Thứ Năm, 21 tháng 6, 2007

Những cái đúng và sai của nhà cầm quyền CSVN

Vietnamese Rights and Wrongs...
By NGUYEN DAN QUE . Wall Street Journal . June 20, 2007 . Khánh Ðăng lược dịch

Khi Tổng thống George W. Bush ngồi xuống với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Toà Bạch Ốc vào ngày Thứ Sáu này, thì đó là lần đầu tiên một chủ tịch CSVN đã đến để kêu gọi giúp đỡ từ Tổng thống của nước cựu thù Hoa Kỳ. Cuộc hội kiến này cũng có thể đánh dấu như là một bước ngoặt của lịch sử nước CHXHCN Việt Nam.

Việt Nam với một dân tộc thông minh và nền văn hóa truyền thống đã tạo dựng nên một đất nước giàu có về mặt tài nguyên và nhân lực. Nhưng đã quá lâu, chế độ độc tài tại Việt Nam đã phá huỷ triển vọng tuyệt vời này bằng cách đè nát tự do và những quyền làm người căn bản. Sau khi chế độ miền Nam không còn tồn tại, một triệu người đã bị đưa vào các trại cải tạo, và ước lượng thêm một triệu người khác bỏ trốn ra nước ngoài. Bên trong Việt Nam, chế độ mị dân miền Bắc – vung tay tự tại với khủng bố và lừa dối -- đã hợp tác xã hóa nông nghiệp, chiếm đoạt tài sản, ngăn cấm kinh doanh tư nhân, độc quyền hóa các sinh hoạt văn hóa giáo dục và áp đặt nhiều lối cai trị khác nhau - và cả đảng trị. Nền kinh tế quốc gia thật thảm bại.

Nhưng may mắn thay, nhiều người miền Nam, với một ít nghị lực còn sót lại từ nền kinh tế thị trường trước đây, và hàng triệu Mỹ kim gởi về từ người Việt hải ngoại, đã đứng vững trước tập đoàn cộng sản bạo tàn. Nhiều công dân đã mạnh dạn kêu gọi một cách ôn hoà cho sự cởi mở về kinh tế và một xã hội tự do hơn. Những cuộc chống đối lan rộng, tràn ra tới cả miền Bắc, trong lúc chủ nghĩa Cộng sản tại Âu châu đang sụp đổ.

Vì thế, nhà nước CSVN đã quyết định quay sang con đường tư bản vào năm 1986, và Hà Nội trông mong vào kẻ cựu thù là Hoa Kỳ để được giúp đỡ. Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã thiết lập bang giao vào năm 1995, và cùng ký một hiệp ước thương mãi song phương vào năm 2001 và điều này là một cơn mưa rào thật sự cho nền kinh tế khô khan của Việt Nam. Đầu năm 2007, Hoa Kỳ giúp Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO) bằng cách ban cho Việt Nam quy chế Bình thường hóa Quan hệ Thương mãi (PNTR). Hoa Thịnh Đốn còn rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần "quan tâm đặc biệt" về vi phạm tự do tôn giáo, đặt căn bản trên những hứa hẹn của Hà Nội về việc cải thiện tình trạng nhân quyền và áp dụng sự cởi mở rộng rãi hơn về chính trị

Trái ngược với sự mong đợi của nhiều người cũng như nhiều chính phủ trên thế giới, chế độ Hà Nội đã mở một chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với bất cứ ai kêu gọi cho dân chủ nhân quyền. Trong số những nạn nhân gồm có: cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo bị bịt miệng trong phiên toà và bị kết án 8 năm tù; ông Lê Nguyên Sang, một Bác sĩ bị tuyên án 5 năm tù; ký giả Huỳnh Nguyên Đạo bị tuyên án 3 năm tù; luật sư Nguyễn Văn Đài và Trần Quốc Hiền mỗi người bị 5 năm; nhà hoạt động công đoàn Lê Thị Công Nhân và doanh gia kiêm nhà bất đồng chính kiến xử dụng mạng internet Nguyễn Bắc Truyển mỗi người bị tuyên án 4 năm tù. Tất cả các tù nhân này chắc chắn sẽ phải chịu đựng thêm nhiều năm quản thúc tại gia, ngay cả sau khi được thả. Đồng thời, kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/5, mà ĐCSVN chiếm đoạt được đa số 91 phần trăm, đã thực tế chấm dứt tất cả những hy vọng mong manh về một nền chính trị tương lai của đất nước trong đó có sự tham gia của nhiều đảng phái khác nhau.

Bây giờ, là một thành viên của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nhiều quyền lợi mới nhưng cũng có nhiều trách nhiệm mới – trách nhiệm ưu tiên nhất là đối với người dân trong nước. Bây giờ là lúc Việt Nam phải thoát ra khỏi thời kỳ đen tối và đón nhận tự do, tinh thần thượng tôn luật pháp và nhân quyền quốc tế. Bộ chính trị ĐCSVN phải nhìn nhận rằng 65 phần trăm dân số thuộc về thế hệ lớn lên sau chiến tranh và không chấp nhận sự mất tự do, và thế hệ mới này, nếu không bị ngăn cấm, sẽ tham dự vào việc tái xây dựng nền kinh tế và tổ quốc. Nếu Bộ chính trị ĐCSVN tiếp tục chối bỏ những nguyện vọng của nhân dân, họ sẽ thấy người ngoại quốc sẽ không hăng hái đầu tư trong sự tăng trưởng kinh tế -- và người Việt hải ngoại cũng thế. Rồi sự tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng không chắc chắn của Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng dễ bị suy sụp, và có thể gây ra rối loạn xã hội. Khi điều đó xảy ra thì không một ai được lợi lộc gì.

Một tiến trình thay đổi đang xảy ra. Mặc dù có sự đàn áp của ĐCSVN, phong trào ủng hộ dân chủ đã có một bước tiến dài vào năm 2006. Một phong trào dân chủ tên là Khối 8406 đã được thành lập, cũng như một số đảng phái mới như Đảng Dân Chủ và Đảng Thăng Tiến. Các nhóm nhân quyền như Uỷ ban Nhân Quyền, Công Đoàn Độc Lập, và Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông xuất hiện. Các nhóm truyền thông báo chí mới được ra đời như các tờ báo online Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Dân Chủ. Trên hết, một số lớn nhân sự đang tập hợp dưới danh xưng của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, là một tổ chức gốc của các nhóm đấu tranh nhân quyền.

Kết quả bị hạn chế vì những nhóm này bị bó buộc phải giới hạn sự trao đổi với nhau qua mạng internet khi họ muốn tham khảo mọi người. Nguyện vọng của họ rất đơn giản chỉ là sự đòi hỏi cho những quyền căn bản và sự cải thiện về chính trị theo quy định của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị..

Hoa Kỳ nên khuyến khích cuộc cách mạng xã hội này, lắng nghe lại mục đích can thiệp của Hoa Kỳ vào những thập niên 1960 và 1970, khi 3 triệu người Mỹ đã phục vụ và 58 ngàn đã hy sinh, 300 ngàn bị thương trong một cuộc đấu tranh cho một Việt Nam độc lập và dân chủ. Tổng thống Bush đã thấy áp lực chính trị có thể hoàn thành được. Ông Bush vừa gặp gỡ 4 nhà tranh đấu cho dân chủ người Mỹ gốc Việt tại Phòng Bầu Dục, một hành động để gởi một thông điệp rõ ràng đến chế độ Hà Nội. Ông Bush đã tiếp theo bằng một bài diễn văn tại Hội nghị Prague về Dân chủ Toàn cầu, nơi mà ông đã bày tỏ sự ủng hộ cho các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, và tại các quốc gia khác, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị. Vài ngày sau, chế độ Hà Nội đã đáp ứng bằng cách thả nhà báo Nguyễn Vũ Bình, và vài ngày nữa sau đó lại thả luật sư Lê Quốc Quân.

Nhưng dù sao đi nữa, việc thả vài nhà bất đồng chính kiến không chứng tỏ được một thái độ nghiêm túc muốn cải tổ. Giống như các nhà đấu tranh khác, tôi hy vọng sẽ được thấy thêm nhiều kết quả đầy khuyến khích từ việc ông Bush tiếp đón người lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Đất nước Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích lớn lao từ những quyền tự do rộng rãi hơn, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội. Bây giờ là lúc mà chế độ Hà Nội không nên chần chờ nữa mà hãy bắt đầu một thời gian biểu cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Hoa Kỳ có khả năng xoay sở về kinh tế và chính trị để giúp đạt được những mục tiêu này, bởi vì cuối cùng thì chế độ Hà Nội cần Hoa Thịnh Đốn hơn là Hoa Thịnh Đốn cần Hà Nội. Di sản tốt nhất của thời kỳ chiến tranh để lại cho cả 2 dân tộc chúng ta là sự xuất hiện của một xã hội dân chủ đầy sức sống; một xã hội phản ánh được lòng mong ước của toàn thể nhân dân Việt Nam, và một xã hội nắm giữ một vai trò lạc quan tại Á Châu như một đồng minh kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ. Khi điều đó xảy ra thì thế giới sẽ thấy một nước Việt Nam mới xuất hiện như một thành viên đầy năng động của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, và là một người bạn tin cậy trên trường quốc tế.

Dr. Quế là một bác sĩ y khoa, hiện đang bị quản thúc tại gia trong Chợ Lớn vì cổ vũ một cách ôn hoà cho dân chủ nhân quyền.




--------------------------------------------------------------------------------
Vietnamese Rights and Wrongs...
By NGUYEN DAN QUE
June 20, 2007

CHO LON, Vietnam -- When President George W. Bush sits down with Vietnamese President Nguyen Minh Triet at the White House on Friday, it will be the first time that a Communist President of Vietnam has called on the President of the former enemy, the United States. The meeting may also mark a turning point in the history of the Socialist Republic of Vietnam.

Vietnam's industrious people and cultural heritage make it a country rich in natural and human resources. For too long, Vietnam's authoritarian state trampled on the country's tremendous potential by crushing freedoms and basic human rights. After South Vietnam ceased to exist, a million people were sent to re-education camps, and an estimated one million more fled to foreign shores. Inside Vietnam, the demagogic North -- wielding terror and deception -- collectivized agriculture, confiscated property, prohibited private businesses, monopolized educational and cultural activities and applied various other forms of government- and party repression. The national economy stagnated.

Fortunately, many people in the South, with some resilience left from the previous market economy and millions of dollars sent back home by overseas Vietnamese, stood up to their communist oppressors. Ordinary citizens firmly and nonviolently called for economic openness and greater societal freedoms. Contagious protests, spreading even upward to the North, took place as communism in Europe was collapsing.

As a result, the government decided to try capitalism in 1986 and Hanoi looked to its former foe, the U.S., for help. Hanoi and Washington established diplomatic relations in 1995, and signed a bilateral trade agreement in 2001 that proved a real rainmaker for Vietnam's parched economy. In early 2007, the U.S. helped Vietnam join the World Trade Organization by granting it Permanent Normal Trade Relations status. Washington even removed Vietnam from a list of countries of "particular concern" for religious freedom violations, based on Hanoi's commitment to improve its human-rights record and to adopt greater political openness.

Contrary to the expectations of many people as well as some governments, however, Hanoi launched a brutal campaign of repression against anyone who called for human rights and democracy. Among the victims: Nguyen Van Ly, a Catholic priest tried with his mouth muzzled and sentenced to eight years in prison; Le Nguyen Sang, a doctor sentenced to five years; writer Huynh Nguyen Dao, sentenced to three years; lawyers Nguyen Van Dai and Tran Quoc Hien, each sentenced to five years; and labor activist Le Thi Cong Nhan and businessman-cum-cyberdissident Nguyen Bac Truyen, each sentenced to four years. All of these prisoners almost certainly face many additional years of house arrest, even after their release. Meanwhile, the results of the May 20 National Assembly elections, which gave the Communist Party a 91% majority, have practically put an end to all tenuous hopes of multiparty participation in the political future of the country.

Now, as a member of the community of nations, Vietnam has new rights but also new responsibilities -- above all to its own citizens. It's time to emerge from the dark ages and embrace freedom, the rule of law and universal human rights. The Politburo must realize that 65% of the population belongs to the post-war generation that does not accept the loss of their liberties and that the new generation, if unfettered, will join in rebuilding the economy and the nation. If the Politburo continues to reject the demands of its own people, it will find that foreigners might not be so eager to invest in its growth -- and neither would the Vietnamese diaspora. Vietnam's high but unstable economic growth would be imperiled, and could trigger social unrest. That outcome benefits no one.

The movement for change is already underway. In spite of all the repression by the Vietnamese Communist Party, in 2006 the pro-democracy movement made great strides forward. Block 8406, a democracy group, was formed, as were a host of other new parties such as the Democratic Party and the Progressive Party. Rights groups like the Committee for Human Rights, the Independent Labor Union and the Peasants and Workers Solidarity Association sprouted. New media were founded, like the online newspapers Liberty of Expression and Liberal Democracy. Above all, large numbers of people are now rallying under the name of the Human Rights and Democracy Alliance for Vietnam, an umbrella organization of human-rights activist groups.

The results are limited because all these groups are compelled to restrict their communications with each other to using only the Internet as they try to mobilize the people. Their demands are simply for fundamental rights and political reforms according to the U.N. Universal Declaration of Human Rights and the U.N. Convention of Civil and Political Rights.

The U.S. should encourage this social revolution, hearkening back to the aims of U.S. involvement in the 1960s and early 1970s, when three million Americans served, 58,000 died, and 300,000 were wounded in the struggle for an independent, democratic Vietnam. President Bush has already seen what political pressure can accomplish. He recently met in the Oval Office with four Vietnamese-American democracy activists, an act that sent a clear message to Hanoi. He followed that up by speaking to the Global Democracy Conference in Prague, where he expressed public support for democratic activists in Vietnam, among other countries, and called for the immediate, unconditional release of all political prisoners. A few days later, Hanoi responded by freeing journalist Nguyen Vu Binh and, a few days after that, lawyer Le Quoc Quan.

Releasing a few dissidents, however, doesn't represent a serious commitment to reform. Like other activists, I hope I shall see some more encouraging results from Mr. Bush's welcome to Vietnam's top leader. Vietnam would benefit greatly from wider freedoms, particularly freedom of speech and freedom of assembly. It's time for Hanoi to adopt, without delay, a timetable for the democratization of Vietnam.

The U.S. has the economic and political leverage to help achieve these goals, because ultimately, Hanoi needs Washington more than Washington needs Hanoi. The best legacy of the war era for both our peoples would be to have a vibrant democratic society emerge; one that reflects the aspirations of all Vietnamese people, and one that plays a positive role in Asia as a strategic and economic ally of the U.S. When that happens, the world will see a new Vietnam emerge as a dynamic member of the Association of South East Asian Nations and a creditable partner on the international scene.

Dr. Que, a physician, is currently under house arrest in Cho Lon for peacefully advocating human rights and democracy

http://online.wsj.com/article/SB118228680082041020.html?mod=googlenews_wsj

Không có nhận xét nào: