Tin tức cho biết là cuộc đấu tranh đòi lại ruộng đất và nhà cửa bị cướp đoạt của đồng bào tại Tiền Giang ngay trước trụ sở quốc hội II (Sài Gòn) đã bước qua ngày thứ 14 với sự tham gia ngày một đông đảo của bà con nông dân từ các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Phan Thiết và rất đông các tỉnh miền Nam đã nộp đơn tham gia khiếu kiện. Đòi hỏi chung của hơn 800 nông dân trong cuộc đấu tranh này là ruộng đất. Tức là đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả lại toàn thể gia sản của tổ tiên để lại mà đảng Cộng sản Việt Nam cướp đoạt trong nhiều thời kỳ vừa qua.
Cuộc đấu tranh của dân oan bắt đầu từ 22 tháng 6 đến nay cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang lúng túng về phương cách giải quyết những đòi hỏi của người dân.
Thông thường Cộng sản Việt Nam đem xe hoặc huy động lực lượng công an đến giải tán và bắt giữ những người có liên hệ đến những cuộc biểu tình. Lần này, Cộng sản Việt Nam tuy có cho công an sách nhiễu những người tham gia biểu tình, nhưng trên mặt chính thức thì Cộng sản Việt Nam chưa có một phản ứng thô bạo nào. Trong những ngày qua, Cộng sản Việt Nam đã cử Mai Quốc Bình, phó chủ tịch quốc hội đến thương lượng và giải quyết nhưng không thành. Lý do là bà con đã cương quyết đòi cho đến tận cùng những thắng lợi phải nắm trong tay. Trong khi phái đoàn của Mai Quốc Bình đến phủ dụ yêu cầu bà con nông dân về các tỉnh sẽ giải quyết nhưng lại không có bất cứ giấy tờ nào chỉ thị cho địa phương giải quyết. Rõ ràng là Hà Nội tiếp tục trò chơi ''đánh bùn sang ao'' giữa trung ương với địa phương để kéo dài mãi mãi các vụ khiếu kiện.
Trung tuần tháng 7 tới đây, Cộng sản Việt Nam sẽ cho khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa XII vào ngày 20 tháng 5 vừa qua để sắp xếp lại hàng ngũ lãnh đạo trong nội các. Theo tin tức thì sự sắp xếp này đã gây ra làn sóng bất mãn trong nội bộ về sự phân cách trẻ già trong chính phủ mà phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết muốn loại các nhân vật già nua giáo điều ở miền Bắc ra khỏi trung tâm quyền lực. Chính trong bối cảnh này, cuộc đấu tranh hiện nay của đồng bào Tiền Giang đã nảy sinh ra nhiều dấu hỏi:
1/ Phải chăng phe Nguyễn Tấn Dũng đang dùng cuộc biểu tình của nông dân Tiền Giang để trấn áp phe giáo điều thân Trung Quốc về những chính sách cải cách sai lầm liên quan đến ruộng đất trong quá khứ nhằm triệt tiêu các ảnh hưởng của những thế lực này hầu dễ dàng khuynh loát nội bộ.
2/ Phải chăng phe cải cách đã thả nổi vụ khiếu kiện của đồng bào Tiền Giang hầu tạo ra một khúc mắc chính trị, quy trách nhiệm cho phe bảo thủ đã không chấp nhận những yêu sách hầu giải quyết nhanh chóng các nguyện vọng của nông dân.
Trên lý thuyết, Cộng sản Việt Nam giải quyết các khiếu kiện của nông dân quá dễ và nhanh chóng. Nhưng trong thực tế thì ngoài hai câu hỏi nói trên, người ta thấy vấn đề ruộng đất đã và đang là ung nhọt làm nhức nhối đảng Cộng sản Việt Nam. Làm gì mà có ruộng đất để trả lại cho dân khi mà những đất đai đó đã bị cán bộ đảng thi đua nhau cướp đoạt chia chác cho thân nhân từ những năm 1987 đến năm 1990 khi Cộng sản Việt Nam bãi bỏ chính sách hợp tác xã. Vì thế mà người ta đã có thể quyết đoán rằng có từ 70% đến 90% ruộng đất của nông dân không có thể đòi lại và vì thế nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hiện nay.
Khi chúng ta cùng nhìn rõ bản chất vụ đứng dậy đấu tranh của đồng bào Tiền Giang cùng với sự tham gia của đồng bào tại Bình Dương, Vũng Tàu, Cai Lậy... thì rõ ràng đây là trận chiến khó chấm dứt. Bởi vì ngày nào mà Hà Nội còn cai trị, các ruộng đất bị trưng thu của nông dân vẫn còn nằm trong tay cán bộ. Do đó chúng ta phải dồn nỗ lực để tiếp sức với các nông dân đang biểu tình hầu duy trì ngọn lửa đấu tranh, không chấp nhận mọi sự khoan nhượng. Hiện nay 800 đồng bào và có thể nhiều hơn nữa đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất để trực diện với chế độ Hà Nội ngay tại văn phòng Quốc hội II, Sài Gòn. Cộng sản Việt Nam cố tình kéo dài thời gian để đồng bào thối chí bỏ cuộc và cuộc biểu tình tự tan rã. Chúng ta không thể nào để cho hàng trăm nông dân bị thất bại trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta phải tiếp sức. Đó là hãy cùng nhau chung góp tài chánh để giúp đồng bào khiếu kiện có phương tiện tiếp tục đối đầu với chế độ Hà Nội cho đến khi nào đòi lại ruộng đất của mình đã bị chiếm đoạt.
Trung Điền
July 5 2007
Cuộc đấu tranh của dân oan bắt đầu từ 22 tháng 6 đến nay cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang lúng túng về phương cách giải quyết những đòi hỏi của người dân.
Thông thường Cộng sản Việt Nam đem xe hoặc huy động lực lượng công an đến giải tán và bắt giữ những người có liên hệ đến những cuộc biểu tình. Lần này, Cộng sản Việt Nam tuy có cho công an sách nhiễu những người tham gia biểu tình, nhưng trên mặt chính thức thì Cộng sản Việt Nam chưa có một phản ứng thô bạo nào. Trong những ngày qua, Cộng sản Việt Nam đã cử Mai Quốc Bình, phó chủ tịch quốc hội đến thương lượng và giải quyết nhưng không thành. Lý do là bà con đã cương quyết đòi cho đến tận cùng những thắng lợi phải nắm trong tay. Trong khi phái đoàn của Mai Quốc Bình đến phủ dụ yêu cầu bà con nông dân về các tỉnh sẽ giải quyết nhưng lại không có bất cứ giấy tờ nào chỉ thị cho địa phương giải quyết. Rõ ràng là Hà Nội tiếp tục trò chơi ''đánh bùn sang ao'' giữa trung ương với địa phương để kéo dài mãi mãi các vụ khiếu kiện.
Trung tuần tháng 7 tới đây, Cộng sản Việt Nam sẽ cho khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa XII vào ngày 20 tháng 5 vừa qua để sắp xếp lại hàng ngũ lãnh đạo trong nội các. Theo tin tức thì sự sắp xếp này đã gây ra làn sóng bất mãn trong nội bộ về sự phân cách trẻ già trong chính phủ mà phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết muốn loại các nhân vật già nua giáo điều ở miền Bắc ra khỏi trung tâm quyền lực. Chính trong bối cảnh này, cuộc đấu tranh hiện nay của đồng bào Tiền Giang đã nảy sinh ra nhiều dấu hỏi:
1/ Phải chăng phe Nguyễn Tấn Dũng đang dùng cuộc biểu tình của nông dân Tiền Giang để trấn áp phe giáo điều thân Trung Quốc về những chính sách cải cách sai lầm liên quan đến ruộng đất trong quá khứ nhằm triệt tiêu các ảnh hưởng của những thế lực này hầu dễ dàng khuynh loát nội bộ.
2/ Phải chăng phe cải cách đã thả nổi vụ khiếu kiện của đồng bào Tiền Giang hầu tạo ra một khúc mắc chính trị, quy trách nhiệm cho phe bảo thủ đã không chấp nhận những yêu sách hầu giải quyết nhanh chóng các nguyện vọng của nông dân.
Trên lý thuyết, Cộng sản Việt Nam giải quyết các khiếu kiện của nông dân quá dễ và nhanh chóng. Nhưng trong thực tế thì ngoài hai câu hỏi nói trên, người ta thấy vấn đề ruộng đất đã và đang là ung nhọt làm nhức nhối đảng Cộng sản Việt Nam. Làm gì mà có ruộng đất để trả lại cho dân khi mà những đất đai đó đã bị cán bộ đảng thi đua nhau cướp đoạt chia chác cho thân nhân từ những năm 1987 đến năm 1990 khi Cộng sản Việt Nam bãi bỏ chính sách hợp tác xã. Vì thế mà người ta đã có thể quyết đoán rằng có từ 70% đến 90% ruộng đất của nông dân không có thể đòi lại và vì thế nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hiện nay.
Khi chúng ta cùng nhìn rõ bản chất vụ đứng dậy đấu tranh của đồng bào Tiền Giang cùng với sự tham gia của đồng bào tại Bình Dương, Vũng Tàu, Cai Lậy... thì rõ ràng đây là trận chiến khó chấm dứt. Bởi vì ngày nào mà Hà Nội còn cai trị, các ruộng đất bị trưng thu của nông dân vẫn còn nằm trong tay cán bộ. Do đó chúng ta phải dồn nỗ lực để tiếp sức với các nông dân đang biểu tình hầu duy trì ngọn lửa đấu tranh, không chấp nhận mọi sự khoan nhượng. Hiện nay 800 đồng bào và có thể nhiều hơn nữa đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất để trực diện với chế độ Hà Nội ngay tại văn phòng Quốc hội II, Sài Gòn. Cộng sản Việt Nam cố tình kéo dài thời gian để đồng bào thối chí bỏ cuộc và cuộc biểu tình tự tan rã. Chúng ta không thể nào để cho hàng trăm nông dân bị thất bại trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta phải tiếp sức. Đó là hãy cùng nhau chung góp tài chánh để giúp đồng bào khiếu kiện có phương tiện tiếp tục đối đầu với chế độ Hà Nội cho đến khi nào đòi lại ruộng đất của mình đã bị chiếm đoạt.
Trung Điền
July 5 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét