“… nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS …”
Tài liệu này viết cho các Chiến Sĩ Dân Chủ ỡ trong nước đã dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Công Lý và Nhân Quyền
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do (ACTD) và Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền tại Pháp (TTVNNQ). Đây là bản gợi ý và “trao đổi” quan điểm giữa một cơ quan truyền thông công và một hội nhân quyền tư nhân dịp Tòa Phúc Thẩm Saigon xử vụ kháng cáo của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang. Bài trao đổi này được phát thanh hồi 6:30 sáng giờ Việt Nam ngày 17-8-2007 trước khi tòa khai mạc nhằm nhắn nhủ nhà cầm quyền Việt Nam qua Tòa Phúc Thẩm Saigon.
Trong lời mở đầu Ban Biên Tập Đài ACTD gợi ý:
“Lần này Bác Sĩ Sang được hai luật sư bênh vực. Như vậy liệu đó có phải là một chỉ dấu báo hiệu có thể có một phúc quyết theo chiều hướng giảm án cho Bác Sĩ Sang hay không?”
Điều đáng lưu ý là Đài ACTD chỉ kỳ vọng Tòa sẽ giảm án mà không yêu cầu Tòa hủy án sơ thẩm để tha bổng cho bị cáo. Theo luật pháp phổ thông tại các quốc gia văn minh, Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Phát triển ý kiến của Đài ACTD, Trung Tâm VNNQ cũng nhận định rằng “mục đích của vụ xét xử lại là để bảo đảm tìm ra công lý”.
Viễn kiến hay ước vọng này có thể đúng tại Pháp hay Hoa Kỳ, nhưng nó không đúng ở Việt Nam. Vì các thẩm phán tòa án nhân dân chỉ học thuộc chữ “phạt”, chứ chưa học đến chữ “tha”.
Vấn đề xét xử không có gì phức tạp. Ai cũng biết, từ ngày thành lập, cũng như quốc hội, tòa án của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và CHXHCNVN chỉ là công cụ của Đảng CS với nghĩa vụ phải triệt để tuân hành chỉ thị của Đảng.
Chỗ phức tạp là tại Việt Nam ngày nay có hai loại luật pháp, một loại thực dụng là luật rừng xanh của chế độ XHCN, và một loại để làm cảnh là Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, để bảo vệ chế độ dân chủ giả hiệu, Hiến Pháp Việt Nam đã ghi chép đầy đủ những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.
Có hai ngoại lệ là sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng CS. Những quyền này được định chế hóa bởi một điều luật quái đản là Điều 4 Hiến Pháp. Điều 4 có tác dụng phủ nhận toàn diện và phá vỡ tất cả những định chế hiến pháp dân chủ liên quan tới 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân mà nhân loại văn minh đã khổ công xây dựng từ mấy trăm năm nay.
Trên bình diện chính trị đó là quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, quyền tự do tuyển cử, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền mít-tinh biểu tình, quyền tự do lập đảng, quyền khiếu nại khiếu tố, và quyền đối kháng là một quyền liên lập và liên quan với quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền.
Như vậy Điều 4 Hiến Pháp hiển nhiên vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998).
Năm 1982 Việt Nam tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Công Ước Dân Sự Chính Trị). Công Ước này đã được Chính Phủ ký kết và Quốc Hội phê chuẩn, nên có giá trị là một hiệp ước quốc tế và có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.
Chiếu Điều 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham gia Công Ước cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản được thừa nhận cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do cơ bản ghi trong Công Ước chưa được quy định thành văn trong hiến pháp và luật pháp quốc gia (như quyền tự do tư tưởng), các quốc gia kết ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc hay tu chính hiến pháp cho phù hợp với tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.
Trong trường hợp quốc gia kết ước không quy định những quyền này trong hiến pháp hay luật pháp quốc gia thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (như quyền tự do tư tưởng) vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.
Quyền tự do tư tưởng được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 18), và trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (Điều 18). Mặc dầu vậy, Điều 4 Hiến Pháp đã dành cho Đảng CS độc quyền tư tưởng và buộc toàn dân phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu quả thật có loại tư tưởng này). Như vậy Điều 4 đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt quốc tế công pháp, các Công Ước Quốc Tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Do đó trong trường hợp có điểm mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.
Điều 4 Hiến Pháp đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Đầu), Công Ước Dân Sự Chính Trị, và Công Ước Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa (Điều Thứ Nhất).
Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như quân chủ lập hiến, tự do dân chủ hay xã hội chủ nghĩa), và được quyền tự do ứng cử hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó. Cũng như Điều 2 Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn QuốcTế Nhân Quyền khẳng định rằng chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân (chứ không thuộc về Nhà Nước). Điều 21 viết: “ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”. Biểu hiện cho quyền dân tộc tự quyết là quyền tự do lập đảng, quyền tham gia lãnh đạo nhà nước, quyền tự do tuyển cử và quyền đối kháng bạo quyền.
Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, tòa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay Công Ước Quốc Tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thừa nhận. Trong hiện vụ đó là những quyền tự do cơ bản như quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do lập hội và lập đảng, tự do tuyển cử, quyền đối kháng và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền.
Hơn nữa, Điều 4 Hiến Pháp còn vi phạm ngay cả Hiến Pháp.
Với chính sách ngụy dân chủ và giả nhân giả nghĩa, Quốc Hội đã quy định trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 69), quyền được suy đoán là vô tội (Điều 72), quyền khiếu nại, khiếu kiện các cơ quan chính phủ khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v...v...
Như vậy Điều 4 Hiến Pháp đã phản lại Hiến Pháp vì đã đi trái với các điều khoản hiến pháp cơ bản như các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54, 68, 69, 70, 72, 74....
Thật vậy:
Theo Điều 2 Hiến Pháp “Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, chứ không thuộc về Đảng CS. Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng quy định như vậy: “Ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”.
Hiện nay số đảng viên CS chỉ được 2% hay 3% dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân Việt Nam không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Đó là một điều bất công, phi lý và phi pháp.
Theo Điều 3 Hiến Pháp “Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân”. (dầu rằng kẻ xâm phạm chính lại là Đảng CS).
Theo Điều 6 Hiến Pháp “nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng CS. Trên thực tế, bằng gian lận và cưỡng bách, Đảng CS đã dựng lên các quốc hội tay sai trong chính sách “Đảng cử Dân bầu”. Quốc Hội đã ghi chép Điều 4 Hiến Pháp nguyên văn từ Điều 6 Hiến Pháp Liên Xô để giành độc quyền lãnh đạo cho Đảng CS. Đó không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Hơn nữa Quốc Hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị, chứ không theo nguyên tắc “dân chủ tập trung” phản dân chủ.
Theo Điều 8 Hiến Pháp “các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân... (không được) quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. Đây chỉ là những mỹ từ để tuyên truyền và du mị nhân dân, “nói vậy mà không phải vậy”.
Theo Điều 11 Hiến Pháp “công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước”. Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước, và bãi bỏ chế độ độc tài đảng trị, bãi bỏ Điều 4 Hiến Pháp theo đó Đảng độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.
Theo Điều 52 Hiến Pháp “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Do đó Nhà Nước không được phân biệt kỳ thị về lập trường và chính kiến giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền, cũng như không được coi những người ngoài Đảng là công dân bậc hai không có quyền ứng cử và không có quyền tham gia chính quyền.
Theo Điều 53 Hiến Pháp “công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước” bằng cách hành sử quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết.
Theo Điều 54 Hiến Pháp “công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội”. Do đó Đảng CS không được tước đoạt quyền tự do bầu cử và tự do ứng cử của công dân bằng chính sách “đảng cử dân bầu”.
Theo Điều 69 Hiến Pháp, “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền biểu tình, tự do hội họp và lập hội”, lập hội dân sự như công đoàn độc lập và hội chính trị như các chính đảng.
Những điều khoản hiến pháp cơ bản nói trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền lập đảng, quyền đối kháng, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử của công dân. Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ nhân dân mới có thẩm quyền lãnh đạo và quản lý Nhà Nước, Đảng CS không thể tự ban cho mình quyền này bằng cách ghi Điều 4 vào Hiến Pháp. Như vậy khi dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Đảng CS, Điều 4 đã tước đoạt của nhân dân tất cả những quyền tự do cơ bản như tự do thân thể, tự do tinh thần, tự do chính trị kể cả những quyền dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Vì những lý do nêu trên Điều 4 phải bị hủy bỏ vì nó vi phạm Công Ước Dân Sự Chính Trị Liên Hiệp Quốc dồng thời vi phạm Hiến Pháp Việt Nam. Về mặt chính trị nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54 và 69 Hiến Pháp. Trên thực tế nó đã tiêu hủy tất cả 26 quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân.
Bác Sĩ Lê Nguyên Sang là một thành viên lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân đối lập với Đảng CS. Ông đã rải hàng ngàn truyền đơn tại Saigon đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Mục đích để phục hồi cho người dân những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản ghi trong Hiến Pháp và Công Ước Dân Sự Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Hành động này được bảo vệ bởi Điều 69 Hiến Pháp quy định quyền tự do lập hội, tự do phát biểu. Nó không cấu thành tội hình sự nào. Cũng vì vậy bị cáo không nhận tội. Trong trường hợp này Đài Á Châu Tự Do phải yêu cầu Tòa Phúc Thẩm Saigon hủy án sơ thẩm thay vì chỉ xin giảm án. Vì xin giảm án có nghĩa là nhận tội, chỉ xin tòa khoan hồng. Mà nếu bị cáo nhận tội, Tòa án có quyền tự hào đã truy tố bị cáo đúng luật về tội tuyên truyền chống Nhà Nước. Việc này đi trái luật pháp, trái với lập trường và lời khai của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang.
Những người có kinh nghiệm cộng sản không bao giờ dám tin vào lời hứa hẹn, cam kết hay “thiện chí” của người cộng sản.
Và mặc dầu Chính Phủ Hoa Kỳ không chủ trương can dự vào việc xét xử của tòa án, trong vụ này, Đảng CS vẫn có thể giảo hoạt tuyên truyền xuyên tạc như sau: “Do lời thỉnh cầu của người phát ngôn tại Hoa Thịnh Đốn, Tòa Phúc Thẩm Saigon đã kéo dài phiên xử thêm mấy tiếng đồng hồ để cho các luật sư biện hộ có đủ thời gian tự do tranh luận trước tòa. Thể theo lời yêu cầu giảm án của cơ quan truyền thanh Hoa Kỳ, Tòa Phúc Thẩm đã khoan hồng miễn cho bị cáo 1 năm thụ hình. Hành vi này biểu hiện tinh thần hợp tác và hòa giải giữa hai nước. Dư luận thế giới sẽ hài lòng công nhận rằng tại Việt Nam ngày nay đã có những chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang ra đời v...v... và v...v...”
Trong hiện vụ, trước Tòa Phúc Thẩm, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang bị kết án 4 năm tù thay vì 5 năm, và tỷ lệ giảm án là 20%. Điều này không làm vừa lòng một ai.
Hơn nữa tỷ lệ giảm án 20% thật quá khiêm tốn. Đó chỉ là giảm án chiếu lệ cho vừa lòng người thỉnh nguyện. Năm 1993, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt bị kết án 20 năm tù về tội (cưỡng ép) phản nghịch (hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Sau khi kháng cáo, hình phạt tù đã giảm xuống còn 15 năm, và tỷ lệ giảm án là 25%. Năm 2003, Ký Giả Nguyễn Vũ Bình bị tòa sơ thẩm kết án 12 năm tù về tội (lố bịch) gián điệp. Trong vụ kháng cáo, tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 7 năm, và tỷ lệ giảm án là hơn 40%.
Về mặt thụ hình, trong các dịch vụ trao đổi với Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương, nhà cầm quyền Hà Nội thường ký lệnh đặc xá các tù nhân lương tâm. Đầu thập niên 1990, trong những năm 1991, 1992 và 1993 Tòa Án Saigon đã tuyên nhiều hình phạt rất nặng, tới 20 năm tù đối với Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Phi Công Lý Tống, và 15 năm tù đối với Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt. Vậy mà năm 1998, dưới áp lực quốc tế, cả ba người cùng được trả tự do một ngày. Và tỷ lệ giảm thụ hình là từ 50, 60 tới 70%.
Do đó sự giảm án 20% cho Bác Sĩ Sang không có gì đáng khích lệ. Đó chỉ là một cử chỉ ngoại giao hay một thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng thời cơ.
Cùng đứng trong chiến tuyến những người quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc, ngưới viết biết rõ vị luật sư phụ trách Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền có lập trường dứt khoát chống độc tài bằng mọi giá.
Trong bài trao đổi quan điểm với Đài Á Châu Tự Do, ông đã lên án “pháp luật của chế độ XHCN nhằm bảo vệ độc tài đảng trị. Nhà Nước XHCN đã tự nguyện cam kết áp dụng Luật Quốc Tế Nhân Quyền ở Việt Nam từ đầu thập niên 80, nhưng đến nay cứ lần lữa không chịu áp dụng. Vì vậy dân chúng ở trong nước đủ mọi tầng lớp đã đứng lên đòi áp dụng, người Việt ở hải ngoại đồng thanh với dư luận quốc tế làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội. Bác Sĩ Sang kháng cáo là để đòi được hưởng nền công lý dân chủ trên cơ sở luật quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gạt bỏ để thay thế bằng nền công lý của độc tài phi nhân quyền. Xét vấn đề dưới góc cạnh tội phạm chính trị thì Bác Sĩ Sang không thể bị ghép vào tội chống nhà nước được”.
Trong phần kết luận, ông khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội “nếu chưa thể thay thế được cả hệ thống pháp luật độc tài thì hãy thôi áp dụng pháp luật lỗi thời ấy để đừng đàn áp dân chủ nữa. Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội không nên cố thủ trong ngõ cụt pháp lý. Hiến pháp vừa công nhận dân chủ vừa mở đường cho luật pháp thực định triệt tiêu dân chủ. Phải có hành động đột phá tìm xuất lộ triển hóa dân chủ. Đây chẳng qua chỉ là việc gia nhập dòng biến chuyển không thể cưỡng của thời đại”...
Dầu sao, rất có thể với sức lôi cuốn của lời nói, các ngôn từ phát thanh của diễn giả đôi khi không chính xác và không phản ảnh trung thực ý nghĩ và tư tưởng của người phát ngôn.
Thay vì nói có hai nền công lý và hai thứ luật nhân quyền, diễn giả có thể nói có hai thứ pháp quyền, một là hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị để thực thi Nhân Quyền và ban phát Công Lý cho người dân, và một hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Độc Tài Toàn Trị của Đảng CS. Và thứ pháp quyền sau này không đem lại công lý cho người dân. Kinh nghiệm cho biết không thể có “công lý của độc tài”. Vì hễ có độc tài là có bất công, có bất công thì không còn công lý. Công lý độc tài là thứ công lý chính trị hóa. Nếu chính trị đi vào pháp đình thì công lý phải ra đi. Cho nên không thể có công lý độc tài hay công lý của độc tài. Thực chất nó không phải là công lý mà là bất công, dùng bạo lực của luật rừng xanh và tòa án của loài đại thử (kangaroo) để tuyên những bản án bất công phi pháp. Nhiệm vụ của nó là chấp hành chỉ thị của Đảng CS trong việc đàn áp khủng bố những công dân lương thiện có lòng với đất nước và có dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền.
Trong thời gian vừa qua, kể từ tháng 11-2006, sau Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương, trước sự tăng gia hoạt động của các chiến sĩ dân chủ ở trong nước, Đảng CS đã bắt giữ, truy tố và kết án hơn 20 người đối kháng. Trong vòng 45 ngày, từ 30-3-2007 đến 15-5-2007, các Tòa Án Huế, Đồng Tháp, Saigon và Hà Nội đã tuyên phạt 15 tù nhân lương tâm 66 năm tù về những tội bịa đặt giả tạo như tuyên truyền chống nhà nước và phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia. Trong đợt khủng bố này có 7 Luật Sư bị bắt giữ, truy tố hay kết án là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quân, Trần Thị Thuỳ Trang và Bùi Thị Kim Thành.
Song hành với Tòa Án công cụ, Công An vũ phu đã xua đuổi và bắt hốt hàng ngàn dân oan thuộc các thành phần nông dân nghèo khổ tại hai miền Nam, Bắc đứng lên đòi Quyền Sống và Tài Sản, đòi Công Lý và Công Bằng.
Đợt đàn áp khủng bố đại quy mô này đạt tới mức cao điểm chưa từng thấy từ đầu thập niên 1990 khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nó hiển nhiên không phải là chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang hình thành tại Việt Nam.
Do đó vấn đề Chính Danh phải được đặt ra.
Có Chính Danh mới có Chính Nghĩa. Người xưa nói :”Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành.”
Quan niệm Chính Danh do các nhà hiền triết Đông Phương đề xướng từ 2500 năm để phân biệt trắng đen, phải trái, chính tà và thiện ác. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó có tính thời sự. Vì với chính sách tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản nói một đàng làm một nẻo. Nói Dân Chủ, làm độc tài. Nói Công Lý, làm bất công. Nói Nhân Quyền, viết Sách Trắng về Nhân Quyền, lại khinh miệt, phủ nhận và chà đạp nhân quyền. Nói tự do tuyển cử lại tổ chức bầu cử gian lận bằng cấm đoán và cưỡng ép để có một quốc hội Dân bầu Đảng cử. Đàn áp khủng bố lại nói là để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Lạm quyền, tham nhũng, bóc lột và tước đoạt ruộng đất của nông dân lại nói là để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội v... v...
Trong thời vàng thau lẫn lộn, quan niệm Chính Danh phải được triệt để tôn trọng để phủ nhận cái gọi là “ dân chủ tập trung”, “pháp quyền XHCN”, “công lý độc tài” hay “nhân quyền cộng sản”. Vì nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS hầu đem lại tự do dân chủ và công bằng xã hội cho người dân.
Do đó chúng ta phải phân biệt giữa Dân Chủ Pháp Trị và Độc Tài Đảng Trị, giữa Công Lý và Bất Công (hay thứ công lý giả hiệu mệnh danh là “công lý độc tài”). Cũng trong chiều hướng đó chúng ta chỉ chấp nhận một loại Nhân Quyền theo tinh thần và bản văn của Luật Quốc Tế Nhân Quyền, và bác bỏ thứ “nhân quyền cộng sản” trong Sách Trắng về Nhân Quyền.
Đặc tính của nhân quyền được khai triển trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc công bố năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948).
Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Phụ Đính viết:
“Cần nhắc lại rằng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được đề xướng và thực thi công bằng và đồng đều, sự thực thi quyền này không gây trở ngại cho sự thực hiện quyền kia.
Nhấn mạnh rằng Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải đề xướng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản”.
Những quyền này được ghi trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, cũng như trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa. Căn cứ vào tinh thần và bản văn Luật Quốc Tế Nhân Quyền (International Bill of Human Rights), tất cả các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia đã ký kết tham gia Công Ước Dân Sự Chính Trị, chỉ có thể chấp nhận một loại nhân quyền duy nhất áp dụng trên toàn cầu cho tất cả mọi người.
Trong hiện vụ, muốn đòi Công Lý và Nhân Quyền, chúng ta phải khẳng định rằng Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Ông chỉ hành sử hợp pháp quyền tự do phát biểu và tự do lập đảng là những quyền đã được thừa nhận trong Hiến Pháp Việt Nam và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt thủ tục pháp lý, chúng ta không thể đòi hỏi tòa án phải xét xử những vụ án chính trị khác với những vụ thường phạm. Tại các nước dân chủ văn minh những tội chính trị (như phản nghịch) vẫn được xét xử như những tội thường phạm (như cố sát). Cũng vẫn do tòa đại hình đó, theo luật hình đó, và theo thủ tục tố tụng đó. Chỉ có một trường hợp đặc biệt là, chiếu Công Ước Nhân Quyền của các Quốc Gia Châu Mỹ (American Convention on Human Rights), các tù nhân chính trị không thể bị kết án tử hình tại các quốc gia hội viên chưa bãi bỏ hình phạt tử hình. Cho đến nay trong hệ thống tổ chức tư pháp quốc gia, chỉ có những loại tòa án dành riêng cho thiếu nhi hay quân nhân, chứ không có tòa án dành cho các tội chính trị. Các tù nhân chính trị như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đình Huy (bị truy tố về tội phản nghịch), hay Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình (bị truy tố về tội gián điệp) đều bị xét xử tại các tòa án đại hình áp dụng luật hình sự và luật tố tụng hình sự chung cho tất cả các loại tội trạng.
Sự phân biệt giữa tội chính trị và tội thường phạm chỉ được nêu ra trước các Tòa Án Dẫn Độ Quốc Tế (Extradition Court). Mới đây, ngày 2-4-2007, Tòa Phúc Thẩm Bangkok đã tuyên phán quyết hủy bản án Tòa Sơ Thẩm truyền dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Trong một phúc quyết ngắn gọn, Tòa Phúc Thẩm tuyên phán rằng việc Lý Tống rải truyền đơn chống chính phủ trên không phận Saigon là một hành động chính trị, và tội trạng, nếu có , chỉ có thể là một tội chính trị không được dẫn độ. Theo quốc tế công pháp các chính phủ không thể đòi dẫn độ các bị cáo nhằm mục đích đàn áp đối lập chính trị.
Theo Hình Luật Việt Nam, các tội chính trị là những tội nghiêm trọng nhất mệnh danh là “đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” như phản quốc, phản nghịch và gián điệp với hình phạt đến tử hình.
Vả lại tòa án Việt Nam không công nhận có các tội chính trị và cũng không công nhận có các tù nhân chính trị.
Năm 1990 Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt giữ và kết án 20 năm tù về tội phản nghịch sau khi phổ biến Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản đòi hủy bỏ chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng CS để thực thi quyền dân tộc tự quyết.
Cuối năm 1991 Hội Ân Xá Quốc Tế đệ đơn trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại Chính Phủ Hà Nội đã giam giữ trái phép Bác Sĩ Quế.
Để trả lời đơn khiếu nại, Chính Phủ Hà Nội đã đệ nạp vào hồ sơ bản biện minh với phần chủ văn như sau: “Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạt Quế 20 năm tù vì đã có hành động nhằm lật đổ chính phủ. Ông ta không phải là tù nhân chính trị mà cũng không bị giam giữ trái phép”.
Theo lời yêu cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, và nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, ngày 10-10-1992, người viết đã đệ trình bản Biện Minh Trạng phúc đáp để bác khước lập luận của nhà cầm quyền Hà Nội. Và ngày 30-4-1993, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, qua Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán, đã tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giam Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là độc đoán. Với Nghị Quyết này, Liên Hiệp Quốc xác nhận rằng hành động của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế không cấu thành một tội hình sự nào, dầu là tội chính trị hay tội thường phạm.
Trong vụ án Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, một tòa án độc lập và công minh cũng sẽ tuyên phán theo chiều hướng bản Nghị Quyết ngày 30-4-1993 của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ về vụ Hội Ân Xá Quốc Tế khiếu nại Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã bắt giam độc đoán Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
Và như vậy là Công Lý.
Ls. Nguyễn Hữu Thống
(27-08-2007)
Tài liệu này viết cho các Chiến Sĩ Dân Chủ ỡ trong nước đã dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Công Lý và Nhân Quyền
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do (ACTD) và Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền tại Pháp (TTVNNQ). Đây là bản gợi ý và “trao đổi” quan điểm giữa một cơ quan truyền thông công và một hội nhân quyền tư nhân dịp Tòa Phúc Thẩm Saigon xử vụ kháng cáo của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang. Bài trao đổi này được phát thanh hồi 6:30 sáng giờ Việt Nam ngày 17-8-2007 trước khi tòa khai mạc nhằm nhắn nhủ nhà cầm quyền Việt Nam qua Tòa Phúc Thẩm Saigon.
Trong lời mở đầu Ban Biên Tập Đài ACTD gợi ý:
“Lần này Bác Sĩ Sang được hai luật sư bênh vực. Như vậy liệu đó có phải là một chỉ dấu báo hiệu có thể có một phúc quyết theo chiều hướng giảm án cho Bác Sĩ Sang hay không?”
Điều đáng lưu ý là Đài ACTD chỉ kỳ vọng Tòa sẽ giảm án mà không yêu cầu Tòa hủy án sơ thẩm để tha bổng cho bị cáo. Theo luật pháp phổ thông tại các quốc gia văn minh, Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Phát triển ý kiến của Đài ACTD, Trung Tâm VNNQ cũng nhận định rằng “mục đích của vụ xét xử lại là để bảo đảm tìm ra công lý”.
Viễn kiến hay ước vọng này có thể đúng tại Pháp hay Hoa Kỳ, nhưng nó không đúng ở Việt Nam. Vì các thẩm phán tòa án nhân dân chỉ học thuộc chữ “phạt”, chứ chưa học đến chữ “tha”.
Vấn đề xét xử không có gì phức tạp. Ai cũng biết, từ ngày thành lập, cũng như quốc hội, tòa án của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và CHXHCNVN chỉ là công cụ của Đảng CS với nghĩa vụ phải triệt để tuân hành chỉ thị của Đảng.
Chỗ phức tạp là tại Việt Nam ngày nay có hai loại luật pháp, một loại thực dụng là luật rừng xanh của chế độ XHCN, và một loại để làm cảnh là Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, để bảo vệ chế độ dân chủ giả hiệu, Hiến Pháp Việt Nam đã ghi chép đầy đủ những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.
Có hai ngoại lệ là sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng CS. Những quyền này được định chế hóa bởi một điều luật quái đản là Điều 4 Hiến Pháp. Điều 4 có tác dụng phủ nhận toàn diện và phá vỡ tất cả những định chế hiến pháp dân chủ liên quan tới 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân mà nhân loại văn minh đã khổ công xây dựng từ mấy trăm năm nay.
Trên bình diện chính trị đó là quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, quyền tự do tuyển cử, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền mít-tinh biểu tình, quyền tự do lập đảng, quyền khiếu nại khiếu tố, và quyền đối kháng là một quyền liên lập và liên quan với quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền.
Như vậy Điều 4 Hiến Pháp hiển nhiên vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998).
Năm 1982 Việt Nam tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Công Ước Dân Sự Chính Trị). Công Ước này đã được Chính Phủ ký kết và Quốc Hội phê chuẩn, nên có giá trị là một hiệp ước quốc tế và có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.
Chiếu Điều 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham gia Công Ước cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản được thừa nhận cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do cơ bản ghi trong Công Ước chưa được quy định thành văn trong hiến pháp và luật pháp quốc gia (như quyền tự do tư tưởng), các quốc gia kết ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc hay tu chính hiến pháp cho phù hợp với tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.
Trong trường hợp quốc gia kết ước không quy định những quyền này trong hiến pháp hay luật pháp quốc gia thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (như quyền tự do tư tưởng) vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.
Quyền tự do tư tưởng được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 18), và trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (Điều 18). Mặc dầu vậy, Điều 4 Hiến Pháp đã dành cho Đảng CS độc quyền tư tưởng và buộc toàn dân phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu quả thật có loại tư tưởng này). Như vậy Điều 4 đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt quốc tế công pháp, các Công Ước Quốc Tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Do đó trong trường hợp có điểm mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.
Điều 4 Hiến Pháp đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Đầu), Công Ước Dân Sự Chính Trị, và Công Ước Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa (Điều Thứ Nhất).
Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như quân chủ lập hiến, tự do dân chủ hay xã hội chủ nghĩa), và được quyền tự do ứng cử hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó. Cũng như Điều 2 Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn QuốcTế Nhân Quyền khẳng định rằng chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân (chứ không thuộc về Nhà Nước). Điều 21 viết: “ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”. Biểu hiện cho quyền dân tộc tự quyết là quyền tự do lập đảng, quyền tham gia lãnh đạo nhà nước, quyền tự do tuyển cử và quyền đối kháng bạo quyền.
Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, tòa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay Công Ước Quốc Tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thừa nhận. Trong hiện vụ đó là những quyền tự do cơ bản như quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do lập hội và lập đảng, tự do tuyển cử, quyền đối kháng và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền.
Hơn nữa, Điều 4 Hiến Pháp còn vi phạm ngay cả Hiến Pháp.
Với chính sách ngụy dân chủ và giả nhân giả nghĩa, Quốc Hội đã quy định trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 69), quyền được suy đoán là vô tội (Điều 72), quyền khiếu nại, khiếu kiện các cơ quan chính phủ khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v...v...
Như vậy Điều 4 Hiến Pháp đã phản lại Hiến Pháp vì đã đi trái với các điều khoản hiến pháp cơ bản như các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54, 68, 69, 70, 72, 74....
Thật vậy:
Theo Điều 2 Hiến Pháp “Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, chứ không thuộc về Đảng CS. Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng quy định như vậy: “Ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước”.
Hiện nay số đảng viên CS chỉ được 2% hay 3% dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân Việt Nam không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Đó là một điều bất công, phi lý và phi pháp.
Theo Điều 3 Hiến Pháp “Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân”. (dầu rằng kẻ xâm phạm chính lại là Đảng CS).
Theo Điều 6 Hiến Pháp “nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng CS. Trên thực tế, bằng gian lận và cưỡng bách, Đảng CS đã dựng lên các quốc hội tay sai trong chính sách “Đảng cử Dân bầu”. Quốc Hội đã ghi chép Điều 4 Hiến Pháp nguyên văn từ Điều 6 Hiến Pháp Liên Xô để giành độc quyền lãnh đạo cho Đảng CS. Đó không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Hơn nữa Quốc Hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị, chứ không theo nguyên tắc “dân chủ tập trung” phản dân chủ.
Theo Điều 8 Hiến Pháp “các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân... (không được) quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. Đây chỉ là những mỹ từ để tuyên truyền và du mị nhân dân, “nói vậy mà không phải vậy”.
Theo Điều 11 Hiến Pháp “công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước”. Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước, và bãi bỏ chế độ độc tài đảng trị, bãi bỏ Điều 4 Hiến Pháp theo đó Đảng độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.
Theo Điều 52 Hiến Pháp “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Do đó Nhà Nước không được phân biệt kỳ thị về lập trường và chính kiến giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền, cũng như không được coi những người ngoài Đảng là công dân bậc hai không có quyền ứng cử và không có quyền tham gia chính quyền.
Theo Điều 53 Hiến Pháp “công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước” bằng cách hành sử quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết.
Theo Điều 54 Hiến Pháp “công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội”. Do đó Đảng CS không được tước đoạt quyền tự do bầu cử và tự do ứng cử của công dân bằng chính sách “đảng cử dân bầu”.
Theo Điều 69 Hiến Pháp, “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền biểu tình, tự do hội họp và lập hội”, lập hội dân sự như công đoàn độc lập và hội chính trị như các chính đảng.
Những điều khoản hiến pháp cơ bản nói trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền lập đảng, quyền đối kháng, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử của công dân. Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ nhân dân mới có thẩm quyền lãnh đạo và quản lý Nhà Nước, Đảng CS không thể tự ban cho mình quyền này bằng cách ghi Điều 4 vào Hiến Pháp. Như vậy khi dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Đảng CS, Điều 4 đã tước đoạt của nhân dân tất cả những quyền tự do cơ bản như tự do thân thể, tự do tinh thần, tự do chính trị kể cả những quyền dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Vì những lý do nêu trên Điều 4 phải bị hủy bỏ vì nó vi phạm Công Ước Dân Sự Chính Trị Liên Hiệp Quốc dồng thời vi phạm Hiến Pháp Việt Nam. Về mặt chính trị nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54 và 69 Hiến Pháp. Trên thực tế nó đã tiêu hủy tất cả 26 quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân.
Bác Sĩ Lê Nguyên Sang là một thành viên lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân đối lập với Đảng CS. Ông đã rải hàng ngàn truyền đơn tại Saigon đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Mục đích để phục hồi cho người dân những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản ghi trong Hiến Pháp và Công Ước Dân Sự Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Hành động này được bảo vệ bởi Điều 69 Hiến Pháp quy định quyền tự do lập hội, tự do phát biểu. Nó không cấu thành tội hình sự nào. Cũng vì vậy bị cáo không nhận tội. Trong trường hợp này Đài Á Châu Tự Do phải yêu cầu Tòa Phúc Thẩm Saigon hủy án sơ thẩm thay vì chỉ xin giảm án. Vì xin giảm án có nghĩa là nhận tội, chỉ xin tòa khoan hồng. Mà nếu bị cáo nhận tội, Tòa án có quyền tự hào đã truy tố bị cáo đúng luật về tội tuyên truyền chống Nhà Nước. Việc này đi trái luật pháp, trái với lập trường và lời khai của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang.
Những người có kinh nghiệm cộng sản không bao giờ dám tin vào lời hứa hẹn, cam kết hay “thiện chí” của người cộng sản.
Và mặc dầu Chính Phủ Hoa Kỳ không chủ trương can dự vào việc xét xử của tòa án, trong vụ này, Đảng CS vẫn có thể giảo hoạt tuyên truyền xuyên tạc như sau: “Do lời thỉnh cầu của người phát ngôn tại Hoa Thịnh Đốn, Tòa Phúc Thẩm Saigon đã kéo dài phiên xử thêm mấy tiếng đồng hồ để cho các luật sư biện hộ có đủ thời gian tự do tranh luận trước tòa. Thể theo lời yêu cầu giảm án của cơ quan truyền thanh Hoa Kỳ, Tòa Phúc Thẩm đã khoan hồng miễn cho bị cáo 1 năm thụ hình. Hành vi này biểu hiện tinh thần hợp tác và hòa giải giữa hai nước. Dư luận thế giới sẽ hài lòng công nhận rằng tại Việt Nam ngày nay đã có những chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang ra đời v...v... và v...v...”
Trong hiện vụ, trước Tòa Phúc Thẩm, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang bị kết án 4 năm tù thay vì 5 năm, và tỷ lệ giảm án là 20%. Điều này không làm vừa lòng một ai.
Hơn nữa tỷ lệ giảm án 20% thật quá khiêm tốn. Đó chỉ là giảm án chiếu lệ cho vừa lòng người thỉnh nguyện. Năm 1993, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt bị kết án 20 năm tù về tội (cưỡng ép) phản nghịch (hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Sau khi kháng cáo, hình phạt tù đã giảm xuống còn 15 năm, và tỷ lệ giảm án là 25%. Năm 2003, Ký Giả Nguyễn Vũ Bình bị tòa sơ thẩm kết án 12 năm tù về tội (lố bịch) gián điệp. Trong vụ kháng cáo, tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 7 năm, và tỷ lệ giảm án là hơn 40%.
Về mặt thụ hình, trong các dịch vụ trao đổi với Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương, nhà cầm quyền Hà Nội thường ký lệnh đặc xá các tù nhân lương tâm. Đầu thập niên 1990, trong những năm 1991, 1992 và 1993 Tòa Án Saigon đã tuyên nhiều hình phạt rất nặng, tới 20 năm tù đối với Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Phi Công Lý Tống, và 15 năm tù đối với Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt. Vậy mà năm 1998, dưới áp lực quốc tế, cả ba người cùng được trả tự do một ngày. Và tỷ lệ giảm thụ hình là từ 50, 60 tới 70%.
Do đó sự giảm án 20% cho Bác Sĩ Sang không có gì đáng khích lệ. Đó chỉ là một cử chỉ ngoại giao hay một thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng thời cơ.
Cùng đứng trong chiến tuyến những người quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc, ngưới viết biết rõ vị luật sư phụ trách Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền có lập trường dứt khoát chống độc tài bằng mọi giá.
Trong bài trao đổi quan điểm với Đài Á Châu Tự Do, ông đã lên án “pháp luật của chế độ XHCN nhằm bảo vệ độc tài đảng trị. Nhà Nước XHCN đã tự nguyện cam kết áp dụng Luật Quốc Tế Nhân Quyền ở Việt Nam từ đầu thập niên 80, nhưng đến nay cứ lần lữa không chịu áp dụng. Vì vậy dân chúng ở trong nước đủ mọi tầng lớp đã đứng lên đòi áp dụng, người Việt ở hải ngoại đồng thanh với dư luận quốc tế làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội. Bác Sĩ Sang kháng cáo là để đòi được hưởng nền công lý dân chủ trên cơ sở luật quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gạt bỏ để thay thế bằng nền công lý của độc tài phi nhân quyền. Xét vấn đề dưới góc cạnh tội phạm chính trị thì Bác Sĩ Sang không thể bị ghép vào tội chống nhà nước được”.
Trong phần kết luận, ông khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội “nếu chưa thể thay thế được cả hệ thống pháp luật độc tài thì hãy thôi áp dụng pháp luật lỗi thời ấy để đừng đàn áp dân chủ nữa. Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội không nên cố thủ trong ngõ cụt pháp lý. Hiến pháp vừa công nhận dân chủ vừa mở đường cho luật pháp thực định triệt tiêu dân chủ. Phải có hành động đột phá tìm xuất lộ triển hóa dân chủ. Đây chẳng qua chỉ là việc gia nhập dòng biến chuyển không thể cưỡng của thời đại”...
Dầu sao, rất có thể với sức lôi cuốn của lời nói, các ngôn từ phát thanh của diễn giả đôi khi không chính xác và không phản ảnh trung thực ý nghĩ và tư tưởng của người phát ngôn.
Thay vì nói có hai nền công lý và hai thứ luật nhân quyền, diễn giả có thể nói có hai thứ pháp quyền, một là hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị để thực thi Nhân Quyền và ban phát Công Lý cho người dân, và một hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Độc Tài Toàn Trị của Đảng CS. Và thứ pháp quyền sau này không đem lại công lý cho người dân. Kinh nghiệm cho biết không thể có “công lý của độc tài”. Vì hễ có độc tài là có bất công, có bất công thì không còn công lý. Công lý độc tài là thứ công lý chính trị hóa. Nếu chính trị đi vào pháp đình thì công lý phải ra đi. Cho nên không thể có công lý độc tài hay công lý của độc tài. Thực chất nó không phải là công lý mà là bất công, dùng bạo lực của luật rừng xanh và tòa án của loài đại thử (kangaroo) để tuyên những bản án bất công phi pháp. Nhiệm vụ của nó là chấp hành chỉ thị của Đảng CS trong việc đàn áp khủng bố những công dân lương thiện có lòng với đất nước và có dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền.
Trong thời gian vừa qua, kể từ tháng 11-2006, sau Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương, trước sự tăng gia hoạt động của các chiến sĩ dân chủ ở trong nước, Đảng CS đã bắt giữ, truy tố và kết án hơn 20 người đối kháng. Trong vòng 45 ngày, từ 30-3-2007 đến 15-5-2007, các Tòa Án Huế, Đồng Tháp, Saigon và Hà Nội đã tuyên phạt 15 tù nhân lương tâm 66 năm tù về những tội bịa đặt giả tạo như tuyên truyền chống nhà nước và phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia. Trong đợt khủng bố này có 7 Luật Sư bị bắt giữ, truy tố hay kết án là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quân, Trần Thị Thuỳ Trang và Bùi Thị Kim Thành.
Song hành với Tòa Án công cụ, Công An vũ phu đã xua đuổi và bắt hốt hàng ngàn dân oan thuộc các thành phần nông dân nghèo khổ tại hai miền Nam, Bắc đứng lên đòi Quyền Sống và Tài Sản, đòi Công Lý và Công Bằng.
Đợt đàn áp khủng bố đại quy mô này đạt tới mức cao điểm chưa từng thấy từ đầu thập niên 1990 khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nó hiển nhiên không phải là chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang hình thành tại Việt Nam.
Do đó vấn đề Chính Danh phải được đặt ra.
Có Chính Danh mới có Chính Nghĩa. Người xưa nói :”Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành.”
Quan niệm Chính Danh do các nhà hiền triết Đông Phương đề xướng từ 2500 năm để phân biệt trắng đen, phải trái, chính tà và thiện ác. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó có tính thời sự. Vì với chính sách tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản nói một đàng làm một nẻo. Nói Dân Chủ, làm độc tài. Nói Công Lý, làm bất công. Nói Nhân Quyền, viết Sách Trắng về Nhân Quyền, lại khinh miệt, phủ nhận và chà đạp nhân quyền. Nói tự do tuyển cử lại tổ chức bầu cử gian lận bằng cấm đoán và cưỡng ép để có một quốc hội Dân bầu Đảng cử. Đàn áp khủng bố lại nói là để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Lạm quyền, tham nhũng, bóc lột và tước đoạt ruộng đất của nông dân lại nói là để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội v... v...
Trong thời vàng thau lẫn lộn, quan niệm Chính Danh phải được triệt để tôn trọng để phủ nhận cái gọi là “ dân chủ tập trung”, “pháp quyền XHCN”, “công lý độc tài” hay “nhân quyền cộng sản”. Vì nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS hầu đem lại tự do dân chủ và công bằng xã hội cho người dân.
Do đó chúng ta phải phân biệt giữa Dân Chủ Pháp Trị và Độc Tài Đảng Trị, giữa Công Lý và Bất Công (hay thứ công lý giả hiệu mệnh danh là “công lý độc tài”). Cũng trong chiều hướng đó chúng ta chỉ chấp nhận một loại Nhân Quyền theo tinh thần và bản văn của Luật Quốc Tế Nhân Quyền, và bác bỏ thứ “nhân quyền cộng sản” trong Sách Trắng về Nhân Quyền.
Đặc tính của nhân quyền được khai triển trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc công bố năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948).
Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Phụ Đính viết:
“Cần nhắc lại rằng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được đề xướng và thực thi công bằng và đồng đều, sự thực thi quyền này không gây trở ngại cho sự thực hiện quyền kia.
Nhấn mạnh rằng Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải đề xướng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản”.
Những quyền này được ghi trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, cũng như trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa. Căn cứ vào tinh thần và bản văn Luật Quốc Tế Nhân Quyền (International Bill of Human Rights), tất cả các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia đã ký kết tham gia Công Ước Dân Sự Chính Trị, chỉ có thể chấp nhận một loại nhân quyền duy nhất áp dụng trên toàn cầu cho tất cả mọi người.
Trong hiện vụ, muốn đòi Công Lý và Nhân Quyền, chúng ta phải khẳng định rằng Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Ông chỉ hành sử hợp pháp quyền tự do phát biểu và tự do lập đảng là những quyền đã được thừa nhận trong Hiến Pháp Việt Nam và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt thủ tục pháp lý, chúng ta không thể đòi hỏi tòa án phải xét xử những vụ án chính trị khác với những vụ thường phạm. Tại các nước dân chủ văn minh những tội chính trị (như phản nghịch) vẫn được xét xử như những tội thường phạm (như cố sát). Cũng vẫn do tòa đại hình đó, theo luật hình đó, và theo thủ tục tố tụng đó. Chỉ có một trường hợp đặc biệt là, chiếu Công Ước Nhân Quyền của các Quốc Gia Châu Mỹ (American Convention on Human Rights), các tù nhân chính trị không thể bị kết án tử hình tại các quốc gia hội viên chưa bãi bỏ hình phạt tử hình. Cho đến nay trong hệ thống tổ chức tư pháp quốc gia, chỉ có những loại tòa án dành riêng cho thiếu nhi hay quân nhân, chứ không có tòa án dành cho các tội chính trị. Các tù nhân chính trị như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đình Huy (bị truy tố về tội phản nghịch), hay Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình (bị truy tố về tội gián điệp) đều bị xét xử tại các tòa án đại hình áp dụng luật hình sự và luật tố tụng hình sự chung cho tất cả các loại tội trạng.
Sự phân biệt giữa tội chính trị và tội thường phạm chỉ được nêu ra trước các Tòa Án Dẫn Độ Quốc Tế (Extradition Court). Mới đây, ngày 2-4-2007, Tòa Phúc Thẩm Bangkok đã tuyên phán quyết hủy bản án Tòa Sơ Thẩm truyền dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Trong một phúc quyết ngắn gọn, Tòa Phúc Thẩm tuyên phán rằng việc Lý Tống rải truyền đơn chống chính phủ trên không phận Saigon là một hành động chính trị, và tội trạng, nếu có , chỉ có thể là một tội chính trị không được dẫn độ. Theo quốc tế công pháp các chính phủ không thể đòi dẫn độ các bị cáo nhằm mục đích đàn áp đối lập chính trị.
Theo Hình Luật Việt Nam, các tội chính trị là những tội nghiêm trọng nhất mệnh danh là “đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” như phản quốc, phản nghịch và gián điệp với hình phạt đến tử hình.
Vả lại tòa án Việt Nam không công nhận có các tội chính trị và cũng không công nhận có các tù nhân chính trị.
Năm 1990 Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt giữ và kết án 20 năm tù về tội phản nghịch sau khi phổ biến Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản đòi hủy bỏ chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng CS để thực thi quyền dân tộc tự quyết.
Cuối năm 1991 Hội Ân Xá Quốc Tế đệ đơn trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại Chính Phủ Hà Nội đã giam giữ trái phép Bác Sĩ Quế.
Để trả lời đơn khiếu nại, Chính Phủ Hà Nội đã đệ nạp vào hồ sơ bản biện minh với phần chủ văn như sau: “Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạt Quế 20 năm tù vì đã có hành động nhằm lật đổ chính phủ. Ông ta không phải là tù nhân chính trị mà cũng không bị giam giữ trái phép”.
Theo lời yêu cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, và nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, ngày 10-10-1992, người viết đã đệ trình bản Biện Minh Trạng phúc đáp để bác khước lập luận của nhà cầm quyền Hà Nội. Và ngày 30-4-1993, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, qua Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán, đã tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giam Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là độc đoán. Với Nghị Quyết này, Liên Hiệp Quốc xác nhận rằng hành động của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế không cấu thành một tội hình sự nào, dầu là tội chính trị hay tội thường phạm.
Trong vụ án Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, một tòa án độc lập và công minh cũng sẽ tuyên phán theo chiều hướng bản Nghị Quyết ngày 30-4-1993 của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ về vụ Hội Ân Xá Quốc Tế khiếu nại Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã bắt giam độc đoán Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
Và như vậy là Công Lý.
Ls. Nguyễn Hữu Thống
(27-08-2007)