Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2007

Thay đổi nội các đợi đảng phê chuẩn

Phan Thanh BìnhNguồn: dbnd.hochiminhcity.gov.vn

Roger MittonPhan Tường Vi lược dịch

Thay đổi nội các đợi lãnh đạo đảng chấp thuận.

Thêm nhiều bộ trưởng trẻ, năng động để thay đổi khuôn mặt của quốc gia.

HÀ NỘI – Lãnh đạo đảng Cộng sản đương cầm quyền đang họp (Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 Đảng X - PTV) ở Hà Nội để chấp thuận cuộc cải tổ nội các cấp tiến rộng lớn và hợp nhất chương trình công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng cũng sẽ thông qua Hội nghị trung ương đảng trong hai tuần đầu tháng 7 này để kiểm soát báo chí ngặt nghèo hơn đồng thời gia tăng đổi mới hệ thống hành chánh quan liêu.

Những thay đổi mạnh mẽ của ông nhằm tiếp tục cũng cố quyền lực của đảng và xác nhận vai trò của ông như là người lãnh đạo của nước Việt Nam hiện đại.

Các nguồn tin ngoại giao đánh gía sự cải tổ nội các rộng lớn lần này như là một ngón đòn quyền lực của ông Dũng, người rất năng nỗ trong chức năng của mình sau năm đầu tiên nhậm chức Thủ tướng, tính đến tháng rồi.

Kế hoạch lớn của ông gồm việc đưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, người được đào tạo từ phương Tây lên làm Phó Thủ tướng và kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Như báo Straits Times đưa tin tuần rồi, việc đưa ông Nhân vào chức Phó Thủ tướng là một sự kiện đầy ngạc nhiên bởi ông ta chỉ mới làm bộ trưởng thực thụ một năm qua.

Chuyện cùng lúc ông Nhân nắm luôn bộ Ngoại giao đã làm nhiều nhà quan sát sửng sốt, nhưng hầu hết các nhà ngoại giao hoan nghênh sự bổ nhiệm này.
Một nhà ngoại giao phương Tây phát biểu: “Ông Nhân ăn nói trôi chảy, tu nghiệp ở Harvard, nói được hai thứ tiếng Anh và Đức, thoải mái trong giao thiệp với những nhà ngoại giao và những nhà lãnh đạo ngoại quốc. Ông Nhân đang thay thế một chuyên gia công nghệ thép tốt nghiệp ở Czech. Điều đó nói lên tất cả.”

Cuộc cải tổ rộng lớn lần này sẽ đưa vào Nội các nhiều nhà lãnh đạo trẻ trung và cởi mở hơn, những người sẽ cải thiện cái nhìn của thế giới vào Việt Nam và giúp Việt Nam hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu.

Con số phó Thủ tướng có thể sẽ được tăng từ ba thành năm, trong lúc chức vụ Bộ trưởng sẽ được giảm từ 29 xuống 22 (Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện có có 26 bộ và 13 cơ quan trực thuộc – PTV)

Người thay ông Nhân nắm Bộ Giáo Dục sẽ là ông Phan Thanh Bình (1), một người biết nói tiếng Anh khác hiện đang là Hiệu trưởng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong những nhà kỹ trị trẻ khác, đồng liêu với ông Nhân, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, người đã từng theo học ở Ái Nhĩ Lan (Dublin, Ireland) cũng sẽ được đề bạt vào chức vụ phó Thủ tướng. Nắm bộ Thương mãi và Kỹ nghệ (được sát nhập vào một lần này – PTV) sẽ là một khuôn mặt mới trong Nội các, Ông Vũ Huy Hoàng, hiện là bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, nằm sát biên giới Việt-Trung.

Hầu hết các bộ trưởng mới đều ngưỡng mộ Singapore và muốn phát triển để Việt Nam có những tiêu chuẩn tương đương về mặt hiệu năng quản lý (administrative efficiency) như tại Singapore.

Mặc dù sự cải tổ lần này được xem như có tính cấp tiến nhất trong lịch sử Việt Nam, người ta chờ đợi nó sẽ được hội nghị trung ương đảng với 160 đảng viên từ khắp nước hồ hởi chấp thuận.

Hoàng Trung HảiNguồn: longan.gov.vn/Ảnh: Báo Tiền Phong
Ông Dũng sẽ có thế nhờ những thay đổi trong điều lệ đảng gần đây, cho ông là Thủ tướng đầu tiên có thể chỉ định thành viên trong nội các của mình, dù thế ông sẽ cần cẩn thận để đừng làm quá nhiều đảng viên nhóm bảo thủ phải khó chịu.

Ông Nguyễn Trấn Bạt, chủ tịch công ty Investconsult, một công ty tư vấn thương mãi nói: “Tối rất lấy làm vui khi Thủ tướng sắp cải tổ Nội các để đưa vào đó những bộ trưởng trẻ trung và năng động hơn. Nhưng ông cũng sẽ cần rất khéo léo để làm cho được những thay đổi lớn lao này.”

Để đáp ứng một trong những điều mong ước của ông Dũng, hội nghị trung ương đảng lần này có thể sẽ chấp thuận những biện pháp chế tài hơn nữa dành cho giới truyền thôngtrong nước, vốn đã bị kiềm chế từ trước.

Thủ tướng Dũng đã tiết lộ những hạn chế mới này hôm 28 tháng Năm, khi ông ra lệnh cán bộ công nhân viên nhà nước không thẩm quyền không được nói với công chúng và cung cấp tin tức cho báo giới.

Hầu hết các biên tập viên cho hay họ có thể chấp nhận những điều lệ kiểm soát mới này.

Ông Nguyễn Đại Phương, biên tập viên mục tin tức thế giới của báo Tiền Phong nói: “Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển và cần thời gian để trưởng thành. Cho nên một sự đòi hỏi tự do báo chí trong lúc này là không hợp lý.” Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý về điều này, họ cho rằng chính phủ dưới sự lãnh đạo của ông Dũng đã xiền xích ngành truyền thông quá nhiều.

Ông Bạt nói: “Nếu chính phủ làm quá và sự kiểm duyệt không phù hợp với sự phát triển của đất nước, nó sẽ giới hạn sáng tạo mà điều này sẽ giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn.”

---------------------------------------

Nguồn: Viet Cabinet shake-up to get party leaders' nod, Roger Mitton, The Straits Times, July 7, 2007

DCVOnline: (1) Phan Thanh Bình (đại biểu quốc hội), sinh 10/04/1960; quê quán Xã Long Phú, huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang. Thành Uỷ viên, Giám đốc đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Uỷ viên Uỷ ban văn hoá, giáo dục thanh niên và nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vào Đảng: 28/02/1984.

Bị lấn nhà tại Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Thụy Long hai lần kêu cứu chính quyền

VIỆT NAM - Trong vòng chưa đến 1 tháng, nhà văn Nguyễn Thụy Long đã viết hai “đơn tố cáo hành động đập phá xâm phạm tài sản người dân,” gởi đến ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7, quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Cả hai đơn đều bị làm lơ, hoặc xử lý qua loa. Ðến nay, theo đơn tố cáo, người ta “dẫn theo một người lạ, với thái độ đe dọa” để hành hung ông Long và gia đình.

Câu chuyện của nhà văn Nguyễn Thụy Long, theo đơn tố cáo đầu tiên, viết ngày 11 Tháng Sáu, 2007, như sau:

“Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, chứng minh nhân dân số (Người Việt quyết định không đăng số chứng minh nhân dân của ông Long), chủ quyền căn nhà số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ, phường 7, quận Phú Nhuận, căn nhà hiện nay gia đình chúng tôi sinh sống đã được 50 năm.

Tôi làm đơn này xin khiếu nại nhà liền kề số 158/4c (25/8c) xây dựng mới, đập phá nền nhà, xâm phạm đến tài sản của gia đình tôi.

Căn nhà 158/4c trước đây tôi cũng đã làm đơn xin ngăn chặn việc họ chiếm dụng hốc tường nhà dưới và che chắn cửa sổ, chặt phá ô văng của sổ nhà tôi, và đơn thưa này đã được bà Phó Chủ Tịch Phường Trần Thị Lan giải quyết, theo như biên bản ngày hôm đó thì chủ nhà 158/4c không được phép đập phá ô văng cửa sổ, không được chiếm dụng hốc tường dưới chân nhà tôi, không được che chắn cửa sổ. Mỗi lần căn nhà số 158/4c đổi chủ, sửa chữa hoặc xây dựng, nhà chúng tôi lại lâm vào hoàn cảnh khốn đốn, lại bị lấn chiếm. Ðây là lần thứ ba.

Hiện nay nhà đã sang bán cho chủ mới và họ đập phá toàn bộ căn nhà cũ để xây dựng cái mới. Trong lúc xây dựng, họ đập phá nền nhà của tôi với ý định lấn chiếm, tôi phản đối thì xảy ra cãi lộn, vợ chồng người chủ nhà dẫn theo một người lạ, với thái độ đe dọa, ông ta cùng với vợ chồng chủ nhà 158/4c nói: ‘Bà ta có giấy phép xây dựng và được chính quyền cho phép tới đâu, họ làm tới đó.’ Bà ta bất chấp pháp luật ngang nhiên chỉ đạo cho những người làm công, khuyến khích họ đập phá nhà tôi bằng cách hứa chiều nay sẽ thưởng 1 triệu đồng cho đám thợ mới đập phá nhà tôi xong.

Bây giờ họ đang xây dựng đổ móng, đổ cột bê tông, chúng tôi không biết là bao nhiêu tầng, với cách xây dựng như hiện nay của chủ nhà 158/4c thì cửa sổ nhà tôi không thể mở ra được và ô văng cũng có thể bị xâm phạm. Tôi làm đơn này xin ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7 xuống làm việc với chủ nhà 158/ 4c bắt họ thực hiện những cam kết theo như biên bản mà phường đã giải quyết theo đơn khiếu nại của gia đình tôi ngày 29 Tháng Mười, 2005.”

Một tuần sau khi ông Long gởi đơn tố cáo đến ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7, chính quyền địa phương cử người xuống xem xét. Tuy nhiên, theo lời ông Long, họ “chỉ xem xét qua loa, không lập biên bản về những sai phạm của chủ nhà 158/4C.”

Một tuần sau đó, vào ngày 24 Tháng Sáu, 2007, chủ nhà 158/4C đã bắt đầu hành động gây hấn. Theo đơn tố cáo thứ nhì, cũng gởi cho ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7, “một người đàn ông bặm trợn, tự xưng là em của bà chủ nhà, hùng hổ đập phá ô văng cửa sổ và đòi đập luôn ban công lầu nhà tôi với lý luận những phần đó ló qua đất nhà họ.”

Theo lời ông Long, căn nhà ông đang sống được xây dựng từ 50 năm nay, với bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND Quận Phú Nhuận cấp. Tuy nhiên, phía hàng xóm tuyên bố, nguyên văn trong thư tố cáo: “Nhà có xây dựng được 100 năm cũng đập, đừng nói gì đến 50 năm.”

Người đàn ông tự xưng là em chủ nhà láng giềng nói với ông Long rằng, ông ta sẽ “chém” và “bửa” nhà ông Long. Về phía bà chủ nhà, đơn tố cáo cho biết, “dọa sẽ cho xã hội đen chặn đường đánh chết mẹ cả gia đình tôi (Nguyễn Thụy Long).”

Trong hai ngày 30 Tháng Sáu, và 1 Tháng Bảy, 2007, phía nhà hàng xóm tiếp tục đập phá ô văng cửa sổ nhà ông Long, cắt mái tôn, đổ bê tông bít luôn hai cửa sổ, một góc ban công lầu của nhà ông Long bị chủ nhà 158/4C xây kẹp lọt vào trong bức tường nhà họ.

Ông Long nói với người láng giềng rằng, ông sẽ “tố cáo với chính quyền những hành động vi phạm pháp luật của họ,” và được trả lời rằng, “có đi thưa đến đâu cũng vậy... vì được sự cho phép của chính quyền, kể cả việc đập phá nhà.”

Thư tố cáo được gởi cho cả ba cơ quan: Ban Trật Tự Ðô Thị Quận Phú Nhuận; ban Trật Tự Ðô Thị và Chủ Tịch Phường 7, quận Phú Nhuận; và Công An Phường 7, quận Phú Nhuận. Lá thư được gởi kèm giấy hợp thức hóa nhà, mang tên Nguyễn Thụy Long, bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND Quận Phú Nhuận cấp, biên nhận hồ sơ của ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7, quận Phú Nhuận, và một số giấy tờ liên quan.


Thiện Giao (Người Việt)

--------------------------------------------------------------------------------
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
------------------o-------------------
ĐƠN XIN TỐ CÁO HÀNH ĐỘNG ĐẬP PHÁ XÂM PHẠM TÀI SẢN CỦA NGƯỜI DÂN

Kính gửi : ban Trật Tự Đô Thị Phường 7 , Quận phú Nhuận .
Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 11 -6- 2007

Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, số chứng minh nhân dân số xxxxxxxx, chủ quyền căn nhà số 156/3 (25/12 ) đường Nhiêu Tứ phường 7 quận Phú Nhuận, căn nhà hiện nay gia đình chúng tôi sinh sống đã được 50 năm.
Tôi làm đơn này xin khiếu nại nhà liền kề số 158/4c (25/8c) xây dựng mới đập phá nền nhà, xâm phạm đến tài sản của gia đình tôi. Căn nhà 158/4c trước đây tôi cũng đã làm đơn xin ngăn chặn việc họ chiếm dụng hốc tường nhà dưới và che chắn cửa sổ , chặt phá ô văng của sổ nhà tôi, và đơn thưa này đã được bà phó chủ tịch phường Trần thị Lan giải quyết, theo như biên bản ngày hôm đó thì chủ nhà 158/4c không được phép đập phá ô văng cửa sổ, không được chiếm dụng hốc tường dưới chân nhà tôi không được che chắn cửa sổ. Mỗi lần căn nhà số 158/4c đổi chủ , sửa chữa hoặc xây dựng, nhà chúng tôi lại lâm vào hòan cảnh khốn đốn, lại bị lấn chiếm. Đây là lần thứ ba.
Hiện nay nhà đã sang bán cho chủ mới và họ đập phá tòan bộ căn nhà cũ để xây dựng cái mới. Trong lúc xây dựng , họ đập phá nền nhà của tôi với ý định lấn chiếm, tôi phản đối thì xảy ra cãi lộn , vợ chồng người chủ nhà dẫn theo một người lạ , với thái độ đe dọa, ông ta cùng với vợ chồng chủ nhà 158/4c nói : bà ta có giấy phép xây dựng và được chính quyền cho phép tới đâu, họ làm tới đó. Bà ta bất chấp pháp luật ngang nhiên chỉ đạo cho những người làm công, khuyến khích họ đập phá nhà tôi bằng cách hứa chiều nay sẽ thưởng 1 triệu đồng cho đám thợ mới đập phá nhà tôi xong.
Bây giờ họ đang xây dựng đổ móng, đổ cột bê tông, chúng tôi không biết là bao nhiêu tầng, với cách xây dựng như hiện nay của chủ nhà 158/4c thì cửûa sổ nhà tôi không thể mở ra được và ô văng cũng có thể bị xâm phạm. Tôi làm đơn này xin ban Trật Tự Đô Thị phường 7 xuống làm việc với chủ nhà 158/ 4c bắt họ thực hiện những cam kết theo như biên bản mà phường đã giải quyết theo đơn khiếu nại của gia đình tôi ngày 29- 10 – 2005.
Tôi nay đã 70 tuổi già yếu không thể chống chỏi với một số đông người có tính cách côn đồ, hành xử theo kiểu xã hội đen , có ý coi thường pháp luật , ức hiếp người cô thế. Xin chân thành cảm ơn .

Thành phố Hồ Chí minh, ngày 11-6- 2007
Ký tên
Nguyễn Thụy long

Kèm theo đây là:
- Bản photo đơn thưa ngày 29- 10-2005.
- Thư mời của UBND phường 7 quận PN, giải quyết việc nhà đất ngày 9-11-2005




--------------------------------------------------------------------------------
Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập -Thự Do - Hạnh Phúc
---------X---------
ĐƠN TỐ CÁO HÀNH ĐỘNG VÀ ĐE DỌA HÀNH HUNG CỦA CÔN ĐỒ ĐẬP PHÁ TÀI SẢN NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN (đơn thứ 2)
TP Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 7 năm 2007

ĐỒNG KÍNH GỞI :
-Ban Trật Tự Đô Thị quận Phú Nhuận
-Ban Trật Tự Đô Thị và Chủ Tịch Phường 7 quận Phú Nhuận
-Ban Công An phường 7 quận Phú Nhuận

Kính gởi :
Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, chủ quyền căn nhà số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ phường 7 quận Phú Nhuận. Đây là lá đơn kêu cứu thứ 2 của tôi về việc nhà số 158/4C (25/8 C) đập phá nền nhà, xây dựng tường lấn chiếm ban công lầu, đổ bê tông bịt kín hai cửa sổ, cắt mái nhà đập phá ô văng cửa sổ nhà tôi. Tôi không biết tên chủ nhà này, nhưng biết bà ta khoe khoang làm nghề cò đất cò nhà , từng xây cả trăm căn nhà và căn nhà số 158/4C là căn thứ 101.
Vào ngày 11-6-2007 tôi có gửi đơn cho ban Trật Tự Phường 7 quận Phú Nhuận , tố cáo hành động của chủ nhà 158/4C đập phá xâm phạm tài sản của gia đình tôi và Ban Trật Tự Đô Thị phường 7 đã nhận đơn, và cho tôi giấy biên nhận hồ sơ đơn thưa, ghi ngày 11-6-2007, sau một tuần Trật Tự Đô Thị phường 7 mới xuống, nhưng chỉ xem xét qua loa, không lập biên bản về những sai phạm của chủ nhà 158/4C . Vì ban Trật Tự Đô Thị Phường 7 không làm hết trách nhiệm, cách làm việc không rõ ràng, minh bạch, nên chủ nhà 158/4C coi thường pháp luật vẫn tiếp tục xâm phạm, lấn chiếm nhà tôi.
Vào ngày 24-6-2007 (đúng vào ngày chủ nhật) chủ nhà 158/4C và một người đàn ông bậm trợn, tự xưng là em của bà chủ nhà, hùng hổ đập phá ô văng cửa sổ và đòi đập luôn ban công lầu nhà tôi với lý luận những phần đó ló qua đất nhà họ, gia đình chúng tôi cũng cố gắng nhẫn nhịn và cho họ biết nhà tôi đã xây dựng 50 năm và có bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND quận Phú Nhuận Cấp. Nếu họ muốn làm gì đi chăng nữa phải được sự cho phép của chính quyền, thì họ tuyên bố, nhà tôi có xây dựng được 100 năm cũng đập, đừng nói gì đến 50 năm. Người đàn ông bậm trợn tên Tú dí búa vào mặt vợ chồng tôi hăm chém và nói không những bửa nhà tôi ra, mà còn bửa vào mặt hai vợ chồng tôi nữa. Còn bà chủ nhà hăm dọa sẽ cho xã hội đen chặên đường đánh chết mẹ cả gia đình tôi. Bà ta dùng những câu bẩn thỉu hạ cấp, vô văn hóa nhục mạ chửi bới xúc phạm đến danh dư nhân phẩm của tôi suốt mấy tiếng đồng hồ liền, nhằm khủng bố tinh thần làm cho gia đình chúng tôi phải sợ hãi.
Liên tiếp trong hai ngày, từ 30-6 đến 1-7-2007 họ tiếp tục đập phá ô văng của sổ nhà tôi, cắt mái tôn, đổ bê tông bít luôn hai cái cửa sổ, một góc ban công lầu của nhà tôi bị chủ nhà 158/4C xây kẹp lọt vào trong bức tường nhà họ.
Sau khi gởi đơn cho ban Trật Tự Đô Thị và ban Công An phường 7 quận Phú Nhuận để xin giúp đỡ, nhưng từ ngày gởi đơn (11-6-2007) cho đến nay chưa thấy ban ngành nào của phường 7 giúp đỡ và giải quyết đơn tố cáo của tôi.
Tôi cũng xin trình bày thêm, chủ nhà 158/4C và những người tự xưng là đàn em của bà ta, tới đập phá nhà tôi họ là những con người bản chất bất lương, cách hành xử mang đầy tính côn đồ, xã hội đen, luôn đe dọa đâm chém, chửi bới nhục mạ người khác. Đi đến đâu họ cũng huênh hoang tuyên bố quen hết các cấp các ngành từ phường cho đến quận, chúng tôi chịu hết xiết hành động lấn chiếm nhà cửa và những lời đe dọa của họ, gia đình tôi có lên tiếng sẽ tố cáo với chính quyền, những hành động vi phạm pháp luật của họ. Thì họ lớn tiếng thách thức và nói chúng tôi có đi thưa đến đâu cũng vậy. Vì họ được sự cho phép của chính quyền, kể cả việc đập phá nhà tôi.
Tôi nay 70 tuổi, sức khỏe không còn lại mang bệnh nặng. Tôi cũng gắng gượng làm đơn cầu cứu đến khắp các cấp, tuy biết gia đình chúng tôi gủi đơn tố cáo hành động sai trái của họ, nhưng chủ nhà 158/4C vẫn không nương tay, cứ tiếp tục làm tới, đập phá nhà cửa của tôi.
Hiện nay gia đình tôi lúc nào cũng sống trong sự sợ hãi lo âu, chúng tôi luôn bị những lời cảnh cáo đe dọa từ phía người chủ nhà 158/4C. Rất mong được sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời của các cơ quan chính quyền, để gia đình chúng tôi an tâm sinh sống và nhất là tài sản của gia đình chúng tôi không bị bọn người xấu lợi dụng danh nghĩa chính quyền lấn chiếm, đập phá. Xin chân thành cảm ơn.

Ký tên
Nguyễn Thụy Long

Gởi kèm theo đơn gồm có :
- Giấy hơp thức hóa nhà, mang tên Nguyễn Thụy Long
- Bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND quận Phú Nhuận cấp.
- Biên nhân hồ sơ của Trật Tự Đô Thị Phường 7 quận Phú Nhuận
- Hai đơn tố cáo hành động đập phá xâm phạm tài sản của người dân (1 đơn gửi cho ban Trật Tự Đô Thị Ph.7, 1 đơn gửi cho ban Công An phường 7 ghi ngày 11-6-2007)
- Đơn thưa XIN NGĂN CHẶN XÂY CẤT NHÀ TRÁI PHÉP ghi ngày 29-10-2005.
- Thư mời Nguyễn Thụy Long đến UBND p7 ngày 11-1-2005m để giải quyết nhà đất theo đơn khiếu nại ngày 29-10-2005 do bà phó chủ tịch phường bà Trần thị Lan ký.

Giờ Đã Điểm... Ngày Tàn Của Việt Cộng


Việt Cộng dám tác oai tác quái,
Dâng Bắc-triều cửa Ải-Nam-Quan
Hỡi ai, con nước Việt-Nam ?
Hãy đồng tay nắm, quyết tâm hướng về,


Cùng đồng bào cận kề bất khuất,
Diệt quân thù, dành đất Tổ-Tiên
Hồn thiêng-sông-núi ba miền,
Anh Hùng, Kẻ Sĩ nối liền năm Châu.


Giờ đã điểm chần chờ gì nữa,
Cùng toàn dân "Góp Lửa" đốt lên.
Dẹp tan bè lủ "chồn đen",
Phản dân, bán nước, đê hèn cầu vinh.


Giờ đã điểm, nhất tình, quyết chí,
Khắp trong-ngoài hào khí Rồng-Tiên
Vì Tổ Quốc, dẹp tình riêng,
Cùng nhau lật đổ bạo quyền độc-tôn.


Đem Việt Nam trường tồn Dân Chủ,
Dựng ba miền đầy đủ Quyền Người
Từ Nam-Trung-Bắc reo cười,
Không còn than khóc, như thời cộng nô.


Vầng dương sáng nhấp nhô quê Mẹ
Bóng u-minh diệt kẻ tham tàn
Lạc-Long hào khí hiên ngang
Anh Hùng dẹp loạn bao ngàn năm qua.


Giờ đã điểm, không còn xa lắm
Gọi đồng bào tay nắm ra sân
Cất tiếng hô, chớ ngại ngần :
Đả đảo Việt cộng vô thần - phi nhân .


Việt Dương Nhân

Làm Sao An Phận

Thất Quốc sầu trôi theo vận nước,
Tha hương tủi nhục vướng nghiệp nhà.
(Lưu Vân)


Trong dạ tiệc nói cười ca hát,
Ngậm ngùi tìm giải thoát dân hiền
Dẫu rằng đang sống đất liền
Mà lòng thương nhớ triền miên dân mình.


Ðất tạm dung đầy tình nhân đạo
Cơm áo lành gạo trắng cá tươi
Tự-do Dân-chủ quyền-người.
Làm sao an phận vui cười được đây ?


Thương nhớ thương đọng đầy tâm não
Lòng căm thù "chồn-cáo" ác gian
Làm cho nòi giống tóc tang
Nỡ nào nhắm mắt chẳng màn việc chi.


Thuở ra đi môi chì mặt nám
Mấy mươi năm sống bám quê người
Ðất lành chim đậu ai ơi !
Nhưng lòng hãy nhớ khung trời quê hương,


Ðang xẩy ra đau thương tràn ngập
Từ Chúa Giáo đến Phật Pháp Tăng
Ðộc tài bạo lực hun hăng
Bỏ tù Linh Mục, đày hàng Chân Sư.


Tư Bản Ðỏ khư khư khống chế
Buộc dân lành phải nễ "Ðảng Ta*"
Bảo là; phải hát phải ca :
Những lời của "Ðảng" đặt ra đúng đời.


Thứ vô thần, chẳng Trời, Chúa, Phật
Cai trị dân theo lạc hậu xưa...
Trời ơi ! Ông hãy chuyển mưa
Sét lên đánh "Ðảng Ta" chừa thói ngu.


Từ Nam-Bắc mây mù sẽ biến
Ðến ngoài, trong thăng tiến phục hồi
Trăm năm duy vật đổi dời,
Duy Tâm mãi mãi sáng ngời chẳng phai.


Anh Hùng, tuổi trẻ chờ ai nữa ?
Mau đứng lên trị sửa ác quân.
Toàn dân chung sức họp cùng,
Dựng nền Dân-chủ khắp vùng Trời Nam.


Việt Dương Nhân
_________
(*) CSVN)

Ai Người Dân Việt

Hơn ba mươi năm, mắt lệ tràn
Nhìn dân tộc Việt vẫn lầm than
Bởi bầy «cáo đỏ» còn tác quái
Đày ải dân ta khổ ngút ngàn.


Xin gọi : trong, ngoài nước Việt Nam,
Cùng đứng lên quật khởi quyết tâm
Hàng hàng, lớp lớp đồng chung một,
Phất ngọn "Cờ Vàng*" dựng núi sông.


* * *


Tổ Tiên ta đã dày công
Ra tay dựng nước Việt Nam kiêu hùng
Bỗng đâu bè lủ điên khùng
Kéo về thống trị, não nùng dân ta.


Năm Châu, bốn bể gần xa
Ai người dân Việt đứng ra chung cùng
Đừng chủ bại, sống ung dung
Mà quên dân tộc khốn cùng khổ đau.


Vững lòng, trước cũng như sau,
Tinh thần Dân Chủ ta nào lãng quên.
Tự Do, bình đẳng giữ nền,
Quê Hương Quang Phục dưới trên thuận hòa.


Việt Dương Nhân
(*) Cờ vàng ba sọc đỏ

Lm. Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tân Quản Xứ An Truyền, Huế - ngày 5 tháng 2-2001


Buổi ra mắt Tuyển Tập "Vụ Án Lm. Nguyễn Văn Lý" tại San Jose, California

Chuyện tấm hình ngày cũ của lớp tôi!

Không biết có phải tại tính tôi “kỳ cục” hay là do tôi vẫn còn nhớ dai chuyện ngày xưa tôi học… dở? Bởi vì cho tới bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy “ấm ức” vì không được điểm 10 cho bài toán đố ngày xưa. Thật ra bài toán đó đâu có gì khó lắm đâu! Chỉ tại do tôi ẩu tả không chịu kiểm tra lại cho đàng hoàng trước khi nộp bài cho thầy, nên tôi chỉ được điểm 9 mà thôi. Và cũng vì 9 điểm nên tôi không nhận được “phần thưởng” của thầy tôi. Thầy chỉ phát cho đứa nào đạt được 10 điểm. Phần thưởng là một tấm hình của cả lớp mà thầy đã chụp cách đó không lâu.

Tôi nhớ lại buổi sáng hôm ấy sau khi vào lớp thì thầy cho chúng tôi làm một bài toán đố. Thầy nói:

- Em nào được 10 điểm thì thầy sẽ phát cho tấm hình của cả lớp chụp chung.

Nghe vậy nên tụi tôi đứa nào cũng khoái chí trong lòng và mong là mình sẽ làm toán trúng!

Sau khi chấm bài xong thầy kêu 5 đứa có điểm 10 lên nhận hình. Ai dè trong số đó lại không có tên tôi, làm tôi tức quá! Tôi nhớ là tôi làm đúng đáp số mà! Tôi đoán… hay là tại vì tôi viết chữ “ẩu tả” nên bị trừ điểm, hay do tôi làm sai chỗ nào mà tôi không biết? Tôi hậm hực trong lòng nên ngồi yên và chờ đợi. Tới chừng thầy phát bài ra thì tôi mới biết điểm của tôi là 9. Lý do là vì khi viết đáp số, tôi quên không ghi ra đơn vị dấu “$” (đồng) nên thầy tôi mới trừ đi của tôi một điểm. Chính vì thế mà tôi chẳng được tấm hình. Tôi nhớ là sau khi thằng Ðạt nhận được phần thưởng và chìa tấm hình cho tôi xem, làm cho tôi càng thêm bực tức. Vì trong tấm hình đó tôi ngồi ngay bàn đầu cùng với tụi thằng Mạng, thằng Lũy, thằng Trí, thằng Ba, thằng Nguyên và thằng Huy. Khi chụp hình, thầy tôi kêu hai dãy bàn dồn qua một phía để chụp chung. Riêng thằng Ðạt thì ngồi tuốt ở đằng sau. Nhưng nhờ có điểm 10, nên Ðạt có quyền “sở hữu” tấm hình “quý giá” kia. Tấm hình này đối với bọn ngồi bàn đầu như tôi thì thật là một danh dự lớn. Mà lạ thật, cả bảy thằng ngồi hàng đầu đều lọt sổ. Hình như chỉ có mình tôi là gần như… trúng thưởng. Tưởng sao cuối cùng thì thằng Ðạt lại “tự nhiên” quyết định tặng cho tôi tấm hình đó để giữ làm kỷ niệm. Chắc là nó “rộng lượng” hơn… thầy tôi chăng, hay nó “thương tình” muốn làm cho tôi vui và không còn ấm ức nữa!? Dĩ nhiên là tôi nhận ngay, và cám ơn nó thật nhiều, nhưng trong lòng thì cảm thấy hơi…“quê”. Vì “công lao” này đâu phải do tôi, mà thật ra là do “công trình” của thằng Ðạt. Trong năm thằng được điểm 10, ngoài thằng Ðạt và hai thằng nữa tôi quên tên, thì còn có Phước và Mển là hai thằng học giỏi nhất nhì trong lớp của tôi. Hai thằng này lúc nào cũng dẫn đầu lớp. Tôi cố gắng hoài mà chưa một lần nào qua mặt được chúng nó. Tôi chơi thân với hai tụi nó. Ngoài giờ học chúng tôi hay đi chơi chung và tụi nó cũng thường hay đến nhà tôi chơi mỗi khi có dịp.


oOo


Năm đó chúng tôi đang học lớp bốn trường làng, và nhân dịp sắp sửa nghỉ hè, nên hai thằng Mển và Phước muốn đến nhà tôi chơi. Thật ra tôi biết là tụi nó muốn đến nhà tôi để ăn ổi. Vì nhà tôi trồng ổi rất nhiều. Tôi thường hái mang theo để đem vào lớp.

Hôm đó sau giờ tan học là chúng tôi hẹn hò và cùng “trực chỉ” nhà tôi. Phải mất đến 20 phút đi bộ từ ngôi trường ở gần ngả ba trên xã, về đến nhà tôi là khu cuối ấp. Trên đường đi, ba thằng tôi tỏ ra hăng hái lắm. Thằng Mển nói với tôi:

- Mỗi lần về quê, tao hay đi ngang nhà mầy. Nhà mầy bự mà sao giống… chùa quá hà?

- Hình như nhà mầy có hàng rào chung quanh nữa phải không? Thằng Phước cũng vừa đi và vừa hỏi tôi.

- Ừ đúng đó, nhà tao bự nên mỗi lần vào nhà phải dùng cổng sau. Vì cửa sắt cổng trước bị sét nên mở rất khó khăn.

- Bộ lúc này nhà mầy ổi nhiều lắm hả? Thằng Mển chợt hỏi tôi, nên vừa đi tôi vừa quay qua trả lời cho nó:

- Nhiều! Trái non bắt đầu ra bộn, và một số khác già hơn thì vừa mới chín. Một chút tao sẽ dẫn tụi bây vòng lên phía cổng trước. Nơi đó có cây “ổi sẻ” trái nhỏ nhưng ruột đỏ và ngọt lắm, bảo đảm tụi bây ăn hoài cũng vẫn còn thấy ngon đó!

Vừa đi chúng tôi vừa nói chuyện huyên thuyên. Hai thằng bạn của tôi tỏ vẻ nôn nao lắm. Chắc là tụi nó đang… chảy nước miếng vì hình ảnh mấy trái “ổi sẻ” ở nhà tôi đang chờ đợi chúng.

oOo

Ba thằng đang đi ngon lành, tự nhiên tôi để ý thấy dưới mặt đường có mấy cái lỗ nhỏ nằm rải rác đó đây. Theo kinh nghiệm… “chiến trường” của riêng tôi, thì đây là dấu hiệu “bất ổn” rồi. Ðã từ lâu tôi rất là e dè mỗi khi nhìn thấy chúng. Ðã vậy hôm nay có hai thằng bạn “quý” đến nhà chơi, mà mấy cái “dấu vết” này lại nằm chình ình ở đây, thì làm tôi càng thêm lo lắng! Bởi vậy tôi tự nhiên cảm thấy…“ỉu xìu” ngay… trong lòng hết còn hứng thú. Bây giờ tôi mong muốn đoạn đường (còn lại) về nhà tôi, được dài thêm ra, đi lâu chừng nào hay chừng đó. Cái cảm giác này đã có trong tôi từ bấy lâu nay, chúng đã trở thành thói quen ở mỗi buổi đi học về. Nhất là mỗi khi thấy mấy cái lỗ quái ác kia xuất hiện trên đường, là tự nhiên tôi đâm ra... hồi hộp. Tôi nhìn kỹ chúng và không thể nhầm lẫn vào đâu được. Tôi nhủ thầm để rồi xem, mấy cái lỗ này sẽ chạy dài từ đây về đến nhà tôi là cái chắc!

Tôi tiếp tục bước đi mà trong lòng thì không cảm thấy an tâm một chút nào hết. Hai thằng bạn đi cùng với tôi đâu có biết ất giáp gì đâu. Tụi nó chỉ mong sao chóng đến nhà tôi để tha hồ mà ăn ổi. Chúng đâu có biết là trong bụng tôi đang hồi hộp. Tâm trạng của tôi hiện giờ là vừa lo sợ vừa hoang mang. Mới nghĩ đến cái cảnh phải đối diện tối nay và cả sáng ngày mai là chân tôi bắt đầu bước đi… hết muốn nổi. Tôi muốn đuổi tụi nó trở về và hẹn vào bữa khác, nhưng tôi sợ tụi nó buồn. Hơn nữa có tụi nó cũng làm tôi cũng bớt run. Nên tôi đành làm thinh, vừa đi mà trong lòng tôi vừa lo lắng. Ðúng là một nỗi buồn không biết tỏ cùng ai. Tôi biết khi về đến nhà là chị tôi thế nào cũng kêu tôi ra trình diện. Ðầu tiên là xuất trình cái thời khóa biểu cho “bả” xem. Rồi sau đó là đến mấy cuốn vở của tôi. Nếu trong đó điểm của tôi mà dưới trung bình cỡ 4-5 là coi như tôi lãnh đủ. Rồi đến cái màn khảo bài của chị tôi, là cũng đủ chết. Hai cái chân của tôi kể như là hai con “vật tế thần” cho cây chổi lông gà mà má tôi vừa mới sắm mấy ngày hôm trước. Cây chổi mới này bao gồm nửa khúc đầu này là lông để cầm, nửa khúc đầu kia là cây roi mây (dài và ốm). Chị tôi sẵn sàng “nẹt” nó vào chân tôi mỗi khi tôi trả lời không được. Sau đó là đến cái “mông” của tôi, cũng được dự phần “ăn cho đồng chia cho đủ” nữa. Tức là hai phần thân thể này của tôi cũng “chia phần” cây roi mây vào sáng ngày hôm sau trước khi tôi lên đường tới lớp. Tôi nhớ có một lần tôi ráng ngủ dậy thật sớm để đi học. Tôi hy vọng là chị tôi vẫn còn ngủ ở trong phòng. Nhưng tôi có ngờ đâu khi vừa ra đến cửa là chị tôi đã ngồi sẵn ngay ngạch cửa tự lúc nào. “Bả” kêu tôi đưa tập ra và bắt đầu kiểm tra bài, xem tôi đã thuộc chưa mà dám lên đường đi… “ứng thí”. Ðây là đoạn đường “gian khổ” nhất của tôi. Vì tôi phải đứng lại tại chỗ, và học bài cho tới khi nào thuộc thì mới được đi. Thường thì tôi hoảng quá có nhớ được gì đâu, nên tiếp tục nước mắt lưng tròng và hai cái chân thì phải lãnh thêm vài cái roi mây mang vô trường làm kỷ niệm...

Do vậy mới nghĩ đến cái kinh nghiệm “đau thương” này là tôi cảm thấy…“lạnh người” rồi. Rõ ràng là mấy cái lỗ kia đã báo hiệu cho tôi một “tương lai” không lấy gì làm… “sáng sủa” lắm!

Ðọc đến đây chắc độc giả đang thắc mắc, không biết mấy cái lỗ gì mà “ám ảnh” tôi nhiều đến thế?!

oOo

Bây giờ thì tôi xin phép được nói ngay đây. Dạ vâng, thưa… đó chính là mấy cái lỗ nhọn bằng đầu ngón tay. Chúng để lại dấu vết trên đường, chẳng qua là từ cái gót giày (cao gót) của chị tôi. Tôi nhớ hễ mỗi lần chị tôi bước đi là mấy cái dấu này đều “khắc ghi” trên nền đất. Vừa đi tôi vừa suy nghĩ lung tung. Tôi vẫn thường hay thắc mắc là tại sao cả cái xóm này, lại chỉ có một mình chị tôi là người mang guốc cao và gót nhọn. Tôi luôn ao ước phải chi có thêm vài người nữa cũng mang guốc cao (như chị tôi) thì sẽ đỡ cho tôi biết mấy. Vì nếu như vậy thì mấy cái lỗ nhọn này không phải là do chị tôi tạo ra, tức là xem như tôi… thoát nạn. Hay ít ra là cũng thoát được cái màn khảo bài của chị tôi trước giờ đi học. Mà cũng thiệt là lạ, vì… hình như chị tôi không bao giờ mang giày tây hay thứ gì khác. Hể mỗi lần “bả” về quê là lại thích mang toàn là guốc cao gót và bận áo dài. Tôi nghĩ, chắc là do mặc áo dài nên chị tôi thích mang guốc cao gót để hợp thời trang chăng?! Riêng… “chỉ nội” cái màn mặc quần tây thôi, thì chị tôi cũng đã e dè rồi, vì sợ ba má tôi “chửi” cho mà… tắt bếp! Nhiều khi ấm ức, tôi tự nhủ thầm, chị tôi mới là sinh viên ngành sư phạm mà “bả” đánh tôi kiểu này. Mai mốt ra trường đi dạy, ai mà làm học trò của chị tôi, thì chắc là sẽ bị… “hành” cho mà phải biết! Bởi vậy mà hôm nay, khi nhìn thấy mấy cái dấu guốc này trên đường về nhà tôi, là tôi biết ngay, đây chính là của… “bả”!


oOo


Cuối cùng thì đoạn đường về nhà tôi cũng ngắn dần đi, và cái cổng nhà sau cũng đã lù lù hiện ra trước mắt. Dĩ nhiên là tôi không quên kiểm tra xem mấy cái lỗ kia đâu rồi? Ai có dè đâu là “chúng nó” cũng “trung thành” “đi theo” chúng tôi nãy giờ. Tức là cũng thẳng hướng nhà tôi và “nhất định” không chịu “quẹo” qua một hướng nào khác! Tôi nhủ trong đầu chắc là chị tôi mới về lại đây thôi, nên mấy cái dấu guốc này còn “mới tinh” trên nền đất.

Mới vào tới bậc tam cấp nhà sau, là tôi đã nghe tiếng chị tôi rồi. Chị tôi (và cả má tôi) có kêu chúng tôi vào nhà để hỏi thăm “ba thằng tôi” về “tình hình” học tập? Dĩ nhiên là tôi đâu có… ngu, khai mình học dở. Rồi cộng với sự “phụ họa” của hai thằng bạn là chị tôi tin liền. Sẵn dịp có phần thưởng là tấm hình cả lớp chụp chung. Thế là chúng tôi tha hồ mà khoe khoang “thành tích”. Cuối cùng cả ba chúng tôi được khen: “là tốt đấy!”. Cũng may là thằng Ðạt do phải về nhà phụ má nó… tắm heo, nên không có đi cùng. Chứ nếu không, thì chuyện “lai lịch” tấm hình nó cho tôi, thế nào cũng bị lộ tẩy (hú hồn!). À mà tôi nhớ ra rồi, nhà thằng Ðạt nuôi heo nhiều lắm. Và có cả con heo… “đực” thiệt to (nghe nói giống tốt) mà gia đình nó chuyên môn dùng để dẫn đi cho người ta gầy giống nữa!?

Sau đó thì má tôi kêu tôi dẫn Phước và Mển ra ngoài vườn kiếm ổi hái ăn. Chúng tôi chỉ chờ đợi có bấy nhiêu thôi. Nên khi được má tôi cho phép, là chúng tôi chạy liền một hơi, ra ngoài cây ổi kế bờ ao. Nơi có mấy nhánh cây đang là đà trên mặt nước. Chúng tôi vừa hái, vừa ăn, và vừa nhún nhảy. Làm cho nước dưới hào văng lên tung tóe.

Tuy nhiên tôi biết là ngay lúc đó, tôi chỉ tạm thời “quên” đi những nỗi lo trong lòng. Nhưng thật sự là cây chổi lông gà vẫn còn ám ảnh tôi nhiều lắm. Tôi hy vọng tối nay chị tôi sẽ “tha” cho tôi một kỳ tra khảo. Vì tôi nghĩ, với “thành tích” học tập của tôi như vậy là cũng đủ lắm rồi. Vã lại cũng sắp nghỉ hè rồi, đã vậy giờ có bạn bè đến chơi, nên chắc chị tôi sẽ dễ dãi hơn chứ không như những lần trước. Mà nếu được như vậy thì tôi sẽ vui mừng lắm.

Vừa trèo cây cùng hai thằng bạn mà tôi vừa suy nghĩ trong đầu, tôi tính… nếu thấy chị tôi vui thì tôi sẵn sàng nài nỉ :

- Chị ơi, em học như vậy được rồi nghe, xin chị đừng khảo bài em tối nay nghe. Chị cho em bây giờ được “tự do” để mà vui chơi cùng chúng bạn nhé!?

- ?!

Viết thêm - Giờ đây khi viết lại những dòng chữ này, nhất là mỗi khi hè đến là tôi không khỏi bồi hồi và chạnh lòng nhớ lại những kỷ niệm thời trẻ nhỏ năm xưa. Ngày xưa tôi ghét chị tôi, nhưng bây giờ tôi hiểu và nhớ ơn của “bả” nhiều hơn. Vì ngày đó cũng nhờ có chị tôi “tra khảo” bài vở thường xuyên. Bởi vậy mà việc học hành ngày xưa của tôi cũng... “được nhờ” cho tới ngày khôn lớn.

Tôi thấy ngay cả những người học trò cũ của chị tôi ngày nay cũng vậy. Họ cũng không quên “công lao” của chị tôi ngày trước. Cho dù bây giờ họ tản lạc khắp phương trời, vậy mà có người vẫn còn nhớ đến chị tôi. Có người vẫn thường liên lạc để thăm hỏi để cám ơn chị tôi, nhất là vào những ngày lễ lớn. Tôi cho rằng đó cũng là một an ủi lúc tuổi già, mà nhất là đối với những người đã từng “nặng tình” với cái nghề cao quý đó!

Thiên Minh

Tình cảm VN trải dài từ sông Visla đến bờ Đại Tây Dương

Phan Văn Song

Tháng sáu 2007, dòng thời gian đã chảy đến ngưỡng cửa Hè nhưng tiết trời vẫn chưa chịu giả từ giá lạnh. Tôi đợi chờ nắng ấm gần như tuyệt đại đa số người Việt Nam bên kia trời mỏi mòn khát khao dân chủ, tự do…

Một buổi sáng không gian ngập tràn nắng ấm, ai nấy reo mừng, tưởng đâu hy vọng thực sự đã về, trong đó có kẻ hèn này, ngờ đâu cái lạnh vô duyên vẫn còn chai lỳ quay trở lại, làm mọi người phải co ro thu mình trong những chiếc áo dầy cộm nặng nề.


Hai ngàn cây số phó hội trời Đông

Đúng tuần lề đầu tháng 6, chúng tôi phải xếp “hành trang quả mướp” lên chiếc minivan ngốn hơn ba trăm cây số đường đến Paris, lại nhà lão hữu Nguyễn Văn Trần, điểm hẹn của anh em, ngày 06/6/2007, để cùng nhau khởi hành phó hội trời Đông. Và đây cũng là dịp để gặp lại những anh chị em cách biệt nhau nhiều năm tháng: Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên, cũng có bạn quen nhau trên mạng, tâm tình qua giây nói nhưng “văn kỳ thinh chưa kiến kỳ hình” khác nào “Người tình không chân dung” - nói theo Mai Thanh Truyết - để “Kẻ Tương Giang đầu, người Tương Giang vĩ – Tương tư mà bất tương kiến, nên đồng ẩm/… Tương Giang thủy”, điển hình, một Nguyễn Thành Khương, chàng y sĩ hào hoa, võ văn kiêm bị...

Biệt xá của lão hữu Nguyễn Văn Trần tuy xa Paris - khoảng ba mươi ngàn thước - nhưng rộng rãi và “khổ chủ” nổi tiếng đãi sĩ chiêu hiền, độc đáo hơn, người hùng này chỉ có “ba món ăn ruột” dành mời khách mà thôi, giống như lão thiên tuế Trình Giảo Kim ngày trước, “tài ba không qua ba thức búa”. Bí mật nghề nghiệp, không tiện giới thiệu thêm, quý hữu nào muốn biết xin cứ thoải mái tìm đến.

Rồi ngày 6 tháng 6 đến. Mấy con số 6 này với tôi có nhiều kỷ niệm: ngày 6 tháng 6 năm 1961, vừa đậu Tú tài đôi xong, tôi giã từ 10 năm sách đèn ở Đa Lạt về luôn Sài Gòn, hòn ngọc viễn đông. Ngày 6 tháng 6/1980, tôi cũng giả từ vĩnh viễn Sài Gòn qua Paris tỵ nạn sau 9 năm trở về phục vụ quê hương rồi lãnh món quà 4 năm tù đày của cộng sản.

Sáng tinh sương ngày 6 tháng 6/2007, tôi lái xe đến gare Roissy en Brie rước các bạn từ Mỹ qua - nhờ lão niên trưởng Trần Thanh Hiệp hướng dẫn. Hai bạn ở Mỹ qua, một người quen cũ, Phan Thanh Tâm (Minnesota) và Trương Bổn Tài (San José), nghe tiếng nhưng chưa hề biết mặt. Trên xe hôm nay có cô Ca Dao tháp tùng, và người đồng hành muôn thuở của tôi là Nguyễn Văn Trần. Giờ chót thêm “nhà văn chống đảng” Vũ Thư Hiên quá giang.

Hiện diện đủ, chúng tôi trực chỉ Berlin. Từ những mẩu chuyện hàn huyên, rồi tâm tình, rồi chia xẻ tư duy, mọi người không cảm thấy mỏi mệt dầu đã vượt đường… thiên lý. Tuy rằng đã bao nhiêu năm tháng, anh em vẫn thường xuyên liên lạc, trao đổi suy tư với nhau qua mạng hoặc bằng điện thoại, nhưng mặt đối mặt vẫn hơn, vẫn như có cái gì quyện chặt vào nhau trên quảng đường dài 2.000 cây số...

Ngày 6 tháng 6 quả thật phong trần, đường kẹt xe, phố kẹt cầu, và... mấy lần đi lạc. Với tôi, đường tới nhà anh chị Hoàng Kim Thiên đâu có xa lạ gì, thế mà vẫn đi lạc. Chỉ vì vào sai một cửa ô, nên loay hoay mãi gần 2 giờ sáng mới tới nơi. Nồi phở vẫn còn bốc khói. Anh Thiên không ngủ, chong đèn ngồi vừa chờ tin vừa canh chừng nồi phở. Ăn uống xong là đồng hồ điểm 4 giờ sáng. Tôi nằm xuống là ngủ ngay. Tôi được cái tánh vô tư trời cho, đặt mình xuống... là ngáy. Việc gì cũng mặc, gác lại chờ sáng mai.

8 giờ sáng thức dậy, tắm rửa xong trước mọi người. Vốn háu ăn phở, tôi xin hai bát lót dạ, mặc các bạn breakfast kiểu Đức, kiểu tây... trong khi Anh Chị Thiên vồn vã chăm sóc từng người.

Anh Chị Hoàng Kim Thiên lúc nào cũng chu đáo với bạn. Chị Thiên hôm ấy vì thức trắng đêm, nên ngày sau phải nghỉ làm việc, dầu mệt, Chị vẫn cẩn thận gói cho mỗi người chúng tôi một phần bánh mì chả lụa.

Trưa hôm ấy, chúng tôi dừng lại cạnh một cánh rừng Ba lan để ăn trưa vừa nghe chim hót.

Nhiều khi hồi tưởng, thấy mình lúc nào cũng làm khổ bạn. Thầy chùa ăn của bá tánh nên phải tụng kinh trả nợ. Còn mình ăn nhờ của bạn, chẳng biết mục đích việc mình làm đây nhằm gởi cho một nơi cách hơn 10.000 km, có thu hái được chút kết quả nào không ?

Giờ đây mình chỉ biết lòng dặn lòng ghi khắc và nâng niu tình bạn đã trao gởi về mình!

Ôi, tình cảm Việt Nam muôn thuở vẫn thiêng liêng!

Tình cảm này xoáy sâu thêm vào chúng tôi ngay từ những giờ phút chuẩn bị khởi hành. Lão đại niên trưởng Trần Thanh Hiệp đã thức giấc, cặm cụi từ 4 giờ sáng, nấu xôi lạp xường cho anh em có cái ăn dọc đường.

Nguyễn Văn Trần và tôi, bắt chước tây, cứ bánh mì sandwiches jambon với beurre.

Đoàn chúng tôi vượt con sông lịch sử Oder vào lúc trưa. Con sông Oder chia đôi chủng tộc: bên này sông là dân Germain, bên bờ kia bắt đầu thuộc chủng tộc Slaves. Vượt biên giới vào khoảng một giờ trưa. Lần đầu tiên tại Âu châu, chúng tôi phải dừng lại để đưa passport. Từ ngày hôm qua, khởi hành ở Pháp, qua biên giới Bỉ, Lục Xâm Bảo (Luksembourg), Đức, không bị ai xét hỏi giấy tờ. Nay vào địa phận Ba lan bắt buộc phải xuất trình giấy tùy thân. Một chuyện lạ!

Ủa! Sao chúng ta lại bực mình vì anh Ba Lan xét giấy?

Bà con trong xe lao xao bàn tán rồi hỏi nhau: Có gì rắc rối không? Ba Lan gia nhập EU mới từ tháng 4/2005, chưa nằm trong khối Schengen, phải đến năm sau, 2008, mới xoá bỏ thủ tục này. Nhưng thủ tục cũng nhanh. Qua khỏi biên giới, xe chỉ chạy được một khoảng ngắn xa lộ còn mới toanh, phần đường còn lại rất ư là xấu. Cộng sản đã vắng bóng 18 năm mà Ba Lan vẫn chưa vứt nổi gánh nặng "xã hội chủ nghĩa".

Đường xấu vậy mà dân Ba lan lái xe rất nhanh và... thật ẩu.

Warszawa (Warsaw) đây rồi. Trước mắt chúng tôi là bờ sông Wisla, tức con sông Vistule của những bài giáo khoa sử ký thế giới của thuở thiếu thời.

Hoàng hôn về trên đất cũ của nhà văn Vũ Thư Hiên, nơi đây, anh đã sống ba năm của những ngày đầu cuộc đời tỵ nạn.

Chẳng mấy chốc, sau vài cú điện thoại, anh em báo "Đàn Chim Việt" hẹn với chúng tôi tại quán ăn "U Swejka" ở Quảng trường Hiến Pháp, ngay giữa trung tâm thành phố. Đây là một nhà hàng với những món dưa cải và súc xích, thịt, dồi heo nướng kiểu Czech-Ba Lan, mang tên Swejk, nhân vật bất tử, một tay lính ngây ngô nhưng rất dễ thương do nhà văn người Czech Jaroslav Hucek tạo ra. Vừa chuyện trò, giới thiệu nhau, chúng tôi cùng nốc bia tươi với cái vại... 1 lit.

Nhập gia phải tuân thủ mệnh lệnh của chủ nhà, Văn Song tôi đành xung phong, hy sinh làm "nghĩa vụ quốc tế", cụng ly với nhà báo Lê Diễn Đức (Lưu Vũ), nâng "nhẹ" cái choppe bia đầy một lít. Anh em khác không quen nếp... ẩm thực kiểu giang hồ, nên chỉ lịch sự uống với ly con cỡ 0,25 lít.

Ăn uống xong đã 1 giờ khuya. Khách sạn cách trung tâm thủ đô khá xa, 40 cây số. Đến nơi, lấy phòng lại phải đánh thức anh Trần Ngọc Thành, nhờ hướng dẫn.

Khách sạn nằm bên bờ hồ Zegrze, nước xanh biếc như màu mắt giai nhân, sau lưng là một khu rừng rất đẹp, cảnh trí thật nên thơ.

Dân Ba Lan hiếu khách. Người Việt Nam tuy không đông nhưng rất dễ thương. Nhờ tình cảm quê hương gắn bó, nên nhanh chóng người Việt phương Tây hoà nhập dễ dàng với người Việt phương Đông. Thế mới biết, bao nhiêu năm xa cách, Nam Bắc phân tranh, kẻ tự do chủ nghĩa, người cộng sản chuyên chính, chỉ cần một ngày sống trên đất dân chủ là hiểu nhau ngay. Khi dân chủ đến, không một ai cưỡng được. Nông dân miệt Cà mau, Năm Căn, Cái sắn, qua Mỹ qua Tây gặp dễ dàng nông dân Cao bằng, Cầm phá, hay Hà nam Ninh...

Ôi Việt Nam! Tinh thần dân chủ, quê hương đã tự nối kết những người dân Việt Nam bình thường và tiến bộ lại với nhau vô cùng thân ái, không cần ai phải hoà hợp hoà giải cả.

Nhớ ngày nào ngỡ ngàng ở Sài Gòn với các anh công an áo vàng giọng Thanh -Nghệ nặng trịch quát đuổi dân chợ trời...

Ở Ba Lan, tôi đã gặp những người 20 năm tuổi đảng, hỏi chúng tôi, phải làm cái gì cụ thể hơn, để sớm đưa Việt Nam thật sự đi vào Tự do, Dân chủ và nhanh chóng thực hiện Nhân quyền?

Những người Việt ở Ba Lan, những thành viên của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, ra đi sau chúng ta, những người tỵ nạn thuở ban đầu, họ không có cái quá khứ tự do của miền Nam, nay đã biết thế nào là dân chủ, thế nào là đối lập. Nhưng họ hơn chúng ta, họ có cái quá khứ khôn ngoan chịu đựng sức ép dai dẳng của chế độ cộng sản miền Bắc. Các anh em người Việt Đông Âu sẽ chỉ cho chúng ta, những người Việt Tây Âu, Mỹ châu, những kinh nghiệm quí báu về cách sống nhẫn nại, kiên gan chịu đựng trong chế độ độc tài.

Làm sao phối hợp được cái đấu tranh tự do của Tây phương, với ngôn luận tự do, báo chí tự do, mạng lưới tung hoành, xuống đường thoải mái với cách đấu tranh chừng mực, coi vậy mà không phải vậy, có có không không... Các bạn Solidarnosc (Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan) - anh bạn Miroslaw Chojecki chỉ cho chúng ta cách chiến đấu của Solidarnorsc, đòi nhân quyền, đòi dân chủ qua phương cách đấu tranh của công nhân. Phải, chỉ có công nhân ngày nay mới có những điều kiện tốt để đấu tranh. Công nhân Việt Nam, trong công thức một Việt Nam hội nhập WTO, với các nhà tư bản ngoại quốc đang háo hức vào Việt Nam để bóc lột sức lao động rẻ tiền. Nếu Việt Nam ngày nay là một thị trường, thì tư bản phải biết tạo thị trường, tức là tạo mãi lực. Mà tạo mãi lực thì trước tiên phải đem việc làm vào Việt Nam bóc lột sức lao động (50 US $ một tháng - đồng lương chết đói) để tạo những món hàng rẻ mà lợi nhuận cao. Tạo mãi lực để bán hàng tiêu dùng công nghệ mũi nhọn – thí dụ điện thoại cầm tay. Ngõ nào cũng lợi!

Việt Nam ngày nay đang đi vào con đường nô lệ của thuộc địa mới, thuộc địa tiêu dùng, của đế quốc mới, đế quốc các xí nghiệp đa quốc gia. Công nhân rẻ tiền Việt Nam làm nô lệ nghề nghiệp cho công nghệ gia công tháo ráp; nô lệ tiêu thụ cho công nghệ mũi nhọn; nô lệ tình dục cho công nghệ giải trí và du lịch cho người nước ngoài; nô lệ văn hóa cho công nghệ giải trí và ru ngủ nhân dân Việt Nam an phận phục vụ hoàn cầu. Nô lệ và làm nghèo đất nước cùng quả địa cầu, vì ở Việt Nam hiện nay đang xử dụng những chất hoá học dơ bẩn để lưu trữ hoặc biến chế thành sản phẩm cho nông nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, công nhân phải là mũi nhọn của đấu tranh. Vì vậy, hải ngoại chúng ta phải tiếp sức, hà hơi, theo dõi, hỗ trợ, để công nhân Việt Nam ý thức được họ đang bị bóc lột tàn nhẫn. Nhóm cộng sản Ba Đình đã thấy, nên những ngày gần đây trí thức đấu tranh dân chủ mới bị kềm chế và các lãnh đạo công nhân mới bị đàn áp thô bạo.

Sau chuyến đi trong bão táp, ông Nguyễn Minh Triết trở về Việt Nam hồ hởi tự khen tài “ca bài con cá ”, nhờ đó mới mang về được... các lời hứa: sẽ có 11 tỷ tiền đầu tư. Nhưng Có ai hỏi Ông Nguyễn Minh Triết, người đứng đầu tất cả công nhân Việt Nam, đại diện của công nhân Việt Nam, có biết khi ngoại quốc vào, các công ty sẽ ký hợp đồng với Việt Nam vể vấn đề lương bổng sẽ trả bao nhiêu, điều kiện thâu thuê người Việt Nam thế nào? Làm bao nhiêu giờ? Có cantine không? Có quỹ Hưu trí không ? Có quỹ Xã hội không? Hay chỉ là thứ lương công nhân rẻ nhứt thế giới và công nhân Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục làm một thứ nô lệ trá hình?

Ba ngày hội thảo, làm việc với nhau, cùng nhau nhất trí, nhưng điều quan trọng là đã nói được tất cả với nhau và thật sự đã hiểu nhau.

Ngày chủ nhật tan hàng, lên xe 14 giờ, có thêm anh chị Đoàn Viết Hoạt tháp tùng thế chỗ của Vũ Thư Hiên ở lại.

Chúng tôi lưu luyến vẫy tay chào tạm biệt sông Wisla, chào Warszawa ngập tràn nắng ấm, một khung trời phía Đông ấm dịu hơn không gian giá lạnh Paris. Chúng tôi thân chào dân Ba Lan dễ mến, thân chào các kiều nữ tóc vàng dịu hiền, khả ái. Chúng tôi thân chào chị Mạc Việt Hồng, thân chào cô Tôn Vân Anh, thân chào anh Trần Ngọc Thành, thân chào anh Nghệ và thân chào phái đoàn Tiệp.

Về tới Berlin, vì trời tối, lay hoay lạng quạng, chúng tôi lại lạc đường.

Chuyến đi này, chúng tôi nói đùa với nhau rằng phái đoàn chúng tôi cứ y như Đảng Cộng sản ưu việt Ba đình, lay hoay, lạng quạng rồi lạc lối, lạc lối xong lại dò dẫm tìm đường. Mỗi lần tìm ra đường là một lần thắng lợi! Và phái đoàn chúng tôi cứ từ thắng lợi này đến thắng lợi khác... thét rồi cũng về đến Paris. Bởi quá nhiều thắng lợi nên không người ôm “vô lăng” thay thế, Phan Văn Song cứ phải lái từ sông Wisla về đến sông Seine, vượt quảng đường dài ngót 2.000 cây số.

Về đến Paris vào buổi chiều. Anh em chúng tôi lại nhà đại lão Niên trưởng Trần Thanh Hiệp, để Đại ca ủy lạo bao tử, chứ dọc đường cứ quán tây, bánh mì, cà phê nó làm xót xa gan ruột.


Mang chuông đi đánh xứ Cực Tây

Cực Tây nước Pháp có Vùng Bretagne, thủ phủ là thành phố Rennes, một địa danh có nhiều liên hệ lịch sử với Việt Nam. Những viên Tổng đốc cai trị Việt Nam lúc xưa toàn thuộc binh chủng Hải quân. Bộ Hải quân đặt ở Rennes. Các trường Trung học thuộc địa Pháp đều quan hệ trực tiếp với Đại học Rennes.

Rennes cũng là nơi có nhiều tổ chức từ thiện, nhiều hội đoàn thiện nguyện, những cơ sở này thường gởi con em hoặc nhân viên đi làm công tác từ thiện xã hội ở Việt Nam. Do đó, họ có khá nhiều thắc mắc sau khi trở về từ Việt Nam, họ tìm đến và nêu những câu hỏi với anh em Việt Nam tỵ nạn cộng sản định cư ở vùng này. Vì nhu cầu thông tin chính xác và cũng để phổ biến rộng rãi, các chiến hữu ở Rennes thường liên lạc và chia xẻ với chúng tôi.

Hôm tháng 3/2007, phái đoàn Nguyễn Đình Bin, đại sứ của Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa nhờ một hội đoàn thiện nguyện có cảm tình địa phương, tổ chức một buổi nói chuyện giới thiệu về đất nước Việt Nam, nhưng sự thật, dụng ý của cộng sản Ba Đình là tuyên truyền “ca bài con cá” để xin thêm cảm tình và kết nạp cảm tình viên. Anh em cộng đồng Việt Nam biết được, báo động với lão hữu Nguyễn Văn Trần. Chỉ trong vòng hai ngày, Nguyễn văn Trần và Võ Nhơn Trí có mặt ở Rennes, và những câu hỏi của Võ Nhơn Trí với Nguyễn Văn Trần đã làm Nguyễn Đình Bin ấp úng, cứng thêm lưỡi gỗ và Ban tổ chức phải một phen rối loạn.

Các nhà báo có mặt hôm ấy đi từ ngạc nhiên đến tò mò, họ vốn biết ở Việt Nam có những cuộc bắt bớ người đấu tranh dân chủ, nhưng các Hội đoàn của người Pháp ở Bretagne vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Họ tìm hiểu ở anh em người Việt tỵ nạn cộng sản ở Bretagne. Và rồi, với ba tờ báo, đặc biệt tờ Ouest- France, tổ chức một buổi hội luận, tất cả các hội đoàn thiện nguyện Pháp đều được mời, kể cả những hội có cảm tình với Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Thế là bốn anh em chúng tôi trực chỉ lên đường phó hội.

Buổi Hội luận được tổ chức ở Langueux, gần Saint Brieuc trong tỉnh Côtes d’Armor, cách Rennes 100 cây số.

Để tỏ lòng tri ân sâu xa tất cả các tổ chức thiện nguyện đã từ bao năm đến với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam, cũng như dân Pháp đã ngày nào đã hào hiệp cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam chơi vơi trên biển Đông về cưu mang. Khúc phim Vớt thuyền Nhơn trên Biển Đông được chiếu khai mạc chương trình đồng thời giới thiệu với thính giả về chúng tôi, là những thuyền nhân tỵ nạn của năm nào, đã tạo một không khí cảm động. Sau đoạn phim ngắn đó là bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước toà, đã làm xao xuyến nhiều người Pháp hiện diện.

Nhà báo Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân, nay là nhà báo tự do, chánh thức ly khai với chế độ cộng sản Ba Đình, phát tiếng súng đầu tiên với một bài 30 phút, ông tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế và đặc biệt tệ nạn xã hội cùng tình trạng thiếu nhân quyèn, phi dân chủ của Việt Nam ngày nay. Xong, sang phần hai, mời tất cả mọi người đặt câu hỏi. Lần lượt Võ Nhân Trí bước qua lãnh vực kinh tế, Nguyễn Văn Trần mạch lạc phần giáo dục và Phan Văn Song giải đáp tất cả những thắc mắc.

Các diễn giả nói nhiều đến điều kiện đời sống, điều kiện làm việc, nhấn mạnh về trách nhiệm của nhà cầm quyền. Trong một nước thiếu dân chủ, không tự do, và đặc biệt, tự do báo chí bị bóp nghẹt, thì làm sao thế giới bên ngoài biết được thực trạng phát triển của xã hội Việt Nam.

Chúng tôi nói rõ về vấn đề giúp đỡ nhân đạo cho Việt Nam là một việc cần thiết, nhưng sự giúp đỡ phải cẩn thận, cần phải có điều kiện khi đến với các cơ quan mọi cấp Nhà nước cộng sản, để vật chất giúp đỡ phải được thực sự đến tay người dân nghèo.

Sau buổi họp, nhiều nhà thiện nguyện tự hỏi rằng họ có bị lường gạt không? Chúng tôi đưa ra khẩu hiệu: “Giúp người Việt Nam, không giúp Việt Nam”. Các bạn người Bretagne tỏ ra hiểu ý của chúng tôi và họ rất hài lòng.

Sau đó, chúng tôi đề nghị hai lá thư: một gởi Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng, một gởi Ngoại Trưởng Pháp, Bernard Kouchner, để yêu cầu can thiệp về vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam, thứ nhất, hãy thả ngay, thả tất cả những người tù chánh trị và lương tâm, đính kèm một bản danh sách 48 tù nhân chánh trị, sau đó, yêu cầu nhà nước Việt Nam nên tiếp xúc và nói chuyện thẳng với các trí thức đối lập để đem lại Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.

Kết thúc buổi hội luận là một tiệc trà liên hoan vui vẻ.

Không khí ấm cúng của thính phòng, giọng hát ngọt ngào của nữ ca sĩ Bích Chiêu với bản “Nỗi Lòng”, mà thời niên thiếu của Phan Văn Song từng phen trồng cây si nàng nơi Quán Anh Vũ... với những ly trà đá 20 đồng... đưa Song trở về dĩ vãng. Oh, nostalgie!

Và mưa vẫn tiếp tục rơi...

Ngoài hiên, giọt mưa hè đang thánh thót rơi!

Hai hôm sau, anh chị em trong cộng đồng Việt Nam ở Bretagne thay phiên mời chúng tôi đến từng địa phương họp vui cùng với gia đình.

Ôi tình cảm Việt Nam... cách nhau trung bình 100 cây số, trưa Brest, chiều Quimper, sáng hôm sau Vannes, tối về lại Rennes, để sáng thứ tư tan hàng, kẻ về Hồi Nhơn Sơn, người trở lại Roissy en Brie cùng lão tuớng Bùi Tín.

Hồi Nhơn Sơn, ngày cuối tháng 6 năm 2007

Việt Nam sẽ quản lý chặt các blog

HÀ NỘI, Việt Nam: Nguồn tin từ Hà Nội cho hay, Bộ Văn Hóa Thông Tin (VHTT) đang hoàn tất quy định về quản lý nội dung blog (nhật ký điện tử). Sau đó bộ này sẽ phối hợp cùng Bộ Công an, Bộ Bưu chính - Viễn thông để ban hành thông tư liên tịch quản lý blog.

Ông Thành, chánh thanh tra của Bộ VHTT cho Người Lao Động hay là nhiều blog có nội dung tốt, song cũng có không ít blog thiếu nghiêm túc, thậm chí độc hại như khai thác chuyện thầm kín của con người, trái thuần phong mỹ tục và blog sa đà vào quan điểm chính trị lệch lạc, có hại cho đất nước. Căn cứ theo Nghị định 55/CP (về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet), cơ quan chức năng có đủ quyền ngăn chặn và có chế tài xử lý hành vi phát tán nội dung, hình ảnh đi ngược thuần phòng mỹ tục và thông tin chống Đảng, chống Nhà nước thông qua blog.

Ông Thành cũng cho biết, trong Luật Báo chí sửa đổi tới đây, Bộ VHTT sẽ đồng thời đưa nội dung quản lý blog vào.

Có nhiều khả năng các bloger phải khai tên thật, số Chứng minh thư nhân dân, thẻ học sinh... rồi sẽ phải chờ đợi, kiểm tra, đối chiếu rồi mới được cấp phép lập blog.

Với các trang web trong nước như Việt Nam Net... hay www.ngoisaoblog.com, nơi đang có khoảng 30.000 blog cá nhân, các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ dễ dàng có những biện pháp quản lý, xử phạt khi quy định này ra đời. Cái khó hiện nay (với nhà nước Việt Nam) là những blog trên các trang web nước ngoài như Yahoo, Google...

Cũng cần phải nhắc lại rằng, việc kiển soát blog này nằm trong chủ trương bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà khởi đầu là Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 29/22/2006 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Chỉ thị cũng khẳng định một lần nữa là Việt Nam kiên quyết không cho tư nhân hóa báo chí. Tiếp theo chỉ thị này là quyết định số 77 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/5/2007 về việc "Ban hành quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí". Quy định này ra đời nhằm quản lý chặt chẽ việc đưa tin, cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn...

Đầy tớ làm chủ, còn chủ làm dân đen

Lê Diễn Đức: Một tác giả của DCVOnline gửi cho Ban Biên Tập địa chỉ Blog trên Yahoo! của một người trong nước, trong đó có các hình ảnh do những "nhà báo" không chuyên nghiệp ghi lại cuộc biểu tình của bà con nông dân tại Sài Gòn từ mấy ngày qua. Tình cờ lướt qua các bài khác, tôi vừa đọc vừa thích thú về hình thức sinh hoạt này của những bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay.

Những nụ cười hài hước, mỉa mai chế độ, những trao đổi về các đề tài muôn mặt của cuộc sống với cách thể hiện tươi trẻ, trung thực và rất dí dỏm. Nó phản ảnh những trăn trở và phẫn uất của giới trẻ trong nước trước những bất công, phi lý và vô giáo dục của những người tự gọi mình là “đầy tớ của nhân dân”.

Sinh hoạt Blog này cho chúng ta một tín hiệu đáng mừng: Tuổi trẻ trong nước không thờ ơ như chúng ta ở nước ngoài thường nghĩ, rằng, họ chỉ suốt ngày bên màn hình computer để chích chát, không quan tâm gì đến những gì xảy ra xung quanh mình. Và chính sách dùng tường lửa của nhà cầm quyền Hà Nội là vô hiệu, không thể nào ngăn chặn thông tin, bởi vì hơn ai hết, tuổi trẻ nắm bắt nhanh nhất kỹ nghệ tin học ngày nay và tìm cách vượt qua mọi rào cản để đến với văn minh, dân chủ, tiến bộ của con người. Báo chí nước ngoài trong thời gian qua cũng cho biết, sinh hoạt trên hàng triệu blog của thanh niên Trung Quốc đang làm nhà cầm quyền Bắc Kinh đau đầu.

Tôi ghi lại trung thực (chỉ hiệu đính lỗi chính tả, đặt thêm tiểu mục) và chuyển đến bạn đọc vài sinh hoạt trên diễn đàn này trong những ngày gần đây nhất, đảm bảo sôi nổi không thua kém bạn đọc trên diễn đàn tự do của DCVOnline.



Vô lễ với nhân dân? Cứ vô tư đi!

1/ Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã

Buổi sáng, một hàng dài các cụ lão ông lão bà ngồi ngoài hiên chớ lãnh lương hưu, nắng nhạt nhòa của cái giấc 9 giờ. Cô thủ quỹ khoảng 30 tuổi, lọc cọc đi vào, mở khóa cửa, tháo khẩu trang, kính mát bỏ vào tủ… rồi lay hoay mở két. Các cụ lõm khõm, tập tễnh bước vào xếp sổ…
- Quỳnh đâu???
- Dạ có !
Cụ bà tên Quỳnh 72 tuổi khập khiễng đứng ra khỏi hàng bước lên, toạch...! Mớ tiền lương được thảy ra bàn.
- Đếm đi, rồi ký vào đây !
Đố cả làng ai nói đấy!?????

2/ Tại Sở cơ quan đầu ngành của thành phố lớn nhất nước

Phòng tiếp nhận:

- Để hồ sơ cho đàng hoàng coi, xếp vô trong rổ!!!
Cái bác đi nộp vội vàng cầm xấp hồ sơ loay hoay xếp lại, nóng hầm hập, hơi người nồng nồng ngái ngái xông lên…
- Nhanh đi chứ cho người sau vào!
Càng lúng túng tợn, bác đánh rơi cả xấp, giấy tờ bay tá lả. Bà con nhặt giúp.
- Có bộ hồ sơ cầm không xong!
Nhìn cái mặt non choẹt cỡ hai mấy - 8X, ngồi sau ô cửa tiếp nhận - gắt như mắm tôm, cả đám đông dúm dó...

Phòng trả hồ sơ

Một cậu cỡ ba mươi:
- Hoàng văn Sơn!!!!!!!!
Chỉ độc cái tên cộc lốc dù trên giấy ghi rõ giới tính, tuổi tác của chủ nhân hồ sơ. Ông bác vội dạ có ran lên, nếu nói không kịp thì chờ tua sau, chết khiếp! Ông bác có thể đẻ ra bố cái cậu ấy đấy!
- Ký vào đây! - Mắt chả thèm dòm lấy được đủ một con mắt.
Dân tình im thin thít …….
Đố ai mà nhìn thấy nụ cười của Công bộc, chỉ thấy dân tình nửa cười nửa mếu với Công bộc thôi .

3/ Tại cơ quan công an

Phòng xử lý vi phạm giao thông:

Mấy Công bộc công an ngồi phòng máy lạnh phà phà, cái ô cửa tò vò kích cỡ ngang 35 cm, cao 15 cm chĩa ra cái lũ nhân dân vi phạm giao thông bị giữ bằng lái, bị giữ xe đang ngồi lổn nhổn trong cái nóng cỡ 38-39 độ C, đứa nhân dân nào cũng nhễ nhãi mồ hôi, mặt bóng lưỡng đỏ gay vì nắng nóng… Dân ngu – khu đen nên phải giáo dục vậy là vừa! Cho ngồi cháy đít – đen thêm tí nữa có sao.
- Có gì không?
- Dạ tui là chị của Bình đi đóng tiền phạt cho nó!
- Kêu thằng Bình vào đây.
- Dạ……..
- Đứng ra chỗ khác, kêu nó vào!
Lủi thủi tui đi ra.
Công bộc này cỡ U30! Thôi chấp làm gì! Láo với tui thì cũng như láo với mẹ nó, AQ một phát, lùi ra 2m.
- Thằng Thảo là thằng nào?
Nhân dân Thảo dạ ầm ĩ, lỡ mất lòng Công bộc bị phạt mức cao nhất thì bỏ mẹ. Nhân dân Thảo mới có 48 tuổi, U50, bằng lái xe ghi rõ .
- Phạt 750.000, bấm một lỗ bằng lái, vượt tốc độ 10% - đi sang kho bạc đóng đi rồi về lấy xe!
- Dạ vâng anh!
Nhân dân Thảo cười xòe như mếu, lấy giấy phạt chạy thẳng.
Nhân dân tui mon men vào hỏi:
- Anh ơi làm ơn cho giấy phạt lẹ chứ kho bạc đóng cửa thì chết!
- Tụi này làm giờ nào thì tụi nó thu tiền tới giờ đó!
Nhân dân tui an tâm, đứng ra ngoài ngẫm rằng: Sách giáo khoa dạy sai rùi, tiếng Việt làm gì có Chủ từ hay Đại từ nhân xưng… Sai bét sai bét! Hỏng cả! Phải giáo dục nhân dân lại theo đúng cái kiểu nói của Công bộc.
Thôi nhân dân tui nói ra ba chỗ thui, còn chán vạn chỗ khác giống y chang, bà con nhân dân nào đi đâu thì nhớ cố gắng học thuộc lòng bài vâng dạ với các Công bộc và nhìn vào đây để học kinh nghiệm nhá. Nếu không là các Công bộc lại giáo dục các nhân dân bi giờ. Cứ vô tư đi, dân ngu khu đen!


4/ Còi công an hụ

Còi hụ!!!!!!!!!
Wóe wéo wéo!!!!!!!!!
Còi hụ vang lừng. Lúng túng trong 15 giây, xe Hổ tớ không làm sao lách vào trong được vì tam bề bị vây bời xe bus và xe hơi, xe gắn máy, nhất bề là con lươn. Hai tay cảnh sát cơ động dẫn đường áo vàng choạch, xe môtô gắn loa gắn còi hụ inh ỏi. Đi lòn phía trái xe, tớ họ lấy dùi cui đập cái uỳnhhhhhhh vào xe. Tớ giật bắn cả người, tóc tai dựng đứng và nghe tiếng ông Công bộc phát ra từ cái loa:
- Đù má mày! Nghe còi mà hổng tránh hả, ông đập cho mày bể kiếng chết mẹ bây giờ!!!
Xe tớ dạt vội - cà vào cái xe bus cái sạt. Rầm!
Tiếng chửi rủa của mấy ông Công bộc được khuếch đại qua loa đến cách xa 1 cây số còn nghe rõ!
Một đoàn xe bảy chỗ ngồi chừng 4 chiếc ầm ầm vun vút lao qua với tốc độ không dưới 80km/giờ. Nhoắng một cái biến sạch, bà con ôm ngực kẻ xanh mặt kẻ hú hồn. Hổ tớ da gà da ốc mọc đầy .
Cái vụ này diễn ra ngay tối hôm 30/6/2007 lúc 7 giờ 57 phút ngay tại khúc ngã ba Bình Giã – Cộng Hòa, thành phố mang tên... bác gì gì đấy! Đường đang đầy nhóc xe cộ lưu thông!

Ranking:

Câu hỏi: - Làm quan có quyền chửi dân không?

Trả lời:

a) - Tha hồ mà chửi - miệng nhà quan có gang có thép: 10
b) - Khẩn cấp thì được chửi: 1
c) - Khẩn quái gì - hộ tống cha ông chúng nó: 12


Chuyện các bà mẹ nông dân đi kiện củ khoai

Bịt lỗ tai, gài lỗ đít

Mẹ Đốp tôi đi ta bà từ làng trên xuống xóm dưới, từ Đông sang Đoài, từ Một sang Hai đến Ba đến thứ N… gõ cửa, chổng mông vừa gào vừa gọi mở. Ấy thế mà chả ma nào thèm ừ hử một câu... Bực quá bắc thang lên hỏi ông Giời, thế mà cửa cổng nhà Giời đóng chặt, bấm chuông, dây điện đứt, gõ mõ, gõ phèng tai điếc cả, cấm có nghe!!!
Câm tịt tìn tin từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, Thiên Lôi thì đi Tây tạng thỉnh kinh, thần Thiện thì ngủ vùi, còn mỗi cha Ác đứng nhe nanh gầm ghè!
Ối Giời ơi là Giời! Ngọc Hoàng thượng đế đi đâu, mà nghe đâu đi vân du nơi thánh địa của Như lai kiếm xem có bộ nào hay hay về ru tiếp. Bởi vậy chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm, cái lão Ác cứ vẩn vơ đi cùng đường khắp xóm.
- Ối Ngọc Hoàng! Đám Lục Bộ: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, ba bộ đồng tình bóp vú con đen!
Ối Ngọc Hoàng ơi! Mở mắt mà xem Lục Bộ của Ngài vừa câm vừa điếc!

Comments:

- ehe... câm, điếc mà mắt sáng, bóp một cái dính liền.

- Này này mụ Đốp! La làng đẩu đâu chưa sướng miệng sao giờ lại lên blog bù lu bù loa. Giời bảo cho mà biết: Thiên binh của Giời không như mụ cảm nhận thế đâu. Chúng đầy đủ cả bộ phận đấy (thậm chí dư nữa là khác). Chỉ có điều chúng không có TIM và ÓC thôi!

- Huhuhu! Giời ơi khổ Đốp tôi dzồi! Tim và óc Đốp này lại chả thiếu! Hic, cơ khổ!

- Bịt lỗ tai thì được rồi. Cớ làm sao lại gài cái kiaaa. Bi giờ chỉ có lục lâm thôi chứ làm gì có lục bộ.

- Bịt tai gài đít
Làm sao mà ị
Làm sao mà nghe
Thiên hạ hehe
Đang cười mẹ Đốp
Mẹ chạy lộp cộp
Gõ cửa nhiều nơi
Cái bọn nhà giời
Chúng nó đóng chặt
Gài đít bịt tai
Chẳng thèm nghe ai
Riêng gì mẹ Đốp...

- Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!


Tình hình!

2/07/2007. Tình hình quả thật rất tình hình, sáng nay vừa vào đến văn phòng thì các em rủ đi coi bỉu tình, chúng nó bảo đông lắm…

Thôi thì mượn cái xe Dream của nhỏ kia xọc xạch chạy tạm, đi taxi dễ bị để ý, tớ phom phom ra Hoàng văn Thụ, đường đông nghẹt xe hơi, lên đến chỗ đông vui thì ra là bốn cái xe: xe bus, xe Uwát, 2 xe bảy chỗ tông vào nhau bẹp đít, dúm đầu - tài xế đang cãi cọ nhau vừa bằng mồm vừa bằng tay vung vẩy, may quá chưa wánh lộn .

Đi đến gần Văn phòng Wuốc Hội thì nhận thấy rằng lực lượng xe ôm, xe ba gác hùng hậu hẳn lên, tự nhiên cách chục mét lại thấy một nhóm sửa xe gắn máy mọc lên mà đó tới giờ đi wài nào có thấy mấy tổ sửa xe lưu động bao giờ?

Đến chỗ biểu tình, phía đối diện hơn chục công an mặc đồng phục xanh lè màu cứt ngựa, quanh quanh đó xe ôm cứ gọi là hằng hà, tớ vừa đi chậm lại ngó ngó, mấy anh xe ôm nhảy ra kiu tớ đi lẹ lên, dòm dzì!!! Tớ dòm thấy mấy cái xe của truyền hình VTV đậu ngay lề bên trong đoàn người biểu tình, cú quá đi lên trên vòng đầu xe lại tính nháy mấy kiểu, mà cá chìm cá nổi lềnh khênh, tớ lại chạy xe gắn máy nên chà làm gì được.

Đoàn biểu tình hôm nay góp mặt từ Bình Dương, Tiền Giang, Tân thành, Đồng Tháp… Đọc được mấy cái nội dung biểu ngữ cũng là may lắm rồi…

Chạy rề rề bị Cá đuổi cho xoành xoạch! Thôi tường thuật miệng lại thôi, đông gấp ba, bốn lần hôm kia rồi.

Tất cả sẽ đi đến đâu nhỉ???? Ai biết????

Chiều nay có chiếc xe ca biển số thành phố, như vậy là có thể gom dân biểu tình đi chỗ khác hoặc trả về địa phương...

Comments:

- Ôi mấy cái khẩu hiểu "tự phát" nhẹ tênh, chẳng có chỉ đạo gì cả. Xúi Phong Tần tới mách nước cho họ, còn Hổ ở nhà lo cơm nắm thăm nuôi Tần. Hê hê! Thôi Bà Cố Tổ, gì cũng nhủi dzô, không cho cái thân nó ngơi tí chút à?

- Sửa xe lưu động hả chị, lại còn xe ôm tự dưng đuổi người tò mò nữa. Lần sau chị cố gắng chụp kiểu ảnh chị ạ. Bọn nó cũng chẳng dám cướp máy của mình đâu. Chị làm bộ giống dân Trunng Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc gì đó cứ xí xồ là bọn nó chịu. Trông chị giống người nước ngoài lắm.

- Sáng kiến giả làm dân nước ngoài hay lắm. Dù sao có được tấm hình này cũng đáng giá rồi. Mong rằng lần này bà con không uổng công dãi nắng dầm sương. Phận sâu kiến, chỉ biết giương mắt nhìn đồng loại bị chà đạp, thật là tủi nhục!

- Hì hì... Chị hiếu kỳ ra phết nhỉ -:)) Em gửi message cho chị rùi nhé! -:)) . Vận động biểu tình -:D . Ở ngoài này chả bao giờ có cơ hội xem cả. Vui chị nhỉ. Để em search thử xem có báo nào đăng hông nhé. Úi, có mỗi cái RFA nó đăng thôi nhưng chặn IP rùi! -:D . Lại nhớ bài "Đất đai có phải là xương máu?" của bác Linh Gia -:)) !

- Đêm qua "ngồi thiền" đến 1 giờ, thấy trên mạng thông tin là đã bổ sung thêm người ở Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cờ Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu... và thêm đồng bào ở Tiền Giang đã kéo về tăng cường cho đoàn biểu tình tăng số người hiện nay lên đến gần cả ngàn người...

- Có cái báo điện tử VN Tàu nhanh (vnexpress) vừa khoe vào Top 100 hay 200 gì của thế giới mà thấy êm re. 1.000 người thì không còn là chuyện nhỏ nữa. BBC cũng đã đưa tin.

- Chị Hổ ơi, hình như có ngừơi........ xém chết đang nằm viện? Mần gì được bây giờ hả Hổ? Bên ni tớ chỉ biết....... cầu nguyện!!! Làm gì được cho tớ biết? Lòng như ai xé - Đau - Bất lực - Tớ tủi thân!!!

- Đã hơn mười ngày dãi nắng dầm mưa không ốm mới là lạ, bà cụ ấy xỉu vì mệt, đã ra viện rồi!

- 4/07/207. Tin mới nhất sáng nay là: an ninh và báo chí sẽ là bạn đồng hành!

- Cách 200m là toà soạn báo Tuổi Trẻ. Chẳng thấy đả động gì hết. Truyền thông nhà nước muôn năm!!!

- Truyền thông nhà nước đâu có "rảnh" mà để ý ba cái chuyện "nhảm nhí" đó!

- Rất thán phục lọat ảnh chụp biểu tình trên đường HVT của Hổ, đúng là Cọp Cái, ăn thịt sạch cả ngàn nhân viên, phóng viên của 600 tòa sọan báo chí Việt Nam. Nếu có quyền mời Hổ vào làm Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ liền. Cái nhà to đùng của báo Tuổi Trẻ là tiền dân đóng góp do mua báo đó. Để chi đám vô dụng đó ở uổng quá, không dám hó hé lời nào, khi vụ biểu tình cả chục ngày qua rồi. Cách toà soạn Tuổi Trẻ đúng 500 mét, tui đo rồi, vậy mà không biết, không nghe, không thấy, không nhục... Vậy mà lúc nào cũng lên lớp đám trẻ về lương tâm chức nghiệp nghề báo. Từ quan về mở thêm chục quán karaoke đi ông Tổng bít tịt ơi. Để cái "tòa án lương tâm" của ông cho bà Hổ bả tọa thị tránh mưa.

- Đừng có dại, chưa phải lúc, không giải quyết được việc gì đâu. Cái gì phải đến tự nó sẽ đến, Hổ đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Hổ lo ba cái dụ hợp đồng cuả mình để kiếm tiền tiêu và gìn giữ "sức phẻ" đi đã nhá!

- Chụp một loạt ảnh "xe ôm", "vá xe" lưu động mới nổi lên, ý kiến này rất hay. Sau đó đem hình này về nghiên kíu nhớ mặt cho kỹ, bảo đảm vài ngày sau sẽ gặp mấy anh "xe ôm", "vá xe" lưu động mới nổi lên này ở những chổ rất chi là oai quyền hơn cái vĩa hè đường Hoàng Văn Thụ - Hồ Văn Huê.

- Lần sau tớ sẽ không chụp hình dân biểu tình mà tớ nhăm vào các anh này thôi.

- Cũng đành nhắm mắt làm ngơ
Mà lòng bứt rứt như tơ chẳng đành...
Ngao ngán :(

- Làm gì có biểu tình! Tụ tập trên 5 người đưa kiến nghị là trái luật rồi, tất cả bà con biểu tình đều đã vi phạm luật pháp. 600 báo Đảng có thấy báo nào đưa đâu hả bác Hổ, toà soạn của họ ở quanh đấy mà? Hay là họ đeo kính màu hồng nên chẳng thấy cái chi hết? Có chỗ nào có bán kính hồng hay đỏ bác mách em mua 1 cái đeo cho nó đỡ nhức đầu... gối.

Công đức tu hành



Việt Khanh
(Tâm Thức Việt Nam)

Theo tin từ văn phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, thì vào ngày mùng hai tháng 7 năm 2007 vừa qua. Ông Kjell Storløkken Đại sứ Na Uy tại Hà Nội và ông Fredrik Steen, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Na Uy đặc trách Chính trị và Kinh tế đã đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Thanh Minh Thiền viện tại Saigon. Trong cuộc nói chuyện, ông Đại sứ Na Uy đã xin ý kiến của Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm sao có thể thống nhất được Giáo hội Phật giáo Việt Nam thay vì để tình trạng chia đôi như hiện nay. Trả lời, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết là Phật giáo không bao giờ tự phân đôi. Sự kiện phân đôi Giáo hội luôn luôn đến từ những thế lực chính trị nhằm khống chế Phật giáo, và biến tướng giáo lý từ bi, cứu khổ của Đạo Phật thành công cụ chính trị giai đoạn cho chế độ. Để thống nhất được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đưa ra đề nghị bốn điểm: "Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo; thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ Quốc; và thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978."

Với 4 điểm như trên, người ta có thể thấy ngay rằng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận. Bởi vì như thế thì CSVN sẽ phải công nhận sự có mặt của Giáo hội PGVNTN, sẽ không còn xử dụng được Phật Giáo quốc doanh như một công cụ chính trị, đang giúp cho chế độ ru ngủ người dân Việt Nam lãng quên đi những phiền muộn trong cuộc sống hiện tại, và chế độ sẽ không còn có thể đem tượng Hồ Chí Minh vào chùa ngồi ngang hàng với Đức Phật để dân bái lạy như hiện nay.

Cũng nên nhắc lại Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong dịp nhận giải nhân quyền Rafto của Na Uy đã phát biểu: “Tôi nghĩ giải nhân quyền này, ban chỉ đạo quỹ tài trợ RAFTO tặng cho tôi đây không phải chỉ tặng riêng cá nhân tôi, mà họ có thể qua tôi dùng làm biểu tượng đại diện cho 80 triệu nhân dân Việt Nam, những người hiện đang bị tước đoạt hết hay chà đạp lên nhân quyền. Sống mà nhân quyền không được tôn trọng là sống trong tủi nhục. Chính vì thế cho nên họ tặng cho giải này để mà nhắc nhở tôi cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam cố gắng vận động như thế nào đòi lại cho bằng được quyền con người mà tất cả dân tộc văn minh được hưởng dưới chế độ chính trị của họ.”

Những phát biểu trên lại một lần nữa cho thấy đối với lãnh đạo CSVN Ngài Quảng Độ là một cái gai nhức nhối nhưng không thể nhổ đi bởi vì cái gai đó đang được cả thế giới quan tâm, kính trọng.

Tinh thần đấu tranh kiên quyết vì dân tộc, hòa nhập đạo vào đời của Ngài Quảng Độ là một tinh thần cao quý, đặc thù của Phật giáo Việt nam, phát khởi từ thời Lý, Trần. Mà cao điểm là giòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Người tu hành theo Phật giáo Việt nam đúng nghĩa không chỉ giới hạn trong những nghi thức tụng niệm cầu xin hay thiền định, mà sống theo những nguyên tắc đạo pháp trong cuộc đời hàng ngày. Lối tu hành này là để tìm thân tâm an lạc cho mình, nhưng cũng đồng thời để giúp phần “cứu khổ, cứu nạn” cho người khác, theo tinh thần của hạnh nguyện bổ tát. Chính vì sống với tinh thần bồ tát như vậy cho nên ngài Quảng Độ đã an nhiên tự tại sống mấy chục năm dưới sự trấn áp đủ kiểu của CSVN. Và nay ngài cũng không đổi tâm khi những dàn dựng của các nhà chính trị thời cơ Việt nam hay ngoại quốc được đưa ra để khoả lấp thực trạng.

Nhìn với con mắt thường tình thì cho rằng những tăng sĩ tu hành theo Phật giáo Việt nam và hành xử như ngài Thích Quảng Độ là những nhà đấu tranh kiên định. Nhưng nếu hiểu rõ được thế nào là Phật giáo Việt nam thì chỉ có thể nói rằng các vị là những bậc chân tu, sống đạo và hành đạo ngay trong cuộc đời. Và vì thế không bị xoay chuyển trước những cám dỗ của hào quang thế tục, vì được vinh danh hay được trọng vọng.

Việt Khanh
July 6, 2007

Cuộc Đấu Tranh Không Thể Khoan Nhượng

Tin tức cho biết là cuộc đấu tranh đòi lại ruộng đất và nhà cửa bị cướp đoạt của đồng bào tại Tiền Giang ngay trước trụ sở quốc hội II (Sài Gòn) đã bước qua ngày thứ 14 với sự tham gia ngày một đông đảo của bà con nông dân từ các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Phan Thiết và rất đông các tỉnh miền Nam đã nộp đơn tham gia khiếu kiện. Đòi hỏi chung của hơn 800 nông dân trong cuộc đấu tranh này là ruộng đất. Tức là đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả lại toàn thể gia sản của tổ tiên để lại mà đảng Cộng sản Việt Nam cướp đoạt trong nhiều thời kỳ vừa qua.

Cuộc đấu tranh của dân oan bắt đầu từ 22 tháng 6 đến nay cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang lúng túng về phương cách giải quyết những đòi hỏi của người dân.

Thông thường Cộng sản Việt Nam đem xe hoặc huy động lực lượng công an đến giải tán và bắt giữ những người có liên hệ đến những cuộc biểu tình. Lần này, Cộng sản Việt Nam tuy có cho công an sách nhiễu những người tham gia biểu tình, nhưng trên mặt chính thức thì Cộng sản Việt Nam chưa có một phản ứng thô bạo nào. Trong những ngày qua, Cộng sản Việt Nam đã cử Mai Quốc Bình, phó chủ tịch quốc hội đến thương lượng và giải quyết nhưng không thành. Lý do là bà con đã cương quyết đòi cho đến tận cùng những thắng lợi phải nắm trong tay. Trong khi phái đoàn của Mai Quốc Bình đến phủ dụ yêu cầu bà con nông dân về các tỉnh sẽ giải quyết nhưng lại không có bất cứ giấy tờ nào chỉ thị cho địa phương giải quyết. Rõ ràng là Hà Nội tiếp tục trò chơi ''đánh bùn sang ao'' giữa trung ương với địa phương để kéo dài mãi mãi các vụ khiếu kiện.

Trung tuần tháng 7 tới đây, Cộng sản Việt Nam sẽ cho khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa XII vào ngày 20 tháng 5 vừa qua để sắp xếp lại hàng ngũ lãnh đạo trong nội các. Theo tin tức thì sự sắp xếp này đã gây ra làn sóng bất mãn trong nội bộ về sự phân cách trẻ già trong chính phủ mà phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết muốn loại các nhân vật già nua giáo điều ở miền Bắc ra khỏi trung tâm quyền lực. Chính trong bối cảnh này, cuộc đấu tranh hiện nay của đồng bào Tiền Giang đã nảy sinh ra nhiều dấu hỏi:

1/ Phải chăng phe Nguyễn Tấn Dũng đang dùng cuộc biểu tình của nông dân Tiền Giang để trấn áp phe giáo điều thân Trung Quốc về những chính sách cải cách sai lầm liên quan đến ruộng đất trong quá khứ nhằm triệt tiêu các ảnh hưởng của những thế lực này hầu dễ dàng khuynh loát nội bộ.
2/ Phải chăng phe cải cách đã thả nổi vụ khiếu kiện của đồng bào Tiền Giang hầu tạo ra một khúc mắc chính trị, quy trách nhiệm cho phe bảo thủ đã không chấp nhận những yêu sách hầu giải quyết nhanh chóng các nguyện vọng của nông dân.

Trên lý thuyết, Cộng sản Việt Nam giải quyết các khiếu kiện của nông dân quá dễ và nhanh chóng. Nhưng trong thực tế thì ngoài hai câu hỏi nói trên, người ta thấy vấn đề ruộng đất đã và đang là ung nhọt làm nhức nhối đảng Cộng sản Việt Nam. Làm gì mà có ruộng đất để trả lại cho dân khi mà những đất đai đó đã bị cán bộ đảng thi đua nhau cướp đoạt chia chác cho thân nhân từ những năm 1987 đến năm 1990 khi Cộng sản Việt Nam bãi bỏ chính sách hợp tác xã. Vì thế mà người ta đã có thể quyết đoán rằng có từ 70% đến 90% ruộng đất của nông dân không có thể đòi lại và vì thế nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hiện nay.

Khi chúng ta cùng nhìn rõ bản chất vụ đứng dậy đấu tranh của đồng bào Tiền Giang cùng với sự tham gia của đồng bào tại Bình Dương, Vũng Tàu, Cai Lậy... thì rõ ràng đây là trận chiến khó chấm dứt. Bởi vì ngày nào mà Hà Nội còn cai trị, các ruộng đất bị trưng thu của nông dân vẫn còn nằm trong tay cán bộ. Do đó chúng ta phải dồn nỗ lực để tiếp sức với các nông dân đang biểu tình hầu duy trì ngọn lửa đấu tranh, không chấp nhận mọi sự khoan nhượng. Hiện nay 800 đồng bào và có thể nhiều hơn nữa đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất để trực diện với chế độ Hà Nội ngay tại văn phòng Quốc hội II, Sài Gòn. Cộng sản Việt Nam cố tình kéo dài thời gian để đồng bào thối chí bỏ cuộc và cuộc biểu tình tự tan rã. Chúng ta không thể nào để cho hàng trăm nông dân bị thất bại trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta phải tiếp sức. Đó là hãy cùng nhau chung góp tài chánh để giúp đồng bào khiếu kiện có phương tiện tiếp tục đối đầu với chế độ Hà Nội cho đến khi nào đòi lại ruộng đất của mình đã bị chiếm đoạt.

Trung Điền
July 5 2007

Qui Nhơn, tôi và kỷ niệm học trò

Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế. Vài năm sau đó tôi được nối gót theo ba tôi vào Qui Nhơn là nơi ba tôi định cư và đã tìm ra công ăn việc làm khá chắc chắn. Lý do vì tôi là con trai trưởng trong gia đình khá đông anh chị em và một phần, ba má tôi muốn cho con trai đầu lòng gần ba để được trông nom, kèm dạy kỹ lưỡng hơn. Rồi thời gian trôi qua không dừng lại, thắm thoát tôi đã sống ở Qui Nhơn 11 năm, lâu hơn ở quê hương tôi sinh ra, Quảng Nam. Vì thế đối với riêng tôi, có thể nói Qui Nhơn là quê hương thứ hai của mình, nơi mà tôi đã trải qua những tháng ngày đầy kỷ niệm của lứa tuổi học trò nhưng chỉ tiếc một điều là tôi đã không ôm ấp trọn vẹn tất cả những kỷ niệm của chuỗi ngày sống tại đây, vì thú thật chẳng bao giờ nghĩ là có lần mình phải ngồi nặn óc, ngược giòng thời gian lục tìm kỷ niệm để ghi lại... trả nợ anh NMAD mỗi lần nhìn quyển lịch tháng ba ngày vơi dần và thời điểm 31.03 hạn chót nộp bài lại đến, chưa kể đến chuyện gần 40 năm rồi chưa về thăm lại “vùng đất hứa” ngày nào vì thế đâu biết Qui Nhơn giờ này ra sao??, nên mỗi lần bị yêu cầu viết bài đóng góp cho Đặc San CĐ & NTH_QN là một cực hình đối với tôi nhưng cũng cố nhắm mắt qua sông!

Vâng, Qui Nhơn ngày tôi đến khi mới vừa lên bảy, sau khi học xong lớp năm nên với lứa tuổi còn quá thơ ngây tôi chưa có cái nhìn rõ ràng về thành phố này. Chỉ biết lúc đó thành phố còn nghèo nàn lắm, nhà cửa thưa thớt và tôi được ở cùng với cha tôi trong căn nhà nhỏ của hãng ba tôi làm việc trên đường Phan Bội Châu. Sau đó ba tôi xin cho tôi vào học lớp tư trường tư thục Bồ Đề, không xa lắm từ nơi tôi ở nên hằng ngày đi bộ tới trường. Từ đó hai cha con hủ hỉ với nhau, có thể nói, vì xa gia đình nên tình yêu lúc đó ba tôi dành trọn vẹn cho đưa con trai sống gần, nơi đất khách quê người.

Ai đã từng sống trong hoàn cảnh tương tự đều biết, đối với tôi lúc đó tất cả đều xa lạ. Từ thầy giáo cho tới bạn bè và ngoại cảnh xung quanh… Nhưng rồi sau thời gian ngắn tôi cũng đã hội nhập được với cuôc sống mới. May mắn được ba tôi chỉ dạy, xem bài vở mỗi tối khi rảnh tay nên nhờ đó tôi theo kịp bạn bè. Hết năm lớp tư, ba tôi lo làm thủ tục giấy tờ và tôi được tham dự một “khoá thi đặc biệt vào lớp ba, tuyển thêm vài học sinh để cho đủ túc số” do trường tiểu học công lập Nguyễn Huệ tổ chức vào năm 1958. Trẻ con biết gì, ba bảo đi thi thì tôi dự thi và may mắn, tôi có tên trong danh sách những học sinh thi đỗ và từ đó ba tôi không phải trích tiền lương trả học phí cho con. Ba tôi nói riêng hãnh diện với bạn bè trong khi tôi còn ngây thơ chẳng biết gì. Đường công danh, thi cử của tôi vì thế có thể nói bắt đầu sau lớp tư. Thế rồi tôi vào học trường Nguyễn Huệ, còn nhớ rõ cô Phượng làm giáo viên hướng dẫn, cô rất trẻ, xinh ở sát trường và rất thương tôi sau nầy vì... tôi thuộc loại học sinh ngồi bàn đầu, học cũng chẳng đến nỗi tệ cho lắm nên về sau thỉnh thoảng được diễm phúc cô cho phép tháp tùng qua nhà cô khi hết giờ học, “mang mấy cuốn vở” mà chúng tôi làm bài kiểm dùm cô cho cô nhẹ tay tí. Khi đó thầy Đệ làm hiệu trưởng. Thầy rất khó tính làm học sinh đứa nào cũng sợ mỗi khi gặp!

Sau này, nhờ ba tôi tận tụy làm ăn, dành dụm và tìm thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Hoàng Diệu, gần khu nhà Thờ và đưa tất cả gia đình vào Qui Nhơn sinh sống. Đường Hoàng Diệu nằm gần chợ Qui Nhơn. Đi chừng vài trăm mét quẹo trái góc đường Phan Bội Châu đến đường Lê Thánh Tôn rẽ phải, đi thẳng là tới bải biển Qui Nhơn. Khu “Chợ” và phía Bắc lúc đó nhà cửa không nhiều, không sầm uất như khu phố Gia Long. Chị tôi sau đó vào học trường Trưng Vương gần nhà, sau qua trường Tân Bình, các em tôi cũng được cho ăn học đầy đủ. Sau khi tôi đi du học thì chúng nó đều vào được trường Cường Để và Nữ Trung Học, nhưng đó là chuyện về sau, chỉ trừ có đứa em trai kế vào học trường La San cho đến khi rời trường này, vào Sài Gòn học tiếp và về sau nhập ngũ vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.

Từ đầu niên học 1958, tôi đạp xe đạp đi từ nhà thay vì quẹo trái sang đường Trần Cao Vân, qua rạp hát Cộng Hoà để đến trường Bồ Đề thì tôi chạy dọc theo đường Phan Bội Châu, ngang qua khu bưu điện đến trường Nguyễn Huệ, nơi tôi đã mài đít ngồi cho đến hết lớp nhất. Sau niên học này, tôi và các bạn cùng lớp của trường Nguyễn Huệ lại có cơ hội so tài với các bạn cùng trang lứa từ các trường tiểu học Ấu Triệu (trường nữ), Mai Xuân Thưởng, Bồ Đề và nhiều trường khác trong tỉnh về dự thi vào lớp đệ thất của trường Trung Học Cường Để, một trường trung học công lập duy nhất tại Thị Xã Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong số hơn hai ngàn thí sinh, trường tuyển chọn khoảng hai trăm vào lớp đệ thất và tôi lần nữa lại may mắn lọt vào số học sinh được tuyển chọn. Ba má tôi vui mừng và hãnh diện không ít vì đây là một vinh dự không nhỏ khi một gia đình nào đó có con thi đậu và được học ở trường Cường Để.

Má tôi lo phụ ba buôn bán làm ăn nuôi đàn con, để dành và sau thuê một căn nhà lớn hơn ở đường Hai bà Trưng trước khi tạo được một căn nhà ở đường Nguyễn Du, với nhiều phòng ốc, tiện nghi hơn và gia đình chúng tôi dọn về đó, nơi mà tôi nói riêng cùng gia đình và chị em chung sống với nhau cho đến khi tôi xong bậc trung học, rời gia đình đi thật xa. Cũng tại nơi này tôi mới có nhiều bạn bè, như Văn Công Định (Định 1 nghe đâu giờ là võ sư dạy Thái cực Đạo ở Mỹ), Cương học dưới tôi một lớp, Định 2 (biệt danh là Định đầu đá vì cứng), Công, Khánh, Đôi... Chắc ai cũng tưởng tôi chỉ biết học. Không như vậy đâu, tôi rất ham mộ thể thao nên cái gì cũng biết chơi chút chút, không tệ lắm nhưng phân biệt rõ ràng giữa chuyện chơi và học. Chúng tôi thường gặp nhau sau giờ học và con đường đất Nguyễn Du là chỗ chúng tôi đá banh khi vắng xe, rủ nhau chia hai phe u mọi, đánh vũ cầu, bắn bi, tạt bao thuốc, bắn giây thung, sang nhà Cương đánh bóng bàn... không thiếu trò chơi nào hết. Nhiều khi chúng tôi, đội bóng khu chợ lớn trèo tường vào sân vận động Qui Nhơn để đấu với mấy bạn cùng trang lứa cư ngụ gần Ty Thông Tin, vì thế chúng tôi đã từng có dịp tranh tài với những “cầu thủ nổi danh” thời đó thuộc khu vực này như anh em Hà Long, Diệp, Sơn... và cũng hân hạnh được ông Xin thỉnh thoảng làm trọng tài khi đội banh tí hon xóm chợ lớn Qui Nhơn tranh tài cùng đội banh khu Võ Tánh- Ty thông Tin. Nghe đâu sau này Diệp trở thành cầu thủ nổi tiếng của tỉnh nhà. Nhớ lúc đó có lần đá banh cả buổi chiều, quên luôn giờ giấc đến tối mới về nhà mà chẳng biết mệt là gì. Làm sao quên những chiều đẹp trời tôi đánh vũ cầu với những người bạn gái trong xóm, tuy học cùng lớp nhưng lớn tuổi hơn nên tôi phải gọi bằng chị như chị Helène, chị H.Vân trước nhà, ngay trên con đường đất bay đầy bụi mỗi lần xe chạy ngang. Xa hơn nữa, con đường Nguyễn Du đã in đầy dấu chân tôi. Đi về hướng Bắc, dọc theo con đường đất này nếu không đi theo đường Hoàng Diệu ngang qua nhà thương và trường Tân Bình (sau là Nữ Trung Học) thì cứ việc đi thẳng, ngang qua tiệm ăn và ty cảnh sát, đụng Lê Thánh Tôn quẹo phải là chúng tôi ra tới bờ biển Qui Nhơn, nơi mà chiều về những đôi nhân tình hẹn hò gặp nhau tâm tình, nắm tay đi dạo và cũng là nơi chúng tôi đá banh trên cát, bơi lội thoải mái vào buổi sáng sớm hay sau giờ tan học, chưa kể đến những lúc nghịch ngợm chạy theo bắt mấy con dã tràng tránh sự săn đuổi của chúng tôi đang tìm cách chui xuống hang trốn.... Thỉnh thoảng, để thay đổi không khí, M. T., Cương và tôi cuối tuần rủ nhau đi ghé vào tiệm Bi-da ông Hoành hay tiệm Bi-da ở đường Lê Lợi hoặc tiệm gần rạp hát Tân Châu “chơi vài cơ” để giải trí đỡ buồn khi không còn hứng thú học hay làm bài tập. Ôi kỷ niệm thì nhiều, nhớ sao cho hết...

Trở lại chuyện học, vào đệ thất học ở trường Cường Để cũ mà anh chị đồng môn ai cũng biết (rõ hơn tôi) nên cho tôi lướt qua. Chỉ xin nhắc lại một kỷ niệm nhỏ. Nhớ lúc đó chúng tôi học Pháp Văn với thầy Nghĩa. Thỉnh thoảng cuối tuần ghé thăm thầy vì tôi ở không xa nhà thầy ở đường Phan bội Châu, gần nhà thầy Dương Minh Ninh, dạy nhạc. Đôi khi đến thăm khi thầy vừa ngủ dậy nên thầy Nghĩa có lần nhờ tôi mua bánh mì thịt quay bán gần đó để Thầy ăn sáng. Phải nói, bánh mì của bác này bày bán trước khu nhà Lê Đức Viên ngon số dách, chính tôi mê bánh mì này lắm. Thầy Nghĩa mến tôi nên đôi khi chỉ thêm Pháp văn mỗi lần ghé thăm nhưng tiếc một điều là học của thầy bao nhiêu trả lại thầy hết. Một hôm thầy cho tôi biết bị động viên đi Thủ Đức và nói sau đó có thể được biệt phái về trường dạy lại. Thế rồi Thầy rời trường, rời Qui Nhơn nhập ngũ. Đùng một cái tin buồn đưa đến, Thầy Nghĩa bị tai nạn xa lìa chúng tôi. Nhớ đến Thầy tôi không sao quên được những cảm tình tốt Thầy đã dành cho riêng tôi ngày nào… Và rồi cuộc đời, thời gian vẫn đi qua không ngừng nghỉ. Tôi được dịp học với quí Thầy Quan, thầy Tấn, Thầy Phong, Cô Hoa, Thầy Tùng... . Có lẽ số tôi không tránh khỏi được chuyện thi cử nên sau khi học xong năm đệ tứ, tôi lại xách bút mực đi thi kỳ thi trung học lần chót. Kỷ niệm nhớ mãi là kỳ thi này tôi được thi tại trung tâm Nguyễn Huệ, nơi tôi học khi còn theo học bậc tiểu học. Ngồi cạnh tôi là anh lính còn trẻ, bận đồ lính mang lon binh I, hỏi chuyện thì anh cho biết ráng học thêm thi kiếm cái bằng Trung Học để đi Quang Trung/Đồng Đế tìm cơ hội tiến thân. Tội nghiệp anh ta, Toán, Lý Hoá anh có vấn đề nên nói nhỏ nhờ tôi giúp. Tôi cẩn thận xê bài sang để anh xem nhưng không biết có giúp được gì anh?. Mỗi lần thi như vậy chúng tôi có vài kỷ niệm để nhớ. Bài thi vừa phát ra là có người tìm cách bắn ra ngoài, thế là có màn chia nhau giải. Mấy tay thứ thiệt, giỏi đã qua cầu ở bên ngoài ra tay nghĩa hiệp giải bài nhanh như có thể và rồi tìm cách dùng giây thung hay ná bắn bài giải vào phòng thi. Xui mà không đến tay người mình muốn đưa bài giải thì làm tiếp. Tôi phần sợ mấy người giám thị, phần “cũng có chút bản lãnh” nên chưa cần đến những tài liệu nói trên và kỳ thi này tôi lại gặp hên không bị trượt vỏ chuối.

Thời gian cứ thế mà trôi. Ngày nào mới đến Qui Nhơn chân ướt chân ráo, giờ đây tôi trở thành học sinh đệ nhị cấp sau khi thi đậu trung học, hãnh diện vì trên áo bắt đầu từ đó có thêu một bông hoa thị màu đỏ, dấu hiệu cho biết đang học đệ tam trường Cường Để. Tôi bắt đầu ngẩng mặt lên tí trên con đường đi học và đi về nhà, nhất là những giờ tan học khi có mấy cô nữ sinh trường Nữ Trung Học hay Bồ Đề tình cờ đi ngược chiều mỗi ngày tôi thả bộ dọc theo đường Tăng bạt Hổ đến trường Cường Để mới. Phải nói thưở học trò thời đó, lúc mà đất nước đang sống an bình sao mà đẹp quá. Chúng tôi sống tương đối khá hồn nhiên, ít lo lắng. Nhưng rồi tất cả từ từ thay đổi sau cuộc chính biến vào năm 1963. Như đã nói năm 1965 tôi lên đệ tam, con đường học vấn chưa bị trở ngại nào cả. Năm 1967 tôi lại xách bút đi thi Tú Tài I. Đây là ngõ cụt của học sinh thời đó vì phải đậu Tú Tài I mới được lên học lớp đệ nhất. Nhiều đàn anh trong xóm trước học trên tôi, lận đận nên bị trượt mãi, có anh phải thay đổi tên tuổi để học lại, có người từ giã bạn bè, trường học đi lính. Tôi may mắn hơn, qua được Tú Tài I trở thành học trò lớp đệ nhất B với ba bông hoa thị màu đỏ trên áo. Lại thêm một hãnh diện làm tôi “tự tin” hơn trên đường đi học và về, cũng con đường Tăng bạt Hổ khi tình cờ hội ngộ những bông hồng biết nói, xinh xắn mà tôi chỉ nhìn thấy tên và ghi nhận được như Hồng (học Tam C), Thảo, Liên Châu hay T.T..v.v… học lớp thấp hơn, đi ngược chiều. Đệ nhất thời đó là số một vì đàn anh xong Tú Tài Hai đã đi xa học Đại Học rồi nên chúng tôi ”cảm thấy lên giá tí“ và thường hay xách xe gắn máy chạy dọc theo biển để ngắm mấy “bông hồng trường nữ” duyên dáng với chiếc nón lá, yểu điệu và tha thướt trong chiếc áo dài màu trắng mỗi lần tan trường. Nhớ có lần tôi ngã xe bị thương nhẹ khi quẹo trên đường Nguyễn Huệ, gần khu bùng binh góc đường Lê Lợi mà vết thẹo nhỏ nơi chân cho đến bây giờ cũng còn thấy vì cái tội làm le lấy xe gắn máy chạy đón đường ngắm mấy người đẹp tan học về, trong đó có B.T. N. Diễm xinh xinh, con của ông chánh án có quen với ba tôi mà tôi đã từng có dịp ngắm từ lúc cô nàng học đệ thất vào mỗi thứ hai trong dịp lễ chào cờ (vì lớp tôi được xếp đứng đối diện!) khi còn học đệ ngũ ở trường Cường Để cũ nên... quên mất đi chuyện con đường tráng nhựa dọc theo bải biển Qui Nhơn vốn được trải cát nên dễ trượt. Cũng đáng đời thôi!

Rồi năm học cuối trôi qua, tôi đi thi Tú Tài II, sau khi có được số vốn do sự chỉ dạy tận tụy của quí Thầy Sanh, Thầy Tài, Thầy Quan, Thầy Tấn, Thầy Trác, Thầy Tùng... Chỉ tiếc một điều, Anh và Pháp ngữ học ngày nào của Cô Hoa, thầy Trác hay Thầy Sanh sau Bac II tôi đã “trả lại thầy cô” vì kém trí nhớ và lười biếng, không chịu thực hành, xin quí thầy cô thông cảm và thứ lỗi cho đứa học trò cũ!

Chị tôi lúc đó đã lập gia đình nên ba má, chị em và thân nhân tôi hồi hộp vì tôi là người đầu tiên trong gia tộc thi Bac II. Ông trời lại đãi ngộ và thêm lần nữa, tôi may mắn qua cầu. Gia đình tôi hãnh diện vì khu đường Nguyễn Du gần Lê Lợi tôi ở, ngoài Hoài Sơn học trên một lớp thì tôi (nếu nhớ không lầm) là người thứ hai may mắn đậu Bac II, chính thức được gia đình gọi “cậu tú” từ đó.. M. T bạn thân tôi và T.S ở đối diện, học Bồ Đề đều lận đận. Nữ thì có Thùy Hân xinh xắn cũng vượt qua khổ ải này. Nghe đâu cô nàng về sau vào Sài Gòn học, lập gia đình và giờ đang ở Mỹ mà tôi có vài lần phôn thăm hỏi nhưng Thùy Hân bận bịu gia đình nên ít liên lạc được với cô bạn cùng lớp và cùng xóm ngày nào.

Con đường học vấn của tôi tưởng sẽ dừng chân vào thời điểm nào đó ở Sài Gòn sau khi tôi từ giả gia đình vào Thủ Đô miền Nam VNCH để theo học bậc Đại Học. Nhưng tất cả đã vượt qua mọi dự tính của tôi. Đúng là “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Do tình cờ đẩy đưa, tôi nộp đơn xin đi du học và được chính phủ VNCH cho phép xuất ngoại du học Tây Đức. Cuối năm 1968 tôi có mặt tại Munich, thủ phủ của vùng Nam Đức. Cuộc sống tha hương bắt đầu từ đó, dù tự lập sau khi biết chút ít tiếng Đức nhưng cuối cùng tôi cũng đã học ra trường, tuy có phần vất vả về tài chính…

Tháng ba năm 1975, về thăm nhà tưởng những ở chơi với gia đình 3 tháng sau nhiều năm xa cách, ước mong sẽ đi thăm lại những thành phố mà tôi đã từng sống hay dừng chân như quê nội ngoại, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang... nhưng hoàn cảnh không cho phép nên 4 tuần sau đó tôi lại phải khăn gói ra đi khi tình hình NVN trở nên căng thẳng. Không ngờ lần chia tay này có thể là lần chia tay cuối cùng với quê hương và Qui Nhơn! Qua lại Đức vào tháng 04.1975 và sau đó thì VNCH bị cộng sản cưỡng chiếm kể từ 30.04.1975. Sài Gòn, nơi tôi đã sống thời gian ngắn và có nhiều kỷ niệm mang theo, bị đổi tên. Căn nhà thân yêu của gia đình tôi về sau cũng bị đổi chủ, phải bán cho cán bộ. Cha mẹ, chị em phân tán mỗi người mỗi ngã vì mưu sinh. Tôi mất nước, mất quê hương và mất luôn mái ấm gia đình từ đó, chưa một lần về thăm (dầu có thể nói cũng có điều kiện!) nên chỉ biết gởi nhớ thương về quê mẹ bên kia trùng dương và... thêm lần nữa, đành chọn nước Đức làm quê hương thứ ba, quê hương tạm dung của tôi nói riêng, sau thành phố Qui Nhơn, nơi tôi lớn lên và học xong bậc trung học tại đó cách đây 39 năm.

Tôi đang làm thợ khách xứ người, có một mái ấm gia đình là niềm an ủi nhỏ cho kiếp sống tha hương. Rồi tình cơ biết được mái nhà chung của những đứa con hai trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn ở Houston/Mỹ, nghe theo tiếng chim gọi đàn tôi tìm đến. Âu Mỹ hai phương trời cách biệt nên qua sự réo gọi của anh NMAD tôi viết tài tử đóng góp, ghi lại những gì còn nhớ được sau 39 năm xa xứ mà nhiều lúc tôi đã nghẹn lời, đau buồn khi nghĩ đến vì chưa biết ngày nào mình mới có dịp trở về quê mẹ, trở về “thăm vùng đất hứa Qui Nhơn” để có dịp thả bộ trên những con đường một thời tôi đã đi qua, nào là Hoàng Diệu, Hai bà Trưng, Nguyễn Du, Lê Lợi, Phan bội Châu, Gia Long, Lê Thánh Tôn, Võ Tánh, Nguyễn Huệ, Tăng Bạt Hổ..v..v…để thăm lại bãi biển Qui Nhơn, để thưởng thức món nem nướng mà tôi và mấy đứa bạn thân đêm nào ra ngồi hóng gió biển, ngắm trăng, nghe sóng vỗ và cùng nhau ngồi quanh gánh hàng rong vừa ăn vừa khen ngon rối rít. Biết đến khi nào mới có dịp ghé thăm những ngôi trường xưa như Nguyễn Huệ, Cường Để, thăm Ghềng Ráng, Nguyên Thiều, được sống lại không khí ngày đại Lễ Kỷ Niệm Đống Đa tại Phú Phong, ghé thăm rạp hát Lê Lợi và nhà hát lớn Kim Khánh, xem những màn đấu võ đài ngoạn mục do môn đệ của các võ sư nổi tiếng như Hà Trọng Sơn, Kim Bửu... biểu diễn để rồi sau đó ghé ăn kem Phi Điệp hay lót lòng với tô mì Trường Đề của hơn 30 năm về trước??

Vâng chưa biết khi nào, đúng như bà xã tôi thỉnh thoảng khẽ ngâm:

“Quê hương ơi... thương nhớ trọn đời,
Quê hương ơi... bao giờ ta về ? “

Tôi chưa có thể về để nhìn lại quê hương trong lúc này! Cho tôi được nhắc lại đây một ít kỷ niệm nhỏ xa xưa và cũng xin mượn ngòi bút ghi lại những “hình ảnh đơn sơ” này thay cho những giây phút xem như chính tôi đang được đứng trên quê hương VN, đang ghé thăm Qui Nhơn của tôi ngày nào…dù đó chỉ là những hình ảnh mộc mạc tôi còn giữ lại được trong ký ức nhỏ bé của mình, từ thời tuổi còn ngây thơ, vụng dại ngày hai buổi cắp sách đến trường...

* Lê Ngọc Châu (Munich, 30.03.2007)

Truyền thông Việt Nam


Ký giả chỉ chớp được mông

“… Truyền thông Việt Nam: ... “thật tuyệt”!…”Gửi giới truyền thông Việt Nam


Truyền thông Việt Nam loa rằng:
Chuyến đi ông Triết thắng lợi
Ông Bút quý ta như vàng
Ông Nghị nâng ta như bạc
Biển đã mở ra phía trước
Việt Nam cứ thế thênh thang

Truyền thông Việt Nam loa rằng:
Hơn ngàn Kiều dân ra đón
Cờ đỏ tràn xuống vỉa hè
Căn phòng chỉ 600 ghế
ông Kỳ chịu đứng ngoài đường

*

Truyền thông Việt Nam không nói rằng:
Chuyến đi gặp nhiều tủi hổ
Không có đại bác đùng- đoàng
Không có đội quân danh dự
Nhà khách không chịu mở cửa
Bên ta thuê lấy nhà hàng.

Truyền thông Việt Nam không nói rằng:
Quốc Hội chỉ tay chất vấn
Chính phủ kêu ca phàn nàn
Bên ta mấy lần ú ớ
đối đáp cành bứa đâm ngang

Truyền thông Việt Nam không nói rằng:
Bên ta đi như ma đuổi
Đoàn xe không một chiếc cờ
vào đâu cũng chui cửa hậu
Ký giả chỉ chớp được mông

Truyền thông Việt Nam không nói rằng:
“Khúc ruột” trên toàn đất Mỹ
Hô nhau lũ lượt kéo về
Ngập đường cờ vàng ba sọc
đồng thanh bên ta: Go home

*

Truyền thông Việt Nam: ... “thật tuyệt”!
Truyền thông Việt Nam: ... “muôn năm”!
Truyền thông Việt Nam:... Gi-nét!
Quán quân truyền thông: ... Việt Nam!


Hải Phòng, 6-7-2007
Nguyễn Xuân Nghĩa