Dân Việt Nam ta vốn có hồn thơ lai láng nên ngoài những mẩu chuyện châm biếm đả phá chế độ cộng sản, họ còn sáng tác rất nhiều vần thơ và ca dao nói lên những hoàn cảnh sinh hoạt bi ai cũng như tâm tư uất hận của người dân dưới chế độ bạo tàn. Dĩ nhiên những vần thơ "quốc cấm" này đều khuyết danh, chỉ được lén lút học thuộc lòng rồi thì thầm rỉ tai cho nhau nghe nên được gọi là "thơ chui". Những vần thơ chui đôi khi dí dỏm khiến người nghe phải tủm tỉm cười thầm hay ôm bụng cười sằng sặc hoặc đôi khi não nùng thống thiết bày tỏ tinh thần chống đối chủ nghĩa cộng sản đem lại đói khát, khổ đau, nhục nhã cho người dân sau ngày chúng cưỡng chiếm Miền Nam.
Vào ngày 30-4-1975, khi mà những đôi dép râu giẵm nát hè phố Sài Gòn thì mây sầu cũng phủ đầy trời, khí oan kín đất. Cái chiến thắng của những kẻ đào đường, phá cầu, giật mìn xe đò, đốt trường học, pháo kích nhà dân cũng là đám mây đen bắt đầu vần vũ báo hiệu một cơn giông tố hãi hùng sắp sửa xảy ra cho quê hương và dân tộc. Cho nên khi thấy những cái nón cối xuất hiện thì đồng bào đổ xô nhau chạy, chạy toát mồ hôi trước những kẻ tự xưng là "giải phóng". Nhìn cảnh tượng đó, một bác sĩ, cũng là một nhà thơ còn kẹt lại ở Việt Nam đã làm một bài thơ có tựa đề:
CHẠY! CHẠY!
Tự do, độc lập nhất trên đời,
Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!
Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.
Tổ cò, tổ quốc tung hê cả,
Nhân bánh nhân tình vứt bỏ rơi.
Ông Táo quên quần la cuống quýt:
"Mau lên kẻo nó tới kia rồi".
Và vừa chạy, đồng bào vừa bảo nhau:
Đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai.
Công lý và tự do là hai danh từ mang nhiều ý nghĩa cao đẹp mà người dân của bất cứ quốc gia nào cũng đều ấp ủ, thậm chí có rất nhiều người còn hy sinh xương máu mình để bảo vệ công lý và tự do. Nhưng những người cộng sản vốn độc tài, ghét công lý, thù tự do nên khi vừa cưỡng chiếm Miền Nam họ liền cho thay đổi hai con đường Công Lý, Tự Do ở Sài Gòn lại thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi. Thấy vậy người dân mới mỉa mai rằng:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.
Lúc mới chiếm được Miền Nam, Việt Cộng áp dụng nhiều biện pháp khắc khe để kềm kẹp đồng bào như kiểm soát từ miếng ăn, từ lời nói, tư tưởng, sự đi lại. Người dân muốn di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác phải xin phép với nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, khó khăn. Di chuyển không giấy phép sẽ bị bắt giữ hay không có danh sách trong "hộ khẩu". Người dân không còn được tự do đi lại dễ dàng như trước kia khiến họ oán ghét chế độ, từ đó trong lòng nhân dân phát sinh ra một bài thơ chui "ĐI RA . . . ĐI VÀO" khá dí dỏm, mở đầu bằng câu Kiều của Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta,
Ai ai cũng được đi ra, đi vào.
Chậm tiến như ở nước Lào,
Người dân vẫn được đi vào, đi ra.
Tiên tiến như ở nước Nga,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Xa xôi như nước Bồ-Đào,
Đồng bào vẫn được đi vào, đi ra.
Mọi rợ như Angola,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Độc tài như xứ bác Mao,
Nhân dân vẫn được đi vào, đi ra.
Chỉ riêng có tại nước ta,
Người dân cóc được đi ra, đi vào.
Chiếm được Miền Nam, cộng sản dùng mọi thủ đoạn gian manh như đổi tiền, đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản, sưu cao thuế nặng để bóc lột nhân dân cho đến trần trụi. Quá bần cùng, không cơm ăn áo mặc người dân phải đi ăn xin, ăn mày. Trong thời điểm này, ăn mày xuất hiện khắp đường phố và dân gian đã nhại bốn câu Chinh Phụ Ngâm để nói lên thảm cảnh ăn mày của người dân dưới sự cai trị tàn bạo của ngụy quyền tự nhận là "Đỉnh cao trí tuệ của loài người":
Con cháu Lạc Hồng chung giống cả,
Không què đui sao rủ rê nhau.
Đảng ta bị gậy trao tay,
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày . . . ăn xin!
Sau ngày 30-4-1975, Miền Nam như sụp xuống địa ngục, tập đoàn cộng sản đã vẽ nên bức tranh đen tối cho quê hương. Trước kia, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa người dân được sống sung túc về vật chất, thoải mái về tinh thần. Sự giàu sang, sung túc của Miền Nam bị những người cộng sản Bắc Việt gọi là "sự phồn vinh giả tạo" và sau khi "giải phóng" Miền Nam họ đã biến sự phồn vinh giả tạo này thành địa ngục của đói rách, khổ đau, nhục nhã, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, cả nước phải ăn cơm độn với khoai hay phải ăn bo bo. Các cựu sĩ quan với bằng tú tài, cử nhân, kỹ sư, giáo sư phải chạy xe ôm, đạp xích lô, bán chợ trời . . . Nhìn những người có học, trí thức đó phải bưng những cái mẹt đi bán từng trái chanh, trái ớt, từng bó rau muống, từng tấm vé số, từng điếu thuốc lá hay sửa xe ở góc đường thấy mà chảy nước mắt cho một cuộc đổi đời.
Trước cảnh quê hương bầm dập tả tơi, đồng bào lầm than khốn khổ, người dân đã nhại bài ca dao "Mười Thương" để nói lên thảm trạng của đất nước sau ngày được gọi là "giải phóng":
Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!
Cộng sản đưa ra khẩu hiệu "Lao động là vinh quang" nhưng thực chất của chính sách thi đua lao động là phương cách bóc lột mồ hôi, máu lệ của người dân để đời sống của cán bộ và lãnh đạo giàu sang, "ngồi mát ăn bát vàng". Đây, xin hãy nghe người dân nghèo khổ, lầm than gióng lên những tiếng chuông ngân dài, ai oán:
Thi đua làm một thành hai,
Để thằng cán bộ mua đài, mua xe.
Thi đua làm một thành ba,
Để thằng cán bộ xây nhà, lót sân.
Thi đua làm một thành tư,
Để thằng cán bộ tiền dư, bạc thừa.
Thi đua làm một thành năm,
Để thằng cán bộ vừa nằm, vừa ăn.
Phủ Chủ tịch có con dê,
Làm bao cán bộ vỗ về mệt công.
Dê Duẫn lẩn tránh đám đông,
Tối ngày tìm húc cái lồng không "rê". (Cái LỒNG không G).
Và khi mà Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẫn, Lê Đức Thọ làm nhục bằng cách tước hết binh quyền rồi giao cho chức vụ phụ trách "Sinh đẻ có kế hoạch" thì các chị em phái nữ che miệng cười:
Ngày xưa Võ Giáp cầm quân,
Ngày nay Võ Giáp cầm quần chị em.
Còn những chị em khác có óc hài hước, hóm hỉnh hơn một chút thì khúc khích rỉ tai nhau mà rằng:
Ngày xưa Võ Giáp bịt đồn,
Ngày nay Võ Giáp bịt l.. chị em.
Để kết luận, dưới sự cai trị của cộng sản, đồng bào đói khổ, xã hội suy đồi, truyền thống dân tộc bị chà đạp, tự do con người bị tước đoạt. Và cũng dưới sự cai trị của cộng sản mà Việt Nam ta đã trở thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, còn xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội nhiều tệ đoan nhất hoàn vũ. Tóm lại, Xã Hội Chủ Nghĩa của cộng sản hoàn toàn thất bại, bị phá sản toàn diện, gây ra những vết thương rỉ máu cho Mẹ Việt Nam và những vết thương rỉ máu này chỉ lành được khi quê hương không còn bóng dáng của những người cộng sản.
Lê Thương
Richmond, Virginia 03-2007
Vào ngày 30-4-1975, khi mà những đôi dép râu giẵm nát hè phố Sài Gòn thì mây sầu cũng phủ đầy trời, khí oan kín đất. Cái chiến thắng của những kẻ đào đường, phá cầu, giật mìn xe đò, đốt trường học, pháo kích nhà dân cũng là đám mây đen bắt đầu vần vũ báo hiệu một cơn giông tố hãi hùng sắp sửa xảy ra cho quê hương và dân tộc. Cho nên khi thấy những cái nón cối xuất hiện thì đồng bào đổ xô nhau chạy, chạy toát mồ hôi trước những kẻ tự xưng là "giải phóng". Nhìn cảnh tượng đó, một bác sĩ, cũng là một nhà thơ còn kẹt lại ở Việt Nam đã làm một bài thơ có tựa đề:
CHẠY! CHẠY!
Tự do, độc lập nhất trên đời,
Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!
Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.
Tổ cò, tổ quốc tung hê cả,
Nhân bánh nhân tình vứt bỏ rơi.
Ông Táo quên quần la cuống quýt:
"Mau lên kẻo nó tới kia rồi".
Và vừa chạy, đồng bào vừa bảo nhau:
Đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai.
Công lý và tự do là hai danh từ mang nhiều ý nghĩa cao đẹp mà người dân của bất cứ quốc gia nào cũng đều ấp ủ, thậm chí có rất nhiều người còn hy sinh xương máu mình để bảo vệ công lý và tự do. Nhưng những người cộng sản vốn độc tài, ghét công lý, thù tự do nên khi vừa cưỡng chiếm Miền Nam họ liền cho thay đổi hai con đường Công Lý, Tự Do ở Sài Gòn lại thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi. Thấy vậy người dân mới mỉa mai rằng:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.
Lúc mới chiếm được Miền Nam, Việt Cộng áp dụng nhiều biện pháp khắc khe để kềm kẹp đồng bào như kiểm soát từ miếng ăn, từ lời nói, tư tưởng, sự đi lại. Người dân muốn di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác phải xin phép với nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, khó khăn. Di chuyển không giấy phép sẽ bị bắt giữ hay không có danh sách trong "hộ khẩu". Người dân không còn được tự do đi lại dễ dàng như trước kia khiến họ oán ghét chế độ, từ đó trong lòng nhân dân phát sinh ra một bài thơ chui "ĐI RA . . . ĐI VÀO" khá dí dỏm, mở đầu bằng câu Kiều của Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta,
Ai ai cũng được đi ra, đi vào.
Chậm tiến như ở nước Lào,
Người dân vẫn được đi vào, đi ra.
Tiên tiến như ở nước Nga,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Xa xôi như nước Bồ-Đào,
Đồng bào vẫn được đi vào, đi ra.
Mọi rợ như Angola,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Độc tài như xứ bác Mao,
Nhân dân vẫn được đi vào, đi ra.
Chỉ riêng có tại nước ta,
Người dân cóc được đi ra, đi vào.
Chiếm được Miền Nam, cộng sản dùng mọi thủ đoạn gian manh như đổi tiền, đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản, sưu cao thuế nặng để bóc lột nhân dân cho đến trần trụi. Quá bần cùng, không cơm ăn áo mặc người dân phải đi ăn xin, ăn mày. Trong thời điểm này, ăn mày xuất hiện khắp đường phố và dân gian đã nhại bốn câu Chinh Phụ Ngâm để nói lên thảm cảnh ăn mày của người dân dưới sự cai trị tàn bạo của ngụy quyền tự nhận là "Đỉnh cao trí tuệ của loài người":
Con cháu Lạc Hồng chung giống cả,
Không què đui sao rủ rê nhau.
Đảng ta bị gậy trao tay,
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày . . . ăn xin!
Sau ngày 30-4-1975, Miền Nam như sụp xuống địa ngục, tập đoàn cộng sản đã vẽ nên bức tranh đen tối cho quê hương. Trước kia, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa người dân được sống sung túc về vật chất, thoải mái về tinh thần. Sự giàu sang, sung túc của Miền Nam bị những người cộng sản Bắc Việt gọi là "sự phồn vinh giả tạo" và sau khi "giải phóng" Miền Nam họ đã biến sự phồn vinh giả tạo này thành địa ngục của đói rách, khổ đau, nhục nhã, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, cả nước phải ăn cơm độn với khoai hay phải ăn bo bo. Các cựu sĩ quan với bằng tú tài, cử nhân, kỹ sư, giáo sư phải chạy xe ôm, đạp xích lô, bán chợ trời . . . Nhìn những người có học, trí thức đó phải bưng những cái mẹt đi bán từng trái chanh, trái ớt, từng bó rau muống, từng tấm vé số, từng điếu thuốc lá hay sửa xe ở góc đường thấy mà chảy nước mắt cho một cuộc đổi đời.
Trước cảnh quê hương bầm dập tả tơi, đồng bào lầm than khốn khổ, người dân đã nhại bài ca dao "Mười Thương" để nói lên thảm trạng của đất nước sau ngày được gọi là "giải phóng":
Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!
Cộng sản đưa ra khẩu hiệu "Lao động là vinh quang" nhưng thực chất của chính sách thi đua lao động là phương cách bóc lột mồ hôi, máu lệ của người dân để đời sống của cán bộ và lãnh đạo giàu sang, "ngồi mát ăn bát vàng". Đây, xin hãy nghe người dân nghèo khổ, lầm than gióng lên những tiếng chuông ngân dài, ai oán:
Thi đua làm một thành hai,
Để thằng cán bộ mua đài, mua xe.
Thi đua làm một thành ba,
Để thằng cán bộ xây nhà, lót sân.
Thi đua làm một thành tư,
Để thằng cán bộ tiền dư, bạc thừa.
Thi đua làm một thành năm,
Để thằng cán bộ vừa nằm, vừa ăn.
Phủ Chủ tịch có con dê,
Làm bao cán bộ vỗ về mệt công.
Dê Duẫn lẩn tránh đám đông,
Tối ngày tìm húc cái lồng không "rê". (Cái LỒNG không G).
Và khi mà Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẫn, Lê Đức Thọ làm nhục bằng cách tước hết binh quyền rồi giao cho chức vụ phụ trách "Sinh đẻ có kế hoạch" thì các chị em phái nữ che miệng cười:
Ngày xưa Võ Giáp cầm quân,
Ngày nay Võ Giáp cầm quần chị em.
Còn những chị em khác có óc hài hước, hóm hỉnh hơn một chút thì khúc khích rỉ tai nhau mà rằng:
Ngày xưa Võ Giáp bịt đồn,
Ngày nay Võ Giáp bịt l.. chị em.
Để kết luận, dưới sự cai trị của cộng sản, đồng bào đói khổ, xã hội suy đồi, truyền thống dân tộc bị chà đạp, tự do con người bị tước đoạt. Và cũng dưới sự cai trị của cộng sản mà Việt Nam ta đã trở thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, còn xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội nhiều tệ đoan nhất hoàn vũ. Tóm lại, Xã Hội Chủ Nghĩa của cộng sản hoàn toàn thất bại, bị phá sản toàn diện, gây ra những vết thương rỉ máu cho Mẹ Việt Nam và những vết thương rỉ máu này chỉ lành được khi quê hương không còn bóng dáng của những người cộng sản.
Lê Thương
Richmond, Virginia 03-2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét