HÀ NỘI, Việt Nam: Nguồn tin từ Hà Nội cho hay, Bộ Văn Hóa Thông Tin (VHTT) đang hoàn tất quy định về quản lý nội dung blog (nhật ký điện tử). Sau đó bộ này sẽ phối hợp cùng Bộ Công an, Bộ Bưu chính - Viễn thông để ban hành thông tư liên tịch quản lý blog.
Ông Thành, chánh thanh tra của Bộ VHTT cho Người Lao Động hay là nhiều blog có nội dung tốt, song cũng có không ít blog thiếu nghiêm túc, thậm chí độc hại như khai thác chuyện thầm kín của con người, trái thuần phong mỹ tục và blog sa đà vào quan điểm chính trị lệch lạc, có hại cho đất nước. Căn cứ theo Nghị định 55/CP (về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet), cơ quan chức năng có đủ quyền ngăn chặn và có chế tài xử lý hành vi phát tán nội dung, hình ảnh đi ngược thuần phòng mỹ tục và thông tin chống Đảng, chống Nhà nước thông qua blog.
Ông Thành cũng cho biết, trong Luật Báo chí sửa đổi tới đây, Bộ VHTT sẽ đồng thời đưa nội dung quản lý blog vào.
Có nhiều khả năng các bloger phải khai tên thật, số Chứng minh thư nhân dân, thẻ học sinh... rồi sẽ phải chờ đợi, kiểm tra, đối chiếu rồi mới được cấp phép lập blog.
Với các trang web trong nước như Việt Nam Net... hay www.ngoisaoblog.com, nơi đang có khoảng 30.000 blog cá nhân, các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ dễ dàng có những biện pháp quản lý, xử phạt khi quy định này ra đời. Cái khó hiện nay (với nhà nước Việt Nam) là những blog trên các trang web nước ngoài như Yahoo, Google...
Cũng cần phải nhắc lại rằng, việc kiển soát blog này nằm trong chủ trương bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà khởi đầu là Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 29/22/2006 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Chỉ thị cũng khẳng định một lần nữa là Việt Nam kiên quyết không cho tư nhân hóa báo chí. Tiếp theo chỉ thị này là quyết định số 77 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/5/2007 về việc "Ban hành quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí". Quy định này ra đời nhằm quản lý chặt chẽ việc đưa tin, cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn...
Ông Thành, chánh thanh tra của Bộ VHTT cho Người Lao Động hay là nhiều blog có nội dung tốt, song cũng có không ít blog thiếu nghiêm túc, thậm chí độc hại như khai thác chuyện thầm kín của con người, trái thuần phong mỹ tục và blog sa đà vào quan điểm chính trị lệch lạc, có hại cho đất nước. Căn cứ theo Nghị định 55/CP (về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet), cơ quan chức năng có đủ quyền ngăn chặn và có chế tài xử lý hành vi phát tán nội dung, hình ảnh đi ngược thuần phòng mỹ tục và thông tin chống Đảng, chống Nhà nước thông qua blog.
Ông Thành cũng cho biết, trong Luật Báo chí sửa đổi tới đây, Bộ VHTT sẽ đồng thời đưa nội dung quản lý blog vào.
Có nhiều khả năng các bloger phải khai tên thật, số Chứng minh thư nhân dân, thẻ học sinh... rồi sẽ phải chờ đợi, kiểm tra, đối chiếu rồi mới được cấp phép lập blog.
Với các trang web trong nước như Việt Nam Net... hay www.ngoisaoblog.com, nơi đang có khoảng 30.000 blog cá nhân, các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ dễ dàng có những biện pháp quản lý, xử phạt khi quy định này ra đời. Cái khó hiện nay (với nhà nước Việt Nam) là những blog trên các trang web nước ngoài như Yahoo, Google...
Cũng cần phải nhắc lại rằng, việc kiển soát blog này nằm trong chủ trương bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà khởi đầu là Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 29/22/2006 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Chỉ thị cũng khẳng định một lần nữa là Việt Nam kiên quyết không cho tư nhân hóa báo chí. Tiếp theo chỉ thị này là quyết định số 77 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/5/2007 về việc "Ban hành quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí". Quy định này ra đời nhằm quản lý chặt chẽ việc đưa tin, cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét