Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2007

Họp báo tố cáo Việt Nam vi phạm Nhân quyền


WASHINGTON D.C. – Như DCVOnline đã đưa tin hôm thứ ba, 19 tháng 6 “Dân biểu Mỹ họp báo,” dân biểu lưỡng đảng của Quốc Hội Hoa Kỳ họp báo hôm qua, 21 tháng 6, ở Raybum House Office Building, Phòng 2203, từ 3 đến 4 giờ 30 chiều. Những dân biểu sau đây đã phát biểu tại cuộc họp báo:

Dân biểu Zoe Lofgren (đảng Dân chủ, Quận 16, tiểu bang California), dân biểu Tom Davis (đảng Cộng hòa, Quận 11, tiểu bang Virginia), Dân biểu Dana Rohrabacher (đảng Cộng hòa, Quận 40, tiểu bang California).

Hai dân biểu Frank Wolf (đảng Cộng hòa, tiểu bang Virginia) và dân biểu Chris Smith (đảng Cộng hòa, tiểu bang New Jersey) tuy là hai người bảo trợ cuộc họp báo này, nhưng rất tiếc là họ vắng mặt vì phải có mặt ở phòng họp Quốc Hội để bỏ phiếu trong phiên họp đó.

Các vị dân biểu có mặt đã chỉ trích gay gắt những đàn áp nhân quyền xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam nhận viện trợ nhân đạo, quy chế tối huệ quốc (PNTR), được ủng hộ để vào WTO. Dân biểu Zoe Lofgren đã đệ trình một nghị quyết lên Quốc Hội yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm (Countries with Particular Concerns – CPC)

Dân biểu Dana Rohrabacher nói thẳng rằng ông Nguyễn Minh Triết không phải là một chủ tịch nước được người dân Việt Nam bầu lên. Chỉ có đảng viên đảng Cộng Sản bầu cho ông, thì không khác gì ông là “bố gìa của xã hội đen” Cộng Sản (the mob boss) và ông tự hỏi tại sao Hoa Kỳ không học bài học từ Trung Quốc? Ông cho rằng Hoa Kỳ đang lập lại những sai lầm đó với Cộng Sản Việt Nam!

Dân biểu Tom Davis lên án nặng nề chính phủ Hà Nội đã chà đạp tự do của người dân. Ông đã và đang bảo trợ cho nhiều nghị quyết ở Quốc Hội chỉ trích chính phủ Hà Nội đàn áp nhân quyền và tự do. Ông hứa sẽ nói chuyện này với bất kỳ viên chức nào từ Hà Nội đến gặp Quốc Hội Hoa Kỳ.

Về phía những người hoạt động cho nhân quyền có mặt tại buổi họp báo:

* Dr. Nguyễn Quốc Quân, Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản
* Ông Mike Benge, đại diện Nhóm Người Thượng “Montagnards”
* Ông Al Santoli, Asian America Initiative
* Ông Jared Gensler, Freedom Now
* Dr. Scot Flipse, US Commision on International Religious Freedom
* Ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch Nghị Hội Người Mỹ Gốc Việt
* Ông Nguyễn Đình Thắng, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển
* Ông Đỗ Hoàng Điềm, Đảng Việt Tân


Các cơ quan truyền thông có mặt ở buổi họp báo gồm: CSPAN, FOX News, BBC, VOA, RFA, và các cơ quan truyền thông Việt Nam từ các tiểu bang California, Texas, Virginia.

Bush gặp Triết, người Việt Biểu tình

Mặt sau Nhà Trắng
Nguồn: visitingdc.com
Ảnh ký hiệp đồng thương mại với các công ty lớn của Hoa Kỳ (kể cả Microsoft và các công ty Việt Nam) khung có mặt ĐS Marine, CT Triết (đứng thứ 2 từ trái)
Nguồn: AFP/Microsoft-HO/Joshua Roberts

WASHINGTON, D.C. (AFP, AP) – Hôm nay thứ sáu 22/06/2007, Chủ tịch (CT) nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Minh Trết sẽ hội kiến với Tổng thống Mỹ, G W. Bush tại Nhà Trắng, sau 5 ngày có nhiều hoạt động đáng chú ý ở Mỹ.

Trước Nhà Trắng, từ sáng sớm đã có hơn ngàn người Mỹ gốc Việt tụ tập biểu tình phản đối CT Triết và phái đoàn Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và những người không cùng chính kiến. Phóng viên Đàn Chim Việt tại Washington, D.C. cho biết phái đoàn Việt Nam đã vào Nhà Trắng theo lối sau tránh chạm trán với đoàn người biểu tình.

Dù nhân viên Toà Bạch Ốc đã nhắn trước là Tổng thống Bush sẽ đặt vấn đề Việt Nam vi phạm nhân quyền với CT Triết, các tổ chức vận động dân chủ cũng như dân biểu quốc hội vẫn tiếp tục đặt thêm sức ép với phái đoan Việt Nam. Hôm 21/06 khi thăm Quốc hội Hoa Kỳ, tại một phiên họp riêng do Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chủ trì, Triết phải trả lời những câu hỏi thẳng thắn của 6 dân biểu 2 đảng Chủ và Cộng Hoà [Ed Royce (CH), Roy Blunt (CH), Jim McCrery (CH), Tom Lantos (DC), George Miller (DC)], về những đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Đề tài chiếm gần hết buổi trao đổi riêng với sáu dân biểu quan trọng của quốc hội Mỹ là nhân quyền và những đàn áp người bất đồng chính kiến mới đây tại Việt Nam. Theo dân biểu Ed Royce thì ông Triết và phái đoàn Việt Nam rất “xàng xê” tránh né trả lời và muốn đưa câu chuyện về hướng khác. Royce cũng cho hay ông đã đặt vấn đề Việt nam Phá sóng RFA, đài truyền thanh mà Tổng tống Bush sẽ sử dụng để gởi thông điệp cho thính giả tại Việt Nam.

Mặt khác ở Thượng viện, hôm 21/06, một số nghị sĩ Mỹ cũng đã gởi thư yêu cầu Bush “đặt ưu tiên vấn đề nhân phẩm con người cũng như dùng quan hệ Việt-Mỹ ngày càng sâu sắc làm áp lực để Hà Nội phải tôn trọng Nhân quyền và tự do tôn giáo” trong buổi nói chuyện với Triết.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trong một lá thư khác đã trực tiếp yêu cầu Tổng thống Bush cam thiệp cho 6 người không cùng chính kiến đã bị xét xử và đang bị tù (Lm Nguyễn Văn Lý, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền) và Trương Quốc Huy và Trần Khải Thanh Thuỷ (đã bị bắt giam chưa xét xử).

Uỷ ban Tự do Tôn Giáo Quốc tế (một cơ quan Liên bang của hai đảng DC và CH) cũng nhấn mạnh đến những đàn áp với và các dân tộc ít người trong một thư khác. Felice Gaer, Chủ tịch Uỷ ban Tự do Tôn Giáo Quốc tế nói “Nhà nước Việt Nam xem những hoạt động ôn hoà, cổ xuý đổi mới về pháp luật và chính trị cũng như tự do tôn giáo là phương hại đến an ninh quốc gia. Và đây kho6ng thể là nền tảng vững chắc để xây dựng quan hệ đôi bên với Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác.”

Cũng trong ngày thứ Năm, 21/06 hai bên Việt-Mỹ đã ký hiệp định khung về thương mại và đầu tư (Trand ad Investment Framework Agreement, TIFA) mở đường cho chương trình mậu dịch tự do sau này giữa hai nước.

Triết nói với doanh nhân Hoa Kỳ tại bữa ăn trưa do Phòng thương Mại Hoa Kỳ tổ chức, “Chúng tôi cố tạo một môi trường mua bán thân thiện. Việt Nam là hoà bình. Việt Nam phát triển năng động và sáng tạo.” Nói chuyện chiến tranh bây giờ là lỗi thời, qua thông dịch viên Triết nói như thế.


Nguồn:
– Bush to meet Vietnam's leader amid rights concerns, (AFP)
– Bush to meet Vietnamese president, (AP)

Anh Ðỗ Nam Hải lại bị sách nhiễu


Trong khi chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang ở Hoa Thịnh Ðốn, phát biểu cùng các doanh gia Hoa Kỳ để "dụ khị" họ đầu tư vào Việt Nam bằng những câu nói đầu môi chót lưỡi như:
"Việt Nam là hoà bình. Việt Nam là tình thân hữu. Việt Nam đang phát triển một cách năng động và đầy sáng kiến." (Vietnam is peace. Vietnam is friendship. Vietnam is developing dynamically and creatively. Theo bản tin của AP), thì ở Sài Gòn, công an lại sách nhiễu anh Ðỗ Nam Hải. Có phải đây là "tình thân hữu" mà ông Triết muốn ám chỉ ?

TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ ANH ĐỖ NAM HẢI
Anh Ðỗ Nam Hải lại bị sách nhiễu

Hôm qua, 21-06-2007 (ngày giờ Việt Nam), anh Đỗ Nam Hải được ba tòa đại sứ Pháp, Anh, Đức mời đến Khách sạn Park Hyatt ở trung tâm thành phố Sài gòn để họ được gặp anh lúc 14g00. Vì nghe lén điện thoại, công an biết được chuyện này nên từ 8g họ đã triệu tập anh đến đồn công an số 4 Phan Đăng Lưu.

Giấy triệu tập do Thượng tá Lê Hồng Hà, phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra ký. Họ cầm giữ anh tới trưa rồi tới chiều, cốt làm cho anh lỡ hẹn với nhân viên các tòa đại sứ nói trên. Ban trưa, họ mua cơm về cho anh ăn, nhưng anh nhất định không thèm dùng. Buổi sáng họ hỏi lung tung đủ mọi chuyện, buổi chiều anh Hải cương quyết không "làm việc", chỉ ngồi ung dung đọc cuốn sách mang theo. Cuối buổi, anh nói với công an: "Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh cách đây 70 năm cũng bị như thế này. Nhưng lúc đó, ông sa vào tay giặc ngoại xâm. Nay thì tôi sa vào tay giặc nội xâm". Lúc thả anh ra về lúc 18g, công an còn đề nghị: "Vì suốt ngày anh không ăn, có lẽ đuối sức, tình hình lúc này ngoài đường lại nhiều nguy hiểm, nên chúng tôi sẽ chở anh về nhà bằng ôtô, còn xe môtô của anh sẽ có người đem đến cho anh sau". Anh Hải cương quyết khước từ lời đề nghị đãi bôi đó và tự mình lái xe môtô về nhà. Về đến nhà thì anh khám phá thấy các số điện thoại của Anh đã bị khóa sạch.

Cách đấy 2 hôm, ngày 19-65, kỹ sư Đỗ Nam Hải, giáo sư Trần Khuê và mục sư Nguyễn Hồng Quang đã được một số phóng viên báo chí nước ngoài (chủ yếu tại Hoa Kỳ) xin phỏng vấn qua điện thoại viễn liên vào lúc 16g tại nhà ông Khuê. Thế là từ lúc 14g, công an một mặt mời anh Hải tới đồn, mặt khác cho xe án ngữ trước nhà ông Khuê. Mục sư Quang may mắn đến được. Thế là tới giờ phỏng vấn, chỉ có hai vị này trả lời, đang khi anh Hải "được phỏng vấn" bởi công an tại đồn về lý do tại sao Khối 8406 (mà anh là một trong ba thành viên đại diện lâm thời) đã gởi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ và gởi tâm thư cho đồng bào hải ngoại. Anh Hải thẳng thắn trả lời: Chúng tôi thấy rằng ông Nguyễn Minh Triết không phải là đại diện của nhân dân Việt Nam và sang Hoa Kỳ chẳng phải vì ích lợi của nhân dân Việt Nam. Vì vậy chúng tôi phải cảnh báo tổng thống Hoa Kỳ và phải hiệp thông với các cuộc biểu tình phản kháng của đồng bào hải ngoại. Thế thôi.

Phóng viên FNA từ Huế

Trả Lời Ông Nguyễn Minh Triết

LTS: Ngân Giang là một thanh niên trưởng thành ở Hoa Kỳ, có bài viết như sau để trả lời Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Minh Triết sau khi đọc bản tin trên báo nhà nứơc. Bài viết là một điển hình từ giới trẻ VN ở Hoa Kỳ có quan tâm về quê nhà. Bài như sau.

Bài gửi tờ VietNamNet nhân buổi nói nói chuyện của Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc được đăng trên tờ VietNamNet. Người đọc có thể vào link dưới đây để đọc tòan văn bài nói chuyện: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/06/707924/

Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng. Là một người Việt sống ở nước ngoài đã lâu nhưng vẫn hướng về đất nước, luôn mong ngóng đất nước sớm thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém văn minh, tôi xin gửi VietNamNet bài viết vừa là trả lời, vừa là phản biện Ngài Chủ Tịch Nước, mong Ngài không tiếc thì giờ đóai hòai và giải thích rõ hơn nếu thấy lời phản biện là không đúng. Thiết nghĩ đó cũng là lời kêu gọi của báo chí trong nước về việc phản biện xã hội ở nước ta còn cần phải thay đổi chứ không phải chỉ làm lấy lệ. Ví như nếu Ngài Chủ Tịch cho đăng một bài trả lời giải thích việc làm của chính quyền trong nước đối với những người bất đồng chính kiến và rồi khép lại tại đó, không bài cãi gì thêm nữa thì việc có phản biện xã hội chỉ là cho có lệ đấy thôi.

Liên quan đến vấn đề bắt và xét xử một số nhân vật trong nước đang bị Mỹ chỉ trích về vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Chủ tịch nước >khẳng định, không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến. "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau". Tuy nhiên, Chủ tịch lưu ý nước nào cũng có pháp luật. "Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".

Trả lời: "Hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, lập đảng này đảng khác" những điều này đúng, nhưng có gì là bất hợp pháp? Ngay như đảng CS cũng thế, có khác chăng là đảng CS đang độc tôn nắm chính quyền nên việc đảng làm là hợp pháp. Việc dùng từ "nhận tiền" rõ ràng là có dụng ý hạ thấp gía trị và tung hỏa mù nhằm biến một việc làm hợp pháp thành bất hợp pháp. Một tổ chức, đảng phái nào, ngay cả đảng CS từ những ngày còn phôi thai, cũng cần có tài chánh để họat động. Trong hòan cảnh bị cấm đóan, rình rập từ phía chính quyền đương thời, các tỏ chức còn phải họat động bí mất, kín đáo. Đến như chuyện "lên kế hoạch lật đổ chế độ" thì đây đúng là một cố gắng bắc một cái cầu giữa hai bờ "đòi hỏi thay đổi chế độ một cách bất bạo động nhằm đem lại dân chủ, nhân quyền" và "lật đổ chế độ bằng phương pháp bạo động".

Ở các nước có dân chủ, việc biểu tình, lập đảng đối lập, kêu gọi tẩy chay, thay thế chính phủ đương thời thay bằng một chính phủ mới phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của những người tổ chức là việc làm hợp pháp, và còn được khuyến khích vì thể hiện một nền dân chủ sâu sắc, xã hội dân sự sống động, chứ không phải chỉ là những lời tuyên truyền xuông.

"Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để có hòa bình độc lập. Hơn ai hết, chúng ta là người muốn có hòa bình. Có hòa bình mới phát triển được. Và hơn ai hết, chúng ta hiểu giá trị của nhân quyền".

Trả lời: Câu nói này của Ngài Chủ Tịch Nước có thể xem như vô nghĩa vì ai cũng có thể nói được vì có mấy dân tộc trên thế giới trong lịch sử chưa hề phải đổ xương máu để bảo vệ độc lập? Không những vô nghĩa mà câu nói này còn thể hiện sự độc tôn của một đảng độc tài vì câu nói đó phủ nhận xương máu của những người đối đầu chiến tuyến với họ và cũng không kém lòng yêu nước, yêu hòa bình như họ.

Chủ tịch kể: Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử.

Thời chiến tranh khác với hòa bình. Đành rằng trong giai đọan nào nhân quyền cũng phải được bảo vệ ở mức cơ bản, nhưng so sánh tiêu chuẩn dân chủ thời chiến và thời bình là không hợp lý. Không những thế, những người mà Ngài Chủ Tịch Nước cho là "không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù" đó có thật là không có vũ khí không? Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam rồi đến Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam lấy vũ khí và tiếp vận ở đâu ra để đánh chính quyền miền Nam? Còn những tổ chức chính trị đối lập, phong trào phản chiến cho là họ chỉ đấu tranh đòi độc lập vì cho rằng chế độ đương thời quá lệ thuộc vào Mỹ và không có tấc sắt trong tay thì những tổ chức này cũng giống như những người đang đòi hỏi dân chủ trong nước mà bị quy chụp tội "lật đổ chế độ". Vậy thì tại sao chính quyền của Ngài lại bắt họ?

Ông Bush trả lời: Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".

Trả lời: Câu này nếu hiểu trong khuôn khổ bài viết của Ngài Chủ Tịch Nước thì người đọc có thể hiểu nhầm là ông Bush đã tâm phục lời nói của Ngài rồi và chỉ còn mong muốc Ngài giảng giải cho Quốc dân hiểu rõ hơn. Mà sự thực thì có thể chắc chắn là không phải vậy. Dựa vào những lời tuyên bố, việc làm, chính sách của ông Bush, có thể suy luân dễ dàng là ông Bush có thể nói câu đó nhưng ý ông là nếu Ngài Chủ Tịch nói hay như vậy thì tại sao lại còn quá nhiều người không tin (?). Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ ngọai giao ông Bush phải khéo léo nói trại đi rằng "Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".

Thông tin đưa ra bên ngoài đôi lúc còn sai lệch. Chủ tịch thừa nhận: "Đúng là chúng ta giải thích chưa thật đầy đủ. Hiện nay, thông tin từ trong nước đưa ra nước ngoài còn hạn chế, nhiều khi sai lệch chẳng hạn như chỉ nói chuyện tham nhũng, vụ PMU18, Năm Cam,... còn đường lối, chủ trương chính sách thì không đến nơi, khiến kiều bào có cái nhìn chưa đúng về tình hình trong nước. Chuyện Năm Cam hay PMU18, cần phải thấy là Đảng ta, nhân dân ta chống tham nhũng mạnh thì những chuyện này mới được phanh phui, lôi ra ánh sáng. Những ai thấy tham nhũng ở trong nước mình còn nhiều thì góp phần đấu tranh, nhưng nên nghĩ như thế này: Dân mình là dân dám vào sinh ra tử, khi Tổ quốc cần thì chết cũng không sợ. Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới".

Trả lời: Việc đảng chống tham nhũng mạnh xuất phát từ lợi ích của dân trước hay của đảng trước? Đảng có thể sợ tham nhũng làm nghèo đất nước nhưng cái sợ đó có lớn hơn cái sợ đảng bị dân từ bỏ? Nếu bảo là quyền lợi của đảng và dân đi đôi với nhau và không thể tách rời thì có phải đấy lại là một cách tránh né nhìn thẳng vào thực tế nên phải nói quanh.

Ngày trước đảng duy ý chí chỉ cho rằng chỉ có yêu Chủ Nghĩa Xã Hội mới là yêu nước, nhưng bây giờ chính nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khẳng định yêu nước có trăm đường khác nhau. Vậy thì có phải là duy ý chí không nếu cứ cho là đảng là đại diện trung thành và duy nhất của dân tộc? Mười năm nữa biết đâu khi đó là nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ phải công nhận một sự thật mà ai cũng đã biết là không phải chỉ có đảng CS mới là đại diện trung thành và duy nhất của nhân dân.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cái khó của Việt Nam hiện nay là hạn chế trong kinh nghiệm quản lý. "Trong điều kiện mới, phải tăng cường giáo dục, rèn luyện và quản lý... Nhiều vấn đề phải giải quyết một lúc, không phải chỉ một vấn đề. Dân chủ nhân quyền cũng vậy. Nước Mỹ mấy chục năm về trước cũng làm sao được như bây giờ. Điều kiện lịch sử, môi trường lúc đó khác. Hôm rồi tôi hỏi, ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn áp dụng án tử hình, tại sao tôi không thấy Tổng thống Bush yêu cầu các bang dẹp bỏ án tử hình. Đó là do đặc điểm lịch sử mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt.

Trả lời: Ngài Chủ Tịch chỉ cố tình thấy một mà không thấy hai. Đành rằng lịch sử, điều kiện mỗi nước một khác, nhưng nhu cầu phát triển, đem lại ấm no, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân là những giá trị tòan cầu. Chế độ của Ngài không thể chỉ chọn "phát triển, hội nhập" còn những cái khác thì đổ cho hòan cảnh, lịch sử nên chưa thể làm. Việc mỗi bang ở My áp dụng án tử hình khác nhau thể hiện tính dân chủ trong xã hội và luật pháp Mỹ. Chính người dân Mỹ ở mỗi địa phương tự chọn cho mình luật pháp phù hợp với đặc thù địa phương, miễn không đi ngược lại hiến pháp, tức là lập pháp tối cao của tòan thể dân Mỹ. Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình nói chi đến chuyện điều kiện lịch sử, môi trường khác nhau?

Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký ứng cử công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một đảng nào khác. Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.

Trả lời: Khi tôi nói "Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình", đấy chính là tôi đã trả lời câu khẳng định của Ngài Chủ Tịch là "Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở". Sàng lọc từ cơ sở qua Mặt Trận Tổ Quốc tức là đã lọc ra ngòai những ứng cử viên đi khác với định hướng, đường lối đảng đã vạch ra. Còn bảo rằng Mặt Trận Tổ Quốc là một tổ chức thuần túy dân sự thì thật là miễn cưỡng, nói lấy có bởi vì đơn giản là có bao giờ Mặt Trận có ý kiến hay tuyên bố khác với đường lối đảng đã vạch ra?

Chủ tịch kể tiếp: "Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không? Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng". Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ... Đó là những tiếng nói góp phần vận động xây dựng Đảng. Có một đảng nhưng vẫn lắng nghe được tiếng nói của nhân dân. Đảng là đại diện của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Điều kiện lịch sử cụ thể nên sự khác nhau là bình thường. Chế độ chính trị của các nước cũng khác nhau. Ở Mỹ có tổng thống, không có thủ tướng. Ở Pháp có cả tổng thống lẫn thủ tướng. Qua Đức, thủ tướng lại có vai trò khác. Qua Anh lại có nữ hoàng... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi VN phải theo một cái khuôn cố định nào đó. Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.

Trả lời: Ngài Chủ Tịch cố tình không thấy? Người ta đòi hỏi Việt Nam có đa đảng, có một chế độ pháp trị chứ không phải đảng trị không phải chỉ là bắt chước khuôn mẫu các nước khác thôi. Người ta có thể so sánh Việt Nam với các nước khác chứ không đòi hỏi Việt Nam phải giống y khuôn vì đúng như Ngài Chủ Tịch Nước nói, thế giới phong phú, đa dạng, không có mô hình chính trị nào là tuyệt đối mẫu mực. Cái mà người ta lên án là với thể chế hiện tại, dân chủ khó có thể phát triển được. Câu nói của Ngài chính xác phải là "Từ đặc điểm của mình, Đảng CS chọn mô hình nào cho thích hợp". Đa đảng hay độc đảng thật ra không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi là dân được quyền tự do chọn lựa. Mà dân trong nước đã được tự do chọn lựa chưa? Nếu người dân đã thực sự có quyền tự do lựa chọn thì thiết nghĩ một hay nhiều đảng cũng không quan trọng. Nhưng ở trong nước cái quyền cơ bản này vẫn chưa có, hoặc còn rất giới hạn. Thế nên người ta mới đòi hỏi có đa đảng, xem đó như một mô hình chính trị dễ đem lại dân chủ, tự do thực sự hơn là thể chế hiện nay trong nước, đó là độc đảng, độc ngôn, độc quyền. Đối lập, phản biện xã hội, tranh luận từ Trung Ương, đến địa phương, trên báo chí, các tổ chức dân sự mà thực chất là những tổ chức ngọai vi của đảng CS còn mang tính hình thức, chỉ bàn loanh quanh những vấn đề chính sách, cách thức, còn đường lối, định hướng thì đã có đảng quyết định.

Cuối cùng thì ta thấy điều cơ bản nằm ở chỗ một khi đảng đã nhất định tin là chỉ có mình là đúng, là đại diện cho quyền lợi dân tộc thì đảng sẽ không bao giờ thiếu lý luận để biện minh dù đó là thứ lý luận cả vú lấp miệng em. Ngày nào đất nước VN chỉ có một đảng cầm quyền và đảng đó lại là đảng độc tôn, độc tài thì sẽ vẫn còn những lọai lý luận như thế.

El Paso, TX

19 Tháng 7, 2007

NMTriet


VAL

USA_VN_$


VAL

Không cần theo các con rồng Á Châu


Ngô Nhân Dụng

Người Việt Nam dù sống ở Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới, ai cũng mong nền kinh tế trong nước phát triển cao hơn. Ðể đồng bào thoát khỏi cảnh nghèo khó, để thanh niên tốt nghiệp có việc làm, trẻ em được đi học, để phụ nữ Việt Nam không phải bán mình cho người ngoại quốc nữa. Cho nên ai cũng sẽ vui mừng nếu thấy các cơ hội mới giúp cho đất nước phát triển hơn.

Ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ chuyến này đem theo một phái đoàn hàng trăm người lãnh đạo các xí nghiệp trong nước. Họ sẽ gặp gỡ đại diện của vài doanh nghiệp lớn ở Mỹ cùng hàng trăm doanh nhân người Việt sống ở Mỹ, để kêu gọi đầu tư. Nếu chưa ai ký được các hợp đồng bán hàng, chưa có nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra ngay, nhưng mở được các mối liên hệ mới, cũng là tốt rồi.

Với các quan hệ mới, Việt Nam hy vọng sẽ ký được những hợp đồng bán thêm tôm, thêm cá sang Mỹ. Hy vọng có người chuẩn bị đem tiền về mở thêm những cư xá cho Việt kiều già về sống ở cao nguyên hay bờ biển; hoặc liên doanh mở nhà máy làm hàng xuất cảng. Có thêm vốn đầu tư, tăng số lượng xuất cảng, nhiều đồng bào trong nước sẽ có việc làm. Ðó là điều ai cũng ước ao.

Nhưng một nước muốn phát triển không thể chỉ nhắm vào việc khai thác thiên nhiên, đất đai, rừng, biển. Cũng không thể chỉ nhắm khai thác sức lao động rẻ để làm những việc may quần áo, đóng giầy dép mãi được. Muốn phát triển, cần khai thác những tiềm năng khác, trong các lãnh vực công nghiệp và dịch vụ, có lợi ích lớn và lâu dài hơn. Nếu không, nước Việt Nam sẽ tiếp tục mãi mãi đi sau chân các quốc gia trong vùng.

Người Việt Nam phải tự hỏi nước ta có “ưu thế tương đối” nào so với các nước trong vùng Ðông Nam Á? Làm sao có thể khai thác những ưu thế đó để cạnh tranh với Mã Lai Á, Phi Luật Tân, và với cả Trung Quốc? Những nhà kinh doanh trong nước đang suy nghĩ về vấn đề đó, những người Việt yêu nước ở bên ngoài cũng đang lo lắng về vấn đề đó. Không nên reo vui khi nhận được mấy hợp đồng bán thủy sản, may quần áo thể thao, hay có người đến Việt Nam mở sân cù hoặc xây dựng khu giải trí. Vậy nước ta phải định hướng phát triển trong vài chục năm tới như thế nào để thoát cảnh “tụt hậu?”

Có một huyền thoại vẫn còn nhiều người vẫn mơ tưởng từ vài chục năm nay, là Việt Nam sẽ bắt chước những “con rồng Á Ðông,” tức là các nước như Ðài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, phát triển nhanh chóng trong những thập niên 1970, 80. Nhiều nhà báo ngoại quốc và trong nước còn dùng hình ảnh “Con rồng nhỏ” để khích lệ Việt Nam. Nhưng mô hình phát triển của những “con rồng lớn” đó bây giờ đã cũ rồi. Thế giới đã thay đổi vì kỹ thuật sản xuất, chuyển vận, tiếp thị và thông tin đã thay đổi. Nền thương mại toàn cầu hóa đã làm cho những mô hình thành công trước đây 30, 40 năm giờ đây đã lỗi thời. Mình đi sau mà tiếp tục mô phỏng những gì họ đã làm trước đây một thế hệ, chỉ có đi làm đầy tớ suốt đời thôi.

Chúng ta đã chứng kiến các con rồng Á Ðông thành công khi họ xây dựng những công nghệ trong toàn thể quá trình sản xuất và tiếp thị. Những nước như Nam Hàn và Ðài Loan đáng khâm phục vì họ đã phát triển kinh tế trong lúc cũng đấu tranh chính trị kịch liệt trong nội bộ, trên con đường dân chủ hóa. Không năm nào không có những cuộc biểu tình của sinh viên hay các cuộc đình công của giới lao động. Chính phủ này lên rồi lại bị đổ, chính phủ khác lên thay, nhưng công cuộc phát triển kinh tế không ngưng lại. Cuối cùng, đến cơ cấu chính trị cũng thay đổi, người dân được hưởng lối sống tự do dân chủ hơn.

Sau khi các nước này đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, những công nghiệp giúp họ làm giàu và gây vốn được chuyển sang các nước nghèo. Nghề may dệt được chuyển từ Hồng Kông sang Nam Hàn và Ðài Loan, rồi sau đó chuyển sang Trung Hoa lục địa, Mã Lai Á, Indonesia, v.v... Sau đó, những hoạt động này được chuyển qua Việt Nam, Cam Pu Chia, Bangladesh, là những nước còn nghèo hơn. Trung Quốc đã dựng lên cả một thành phố Ôn Châu, chỉ chuyên làm đồng hồ loại rẻ tiền và hộp quẹt, chiếm lĩnh thị trường thế giới nhờ sức lao động rẻ tiền.

Trong khi các công nghệ với mức lợi lộc thấp được chuyển sang các nước nghèo để khai thác công nhân lương thấp, những nước đi bước trước như Ðài Loan, Nam Hàn đã chuyển qua sản xuất những thứ hàng đắt tiền và lợi lộc cao hơn: hàng điện tử, ti vi, máy quay băng rồi quay DVD, máy vi tính. Ðài Loan tạo ra những ông vua làm máy lap top, làm dụng cụ tinh vi, còn Nam Hàn sản xuất xe hơi, tàu thủy, và đồ dùng điện đắt tiền. Mã Lai Á đi sau, nhưng cũng nhảy một bước tiến lên trên một nấc thang, cũng mời các xí nghiệp quốc tế đến sản xuất những món hàng đắt tiền và mang lại mức lời cao như hàng điện tử, máy vi tính. Ðó là con đường phát triển nhờ ngoại thương mà nhiều quốc gia trong vùng đã trải qua.

Ngày nay, người ta không cần phải theo mô hình đó nữa, vì khung cảnh kinh tế toàn cầu đã thay đổi. Tức là không cần cứ phải bắt đầu bằng công việc may quần áo, làm giầy dép, xuất cảng tôm, cá, đợi mươi năm mới tiến sang làm hộp quẹt, làm đồng hồ rẻ tiền; rồi mươi năm sau mới sờ vào ti vi, máy vi tính. Và một quốc gia muốn bước theo con đường đó cũng không được nữa. Lý do giản dị là vì tất cả các quốc gia đều phải cạnh tranh với hai anh khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Ðộ, với những lực lượng lao động đông không có giới hạn và hàng trăm triệu người còn thất nghiệp hoặc khiếm dụng.

Ngày nay, nhiều công trình sản xuất hàng hóa được phân tản ra nhiều khu vực địa dư khác nhau, mỗi nơi làm một bộ phận sau cùng tập trung vào ráp lại ở một địa điểm khác. Hiện tượng này ngày càng phát triển nhờ ngành vận chuyển và bốc rỡ hàng hóa dùng kỹ thuật mới tiết kiệm thời giờ, bớt chi phí, mà lại nhanh chóng; và cũng nhờ cuộc cách mạng thông tin giúp cho việc liên lạc, điều khiển, phối hợp nhanh hơn, hữu hiệu hơn. Việc sản xuất và nghiên cứu tiếp thị đi đôi với nhau, người sản xuất đáp ứng nhanh chóng theo nhu cầu của người bán hàng. Cho nên một công ty bán áo sơ mi ở Mỹ có thể mua hàng của một công ty tiếp thị Hồng Kông, hàng do một công ty Ðài Loan sản xuất trong nhiều nhà máy ở lục địa Trung Quốc. Một cái máy điện hoặc computer do người Ðài Loan chế tạo nhưng được ráp ở Trung Quốc, dùng những bộ phận ở Mã Lai, Phi Luật Tân, Việt Nam. Ðó là những hiện tượng ngày càng phổ biến. Cho nên chiều con đường và hướng phát triển của nước đi sau như Việt Nam, Cam Phu Chia, không phải là mô phỏng các con rồng đi trước nữa.

Thay vào đó, mỗi quốc gia phải tự xác nhận được đâu là “lợi thế tương đối” của mình tại một khúc trong chuỗi dây chuyền sản xuất và tiếp thị toàn cầu đó, so với các nước chung quanh, những nước đã đi trước cũng như những nước đang cùng trình độ phát triển. Công ty Unilever đã giữ nguyên các hoạt động sản xuất ở Phi Luật Tân, mặc dù lương công nhân ở đó cao hơn ở Trung Quốc; trong khi đó họ đã chấm dứt không sản xuất ở Mã Lai Á nữa. Một lý do là người lao động ở Phi Luật Tân có trình độ cao hơn bên Trung Quốc mặc dù lương cao hơn, đồng thời Phi Luật Tân là một thị trường đông dân hơn so với Mã Lai. Mặc dù giá năng lượng ở Phi Luật Tân đắt hơn ở Mã Lai Á nhưng Unilever vẫn sản xuất ở Phi vì nhiều thứ hàng dùng rất ít năng lượng điện, mà giới quản trị cấp trung ở Phi thì được tiếng giỏi trong việc kiểm tra phẩm chất. Người Phi Luật Tân hay nói chuyện, hay gọi cell phone, theo ông Sanjiv Mehta, giám đốc các hoạt động của Unilever ở xứ này. Chính tác phong đó cũng là một lợi thế vì việc phối hợp trong mỗi nhà máy sản xuất chặt chẽ hơn. Ðó là chưa kể, nền giáo dục cơ bản ở Phi Luật Tân cao hơn ở Trung Quốc, và họ rất thông thạo Anh ngữ. Việc sản xuất hàng ở một nước rồi cung cấp cho cả vùng bây giờ là chuyện bình thường, nhờ phương tiện vẫn chuyển nhanh chóng. Cho nên mỗi quốc gia có thể khai thác lợi thế tương đối của mình mà dựa vào từng điểm lợi đó mà phát triển.

Làm cách nào để khám phá ra những lợi thế tương đối của quốc gia? Trong thế kỷ trước, người ta có khuynh hướng hoạch định những “chính sách công nghiệp” để nhà nước điều hành kế hoạch phát triển. Nhưng nền kinh tế toàn cầu hóa và mạng lưới sản xuất, tiếp thị phức tạp ngày nay không cho phép chúng ta theo con đường đó nữa. Nhà nước chỉ có thể làm những việc tối thiểu để chuẩn bị cho các doanh nghiệp tự họ nghiên cứu và khai thác các cơ hội.

Nhà nước cần làm một việc tối thiểu đầu tiên, là nâng cao trình độ của nền giáo dục. Khi ông Nguyễn Minh Triết đến New York, ông đã ca ngợi nền giáo dục Mỹ và mong các đại học Mỹ sẽ giúp Việt Nam. Nhưng đó là lựa chọn nhầm tiêu điểm. Chỗ yếu nhất của Việt Nam, so với các nước chung quanh chứ không nên so sánh với Mỹ, là nền giáo dục tiểu học và trung học. Nước ta chưa cần đào tạo các khoa học gia tầm cỡ quốc tế vội, có cố gắng cũng mất mấy chục năm mới theo kịp Ðài Loan hay Mã Lai Á. Nhưng đầu tư vào giáo dục bậc cơ sở là đào tạo những công nhân lành nghề, có kiến thức để có thể tự học, và nhất là những con người sống có kỷ luật, có đạo đức. Tăng lương cho các giáo viên gấp ba, gấp bốn lần, nâng cao địa vị xã hội của họ một cách thực tế để họ yêu nghề và họ được kính trọng. Ðó là bước đi tối thiểu để tạo nên một lực lượng lao động cho tương lai để nâng nước ta từ tình trạng nghèo lên trình độ trung lưu.

Nhưng việc nghiên cứu và tìm cách khai thác những cơ hội trong đó người Việt Nam có lợi thế tương đối là một công trình phức tạp mà không một ủy ban kế hoạch hay một chính phủ nào có thể làm được. Phải để cho tư nhân tự do đi làm công việc đó. Chỉ có những nhà kinh doanh dám đầu tư tiền bạc của mình mới đủ động cơ để xông xáo đi tìm những cơ hội mà khai thác. Người Việt Nam không nhất thiết phải đi sau Ðài Loan hay Nam Hàn mà chỉ làm những công việc các nước này đã bỏ, không thèm làm nữa. Trong khi các xưởng dệt, may vẫn tiếp tục khai thác những công nhân lãnh lương rẻ, thì phải có những nhà kinh doanh tìm cơ hội đầu tư trong các lãnh vực tiền tiến hơn, từ việc nghiên cứu, sáng chế đến sản xuất trong các ngành với tương lai hứa hẹn trong 30 năm, 50 năm nữa, như nghiên cứu sinh học và vi tính, sản xuất về kỹ thuật sinh học v.v... Và nước Việt Nam có thể phát triển những ngành dịch vụ với mức lời cao như ngân hàng, bảo hiểm, cố vấn đầu tư, chứ không phải cứ chịu đứng chầu rìa trông Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải, Manilla đi bước trước.

Muốn tạo cơ hội cho tư doanh đi tìm các lợi thế tương đối của nước ta, thì chính sách kinh tế và thái độ chính trị của đảng cộng sản phải thay đổi. Phải cởi mở hơn, tạo khung cảnh cho người dân được sống tự do và làm ăn tự do hơn. Phải kính trọng người dân, phải cho họ được phát biểu ý kiến và tranh luận với nhau mà không sợ bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa!” Guồng máy thống trị phải nới lỏng thêm, đừng để cho công an nắm nhiều quyền hành quá. Luật pháp phải nghiêm minh, không ai được giữ thói quen đứng trên hay đứng bên ngoài pháp luật.

Có như vậy thì các tiềm năng kinh tế trong dân tộc mới được khai thác đem lại ích lợi cho tất cả mọi người. Chúng tôi chắc rằng, những nhà kinh doanh trong phái đoàn của ông Nguyễn Minh Triết và những người ông gặp ở Mỹ cũng đều suy nghĩ và lo âu cho tương lai đất nước. Ông thử hỏi mọi người coi họ nhắm làm gì để nước ta tiến lên thật, tiến lên bằng trình độ những nước Á Ðông khác bây giờ, trong vòng một thế hệ nữa. Tôi chắc rằng họ cũng chia sẻ một ý nghĩ: Muốn tiến bộ, phải được tự do.

Việt Nam sẽ thôi trấn áp đối lập


Việt Nam sẽ không tiếp tục điều mà một số nhà hoạt động nhân quyền coi là cuộc trấn áp bất đồng chính kiến tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine nói với BBC.

Phát biểu tại khách sạn Willard ở Washington sau khi dự buổi khoản đãi của các đại công ty Hoa Kỳ dành cho ông Nguyễn Minh Triết, ông Michael Marine nói: “Tôi không cho rằng nó [việc xét xử hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến] sẽ tiếp tục".

Khi được đề nghị phản ứng trước tuyên bố của Chủ tịch Việt Nam tại New York rằng Việt Nam chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, ông Marine nói nhân quyền là điều mà Hoa Kỳ và Việt Nam còn những điểm bất đồng.

“Nhìn chung Hoa Kỳ muốn thấy có nhiều hoạt động và nhiều không gian hơn nữa cho các nhà hoạt động dân chủ".

“Hiện tại những quyền con người căn bản, quyền tự do ngôn luận, tự do tụ họp, tự do lập hội không tồn tại ở mức cần thiết".

“Nhưng nên nhớ rằng chúng tôi có đối thoại với chính phủ Việt Nam về vấn đề này và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại này để giải thích quan điểm của chúng tôi và chúng tôi có cơ hội đàm phán trên tinh thần xây dựng." - Ông Marine nói.

“Tôi lạc quan rằng chúng tôi sẽ đạt được các tiến bộ" - Marine nói thêm.

Người đại sứ sắp hết nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam nói Việt Nam đã có những hành động cụ thể về nhân quyền khi trả tự do cho một số người mà Hoa Kỳ coi là bất đồng chính kiến trước chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết tới Hoa Kỳ.

Ông cũng nói Việt Nam đã bỏ đi các quy định không hợp lý như nghị định 31/CP về quản chế hành chính.

Hôm qua (21/06/2007) một số dân biểu Hoa Kỳ đã tổ chức họp báo phản đối các hành động mà họ cho rằng là sự đàn áp tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Sau cuộc gặp với ông Nguyễn Minh Triết ở quốc hội, dân biểu Ed Royce của Đảng Cộng hòa nói rằng ông thất vọng trước các diễn biến gần đây ở Việt Nam và kêu gọi ông Bush công khai yêu cầu ông Triết có tiến bộ về nhân quyền thay vì chỉ nói trong hội đàm kín.


------------------------------------------

Nguồn: Tin BBC, 22/06/2007.

Nguyễn Minh Triết tránh né khi bị "quay" về vấn đề nhân quyền


Associated Press
Vietnam President at White House Friday
By FOSTER KLUG 06.22.07, 4:17 AM ET
T. Vân lược dịch

Chuyến viếng thăm Toà Bạch Ốc đầu tiên của một chủ tịch Nhà nước Việt Nam đến vào giữa lúc có những phê phán nặng nề của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, về tình trạng nhân quyền nơi đất nước do cộng sản lãnh đạo.

Tổng thống Bush đã cố gắng đem vấn đề nhân quyền làm trọng tâm của chính sách về Á Châu. Các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà đang thúc đẩy ông Bush áp lực Chủ tịch Triết vào ngày Thứ Sáu này, để có những cố gắng tích cực hơn nhằm chấm dứt điều mà họ diễn tả như sự xúc phạm nhân quyền một cách rộng khắp đối với các công dân Việt Nam.

Ông Triết đã cố gắng đưa trọng tâm vào quan hệ thương mãi nhộn nhịp giữa Hoa Kỳ và một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của Á Châu. Hai nước đã bắt đầu một hiệp định thương mãi song phương vào năm 2001; và giá trị giao thương đã tăng đến gần 10 tỷ Mỹ kim hồi năm ngoái. Ông Triết dẫn đầu một phái đoàn gồm hơn 100 doanh nhân Việt Nam. Hôm Thứ Năm ông Triết đã ký một Hiệp định Sơ bộ về Thương mãi và Ðầu tư, mà Hiệp định này sẽ có tác dụng như là một bản sơ đồ hướng dẫn để cuối cùng đưa đến những thương lượng cho tự do thương mãi.

Nhưng trong buổi họp riêng dài 4 tiếng hôm Thứ Năm tại Quốc Hội Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo lập pháp Mỹ đã liên tục "quay" ông Triết về những tố cáo của các nhóm nhân quyền về việc Nhà nước Việt Nam nhanh tay đàn áp các nhà đấu tranh chính trị và các lãnh đạo tôn giáo.

Dân biểu Cộng Hoà Ed Royce của California nói: "Nhân quyền rõ ràng là vấn đề nổi cộm nhất. Chúng ta phải nhìn thấy một sự chấm dứt về lối hành xử này nếu muốn quan hệ (giữa hai nước) được phát triển."

Khi được hỏi về phần trả lời của ông Triết, Dân biểu Royce cho biết: "Tránh né."

Dân biểu Roy Blunt của Missouri, là nhân vật đứng hàng thứ 2 của Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện kể rằng ông Triết đã nói với các nhà lập pháp "Việt Nam có nhiều nhân quyền, nhưng các nhà bất đồng chính kiến đã làm phương hại đến an ninh quốc gia. Và chúng tôi đã hỏi rất cặn kẽ thêm về chi tiết là điều đó chính xác có nghĩa như thế nào"

Trong một bài phát biểu với các doanh nhân trước buổi họp tại Quốc Hội, ông Triết đã tránh không đề cập đến vấn đề nhân quyền. Ông Triết kêu gọi thêm sự đầu tư từ Hoa Kỳ vào đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng của ông ta và nói rằng nhà nước Việt Nam đang cố gắng giải quyết những khó khăn mà nhiều công ty Hoa Kỳ đã gặp phải.

Ông Triết nói với những người tham dự rằng "Chúng tôi sẽ làm điều tốt nhất để giúp qúy vị. Chúng tôi đang cố gắng để tạo một môi trường thương mãi thân thiện"

Qua một thông dịch viên, ông Triết nói rằng chuyện chiến tranh đã lỗi thời. "Việt Nam là hoà bình. Việt Nam là tình thân hữu. Việt Nam đang phát triển một cách năng động và đầy sáng kiến."

Ông Sherman Katz, một nhân vật cao cấp về quan hệ thương mãi quốc tế của Cơ quan Hỗ trợ Hoà bình Thế giới tại Carnegie nói rằng Việt Nam "phải biết rằng một phần của cái giá để làm ăn với Hoa Kỳ, nếu mong muốn được chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, là hãy làm cho sạch sẽ một số" những vấn đề nhân quyền này



Associated Press
Vietnam President at White House Friday
By FOSTER KLUG 06.22.07, 4:17 AM ET

The first visit of a Vietnamese president to the White House since the Vietnam War comes amid harsh criticism by U.S. lawmakers of the communist-led nation's human rights record.

President Bush has tried to make human rights a central part of his Asia policy. Republican lawmakers are urging Bush to press President Nguyen Minh Triet on Friday to make stronger efforts to stop what they describe as widespread abuse of Vietnam's citizens.

Triet has attempted to keep the focus on vibrant trade ties between the United States and one of Asia's fastest-growing economies. The countries began a bilateral trade agreement in 2001; trade reached nearly $10 billion last year.

Triet is leading a delegation of more than 100 Vietnamese businessmen. He signed with the United States on Thursday a Trade and Investment Framework Agreement, which sometimes acts as a road map to eventual free trade negotiations.

But during an hour-long private meeting Thursday, senior U.S. lawmakers repeatedly took Triet to task for claims by rights groups that Vietnam has ramped up repression of political activists and religious leaders.

"Human rights was overwhelmingly the dominant issue," Rep. Ed Royce, R-Calif., said. "We've got to see a stop to this conduct if this relationship is going to improve."

When asked about Triet's response, Royce answered: "Evasion."

Vietnam tolerates no challenges to Communist one-party rule; it insists, however, that only lawbreakers are jailed. In recent months, Vietnam has arrested or sentenced at least eight pro-democracy activists, including a dissident Roman Catholic priest who was sentenced to eight years in prison.

Rep. Roy Blunt of Missouri, the No. 2 House Republican, said Triet told lawmakers that Vietnam "had lots of human rights, but the dissidents were somehow endangering the security of the country. We pressed hard for more information about exactly what that means."

Triet, in a speech to business leaders before the congressional meeting, avoided any mention of human rights. He called for more U.S. business investment in his fast-growing country and said the government was working hard to smooth out difficulties that some U.S. companies have experienced.

"We will do our best to help you," Triet told the audience. "We are striving to create a friendly business environment."

Triet said talk of the war was outdated. "Vietnam is peace. Vietnam is friendship. Vietnam is developing dynamically and creatively," he said through an interpreter.

Sherman Katz, a senior associate in international trade at the Carnegie Endowment for International Peace, said Vietnam has "got to be aware that part of the price of doing business with the United States, if you expect the U.S. government to help you, is to clean up some of these" human rights problems.


Copyright 2007 Associated Press. All rights reserved. This material may not be published broadcast, rewritten, or redistributed

Không Thể Ô Nhiễm Hơn Nữa


Quý sách nhất chắc là ông… Trần Quý Sách. Là ai vậy? Đó là tên khai sinh của nhà văn Trần Hoài Thư. Quý Sách, Hoài Thư, một bên thuần Nôm, một bên Hán Việt, bên nào cũng… quý sách! Mà Trần Hoài Thư quý sách thật. Chẳng thế mà ông cứ rỉ rả mỗi hai tháng lại ra một tập Thư Quán Bản Thảo, một tập san quy tụ nhiều cây viết cũ cũng như mới. Đó là không kể còn lai rai xuất bản sách của mình cũng như sách của bạn bè.

Thư Quán Bản Thảo không có quảng cáo, không bán. Cứ xuất bản khơi khơi, gửi cho bạn bè như một món quà văn nghệ. Món quà này rất quý vì nó là thứ… homemade. Trần Hoài Thư sắm sửa máy móc, cặm cụi học hỏi đến mức có thể hoàn tất một cuốn sách ngay tại nhà. Layout, in, đóng, cắt một cách hoàn chỉnh. Tay nghề của anh ngày càng cao, cao đến độ anh đã tự hào là sách in chơi đẹp hơn in thật!

Một người quý sách khác là ông Nguyễn Hùng Trương. Chắc nhiều người không biết cái tên Nguyễn Hùng Trương nhưng đã là dân Saigon thì ai cũng phải biết tới cái tên Khai Trí. Biết đã đành, dân Saigon chúng ta chắc chắn đã phải đặt chân vào nhà sách lớn vào bậc nhất này. Từ ngày nhà sách còn là một căn phố trên đường Lê Lợi tới khi nó phình ra hai căn phố rồi leo lên tới nhiều tầng lầu, lúc nào chúng ta cũng bắt gặp cái dáng người cao cao của ông chủ nhà sách Nguyễn Hùng Trương lẫn lộn trong một rừng sách. Ông bán sách nhưng là người có lòng với sách. Từ khi còn là một học sinh. Mỗi sáng được mẹ cho 2 xu ăn sáng. Ông dùng 2 xu này để điểm tâm bằng… báo! Lớn hơn một chút, ông được lên Saigon theo học trường Petrus Ký. Cứ mỗi cuối tuần ông đạp chiếc xe đạp cũ về thăm nhà ở Thủ Đức, sáng thứ hai trở lại thành phố với món tiền mẹ cho đủ ăn sáng cả tuần. Chỉ ngay chiều thứ hai, toàn thể món tiền đã chui vào túi ông hàng sách. Ông ăn sáng mỗi ngày bằng nước lã! Ngay trong thập niên 1940, ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị gồm cả những sách báo ngoại quốc. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách thường nhờ ông mua dùm sách xuất bản tại Pháp. Lệ mua sách, nếu đặt mua từ một chục cuốn trở lên thì được bớt 30%. Ông thường mua luôn chục cuốn để lại cho bạn bè, dư ra thì gửi bán tại nhà sách. Ông biết lựa sách nên việc “làm ăn” càng ngày càng khấm khá. Từ hàng chục cuốn, ông nhảy lên hàng trăm, rồi hàng ngàn. Ông tiết kiệm số tiền kiếm được để có vốn mở nhà sách. Vậy là nhà sách Khai Trí ra đời tại số 62 đại lộ Bonard vào năm 1952. Với đà tiến triển của nhà sách, ông mở nhà xuất bản cùng tên, rồi chủ trương tuần san Thiếu Nhi giao cho nhà văn Nhật Tiến trông coi, tập san Sử Địa giao cho Nguyễn Nhã săn sóc, tài trợ cho nhiều báo trong đó có báo Sống của nhà văn Chu Tử. Ông rất quý anh em văn nghệ, gặp dịp là giúp đỡ, nhận in sách trả tác quyền rất hào sảng dù sách có in hay không. Ông thích sưu tầm sách và đã có một bộ sưu tập sách báo rất quý mà chỉ riêng báo Le Monde xuất bản tại Pháp, ông có từ số báo đầu tiên tới số ngày 30/4/1975! Khi Cộng Sản vào Saigon, ông phải đi tù vì sách! Năm 1991, ông qua Mỹ đoàn tụ với vợ con với ý định mở lại nhà in và nhà sách Khai Trí nhưng hoàn cảnh không chiều ông. Năm năm sau ông trở lại Saigon với ý định phát triển hệ thống bán sách tân tiến tại Việt Nam. Ông có lòng say mê nhưng thiếu thực tế. Thực tế nó hành hạ ông ngay từ ngày đầu đặt chân về lại quê hương. Toàn thể số sách quý, công lao sưu tầm gian khổ của ông đã bị tịch thu. Ông lồng lộn chạy vạy mong cứu sách nhưng vô ích. Trong một bài viết sau khi ông Khai Trí qua đời, nhà văn Nguyễn Thụy Long đã cho biết: “Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa. Một lần khác, trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách tới đâu rồi, ông cười chua chát: ‘Phải đến năm 3000 thì may ra’ ”. Người yêu sách Nguyễn Hùng Trương không đợi được đến năm 3000. Ông đã nhắm mắt xuôi tay vào ngày 11/3/2005. Những ngày cuối cùng trong bệnh viện, trong cơn hôn mê, ông cứ tìm sách. Hỏi tìm cuốn sách này rồi lại hỏi tìm cuốn sách kia, chỉ đến khi đặt được bàn tay mình trên cuốn sách, ông mới yên tâm nhắm mắt!

Sách như một người tình. Ôm vào lòng bao giờ cũng thấy ấm cúng.

em, sách quý - thư phòng ta để bụng
rằng mai kia mốt nọ chắc em vào
tình như gươm ta chỉ cần chém trúng
thì lần đầu lần cuối khác chi nhau?
(Hoàng Lộc)


Không quý sách có Tần Thủy Hoàng, người đã đi vào lịch sử như một người đốt sách và chôn học trò. Con cháu Tần Thủy Hoàng gần đây cũng mon men vào lịch sử. Năm 1975, sau khi cướp được miền Nam, Cộng Sản miền Bắc cũng đã đầy ải trí thức và cũng đốt sách. Những người bị kẹt lại Việt Nam sau 1975 chắc hẳn còn nhớ những cảnh hãi hùng khi từng đoàn thanh thiếu niên đeo băng tay đỏ đi từng nhà tịch thu từng xe ba gác sách. Những ngọn lửa đỏ cuồng nhiệt liếm sách trước những cặp mắt ngậm ngùi của dân chúng. Người viết sách lại có cái đau khác. Chúng ta hãy đau với nhà văn Nguyễn Thụy Long. “Tủ sách của tôi bị xô đổ, cơ man nào là sách. Trong đó có cả những tác phẩm tôi viết ngót hai chục năm qua. Những cuốn sách quí hiếm của các bậc tiền bối, bậc thầy, đàn anh cổ kim mà tôi đã mất công sưu tầm cả đời. Nhưng chồng sách quý giá ấy bị đám thanh niên nam nữ đeo băng đỏ, độ tuổi choai choai khiêng từ trong nhà tôi ra chất đống, nổi lửa thiêu hủy. Khói lên cuồn cuộn ngút từng mây, vướng mắc cả vào cây thánh giá mỏng manh trên nóc tháp chuông nhà thờ Tân Định… Tôi nhìn sách báo của tôi bị thiêu hủy mà nhợt nhạt cả người. Tôi nhìn lên những tro tàn bốc lên cao, những mảnh giấy cháy thành than vẫn còn linh hồn vương vấn trong lưỡi lửa bạo tàn. Tôi thấy những trang sách cháy đen bay nhập nhoạng như những bóng ma trơi trong hoàng hôn. Tôi nhìn lũ trẻ tay đeo băng đỏ tượng trưng cho quyền lực vừa vỗ tay vừa ca hát những bài ca cách mạng mới học thuộc, chúng nhảy múa quanh lửa hồng, vô tư và vô tội, vì chúng không biết mình đang làm gì. Chúng biết gì đâu mà cãi cọ với chúng, chúng giống như một đoàn âm binh bị phù thủy phù phép sai khiến. Tôi bước đi trong thống khổ, trong bóng ma trơi tro tàn khói bay và từ đó ném tôi vào cơn ác mộng. Tôi bị xô ngã xuống vực sâu, hình như có đám mây khói đen nào đỡ lấy tôi, êm như đệm bông, đưa tôi xuống đáy vực, không đau, không xây xát. Nhưng ở nơi đó tối đen, lạnh lẽo. Tôi đang ở đâu? Tôi ngơ ngác trong bóng tối mung lung. Mắt tôi còn tốt mà như mù tịt. Hay là tôi bị chôn sống? Không, tôi vẫn còn thở được và còn có thể kêu lên được, nếu tôi dám kêu. Nhưng sao tôi hãi sợ nơi thâm u này quá. Có ai cứu tôi không? Không ai cả!”

Có ai cứu sách không? Chuyện chi vậy? Sách đang lâm nạn, nạn thờ ơ. Tại Mỹ, trung bình một học sinh mỗi ngày xem TV mất 2 tiếng 15 phút, chơi game và chơi thể thao 1 tiếng 27 phút, đọc sách thì chỉ vỏn vẹn có 11 phút! Học sinh Nhật mỗi ngày xem truyền hình 2 tiếng 17 phút, chơi game và thể thao 44 phút, đọc sách tới 25 phút lận! Trong cuốn Đàm Thoại, nhà văn Võ Phiến đã có một nhận xét khá lý thú: Những căn nhà ngày xưa thường có phòng đọc sách, ngày nay cái phòng… văn hóa này bỗng dưng biến mất trong khi phòng ngủ, phòng vệ sinh lại cứ phình ra chiếm khá nhiều chỗ! “Hiện nay ở Mỹ chúng ta mua nhà hay thuê nhà, loàng xoàng thì một vài phòng, khá hơn thì ba bốn phòng. Có phòng nào gọi là phòng sách không? Ông nghĩ coi: Phòng ngủ, có. Phòng ăn, có. Phòng bài tiết, có. Ngoài ra nào là TV room, family room, living room..v..v.. Cái phòng sách, nó ở đâu?”. Cũng Võ Phiến trả lời: “Ở Mỹ bây giờ thỉnh thoảng bên mép bồn tắm có tờ tạp chí đặt úp mặt xuống để làm dấu một trang đang đọc lỡ dở, thỉnh thoảng trên nắp thùng nước ở cầu tiêu cũng có cuốn sách bị bẻ gấp một trang đánh dấu đang đọc.”

Sách quốc ngữ chữ nước ta cũng vất vả vào ra trên chính đất nước của chúng. Nói vậy là một cách nói cho thuận mồm miệng chứ thực ra sách chỉ tắc tị có một đầu: đầu vào. Còn đầu ra, cứ thoải mái! Mỗi lần rời Việt Nam, tôi khuân từng va li sách đi. Sách rẻ rề. Đó là tính theo giá đô la, chứ đối với người dân trong nước thì cái giá đó cũng không dễ với tới. Tôi có thằng cháu đang học Đại Học, mê sách không kém gì ông bác Việt Kiều. Hai bác cháu cứ rảnh chút thời giờ là lại sà vào tiệm sách. Lần nào như lần nấy, tôi bảo thằng cháu là thích cuốn gì thì cứ chọn tự nhiên, bác mua cho cháu. Vậy mà rất ít khi tôi thấy nó mua sách. Hỏi gặng mãi nó mới nhún vai: đắt quá! Ép thế nào nó cũng không mua. Cái giá trên cuốn sách vẫn làm nó ngại ngùng mặc dù không phải bỏ tiền ra. Tôi thì ôm từng chồng này tới chồng khác mà thấy số tiền móc ra chẳng là bao. Ra đi, hải quan thấy sách là cho mang đi tuốt. Sách mang đi có nhiều thật nhưng đọc được chẳng bao nhiêu. Biết vậy, nhưng lần sau lại lễ mễ với những cuốn sách mang trong mình loại chữ nghĩa lạ lẫm. Đành tự an ủi, thư trung hữu… thực tiễn! Cứ rảnh rỗi mở ra đọc, chẳng được điều bổ ích nhưng cũng ngẫm ra được khối chuyện!

Đầu ra thì trơn tru như vậy, đầu vào thì… ngược chiều. Ai đã từng về Việt Nam chắc đều có kinh nghiệm về chuyện này. Nhà văn trẻ Đinh Linh, một nhà văn di tản thế hệ một… rưỡi, viết văn bằng tiếng Anh, kể lại trên diễn đàn Talawas kinh nghiệm của anh. “Khi tập truyện Fake House của tôi ra mắt năm 2000, tôi đang sống ở Việt Nam. Nhà xuất bản ở New York gửi một quyển về Saigon cho tôi. Tôi hớn hở lại bưu điện để lãnh sách nhưng họ không đưa. Khi họ bảo phải giữ sách để xét nội dung, tôi giải thích cho họ chính tôi là tác giả. Sách không thể lây bệnh cho tôi vì tôi là nguồn bệnh. Hơn nữa, sách được viết bằng tiếng Anh nên khó có thể gây ô nhiễm cho tâm hồn trong trắng muôn thuở (xấp xỉ 4.000 năm) của người Việt. Lắc đầu, họ hẹn tôi hai tuần gặp lại. Sau hai tuần, tôi trở lại bưu điện nhưng chỉ được phát một hóa đơn: “tịch thâu 1 sách vì nội dung đồi trụy và phản động”. Quyển Fake House gồm 21 truyện. Trong đó có chiến tranh, có hòa bình, có người lương thiện, có lưu manh, có đĩ điếm, có tình yêu ngớ ngẩn, ngô nghê, có dâm đãng, có bệnh hoạn. Tất cả những gì trong Fake House bạn có thể tìm ra ngay trong bất cứ cái hẻm nào ở Saigon. Tất cả những gì trong Fake House bạn có thể tìm ra ngay trong cái đầu u u của chính bạn. Quyển Fake House không thể đồi trụy hơn cái xã hội mà nó diễn tả.”

Ý kiến của nhà văn Đinh Linh ngẫu nhiên trùng hợp với ý kiến của nhà văn Vũ Trọng Phụng trên nửa thế kỷ trước. Cuốn Lục Xì của Vũ Trọng Phụng được nhà xuất bản Minh Phượng nhận in. Sách in xong, Vũ trọng Phụng tới nhà xuất bản coi mặt đứa con tinh thần của mình. Nhân dịp này, Minh Phượng mời Nguyễn Vỹ đến ăn cơm và tiện thể giới thiệu Nguyễn Vỹ với Vũ Trọng Phụng vì hai người chưa biết nhau. Nguyễn Vỹ tới trước và Minh Phượng đưa cho nhà văn coi cuốn Lục Xì vừa lấy ở nhà in về. Nguyễn Vỹ đọc được vài trang bèn vứt xuống đất, đá cuốn sách vào gầm tủ, lầm bầm: “Cuốn sách của thằng này viết bẩn quá!”. Vừa lúc đó, Vũ Trọng Phụng bước vào, Minh Phượng vội giới thiệu: “Đây là nhà văn Nguyễn Vỹ”. Vũ Trọng Phụng không đợi được giới thiệu, vội bước tới, chìa tay ra: “Thằng Vũ Trọng Phụng đây!”. Minh Phượng vội nói: “ Nguyễn Vỹ vừa xem cuốn Lục Xì của anh, chê là bẩn quá.” Vũ Trọng Phụng hỏi: “Sách đâu rồi?”. Minh Phượng chỉ tay: “Nguyễn Vỹ mới đá vào gầm tủ kia kìa!”. Vũ Trọng Phụng đi lại gầm tủ, nhặt sách lên, nói: “Đúng đó là quyển sách rất bẩn. Nhưng chưa bẩn bằng ngoài xã hội đâu. Anh Nguyễn Vỹ đã nói thật lòng, còn hơn hàng chục thằng đọc sách rồi nịnh nhau là hay, là thơm, là tuyệt tác!” Nói xong, nhà văn họ Vũ cầm quyển sách lại gần Nguyễn Vỹ và rút viết ghi lên sách: “Thằng Vũ Trọng Phụng xin tặng cuốn Lục Xì đầu tiên này cho Nguyễn Vỹ.”

Cả Vũ Trọng Phụng lẫn Đinh Linh đều cho rằng sách chưa phản ảnh đúng cái xã hội nó mô tả nhưng sách ngày nay, mặt khác, còn phải chạy theo những diễn biến của xã hội. Đức Hồng Y người Đức Joseph Ratzinger vừa được bầu thành Giáo Hoàng Benedict XVI thì sách của Hồng Y này cũng lên ngôi… bestseller! Khi làn khói trắng tỏa ra từ ống khói đền thánh Peter chưa nhạt đi thì sách của Ngài đã được mọi người tranh nhau tìm đọc. Địa chỉ bán sách trên mạng Amazon.com bị một cơn lũ đặt mua sách. Bất cứ sách gì của Ratzinger, đâu chỉ có 5 đầu sách. Amazon.com đã phải xin lỗi độc giả vì không có đủ sách cung cấp. Anthony Ryan, chủ nhà xuất bản Ignatius Press cũng phải xin lỗi khách hàng vì đã bị tràn ngập những đơn đặt mua sách!

Nữ tài tử Jane Fonda cũng ti toe ra sách hồi ký, cuốn “My Life So Far”. Chị phản chiến này đã tỏ ra hối hận khi đã có hành động đâm lưng chiến sĩ khi vào năm 1972, giữa lúc cuộc chiến Việt Nam đang sôi động, chị đã tới Hà Nội ngồi chụp hình chung với bộ đội Việt Cộng trên cỗ súng phòng không bắn máy bay Mỹ. Trong khi đi một vòng các tiểu bang để ra mắt sách, ngày 20 tháng 4 vừa qua, trong khi ngồi ký sách tại Kansas City, chị đã bị một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam, ông Michael Smith, 54 tuổi, nhai thuốc lá và nhổ vào mặt con người phản bội.

Sách như vậy cũng có nhiều loại. Tôi đã bê về loại sách xuất bản trong nước để đọc giữa hai giòng chữ thì độc giả hải ngoại cũng nhiều người mua sách của chúng ta để ủng hộ những nỗ lực duy trì tiếng mẹ đẻ nơi đất khách quê người. Có những độc giả miệt mài với sách đến cảm động. Một vị cao niên ở quận Cam đã chịu khó đón mua tất cả những sách xuất bản mà ông có thể kiếm được. Đọc sao cho hết? Cứ để đó, lúc nào đọc chẳng được, nhưng mục đích chính là góp tay vào việc ủng hộ và giữ gìn sách! Ông khuyến khích nhiệt thành đến như bắt buộc các con cái trưởng thành, cư ngụ tại nhiều nơi khác nhau, phải mua sách và đặt mua dài hạn các tạp chí văn học tại hải ngoại. Người ta vất vả hy sinh để duy trì văn hóa, mình không làm được thì phải tìm mọi cách tiếp tay với họ. Ông thường nhắc nhở con cái như vậy. Ông quý sách này mang họ Phạm. Tên ông không phải là Trần Quý Sách. Nhưng ông xứng đáng với cái tên này. Phải không, ông nhà văn Trần Hoài Thư?

Song Thao

TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG


Ngày 13-6-96, hãng thông tấn Reuter đánh đi một bản tin về Nguyễn Thành Trung, phi công A-37 của Không Lực VNCH đã lấy máy bay xạ kích dinh Độc Lập và hướng dẫn hai chiếc A-37 khác đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất chiều ngày 24-4-75, ngày hấp hối của miền Nam Việt Nam.

Bản tin cho biết, Nguyễn Thành Trung, phi công chiến đấu của KLVNCH được huấn luyện tại Hoa Kỳ từ năm 69 tới 72, là hoa tiêu trưởng phi cơ của Hàng Không Việt Cộng, năm 1995, đã lái chiếc Boeing 767 chở tên chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh qua New York dự ngày kỷ niệm thứ 50 của Liên Hiệp Quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của thông tín viên Reuter tại Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung kiêu hãnh nói, “Năm ngoái tôi bay trở lại Hoa Kỳ, đến Nữu Ước bằng chiếc phi cơ này, đáp tại phi trường Kennedy với máy bay riêng của chúng tôi, mang huy hiệu và sơn cờ riêng của chúng tôi, đến thẳng đất Mỹ!” (Last year, I flew back to America, to New York, in this aircraft, with our logo, with our flag, to the American land, he says proudly - Reuter).

Nguyễn Thành Trung, tên Việt Cộng nằm vùng được địch gài trong hàng ngũ chúng ta. Trung đã góp phần gây hoang mang, làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, gián tiếp đầy đọa, giết hại anh em đồng đội trong các trại tù cải tạo để đổi lấy vinh thân, được Việt cộng tưởng thưởng công lao phản nghịch đó bằng địa vị hôm nay.

Cuộc oanh kích dinh Độc Lập và sau đó, phi trường Tân Sơn Nhất chiều 28-4-75 của năm chiếc phi cơ A-37, đã được Việt cộng tuyên dương như một chiến tích anh hùng. Hàng năm, đến ngày 30-4, báo chí của chúng đều nhắc đến cái gọi là ”thành tích lịch sử” của Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung dẫn đầu với một phi công A-37 khác của Không Lực VNCH là Trần Văn On, cùng bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Mai Vượng, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng. On và Xanh là hai phi công VNCH, tù binh bị Việt cộng bắt ở Đà Nẵng, ép buộc phải thi hành công tác huấn luyện cấp tốc cho giặc lái MIG Việt cộng, để theo Nguyễn Thành Trung bay vào đánh Saigon.

Bài tường thuật đăng trên tờ Lao Động của Việt cộng xuất bản ngày 2-5-96 cho biết Phi Đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung bay ở vị trí số một, vừa là chỉ huy “Biên đội” (Phi đội), vừa là người dẫn đường. Bay số hai là Từ Đễ (con trai giáo sư Từ Giấy, Đại học Tổng Hợp Hà Nội), hiện đeo quân hàm Đại tá ở Bộ Tham Mưu Không Quân Cộng sản. Bay số ba là Nguyễn Văn Lục, Phó chỉ huy Biên đội. Số bốn là Hán Văn Quảng, hiện là Đại tá Sư trưởng Sư đoàn Không Quân của chúng. Máy bay số năm có hai người: Mai Vượng, quê ở Diễn Châu, Nghệ An (đã chết năm 1976) và Trung úy phi công “Ngụy” Trần Văn On.

Bọn giặc lái Việt cộng (Lục, Đễ, Quảng, Vượng) từ trước đến nay chỉ quen với máy bay MIG-17 của Nga, chưa từng biết tới A-37 của Mỹ bao giờ. Giặc lái Việt cộng vào Đà Nẵng từ ngày 22-4-75 để học lái A-37 cấp tốc trong vòng năm ngày. Nguyễn Văn Lục cho biết y chỉ bay tập được ba chuyến trong năm ngày đó. Lục nói, “Các bộ phận điều khiển của máy bay A-37 toàn là tiếng Anh, anh em chúng tôi nhờ người dịch ra tiếng Việt, rồi cắt giấy dán đè lên tiếng Anh để biết mà xử dụng…”

Tư Lệnh Không Quân Việt cộng thời đó là Lê Văn Tri, Thiếu tướng, đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho bọn Lục. Y khoe, “Sau chiến thắng trở về, đồng chí Đinh Đức Thiện gặp chúng tôi, nói rất vui, “Chúng mày rất giỏi. Lính tao chuyển loại xe ô-tô cũng phải mất năm ngày, huống gì là máy bay của chúng mày... Giỏi, giỏi lắm!”…”

Cái “giỏi lắm” của bọn giặc lái Việt cộng Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng là cái giỏi… “nói phét!” Việt cộng tổ sư nói phét không biết ngượng là gì trong bất cứ ngành nghề, giai cấp nào của chúng. Tên tướng Không quân Việt cộng xuất thân từ giới lơ xe đò Đinh Đức Thiện khen ngợi bọn Lục “giỏi lắm” chỉ là thói quen “mèo khen mèo dài đuôi” của bọn “đỉnh cao trí tuệ” mà anh em tù cải tạo ai cũng biết. Việt cộng làm gì cũng tự cho là giỏi. Không thấy ai khen, chúng tự vỗ tay khen chính mình, khen líu lo nồng nhiệt không biết ngượng thì cái chuyện anh Thiện khen em Lục chẳng có gì là lạ!

Để biết rõ cái “giỏi lắm” của những chiến sĩ “người lái anh hùng” nhãn hiệu Vi-Xi thế nào, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đọc truyện ngắn “Trận Đánh Cuối Cùng” của văn sĩ Hữu Mai viết ca tụng “anh hùng” Nguyễn Thành Trung và các đồng chí giặc lái Vi-Xi của y một cách trơ trẽn vô duyên trong tuyển tập “Văn 1957-1982” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số kỷ niệm lần thứ 25, xuất bản năm 82, để thấy trình độ nói phét của Vi-Xi nó “siêu” đến chừng nào mà cười đau khóc hận cho vận số hẩm hiu đất nước…

*

Hữu Mai mở đầu “Trận Đánh Cuối Cùng” bằng câu “Một ngày thật dài…” Y cho biết buổi sáng hôm đó còn ở Gia Lâm, có lệnh đi công tác ngay bằng chiếc IL-18. Đi người không và một giờ sau đáp phi trường Đà Nẵng. Hữu Mai viết theo thể văn tự thuật, dùng chữ “chúng tôi” nên người ta có thể hiểu y chính là một trong những tên giặc lái Vi-Xi được cử vào Nam làm cái “Mission Impossible” này và viết bài tường thuật. IL-18 là phi cơ vận tải như C-47 của Không Quân miền Nam. Y nói “lần này chúng tôi đi công tác người không” - chắc là cho nhẹ, để chuyến về còn chở theo chiến lợi phẩm “hia” được của miền Nam “phồn vinh giả tạo.” Có lẽ bọn y không mang theo cả vỏ cau khô đánh răng, khăn mặt hay cơm nắm muối vừng làm chi cho nặng. Hữu Mai chắc ăn, không cần bắt chước đàn anh Khổng Văn Tuyết ngày xưa… tay đôi không chiến với máy bay “Con Ma” (Phantom) hay “Thần Sấm” (Thunderbolt) của đế quốc Mỹ xâm lược. Anh hùng Khổng Văn Tuyết bay phi cơ MIG đem theo cơm nắm muối vừng, một ấm nước vối và cả cái điếu cầy lên trời, tắt máy phây phả nằm gác chân chữ ngũ mai phục trong mây, đợi từ sáng tới chiều cho khỏi tốn xăng, khi thấy phi cơ Mỹ tới là mở máy nhào xuống bắn hạ cái một…!

Bọn giặc lái Vi-Xi hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng sau một giờ bay. Sân bay Đà Nẵng “rộng và dài hun hút” được Hữu Mai mô tả là “siêu cấp.” hơn gấp bội phi trường Gia Lâm của miền Bắc anh hùng. Cái phi trường Gia Lâm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, theo lời cậu Trác “Thuốc Lào” phi công C-130 kẹt lại, đã từng bay chở cán bộ, bộ đội Vi-Xi từ Bắc vào Nam công tác và chở đồ thổ phỉ gồm cả kẽm gai, tôn gỗ và… ghế đá công viên từ Nam ra Bắc; sau còn được trưng dụng dạy bay và dạy Địa huấn cho bọn giặc lái Việt cộng trước khi “thầy” bị cho đi tù cải tạo. Hồi vượt biển qua Mỹ, cậu Trác đã kể lại với kẻ hèn này rằng:

- Phi trường Gia Lâm vắng như nghĩa địa bỏ hoang, cỏ tranh mọc cỡ đầu người… Tớ đáp xuống, thấy bộ đội lũ lượt từng đoàn vác liềm vào cắt cỏ tranh rồi gồng gánh đi ra… Sau đó lại một bầy dân chúng kéo vào mót những đám tranh còn sót lại! Phi trường này cũng như phi trường Bạch Mai không có đài Kiểm soát Không Lưu. Mỗi lần có máy bay ngoại quốc đến, chúng nó mướn một thằng “Air Traffic Control” người Nhật nói tiếng Anh vào hướng dẫn cho phi cơ đáp hoặc cất cánh xong rồi về.

Nên chi nhìn thấy phi trường “siêu cấp” Đà Nẵng, bọn pilot Việt cộng cứ nghệt mặt ra. Hữu Mai cho biết, “Ngay sau khi đáp xuống Đà Nẵng, có đồng chí Tham Mưu trưởng đứng đợi bên chiếc A-37 sơn màu vằn vện, hình thù dữ dội, giống như một con thú rừng chưa thuần hóa.” Đàn anh ra lệnh cho các đàn em tập buồng máy ngay, “chỉ có từ ba đến năm ngày chuẩn bị.”

Màn tập tành “ba đến năm ngày” này quả là chuyện phong thần. Nhưng ai không làm được chứ Vi-Xi cái gì mà làm không được? Không làm được bằng chân tay, trí óc, các con làm bằng… mồm! Hữu Mai viết, “Nếu trước đây có ai nói như vậy thì đó là nói đùa. Trong chiến tranh, những lần chuyển loại máy bay gấp gáp nhất cũng phải mất ba tháng. Không thể đùa với máy bay. Ở trên không, không có điều kiện để rút kinh nghiệm cho những sai lầm…”

Nói vậy cho nổi bật cái khả năng thần thánh của con người cộng sản “siêu cấp” và để bọn Ngụy nghe mà sợ chơi. Câu nói trên là áp dụng cho việc chuyển loại phi cơ cộng sản thôi đấy, mà cũng cần tới ba tháng là tối thiểu. Vậy mà các “đỉnh cao trí tuệ” chỉ cần từ ba tới năm ngày, nghe phát rét. Huống hồ bọn giặc lái Vi-Xi tiếng Anh tiếng U không biết một mẩu, ngoài ba tiếng “oẳn tù tì…!” Hữu Mai viết, “Mỗi feet bằng bao nhiêu đơn vị đo lường của ta nhỉ? Làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái để khỏi phải nhớ các công-tắc, các đồng hồ bằng vị trí của chúng?...”

Cái này phải hỏi cậu Trác Thuốc Lào, tự nhà văn KQ Trác Vũ. Cậu Trác Thuốc Lào một lần chịu không nổi những quả… ngu của lũ giặc lái con cháu lão Hồ, đã buột miệng chửi thề, xém bị mất cái chỗ đội mũ vì lỡ “hỗn”, lỡ coi thường các đấng đỉnh cao trí tuệ. Cậu Trác kể:

- Phi công Việt cộng, chúng nó từng qua Nga học bay MIG. Nhiều đứa ở Nga đến 6, 7 năm mà khi về nước vưỡn đếch biết nói tiếng Nga La Tư mới tếu! Bọn chúng nó đi học, có thông dịch viên đi kèm theo để theo dõi, kiểm soát… Trong lớp thầy dạy gì, kệ bố thầy, chúng không cần nghe vì khi về phòng có thằng thông dịch lại… Tớ bỏ công dịch tất cả sách kỹ thuật tiếng Anh ra tiếng Việt, dạy chúng nó hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà mình đọc, chúng không hiểu. Đánh vần đi đánh vần lại từng chữ như dạy trẻ con i-tờ-rít, chúng nó vẫn không biết viết ra làm sao. Tớ lập đi lập lại, bọn chúng vẫn ngớ ra như chúa tàu nghe kèn, mặt đần độn trông phát giận… Một lần, nhịn không được, tớ buột miệng chửi thề, “ĐM, sao các anh ăn gì mà ngu quá vậy?” Mình quen mồm như trước đây đùa rỡn với bạn bè… Chúng nó sừng sộ hỏi tội làm tớ xanh mặt.

Kẻ hèn này hồi đó nghe cứ tưởng cậu Trác bôi bác Vi-Xi, không tin nổi, nghĩ rằng cậu phịa ra để tếu chơi. Lạ gì cái giống Không Quân, bạn bè gặp nhau, đúng tần số là tha hồ đấu hót vung vít, hư thực khó lường… nên bèn hỏi đểu một câu:

- Thế hả? Thì ra chúng nó là bọn ngu cả lũ. Nhưng “ngu” mà chúng nó bay MIG, dám chơi “dog fight” tay đôi với pilot Mỹ? Cậu Trác nói vậy thì chúng tôi biết vậy...

“Dog fight” có nghĩa là “không chiến,” là vác máy bay uýnh lộn trên mây, giữa từng trời. Cậu Trác Thuốc Lào được coi là một pilot vận tải hiền nhất nước Không quân, thật thà như đếm. Nghe kẻ hèn này nói câu móc lò, cậu chỉ cười cười, phô hai hàm răng đầy nhựa thuốc lào, kể tiếp:

- Đằng ấy tưởng chúng nó bay MIG thật đấy hả? Mình lầm hết. Mấy cậu Mẽo đồng minh mặc cảm, sợ quốc tế chê cười nên nhiệt liệt thổi phồng pilot Vi-Xi là ghê gớm để tăng giá trị của mình và để khỏi mang tiếng người nhớn bắt nạt ranh con. Chúng nó có đi Nga thật, học tới sáu, bẩy năm lận. Nhưng chúng chỉ lo buôn lậu “quần bò” đem về nước bán kiếm lời, bay với bổng mẹ gì. Toàn là bọn con ông cháu cha hay thành phần chăn trâu gánh nước có thành tích đấu tranh giai cấp tích cực, đấu cha, tố mẹ, dò la hàng xóm, được phong làm “anh hùng”, cho đi học lái nhưng chữ nghĩa đâu mà học?… Các cuộc không chiến với phi cơ Mỹ đều do pilot Bắc Hàn hay Trung cộng lái. Pilot Vi-Xi được cho đi theo, nhiều đứa thú thật với tớ chỉ là… “thợ vịn!” Ngoài Bắc chúng gọi bằng danh từ rất kêu, là “tháp tùng tử !”

“Người lái” kiêm nhà văn Hữu Mai, hôm đầu tiên khi từ Bắc vô Nam tay không (cầm bó rau), mô tả rằng bọn y đêm đó lo cóc ngủ nghê gì được. Phần vì cấp trên giao phó cho nhiệm vụ học bay A-37 chỉ trong vài ngày – với sức các cậu – “sỏi đá làm thành cơm” tương đối dễ ợt, chứ bay bổng loạng quạng là tan nát đời huê ngay. Cậu tả oán, lý do mất ngủ thứ hai là do… không khí. Mùi máy lạnh và vì cái nệm mút dầy êm quá, các cậu ngủ không quen… “Không khí hơi ngột ngạt. Chắc là còn phải một thời gian mới quen được với cái mùi nhân tạo của máy điều hòa nhiệt độ. Một mùi hăng hắc, nồng nồng. Mùi gì vậy?... Ngoài kia, ở thành phố đang tỏa một vùng ánh sáng xanh trong lên bầu trời đêm, chắc còn nhiều thứ chúng tôi còn phải lạ lắm!”

Đúng dzậy! Các con sẽ còn thấy nhiều thứ “lọa” hơn nữa ở miền Nam. Cái mùi đó là mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc, khi đã quen rồi, các con sẽ ghiền và khi ghiền tới độ nặng là các con sẽ chết không kịp ngáp đấy. Mất ngủ, suy nghĩ đến gần phát hoảng, Hữu Mai dẹp tự ái “đỉnh cao trí tuệ,” ao ước, “Giá có mấy anh nhân viên lái cũ của Ngụy ở gần đây để yêu cầu họ ghi lại cho những hàng chữ Anh ở trong buồng lái thì hay quá. Mỗi tối trước khi ngủ say sẽ in luôn nó vào trí nhớ…”

Mẹ kiếp, khi tỉnh học còn cóc vô, học theo lối “ngủ say” thì học với hành thế chó nào được? Mà chỉ có từ ba tới năm ngày để bay cho được chiếc A-37. Ngụy chúng nó trước khi học lái, phải tới Lackland trụ trì ít nhất vài tháng học Anh ngữ. Hữu Mai sau đó kể rằng y và đồng bọn được hai “nhân viên lái” mới được lựa chọn từ trại tập trung về kèm cho các cậu học Anh văn và học bay. “Cả hai đều gầy nhom. Người cao để râu tên là Xanh, người Quảng Bình, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Người thấp nhỏ là On, quê ở Gò Công. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản, không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc hỏng hóc, mà hỏi ngay vào công-tắc điều khiển những đồng hồ bay…”

Cái này phải xét lại ạ. “Những vấn đề cơ bản” nghĩa là cần điều khiển phi cơ, là những nút bấm, nút bật để mở máy, để chỉnh động cơ, để điều khiển bánh đáp, góc dựng cánh lái đuôi, v..v… các con không cần hỏi tới thì bay cái củ gì? Các con muốn chứng tỏ ta đã rành nghề, đâu cần biết tới vài ba cái lẻ tẻ, hay hỏi những cái “cơ bản” sợ quê xệ với bọn giặc lái Ngụy? Bọn giặc lái Ngụy, phi công phản lực A-37 bị các con khi dễ, chê là “gầy nhom,” đâu phải vì miền Nam đói khổ, thiếu dinh dưỡng? Mà vì họ mới được móc từ trong “tù cộng sản” ra đấy!

Cậu Trác Thuốc Lào kể chuyện hồi đó trong chuyến bay chở đồ thổ phỉ ra Bắc, có một thằng đại tá Không quân Việt cộng đi theo, đòi lên phòng lái ngồi ghế copil thay thằng công an “bảo vệ” như thường lệ. Trên đường bay, trời êm ả, cậu Trác lên cơn ghiền, móc cái điếu cầy ra, rít một bi thuốc lào. Đang phê phê khoái tỉ thì anh đại tá Không quân Nhân dân tò mò hỏi chàng giặc lái miền Nam:

- Cái đồng hồ này là đồng hồ gì, có mỗi một cánh tay?

- Dạ, nó là cái đồng hồ “ây-đi-ép” (ADF), dùng để bay phi cụ khi trời xấu không thấy đường, từ điểm này tới vị trí khác. Có nó mới lấy đúng hướng được, không sợ phi cơ mất hướng, bay lạc…

ADF là “Automatic Directional Finding.” Tên Đại tá Vi-Xi nhìn cậu Trác Thuốc Lào với vẻ nghi hoặc kỳ cục.

- Anh nói thật chứ? Đề nghị anh giải thích thêm cho tôi được đả thông. Tôi không hiểu sao lại có thứ đồng hồ gì lạ như vậy?

Cậu Trác nhà ta cũng nhìn tên Đại tá bằng vẻ nghi hoặc kỳ cục không kém:

- Phi cơ có ba cái đồng hồ phi cụ căn bản là đồng hồ chỉ cao độ, vận tốc và đồng hồ chỉ hướng, hay la bàn. ADF là đồng hồ tìm hướng khác, dùng tần số đài phát tuyến cố định dưới đất.

Khi thấy thằmg cha Đại tá hỏi, tớ tưởng nó muốn thử, muốn khảo sát trình độ và khả năng của mình, nên tớ ậm ừ không nói. Nhưng sau thấy nó có vẻ không biết thật ông ạ. Nó đưa tay sờ sờ cái đồng hồ, trầm ngâm nghĩ ngợi rồi hỏi nữa, “Anh nói bị mất hướng, dùng đồng hồ này lấy lại được đúng hướng à?” Nó bảo tớ biểu diễn thử, lúc bấy giờ tớ mới tin là nó không biết thật! Tớ cho phi cơ vòng trái vòng phải, nhào lên chúi xuống, quẹo tới quẹo lui, tăng giảm cao độ lung tung xong mới đem về bình phi, lấy cao độ cũ và chỉnh mũi phi cơ bay theo đúng hướng cũ của đồng hồ ADF. Thằng Đại tá ngồi bên bị vertigo, mặt cứ thộn ra. Mãi nó mới hoàn hồn, tấm tắc:

- Hiện đại thật…! Đúng là Mỹ có khác!

Pilot C-130 Trác Thuốc Lào sau đó mới cảm thấy tự nhiên, thấy hân hoan vì mình “nhớn” hơn anh Đại tá Vi-Xi nhiều – ở tài bay và kiến thức phi hành. Trác Thuốc Lào từ hôm đó mới biết rõ:

- Mất miền Nam đau quá. Chúng nó ngu như chó chứ tài giỏi gì. Chúng chỉ giỏi lừa bịp và nói phét! Trình độ một thằng Đại tá, khả năng và kiến thức không bằng một Thiếu úy của mình. Tớ có hỏi nó, ở ngoài Bắc phi cơ của các ông không có đồng hồ giống như ADF của chúng tôi, làm sao mà bay từ tỉnh này tới tỉnh kia khi thời tiết xấu hay bay đêm được?

Xin bà con Không Quân lắng nghe câu trả lời của cậu Đại tá Không quân Hà Nội rất đáng đồng tiền bát gạo như thế này:

- Ngoài Bắc chúng tôi dứt khoát không bay đêm. Chúng tôi có khẩu hiệu “Tự Đi, Tự Đến, Tự Về.” Nghĩa là khi nhìn thấy rõ đường đất làng mạc bên dưới thì người lái cứ việc tự mình bay theo con đường lúc đi và khi về cũng bay theo đường cũ mà về, vừa an toàn mà vừa không cần có người dưới đất điều hành chỉ đạo đường bay như các anh!

- Hèn chi, cậu Trác nói, có lần tớ để cho một thằng giặc lái Vi-Xi lái từ Hà nội đi Tuyên Quang. Nó bay như thằng say rượu, bay rất thấp dưới mây và cứ lò dò bay theo đường lộ. Buổi chiều, theo lời dặn, bốn giờ rưỡi phải trở về Hà nội, tớ ra mở máy… Đang loay hoay check máy thì ba thằng Vi-Xi xách súng AK chĩa vào tớ quát tớ tắt máy đi xuống…

Lúc đó trời mưa lâm râm. Thằng cán bộ xếp xòng xừng sộ hỏi Trác:

- Đi đâu? Ai cho anh mở máy?

Trác phân bua: - Cán bộ bảo bốn rưỡi về mà?

- Không về. Trời mưa. Ở lại đây tối nay.

- Nhưng mưa nhỏ… Mưa phùn bay đâu có sao?

Y trợn mắt nhìn Trác:
- Anh không biết bay trong mưa nguy hiểm sao? Tôi nói ở lại hôm nay!

Khả năng của cậu Đại tá Không quân ngành bay Việt cộng là như thế. Hữu Mai cấp bậc gì, y không giới thiệu, nhưng khả năng chắc cũng chẳng khá hơn đàn anh Đại tá với tiết lộ về khẩu hiệu “tự đi, tự đến, tự về” làm té ngửa bà con Không Quân Ngụy, thoạt nghe tưởng phi cơ được trang bị hệ thống ô-tô-pai-lốt “hiện đại,” tự nổ máy, tự cất cánh, tự bình phi, tự tìm lấy đường về căn cứ, tự hạ cánh, tự lồm cồm bò đi đổ xăng, và tự di chuyển vào bãi đậu…!

Đêm đầu tiên không ngủ. Đêm sau bớt lo vì đã có hai anh giặc lái Ngụy tên Xanh và On đến giúp nhưng cũng khó ngủ vì cái mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc nó ám ảnh quá trời trời. Hữu Mai thuật lại rằng, Xanh và On đã rụt rè hỏi chúng tôi, “Chúng em muốn đề nghị các anh cho đi theo trong trận đánh được không? Chúng em sẽ không phụ lòng tin cậy của các anh…” Mẹ kiếp, toàn dân Không Quân chúng ta có ai tin được không, cái giọng “điếu đóm” sặc mùi Vi-Xi nghe hèn không tả được. Pilot Không Lực Việt Nam Cộng Hòa làm gì có thói quen xưng hô “anh, em” với cấp trên và cấp trên “mày, tao” với cấp dưới như anh tướng lơ xe Đinh Đức Thiện của quân đội Vi-Xi? Nhờ các cậu một tí. Viết gì thì viết nhưng cũng phải gần với sự thật người ta mới tin. Đem bôi bác địch kiểu đó chỉ làm cho địch nó cười!

Sau đó Hữu Mai tường thuật đến kế hoạch dùng phi cơ A-37 của VNCH để tấn công bất ngờ phi trường Tân Sơn Nhất nhằm gây chấn động tâm lý và hoang mang quần chúng, đẩy nhanh đà di tản của Mỹ. Y nói đến những mối lo, cốt tăng phần nghiêm trọng cho phi vụ “Biên đội không có máy bay tiêm kích đi kèm để bảo vệ. Nếu kẻ địch phát hiện máy bay lạ từ phía Bắc bay xuống, chắc chắn chúng sẽ dùng bọn F-5 để ngăn chặn…” Và “Làm thế nào để lọt qua mạng lưới ra-đa tối tân của địch trên suốt chặng đường dài từ nơi máy bay cất cánh đến Tân Sơn Nhất? Lần này lại không có đài dẫn đường, chúng tôi đều chưa thuộc địa hình, làm sao bay đến đúng mục tiêu?”

Hữu Mai còn nói đến nguy hiểm thời tiết, mưa bất ngờ và kể ra nào hệ thống cao xạ phòng không của cả hai phía nhắm bắn vì không biết phi cơ phe nào. Y kể ra một lô những trở ngại nhưng sau đó kết luận, “Mọi trở ngại đều được lần lượt giải quyết (?)”.

Vai trò của Nguyễn Thành Trung bấy giờ mới được nói đến, “Đồng chí Nguyễn Thành Trung bảo đảm sẽ đưa toàn Biên đội đến mục tiêu. Anh là người của ta hoạt động trong hàng ngũ Không Quân Ngụy, mới từ bên kia chiến tuyến trở về sau khi đã trút hai trái bom xuống dinh Độc Lập. Ta sẽ cố tránh các trận địa cao xạ cả của ta và của địch được chừng nào hay chừng ấy… Chúng tôi sẽ cố giáng cho kẻ địch một đòn thật bất ngờ…”

Nguyễn Thành Trung dẫn đầu Biên đội tới mục tiêu, với On được tham gia trận đánh. Trung là kẻ đã tích cực đóng góp ý kiến vào kế hoạch đánh Tân Sơn Nhất bởi tên phi công phản quốc này nằm vùng, nắm rất rõ tình hình và địa hình cùng các yếu tố quan trọng khác. Chúng dùng phi cơ A-37 phát xuất từ phi trường “siêu cấp” Phan Rang, sân bay Thành Sơn. Theo kế hoạch, Trung sẽ xuống đầu tiên “cắt” bốn lần bốn trái bom thành một vệt dài làm chuẩn cho những máy bay sau oanh kích.

Dù có khả năng siêu việt “tự đi, tự đến, tự về” nhưng bọn giặc lái Vi-Xi cũng thập phần vất vả từ Phan Rang bay vào vì… trời mưa! Để chứng tỏ trời mưa nguy hiểm đến độ phi công Ngụy cũng teo bu-di cho đỡ mất mặt bầu cua, Hữu Mai viết, “Sau này, đồng chí Nguyễn Thành Trung nói lại với chúng tôi, trên đường bay có lúc anh nẩy sinh ra ý nghĩ đưa Biên đội quay trở về vì thấy thời tiết quá xấu.” Y mô tả cảnh rùng rợn, khi chiếc A-37 dẫn đầu của Nguyễn Thành Trung chui vào mây, các anh con giặc lái Vi-Xi tí nữa thì… xón đái, thần kinh căng thẳng, bởi như anh Đại tá Vi-Xi đã nói, “Ngoài Bắc trời mưa, chúng tôi không bay!”

Cũng may cơn mưa nhẹ hều và cục mưa bé tí xíu nên chưa đầy ba mươi giây đồng hồ bọn không tặc Vi-Xi đã bay ra vùng trời sáng rỡ… “Chúng tôi đã ra khỏi mây. Không phải mất nhiều công tìm kiếm, lại nhìn thấy máy bay của Biên đội trưởng…”

Hú vía. Vừa thoát nạn là các con lại yên tâm nói phét ngay. Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Mai Vượng viết thế này, “Chúng tôi nhìn xuống mặt đất. Phía trước không xa, hai dãy nhà thấp cao lố nhố nằm dọc theo một trục đường. Đúng là một thị trấn. Bà Rịa đây rồi! Người bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Đồng bào đi lại rất đông trên mặt đường. Đột nhiên những đám người đông đặc ấy vỡ ra, tóe sang hai bên đường và bỗng chốc quang hẳn đi. Chúng tôi hiểu ngay… Đồng bào tưởng nhầm chúng tôi là những máy bay từ Saigon đến oanh tạc. Lòng chúng tôi se lại với ý nghĩ có hàng ngàn cặp mắt đang ném về phía mình những cái nhìn căm ghét và sợ hãi…”

Nhờ cậu tí. Saigon ở hướng Nam của Bà Rịa, phi cơ các cậu bay từ hướng Bắc xuống, đồng bào “tưởng nhầm” thế quái nào được? Đoàn người suôi Nam để chạy các cậu đấy, sợ các cậu đấy, căm ghét các cậu đấy. Không Quân miền Nam, trong chiến tranh, đôi khi xảy ra chuyện “ném chuột vỡ đồ”, đồng bào có thể lâm vào cảnh tên bay đạn lạc nhưng con số thật ít nhưng không ai thù ghét Không Quân bằng thù ghét cái bọn đi đến đâu là đem tang tóc điêu linh đến đó như lũ cha con đồng chí của các cậu. Vụ chôn sống mười ngàn người hồi Tết Mậu Thân 68 ở Huế mới khiến đồng bào dẫm đạp lên nhau mà chạy, gây nên thảm trạng “Đại Lộ Kinh Hoàng” hồi mùa hè đỏ lửa 72 và cảnh di tản “Con Đường Máu” từ Pleiku về Tuy Hòa tháng 3, năm 1975

Hữu Mai lòng thòng kể chi tiết “Trận Đánh Cuối Cùng” vào Tân Sơn Nhất với đầy đủ tính chất ly kỳ gay cấn và đầy phét lác kiểu Vẹm ăn không nói có cực kỳ trơ trẽn và nham nhở, ba xạo không thể tả. Chẳng hạn bay hành quân đột kích Tân Sơn Nhất “hoàn tòan bí mật và bất ngờ” nhưng lại dùng tần số hành quân của Không Quân VNCH để nói chuyện với nhau và nghe được “một giọng thất thanh, một giọng nói bằng tiếng Bắc”:

- Số Bốn đi đâu thế kia? Sao lại thế kia? Nhảy dù đi chứ?

Trái tim chúng tôi thắt lại. Có lẽ nào chưa kịp làm nhiệm vụ mà một người trong chúng tôi đã phải nhảy dù? Nhưng nhìn nhau, vẫn thấy đủ năm chiếc A-37 trên một đường bay ổn định.

Cái giọng Bắc ban nãy thét to: - Cháy rồi…! Số Bốn nhảy dù đi!
-Cháy rồi…!Số Bốn nhảy dù đi!

Nhìn lại hai tên địch (?), chúng tôi chợt hiểu ra. Một chiếc AD-6 đang bùng cháy. Chắc nó trúng đạn của bộ đội ta tại nơi nó tới oanh kích, cố lê về đến đây, nhưng nó vẫn không thoát. Tên lái chiếc AD-6 này không nhảy dù. Chiếc máy bay lao xuống đất…

Bố khỉ. Cứ như trong xi-nê-ma! Phải có những chi tiết gay cấn ấy mới nổi bật chiến công vĩ đại của bọn Hữu Mai. Rồi cảnh đánh phá Tân Sơn Nhất cũng được mô tả y hệt cảnh những người hùng trong phim “Bla Bla Black Ship” vừa bay bỏ bom, bắn cà nông, vừa cười vui vẻ ra cái điều ngon lành dũng cảm. Nguyễn Thành Trung đánh trước, bom không ra, làm vòng tiếp. Đại đội phó Từ Đễ theo sau Trung, nhắm hangar A-37 nhưng bom rơi mẹ nó sát chiếc C-130 vừa hạ cánh ở tuốt luốt bên này bãi đậu Whiskey Five (W-5). Rồi Đại đội trưởng Lục thả bốn trái nhưng lóng ngóng chỉ rơi có hai. Sau đó là Vượng và On, nhắm vào hangar A-37 nhưng đều trật lất!

Hữu Mai viết, “Những việc trên đã diễn ra hết sức nhanh chóng.” Chúng ta hãy đọc tiếp những đoạn văn dưới đây để xét giá trị toàn bộ bài viết “Trận Đánh Cuối Cùng”…

Đến lúc đó mới nghe thấy tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên:

- Tân Sơn Nhất bị pháo kích…!

Một tên khác, nghe giọng nói có vẻ là một tên chỉ huy, lập lại: - Tân Sơn Nhất bị pháo kích! Rồi hắn hỏi tiếp – A-37 của Phi Đoàn nào, xin cho biết tên?

Giữa lúc đó, Biên đội trưởng đã lao xuống sân bay lần thứ hai. Nhưng rồi thấy anh kéo lên, tiếp tục lượn vòng. Những trái bom vẫn chưa chịu ra.

Một giọng nói khác bằng tiếng Anh, chắc là của một tên Mỹ, lập lại câu hỏi của viên sĩ quan trước đó:

- A-37 của Phi đoàn nào?

Giọng nói có vẻ hách dịch của tên Mỹ đã làm cho Đại đội phó Từ Đễ nổi nóng. Anh quát to:

- Phi đoàn A-Mê-Ri-Ca đây!

Mẹ kiếp, thối không ngửi được. Đang bay trên trời, trong phòng lái kín mít, lo bỏ bom, nhắm bắn mục tiêu mà có “thiên lý nhĩ,” nghe được cả “tiếng tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên…” thì quả là con đẻ của Tề Thiên Đại Thánh! Rồi đang từ một thằng “người lái” mới vài hôm trước không biết nổi “mỗi feet là bao nhiêu đơn vị đo lường của ta” và “làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái…” vậy mà hôm sau đã nghe rành rọt “giọng một tên Mỹ”, hiểu được nó nói gì và tên Mỹ còn biết “lập lại,” dịch ngay tại chỗ ra tiếng Anh câu hỏi của viên sĩ quan Việt, mới ly kỳ! Tên giặc lái Từ Đễ còn biểu diễn màn Tarzan nổi giận, quát to lên cho thằng Mỹ sợ vãi đái! Ghê thiệt..!

Hữu Mai sau đó, được thể, cương thêm: - Bây giờ từ sân bay mới vang lên những tiếng hoảng hốt:

- Bốn A-37 ném bom Tân Sơn Nhất… Đề nghị các máy bay hãy tránh xa!

Cái vụ “nghe thấy tên trực sân bay” ở đoạn trên có thể tạm hiểu là đương sự nghe trên tần số hành quân của bọn Ngụy cũng được đi. Nhưng việc “từ sân bay bấy giờ mới vang lên những tiếng hoảng hốt” thì đúng là… “bu-siệt !” Không Quân Miền Nam đâu có lối nói lịch sự kiểu Vi-Xi “đề nghị ?” Người miền Nam nói “yêu cầu tránh xa” chứ trong trường hợp bấn xúc xích đó, làm quái gì có mục “đề nghị tránh xa ?”

Văn nô Hữu Mai vớt vát thể diện cho Biên đội trưởng Nguyễn Thành Trung và bọn thợ gắn bom mà bom không nhả (có thể lính của ta bị ép buộc trang bị bom đạn cho Vi-Xi đã cố tình chơi đểu?)... “Chiếc máy bay của Biên đội trưởng đã giận dữ lao xuống lần thứ ba. Lần này, bốn trái bom của anh cùng rơi một lúc. Một đám cháy mới bùng lên tại khu vực tập trung máy bay tiêm kích F-5…” Xạo ke! Tân Sơn Nhất làm chó gì có khu vực nào tập trung F-5?

Từ đầu đến cuối tòan nói phét. Nói phét lộ liễu trắng trợn và bất chấp sự hợp lý của sự kiện. Cậu văn nô liên tục nói phét với mục đích đáng bóng thành tích với những chi tiết chỉ có thể đánh lừa được bọn lãnh đạo già nua ngớ ngẩn của các cậu, đánh lừa đám dân miền Bắc đã được họ Hồ làm cho ngu từ năm 1954… Còn đối với nhân dân miền Nam, nhất là với “bọn giặc lái Ngụy,” thì chỉ tổ làm trò cười rẻ tiền như cái phét vĩ đại trong bài “Trận Đánh Cuối Cùng”, khi Hữu Mai viết về chuyến bay trở về của đám không tặc Vi-Xi.

Từ Đễ gần hết xăng khi về gần căn cứ xuất phát nhưng y biểu diển màn “người hùng” cải lương không chịu được. Y không báo cáo sắp hết xăng, không chuẩn bị nhảy dù và quyết định khi hết xăng sẽ dùng “tốc độ thừa” để chiếc A-37 tắt máy, thành máy lượn, đáp êm ru bà rù cho thiên hạ sợ chơi. Y học bay A-37 trong vòng từ ba tới năm ngày, khoe chỉ mới bay thử có một lần là ra trận!

Vụ cạn xăng chỉ là bịa đặt, tạo nỗi lo sợ cho có vẻ hồi hộp bà con chơi thôi. Đồng chí Đại đội phó đã nhìn thấy phi trường! Nguyễn Thành Trung bay sau cùng, nhắc “số Hai” Từ Đễ nhớ bật đèn đáp trước khi hạ cánh.

Đồng chí Đại đội phó nhìn những núm nút trước mặt mình. Anh không tìm thấy công-tắc đèn pha ở đâu. Nhưng không sao, trời tuy gần tối, nhưng anh vẫn cảm thấy thời tiết ở đây tốt lắm vì anh vẫn còn nhìn thấy đường băng. Anh tự bảo, mình chỉ cần giữ sao cho mọi động tác thật chính xác. Chiếc máy bay chiếu hướng đường băng hạ dần độ cao. Đài chỉ huy sân bay đã đồng ý cho Đễ hạ cánh trực tiếp.

- Số Hai bật đèn pha! Biên đội trưởng nhắc một lần nữa vì tưởng đồng chí Đại đội phó quên.

- Rõ! Đễ đáp gọn.

Anh không trả lời Biên đội trưởng được nhiều hơn vì đang phải dồn toàn bộ tinh lực vào việc tiếp đất.

Hai bánh xe phía trước đã chạm mặt đường băng. Thế là xong. Chiếc máy bay theo đà tiếp tục lướt về cuối sân. Nó nằm ịch lại không chịu sự điều khiển của anh nữa. Anh không biết dầu của mình đã hết tự lúc nào. Có thể là từ khi máy bay chưa tiếp đất và anh đã hạ cánh bằng tốc độ thừa...

Độc giả từ bao nhiêu năm sống trong xã hội ưu việt miền Bắc chắc chắn sẽ tin lắm, phục lắm, vì dân trí được Bác và Đảng dạy dỗ phải tin những gì Bác và Đảng muốn dân nghe và tin. Như trước đây phải nghe và tin máy bay Mỹ Ngụy làm bằng giấy và dân quân miền Bắc lấy sào tre… thoọc phi cơ “Con Ma, Thần Sấm” rớt như sung rụng chẳng hạn.

Nhưng cái bọn nhân dân ngoan cố miền Nam thì phải xét lại ạ. Nhất là bọn giặc lái Ngụy thì dù ngu si cách mấy cũng bật cười phì khi đọc sáng tác “Trận Đánh Cuối Cùng” của Hữu Mai trong tuyển tập Văn 1957-1982 của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội Việt Cộng. Trong đó, những “người lái anh hùng” mang nhãn hiệu Vi-Xi đã học Anh văn và học bay phản lực cơ chiến đấu A-37 trong vòng năm ngày, có đứa chỉ bay thử có một phùa là bay vung vít, đánh đấm vung vít, nói tiếng Anh vung vít. Cả bầy bay hồ hỡi tới lúc sắp cạn xăng (chúng gọi là dầu) cũng cóc biết. Không biết cả tới cái công-tắc bật đèn pha nằm ở chỗ nào và đáp mò, đáp không đèn ở một phi trường nhỏ và xa lạ, khi phi cơ đã tắt máy và đáp như để!

Cậu Pilot Trác Thuốc Lào nghe chuyện chỉ cười khinh khỉnh ra cái điều “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”… Hữu Mai kết luận rất dzui thế này:

- Mọi người cười ầm lên. Khi trận đánh đã hoàn thành, khó khăn đã qua rồi, thì những chuyện như vậy lúc này đều có thể trở thành chuyện vui…

Đúng như dzậy. Dzui dễ sợ. Cũng may Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Vi-Xi Mai Vượng đã “hy sinh”, ngỏm củ tỉ trong trận đánh nhau với thằng đàn anh Trung Quốc, bị mấy mụ xẩm du kích Tầu phù cầm sào tre thoọc rớt, chết lăn cù đèo, nếu không, bây giờ độc giả còn được thưởng thức nhiều sáng tác dzui hơn nữa. Như chuyện “người lái anh hùng” Hiệp Sĩ Mù của đảng cướp Vi-Xi đáp phi trường Ngã Năm Chuồng Chó chẳng hạn – và đáp không đèn. Thật đáng tiếc!

Đào Vũ Anh Hùng

Khi Triết đến Los

Tranh: Babui

Cali dậy sóng

Tranh: Babui

BIỂU TÌNH CHỐNG NGUYỄN MINH TRIẾT DỰ TIỆC Ở RONALD REAGAN BUILDING, HOA THỊNH ĐỐN










Sau phiên tòa man rợ với hình ảnh Linh Mục Nguyễnn Lý bị bịt miệng kế đến hai bản án bất công của Luật sư Lê thị Công Nhân, LS Nguyễn văn Đài và sự bắt bớ giam cầm của nhiều nhà đấu tranh khác, lòng dân tỵ nạn ở hải ngoại đã sôi sụt căm hờn, lại thêm Chủ Tịch Nhà Nước CS Nguyễn Minh Triết đến thăm Hoa Thịnh Đốn trong lúc này, như một thách thức ngạo ngược, đã đổ dầu thêm vô lữa, càng làm cho đồng bào tỵ nạn đoàn kết chặt chẽ hơn trong mặt trận chống CS.

Từ chiều hôm nay, một ngày trước khi có biểu tình trước White House hằng trăm đồng bào từ những tiểu bang xa như Texas, California, Canada, Florida, New Jersey, Pennsylvania… lái xe hai ba chục giờ đã lần lượt về Hoa Thịnh Đốn dự biểu tình chống Nguyễn Minh Triết.

Cộng Đồng HTĐ, MD&VA đã tổ chức một bữa cơm “Đồng Tâm“ vào lúc 4 giờ chiều ngày 21/6 ở Nhà hàng Thần Tài, Falls Church để tiếp đón những phái đoàn ở xa về. Đây cũng là dịp để đồng bào kết tình thân, chia sẻ buồn vui trên bước đường tranh đấu cho quê huơng.

Sau đó khoảng một trăm người đã đến Ronald Reagan Building ở Washington, D.C. để biểu tình chống đối Nguyễn Minh Triết và phái đoàn CS được Bà Virginia Foote thuộc Chamber Of Commerce HTD khoản đãi vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

Tại đây có khoảng ba trăm đồng bào từ nhiều tiểu bang ở xa về, đã dàn hàng ngang dọc theo lề đường, đối diện với Ronald Reagan Building cầm nhiều cờ, biểu ngữ và hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng… biểu tình, hô to nhiều khẩu hiệu như “Free Father Lý”, “Freedom for Viet Nam”, Human Right for Viêt Nam”… phần đông những người tham dự cuộc biểu tình này từ xa về, họ là những người có tinh thần rất cao, lái xe hằng mấy chục giờ để về tham dự, nên không khí khác những cuộc biểu tình ở địa phương trước đây. Tiếng hô to của đoàn biểu tình rất mạnh bạo, thể hiện một ý chí sắt đá, một nỗi uất hận, căm hờn, như tiếng gào thét vang vọng trời xanh, tạo một khí thế đấu tranh vô cùng mãnh liệt, rực lửa.

Một người từ Texas nói tôi là quân nhân của QLVNCH, tôi chưa giải ngũ, tôi còn tiếp tục chiến đấu cho đến bao giờ đất nuớc được tự do, dân chủ.

Trời đổ mưa tầm tã, mọi người ướt như chuột lột, nhưng cơn mưa xối xả không đủ sức làm sờn lòng người yêu nước, biểu tình. Họ đứng nguyên tại chỗ như thách thức cùng đất trời. Tiếng gào thét “Free Father Ly “, Freedom for Viet nam”, “Democracy for Viet Nam” tiếp tục vang dội. Tiếng thét như xuất phát từ đáy tim của mỗi ngừơi đã bay bổng lên cao, kêu gào cho thấu Trời xanh, hãy xót thương cho con dân nước Việt, cho những người dân vô tội, đang bị đọa đày trong ngục tù, dưới gông cùm CS.

Nếu Linh Mục NguyễnVăn Lý, Luật Sư Lê thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và những nhà đấu tranh khác có thể nghe thấy đuợc cảnh đồng bào hải ngoại dầm mình dưới cơn mưa tầm tã để đấu tranh cho họ, cho đồng bào ở quê nhà như thế này, hẳn họ sẽ rất vui mừng và vô cùng phấn khởi.

Những nhà đấu tranh này không phải là những người làm chính trị chuyên nghiệp, họ chỉ là một công dân bình thường, nhưng trước những bất công của chế độ, họ đã đứng lên chống lại bạo quyền. Luật sư Lê Thị Công Nhân là một thiếu nữ có vóc dáng nhỏ bé, yêú mềm đã phẫn uất nói lên: “Cho dù chỉ còn một mình tôi chiến đấu tôi cũng sẽ tiềp tục”, và “bị bỏ tù chưa phải là điều tệ nhất”. Những nhà đấu tranh trong nước đang đặt kỳ vọng ở chúng ta, ở hải ngoại; có tự do, có dân chủ hãy tranh đấu cho họ và cho dân tộc Việt Nam thoát cảnh khổ nhục trong gông cùm CS.

Hơn một giờ sau ba trăm người biểu tình đã diễn hành mười ba blocks, dọc theo đường Pennyslvania đến trước tiền đình Quốc Hội để dự Lễ Cầu Nguyện của Liên Tôn.

Sau khi tới nơi mọi người ngồi rải rác nghỉ chân, giải lao, trò chuyện, những người đồng tâm, hợp chí gặp nhau trò chuyện, khung cảnh vui như ngày hội lớn. Hình như trong lòng ai cũng mong một ngày vui về trên quê hương.

Mây kéo đến đen nghịch, có vẽ sẽ có mưa to, nên Ban Tổ Chức đã đi vào chuơng trình nghi lễ ngay. Mở đầu Ca Sĩ Nguyệt Ánh hát Quốc ca HK, sau đó tất cả cùng hát quốc ca Việt Nam, rồi Ban Hưng Ca hát tiếp những bản nhạc hùng để hâm nóng không khí như ”Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Cờ Bay”…

Tại đây trời bắt đầu đổ mưa nhẹ hạt, người che dù, người che ny long, nhưng vẫn hăng hái tiếp tục buổi lễ,l ắng nghe những lời phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh đến từ Cali, nói về vấn đề CS đề nghị hòa giải dân tộc. Ông muốn từ nay CS nên chấm dứt nói về vấn đề này. Ông đưa ra những con số dựa trên tài liệu chính xác, từ 54 đến 75 CS đã làm thiệt mạng bằng cách này hay cách khác 5.980 triệu người, và con số bị ảnh hưởng, khổ lụy bởi CS là 14 triệu người.

Ông Jerry Keiley, một cựu chiến binh HK trước đây đã tạt rượu về phía Thủ Tướng CS Phan Văn Khải, kể lại chuyện đêm hôm qua ông và Trần Đông Đức đã mua vé vào dự buổi tiếp tân đặc biệt dành cho Nguyễn minh Triết. Lúc Nguyễn Minh Triết đang phát biểu, Ông Jerry Kiley bắt đầu đứng dậy đi về phía Nguyễn Minh Triết, ông đã bị cảnh sát chìm chận lại, nhưng ông tránh né đến được gần Nguyễn Minh Triết thì ông bắt đầu la to, “Trả tự do cho Cha Lý, trả tự do cho những nhà đấu tranh Việt Nam, trả tự do cho những tù binh HK còn sống…”

Ông bị cảnh sát bao vây, lúc đó 150 người trong phòng chú ý chuyện bất thường, lúc đó Nguyễn minh Triết đã ngưng phát biểu, nhìn về phía ông thì Ông Jerry Kiley đã nói thật to đủ đề Ông Triết nghe là “Trả tự do cho cha Lý”. Sau đó ông bị Cảnh Sát đưa ra ngoài. Ông nói lần trứơc ông tạt rượu nên bị ra tòa, ông học được kinh nghiệm nên lần này ông không tạt rượu mà chỉ to tiếng, nên không bị khó khăn gì.

Ông Kiley chỉ vào Quốc Hội Hoa Kỳ và White House nói, Quốc Hội và Chính Phủ HK đã phản bội 58 ngàn chiến sĩ HK đã hy sinh cho tự do và dân chủ ở VN. Ông cũng nói Ông Bush không khá gì hơn Ông John Kerry, và Ông đang cố gắng gây quỹ để chống John McCain, vì ông này ủng hộ CSVN.

Sau đó hai vị lãnh đạo tôn giáo là Cha Thanh Nguyễn từ Cali và Ông Huỳnh Văn Hiệp, Hòa Hảo đã làm lễ cầu nguyện theo nghi lễ Công Giáo và Hòa Hảo cho đất nước Việt Nam sớm được có tự do , dân chủ và nhân quyền.

Buổi lễ cầu nguyện của Liên Tôn và thắp nến ở tiền đình Quốc Hội HK được chấm dứt vào lúc 9 giờ tối.