Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2007

Chuyện hai người khách và ông Triết


DCVOnline – Như Trà Mi đã đưa tin về buổi trò chuyện của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại trụ sở của Asia Society (New York, NY) vào trưa ngày 20/06/2007. Tấm thiệp mời mua vé lạ ở chỗ nhắc khách mời đem theo căn cước có ảnh để vào cửa. Chuyện xảy ra tại buổi nói chuyện của ông Triết với khách mời còn một số điều lạ khác mà AFP đã đưa tin ngay ngày hôm sau. Hôm nay Đàn Chim Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc câu chuyện do chính hai người khách - đã đến nghe Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - thuật lại.

Người thứ nhất là Jerry Kiley, một cựu chiến binh Mỹ cũng là người vận động cho tù binh chiến tranh và chiến binh mất tích (POW/MIA), đã hất rượu đỏ xuống thảm trước mặt Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến viếng thăm 2 năm trước. Thứ nhì là Trần Đông Đức, một người vận động cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam, cũng là một người viết báo độc lập. Xin mời bạn đọc Đàn Chim Việt cùng theo dõi “Chuyện hai người khách và ông Triết”.

Jerry Kiley & Trần Đông Đức

Jerry Kiley Write-up

As planned, Duc Tran previously bought two tickets for the 1 PM luncheon honoring the President of the Socialist Republic of Vietnam at the Asian Society in New York City on June 20th. Duc placed his name on the list of attendees however he simply said the other person was a friend of his. That friend was Jerry Kiley; the same person who was arrested for tossing red wine in Khai’s direction in June 2005, two years earlier.

Since his name was not on the official list of attendees they had to make a special name tag with his formal name of Gerard Kiley. Both Duc and Jerry were scanned through the metal detector by the Asian Society security people and the Secret Service who are assigned to protect the Socialist Republic of Vietnam's president Triet during his visit to America.

They entered a very large banquet hall comprised of three areas and were seated farthest away from the main area because that was already full. Duc and Jerry immediately sensed a possible problem with security so they decided to sit at different tables giving themselves two chances to succeed in making their point.

After having lunch Triet was introduced and about a minute later Jerry made the first move by getting up to go to the bathroom, in order to get closer to the podium, when a Secret Service Agent stepped directly in front of him and said, “I’d like to talk to you.” Jerry said OK and then made a quick move to get past the agent so he had direct sight of Triet. As a dozen security people and Secret Service Agents converged on Jerry he yelled out,

“Free father Ly, free the Vietnamese people, and free the live American POWs you are still holding.” In a voice even louder, he looked directly at Triet and said again, “Free father Ly.”

Jerry was then removed from the luncheon and questioned by a Secret Service Agent about how he got into the event and he refused to answer. The agent had a folder with his picture and a write-up that confirmed what he thought, both Duc and Jerry had been identified, isolated and surrounded at the luncheon and yet they still succeeded in personally delivering a simple message, freedom for all.

Jerry told the agent he did this to tell the leadership of communist Vietnam that we will not stop until Ly and all the political prisoners are released, the Vietnam people are free from this brutal repressive regime, and all the live American POWs are returned home. He was asked what he intended to do next and he refused to answer and eventually walked out without being arrested. Two Secret Service Agents visited his home later that evening for about 30 minutes to make sure he was no physical threat to Triet.

Duc Tran was also questioned after he was escorted out of the luncheon.

Duc Tran and Jerry Kiley will be present at the 8 PM candle light vigil in front of the Capitol in Washington DC on Thursday, June 21st, and then at 8 AM on Friday, June 22nd, in Lafayette Park across from the White House during the meeting between Bush and Triet.


Lời kể của Trần Đông Đức

Tôi mua hai tấm vé để vào cửa với sự tò mò muốn tìm hiểu để viết báo như những lần trước đây. Cứ tưởng cuộc nói chuyện này sẽ xảy ra ở Washington, D.C. nên tôi gọi ông người bạn ở vùng thủ đô coi thử còn ai muốn đi thì cho vé. Khi biết cuộc nói chuyện do Asia Society tổ chức tại New York tôi gọi Jerry Kiley và báo cho Jerry biết là tôi có vé đi “coi show”. Jerry rất là hứng thú nhưng cũng hơi lo là cái tên Jerry Kiley không vào được vì đã có trong hồ sơ tạt rượu vào Phan Văn Khải và John McCain hai năm trước.

Càng gần ngày tôi càng thấy yên tâm và coi đây là cuộc nói chuyện mở rộng với những vấn đáp như báo chí trong nước đưa tin vào ngày đầu tiên ông Triết tới Mỹ hôm 18 tháng 6. Hôm đó cũng có một số câu hỏi liên quan tới nhân quyền. Tôi tin chắc là như vậy vì Asia Society đã bán vé công khai trên mạng. Tôi cũng nghĩ là họ có kế hoạch nên tự nhủ là mình phải ứng xử văn minh và lịch sự. Tôi đến tham dự công khai không e ngại. Nếu ban tổ chức không thích thì có thể chận ngay cửa không cho khách vào.

Tới nơi trễ hơn 10 phút và tôi gọi cho Jerry. Trước khi vào cửa thấy đồng bào đã biểu tình tại cổng có cả Lý Tống đang đứng trong đoàn. Tôi ngại đi qua trước đồng hương vì e bị đồng bào hiểu sai về “hoạt động báo chí” của mình. Gọi điện cho Jerry tôi nói khoan tới vội đợi lúc ông Triết và phái đoàn tới bằng cửa sau (do sợ đụng với đoàn người biểu tình) thì hãy vào.

Jerry và tôi vào tham dự và đều ghi danh bằng tên thật và cũng chấp nhận rằng nếu không được tham dự vì thành kiến thì cũng lắm chỉ chúng tôi sẽ đòi lại tiền vé lại mà thôi. Có lẽ ngay lúc quá rộn ràng họ không rà soát hồ sơ nên để Jerry đã vào tham dự buổi nói chuyện.

Khi Jerry vào trong và an vị tại một cái bàn riêng. Tôi hơi lo vì Jerry là khách của mình. Phần Jerry, ông lại có lẽ bình thản dự tiệc hơn và có ý muốn ngồi chung bàn. Ngay sau đó không lâu cả góc phòng đều nháo nhác. Chúng tôi đã bị phát hiện. Nhân viên phái đoàn Việt Nam và bảo an của Hoa Kỳ cứ nhìn chòng chọc vào hai chúng tôi.

Tiếng được tiếng mất, tôi nghe ban an ninh hỏi nhau “làm sao sơ ý để Jerry Kiley vào được trong này?” Rõ ràng mọi người còn nhớ vụ tạt rượu năm trước. Nhân viên mật vụ đứng vòng quanh che hết tầm nhìn của Jerry. Lúc đó tôi đi quanh và tìm chỗ ngồi riêng ở một góc. Trên mỗi ghế đều có chiếc máy phiên dịch làm tôi ngỡ là ghế đã có chủ. Tôi vừa ngồi xuống thì sau đó có một đoàn Việt Nam kéo tới ngồi chung. Không khí tuy rất khó thở (với tôi) nhưng mọi người quanh bàn cũng tỏ ra thân thiện. Tôi cũng muốn bắt chuyện với mọi người chung bàn hơn là dùng cell phone chụp hình. Có một phụ nữ tuổi trung lưu hỏi chuyện và tôi cũng nói thật tất cả về mình. Tò mò và quan tâm tình hình nên mua vé vào dự chứ cá nhân tôi thì đã ra khỏi nước cũng 17 năm rồi, đi từ lúc học trung học. Bà tỏ vẻ không vui vì biết chương trình này lại bán vé như vậy. Đối với quan khách Việt Nam từ bên nước sang mà nói thì chương trình này phải có tầm vóc hơn thế. Vị nữ khách này có khuyên tôi hãy về nước để thấy sự thay đổi vì “bây giờ thay đổi nhiều lắm em ạ!”. Cô gái ngồi bên cạnh cứ háo hức muốn đi thăm tượng nữ thần tự do. Tôi cũng định bụng sẽ bắt chuyện như ông Jerry đang nói chuyện với một ngưòi Mỹ chung bàn, nếu không có chuyện gì xảy ra.

Khi ông Triết lên phát biểu, một số người trong bàn tôi ngồi lại than phiền là ông Triết quá mất lịch sự với đoàn Việt Nam vì chỉ cung kính chào Đại sứ Mỹ (tại Hà Nội) Marine bằng “Ngài” mà không thèm hỏi Đại sứ Việt Nam tại Mỹ là ông Nguyễn Tâm Chiến ngồi cùng bàn một tiếng.

Ông Triết nhấn mạnh tới thành tích của Việt Nam và sự gần gũi của Việt Nam và Châu Á.

Trong khi ông Triết nói chuyện, mật vụ dường như sắp có quyết định hành động đối với sự có mặt của Jerry. Tôi trấn an với một người đã quen trong đoàn Việt Nam. Đừng lo lắng quá, sẽ không việc gì đâu! Ngay cả đến lúc hỏi đáp theo chủ đề chắc là cũng không có gì xảy ra vì Jerry Kiley ngồi cũng khá xa và bốn bề bị mai phục.

Chẳng bao lâu sau, bàn của Jerry đã có sự giao động thật sự. Mật vụ tới và muốn đưa Jerry ra ngoài hỏi chuyện. Lúc đo Jerry mới hô vang cho quan khách và ông Triết nghe là hãy thả tù nhân chính trị, POWs… Nhìn thẳng vào ông Triết, Jerry hô lớn “Hãy thả linh mục Lý”.

Ông Triết lúng túng bào chữa. Jerry Kiley bị nhân viên an ninh điệu ra ngoài. Ông Triết cố định thần nhưng sau đó nói sa đà qua một số việc ông làm trong chuyến đi là hàn gắn quan hệ quá khứ, thăm viếng một số gia đình người Mỹ và người Mỹ gốc Việt. Đối với người Mỹ gốc Việt, ông Triết còn cường điệu với “từng khúc xương, từng giọt máu”. Sau đó hình như ông Triết chuyển sang giới thiệu về đất nước Việt Nam: vốn có thiên nhiên, có nhiều cô gái xinh đẹp có nhiều áo dài duyên dáng, v.v... Nhiều khách tỏ vẻ bất bình và với cách chào hàng kiểu phồn thực của một nguyên thủ quốc gia. Nếu được nghe đoạn audio này chắc đa số đàn ông nước Việt cũng sẽ rất bất bình.

Không hiểu sao tôi lại bị ngôn từ vừa thuần nông vừa phồn thực lại vừa Nam bộ “hấp dẫn” nên loay hoay định ghi âm một số câu “danh giá” này làm tài liệu viết báo. Vừa đứng dậy tôi bị một người gần đó, vừa cầu thân nhưng cũng rất quyết liệt, kéo ngồi xuống bàn. Tôi hiểu là họ ngại mất mặt với quan khách Mỹ nếu tôi có manh động gì. Tôi cũng còn hy vọng đang lúc ăn uống mọi người không nên làm khó gì nhau. Tôi chờ đến phần hỏi đáp.

Không được thế vì bốn nhân viên mật vụ đã đến bàn đưa tôi ra ngoài ở góc cầu thang cứu hỏa rồi khép ngay cửa lại hỏi tôi vào đây có mục đích gì. Tôi cho họ biết tôi là freelance writer. Họ hỏi viết báo cho ai. Tôi đưa tên website vietbao.com, calitoday.com và danchimviet.com cho họ xem bài của tôi đã đăng.

Họ hỏi tôi về Jerry Kiley rất nhiều và biết chính tôi cùng Jerry vào tham dự. Tôi bảo Jerry là bạn của tôi. Họ hỏi tôi có biết ông này đã làm gì hai năm về trước không. Tôi trả lời biết nhưng tòa xét xử xong rồi. Nhân cơ hội này tôi bày tỏ nỗi bất bình với quyết định của họ đưa Jerry Kiley ra ngoài vì chúng tôi có ghi danh chính thực Họ không nên vì áp lực mà ứng xử như vậy. Đây là nước Mỹ, không phải Việt Nam. Jerry và tôi vào đây tham dự hoàn toàn hợp pháp. Sau đó họ đưa tôi xuống phòng hỏi nhiều chuyện khác. Họ quan tâm đến việc có phải chúng tôi vào đây định ám sát ai hay không?

Vì phải trả lời chất vấn nên tôi không biết phần hỏi đáp với ông Triết ra sao; Riêng cuộc chất vấn của mật vụ với tôi lại là điều rất thú vị. Họ không có được bất kỳ một lý do nào để câu lưu Jerry và tôi cả. Sau đó họ xin lỗi tôi một cách tha thiết về việc làm hỏng bữa ăn trưa. Cô mật vụ thật duyên dáng và có lẽ cũng cảm thông với chúng tôi. “Dù sao cũng chỉ là bữa thịt gà; tuy có cá hồi hun khói nhưng hình như không có ly rượu đỏ nào cả”. Cô mật vụ cười hồn nhiên. Tôi hỏi, “Cô có tin được những lời cộng sản nói không?” Chưa có dịp đối thoại đã phải dùng thế lực để loại trừ những ý kiến bất đồng. Jerry Kiley làm như thế là đúng. Đúng là người Mỹ.

Sau đó họ phải thả tôi ra về. Một vài người điện thoại hỏi thăm. Tôi gởi hình ra cho một số bạn bè khi còn trong phòng họp. Ra khỏi thành phố New York, dừng xe, tôi gọi hỏi thăm Jerry Kiley. Jerry cho biết ông bình an vô sự. Tôi kể lại chuyện mình bị thẩm vấn ra sao. Jerry bảo là đừng có nói gì cho họ cả. Đúng là thật tình, tôi cho cô mật vụ tất, trong sáng 100%, từ số an sinh xã hội đến điện thoại nhà, điện thoại văn phòng. Chẳng có gì để che dấu! Tôi còn hẹn cô là ngày thứ Sáu, 22 tháng 6 này cứ bật đài CNN lên thì sẽ hiểu chúng tôi hơn.

Nghĩ lại chuyện hôm qua trong lòng còn đọng những hào hứng nhưng không kém phần bức xúc. Rõ ràng là thiệp mời tham dự đối thoại có chủ đề. Nhưng họ lại loại ngay ra ngoài những người bất đồng chính kiến. Chúng tôi đã không làm gì sai cả.

Trong số quan khách, thật sự mà nói có đến 50% là cán bộ từ Việt Nam. Tôi thấy trong danh sách chỉ có bốn, năm người có tên họ viết theo lối Mỹ (họ sau tên trước – có lẽ đó là những Việt kiều mà ông Triết dành một phần diễn văn đầy “máu xương” cô đọng nhất. Trong đó cũng có những cựu binh Hoa Kỳ mà ông Triết kêu gọi “nồng nàn sâu thẳm” nhất. Thế mà …

Bây giờ nghĩ lại thấy chịu Jerry Kiley thật. Jerry đã trong một khoảnh khắc đã ghi lại dấu ấn lớn dù bốn bề đang bị vây chặt. Thật sự, Jerry và tôi đến dự tiệc không kịch bản và chỉ tuỳ cơ ứng biến. Phần mình, tôi chỉ muốn ghi lại những gì nghe, thấy.

Đó là câu chuyện quanh bữa tiệc trưa Nguyễn Minh Triết nói chuyện tại Asia Society ở New York.

Nếu nghe được audio buổi nói chuyện của ông Triết mọi người sẽ thấy Jerry Kiley tạo sinh động thế nào, và cũng biết rõ hơn nội dung chào hàng du lịch và đầu tư của ông Nguyễn Minh Triết tại Mỹ ra sao.

Quan khách trong bữa tiệc hầu như toàn là người Việt Nam của phái đoàn trong nước tháp tùng kể cả một số quan chức hàng bộ trưởng và phó thủ tướng. Phần lớn khách Á châu là người gốc Hoa và còn có phóng viên và phân xã của hai tờ Nhân Dân Nhật Báo và Giải Phóng Nhật Báo bên Tàu. “Việt kiều” ở Mỹ như tôi chỉ có vài người.

1 nhận xét:

theau nói...

replica bags korea gucci fake a9h31v2m33 replica zara bags 7a replica bags philippines replica hermes bag u8e53g0u65 replica bags us replica prada nylon bags read review x9p81m8e30 replica bags wholesale