mục VN đến San Jose, tôi được nghe các ngài kêu gọi giáo dân hải ngoại ủng hộ giúp cho chiếc cần câu, thay vì cho cá. Tôi thiết nghĩ, không có cần câu nào bền vững cho bằng sự tự do. Khi có tự do là có cơm no áo ấm. Khi có tự do là có nhân quyền, nhân phẩm. Nhưng tự do chỉ có thể đạt được khi người ta có quyết tâm tranh đấu. Cha Lý hiểu điều đó và ngài đã tích cực dấn thân bất chấp sự đàn áp của kẻ thù.

Tổng Thống Bush trong bài phát biểu về Dân Chủ Toàn Cầu đã nhắn nhủ, “Tự do chỉ đạt được khi tiếng nói lương tâm được sự ủng hộ ở ngay trong lòng xã hội bị đàn áp”. Cha Lý và các bạn tranh đấu cho dân chủ trong nước, với tấm lòng quả cảm, xứng đáng được tán dương và ủng hộ. Thực sự, việc Cha Lý bị án tù một cách bất công là nỗi thương tâm, nhưng đó cũng là một cơ hội để gây thanh thế cho phong trào dân chủ trong nước và liên kết mọi người yêu chuộng tự do nhằm tranh đấu giúp nổ lực đòi dân chủ sớm thành công.

Đọc Tuyển Tập Vụ Án LM Nguyễn Văn Lý để biết cao trào dân chủ đang đi vào một bước ngoặt mới rất phấn khởi. Tôi hân hoan giới thiệu tuyển tập đến với qúy vị vàước mong được qúy vị tận tình tiếp tay phổ biến.

Chân thành cám ơn qúy vị.
Trần Hiếu

NGUYỄN MINH TRIẾT CÔNG DU HOA KỲ

Bước vào thế kỷ 21, hai quốc gia có ảnh hưởng sống còn trên Việt Nam đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc là lân bang nhiều ngàn năm với Việt Nam, lúc là đàn anh, lúc là mô hình đáng kính, lúc là mối họa, và lúc là kẻ thù không đội trời chung. Dù đóng vai trò nào đi nữa, Trung Quốc vẫn là yếu tố không thể thiếu trong sinh hoạt của dân Việt Nam, từ kinh tế, văn hóa, đến chính tri.. Phần Hoa Kỳ, dầu là quốc gia non trẻ và xa xôi, dầu là kẻ thù của CSVN trong thời kỳ chiến tranh Quốc Cộng, nay lại là đối tác quan trọng nhất để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoa Kỳ lại còn đáng cho CSVN quan tâm hơn vì có 2 triệu người Việt cư ngụ và cán cân mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cách nhau rất xa so với cán cân mậu dịch giữa Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2000, mậu dịch kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 1 tỷ USD, nhưng tới năm 2006 thì đã lên tới 10 tỷ USD và cán cân chênh lệch nghiêng thế thuận lợi về Việt Nam. Cho tới năm 2007, mậu dịch song phương Việt - Hoa khoảng 1 tỷ Mỹ Kim.

Tháng 8 năm 2006, tại Kuala Lumpur nước Mã Lai, bà Susan Schwab đại diện cho Hoa Kỳ gặp gỡ Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm để bàn thảo đưa đến một quy chế thương mại vĩnh viễn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, quy chế này được gọi là Trade and Investment Framework Agreement (Tifa). Sau cuộc gặp gỡ này, Tổng Thống Bush đến Việt Nam tham dự Hội Nghị Apec 14 tháng 11 năm 2006, và trong chuyến đi đó, Tổng Thống Bush mang đến cho Việt Nam một món quà là rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần được quan tâm, countries of particular concern, viết tắt là CPC. Sau đó, vào tháng 2 năm 2007, Hoa Kỳ hỗ trợ cho chuyến đi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến diện kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI để chuẩn bị thiết lập bang giao giữa Vatican và Hà Nộị

Mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp thì bỗng dưng sau chuyến công du Vatican, Hà Nội trở mặt, phát động chiến dịch bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước, nhất là bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý nhân dịp Tết Đinh Hợi và đưa ngài ra tòa án bóp mũi bịt miệng làm cho cả thế giới sửng sốt bàng hoàng đến độ Dân Biểu Earl Blumenauer phải từ chức Trưởng Khối Việt Nam tại Hạ Viện để phản đối việc đàn áp nàỵ Tháng 4 năm 2007, Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Washington D.C để bàn thảo tiếp Tifa thì đã gặp sự phản ứng dữ dội của Hoa Kỳ về hành vi chà đạp nhân quyền đó, người Việt hải ngoại còn vận động với bộ trưởng Ngoại Giao Condoleeza Rice đưa CSVN vào lại danh sách CPC. Trong buổi gặp gỡ giữa Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm và Ngoại Trưởng Rice, không khí khá căng thẳng vì vấn đề đàn áp các nhà dân chủ của CSVN.

Trở về nước, để tránh tình trạng nghi ngờ của đàn anh CSTQ, Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm lập tức đi Bắc Kinh. Ông Triết cho biết ông đi Bắc Kinh là để học hỏi sự thành công về kinh tế của Trung Quốc mà không gây nên xáo trộn trong chính tri.. Sau khi thăm Bắc Kinh, CSVN loan tin ông Triết công du Hoa Kỳ từ ngày 18/6 -23/6/2007. Để giúp quý bạn trẻ hiểu rõ hơn về chuyến đi của ông Triết, tôi xin sơ lược cơ chế chính trị của Việt Nam, tiểu sử của ông Triết và ông Nguyễn Phú Trọng là đối thủ của ông Triết.

I. Cơ Chế Chính Trị Của NNCHXHCN Việt Nam:

Việt Nam theo cơ chế độc đảng và Điều 4 Hiến Pháp của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo về quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước đây Nhà Nước và Quốc Hội CHXHCNVN chỉ là công cụ bù nhìn của Đảng, nhưng từ khi mở cửa năm 1987, người ta thấy phe miền nam phấn đấu để cho Nhà Nước và Quốc Hội có thực quyền, và vì thế người ta gọi phe này là phe Nhà Nước Quyền và phe miền bắc là Đảng Quyền. Gần đây, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Phe Nhà Nước Quyền đã giành được khá nhiều thực quyền, và nhiều người hy vọng đây là chìa khóa để từng bước một đưa đến dân chủ cho Việt Nam.

Đứng đầu Nhà Nước là Chủ Tịch và đã trải qua 8 vị Chủ Tịch như sau:

1. Hồ Chí Minh 2/9/1945 2/9/1969.

2. Tôn Đức Thắng (1) 3/9/1969 - 30/3/1980.

3. Nguyễn Hữu Thọ (2) 30/3/1980 - 4/7/1981.

4. Trường Chinh 4/7/1981 - 18/6/1987.

5. Võ Chí Công (3) 18/6/1987 - 22/9/1992.

6. Lê Đức Anh 23/9/1992 - 24/9/1997

7. Trần Đức Lương 24/9/1997 - 27/6/2006

8. Nguyễn Minh Triết 27/6/2006 -

Trước năm 1975, khi Hồ Chí Minh còn sống, chức vụ Chủ Tịch Nước có thực quyền vì Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao của ĐCSVN. Nhưng trong thập niên 1960s, quyền lực của Hồ Chí Minh bị tước đoạt khá nhiều vì Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn bao vây cô lập họ Hồ. Sau khi Hồ Chí Minh mất, thì chức vụ Chủ Tịch Nước chỉ là tượng trưng, có tính cách nghi lễ ngoại giao hơn là thực quyền. Sau khi nắm trọn thực quyền cả đất nước trong tay, ngày 2/7/1976, ĐCSVN chính thức cho ra đời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo Hiến Pháp của CHXHCNVN, Chủ Tịch Nước chỉ định Thủ Tướng và nội các của Thủ Tướng sau khi đã được Quốc Hội chấp thuận. Chủ Tịch Nước trên danh nghĩa là Tổng Tư Lệnh Quân Đội và là Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhưng trong thực tế không có chút quyền lực nào trên quân đội và Bộ Quốc Phòng.

Qua cuộc bầu cử 20/5/2007, Quốc Hội CHXHCNVN có 500 đại biểu trong đó có 30 đại biểu không ở trong ĐCSVN. Đứng đầu Quốc Hội là Chủ Tịch Quốc Hội và hiện nay nhiệm vụ này ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm giữ.

Thể chế độc đảng thì Chủ Tịch hoặc Tổng Bí Thư của Đảng là người có thực quyền nhất. Cơ chế của ĐCSVN không có Chủ Tịch (xin nhớ Chủ Tịch Nhà Nước khác với Chủ Tịch Đảng), có Tổng Bí Thư nên Tổng Bí Thư của ĐCSVN là người nắm nhiều thực quyền nhất ở Việt Nam. Đảng CSVN đã trải qua 10 đại hội và 10 Tổng Bí Thự Mười Đại Hội được tổ chức như sau:

1. Macau, 1935.

2. Tuyên Quang, Việt Bắc, 1951.

3. Hà Nội, 1960.

4. Hà Nội, 1976.

5. Hà Nội, 1982.

6. Hà Nội, 1986.

7. Hà Nội, 1991.

8. Hà Nội, 1996.

9. Hà Nội, 2001.

10. Hà Nội, 2006.

Mười Tổng Bí Thư với thứ tự thời gian như sau:

1. Trần Phú (4), 1930 -1931.

2. Lê Hồng Phong (5) 1935-1936.

3. Hà Huy Tập (6) 1936-1938.

4. Nguyễn Văn Cừ (7) 1938 -1940.

5. Trường Chinh 1941 - 1956 và Xử Lý Thường Vụ 5 tháng năm 1986.

6. Lê Duẫn 1960 -1986.

7. Nguyễn Văn Linh 1986 -1991.

8. Đỗ Mười 1991 - 1997.

9. Lê Khả Phiêu 1997 - 2001.

10. Nông Đức Mạnh 2001 - đến naỵ

Trong danh sách các Tổng Bí Thư không có Hồ Chí Minh nhưng thật ra trong thời gian đầu, Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng và có thực quyền nhất trong ĐCSVN vì họ Hồ nhận lệnh Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản đi thiết lập và hỗ trợ cho các Đảng Cộng Sản trong đó có Đảng Cộng Sản Đông Dương, Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Thái, v.v. Từ năm 1931 - 1935, sau cái chết của Trần Phú, nhất là khi Hồ Chí Minh bị Stalin giam lỏng ở Moscow để giám sát thì ĐCSVN không có Tổng Bí Thư.

Hiện nay, cơ chế của ĐCSVN được cấu trúc như sau: Đứng đầu là 14 Ủy Viên Bộ Chính Trị, những ủy viên này thành lập một Ban Bí Thư Thường Vụ gồm 8 ngườị Tổng Bí Thư là người đứng đầu và có thực quyền nhất của Đảng, và khi lá phiếu bỏ ngang bằng nhau thì lá phiếu của Tổng Bí Thư là phiếu quyết đi.nh. Sau Bộ Chính Trị là Ban Chấp Hành Trung Ương mà hiện nay gồm 160 ngườị Dưới Ban Chấp Hành Trung Ương là các thành phố, tỉnh, huyện, quận, xã, phường và chi bộ là đơn vị căn bản. Hiện nay ĐCSVN có khoảng 2 triệu đảng viên.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền lực của Đảng, ĐCSVN thành lập nhiều tổ chức ngoại vi như Mặt Trận Tổ Quốc (Fatherland Front), Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội Phụ Nữ, v.v. Nhiệm vụ của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản là tuyển chọn những thanh thiếu niên để đưa vào Đảng. Nhiệm vụ của Mặt Trận Tổ Quốc là giới thiệu và chấp thuận những ứng cử viên vào Quốc Hộị

II. Tiểu Sử Ông Nguyễn Minh Triết:

Nguyễn Minh Triết sinh ngày 8/10/1942 ở Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông Triết dạy môn Toán. Năm 1965, ông gia nhập Đảng Cộng Sản. Năm 1992, ông làm bí thư tỉnh của Đảng Cộng Sản tại Sông Bé. Năm 1997, ông Triết được vào Bộ Chính Trị. Với sự nâng đỡ đặc biệt của ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, năm 2000, ông Triết làm Bí Thư của Sài Gòn, và trong cương vị này, ông mở chiến dịch triệt hạ hối lộ và tham nhũng, chiến dịch này đưa đến việc bắt giam, điều tra, xử án và xử tử Trương Văn Cam tức Năm Cam. Điều khá ngạc nhiên lẫn khôi hài đó là khởi đầu vụ án, công an đã gán ghép Năm Cam có liên hệ với chiến sĩ Lý Tống với ý đồ biến vụ án này thành vụ án chính trị cho thấy đây cũng là một đòn phép chính trị ông Triết đã sử dụng để bảo vệ uy tín của ông trong Đảng Cộng Sản.

Trước Đại Hội X của ĐCSVN, nhiều dư luận cho rằng ông Triết được Hoa Kỳ hỗ trợ để lên thay thế Nông Đức Mạnh trong chức Tổng Bí Thư ĐCSVN. Nhưng cuộc chạy đua quyền lực này khá gay gắt vì phe miền bắc muốn đưa Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ đó. Nhiều lúc ông Triết tưởng đã phải bỏ cuộc. Ông Triết đã phải qua Paris để chữa bệnh, và dư luận cho rằng phe miền bắc lấy lý do ông Triết bị ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer) nên giữ Nông Đức Mạnh lại chức Tổng Bí Thư thêm một nhiệm kỳ nữa với hy vọng mua thêm thời gian tạo uy tín cho Nguyễn Phú Tro.ng. Cuối cùng, họ điều đình và trao chức Chủ Tịch Nhà Nước cho ông Triết. Ngày 27/6/2006 ông Triết “được” Quốc Hội bù nhìn CHXHCNVN bầu 94.12% trong chức vụ Chủ Tịch thay thế cho Trần Đức Lương với nhiệm kỳ 5 năm.

Khi ông Triết còn nằm bệnh viện tại Paris trước khi có Đại Hội X của ĐCSVN, một số người có đến thăm ông, trong đó có những người bà con gốc gác người Quốc Gia, hỏi ông Triết: “Khi nào thì Việt Nam có biến động để đưa đến tự do dân chu?? Có bao giờ có một Boris Yeltsin tại Việt Nam hay không?” Ông Triết trả lời: “Chưa chín mùị”

III. Tiểu Sử Ông Nguyễn Phú Trọng:

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 ở Đông Hội, Huyện Đông Anh, Hà Nộị Năm 1963-1967, ông học ở Đại Học Tổng Hợp. Ngày 19/12/1967, ông gia nhập và trở thành cán bộ viết cho Tạp Chí Cộng Sản. Năm 1973, ông được Đảng cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc. Năm 1976 -1983, ông làm phó Bí Thư Chi Bộ trong Ban Biên Tập Tạp Chí Cộng Sản. Năm 1983 -1987, ông làm phó Trưởng Ban Xây Dựng Đảng, sau đó lên làm trưởng ban. Năm 1991-1996, ông giữ chức Tổng Biên Tập Tạp Chí Cộng Sản. Năm 1994, ông vào Ban Chấp Hành Trung Ương. Năm 1996, ông làm Phó Bí Thư Hà Nội và sau đó năm 2000 ông lên làm Bí Thự Từ năm 1998 - 2006, ông giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương của ĐCSVN. Tháng 6/2006, ông thay thế ông Nguyễn Văn An (sinh 1937, Chủ Tịch Quốc Hội năm 2002 -2006) làm Chủ Tịch Quốc Hộị

Nguyễn Phú Trọng được Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh rất cưng chìu vì thái độ ngoan ngoãn của ông ấy đối với những vị này, nhất là ông Trọng tỏ ra là một người giáo điều bảo thủ với quan điểm thân Bắc Kinh.

IV. Mục Đích Chuyến Đi

Ông Triết là vị lãnh đạo cao cấp nhất của CSVN đến Hoa Kỳ từ trước đến naỵ Dầu CSVN và Hoa Kỳ đã có những tương quan đằm thắm với nhau, nhưng rõ ràng Hoa Kỳ không dành cho ông Triết một sự tiếp đón long trọng như một nguyên thủ quốc gia mà phía CSVN cũng như ông Triết mong muốn. CSVN và ông Triết vẫn nhẫn nhịn chịu lép vế tới Washington D.C. với một chương trình tiếp khách “hạng trung” dành cho một vị “thượng khách” giống như ông Triết. Tại saỏ Tại vì mục đích chuyến đi của ông Triết là tranh thủ lợi nhuận kinh tế cả về phía Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt. Riêng ông Triết, ông muốn nhân cơ hội này đi một thế tiên phong trong cuộc chạy đua vào chức Tổng Bí Thư với Nguyễn Phú Trọng và tạo một thế cân bằng trước thế ép của Nguyễn Phú Trọng và phe thân Bắc Kinh.

Trước khi đi Hoa Kỳ, trả lời phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Triết cho biết ông sẽ vận động Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữa, nhất là các kỹ thuật caọ Ông mong muốn Hoa Kỳ giúp xây dựng nhà máy hạt nhân sản xuất điện lực vì hiện nay Việt Nam đang thiếu điện một cách trầm trọng. Ông cũng mong muốn Tifa sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội sản xuất hàng hóa nhiều sang Hoa Kỳ.

Về phía Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ, qua chuyến đi này, ông Triết muốn làm dịu đi việc chống Cộng và vận động người Việt ở Hoa Kỳ về Việt Nam nhiều hơn để đầu tư và thăm thân nhân. Nguyên văn của ông trả lời phỏng vấn như sau: “Tôi đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với đất nước về tinh thần cũng như vật chất... Trên các lĩnh vực kinh tế, hiện hàng ngàn kiều bào có vốn liếng tại Hoa Kỳ đã chọn quê hương để đầu tư, kinh doanh với số vốn hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Tôi đánh giá cao các vị chuyên gia, trí thức đã tích cực đóng góp chất xám của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc ... Tôi vui mừng mỗi năm qua đi, bà con từ Hoa Kỳ về thăm đất nước lại tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước... Đáng tiếc là tại Hoa Kỳ vẫn còn một số nhỏ, chưa có điều kiện về thăm Việt Nam, thiếu hiểu biết, tiếp tục có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của dân tộc, không có lợi cho đoàn kết cộng đồng.”

Rồi ông dõng dạc kết luận như một hiệu lệnh ra quân: “Kiều bào ta tại Hoa Kỳ có tiềm năng lớn về kinh tế và tri thức. Nhà nước sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình theo tinh thần Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị, tạo điều kiện để bà con có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Có thể ông Triết đạt được khá cao cho mục đích vận động Hoa Kỳ dễ dãi trong vấn đề mậu dịch thương mại với Việt Nam vì số tiền 10 tỷ Mỹ Kim rất là lớn đối với Việt Nam nhưng chỉ là bạc lẻ với Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ muốn dùng sức mạnh kinh tế để cân bằng cán cân quyền lực trong ĐCSVN giữa hai phe miền bắc và miền nam, muốn có ảnh hưởng nhiều hơn tại Việt Nam để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.

Nhưng, mục đích của ông Triết với Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản chắc chắn đã không thành tựu vì bằng chứng nơi nào ông đến nơi đó đều có người biểu tình dữ dội khiến ông phải chui cửa hậu chớ không được nở mặt nở mày đi cửa trước như những phái đoàn ngoại giao cao cấp của các nước khác. Người Việt ở hải ngoại về Việt Nam vì nhiều lý do mà lý do chính đó là thăm gia đình, giới trẻ về học tiếng Việt, các nhóm đi làm việc thiện nguyện. Những lý do như vậy không có nghĩa về Việt Nam là chấp nhận hay ủng hộ cơ chế cộng sản, bằng chứng có nhiều người đi Việt Nam rồi về lại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục biểu tình chống Cộng Sản. Cũng có một số người Việt hải ngoại đầu tư vào Việt Nam, nhưng con số đó còn hiếm hoi vì không mấy ai tin vào hệ thống luật pháp của CSVN mà điển hình vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình (8) ở Hòa Lan làm cho ai nấy đều phải e dè ngao ngán. Nếu ĐCSVN chấp thuận tự do ngôn luận và đa nguyên sinh hoạt chính trị thì chắc chắn hàng rào ngăn cản người Việt hải ngoại sẽ được tháo gỡ, và vì không làm như vậy nên chính ĐCSVN mới là “thiếu hiểu biết, tiếp tục có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của dân tộc, không có lợi cho đoàn kết cộng đồng.”

V. Lịch Trình Chuyến Công Du của Ông Triết và Những Diễn Biến:

Sau khi đi Trung Quốc về, CSVN loan báo ông Triết chuẩn bị đi Hoa Kỳ. Trả lời phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam, Ông Triết cho biết nhân dịp Tổng Thống Bush đến Việt Nam tham dự Apec 14 vào tháng 11 năm 2006, Tổng Thống Bush mời ông sang thăm Hoa Kỳ. Nhưng một chuyến công du của một vị đứng đầu nhà nước phải có thiệp mời chính thức, và có lẽ vì chưa có thiệp mời chính thức nên vào tháng 5/2007, lúc đến Singapore, ông Triết mập mờ nói có thể ông phải hủy bỏ chuyến đi Hoa Kỳ làm cho báo Singapore Straight đăng tin nàỵ Nhưng, sau khi tờ Singapore Straight loan tin đó, vì không muốn bị mất hiệp ước thương mại Tifa rất béo bở với Hoa Kỳ, đầu tháng 6/2007, ĐCSVN quyết định cử một phái đoàn cao cấp 18 người do ông Lê Văn Bằng (9) cầm đầu đến Washington D.C. Tới Washington D.C rồi thì ông Bằng mới đi vận động để cuối cùng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới chính thức gởi thiệp mời đến ông Triết. Để làm hài lòng Hoa Kỳ, ông Lê Văn Bằng tuyên bố CSVN sẽ thả 3 nhà đấu tranh trong đó có ký giả Nguyễn Vũ Bình (10) và Ls. Lê Quốc Quân (11).

Có dư luận cho rằng lịch trình của ông Triết không được rõ ràng vì Hoa Kỳ không tiếp ông Triết như vị cao cấp nhất của một chính phủ, không được dàn chào long trọng với 21 phát súng dành cho một nguyên thủ quốc gia nên ông Triết ẫm ờ chuyến công du của mình. Nhiều người cho rằng nguyên do lịch trình không được rõ ràng là vì khi ấy Trung Quốc chưa ưng thuận cho ông Triết sang Hoa Kỳ nên ông Triết e ngại không muốn làm mất lòng Trung Quốc, không khéo còn bị thanh trừng y như Trung Quốc đã từng thanh trừng nhiều nhân vật trước đây chống đối ho.. Tuy nhiên, cũng có dư luận cho rằng lịch trình chuyến đi của ông Triết phải dấu kỹ vì ông Triết không muốn bị Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ biểu tình chống đối cách rầm rộ... Không biết rõ lịch trình thì số người tham gia cuộc biểu tình bị giảm thiểu đi.

Lịch trình của ông Triết giờ phút chót mới được tung ra, và lịch trình đó thay đổi liên tục. Những diễn tiến đã xảy ra xung quanh lịch trình chuyến đi của ông Triết như sau:

Thứ Hai 18/6/2007, ông Triết dẫn đầu một phái đoàn hơn 100 người đến New York, phái đoàn CSVN ra đón và có bảo vệ an ninh tối đa. Phóng viên Nguyễn Hùng của Đài BBC tường trình như sau: “Để đi vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi những lớp vải, giống như ông Triết đang chui ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông Triết!!!” Ông Triết tới New York để yểm trợ vụ án Việt Nam kiện các công ty sản xuất chất độc da cam trong thời kỳ chiến tranh Quốc Cộng (12). Ls. Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York đã phối hợp với các ông Nguyễn Văn Tánh, Nguyễn Tường Thược, chiến sĩ Lý Tống, ông Ngô Kỷ, ca sĩ Nguyệt Ánh tổ chức cuộc biểu tình trước tòa án làm cho buổi họp báo của CSVN phải bị hủy bỏ. Ông Triết cuối cùng không đến phiên tòa, ông cử ông Uông Chu Lưu, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp đến tham dự, nhưng tất cả không đi cửa trước, chỉ đi vào cửa sau.

Ngày thứ Ba, ông Triết thăm các cơ sở may mặc, nói chuyện với các doanh nhân ngành may mặc của Hoa Kỳ, gặp gỡ chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty General Electrics và các công ty truyền thông, vận động họ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữạ Sau đó, ông tới thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc, hội đàm với Tổng Thư Ký Ban Ki Moon. Ông Ban Ki Moon nhắc nhở khéo với ông Triết và toàn ĐCSVN là hãy mở rộng tự do ngôn luận và chấp nhận hệ thống chính trị đa đảng. Nơi đây, ông Triết cũng nói chuyện với các doanh thương ngành ngân hàng. Ban chiều ông Triết ghé thăm trụ sở Thị Trường Chứng Khoán New York và rung chuông chấm dứt ngày sinh hoạt của thị trường.

Ngày Thứ Tư, ông Triết thuyết trình trước cử tọa của Asia Societỵ Cử tọa lắng nghe lời chào hàng đầu tư vào Việt Nam của ông Triết, nhiều câu hỏi được nêu lên, nhưng tựu trung ai nấy đều quan tâm đến hệ thống luật pháp của Việt Nam không được rõ ràng, guồng máy hành chánh quá cồng kềnh, và tệ nạn tham nhũng quá trầm tro.ng. Chiều tối 20/6, Asia Society tổ chức khoản đãi ông Nguyễn Minh Triết, anh Trần Đông Đức bỏ tiền ra mua được vé cho anh và ông Jerry Keily, một cựu chiến binh Hoa Kỳ trước đây đã tạt rượu vào mặt Phan Văn Khải, tham dự buổi tiếp tân nàỵ Trong lúc ông Triết nói trên bục, ông Jerry Keily đi lên sát gần khán đài nhưng đã bị cảnh sát chận lại, ông Keily hô to: “Hãy trả tự do cho cha Lý.” Ông Keily cho biết rút kinh nghiệm kỳ trước, kỳ này ông chỉ muốn nói lên tiếng nói đòi hỏi cho tự do dân chủ mà thôi, và ông Triết đã nghe tiếng hét đòi hỏi này của ông Keily.

Ngày thứ Năm, ông Triết gặp bà Susan Schwab ở Washington D.C. để ký TIFẠ Sau đó, ông vào Quốc Hội gặp gỡ các vị dân biểu, đặc biệt là tiếp xúc với Chủ Tịch Hạ Việt Nancy Pelosị Trong tất cả các cuộc tiếp xúc, ông đều bị các vị dân biểu đặt vấn đề nhân quyền làm ông rất sượng sùng. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục tháp tùng trong phái đoàn, một người ra trường tiến sĩ ở Đại Học Harvard, trả lời phỏng vấn CNN, lập tức có một công an chìm đến nhắc ông: “Ông chỉ được trả lời trong phạm vi giáo dục mà thôị” Sự kiện này cho thấy các cán bộ cao cấp, ngay cả Trung Ương, khi ra nước ngoài cũng còn bị Công An Bảo Vệ Chính Trị theo dõi và kiểm soát. Không khéo ngay chính cả ông Triết cũng bị công an theo dõi và nhắc nhở, và nếu ông Triết nói không đúng ý thì công an này sẽ báo cáo lên Bộ Chính Trị và từ đó ông Triết có thể bị thanh trừng!!

Lúc 3 giờ chiều ngày thứ Năm, đại diện cho Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, Bs. Nguyễn Quốc Quân mở cuộc họp báo ngay tại Trụ Sở Quốc Hội, 2203 Rayburn House office Building, trình bày cho các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của Hoa Kỳ biết lý do tại sao người Việt biểu tình chống ông Nguyễn Minh Triết, kêu gọi Hoa Kỳ hãy làm áp lực mạnh hơn nữa với CSVN để họ trả lại quyền tự do ngôn luận cho dân chúng, thả các tù nhân đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ, và phải chấp nhận một giải pháp dân chủ hóa đất nước do Hoa Kỳ và quốc tế giám sát. Sự trình bày của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân được nhiều người hưởng ứng nhiệt liệt. Dân biểu Dona Rohbacher phát biểu: “Ông Triết không được dân bầu lên làm Chủ Ti.ch. Phải nói thuộc băng đảng (gangster). Tổng Thống George W. Bush là do dân bầu lên, ông không nên tự hạ mình xuống đi tiếp một nhóm băng đảng như vậỵ” Lời phát biểu này như một tát tai vào ĐCSVN. Vừa nghe tin Tòa Đại Sứ Singapore tổ chức khoản đãi ông Triết ở một nhà hàng lúc 6 giờ chiều, trong vòng 15 phút, đã có 300 đồng hương Việt Nam cầm cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng đến đứng biểu tình rầm rộ tới 8 giờ tối. Trong bữa tiệc, Đại Sứ của Singagore nói: “Cách đây khoảng 200 năm, Hoa Kỳ sang Việt Nam lấy hạt giống lúa dài mang về, lúa đã mọc tươi tốt tại quốc gia nàỵ Chúng tôi mong muốn chuyến đi này ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sẽ mang hạt giống Tự Do Dân Chủ gieo trồng trên quê hương của ông.” Ai nấy đều vỗ tay, ngoại trừ ông Triết. Ông Triết đã ăn không ngon, phải tìm cách trốn đi cửa sau. Đoàn biểu tình sau đó về Quốc Hội nhập cuộc với Ủy Ban Liên Tôn trong một chương trình Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương thật súc tích và cảm đô.ng.

Sáng ngày thứ Sáu, từ 8 giờ sáng đồng hương Việt Nam đã có mặt ở tại Công Viên Lafayette đối diện với Tòa Bạch Ốc để chuẩn bị biểu tình chống phái đoàn CSVN. Cuộc biểu tình này do ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Washington D.C. và ông Lê Quyền đã phối hợp với tất cả các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ. Phái đoàn Houston hơn 80 người, phái đoàn Bắc California khoảng 50 người, phái đoàn Nam California khoảng 50, đã đến tham dự trong cuộc biểu tình này làm cho tinh thần mọi người phấn chấn lên. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông, hơn 3000 người cùng giơ cao cánh tay hướng về Tòa Bạch Ốc: “Nguyễn Minh Triết, về đi Nguyễn Minh Triết, trả tự do cho cha Lý.” Hầu như tất cả các đảng phái đấu tranh đều tham dự, nhưng tất cả chỉ hoạt động trong ô dù của cộng đồng, và phải nói cuộc biểu tình rất hài hòa và đoàn kết. Đoàn biểu tình cầm cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng tại tòa án tuần hành trước Tòa Bạch Ốc như một cây đinh nhọn đâm thấu nhức gan óc ông Triết và phái đoàn CSVN. Theo chương trình dự trù thì Tổng Thống George W. Bush tiếp đón ông Triết ở Tòa Bạch Ốc, nhưng vì đoàn biểu tình quá rầm rộ, hơn 20 người trong phái đoàn Cộng Sản vào cửa trước còn ông Triết thì phải trốn vào cửa sau nên cuộc tiếp đón hơi trễ và kết thúc cũng trễ hơn. Chính phủ Hoa Kỳ đã phải huy động thêm nhiều xe cảnh sát để ngăn chận không có những xô xát giữa đoàn biểu tình và phái đoàn CSVN. Học bài học kỳ trước, kỳ này phái đoàn CSVN lặng lẽ vào và lặng lẽ đi ra xe, không có một thái độ kênh kiệu hay khiêu khích. Đối lại, rút tỉa kinh nghiệm chuyến công du của ông Phan Văn Khải năm 2005, Ban Tổ Chức biểu tình kỳ này đã dự trù những kế hoạch để ngăn chận tất cả những cuộc ẩu đả ngõ hầu cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia được sáng ngời chính nghĩa. Đoàn biểu tình kỳ này đã rất tự chế và có kỷ luật làm cho chính giới Hoa Kỳ và các cảnh sát tại hiện trường rất có cảm tình.

Phóng viên CBS Peter Maer cho biết đây là cuộc biểu tình của người Việt lớn nhất từ trước tới giờ ở Washington D.C. Một phóng viên khác của CBS, Mark Knoller, được vào trong Tòa Bạch Ốc cho biết lúc gặp gỡ ông Triết, Tổng Thống Bush nhắc nhở hàng trăm người đang biểu tình ở ngoài đòi hỏi tự do dân chủ; nguyên văn như sau: “Societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely... In order for relations to grow deeper, that it''s important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy," - “Các xã hội được phong phú hóa khi người dân được tỏ bày hoặc được phụng thờ cách tự do.. . Để cho những quan hệ được lớn mạnh và sâu hơn, những người bạn của chúng ta cần phải hiểu rằng sự gắn bó với nhân quyền, tự do, và dân chủ rất là quan trọng.” Ông Triết đã biết trước trong chương trình Tổng Thống George W. Bush và Chủ Tịch Quốc Hội Nancy Pelosi sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền, và trong bài trả lời phỏng vấn Thông Tấn Xã Việt Nam, ông nói rằng việc Tổng Thống Bush đưa đề tài nhân quyền ra để thảo luận trong buổi gặp gỡ lịch sử này là không thích hợp. Ngay trong tại Tòa Bạch Ốc, theo phóng viên Mark Knoller, ông Triết trả lời qua một thông dịch viên: “Chúng tôi sẵn sàng bàn thảo đến vấn đề này một cách trực tiếp và thẳng thắn để hai bên cùng hiểu nhau hơn về khái niệm nhân quyền, nhưng chúng tôi mong muốn không phải vì thế mà quên đi bức tranh toàn diện và quan trọng hơn đó là đừng làm thiệt hại đến quan hệ ngoại giao của hai quốc giạ” Hình ảnh hàng ngàn người biểu tình ở ngoài và lời nhắc nhở đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam của Tổng Thống Bush đã như những mũi nhọn đâm suốt qua làm buốt óc những người lãnh đạo CSVN.

Sau cuộc gặp gỡ ở Tòa Bạch Ốc, ông Triết bay đi Los Angeles và xuống thành phố Dana Point, cách xa Westminster khoảng 45 phút lái xe, để tiếp xúc các doanh nhân vào lúc 7 giờ chiềụ Ông Triết đã đến trễ, gần 8 giờ tối mới tới, xe của ông không có treo cờ Đỏ Sao Vàng. Khách sạn tiếp đón ông cũng không treo cờ Cộng Sản cho thấy họ không muốn có một hình thức khiêu khích nào với người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Cuộc họp mặt này do Vietnamese - American Entrepreneurs'' Association & Vietnam Business Association tổ chức. Ông Triết đã được đoàn xe cảnh sát và trực thăng hùng hậu hộ tống, nhưng đã không dám vào khách sạn cửa trước, phải vào cửa sau. Tổng lãnh sự CSVN tại San Francisco, ông Trần Tuấn Anh, làm điều hợp viên chương trình. Khách sạn chứa tối đa là 600 chỗ ngồi, nhưng theo phóng viên Đàn Chim Việt, 13 bàn tiệc đã đầy người, và mỗi bàn chỉ có 13 chỗ ngồi. Con số vài trăm người tham dự đó, đa phần là những người trong phái đoàn Cộng Sản hoặc ở trong Tòa Tổng Lãnh Sư.. Trong các quan khách, người ta thấy có mặt ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và cựu Thủ Tướng VNCH. Ông đã bay vội từ Việt Nam về để tham dự buổi tiệc ngõ hầu “rửa mặt” cho ông Triết trước làn sóng biểu tình rầm rộ ở khắp nơi. Ông Triết, giọng văn không hùng hồn nhưng mộc mạc của người Nam Bộ, kêu gọi quên đi quá khứ và “hòa hợp hòa giải dân tộc.” Đáp lời kêu gọi của ông Triết, ông Nguyễn Cao Kỳ ca ngợi sự thành công của Đảng và Nhà Nước CSVN và cám ơn ông Triết đã khẳng định lại chính sách “đại đoàn kết” này. Buổi tiệc kéo dài tới 11 giờ đêm thì chấm dứt. Trong khi đó, ở bên ngoài, Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Cộng do quý ông Phan Kỳ Nhơn, Cao Viết Lợi, Nguyễn Phục Hưng, nhà báo Vi Anh, v.v., phối hợp và lãnh đạo đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ với nhiều ngàn người tham dự từ 5 giờ chiều cho tới 12 giờ đêm. Tham dự cuộc biểu tình người ta ghi nhận có cả Giám Sát Viên Quận Hạt Orange County cô Janet Nguyễn. Ngày hôm sau, đoàn biểu tình lên rất đông, có người ước đoán từ 5 cho tới 10 ngàn. Đoàn biểu tình yêu cầu ông Triết và ĐCSVN hãy trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ, đặc biệt linh mục Nguyễn Văn Lý. Linh mục Phan Văn Lợi điện thoại từ Huế ủng hộ tinh thần cho những người biểu tình.

Theo chương trình dự trù, Thị Trưởng Los Angeles Antonio Villaraigosa và nhiều viên chức khác của tiểu bang California đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết tại Tòa Thị Sảnh, nhưng trước khí thế đấu tranh của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, họ lấy lý do ông Triết thay đổi chương trình liên miên nên họ hủy bỏ không gặp ông Triết và phái đoàn CSVN.

Sau đó ông Triết bay sang Canada, kết thúc chuyến công du tại Hoa Kỳ.

VI. Phản Ứng Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản:

Người Việt hải ngoại có 3 phản ứng về chuyến đi này của ông Triết:

1/ Ủng hộ ông Triết để ông Triết lên tinh thần đương đầu lại với phe Nguyễn Phú Trọng và nhóm giáo điều, mong rằng ông Triết có thêm thực lực để quyết tâm cải tiến đất nước. Đại diện cho nhóm này là những người tham dự bữa tiệc ở thành phố Dana Point với ông Triết. Có lẽ ông Nguyễn Cao Kỳ là con chim đầu đàn của nhóm nàỵ Nhiều người chống đối nhóm này vì cho rằng vô tình họ gởi ra một tín hiệu sai lầm là người Việt hải ngoại ủng hộ cơ chế Cộng Sản Việt Nam.

2/ Vận động để có sự đối thoại công khai với ông Triết. Thái độ này cũng chỉ có một nhóm nhỏ vì ông Triết ở vị trí thượng phong cũng chẳng muốn đối thoại với một vài nhóm, còn nếu đối thoại với người Việt hải ngoại thì lấy ai làm đại diện? Hơn nữa, protocol đối thoại như thế nào để tránh tình trạng Cộng Sản sử dụng đây là một phương tiện tuyên truyền, không chịu trả lời những câu hỏi hay không chịu đi sâu vào đề tài thảo luận thì cuộc đối thoại trở thành độc thoại vô nghĩạ Trong bữa tiệc ở Dana Point, ông Triết kêu gọi xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải, và đại đoàn kết dân tộc. Đây là lời kêu gọi rỗng tuếch vì bao lâu ĐCSVN chủ trương độc tài đảng trị không chấp nhận tự do ngôn luận thì bấy lâu ĐCSVN là căn nguyên của sự chia rẽ và phá hoại đất nước và dân tộc.

3/ Tổ chức biểu tình rầm rộ nơi nào ông Triết đến với quan niệm biểu tình chống ông Triết không phải vì hận thù cá nhân ông ấy nhưng ông ấy là người đứng đầu cho cơ chế NNCHXHCNVN, là biểu tượng của cơ chế Cộng Sản, chống ông ấy là chống cơ chế Cộng Sản đó. Nơi nào ông Triết đến, dầu là ngày thường, nhiều người Việt bỏ công ăn việc làm tham dự cuộc biểu tình, từ New York, Washington D.C. đến Los Angeles. Đây là khuynh hướng của đại đa số người Việt tại Hoa Kỳ.

VII. Thái Độ Của Hoa Kỳ:

Trước khi ông Triết đến Hoa Kỳ, ngày 29/5/07 Tổng Thống Bush tiếp 4 nhân vật đấu tranh ở hải ngoại đó là các ông Đỗ Hoàng Điềm, Đỗ Thành Công, Lê Minh Nguyên, và bác sĩ Nguyễn Quốc Quân. Tòa Bạch Ốc cũng gởi thư mời cho hai người khác đó là Kỹ Sư Đỗ Nam Hải và Giáo Sư Nguyễn Chính Kết nhưng họ không đến được. Buổi gặp gỡ khoảng 45 phút, trong buổi gặp gỡ này Tổng Thống Bush và nội các của ông bày tỏ ủng hộ cuộc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ của người Việt.

Hai tuần sau, Phó Tổng Thống Dick Cheney và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tiếp đón Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21 do bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầụ Một ngày trước khi ông Nguyễn Minh Triết đến Washington D.C., nội các của Tổng Thống George W. Bush cũng đã tiếp phái đoàn Việt Nam, trong đó có Dân Biểu Trần Thái Văn, Dân Biểu Hubert Võ, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, bà Ngô Thị Hiền, v.v. Sau chuyến công du của ông Triết, ngày 27/6/2007, Tổng Thống Bush và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tiếp đón một phái đoàn Lực Lượng Tự Do Dân Chủ của Việt Nam gồm có Bs. Nguyễn Quốc Quân, Gs. Nguyễn Ngọc Bích, ông Đỗ Hoàng Điềm, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, ông Đỗ Thành Công, v.v. Đây là dấu hiệu tốt Hoa Kỳ bắt đầu lưu tâm đến nỗ lực tranh đấu cho dân chủ của người Việt ở trong và ngoài nước, và nhân cơ hội này, cá nhân tôi xin chúc mừng các vị và các tổ chức đã được Tổng Thống George W. Bush và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tiếp đón. Trong các buổi gặp gỡ, Hoa Kỳ nhắn gởi tất cả các phe nhóm trong Lực Lượng Dân Chủ phải biết phối hợp với nhau ở một tương lai gần thì mới được sự hỗ trợ tích cực của Hoa Kỳ từ tinh thần cho đến những khía cạnh khác. Theo họ, chúng ta có quyền có nhiều khuynh hướng chính trị, từ cánh tả đến cánh hữu, nhưng chỉ có một cao trào, và đã là đấu tranh chính trị thì phải biết tương nhượng và điều đình (compromise) để mọi khuynh hướng cùng được tồn tại tiến công về một mục tiêu.

Ngày 21/6/07, trong lúc ông Triết có mặt tại Washington D.C., Dân Biểu Zoe Lofgren của California đưa ra Dự Luật H.R. Res. 11 yêu cầu rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia được ưu đãi thương mại vĩnh viễn với Hoa Kỳ vì CSVN đã và đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

Chưa hết, nhân chuyến công du Âu Châu và đi dự cuộc họp Thượng Đỉnh G8, tại Praha nước Tiệp, Tổng Thống Bush đã lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền. Việc Tổng Thống George W. Bush tiếp đón các nhà đấu tranh và công khai chỉ trích CSVN là một hình thức cảnh cáo CSVN và quan thầy Trung Cô.ng. Rõ ràng, Hoa Kỳ dùng người Việt tỵ nạn cộng sản như một dây roi để đưa CSVN vào quỹ đạo mà Hoa Kỳ mong muốn.


Lời Kết:

Thế giới hôm nay biến chuyển mau lẹ và phức tạp, đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho đất nước, Lực Lượng Dân Chủ phải biết nhìn ra cả cuộc cờ của thế giới để phối hợp tiến thoái nhịp nhàng ngõ hầu giảm thiểu sự thiệt hại và tăng cường mức độ thành công. Chính sự phối hợp tiến thoái đó cũng đã là một sự phức tạp rồi vì có những người không đủ kiến thức, không đủ lòng bao dung, không đủ khả năng nhận định, hoặc vì một lý do nào đó, chụp mũ đánh phá tơi bời làm cho nhiều người nao núng hoặc bị ngộ nhận. Nhưng, đấu tranh mà được người ta khen thì dễ dàng rồi, đấu tranh mà bị người ta hiểu lầm nhục mạ mà vẫn tiếp tục đấu tranh cho đất nước thì đó mới chính là những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam. Chuyến công du của ông Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ là một nước cờ trong cuộc cờ lớn của thế giới cho thấy vì áp lực của quốc tế, CSVN đang tìm cách lột xác để tồn tại, và trong tiến trình lột xác đó có những điểm yếu mà Lực Lượng Dân Chủ cần phải phối hợp với nhau để khai thác ngõ hầu thúc đẩy tiến trình đấu tranh sớm thành công. Nếu vì lý do cần phối hợp để đưa cuộc đấu tranh sớm thành công mà bị những cá nhân (nhất là các cụ cực đoan) hoặc tổ chức bạn hiểu lầm, dèm pha, bĩu môi, chụp mũ, đánh phá, cách hay nhất là các chiến sĩ đấu tranh hãy thinh lặng dành thì giờ cho những việc hữu ích vì “vàng thật không sợ lửa” hoặc “cây ngay không sợ chết đứng.” Chúc cho tất cả các chiến sĩ ra mặt trận đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ được vững tâm tiến lên mang lại một tương lai tươi sáng cho con dân nước Việt.

Phụ chú:

1. Tôn Đức Thắng (19/8/1888 - 30/3/1980) sinh ở Long Xuyên. Năm 1912 ông tham gia Hải Quân Pháp. Năm 1918, lúc còn là thủy thủ trên Hạm Đội Waldeck-Rousseau của Pháp, ông lập kế hoạch cướp lấy hạm đội này để trao cho người Nga nhưng không thành. Năm 1929, ông bị Pháp bắt giam và đày ra đảo Poulo Condore mãi cho đến năm 1945 khi Việt Minh lên nắm quyền. Về nước, ông được làm Chủ Tịch Đảng Liên Việt, một ngoại vi của ĐCSVN, và Đảng này bị giải tán năm 1954. Sau khi Đảng Liên Việt bị giải tán, ông Thắng qua làm Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc và làm Phó Chủ Tịch Nước. Năm 1967, ông được giải Lenin do Đệ Tam Quốc Tế trao thưởng. Thắng là người rất ngoan ngoãn nghe theo lệnh của Lê Duẫn nên sau khi Hồ Chí Minh Chết, Thắng lên thay thế làm Chủ Tịch Nhà Nước, và sau khi miền Nam sụp đổ, Thắng vẫn được sủng ái mãi cho đến khi qua đời năm 1980 ở Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910 - 24/12/1996) là một luật sư nổi tiếng ở miền nam, đã tham gia vào Đảng Xã Hội của Pháp. Ông từng bị chính phủ Pháp bắt bỏ tù từ năm 1950 -1952. Sau Hiệp Định Geneve năm 1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, ông Thọ ra mặt chống đối Tổng Thống Diệm. Năm 1961, chính quyền Tổng Thống Diệm bắt ông Thọ, ông Thọ được Cộng Sản cứu vượt ngục đưa ông ra bưng và tôn ông lên làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng do họ thành lập. Sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, họ giải tán Mặt Trận. Năm 1980, Tôn Đức Thắng qua đời, ông lên làm Chủ Tịch Nhà Nước thay cho ông Thắng. Năm 1983, ông được giải Lenin, và năm 1987, ông làm Chủ Tịch Quốc Hộị Những năm sau, ông sống ẩn dật mãi cho đến khi qua đời năm 1996.

3. Võ Chí Công (7/8/1913 - ?), ngay từ hồi niên thiếu, đã tham gia các cao trào chống Pháp, và đầu thập niên 1940s, ông gia nhập Đảng Cộng Sản. Năm 1942, ông bị Pháp bắt giam cả năm trờị Sau khi được trả tự do, ông chìm trong bóng tối mãi cho đến năm 1961, ông công khai là một trong những thành viên sáng lập của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Năm 1976, ông vào Bộ Chính Tri.. Ông từng giữ nhiều chức vụ như Bộ Trưởng Ngư Nghiệp, (1976 -1977), Bộ Trưởng Nông Nghiệp (1977 - 1978), Phó Thủ Tướng (1976 - 1982) và cuối cùng là Chủ Tịch Nhà Nước. Năm 2002, ông viết một bài đăng trên Tạp Chí Cộng Sản số 16 tố cáo ĐCSVN tham nhũng và yêu cầu phải triệt hạ con vi trùng tham nhũng vì theo ông chính con vi trùng này làm băng hoại cả đất nước. Ông được nhiều người Cộng Sản lão thành hưởng ứng.

4. Năm 1925, các cụ Lê Văn Huân, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xuân Chữ sáng lập Đảng Phục Việt. Đảng này vận động tranh đấu để Pháp giảm án tội tử hình cụ Phan Bội Châu xuống thành chung thân. Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Phạm Hồ là những người trẻ tham gia vô Đảng Phục Việt. Năm 1928, các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thái Mai, Trần Vỹ, đổi danh xưng Đảng Phục Việt thành Tân Việt Cách Mạng Đảng. Khi nắm quyền trong Tân Việt Cách Mạng Đảng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Phạm Hồ giải tán đảng này để thành lập Liên Đoàn Đông Dương Cộng Sản. Được sự ủy quyền của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, năm 1928, Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này, đến Thái Lan giúp Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát triển trong cộng đồng Hoa Kiều tại đâỵ Tháng 5/1929, Stalin ra lệnh cho

Nguyễn Ái Quốc đi Hồng Kông để chủ tọa sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phiên họp đầu tiên, ngày 17/6/1929, các phe nhóm Cộng Sản phân hóa trầm trọng, phe Cộng Sản trong miền nam không phục phe Cộng Sản ở miền trung, và phe Cộng Sản ở miền trung không phục phe Cộng Sản ở miền bắc. Nguyễn Ái Quốc xin ý kiến, và Stalin ra lệnh tất cả các phe phải dẹp qua một bên, ngày 3/2/1930, thống nhất với nhau để khai sinh ra Đảng Cộng Sản. Trong phiên họp ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc tấn phong cho Trần Phú làm Tổng Bí Thự Tháng 10 năm 1930, theo lệnh của Stalin, Đảng Cộng Sản Việt Nam được đổi tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sau phiên họp ở Hồng Kông thành lập Đảng, ông Phú về Việt Nam hoạt động và ông bị Pháp bắt vào tháng 10 năm 1930, bị giam giữ 5 tháng, sau đó ông qua đời tại trại giam ở Sài Gòn.

Ngày 11/11/1945, để đánh lừa Phe Quốc Gia, Hồ Chí Minh bề ngoài giải tán Đảng Cộng Sản nhưng bề trong Đảng Cộng Sản vẫn tồn tại và hoạt đô.ng. Tháng 7 năm 1951, theo lệnh của Moscow, tại Tuyên Quang Việt Bắc, trong Đại Hội II Đảng Lao Động, Hồ Chí Minh đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động và sau khi Nam Việt Nam thất thủ, năm 1976, Lê Duẫn đổi tên Đảng lại thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.

5. Lê Hồng Phong (1902 - 1940) là một trong những người trẻ đầu tiên tham gia Đảng Phục Việt, sau đổi tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng. Năm 1928, một cô gái trẻ từ Nghệ An tên là Nguyễn Thị Vinh (sinh năm 1910) xin gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng. Lê Hồng Phong là người hướng dẫn chính trị cho Nguyễn Thị Vinh, và Nguyễn Thị Vinh chọn bí danh là Nguyễn Thị Minh Khaị Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đi Hồng Kông tham dự đại hội thành lập ĐCSVN do Nguyễn Ái Quốc theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản chủ tọạ Nguyễn Ái Quốc là một người háo sắc, thấy Nguyễn Thị Minh Khai trẻ đẹp, liền nhận nhiệm vụ hướng dẫn chính trị cho Minh-Khai và sau đó cuỗm Minh-Khai luôn, phỏng tay trên Lê Hồng Phong. Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai về Moscow để thụ huấn thêm, và tháng 7 năm 1935, họ tham dự Đại Hội VII của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Thật ra, lúc này Stalin nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc nên triệu tập về Moscow để giám sát và giam lỏng. Tại Moscow, Nguyễn Ái Quốc sử dụng bí danh là “Đồng Chí Lâm” - “Comrade Lin” và Nguyễn Thị Minh Khai sử dụng bí danh là Phan Lan. “Đồng Chí Lâm” và Phan Lan ghi danh để chung sống với nhau như vợ chồng. Sau Đại Hội VII của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Lê Hồng Phong được trao cho nhiệm vụ về hoạt động ở trong nam của nước Việt. Năm 1940, ông tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ông bị Pháp bắt, đày ông ra Côn Đảo và ông qua đời năm 1942. Phần Nguyễn Thị Minh Khai, năm 1937, bà qua Pháp rồi về hoạt động ở Sài Gòn. Năm 1939, bà sinh một người con gái, Lê Thị Hồng Minh, và Đảng Cộng Sản nói Hồng Minh là con của Minh-Khai & Hồng-Phong. Năm 1940, cùng với Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, bị thất bại, bà bị bắt, và bị Pháp đem ra xử tử ở Hóc Môn năm 1941. Mối tình tay ba Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) - Lê Hồng Phong - và Nguyễn Thị Minh Khai còn nhiều bí ẩn và chắc chắn lịch sử trong tương lai sẽ làm sáng tỏ.

6. Hà Huy Tập (24/4/1906-1941) sinh ra trong một gia đình nho giáo ở Làng Kim Nặc tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1926, ông tham gia Đảng Phục Việt, sau đổi thành Tân Việt Cách Mạng Đảng. Ông tham dự phiên họp sáng lập ĐCSVN ở Hồng Kông năm 1930. Năm 1936, Nguyễn Ái Quốc và Lê Hồng Phong bị giam lỏng ở Moscow, sự phân hóa trong Đông Dương Cộng Sản Đảng bộc phát, họ chia ra làm nhiều nhóm, tranh giành quyền lực với nhaụ Cuối cùng họ bầu chọn một Ban Thường Vu.. Năm 1936, họ bầu Hà Huy Tập làm Tổng Bí Thư. Năm 1939, Hà Huy Tập bị Pháp Bắt và họ xử tử ông vào năm 1941.

7. Nguyễn Văn Cừ (1912-1941) tham gia chống Pháp ngay từ niên thiếụ Năm 1940, ông bị Pháp bắt giam và ông qua đời năm 1941. Danh sách các nhân vật khác, xin xem phần ghi chú các nhân sự trong bài ông Võ Văn Kiệt Trả Lời Phỏng Vấn BBC.

8. Ông Trịnh Vĩnh Bình, sinh năm 1947, vượt biên năm 1976 và đi định cư ở Hòa Lan. Ông học xong Đại Học, nhập quốc tịch, và trở thành đảng viên Đảng Dân Chủ Tự Do của Hòa Lan. Ông mở công ty sản xuất chả giò và thành công tột bực và được báo chí Hòa Lan tôn vinh ông là Vua Chả Giò. Đầu thập niên 1990s, nghe theo lời kêu gọi của CSVN, ông bán công ty chả giò và mang số vốn khoảng 3 triệu Mỹ Kim về Việt Nam đầu tự Ông thành lập công ty hữu hạn Tín Thành ở Bà Rịa - Vũng Tàu sản xuất hải sản. Ông cũng đầu tư vào nhiều bất động sản khác. Cuối năm 1996, ông bị công an làm khó dễ. Tướng Lê Minh Hương chuyển ý của Thủ Tướng Phan Văn Khải đến Tướng Nguyễn Khánh Toàn là phải chấm dứt cuộc điều tra, ông Toàn không tuân lệnh, quyết tâm làm lớn chuyện hơn. Năm 1998, CSVN đưa ông Trịnh Vĩnh Bình ra tòa với 2 tội danh là “hoạt động đầu tư bất hợp pháp và hối lộ viên chức chính quyền.” Ông Bình bị án 11 năm tù, phạt 480 lượng vàng và 6.2 tỷ đồng VN cũng như bị tịch thu toàn bộ tài sản ở Việt Nam. Ông Bình vượt ngục trốn thoát trở về Hoa Lan. Tại Hòa Lan, ông làm sáng tỏ CSVN dàn dựng vật chứng và mua chuộc nhân chứng để hãm hại ông ngõ hầu có cớ tịch thu tài sản kếch sù ông tạo dựng được ở Việt Nam. Tháng 5 năm 2004, ông Trịnh Vĩnh Bình nhờ luật sư kiện CSVN tại tòa án Quốc Tế ở Stockholm đòi bồi thường 150 triệu Mỹ Kim. Cuối năm 2006, phiên tòa được đình hoãn để cho hai bên có cơ hội điều đình.

9. Lê Văn Bằng sinh ngày 30/6/1947 ở Ninh Bình. Ông lập gia đình và có 2 con. Năm 1966, ông tham gia vô Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và sau đó vào ĐCSVN. Năm 1968 - 1972, ông du học tại Cuba, học môn Anh Văn. Trở về nước, ông là chuyên viên cho Bộ Ngoại Giao Cộng Sản để thi hành Hiệp Định Paris. Năm 1976 - 1977, ông học thêm tại Đại Học Quốc Gia Úc (Australian National University). Năm 1982, ông làm Bí Thư thứ ba của Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Anh. Năm 1986, ông được cử làm phụ tá Bộ Ngoại Giao đặc trách Bắc Mỹ. Năm 1993 - 1995, ông là Đại Sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc. Năm 1995, ông được cử làm đại sứ tại Hoa Kỳ. Năm 2002, ông về nước giữ chức vụ Thứ Trưởng Ngoại Giao và có nhiều triển vọng sẽ làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong kỳ tới.

10. Nguyễn Vũ Bình sinh ngày 2 tháng 11 năm 1968 ở Nam Định. Ông ra trường về kinh tế ở Đại Học Hà Nội, ông tham gia Đảng Cộng Sản và sau đó ông làm ký giả cho Tạp Chí Cộng Sản. Ngày 2/9/2000 ông nộp đơn xin thành lập Đảng Tự Do Dân Chủ. Trong lúc đó, ông viết một bài tiểu luận phân tích những tiêu cực của xã hội Việt Nam. Tháng 9 năm 2001, ông ủng hộ giáo sư Trần Khuê lập Hội Chống Tham Nhũng. Tháng 7 năm 2002, ông cùng với 16 nhà dân chủ khác ký tên chống lại những đàn áp của ĐCSVN đối với những người hoạt động bất bạo đô.ng. Vì những hành động can cường này, tháng 7 năm 2002 ông được Giải Nhân Quyền Hellman/Hammett. Quốc Hội Hoa Kỳ mời ông qua tường trình các hoạt động vi phạm nhân quyền của CSVN, và buổi tường trình dự trù là ngày 23/7/2002. Vài ngày trước cuộc điều trần, ông Nguyễn Vũ Bình bị CSVN bắt giữ không cho ông đi Hoa Kỳ, sau đó họ thả ông rạ Nhân vụ CSVN cắt đất dâng biển cho Trung Cộng, ông viết và phổ biến trên mạng lưới lên án tội ác này của CSVN. Ngày 25/9/2002, CSVN bắt giam và truy tố ông, họ giam giữ ông tại Nam Hà cho tới ngày 10/6/2007, họ trả tự do cho ông như một trao đổi với Hoa Kỳ trước khi Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết công du Washington D.C.

11. Luật sư Lê Quốc Quân, 36 tuổi, quê ở Hà Nộị Sau khi ra trường, ông làm cố vấn cho Ngân Hàng Thế Giới, Asian Development Bank, và United Nations Development Bank. Sau đó, ông qua Hoa Kỳ tham dự khóa National Endowment For Democracy ở Washignton D.C. Ngày 8/3/2007 ông trở về Việt Nam thì bị công an bắt giữ, họ tình nghi ông làm việc cho CIẠ Ngày 16/7/2007, khi trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân, CSVN nói ông “đã thành thật khai báo và thú nhận tội lỗi của mình để được sự khoan hồng của Nhà Nước.”

12. Trong Cuộc Chiến Việt Nam, từ năm 1962 - 1971, Hoa Kỳ đã rải khoảng 20 triệu gallons hóa chất dioxin, thường được gọi là Chất Độc Da Cam, tại Nam Việt Nam để tiêu diệt các lùm cây cỏ ngõ hầu không cho Cộng quân trốn núp. Năm 1984, các cựu chiến binh Hoa Kỳ nộp đơn tập thể (class action) tố 7 công ty chế tạo hóa chất da cam vì cho rằng hóa chất diệt cây cỏ này đã làm thiệt hại sức khỏe của họ khi họ phải hành quân ở Việt Nam. Các công ty liền điều đình và đền bồi cho các cựu chiến binh 180 triệu Mỹ Kim. Năm 2004, CSVN nộp đơn tại tòa án Liên Bang Hoa Kỳ kiện các công ty đó, mong rằng cũng sẽ được các công ty điều đình trả tiền bồi thường. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi một văn thư đến chánh án: “Những đòi hỏi của Nguyên Đơn thật là ngạc nhiên vì như thế sẽ mở cánh cửa tòa án của Hoa Kỳ ra cho tất cả những quốc gia và các chiến binh cựu thù.” Ngày 10/3/2005, chánh án Jack Weinstein quyết định bác đơn khởi tố của CSVN với những lý do Tòa Án không có thẩm quyền xử vụ án mà các hành vi lại diễn ra trong thời kỳ hai bên có chiến tranh, đã quá lâu, và đặc biệt bên phía CSVN không đưa ra đủ bằng chứng và nhân chứng để thuyết phục các nạn nhân đã bị thiệt hại là do nhiễm chất độc da cam. CSVN kháng án lên Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Số 2 và phiên tòa phái đoàn CSVN đến là để nghe quyết định của Tòa Phúc Thẩm về vấn đề nàỵ Tham dự viên ngồi chật cả tòa án, ba vị thẩm phán Robert Sack, Roger Miner, và Peter Hall nghe tranh luận của luật sư hai bên. Luật sư Weth Waxman đại diện cho các công ty trình bày thân chủ của ông không hề có ác ý và không hề biết rõ hóa chất da cam độc hại như vậy, hơn nữa, thân chủ của ông làm theo lệnh của Tổng Thống và Bộ Quốc Phòng. Luật sư Johnathan C. Moore đại diện cho phía Việt Nam quả quyết các công ty có ác ý, các công ty biết hóa chất rất độc hại, và các công ty đã bất cẩn. Các Thẩm Phán có khuynh hướng ủng hộ quan điểm của luật sư đại diện cho các công tỵ

Ls. Hoàng Duy Hùng
Houston ngày 27/6/07

TÌNH-HÌNH VIỆT NAM và QUAN HỆ QUỐC TẾ

Thông-tin về Viêt-Nam thường trái ngược nhau. Tin về mức tăng trưởng kinh-tế cao xen lẫn với hình ảnh nghèo nàn cùng cực của người dân quê. Có tin về VN sắp trở thành hội-viên không thường-trực của Hội-đồng Bảo-An LHQ, lại cũng có tin Trung quốc đang lấn chiếm đảo Trường-Sa trên biển Đông của VN. Tin VN vào WTO được theo sau ngay với tin chính-quyền Hà-Nội bắt bớ đàn áp những nhà đấu tranh Dân-Chủ và Nhân-quyền. V.v… Trước tình trạng mâu thuẫn tin-tức như vậy, việc tìm hiểu về TÌNH-HÌNH tổng quát của VN trong bối cảnh bang-giao quốc-tế với các cường quốc, thiết nghĩ, là một điều cần thiết cho bất kỳ người VN nào quan tâm đến vấn đề thời-sự. Những dòng sau đây chính là một nỗ-lực khiêm tốn theo hướng đó và phần nào bộc bạch nỗi ưu-tư về Quê-hương Đất-Nước.

ĐẢNG CỘNG-SẢN VN:

Hiện nay đảng CSVN có chừng 3.1 triệu đảng viên trên toàn quốc. Lực lượng này tiếp tục duy-trì sự độc-quyền chính-tri dựa vào điều 4 Hiến-pháp năm 1992 theo đó: “đảng CS là lực-lượng lãnh-đạo Nhà-Nước và Xã-hội”. Đây là một sự sao chép điều thứ 6 trong Hiến-pháp của Liên-Sô trước kia. Với điều 4 đó, đảng CS trở thành một tập-đoàn có quyền-lực vô hạn, vượt lên trên cả Chính-quyền và Luật-pháp; trở thành một trở lực lớn-lao cho nền Dân-chủ và phát-triển của Đất-Nước trong suốt mấy chục năm qua; là nguồn-gốc của quốc-nạn tham-nhũng và mọi băng hoại đạo-đức khác của xã-hội VN hôm nay; là nguyên-nhân gây ra tổn thất lãnh-thổ lớn lao cho Tổ-quốc về tay kẻ thù Bắc phương trong những năm 1999-2000.

Sau ngày Liên-sô, thành-trì của khối CS thế-giới, sụp đổ, đảng CSVN rơi vào khủng hoảng tư-tưởng, nội-bộ trung-ương bắt đầu có những phân-hoá quan-điểm về vai trò của Đảng, cơ-cấu chính-quyền, chính-sách kinh-tế và quan-hệ đối ngoại. Tiêu biểu như Lê-hồng-Hà, Trần-xuân-Bách đề nghị xoá bỏ điều 4 HP; Nguyển-Sỹ-Dủng (phó chủ-nhiệm VP Quốc-hội) đòi thành-lập Đại-nghị-Chế; Trần-Khuê, Nguyễn thanh Xuân kêu gọi chấp-nhận chế-độ đa đảng. Những người khác như Hoàng-minh-Chính ly khai Đảng, Trần-Độ lý-luận rằng căn-nguyên sâu xa của tham-nhũng chính là ở cơ-chế độc-quyền lãnh-đạo của Đảng. Về đối-ngoại, trung-ương Đảng chia hai phe rõ-rệt : một phe chủ-trương quan-hệ chặt chẽ với Trung-quốc, phe kia muốn bắt tay với phương Tây; nhất là Mỹ. Vấn đề Đổi Mới cũng gây ra những tranh-cãi kịch-liệt trong giới lãnh-đạo cao cấp của Đảng.

Nhìn chung, phe chủ-trương thân thiện với Trung-quốc có ưu-thế trong Quân-đội NDVN và lực-lượng CA và phe này vẫn còn rất mạnh trong Trung-ương Đảng. Nhưng phe chủ-trương thân Tây-phương lại gặt hái được nhiều thành-quả rực-rỡ trong công-việc Đổi Mới. Đại-hội 10 năm ngoái là một nỗ lực dung-hòa để giữ sự cân-bằng trong Trung-ương của Đảng. Số-lượng uỷ-viên của giới quân-sự và công-an gia tăng, những uỷ-viên của Bộ Ngoại-Giao bị loại. Trong lúc đó, những chức-vụ quan-trọng như Chủ-tịch Nhà-nước và Thủ-tướng lại được giao cho phe Đổi Mới. Nông-đức-Mạnh được giữ lại để làm vai trò trung-gian.

Cả hai phe trên đây có một điểm chung: đó là không phe nào đi xa đến chỗ từ bỏ sự độc-quyền lãnh-đạo của Đảng và chấp nhận hệ-thống dân-chủ đa-đảng. Điều đó có nghĩa là đảng CSVN vẫn còn là trở-ngại lớn nhất trên con đường Dân-chủ-hoá Đất-Nước và công cuộc đấu-tranh cho Nhân-quyền và Dân-chủ còn nhiều cam go.

PHONG-TRÀO ĐẤU-TRANH CHO NHÂN-QUYỀN VÀ DÂN-CHỦ:

Trong suốt mấy chục năm qua, nhân-dân VN đã không ngừng đấu-tranh cho Nhân-quyền và Dân-chủ dưới nhiều hình-thức và qua nhiều giai-đoạn thăng-trầm. Càng ngày cuộc đấu tranh càng lan rộng, càng thu hút nhiều hơn lượng người tham gia, kể cả những cựu đảng viên CS cao-cấp.

Ngoài những tên tuổi tiên phong như BS Nguyễn-đan-Quế, GS Đoàn-viết-Hoạt, LM Nguyễn-văn-Lý, Nguyễn-chí-Thiện, Hà-sĩ-Phu, cựu tướng Trần-Độ,TS Nguyễn-thanh-Giang, Hoà-thượng Huyền-Quang, Quảng-Độ, v.v... Trong những năm gần đây chứng kiến sự liên kết của những người đấu tranh trong những tổ-chức có quy-mô hơn. Hoạt-động đấu-tranh không còn rời rạc như trước; trái lại các chiến-sĩ đấu-tranh đang tìm cách tập-hợp lại với nhau, tận dụng các phương tiện thông-tin tân tiến, và nhờ vậy thu hút mạnh hơn sự quan-tâm và ủng hộ của quốc-tế.

Mở đầu của nỗ lực tập-hợp là việc phục-hoạt đảng Dân-Chủ do ông Hoàng-minh-Chính khởi xướng. Kế đến là sự ra đời của nhóm 8406 với Tuyên-ngôn Tự-do Dân-Chủ cho Việt-Nam do 118 nhà Đấu-tranh Dân-chủ ở trong nước ký tên. Bản Tuyên-ngôn nêu rõ việc đảng CS cướp đoạt thành-qủa của cuộc đấu-tranh giành độc-lập và áp-đặt chủ-nghĩa CS lên trên Quê-hương. Tuyên-ngôn chỉ ra tính-cách phản Dân-chủ của chế-độ độc đảng và giải-pháp duy-nhất đi đến Dân-chủ là thay thế triệt để chế-độ độc-tài hiện nay với một thể-chế đa-đảng bằng phương-thức bất-bạo-động. Có-thể nói rằng, cho đến nay, Tuyên-ngôn của nhóm 8406 là một phản-ảnh lý-thuyết tương đối hoàn-chỉnh của quá-trình đấu-tranh cho Dân-chủ ở trong Nước.

Ngoài ra trong những năm gần đây, sự khiếu-kiện của người dân đối với chính-quyền CS khắp nơi trên toàn-quốc gia-tăng với số-lượng rất lớn. Những cuộc đình-công của công-nhân các hảng-xưởng cũng ngày càng nhiều. Vụ biểu-tình r ầm-r ộ của nông-dân Thái-Bình đã làm rung-động cả Nước. Lúc này h àng trăm đồng-bào từ Tiền-Giang kéo lên Sài-Gòn biểu-tình trong nhiều ngày phản-đối cán-bộ CS cướp-đoạt đất-đai của Dân. Những cuộc biểu-tình như vậy trước đây 20 năm không hề xảy ra dưới chế-độ CS, nay lại xảy ra thường-xuyên hơn.

Tuy vậy phong-trào đấu-tranh Dân-chủ, do hoàn-cảnh đặc-biệt của Đất-Nước trong chế-độ công-an-trị, vẩn còn ở giai-đoạn tự-phát và phấn-tán, chưa hoàn-toàn bước vào giai-đoạn được tổ-chức chặt-chẻ và tập-trung; chưa được sự hưởng-ứng rộng-rãi của quần-chúng. Đại-biểu của các giai-tầng xã-hội chưa tham-gia đông-đủ theo một tì-lệ tương-xứng trong hàng-ngũ đấu-tranh. Cơ-sở xã-hội làm nền-tảng cho sự ra đời các chính-đảng đại-diện cho các khuynh-hướng chính-trị khác-biệt của các giai-cấp, tôn-giáo, hay đoàn-thể chưa phát-triển đúng mức.

KINH-TẾ TRONG NƯỚC

Một cách tổng-quát, kinh-tế VN đã liên-tục phát-triển trong suốt hai thập-niên vừa qua, với mức tăng-trưởng khá cao, trung-bình 7.3 % mổi năm (World Bank, Department Group data), năm 2005 đạt 8.4 %, năm 2006 8%. Đây là mức tăng-trưởng cao trên thế-giới, chỉ đứng sau Trung-quốc.

Kể từ năm 1987, Viet-Nam CS chuyển dần từ nền kinh-tế chỉ-huy sang kinh-tế thị-trường,khởi đầu bằng việc giải-phóng nông-nghiệp khỏi chế-độ hợp-tác-hoá, phân-phối đất-đai cho nông-dân theo chế-độ khoán-nhượng, bãi-bỏ sự khống-chế giá-cả đối với hàng-hoá và dịch-vụ, xoá-bỏ việc ngăn sông cấm chợ, và giải-tỏa sự bao-cấp dành cho các cơ-sở kinh-tế quốc-doanh.

Đối ngoại, với sự trung-gian của Nhật và Cộng-đồng Âu-châu, năm 1993 Việt-Nam khởi đầu được World Bank, thông qua International Development Association, cho vay 2 tỉ dollars không lãi-suất. Sau khi bình-thường-hoá quan-hệ với Mỹ, World Bank và IMF tiếp-tục giúp VN dưới chương-trình Xóa-đói Giảm-nghèo (Poverty Reduction programs) thông qua các tài-trợ nông-nghiệp, cơ-sở hạ-tấng, trường học, y-tế, v.v…Tổng-cộng VN đã nhận chừng hơn 6 tỉ dollars tín-dụng không lãi-suất (interest-free credits). Ngoại-viện chiếm tới gần 15% ngân-sách chi-tiêu Nhà-nước.

Ngoài ra World Bank đã hành-xử như là một chức năng điều hợp (co-oridnator) giúp VN vay mỗi năm chừng 3 tỉ dollars từ hơn 30 cơ-sở quốc-tế khác nhau dưới nhiều dạng-thức trợ-giúp tri-thức và kỹ thuật trong các lãnh-vực xây-dựng đường-sá, mạng lưới điện-lực, trường-học, in ấn sách giáo-khoa, các cơ-sở và dịch-vụ y-tế, các chương-trình huấn-luyện y-tá, cung-cấp tín-dụng cho nông-dân, cải-thiện các hệ-thống đê-điều và dẫn thủy nhập điền, v.v…

Kinh-tế VN là một nền kinh-tế lấy xuất-cảng làm động-lực (export-driven economy). VN đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á về dầu thô và khí đốt, năng suất được chừng 450,000 thùng dầu thô/ ngày, hàng năm thu được chừng gần 6 tỉ dollars từ dầu-hoả, chiếm 25 % trong tổng-số xuất-cảng. (petrovietnam.com).

Kỹ-nghệ dệt áo quần là lãnh-vực xuất-cảng thứ hai, tạo công-việc cho hơn 1.1 triệu công-nhân, mang về chừng 5 tỉ dollars hàng năm, 55% hàng may-mặc VN nhập vào Mỹ.

Ngoài ra, VN xuất-cảng các nông-sản và hải-sản khác như cà-phê, hạt điều, tôm đông lạnh, cá tra, v.v… Thị-trường lớn nhất của VN là Mỹ, năm ngoái tổng trị-giá xuất-cảng của VN vào Mỹ hơn 6 tỉ dollars.

Mặc dầu vậy, kinh-tế VN đang phải đương-đầu với những khó-khăn sau đây:

1.-Vốn đầu-tư: Để có-thể duy-trì mức phát-triển kinh-tế như hiện nay và đáp-ứng được với cường-độ cạnh-tranh trong thị-trường thế-giới, VN cần nguồn vốn đầu tư cho nhiều lãnh-vực căn-bản. Do việc cắt-giảm thuế nhập-cảng khi vào WTO, và do khả-năng huy-động vốn trong khu-vực tư rất yếu-kém, VN sẽ thiếu-hụt nghiêm-trọng vốn đầu-tư cho việc xây-dựng hạ-tầng cơ-sở (đường sá, bến cảng, phi-trường, v.v…), cho việc cải-cách hệ-thống ngân-hàng, pháp-lý, giáo-dục, y-tế, v.v…

2.-Thách-thức mới do việc vào WTO tạo ra:

Để được gia-nhập, VN đã phải trải qua một quá-trình đàm-phán gay-go kéo dài 11 năm. Thực-chất của quá-trình này (procedure of accession) là sự yêu-sách của các quốc-gia thành-viên (trong nhóm working group và quad group) đối với quốc-gia xin gia-nhập. Một số các nhà chuyên-môn gọi quá-trình này là the extortion of WTO-plus (sự trấn-lột của WTO-cộng). Suốt quá-trình thương-lượng này VN đã bị các quốc-gia như Mỹ, Úc, Canada, Cộng-đồng Âu-Châu tranh nhau đặt ra nhiều điều-kiện rất nghiệt-ngã. Chẳng-hạn đòi VN phải cắt-giảm quan-thuế đối với nông-sản xuống 25 %, trong lúc đó các nước thành-viên như Thái-lan, Phillippines lại được duy-trì ở mức thuế 36% và 34 % ! VN còn bị yêu-cầu cắt-giảm tài-trợ cho nông-dân nghèo; đối với nông-nghiệp, VN chỉ được phép tài trợ không quá 300 triệu dollars; trong lúc Mỹ, Úc, Âu-châu tài-trợ cho nông-dân của họ hàng chục tỉ dollars ! (Theo Oxfam documents)

Tình-hình như vậy sẽ đặt nông-dân VN, những người sản-xuất nhỏ ở vùng nông-thôn, vào nguy-cơ bị phá-sản vì nông-sản của họ không thể nào cạnh-tranh lại với sản-phẩm nhập-cảng vào từ các nước tân-tiến. Ví-dụ: làm sao bắp của nông-dân VN có-thể cạnh-tranh công bằng với bắp nhập vào từ Mỹ, Canada hay Úc ?

Những thoả-thuận về đầu-tư nước ngoài cũng rất bất-lợi cho VN. Dưới áp-lực của Mỹ và Úc, VN đã phải chấp-nhận cho tư-nhân nước ngoài đuợc đầu-tư không bị ràng-buộc về điều-kiện chuyển-giao kỹ-thuật hữu-ich cho địa-phương của địa-điểm đầu-tư cũng như không phải quan-tâm đến hiệu-năng xuất-cảng của sự đầu-tư. Điều này trái với thông-lệ quốc-tế theo đó chỉ những dự-án đầu-tư có những chuyển-giao kỹ-thuật hữu-dụng và mang lại lợi-ích xuất-cảng cho địa-phương mới được ưu-tiên xét-duyệt (local-content and export performance requirement)). Như vậy VN sẽ thành miếng mồi ngon cho các công-ty đa quốc-gia khai-thác như là một địa-điểm lắp ráp và phân-phối sản-phẩm với giá-nhân-công rẻ-mạt mà không phải đóng-góp gì cho việc chuyển-giao kỹ-thuật tấn-tiến để giúp cho việc phát-triển kỹ-nghệ VN cả. (Oxfam briefing paper).

Hiện nay doanh-nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% số-lượng cơ-sở sản-xuất toàn-quốc, thu-hút chừng 3 triệu công-nhân và ¼ tổng-số đầu-tư. Các doanh-nghiệp này có vốn rất thấp so với các nước khác trong khối ASEAN, máy-móc thiết-bị lạc-hậu, trình-độ quản-lý rất kém. Nguy-cơ bị phá-sản của các doanh-nghiệp này rất lớn khi phải cạnh-tranh trong môi-trường WTO.

Ngoài ra, các nước cũng đòi-hỏi VN phải mở cửa các lãnh-vực ngân-hàng, bảo-hiểm, dịch-vụ, y-tế, dây chuyền bán lẻ, vệ-sinh công-cộng v.v… để cho các nhà đầu-tư nước ngoài được dần-dần tự-do kinh-doanh và cạnh-tranh bình-đẳng với thương-nhân VN !

Hai lợi-điểm chính của việc gia-nhập WTO là thị-trường xuất-cảng và đầu-tư ngoại-quốc. Tuy-nhiên do chưa được thừa-nhận là một nền kinh-tế thị-trường (non-market economy status), việc tự-do xuất-cảng hàng-hoá vào thị-trường các quốc-gia thành-viên WTO của VN không hoàn-toàn được bảo-đảm; các quốc-gia có-thể, trong một trường-hợp bất-kỳ, nại-cớ về tư-cách non-market economy để hạn-chế sản-phẩm của VN nhập vào nước của họ. Còn đầu-tư ngoại-quốc cũng sẽ bị hạn-chế do gặp trở-ngại về hạ-tầng cơ-sở (infrastructure) yếu-kém, hệ-thống pháp-lý, ngân-hàng còn quá lạc-hậu và nhất là nạn hối-lộ, tham-nhũng quá phổ-biến và trầm-trọng.

Tóm lại việc gia-nhập WTO không hoàn-toàn là một ân-huệ được dự vào bàn tiệc của Thế-giới; mà chỉ là được tham-gia vào một sân chơi kinh-tế quốc-tế với rất nhiều rủi ro cùng những hậu-quả rất khó-lường trong trường-kỳ về các mặt kinh-tế, văn-hoá, xã-hội, môi-trường cho những nước nghèo-nàn lạc-hậu và lãnh-đạo yếu-kém như VN.

3.- Vấn-đề nợ nước ngoài:

Hiện nay VN nợ tổng-cộng gần 14 tỉ dollars, chiếm chừng 38 % Tổng-sản-phẩm Nội-địa (GDP). (Báo Nhân-Dân). Mức an-toàn về nợ theo tiêu-chuần quốc-tế là 50% của GDP. Thêm vào đó, hàng năm VN khiếm-hụt mậu-dịch chừng 4.5 tỉ dollars (xuất-cảng: gần 40 tỉ dollars, nhập-cảng: gần 44.5 tỉ dollars) (theo U.S. Embassy in Hanoi). VN mỗi năm phải trả gần 3 tỉ dollars tiền nợ. Đấy là một gánh rất nặng về tài-chánh cho các thế-hệ mai sau.

4.-Tham-nhũng: Có thể nói đây là một quốc-nạn. Ngay cả các cấp lãnh-đạo CS cũng thừa-nhận tham-nhũng (corruption) là một nguy-cơ rất lớn cho sự tồn-tại của chế-độ.

VN bị xếp hạng 111th /130 trong bảng chỉ-số tham-nhũng của thế-giới (Corruption perception index) ngang hàng với Lào, chỉ hơn Campuchia, Indonesia và Miến-Điện (Burma, Myanmar) chút ít. Tình-trạng tham-nhũng, hối-lộ lan tràn, công-khai một cách trắng trợn khắp nơi, ở tất cả các cấp từ địa-phương lên đến cấp trung-ương.

Điển-hình nhất là vụ PMU18 (Project Management Unit 18) xảy ra tại Bộ Giao-thông, trong đó chừng 7 triệu dollars của Office Development Aid thuộc World Bank đã bị bọn cán-bộ CS cao-cấp biển-thủ đem đi cá-độ túc-cầu. Vụ này dính-líu đến các cán-bộ cao-cấp trong trung-ương đảng CS.

5.- Sự cách-biệt giàu-nghèo/ nông-thôn&thành-thị. Mặc dù, một cách tổng-quát kinh-tế VN đã và đang tăng-trưởng nhanh trong hai mươi năm qua. Nhưng thành-tựu kinh-tế đó không được phân-phối đồng-đều và công-bằng giữa mọi thành-phần trong xã-hội và giữa các địa-phương. Trái lại, chỉ có thiểu-số cán-bộ Đảng, Chính-quyền và thân-nhân là thu-lợi lớn nhất. Thành-phần này giàu lên rất nhanh trong suốt mấy năm qua. 90% dân nghèo hay 2/3 dân chúng sống ở nông-thôn, tuy mức sống có được cải-thiện hơn đôí chút từ ngày Đổi Mớí, nhưng nhìn chung mức thu-nhập còn rất thấp so với dân các nước lân-cận như Thái-Lan hay Nam-Dương. (Lợi-tức bình-quân đầu người của VN là 720 dollars; trong khi của Thái-lan là 2500 dollars !). Việc gia-nhập WTO sẽ làm cho sự cách-biệt giàu-nghèo, giữa nông-thôn và thành-thị ngày càng rộng hơn, mâu-thuẩn xã-hội sẽ ngày càng sâu-sắc và là mầm mống cho sự bất ổn.

CỘNG-ĐỒNG VN TẠI MỸ:

Là một cộng-đồng của những người tị-nạn CS, Cộng-đồng VN tại Mỹ có một lập-trường chống CS mạnh-mẽ, lòng căm-thù CS cao-độ là một đặc-trưng của CĐ này. Tuy-nhiên do biến-chuyển của tình-hình quốc-tế, do thiếu sự lãnh-đạo và một chiến-lược thống-nhất, sự-nghiệp chống CS của CĐ không đạt được thành-quả mong-muốn, CĐ không tạo được những áp-lực đủ mạnh lên qúa-trình dân-chủ-hóa trong Nước, không tạo được uy-tín lớn đôí với giới trẻ VN, những người sinh ra sau 1975, phản-ứng kém thích-đáng trước các diễn-biến quốc-tế đối với những vấn-đề liên-quan đến VN, nội-bộ bị phân-hoá trầm-trọng, và sự truyền-thừa lý-tưởng cho thế-hệ trẻ gặp nhiều khó-khăn.

Những đóng-góp trong sinh-hoạt chính-trị tại Mỹ cũng chưa đạt được tầm-mức tương-xứng với nhân-số của CĐ; người Mỹ gốc Việt, mặc-dù thành-đạt và góp-phần đáng-kể trong nhiều lãnh-vực, vẫn chưa có ảnh-hưởng đáng kể trong công-luận và nghị-trường của Mỹ.

Suốt mấy mươi năm qua, CĐ đã không ảnh-hưởng như mong-ước đối với những chính-sách của Mỹ liên-quan đến VNCS. Từ vấn-đề cấm-vận (embargo), bang-giao Washington-Hà Nội, đến việc ban cấp quy-chế Tối-huệ-quốc, Chính-phủ Mỹ, thuộc cả hai chính-đảng đã hành-xử theo chính-sách riêng của mình, không mảy may quan-tấm đến lập-trường chống CS của CĐVN. Càng ngày càng có bằng-chứng cho thấy quan-hệ Washington-Hà Nội trở nên mật-thiết hơn; không chỉ dừng lại ở bình-diện ngoại-giao thông-thường, mà đi xa hơn trong việc hợp-tác về các lãnh-vực kinh-tế, giáo-dục và quân-sự nữa.

Một số tổ-chức đảng-phái chinh-trị của CĐ dần-dần đi vào thoái-trào, mất dần sự tín-nhiệm của đồng-bào, làm tinh-thần chống CS của CĐ thêm sa-sút. Đến nay, đa-số thành-viên của CĐ thờ-ơ với hoạt-động của các chính-đảng của người Việt tại Mỹ. Phong-trào Kháng-Chiến, một thời được sự ủng-hộ nồng-nhiệt, được đồng-bào mọi gìới tích-cực đóng-góp cả tinh-thần lẫn vật-chất. Đến nay, không còn mấy ai, đặc-biệt là tại những thành-phố lớn như Santa Ana, San Jose, nơi được xem như là cái nôi của Kháng-Chiến trước đây, còn nhắc đến Phong-Trào nữa.

Ngoài ra, bắt đầu có những triệu-chứng bất-đồng quan-điểm về VN giữa thế-hệ thứ nhất và thế-hệ đi sau. Sự bất-đồng này thể-hiện ra trong việc bày-tỏ thái-độ đối với các nghệ-sĩ từ VN qua, đối với vấn-đề du-lịch và kinh-doanh tại VN, và, tất-nhiên, cả thái-độ đối với nhà cầm-quyền Hà-Nôị.

Hàng năm, mỗi dịp Tết Nguyên-Đán, có chừng hơn 400,000 Việt-kiều về thăm VN. Mùa Hè cũng rất đông người về. Cũng hàng năm người Việt ở hải-ngoại đã gởi về VN chừng hơn 3 tỉ dollars. Theo GS Lê-xuân-Khoa người Việt hải-ngoại hiện đầu-tư vào VN hơn 530 dự-án trị-gía gần 300 triệu dollars và mở chừng 100 công-ty và văn-phòng đại-diện, đa số ở Sài-Gòn. Ngoài ra, hàng năm có hơn 200 chuyên-gia Việt-kiều về VN giúp huấn-luyện kỹ-thuật cho người trong nước.Tất-cả những hoạt-động này phần nhiều không được sự ủng-hộ và hướng-dẫn của đa-số người Việt tị-nạn thuộc thế-hệ thứ nhất.

Country Indicators 1993 2005

QUAN-HỆ QUỐC-TẾ:

ĐỐI VỚI TRUNG-QUỐC: Quan-điểm xuyên-suốt của Trung-Cộng trong mọi quan-hệ với Việt-Nam là luôn-luôn kềm-giữ VN ở thế bị phân-ly, suy-yếu và quy-phục Trung-Hoa. Quan-điểm đó tuy được vô-số mỹ-từ ý-thức-hệ che đậy, nhưng vẫn không tránh khỏi bị thực-tế phơi bày.

Ngay trong giai-đoạn chuẩn-bị cho Hội-nghị Geneve năm 1954 về chiến-tranh Việt-Pháp, Trung-Cộng đã tìm cách thỏa-hiệp với Anh-Pháp và ve vãn Mỹ để chia-cắt VN, dùng miền Bắc VN như là một vùng đệm an-toàn để đương-đầu với chính-sách bao-vây của Mỹ. Ngay sau lúc ký-kết hiệp-định, Chu-Ân-Lai, thủ-tướng Trung-Cộng lúc bấy-gìờ, đã ngỏ-ý muốn chính-phủ Việt-Nam Cộng-hoà lập một văn-phòng liên-lạc tại Bắc-kinh, thâm-ý là muốn tiến đến chỗ thừa-nhận hai quốc-gia VN và vĩnh-viễn duy-trì tình-trạng phân-ly ấy. (Sự thật về 30 năm quan-hệ Việt-nam Trung-quốc, NXB Sự-thật Hà-Nội 1982).

Một số tài-liệu khác cũng cho thấy là Bắc-kinh không vui-vẻ gì khi Việt-cộng chiếm được Miền-Nam VN năm 1975. Từ khoảng đầu năm 1973, Trung-Cộng đã tìm cách hỗ-trợ cho bọn Pôn-Pôt/ Khmer Rouge để dùng bọn đó vào việc kìêm-chế Việt-Nam sau này. Việc một Đông-Dương do VN cầm-đầu và nằm ngoài sự khống-chế của Trung-Quốc là điều không-thể chấp-nhận được đối với các nhà lãnh-đạo Bắc-kinh, bất-kể thuộc hệ ý-thức nào. Điều này giúp giải-thích việc Đặng-Tiếu-Bình xua-quân “dạy cho VN một bài-học” năm 1979 và các mối quan-hệ khác giữa Trung-Quốc với VN, Lào và Campuchia trong vài thập-niên gần đây. (Brother Enemy, Nayan Chanda).

Liên-sô sụp-đổ, Việt-Cộng mất một chỗ dựa chiến-lược. Bang-giao Hà-Nội/Washington thất-bại năm 1977-78. Hai biến-cố đó là cơ-hội bằng vàng cho Trung-quốc thu-phục bọn CS Hà-Nội. Từ đó đến nay Trung-Quốc đã liên-tục lấn-chiếm VN. Họ chiếm Hoàng-Sa năm 1974 ngay lúc Đệ-Thất Hạm-Đội Mỹ vẫn còn ở ngoài khơi Biển Đôêng. Năm 1988, 1992 hải-quân Trung-Quốc đã tấn-công hải-quân VN/CS quanh đảo Trường-sa (Spratleys) gây nhiều thiệt-hại. Trung-Quốc cũng đã xây-dựng đồn bót và đường bay trên một số đảo ở Hoàng -Sa(Paracels). Trung-Quốc cũng đòi chủ-quyền cả những vùng quanh-đảo Yên-Tử cách Hải-Phòng chỉ 43 miles và tuyên-bố Biển-Đông là “Ao Trung-quốc “(Chinese lake) (Chinese Brief Volume VI, Issue 24).

Từ ngày Trung-quốc và VN/CS nối laị quan-hệ ngoại-giao vào tháng 11 năm 1991 đã có nhiều cuộc hội-đàm giữa hai nước về vấn-đề biên-giới. Nhưng, đôi lúc ngay trong khi đang đàm-phán Trung-quốc vẫn ngang-nhiên lấn-chiếm. Chẳng hạn tháng 11 năm 1997 Trung-quốc đã ngang-nhiên ký-nhượng cho một công-ty dầu-hoả của Mỹ Atlantic Richfield Corp thăm-dò dầu-hoả vùng đảo Ledong Gasfield thuộc vịnh Bắc-Việt của VN. Trước đó, tháng 3 năm 1997 Trung-quốc cho tàu thăm-dò Kanto 3 có hải-quân hộ-tống khoan thăm-dò dọc bờ biển gần Quảng-Ninh. (Ang Cheng Guan, Vietnam-China relations since the end of the Cold War). Tháng Giêng năm 2005, Trung-quốc laị bắn giết nhiều ngư-dân VN ở Vịnh Bắc-Việt.

Đồng-thời, Trung-quốc tìm cách gây ảnh-hưởng đối với cánh bảo-thủ trong đảng CSVN như Lê-đức-Anh, Đỗ-Mười, Lê-khả-Phiêu, Nguyễn-khoa-Điềm, v.v… để phục-vụ cho mưu-đồ bành-trướng của mình. Chính nhóm bảo-thủ này đã có những nhượng-bộ lớn-lao cho Trung-quốc trong Hiệp-định Hoa-Việt về biên-giới trên đất liền và đường biển vùng vịnh Bắc-Việt năm 2000. (Asian Survey, Vol 16, number 6, Alexandr L. Vuving)

Trung-quốc đã giúp Lê-đức-Anh biến Tổng-cục 2 thuộc Bộ Quốc-phòng thành cơ-quan tình-báo với quyền-lực rất lớn; chuyên dàn-dựng tin-tức tình-báo để cô-lập, chụp-mủ, loại-trừ những người có khuynh-hướng cải-cách và muốn ngã về phương Tây; dấy lên những vụ thanh-toán lẩn nhau trong nội-bộ giới lãnh-đạo cao-cấp của đảng CSVN. (Tâm-Việt, Vụ án siêu-nghiêm-trọng T2-T4). Lê-đức-Anh và Lê-khả-Phiêu đã dùng ảnh-hưởng và quyền-lực của mình để biến Quân-đội Nhân-dân VN thành một lực-lượng thân Trung-quốc và hết lòng bảo-vệ cho nhóm bảo-thủ trong đảng CSVN. Cho đến nay nhóm bảo-thủ này càng có thế-lực hơn; trong đại-hội X vừa rồi, toàn-bộ những nhân-vật cởi-mở trong bộ Ngoại-giao CS đều bị loại khỏi Bộ Chính-trị, thay vào đó là những người thuộc QĐND/VN và CAND. Ảnh-hưởng của Trung-quốc đối với đảng CSVN càng được củng-cố mạnh hơn và hiểm-họa nô-dịch Bắc-phương của VN, dưới một hình-thức tân-kỳ, lại càng lớn hơn bao giờ.

Quan-hệ của đảng CSVN đối với Trung-quốc là một quan-hệ thần-phục.Một số sự-kiện minh-chứng cho quan-hệ đó. Năm 2000 việc tiếp-đón William Cohen, Bộ-trưởng QP Mỹ đầu-tiên đến VN sau chiến-tranh, đã phải hoãn hai lần chờ cho đến khi Lê-khả-Phiêu qua thỉnh-thị Bắc-kinh xong, mới thực-hiện được. Trước khi ký Hiệp-ước Thương-Mại Song-phương (BTA) với Mỹ, Nguyễn-minh-Triết đã phải qua viếng Trung-quốc để nhận chỉ-thị ; và đáng ra Hiệp-ước này đã được ký trước vào tháng 9/1999, nhưng phải dời laị một năm để chờ cho Trung-quốc ký hiệp-ước chuẩn-bị WTO với Mỹ trước. Tháng 12 năm 2001, trước khi Nguyễn-tấn-Dũng, lúc đó là phó-thủ-tướng, đến MỸđể dự buổi lễ ký-kết chính-thức Hiệp-ước, Nông-đức-Mạnh đã phải lên đường đi Bắc-Kinh. Năm 2002, Đô-đốc Blair, tư-lệnh Lực-lượng Thái-bình-Dương, viếng-thăm VN và ngỏ ý rằng Mỹ muốn thắt-chặt quan-hệ quân-sự với VN và muốn xử-dụng cảng Cam-Ranh. Ngay sau khi Blair vừa rời khỏi, Thủ-tướng TQ Jiang Zemin liền qua VN và được Nông-đức-Mạnh cam-kết rằng VN sẽ không để cho bất-kỳ nước ngoài nào xử-dụng căn-cứ hải-quân Cam-Ranh. Ngay năm nay, để đi thăm Mỹ, Nguyễn-minh-Triết phải đi qua “chầu “Bắc-Kinh trước! (Nguyễn-mạnh-Hùng, NCVA Analysis). Chưa kể hàng năm, lãnh-đạo cao-cấp của đảng CSVN đều phải một hai lần qua viếng Bắc-Kinh.

Trung-quốc cũng muốn gây ảnh-hưởng cả lên lãnh-vực giáo-dục của VN để giảm-thiểu sự ác-cảm của gìới-trẻ VN đối với Trung-quốc. Tháng 11 năm 2001 khi Chủ-tịch Trung-quốc qua VN, hai nước đã ra một thông-cáo chung có 9 chương, trong đó ở chương 3 có đoạn nói về giáo-dục như sau: “đặc biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghị Việt-Trung, để tình hữu nghị muôn đời Việt - Trung thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước” “. Từ đó đến nay, Hà-Nội đã phải thay đổi nội-dung của các sách giáo-khoa, trong những phần có liên-quan đến Trung-quốc, cho phù-hợp với tinh-thần của đoạn tuyên-bố chung này.

Về mặt kinh-tế, sau Nhật-Bản và Mỹ, Trung-quốc là quốc-gia có tổng-khối-lượng mậu-dịch lớn đối với VN, từ 30 triệu dollars năm 1991 tăng lên đến 5 tỉ dollars năm 2004 và dự-trù tăng lên 10 tỉ năm 2010 (Tổng-khối-lượng mậu-dịch Việt-Mỹ hiện nay gần 9 tỉ dollars). Trung-quốc đầu-tư vào VN gần 300 dự-án khác nhau với tổng-số vốn chừng 600 triệu dollars, trong đó hơn 200 dự-án về Xây-dựng, Công-nghiệp cơ-khí và Thực-phẩm, số còn lại thuộc về lãnh-vực dịch-vụ.. Tuy tổng-lượng mậu-dịch không lớn lắm, nhưng Trung-quốc có một ảnh-hưởng rất lớn đối với kinh-tế VN. (Vietnam Investment Review October, 2005).

Trong mấy năm gần đây, Trung-quốc đang áp-dụng phương-thức Quyền lực Mềm dẻo (Soft power) để thu-phục các nước nhược-tiểu Á-Phi nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Với khối-lượng ngoại-hối thặng-dư đến hơn 1,300 tỉ dollars, Trung-quốc đã cho các nước Miến-điện (Myanmar), Cambodia, Lào, Thái-lan vay nợ với những điều-kiện nhẹ-nhàng và ưu-đãi hơn so với điểu-kiện của World Bank và IMF (Quỷ Tiền-tệ Quốc-tế). Kèm với việc cho vay này, Trung-quốc cam-kết không can-thiệp vào chuyện nội-bộ của các nước vay nợ. Trong cuộc khủng-hoảng tài-chánh tại Á-châu năm 1997-98, việc Trung-quốc không giảm-gía đồng Nhân-dân-tệ, đã giúp giảm thiệt-hại cho các nước như Thái-lan, Đại-hàn, Nam-dương rất nhiều nên các nước đó rất hàm-ơn. Với phương-thức Soft Power này, Trung-quốc đang thuyết-phục các nước ASEAN (Hiệp-hội các nước Đông-Nam-Á) để lập một khu-vực mậu-dịch tự-do ASEAN-CHINA (ASEAN-CHINA FREE TRADE AREA) dự-trù vào năm 2010. Nếu được thành-lập, khối này sẽ gồm 11 quốc-gia với hơn 1.7 tỉ người và sẽ trở thành khối tự-do mậu-dịch lớn thứ ba trên Thế-gìới sau khối Tự-do Mậu-dịch Bắc-Mỹ (NAFTA) và Cộng-đồng Âu-Châu (E U). Thực-hiện được điều đó, Trung-quốc sẽ loại được ảnh-hưởng kinh-tế, chính-tri của MỸ ra khỏi khu-vực các nước Đông-Nam-Á. Tham-vọng của Trung-quốc là hoàn-toàn kiểm-soát biển Đông và một phần Ấn-Độ-Dương gần Miến-Điện để bảo-đảm cho hải-lộ vận-chuyển dầu-hoả từ Trung-Đông qua eo Malacca (strait of Malacca, chỉ rộng chừng 1.5 miles, thuộc Malaysia) về đến đảo Hải-Nam được an-toàn. Trong tương-lai, dầu-hỏa sẽ là vấn-đề sống còn của Trung-quốc.

Mưu-đồ trên đây của Trung-quốc đối với khối ASEAN chắc-chắn sẽ tạo ra những ảnh-hưởng quan-trọng trong quan-hệ Hoa-Việt. Do vị-trí địa-lý đặc-biệt và tiềm-năng của mình, VN sẽ trở nên một mục-tiêu hàng đầu của Trung-quốc trong việc bành-trướng ảnh-hưởng ở Đông Nam Á.

Tóm lại, Viêt-Nam đang có nguy-cơ trở lại vai-trò chư-hầu của Trung-quốc như trong thời Phong-kiến xưa. Bị thao-túng về chính-trị; bị áp-lực nặng-nề về văn-hóa, kinh-tế, quân-sự; bị phong-toả về chiến-lược đối-ngoại, Viet-Nam càng ngày càng lún sâu hơn vào vòng ảnh-hưởng của kẻ thù truyền-kiếp phương Bắc, trở thành một thứ phên dậu trong chiến-lược bá-chủ Á-châu của tập-đoàn lãnh-đạo Bắc-kinh!

ĐỐI VỚI MỸ

Chỉ một tháng sau 30/4/1975, tháng 6/1975 khi đọc diễn-văn trước Quốc-hội, Thủ-tướng CS Phạm-văn-Đồng đã chính-thức mời Mỹ thiết-lập quan-hệ với VN, đồng-thời giúp VN tái-thiết theo như lời hứa bí-mật của TT Nixon trước khi ký hiệp-định Paris 1973. Sau đó, ngày16 tháng 3 năm 1977, TT Mỹ Carter đã gởi một phái-đoàn do Leonard Woodcock đến Hà-Nội.Tuy-nhiên, những nỗ lực đầu tiên ngay sau chiến-tranh để lập quan-hệ bình-thường Việt-Mỹ đã không có kết-qủa vì một số lý do. Trước hết, vì VNCS quá nhấn-mạnh đến việc thi-hành mật-ước của TT Nixon về 4.7 tỉ dollars tái-thiết cho VN. Kế đến là vì trong nội-bộ của chính-phủ Carter nhóm chủ-trương xem quan-hệ với Trung-quốc ưu-tiên hơn quan-hệ với VN dần-dần thắng-thế, vì người đứng đầu nhóm này là Zbigniew Brzezinski, lúc đó là Cố-Vấn An-Ninh Quốc-gia, có ảnh-hưởng với TT Carter lấn-át Cyrus Vance - Bộ-trưởng Ngọai-giao- là người vốn xem vấn-đề VN quan-trọng hơn. (Brother Enemy, Nayan Chanda). Mặt khác các biến-chuyển quốc-tế của những năm tiếp theo đã làm cho VN trở nên kém quan-trọng hơn trong chiến-lược địa-lý chính-trị toàn-cầu của Mỹ; Trung-quốc được xem là cộng-sự chiến-lược (strategic partner) của Mỹ để đối-đầu với Liên-Xô. Trung-quốc cũng đã tận-dụng tình-hình này để ngăn-cản quan-hệ thân-thiện Việt-Mỹ.

Trong thập-niên 1980s, Mỹ đã cùng Trung-quốc nỗ-lực làm suy-yếu Liên-Sô bằng cách dùng “bẫy sập “Afghanistan. Thất-bại ở Afghanistan đã dẫn Liên-Sô đến phá-sản và kéo theo sự sụp-đổ hoàn-toàn của CS Đông-Âu, kết-thúc Chiến-tranh Lạnh. VNCS, vì đứng về phía Liên-Sô nên đã bị vạ lây. Mỹ đã để mặc cho Trung-quốc dùng Khmer Rouge chống-phá VN, và năm 1979 đã đồng-ý để Trung-quốc trừng-phạt VN. Từ 1979 đến 1989 Việt-Nam CS bị sa-lầy ở Campuchia. Sau Chiến-tranh Lạnh, khi Liện-Sô sụp đổ và VNCS rút ra khỏi Campuchia, vai-trò của Trung-quốc như là cộng-sự chiến-lược của Mỹ không còn quan-trọng như trước nữa; trái lại Trung-quốc, với hiện-đại-hoá thành-công, đang trở thành mối đe-doạ cho quyền-lợi của Mỹ ở Á-châu. Đến lúc đó, các nhà chiến-lược Washington mới quay laị vấn-đề VN. Chính vì vậy từ 1991 trở đi tiếp-xúc Việt-Mỹ gia-tăng, dẫn đến việc tái-lập quan-hệ ngoại-giao vào năm 1995. Từ đó đến nay, quan-hệ hai bên đã không ngừng tăng-cường, bước đầu chỉ trong các vấn-đề nhân-đạo, nhưng về sau mở rộng ra các lãnh-vực kinh-tế, văn-hóa, gíao-dục, y-tế và cả quân-sự nữa tuy rằng vẫn còn ở giai-đoạn phôi-thai.

Trong năm 2006, chẳng-hạn, tổng-khối-lượng mậu-dịch Mỹ-Việt đã đạt đến hơn 9.6 tỉ dollars; trong đó VN xuất-cảng sang Mỹ hơn 8.5 tỉ dollars đa-số là hàng may-mặc, dầu-thô, hải-sản và nhập-cảng từ Mỹ chừng 1.1 tỉ dollars. Trước đó, năm 1995 khi mới lập quan-hệ ngoại-giao, tổng-khốì-lượng mậu-dịch giữa hai nước chỉ hơn 450 triệu dollars (Thống-kê của US Census Bureau). Riêng năm nay, chỉ 3 tháng đầu năm thôi, tổng-lượng mậu-dịch Việt-Mỹ đã gần 3.5 tỉ dollars. Mỹ là thị-trường xuất-cảng lớn nhất của VN hiện nay. Cũng có tin là Mỹ-Việt sắp ký Thỏa-thuận về Khung Đầu-tư và Mậu-dịch (Trade and Investment Framework Agreement); một khởi-điểm cho tự-do mậu-dịch giữa hai quốc-gia.

Quan-hệ cũng được mở rộng trong các lãnh-vực văn-hoá giáo-dục, y-tế, v.v… Các chương-trình Fulbright, Huber Humphrey Program, International Visitor, US Speakers, Academic Specialist Programs đã đưa hàng ngàn sinh-viên, diễn-giả, chuyên-gia VN thuộc các ngành khoa-học qua MỸ du-hoc, nghiên-cứu hay diễn thuyết. Hiện có hơn 2000 sinh-viên VN du-học ở MỸ. Từ năm 2005, Hà-Nội đang nhờ Trường Đaị-học Havard giúp trong việc cải-cách giáo-dục và thiết-lập một trường đại-học mẫu theo tiêu-chuẩn quốc-tế gọi là World Class University với kinh-phí khởi-sự là 100 triệu dollars đã được duyệt-xét. Mỹ cũng đang giúp VNCS trong việc đối-phó với bệnh AIDS và chất độc Dioxin. (US Embassy in Hanoi).

Ngoài ra, cũng có dấu-hiệu hợp-tác Mỹ-Việt trong cả lãnh-vực quốc-phòng. Vào năm 2000, William Cohen, Bộ-trưởng QP Mỹ đã viếng thăm VN. Từ năm 2003 trở đi quan-hệ gia-tăng nhanh hơn. Hội-nghị Trung-ương đảng CSVN tháng 6/2003, khi đánh-giá về tình-hình an-ninh khu-vực, nhận-định rằng ngoài việc thắt-chặt quan-hệ với các quốc-gia Lào, Campuchia, Miến-Điện và Thái-Lan, Trung-quốc còn tiếp-tục lấn-chiếm trên biển Đông, tăng-cường hạm-đội Hải-Nam với nhiều tiềm-thuỷ-đỉnh, và ngay cả dự-trù xây-dựng hàng-không mẫu-hạm trong Vùng.Tình-hình đó đặt VN vào nguy-cơ bị bao vây cả trên bộ lẩn dưới biển. Có-lẻ vì vậy VNCS thấy cần phải mở rộng quan-hệ với Mỹ hơn trong lãnh-vực quân-sự.

Trong chiều-hướng đó, Bộ-trưởng Phạm-văn-Trà viếng thăm Mỹ và ngay sau đó chiến-hạm USS Vandergrift cập bến sông Sài-Gòn. Tháng 6/2005 Phan-văn-Khải đến Mỹ mang theo một số sĩ-quan tham-dự chương-trình huấn-luyện quốc-tế (International Military Education and Training IMET).

Tháng6 / 2006, Bộ-trưởng QP Rumsfeld thăm VN tuyên-bố rằng quan-hệ Mỹ-Việt trong các lãnh-vực kinh-tế, chính-trị và an-ninh đang được nâng lên ở một tầm-mức mới hơn (new level). Sau đó, tháng 7/2006 Đô-đốc William Fallon chỉ-huy Hạm-đội Thái-Bình-Dương đến VN để thảo-luận về thao-diễn quân-sự chung của hải-quân Việt-Mỹ trong công-tác Tìm-kiếm/ Cấp-cứu (joint military of search- and- rescue exercises at sea) và về việc cho tàu hải-quân Mỹ ghé các bến-cảng của VN.

Đến nay đã 4 lần trong 4 năm liên-tiếp tàu hải-quân Mỹ ghé VN. Hạm-đội Mỹ ở Thái-bình-Dương đã có những giúp đỡ về quân-y và một số dự-án nhân-đạo. Hải-quân Mỹ đang dự-trù mua một số hàng tiếp-liệu và thực-hiện một số dịch-vụ bảo-trì, sửa-chữa tại VN. Địa-điểm đáng chú-ý là cảng Cam-Ranh. Trong tương-quan lực-lưọng hiện nay, sự hiện-diện của Mỹ tại căn-cứ này, tuy có thể tạo nên sự căng-thẳng về ngoại-giao với Trung-quốc, là điều cần để giữ vững sự ổn-định cho khu-vực Đông-Nam-Á và bảo-vệ cho quyền-lợi của Mỹ trong khu-vực.

Đông-Nam-Á (ĐNA), do vị-trí đặc-biệt, có một tầm quan-trọng chiến-lược đối với Mỹ trong việc duy-trì sự ổn-định và ảnh-hưởng tại Á-châu. Bao lâu ĐNA còn nằm trong ảnh-hưởng của Mỹ và biển Đông chưa rơi vào sự khống-chế của Trung-quốc thì sự ổn-định và cân-bằng quyền-lực ở Á-châu vẩn duy-trì như hiện nay, và do đó, quyền-lợi của Mỹ vẫn được bảo-vệ. Trong trường-hợp ngược lại, nguy-cơ Đài-Loan bị Trung-quốc thu-hồi sẽ gia-tăng, Nhật-Bản, vì vậy, phải tái vũ-trang và ra khỏi cái dù che chở của Mỹ, và như vậy có nghĩa là ảnh-hưởng của Mỹ ở Á-châu sẽ chấm-dứt.

Ngoài ra, xét về mặt kinh-tế, quyền-lợi kinh-tế của Mỹ tại ĐNA rất lớn. Hàng năm, Mỹ xuất-cảng qua ĐNA hơn 50 tỉ dollars hàng-hoá; đây là thị-trường chỉ đứng sau Nhật, Châu-Âu, Canada và Mexico. Đầu-tư tư-nhân hằng năm của Mỹ vào ĐNA là 80 tỉ dollars, cao hơn vào Trung-hoa, Nhật-Bản và Ấn-Độ. (The Heritage Foundation, No 2017)

Trong con mắt của các nhà nghiên-cứu Mỹ thì ở ĐNA, hai quốc-gia quan-trọng nhất là Indonesia và Việt-Nam. Với dân-số gần 250 triệu Indonesia là một quốc-gia Hồi-giáo thế-tục lớn nhất Thế-giới. Lượng Hoa-Kiều ít so với các nước khác trong vùng. Indonesia rất độc-lập đối với Trung-quốc. Việt-Nam với dân-số gần 85 triệu, có một lịch-sử lâu dài chống chọi với Trung-quốc, có một tiềm-năng kinh-tế lớn, và do vị-trí địa-lý đặc-biệt của nó sẽ trở thành một cộng-sự chiến-lược quan-trọng của Mỹ trong chiến-lược bảo-vệ quyền-lợi của mình (hedging strategy) trước đà lớn mạnh đáng sợ hiện nay của Trung-quốc.

Tuy vậy, về phía nhà cầm-quyền VN, Hà-Nội vẫn còn e-ngại việc Mỹ dùng các vấn-đề Nhân-quyền và Dân-chủ để gây bất-ổn, tạo thời-cơ cho “ Diễn-tiến hòa-bình “, lật-đổ đảng CS và thao-túng Việt-Nam cho các lợi-ích kinh-tế. Sự e-dè này biểu-hiện trong sự thận-trọng của Hà-Nội đối với Mỹ cũng như những giằng-co trong nội-bộ cấp lãnh-đạo đảng CSVN về chính-sách đối với Mỹ và đối với Trung-quốc.

ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC KHÁC:

NGA

Ngoài hai nước quan-trọng trên đây, VNCS quan-tâm đến việc lập quan-hệ với 3 quốc-gia trong hy-vọng cân-bằng ảnh-hưởng của Trung-quốc; đó là Nga, Nhật-Bản và Ấn-Độ.

Mặc-dù đang gặp những khó-khăn và không còn giữ được uy-lực như Liên-Sô ngày nào, Nga vẫn còn là một cường-quốc với một kho vũ-khí nguyên-tử khổng-lồ đứng hàng thứ hai trên Thế-giới.Chính vì vậy, VNCS trong suốt mấy thập-niên qua từ sau ngày Liên-Sô sụp-đổ vẩn duy-trì quan-hệ mật-thiết với Nga để cân-bằng bớt áp-lực từ Trung-quốc. Hằng năm VNCS mua một số lượng lớn phụ-tùng và thiết-bị vũ-khí, các trang-bị cơ-khí trong ngành dầu-khí, hang-không và điện-lực. Tổng-số -lượng mậu-dịch hiện nay lên đến 1 tỉ dollars/năm.Trong thời-gian qua Nga là người cung-cấp vũ-khí cho VNCS, trong đó có 12 tàu tuần-duyên Svetlyak, 12 dàn hoả-tiễn địa-không, 40 chiến-đấu-cơ SU-30 và một số đại-bác. Nga cũng cam-kết nâng-cấp tất-cả số vũ-khí VNCS đã mua lúc trước. (Asia Times)

NHẬT-BẢN

Năm ngoái, Nhật-Bản đã ký-kết với VN Tuyên-bố chung về Hợp-tác Chiến-lược cho Hoà-bình và Thinh-vượng của Châu-Á. Theo bản tuyên-bố này thì hai bên cam-kết đẩy mạnh sự hợp-tác trong các lãnh-vực kinh-tế, khoa-học kỹ-thuật và xã-hội. Nhật-Bản là nước đầu-tiên ngay sau 1975 ủng-hộ VNCS, đã cho vay nợ 2 tỉ dollars qua IMF năm 1993 và làm trung-gian trong việc vận-động cho VNCS trở nên thành-viên của tổ-chức này. Có lẽ Nhật-Bản là quốc-gia đầu-tư nhiều nhất vào VN, trong thời-gian 1998-2005 Nhật-Bản đã đầu-tư tổng-cộng 6.8 tỉ dollars. Sau Mỹ, Nhật-Bản là thị-trường lớn thứ hai của VNCS. (FITA.org), năm 2005 tổng-số xuất-cảng của VN qua Nhật-Bản lên đến 4.5 tỉ dollars.

Nhật-Bản có nền kinh-tế lớn thứ hai trên Thế-Giới, chỉ sau MỸ. Với tiềm-năng kinh-tế lớn lao như vậy, Nhật-Bản có thể trở nên một siêu-cường quân-sự, khi cần, trong một thời-gian rất ngắn. Và đó chính là điều lo-ngại lớn nhất cho Trung-quốc trong tham-vọng trở nên bá-chủ Á-châu trong tương-lai.

ẤN-ĐỘ

Là quốc-gia đã từng có những xung-đột biên-gìới trước đây với Trung-quốc và hiện nay đã trở thành một cường-quốc nguyên-tử. Trong suốt mấy thập-niên qua Trung-quốc đã liên-kết với Pakistan để chống với Ấn-độ. Việt-Nam và Ấn-Độ đã ký một thông-cáo chung năm 2003 đề-cập đến quan-hệ giữa hai quốc-gia nặng về chiến-lược và kinh-tế hơn là ý-thức-hệ. Mới đây có tin đồn rằng Việt-Nam đang muốn Ấn-Độ giúp chế-tạo phi-đạn?

Mặc dù tổng-lượng mậu-dịch giữa hai quốc-gia không lớn, nhưng do Ấn-Độ là một cường-quốc nguyên-tử vớ một dân-số hơn 1 tỉ người, trở thành một trở-lực rất lớn cho mộng bá-chủ Á-châu của Trung-quốc, nên quan-hệ Ấn-Độ- Việt-Nam có tầm-mức rất quan-trọng trước mối đe-doạ Trung-quốc và thế cân-bằng chiến-lược ở Đông-Nam-Á.

KẾT-LUẬN

Đảng CS vẫn còn cố bám lấy độc-quyền lãnh-đạo Đất-Nước bất-chấp những đòi-hỏi của tình-hình khách-quan và khát-vọng Dân-chủ của đại-đa-số nhân-dân và ngay cả những lời kêu gọi thiết-tha của nhiều đảng-viên yêu Nước. Sự ngoan-cố này sẽ trở thành một trở-lực lớn cho công-cuộc đấu-tranh xây-dựng Dân-chủ và bảo-vệ Nhân-quyền, sẽ làm cho đảng CS mất dần sự ủng-hộ ít-ỏi còn lại, không đoàn-kết được toàn-dân để đương-đầu với Bắc-phương cũng như những áp-lực kinh-tế đến từ phương Tây.

Những thành-tựu kinh-tế cho đến nay chỉ là nhất-thời. Về lâu dài còn có vô-vàn những thách-thức VN cần phải vượt qua đề tồn-tại và vươn lên cùng với Thế-giới như là một quốc-gia độc-lập, tự-do và dân-chủ. Để được như vậy, người VN phải biết tự giải-thoát mình ra ngoài sự mê-muội ý-thức-hệ và óc vọng-ngoại, quay về với Dân-Tộc, đặt quyền-lợi Tổ-quốc lên trên hết, đoàn-kết nhau lại, để cùng phục-hưng Đất-Nước.

Không một liên-minh chính-trị, kinh-tế hay quân-sự với một cường-quốc nào là bền-vững muôn-đời và có-thể giúp cho Tổ-quốc trường-cửu. Chỉ có sự đoàn-kết và tự-lực của người VN mới cứu được VN.

Sunnyvale, Ngày 25/6/2007

Trương-Đình-Trung



--------------------------------------------------------------------------------


Thư-Mục (Works cited):

1. World Bank reports.

2. Petrovietnam.com.

3. Oxfam Briefing paper 67, Oxfam international.

4. US Embassy in Hanoi.

5. US chamber of Commerce: Southeast Asia.

6. Sự-thật về 30 năm quan-hệ VN-Trung quốc, NXB Sự-thật, Hà-nội 1982.

7. Chanda, Nayan. “Brother Enemy “, NXB Mc Millan 1986.

8. Chinese Brief Volume VI, Issue 24.

9. Asian Survey, Vol 16, number 6, Alexandr L. Vuving).

10. Vietnam Investment Review, October, 2005).

11. Mc Cargo, Duncan.” Rethinking Vietnam”, New-York 2004

12. The Heritage Foundation, No 2017.

13. Asia Times.