Cộng đồng Việt nam hải ngọai biểu tình chống Nguyễn minh Triết ngày 18-06-2007 tại thành phố New York
1.
Trong lúc chăm chú theo dõi chuyến công du Mỹ của ông chủ tịch nước Việt Nam cộng sản khởi sự từ hôm 18 tháng 6 vừa rồi, tôi bắt gặp một mẩu tin của hãng thông tấn họat động tòan cầu AFP (Agence France-Presse -Bản lược tiếng Việt của Nguyễn Dương – Cali Today 18-06-2007), liên quan đến giới trẻ Việt Nam ở khu vực Sài Gòn Nhỏ, nơi người Việt định cư đông đảo. Có đọan rất đáng suy nghĩ như sau :
“Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Triết sẽ là chuyến đi thăm của người giữ chức vụ cao nhất của Vietnam, 32 năm sau khi chiến cuộc Vietnam đã chấm dứt.
Hiện có trên 1.5 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ và rất đông đang sống tại quận Cam, nam California, vùng đất có cái tên nổi tiếng là Little Saigon.
Nếu chỉ tính Westminster và Garden Grove thì vùng này cũng đã có số lượng người Việt cao nhất nước Mỹ, hay bất kỳ thành phố nào, bên ngoài Việt Nam. Không khí ở đây rất đặc biệt, nào là tiếng nhạc ra rả về các bản nhạc mới nhất của Việt Nam, các nhà hàng thơm lừng mùi phở và các cửa hàng quần áo may vừa khổ người Châu Á mà giá lại rẻ.
Đây là cái nôi chống cộng, chống rất mạnh. Năm 2005, khi TT Phan Văn Khải sang thăm Hoa Kỳ thì ở đây đã có hàng ngàn người xuống đường phản đối.
Thế nhưng, đối với một số người trẻ gốc Việt, họ không mấy quan tâm đến chính trị Việt Nam, vì họ quan tâm hơn đời sống của họ tại Mỹ. Bạn hãy nghe một người trẻ, anh John Trần, 23 tuổi, nói: “Cha mẹ tôi cứ nói về người CS, nào là người CS làm chuyện không đúng ở Việt Nam, nhưng tôi lại sinh đẻ ở Mỹ, vì thế tôi đâu có để ý.”
Là một kỹ sư software, Trần nói: “Nếu tôi phải lo lắng, thì đó là liệu có một vụ 9/11 thứ nhì hay không chứ đâu có phải là người CS. Đa số thì giờ tôi chỉ nghĩ về công việc và sự nghiệp của tôi thôi.”
Toàn Đỗ, một nhà báo chuyên về kinh tế đã rời Việt Nam vài ngày trước khi Saigon sụp đổ, nhận định: “Đối với lớp trẻ tuồi đôi mươi, họ đâu có biết tình hình Việt Nam ra sao và cũng không thèm quan tâm. Nhiều người trong số họ bây giờ Mỹ hơn Việt rồi.”
Thế nhưng, với người lớn, chuyện chính trị Việt Nam còn quan trọng hơn chuyện chính trị tại Mỹ. Hàng bao đoàn xe bus chở người Việt từ California, Texas, và các tiểu bang khác về Hoa Thịnh Đốn để biểu tình chống Nguyễn Minh Triết.
Nhiều người lớn đã phải chấp nhận ngồi trên xe bus 3 ngày đêm đi, và ba ngày đêm về, để không thể bỏ qua cơ hội phản đối Nguyễn Minh Triết.”
Đọc đọan tin trên, tôi không nghĩ tất cả những người trẻ Việt nam, dù sinh trưởng ở ngòai đất nước, lại có thể thờ ơ như thế đến những mối quan tâm của cha anh mình. Dù cho có “Mỹ hơn Việt” đến thế nào đi nữa, có “không thèm quan tâm đến tình hình Việt Nam” thì sự kiện cha mẹ, ông bà nội ngoại “chấp nhận ngồi trên xe bus 3 ngày đêm đi, và ba ngày đêm về, để không thể bỏ qua cơ hội phản đối Nguyễn Minh Triết”, viên chủ tịch nước Việt Nam hiện đang thăm viếng Hoa Kỳ cũng vẫn khiến đứa con, đứa cháu trong nhà phải thắc mắc tại sao những người lớn cứ nói về người CS, nào là người CS làm chuyện không đúng ở Việt Nam... ”. Có lẽ, chỉ cần sự kiện vị nguyên thủ một nước đến thăm một nước khác, nơi có rất đông đảo kiều bào mình sinh sống ở đó, lại bị chính kiều bào tổ chức biểu tình phản đối, vận động chính phủ nước chủ nhà không tiếp đón, cũng đã đủ để những con người bình thường đặt câu hỏi tại sao.
Chả lẽ, thế hệ thứ hai của người Việt lại có thể “ vô tình” đến thế. Tôi không tin. Dù thực tế, không phải chỉ tòan một mầu hồng.
Đúng một tuần lễ sau, khi phái đòan ông Nguyễn minh Triết đã quay về lại Việt nam, một người bạn viết lách sống ở khu vực quận Cam, gởi đến cho xem trước bài viết về những ngày “sôi động” ấy, trong đó cũng có đọan liên quan đến những người trẻ ở khu vực Sài Gòn Nhỏ:
“...Các cháu Thu Hà, Hùng và Hổ trong đoàn Young Matines cùng các cháu thế hệ thứ hai Cảnh Sát, SĐ18/BB, TTN Đa Hiệu, đoàn thanh niên Phan Bội Châu v.v.. đã tiến lên phía trước để duy trì an ninh trật tự, hướng dẫn đoàn người biểu tình, một số cháu đi phân phát hình cha Lý bị bịt mồm tới tay đồng hương.
Hai cháu gái mặc áo T-shirt với hàng chữ đòi Tự do cho VN leo lên thật cao, phất cờ Hoa Kỳ và VN theo nhịp hô của các cháu khác khiến các nhà báo bản xứ không thể bỏ qua những hình ảnh đẹp này.
Có lẽ tất cả đồng hương tham dự cuộc biểu tình này không thể quên giọng hô sắc và cao vút của một cô gái, cô liên tục hô những khẩu hiệu:
"Democracy for VietNam", "Freedom for VietNam", "NM Triết goes home".
Qua máy phát âm, sau mỗi tiếng hô của cô vang suốt đọan đường dài, cả đoàn người biểu tình cùng hô theo, chắc chắn sẽ dội vào làm "chói tai" phái đoàn Triết và "sáng mắt sáng lòng" lũ lòng tong cá chốt, đám VK tay sai địa phương.
Tôi không ngạc nhiên vì sự tham gia của tuổi trẻ nhưng ngạc nhiên sao tiếng hô này liên tục suốt cả mấy tiếng đồng hồ khiến tôi nghĩ là tiếng hô phát ra từ máy thâu âm nên lần mò đi tìm nơi đăt máy?
Tôi thật hổ thẹn khi chính mắt nhìn thấy một cô gái mang kính cận, dáng người mảnh khảnh, gương mặt khả ái nhưng không thiếu cương quyết, tay cầm micro hô liên tục. Phục quá! Không thể không biết tên, tôi hỏi, tên cô là PHÚC NGUYỄN, không cần hỏi thêm cô thuộc đoàn nào, vì cô là biểu tượng của tuổi trẻ VN hải ngoại... ” (Hoan hô Tuổi Trẻ và đồng bào Thủ đô – Phila Tô)
Trong lúc chăm chú theo dõi chuyến công du Mỹ của ông chủ tịch nước Việt Nam cộng sản khởi sự từ hôm 18 tháng 6 vừa rồi, tôi bắt gặp một mẩu tin của hãng thông tấn họat động tòan cầu AFP (Agence France-Presse -Bản lược tiếng Việt của Nguyễn Dương – Cali Today 18-06-2007), liên quan đến giới trẻ Việt Nam ở khu vực Sài Gòn Nhỏ, nơi người Việt định cư đông đảo. Có đọan rất đáng suy nghĩ như sau :
“Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Triết sẽ là chuyến đi thăm của người giữ chức vụ cao nhất của Vietnam, 32 năm sau khi chiến cuộc Vietnam đã chấm dứt.
Hiện có trên 1.5 triệu người Việt sinh sống ở Mỹ và rất đông đang sống tại quận Cam, nam California, vùng đất có cái tên nổi tiếng là Little Saigon.
Nếu chỉ tính Westminster và Garden Grove thì vùng này cũng đã có số lượng người Việt cao nhất nước Mỹ, hay bất kỳ thành phố nào, bên ngoài Việt Nam. Không khí ở đây rất đặc biệt, nào là tiếng nhạc ra rả về các bản nhạc mới nhất của Việt Nam, các nhà hàng thơm lừng mùi phở và các cửa hàng quần áo may vừa khổ người Châu Á mà giá lại rẻ.
Đây là cái nôi chống cộng, chống rất mạnh. Năm 2005, khi TT Phan Văn Khải sang thăm Hoa Kỳ thì ở đây đã có hàng ngàn người xuống đường phản đối.
Thế nhưng, đối với một số người trẻ gốc Việt, họ không mấy quan tâm đến chính trị Việt Nam, vì họ quan tâm hơn đời sống của họ tại Mỹ. Bạn hãy nghe một người trẻ, anh John Trần, 23 tuổi, nói: “Cha mẹ tôi cứ nói về người CS, nào là người CS làm chuyện không đúng ở Việt Nam, nhưng tôi lại sinh đẻ ở Mỹ, vì thế tôi đâu có để ý.”
Là một kỹ sư software, Trần nói: “Nếu tôi phải lo lắng, thì đó là liệu có một vụ 9/11 thứ nhì hay không chứ đâu có phải là người CS. Đa số thì giờ tôi chỉ nghĩ về công việc và sự nghiệp của tôi thôi.”
Toàn Đỗ, một nhà báo chuyên về kinh tế đã rời Việt Nam vài ngày trước khi Saigon sụp đổ, nhận định: “Đối với lớp trẻ tuồi đôi mươi, họ đâu có biết tình hình Việt Nam ra sao và cũng không thèm quan tâm. Nhiều người trong số họ bây giờ Mỹ hơn Việt rồi.”
Thế nhưng, với người lớn, chuyện chính trị Việt Nam còn quan trọng hơn chuyện chính trị tại Mỹ. Hàng bao đoàn xe bus chở người Việt từ California, Texas, và các tiểu bang khác về Hoa Thịnh Đốn để biểu tình chống Nguyễn Minh Triết.
Nhiều người lớn đã phải chấp nhận ngồi trên xe bus 3 ngày đêm đi, và ba ngày đêm về, để không thể bỏ qua cơ hội phản đối Nguyễn Minh Triết.”
Đọc đọan tin trên, tôi không nghĩ tất cả những người trẻ Việt nam, dù sinh trưởng ở ngòai đất nước, lại có thể thờ ơ như thế đến những mối quan tâm của cha anh mình. Dù cho có “Mỹ hơn Việt” đến thế nào đi nữa, có “không thèm quan tâm đến tình hình Việt Nam” thì sự kiện cha mẹ, ông bà nội ngoại “chấp nhận ngồi trên xe bus 3 ngày đêm đi, và ba ngày đêm về, để không thể bỏ qua cơ hội phản đối Nguyễn Minh Triết”, viên chủ tịch nước Việt Nam hiện đang thăm viếng Hoa Kỳ cũng vẫn khiến đứa con, đứa cháu trong nhà phải thắc mắc tại sao những người lớn cứ nói về người CS, nào là người CS làm chuyện không đúng ở Việt Nam... ”. Có lẽ, chỉ cần sự kiện vị nguyên thủ một nước đến thăm một nước khác, nơi có rất đông đảo kiều bào mình sinh sống ở đó, lại bị chính kiều bào tổ chức biểu tình phản đối, vận động chính phủ nước chủ nhà không tiếp đón, cũng đã đủ để những con người bình thường đặt câu hỏi tại sao.
Chả lẽ, thế hệ thứ hai của người Việt lại có thể “ vô tình” đến thế. Tôi không tin. Dù thực tế, không phải chỉ tòan một mầu hồng.
Đúng một tuần lễ sau, khi phái đòan ông Nguyễn minh Triết đã quay về lại Việt nam, một người bạn viết lách sống ở khu vực quận Cam, gởi đến cho xem trước bài viết về những ngày “sôi động” ấy, trong đó cũng có đọan liên quan đến những người trẻ ở khu vực Sài Gòn Nhỏ:
“...Các cháu Thu Hà, Hùng và Hổ trong đoàn Young Matines cùng các cháu thế hệ thứ hai Cảnh Sát, SĐ18/BB, TTN Đa Hiệu, đoàn thanh niên Phan Bội Châu v.v.. đã tiến lên phía trước để duy trì an ninh trật tự, hướng dẫn đoàn người biểu tình, một số cháu đi phân phát hình cha Lý bị bịt mồm tới tay đồng hương.
Hai cháu gái mặc áo T-shirt với hàng chữ đòi Tự do cho VN leo lên thật cao, phất cờ Hoa Kỳ và VN theo nhịp hô của các cháu khác khiến các nhà báo bản xứ không thể bỏ qua những hình ảnh đẹp này.
Có lẽ tất cả đồng hương tham dự cuộc biểu tình này không thể quên giọng hô sắc và cao vút của một cô gái, cô liên tục hô những khẩu hiệu:
"Democracy for VietNam", "Freedom for VietNam", "NM Triết goes home".
Qua máy phát âm, sau mỗi tiếng hô của cô vang suốt đọan đường dài, cả đoàn người biểu tình cùng hô theo, chắc chắn sẽ dội vào làm "chói tai" phái đoàn Triết và "sáng mắt sáng lòng" lũ lòng tong cá chốt, đám VK tay sai địa phương.
Tôi không ngạc nhiên vì sự tham gia của tuổi trẻ nhưng ngạc nhiên sao tiếng hô này liên tục suốt cả mấy tiếng đồng hồ khiến tôi nghĩ là tiếng hô phát ra từ máy thâu âm nên lần mò đi tìm nơi đăt máy?
Tôi thật hổ thẹn khi chính mắt nhìn thấy một cô gái mang kính cận, dáng người mảnh khảnh, gương mặt khả ái nhưng không thiếu cương quyết, tay cầm micro hô liên tục. Phục quá! Không thể không biết tên, tôi hỏi, tên cô là PHÚC NGUYỄN, không cần hỏi thêm cô thuộc đoàn nào, vì cô là biểu tượng của tuổi trẻ VN hải ngoại... ” (Hoan hô Tuổi Trẻ và đồng bào Thủ đô – Phila Tô)
Tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngọai trong những ngày chủ tịch nước Việt nam cộng sản Nguyễn minh Triết công du Hoa kỳ.
2.
Những người trẻ Việt Nam có quan tâm đến nguồn cội của mình hay không ?
Cây có cội, nước có nguồn. Điều đó, dù không phải là người Việt Nam, thì cũng không là điều xa lạ với những người phải sống xa quê hương,dẫu cho quê hương đó chỉ hiện hữu qua những tấm hình, những câu chuyện cổ tích được nghe kể lại bởi ông bà, cha mẹ. Những người trẻ Việt nam, bất kể họ thành đạt như thế nào, giữ một địa vị cao sang như thế nào trong xã hội người bản xứ, thì hẳn cái hình dáng bên ngoài da vàng mũi tẹt, cũng sẽ ngăn cản không cho họ hội nhập trọn vẹn với cuộc sống (xứ người).
Rất nhiều người trẻ ý thức được điều đó. Tôi đã có dịp nói lên những suy nghĩ, những điều tai nghe mắt thấy của mình về thế hệ thứ hai trên đất Mỹ:
Trong lịch sử hơn 30 năm người Việt định cư trên đất Mỹ, đã có hàng ngàn người trẻ thành đạt, vươn tới những vị trí chính trị, xã hội đáng kể trong mọi tổ chức dân sự cũng như chính quyền vì những đóng góp hữu hiệu và to lớn cho sự giàu mạnh của mảnh đất họ đang sinh sống. Có người được bổ nhậm vào các chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ, các chức vụ cố vấn quan trọng trong guồng máy hành pháp, tư pháp và kể cả lập pháp. Có người đã được bầu vào những chức vụ dân cử, địa phương cũng như liên bang, góp phần nêu tiếng nói cộng đồng mình trong sinh hoạt dân chủ trưởng thành và lâu đời. Có người tình nguyện tham gia quân đội, tình nguyện cầm súng chiến đấu cho nước Mỹ và có người đã bỏ mình vì tổ quốc thứ hai của họ. Có người, bằng tài năng và sự tháo vát, đã nhanh chóng tạo được một chỗ đứng trang trọng trong các sinh hoạt văn hóa, thể thao, nghệ thuật v..v.. Và ngoài ra, còn hàng chục ngàn những chuyên viên trung cấp, cao cấp có mặt trong mọi lãnh vực hoạt động kinh tế, khoa học, giáo dục, quân sự của guồng máy một xã hội văn minh nhất, tiên tiến nhất thế giới.
Trong số những người trẻ đầy tài năng và đáng ngưỡng mộ ấy, có không ít người luôn ý thức mình là một người Việt Nam, mình có trách vụ với cộng đồng từ đó mình hiện hữu và thành đạt, xa hơn nữa, họ còn nhìn về nguồn gốc quê hương ở tít tắp bên kia bờ đại dương, với những mơ ước một ngày góp bàn tay đem lại cơm no, áo ấm, và cả dân chủ, dân quyền cho những người đồng bào chưa một lần biết mặt ấy. (Hai màu áo, một tâm hồn – T.Vấn)
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC ngày 18-06-2007, Nguyễn thị Nhật Cúc, một cô gái trẻ theo cha mẹ qua Mỹ lúc mới 12 tuổi và hiện nay là phó chủ tịch ngoại vụ cộng đồng người Việt tại Massachussetts, đã nói rằng “... Không nhất thiết phải sinh ra trong cuộc chiến thì mới tha thiết với dân chủ tại VN. Tôi qua Hoa Kỳ năm 12 tuổi, tôi thấy các giá trị của nhân quyền, tự do báo chí, đây là quyền căn bản mà tất cả mọi người trên thế giới đều được hưởng. Ở Việt Nam không có tự do, không có dân chủ, và Việt Nam là quê hương tôi, cho nên tôi có quyền hy vọng mong muốn người dân của mình sống trong một nước tự do và giàu mạnh".
3.
Nhưng, thế hệ thứ nhất không thể chỉ khuyến khích bằng lời nói suông rằng thế hệ thứ hai, thứ ba nên tìm về nguồn cội, nên quan tâm đến những gì hiện đang xảy ra trên mảnh đất vẫn còn mồ mả tổ tiên, vẫn còn những ông bà, cậu mợ, chú dì, các anh chị em họ của mình hơn nữa. Tình cảm giữa con người vốn là ý niệm trừu tượng. Nó cần những thứ cụ thể để làm nền, từ đó nó sinh sôi nẩy nở. Xa mặt cách lòng là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, sự thờ ơ (nếu có) của tuổi trẻ Việt nam sinh sống ở hải ngoại đối với mảnh đất chôn nhau cắt rún bên kia bờ đại dương có phần trách nhiệm rất to lớn của các bậc cha anh.
Tình cảm quê hương lại là một ý niệm trừu tượng hơn nữa. Một người trẻ gốc Việt, sinh ra và trưởng thành ngòai đất nước, không thể phát sinh tình cảm sâu đậm với Việt Nam nếu như họ không từng đặt chân đến Việt nam, không từng nhìn thấy những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ ở Việt nam, không từng đi giữa những đường phố thôn quê rất đặc thù Việt Nam, không từng tiếp xúc với những con người Việt Nam tuy xa lạ nhưng cùng mang một màu da như mình, nói cùng một ngôn ngữ với cha mẹ mình. Chỉ đến khi họ nhìn thấy cuộc sống vất vả, tay lấm chân bùn vẫn không lo đủ cái ăn trong một ngày của nhiều gia đình Việt Nam, nhìn thấy người đau ốm không có thuốc uống, không có đủ điều kiện chăm lo chữa chạy, chỉ đến khi họ nhìn thấy tận mắt những quyền sơ đẳng nhất của con người bị chà đạp, bị ngăn chặn, khi ấy, họ mới có lý do chính đáng hơn nữa mà khẳng định lý do về nguồn của mình, mới khơi mở những ưu tư về đất nước, về dân tộc mà tuổi trẻ nào cũng đã chứa sẵn trong bầu nhiệt huyết lúc nào cũng sôi sục, chỉ chờ đợi những chất xúc tác cần thiết là trở mình biến thành hành động.
Không tạo được cho thế hệ trẻ những cơ hội tai nghe, mắt thấy, tay sờ, mũi ngửi về quê hương thì không thể trách họ sao thờ ơ với những vấn đề thiết thân của đất nước. Và nhất là không thể kết tội họ là mất gốc, là “ Mỹ hơn cả Mỹ “ vì chính mình đã không vun xới cái gốc cho họ.
Mặt khác, ngôn ngữ mẹ đẻ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Cái vẻ ngòai châu Á, đầu đen, da vàng, mũi tẹt đã ngăn không cho người trẻ Việt Nam hội nhập trọn vẹn vào xã hội xứ người đã đành. Nhưng không nói được tiếng mẹ đẻ sẽ lại ném họ ra đứng ở bên lề. Họ không hội nhập được nơi xứ người, cũng không có chỗ đứng ở quê nhà.
Đó là một bi kịch ít người dám nghĩ tới.
4.
Tôi không cường điệu hóa vai trò của những người trẻ Việt nam sinh sống ở hải ngọai. Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều, thế hệ chúng tôi chỉ có thể mơ ước về những điều mà thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt hải ngoại sẽ biến chúng thành hiện thực. Họ có tất cả những gì chúng tôi không có: học thức, tầm nhìn, vị thế trí thức ưu tú trên thế giới. Chính họ sẽ là những người xóa bỏ điều tưởng chừng như nghịch lý hiện đang xảy ra : cộng đồng người Việt hải ngọai nô nức rủ nhau đi biểu tình phản đối những vị nguyên thủ từ trong nước ra công du nơi những nước có sự hiện diện của người Việt Nam . Lịch sử thế giới khó có những sự kiện tương tự được ghi lại. Nhưng mà điều ấy đã xảy ra, đang xảy ra, và sẽ còn xảy ra nếu nhà cầm quyền trong nước tiếp tục thực thi chính sách cai trị hiện nay.
Nếu sự kết thúc bi thảm của cuộc chiến vừa qua đã đẩy gần 3 triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi tìm tự do, thì ngày nay, sự hiện diện ngòai đất nước của khối 3 triệu người ấy, đang đóng vai trò thúc đẩy cho nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa đất nước và là một lực lượng đối trọng đáng kể để nhà cầm quyền hiện nay ở trong nước phải suy nghĩ chín chắn trước khi ra tay làm một việc gì đi ngược lại với quyền lợi đất nước và người dân. Và trong tương lai, khi một nền dân chủ thực sự đã đến với hơn 80 triệu người dân trong nước, thì hàng trăm ngàn người trẻ Việt Nam hiện đang sinh sống ở hải ngọai sẽ là thành phần quan trọng nhất hợp cùng với những người trẻ trong nước góp phần đưa đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh.
Tôi tin rằng có rất nhiều người trẻ Việt Nam hải ngọai đã sẵn sàng để đảm nhận vai trò lịch sử ấy.
T.Vấn
Tháng 6-2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét