Thứ Năm, 21 tháng 6, 2007

CÁ CÓ MUỐN SỐNG VÌ NƯỚC ? Triết Đến Mỹ Chỉ Chia Rẽ Thêm Người Việt


Hoa Thịnh Đốn.- Vừa đặt chân đến Nữu Ước (New York) chiều 18-6, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ 5 ngày, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã phải “thanh minh thanh nga” về dân chủ, nhân quyền và việc đán áp những người đấu tranh cho tự do và dân chủ trong nước.

Triết cũng bắc nhịp cầu “hòa bình” với “Việt kiều” qua lời loan báo, kể từ ngày 1/9 (2007), “kiều bào” về thăm nước sẽ không còn phải thị thực sổ thông hành. Triết còn nói cho nhóm người thân Hà Nội đến họp mặt ở Nữu Ước biết rằng các gia đình có thân nhân chôn tại Nghĩa trang Quân đội VNCH cũ ở Thủ Đức có thể đến thăm viếng, chỉnh trang vì nay nghĩa trang đã được chuyển qua cho dân sự “qủan lý”.

Cả ba việc này, song song với chủ trương chỉ tập trung vào nói chuyện kinh tế - thương mại với Mỹ tưởng đã làm mờ nhạt các cuộc biểu tình chống đối của Cộng đồng người Việt và làm dịu bớt phản ứng không thân thiện với Việt Nam của một số Dân biểu, Nghị sỹ Mỹ, sau các vụ Hà Nội gia tăng đàn áp đối lập từ đầu năm. Trái lại lời tuyên bố sai lạc của Triết về tù nhân chính trị và tôn giáo đã bị coi như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm bùng lên cao hơn ngọc lửa đấu tranh chống sự có mặt của Triết và đoàn Việt Nam ở Mỹ.

Nơi nào Triết có mặt, cũng có một số người Việt tị nạn mang cờ VNCH cũ, biểu ngữ lên án Việt Nam đàn áp nhân quyền, tự do và đòi thả tù chính trị trong nước. Nhiều người cũng mang theo những tấm hình Triết bị gạch mặt và hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an Việt Nam bịt miệng tại phiên tòa ở Huế ngày 30-3 (07).

Trong cuộc nói chuyện ở Nữu Ước, Báo chí của Nhà nước Cộng sản Việt Nam trích lời Triết nói rằng ở Việt Nam “Không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến.” hay “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.”

Nói về những người mới bị bắt bỏ tù từ đầu năm đến nay, Triết bảo :"Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".

Những điều Triết nói không có gì mới hơn những bài viết bênh vực việc làm của nhà nước và chống những người đấu tranh do các báo của Đảng, Công an và Quân đội phổ biến trước ngày Triết rời Việt Nam đi Mỹ. Nhưng khi những lời nói không đúng với sự thật đến từ chính miệng người đứng đầu một Nước thì nó biến thành một chủ trương của đảng cầm quyền và nghiêm trọng hơn.

Vì vậy nếu bảo những người như Linh mục Nguyễn Văn Lý và ba Luật sư Nguyễn Văn Đài , Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền v.v.. còn bị giam tù hay trước đây như Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn v.v… bị bắt giam chỉ vì dám lên tiếng đòi dân chủ và tự do, bất bạo động mà không phải là “bất đồng chính kiến” với đảng cầm quyền độc tài thì họ bất đồng với ai ?

Chả nhẽ họ là những kẻ ăn không ngồi rỗi, dù đã được hưởng mọi quyền tự do như Hiến pháp quy định mà vẫn còn cố tình kiếm chuyện chống đối nên mới phải bắt vào tù ?

Còn chuyện Triết bảo “trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau” là khác về “cách làm việc” của mỗi người, mỗi tổ chức trong khuôn khổ nội quy của đảng, quy trình của tổ chức chứ có ai dám nói những điều đảng không cho phép nói như đòi đảng phải từ bỏ quyền lãnh đạo độc tài, hay khuyên đảng nên chấp nhận đa nguyên đa đảng và để cho tư nhân được quyền ra báo đối thoại với nhà nước ?

Cả cách “ăn nói” của mổi cán bộ, đảng viên cũng phải theo đúng sách vở đảng, phải nằm gọn trong “cơ sở” chứ có ai dám đem chuyện bất đồng ý kiến viết ra rồi phổ biến cho mọi người đọc đâu ?

Bằng chứng như các cuộc thảo luận tại Quốc hội của các Đại biểu trong mấy năm gần đây tuy có dân chủ, tiến bộ hơn nhưng có ai dám đòi thành lập đảng chính trị thứ hai hay đòi quyền lập hội, lập nghiệp đoàn lao động để bảo vệ quyền lợi cho công nhân ? Thậm chí có rất nhiều Đại biểu chỉ biết ngậm miệng ăn tiền, quanh năm chả dám lên tiếng bênh vực hay tranh đấu cho quyền lợi của cử tri thì moi đâu ra những bất đồng chính kiến ?

Nhưng nếu nói như Triết chỉ có những người vi phạm luật pháp mới bị bị quản chế tại nhà, bỏ tù thì những người như các Nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Tăng thống Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Tuệ Sỹ v.v…), Bác sỹ Nguyễn Đan Quế của Cao trào Nhân bản, Cụ Lê Quang Liêm của Phật giáo Hòa Hảo, một số Mục sư đạo Tin lành bị cấm hành đạo đã vi phạm luật lệ nào của Việt Nam mà họ cũng đã từng bị ngồi tù cả chục năm trời ?

Vì vậy điều mà Triết cáo buộc những người đấu tranh dân chủ, đòi quyền tự do đã có “kế hoạch lật đổ chế độ” là Triết đã “nói ăn theo” theo những bài báo chuyên nghề “vu oan cáo vạ”, hay “nhét chữ vào miệng người” để ám hại những con người chân chính mà không cần phải trưng ra bất cứ bằng chứng nào ?

Triết nói tiếp với người nghe tối ngày 18-6 : “Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù.”

“Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử.”

Triết nói như một cái máy mà không biết mình đã nói dối ! Nếu suốt 20 năm hơn chiến tranh mà phiá người Cộng sản chỉ có hai bàn tay trắng mà vẫn đánh bại được “hai đế quốc sừng sỏ Pháp-Mỹ” thì đảng Cộng sản Việt Nam đâu có phải đội Mao, đội Mác lên đầu mà thờ như bây giờ ?

Những nạn nhận hiện nay của chế độ, cũng “không hề có vũ khí” khi đấu tranh đòi quyền làm chủ đất nước của mình đã bị đảng lấy mất như khi xưa lúc Triết còn “đấu tranh” ở Sài Gòn chống Chính phủ VNCH và chống Mỹ trong thập niên 60, vậy mà họ cũng bị Nhà nước “bắt bỏ tù” thì Triết có tôn trọng nhân quyền của những người này không ?

Cổ nhân đã dậy trước khi nói phải “bấm lưỡi 7 lần” thì lần này, ở Nữu Ước, Triết có bấm lưỡi lần nào không ?

Cũng trong buổi nói chuyện với một số “kiều bào” của Hà Nội, Triết còn khoe điều được gọi là nền dân chủ một đảng cầm quyền của Việt Nam. Triết nói : “ Nếu một đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ... Đó là những tiếng nói góp phần vận động xây dựng Đảng. Có một đảng nhưng vẫn lắng nghe được tiếng nói của nhân dân. Đảng là đại diện của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Điều kiện lịch sử cụ thể nên sự khác nhau là bình thường.”

Khoe khoang như Triết thì đầu gối cũng phải gật gù khen hay huống chi là đám người ngồi nghe không hiểu mô tê gì ?

Những thứ hội hè Triết nêu ra như Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ chẳng qua cũng chỉ là những thứ bù nhìn, là tay sai của đảng, có tiếng mà không có miếng. Triết cứ tưởng như không ai biết rõ cái chân tướng của các tổ chức ngoại vi của đảng làm gì trong guồng máy cai trị của Nhà nước nên mới khoe vung xích chó như thế.

Được trớn như chưa bao giờ được nói, Triết khoe thêm : “Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký ứng cử công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một đảng nào khác. Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.”

Đúng là cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII ngày 20-5 (07) đã làm theo ý đảng nên trong số 493 người trúng cử chỉ có 43 người (8,72%) không phải là đảng viên. Số người tự ứng cử được Mặt trận Tổ quốc chọn là 30 nhưng chỉ có 1 người đắc cử là ông Nguyễn Minh Hồng (ứng cử tại Nghệ An). Người tự ứng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thất cử, đáng chú ý nhất là Lê Kiên Thành, con trai Cựu Tổng bí thư đảng, Lê Duẩn.

Lê Kiên Thành, bây giờ là một Thương gia, từng chỉ trích cuộc chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong đảng chưa làm đến nơi đến chốn.

Dân chủ kiểu Việt Nam là đảng cử cho dân bỏ phiếu nên số đảng viên trúng cử bao giờ cũng đạt tỷ lệ phiếu bầu từ 90 phần trăm trở lên. Và bao giờ số đảng viên đắc cử cũng chiếm đa số tuyệt đối để bảo đảm việc làm luật theo ý đảng.
Như vậy thì đảng làm chủ chứ dân có được làm chủ đâu.

VẾT THƯƠNG MỞ RỘNG HƠN

Nhưng những người như Nguyễn Duy Quý, Giáo sư, Viện sĩ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vẫn có thể viết ngang ngược : “Trong lúc nhân dân Việt Nam đang phấn khởi, tự hào với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, hăng hái thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn của chúng là dùng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền".

“Cái gọi là "dân chủ, nhân quyền" mà các thế lực thù địch thường rêu rao, đâu phải dân chủ, nhân quyền theo đúng nội hàm của khái niệm này. Đây là một mưu toan, một chiêu bài mà các lực lượng thù địch tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây rối, chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, con bài "dân chủ, nhân quyền" còn được họ sử dụng như một công cụ trong chính sách đối ngoại, thông qua đó lấy cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.”

“Chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" đã được các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam sử dụng từ lâu, dù “nhai đi, nhai lại” họ vẫn không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam…...”

“….Nhân dân Việt Nam đang được sống trong độc lập, tự do, dân chủ với tất cả quyền con người của mình. Nền dân chủ của Việt Nam đang được thực hiện thông qua Hiến pháp và pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và dân là người quyết định thành quả lao động của mình. Người dân Việt Nam đã và đang tích cực triển khai thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển mọi tiềm lực của nhân dân để phát triển đất nước, phấn đấu "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại…” (Tạp chí Cộng sản 129 - 2007)

Nói như cái máy nước Nguyễn Duy Qúy thì chả ai muốn tranh cãi làm gì cho mất thời giờ. Giống như Qúy, Nguyễn Minh Triết cũng đã nói ở Nữu Ước những điều làm chói tai người nghe.

Vì vậy vết thương dân tộc giữa trong và ngoài nước chưa có dịp lành sau 32 năm chiến tranh thì Triết lại làm cho nó ung thối thêm. Đó là điểu đáng trách trong chuyến thăm Mỹ của Triết.

Trong hoàn cảnh đất nước thiếu tự do, dân chủ như hiện nay thì Cộng sản Việt Nam mong gì được người tị nạn trở về xây dựng quê hương ?

Con cá nó sống vì nước nhưng khi nước đã ô nhiễm thì cá cũng sẽ chết, huống chi con người khi phải chọn sống giữa tự do và độc tài ? -/-

Phạm Trần
(06/07)

Chủ tịch Việt Nam bị "mắng vốn" trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ



AFP - Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm quan trọng đến Hoa Kỳ, đã bị "mắng vốn" vào ngày Thứ Tư 20/4/07 khi ông ta ra sức kêu gọi đầu tư để tiếp cận thêm cho nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng.

Một người Mỹ, hình như là một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, đã cắt ngang bài phát biểu của ông Triết tại Hiệp hội Á Châu tại thành phố Nữu Ước với những câu la lớn: "Trả tự do cho các POWs" (tù binh chiến tranh)

Sau khi kẻ phá rối bị nhân viên trật tự đưa ra ngoài, ông Triết, chủ tịch Việt Nam đầu tiên đến thăm quốc gia cựu thù đã nói: "Chúng tôi hy vọng sự thông cảm lẫn nhau sẽ sâu hơn để những hành động như thế này sẽ không xảy ra."

Rồi ông Triết tiếp tục bài phát biểu, phần lớn là nhắm vào sự cần thiết hơn nữa trong vấn đề hợp tác thương mãi song phương và đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam.

"Ngày hôm nay Việt Nam là một quốc gia của hòa bình, thân ái, năng động và phát triển kinh tế. Nhân dân Việt Nam muốn thấy hòa bình và ổn định cho sự phát triển đất nước." Ông Triết nói.

Sau cuộc chiến Việt Nam, vốn kéo dài hầu hết thập niên 1960 và tiếp tục đến khi Sài Gòn bị sụp đổ vào năm 1975, nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tố cáo rằng Hà Nội giữ tù binh chiến tranh như là một điều kiện để thương lượng với Hoa Thịnh Đốn.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn tất việc tìm kiếm đầy đủ những binh sĩ Hoa Kỳ bị mất tích (MIA) trong cuộc chiến can thiệp đầy thảm họa của Hoa Kỳ vào Đông Dương.

Hơn 700 người Mỹ bị mất tích trong khu vực đã được tìm thấy và xác định danh tính từ năm 1973, nhưng khoảng 1,800 người khác vẫn chưa được tìm ra.

Quan hệ song phương đã tiến triển rất đáng chú ý trong vài năm qua.

Chuyến đi của ông Triết tiếp theo chuyến viếng thăm vào tháng 11 năm ngoái của ông Bush đến Việt Nam, là quốc gia đã gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới hồi tháng Giêng sau khi Hoa Thịnh Đốn tái lập các quan hệ thương mãi bình thường với những kẻ cựu thù.

Xem thêm: Jerry Kiley lọt vào được bữa tiệc khoản đãi Triết tại New York hôm 20 tháng 6Vietnamese president heckled on landmark US visit
AFP
Published: Wednesday June 20, 2007

Vietnam's President Nguyen Minh Triet, on a landmark visit to the United States, was heckled Wednesday as he made a pitch for more investment to fuel his country's rapid economic growth.

An American, believed to be a Vietnam war veteran, interrupted Triet's speech at the Asia Society in New York with shouts of "Free the POWs (prisoners of war)."

After the heckler was taken away by security officials, Triet, the first Vietnamese president to visit the former battlefield enemy nation, said, "We hope mutual understanding will deepen so that this kind of action will not happen."

Triet then continued his speech, focusing largely on the need for more bilateral economic cooperation and American investments in Vietnam.

"Vietnam today is a country of peace, friendship, dynamism and economic development. The Vietnamese people would like to see peace and stability for the country's development," he said.

After the Vietnam War, which spanned most of the 1960s and continued until the fall of Saigon in 1975, several US war veterans had charged that Hanoi kept prisoners of war as a bargaining chip with Washington.

The US government has not completed a full accounting of its missing in action (MIA) from its ill-fated intervention in Indochina.

More than 700 Americans missing in the region have been recovered and identified since 1973, but about 1,800 people reportedly still remain unaccounted for.

Bilateral relations have improved significantly in recent years.

Triet's trip follows Bush's November visit to Vietnam, which joined the World Trade Organisation (WTO) in January after Washington restored normal trading ties with its former enemy.

Jerry Kiley lọt vào được bữa tiệc khoản đãi Triết tại New York hôm 20 tháng 6



Như dự định, Trần Văn Đức trước đó đã mua 2 vé cho bữa tiệc khoản đãi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Hiệp Hội Á Châu thành phố New York vào ngày 20 tháng 6. Đức để tên mình trên danh sách khách tham dự tuy nhiên anh ta chỉ nói rằng người còn lại là bạn của mình. Người bạn đó là Jerry Kiley, cũng là người mà cách đây 2 năm về trước đã bị bắt về tội hất ly rượu vang đỏ vào người Khải vào tháng 6 năm 2005.

Vì tên không có trên danh sách chính thức nên người ta đã làm cái bảng tên chính thức cho ông ta là Gerard Kiley. Cả hai, Đức và Kiley phải qua dàn máy rà kim loại ở cổng của nhân viên an ninh của Hiệp Hội Á Châu và những nhân viên mật vụ chịu trách nhiệm bảo vệ Triết trong chuyến đi này.

Họ bước vào một sảnh lớn gồm có 3 khu vực và được sắp ngồi ở nơi xa nhất của khu chính bởi vì đã hết chỗ. Đức và Jerry ngay lập tức cảm nhận được ngay an ninh đang để ý mình, và họ quyết định ngồi tách biệt ra xa để cầu mong có được cơ may thực hiện dự định.

Sau bữa ăn trưa, Triết được giới thiệu và khoảng 1 phút sau Jerry bắt đầu hành động, và đi về phía hướng nhà vệ sinh để có dịp tiến lại gần hơn khu vực chính. Khi đó một nhân viên mật vụ bước tới và nói: "tôi muốn nói chuyện với anh". Jerry nói OK, và liền đó nhanh nhẹn trườn người qua, hướng về Triết mà la lớn "Hãy thả LM. Lý, hãy trả tự do cho người Việt Nam, và tù binh Mỹ mà ông vẫn còn giam giữ". Tiếp đó, ông ta còn la lớn hơn nữa, nhìn thẳng vào Triết mà lập đi lập lại "hãy thả LM. Lý".

Ngay lập tức nhân viên mật vụ đưa ông ta ra ngoài và thẩm vấn về việc làm cách nào mà ông ta có thể vào được bên trong, nhưng ông ta từ chối trả lời. Nhân viên mật vụ lôi ra một tập hồ sơ có đầy đủ thông tin để nhận dạng hai người. Cả hai, Đức và Jerry bị cô lập và đưa ra ngoài, mặc dầu vậy hai người đã làm thành công trong việc hô khẩu hiệu vừa rồi.

Jerry nói với nhân viên mật vụ rằng ông ta làm như vậy là muốn nói với CSVN rằng chúng tôi sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi chế độ độc tài CS phải thả cha Lý và tất cả tù chính trị, và tất cả các tù binh Mỹ còn sống. Jerry cũng bị hỏi về dự định sắp tới nhưng ông ta đã từ chối trả lời và bước ra về mà không bị bắt giữ. Hai nhân viên mật vụ sau đó đến nhà Jerry viếng khoảng 30 phút để chắc chắn rằng ông ta không làm gì Triết nữa.
Trần Văn Đức cũng bị thẩm vấn và đưa ra khỏi buổi tiệc. Nếu quý vị muốn gặp Jerry Kiley và Trần Văn Đức thì hãy có mặt tại buổi Thắp Nến lúc 8giờ tối ngày 21 tháng 6, trước điện Capitol, Washington DC, và ngày hôm sau 22 tháng 6 ở công viên Lafayette Park, đối diện Tòa Bạch Ốc, trong buổi TT.Bush tiếp Triết.

Xin quý vị điền vào mẫu thư bằng Anh ngữ và gởi ngay cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ

Người Việt Hải Ngoại
Nguyễn Ðạt Thịnh
Jun 20, 2007

Chúng ta, người Việt hải ngoại, nổi tiếng là không bao giờ đồng ý với nhau về bất cứ vấn đề gì; bạn làm chuyện phải 100%, tôi vẫn tìm được cách nói là tôi có thể làm phải hơn, khéo hơn.

Trả lời cuộc phỏng vấn ngày mùng 10 tháng Sáu 2007 của anh Hồng Phúc trên hệ thống truyền thanh, truyền hình Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Thịnh Ðốn, tôi bênh vực thói hư này, và mô tả tình trạng “giỏ cua” của cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta như một sắc thái đặc thù của dân chủ.

Tôi nói Hoa Kỳ là nước mạnh nhất thế giới, nhưng có ai đồng ý với ai đâu, vì họ là một nước dân chủ. Tôi cũng nói người Việt hải ngoại chúng ta chỉ không đồng ý trong tình trạng giỏ cua: con này kẹp con kia, nhưng ngần ấy con cua trong giỏ sẽ buông nhau ra để kẹp bàn tay ngoại nhân dại dột đút vào giỏ.

Nguyễn Minh Triết làm công việc mạo hiểm ấy. Từ khắp mọi tiểu bang Hoa Kỳ và khắp mọi quốc gia trên thế giới, người Việt hải ngoại rủ nhau về Hoa Thịnh Ðốn để đem những gọng càng mạnh nhất kẹp bàn tay đỏ máu của anh trùm vi xi.

Trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có một quốc trưởng nào đi ra nước ngoài mà lại gặp nhiều chống đối như anh Việt Cộng chủ tịch nước Việt Nam bị chiếm đóng.
Minh Triết đem quà “bãi bỏ visa cho Việt Kiều” để hy vọng làm lành, nhưng một ngày trước ngày anh đến Nữu Ưóc, tôi đã ra bãi đậu xe trước tiệm Lee Sandwich tiễn trên dưới 100 người Việt Houston chẩy Kinh Hoa Thịnh Ðốn để dàn chào Minh Triết.

Già cả, không đủ sức ngồi xe bus trên một ngàn dậm đường, và cũng không đủ tiền đi máy bay lên Hoa Thịnh Ðốn, nhưng con cua thằng tôi cũng cứ cố gắng để làm hơn những người trẻ sắp mặc áo thung in hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, đứng trước Bạch Cung đòi Việt Cộng Nguyễn Minh Triết vứt con dao đồ tể đi và rửa sạch hai bàn tay đỏ máu của hắn để dân chủ hoá đất nước.

Tôi cố gắng bằng cách viết thư yêu cầu khối 8406 làm một việc mà tôi thấy là cần làm: gởi thư ngỏ cho quốc hội Hoa Kỳ. Tôi viện dẫn bản chất cởi mở với quần chúng và truyền thông của quý vị dân biểu, nghị sĩ để trình bày với Khối 8406 là lá thư của Khối gởi đến quốc hội tạo nhiều phản ứng hơn những lá thư Khối đã gửi cho hành pháp Hoa Kỳ.

Ba nhân vật lãnh đạo lâm thời của Khối đồng ý với tôi, và chỉ 4 tiếng đồng hồ sau tôi nhận được lá thư của Khối viết bằng tiếng Việt. Họ yêu cầu tôi giúp dịch lá thư ra Anh ngữ và phổ biến.

Tôi nhờ anh Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch cộng đồng người Việt Massachusetts giới thiệu với cô Nguyễn Ðan Thanh, sinh viên cao học tại Boston để tôi nhờ cô làm việc dịch thuật này.

Dù còn là một sinh viên nhưng cô Ðan Thanh có một kiến thức chính trị chin chắn và bén nhạy; cô là ái nữ của một cựu quân nhân quân lực VNCH; tôi gửi bức thư của Khối 8406 đến cô tối thứ Ba, sáng sớm thứ Tư tôi đã có bản dịch trên máy.

Một nhân vật tài hoa nữa giúp tôi là nhà viết sử Nguyễn Kỳ Phong; tôi điện thoại gọi anh trong lúc anh đang lái xe đến một tiểu bang khác. Anh bảo tôi, “traffic ồn ào lắm, anh nói lớn một chút.”

Tôi trình bày nhu cầu viết một lá cover letter đi kèm lá thư của 8406; anh bảo tôi, “tối nay em mới trở về, anh e-mail cho em lá thư gửi quốc hội, khuya em viết cover letter.”

Tôi không biết anh về nhà mấy giờ, thức đến mấy giờ để viết lá thư mào đầu, nhưng sáng sớm thứ Tư, tôi có lá thư anh Kỳ Phong viết, cùng một lúc với lá thư dịch của cô Ðan Thanh.

Giờ này đến giai đoạn tôi mè nheo quý bạn đọc: xin quý bạn ngồi ngay vào máy lấy hai lá thư công trình của anh Kỳ Phong và cô Ðan Thanh xuống. Tôi đã nhờ trên dưới một chục mạng lưới phổ biến hai lá thư này.

Lá thư 8406 không cần thêm bớt gì cả, lá thư cover letter xin quý bạn điền vào những khoảng đóng ngoặc, và gửi ngay đi, gửi càng nhiều càng tốt.

Anh Nguyễn Ngọc Linh, giáo sư Anh văn từ ngày còn mở trường tại Saigon khoe là đã gửi đi mấy chục lá thư rồi; anh hỏi tôi về dịch giả và khen bản dịch “được lắm”.

Xin quý bạn qua mặt anh Linh, mỗi vị nên gửi tối đa 535 lá điện thư cho 100 nghị sĩ và 435 dân biểu liên bang, gửi càng nhiều càng quý, đừng sợ trùng dụng. Tôi hình dung cảnh e-mail Việt Nam tràn ngập quốc hội Hoa Kỳ mà sướng run lên.

Công người phước ta, xin quý vị cho tôi kể công một tí, mặc dù đó là công của mọi người.

Hy vọng Minh Triết thấm bài học giỏ cua.

Nguyễn Ðạt Thịnh




The Honorable [X Z Y Smith … or name of your electorial representative]
United States House of Representatives

Dear Representative [X Z Y Smith … or name of your electorial representative]:

I’m writing this letter asking for your help in furthering a noble cause; furthering an idea now being promoted by a democracy movement in Vietnam. The democracy movement in question is Bloc 8406. Bloc 8406, a grass-root movement, was formed in august 2006 with the mission to ask the dictatorship of communist Vietnam to allow her citizens freely exercising basic civil liberties — liberties that we normally take for granted here in the U.S.A.

On the occasion of the visit to the United States by Nguyen Minh Triet, the president of the Socialist Republic of Vietnam (SRV), I implore you, representative Smith, to relay to the president of SRV the fervent wish embolden in Bloc 8406’s message.

It’s now apparent to civil libertarians and civil rights advocators that the dictatorship of SRV is playing lip service to the U.S government and the U.S. Congress. One the one hand they promise her citizens basic constitutional rights; on the other hand they have swiftly arrested, put on trial, and jailed those who merely exercising inherent and god-given rights, that every living human should be allowed to exercise.

Dear representative Smith, as a constituent in your electoral district, I have known you as a champion of fairness to the people; a promoter of civil liberties. And one more time, sir, I beg you to carry out a mission — the mission of helping the Vietnamese people.

Enclosed herewith is Bloc 8406’s democracy letter to Congressmen.

Your Sincerely, I Am
[Name & Signature]


Enclosure: Attachment






Vietnam, June 19, 2007

Dear US Senators and Representatives:

In these recent days, the President of the Socialist Republic of Vietnam, Mr. Nguyen Minh Triet, is supposedly “representing” Vietnamese citizens in his meetings with President Bush, Senators and Representatives, government officials, businessmen, and the media in the United States of America.

We, the undersigned, are the interim representatives of BLOC 8406, which comprises of tens of thousands of members inside and outside of Vietnam determined to confront the Vietnamese Communist authorities in a non-violent struggle for a democratic, free, multi-party, and pluralistic Vietnam.

First and foremost, we, as BLOC 8406 representatives and as members of the larger pro-Democracy community, would like to express our deepest gratitude to you, our Senators and Representatives, for your continuing support of our struggle, particularly from May 2007 to the present day. In particular, we would like to thank:

• Representative Loretta Sanchez (D-CA) for meeting with the relatives of the Vietnamese dissidents in HaNoi on May 4, 2007
• Representative Zoe Lofgren (D-CA) for writing to the Secretary of State on April 9, 2007 to express her concern about the violations of freedom of religion, press, etc. in Vietnam
• Representative Christopher Smith (R-NJ) for drafting Bill HR 243, which has been passed by the US House of Representatives on May 2, 2007 with a unanimous vote
• Representative Earl Blumenauer (D–OR) for resigning from the position of Chairman of the US-Vietnam Caucus and for drafting Bill HR 447 on May 24, 2007 in opposition to the Vietnamese Communist Party’s condemnation of the pro-Democracy dissidents
• Representative Edward Royce (R–CA) for writing to the Secretary of State on June 5, 2007 to urge that Vietnam be re-instituted into the list of Countries of Particular Concern on June 6, 2007
• Senator Sam Brownback (R–KS) for voicing his opposition against the oppression of the Vietnamese people by the Vietnamese Communist Party during his meeting with a group of Vietnamese Americans in Iowa on June 9, 2007
• The many Senators and Representatives who have joined us in our protests and events in the past few days.

As you have supported us in the past, we would like to ask for your continued support during this crucial historical event, the visit of President Nguyen Minh Triet and his delegation. By no means does this delegation represent the Vietnamese people. During the most recent Congressional Election in May 20, 2007, citizens were harrassed and pushed to the voting polls like animals. The result was that the Party received 493 representatives, with 91% being Party members. The Party does NOT receive unified voluntary support of the Vietnamese people, even though the media claimed 99% voting participation rate.

As we have learned from our experience with previous Vietnamese delegations, they tend to expound certain “truths” that are proven false by the evidence provided below. We would like to respectfully outline them to you now in order to present a counter-perspective to what will be claimed by the delegation:

1) Human rights violation continue to occur: In order to achieve economic and political objectives or to alleviate international pressure and criticism, the Vietnamese Government will often release a few token political prisoners. Recently, they have granted freedom to three political prisoners and prisoners of conscience, which is no different than transferring them from a smaller prison to a larger one, namely the Socialist Republic of Vietnam. Furthermore, these prisoners were not recognized as political prisoners or prisoners of conscience, but rather as criminals. Despite the promises made by the Vietnamese Government to the international community in order to join the World Trade Organization (WTO), to receive Permanent Normal Trade Relations (PNTR) status, and to be removed from the Countries of Particular Concern (CPC) list, the Vietnamese government has continued to violate human rights, making these three recently released dissidents only a few among hundreds of arrested dissidents. These prisoners are living testaments of the betrayal of Vietnamese Government committed against the international community.

Ironically, President Nguyen Minh Triet has recently announced “Vietnam has surpassed a war and thus now understands what it means to not have human rights and freedom. That is why we have the utmost love for the basic rights of human beings.” The truth, however, is that anyone who dares to ask for human rights has been harassed and arrested. Either through organized entities such as the Mat Tran To Quoc Vietnam or the Youth Groups of the Communist Party, or through their eyes and ears in all religious, commercial, political establishments, the Vietnamese Government is able to crush all possible oppositions from the very start. Opposition to the Party is also made illegal in the Vietnamese Constitution (Article 4).

2) The rule of law is virtually non-existent: The Vietnamese Government frequently points to the fact that a strong judiciary system exists in Vietnam. While it is true that trials do take place, these trials are for those who have committed no crime aside from voicing opposition to the party and result in unjust sentencing, such as the recent trials (March 30, 2007 at Hue, May 3, 2007 at Dong Thap, May 10, 2007 at saigon, May 11, 2007 at HaNoi, May 15, 2007 at Saigon) of high-ranking official who have dissented. The ultimate proof of the Vietnamese Government hyprocritically claiming the existence of a just judicial system is the image of Father Nguyen Van Ly with his mouth covered by the bare hands of the a government official during his trial on March 30, 2007. This image stands as the literal and figurative representation of the Vietnamese Government silencing the voices of the people.

3) Favorable investment opportunities are created at the expense of the people’s livelihood: The delegation will very likely claim that Vietnam has very favorable investment opportunities, especially for foreign companies looking for cheap labor, loose environment protection laws and a plethora of natural resources. With labor laws that make it difficult for workers to strike or protest, foreign companies can count on cheap labor (average wage per capita per month stands at $50). The labor union currently lies in the hands of the Party, whose members protect the rights of the business owners. Those who have established the Independent Labor Union of Vietnam or the Unified Agricultural Union have been harrassed or imprisoned. Furthermore, in order to make land available to foreign companies in both urban and rural areas, the Vietnamese government has evicted many people out of their homes with little or no compensation. Those who have taken legal actions against the government in these property cases rarely get their issues resolved, and some have been fighting for generations, only to return empty-handed.

Senators and Representatives, these incidents mentioned above are testiments to the fact that President Nguyen Minh Triet’s delegation does NOT represent the Vietnamese people. Their efforts in establishing relationships with the United States are to fulfill their own agendas, and not for the prosperity of the Vietnamese people. We believe that as long as this one-party, pro-Marxist government still exists, there can be no possibility of a righteous relationship between the two nations, no economic development that would benefit the people, and most importantly, no human rights for the Vietnamese people. We strongly urge that the US Congress take note of the above in your exchanges with President Nguyen Minh Triet’s delegation.

Again, we expresss our most sincere gratitude for your support. May God bless you and the United States of America.

Respectfully yours,

Interim representatives of BLOC 8406
Ðỗ Nam Hải, Engineer, Sài Gòn
Trần Anh Kim, Former Army Officer, Thái Bình
Phan Văn Lợi, Catholic Priest, Huế.

Hà Nội cần hiểu tại sao người Việt Nam ở Mỹ biểu tình chống ông Nguyễn Minh Triết

Tiến sĩ Ðinh Xuân Quân

Ông Nguyễn Minh Triết và phu nhân đã rời Hà Nội trên đường thăm chính thức Mỹ. Theo các chuyên gia theo dõi tình hình Việt Nam, trong chuyến viếng thăm này, ông dự tính đặt nặng vấn đề phát triển thương mại Việt-Mỹ và nói nhiều về phát triển và tránh né không muốn đề cập tới “vấn đề dân chủ,” trong khi phía Mỹ muốn nêu lên những mối lo về “dân chủ.”


Hình: Mít Ðặc (VietnamReview)

Quan hệ kinh tế - thương mại Việt-Mỹ có những bước phát triển rất lớn nhất là về xuất khẩu của Việt Nam đi từ dưới 1 tỷ USD vào 1996 (khi mới mở quan hệ ngoại giao với Mỹ) nay đã lên đến khoảng 8,6 tỷ USD vào 2006. Ðầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam ở mức 2,3 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực nhân đạo, văn hóa, du lịch, thể thao, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, quốc phòng,... đang được dần dần mở rộng.

Nhân dịp chuyến viếng thăm chính thức Mỹ, ngoài vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ đang trở thành đề tài nóng bỏng trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ còn có một số vấn đề các người Việt hải ngoại trên khắp thế giới vẫn bức xúc, nhất là phía chính phủ Việt Nam luôn luôn nêu vấn đề “hòa hợp và hòa giải dân tộc” và kêu gọi các thành phần người Việt hải ngoại đóng góp cho Việt Nam.

Theo các thuyết kinh tế hiện đại (và bài này là ý kiến của một kinh tế gia) thì làm sao có phát triển bền vững cho Việt Nam mới là thách thức lớn nhất cho Việt Nam. Dựa trên một số kinh nghiệm các nước trên thế giới thì ta có thể có một số bài học và trong những bài học này chất xám là quan trọng hạng đầu.

Hiện trạng Việt Nam cho thấy từ “đổi mới” tức là từ 1986 đến nay qua 4 Ðại Hội Ðảng (ÐHÐ) Việt Nam đã có những tiến bộ kinh tế nhất định. Việt Nam đi từ chỗ GDP đầu người từ dưới $200/đầu người vào cuối thập niên 80 cho đến con số $780 vào năm 2006. Trong 20 năm “đổi mới” số GDP/đầu người đã tăng gần 4 lần nghĩa là 400% với một mức tăng trưởng trung bình 7%/năm. Ðọc báo chí Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát thì những thành công đó được ca tụng ráo riết.

Trên thực tế, những thành công đó chỉ là rất nhỏ (vì đi từ chỗ rất thấp) khi so sánh với các nước ASEAN, Việt Nam cũng đứng gần đèn đỏ. Việt Nam còn thua GDP/đầu người của Thái Lan khoảng 4 lần, Mã Lai 7 lần, Ðài Loan 15 lần, vv. Với mức tăng trưởng 7 - 8% thì tốt nhưng tiềm năng phát triển của Việt Nam còn cao hơn nữa nếu Cộng Sản Việt Nam đổi mới và phát triển ngành công nghiệp.

Bài học các nước phát triển mau chóng như Singapore, Trung Quốc và nhất là của Israel, v.v. cho thấy sự đóng góp chất xám là rất quan trọng và các nước này nhờ rất nhiều vào các trí thức (do Thái kiều, Hoa kiều, v.v.) từ bên ngoài trở về và đối với Israel là sự ủng hộ chính trị tại Mỹ.

Theo một nghiên cứu của Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã hội Trung Quốc (Chinese Academy of Social Sciences - CASS) thì, mặc dù với tăng trưởng trên 10%/năm Trung Quốc đang mất rất nhiều “chất xám” do việc 70% sinh viên ưu tú của Trung Quốc không trở về nhà mà ở lại Hoa Kỳ hay các nước Âu Châu khác. Cũng theo CASS thì, “những khác biệt lớn về kinh tế - xã hội, về lương bổng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc tại Trung Quốc, cơ hội nghiên cứu và mức sống” đã là nguyên do cho việc này. Mặc dù Trung Quốc cũng nhận rất nhiều “chất xám” từ các đầu tư trực tiếp (FDI - Foreign Direct Investment) và qua các đầu tư này, các chuyên gia Ðài Loan, Hoa Kỳ, Nhật, v.v. đã đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc bù vào sự mất mát rất lớn.

Bài học của Trung Quốc cho thấy là một số người đã trở về Trung Quốc đóng góp và cùng lúc Trung Quốc cũng được sự “trợ giúp” của nhiều chuyên gia nước ngoài hay những chuyên gia Hoa kiều về giúp. Mặt trái của việc này là các chuyên gia đã giúp Trung Quốc tăng trưởng về kinh tế nhưng tăng trưởng này cũng gây nhiều ấn tượng xấu: Trung Quốc là nước bị ô nhiễm lớn nhất thế giới. Ðây không phải là tăng trưởng lâu dài và bền bỉ.

Bài học Israel quan trọng hơn đối với Việt Nam vì Israel tương tự như Việt Nam cũng có một láng giềng kẻ thù phía Bắc. Israel với một dân số dưới 7 triệu người đã phát triển trong khi phải đương đầu với một khối người Ả Rập gấp cả chục lần dân số Israel.

Israel được nhiều dân Do Thái từ các nước Cộng Sản Âu Châu trước đây dưới chế độ Cộng Sản (Balan, Nga, Tiệp, v.v. kể cả các thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 80) hay từ Hoa Kỳ trở về đóng góp bảo vệ “an ninh” và xây dựng tiềm năng công nghiệp của xứ nhỏ bé này kể từ khi lập quốc năm 1949. Từ 1949, với sự giúp đỡ của dân Do Thái tại hải ngoại, Israel đã đương đầu và chống trả một cách mạnh mẽ với cả khối A Rập tại Trung Ðông. Ðó là việc nhờ trí thức Do Thái từ nhiều nước trên thế giới trở về đóng góp và quan trọng hơn nữa họ được dân Do Thái tại Mỹ ủng hộ triệt để và do đó Quốc Hội Mỹ luôn luôn ủng hộ Israel về tài chính và quân sự. Có thể khẳng định là Israel thành hình xây dựng một vận động hậu trường “lobby Do Thái” rất mạnh và việc này đã giúp đỡ Israel rất nhiều trong việc duy trì quốc gia để tồn tại và phát triển nước của họ.

Nói tóm lại, Israel đã được sự trợ giúp về chất xám, do đó đã tăng trưởng bền vững dựa trên chất xám, và sự ủng hộ quân sự và vũ khí và chính trị nhờ “lobby Do Thái” tại Mỹ. Nhờ việc này Israel đã khéo léo đứng vững trước khối A Rập với dân số đông gấp cả mấy chục lần Israel.

Bài học các cộng đồng Mỹ gốc nước ngoài thuộc Á Châu như Ðại Hàn, Nhật bản, Phi Luật Tân, Ðài loan và Trung Hoa, cho thấy họ đều có quan hệ mật thiết với xứ sở quê hương gốc của họ và có dịp đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương cũ của họ. Tại sao chuyện này đã không xảy ra cho trường hợp người Việt hải ngoại? Tại sao chuyện này đã không đến với Việt Nam?

Từ thời kỳ mở cửa, nhiều nhân sự gốc Nam, hay đã từng sống trong Nam như Nguyễn Văn Linh, đã có tầm nhìn khác hẳn với giáo điều và đã có nhiều dịp trao đổi rất nhiều với phía bên ngoài.

Gần đây đọc bài của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, ta thấy ông đã có nhiều cố gắng trao đổi, nhiều khi rất thẳng thắn về tương lai Việt Nam trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và còn nhiều vấn đề khác như quan hệ Việt-Mỹ, quan hệ Việt-Trung, đời sống người Việt ở Mỹ, kể cả vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc đã được mang ra mổ xẻ.

Theo ông Kiệt thì: “Việt Nam đã có thể bắt tay với các kẻ thù trong quá khứ như Pháp, Mỹ, Trung Quốc thì không có lý do gì mà người Việt chúng ta lại không ngồi lại được với nhau”. Ông nhấn mạnh vào nhu cầu: “Khép lại quá khứ và hướng tới tương lai”.

Ðây cũng là câu hỏi mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã tự hỏi và tìm lời giải đáp. Ða số trong cộng đồng hải ngoại không chống vấn đề “hòa giải hòa hợp dân tộc” và giúp Việt Nam phát triển. Họ “nóng ruột” khi thấy Việt Nam đang “tụt hậu” so với các nước láng giềng. Nhưng theo người Việt hải ngoại thì hòa giải và hòa hợp theo kiểu nào?

Trong việc ngồi lại với nhau, Giáo Sư Lê Xuân Khoa đã viết vài năm trước đây một số bài với chủ đề “Ðể tiến tới quan hệ bình thường giữa người Việt hải ngoại và Việt Nam” được đăng trên tờ “Người Việt” tại Santa Ana, California và tờ “Ngày Nay” tại Houston, Texas. Giáo Sư Lê Xuân Khoa đặt vấn đề là làm sao người Việt hải ngoại có thể có cơ hội giúp Việt Nam phát triển và tiến một cách bền vững? Ðáng chú ý là mỗi năm người Việt hải ngoại đã gởi cho thân nhân họ trên 4 tỷ USD (viện trợ lớn nhất của Việt Nam), trên 300,000 người/năm đã về thăm nhà, nhiều hội về giúp trẻ em, giúp cô nhi, giúp cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa bị bở rơi và đối đãi bất công, vv. Nhưng chỉ có trên dưới 200 trí thức về giúp Việt Nam.

Tựu trung thì có 3 nguyên nhân chính người Việt chưa ngồi lại được với nhau:

1) Thứ nhất là nhà nước (và đảng Cộng Sản Việt Nam) vẫn chưa nhìn nhận lòng yêu nước của những người không Cộng Sản;

2) Thứ hai, nhà nước (và đảng Cộng Sản Việt Nam) vẫn chưa nhìn nhận một số chính sách sai lầm sau khi chiến thắng, cụ thể là chính sách kinh tế mới và học tập cải tạo;

3) Thứ ba là chưa tạo được niềm tin của người Việt hải ngoại (và người dân trong nước) vì lời nói không đi đôi với việc làm, nhất là về những vấn đề dân chủ và nhân quyền.

Qua những bài viết và những bài trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Võ Văn Kiệt cũng đã đặt những vấn đề và giải quyết theo chiều hướng đó. Ðây là những bước tích cực tiến đến hòa giải và sự đóng góp chất xám của nhân tài Việt Nam ở nước ngoài.

Ða số người Việt Nam sống bên ngoài đã có phần nào kinh nghiệm sống trong các môi trường dân chủ thật sự. Họ muốn giúp Việt Nam nhưng họ không tin ở “thiện chí và lòng thành thật” của các nhà lãnh đạo Cộng Sản.

Kinh nghiệm thực thi Hiệp Ðịnh Paris 1973, những biện pháp và - hành vi cướp của - được thi hành ở miền Nam sau 1975 còn để lại những dấu ấn tiêu cực sâu đậm trong tâm trí của người Việt, nhất là những người đã trải qua trại cải tạo Cộng Sản. Những mất mát về vật chất - tài sản của người dân miền Nam (qua các cuộc đổi tiền, đánh tư sản mại bản, v.v.), những đau thương của những gia đình bị đi tù cải tạo và mất mát lớn của các “thuyền nhân vượt biển” còn ở trong tâm nhiều người.

Gần đây vụ “cắt biển - bán đất” cho Trung Quốc, những vụ bắt bớ những người Cộng Sản muốn thay đổi và đổi mới đất nước ra khỏi Cộng Sản như Tướng Trần Ðộ, các vụ giam tù, bắt bớ các lãnh tụ Phật Giáo, các mục sư Tin Lành, người Thượng và người “bất đồng ý kiến ôn hòa” như ông Nguyễn Vũ Bình, ông Lê Quốc Quân, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, v.v. hay những nhà tranh đấu cho dân chủ như Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự v.v... là những nguyên do sâu xa tạo nên sự nghi kỵ về chính sách cũng như ý đồ của những nhà lãnh đạo Việt Nam để có thể hóa giải hận thù và đạt được hòa giải thật sự.

Phân biệt vẫn còn tồn tại khi chính phủ chỉ nói nhiều đến “hòa hợp” là rất ít nói đến “hòa giải.” Ðiều đó được hiểu là phe Cộng Sản chưa thật tâm đối xử bình đẳng đối với người dân miền Nam, kể cả đối với các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa tàn phế (mặc dù một vài dò dẫm bán chính thức trong vụ quản trị nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa và quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “dân sự hóa” việc quản lý nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa có thể làm dịu bớt nỗi đau của nhiều con em của những người đã nằm xuống, nhưng chưa có gì rõ rệt).

Về những vấn đề dân chủ và nhân quyền thì các biện pháp của chính phủ càng chứng tỏ là “lời nói chưa đi đôi với việc làm”.

Người Việt hải ngoại cũng hiểu những khó khăn của Nguyễn Minh Triết. Ông Nguyễn Minh Triết là người gốc miền Nam, đã sống, học và được đào tạo tại miền Nam, từng là khóa sinh “Biên tập viên cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa.”

Người Việt hải ngoại cũng hiểu là chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết cũng bị nhiều thành phần “bảo thủ - thân Trung Quốc” trong đảng Cộng SảnViệt Nam phá hoại và mong chuyến đi của ông thất bại.

Việc đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức vụ xử Linh Mục Lý với sự hiện diện của báo chí nước ngoài trở thành một màn kịch “lố bịch” vậy ai đã đứng sau vụ phá đám vụ này? Ai phá đám những cố gắng cải tổ - đổi mới của Võ Văn Kiệt vào những năm 1995-1996? Trong vụ kiện “da cam” chỉ thấy người miền Bắc trong vụ kiện này mà chẳng thấy ai là người dân miền Nam, mặc dù chất da cam đã chỉ được trải ở miền Nam?

Tại sao những trí thức người Việt hải ngoại, những thiện nguyện viên của các tổ chức nhân đạo về giúp, các trí thức về giúp đào tạo cho đại học, đào tạo cho các nhà thương, cho các trẻ em vẫn bị công an theo dõi, hạch hỏi, quan thuế làm khó, giữ máy móc và thuốc men của họ?

Nước Việt Nam còn đó và trên nhiều ngàn năm cha ông chúng ta đã chiến đấu để bảo vệ sơn hà. Ðảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một dấu vết nhỏ trong lịch sử Việt Nam. Ðã đến lúc đảng Cộng Sản Việt Nam cần có những hành động hòa giải cụ thể với cộng đồng người Việt hải ngoại trên căn bản:

- Nhìn nhận lòng yêu nước của những người không Cộng Sản;
- Nhìn nhận một số chính sách sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam sau 1975;
- Tạo được niềm tin của người Việt hải ngoại (và người dân trong nước) bằng lời nói và việc làm ăn khớp với nhau.

Nếu ông Nguyễn Minh Triết khẳng định được những điều trên là đúng và thực thi được thì các cộng đồng Việt Nam trên thế giới sẽ có dịp đóng góp nhiều hơn và mạnh mẽ hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng như dân Mỹ gốc Do Thái ủng hộ Israel về chất xám, tài chính và ủng hộ chính trị tại Washington D.C. qua dư luận truyền thông và Quốc Hội.

Trái banh đang ở trên sân của Việt Nam.

Tiến sĩ Ðinh Xuân Quân

THAM VỌNG CHÍNH TRỊ


Nguyễn Học Tập

Thường khi nói đến chính trị, chúng ta có hai thái độ tiêu cực: hoặc dửng dưng hoặc xa lánh.
Thái độ dửng dưng là thái độ khá thông thường của những người cho rằng chính trị dành cho những kẻ có ''tham vọng'' thì lăng xã vào, còn đối với tôi , nó xa vời, ''không ăn nhậu'' gì.
Đó là thái độ thông thường, được anh Michael viết thư cho chúng tôi cách đây không lâu để nói lên tâm thức của đồng bào bên nhà:

"Giới trẻ (từ 25 tuổi trở xuống) không biết gì về quốc gia và cộng sản, mà họ chỉ đi học hay thụ hưởng.
Từ 40 tuổi trở xuống chỉ lo kiếm sống nuôi gia đình, ít màng đến chuyện chính trị chính em"

Thật ra những vấn đề chính trị, nhứt là những đường hướng và quyết định chính trị, nhiều khi "ăn nhậu" khá sát với đời sống thường nhật và cả tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta.

Quyết định tăng giá xăng dầu, cắt giảm phụ cấp gia đình, tăng lãi xuất ngân hàng, đánh thuế nặng vào hàng nhập cảng để bảo vệ sản phẩm nội điạ, hối xuất của đồng bạc VN đối với việc cung cấp ngoại tệ cho việc nhập cảng dụng cụ và nguyên liệu khác với hối xuất để nhập cảng sản phẩm tiêu thụ...là những quyết định chính trị đụng chạm khá trực tiếp đến túi tiền của chúng ta.
Đó là chưa kể đến những quyết định quan trọng liên quan đến mạng sống hàng triệu người: nên đặt ưu tiên giao thương với Hoa Kỳ hay Trung Cộng, nên thương thuyết hay tuyên chiến với Cam bốt, nên khai thác nguyên tữ năng hay đấp đập thủy điện lực?

Còn nữa:
"Tất cả mọi người đều được dựng nên bình đẳng như nhau.Tất cả đều được ĐấngTạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng. Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống, quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc là những quyền thượng đẳng" (Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776).
"Các Đại Diện đồng thanh tuyên bố rằng các quyền con người do Thiên phú, bất khả nhượng và cao quý" (Tiền Đề Tuyên Ngôn Nhân quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp quốc 1789) .
hay "Đảng CS Sô Viết...xác định nền tảng cho thể chế xã hội và chính trị Công Hoà Liên Bang Sô Viết, thiết định các quyền, tự do và bổn phận của người dân..." (Tiền Đề Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết).
Đó là những đường hướng chính trị.

Cũng vậy:
"Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm.Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó" (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức)

"Bổn phận của Quốc Gia là xóa bỏ di những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại vật vì giới hạn thực sự tự do và bình đẳng của người dân, ngăn cản không cho phép họ phát triển toàn vẹn con nguời của mình và tham gia thiết thực vào tổ chức chính trị , kinh tế, xã hội của xứ sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Đó là những lời tuyên bố chính trị khác có liên quan dến việc con người được tôn trọng và được Quốc Gia cung cấp cho các đìều kiện thích ứng để cho mình có được một cuộc sống xứng đáng "người cho ra người".
Còn nữa:
"Người công nhân được quyền thù lao xứng đáng , tương xứng với số lượng và phẩm chất công việc mình làm. Dù sao đi nữa, lương bổng cũng đủ để bảo đảm cho mình và gia đình mình một cuộc sống tự do và khan trang" (Điều 36, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

"Người làm việc có quyền được tiên liệu và bảo đảm để có đủ phương tiện thích hợp, đáp ứng lại các nhu cầu đời sống trong trường hợp bị tai nạn, bệnh tật, tàn phe, già nua, thất nghiệp ngoài ý muốn" (Điều 38, đoạn 2, id.) .

"Người phụ nữ công nhân cũng có đủ mọi quyền và việc làm như nam công nhân, cũng được thù lao như nam công nhân. Các điều kiện làm việc phải được thiết định thế nào để người phụ nữ công nhân có thể chu toàn bổn phận thiết yếu của mình trong gia đình,phải bảo đảm cho người mẹ và trẻ thơ bằng một sự bảo trợ đặc biệt và thích hợp..." ( Điều 37, đoạn 1, id.).

Đó là những lời tuyên bố chính trị khác, không xa lạ gì với những nhu cầu cuộc sống thường nhật của chúng ta, nếu chúng ta muốn có một cuộc sống "khang trang" , văn minh, xứng đáng với nhân phẩm con người , "người cho ra người".
Chúng tôi còn có thể liệt kê thêm hàng trăm câu tuyên bố "chính trị " tương tợ, liên quan thiết thực với đời sống chúng ta không khó khăn gì. Chỉ cần trích ra từ các văn bản Hiến Pháp, nhứt là các Hiến Pháp của các Quốc Gia dân chủ và nhân bản Tây Âu. Bởi vì Hiến Pháp là văn bản "Mẹ Đẻ" của đường lối chính trị Quốc Gia.

Thái độ tiêu cực kế đến là coi chính trị như một cái gì dơ bẩn, xấu xa, bởi lẽ những người làm chính trị hay đảng phái chính trị thường dùng thủ đoạn bất chính,"mục đích biện chứng cho phương tiện"( Macchiavelli), để đạt cho bằng được mục tiêu và cố nắm giữ quyền bính bằng mọi giá, dù có phải thủ tiêu bao nhiêu người và hành xử lợi ích cho bè đảng, không đếm xỉa gì đến công ích, loại trừ đối phương bằng thủ đoạn và nếu cần cả bằng vũ lực, tội tù, tra tấn, thủ tiêu, không đếm xỉa gì đến luật pháp luân lý.
Qua những suy tư và trích dẩn trên, chúng ta đã có ít nhiều khái niệm về chính trị.

I - Chính trị là gì?

Để có một cái nhìn đúng đắn hơn với chính trị, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu chính trị qua những tư tưởng nguyên thủy của nó.
Từ ngữ Chính trị mà chúng ta có cùng ý nghĩa với danh từ Politique( Pháp ngữ), Politica(La ngữ và Ý ngữ), Policy(Anh ngữ).
Tất cả những danh từ Chính trị trong các ngôn ngữ vừa kể đều phát xuất từ danh từ Polis của Hy lạp, có ý nghĩa là Thành phố hay Thị xã.
Thị xã Hy Lạp trong thời thượng cổ, nhứt là thời Cộng Hoà Athène được tổ chức như những tiểu quốc gia tự lập, trong đó mọi người được phân chia công tác tùy khả năng, từ gát cổng, quét đường đến tổ chức phòng vệ, sản xuất thủ công nghệ, tổ chức văn hoá nghệ thuật.
Từ ý nghĩa tổ chức phân chia công việc mà mọi người đều tham gia góp phần sao cho đời sống chung của Thị xã được ăn khớp nhịp nhàng đó, nảy ra những phương thức áp dụng vào Quốc Gia, làm sao tổ chức hữu hiệu hơn, hoạt động hoàn hảo hơn, để mưu ích cho đời sống của từng cá nhân và lợi ích chung cho đời sống trong cộng đồng, đó là những tư tưởng khởi thủy của chính trị.
Do đó, Chính trị (politique, politica policy) không có gí khác hơn là những phương thức tổ chức Thị xã (Polis) sao cho đời sống cộng đồng được trôi chảy, nhằm mưu ích cho mổi cá nhân cũng như cho cuộc sống chung của cộng đồng.

Đến thời Đế Quốc Roma bành trướng qua Hy Lạp, người La-tinh thu nhập cách tổ chức trên của Hy Lạp cho cuộc sống Thị Xã của họ.
Thị xã, trong ngôn ngữ La tinh là Civis. Người sống trong thị xã được gọi là Civilis, là người có cuộc sông văn minh.
Bởi vì trong tâm thức người La Tinh chỉ có những người sống trong Thị xã (Civis), mới là người có cuộc sống tổ chức Văn minh (Civilis), còn ai không sống trong cuộc sống hội nhập có tổ chức, không thể nào có đòi sống tiến bộ cho ra hồn, là người có cuộc sống Bán Khai Mọi Rợ (Barbarus):người có râu ria xồm xàm như quân Hung Nô, sống trong các Làng Mạc Hẻo Lánh(Pagus).

Qua những tư tưởng Polis, Civis, Civilis, Barbarus, Pagus trên, chúng ta có thể rút ra một vài tư tưởng sau đây:
Chính trị hiểu theo nghĩa Polis là những phương thức tổ chức Quốc Gia, nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống chung cộng đồng, mà cũng nhằm phục vụ cho từng người dân sống trong Quốc Gia, bởi lẽ, Quốc Gia hay dân tộc là những danh từ trừu tượng, được thể hiện trên thực tế bằng đời sống của từng người công dân một.

Dĩ nhiên , trong một tập thể chính trị có tổ chức như Quốc Gia, nơi quy tựu chung sống của hàng triệu người, sẽ có nhiều phương thức tổ chức thích ứng cho cuộc sống chung và cũng liên quan đến cuộc sống riêng rẻ của từng người, nên công việc chọn lựa thể thức nào thích hợp nhứt sẽ hàm chứa việc người dân có quyền đứng ra quyết định để lựa chọn, người dân có chủ quyền lựa chọn để quyết định phương thức tốt đẹp nhứt để tổ chức Quốc Gia hay Dân chủ ( Demokratía).

Dân Chủ theo nguyên ngữ Hy Lạp là Demokratía (Demos, dân chúng; Krátos, quyền hành: quyền hành là của dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của quyền hành, có quyền định đoạt đường lối để tổ chức Quốc Gia hay Chính Hướng, đường lối Chính Trị).
Những ai muốn đứng ra lãnh đạo Quốc Gia có nhiệm vụ đề ra những phương thức tổ chức (hay "Đường lối lãnh đạo Quốc Gia" hoặc "Chương trình chính trị", nói theo ngôn từ của chúng ta), để người dân phán đoán và lựa chọn.

Những thủ đoạn, lường lọc, mỵ dân, khủng bố, cấu kết , bè phái để đoạt lấy và khăng khăng giữ lấy quyền bính tiêu diệt đối phương là những hành vi băng hoại chính trị (dégénération) , chớ không phải chính trị hiểu theo nguyên ngữ và tư tưởng cao đẹp khởi thủy của nó.

2) Ngưới Hy lạp, nhứt là người La tinh, cho rằng, người sống ngoài Thị xã (Polis hay Civis) là những người man rợ, bán khai, bởi lẽ đời sống không có tổ chức để người nầy hổ trợ người khác, sáng kiến của người nầy bổ túc làm lợi ích cho ngươi khác, đời sống không thể nào có tiến bộ:"nhân vô thập toàn " là vậy.

Tư tưởng đó vẫn còn có giá trị hiện đại đối với chúng ta. Chúng ta muốn trở thành văn minh, chúng ta muốn đất nước chúng ta tiến bộ, chúng ta phải ở trong Thị xã (Polis hay Civis): chúng ta phải tham dự chính trị.

Trong một Quốc Gia, tham gia chính trị có nghĩa là
- bầu cử,
- ứng cử để chuyển đạt ý kiến của người dân trong Quốc Hội,
- để hành xử quyền của người dân giao phó cho trong Chính Phủ,
- mà cũng có nghĩa là tham gia vào các tổ chức, đảng phái để nói lên tiếng nói, ảnh hưởng , đặt điều kiện với các tổ chức quyền lực Quốc Gia trong các quyết định chính trị, nếu chúng ta không muốn những ai cầm quyền đưa ra các quyết định áp đặt lên đầu lên cổ chúng ta và người đồng hương chúng ta.
- Và sau cùng là cũng có thể đứng ra đảm nhiệm hành xử quyền lực Quốc Gia, đem tài năng hiểu biết của mình để làm lợi ích cho chính mình và cho đồng bào mình.

Như vậy ý nghĩa của việc tổ chức Thị xã (Polis) là những phương thức điều hành để phân công, mỗi người một việc, tùy khả năng và tuỳ nhu cầu của Thị xã, nhằm sao cho công việc của Thị xã được ăn khớp, nhịp nhàng, hữu hiệu.

Nói cách khác, những phương thức đó hay "đường lối chính trị" phải nhằm phục vụ công ích.
Bởi đó, dùng chính trị để trục lợi cho cá nhân, phe nhóm, để " phục vụ Đảng" là đi ra ngoài tư tưởng nguyên thủy cao cả của việc tổ chức chính trị.

II - Tham vọng chính trị.

Một số khá lớn dư luận quần chúng, mỗi khi thấy ai đứng ra tổ chức hội đoàn, sinh hoạt họp hàng với người khác, cho rằng " thằng cha đó có tham vọng chính trị".
Dưới đây chúng ta thử xét ý nghĩa đứng đắn của câu nói trên.

Cái lạ của thái độ phần đông chúng ta là gán "thằng cha đó tham vọng chính trị" cho những ai có khuynh hướng hoạt động chính trị, còn "tham vọng" ở những lãnh vực khác thì không thấy mấy ai chửi bới. Ví dụ không ai chửi bới một sinh viên cắp sách vào đại học : "thằng cha đó có tham vọng kỹ sư, con mẹ đó có tham vọng bác sĩ, bọn đó có tham vọng làm thú y, luật sư, giáo chức...".

Thái độ trên của chúng ta có lẽ thoát thai từ quan niệm sai lầm về chính trị như là một môi trường bẩn thỉu , thủ đoạn, bất chính chớ không phải từ quan niệm Polis, Civis: phương thức tổ chức để điều hành hoạt động quốc gia, mưu ích cho cuộc sống cộng đồng quốc gia và cho từng cá nhân mổi công dân trong cộng đồng.
Nếu chúng ta có cái nhìn đứng đắn về chính trị theo tư tưởng Polis, Civis, tổ chức chính trị để phục vụ công ích, thì câu nói "thằng cha đó có tham vọng chính trị" sẽ không có ý nghĩa chê trách gì, ngoài ra hơn là "dốt, bất tài, vậy mà cũng tham vọng chính trị".

Trong chiều hướng đó, câu phê phán của chúng ta nhằm đòi hỏi cũng như khuyến khích những ai muốn lãnh lấy trách nhiệm đối với đời sống hàng bao nhiêu triệu đồng bào phải là những người có đức độ và kiến thức.
Người tay ngang không thể bốc đồng làm bác sĩ chữa bệnh, làm kỹ sư , kiến trúc sư thiết kế đồ án xây cất. Vậy thì tại sao người làm chính trị, cầm trong tay vận mệnh của bao nhiêu triệu đồng bào trong tay lại có thể là tên "tay ngang nhào vào chính trị":

"Người làm thầy thuốc mà sai lầm, là giết hại mạng người,
Người làm tướng mà sai lầm, tiêu diệt cả đoàn quân,
Người làm chính trị mà sai lầm, đại hoại cả đất nước,
Người làm tư tưởng mà sai lầm, tiêu diệt không biết bao nhiêu thế hệ"
(Khổng Tử ?).

Một trích dẩn khác:
"Nhiều học thuyết chính trị cảnh cáo chúng ta đừng lầm tưởng giữa những mơ ước đối với chính trị và những gì chính trị thể hiện trong thực tại...Những kết quả của chính trị và kinh tế không phải là những gì chúng ta mơ tưởng phải có, mà là những gì chúng ta đã đặt nền tảng thực hiện trước để có kết quả..." ( G. Sartori, Elementi di teoria politica, Il Mulino, Bologna 1975, 179).

Viết tới những dòng nầy, người viết hồi tưởng lại miền Nam trước 1975.
Chúng ta không nghi ngờ gì đến tài thao lược binh bị của những người lãnh đạo Quốc Gia lúc đó. Nhưng liệu những tướng tá cầm quyền thời đó có kiến thức chính trị tương xứng để lãnh đạo quốc gia trước cơn sóng gió của thời cuộc không? Biết đâu vận mệnh đất nước đã không ở trong một hoàn cảnh khác, nếu những vị lãnh đạo lúc đó có khả năng thực sự cho trách nhiệm.
Đặt câu hỏi để chúng ta cùng suy nghĩ.

Qua những gì vừa trình bày, nếu người làm chính trị có kiến thức, đạo đức và mục đích đem chương trình chính trị để phục vụ công ích bằng những phương tiện hợp pháp và chính đáng, thì câu nói "thằng cha đó có tham vọng chính trị"sẽ trở thành vô nghĩa, nếu không phải phát sinh từ những hậu ý bất chính nào đó.

III - Chính trị và lương tâm Ki Tô hữu.

"Người công giáo có khả năng về chính trị không nên thối thoát trong việc đảm nhận những chức vụ công cộng, bởi vì họ có thể góp phần một cách hữu hiệu vào việc quản trị công ích..." (Apostolicam Actuositatem, 14)
Hoặc: "Người Kitô hữu phải hợp tác với tất cả những người khác trong việc tổ chức đúng đắn những lãnh vực kinh tế, xã hội..." ( Ad Gentes Divinitus, 12).
Còn nữa: "Người Kitô hữu có bổn phận nặng nề, phải hợp tác với tất cả những nười khác trong việc xây dựng một thế giới xứng đáng với địa vị con người hơn" (Gaudium et Spes, 35)
Ba văn kiện mà chúng tôi vừa trích dẩn (và còn nhiều văn kiện khác của Công Đồng Vatican II, cũng như những Thông Điệp mới đây của Đức đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II: Sollecitudo Rei Socialis, Christi Fideles Laici, Centesimus Annus) , qua những từ ngữ

"không nên thối thoát", "phải hợp tác", "có bổn phận nặng nề"

đặt người tín hữu Chúa Kitô trước chính trị, không như trước một trò chơi giải trí, một hobby, mà là trước lương tâm trách nhiệm.

Từ ngữ "Tham vọng chính trị" đối với người tín hữu Chúa Kitô không những phát biểu một tư tưởng lổi thời, không cần phải đặt ra theo ý nghĩa nguyên thủy cao cả của tư tưởng Polis, Civis chúng ta đã thấy ở trên cũng như theo ý thức trách nhiệm trong những văn kiện của Giáo Hội vừa đề cập.

Dĩ nhiên Giáo Hội không xác định mức độ đến đâu mỗi tín hữu phải tham dự vào chính trị. Điều đó tùy thuộc khả năng, hoàn cảnh và lương tâm của từng người.
Câu hỏi được đặt ra có ý nghĩa hơn , có lẽ là câu phát biểu thái độ ngược lại với "tham vọng chính trị". Đó là "dửng dưng đối với chính trị", "đứng ra ngoài chính trị, để ai làm gì mặc ai".

Để trả lời cho lương tâm người tín hữu Chúa Kitô trong trường hợp nầy, Chúa Giêsu kể cho chúng ta dụ ngôn "Người Samaritano": người Samaritanio dừng lại băng bó vết thương và cỏng người bị cướp đánh giở sống giở chết bên vệ đường về quán trọ để chăm sóc, trong khi đó thì vị thông thái luật cũng như thầy tư tế thấy kẻ xấu số, lách sang rồi bỏ đi luôn.
Nếu chúng ta quy tóm Mười Giới Răn của giáo lý Thiên Chúa Giáo lại chỉ còn Hai Giới Răn: kính Chúa và yêu người, chúng ta sẽ thấy được lời tuyên án nặng nề của Thánh Gioan đối với những ai không có lòng đối với người anh em đồng loại:
"Ai không yêu thương anh em là người mình thấy được, làm sao có thể kính yêu Thiên Chúa, Đấng mà mình không thấy" (1 Jn 4, 20)

Nói cách khác, ai không thương yêu anh em, thì cũng không thể kính yêu Thiên Chúa, không còn phải là người tín hữu Chúa Kitô. Người không kính yêu Thiên Chúa, mà cũng chẳng tha thiết gì đến anh em, là người vừa vô đạo vừa bất nhân, không có gì tốt đẹp cho cuộc sống đời sau của mình.

Một trong những điểm nổi bậc của Công Đồng Vatican II là làm cho chúng ta ý thức đến thái độ thiếu trách nhiệm trong việc "lách sang rồi bỏ đi luôn" (Lc.10,30-36). Trong kinh Cáo Mình trước Công Đồng Vatican II chúng ta đọc thấy câu:
"...lòng động, lòng lo, miệng nói, mình làm. Lổi tại tôi, lổi tại tôi, lổi tại tôi mọi đàng...".
Trong khi đó thì kinh Cáo Mình hiện tại, sau Công Đồng Vatican II cho chúng ta:
"..tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót (omissio). Lổi tại tôi, lổi tại tôi, lổi tại tôi mọi đàng..."

So sánh hai kinh Cáo Mình, chúng ta thấy Công Đồng Vatican II làm cho chúng ta ý thức đến điều đáng lý chúng ta phải làm, nhưng chúng ta đã "tự ý bỏ qua" (omissio, trong La ngữ có nghĩa là tự ý bỏ qua, mặc dầu mình ý thức đó là bổn phận, chớ không phải chỉ thiếu sót vì thờ ơ, quên lãng), tạo ra việc chúng ta thiếu trách nhiệm đối với Chúa và đối với anh em, vì không thương yêu anh em , như lời khiển trách của Thánh Gioan (1 Gv. 4,20s).
Điều "tự ý bỏ qua, không hành động , không can thiệp vào việc mà đáng lý chúng ta phải là" (chớ không phải "thiếu sót") đó là một hành vi lỗi phạm một trong hai Giới Răn của Chúa, là tội, chớ không phải là hobby, muốn làm hay không cũng được.

Ngoài ra những văn kiện của Giáo Hội thúc đẩy chúng ta ý thức đến việc dấn thân chính trị, cộng tác với anh em khác, công giáo hay không cũng vậy, để xây dựng một xã hội tương xứng hơn với địa vị con người, lương tâm Ki Tô giáo đòi buộc chúng ta "không được tự ý bỏ qua" (omissio) trách nhiệm chính trị, khi đức bác ái đối với anh em, đối với Quốc Gia Dân Tộc, đòi buộc chúng ta phải hiện diện.

Giả sử chúng ta có khả năng, có chương trình pháùt triển chính trị, xã hội, kinh tế hữu hiệu, hợp lý và khả thi, làm cho dân tộc chúng ta có đời sống "người cho ra người" hơn, nhưng vì lý do nào đó chúng ta "không tham vọng chính trị" , trốn tránh trách nhiệm, để mất cơ hội, để kẻ khác kém tài năng hơn lãnh đạo làm cho đât nước cơ cực, dân chúng ngu dốt, lầm than.
Thái độ "vô trách nhiệm, tự ý bỏ qua" (omissio) đó, chúng ta phải trả lời trước mặt Chúa, trong lời khiển trách của Thánh Gioan ( 1Gv.4,20s) .

Để kết thức, chúng tôi xin mượn lời Đức Giáo Hoàng Pio XI nói về chính trị:
"Ngoài đức bác ái tôn giáo ra, không có đức bác ái nào lớn hơn đức bác ái chính trị, vì chính trị liên quan mật thiết đến đời sống con người" (Pio XI, Discorso FUCI 1927, Osservatore Romano, 3)
Và Đức Phaolồ VI mời gọi giáo dân:
"...việc dấn thân chính trị là một phương thức cần thiết...mặc dầu không phải là duy nhất, để người tín hữu giáo dân thực thi đức bác ái phục vụ người khác..." (Paolo VI, Octogesima Adveniens, 46).

Nguyễn Học Tập

New York và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia





Ông Nguyễn Văn Tánh đang trả lời phỏng vấn với truyền thông báo chí.

Minh Ngữ đang có mặt ở New York City, tại Hotel Carter của ông Trần Đình Trường, một trong những nhà bảo trợ lớn nhất cho cộng đồng người Việt tại New York. Bên cạnh chúng tôi có Bác Sĩ Võ Tấn Tiền, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Cộng Đồng Việt Nam, sau đây là cuộc phỏng vấn của chúng tôi (Báo Tiểu Thuyết Nguyệt San và Take2Tango với bác sĩ Võ Tấn Tiền).

Minh Ngữ: - Thưa bác sĩ, Bác Sĩ có thể cho chi tiết về người lịch trình hoạt động của chúng ta tại New York. Nhất là sự có mặt của Nguyễn Minh Triết tại thành phố New York.

Bác Sĩ Võ Tấn Tiền: - Thưa Chị Minh Ngữ, thưòng mỗi năm, tại New York có ngày Diễn Hành Văn Hoá Quốc Tế. Chương trình này đã được thành hình 22 năm qua. Và công đồng Việt Nam tại New York cho đến nay đã tham dự được 8 năm. Để trở lại câu hỏi của chị, trước sự có mặt của Nguyễn Minh Triết, thì CĐNY bận rộn hơn, vì:

1. Vẫn phải lo tổ chức ngày Diễn Hành như thường lệ.

2. CĐNY phải vận động và gây quỹ để có đón tiếp các phái đoàn người Việt Quốc Gia khắp nơi trên toàn quốc bay về để tiếp tay trong cộng cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền của người Việt, và bày tỏ thái độ cứng rắn của người Việt Nam tại hải ngoại đối với chính quyền Cộng Sản trước sự hiện diện của Nguyễn Minh Triết.

Bác sĩ Võ Tấn Tiền.

MN: Được biết, Ngày 18 vừa qua, cuộc biểu tình của cộng đồng Việt Nam tại NY rất thành công. Vậy, bác sĩ có thể cho biết, yếu tố nào để một cộng đồng rất nhỏ tại NY có được sự tham dự của nhiều đồng bào như vậy.

BSVTT: Đó là do sự góp sức của cộng đồng bạn từ khắp nơi, cộng với nỗ lực của anh em tại NY đã có một lực lượng biểu tình hùng mạnh trong 2 ngày qua, 18 và 20 (tháng sáu).

MN: Theo như Minh Ngữ nhận thấy, sự làm việc tích cực của anh em trong hai ngày qua, đưa đón, sắp xếp cho các phái đoàn đến từ khắp nơi. Động lực nào để một bác sĩ trẻ, lại có thể dấn thân như vậy?

BSVTT: Là một người sinh ở thế hệ sau, đã được chứng kiến các cô chú, đã và đang vận động đấu tranh cho nhân quyền, là một người Việt Nam tôi không thể không tham dự. Bên cạnh cuộc sống quá an bình, tôi không thể nào quên được hành động phi nhân của CS tại một tòa án được mệnh danh là có công lý. Bức hình của cha Lý bị bịt miệng khiến cho tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn trong công cuộc đấu tranh cho lý tưởng tự do. Từ đó, những mọi mệt mõi trong khi làm việc, và những nỗ lực tích cực mà chị đã thấy bỗng chốc tan biến.

MN: Bác sĩ có thể nói về ngày diễn hành của chúng ta được không?

BSVTT: Dạ vâng. Mỗi một năm đến, chúng tôi chuẩn bị cho ngày diễn hành văn hoá quốc tế bằng những chương trình thể hiện văn hoá Việt qua chiếc xe hoa có biểu tượng về các anh hùng dân tộc. Riêng năm nay, chúng tôi chọn Phù Đồng Thiên Vương là chủ để cho chiếc xe hoa Việt trong ngày Diễn Hành.

MN: Nó đòi hỏi bao nhiêu ngày để sửa soạn?

BSVTT: Thưa chị Minh Ngữ, chúng tôi bắt đầu làm việc cho ngày Diễn Hành từ tháng hai cho đến nay. Trong năm này chúng tôi có mời được Cộng đồng Bắc /Nam Cali, New Jersey, Philadelphia, Massachusetts, George, Connecticut, Houston, New Orleans, Hawaii… đến tham dự. Ngoài ra, có sự góp của Hoa Hậu Á Châu Bích Liên cũng là Uỷ Viên Cố Vấn Kế Hoạch của thành phố San Jose. Hoa Hậu người Việt tại Hawai để biểu dương nét đẹp của phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi có mời được Lý Tống có mặt để tham dự trong ngày Diễn Hành.

MN: Bác sĩ có thể cho biết chương trình Diễn Hành Văn Hoá Quốc Tế của chúng ta?

BSVTT: Thưa chị, đầu tiên chúng ta có ngày hội chợ Văn Hoá Quốc Tế vào ngày 17 tháng 6 đã qua, đã triển lãm sắc thái riêng và phong tục tập quán của người Việt, thí dụ như, những chiếc áo dài xưa và nay, áo bà ba, áo tứ thân, v.v… Cũng có những món ăn Việt Nam thuần tuý như chả giò, thịt nướng, bắp nướng, cà phê đá, cà phê sữa đá, đá chanh đường…

Hai tên công an Việt Cộng.

Và thứ bẩy tới ngày 23 tháng 6, Buỗi diễn hành sẽ được diễn ra tại đại lộ số sáu, vào lúc 12 giờ trưa. Nhân đây, chúng tôi cũng kêu gọi đồng bào khắp nơi đến tham dự đông đảo. Sau ngày Diễn Hành, chúng tôi có một bữa tiệc khoản đãi nhân hào thân sĩ tại nhà hàng Palace. Mọi chi tiết, quí vị có thể liên lạc với ban tổ chức ở số điện thoại: 646.920.4120 hay lên web site: NYVACA.com

Cũng tiện đây, thay mặt ban tổ chức chúng tôi gởi đến lời cảm tạ chân thành nhất đến các đoàn thể, hội đoàn, các cơ quan truyền thông và báo chí đã yễm trợ chúng tôi về cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất. Cũng cám ơn chị Minh Ngữ (báo Tiểu Thuyết) và Take2tango đã giúp chúng tôi có phương tiện loan tải những chi tiết về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại NY đến với đồng bào Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

Nguyễn Thụy Minh Ngữ
New York ngày 20, tháng 6 năm 2007

Nguyễn Minh Triết "Chui Hậu"







Tạp ký của Nguyễn Thụy Minh Ngữ
Nguyễn Minh Triết "Chui Hậu"

Ngày 20 tháng 6 năm 2007, buổi sáng trời còn mờ mờ, mưa bay lất phất trong thành phố New York. Đoàn biểu tình hơn hai trăm người từ khách sạn Carter của mạnh thường quân Trần Đình Trường, được ban tổ chức của Cộng Đồng Việt Nam tại New York lần lượt chuyên chở đến địa điểm biểu tình chống đối Nguyễn Minh Triết.

Từ những tấm lòng còn yêu thương nơi chốn cũ. Tình người Việt Nam đậm nét trên mắt môi của người xa quê hương đã không quản ngại đường xa, bay về tụ lại để nói lên tiếng nói tự do, yêu quê hương lầm than thương dân tộc nhục nhằn. Họ từ khắp nơi đổ về, từ Đông - Tây - Nam - Bắc từ các khắp các tiểu bang hay nơi xa xôi như đảo Hawaii… Cảm động thay tấm chân tình người Việt, đến góp mặt tại thành phố New York cùng với cộng đồng Người Việt Tị Nạn gióng lên tiếng chuông cảnh giới cho toàn địa cầu biết được bộ mặt thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau hơn 30 trị vì, vẫn còn những hành động phi nhân, tàn bạo và mị dân.

Hình ảnh cha Lý là một điển hình khó chối cãi của Bắc Bộ Phủ. Những tiếng hô hào đả đảo của hơn hai trăm người trong đoàn biểu tình, khiến cho Nguyễn Minh Triết đã không chính thức vào được cổng chính. Phái đoàn Cộng Sản đã phải chia làm hai một vào cổng chính, một vào cổng sau dưới sự bảo vệ của hơn ba mươi nhân viên công lực của Hoa Kỳ. Mưa vẫn rơi, và đoàn biểu tình vẫn đả đảo, thỉnh thoảng họ đã ngừng lại và cất lên tiếng hát Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời Việt Nam hai tiếng nói trên vành môi…. đã như là một nhắc nhở tiếng kêu thảm thiết của con dân nước Việt vẫn còn cong oằn dưới chế độ, nay cũng đã biết đổi mới chỉ để che dấu kín đáo hơn hành vi bạo tàn của Đảng.

Ông chủ tịch điều hành tổng quát, Nguyễn Văn Tánh đã tắt tiếng sau nhiều giờ đón đưa đồng bào khắp nơi đổ về vì thiếu ngủ. Nhìn vào sự tận tụy và khó nhọc của ban tổ chức, việc qui tụ được hàng ngàn người tụ về đông đảo thì sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên. Đoàn biểu tình trong trật tự tại New York ngày 20 tháng 6 có sự hiện diện của Lý Tống đã nâng cao khí thế đấu tranh của buổi sáng mưa tầm tã, nơi Nguyễn Minh Triết sẽ có mặt.

Khi phái đoàn của Nguyễn Minh Triết đến nơi, tiếng đả đảo Cộng Sản lại vang rền ở một góc phố. Để thấy rằng, dù Cộng Sản đã biết ve vuốt người Việt sống tại hải ngoại nhưng không làm sao làm họ nguôi ngoai được những hình ảnh chôn sống tập thể người dân vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Không làm sao nguôi ngoai được những căm thù trút vào đầu người lính Việt Nam Cộng Hoà trong các ngục tù được che dấu qua cái gọi là “trại cải tạo” sau 1975. Cũng không thể làm họ quên được những thảm cảnh không nhà, do sự tước đoạt trắng trợn của Đảng Cộng Sản Việt Nam mệnh danh “giải phóng” để che lấp hành động cướp đất khống trị dân. Nhân bản? Tự Do? Những chữ này đối với Cộng Sản như là một khắc tinh trong lối cai trị ngang ngược của Đảng Bạo Quyền.

Đã bao nhiêu người chết nhục trong các trại giam, đã bao nhiêu người vợ phải bán trôn nuôi con nuôi chồng vì sự tước đoạt trắng trợn của cái gọi là “giải phóng”. Họ không quên, ngày tháng qua đi, nhưng căm hờn đọng lại, trong lồng ngực, trong tâm khản... Và họ dứt khoát không đội trời chung với Cộng Sản.

Một tên an ninh Việt Cộng.

Người Việt tại hải ngoại chống đối đòi hỏi nhân quyền thì được đám báo chí một chiều bị ức chế dưới chế độ lên án “phản động”. Ai cùng chung hàng ngũ với Đảng Cộng Sản mà “phản động”? Phạm Duy từ bỏ Đảng Đoàn vào Nam để tìm sống. Danh từ “phản động” đối với Phạm Duy còn có nghĩa. Người Việt hải ngoại Quốc Gia chưa một lần chung lý tưởng thì hai chữ “phản động” trở thành trơ trẽn tối nghĩa!. Điều này cho thấy sự đuối lý cùn cụt tư tưởng của bọn cầm viết tay sai óc một chiều

Hơn hai tiếng đồng hồ đội mưa, đoàn biểutình ra về trong trật tự khi Nguyễn Minh Triết đã lọt vào được căn nhà khách mời. Mọi người trở lại khách sạn chuẩn bị cho ngày mai lên đường đến Washington DC. Vẫn thấy ban tổ chức đón đồng bào Việt Nam đến từ các nơi.

Khách sạn Carter của ông Trần Đình Trường tíu tít một ngôn ngữ thân quen. Họ gọi nhau, họ đem nước mời nhau, họ chia sẻ những miếng bánh mì nguội như bơm sức cho nhau. Ở đây, trong sảnh đường của khách sạn một tình người đằm thắm. Ngày mai tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ gióng lên tiếng chuông cầu cứu cho nhân loại thấy được tấm tuồng vụng về của Bắc Bộ Phủ Việt Nam. Còn nhiều gian dối, còn nhiều lừa đảo và còn nhiều trắng trợn mà chẳng cần che đậy. Hình ảnh bịt miệng Cha Lý có phải là một sự thách thức của chính quyền Cộng Sản với người Việt tự do tại hải ngoại?.

Hoa hậu Bích Liên và các đồng hương khắp nơi về New York trước sảnh đường của khách sạn Carter.

Trong phái đoàn biểu tình tại New York đến từ khắp nơi. Trẻ có, già có. Những nhân vật nổi tiếng cũng có. Họ đến với sự tình nguyện, họ đến với một tấm lòng đau khi hình ảnh của cha Lý được loan ra từ trong nước. Ngày mai, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hàng ngàn đồng bào sẽ có mặt để cất lên tiếng cầu cứu với nhân loại, nước Việt Nam Cộng Sản là một ngục tù to lớn mà hơn tám chục triệu dân Việt Nam là những người tù khốn nạn nhất thế giới.

Nguyễn Thụy Minh Ngữ
New York, mười hai giờ 17 phút sáng, ngày 21, tháng Sáu.

Xin đón đọc bản tin chi tiết sẽ được đăng tiếp nối.

Minh Triết "Nghe Rõ" Trả Lời (?)...


Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi Tiếp Ba Nhà
Vận Động Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam...

Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã mời ba nhà vận động nhân quyền VN là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, đại diện cho Nghị Hội Toàn Quốc và Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền ở Việt Nam; Ông Đỗ Hoàng Điềm đại diện cho Việt Tân và Pháp Sư Thích Giác Đức thuộc Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo thuộc Phật Giáo VN Thống Nhất đến gặp gỡ bà vào lúc 3 giờ chiều ngày 20 Tháng 6, 2007 tại Văn Phòng Chủ Tịch Hạ Viện, trong Tòa Nhà Quốc Hội HK ở Washington, D.C.

Trong buổi họp này Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Bà Nancy Pelosi, bên cạnh là Dân Biểu Loretta Sanchez, được sắp xếp nhằm mục đích giúp Bà Pelosi hiểu rõ vấn đề nhân quyền của VN hơn, vì 3 giờ chiều mai ngày 21/6, Nguyễn Minh Triết sẽ đến thăm Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tại Quốc Hội HK.

Buổi gặp gỡ này rất thuận tiện cho công cuộc đấu tranh của người Việt ở hải ngoại, Bà Pelosi tỏ ra ân cần tìm hiểu những về nhân quyền cũng như nhiều vấn đề đàn áp, xử án bất công vv.. ở Việt Nam từ hôm Tết đến nay.

Ông Đỗ Hoàng Điềm đưa ra ý kiến là muốn cho mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ có triển vọng tốt đẹp thì Mỹ nên thúc đẩy VN đi tới một xã hội dân sự và dân chủ.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, đại diện cho Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước đã trình Bà Pelosi bức tâm thư của Khối 8406, được dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh. Bà Pelosi tỏ vẽ thích thú và cho biết bà sẽ đọc kỷ, sẽ đích thân bà nghiên cứu thư này.

Nhân danh Nghị Hội Toàn Quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một danh sách các tù nhân trong nước yêu cầu CS trả tự do, vì theo Hiến Pháp VN năm 1992, chính quyền CS không có điều khoản nào cấm các đảng phái hoạt động. Nhưng trong thực tế, khi có một người nào ra lập đảng như Đảng Thăng Tiến, Đảng Dân Chủ Nhân Dân thì họ bị bắt rồi bị đưa ra tòa. Luật pháp VN cho Đảng Cộng Sản vai trò lãnh đạo, chứ không cho Đảng CS độc quyền sinh hoạt trong nước.

Một vấn đề khác, trên nguyên tắc thì nuớc Việt Nam là nước của cộng hòa nhân dân, thế nhưng hiện tại giới công nhân VN không được bảo vệ, ai muốn ra lập hội thì bị bắt. Trên nguyên tắc luật pháp nhà nước công nhận nhiều thứ quyền, nhưng khi nguời dân hành xử các quyền trong luật pháp thì họ bị bỏ tù. Luật pháp ghi một đằng, nhà cầm quyền hành xử một nẽo, những vấn đề đàn áp, bắt bớ này không thể chấp nhận được.

Pháp sư Thích Giác Đức nêu lên tình trạng Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất. Ông đưa ra vài yêu cầu. Thứ nhất là giải tỏa tình trạng quản thúc hai Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Thứ hai là Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nhiều Hội Phật Giáo khác phải được phục hoạt. Điều thứ ba là không thể nào chấp nhận chính phủ lập Giáo Hội làm công cụ cho Đảng CS. Không thể chấp nhận Giáo Hội Phật Giáo phải nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc mới được sinh hoạt.

Bà Nancy Pelosi hứa là ngày mai, khi gặp Nguyễn Minh Triết bà sẽ nêu lên những vấn đề mâu thuẫn này. Nếu chính quyền Hà Nội còn tiếp tục chính sách đàn áp nhân dân Việt Nam, đời sống dân chúng không có tự do, dân chủ và nhân quyền thì triển vọng mối bang giao giữa Mỹ và Việt Nam khó có thể tiến triển tốt đẹp được.

Bà Nancy Pelosi ca ngợi tinh thần tranh đấu trường kỳ của người Việt Quốc gia, đã tranh đấu trong nhiều năm cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói, vấn đề nhân quyền của quốc gia nào cũng là vấn đề dai dẳng, không thể đạt được kết quả trong một sớm một chiều được.

Sau đó Bà Nancy Pelosi yêu cầu mọi người chụp hình lưu niệm. Bà đã tiếp đón ba nhà vận động dân chủ nhân quyền Việt Nam ở Văn Phòng chính thức của Chủ Tịch Hạ Viện trong Tòa nhà Quốc Hội HK, cho thấy bà rất quan tâm đến vấn đề tranh đấu của người Việt và sự tiếp xúc này được coi là một sự tiếp đón chính thức của đại diện nhân dân HK đối với tập thể người Việt ở hải ngoại .

Cuộc gặp gỡ được chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều.

Tuyết Mai

Vụ thu hoạch hãi hùng của chủ nghĩa CS


Robert Service - Đăng Trường chuyển ngữ

Hôm thứ ba, phát biểu trong buổi lễ khánh thành đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington, Tổng thống Bush tuyên bố rằng trong thế kỉ XX đã có 100 triệu nạn nhân vô tội bị chết dưới bàn tay tội lỗi của chủ nghĩa cộng sản. Ông đã không nói quá, đúng hơn, ông đã giảm bớt phần nào con số các nạn nhân thực sự.

Người cung cấp cho Tổng thống những số liệu đó có thể đã dựa vào những đánh giá gần đúng. Đến nay vẫn chưa ai biết chính xác số người chết trong các trại tù thuộc hệ thống GULAG ở Liên Xô, trong các trại lao động cải tạo gọi là “Lao cải” ở Trung Quốc hay trong các khu rừng rậm ở Campuchia. Không nghi ngờ gì rằng việc giết người không phải là tội ác duy nhất của các chế độ cộng sản. Nếu tính cả những người mà cộng sản đã làm cho thành thân tàn ma dại thì con số nạn nhân phải lên đến hàng tỉ..

Trong chế độ cộng sản nạn nhân cũng được phân loại. Có những người bị giết một cách có chủ đích, lại có những người bị chết vì những chính sách phi nhân hoặc thiếu trách nhiệm của họ. Thí dụ, trong giới khoa học người ta vẫn còn tranh luận xem liệu nạn đói năm 1932-1933 có phải là do Stalin cố tình gây ra để giết hại người Ukraine hay không. Tương tự như vậy, ít có nhà sử học nào tin rằng Mao Trạch Đông đã cố tình gây ra nạn đói ở Trung Quốc vào cuối những năm 1950; đây là nạn đói được coi là khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Nhưng sự dốt nát của các chế độ cộng sản trong việc quản lí sản xuất nông nghiệp và cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân chúng là một sự kiện không phải tranh cãi.

Ngoài ra, cộng sản còn thực hiện chính sách phân biệt đối xử đối với các giai cấp “đối kháng”. Thí dụ, bố của Boris Yeltsin chỉ là một người nông dân bình thường nhưng đã bị chế độ của Stalin cho vào sổ đen chỉ vì ông từng phàn nàn về điều kiện lao động. Không những bố mẹ mà cả con cái cũng rơi vào sổ đen, vì vậy mà chàng trai Boris phải dấu việc bố bị đàn áp, nếu không thì ông chẳng thể có cơ may được vào đại học. Ở Campuchia tình hình còn tệ hơn: tất cả những người đeo kính đều bị tuyên bố là kẻ thù của nhân dân và bị đàn áp khốc liệt.

Nói về các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản thì còn phải kể đến những người đã bị khốn khổ vì mất quyền tự do chính trị, tự do tín ngưỡng và tự do hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nữa.

Ngay cả trong những nước mà trên danh nghĩa chế độ chấp nhận sự tồn tại của các đảng phi cộng sản, thí dụ như Cộng hoà dân chủ Đức, thì trên thực tế đấy vẫn chỉ là hệ thống độc đảng mà thôi. Nhà thờ, ngay cả khi được phép đóng một vai trò nào đó trong xã hội, thí dụ như ở Ba Lan, thì các giáo sĩ, nếu không muốn bị đàn áp, phải tìm cách tránh né, không dám phê phán hệ tư tưởng cộng sản. Nhà nước cộng sản nào cũng duy trì một chế độ kiểm duyệt khắt khe, mọi hệ tư tưởng, trừ tư tưởng mác-xít, đều bị chính quyền coi là nguy hiểm.

Trong các nước dân chủ, chính quyền, dù thuộc đảng bảo thủ, đảng tự do hay đảng xã hội, cũng thường không cần phải cấm đảng cộng sản hoạt động. Tất nhiên là có ngoại lệ. Ở Tây Đức, Đảng cộng sản đã bị cấm hoạt động vào năm 1956 sau khi lãnh đạo của nó, theo lệnh Moskva, tuyên bố phủ nhận quyền tồn tại của Cộng hoà Liên bang Đức. Ở Mĩ, thượng nghị sĩ Joe McCarthy đã từng phát động chiến dịch “săn lùng phù thuỷ” nhằm chống đảng cộng sản và cảm tình viên của nó.

Nhưng cái mà trong các chế độ dân chủ được coi là ngoại lệ thì trong chế độ cộng sản lại là điều bình thường, ở những nước này tư tưởng tự do bị đàn áp một cách có hệ thống. Các nước này thường xuyên phá sóng của các đài phát thanh và truyền hình nước ngoài. Công dân của họ không được phép đi ra nước ngoài. Để giữ chính quyền, cộng sản buộc phải giữ dân của mình trong “bức màn sắt”. Biểu tượng rõ nhất của nó là bức tường ô nhục ở Berlin, đã bị giật sập vào tháng 11 năm 1989.

Một nhà nước hoạt động hữu hiệu trong thời đại hiện nay thường cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Hệ thống kinh tế sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Dù là xét về nguyên tắc hay theo quan điểm thực tiễn thì việc thảo luận một cách công khai các hệ tư tưởng cũng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Vì vậy khi mà Angver Hodgia tuyên bố rằng Albania đã là một nước hoàn toàn vô thần thì trên thực tế ông ta đã làm cho mâu thuẫn giữa các tôn giáo và các sắc tộc ngày càng trở nên năng nề hơn.

Dĩ nhiên là các chế độ cộng sản không phải là những bản sao của nhau. Không ai khẳng định rằng Cu Ba, với những quán rượu, nhà hàng, khách sạn ồn ào và nhiều màu sắc của nó, lại có hệ thống quản lí nhà nước hoàn toàn giống với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc dưới thời Mao cũng khác với, thí du, Ban Lan dưới quyền Gomulka hay Albania dưới quyền Hodgia. Nhưng chế độ cộng sản, dù ở đâu, cũng có những đặc trưng cơ bản giống nhau.

Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh: trong thế kỉ XX không chỉ cộng sản mới làm những hành động phi nhân. Adolf Hitler đã giết người Do Thái, người Di-gan, người đồng tính và những kẻ tâm thần. Cộng sản cũng không có liên quan gì đến vụ diệt chủng ở Ruanda hồi năm 1994. Còn việc phun chất độc da cam phá rừng ở Việt Nam và Campuchia là do lực lượng không quân Mĩ thực hiện

Cuối cùng thì phương Tây đã thắng trong “cuộc chiến tranh lạnh”, M. Gorbachev và chương trình cải cách Liên Xô của ông đã có nhiều đóng góp. Hôm nay chủ nghĩa cộng sản đã mất tín nhiệm trên toàn thế giới, đài tưởng niệm mới được xây dựng ở Washington là cách chúng ta tỏ lòng tưởng nhớ các nạn nhân của nó.

Nhưng các nhà nước cộng sản vẫn còn tồn tại: Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. Trong bài phát biểu của mình Tổng thống đã không nói chuyện đó. Ông đã bỏ qua cơ hội nói một cách rõ ràng điều mà mọi người đều biết: hệ thống trại cải tạo lao động vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc. Nhiều người vẫn tiếp tục là nạn nhân của nó. Chế độ trong các trại đó còn dã man hơn cả GULAG ở Liên Xô trước đây: chính quyền Trung Quốc không chỉ giam giữ mà còn nhồi sọ các tù nhân bằng những biện pháp rất dã man.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của phương Tây vì vậy mà các chính phủ cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng đã đối xử với nước này một cách khá “nhẹ nhàng”. Nhưng không được quên điều này: Trung Quốc là siêu cường duy nhất trên thế giới có chế độ đàn áp dã man nhất.


© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: - "Los Angeles Times", dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ http://inosmi.ru/translation/235021.html.
- Robert Service là chuyên gia về lịch sử Nga, giáo sư của St. Antony's College trực thuộc Oxford University, tác giả cuốn sách “Comrades!: A History of World Communism” mới được xuất bản gần đây.

Triết, “Hãy thả tù binh chiến tranh”

Người biểu tình đợi Triết trước Hội Á châu tại New York
Nguồn & Ảnh: AFP/Timothy A Clarey
Nguyễn Minh Triết điểu chỉnh ống nghe. (Asia Society, New York, 2007)
Nguồn & Ảnh: AFP/Timothy A. Clary

NEW YORK, NY (AFP) – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, trong chuyến đi lịch sử thăm Hoa Kỳ lại vừa bị la vào mặt khi đang chào hàng chiêu dụ đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam trong buổi nói chuyện ở Hội Á châu tại New York.

Một người Mỹ, có lẽ là một cựu chiến binh đã tham chiến tại Việt Nam, ngắt lời khi Triết đang đọc diễn văn tại Hội Á châu trên đường Park ở New York, bằng tiếng hô lớn “Hãy thả tù binh chiến tranh” (Free the POWs - prisoners of war).

Sau khi người ngắt lời được nhân viên an ninh đưa ra ngoài, Triết nói, “Chúng tôi hy vọng sự cảm thông sẽ sâu sắc hơn để những động thái như thế sẽ không xảy ra”.

Triết tiếp tục bài diễn văn, đặt tiêu cự vào yêu cầu cần có những hợp tác kinh tế song phương và đâu tư của Mỹ vào Việt Nam hơn nữa.

“Việt Nam ngày nay là một nước hoà bình, năng động và phát triển kinh tế. Nhân dân Việt Nam muốn thấy hoà bình và ổn định để phát triển đất nước,” Triết nói thế.

Sau chiến tranh Việt Nam kéo dài suốt thập niên 1960 đến ngày Sài Gòn sụp đổnăm 1975, một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tố cáo Hà Nội giữ tù binh chiến tranh làm hàng thương lượng với Washington.

Chính phủ Mỹ hiện chưa xác định hết những chiến binh mất tích (MIA) tại chiến trường Indochina.

Hoa Kỳ đã xác định và tìm được hơn 700 binh sĩ Mỹ mất tích ở chiến trường Đông Dương từ 1973, nhưng hiện nay vẫn còn khoảng 1.800 chiến binh mất tích chưa tìm được. Quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên khá hơn nhiều trong những năm gần đây.

Triết sang thăm Hoa Kỳ sau khi Bush đến dự Hội nghị APEC tháng 11 năm 2006, và Việt Nam gia nhập WTO hồi tháng giêng sau khi Wahington đã bình thường hoá quan hệ thương mại với kẻ thù xưa.

Trả lời một câu hỏi về Nhân quyền tại diễn đàn ở New York, Hà Nội bắt giam những người vận động dân chủ và không cùng chính kiến, Triết trả lời, “Không phải vì chính kiến mà vì họ có những hành động phương hại đến an ninh quốc gia. Họ vi phạm luật pháp”.

Triết cho biết muốn đi thăm gia đình những người Mỹ gốc Việt để bày tỏ “Chúng ta nên đoàn kết để xây dựng Việt Nam, tổ quốc của chúng ta, vì chúng ta có cùng tổ quốc.”

“Cần quên đi quá khứ đau thương để nhìn về tương lai trước mặt”.

© DCVOnline


--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: Vietnamese president heckled on landmark US visit, AFP.

Khi ông Triết “không nỡ đối xử không tốt” với Nhân Quyền


Khi ông Triết “không nỡ đối xử không tốt” với Nhân Quyền
(Nhân đọc bài viết: “Chủ tịch nước: Chúng tôi bảo vệ nhân quyền” trên VietNamNet)
Tiến Hồng
“… Những kẻ đi ngược đường lịch sử sẽ chỉ là đi ngược lại lợi ích lâu dài của dân tộc. Và sẽ không thể có chỗ đứng trong lòng dân tộc …”

Thế là ông Triết và phái đoàn trên 100 người đã đến New York ngày 18/6/2007 sau rất nhiều sự cố chưa từng thấy xảy ra trước một chuyến đi quan trọng như vậy. Tất cả những sự cố như tổng thống Bush gặp gỡ 4 nhân vật đấu tranh cho dân chủ trong cộng đồng người Việt tại Mỹ ở Bạch Cung, những dự tính đình hoãn, việc trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình, luật sư Lê Quốc Quân để có món quà nhằm dịu bớt sự bất bình của Mỹ, tất cả đều liên quan đến nhân quyền, dân chủ. Đề tài này nằm trong chương trình nghị sự của ông Triết với bà chủ tịch Quốc hội Mỹ cũng như tổng thống Bush. Và đó cũng là lý do khiến dư luận người Việt ở nước ngoài phản ứng mạnh mẽ.

Nhưng công việc đầu tiên khi đặt chân lên Mỹ của ông Triết là gặp gỡ phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và một số kiều bào tại Mỹ, Canada được mời tới để nghe ông Triết «phủ dụ». Phóng viên Tuấn Nguyễn của VietnamNet từ New York đã đưa tin với bài viết nhan đề «Chủ tịch nước: bảo vê nhân quyền» ( !). Chỉ trong ít giờ sau, khi tôi xem lại thì bài viết này đã được ban biên tập sửa lại nhan đề là «Chủ tịch nước: Miễn thị thực cho kiều bào kể từ 1/9/2007». Đây là một sự sửa đổi quan trọng và có ý nghĩa. Tại sao ? Do ai ? Phải chăng vì nội dung không thuyết phục ? Tôi xin dành câu trả lời cho sự suy diễn của độc giả.

Trong phần mở đầu, Tuấn Nguyễn ghi nhận: «Chủ tịch cũng bày tỏ sự băn khoăn khi tiếng Việt của bà con đang mai một, nhất là ở giới trẻ. Chủ tịch nhắc nhở Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ phải lưu ý tổ chức các hoạt động học tiếng Việt cho bà con». Nếu quả thật ông Triết nói câu trên thì rất đáng buồn cho việc sử dụng tiếng Việt của ông. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi ông Triết đề cập đến nhân quyền và việc xét xử những người bất đồng chính kiến gần đây. Ông nói :

« Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Vì thế, chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng vì họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử».

Những người cộng sản cho rằng mình đấu tranh để giành quyền con người. Mà quyền con người là gì nếu không phải là những quyền đã được ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) và hiến pháp, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tự do ứng cử, bầu cử... Nếu ông và giới lãnh đạo cộng sản thực sự yêu nhân quyền thì tại sao các ông lại «không nỡ đối xử không tốt» với nó? Tự câu nói trên đã nói rõ các ông yêu hay ghét nhân quyền. Và các ông có muốn bảo vệ nó hay tìm cách ngăn chận bằng công an sách nhiễu, bằng chiêu bài pháp luật (điều 88 luật hình sự tố tụng) đối với những người đấu tranh bất bạo động để giành những quyền đó. Nhưng ngay cả điều 88 (tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN) cũng không liên quan gì đến việc «lập đảng này, đảng nọ» (không phải là lật đổ chế độ như ông nói mà là để đấu tranh nghị trường) mà ông kết án một số những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Cụ thể là vì: không có luật nào cấm lập đảng, lập hội ngay cả trong khuôn khổ hiến pháp hiện nay. Không phải vô tình mà trong số những «nạn nhân» của chế độ có vô số những luật sư trẻ như: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền...

Về vấn đề bầu cử, dân chủ, ông nói:

«Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một Đảng nào khác.

Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.»

Ông muốn có một Quốc hội dân chủ mà lại tự ý quy định tỉ lệ đảng viên (90%), tự ý đưa ra quy chế hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc, một cơ chế do đảng lập để sàng lọc chọn ứng viên, như vậy là trái hiến pháp, trái với quy định tự do, ứng cử, bầu cử theo luật định. Còn về độc đảng, đa đảng, ông nói:

"Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi một câu hỏi khó rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không? Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Bên Pháp rất nhiều Đảng. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều Đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều Đảng hơn, chứ không phải chỉ hai Đảng".

Cái này do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một Đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như Công đoàn, Hội nông dân, Hội phụ nữ... »

Tôi không hiểu đầu óc khoa học của ông ở đâu khi đưa ra lập luận vể đa đảng. Các chế độ dân chủ đều phải có ít nhất là hai đảng trở lên chứ không phải là càng nhiều càng tốt. Hai đảng hay hơn nữa là do tập quán chính trị của từng nước. Nhưng nếu không có ít nhất hai đảng thì đừng nói chuyện dân chủ. Vì đó là độc tài đảng trị, không thể tránh khỏi lạm quyền và tham nhũng bất trị như hiện nay. Từ đó cũng không thể thực hiện tam quyền phân lập, một điều thiết yếu trong chế độ dân chủ dù một nước là quân chủ, tổng thống chế hay đại nghị chế như ông đã viện dẫn để đánh lạc hướng. Các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân do đảng lập ra thì chỉ có tính hình thức (như công đoàn..), không thể hiện ý chí và quyền thực sự của người dân.

Những vấn đề cốt lõi về phát triển bền vững mà Việt Nam không thể giải quyết thực sự (tham nhũng, giáo dục tồi tệ, cải cách hành chánh, pháp luật không minh bạch và không được thi hành..).cũng đều do cơ chế độc đảng mà ra. Xã hội hiện nay băng hoại, không có lối thoát cũng vậy.

Những «món quà» cuối buổi gặp gỡ mà ông Triết dành cho kiều bào (miễn visa nhập cảnh kể từ 1/9, cho phép tu sửa mộ tại nghĩa trang quân đội ở Bình Dương, cho mua nhà, đất dễ dàng hơn) không thể làm quên đi mục tiêu đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của người Việt ở trong và ngoài nước. Cuộc đấu tranh đó có chính nghĩa, chắc chắn không bị suy giảm sau đợt đàn áp thô bạo vừa qua, và được sự hỗ trợ của giới lãnh đạo Mỹ trong cuộc đàm phán song phương mặc dù nội dung chủ yếu là kinh tế, thương mại. Cuộc đấu tranh đó là nhằm đem lại hạnh phúc cho toàn dân và đưa đến hoà giải, hoà hợp dân tộc. Cuộc đấu tranh đó chắc chắn sẽ thắng lợi. Những kẻ đi ngược đường lịch sử sẽ chỉ là đi ngược lại lợi ích lâu dài của dân tộc. Và sẽ không thể có chỗ đứng trong lòng dân tộc.

Rennes 20/6/2007
Tiến Hồng