Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2007

Công An Hà Nội Ngăn Chận Ông Michael Orona Tiếp Xúc Các Nhà Dân Chủ

Hà Nội – Ngày 30 tháng 8 năm 2007 – Qua sự vận động của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, ông Michael Orona, phó giám đốc thuôc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách về Dân chủ, Nhân Quyền và Lao Động đã có cuộc tiếp xúc với nhiều nhà dân chủ ở Hà Nội để tìm hiểu thêm về tìinh hình dân chủ tại Việt Nam.

Cuộc tiếp xúc dự trù diễn ra tại văn phòng làm việc của ông Nguyễn Phương Anh vào lúc 3 giờ chiều ngày 30 tháng 8 năm 2007 bao gồm 15 nhà hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam như Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Phạm Đức Chính, Đỗ Duy Thông v.v….. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm cách ngăn cản cuộc tiếp xúc này bằng cách bắt một số nhà dân chủ đến trụ sở công an tỉnh, ngăn chận họ không cho về Hà Nội. Anh Phạm Văn Trội đã bị công an bắt đem về đồn công an Hà Tây. Ngoài anh Trội, có 6 nhà dân chủ khác ở các vùng ngoài Hà Nội cũng đã bị công an bắt giữ, ngăn cản không cho về Hà Nội để gặp ông Michael Orona.

Tuy vậy, cuộc gặp mặt cũng đã diển ra giữa Ông Michael Orona với 8 nhà dân chủ khác ngay tại Hà Nội. Cuộc họp chỉ kéo dài được hơn nữa tiếng đồng hồ thì công an cũng đã ập vào văn phòng, bắt tất cả những người có mặt về đồn công an Bách Khoa để làm việc.

Nhà cầm quyền Hà Nội xác nhận quyền tự do hội họp của công dân trong điều 69 như “ công dân có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội…..” Hơn nữa cuộc gặp gỡ này với một viên chức cao cấp trong ngành Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách về Nhân Quyền. Sự đàn áp thô bạo cuộc hội họp vừa qua trước mắt ông Michael Orona đã chứng minh rõ Việt Nam là nhà nước toàn trị, không tôn trọng Nhân Quyền, không giống như những lời Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố với các dân biểu Hoa Kỳ là họ “đối xử tốt với Nhân Quyền”

Phụ Nữ Vì Nhân Quyền
womenforhumanrights@yahoo.com

Hàng đứng: Nguyễn Phương Anh, Ðỗ Chí Thông, Lê Quốc Quân, Nguyễn Quang Ðức, Phạm Văn Trội

Hàng ngồi: Vũ Hùng, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang

VIẾT VỀ HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

Liên tiếp trong nhiều ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam, báo nhân dân, đài tiếng nói việt nam, báo quân đội nhân dân, báo tiền phong... đồng loạt đăng tải các bài viết chỉ trích, đả phá Hoà thượng Thích Quảng Độ. Nội dung các bài được đăng tải giống nhau đến nỗi tưởng như được nhân bản, chỉ khác chút ít là ở tít đầu. Các bài viết đều thừa nhận có đông người ở các địa phương khác nhau kéo đến cơ quan nhà nước ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, để khiếu kiện. Tuyệt nhiên không thừa nhận đó là biểu tình. Tất cả đều có chung khẳng định :bọn phản động ở nước ngoài móc nối với bọn cơ hội chính trị trong nước đứng đầu là Thích Quảng Độ lôi kéo, xúi dục, kích động nhiều người tham gia biểu tình chống đảng, nhà nước.

Nhiều báo chí nước ngoài và dư luận trong nước mỉa mai: Việt Nam có biểu tình lúc nào mà có chuyện Hoà Thượng Thích Quảng Độ cầm tiền đi phân phát cho dân biểu tình. Đúng vậy, khi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Sài Gòn, Hà Nội thì báo chí Việt Nam im hơi lặng tiếng, cho đến giờ thì tập trung huy động cả một lực lượng báo chí khổng lồ chỉ trích, đả phá cái gọi là ”bọn phản động lưu vong và bọn cơ hội chính trị trong nước” mà điển hình là Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Vấn đề là tại sao đảng, nhà nước Việt Nam lại mở chiến dịch đả phá Hoà Thượng Thích Quảng Độ với quy mô chưa từng có như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Vấn đề tôn giáo đang là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay; Hoà thượng Thích Quảng Độ đang có sự ảnh hưởng lớn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Lẽ thường thì các hoạt động tôn giáo ở việt nam phải tuân theo sự hướng dẫn của đảng CSVN, chịu kiểm soát của đảng. Nhưng vị Hoà Thượng này đã bất chấp nguy hiểm, kiên quyết đấu tranh đòi tự do dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho hoạt động độc lập của tôn giáo, không chịu sự kiểm soát của đcsvn. Để thực hiện được mục tiêu ấy cái giá mà ông phải trả là đã phải vào tù ra tội nhiều lần, với thời gian gần 30 năm. Vậy mà con người ấy vẫn không chịu khuất phục; cho đến ngày nay, càng ngày ông càng có ảnh hưởng to lớn ở trong nước và quốc tế. Ông đã làm cho “nhiều người” hằn học, và tất nhiên họ phải tìm mọi cách loại bỏ ông ra khỏi thế giới tôn giáo nói chung, giáo hội phật giáo trong nước nói riêng.

2. Mâý năm gần đây, tình hình khiếu kiện của công dân vượt cấp, đông người diễn ra ngày càng gia tăng và phức tạp tại các cơ quan TW ở Hà nội và Sài Gòn, làm cho đảng, nhà nước lúng túng trong việc xử lý. Đặc biệt các sự kiện biểu tình diễn ra mới đây với quy mô chưa từng có đã làm cho đảng, nhà nước đau đầu. Trong lúc đang tính phương sách xử lý thì đột nhiên Hoà Thượng Thích Quảng Độ xuất hiện trước công chúng đang tham gia biểu tình; động viên, hỗ trợ kịp thời cho đồng bào đang gặp những khó khăn do chính quyền ngăn cấm tiếp tế, hạn chế các điều kiện sinh hoạt đối với những người tham gia biểu tình. Vì vậy được dân chúng nhiệt liệt chào đón. Việc làm này đã làm cho đảng, nhà nước Việt Nam phật ý, tức giận.

3. Đảng, nhà nước nhận thấy ở lòng dân đã không yên, báo hiệu sự không bình thường trong đời sống xã hội Việt Nam đã có mầm mống. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đã không còn tác dụng, do đã quá mất lòng tin đối với nhân dân; Vì vậy, đảng, nhà nước sẵn sàng vén tay xử lý đến tận gốc rễ. Hoà thượng Thích Quảng Độ là khởi đầu cho chiến dịch này. Để trấn an, đánh lạc hướng dư luận, các cơ quan thông tin của đảng, nhà nước đã mở chiến dịch tổng tấn công, bới lông tìm vết đối với Hoà Thượng, gán ghép nhiều tội danh để có cớ xử lý theo định hướng và để tung hoả mù cho thế giới khỏi lên án.

4. Thực hiện ý tưởng dập tắt đầu mối lớn nhất trong việc yểm trợ cho những người tham gia biểu tình. Vì những người dân đi khiếu kiện, biểu tình tuyệt đại đa số là dân nghèo, không có điều kiện để đi xa và tham gia dài ngày, buộc phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận cách giải quyết của chính quyền địa phương và thế là xã hội trở lại thời kỳ như những năm trước đây. Một xã hội tốt đẹp, không có biểu tình, không có người dân phản đối chính phủ, đó là chế độ XHCN.

5. Sự cay cú, đố kỵ đối với cá nhân Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Vì con người ông là con người không thể khuất phục, một con người suốt đời không chịu khoác chiếc áo của đảng cộng sản ban cho vì nó quá chật. Vậy mà được thế giới ca ngợi, trân trọng; năm 2006, ông được nhận giải thưởng rotta, và năm nay ông là một trong ứng viên sáng giá để nhận giải thưởng Nobel. Việc này không thể không chạnh lòng đối với những ai mà đang dưng dưng tự đắc, luôn cho mình là “sáng suốt, vĩ đại”.

Tập trung đả phá Hoà Thượng Thich Quảng Độ trong lúc này là một mũi tên trúng nhiều đích. Xem ra đây là việc đáng làm lắm chứ, chỉ có điều là làm thế nào để khỏi lộ rõ bản chất vốn có của mình. Xem ra các phương sách mà các cơ quan ngôn luận của đảng đang tiến hành vẫn còn non tay lắm.

Việt Nam, ngày 1 tháng 9 năm 2007
Minh Sơn
Ủy Ban Yểm Trợ Người Khiếu Kiện

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói gì về Điều 4 Hiến pháp?

“… Quy luật là, không ai có thể kéo lùi bánh xe lịch sử …”

Bản tin thời sự trên kênh truyền hình VTV3 lúc 7 giờ tối ngày Thứ Hai 27/8/2007 tại Hà nội cho biết trong ngày chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến công tác tại Tổng Cục Chính Trị quân đội. Nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên chức quốc phòng của Tổng cục chính trị, ông Nguyễn Minh Triết nhắc lại nguyên tắc quân đội và các lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ đảng cộng sản Việt Nam, và nhấn mạnh đó là con đường bảo vệ tổ quốc Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Ông Triết nói:

“[Tôi] Khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng…”

Nói đến củng cố quân đội, xây dựng đảng, củng cố công tác chính trị tư tưởng trong quân đội thì không có gì mới lạ. Không một cán bộ cấp trung ương nào của đảng khi có dịp nói chuyện với các sĩ quan và tướng lãnh quân đội cộng sản Việt Nam mà không nhắc đi nhắc lại điều đó.

Điều lạ là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói với quân đội như trích ở trên rằng: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát”.

Điều 4 Hiến pháp nói gì mà ông Triết và đảng cộng sản của ông sợ hải như vậy? Điều 4 trong bản Hiến pháp (gồm 147 điều) do quốc hội thông qua năm 1992 (và sửa đổi thêm bớt bởi Nghị quyết do ông chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày 7/1/2002, trong đó Điều 4 vẫn được giữ y nguyên) ghi rằng:

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Như vậy Điều 4 Hiến pháp minh định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là luật tối thượng của quốc gia, dựa vào đó đảng cộng sản Việt Nam thu tóm mọi quyền hành trong tay, từ quyền hành chánh, quyền làm luật, quyền xử án, quyền biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của đảng, và quyền biến quân đội thành lực lượng vũ trang để bảo vệ đảng bám lấy quyền hành chính trị (chứ không phải là lực lượng bảo vệ sinh mạng của nhân dân và sự an toàn của đất nước như một nguyên tắc được thế giới văn minh công nhận). Và đó là nguyên nhân tạo ra suy đồi xã hội từ đạo đức đến văn hóa, giáo dục, y tế, cũng như nạn tham nhũng cửa quyền trở thành quốc nạn không thuốc chữa. Và nhất là an ninh quốc gia đang bị đe dọa bởi người anh em “môi hở răng lạnh” phương bắc mà đảng cộng sản Việt Nam do sự cai trị độc tôn không tạo được sự đoàn kết dân tộc để cùng đồng tâm hiệp lực chuẩn bị biện pháp đối phó.

Ngoài việc nhượng đất, nhượng biển, ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung quốc bắn giết, sự mất chủ quyền đối với Trung quốc còn được thấy rõ qua sự việc đầu tháng 8/07 bộ ngoại giao Trung quốc đã cho triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Trần Văn Luật đến bộ để khiển trách về việc báo chí Việt Nam đã làm ầm ỉ việc thực phẩm chế biến tại Trung quốc bị nhiễm độc mà theo bộ ngoại giao Trung quốc đáng lẽ truyền thông do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát nên im lặng để khỏi ảnh hưởng đến việc mua bán thực phẩm của Trung quốc. Trước đó, trong tháng 7/07 trước áp lực của Trung quốc, Việt Nam đã rút lại một chiếu khán nhập cảnh Việt Nam cấp cho một viên chức cao cấp thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party), đảng đang cầm quyền tại Đài Loan. (1)

Giới đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong nhiều năm qua đã thấy Điều 4 Hiến pháp là tảng đá làm nghẽn lối xây dựng dân chủ tại Việt Nam nên đã đặt vấn đề hủy bỏ điều 4 Hiến pháp như điều tiên quyết để giải quyết bế tắc Việt Nam. Một số đảng viên cao cấp đảng cộng sản như cố trung tướng Trần Độ, ông Lê Hồng Hà sau khi hồi hưu và bị trục xuất ra khỏi đảng cũng từng lên tiếng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp.

Nhưng một cách chính thức bộ máy cầm quyền của đảng chưa bao giờ lên tiếng về Điều 4 Hiến pháp. Lần này chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ chính trị, đến nói chuyện với Tổng Cục Chính Trị quân đội về Điều 4 và cảnh giác rằng “bỏ Điều 4 là tự sát” hẳn phải có một lý do quan trọng.

Tiền lệ làm việc của đảng cộng sản Việt Nam cho thấy đảng chỉ chính thức lên tiếng cảnh giác về một vấn đề khi vấn đề đó đang ngấm ngầm trở thành một đe dọa trong nội bộ đảng. Việc chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cảnh giác về sự hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp cho thấy rằng nội bộ quân đội và các lực lượng vũ trang khác đã có sự thúc bách đảng bỏ Điều 4 Hiến pháp, và đòi hỏi này đã làm cho giới lãnh đạo lo sợ.

Người ta còn nhớ, tháng 11/2006 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ra lệnh các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung thực hiện nghiêm chỉnh quyết định của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Đầu năm 2007, tại hội nghị báo chí toàn quốc, ông Trương Tấn Sang ủy viên Bộ Chính trị và là thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vì thời gian qua, hoạt động báo chí còn có những hạn chế, khuyết điểm, cần được tăng cường lãnh đạo, quản lý.

Việc này là dấu hiệu có một số tờ báo (trong đó có tờ Tuổi Trẻ tại Sài gòn) đi theo những huynh hướng khác trong đảng (chứ chưa phải là đòi tự do ngôn luận để phục vụ quyền lợi lâu dài của đất nước) làm đảng cộng sản lo ngại. Mới đây đảng cộng sản Việt Nam đã thuyên chuyển hai phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ để thay thế bằng những nhân vật dễ bảo hơn là một bằng chứng.

Nếu buổi nói chuyện của ông Nguyễn Minh Triết là để cảnh giác đòi hỏi của giới quân nhân nên thay đổi Điều 4 Hiến pháp thì đây là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng lương tri của giới quân nhân đã sống dậy và họ đã nhận ra nguyên nhân của vấn nạn quốc gia ở đâu. Sau bao nhiêu năm bị nhồi nhét quan niệm “quân đội và các lực lượng vũ trang là của đảng và nhiệm vụ chính là nếu cần có thể bắn giết nhân dân để bảo vệ đảng” là một giáo điều phi lý bất chấp lẽ phải và lương tri của bất cứ ai còn có chút khả năng suy nghĩ.

Mục đích buổi giáo dục và răn đe những người đang nắm quân đội của ông Nguyễn Minh Triết là vậy. Ông ta và tập đoàn nắm quyền lực tại Việt Nam sẽ không thành công vì họ đang muốn kéo lùi bánh xe lịch sử. Quy luật là, không ai có thể kéo lùi bánh xe lịch sử.

Trần Bình Nam
30/08/2007

(1) Theo bài báo “Sino-Viet ties sour over reports on food scandal” của ký giả Roger Milton đăng trên tờ báo Strait Times tại Singapore số ngày 28/8/2007.

Vẫn những luận điệu ấu trĩ, phản tiến bộ

“… Một chính quyền có thể dùng các biện pháp mạnh để giấu bớt đi những bức xúc, bất công của xã hội trong một thời gian, nhưng điều đó chưa bao giờ là giải pháp làm cho xã hội ổn định hơn …”

Những ngày gần đây các phương tiện truyền thông (báo viết, truyền hình, báo mạng,…) của Nhà nước Việt nam ( dưới sự “ lãnh đạo” của đảng cộng sản) đã đồng loạt viết bài có tính đả kích, chụp mũ, bôi nhọ những người có tấm lòng hảo tâm, bác ái thực hiện công việc trợ giúp cho những người dân oan đang đi khiếu kiện tại Sài Gòn và Hà Nội. Trong số những người đó, báo chí Việt nam viết nhiều về ba nhân vật: Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ -viện trưởng Viện hóa đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất (hiện chưa được Nhà nước Việt nam công nhận), người đã được trao giải thưởng Rafto của Na-uy có uy tín quốc tế về Nhân quyền; Thượng tọa Thích Không Tánh -trưởng ban từ thiện xã hội thuộc Giáo hội phật giáo Việt nam Thống nhất, và ông Nguyễn Khắc Toàn – một cựu chiến binh và là người đã được trao giải thưởng đấu tranh về nhân quyền của Tổ chức Human Rights Watch, tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới có trụ sở tại Hoa kỳ (đã từng chỉ trích cả giới chức Hoa kỳ về nhiều vấn đề nhân quyền).

Những bài báo trên Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, An Ninh Thế Giới, Lao Động, Tiền Phong, Le Courrier du Vietnam, VTV1,…và bản tin của TTXVN tựu trung lại cùng muốn cho độc giả hiểu:

1. Nhân dân đi khiếu kiện đông người là do sự kích động, xúi giục của người khác.

2. Các vị chân tu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất đi giúp đỡ đồng bào dân oan là có mục đích “ chính trị”.

3. Cá nhân ông Nguyễn Khắc Toàn là người có tiền sự không tốt đẹp, hành động vì “cơ hội chính trị”.

4. Tất cả những người đang giúp đỡ đồng bào dân oan là kích động gây rối an ninh, trật tự, theo chỉ đạo của các “thế lực thù địch ở nước ngoài”, “phản dân hại nước”. (1)

Về điểm 1:

Xin trích dẫn một số ý kiến:

“Vấn đề giá đất, thưa Quốc hội, đây là một trong những vấn đề mà trong lãnh đạo, điều hành, trong quản lý của Chính phủ đang là khó khăn, vướng mắc rất nhiều và Chính phủ cũng tốn rất nhiều thời gian về vấn đề này.” (Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 31/03/2007. Nguồn: VietNamNet)

“Tôi nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ. Phải có sự chuyển động từ trên xuống dưới về mặt trách nhiệm, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề khiếu kiện đông người.” (Trích trả lời phỏng vấn của Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ngày 31/07/2007. Nguồn: VietnamNet)

“Người dân khiếu nại hết tháng này sang tháng khác, có những người tôi tiếp tháng này, tháng sau họ lại đến gặp. Mình quen mặt họ. Nhiều người dân đến khiếu nại nói rằng, mặc dù bộ Tài nguyên môi trường có văn bản yêu cầu địa phương giải quyết, nhưng đến giờ địa phương vẫn chưa có động tĩnh gì. Họ cũng phản ánh những trường hợp giải quyết không thỏa đáng, thậm chí có trường hợp thách thức trong giải quyết khiếu nại của người dân”… “Chúng ta đã nói nhiều về chuyện địa phương nào để dân khiếu kiện mà không xử lý thì Chủ tịch ở địa phương đó phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý. Nhưng chúng ta đã xử lý ai? Chưa thấy xử lý ai về việc này cả. Trong khi đó, khiếu kiện nhiều, thậm chí, khiếu kiện vượt cấp nhiều, khiếu kiện đông người. Như vậy là, chúng ta chưa nghiêm trong việc xử lý trách nhiệm.”…“Năm ngoái, làm thử thống kê những vụ chúng tôi đã giải quyết, có đến 80% ý kiến người dân khiếu nại là đúng.” (Trích trả lời phỏng vấn của nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực ngày 26/07/2007. Nguồn: VietnamNet)

quyền trong chính thể hiện tại, có thể thấy rõ luận điệu cho rằng người đi khiếu kiện là do sự xúi giục của những “ kẻ xấu” là hoàn toàn sai trái, là ý đồ nhằm che đậy sự thật đau đớn thiệt thòi mà nhiều người dân đang phải gánh chịu. Việc khiếu kiện đông người hay tầng lớp dân oan đang hình thành ngày càng lớn là hậu quả của một chính sách điều hành yếu kém, vô trách nhiệm và đang bế tắc của những người nắm quyền.

Về điểm 2:

Việc các vị chân tu tham gia trợ giúp những cảnh đời lầm than của dân oan không chỉ thể hiện một trách nhiệm công dân mà đó cũng chính là thể hiện tấm lòng từ bi của Đạo Phật, thể hiện phẩm hạnh đầu tiên của Phật tử là tấm lòng Hiến tặng. Không kể đến những người tu hành, là một người bình thường cũng phải biết rung động, xót xa trước những cảnh thiệt thòi, oan khuất của đồng bào, đồng loại. Thể hiện một thái độ ủng hộ “một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân.” ( trích lời Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ) là việc làm cần thiết của mọi người yêu chuộng tự do, lo lắng cho cuộc sống chung của cả cộng đồng, đó cũng chính là tinh thần Đạo Bát chính của Phật pháp trên con đường diệt trừ “Vô minh”. Trong khi nhiều phật tử khác của Nhà nước hiện nay luôn phải xưng tụng khẩu hiệu “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, đó có thể là tâm niệm của một số phật tử, chúng ta tôn trọng trên tinh thần tự do, nhưng đáng tiếc nếu ai đó vẫn còn ủng hộ cho một chủ nghĩa phi khoa học đã bị thực tế loại bỏ thì con đường diệt trừ “Vô minh” sẽ phải dài thêm ra thôi.

Về điểm 3:

Các bài báo đã tỏ ra không công bằng khi nói tới tiền sự của ông Nguyễn Khắc Toàn. Các tác giả đã không đề cập chi tiết năm 2003 trước tòa ông Nguyễn Khắc Toàn đã biện hộ và bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của phiên tòa gián điệp “công khai” (cử tọa phải có giấy phép mới được tham dự!) và tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhiều cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ, Châu Âu,…phản đối phán quyết của “tòa án”. Về những vấn đề tố tụng của ông Nguyễn Khắc Toàn như các báo đề cập vào năm 1979, 1983, nếu giả định đó là sự thật, thì cho tới nay những án tích đó (nếu có) đã đương nhiên bị xóa bỏ, coi như chưa bị kết án (theo điều 63 bộ luật hình sự). Như thế các tác giả đã không hiểu biết pháp luật hay cố tình “đánh lận con đen”. Hơn nữa, nếu một người đã có những sai lầm trong quá khứ, mà hiện tại trở thành một người có tinh thần dấn thân vì xã hội như ông Nguyễn Khắc Toàn thì người đó càng xứng đáng được động viên và hoan nghênh.

Việc cho rằng ông Nguyễn Khắc Toàn là “kẻ cơ hội chính trị”, tôi không hiểu rõ ý của tác giả khi chụp cho ông Nguyễn Khắc Toàn “danh hiệu” đó liệu có phải ý muốn nói ông Nguyễn Khắc Toàn là người biết nắm lấy cơ hội để làm chính trị giúp dân giúp nước không. Nếu đúng như thế, tại sao lại không ủng hộ ông Nguyễn Khắc Toàn? Còn nếu tác giả muốn ám chỉ ông Nguyễn Khắc Toàn là tư lợi trong công việc chính trị thì theo tôi giải pháp hiệu quả nhất để chứng minh điều đó là để ông Nguyễn Khắc Toàn tham gia lãnh đạo cùng với những nhà chính trị khác trong chính quyền hiện nay để xem ông Nguyễn Khắc Toàn có “cơ hội” hơn những vị lãnh đạo hiện nay không. Nếu không, danh hiệu “ cơ hội chính trị” gắn cho ông Nguyễn Khắc Toàn không có sức thuyết phục, đó chỉ là một nhận xét cá nhân đã thoát khỏi sự thận trọng cần thiết.

Về điểm 4:

Việc nói những người đi giúp đỡ dân oan là kích động dân chúng gây rối là một âm mưu vu khống nhằm đe dọa những tấm lòng từ thiện và cô lập, đẩy những người dân oan vào bước đường cùng. Chúng ta hãy xem lại những lời tâm tình của Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ khi đến với hàng trăm dân oan tại Sài gòn ngày 17/07/2007: “Yêu cầu chính phủ phải giải quyết cho đồng bào thỏa đáng, đừng để cho đồng bào phải tiếp tục sống trong khổ cực. Xin đồng bào đừng vì quá bức xúc mà làm những chuyện quá khích”.

Bất kỳ một Nhà nước văn minh nào cũng phải đảm bảo cho người dân thể hiện những bức xúc, bất bình của cá nhân hoặc tập thể một cách công khai, ôn hòa và phải coi đó là một cơ chế cảnh báo sớm các sai lầm trong quá trình vận hành của xã hội. Những người giúp đỡ về tinh thần, hiểu biết, tạo điều kiện về vật chất và phương tiện cho những người muốn thể hiện bức xúc (nhân dân khiếu kiện chẳng hạn) cần phải được khuyến khích và bảo vệ. Những phương tiện như máy tính, điện thoại di động, camera, biểu ngữ chẳng phải là những phương tiện tối cần thiết cho việc biểu tỏ bức xúc, bất bình và chia sẻ bức xúc, bất bình một cách ôn hòa hay sao?

Hệ thống đoàn thể xã hội do Nhà nước công nhận hiện nay liệu có còn hoạt động hay không khi không thấy một đại diện của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc,…có mặt để trợ giúp, động viên, thăm hỏi giúp đỡ những người dân oan đang sống cảnh tạm bợ ở quanh các văn phòng tiếp dân trung ương? Chính những người không thuộc các tổ chức của Nhà nước đang giúp đỡ dân oan là những người đang tự nguyện đảm nhận thay công việc của các Hội đoàn xã hội hợp pháp hiện nay, họ đang góp phần xây dựng nền tảng công bằng cho một xã hội an ninh trật tự theo ý nghĩa đứng trên lợi ích của người dân, chứ không phải một xã hội im lặng có lợi cho giới cầm quyền.

Phương châm đối ngoại của Việt nam hiện nay là “sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”. Sau thời kỳ khủng hoảng suy thoái trầm trọng của chính sách chỉ quan hệ với các nước XHCN, vẫn chưa thấy báo nào của Việt nam phê phán hoặc đặt dấu hỏi “sẵn sàng làm bạn cả với những nước có chính thể phản động”? Trong khi đó, người dân trong nước có những quan hệ, trao đổi và nhận một số trợ giúp của đồng bào hải ngoại để trợ giúp cho dân oan thì nhiều tờ báo Việt Nam dễ dàng qui chụp là “thế lực thù địch”, là “ phản nước hại dân”. Liệu có phải một số nhà báo Việt Nam đang cố tạo ra những từ ngữ truyền thống với phản nghĩa truyền thống hay không? Khi đề cập những tiêu cực, bất công của xã hội có nghĩa là “ thù địch”? Khi làm cho người cầm quyền phải có trách nhiệm có nghĩa là “ phản dân hại nước”? Phải chăng những người lãnh đạo cộng sản hoặc những người đang còn “yêu” chế độ XHCN đã quên mất rằng cần phải đứng về phía những người dân oan đáng thương đó, trong số họ đa phần là thuộc giai cấp nông dân và đang trở thành những người vô sản thực sự. Những người chấp bút các bài báo đó chắc đã quên rằng những đồng bào hải ngoại đang quan tâm trợ giúp dân oan cũng là “khúc ruột ngàn dặm” đó sao? Họ có thể không ủng hộ hoặc phản đối mô hình chính trị hiện tại, nhưng rõ ràng những việc họ đang làm chính là vì lợi ích của người dân, những người đang chịu cảnh thiệt thòi, oan ức của chính sách quản lý xã hội hiện nay.

Việc Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất có một “quĩ cứu tế dân oan” tới vài trăm triệu đồng cũng cho thấy khi một Hội đoàn hay một cá nhân không được Nhà nước ủng hộ, nhưng có tấm lòng quảng đại cứu giúp những dân oan thiệt thòi vẫn có thể nhận được sự ủng hộ, đóng góp từ đồng bào Việt nam ở khắp nơi. 300 triệu đồng Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dự định gửi giúp tới những dân oan tại Hà nội ngày 23/08/2007 vừa qua là một số tiền lớn so với gia sản của một cá nhân bình thường, nhưng chỉ là con số rất nhỏ so với những thiếu thốn, nhu cầu của những người dân đang khiếu kiện và cũng là nhỏ so với số tiền “lót tay” hay “ giải trí” của một số đảng viên cộng sản đã phải hầu tòa trong thời gian gần đây, nhưng việc chuyển số tiền đó tới đồng bào đã bị chặn lại ngay trước những bàn tay đang cần giúp đỡ. Chính những người dân oan sẽ là người hiểu hơn ai hết ai là người vì dân ai là người đang có những hành động “phản dân hại nước”.

Vài lời kết thúc:

Một chính quyền có thể dùng các biện pháp mạnh để giấu bớt đi những bức xúc, bất công của xã hội trong một thời gian, nhưng điều đó chưa bao giờ là giải pháp làm cho xã hội ổn định hơn. Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng. Những người dấn thân đứng về phía những nạn nhân của một chính sách, một chính thể có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng phía sau họ luôn là đông đảo đồng bào họ và những người yêu chuộng tự do, công lý.
Phạm Hồng Sơn
30/08/2007


(1) Xin tham khảo các bài:

- “Vạch trần trò “đánh lận con đen” của Thích Quảng Độ và đồng bọn” ( Nhân Dân 25/08/2007),
- “Chặn đứng một âm mưu gây rối an ninh trật tự” ( TTXVN 25/08/2007),
- “Thích Quảng Độ và các tham vọng chính trị đội lốt tôn giáo ( Nhân Dân 28/08/2007),
- “Lật mặt những kẻ phản động kích động người khiếu kiện gây rối” ( Quân đội Nhân dân 26/08/2007),
- “Họ đang mưu toan điều gì” ( Quân đội Nhân dân 28/08/2007),
- “Bộ mặt thật những kẻ chủ mưu kích động người khiếu kiện gây rối” (Tiền phong 26, 27/08/2007),
- “Mưu đồ biến khiếu kiện thành biểu tình chống chính quyền” ( Lao động 27/08/2007),
- “Các phần tử cơ hội chính trị ngày càng lộ rõ bản chất phản động” (Lao động 25/08/2007),
- “Lật mặt những kẻ phản động kích động người khiếu kiện gây rối” (Sài gòn giải phóng 28/08/2007),
- “Ông Quảng Độ và hành động gây rối an ninh trật tự xã hội” (An ninh thế giới 29/08/2007),
- “Une organisation rebelle dementelee par la police” (Le Courrier du Vietnam 02 Sept 2007)…

Hầm chông dưới “miễn thị thực”

“… qua lời họ thì Đảng và nhà nước CSVN vẫn nuôi hận thù với những người Việt Nam ở nước ngoài …”

Nói tiếng Việt chưa phải là người Việt ?

Nhà nước Cộng sản Việt Nam thi hành quy chế “miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài” từ ngày 1/9/2007, nhưng có ai biết “hầm chông” nào núp dưới “tấm thảm” này không ?

Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tuyên bố trên báo Nhân Dân (29-8-07): “Quyết định miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-8-2007 vừa qua là sự khẳng định chủ trương trước sau như một của Ðảng và Nhà nước ta coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tạo điều kiện để bà con được hưởng những thuận tiện như công dân Việt Nam khi nhập, xuất cảnh Việt Nam. Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việt Nam là nước đi đầu trên thế giới khi thực hiện sự biệt đãi này”.

Nhưng trong cuộc phỏng vấn của báo Hà Nội Mới (28-8-07), Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An lại nói những lời hận thù cường điệu: “Nội dung của Qui chế vừa là văn bản hướng dẫn thủ tục cho bà con Việt kiều, đồng thời cũng xác định chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho bà con kiều bào về nước. Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây.”

Ông Thế cũng nói thêm: “Những đối tượng thuộc diện không được miễn thị thực là những người không có hộ chiếu hoặc không có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Là những người thuộc diện "chưa được nhập cảnh VN" theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh; Vì lý do phòng chống dịch, bệnh; Vi phạm nghiêm trọng luật pháp VN trong lần nhập cảnh trước; Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.”

(Những người thuộc diện bị cấm nhập cảnh VN theo khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Nhập cảnh là các thành phần:

a) Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;
b) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
c) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
d) Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.)

Hai lý do “an ninh quốc gia” và “đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an” là những lý do không thể giải thích bằng luật pháp, nhưng lại cho phép Nhà nước có quyền đối xử tùy ý đối với những người họ không muốn cho nhập cảnh.

Trước đó, ngày 22/8/07, Lữ Phước Sơn thuộc Vụ Công Tác Cộng Đồng Thuộc Ủy Ban Người Việt Nam ở Nước Ngoài cũng nói với Đài BBC: “Việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam không phải là điều khó khăn đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng "chủ yếu là có thật tâm với việc về thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập."

Cởi mà không mở

Ba lời tuyên bố của các ông Bình, Thế và Sơn có trái ngược nhau không ? Trên nguyên tắc là có vì một mặt có vẻ như Cộng sản muốn mở rộng vòng tay đón mọi người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng thực tế không phải như vậy.

Xuyên qua lời họ thì Đảng và nhà nước CSVN vẫn nuôi hận thù với những người Việt Nam ở nước ngoài. Họ vẫn nghi ngờ những người về thăm gia đình, quê hương không thật tâm, thiếu thiện chí trong mỗi lần nhập cảnh nên họ muốn dùng Quy chế miễn thị thực để phân loại xem ai là người sẵn sàng đứng về phía họ.

Trước tiên, họ chỉ bằng lòng cho vào nước những ai họ biết chắc có “gắn bó với tình cảm đất nước, dân tộc” hay “có thật tâm với việc về thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập."

Nhưng “gắn bó” với đất nước, dân tộc có phải là “gắn bó” với đảng và nhà nước không và về thăm quê hương, gia đình như thế nào mới không bị coi là “không thật tâm”, “thiếu thiện chí” hay “không phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam” ?

Đảng CSVN nên cho người Việt ở nước ngoài biết rõ “ý nguyện của nhân dân trong nước” bây giờ là gì ? Đảng và Nhà nước CSVN đã hỏi nhân dân chưa, hay đó mới chỉ là “ý đảng” mà bảo là “ý dân” như đảng vẫn làm từ xưa đến nay ?

Kể từ ngày Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời (26/3/2004) đến nay người Việt Nam ở nước ngoài đã được Nhà nước đối xử ra sao và đảng CSVN đã làm gì để đoàn kết dân tộc ?

Nhìn chung, đảng CSVN đã hoàn toàn thất bại trong kế hoạch “đỏ hoá” cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt tại các nước có đông người Việt như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Úc. Hà Nội đã không được người Việt cộng tác tuyên truyền cho chế độ, không để cho báo chí, truyền thông của Việt Nam nhiễm độc. Đặc biệt không có cơ sở thương mại nào của người Việt chịu làm đại diện bán hàng cho Việt Nam.

Quan trọng hơn, chưa có mấy trong số trên 300 ngàn trí thức, chuyên viên người Việt đã đáp lại lời kêu gọi của đảng CSVN về giúp nước. Cũng chỉ có một số rất nhỏ trong số trên 3 triệu người Việt ở nước ngoài đã về làm ăn hay sống ở Việt Nam.

Nói một đàng làm một nẻo

Báo điện tử VietNamNet ngày 2/3//07 trích lời Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều tại Bỉ, người đã về Việt Nam, nói: “Vướng mắc cơ bản chính là rào cản tâm lý mà chưa có cơ chế phù hợp để xoá bỏ. Tôi có cảm tưởng là chưa có quyết tâm chính trị để thực thi Nghị quyết 36".
"Những tưởng sau Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, những vướng mắt trầm kha tồn đọng từ 30 năm nay sẽ được giải toả. Trên thực tế, từ hơn hai năm nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực chất xám Việt kiều vẫn không được triển khai, dù chỉ một bước". "Cái hố tách rời do lịch sử để lại vẫn còn chưa được bồi lấp với một tốc độ cần thiết". Và vấn đề chất xám Việt kiều còn là "vấn đề quá nhạy cảm", liên quan đến nhiều cơ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, chưa có cơ quan tổng diện điều động được nhiều bộ, đủ quyền lực, đủ tâm, đủ tầm, đủ ý chí đứng ra gánh vác."

Ông Hưng nói tiếp: "Hiện vẫn chưa thấy có những cơ chế hiệu quả, những hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện, kỳ vọng vẫn còn ở những khẩu hiệu, những trang giấy. Các cơ quan chức năng dường như đã ngừng lại, không quan tâm đúng mức cho vấn đề này nữa. VN vẫn chưa có được một "quyết tâm chính trị đủ lớn" để đề ra những cơ chế mới mang tính đột phá, đẩy lùi những rào cản tâm lý còn tồn đọng cũng như những quan niệm cũ kỹ có thể do hậu quả của lịch sử để lại".

Đó là lời của người trong cuộc hồi tháng 3. Nhưng 5 tháng sau, ngày 20/8, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Bộ Ngoại giao và Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW.

Theo báo điện tử của Trung ương đảng, tham dự có các đại diện của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số lãnh đạo các cơ quan ban ngành có liên quan ở Trung ương và đại biểu là lãnh đạo Đảng, chính quyền và những người làm công tác ngoại vụ của 14 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Báo này viết: “Hội nghị cũng đánh giá công tác tuyên truyền trên lĩnh vực này còn nhiều yếu kém, nhiều địa phương thực hiện thiếu nhất quán, chưa thực sự coi trọng công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài, chưa quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của họ, có lúc, có nơi còn gây nhiều khó khăn phiền hà hoặc thành kiến, hẹp hòi đối với một số bà con việt kiều; có nơi lại quá dễ dãi, mất cảnh giác chưa đấu tranh, ngăn chăn kịp thời với những phần tử phản động lợi dùng danh nghĩa Việt kiều chống đối nhà nước ta.”

Như vậy thì có gì để bảo đảm người Việt ở nước ngoài không hoài nghi về “sự thật thà” của đảng CSVN trong “Quyết định miễn thị thực” ?

Theo Quyết định 135/2007/QĐ-TTg, ngày 17/8/2007, giấy miễn thị thực có giá trị 5 năm và mỗi lần về Việt Nam, người có giấy này được “tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.”

Bộ Công an cho biết: “Người nhập cảnh theo quy chế phải thực hiện việc khai báo tạm trú với Công an phường, xã nếu tạm trú tại nhà riêng thân nhân hoặc thông qua chủ cơ sở chứa trọ để thực hiện trình báo tạm trú nếu tạm trú tại khách sạn.”

Trong khi đó, Điều 4 của Quyết định buộc người xin cấp Giấy miễn thị thực phải có:

1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ).

2. Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các giấy tờ được cấp trước đây dùng để suy đoán về Quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An giải thích với báo chí trong nước: “Điều quan trọng bà con phải chứng minh là người Việt Nam thông qua một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu Việt Nam (kể cả đã hết giá trị); sổ hộ khẩu; giấy chứng minh nhân dân; giấy khai sinh; thẻ cử tri mới nhất; giấy tờ khác chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả giấy tờ do chế độ cũ cấp như hộ chiếu, thẻ căn cước, bộ giấy khai sinh) hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

“Đặc biệt, Cục QLXNC lưu ý, trong trường hợp không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, nhất là với những người đã mất hết các loại giấy tờ, xa quê hương lâu năm thì bà con chỉ cần giấy bảo lãnh của hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc bảo lãnh của công dân Việt Nam đảm bảo đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”

“Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi đương sự là người có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam cũng được xem là giấy tờ tham khảo để xét cấp giấy miễn thị thực.”

Ông Thế nói thêm: “Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam phải có giấy kết hôn, giấy khai sinh. Có thể khẳng định, thủ tục cấp giấy miễn thị thực cho bà con đã đơn giản ở mức tối đa.”

(Điều 4 của Quyết định Miễn thị thực viết: Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì đương sự có thể xuất trình giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam bảo đảm đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.)

Tại sao lại nhiều chuyện như thế ? Chẳng nhẽ một người “nói tiếng Việt, da vàng, mũi tẹt, viết được chữ Việt” mà vẫn cần phải có giấy “chứng minh là người Việt Nam” thì còn chuyện nào khôi hài hơn không ?

Hơn nữa, nếu người này phải cần đến “Giấy bảo lãnh” của một “Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú” hoặc “công dân Việt Nam” bảo đảm thì cái Hội đoàn này, nếu không phải thuộc loại “Việt kiều yêu nước” thì cũng phải thân CSVN. Và người Công dân kia cũng không ai khác là thứ “Công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” có đầy đủ nghĩa vụ phải tuân lệnh nhà nước.

Trong Giấy bảo lãnh, người đứng tên phải khai đầy đủ lý lịch cá nhân và “số giấy chứng minh nhân dân Việt Nam/ số hộ chiếu”. Đối với Hội đoàn, người đại diện của tổ chức phải khai thêm : “Tên Hội đoàn” và “Chức vụ của bản thân trong Hội đoàn”.

Trong khi Giấy Đề nghị Cấp Miễn Thị Thực cũng không khỏi gây thắc mắc cho người xin. Ngoài lý lịch chi tiết, người xin giấy còn phải khai “Địa chỉ thường trú trước khi ra nước ngoài (nếu có)” và Địa chỉ, điện thoại nơi tạm trú khi về Việt Nam để “cho nhà chức trách liên hệ khi cần thiết.”

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) - Bộ Công an giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài phải cần Giấy Miễn Thị thực: “Sở dĩ phải cấp giấy miễn thị thực là để giúp bà con đi lại được thuận lợi, có giấy này mới lên được máy bay về VN, có giấy này nhà chức trách mới biết người nhập cảnh thuộc diện miễn thị thực để giải quyết các thủ tục nhập cảnh ở cửa khẩu, thủ tục tạm trú ở trong nước.”

Cũng nên biết rằng, Việt Nam Cộng sản hiện chưa nhìn nhận người có song tịch, cũng chưa nhìn nhận người Việt Nam có hộ tịch nước ngoài, nhưng “chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam” là người “nước ngoài”.

Do đó, chừng nào một người còn là “người Việt Nam” thì khi vào “không phận Việt Nam” hay “nhập cảnh vào Việt Nam” phải bị chi phối bởi Luật pháp Việt Nam.

Như vậy liệu những tài liệu “Chứng minh là người Việt Nam” có sẽ là sợi giây thòng lọng treo trên đầu người Việt ở nước ngoài không ?

Phạm Trần
30/08/2007

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2007

Vấn đề Chính Danh về Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền

“… nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS …”

Tài liệu này viết cho các Chiến Sĩ Dân Chủ ỡ trong nước đã dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Công Lý và Nhân Quyền

Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do (ACTD) và Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền tại Pháp (TTVNNQ). Đây là bản gợi ý và “trao đổi” quan điểm giữa một cơ quan truyền thông công và một hội nhân quyền tư nhân dịp Tòa Phúc Thẩm Saigon xử vụ kháng cáo của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang. Bài trao đổi này được phát thanh hồi 6:30 sáng giờ Việt Nam ngày 17-8-2007 trước khi tòa khai mạc nhằm nhắn nhủ nhà cầm quyền Việt Nam qua Tòa Phúc Thẩm Saigon.

Trong lời mở đầu Ban Biên Tập Đài ACTD gợi ý:

“Lần này Bác Sĩ Sang được hai luật sư bênh vực. Như vậy liệu đó có phải là một chỉ dấu báo hiệu có thể có một phúc quyết theo chiều hướng giảm án cho Bác Sĩ Sang hay không?”

Điều đáng lưu ý là Đài ACTD chỉ kỳ vọng Tòa sẽ giảm án mà không yêu cầu Tòa hủy án sơ thẩm để tha bổng cho bị cáo. Theo luật pháp phổ thông tại các quốc gia văn minh, Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Phát triển ý kiến của Đài ACTD, Trung Tâm VNNQ cũng nhận định rằng “mục đích của vụ xét xử lại là để bảo đảm tìm ra công lý”.

Viễn kiến hay ước vọng này có thể đúng tại Pháp hay Hoa Kỳ, nhưng nó không đúng ở Việt Nam. Vì các thẩm phán tòa án nhân dân chỉ học thuộc chữ “phạt”, chứ chưa học đến chữ “tha”.

Vấn đề xét xử không có gì phức tạp. Ai cũng biết, từ ngày thành lập, cũng như quốc hội, tòa án của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và CHXHCNVN chỉ là công cụ của Đảng CS với nghĩa vụ phải triệt để tuân hành chỉ thị của Đảng.

Chỗ phức tạp là tại Việt Nam ngày nay có hai loại luật pháp, một loại thực dụng là luật rừng xanh của chế độ XHCN, và một loại để làm cảnh là Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, để bảo vệ chế độ dân chủ giả hiệu, Hiến Pháp Việt Nam đã ghi chép đầy đủ những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.

Có hai ngoại lệ là sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng CS. Những quyền này được định chế hóa bởi một điều luật quái đản là Điều 4 Hiến Pháp. Điều 4 có tác dụng phủ nhận toàn diện và phá vỡ tất cả những định chế hiến pháp dân chủ liên quan tới 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân mà nhân loại văn minh đã khổ công xây dựng từ mấy trăm năm nay.

Trên bình diện chính trị đó là quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, quyền tự do tuyển cử, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền mít-tinh biểu tình, quyền tự do lập đảng, quyền khiếu nại khiếu tố, và quyền đối kháng là một quyền liên lập và liên quan với quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền.

Như vậy Điều 4 Hiến Pháp hiển nhiên vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền.

Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998).

Năm 1982 Việt Nam tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Công Ước Dân Sự Chính Trị). Công Ước này đã được Chính Phủ ký kết và Quốc Hội phê chuẩn, nên có giá trị là một hiệp ước quốc tế và có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.

Chiếu Điều 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham gia Công Ước cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản được thừa nhận cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do cơ bản ghi trong Công Ước chưa được quy định thành văn trong hiến pháp và luật pháp quốc gia (như quyền tự do tư tưởng), các quốc gia kết ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc hay tu chính hiến pháp cho phù hợp với tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.

Trong trường hợp quốc gia kết ước không quy định những quyền này trong hiến pháp hay luật pháp quốc gia thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (như quyền tự do tư tưởng) vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.

Quyền tự do tư tưởng được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 18), và trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (Điều 18). Mặc dầu vậy, Điều 4 Hiến Pháp đã dành cho Đảng CS độc quyền tư tưởng và buộc toàn dân phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu quả thật có loại tư tưởng này). Như vậy Điều 4 đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Dân Sự Chính Trị.

Về mặt quốc tế công pháp, các Công Ước Quốc Tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Do đó trong trường hợp có điểm mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.

Điều 4 Hiến Pháp đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Đầu), Công Ước Dân Sự Chính Trị, và Công Ước Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa (Điều Thứ Nhất).

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như quân chủ lập hiến, tự do dân chủ hay xã hội chủ nghĩa), và được quyền tự do ứng cử hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó. Cũng như Điều 2 Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn QuốcTế Nhân Quyền khẳng định rằng chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân (chứ không thuộc về Nhà Nước). Điều 21 viết: “ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”. Biểu hiện cho quyền dân tộc tự quyết là quyền tự do lập đảng, quyền tham gia lãnh đạo nhà nước, quyền tự do tuyển cử và quyền đối kháng bạo quyền.

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, tòa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay Công Ước Quốc Tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thừa nhận. Trong hiện vụ đó là những quyền tự do cơ bản như quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do lập hội và lập đảng, tự do tuyển cử, quyền đối kháng và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền.

Hơn nữa, Điều 4 Hiến Pháp còn vi phạm ngay cả Hiến Pháp.

Với chính sách ngụy dân chủ và giả nhân giả nghĩa, Quốc Hội đã quy định trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 69), quyền được suy đoán là vô tội (Điều 72), quyền khiếu nại, khiếu kiện các cơ quan chính phủ khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v...v...

Như vậy Điều 4 Hiến Pháp đã phản lại Hiến Pháp vì đã đi trái với các điều khoản hiến pháp cơ bản như các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54, 68, 69, 70, 72, 74....

Thật vậy:

Theo Điều 2 Hiến Pháp “Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, chứ không thuộc về Đảng CS. Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng quy định như vậy: “Ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”.

Hiện nay số đảng viên CS chỉ được 2% hay 3% dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân Việt Nam không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Đó là một điều bất công, phi lý và phi pháp.

Theo Điều 3 Hiến Pháp “Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân”. (dầu rằng kẻ xâm phạm chính lại là Đảng CS).

Theo Điều 6 Hiến Pháp “nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng CS. Trên thực tế, bằng gian lận và cưỡng bách, Đảng CS đã dựng lên các quốc hội tay sai trong chính sách “Đảng cử Dân bầu”. Quốc Hội đã ghi chép Điều 4 Hiến Pháp nguyên văn từ Điều 6 Hiến Pháp Liên Xô để giành độc quyền lãnh đạo cho Đảng CS. Đó không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Hơn nữa Quốc Hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị, chứ không theo nguyên tắc “dân chủ tập trung” phản dân chủ.

Theo Điều 8 Hiến Pháp “các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân... (không được) quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. Đây chỉ là những mỹ từ để tuyên truyền và du mị nhân dân, “nói vậy mà không phải vậy”.

Theo Điều 11 Hiến Pháp “công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước”. Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước, và bãi bỏ chế độ độc tài đảng trị, bãi bỏ Điều 4 Hiến Pháp theo đó Đảng độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.

Theo Điều 52 Hiến Pháp “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Do đó Nhà Nước không được phân biệt kỳ thị về lập trường và chính kiến giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền, cũng như không được coi những người ngoài Đảng là công dân bậc hai không có quyền ứng cử và không có quyền tham gia chính quyền.

Theo Điều 53 Hiến Pháp “công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước” bằng cách hành sử quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết.

Theo Điều 54 Hiến Pháp “công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội”. Do đó Đảng CS không được tước đoạt quyền tự do bầu cử và tự do ứng cử của công dân bằng chính sách “đảng cử dân bầu”.

Theo Điều 69 Hiến Pháp, “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền biểu tình, tự do hội họp và lập hội”, lập hội dân sự như công đoàn độc lập và hội chính trị như các chính đảng.

Những điều khoản hiến pháp cơ bản nói trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền lập đảng, quyền đối kháng, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử của công dân. Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ nhân dân mới có thẩm quyền lãnh đạo và quản lý Nhà Nước, Đảng CS không thể tự ban cho mình quyền này bằng cách ghi Điều 4 vào Hiến Pháp. Như vậy khi dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Đảng CS, Điều 4 đã tước đoạt của nhân dân tất cả những quyền tự do cơ bản như tự do thân thể, tự do tinh thần, tự do chính trị kể cả những quyền dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Vì những lý do nêu trên Điều 4 phải bị hủy bỏ vì nó vi phạm Công Ước Dân Sự Chính Trị Liên Hiệp Quốc dồng thời vi phạm Hiến Pháp Việt Nam. Về mặt chính trị nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54 và 69 Hiến Pháp. Trên thực tế nó đã tiêu hủy tất cả 26 quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân.

Bác Sĩ Lê Nguyên Sang là một thành viên lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân đối lập với Đảng CS. Ông đã rải hàng ngàn truyền đơn tại Saigon đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Mục đích để phục hồi cho người dân những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản ghi trong Hiến Pháp và Công Ước Dân Sự Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Hành động này được bảo vệ bởi Điều 69 Hiến Pháp quy định quyền tự do lập hội, tự do phát biểu. Nó không cấu thành tội hình sự nào. Cũng vì vậy bị cáo không nhận tội. Trong trường hợp này Đài Á Châu Tự Do phải yêu cầu Tòa Phúc Thẩm Saigon hủy án sơ thẩm thay vì chỉ xin giảm án. Vì xin giảm án có nghĩa là nhận tội, chỉ xin tòa khoan hồng. Mà nếu bị cáo nhận tội, Tòa án có quyền tự hào đã truy tố bị cáo đúng luật về tội tuyên truyền chống Nhà Nước. Việc này đi trái luật pháp, trái với lập trường và lời khai của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang.

Những người có kinh nghiệm cộng sản không bao giờ dám tin vào lời hứa hẹn, cam kết hay “thiện chí” của người cộng sản.

Và mặc dầu Chính Phủ Hoa Kỳ không chủ trương can dự vào việc xét xử của tòa án, trong vụ này, Đảng CS vẫn có thể giảo hoạt tuyên truyền xuyên tạc như sau: “Do lời thỉnh cầu của người phát ngôn tại Hoa Thịnh Đốn, Tòa Phúc Thẩm Saigon đã kéo dài phiên xử thêm mấy tiếng đồng hồ để cho các luật sư biện hộ có đủ thời gian tự do tranh luận trước tòa. Thể theo lời yêu cầu giảm án của cơ quan truyền thanh Hoa Kỳ, Tòa Phúc Thẩm đã khoan hồng miễn cho bị cáo 1 năm thụ hình. Hành vi này biểu hiện tinh thần hợp tác và hòa giải giữa hai nước. Dư luận thế giới sẽ hài lòng công nhận rằng tại Việt Nam ngày nay đã có những chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang ra đời v...v... và v...v...”

Trong hiện vụ, trước Tòa Phúc Thẩm, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang bị kết án 4 năm tù thay vì 5 năm, và tỷ lệ giảm án là 20%. Điều này không làm vừa lòng một ai.

Hơn nữa tỷ lệ giảm án 20% thật quá khiêm tốn. Đó chỉ là giảm án chiếu lệ cho vừa lòng người thỉnh nguyện. Năm 1993, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt bị kết án 20 năm tù về tội (cưỡng ép) phản nghịch (hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Sau khi kháng cáo, hình phạt tù đã giảm xuống còn 15 năm, và tỷ lệ giảm án là 25%. Năm 2003, Ký Giả Nguyễn Vũ Bình bị tòa sơ thẩm kết án 12 năm tù về tội (lố bịch) gián điệp. Trong vụ kháng cáo, tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 7 năm, và tỷ lệ giảm án là hơn 40%.

Về mặt thụ hình, trong các dịch vụ trao đổi với Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương, nhà cầm quyền Hà Nội thường ký lệnh đặc xá các tù nhân lương tâm. Đầu thập niên 1990, trong những năm 1991, 1992 và 1993 Tòa Án Saigon đã tuyên nhiều hình phạt rất nặng, tới 20 năm tù đối với Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Phi Công Lý Tống, và 15 năm tù đối với Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt. Vậy mà năm 1998, dưới áp lực quốc tế, cả ba người cùng được trả tự do một ngày. Và tỷ lệ giảm thụ hình là từ 50, 60 tới 70%.

Do đó sự giảm án 20% cho Bác Sĩ Sang không có gì đáng khích lệ. Đó chỉ là một cử chỉ ngoại giao hay một thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng thời cơ.

Cùng đứng trong chiến tuyến những người quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc, ngưới viết biết rõ vị luật sư phụ trách Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền có lập trường dứt khoát chống độc tài bằng mọi giá.

Trong bài trao đổi quan điểm với Đài Á Châu Tự Do, ông đã lên án “pháp luật của chế độ XHCN nhằm bảo vệ độc tài đảng trị. Nhà Nước XHCN đã tự nguyện cam kết áp dụng Luật Quốc Tế Nhân Quyền ở Việt Nam từ đầu thập niên 80, nhưng đến nay cứ lần lữa không chịu áp dụng. Vì vậy dân chúng ở trong nước đủ mọi tầng lớp đã đứng lên đòi áp dụng, người Việt ở hải ngoại đồng thanh với dư luận quốc tế làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội. Bác Sĩ Sang kháng cáo là để đòi được hưởng nền công lý dân chủ trên cơ sở luật quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gạt bỏ để thay thế bằng nền công lý của độc tài phi nhân quyền. Xét vấn đề dưới góc cạnh tội phạm chính trị thì Bác Sĩ Sang không thể bị ghép vào tội chống nhà nước được”.

Trong phần kết luận, ông khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội “nếu chưa thể thay thế được cả hệ thống pháp luật độc tài thì hãy thôi áp dụng pháp luật lỗi thời ấy để đừng đàn áp dân chủ nữa. Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội không nên cố thủ trong ngõ cụt pháp lý. Hiến pháp vừa công nhận dân chủ vừa mở đường cho luật pháp thực định triệt tiêu dân chủ. Phải có hành động đột phá tìm xuất lộ triển hóa dân chủ. Đây chẳng qua chỉ là việc gia nhập dòng biến chuyển không thể cưỡng của thời đại”...

Dầu sao, rất có thể với sức lôi cuốn của lời nói, các ngôn từ phát thanh của diễn giả đôi khi không chính xác và không phản ảnh trung thực ý nghĩ và tư tưởng của người phát ngôn.

Thay vì nói có hai nền công lý và hai thứ luật nhân quyền, diễn giả có thể nói có hai thứ pháp quyền, một là hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị để thực thi Nhân Quyền và ban phát Công Lý cho người dân, và một hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Độc Tài Toàn Trị của Đảng CS. Và thứ pháp quyền sau này không đem lại công lý cho người dân. Kinh nghiệm cho biết không thể có “công lý của độc tài”. Vì hễ có độc tài là có bất công, có bất công thì không còn công lý. Công lý độc tài là thứ công lý chính trị hóa. Nếu chính trị đi vào pháp đình thì công lý phải ra đi. Cho nên không thể có công lý độc tài hay công lý của độc tài. Thực chất nó không phải là công lý mà là bất công, dùng bạo lực của luật rừng xanh và tòa án của loài đại thử (kangaroo) để tuyên những bản án bất công phi pháp. Nhiệm vụ của nó là chấp hành chỉ thị của Đảng CS trong việc đàn áp khủng bố những công dân lương thiện có lòng với đất nước và có dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền.

Trong thời gian vừa qua, kể từ tháng 11-2006, sau Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương, trước sự tăng gia hoạt động của các chiến sĩ dân chủ ở trong nước, Đảng CS đã bắt giữ, truy tố và kết án hơn 20 người đối kháng. Trong vòng 45 ngày, từ 30-3-2007 đến 15-5-2007, các Tòa Án Huế, Đồng Tháp, Saigon và Hà Nội đã tuyên phạt 15 tù nhân lương tâm 66 năm tù về những tội bịa đặt giả tạo như tuyên truyền chống nhà nước và phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia. Trong đợt khủng bố này có 7 Luật Sư bị bắt giữ, truy tố hay kết án là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quân, Trần Thị Thuỳ Trang và Bùi Thị Kim Thành.

Song hành với Tòa Án công cụ, Công An vũ phu đã xua đuổi và bắt hốt hàng ngàn dân oan thuộc các thành phần nông dân nghèo khổ tại hai miền Nam, Bắc đứng lên đòi Quyền Sống và Tài Sản, đòi Công Lý và Công Bằng.

Đợt đàn áp khủng bố đại quy mô này đạt tới mức cao điểm chưa từng thấy từ đầu thập niên 1990 khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nó hiển nhiên không phải là chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang hình thành tại Việt Nam.

Do đó vấn đề Chính Danh phải được đặt ra.

Có Chính Danh mới có Chính Nghĩa. Người xưa nói :”Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành.”

Quan niệm Chính Danh do các nhà hiền triết Đông Phương đề xướng từ 2500 năm để phân biệt trắng đen, phải trái, chính tà và thiện ác. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó có tính thời sự. Vì với chính sách tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản nói một đàng làm một nẻo. Nói Dân Chủ, làm độc tài. Nói Công Lý, làm bất công. Nói Nhân Quyền, viết Sách Trắng về Nhân Quyền, lại khinh miệt, phủ nhận và chà đạp nhân quyền. Nói tự do tuyển cử lại tổ chức bầu cử gian lận bằng cấm đoán và cưỡng ép để có một quốc hội Dân bầu Đảng cử. Đàn áp khủng bố lại nói là để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Lạm quyền, tham nhũng, bóc lột và tước đoạt ruộng đất của nông dân lại nói là để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội v... v...

Trong thời vàng thau lẫn lộn, quan niệm Chính Danh phải được triệt để tôn trọng để phủ nhận cái gọi là “ dân chủ tập trung”, “pháp quyền XHCN”, “công lý độc tài” hay “nhân quyền cộng sản”. Vì nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS hầu đem lại tự do dân chủ và công bằng xã hội cho người dân.

Do đó chúng ta phải phân biệt giữa Dân Chủ Pháp Trị và Độc Tài Đảng Trị, giữa Công Lý và Bất Công (hay thứ công lý giả hiệu mệnh danh là “công lý độc tài”). Cũng trong chiều hướng đó chúng ta chỉ chấp nhận một loại Nhân Quyền theo tinh thần và bản văn của Luật Quốc Tế Nhân Quyền, và bác bỏ thứ “nhân quyền cộng sản” trong Sách Trắng về Nhân Quyền.

Đặc tính của nhân quyền được khai triển trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc công bố năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948).

Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Phụ Đính viết:

“Cần nhắc lại rằng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được đề xướng và thực thi công bằng và đồng đều, sự thực thi quyền này không gây trở ngại cho sự thực hiện quyền kia.

Nhấn mạnh rằng Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải đề xướng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản”.

Những quyền này được ghi trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, cũng như trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa. Căn cứ vào tinh thần và bản văn Luật Quốc Tế Nhân Quyền (International Bill of Human Rights), tất cả các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia đã ký kết tham gia Công Ước Dân Sự Chính Trị, chỉ có thể chấp nhận một loại nhân quyền duy nhất áp dụng trên toàn cầu cho tất cả mọi người.

Trong hiện vụ, muốn đòi Công Lý và Nhân Quyền, chúng ta phải khẳng định rằng Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Ông chỉ hành sử hợp pháp quyền tự do phát biểu và tự do lập đảng là những quyền đã được thừa nhận trong Hiến Pháp Việt Nam và Công Ước Dân Sự Chính Trị.

Về mặt thủ tục pháp lý, chúng ta không thể đòi hỏi tòa án phải xét xử những vụ án chính trị khác với những vụ thường phạm. Tại các nước dân chủ văn minh những tội chính trị (như phản nghịch) vẫn được xét xử như những tội thường phạm (như cố sát). Cũng vẫn do tòa đại hình đó, theo luật hình đó, và theo thủ tục tố tụng đó. Chỉ có một trường hợp đặc biệt là, chiếu Công Ước Nhân Quyền của các Quốc Gia Châu Mỹ (American Convention on Human Rights), các tù nhân chính trị không thể bị kết án tử hình tại các quốc gia hội viên chưa bãi bỏ hình phạt tử hình. Cho đến nay trong hệ thống tổ chức tư pháp quốc gia, chỉ có những loại tòa án dành riêng cho thiếu nhi hay quân nhân, chứ không có tòa án dành cho các tội chính trị. Các tù nhân chính trị như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đình Huy (bị truy tố về tội phản nghịch), hay Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình (bị truy tố về tội gián điệp) đều bị xét xử tại các tòa án đại hình áp dụng luật hình sự và luật tố tụng hình sự chung cho tất cả các loại tội trạng.

Sự phân biệt giữa tội chính trị và tội thường phạm chỉ được nêu ra trước các Tòa Án Dẫn Độ Quốc Tế (Extradition Court). Mới đây, ngày 2-4-2007, Tòa Phúc Thẩm Bangkok đã tuyên phán quyết hủy bản án Tòa Sơ Thẩm truyền dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Trong một phúc quyết ngắn gọn, Tòa Phúc Thẩm tuyên phán rằng việc Lý Tống rải truyền đơn chống chính phủ trên không phận Saigon là một hành động chính trị, và tội trạng, nếu có , chỉ có thể là một tội chính trị không được dẫn độ. Theo quốc tế công pháp các chính phủ không thể đòi dẫn độ các bị cáo nhằm mục đích đàn áp đối lập chính trị.

Theo Hình Luật Việt Nam, các tội chính trị là những tội nghiêm trọng nhất mệnh danh là “đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” như phản quốc, phản nghịch và gián điệp với hình phạt đến tử hình.

Vả lại tòa án Việt Nam không công nhận có các tội chính trị và cũng không công nhận có các tù nhân chính trị.

Năm 1990 Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt giữ và kết án 20 năm tù về tội phản nghịch sau khi phổ biến Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản đòi hủy bỏ chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng CS để thực thi quyền dân tộc tự quyết.

Cuối năm 1991 Hội Ân Xá Quốc Tế đệ đơn trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại Chính Phủ Hà Nội đã giam giữ trái phép Bác Sĩ Quế.

Để trả lời đơn khiếu nại, Chính Phủ Hà Nội đã đệ nạp vào hồ sơ bản biện minh với phần chủ văn như sau: “Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạt Quế 20 năm tù vì đã có hành động nhằm lật đổ chính phủ. Ông ta không phải là tù nhân chính trị mà cũng không bị giam giữ trái phép”.

Theo lời yêu cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, và nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, ngày 10-10-1992, người viết đã đệ trình bản Biện Minh Trạng phúc đáp để bác khước lập luận của nhà cầm quyền Hà Nội. Và ngày 30-4-1993, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, qua Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán, đã tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giam Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là độc đoán. Với Nghị Quyết này, Liên Hiệp Quốc xác nhận rằng hành động của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế không cấu thành một tội hình sự nào, dầu là tội chính trị hay tội thường phạm.

Trong vụ án Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, một tòa án độc lập và công minh cũng sẽ tuyên phán theo chiều hướng bản Nghị Quyết ngày 30-4-1993 của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ về vụ Hội Ân Xá Quốc Tế khiếu nại Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã bắt giam độc đoán Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.

Và như vậy là Công Lý.
Ls. Nguyễn Hữu Thống
(27-08-2007)

Thư của một người Việt Nam, gởi ông Michael Michalak tân Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam

Kính thưa ông Đại Sứ

Nhân dịp ông đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ đến đất nước Việt Nam chúng tôi trong vai trò đại sứ, nhân danh cá nhân và trên 80 triệu công dân Việt Nam xin gởi đến ông những ước mơ cùng nguyện vọng của dân tộc tôi. Xin kính chúc cho ông luôn luôn dồi dào sức khỏe.

Chúng tôi được biết rằng trước khi đến Việt Nam, ông đã từng gặp gỡ các nhà đấu tranh dân chủ ở Hoa Kỳ, ông cũng có hứa là sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến đang đấu tranh ôn hòa trong nước. Chúng tôi hy vọng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ông cùng với những ảnh hưởng liên kết không thể thiếu được giữa đất nước Việt Nam và Hoa Kỳ thì trong một tương lai không xa, nhân quyền trong đó mọi quyền tự do căn bản của con người sẽ được thực thi đúng mức ở đất nước chúng tôi đúng như những gì mà ĐCSVN đã từng cam kết thi hành trước Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế. Đây cũng là ước mơ chung không những cho toàn dân Việt Nam trong nước mà còn cho hơn 3 triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, trong đó đông nhất là ở Hoa kỳ.

Với truyền thống đầy lòng nhân ái và tinh thần bao dung rộng lượng của tổ tiên chúng tôi để lại, toàn dân tộc chúng tôi sẵn sàng quên đi quá khứ mà chính quyền CSVN đã gây ra với những cảnh tượng kinh hoàng và đen tối nhất trong lịch sử VN. Thật vậy, vào những năm 1954-1956, ĐCSVN đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất với những cảnh thanh trừng đẫm máu các thành phần không cùng quan điểm với đảng đã khiến cho hơn 300 ngàn người dân vô tội phải bị giết oan và tiếp theo những năm sau đó lại thêm cuộc thanh trừng đối với các văn nghệ sĩ qua phong trào nhân văn giai phẩm, tội ác tàn bạo này lại được ĐCSVN lập lại vào dịp tết Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế với những mồ chôn tập thể được bỏ lại khi rút lui vì sự quyết tâm tái chiếm lại Huế của Quân Lực VNCH.

Nhân dân Việt Nam thật là vô phước khi phải chịu sống trong những hoàn cảnh đau thương này. Trước năm 1975 Hoa kỳ đã đến đất nước chúng tôi để cùng với nhân dân miền Nam chúng tôi chiến đấu bảo vệ nền tự do dân chủ trước sự xâm lăng của chủ nghiã Cộng sản đầy tham vọng với mục tiêu thế giới đại đồng, nhưng rồi cũng vì quyền lợi riêng mà Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam VN để cho CS chiếm, khiến cho sự hy sinh của trên 58 ngàn quân nhân Mỹ trên đất nước VN đã không tròn nguyện ước. Chính vì sự quay lưng của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó mà ĐCSVN đã thống nhất đất nước theo con đường cộng sản. Với nền tự do dân chủ và cuộc sống sung túc của nhân dân miền Nam VN đã không thay đổi được tư duy của hàng lãnh đạo CSVN. Sau bao cuộc thanh trừng từ việc đánh tư sản, phân chia ruộng đất cho đến việc đầy đọa tàn bạo dưới hình thức tập trung cải tạo hầu hết quân nhân, cán chính của VNCH, tập trung dân thành thị vào những vùng đồng khô cỏ cháy được mệnh danh là khu kinh tế mới…v.v… khiến cho cuộc sống của nhân dân miền Nam phải chịu chung cảnh khổ mà nhân dân miền Bắc thân yêu đã chịu đựng trong suốt 30 năm dài dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN. Đây là hệ qủa tất yếu khiến cho hơn 3 triệu người Việt Nam giờ đây phải chấp nhận cuộc sống tha hương trên khắp thế giới trong đó cũng có hàng trăm ngàn người phải bỏ mình nơi biển cả, nhưng với sự văn minh vượt bực của nền dân chủ đa nguyên trên thế giới cũng như với sự thành công của các kiều bào Việt Nam ở hải ngoại, cùng với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa CS ở Liên Sô và cả khối Đông Âu đã khiến cho ĐCSVN bắt buộc phải chấp nhận nền kinh tế thị trường của tư bản.

Tuy nhiên, cũng vì tham vọng quyền lực và sự giàu có bất minh mà các nhà lãnh đạo CSVN không dám mở rộng con đường cạnh tranh về chính trị, bởi vì họ biết rằng nếu cho các thành phần không cùng quan điểm được tự do chỉ trích những sai trái của chính quyền cũng như cho phép báo chí tư nhân hoạt động theo như những gì mà ĐCSVN đã từng cam kết thì không bao giờ người dân chấp nhận sự cai trị suốt đời của đảng cả, và trên 600 tờ báo quốc doanh sẽ không bao giờ tồn tại. Vì thế cho nên ĐCSVN đã lừa dối cả thế giới bằng những luận điệu tuyền truyền có hệ thống từ trong nước cho đến quốc tế.

Nhân dân Việt Nam cũng không hiểu vì sao Hiệp định đình chiến Paris ngày 27/01/1973 quy định tổng tuyển cử để cho nhân dân chọn lựa thành phần lãnh đạo đất nước có sự tham gia và bảo đảm của các cường quốc trong Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng khi ĐCSVN xé bỏ hiệp định để dùng quân sự với sự tiếp sức tối đa của Liên Sô và Trung Quốc đánh chiếm miền Nam trong lúc có sự hiện diện của Ủy ban Kiểm soát đình chiến, thế nhưng LHQ và các cường quốc đã ký tên trong hiệp định đều lặng thinh trước hành động vi phạm này của CS.

Nhân dân VN cũng nhận thấy rằng chính quyền CSVN đã từng tham gia cam kết thi hành các công ước quốc tế như: Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 của LHQ được thừa nhận trên toàn thế giới và Công ước Quốc tế quy định về quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 ..vv.. tất cả cũng đều khẳng định là quyền tự do ngôn luận, quyền quảng bá ý kiến và tin tức qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới, cũng như mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm của mình mà không bị ai can thiêp. Tại Việt Nam những quyền tự do căn bản đó cũng được ghi trong điều 69 của Hiến pháp năm 1992. Nhưng trên thực tế không bao giờ được nhà nước CSVN tôn trọng và thi hành, những ai không cùng quan điểm vơí đường lối cai trị độc tài của đảng mà dám công khai nói lên tiếng nói lương tri của con người dù là một cách ôn hòa, đều bị ĐCSVN liệt vào thành phần tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự, một điều khoản đi ngược lại điều 69 của chính Hiến pháp do ĐCSVN đề ra, nó cũng hoàn toàn không phù hợp với Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước Quốc tế quy định về quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam là một thành viên đã từng cam kết thi hành.

Điển hình trong thời gian vừa qua chính quyền CSVN đã thẳng tay đàn áp thô bạo và bắt giam gần hết các nhà đấu tranh tự do dân chủ một cách ôn hòa như LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Bắc Truyền, BS Lê Nguyên Sang, Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, Ký giả Trương Minh Đức, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, chuyên viên Nguyễn Phong, các công nhân Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tấn Hoành, cựu chiến binh Lê Trí Tuệ, LS Nguyễn Thị Thùy Trang, Lê Thị Bích Hằng, dân oan Hồ Thị Bích Khương, Ngô Lướt .

Nghiêm trọng và trắng trợn hơn, xem thường dư luận nhất là phiên tòa bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý với hình ảnh đã được lan truyền khắp thế giới. Hiện nay số người bị CSVN bắt giam về tội tuyền truyền chống nhà nước không sao biết hết được. Ngoài ra, số người mà trong thời gian qua vì áp lực quốc tế buộc CSVN phải thả ra như nhà báo Nguyễn Vũ Bình, BS Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân, nhà báo Nguyễn Khắc Tòan….v.v…đã cùng với những người khác như GS Hoàng Minh Chính, GS Trần Khuê, TS Nguyễn Thanh Giang, ông Lê Hồng Hà, giáo viên Dương Thị Xuân, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, Trung tá Trần Anh Kim…v.v… (còn rất nhiều mà chúng tôi không nhớ hết) hàng ngày chịu cảnh quản chế, bị trù dập và công an theo dõi gắt gao cả ngày lẫn đêm, công ăn việc làm đều bị cắt bỏ hòan toàn. Tháng 11 năm 2006 VN đăng cai tổ chức Hội nghị APEC và khi Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo của các nước phát triển trên thế giới có mặt tại VN, thì tất cả các nhà bất đồng chính kiến với đảng CS đều bị công an cô lập không cho tiếp xúc với bên ngoài, tư gia của họ được công an đặt chốt canh gác ngày đêm.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kể từ năm 1981 là năm mà ĐCSVN thành lập Giáo Hội quốc doanh thì tất cả những cơ sở tài sản của GHPGVNTN đều bị tịch thu cho đến ngày nay, chùa chiền của GHPGVNTN thì thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu, hăm dọa khiến cho tín đồ không dám vào chùa để hành đạo, nhị vị hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ thì bị quản chế thường xuyên không biết đến bao giờ mới hết, thiền viện nơi 2 Ngài an trụ thì được công an canh gác ngày đêm, các nhà sư và chùa chiền, tự viện của GHPGVNTN trên toàn quốc cũng đều có chung hoàn cảnh. Chỉ có các chùa chiền, tự viện và các nhà sư quốc doanh được chính quyền công nhận và quản lý dưới sự kiểm soát của ban tôn giáo và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thì mới được tự do hành đạo, tín đồ các tôn giáo chỉ được tự do hành lễ ở những nơi đã được chính quyền quản lý và cho phép.

Tôn giáo Tin lành hệ Mennonite ở Tây nguyên vẫn thường xuyên bị công an đàn áp ngày đêm khiến cho một số tín đồ chịu không nổi đành phải tìm đường lánh nạn sang Campuchia. Một sự thật qúa rõ ràng như thế nhưng không hiểu sao chính quyền CSVN lại được chính phủ Hoa kỳ cho hưởng quy chế PNTR và bỏ tên trong danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm CPC vv…, bởi vậy cho nên sau khi ĐCSVN được toại nguyện rồi thì họ với bản chất sẵn có lại gia tăng những cuộc đàn áp dã man chưa từng có trong thời gian hơn 20 năm qua, chiến dịch vừa đánh vừa đàm của CSVN vẫn còn hiệu qủa và lời nói của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” vẫn mãi mãi là chân lý cho những ai còn tin vào những lời hứa của các nhà lãnh đạo đảng CSVN.

Thưa ông Đại sứ,

Chúng tôi còn nhớ lời nói của TT Bush tại Spokane trước khi đến VN tham dự hội nghị APEC đại ý là: Việt Nam muốn vào WTO thì phải chấp nhận cuộc chơi. Cuộc chơi của WTO là bắt buộc mọi thành viên phải chấp nhận có sự cạnh tranh lành mạnh từ kinh tế lẫn chính trị, nghĩa là phải chấp nhận đa nguyên trong mọi thành phần của xã hội. Nhưng một thực tế qúa phũ phàng là chính quyền CSVN chỉ chấp nhận kinh tế đa thành phần (bởi vì đa số người giàu có bây giờ là chính những cán bộ cao cấp hoặc con cái, thân nhân, dòng họ của những cán bộ chức quyền), còn về chính trị thì ĐCSVN không bao giờ cho bất cứ ai cạnh tranh cả.

Điều 4 Hiến pháp quy định ĐCSVN là thành phần duy nhất lãnh đạo đất nước là sai và không phù hợp cho một thành viên LHQ và WTO, ngay cả sự trao đổi về văn hóa và thương mại CSVN cũng vẫn không tôn trọng quy luật của WTO bởi vì thử nhìn lại xem báo chí và văn hóa phẩm của CSVN tràn ngập thế giới nhất là ở Hoa kỳ, Canada, Australia …, còn báo chí và văn hóa phẩm của người Việt hải ngoại thì không bao giờ có mặt tại Việt Nam. Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi dài mà ĐCSVN đang áp dụng để lừa gạt nhân dân trong nước và quốc tế, chúng tôi vì trình độ qúa giới hạn cho nên không thể trình bày hết được.

Tuy nhiên, cũng vì tôn trọng sự công bằng và lẽ phải cho nên chúng tôi rất mong ông với tư cách là đại sứ một nước lớn như Hoa Kỳ tại Việt Nam, xin ông hãy vì lương tâm mà bênh vực cho nhân dân VN có quyền làm người, được sống trong nền tự do dân chủ mà các dân tộc khác trên thế giới đang hưởng mặc dù đã qúa muộn. Ước nguyện của nhân dân VN là .

1/ Được tự do chọn lựa người lãnh đạo đất nước theo đúng tinh thần của hiến chương LHQ
2/ Được quyền gia nhập cũng như thành lập các hội đoàn độc lập với chính quyền, được quyền bày tỏ chính kiến của mình mà không bị trù dập hoặc bị trả thù
3/ Bất cứ ai nếu có đủ quyền công dân cũng đều được tự do ứng cử chớ không phải đảng cử như hiện nay, được tự do bầu cử chớ không phải bị đi bầu theo chỉ định của đảng như hiện nay
4/ Phải có báo chí tư nhân độc lập với chính quyền để người dân được tự do tiếp thu những luồng thông tin đa chiều.
5/ Phải để cho người dân chúng tôi được phê phán và giám sát chính quyền hầu tránh tình trạng chính quyền độc taì, tham nhũng thối nát như hiện nay…v.v…

Chúng tôi nhận thấy rằng: Những ước mơ mà chúng tôi đang phấn đấu đó chỉ là những quyền lợi qúa tầm thường mà nhân dân các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang thừa hưởng, chúng tôi tin tưởng rằng chính nghĩa bao giờ cũng thắng bạo tàn phi nghĩa. Nếu đất nước VN chúng tôi có được nền tự do dân chủ như hằng mong đợi thì sự hy sinh của trên 58 ngàn quân nhân Hoa kỳ trên đất nước chúng tôi sẽ rất xứng đáng trên bầu trời tự do của nhân loại. Lịch sử Việt Nam và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn quý vị.

Chúng tôi xin đại diện cho 85 triệu con người Việt Nam yêu chuộng tự do và công bằng xin kính chúc ông và gia đình ông luôn luôn tràn đầy hạnh phúc.

Việt Nam, ngày 27/08/2007
Hoàng Trung Việt

Thông Báo Khẩn Cấp: Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện tại Liên Hiệp Quốc

THÔNG BÁO KHẨN CẤP

Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh của Cộng Đồng Hải Ngoại,
đặc trách biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng
xuất hiện tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
trong tuần lễ từ 18 đến 28 tháng 9, 2007

2424 Gunter Avenue - Bronx - N.Y. 10469
Tel. (646) 920-0209 Email: nguyenvantanh718@yahoo.com
Tel. (610) 914-2126 Email: nguoivietquocgia@aol.com
Tel. (917) 952-6396 Email: lachongmagazine@comcast.netm

Kính gửi

- Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.
- Quý cơ quan truyền thông người Việt tự do.
- Quý vị đại diện các đoàn thể đấu tranh, chính đảng, cộng đồng, hội đoàn và phong trào.
- Quý đồng huơng tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ và hải ngọai


Kính thưa quý vị:

Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng CSVN sẽ có mặt tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ trung tuần tháng 9 nhân khai mạc khóa họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Tại đây Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc bài diễn văn, đồng thời vận động để CSVN trở thành hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An

Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại không thể để tập đoàn độc tài toàn trị CSVN tiếp tục lừa gạt dư luận thế giới, tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân VN, vi phạm trầm trọng và có hệ thống bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cũng như Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Ttrị mà chính chúng đã ký và cam kết tôn trọng.

Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh kêu gọi các Cộng Đồng, các Tổ Chức Đấu Tranh, các Chính Đảng Quốc Gia tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới về New York để cùng tham dự TUẦN LỄ ĐẤU TRANH từ ngày 20 đến 27 tháng 09 năm 2007 gồm:

- Biểu tình liên tục trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tố cáo tội ác của CSVN trước công luận thế giới, đồng thời lên tiếng hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội.

- Thành lập phái đoàn tiếp xúc phái bộ ngoại giao các nước yêu cầu họ không ủng hộ bọn tội phạm CSVN vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

- Thảo luận việc thanh lập Ủy Ban Phối Hợp Chung hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội đang một ngày một dâng cao.

Ban Tổ Chức đã được sự giúp đỡ của Tỷ Phú Trần Đình Trường cho Quý Vị từ xa về có nơi nghỉ ngơi tại khách sạn Carter.

Tuy nhiên việc tổ chức cũng cần tài chánh để điều hành, thuê mướn phòng sở sinh hoạt, ẩm thực, cờ, biểu ngữ, poster do đó chúng tôi xin quý vị ủng hộ và kêu gọi đồng hương không thể về tham dự đóng góp tài chánh. Ngân phiếu đề trả cho NYVACA (với chú thích "yểm trợ biểu tình Ng Tấn Dũng") và gửi về P.O. Box 520534, Flushing, NY 11352 hoặc địa chỉ ghi phía trên

Vì tính chất khẩn cấp và quan trọng, kinh xin Quý Vị cố gắng về tham dự đông đủ.

Các hoạt động của chúng ta được tạm đề nghị như sau. Tuy nhiên vì lịch trình của Nguyễn Tấn Dũng có thể thay đổi từng ngày, nên hoạt động của chúng ta sẽ được hoạch định theo cho phù hợp.

Chúng tôi sẽ thông báo quý vị mỗi khi có thay đổi

- Ngày 20 và 22 tháng 9, từ 10 giờ sáng tập họp trước trụ sở Liên Hiệp Quốc: Cầu nguyện cho đồng bào quốc nội mau thoát ách Cộng Sản Hà Nội tham tàn; đánh động dư luận quốc tế và lương tri nhân loại về nỗi đau thương trầm thống của tổ quốc và quê hương hiện nay; đạo đạt thỉnh nguyện thư đòi tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng như đại diện chính phủ các quốc gia: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Nhật, Ý, Bỉ, Hòa Lan v.v.

- Chủ nhật 23 tháng 9, từ 10 giờ sáng: Tham dự Hội Nghị người Việt quốc gia hải ngoại để cùng tìm những phương thức đấu tranh hữu hiệu, hầu thích ứng được công cuộc vùng lên tranh đấu của đại khối dân tộc quốc nội, nhất là đáp ứng tiếng kêu thống thiết "cứu trợ dân oan" của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, qua Thông Bạch của Ngài kêu gọi đóng góp vào "Quỹ Cứu Tế Dân Oan" gửi chư Tôn Đức, Tăng Ni, Phật tử và đồng bào các giới trong và ngoài nước ngày 10 tháng 8 năm 2007.

- Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư 24 và 25 và 26 tháng 9, từ 10 giờ sáng: Tổng biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc phản đối Nguyễn Tấn Dũng và tố cáo tội ác của bạo quyền Cộng Sản Hà Nội; kêu gọi quốc tế tích cực hỗ trợ công cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người, tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh.

Đồng Chủ Tịch

- Ông Nguyễn Văn Tánh, New York (Cố Vấn Thường Vụ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York - Trưởng Ban Tố Chức Ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế). (646) 920-0209

-GS Lai Thế Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Trung Ương Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Âu Châu ((CT/HĐĐHTƯ/CĐNVQGÂC) - Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Trung Ương Phong Trào Đấu Tranh Đòi Tự Do Tôn Giáo Dân Chủ, Nhân Quyền Và Toàn Vẹn Lãnh Thổ Cho Việt Nam (CT/HĐĐHTƯ/PTĐT), Tổng Thư Ký Ủy Ban Lâm Thời Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Yểm Trợ Những Tiếng Nói Đấu Tranh Quốc Nội (TTK/UBYTQN), Phối Trí Viên Ủy Ban Quốc Tế Vận Cứu Nguy Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Tại Việt Nam (PTV/UBQTV),Pháp. (714) 326-9302

- Nhà báo Nguyễn Đình Toàn (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia).(610) 914-2126

- LS Nguyễn Thanh Phong (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York) (646) 920-4118

- Nhà văn Trần Quán Niệm (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam New Jersey) (917) 952-6396

- Ông Cao Xuân Khải (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Hampshire).

- Ông Nguyễn Thanh Bình (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Massachusetts) (617) 296-7640

- Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc GiaWashington DC, Maryland và Virginia(202) 361-1231

- Ông Đỗ Minh Đức, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston

- BS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia California

- Ông Trần Giỏi, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Connecticut (203) 526-4147

- Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên,Trưởng Ban Điều Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

- Ông Nguyễn Trung Châu, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại HoaKỳ (718) 364-3673

- Ông Nguyễn Phục Việt, Nhóm Tuổi Trẻ PalTalk

Với sự tham gia và hỗ trợ của quý vị có tên trong danh sách sau đây:

Các hội đoàn, đoàn thể hay cá nhân muốn ghi tên tham gia, xin báo cho chúng tôi hay để cập nhật kịp thời.

- Cụ Phan Vỹ, (Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Trung Ương PTĐT (CT/HĐGSTU), Hội Đồng Tư Vấn (HĐTV) UBYTQN và UBQTV), Washington D.C.

- Cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá (Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ Quốc Nội - HĐCVTƯ/PTĐT và UBQTV) - Santa-Ana, CA.

- Cựu Đại Tá Trương Như Phùng (Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Chiến Sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - PCT/HĐĐHTƯ/PTĐT, HĐTV/UBYTQN và UBQTV) - Houston, TX.

- Cựu Thiếu Tá Nguyễn Xuân Tùng (Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Diễn Đàn Kytô hữu, Diễn Đàn Chống Cộng - PCT/HĐĐHTƯ/PTĐT) - Santa Ana, CA.

- Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), Viện Hóa Đạo II, (HĐTV/UBYTQN) - New Orleans, LA.

- Hòa Thượng Thích Thanh Đạm (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, HĐTV/UBYTQN), Chùa Giác Hoàng, Washington, D.C

- Thượng Tọa Thích Vân Đàm (Vụ Trưởng Vụ Văn Hóa Giáo Dục GHPGVNTN Hải Ngoại, , HĐCVTƯ/PTĐT và UBYTQN), Tu Viện Pháp Vương, Washington D.C).

- Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm (GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo II - HĐTV/UBYTQN), New Orkeans, LA.

- Thượng Tọa Thích Quảng Hiền (HĐĐH/GHPGVNTN/ÂC- HĐCVTƯ/PTĐT và UBYTQN), Chùa Trí Thủ, Bern, Thụy Sỹ.

- Linh Mục Phạm Văn Tuệ (Quản Nhiệm Giáo Xứ Thánh Giuse, New Orleans, LA - HĐTV/UBYT/QN).

- Linh Mục Tống Thiện Liên (HĐCVTƯ/PT), HĐTV/UBYT/QN), Dallas, TX.

- Linh Mục Đinh Xuân Minh (HĐCVTƯ/CĐNVQG/ÂC, PTĐT và UBYTQN), Mainz, Đức.

- Mục sư Nguyễn Công Huấn (HĐCVTƯ/CĐNVQG/ÂC, PTĐT và UBYTQN). Lausanne, Thụy Sỹ.

- Đại Đức Thích Thiện Pháp (GHPGVNTN - HĐCVTƯ/PTĐT và UBYTQN), .Arlington, TX.

- Giáo sỹ Lê Trịnh (Chánh Trị Sự Cao Đài Giáo Miền Trung - HĐCVTƯ/PTĐT và UBYTQN), Falls Church, VA.

- Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm (Cao Đài Giáo Tòa Thánh Tây Ninh, San Jose, California - HĐCVTƯ/PTĐT và UBYTQN), San Jose, CA.

- Ông Cao Hữu Thiên (Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ), Tacoma, Washington State.

- Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Được (HĐCVTƯ/PTĐY, UBYTQN và UBQTV), Seattle, Washington State.

- Cựu thẩm phán Phạm Đình Hưng (Chủ Tịch Hội Đồng đoàn Kết Người Việt Quốc Gia - HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Santa Ana, CA.

- Cựu dân biểu Phạm Ngọc Hợp (Chủ Tịch Ủy Ban đoàn Kết Chống Cộng - HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Santa Ana, CA.

- Cựu Thiếu Tá Lê Văn Sanh (PCT/HĐGSTƯ/PTĐT, HĐTV/UBYTQN và UBQTV), Houston, TX.

- Võ sư Lê Văn Trí (TTK/HĐGSTƯ/PTĐT, BĐHTƯ/UBYTQN và UBQTV), Arlington, VA.

- Cựu dân biểu, nhà báo Vi Anh Bùi Văn Nhân (HĐCVTƯ/PTĐT và UBQTV), Santa Ana,CA). - Cựu dân biểu Lý Hiền Tài (Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn-Maryland-Viirginia, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV) Baltimore, Maryland.

- GS Trần Trọng Đạt (Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đại Việt Quốc Dân Đảng, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Santa Ana, CA.

- Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Santa Ana, CA.

- Ông Nguyễn Rô (HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Dallas, TX.

- Nhà thơ, nhà văn Võ Văn Viên (Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngọai Miền Nam Hoa Kỳ, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Tampa, Florida.

- Ông Peter Nguyễn (HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), New Orleans, LA.

- Cựu thẩm phán Trần Đức Lai (CT/HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Mulhouse, Pháp.

- GS Tiến Sỹ Lê Mộng Nguyên (HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Paris, Pháp

- GS Bùi Bách Diệp (HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Bruxelles, Bỉ.

- Ông Lễ Minh Triết (HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Paris,

- KS Dương Văn Lợi (Chủ Tịch Hộ Tù Nhân và Nạn Nhân Dưới Chế Độ Cộng Sản Việt Nam, HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Paris, Pháp.

- Nhà văn Chu Chi Nam (HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Paris..

- Ông Nguyễn Tuờng Long (HĐCVTƯ/CĐNVQGÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Paris,

- Nhạc sỹ Hồ Văn Sinh (Việt Nam Cộng Hòa Foundation - HĐĐHTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV) Santa Ana, CA.

- Ông Nguyễn Tấn Đức (Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV Vùng Trung Nam Hoa Kỳ), Atlanta, GA.

- Ông Nguyễn Thanh Minh (Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu.Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia, HĐCVTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Atlanta.

- KS Ngô Ngọc Hiếu (Đại diện CĐNVQGÂC tại Anh quốc, TTK/HĐĐHTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), London.

- Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Chinh (PTTK/HĐĐHTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Fort Worth, TX).

- Ông Hồ Sắc (Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV tại Houston, TX).

- Ông Phan Văn Phúc (Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV tại Dallas-Fort Worth, TX).

- Ông Nguyễn Hữu Dõng (Chủ Tịch Diễn Đàn Dân Chủ, HĐCVTƯ/CĐNVQÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Koln, Đức.

- KS Trần Văn Nam ( Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV tại Gia Nã Đại), Vancouver.

- Ông Trần Minh Chiêu (HĐCVTƯ/CĐNVQÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Metz, Pháp.

- Ông Raymond Déprez (CT/CĐNVQGÂC tại Pháp, Đại diện PTĐT, UBYTQN và UBQTV tại Pháp), Moselle, Pháp.

- KS Tạ Văn Khánh (Đại diện CĐNVQGÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV tại Đức), Saarbrucken.

- Ông Lê Van Hiệp (HĐĐHTƯ/PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Metz, Pháp.

- Ông Lý Minh Thuận (BTV/HĐĐHTƯ/CĐNVQÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Metz, Pháp

- Ông Nguyễn Văn Tuấn (BTV/HĐĐHTƯ/CĐNVQGÂC, PTĐT, UBYTQN và UBQTV), Strasbourg, Pháp.

- Ông Nguyễn Bá Cẩn (Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH, Cựu Thủ Tướng VNCH)

- T/S Nguyễn Ngọïc Hùng (Đức Quốc)

- T/S Đỗ Hùng (Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California)

- Nhà báo Nguyễn Vạn Hùng (Chủ Nhiệmbáo Ý Dân)

- Ông Phan Kỳ Nhơn (Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Cộng Nam California)

- Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản

- Ông Nguyễn Bác Ái (Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Oregon, Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Hoa Kỳ, Chủ Tịch Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến)

- Ông Huỳnh LươngThiện (Phong trào Hưng Ca Việt Nam)

- Ông Nguyễn Tài Đàm (Cựu Chủ Tịch CĐ VN Nam Californi, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Hoa Kỳ)

- Ông Nguyễn Hùng Việt (Lực Lượng Quốc DânViệt Nam)

- Ông Thế Phương (Chủ nhiệm báo điện tử Take 2 Tango)

- Ông Nguyễn Tường Thược (Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Hoa Kỳ, Giám Đốc Đài Phát Thanh và Truyền Hình Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại)

- 36 Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Hoa Kỳ và Thế Giới

- Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Chủ Tịch Nghị Hội Toàn Quốc).

NÓI VỚI CÁC BẠN TRẺ: TẠI SAO PHẢI CHỐNG TUYÊN VẬN CSVN?

Từ ngàn xưa, các bộ môn về nghệ thuật ca diễn, âm nhạc là một thứ vũ khí bén nhọn đã đóng góp không nhỏ vào sự chiến thắng của một đoàn quân, hay tầm vóc lớn hơn là một quốc gia. Ở Trung Hoa thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang (Hán) đã sử dụng chiến thuật “văn công du kích” hay địch vận bằng cách cho người xâm nhập vào các doanh trại của binh sĩ Hạng Võ (Sở), khơi dậy những bài tình ca quê hương rất mùi của Sở quốc với nội dung thương nhớ quê nhà để làm mềm lòng địch. Ðêm đêm những bài ca ru hồn ấy cứ rót vào tai đạo quân viễn chinh bách chiến bách thắng của Hạng Võ, khiến cho tinh thần quân sĩ sa sút vì nỗi nhớ quê nhà. Chiến dịch tâm lý ấy đã là một tác động lớn vào sự sụp đổ đạo quân hùng mạnh của Hạng Võ.

Thời nay, trong cuộc chiến quốc cộng, cả hai bên đều sử dụng tối đa các bộ môn văn nghệ, nhất là sáng tác hùng ca, chiến đấu ca, tâm động ca, bi ai ca... để kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hoặc ru ngủ đối phương để giành chiến thắng cho mình.

Dưới thời VNCH vào giai đoạn CS xâm lăng quyết liệt, Cục Chính Huấn cũng đã tạo được những bài hùng ca tuyệt vời và đã kích thích mạnh mẽ vào tinh thần quân nhân, góp phần vào những trận chiến thắng như chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, An Lộc v.v... Nhưng ngược lại ở hậu phương cũng có một vài ba tên phản chiến, hoặc bị móc nối “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, hoặc cán bộ văn hóa nằm vùng, đã sáng tác những bài ca yếm thế, chất đầy tinh thần chủ bại, làm nản lòng chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính những tên “văn công du kích” này đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975.

Từ khi có làn sóng người Việt tỵ nạn trốn chạy cộng sản ra hải ngoại, Cục Tuyên Vận CSVN cũng không ngừng cấy những mạng lưới theo đoàn người bỏ nước ra đi để chờ lệnh thi hành công tác. Ban đầu họ chỉ xoáy vào tâm lý thương nhớ quê nhà của tập thể người Việt hải ngoại bằng những loạt video hình ảnh quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: ruộng đồng, làng xóm, con đường, cây đa, khóm trúc, bụi chuối sau hè... lồng trong những ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào như “quê hương là chùm khế ngọt... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không khôn lớn thành người...” để khơi động tình thương nhân bản theo lẽ tự nhiên sẵn có trong mỗi con người Việt Nam.

Mục tiêu của họ là dụ người về thăm quê hương qua chiến dịch “cởi trói” để kiếm ngoại tệ, nuôi sống chế độ đang thoi thóp trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; đồng thời làm lu mờ sức chiến đấu của người dân không chấp nhận cộng sản.

Thế rồi, như tằm ăn dâu, sau khi phá sập những tổ chức kháng chiến bằng cách cấy mạng lưới tình báo vào các tổ chức, đoàn thể chính trị này - mà mục tiêu duy nhất là làm mất niềm tin nơi quần chúng chống cộng - họ bắt đầu thi hành sách lược móc nối, mua chuộc mạnh hơn; đồng thời lôi các mạng lưới (đã cấy từ lâu) bò dậy hoạt động công khai, thi hành điệp vụ chia rẽ, chích bên này, đâm bên nọ, tạo mâu thuẫn để người này ghét người kia, tổ chức này ghét tổ chức nọ, cấu xé nhau, gây thù hận, thậm chí còn đưa nhau ra tòa tại các quốc gia sở tại, kiện tụng rùm beng v.v... Thế là họ đã thành công.

Trở lại đề tài tuyên vận, ngoài việc tung ra hải ngoại những văn hóa phẩm như CD, video, DVD, sách vở... bán công khai tràn ngập thị trường với giá rẻ mạt, phá nát kỹ nghệ băng nhạc của nghệ sĩ người Việt quốc gia, họ còn đưa những đoàn văn công ra hải ngoại - nhất là những nghệ sĩ đã thành danh dưới thời VNCH để thu hút số khán giả mến mộ ngày xưa, những nghệ sĩ này dễ được chấp nhận hơn vì họ đã có cảm tình từ trước. Dĩ nhiên, có nhiều nghệ sĩ đã thoát thân bằng cách tị nạn chính trị, về với cộng đồng người Việt không cộng sản; nhưng một số khác vẫn hoạt động vì quyền lợi riêng tư hoặc vì trả ơn mưa móc cho đảng.

Tiếp theo là những đợt ca sĩ thuộc thế hệ trẻ, tân thời hơn, ca diễn những loại nhạc lai căng, nhảy múa điên cuồng vô thưởng vô phạt v.v... Có thể những nghệ sĩ trẻ tuổi này được chỉ thị, hoặc bị lợi dụng, hoặc họ không hề biết vai trò của chính mình, nhưng mục tiêu ma mánh của CSVN vẫn là mũi dùi tấn công, tạo ra những tranh cãi, dẫn tới chia rẽ trầm trọng hơn trong tập thể người Việt tị nạn trước việc chống hay bênh giới nghệ sĩ trẻ này. Ngay trong một gia đình cha con cãi nhau, giận hờn cũng chỉ vì những tranh cãi phi lý này. Thế là họ đã đạt được mục đích.

Ðể lừa đảo những người nhẹ dạ, họ ru nhẹ bằng cụm từ “giao lưu văn hóa” nhưng chỉ giao lưu một chiều. Nghĩa là họ độc quyền tung ra thị trường hải ngoại những sản phẩm mang tính chất “du kích văn hóa” tự do, vì hải ngoại là xứ tự do. Chính kẽ hở tự do là môi trường dễ dàng để họ lợi dụng. Nghệ sĩ từ trong nước cũng nhập cảnh tự do và cũng tự do tổ chức những buổi ca nhạc qua các mạng lưới nằm vùng. Còn những nghệ sĩ quốc gia hải ngoại có được quyền về trình diễn công khai trong nước không? Họ có dám cho các nhạc sĩ Hưng Ca như Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và những thành viên khác về hát nhạc đấu tranh “Trả ta sông núi” không? Chắc chắn là không! Họ chỉ chấp nhận cho những thành phần theo họ để làm cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Còn những văn hóa phẩm hải ngoại có được tự do lưu hành trong nước hay không? Chắc chắn những sản phẩm ấy sẽ bị nhà nước tịch thu, nghiêm cấm. Như thế mà họ vẫn tuyên truyền cho chiêu bài “giao lưu văn hóa” thì thật là quái đản!
Vì vậy, bao lâu CSVN còn chủ trương “giao lưu văn hóa” một chiều là bấy lâu chúng ta có bổn phận và có quyền chống lại chiến dịch tuyên vận của họ. Ðây là xứ tự do, là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta, nghĩa là họ được quyền đến đây ca hát tuyên truyền xám dưới nhiều hình thức như du kích chiến thì chúng ta cũng được quyền đả đảo, tẩy chay công khai, có tổ chức lớp lang, và nhất định vạch mặt, đưa ra trước công luận những tên nằm vùng đang trà trộn trong cộng đồng, ăn lương và nhận công tác tay sai cho VC.

Ðối với những khán giả đi xem hát, ngoại trừ một số nhỏ có mục tiêu rõ ràng, hoặc có liên hệ mật thiết với những người bên kia... Còn đại đa số, chúng tôi tin rằng, hoặc vì hiếu kỳ, hoặc vì mê nhạc nên đã vô tình bị nhóm tổ chức lợi dụng để móc tiền và làm công cụ cho họ tuyên truyền trên các tờ báo đảng ở trong nước: “Văn công của đảng ta tới đâu cũng được Việt kiều ủng hộ”. Có nghĩa là cộng đồng hải ngoại đã thôi chống cộng. Xin được đặt một câu hỏi rất đơn giản: “Như vậy có ảnh hưởng tới mầm đấu tranh cho tự do dân chủ của người dân trong nước hay không?” Dĩ nhiên là có, vì những nhà đấu tranh và đồng bào khiếu kiện đang sống trong sự kềm kẹp, luôn luôn mong chờ tiếng nói và sự tiếp tay của chúng ta. Vậy, đồng bào nở lòng nào chỉ vì “vài giờ mua vui” mà vô tình tạo ra nhiều nỗi khó khăn cho tập thể người Việt tị nạn CS; đồng thời gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho chế độ CSVN mạnh miệng tuyên truyền và mạnh tay tiêu diệt cao trào dân chủ đang vùng dậy trong nước.

Không cần lý luận thì chúng ta cũng đã thấy chính những văn công, những người chạy cờ, những người tổ chức đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai phía chống đối và ủng hộ một cách khoa học. Ðó là mục tiêu chính yếu mà bộ phận tuyên truyền cần đạt tới. Càng tạo thêm mâu thuẫn, nghi kỵ; càng tạo thêm giận hờn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn; càng tạo thêm xáo trộn trong đời sống của người Việt ly hương vốn quá nhiêu khê là công tác tuyên vận của VC được coi như đạt kết quả.

LỜI KẾT
Rồi đây chế độ độc tài cộng sản sẽ phải sụp đổ, hoặc bị xóa tan bởi trào lưu dân chủ tự do của nhân loại. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi chờ tự nó biến thể! Vì bao lâu đại họa cộng sản còn độc quyền cai trị là bấy lâu dân tộc còn bị đọa đày trong một xã hội tha hóa, luân thường đạo lý bị xóa bỏ, nhân phẩm của con người bị phá nát chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc Việt.

Ðã đến lúc các bạn trẻ phải đứng lên, mạnh bước đi làm cuộc cách mạng nhân bản để đưa dân tộc ra khỏi hố sâu bệ rạc từ thân đến tâm. Tên tuổi của bạn trẻ sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt! Hãnh diện thay, một Nguyễn, một Trần, một Lê, một Lý.... sẽ nối kết với hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu Nguyễn Lý Lê Trần khác để tạo thành một biển lửa kiên cường, thiêu đốt những âm mưu chia rẽ, vô hiệu hóa những đòn thù, những chông gai mà cha anh đã bước qua. Các bạn sẽ là những người trẻ mang đầy nhiệt huyết kiêu hùng của cha anh, xóa tan màn vô minh, dẹp bỏ độc tài cộng sản và dựng lại cơ đồ cho thế hệ kế tiếp hồi sinh trong tự do dân chủ.

Ðã làm trai sống trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.

Trương Sĩ Lương