Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2007

Kính nhớ các Chiến sĩ VNCH đã hy sinh

VUI TẾT ÐOAN NGỌ
KÍNH NHỚ NHỮNG CHIẾN SĨ VNCH
ÐÃ HY SINH VÌ ÐẠI NGHĨA DÂN TỘC


Trong kho tàng văn chương cổ điển của nhân loại, hai tác phẩm Odyssey của Homer và Ly Tao của Khuất Nguyên, đều được đánh giá như những thiên hùng ca qua mọi thời đại, tuy rằng thời gian xuất hiện có khoảng cách hơn 500 năm và không gian thì nghìn trùng xa cách.

Có thể xếp Ly Tao của Khuất Nguyên như là một tự truyện, trong đó biểu đạt tư tưởng của một sĩ phu yêu nước, đã phẫn nộ trước nỗi thăng trầm của thời cuộc, thấy nhưng bất lực nên chỉ còn ẩn ức phẩn nộ, buồn phiền cho cảnh ngộ :

"tai ương ta há sợ nào ?
chỉ lo xe đổ, vua nhào đớn đau
ta vẫn biết đinh ninh là họa
cứ kiên tâm cho thỏa lòng trung
muốn tâm sự nhưng nào có dịp
ta bỏ đi tìm cớ xa rời... "

Nhưng đi đâu về đâu ? trong cảnh ngộ của những người vong quốc, ly hương... nên cuối cùng kẻ sĩ, chỉ còn biết chọn cho mình một lối đi, để người sau muôn đời không cười chê, biếm nhẽ. Ngày đó, đúng vào mùng năm tháng năm âm lịch, mà hậu thế gọi là Tết Ðoan Ngọ.

Trước khi có cuộc đổi đời bi thảm ngày 30-4-1975, ngưởi Việt quanh năm suốt tháng cứ bận rộn với tết nhất và lễ hội. Theo tập quán lâu đời của dân tộc, ngoài ba ngày đầu xuân, thiêng liêng rất được mọi người trân quý, Tết Ðoan Ngọ hằng năm nhằm ngày mồng năm tháng năm âm lịch, cũng rất được coi trọng, nên mới có câu phong dao trữ tình, được truyền khẩu từ lâu đời, mà hầu như ai cũng thuộc :

"tháng tư đong đậu nấu chè,
ăn Tết Ðoan Ngọ, trở về tháng năm... "

Lúc này thời tiết cả nước đã vào cuối hạ nhưng nơi nơi nắng ấm chói chang, xanh rực một màu. Chim chóc bé lớn đủ loại từ muôn phương rủ nhau về, xây tổ trên khắp các cành lá xum xê, ngay cả mái đình trường học, líu lo bay nhảy. Tháng năm cũng là thời gian bận rộn ở nông thôn vì sắp vào mùa cấy :

"tháng tư đi tậu trâu bò,
để cho ta lại làm mùa tháng năm ".

Vì truyền thống của dân tộc Việt, là vừa làm vừa ăn, nên mọi người đã cử hành Tết Ðoan Ngọ một cách vui nhộn và trang trọng, theo đúng phong tục tập quán của tổ tiên bao đời.

Theo tài liệu có ghi nơi các sách Phong Thổ và Tuế Thời Tạp Ký... thì Ðoan có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ là giữa trưa. Bởi vậy Tết Ðoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa, thời gian mà vầng Thái Dương, treo ngay giữa đỉnh trời. Người Tàu còn gọi Tết Ðoan Ngọ là ngày Trùng Ngũ. Nhưng dù có được gọi bằng tên gì chăng nữa, ý nghĩa ngày tết trên, là tưởng nhớ tới Khuất Nguyên, một thi gia lỗi lạc đầu tiên của Trung Hoa, cũng là một anh hùng nghĩa sĩ, suốt đời vì vua vì nước.

Cuối cùng vì không đạt được lý tưởng, cảm thấy tủi hận buồn sầu, nên đã tuẫn tiết trong dòng sông Mịch La. Hôm đó nhằm ngày mồng năm tháng năm âm lịch. Trong dòng sử Việt, ngay từ thời phong kiến cho tới ngày nay, xã hội Hồng-Lạc được xây dựng theo truyền thống Tam Giáo (Nho-Lão-Phật), lấy tam cương, ngủ thường, trung-hiếu-tiết-nghĩa, làm kim chỉ nam khi dấn thân vào đời. Do trên, danh tiết của Khuất Nguyên cũng đã ảnh hưởng tới sĩ phu trí thức VN, như Lữ Gia, Trưng-Triệu, Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Thông, Ung Chiếm, Cao Hành, Bùi Hàng...... Mới đây lại có Pham văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê van Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Văn Bá, Hoàng Cơ Minh, Trần Thiện Khải... cùng nhiều chiến sĩ vô danh của VNCH, cũng đã chọn cái chết vinh, để không sống nhục, giữa lúc đất nước và dân tộc lọt vào cùm gông nô lệ của chủ nghĩa đệ tam quốc tế, do Hồ Chí Minh và đảng VC cỏng từ Nga-Tàu về.

+ Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT ÐOAN NGỌ

Trước khi Khuất Nguyên tuẫn tiết, người Trung Hoa cổ cũng đã tổ chức lễ hội vui chơi vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch nhưng chỉ nhằm mục đích cúng tế thần linh, xin phù hộ cho nhân gian tránh được những bệnh thời khí, do sự nóng bức quá độ của nắng hè gây ra. Về sau để ngày tết có ý nghĩa hơn, nhân dịp quan Ðại Phu nước Sở là Khuất Nguyên, trầm mình chết trên sông Mịch La vào ngày mồng năm tháng năm. Thêm vào đó, trong ngày này có Lưu Thần-Nguyễn Triệu vào núi hái thuốc, lạc bước tới được cõi Thiên Thai và đã kết duyên cùng tiên nữ. Tất cả các ý nghĩa trên, được cô đọng trong ngày Tết Ðoan Ngọ. Ngày này, các thầy thuốc cũng tổ chức cúng Tổ Ðình và lễ tết các gia sư trong ngành.

- KHUẤT NGUYÊN :

Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, thì Khuất Nguyên sống vào thời Chiến Quốc (403-221 trước Tây Lịch TTL). Ông tên là Bình, tên chử là Nguyên, sinh năm 340 trước tây lich (TrTL), trong một gia đình quý tộc tộc, lại cùng họ với nhà vua. Sở lúc đó, là một trong bảy nước, có lãnh thổ rộng lớn, nằm ở bờ nam sông Dương Tử, tới tận biên giớiViệt-Lào-Thái-Miến ngày nay. Nước này đất rộng, dân đông nên rất cường thịnh. Từ lúc còn trẻ, ông rất ham mê đọc sách, nên gần như đã ngấu nghiến hết các tác phẩm danh tiếng đương thời, qua mọi lĩnh vực thiên văn, địa lý, lịch pháp, nông nghiệp, văn học và nghệ thuật. Bởi vậy ông có kiến thức rất là uyên bác và thực tế, nên được triều đình lúc đó rất coi trong.

Tham chính, được giữ chức Tả Ðồ, một tước vị chỉ đứng dưới vua và quan tể tướng mà thôi, nhằm thời Sở Hoài Vương, có nhiệm vụ can ngăn, khuyên nhũ nhà vua mỗi khi hành động lầm lẫn. Ngoài ra Ông còn nổi tiếng văn hay, chữ tốt và là một thiên tài ngoại giao, nên được vua tin dùng, giao trọng trách Từ Lệnh, giúp Thiên Tử thảo Văn Án, soạn Sắc Lệnh... Tóm lai, trong triều ông thân cận bên vua, cùng bàn bạc việc nước. Ngoài ngõ, thay mặt thiên tử, tiếp xúc, bàn bạc với các phái bộ ngoại giao, của các lân bang và chư hầu. Nhờ vào tài trí lỗi lạc của Khuất Nguyên, nên vua Sở Hoài Vương lúc đó, được các nước Tề, Yên, Triệu, Nguỵ, Hàn, cử làm Lãnh Tụ phái Hợp Tung, do Tô Tần xướng xuất, để chống lại nước Tần hùng mạnh, lúc đó đang lăm le tóm thâu sáu nước, trong đó có Sở. Về đối nội, Khuất Nguyên chủ trương rất nhiều cải cách, trọng dụng người hiền tài không phân biệt xuất xứ, làm cho dân giàu nước mạnh, để thống nhất Trung Nguyên, đã bị chia rẽ loạn lạc từ mấy trăm năm qua.

Thời nào cũng vậy, sĩ khí của đấng trượng phu trí thức, luôn khác biệt với tư cách hèn kém của bọn khoa bảng ích kỷ. Ðó là không bao giờ vênh váo tự mãn khi đắc thời, cũng như chẳng thèm luồng lọt bưng bợ cấp trên, để vinh thân phì gia, giữ yên địa vị. Ngoài ra Khuất Nguyên vốn là bậc chính nhân, tình tình cương trực, chí khí trong sáng, không buông thả bản thân và lúc nào cũng đặt tổ quốc-danh dự-trách nhiệm, trên tầng cao ngất của cuộc đời, nên không bao giờ biết vị nể những kẻ làm bậy, dù đó là nhà vua hay hoàng thân quốc thích.

Nên mới bảo chữ tài liền với chữ tai một vần là thế đó. Bởi vậy ông đã đụng chạm tới bọn sâu dân mọt nước, đang đầy rẫy trong triều đình nước Sở, mà đầu sỏ là Cận Thương, đang giữ chức Thượng đại phu. Bên cạnh đó còn có tập đoàn quý tộc nước Sở, do Tử Lan điều khiển, bị thua thiệt quyền lợi về những cải cách vừa ban hành, nên cũng ra mặt chống đối. Ðể loại trừ bậc trung thần, cũng là cái gai nhức nhối, bọn tham quan và quý tộc, đem rất nhiều vàng bạc châu báu, tới đút lót hối lộ cho ái thiếp của vua là Trịnh Tụ, nhờ đâm thọt, bôi bác Khuất Nguyên trước mặt thiên tử, với đủ tội xấu và tố cáo ông ỷ tài, lạm quyền, khi dễ nhà vua trước quần thần.

Nguyên Hoài Vương là một vị vua hôn muội, nên trúng kế gian, nghe lời sàm tấu, lần hồi xa lánh và không còn tin dùng hay nghe bất cứ một lời gì của ông như trước. Ðã vậy, vua còn tin dùng Cận Thương, Tử Lan và đám nịnh thần. Quan trọng hơn hết là Sở Hoài Vương đã trúng kế ly gián của thuyết khách nước Tần là Trương Nghi, làm lũng bại kế sách Hợp tung chống Tần của Tồ Tần đề ra, khiến cho sự liên hiệp quân sự sáu nước tan rã. Trước tình cảnh nguy ngập của đất nước, Khuất Nguyên lúc đó tuy bị giáng chức, chỉ còn lo việc cúng tế trong cung đình, nhưng cũng hốt hoảng lo sợ, không phải vì bị bãi quan lột chức, mà là sự tồn vong của Sở quốc. Quả nhiên Hoài Vương, vì không chịu nghe theo lời can khuyên của ông, nên trúng kế phản gián của Trương Nghi, bị giam lỏng tại Hàm Dương và chết nhục hận trên đất Tần.

Khoảnh Tương Vương tức vị làm vua nước Sở, càng hôn muội hơn vua cha, lại thêm bên ngai có đầy bọn quan quyền thân Tần do Tử Lan cầm đầu. Bọn này bầy kế, dụ vua đầy Khuất Nguyên xuống cõi Giang Nam, ra khỏi triều chính. Tại đây ông thất chí, ngày ngày ca hát nghêu ngao như người điên, làm bài phú cuối cùng là "HOÀI SA", trong đó gửi gấm tâm tình của một sĩ phu trí thức yêu nước nhưng bất lực trước bọn khoa bảng khỉ đột, gởi tới hậu thế như một lời vĩnh biệt. Trong nỗi buồn đau thảm tuyệt, khi nhận được tin Sinh Ðô của Sở đã lọt vào Tần và đất nước đang sắp diệt vong. Vì quân Tần đã tràn ngập Hán Bắc, nên ông cùng mọi người chạy loạn qua Hồ Ðộng Ðình, men theo sông Thuận Nguyên tới tận Tương Tây. Cuối cùng sống những ngày lang thang ở ngoại thành Trường Sa, rồi trong phút tuyệt vọng, ông ôm đá nhảy xuống dòng sông Mịch La, trầm mình tuẫn quốc, kết thúc cuộc đời của kẻ nặng tình với dân nước nhưng sinh bất trùng thời. Hôm đó nhằm ngày mồng năm tháng năm âm lịch.

Ðược tin Khuất Nguyên tử tiết, vua Sở Tương Vương vô cùng thương xót và ân hận, nên ra lệnh cho dân chúng cõi Giang Nam, làm cỗ bàn để cúng tế ông. Từ đó mới có tập tục gói Bánh Ú Tro bằng lá dông, ngoài buộc chỉ Ngũ Sắc, ném xuống sông. Riêng Mịch La là tên của một con sông nhỏ, chảy qua ngoại ô thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, quê hương Mao Trạch Ðông và Chu Dụng Cơ, nguyên thủ tướng Trung Cộng. Tại đây, hằng năm vào dịp Tết Ðoan Ngọ, đều có tổ chức đua thuyền với ý nghĩa, cứu vớt linh hồn của Khuất Nguyên, qua mấy ngàn năm u uất, phiêu lãng trên sông nước muôn trùng.

Sau khi Khuất Nguyên qua đời, nước Sở cũng có nhiều bậc văn nhân tài tử, danh tiếng lẫy lừng lúc đó như Tống Ngọc, Ðường Lặc, Cảnh Sái... Những người này tuy rập đúng khuông mẫu của Khuất Nguyên trong sáng tác nhưng không có một ai có được tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn, cao đẹp như người sĩ phu trí thức họ Khuất. Bởi vậy cái đám khoa bảng ăn hại ích kỷ này, chỉ giỏi khoe danh và bằng cấp, để nổ và được mời ngồi trên chiếu trước giữa sân đình, chứ không một ai dám nói thật, can vua vì đâu có ai dại yêu nước, để chuốc lấy thân bại danh liệt và cái chết thảm khốc như bậc trung thần, nghĩa sĩ Khuất Nguyên. Rốt cục nước Sở từ đó, trên thì vua dốt, chung quanh là đám quan quyền quý tộc, ngu dốt tham lam chỉ biết kết bè hưởng thụ, ai chết mặc bây, tàn nhẩn phá nát triều cương, đâm sau lưng chiến sĩ, góp sức làm cho nước Sở bị tiêu diệt bởi bạo Tần.

Ngoài danh tiếng lẫy lừng về chánh trị và ngoại giao, Khuất Nguyên còn sáng tác rất nhiều thơ văn, hiện còn lưu lại hậu thế 25 tác phẩm rất nổi tiếng, vì ông là một thi hào lớn, có địa vị cao trong nền văn học cổ điển Trung Hoa, đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần yêu nước, chẳng những của Hán tộc, mà còn truyền bá sâu rộng tới các dân tộc Á Ðông theo Nho giáo.

Là người viết rất nhiều và tác phẩm nào, từ Cửu Ca, Cửu Chương, ThiênVấn... tới Ly Tao... bài nào cũng dượm nồng nhiệt tình khí phách, hiên ngang dũng cãm, thể hiên tính hào hoa phong nhã của một bậc kỳ tài.

Cửu Chương, gồm 9 bài thơ với chung một chủ đề "buồn-hận", nói lên tâm trạng của một bề tôi trung quân ái quốc, tức Khuất Nguyên, vì can vua mà phải trải qua nỗi khốn khổ trong cảnh lưu đày. Riêng "Cửu Ca và Thiên Vấn", được các nhà nhà biên khảo lịch sử đời sau, đánh giá là tuyệt tác trong nền văn học cổ điển Trung Hoa. Thiên vấn đề cập tới 170 vấn đề, về các hiện tượng có liên quan tới trời đất, xã hội và các sự việc xãy ra hằng ngày. Ðây là một sáng tác rất mới mẻ vào thời đó, khi hầu hết các văn nhân thi sĩ chỉ biết khóc gió thương mây. Riêng Cửu Ca là những khúc hát dân gian, với nội dung cúng tế thần thánh nhưng lại chứa đựng một sự tưởng tượng phong phú, được lồng trong những áng văn chương lãng mạn, làm cho các bài ca tế thần thánh khô khan, trở thành vũ điệu ca múa, được mến mộ trong chốn cung đình.

Nhưng tiêu biểu hơn hết trong sự nghiệp văn chương của Khuất Nguyên, vẫn là bài trường phú "Ly Tao" thuộc loại phú thơ trữ tình, xuất hiện sớm và có số câu dài nhất lúc đó, ảnh hưởng mạnh mẽ tới các thế hệ sỉ phu về sau.

Ly Tao có nghĩa là xa vua nên buồn. Ðây là thi phẩm đầu tay của Khuất Nguyên, được sáng tác khi quân Tần tràn vào Hán Bắc, lúc ông bị bãi chức lưu đầy qua các miền đất, suốt Ðộng Ðình Hồ, tới tận hạ lưu Tương Tây thuộc Hồ Nam. Thơ viết theo thể trường phú, có 370 câu, gói trọn nỗi niềm bi tráng thương hận, của một nhà ái quốc, trước nạn nước nhưng đành phải trơ mắt gục đầu bất lực. Suốt dòng thơ, Khuất Nguyên dùng văn bút máu lệ, để thể hiện cái lý tưởng cao đẹp, tinh thần yêu nước nồng nàn, qua những ngày tháng đấu tranh không mệt mõi của một sĩ phu trí thức.Toàn bài thơ nồng đượm nhiệt tình, ý tưởng khoáng đạt cao quý, nói lên cái khí phách của bậc đại nhân quân tử, khiến cho thơ dù đã viết cách đây gần mấy ngàn năm, vẫn có sức thu hút truyền cảm với hậu thế, nhất là đối với người Việt vong quốc ly hương. Trong thơ Ông còn dùng lối nhân cách hóa để tượng trưng vớí các điển tích thần thoại, biểu lộ mối tình cảm chân thành, dành cho Dân-Nước (Vua). Có thể nói được, mỗi chữ trong thơ như một giọt lệ sầu, còn một câu một đoạn, có khác gì dòng máu tươi thay mực viết, diễn tả nỗi nghẹn uất của trái tim khô, sau bao ngày hoài mơ tuyệt vọng. Tình tiết bi tráng như thế, làm sao không bắt người đọc phải ngẩn ngơ, cảm xúc và rơi những giọt lệ buồn.

Thế lữ, nhà thơ mới nổi tiếng của VN thời tiền chiến, đã cảm xúc khi đọc, nên trìu mến gọi thi phẩm bất hủ của Khuất Nguyên là "Nàng Ly Tao":

"mượn lấy bút NÀNG LY TAO tôi vẽ,
và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca... "

Do ảnh hưởng to lớn như thế, nên suốt dòng lịch sử Trung Hoa, hình ảnh nhà chính trị cũng là một thi hào, đã bàng bạc trong tâm khảm mọi người, mà đồng điệu, đồng tình và gần gũi với ông nhất trong phong cách của người chính nhân quân tử, bậc sĩ phu trí thức, khiến ai cũng cúi đầu ngưởng mộ. Người đó là Văn Thiên Tường (1236-1282 sau tây lịch). Ông chẳng những là một nhà thơ lổi lạc, mà còn là chí sĩ yêu nước nồng nàn. Trong triều đình, làm quan tột đỉnh với chức Khu Mật Sứ-Hửu Thừa Tướng vào thời Tống Mạt. Khi quân Mông Cổ xâm lăng, chiếm kinh đô Lâm An (Hàng Châu) của Nam Tống. Ông tự cầm quân, phò vua Tống Ðoan Tông chống ngăn giặc. Tại Quảng Ðông vào năm 1278 vì thế giặc quá mạnh, nên cả chúa tôi đều bị giặc bắt. Vua bị giết, còn Ông được giải về cầm giam tại Yên Kinh hơn ba năm. Trong tay giặc, người chiến sĩ trí thức, khước từ tất cả lợi danh, phú quý, noi gương người xưa, thà chết sớm mà chết vinh, để không sống lâu lên lão làng nhưng sống để chuốc lấy nhục nhã một đời làm quan-tướng khiếp hèn :

"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm, chiếu hãn thanh..."

Tại VN, các gương trung liệt trên, cũng đã được các bậc liệt nữ anh hùng, trong dòng sinh mệnh dân tộc Hồng Lạc như Nhị Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Biểu, Trần Bình Trọng, Ðặng Dung, Võ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương... và gần đây, trong cuộc chiến chống xâm lăng cộng sản (1955-1975), nhiều tướng lãnh VNCH như Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Van Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai... chấp nhận cái chết, để muôn đời sánh vai với tiền nhân, sống vinh trong cõi thênh thang miên trường.

Có thể khẳng định một điều về đạo đức của Khuất Nguyên, trong mấy ngàn năm qua, đã là tấm gương chung để mọi thế hệ cùng soi sáng. Ðó là cái tiết tháo của bậc anh hùng, há không phải là những tấm phao tiếp sức cho các sĩ phu mọi thời, từ Chu văn An, Nguyễn Trãi, Phạm Quý Thích, Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông... sáng tạo nên những bài thơ hùng hồn bi tráng, kêu gọi toàn dân nỗi dậy, chống giặc xâm lăng trong lúc nước nhà bị ngoại bang dày xéo đô hộ, vua quan u tối bất lực, khiến chính trị đảo điên, nhân tâm phân tán chia rẽ, làm sao đủ sức chống chọi với giặc thù ?.

Ngoài quan điểm chính trị và thái độ xử thế trên, phần lớn các nhà thơ VN xưa cũng như nay, hay lấy cuộc đời bất hạnh, thân phận éo le của Khuất Nguyên, để gửi gấm tâm sự ngang trái của chính mình. Tiêu biểu hơn hết là thi hào Nguyễn Du, tài hoa nhất trong dòng văn học nước nhà xưa nay chưa ai sánh kịp, nhưng đường công danh thì trôi nỗi bềnh bồng bất như ý của một hàng thần lơ láo. Riêng Cao Bá Quát lại càng bi thiết hơn, với kiếp số hùng tài nhưng thân phận bèo bọt, sinh bất trùng thời, cuối cùng bất đắc chí phải làm giặc, để liên lụy tới toàn gia phải bị bêu đầu. Tuy vậy lúc nằm vào máy chém, người sĩ phu trí thức Cao Bá Quát đã noi gương Khuất Nguyên, không hề run sợ :

"Phóng bộ học hành ngâm
Thí thụy Ly Tao ông
ba hồi trống giục mồ cha kiếp
một nhát gươm đưa đ. mẹ đời"

Lời thơ đã nói lên sĩ khí của người quân tử, luôn coi cái chết nhẹ hơn lông hồng, khác biệt một trời với bọn tham quan hàng tướng, khi đắc thời thì la lối khua mồm, lúc giặc mới chỉ vào tới biên quan, đã rủ nhau ù chạy ra ngoại quốc. Nay yên thân phì gia mập mặt, lại tiếp tục đắc thời, không bao giờ biết xấu hổ với thuộc cấp và đồng bào hằng ngày.

Ðược quý trọng tột cùng, nên Khuất Nguyên chẳng những có một địa vị cao quý trong tâm khảm các bậc trí thức, trong một số lớn thơ vịnh và chính Tùng Thiệu Vương, bậc tài hoa thời nhà Nguyễn, tùng được vua Tự Ðức không tiếc lời khi hạ bút khen tặng :

-văn như Siêu Quát, vô Tiền Hán
thi đáo Tùng Tuy, thất Thịnh Ðường."

Ông này đã không tiếc tiền bạc, lập riêng một nhà thờ, để tưởng nhớ Khuất Nguyên cũng như các nhà thơ nổi tiếng của VN.

Ngoài Ly Tao, bài phú Hoài Sa, sáng tác cuối cùng của Khuất Nguyên, tuy lời lẽ không được trau chuốc như bài trên, nhưng cũng được hậu thế đánh giá là tuyệt tác vì lời lẽ ai oán thảm tuyệt, ai đọc qua cũng không thể ngăn được thương tâm chính mình.

+ NGÀY QUÂN LỰC 19-6, NHỚ TỚI NHỮNG VỊ ANH HÙNG "SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN"

Từ ngày thành lâp cho tới khi rã ngủ ngày 30-4-1975, QLVNCH có hơn 100 tướng lãnh. Nhiều vị đã anh dũng nằm xuống giữa chiến trường như Ðổ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên... hoặc bỏ xác trong chốn lao tù cộng sản tận miền biên giới Hoa-Lào-Việt. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.

Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác,, nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là cái TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : "Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần ố Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành ".Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai... ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.

* THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ :

Xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù, từng tham gia Mặt Trận Ðiện Biên Phủ năm 1954. Nguyên Tư Lệnh Quân Ðàn II từ 1974-1975. Viết về Tướng Phú, hầu như các sử gia cận đại trong và ngoài nước, phần nào quy trách nhiệm cho ông, trong trận Ban Mê Thuộc thất thủ vào tháng 3-1975. Kế tiếp là cuộc lui quân từ Pleiku về Tuy Hòa, trên Liên Tỉnh Lộ 7-B hoàn toàn thất bại, làm tan vở gần hết lực lượng hùng hậu của Quân Ðoàn II.

Hậu quả lam hằng trăm ngàn đồng bào vô tội và binh sĩ các cấp đã chết thảm trong khi di tản, vì các cấp chỉ huy cuộc lui quân từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, cho tới ngoài mặt trận, chia rẽ đố kỵ, làm mất hết yếu tố thành công, khác xa với cuộc lui quân đêm 20-4-1975 của SD18BB +LD1ND + TK.Long Khánh + TD82BDQ do tướng Lê Minh Ðảo đi bộ chỉ huy, trên Liên Tỉnh Lộ 2, lính và dân hầu hết đều được về tới Bà Rịa, kể cả TD2/43/SD18BB của Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế, đoạn hậu trong cuộc lui quân thần tốc này.

Tự biết mình là vị tướng trấn giữ biên cương, không làm tròn trách nhiệm trước đồng bào và quân sĩ dưới quyền, tướng Phú đã khẳng khái kết thúc đời mình bằng độc dược ngày 1-5-1975, dù ông có phương tiện để chạy ra ngoại quốc như một vài tướng lãnh khác. Ông chết trước là để tạ tôi với quốc dân và trên hết là chứng tỏ với giặc Cộng, cái uy vũ của người làm tướng Miền Nam, không phải ai cũng hèn hạ như VC từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... khi sa cơ đã tàn nhẩn bán rẽ đồng đội mình cho địch,, để Đỗi lấy tiền bạc và mạng sống cá nhân.

* THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :

Tư Lệnh quân đoàn IV tại Cần Thơ. Ông sinh trưởng trong một gia đình danh giá đạo đức tại Thừa Thiên và xuất thân từ Binh chủng Nhảy Dù. Trong cuộc đời binh nghiệp, Ông là một trong những tướng lãnh Miền Nam, cho tới ngày cuối cùng, luôn được tiếng là liêm chính, nghiêm minh và đạo đức.

Ngày 30-4-1975, dù Sài Gòn bị VC tấn công tứ phía nhưng gần hết lãnh thổ Quân Khu IV, quân lực VNCH và các cấp chỉ huy tại các tiểu khu vẫn còn nguyên vẹn và giũ vững tinh thần. Khi Tổng Thống Minh nghe theo sự xúi giục của Nguyễn Hửu Hạnh và đám VC nằm vùng, bắt QLVNCH buông súng đầu hàng. Tướng Nam tuân hành theo lệnh thượng cấp và kỷ luật quân đội nhưng nhất quyết không bỏ chạy cũng chịu nhục trước giặc xâm lăng. Vì vậy ông đã dùng súng tự kết liểu đời mình, ngay trong văn phòng Tư Lệnh quân đoàn tại Cần Thơ, trong sự vô cùng thương tiếc của thuộc cấp và binh sĩ dưới quyền, trong đó có cố Ðại Tá Tỉnh trưởng Chương Thiện là Hồ Ngọc Cẩn, cùng binh sĩ, không chịu buông súng đầu hàng.

* THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG :

Ông sinh năm 1933 tại Hốc Môn, tỉnh Gia Ðịnh. Nguyên Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó quân đoàn IV. Là người hùng, khi còn là Tư Lệnh SD5BB, đã cùng với Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, lúc còn làm Tỉnh Trưởng Bình Long, đã giữ vửng An Lộc, trong suốt 68 ngày bị 4 SD Bắc Việt vây hảm, trong mùa hè đỏ lửa 1972. Từ năm 1973, Tướng Hưng về làm Tư Lệnh SD21BB, sau đó là Tư Lệnh Phó QDIV.

Ngày 30-4-1975, sau khi Dương Van Minh đầu hàng giặc, Thiếu Tướng Nam tuẫn tiết tại văn phòng tư lệnh. Tướng Hưng về nhà, từ giả thân quyến, bạn bè và binh sĩ dưới quyền, rồi tự sát lúc 8 giờ 30 tối cùng ngày, để mãi mãi cùng với các anh hùng liệt nữ. đi vào thanh sử VN muôn đời.

* CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ :

Nguyên Tư Lệnh SD5BB, một SD dã chiến từ Bắc Việt di cư vào Nam từ năm 1955, trải qua nhiều vị tư lệnh nổi tiếng như Woàng A Sáng, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng và cuối cùng là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ từ 1974 cho tới khi tàn cuộc chiến. SD5BB đã trấn giữ nhiều năm vùng đất, tuy sát nách Sài Gòn nhưng hung hiểm, bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long.

Tướng Vỹ đả bảo toàn được lãnh thổ gần như nguyên vẹn, cho tới khi có lệnh đầu hàng. Noi gương tiền nhân bất khuất, trước toàn thể sĩ quan các cấp thuộc Bộ Tư Lệnh SD5BB tại căn cứ Lai Khê ố Bình Dương, Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng lục Beretta 6,35 ly, từng đeo bên mình nhiều năm, để bắn vào đầu tự sát.

* CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI :

Ông xuất thân khóa 7 trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, sinh năm 1926 tại Cần Thơ (tài liệu của Nguyễn Thanh Vân). Ông xuất thân từ Binh chủng Biệt Ðộng Quân và là một trong những người có công lớn, trong việc hoàn thành Trung tâm huấn luyện BDQ. Dục Mỹ năm 1961. Ðây là lò luyện thép đúng nghĩa, trong việc đào tạo quân nhân các cấp của binh chủng biệt động, chuyên hành quân rừng núi sình lầy. Trước khi trở thành Tư lệnh SD7BB. Chuẩn tướng Hai, đã giữ chức Chỉ Huy Trưởng BDQ/QLVNCH, góp phần lớn trong việc đánh đuổi cộng sản đệ tam quốc tế, ra khỏi thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, trong trận Tết Mậu Thân 1968.

Theo bước các cấp chỉ huy tại quân đoàn IV anh hùng là Thiếu Tướng Nam, Chuẩn tướng Hưng... nên ông đã tự sát tại căn cứ Ðồng Tâm của BTL.SD7BB vào trưa ngày 30-4-1975. Thi hài ông đã được thuộc cấp, nhân lúc cộng sản đang say men vơ vét chiến lợi phẩm, mang về tận Sài Gòn giao cho gia đình an táng.

Ðúng như lời nhận xét thật vô cùng chí lý của Thiếu tướng Mỹ George Wear" khi quân sĩ VNCH được chỉ huy bởi các cấp lãnh đạo cũng như tướng lãnh giỏi, đạo đức, thì Họ chiến đấu xuất sắc như bất kỳ một quân đội của các nước trên thế giới, mà điển hình nhất là trận đánh cuối cùng tháng 4-1975 tại Xuân Lộc-Long Khánh, đã làm cho tập đoàn lãnh đạo cộng sản, tại Bắc Bộ Phủ phải run sợ và la làng, vì bị thương vong và thiệt hại quá to lớn, hơn bất cứ một trận đánh nào đã xảy ra trong chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975)."

Câu nói trên đã được chứng minh một cách trung thực về khả năng tác chiến thần thánh của QLVNCH, trong viêc ngăn chân và tiêu diệt giặc Bắc xâm lăng. Nhưng tiếc thay những bậc sĩ quan các cấp, đạo đức tài giỏi thì bạc mệnh, đa truân cũng như những cấp lãnh đạo anh minh, lại vô quyền bất lực. Tình trạng VNCH như thế làm sao không mất nước vào tạy đệ tam cộng sản quốc tế, y như nước Sở thời Chiến quốc, vua u mê, quần thần xu nịnh ngu dốt, nên cuối cùng bị Tần quốc thôn tính tiêu diệt.

+ VÀI TỤC LỆ TRONG NGÀY TẾT ÐOAN NGỌ :

Trước khi Khuất Nguyên trầm mình tuẫn tiết trong dòng nước Mịch La, thì người Tàu cũng đã có lễ hội mồng năm tháng năm nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt với hiện tại. Theo quan niệm cổ của người Hán, mồng năm là một trong ba ngày xấu nhất trong tháng (mồng năm, mười bốn, hăm ba ố đi chơi cũng lổ, lọ là đi buôn), nên rất xui xẽo. Ai lỡ có con cái sinh nhằm những ngày đó, thì vô cùng buồn bã, vì nghĩ rằng chúng về sau sẽ phản lại cha mẹ họ hàng.

Nhưng sau khi Khuất Nguyên tuẫn tiết, danh tiếng trung liệt của ông, được loan truyền khắo nước Sở và nhân gian, nên miệng đời lại Đỗi khác. Do đó ngày mồng năm tháng năm, trở thành đại đại kiết và hạnh phúc.

Vui Tết Ðoan Ngọ tuy cùng chung một ý nghĩa nhưng không nơi nào giống nhau. Tại VN trước khi cộng sản quốc tế vào làm cái gọi cách mạng tháng 8 -1945, người dân miền Bắc vui Tết Ðoan Ngọ rất trang trọng. Ngoài cổ bàn linh đình để tế lễ thần linh, tại các chùa, đình và tư gia, mọi người còn theo nhiều tập tục cổ truyền, của tổ tiên bao đời truyền lại như tục giết sâu bọ, nhuộm móng tay móng chân, đeo bùa trừ rắn, tắm nước lá mùi, vào núi hái thuốc và đi lễ Tết Thầy.

Riêng tại Trung Hoa và những nước Ðông Nam Á có Hoa kiều sinh sống, ngày Tết Ðoan Ngọ được tổ chức với nhiều trò vui lạ. Một trong những trò chơi còn giữ tới ngày nay như trò "Ðố Lá "rất được trai gái ở nông thôn hưởng ứng. Thật ra đây là dịp để trai gái có dịp công khai gặp gở trao Đỗi, mà không sợ bị gia phong lễ giáo ràng buộchay cấm đoán :

"May thay giải cửu tương phùng,
gặp tuần "Ðố Lá ", thỏa lòng tìm hoa "
(Kiều - Nguyễn Du)

Trong ngày này người Hoa cũng như VN be cây xương Bồ đem về nhà tán nhỏ thành bột, trộn vào rượu để uống trong tết Ðoan Ngọ. Cũng lấy các loại Ngãi Cứu bện thành hình thú vật hay trái tim, đeo trong người và treo trước cửa trừ tà :

"giữa trưa ngày Tết, lúccùng vui
rượu mới xương Bồ, uống Tết chơi "
(Nguyễn Trãi)

Nhưng vui hơn hết là cuộc dua "Bơi Trãi", một loại thuyền nhỏ nhưng dài, gần giống loại ghe Ngo, của người Việt gốc Khmer ở các tỉnh Vĩnh Bình, Ba Xuyên dùng đua trong các dịp Tết. Cuộc đua được tổ chức trong hầu hết các miền đất củ của nước Sở trước kia quanh Ðộng Ðình Hồ nhưng qui mô nhất vẫn trên sông Mịch La, ngoại thành Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Tại đây mọi người đem bánh trái, hoa quả trong đó không bao giờ thiếu bánh Ú gói lá dông, ném xuống sông, hàm ý để tôm cá, thuồng luồng ăn đồ cúng, mà quên ăn xác Khuất Nguyên.

- GIẾT SÂU BỌ TRONG NGÀY MÙNG NĂM THÁNG NĂM BẰNG THỨC ĂN :

Theo quan niệm của người xưa, trong bộ máy tiêu hóa của con người, có rất nhiều sâu bọ ký sinh và vi khuẩn. Ðặc biệt mỗi năm, chúng chỉ xuất hiện một lần duy nhất vào ngày mùng năm tháng năm. Ðây là cơ hội để con người tiêu diệt chúng bằng cách "uống rượu nếp, ăn hoa quả "ngay khi vừa thức giấc. Tục này rất được thịnh hành ở nông thôn miền Bắc và Bắc Trung phần, trước năm 1954.

Miền Nam VN sau năm 1955 có hơn triệu người Bắc di cư, mang theo mỹ tục trên và được bản địa tiếp nhận nồng nhiệt và vui vẻ. Nhưng có điều khác biệt, là rượu nếp của miền Bắc khác hẳn với cơm rượu miền Nam. Ðây là hai thức uống hoàn toàn xa lạ, vì rượu nếp miền Bắc nấu bằng gạo lức, còn cơm rượu miền Nam thì làm bằng nếp trắng. Tuy nhiên cả hai thứ đều cùng cho ta cái cảm giác cay cay ngọt ngọt tuy không say khướt nhưng cũng đủ làm cho ai đó ngây ngất tâm hồn. Sau này người dân thành thị dùng các loại rượu Ðế, Martel, Cognac... thay thế các thức uống trên, để giết sâu bọ và vi khuẩn trong bộ máy tiêu hóa vào sáng sớm mồng năm tháng năm.

- NHUỘM MÓNG TAY CHÂN VÀ ÐEO BÙA CHO TRẺ CON TRONG NGÀY TẾT ÐOAN NGỌ :

Trong ngày mồng năm tháng năm, nếu người lớn phải ăn uống để trừ giết sâu bọ, thì trẻ con cũng phải nhuộm móng tay chân, bằng một loại lá nhỏ và dài, có tên "Lá móng tay ",, để chúng không bị sâu bọ quấy nhiễu, làm hại. Ðặc biệt, không được nhuộm ngón tay trỏ, vì nó là Thần Chỉ. Ngoài ra trong ngày Tết Ðoan Ngọ, trẻ con được cha mẹ đeo cho một túi bùa may bằng vải ngủ sắc, trong có cục Hồng Hoang trị rắn và các loại trái cây trừ sâu bọ.

Tại các nước VN, Trung Hoa kể cả Ấn Ðộ và nhiều dân tộc khác ở Ðông Nam Á, mọi người đều tin rằng, trong ba trăm sáu mươi lăm ngày, chỉ có ngày mồng năm tháng năm duy nhất "Rắn và Người "hòa hợp hòa giải hưu chiến. Ngày đó rắn không cắn người vì trẻ con đều có đeo bùa trừ rắn. Do trên, tục ngữ mới có câu "Len lén như rắn mồng năm ".

Ấn Ðộ là quốc gia rộng lớn tại Nam Á, khí hậu nóng ẩm, nên là giang sơn của hơn 400 loài rắn, trong đó có 40 thứ tuyệt độc mà hiện nay nhân loại chỉ mới tìm ra 3 loại huyết thanh chữa trị, nên hằng năm người Ấn chết vì bị rắn cắn rất nhiều. Cũng tại Ấn Ðộ, vào ngày mồng năm tháng năm đều có mở ngày Hội Rắn tại vùng Battish Shirala, thuộc tiểu bang Maharashtra. Theo một ký giả của tờ Life, có mặt tại chổ viết bài tường thuật, cho biết từ tờ mờ sáng hôm đó, đã có hàng hàng lớp lớp rắn đủ loại, không biết tới từ nơi nào đến, tuyệt độc như rắn đeo kính, rung chuông, hổ mang, mai gầm... cho tới các loại hiền khô như rắn nước, rắn lãi, roi, mây... cũng đều rũ nhau kết hợp phóng về địa điểm hành lễ kể trên.

Hôm đó dân làng từ nam phu lão ấu, trai gái đủ hạng, ai nấy đều mặc đồ mới, kéo tới một ngôi đền cổ, nằm giữa rừng cây cối rậm rạp gọi là Ðền Rắn, để hành lễ cầu phước mong được như ý nguyện. Riêng những người bắt rắn chuyên nghiệp đã vào tận rừng sâu, để thỉnh về 30 ngài Cobra, là loại rắn tàn độc khủng khiếp nhất hiện nay, để chủ trì cuộc lễ. Rồi khi vầng thái dương treo đúng đỉnh đầu (Ðoan Ngọ), cuộc lễ mới chính thức cử hành. Ba mươi ông bà rắn độc, to và dài hơn 1m, được đặt nằm trên bàn lễ, đầy ứ thức ăn do mọi người dâng cúng như gà, heo, chuột, đậu rang... Mọi người quý cúng đông nghẹt, lẫn lộn với hằng ngàn thứ rắn, khiến cho du khách có mặt trong buổi lễ hôm đó, kể cả người Ấn tại các địa phương khác, cũng phải xanh hồn bạt vía vì sợ bị rắn cắn. nhưng kỳ diệu thay, rắn nào hôm đó cũng hiền khô và đều tỏ ra thân thiện với con người. Ðây là sự kỳ diệu của hoá công, mà khoa học tới nay vẫn chưa giải thích nỗi.

Sau khi cuộc lễ kết thúc tại Ðền Rắn, kế tiếp là diễn hành, rước kiệu rắn, với hoa đèn cờ xí rợp trời. Ba chục ông bà rắn cobra được 4 cô gái đồng trinh, thỉnh lên ngự trên 15 chiếc hoa, khiên thẳng tới một bãi đất trống. Tại đây các ngài rắn được thả xuống, rồi từng cặp múa may quay cuồng theo lệnh của các pháp sư Bà La Môn. Ðối với dân làng Battish Shirala, ai cũng tin tưởng ngày mùng năm tháng năm, rắn vào nhà nào thì gia chủ sẽ hưởng được những điều lợi phúc, nên họ thi nhau nấu nướng nhiều thức ăn rất ngon để đãi rắn.

Rồi ngày cũng trôi nhanh qua trong sự luyến tiếc của mọi người, khi trời bắt đầu khuất dần sau rặng núi xanh đen trước mặt. Lúc đó, các ngài Cobra được những thợ bắt rắn, ôm lên kiệu hoa và khiên thẳng vào bìa rừng. Lại cúng tế lần chót, trước khi thả các ngài vào rừng sâu hoang dã. Sau đó, người và rắn không còn hòa hợp, hòa giải, hòa bình mà trở mặt cắn giết nhau khi có dịp.

- MỒNG NĂM THÁNG NĂM, LƯU THẦN ố NGUYỄN TRIỆU LẠC CÕI THIÊN THAI :

Theo truyền thuyết, Lưu Thần và Nguyễn Triệu sinh vào đời Hán, nhân Tết Ðoan Ngọ, cả hai đi hái thuốc trên núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang (Trung Hoa). Không ngờ hai người lại lạc bước tới cõi Ðào Nguyên và gặp được hai tiên nữ tên Ngọc Tiên, Chân Tiên kết duyên chồng vợ. Sự tích này, trong Ðoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du tiên sinh có viết :

"xắn tay mở khóa động đào,
rẽ mây trông tõ, lối vào Thiên Thai... "

Tình duyên đang mặn nồng gắn bó chưa được nữa năm, Bỗng hai chàng nhớ mẹ cha, làng xóm, nên nằng nặc xin hai vợ tiên giúp trở về thăm cố hương. Vì hiểu thấu thiên cơ, nên hai nàng hết lòng ngăn cản chồng, đồng thời giải thích sự khác biệt giữa trần gian và tiên cảnh, nếu ra đi thì vĩnh viễn sẽ không bao giờ quay lại được nữa, vì cửa trời không bao giờ mở tới hai lần cho bất cứ một ai. Nhưng tiếng gọi của cố hương và lòng hiếu thảo bừng bừng khắc khoải, khiến cho Lưu-Nguyễn rứt áo, quyết định tạ từ hai nàng, để ra đi.

Nơi chốn cũ, sau bao ngày xa cách không ngờ lại là cảnh vật Đỗi sao đời, bể dâu trầm thống. Hai người chẳng những đã không gặp được thân quyến của mình vì tất cã đã chết hết, còn hàng xóm thì hoàn toàn xa lạ, nên sinh ra chán nản thất vọng. Bởi thế Lưu-Nguyễn quyết định trở lại cõi Ðào Nguyên, để xum họp với vợ tiên. Nhưng dù có la hét réo gọi ngày qua ngày, lối vào Thiên Thai đã bít, chỉ còn âm hưởng của rừng núi muôn trùng. Câu chuyện tình tiết ly kỳ đầy cãm động trên, lần nữa lại trùng họp với Từ Thức, cũng tìm đước lối tới Ðào Nguyên.

Trong văn học xưa nay, các văn thi sĩ VN, thường mượn hai điển cố trên, để sáng tác ngâm vịnh. Nhưng kiệt tác nhất vẫn là thi phẩm "Thiên Thai "của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939), rất được nhiều người ái mộ và đã phổ biến thành nhạc :

"... lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
nửa năm tiên cảnh
một bước trần ai
ước cũ duyên thừa có thế thôi... "

Nhân dịp kỹ niệm Lưu Thần, Nguyễn Triệu và Từ Thức, vào ngày mùng năm tháng năm hằng năm, giới Ðông Y Sĩ VN lẫn Trung Hoa, có lệ cúng Tổ ngành Y Dược, củng lễ Tết các vi gia sư. Riêng tại VN, hai Ðại Danh Y được nhắc nhớ nhiều nhất, vì đạo đức, phẩm cách và tài trí tuyệt vời : Nam Việt Ðại Sư Tuệ tỉnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- NAM VIỆT ÐẠI SƯ :

Là chức tước của vua Thành Tổ nhà Minh, ban cho Ðại Sư Tuệ tỉnh, một Thánh Y đời Hậu Trần. Ông họ Nguyễn, biệt hiệu Hồng Nghĩa Ðường, sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Nghĩa Phú, làng Thượng Hồng, Huyện Cẫm Giàng, tỉnh Hải Dương. Năm 6 tuổi, mồ côi cha mẹ, được sư cụ chùa Giao Thủy (chùa Keo) ở Bắc Ninh, đem về chủa nuôi dưỡng giáo hóa. Năm Thiên Phượng thứ 10, đời vua Trần Dụ Tông nhà Trần, nhà sư Tuệ tỉnh đi thi Đỗ Hoàng Giáp nhưng ông từ khước việc làm quan và vẫn tiếp tục tu hành. Hơn nửa nhìn gương Chu văn An lúc đó, dù là một đại quan quyền cao chức lớn nhưng vẫn bất lực trước nỗi hôn vua quan ngu, chỉ biết tham lam ích kỷ cá nhân, mà không bao giờ để ý tới cảnh nước non nguy khốn, dân chúng đang lầm than đói lạnh khắp nơi.

Trở về chốn Thiền Môn, tiếp tục tu trì Phật giới, đồng thời khổ công miệt mài nghiên cứu y học, qua các tài liệu sách vở của Ðại Danh Y Khổng Lộ thời trước. Nhờ đó, chẳng bao lâu ông đã trở thành một đại danh y của VN. Chính ông là người đầu tiên đã tìm tòi sáng chế ra các vị thuốc Nam Y, dần dần thay thế các vị thuốc Bắc thời đó rất khan hiếm, bởi Ðại Việt đang bị giặc Minh dầy xéo, do Trần Thiểm Bình vì cá nhân, mà rước voi Tàu về tàn phá quê hương VN, lúc đó là thời nhà Hồ.

Thuốc Nam do Ðại Sư Tuệ tỉnh bào chế, không thua kém gì thuốc Bắc. Ðể giúp đỡ cho đồng bào trong nước có phương tiện cứu chửa bệnh tật và các thương tích do chiến tranh gây ra, Ðại Sư đã khuếch trương được 24 cơ sở y tế từ thiện, với mục đích khám bệnh, phát thuốc miễn thi, tại 24 ngôi chùa trên đất Bắc, mà di tích lịch sử tới nay vẫn còn tại Yên Trang Tự, thuộc tỉnh Hải Dương. Ngoài ra Thánh Y cũng lưu lại hậu thế rất nhiều sách về Y Dược Nam Phương như Hồng Nghĩa Giác Thế Y Thư, Nam Dược Thần Hiệu...

Theo sử liệu, Tuệ tỉnh Ðại Sư bị giặc Minh bắt đem về Yên Kinh, nhưng nhở tinh thông y dược, nên ông đã cứu sống hoàng hậu của Minh Thành Tổ, nên được phong chức Nam Việt Ðại Sư và giữ lại trên đất Tàu.

- THẦN Y HÃI THƯỢNG LÃN ÔNG :

Sinh trưởng trong một gia đình thế gia vọng tộc, cũng là một đại quan thời vua Lê-Chúa Trịnh. Tên thật là Lê Hũu Trác, sinh ngày 17-11-1720 tại Ðường Hào, Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Vốn là người tài cao học rộng, có chí kinh bang tế thế nên luôn mang hoài bảo dấn thân giúp dân cứu nược. Nhưng ông kịp nhìn lại xã hội hư nát dưới thời vua Lê chỉ có hư vị, còn quyền bính thật sự đều ở trong tay dòng họ Trịnh. Cả vua chúa lúc đó đều sống trong cảnh xa hoa, kinh thành loạn lạc với đám kiêu binh Thanh-Nghệ, trong lúc dân chúng cả nước sống cực khổ lầm than đói lạnh, bởi sưu cao thế nặng và chiến tranh triền miên với Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong. Vì thế Hãi Thượng Lãn Ông quyết tâm từ bỏ mộng công hầu, chức quyền tập ấm, vinh hoa phú quý của gia đình, lui về ở ẩn tại quê ngoại Hương Sơn ố Hà tỉnh, là chốn sàng giã ruộng đồng, theo đuổi nghề thầy thuốc, quyết lấy sở học, noi gương Thánh Y Tuệ tỉnh đời trước, để cứu người.

Sự nghiệp vĩ đại của tiên sinh, hiện được hậu thế biết tới qua bộ sách Nam Dược : Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Ðây là một công trình nghiên cứu y học, dựa theo kinh nghiệm thành tựu của nghề thuốc trong cũng như ngoài nước. Sách được Lãn Ông biên soạn theo phương pháp Khoa Học Thực Nghiệm, qua thực hành suốt 44 năm hành y, gồm 28 tập, 66 quyển. Toàn bộ sách bao gồm đầy đũ, từ bào chế thuốc, sao tẳm cũng như cách chữa trị các bệnh nội ngoại khoa, các bệnh thiên thời truyền nhiểm như bệnh đậu, sởi và độc đáo nhất vào thời đó, là phương pháp dưỡng sinh phòng bệnh.

Ngoài danh hiệu Ðại Danh Y VN, Hãi Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, còn là một nhà thơ cổ điển lớn, trên thi đàn VN vào thế kỷ XVIII. Thơ ông luôn đượm màu đạo giáo, mang sắc thái của một bậc hiền triết Ðông Phương, đáng để hậu thế VN hôm nay, cũng đang như thời trước, sống trong cảnh nước nhục, dân đau vì sự độc tài khủng bố dưới gót sắt đô hộ của thực dân đỏ.:

"công danh trước mắt trôi như nước
nhân nghĩa trong lòng, chẳng đối phương... "

Do công đức vô lượng trên, nên VN đã chọn Thánh Tăng Tuệ tỉnh và Ðại Danh Y Lê Hữu Trác, tức Hãi Thượng Lãn Ông, làm Thánh Tổ ngành Nam Dược. Thất xứng đáng và vô cùng trân trọng.

Trời tháng năm ở đâu cũng oi bức dù thỉnh thoảng hay có nhửng trận mưa rào bất chợt. Ðối với người Việt trong cũng như ngoài nước, suốt ba chục năm qua, lại càng nôn nóng vì nỗi nhục nước dân đau. Bởi thế đâu có mấy ai, ngoài tầng lớp thượng lưu đỏ hiện nay, còn tha thiết vui cảnh tết nhất lễ hội. Ðây cũng là niềm đau nhưc nhối của kiếp người hèn nghèo đói lạnh, vì hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, mà phải lãng quên những phong tục tập quán tốt đẹp của tổ tiên ngàn đời lưu lại.

Ðời mà đến thế thì thôi, nên chỉ còn biết chập chờn trong cơn say tỉnh để mà vui. Bỗng dưng nghe như có tiếng một con chim Ðổ Quyên lạc bầy, đang khắc khoải thét gào gọi đàn, giữa canh trường mông mênh thảm đạm. Tiếng chim quá buồn, khiến hồn cô lữ nới quê người, cũng trùng trùng nỗi sầu vong quốc.

Còn đâu những ngày quê cũ, tháng năm đong đậu náu chè và những chiếc bánh ú tro thời tuổi học. Quê người tháng năm chưa nằm đã sáng, trên đường hoa phượng đỏ ối nhưng màu thắm tươi của những cánh bướm học trò, vẫn không ngăn được tiếng hờn của con Đỗ vũ, với giọng buồn đứt ruột, như đưa hồn người ly xứ vào cõi thương nhớ muôn trùng

"Có phải tiêc xuân mà đứng gọi
hay là nhớ nước lại nằm mơ ?
đêm đêm ròng rã kêu ai đó
làm khách giang hồ, dạ ngẩn ngơ"
(Nguyễn Khuyến)

Xóm Cồn- tháng 6/2007
Mường Giang

-------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

- Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm
- Phong Tục của Phan Kế Bính.
- Tết và Lễ Hội của Toan Ánh
- Thiên Hùng Ca QLVNCH của Pham Phong Dinh
- Trung Hoa gấm nhung của Thành Ðăng Khánh
- Du lịch Trung Hoa của Hứa Hoành
- sách báo PNDD, LV, HV...

Không có nhận xét nào: