Ðầu Triết có lỗ hổng!
Chủ tịch nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã bộc lộ nhiều lổ hổng trong đầu nhân chuyến công du Hoa Kỳ từ 18 đến 23-06-07.
Thứ nhất, VietNamNet 19-06-07 trích lời Nguyễn Minh Triết tâm tình với đại diện “Việt kiều” tại Nữu Ước “bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền... Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng. Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi Việt Nam phải theo một cái khuôn cố định nào đó?”.
Dư luận quốc tế ngạc nhiên về tầm hiểu biết chính trị của Nguyễn Minh Triết
(1) Quyền tự do lập đảng của công dân Mỹ cũng như Pháp được quy định trong Hiến Pháp nên nhiều hay ít không tùy thuộc vào quyết định của nhà cầm quyền mà do khả năng cạnh tranh. Trái lại, Điều 69 Hiến Pháp 1992 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do được quyền thông tin”, nhưng bị Nhà nước tướt đoạt tất cả. Nộp đơn xin lập đảng, lập hội cũng được đi gở lịch mà không xin phép cũng bị tù.
(2) Các đảng trong hệ thống chính trị đa nguyên thay nhau cầm quyền do toàn thể công dân chọn lựa qua bầu cử hoàn toàn tự do. Nhưng, các nhà lãnh đạo Việt Nam do đảng viên Cộng sản chọn lựa nên thiếu vắng yếu tố dân chủ.
(3) Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 bị đảng Cộng sản biến đổi thành Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không thông qua bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào. Tới nay, nước Pháp có Đệ ngũ Cộng Hòa đều do quyết định từ các cuộc trưng cầu dân ý.
(4) Cả Khối Cộng từng tuyên bố “dân chủ xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Nhưng, cả những cán bộ từng khuôn nắn chế độ như tướng Trần Độ, cựu phó chủ tịch Quốc hội thốt lên thời Pháp thuộc còn dân chủ hơn hiện nay.
(5) Tại sao Việt Nam cứ phải theo cái khuôn Marx-Lenin trong khi nhiều dân tộc khác, kể cả người Nga đã từ bỏ? Thể chế cộng sản đã mang lại vô vàn thương đau cho dân tộc qua các chiến dịch Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp, Hợp tác hóa, Giải phóng miền Nam, Xây dựng chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn tư bản phát triển. Việt Nam đứng bên bờ vực đói rét vào năm 1985.
Thứ hai, báo chí tại Việt Nam bị què quặt, tin tức bị bóp méo vì Chính quyền không thực thi nghiêm chỉnh Hiến pháp 1992 cũng như Công ước về Dân quyền và Quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.
(1) Không tờ báo nào ghi nhận các hoạt động phản đối Nguyễn Minh Triết trong khi truyền thông quốc tế loan tin đầy đủ và rộng rãi các cuộc biểu tình phản đối tổng thống George W. Bush song song với lúc hội đàm cùng các tương nhiệm.
(2) Khi tường trình về lần gặp mặt giữa George W. Bush và Nguyễn Minh Triết báo chí quốc doanh đã cắt xén phần phát biểu về nhân quyền của chủ nhân Tòa Bạch Ốc “Tôi cũng xác định rất rõ để những mối giao hảo phát triển sâu rộng hơn thì điều quan trọng cho bằng hữu là phải có cam kết mạnh mẽ về nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng xã hội chỉ giàu đẹp khi người dân được quyền phát biểu tự do hoặc có tự do tín ngưỡng."
(3) Mặc dù được sàng lọc kỹ càng trước khi cho tháp tùng, nhưng chiều 20-06-07, Nguyễn Minh Triết cũng tập họp đám phóng viên quốc doanh để nhắc nhở và răn đe “Báo chí làm theo luật báo chí và có sự lãnh đạo của Đảng... Công của báo chí rất lớn. Nhưng, bên cạnh đó, vẫn còn những bài vở cần phải chú ý... Mỗi nhà báo nên có sự cân nhắc tác động chính trị xã hội của mỗi bài viết”.
Thứ ba, Nguyễn Minh Triết ê mặt khi bị Hành Pháp, Lập Pháp Hoa Kỳ và Cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ trích, chất vấn tới tấp về những vi phạm nhân quyền nên chỉ lo chống chế “Vụ xử lý vừa qua là xử lý những công dân của Việt Nam vi phạm pháp luật, không phải là xử lý những người bất đồng chính kiến... Riêng về vấn đề tôn giáo, thì cũng như quý vị đã biết, Việt Nam có rất nhiều các hoạt động, nhà thờ, chùa chiền hoạt động một cách tự do”.
(1) Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa ra tòa mà không có luật sư biện hộ. Khi bị đơn lên tiếng biện hộ thì bị mật vụ bịt miệng. Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt mặc áo tù trước khi Tòa tuyên án. Vì thế, dư luận thế giới gọi đó là các phiên tòa kangaroo.
(2) Tất cả cơ sở tôn giáo tại Việt Nam đều hoạt động dưới sự chỉ đạo nghiêm ngặt của đảng Cộng sản. Kẻ “vô thần” lại chỉ đạo cho người “hữu thần” chẳng khôi hài lắm sao? Hòa thượng chỉ đạo cho giám mục về phương pháp chăn chiên có hợp lý không mặc dù đều hữu thần.
(3) Trên tờ The Wall Street Journal, ba dân biểu Chris Smith, Bart Stupak và Frank Wolf nhắc nhở Hà Nội “Lúc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, qui chế hội viên được chấp thuận theo điều kiện đảm bảo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền một cách vững chải và liên tục... Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam không sẵn lòng thực thi các nghĩa vụ của WTO, thì họ chẳng xứng đáng hưởng dụng các phúc lợi của thành viên... Nhân quyền là vấn đề trung tâm - Và tuyệt nhiên là cốt lõi của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và bất cứ một chính quyền nào. Việt Nam chẳng phải là biệt lệ”.
Thứ tư, Nguyễn Minh Triết nói với “Việt kiều yêu nước” tại khách sạn ở vùng Hoa Thịnh Đốn “Đảng và Nhà nước khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng ta đều là những người Việt Nam máu đỏ, da vàng, chung một người mẹ Việt Nam. Dù người mẹ có khó khăn, nghèo khổ, nhưng vẫn là người mẹ mà mình yêu quý suốt đời”.
(1) Hầu hết người Việt hải ngoại đều yêu nước Việt Nam dù đã mang quốc tịch nước ngoài. Nhưng, tuyệt đối không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị kiểu cộng sản. Không yêu nước Việt Nam thì chẳng ai tốn công sức vận động, cổ vũ cho thể chế dân chủ, nguồn gốc thúc đẩy phát triển vững bền mọi mặt. Không thương dân (bà con, bè bạn) thì làm sao Việt Nam nhận được hơn 4 tỉ USD/năm.
(2) Đảng Cộng sản trải thảm đỏ rước “Việt kiều yêu nước” vì họ ủng hộ đường lối cai trị độc tài của Việt Nam và không bao giờ tham gia các hoạt động chống đối, nhưng, vè đã lưu truyền “Việt gian, Việt Cộng, Việt kiều; ba thằng họp lại tiêu điều Việt Nam”. Ai làm môi giới bán công nghệ lỗi thời cho Việt Nam; mở khách sạn, quán bar để bán thuốc lắc; mở công ty điện thoại để vận chuyển hàng lậu; săn lùng gái quê để bán cho đường dây mãi dâm quốc tế hoặc cung cấp cho các xưởng bóc lột sức lao động ở nước ngoài?
(3) Chính quyền Mỹ đã bắn tiếng cho Chính phủ Hà Nội nên tìm cách nói chuyện với người Việt hải ngoại, nhưng Nguyễn Minh Triết chỉ muốn nghe những lời xu nịnh của đám Việt kiều yêu nước nên bang giao Việt-Mỹ cứ gập gềnh.
(4) Người Việt hải ngoại không chịu sự chi phối về tư tưởng, văn hóa [xã hội chủ nghĩa], kinh tế, pháp lý (nếu không hiện diện tại Việt Nam) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên rất khó biến thành công cụ cho Chính phủ Hà Nội.
Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi nếu đảng Cộng sản không sớm cải tổ hệ thống chính trị theo hướng dân chủ thực sự, không tôn trọng nhân quyền, và tiếp tục sử dụng ngón đòn tiêu lòn với Cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đại Dương
(@VNNB)
Chủ tịch nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã bộc lộ nhiều lổ hổng trong đầu nhân chuyến công du Hoa Kỳ từ 18 đến 23-06-07.
Thứ nhất, VietNamNet 19-06-07 trích lời Nguyễn Minh Triết tâm tình với đại diện “Việt kiều” tại Nữu Ước “bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền... Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng. Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi Việt Nam phải theo một cái khuôn cố định nào đó?”.
Dư luận quốc tế ngạc nhiên về tầm hiểu biết chính trị của Nguyễn Minh Triết
(1) Quyền tự do lập đảng của công dân Mỹ cũng như Pháp được quy định trong Hiến Pháp nên nhiều hay ít không tùy thuộc vào quyết định của nhà cầm quyền mà do khả năng cạnh tranh. Trái lại, Điều 69 Hiến Pháp 1992 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do được quyền thông tin”, nhưng bị Nhà nước tướt đoạt tất cả. Nộp đơn xin lập đảng, lập hội cũng được đi gở lịch mà không xin phép cũng bị tù.
(2) Các đảng trong hệ thống chính trị đa nguyên thay nhau cầm quyền do toàn thể công dân chọn lựa qua bầu cử hoàn toàn tự do. Nhưng, các nhà lãnh đạo Việt Nam do đảng viên Cộng sản chọn lựa nên thiếu vắng yếu tố dân chủ.
(3) Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 bị đảng Cộng sản biến đổi thành Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không thông qua bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào. Tới nay, nước Pháp có Đệ ngũ Cộng Hòa đều do quyết định từ các cuộc trưng cầu dân ý.
(4) Cả Khối Cộng từng tuyên bố “dân chủ xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Nhưng, cả những cán bộ từng khuôn nắn chế độ như tướng Trần Độ, cựu phó chủ tịch Quốc hội thốt lên thời Pháp thuộc còn dân chủ hơn hiện nay.
(5) Tại sao Việt Nam cứ phải theo cái khuôn Marx-Lenin trong khi nhiều dân tộc khác, kể cả người Nga đã từ bỏ? Thể chế cộng sản đã mang lại vô vàn thương đau cho dân tộc qua các chiến dịch Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp, Hợp tác hóa, Giải phóng miền Nam, Xây dựng chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn tư bản phát triển. Việt Nam đứng bên bờ vực đói rét vào năm 1985.
Thứ hai, báo chí tại Việt Nam bị què quặt, tin tức bị bóp méo vì Chính quyền không thực thi nghiêm chỉnh Hiến pháp 1992 cũng như Công ước về Dân quyền và Quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.
(1) Không tờ báo nào ghi nhận các hoạt động phản đối Nguyễn Minh Triết trong khi truyền thông quốc tế loan tin đầy đủ và rộng rãi các cuộc biểu tình phản đối tổng thống George W. Bush song song với lúc hội đàm cùng các tương nhiệm.
(2) Khi tường trình về lần gặp mặt giữa George W. Bush và Nguyễn Minh Triết báo chí quốc doanh đã cắt xén phần phát biểu về nhân quyền của chủ nhân Tòa Bạch Ốc “Tôi cũng xác định rất rõ để những mối giao hảo phát triển sâu rộng hơn thì điều quan trọng cho bằng hữu là phải có cam kết mạnh mẽ về nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng xã hội chỉ giàu đẹp khi người dân được quyền phát biểu tự do hoặc có tự do tín ngưỡng."
(3) Mặc dù được sàng lọc kỹ càng trước khi cho tháp tùng, nhưng chiều 20-06-07, Nguyễn Minh Triết cũng tập họp đám phóng viên quốc doanh để nhắc nhở và răn đe “Báo chí làm theo luật báo chí và có sự lãnh đạo của Đảng... Công của báo chí rất lớn. Nhưng, bên cạnh đó, vẫn còn những bài vở cần phải chú ý... Mỗi nhà báo nên có sự cân nhắc tác động chính trị xã hội của mỗi bài viết”.
Thứ ba, Nguyễn Minh Triết ê mặt khi bị Hành Pháp, Lập Pháp Hoa Kỳ và Cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ trích, chất vấn tới tấp về những vi phạm nhân quyền nên chỉ lo chống chế “Vụ xử lý vừa qua là xử lý những công dân của Việt Nam vi phạm pháp luật, không phải là xử lý những người bất đồng chính kiến... Riêng về vấn đề tôn giáo, thì cũng như quý vị đã biết, Việt Nam có rất nhiều các hoạt động, nhà thờ, chùa chiền hoạt động một cách tự do”.
(1) Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa ra tòa mà không có luật sư biện hộ. Khi bị đơn lên tiếng biện hộ thì bị mật vụ bịt miệng. Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt mặc áo tù trước khi Tòa tuyên án. Vì thế, dư luận thế giới gọi đó là các phiên tòa kangaroo.
(2) Tất cả cơ sở tôn giáo tại Việt Nam đều hoạt động dưới sự chỉ đạo nghiêm ngặt của đảng Cộng sản. Kẻ “vô thần” lại chỉ đạo cho người “hữu thần” chẳng khôi hài lắm sao? Hòa thượng chỉ đạo cho giám mục về phương pháp chăn chiên có hợp lý không mặc dù đều hữu thần.
(3) Trên tờ The Wall Street Journal, ba dân biểu Chris Smith, Bart Stupak và Frank Wolf nhắc nhở Hà Nội “Lúc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, qui chế hội viên được chấp thuận theo điều kiện đảm bảo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền một cách vững chải và liên tục... Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam không sẵn lòng thực thi các nghĩa vụ của WTO, thì họ chẳng xứng đáng hưởng dụng các phúc lợi của thành viên... Nhân quyền là vấn đề trung tâm - Và tuyệt nhiên là cốt lõi của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và bất cứ một chính quyền nào. Việt Nam chẳng phải là biệt lệ”.
Thứ tư, Nguyễn Minh Triết nói với “Việt kiều yêu nước” tại khách sạn ở vùng Hoa Thịnh Đốn “Đảng và Nhà nước khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng ta đều là những người Việt Nam máu đỏ, da vàng, chung một người mẹ Việt Nam. Dù người mẹ có khó khăn, nghèo khổ, nhưng vẫn là người mẹ mà mình yêu quý suốt đời”.
(1) Hầu hết người Việt hải ngoại đều yêu nước Việt Nam dù đã mang quốc tịch nước ngoài. Nhưng, tuyệt đối không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị kiểu cộng sản. Không yêu nước Việt Nam thì chẳng ai tốn công sức vận động, cổ vũ cho thể chế dân chủ, nguồn gốc thúc đẩy phát triển vững bền mọi mặt. Không thương dân (bà con, bè bạn) thì làm sao Việt Nam nhận được hơn 4 tỉ USD/năm.
(2) Đảng Cộng sản trải thảm đỏ rước “Việt kiều yêu nước” vì họ ủng hộ đường lối cai trị độc tài của Việt Nam và không bao giờ tham gia các hoạt động chống đối, nhưng, vè đã lưu truyền “Việt gian, Việt Cộng, Việt kiều; ba thằng họp lại tiêu điều Việt Nam”. Ai làm môi giới bán công nghệ lỗi thời cho Việt Nam; mở khách sạn, quán bar để bán thuốc lắc; mở công ty điện thoại để vận chuyển hàng lậu; săn lùng gái quê để bán cho đường dây mãi dâm quốc tế hoặc cung cấp cho các xưởng bóc lột sức lao động ở nước ngoài?
(3) Chính quyền Mỹ đã bắn tiếng cho Chính phủ Hà Nội nên tìm cách nói chuyện với người Việt hải ngoại, nhưng Nguyễn Minh Triết chỉ muốn nghe những lời xu nịnh của đám Việt kiều yêu nước nên bang giao Việt-Mỹ cứ gập gềnh.
(4) Người Việt hải ngoại không chịu sự chi phối về tư tưởng, văn hóa [xã hội chủ nghĩa], kinh tế, pháp lý (nếu không hiện diện tại Việt Nam) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên rất khó biến thành công cụ cho Chính phủ Hà Nội.
Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi nếu đảng Cộng sản không sớm cải tổ hệ thống chính trị theo hướng dân chủ thực sự, không tôn trọng nhân quyền, và tiếp tục sử dụng ngón đòn tiêu lòn với Cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đại Dương
(@VNNB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét