Thứ Tư, 25 tháng 7, 2007

Thiên anh hùng ca Dân Oan

“…Vấn đề của họ hôm nay là một thực tại đau khổ của người dân Việt Nam đang bị các tham quan bóc lột, vấn đề của họ là mất nhà, mất cửa không còn chỗ ăn chỗ ngủ, là niềm uất ức truớc những cảnh cư xử bất công…”
công an ta hiền như cục đất…


Cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bào Sông Cửu Long đã bị giải tán bằng vũ lực đêm 18-07-2007! Chính quyền Việt Nam đã đáp lại những khiếu kiện của người dân oan nghèo nàn bằng vũ lực và cưỡng chế đưa đồng bào về địa phương thay vì giải quyết bằng đối thoại trong ôn hoà!

Cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang ở Sài gòn bắt đầu từ ngày 23-06-2007, đồng bào đã biến những lề đường truớc và bên cạnh Văn phòng Quốc Hội 2, số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn thành "Hội Chợ Khiếu Kiện Đất Đai của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long". Những tấm lều che mưa dựng lên vội vã bằng những tấm bạt và vây quay bởi những biểu ngữ, băng rôn. Số người tham dự lên đến gần hai ngàn người. Đại biểu dân oan gồm có 19 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận và chín quận ở thành phố Saigon là: Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh và các Quận 4, 5, 6, 7, 9 và 12 (nguồn: Đơn Kiến Nghi khẩn cấp của Đồng Bào, ngày 16-07-2007). Kể từ ngày 11-07-2007 đồng bào đã diễn hành nhiều lần ở Sài gòn, có khi đoàn biểu tình đã vượt những cấm cản của công an và diễn hành đến nhà thờ Đức Bà, thuộc quận nhất trung tâm thành phố Sàigòn.

Công an TP.HCM đã dùng những biện pháp kém văn hóa như đóng cửa nhà Quốc Hội 2 để cho đồng bào không có phuơng tiện sinh hoạt "vệ sinh", ngăn chặn 50 thùng mì của một vị hảo tâm nào đó gửi đến để cho đòng bào bị đói, đánh một phóng viên khi họ đến chụp hình. Mãnh liệt nhất là những vụ tạm giam và làm nhục hai chị Cao Quế Hoa và Lê Thị Nguyệt và đã làm bà cụ Võ Thị Thu xúc động đến suýt chết. Chị Nguyễn thị Bảo Phương bị bắt giam nhiều ngày, bị đánh bạt tai trong lúc điều tra vì đã tiếp tế cho đồng bào và báo tin lên mạng. Đó là những hành động thiếu nhân đạo, lén lút của chính quyền địa phương và hành động nhắm mắt làm ngơ, vô cảm đối với đồng bào của trung ương và Đảng CSVN! Không có lý gì Việt Nam một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sang năm 2008 sẽ đại diện LHQ đi bảo vệ cho nhân quyền trên thế giới mà đối xử với chính nhân dân mình tồi tệ và vô cảm như thế! Không hiểu Việt Nam sẽ "bảo vệ nhân quyền gì " ở xứ người ? Nếu có chăng thì chỉ là một đám đánh mướn chêt thay cho Tư Bản Mỹ, cho Tư Bản Đỏ Trung Quốc trên những chiến trường nóng bỏng ở Trung Đông hay Châu Phi thì đúng hơn!

Ngày 17-07, Đại lão Hòa Thương Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng với chư tôn Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Thiện Lễ, Phó Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Đại đức Thích Huệ Minh, Đặc ủy Thanh niên Ban Đại diện tỉnh Tiền giang, Thượng tọa Thích Giác Ngôn thuộc hệ phái Khất sĩ và hai Đại đức Thích Viên Hỷ, Thích Đồng Minh đã vượt vòng "vây" của công an Sàigòn vào tiếp xúc và cứu trợ đồng bào. HT Quảng Độ đã đến "để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào" -trích bài phát biểu của HT QĐ -. Hòa thượng Thích Quảng Độ đã tặng cho đồng bào dân oan tại chỗ 300 triệu đồng (tương đương với 19 ngàn U$) để làm vơi bớt phần nào nỗi thiếu thốn, cơ hàn của đồng bào. Để cho đồng bào hải ngoại dễ hiểu xin đơn cử giá một phần cơm là 6 ngàn đồng, một gói sôi là 2 ngàn đồng. Một tấm bạt che mưa là 60 ngàn đồng. Đa số đồng bào rất nghèo vì đã mất cả nhà cửa ở thôn quê, có đồng bào phải chia một phần cơm ra làm ba bữa ăn cầm hơi. Ngoài ra còn có người bị bịnh tật hay bị thương tích phải vào nhà thuơng cứu chữa. Số đồng bào tham dự đã tăng lên trên ngàn nguời. Hôm phái đòan GHPGVNTN đến thăm có khoảng 1700 người biểu tình và có gần 300 công an chìm nổi.
Hòa Thượng Quảng Độ đã ghi một dấu ấn cho cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long qua cuộc tham viếng và sinh hoạt hơn hai tiếng với đồng bào dân oan, đã đưa tiếng nói của dân oan Việt Nam lên dư luận trong và ngoài nước, nêu cao tinh thần BI TRÍ DŨNG của nhà Phật.

Tối ngày 18-07-2007 vào lúc 10h đêm lực lượng công an chìm nổi trên ngàn người, vũ trang tận răng dùi cui, lựu đạn cay, súng ống đã giải tán cuộc biểu tình nằm trụ của đòng bào dân oan trong hai tiếng đòng hồ, tất cả biểu ngữ, băng rôn bị dẹp sạch. Mặc dù đã được các báo mạng thông báo trước, nhiều đồng bào đã quyết định nằm trụ và sau cùng đã bị công an cữơng chế bắt chở lên xe về tỉnh. Một số nhà tranh đáu như chị Vũ Thị Thanh Phương, chị Lưu Thị Thu Duyên và vài người nữa đã bi bắt giam. Theo nguồn tin trên các báo mạng đáng tin cậy: roi điện, lựu đạn cay đã tung ra, một vài nguời bị đánh trọng thương. Trong khi giải tán toàn khu vực bi cúp điện, phá sóng điện thoại, công an đã dùng đèn pha chiếu vào dân oan và bắt từng nguời lên xe. Bà con đã la khóc chửi bới vang trời. Khoàng 5000 nguời dân Saigòn quanh vùng đứng xem hơn 1000 công an nam và công an nữ quần thảo với hơn 200 dân oan mà đa số là đàn bà con gái và các cụ già! Chi tiết cuộc đàn áp còn phải chờ đợi thời gian mới thu luợm rõ ràng được vì những ngưòi dân oan trong cuộc giờ đa số bị bắt, hoặc đã bi đưa về quê, các ký giả dân oan còn đang phải ẩn mặt. Riêng đài BBC thông báo tin giải tán cuộc biểu tình đêm 18-07 và vô tình hay cố ý kèm theo một cuộc phỏng vấn qua điện đàm với một dân oan: ông Trân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. BBC viết Ông Trân dân oan nói: “Không có chuyện gì”. Tuy nhiên cũng đừng quên câu thứ hai "nói mánh"của ông Trân gửi cho đồng bào qua BBC: Ông nói thêm rằng “lần này quay về, chắc cũng khó lên lần nữa.” (!?). Nếu công an hiền như con mèo và không có chuyện gì thì tại sao dân oan đã từng cầm cự với công an nhiều ngày, nay đột nhiên lại "sợ", không dám lên nữa?

Về vấn đề có đàn áp bằng vũ lực hay không, các báo mạng nói "xạo" hay BBC "ngây thơ cụ", tác giả xin đặt câu hỏi để độc giả tự xét: Tại sao chính quyền không mời BBC, CNN đến làm nhân chứng? Tại sao chính quyền không cho báo chí quốc tế đến chứng kiên và quay phim như ở các nước có tự do dân chủ ? Tại sao lại phá sóng khi dẹp biểu tình? Tại sao lại tắt đèn khu vực và tấn công dân oan vào lúc 10h tối? Tại sao không có một tài liệu nào cho biết ai đã ra lệnh?

Trong lúc giải tán chắc chắn chính quyền có quay video rất rõ vì có đèn pha, xin đem công bố cho bà con trong và ngoài nuớc xem cách đối xử nhân đạo và văn minh của Đảng và nhà Nuớc với dân oan !

Biểu ngữ đã dẹp rồi nhưng lời oán than còn đây!

Gần một tháng trời đông bào Tiền Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các quận của TP.HCM đã trưng những biểu ngữ, những lời oán than, những nguyện vọng, những tiếng kêu thống thiết rất chua chát cho thân phận của đông bào trên các biểu ngữ đang dầm mưa dãi nắng trước cửa Quốc hội 2 như sau:

"Hội Chợ Khiếu Kiện Đất Đai của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long", "Dân Tiên Giang kêu oan, Quôc Hội ơi, cứu dân! Chính Quyên tỉnh Tiên Giang lừa dối dân", "Quôc lộ 1A giải toả trắng, chính quyền quên tái định cư", "Dân Tỉnh Trà Vinh Đòi lại đất", "Đi Tiềm Công Lý", "Thủ Tướng ơi Cứu dân", "Nhân dân an giang đả đảo tham nhũng", "Tỉnh Bến Tre kiên quyêt đòi công lý", "Kiên Giang quật khởi tiêu diêt tham ô", "Tiên Giang không giải quyêt đơn tố cáo, người tố cáo bị trù đập, bị đánh", "Tỉnh Bến Tre đòi đất tập đoàn, tập đoàn giải thể không trả lại đât cho dân", "Dân Bình Dương kiện chính quyền lấy đất trái pháp luật", "Tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân", "Dân Long An: An cư mới lạc nghiệp, dân giàu nước mới mạnh, đả đảo tham nhũng, còn tham nhũng dân còn khổ", "Dân Tiên Giang kêu oan, Quôc Hội ơi, cứu dân! Chính Quyên tỉnh Tiên Giang lừa dối dân", "Khẩn cầu Thủ Tướng cứu dân, dân Tiên Giang bị oan sai búc xúc”, "Dân An Giang cùng búc xúc vì bị giải toả theo lệnh cưỡng chế của UBND tỉnh".

Những tố cáo đích danh các tham quan:

"Chính quyên Tiền Giang phản Đảng lừa dân", "Đả đảo bà Nhàn,thanh tra Tiên Giang áp dụng luật rừng với dân, đê nghị cách chức", "10 hộ dân Đồng Tháp kiện chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đât cướp nhà gây búc xúc lòng dân và làm chêt 1 mạng người", "Đả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với thủ tướng", "Đả đảo ông Nguyễn Kim Châu theo đuôi Tiên Giang cướp đất, tài sản của dân", "UBND-Cty XD-PT Nhà Q4 chiêm đoạt đát đai của người dân phường 3 quận 4, Tp HCM, 10 năm chưa giải quyêt!", "Bà Hai Bình Dương tố cáo bà Trân Thi Kim Vân, phó chủ tịch tính cướp đất 11ha điều, bạch đàn làm của riêng, đề nghị bãi nhiệm; thẩm phán Nga, thẩm phán Hoàng tước đoạt trên 2ha cây ăn trái+ nhà cửa xây năm 1991 biếu không cho Triệu Công Minh? 14 năm đi đòi công lý còn bị tống giam 5 tháng 24 ngày".

Trích đơn khiếu kiên:

"...Niềm tin của 18 tỉnh thành và 6 quận TP.HCM không còn đối với chính quyền địa phương... khần cầu Thủ Tướng... Tập thể dân oan 18 tỉnh và 6 quận TP.HCM trăm ngàn lạy Thủ Tướng..".

Nguời Việt Nam nhất là dân Nam Bộ bao giờ cũng lấy tuổi tác để phân chia ngôi thứ, thê mà ngày hôm nay người dân oan trong đó có cả một cụ già đã hơn tám chục cúi lạy các Ngài. Thật là buồn tủi thay cho thân phận của người nô lệ da vàng, chịu nhục nhã để cầu cứu thế mà các Ngài thay vì nhỏ lệ cho dân đen, các Ngài đã đưa công an với dùi cui tới giải quyết. Khi ở Mỹ Ngài định mời cả ngàn người đang biểu tình chống ngài vào dự tiệc với "những lời chân thành, thẳng thắn" thế mà ở Việt Nam thì Ngài lại lặng thinh khi các dân oan cầu cứu Ngài với ngàn lạy Ngài Nguyễn Minh Triết có lẽ chỉ "yêu thương nhau, đoàn kêt với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền VN" với các Việt Kiều có đô la mà thôi, còn cái đám dân nghèo khiếu kiện thì Ngài hơi bị ghét.

Nỗi khó khăn của dân oan

Dân oan đi biểu tình ở Việt Nam gần như không có bảo vệ của luật pháp. Tất cả đều trông chờ vào sự buồn vui của Bộ Chính Trị Đàng CSVN nói riêng và tình hình ngoại giao nói chung.
Dân oan là những người tranh đấu cho nhân quyền, họ đã không có hẫu thuấn từ Đảng CSVN nhưng đôi khi ngay từ các trí thức chình trị gia, hay từ cả các tổ chức chính trị tranh đấu cho nhân quyền và trong đồng bào hải ngoại, vì họ là những người đơn độc, vì mục tiêu của họ có tính cách cá nhân, có tính cách làng xóm, có tính cách địa phuơng, tranh đáu của họ ôn hoà và sau cùng họ là những người dân đen nghèo khổ, thấp cổ bé miệng trong những làng quê đang bị một bọn tham quan cậy quyền cậy thế của Đảng CSVN hà hiếp. Vấn đề của họ hôm nay là một thực tại đau khổ của người dân Việt Nam đang bị các tham quan bóc lột, vấn đề của họ là mất nhà, mất cửa không còn chỗ ăn chỗ ngủ, là niềm uất ức truớc những cảnh cư xử bất công. Chuyện họ bị mất đất, nhà của họ bị kéo sập, cái đó không to lớn, không cao xa, không có tính cách quốc gia đại sự, không có tính cách chính trị quốc tế nên không đủ để các trí thức gia, các chính trị gia xa lông đưa ra bàn luận với những lý thuyết sâu xa?

Dân oan khi đi biểu tình ở Sàigon cấm cờ Đỏ Sao Vàng. Cờ đỏ là chứng tỏ họ chỉ muốn phát biểu lên nỗi oan khiên của họ - những công dân của nước Việt Nam-. Chứng tỏ họ hoàn toàn ôn hoà và không có ẩn ý "lật đổ chính quyền". Một số đồng bào hải ngoại vì thế lúc ban đầu đã không hường ứng. Người nào đòi hỏi hay chờ đợi dân oan khiếu kiện ở Sàigon phải cầm cờ Vàng rồi mới ủng hộ là thiếu thực tế, là vô trách nhiệm đối với an sinh của đồng bào dân oan. May thay đồng bào hải ngoại đã thông cảm và đứng về phía người dân oan dù họ có thể là "phía bên kia", huy chương đầy ngực. Đã có những đông bào tị nạn, những cựu chiến binh của VNCH ở bên Mỹ đã hưởng ứng và đứng ra lập quỹ yểm trợ dân oan.

Đừng ngủ yên nữa!

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đi tiên phuông, vượt qua hàng rào quản thúc ngăn chặn của công an, đã thăm hỏi và yểm trợ đồng bào. Chư tôn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã thực thi tinh thần BI TRÍ DŨNG của nhà Phật. Hòa Thượng Quảng Độ đã kêu gọi "Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất." truớc gần hai ngàn dân oan biểu tình đang bị bao vây của cả trăm công an chìm nổi, dùi cui, súng lớn súng nhỏ. HT Quảng Độ nói ở giữa Saigòn Việt Nam, nơi mà con người chỉ có vô tư ăn chơi, vô tư đút lót, vô tư tham nhũng nhưng không có quyền tự do căn bản của con người và bất cứ mọi đối lập đều bị bịt miệng, bóp chẹt từ trong trứng nước. HT Quảng Độ là ngôi sao Bắc Đẩu trong cái nhà tù lớn Việt Nam.

Nguời dân Saigòn và nhất là người dân lao động đã đứng lên giúp dân oan. Không cần phải to tiếng, không ồn ào nhưng thực tiễn. Một anh thanh niên nào đó đã chở bánh mì vào tiếp tê dù sau đó có thể bị bắt! Giá đĩa cơm ở quanh vùng biểu tình đã xuống giá! Khi cụ bà Võ Thị Thu ngất sỉu và được khênh đi ngoài phố cả cây số từ trụ sở công an về chố biểu tình, đã có những người dân Saigòn ra khiêng giúp. Chúng ta chưa có cái dũng khí như Hòa Thượng Quảng Độ, nhưng chúng ta có thể giúp dân oan biẻu tình về mặt nhân đạo, vấn đề an ninh của đồng bào, về vấn đề vệ sinh. Chúng ta có thể trò chuyện với họ để tìm hiểu những bất công của xã hội. Không lẽ giúp vấn đề nhân dạo cũng có tội hay sao? Không lẽ đến lắng nghe đồng bào cũng có tội hay sao? chỉ có Đàng mới được quyền nghe hay sao?

Ủng hộ nhân đạo cho dân oan, ủng hộ cho nhân dân Việt nam được trả lại quyền tự do dân chủ trong tinh thần bất bạo động là Đúng! Luật Pháp làm ra để giúp nguời dân, là để có công lý chứ không phải để cho tham quan bóc lột dân đen, để cho đàn áp dân oan "chạy án"! Đồng bào hải ngoại hãy gửi tài chánh về ủng hộ cuộc tranh đáu của dân oan, đừng đặt vấn đề cờ Vàng cờ Máu. Lá cờ chỉ là phương tiện, đòi cho được Tự Do Dân Chủ Công Bằng thực sự cho quê hương Việt Nam mới là mục tiêu.

Bây giờ đoàn biểu tình của các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã bị giải tán, nhưng đồng bào hải ngoại còn có thể giúp dân oan rất nhiều:

- Các Tổ chức Yểm Trợ dân oan ở Hái ngoại hãy tiếp tục làm việc, tiếp tục quyên góp, tìm cách giúp đỡ các dân oan. Bây giờ họ rất cần hải ngoại vì họ đang bị chia ra từng nhóm nhỏ. Họ sẽ bị công an địa phương nắn gân, sẽ bị bắt bỏ tù mà không ai hay. Hãy chuần bị cho một cuộc biểu tình mới của dân oan khiếu kiện!

- Kêu gọi các Tổ chức nhân quyền, như Ký giả không Biên Giới đặc biệt chú tâm tới những dân oan đã bị bắt

- Tổ chức những cuộc thắp nến trưóc cửa các tòa đại sứ Việt Nam ở hải ngoại để cấu an cho đồng bào oan.

- Các em sinh viên du học sinh hãy mạnh dạn tham gia vào các cuộc hội thảo ở hải ngoại, các em hãy đứng lên phát biểu ở hải ngoại, các em hãy ủng hộ dân oan. Các em là tương lai của đất nước, bây giờ em được tự do phát biểu mà còn không nói, thì lúc nào mới nói đây?

- Đồng bào hải ngoại hãy đòi hỏi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do cho những người tranh đáu cho dân oan như nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, chị dân oan Hồ Thị Bích Khương, LS Trần Quốc Hiền và tất cả các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã bị bắt giam vô tội. Gần nhất là trả tự do ngay cho hai chị Vũ Thị Thanh Phương và Lưu Thị Thu Duyên.

- Đồng bào hải ngoại hãy đòi hỏi chính quyền Việt nam phải trở lại đối thoại với dân oan Tiền Giang và các tỉnh Đông Bằng Sông Cửu Long để giải quyết trong tinh thần ôn hoà bất bạo động và công bằng.

Một lần nữa tác giả xin nhắn nhủ các công an đã đàn áp đoàn biểu tình: "Kẻ hại các bạn sau này sẽ không phải là những người dân oan, những nhà tranh đáu cho dân chủ mà chính là Đảng CSVN". Các bạn sẽ là những nhân vật tế thần cho Đảng sau này. Hãy xem gương của công an Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, nguời đã bịt miệng cha Lý, giờ đã bị Chủ Tịch Nuớc Nguyễn Minh Triết nói trên CNN, ngày 24-06 : "Chúng tôi khẳng định việc này là không tôt, không đúng... Những việc này sẽ bị xử lý". Mai đây cả mấy ông quan toà, giám sát ở Huế và ngay các TRÊN của các công an sẽ được đi cải tạo, khi Thủ Tướng Dũng sang Mỹ vào tháng chín này. Các bạn công an tiếp tay đàn áp dân oan, đàn áp cuộc biểu tình bất bạo động, bắt bớ đánh đập bà con tiếp tê dân oan chính là "Người ta ăn ốc còn mình đổ vỏ".

Các sinh viên, thanh niên Việt Nam tại sao các bạn lại vô cảm truớc những nguời dân quê nghèo nàn , bị cướp mất đi cả ruộng vườn. Không ai yêu cầu các bạn chống lại Đảng cả. Nhưng nếu đưa một ổ bánh mì cho một dân oan biểu tình có gì là tội? Giúp một cụ già té sỉu đem vào nhà thương có gì là hại đến sự nghiệp của bạn? Đến thăm hỏi với đồng bào để chia sẻ với họ những nỗi niềm oan khiên có gì là tội?

Những nhà trí thức Việt nam còn là trí ngủ đến bao lâu nữa? Ngoài bản tuyên bố ủng hộ của khối 8406, đảng Vì Dân và các báo mạng tranh đáu cho dân quyền ra, ta thấy báo chí Việt Nam im lặng như chùa Bà Đanh, các nhà cấp tiến trong Đảng cũng còn đang suy nghĩ, các linh mục thần hoá, các sư quốc doanh và các thiền sư Làng Mai còn đang tụng niệm. Hỡi các văn sĩ , các nhạc sĩ, các hoạ sĩ, các nghệ nhân đang làm việc trong 600 tờ báo, đài truyền thanh, truyền hình ở Việt Nam, cái dũng sĩ của những ngày xưa đâu? Các bạn như câm như điếc hai mươi hôm nay, thật là nhục nhã cho hai chữ "cầm bút" ở Việt Nam.

Thiên anh hùng ca Dân Oan

Dân oan Tiền Giang và các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đi biểu tình trong một chế độ độc tài độc đảng là một hành động dũng cảm. Không phải cứ thấy ngưòi chết , súng nổ, đạn bay thì chúng ta mới gọi đó là anh hùng. Thời gian của chiến tranh và của bạo động đã đi vào lịch sử. Lịch sử ngày hôm nay ở Việt nam đang được viêt lên bằng những cuộc biểu tình ôn hoà, bằng nước mắt, bằng những lời phát biểu can trường của Hoà Thượng Quảng Độ ngay giữa phố Sàigòn, giữa một chế độ độc tài độc tôn: "Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do".

Lịch sử ngày hôm nay ở Việt nam đang được viêt lên bằng những chịu đựng thiếu thốn của dân oan: nằm trời chiếu đất, bị bỏ đói, bị cướp thùng mì gói, bị cấm sinh hoạt "vệ sinh", bị xé quần xé áo nơi bến xe, bị đánh sặc máu mũi vì chụp hình dân oan, những lựu đạn cay, roi điện, cuỡng bữc vất lên xe như heo như bò. Những người dân không tấc sắt đang đứng lên đòi bạo quyền phải trả lại những công bằng tối thiểu cho quyền làm nguời ở Việt Nam họ là những anh hùng của Việt Nam trong thế kỷ thứ 21.

Dân oan Tiền Giang và Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cùng 9 quận Sàigòn nói riêng và của dân oan cả nuớc nói chung đã và đang dựng lên thiên anh hùng ca tranh đấu cho một Việt Nam có Nhân Quyền Dân Chủ và Tự Do trong thế kỷ thứ 21.

Cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang là dấu ấn cho cuộc đấu tranh đòi lại Tự Do Dân Chủ ở Việt Nam.

Phản đối việc giải tán bằng vũ lực cuộc biểu tình bất bạo động của đông bào Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long!

Hãy thả tât cả các dân oan bị bắt giam vì tham dự cuộc biểu tình Tiền Giang!

Cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự Do Dân chủ và Đa Nguyên ở Việt nam sẽ thành công!

Đinh Thiên Vũ

Lạc điệu !

“… Người ta vẫn làm theo kiểu cũ, thời cửa đóng then cài, sau bức màn tre, thành cố tật, bất cần người dân trông thấy, người các nước khác trông vào !…”

Mùa hè trong nước đang nóng, cái nóng nung người nóng nóng ghê ! Thời sự trong nước cũng nóng, nóng nóng ghê, nóng dồn dập. Khai mạc quốc hội khoá 12, bầu các chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội mới, Thủ tướng mới, Chánh án Toà án nhân dân tối cao mới, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao mới, cử các thành viên chính phủ mới... Trước cuộc họp quốc hội đã có cuộc họp hội nghị trung ương 5 của khoá X.

Họp Trung ương đảng và họp quốc hội đầu tiên sau khi hội nhập quốc tế, chắc hẳn sẽ có không khí mới mẻ, cách đề cập mới mẻ, những nội dung mới mẻ, thúc đẩy chính sách đổi mới một bước quan trọng về phía trước. Vậy mà không phải thế. Mọi hy vọng dù nhỏ nhoi đều nhường cho thất vọng.

Mười ngày họp Trung ương chỉ để đẻ ra 5 nghị quyết dài dòng, nhạt nhẽo, giáo điều và công thức đến ghê rợn. Vẫn là văn phong và nhãn hiệu của cái công ty viết lách ''Học viện chính trị quốc gia'', tha hồ viết để nhận thù lao loại đặc biệt hàng tỉ đồng chia nhau. Nghị quyết về ''cải tiến sự lãnh đạo của đảng'', về ''công tác lý luận, tư tưởng và báo chí'', về ''cải cách hành chính'', về ''công tác kiểm tra của đảng'', về ''nhân sự cấp cao của nhà nước''; 5 nghị quyết cổ lỗ mang những căn bệnh của cơ quan lãnh đạo mà nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo đầy nhiệt huyết và trí tuệ chỉ ra từ 3 năm trước: thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng đột phá để tiến lên, xa rời thực tế nóng bỏng của đất nước.

Quốc hội khoá 12 có gì mới hơn ? - trẻ hơn, có học hơn đôi chút, nhưng có mặt lại tệ hơn ,- tiến lên, lùi xuống - , về cơ bản vẫn là quốc hội ''của đảng, do đảng, vì đảng''. Tỉ lệ người ngoài đảng có dự định tăng từ 10% lên 20%, thì chỉ đạt chưa đến 9%, chỉ có 43 người ngoài đảng bên cạnh 450 đảng viên. Điều làm trò cười là sau khi kêu gọi cử tri tự ứng cử tự do, có đến 230 công dân hí hửng tự ra ứng cử thì đảng đã dùng công cụ Mặt trận tổ quốc (của riêng đảng CS) gạt phăng 200 vị ra qua 3 màn hiệp thương đầy ''sáng tạo'', để rồi loại nốt 29 trong 30 vị còn lại trong danh sách qua màn ''lãnh đạo'' bằng rỉ tai, chỉ trỏ của đảng viên ở chi bộ cơ sở, để cuối cùng chỉ còn duy nhất một vị trúng cử. Có lẽ nên có chỗ ngồi riêng biệt cho của hiếm.

Quốc hội thời hội nhập vẫn là theo nếp cũ, không có tự do ứng cử, bầu cử, không có tranh cử, không có chương trình khác nhau để so sánh lựa chọn, phần lớn vẫn là bầu qua quít cho xong chuyện, cho yên thân; nhiều chuyện cười ra nước mắt, như sai ô - sin đi bầu thay ông bà chủ, như một chú bé bỏ phiếu thay cho cả gia đình lớn, một người bỏ 20 phiếu cho cả số nhà !

Vẫn là một quốc hội lạc điệu với nền dân chủ văn minh, một quốc hội kiểu cổ lỗ, vắng bóng không khí tranh cử sôi nổi có lựa chọn của toàn xã hội, một cuộc bầu cử nhạt nhẽo, đơn điệu, đáng xấu hổ với người nước ngoài, đáng tự vấn lương tâm của kẻ lãnh đạo thời mở cửa và hội nhập.

Đêm trước ngày 493 đại biểu quốc hội mới tề tựu tại thủ đô để vào lăng viếng ông Hồ Chí Minh, Bộ công an đã huy đông cả một đội quân đặc nhiệm,với súng đạn lớn nhỏ, dùi cui, hơi cay, xe thùng, xe tải càn quét tàn bạo gần một nghìn dân oan đang đòi lại quyền sở hữu nhà đất hợp pháp bị bọn cường hào mới là quan chức cộng sản địa phương chiếm đoạt bằng quyền lực thô bạo. Tội ác mới chồng lên tội ác cũ, quốc hội mới khoá 12 khai mạc trong một cuộc ''chiến tranh một chiều'' bằng bạo lực đối với những người cùng khổ nhất trong xã hội, chà đạp nhân phẩm của lương dân oan trái mà lẽ ra họ phải có trách nhiệm tiếp cận để tìm hiểu, tháo gỡ vướng mắc và giải quyết.

Có đại biểu quốc hội nào dám đứng dậy chất vấn bộ công an về hành động thô bạo mất lòng dân trên đây, khi tin xác thực là có người dân bị công án đánh chảy máu, vỡ đầu, có người bị đánh sái chân sái tay, bị ngất xỉu, bị ném lên xe tải như súc vật ?

Và có đại biểu nào dám đứng thẳng dậy chất vấn người cầm đầu chính phủ về sự kiện ngày 9 tháng7 mới đây tàu chiến Trung quốc bắn chết ngư dân nước ta tại vùng biển Trường Sa, dư luận quốc tế đưa tin sôi nổi, và nhân sự kiện này yêu cầu công khai hoá, minh bạch hoá tất cả những tổn thất trên đất liền và trên biển qua các hiệp định Việt - Trung năm 1999 và năm 2000, đến nay vẫn bị giấu kín các bản đồ kèm theo văn kiện.
Trong thời mở cửa, hội nhập, công khai, minh bạch, không thể cứ che che giấu mãi nhân dân và công luận.

Theo dõi trên truyền hình những phiên họp đầu quốc hội khoá 12 sao mà cổ lỗ nặng nề. Màn bầu chủ tịch Quốc hội, bầu Chủ tịch nước ,rồi bầu Thủ tướng hình thức, rỉnh rang. Đúng là đóng kịch gượng gạo, vô duyên. Mấy vị đó đều được phân vai vế chia nhau ngôi thứ, tử đại hội đảng 10 hơn 1 năm trước cho nhiệm kỳ 5 năm, đã nhận việc hơn 1 năm rồi, nay lại bầy trò bầu cử, mỗi vị đều nguyên vị, không có ai ứng cử , tranh cử, vậy mà vẫn cứ giới thiệu ''danh sách'' (!), rồi trao đổi ý kiến cả buổi ở từng đoàn, rồi xếp hàng bỏ phiếu ''độc diễn'', đúng là diễn trò để chụp ảnh, quay phim, mất thì giờ vô tội vạ, đáng xấu hổ khi bao nhiêu việc khác thiết thực cần làm. Người ta vẫn làm theo kiểu cũ, thời cửa đóng then cài, sau bức màn tre, thành cố tật, bất cần người dân trông thấy, người các nước khác trông vào ! Thật là lạc lõng, lạc điệu với thời cuộc, lạc điệu với thế giới văn minh.

Rồi đúng vào dịp khai mạc quốc hội khoá 12, vụ PMU 18, vụ án số một trong 20 vụ tham nhũng lớn nhất được đưa ra xử ngày 1 tháng 8, sau 19 tháng ngâm tôm. Lại một trò cười ra nước mắt của 493 đại biểu nhân dân, vì 8 kẻ tội phạm chính từng bị truy tố về tham nhũng thì nay chỉ còn bị xử về 2 tội ''đánh bạc'' và ''đút lót''. Vụ án đã được uốn nắn lại cho vừa khuôn khổ cần thiết; 3 triệu 6 đôla cá cược được hạ xuống là hơn 700 ngàn đôla, Bùi Tiến Dũng thoát khỏi tội tham nhũng lớn có thể bị mất đầu, vì không có bằng chứng tiền công quỹ bị moi móc, vì người đại diện WB (Ngân hàng thế giới) cũng thừa nhận là không có dấu vết như thế. Có thể chính cơ quan điều tra của bộ công an theo lệnh trên đã giúp Bùi Tiến Dũng chùi sạch mép, để không còn dấu tích ăn vụng hàng mấy triệu đôla công quỹ. Dũng chỉ cần khai tỉnh bơ đó là tiền riêng vay mượn bạn bè thân quen. Vì sao ? Vì Dũng là kẻ thân tín, coi như người nhà của ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh, vì Dũng được ông Mạnh tin cậy gửi gắm cả con gái và con rể, để hai quý nhân này là '' tay hòm chìa khoá'', nghĩa là Chánh văn phòng và phó văn phòng của ''Dũng - Tổng''. Có đại biểu nào lên tiếng về kiểu cách chống tham nhũng độc đáo đến vậy ?

Và có ai dám đặt vấn đề tư cách đại biểu của cậu ''hoàng tử cộng sản'' Nông Quốc Tuấn con trai ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh, từng bị đa số đại biểu đại hội X đảng CS gạt bỏ khỏi danh sách do ông Mạnh tiến cử, thế mà kỳ này ông Mạnh vẫn cố nhồi nhét lấy được, sau khi đổi chỗ bỏ phiếu của Tuấn từ Hànội lên Lạng Sơn để ăn chắc. Cứ như Kim Nhật Thành chuẩn bị cho quý tử Kim Chính Nhất nối ngôi ! Cũng là lạc điệu.

Ngày 24-7 mới rồi khi nhậm chức ông Triết và ông Trọng đều long trọng hứa xây dựng nền dân chủ pháp trị, một chế độ nghiêm theo Hiến pháp và luật pháp do dân vì dân. Thế nhưng những chuyện tức thì xảy ra nhãn tiền tại quốc hội và quanh quốc hội cho thấy vẫn có những khoảng cách khá xa giữa lời hứa và việc làm. Có quá nhiều điều lạc điệu với đổi mới và hội nhập.

Họp Trung ương đảng và Quốc hội nhạt nhẽo giữa mùa hè oi bức, dân ta chỉ tìm vui ở những trận đá bóng để hy vọng, để rồi cũng lại thất vọng .Nền đá bóng nhích lên khá nhưng vẫn ở vị trí 117 của thế giới do virus tham nhũng xâm nhập nặng nề. Mong rằng Quốc hội đặt chỉ tiêu phấn đấu để nước ta không còn xếp thứ 146 về dân chủ 138 về tự do báo chí, thứ 125 về rủi ro trong đầu tư, đèn đỏ về chất lượng đại học...

Lại phải chờ 5 năm nữa ? Để không còn là quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng. Để có tự do ứng cử thật sự. Để không còn duy nhất một người tự ứng cử trúng cử. Để không còn dẹp dân, xúc dân để mừng quốc hội mới mở cửa. Để không còn hoàng tử cộng sản nối ngôi. Để chống tham nhũng không còn kiểu tài tử, tuỳ tiện làm trò cười, chạy tội cho nhau. Để đổi mới ra đổi mới. Hội nhập ra hội nhập.

Để tiếp nhận ngay thật và lương thiện những giá trị quý báu nhất của thế giới văn minh: tự do, dân chủ, bình đẳng, tôn trọng hiến pháp, luật pháp, tôn trọng nhân quyền, từ đó vươn lên những thứ hạng cao của thế giới về mọi mặt của cuộc sống.

Bùi Tín

Dân biểu Loretta Sanchez gởi thư yêu cầu Chủ tịch Triết giải thích về việc công an dùng bạo lực đối với những người biểu tình trước Quốc hội 2

Thưa Chủ tịch Triết

Tôi viết (lá thư này) để bày tỏ sự thất vọng sâu xa của tôi về cách đối xử với những người biểu tình ôn hòa tại Tp. HCM ngày 18/7/07. Theo tôi biết thì có khoảng 1500 công an Việt Nam đã được điều động để phá vỡ một cuộc toạ kháng ôn hòa của 1700 nông dân. Tôi đã đọc những báo cáo cho biết khoảng 30 nông dân đã bị thương nặng vì hành vi bạo động của công an.

Là một Dân biểu Quốc hội đại diện cho một cộng đồng đông đảo của người Mỹ gốc Việt, tôi rất lo ngại về những báo cáo công an dùng bạo lực tại cuộc toạ kháng. Tôi đặc biệt lo ngại hơn khi mà ông vừa mới đến thăm Tổng thống Bush vào ngày 22/6, và ông ấy đã bày tỏ cho ông biết sự quan trọng của nhân quyền trong quan hệ hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đặc biệt là Tổng thống Bush đã tuyên bố trong buổi họp báo chung với ông là ông ta đã nói với ông điều sau đây:


"Tôi cũng đã xác định rất rõ ràng là để cho những quan hệ được phát triển sâu đậm hơn, điều quan trọng là những người bạn của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tin tưởng mạnh mẽ của tôi là xã hội được giàu đẹp hơn khi người dân được phép bày tỏ tư tưởng của họ một cách tự do hay được tự do hành đạo."


Lời tuyên bố này liên quan đến tầm quan trọng của nhân quyền đối với Hoa Kỳ, là lời tuyên bố tiếp theo sau bản thông cáo chung giữa ông và Tổng thống Bush ngày 17/11/06. Bản thông cáo chung này cũng lại đề cập đến tầm quan trọng của nhân quyền:


"Tổng thống Bush đã giải thích Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, mà Chiến lược này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nền hoà bình thế giới và sự ổn định phát triển trong tất cả các quốc gia có sự tôn trọng hoàn toàn cho nhân quyền và những quyền tự do căn bản. Chủ tịch Triết đã báo cho Tổng thống Bush biết về những luật lệ và quy định được công bố mới đây về tự do tôn giáo đang được thi hành trên khắp các địa phương tại Việt Nam. Cả hai nhà lãnh đạo cũng đã ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục làm cho tiến triển vấn đề đối thoại nhân quyền song phương, và tái xác nhận rằng điều đó nên được thực hiện với một thái độ cởi mở, xây dựng và có kết quả”.


Qua những trao đổi về tầm quan trọng của nhân quyền trong buổi hội kiến hồi tháng 11/06 và tháng 6/07 giữa ông và Tổng thống Bush, tôi cảm thấy thất vọng và bực mình bởi những báo cáo về việc công an hành xử tàn bạo tại Sài Gòn vào ngày 18/7/07. Tôi muốn được thấy nhà nước Việt Nam chú ý một cách nghiêm túc hơn về vấn đề nhân quyền. Những báo cáo liên tục về việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong vài tháng vừa qua, là điều thất bại trong việc thuyết phục nhân dân Hoa Kỳ rằng nhà nước Việt Nam có những tiêu chuẩn căn bản về nhân quyền mà các đối tác thương mãi và các thành viên của cộng đồng thế giới mong đợi.

Tôi muốn được nghe thẳng từ ông tại sao những hành vi bạo động này đã được công an Việt Nam xử dụng đối với những người biểu tình ôn hòa.

Kính thư
Loretta Sanchez
Dân biểu Hạ viện

Đồng kính gởi:
Bà Condoleezza Rice, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Dân biểu tình vì dân chủ

Chính quyền trong nước cho biết họ đã “thuyết phục” được bà con biểu tình chống tham nhũng, bất công ở Sài Gòn trở về nguyên quán cho địa phương giải quyết. Ðồng bào biểu tình trong suốt tháng trời, từng ngày một số người càng đông hơn. Trong thời gian đó đảng cộng sản luôn miệng nói bà con hãy trở về địa phương nhưng không ai nghe. Ấy thế mà mô bữa lúc nửa đêm lại được “thuyết phục” và bỗng dưng nghe lời răm rắp. Thế thì người ta đã thuyết phục như cách nào mà hay như vậy?

Những cuộc biểu tình gần đây ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn cho thấy người Việt mình giờ đã khôn lắm. Năm xưa ở Thái Bình, nông dân đã tấn công cả các trụ sở công an, gây tình trạng vô chính phủ ở nhiều làng xã máu đã đổ, nhiều người đã chết và bị bắt mất tích. Ở Thọ Ðà, nông dân biểu tình đã chặn đường, đốt xe, đánh trả công an. Năm nay đồng bào biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn biết không thể lấy trứng chọi với đá, họ chỉ đi tay không, hoàn toàn bất bạo động. Nhiều người quan sát chê là bà con biểu tình đông thì đông thật nhưng không có tổ chức; họ thấy một khuyết điểm là không có lãnh đạo. Lúc đầu chỉ có dưới trăm người, từ mấy tỉnh Tiền Giang, Long An, Ðồng Nai, sau dần dần mới tăng lên từng ngày một, mỗi ngày thêm vài tỉnh tham dự. Không ai điều động, không ai phối hợp, nhiều người đến dự biểu tình vào ban ngày, đến tối lại về nhà bà con ngủ trọ! Như vậy, chưa gọi là một phong trào chống đối chế độ được.

Nhưng đứng về phía chính quyền cộng sản chắc họ phải nhìn thấy chính tình trạng “thiếu tổ chức” đó mới đáng lo sợ. Người dân tự động đứng lên, không cần ai “lãnh đạo,” chứng tỏ dân ở khắp nơi đang ôm một mối uất hận âm ỉ từ mấy chục năm nay chưa nguôi. Cho nên không cần ai tổ chức, không lãnh đạo, không phối hợp, mà hàng ngàn dân chúng từ mấy chục tỉnh, thành kéo nhau về thành phố cùng kêu lên một tiếng như nhau. Tại sao có tình trạng bột phát như vậy? Gốc rễ phải nằm sâu dưới cái bề mặt bằng phẳng có vẻ an toàn của chế độ. Sau khi đám biểu tình bị dẹp, những ông kẹ ở địa phương chắc đang vỗ bụng hả hê, ăn khao mừng chiến thắng. Nhưng bộ đầu não ở trung ương chắc không thể ngủ yên được. Cái gì đã gây nên những mối uất hận lớn lao, chỉ chờ cơ hội là bột phát lên như thế?

Bà con ở nước ngoài còn có dư luận nghĩ rằng người trong nước biểu tình chỉ đòi hỏi những vấn đề cụ thể, như chuyện chiếm đất và đòi bồi thường đất; bà con chỉ lo nhu cầu cơm áo thôi chứ không ai đi biểu tình đòi tự do dân chủ cả. Nói như vậy là coi thường dân trí người Việt.

Người dân đi Thái Bình, Thọ Ðà liều mạng chống công an, nông dân biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn từ hơn hai chục năm qua không phải chỉ vì vấn đề cơm áo. Họ đứng dậy chính vì phản đối bị người cán bộ nhà nước đối xử bất công, bị cường hào áp bức, oan khuất quá mới phải kêu lên. Ở Thái Bình, ở Thọ Ðà ngày xưa và ở Hà Nội hay Sài Gòn bây giờ không ai đi biểu tình vì bị mất mùa gây đói kém. Những năm 1980 nhiều người chết đói ở Thanh Hóa, Thái Bình, cũng không ai biểu tình đòi ăn cả. Bây giờ cũng chưa thấy thanh niên tìm không ra việc đi biểu tình, hay vì thất nghiệp mà xuống đường. Người dân đi biểu tình vì bị oan ức, chứ không phải vì muốn ăn ngon mặc đẹp hơn. Những cuộc cách mạng xưa nay bùng lên thường vì người dân cảm thấy nhục, hơn là vì đói. Mà nỗi oan ức nhục nhã người dân đang chịu là do hệ thống chính trị của đảng cộng sản gây ra. Thứ nhất là guồng máy cai trị dựa trên bè đảng của những tay tham nhũng, không thể nào trong đồng đảng họ lại thanh toán lẫn nhau được. Thứ hai là người dân bị bịt miệng, không có tiếng nói. Cả hai nguồn gốc gây ra bất công và uất ức đó nằm trong hệ thống chuyên chính của đảng cộng sản. Người dân xuống đường không cần nêu các vấn đề chính trị như tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nhưng các cuộc biểu tình bắt nguồn từ bế tắc chính trị đều là những vận động chính trị. Những người dân hiền lành chỉ nêu lên các mục tiêu ngắn hạn, những vấn đề cục bộ ở địa phương của họ, nhưng cả nước đều có những vấn đề như nhau chứ không riêng một địa phương nào. Cho nên hành động biểu tình cùng xảy ra khắp nơi chính vì nhu cầu tự do dân chủ. Nếu dân không được sống trong tự do dân chủ thì những căn nguyên gây ra nỗi oan ức không bao giờ chấm dứt!

Những người đi biểu tình không đòi các quyền tự do dân chủ mà lại chỉ đòi bồi thường đất đai vì không ai dại gì đụng tới những vấn đề cấm kị để công an có lý do hốt ngay lập tức! Ðồng bào đã khôn ngoan hành động hoàn toàn trong vòng luật pháp của đảng cộng sản. Ngay khi chỉ trích chính quyền địa phương đồng bào Tiền Giang còn căng biểu ngữ tố cáo cán bộ cấp dưới đã “đánh lừa đảng, đánh lừa dân.” Bà con coi đảng như một ông vua bị đám nịnh thần mê hoặc vậy! Nhưng ai cũng biết trong thực chất chính “ông vua” này cũng cùng một rọ với đám nịnh thần đó! Ðồng bào biểu tình đã khôn ngoan tự kiềm chế để tự bảo toàn mạng sống của mình. Ðiều này chứng tỏ bà con có ý thức rất cao về chính trị. Khi người dân có ý thức cao như vậy, mà nguồn gốc tạo ra oan ức, bất công không được giải tỏa thì dẹp xong một cuộc biểu tình không phải là đã yên thân.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể sẽ coi như họ đã chiến thắng sau khi dẹp bỏ được các đám đông biểu tình trong tuần này. Sẽ phải chờ nhiều tháng, nhiều năm nữa mới có người dám đi biểu tình nữa. Nhưng nếu chế độ còn tiếp tục chuyên chế thì sẽ không yên. Những vụ Thái Bình, vụ Thọ Ðà đã qua, đến những vụ ở Thanh Hóa, Hải Dương, Ðồ Sơn; bây giờ lại ở ngay Hà Nội và Sài Gòn. Sau mỗi lần đàn áp, đảng cộng sản có thể tạm yên được một thời gian. Họ có thể dùng nhiều thủ đoạn. Những người đứng đầu các cuộc phản kháng to gan nhất cũng có thể bị mua chuộc hay bị dọa nạt cho nản chí. Người nào đòi hỏi bồi thường đất đai, chính quyền có thể “hối lộ,” trả tiền đầy đủ cho họ im đi, không còn to tiếng nữa. Những người không chịu khuất phục thì bỏ tù hay bắt đem đi biến mất, thế là những người khác phải sợ. Nhưng mỗi lần dẹp yên như vậy chỉ giống như quét rác đẩy vô gầm giường. Có thể trấn áp, che giấu những nỗi oan ức được một thời gian, nhưng không tháo gỡ được căn nguyên khiến lòng dân cứ bất mãn hàng chục năm nay chưa dứt. Những nỗi oan khuất lại tiếp tục nung nấu, chỉ chờ dịp lại bùng lên, vì căn nguyên gây bất công oan ức vẫn tồn tại đó.

Muốn tháo gỡ được căn nguyên thì phải tự hỏi tại sao nỗi oán đã lên cao chồng chất hết năm này qua năm khác như vậy. Dễ thấy nhất là nạn cường hào tham nhũng lộng hành ở khắp nơi. Dân có kêu oan thì phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, không ai tháo gỡ được. Phủ huyện bênh nhau vì tất cả ở trong cùng một băng đảng, phải dựa vào nhau mà tồn tại. Pháp luật chỉ áp dụng cho dân thường, còn cán bộ thì xử lý nội bộ trong đảng, người dân biết như thế.

Vậy làm cách nào để giải quyết được những cảnh tham nhũng, bất công cho người dân? Chỉ có một cách là cho người dân quyền bỏ phiếu chọn người cai trị họ. Ở từng địa phương một, từ xã lên đến huyện, đến tỉnh, dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử, và bổ nhiệm hay bãi nhiệm các quan chức bằng lá phiếu. Chỉ khi nào những người cai trị lo sợ có ngày dân không còn tín nhiệm mình, thì lúc đó nạn tham nhũng, bất công mới giải được. Hệ thống chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay không dám chấp nhận thách đố này. Từ trên xuống dưới đều là “đảng cử dân bầu.”

Người dân đóng vai con giun bị dầy xéo bao nhiêu năm, bây giờ quẫy lên, nhưng không ai giải quyết được, vì cả hệ thống chính trị của đảng cộng sản không có cơ chế nào giúp giải quyết các vấn đề đó. Một điều đáng buồn nôn là trong suốt thời gian đồng bào gần 20 tỉnh và thành phố miền Nam đi biểu tình chống tham nhũng, bất công, không hề thấy một đại biểu Quốc Hội nào đến ủng hộ, hay ít nhất là thăm viếng. Không ai nói một câu, không ai viết một bài nào bàn về những vấn đề mà người dân đang khiếu kiện! Ðại biểu Quốc Hội chỉ là những công chức do đảng cộng sản bổ nhiệm, chính họ nằm trong cái hệ thống đảng trị đó. Cái chế độ tự xưng là “dân chủ gấp vạn lần tư sản” nó dân chủ như thế đó! Ðến những người lãnh lương làm đại biểu cho dân mà còn như vậy, thì người dân trông cậy vào ai?

Cho nên gần đây ở trong nước phong trào đòi tự do dân chủ đang dâng lên sôi nổi không phải vì có nhiều nhà trí thức bỗng dưng rảnh rỗi, có thời giờ viết tuyên ngôn và lập tổ chức, gây phong trào. Những người như bà Lê Thị Công Nhân, ông Nguyễn Văn Ðài, ông Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Tấn Hoành bỗng nhiên cùng lên tiếng đòi dân chủ tự do một loạt, là vì họ sống bên cạnh người dân bình thường, và họ được nghe rõ những nỗi oan ức trong lòng dân. Suốt nửa thế kỷ trong chế độ cộng sản ở nước ta chưa bao giờ có nhiều phong trào đòi dân chủ tự do như hai ba năm gần đây. Chưa bao giờ phong trào công nhân đình công lại lên mạnh như mấy năm gần đây. Chưa bao giờ có nhiều thanh niên, sinh viên bày tỏ ý kiến công khai trên mạng lưới phê phán người cầm quyền như bây giờ. Ðó là những dấu hiệu của một xã hội bất ổn, đang chờ thay đổi. Hay nói như các người Mác xít, cả xã hội đang mang bào thai của một cuộc cách mạng.

Ai có thể đoán được bao giờ thì thay đổi? Rất khó tiên đoán lịch sử. Không ai đoán trước được vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín xảy ra. Mà đến những biến cố lớn hơn, như vụ bức tường Berlin sụp đổ, các cơ quan tình báo đầy đủ tin tức nhất mà cũng không đoán được. Không ai có thể ngờ các nước cộng sản Ðông Âu tan rã nhanh như vậy. Ông Gorbachev, người cũng nắm vững các tin tức về tình trạng nước Nga và Liên Bang Xô Viết, nhưng cũng không đoán trước được những cuộc cải tổ để cải thiện nhằm củng cố chế độ cộng sản của ông sau cùng chấm dứt một guồng máy cai trị đã kéo dài trên 70 năm. Khi những nhà trí thức Tiệp viết tuyên ngôn đòi dân chủ hồi 1977, đảng Cộng Sản Tiệp Khắc cũng coi họ chỉ là những anh bất mãn chuyên nghiệp, bắt bỏ tù một loạt là yên. Khi công nhân ở bến tàu Gdansk nhúc nhích đòi cải thiện công việc, các lãnh tụ Cộng Sản Ba Lan cũng chỉ nghĩ tới các biện pháp đã dùng ở Poznan hơn 20 năm trước, là đàn áp tàn bạo thẳng tay.

Nhưng các biến cố lớn trong lịch sử đều được nung nấu âm ỷ từ nhiều năm chờ cơ hội bùng lên. Các nhà trí thức Tiệp hay các người lao động ở Ba Lan không phải tự dưng nổi hứng mà lên tiếng đòi các quyền lợi vật chất và tinh thần của họ. Họ sống giữa lòng xã hội, họ lắng nghe, và sau cùng chính áp lực của cả xã hội thúc đẩy họ phải đứng lên... Trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, chính các ký giả làm cho báo chí nhà nước cũng đi biểu tình cùng các sinh viên và công nhân, vì họ cũng cảm thấy nhục nhã khi phải đóng vai hề làm quân cờ cho đảng cộng sản sai khiến. Có lúc, tất cả mọi người cùng có nhu cầu ngửng đầu, đứng lên, cùng một lúc.

Bây giờ ở Việt Nam cũng đang có hiện tượng như vậy. Những nông dân ở Thái Bình, Hải Dương, ở Tiền Giang, Ðồng Nai cũng như các thanh niên trí thức ở Hà Nội và Sài Gòn cùng cảm thấy một điều: Không thể im lặng mãi được. Không thể chịu nhục mãi như thế được.

Ai đoán trước được chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ kéo dài cho đến bao giờ? Rất khó đoán. Nhưng có một điều chúng ta có thể đoán, là sẽ tới lúc ở nước Việt Nam không còn chế độ cộng sản nữa. Dù không biết chế độ tồn tại được bao lâu, nhưng chúng ta biết gió đang đổi hướng.

Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Miễn Visa, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng.

Cả hơn tháng nay có mấy người quen đến «chơi hay đến thăm» gia đình tôi và lần nào tôi cũng có nghe bàn đến chuyện về Việt nam được «miễn Visa». Tin nầy thì chúng tôi đã biết từ ngày ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết tuyên bố trong thời gian đi Mỹ vừa qua. Sở dĩ tôi viết bài nầy là muốn gửi đến những người quen biết đến «chơi hay đến thăm», nếu có đọc qua, thì mỗi lần đưa tin «miễn Visa» cũng xin nói đến mưu mô thâm độc quỷ kế, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng trong chiến thuật nầy.

1. Chủ trương lấy tiền và kiểm soát người tỵ nạn cộng sản.

Trước đây Việt cộng nghĩ rằng vấn đề chu cấp Visa nhập cảnh sẽ là chiến thuật hiệu nghiệm trong việc kiểm soát cộng đồng Việt kiếu tại nước ngoài. Các toà đại sứ Việt cộng được lệnh phải dễ dãi với Việt kiều mỗi lần muốn về tham quan trong nước. Ban đầu toà Đại sứ yêu cầu kiều dân muốn về Việt nam phải đích thân đến toà đại sứ để khai lý lịch tường tận qua «ba đời bốn kiếp» của mình. Lối khai lý lịch «ba đời bốn kiềp» chẳng thu hút được số đông du khách Việt kiều, nên Việt cộng liền cho ra một loạt khai lý lịch «nhẹ nhàng» hơn, nhưng số người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn thưa thớt.

Thấy vậy, Việt cộng liền cho phép các hãng du lịch máy bay thay mặt đương đơn xin Visa trực tiếp với toà Đại sứ Việt cộng, nghĩa là không cần vào lời khai lý lịch người xin Visa nhập cảnh. Kế hoạch nầy, ngoài việc toà Đại sứ Việt cộng thu thêm được ít đô-la, chứ không cách nào kiểm soát và kiềm chế được người tỵ nạn cộng sản. Có chăng chỉ được vài tên hoặc là thành phần thiếu hiểu biết, hoặc là những tên trong các băng đảng «ăn cháo đá bát», chuyên nghề đâm lén sau lưng các đồng liêu tại nước ngoài đứng ra xin làm điểm chỉ mật báo mà thôi. Bằng chứng những cuộc chống đối Việt cộng tại hải ngoại hôm nay đã trả lời trực tiếp nói lên sự thất bại ê chề trong các kế hoạch xin Visa nhập cảnh của Việt cộng.

2. Miễn Visa, sự giải thích vòng vo của Việt cộng.

Không được kế hoạch nầy thì có kế hoạch khác. Miễn sao kiểm soát được dân tỵ nạn cộng sản để lủng đoạn các cộng đồng người Việt hải ngoại là thượng sách. Đó là kế hoạch «Miễn Visa» cho tất cả những người Việt nam tại nước ngoài như chủ tịch Nguyễn minh Triết tuyên bố qua các diễn giải vòng vo sau đây.

Theo chủ tịch Hội Liên Lạc với người Việt nam hải ngoại tại Saigon thì «Việc bỏ thị thực cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam. Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.»

Theo ông Lê quốc Hưng, phó giám đốc thường trực sở Ngoại vụ Saigon thì «Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể. Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả. Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ. Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.».

3. Miễn Visa, một vấn đề cần khai triển.
Theo nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý : «Người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về chẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề».

Người viết rất tiếc nhà báo Nguyễn Cần không khai triễn «vấn đề» đó ra sao, nên tiện dịp tôi cần tiếp tay khai triễn «vấn đề» đó để bà con Việt nam, những người không cộng sản tại Bỉ đừng quá nhẹ dạ mà sẽ bị xập bẫy Việt cộng trong việc xin thêm «một giấy chứng nhận mình là người Việt nam» để có một «Miễn Visa 5 năm».

Sở dĩ trong bài nầy tôi muốn nhắc riêng đến bà con người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bỉ, nguyên do cũng vì bấy lâu một số đông bà con đã lên toà Đại sứ Việt cộng vô tình đóng thuế xin thị thực tờ Giấy Khai Sinh mỗi lần cưới hỏi, mà các lãnh tụ các hội đoàn tôn giáo và chính trị tại xứ nầy không dám nhúc nhích. Các ngài lãnh tụ không «làm chính trị» hoặc có «làm chính trị hai mang» đã im thin thít để được về Việt nam thuê con gái vị thành niên và đàn bà Saigon-Hànội đấm bóp !. (Một bọn hèn như lũ chó dại).

Thực ra người viết chưa biết Việt cộng hiến kế cách khai lý lịch «ba đời bốn kiếp» để xin chứng thư Miễn Visa sẽ ra sao, nhưng một ý nghĩ thô thiển nhứt là :

a) Khi bạn đưa đơn xin «xác nhận mình là người Việt nam» tức là bạn gián tiếp thối thác quyền công dân bạn là người dân Bỉ, bởi lẽ theo hiến pháp Bỉ thì người dân không có quyền mang hai quốc tịch. Một việc làm tuy ngoài ý muốn của bạn, nhưng khi hữu sự về phương diện chính trị sự nhập tịch Bỉ của bạn sẽ là vấn đề.

b) Mặt khác bạn tự động «xin xác nhận bạn là người Việt nam» thì mọi thủ tục hành chánh và pháp lý bạn phải tuỳ thuộc vào Việt cộng và chính quyền Bỉ không có quyền viện dẫn lý do để can thiệp cho bạn được, dù cho có chuyện Việt cộng khủng bố và áp đặt lên bạn những tội vạ vô căn cứ.

Vậy tôi trân trọng xin các chủ biên báo chí và giám đốc diễn đàn điện tử đăng tải cho bà con trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản điều nghiên kỹ càng khi tự động nghe theo kế hoạch «Miễn Visa» cuả Việt cộng. Tôi chân thành cám ơn.

Lê Hùng Bruxelles.

Cái bẫy "xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa" của CSVN
Quê Hương Chùm Khế Ngọt Ngào
Bản-tin ngày 19-7-2007 của đài Á Châu Tự Do RFA có phỏng vấn những thắc mắc về qui-định xác minh nguồn gốc Viêt nam để được miễn thị thực visa.

Nghe qua bản-tin thì vấn-đề xin xác-minh về nguồn-gốc Việt-nam sẽ được hiểu như sau:

Xác-minh nguồn-gốc Việt-nam tức là người đứng đơn xin minh-xác mình là nguời Việt-Nam thực-sự. Giấy xác-minh nầy sẽ do Tòa-Đại-Sứ nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-nghĩa Việt-Nam cấp ; như vậy việc minh-xác nầy sẽ là một chứng-minh hết-sức hoàn-mỹ của chánh-quyền nước CHXHCNVN với thế-giới là: Người đứng đơn đã xin chánh-thức minh-định mình là người công-dân của nước CHXHCNVN vậy.

Như vậy người xin được làm công-dân nước CHXHCNVN khi trở lại VN với bất cứ một lý-do gì khi có việc lôi-thôi giữa cá-nhân với cá-nhân hay với các tổ-chức ở trong nước ; hay xa hơn nữa là với chánh-quyền Việt-Cộng thì sẽ do chánh-quyền quốc-nội hoàn-toàn xử-lý số mạng của quí-vị mặc dù quí-vị đang có quốc-tịch ngoại-quốc.

Cái bẫy nhỏ nầy là vậy đó, chỉ vậy thôi.

Nếu quí-vị nào cảm thấy qua nghị-quyết 36 đã thấy và ngửi được mùi quê-hương là chùm khế ngọt thì xin hãy vui lòng phấn-khởi hồ-hởi vô đơn xin xác-minh mình là người công-dân nguyên-gốc của nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam vậy.

Nguồn-Gốc rõ-Ràng

Nguồn-gốc ngoại-kiều được rõ-ràng
Là điều hạnh-phúc quá thênh-thang
Ăn trên trong lúc vòng lao-lý
Ngồi trước khi chờ án-lệ làng
Xác-nhận Công-dân người Việt-Tộc
Chứng-minh chánh-sách phỉ đàng-hoàng
Ai ơi! Khế ngọt nguyên chùm chín
Cố-quốc mau về cúng phát-tang

Tiểu Bảo
23-7-2007
(@take2tango.com)




Những thắc mắc về quy định xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa
2007.07.19
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Hôm thứ Hai vừa qua, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do phát thanh một bài do Thanh Trúc thực hiện có nội dung liên quan đến lời công bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc công du Hoa Kỳ hồi tháng Sáu là bắt đầu từ tháng Chín năm nay, kiều bào ở hải ngoại về thăm nhà sẽ được miễn visa.

Điều này có nghĩa là không riêng người Việt ở Hoa Kỳ mà ở khắp nơi trên thế giới được miễn thủ tục xin thị thực chiếu khán trước rồi mới được nhập cảnh Việt Nam như trước giờ.

Sau khi bài được phát đi, qua đó phỏng vấn tiến sĩ Lâm Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hưng Quốc, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Trúc nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của thính giả.

Để câu chuyện được rõ ràng hơn, mời quí vị nghe lại lời giải thích của tiến sĩ Lâm Bạch Vân cũng như của ông Lê Hưng Quốc:

Tiến sĩ Lâm Bạch Vân: Việc bỏ thị thức cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.

Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…

Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.

Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể.

Ông Lê Hưng Quốc: Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả.

Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ.

Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.

Câu hỏi mọi người nêu lên ở đây là để được miễn visa mà phải chứng nhận mình là người gốc Việt Nam thì phương cách khai báo ra sao, dựa trên tiêu chuẩn nào. Một thính giả còn email cho Thanh Trúc, bày tỏ e ngại rằng qui định vừa nói có thể tạo cơ hội để nhân viên sứ quán Việt Nam tại các nước gây khó dể người xin xác minh không, và liệu có yêu cầu người xin xác minh phải khai báo lý lịch không?

Thủ tục đi kèm
Nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đong nhất Hoa Kỳ, trình bày quan điểm chung chung ông nghe được từ khi có tin sắp bãi miễn visa cho Việt Kiều về thăm nhà.

Nhà báo Nguyễn Cần: Không có visa hay có visa thì một số người Việt ở đây vẫn gặp trở ngại khi về Việt Nam. Thứ nhất bảo là phải chứng minh nguồn gốc Việt Nam, thì đối với những người ở khu vực Đông Nam Á được nhập cảnh vào Việt Nam không cần visa thì dể rồi, ví dụ họ cho Thái Lan, Cambodia, Singapore, mình đưa passport của nước đó ra là đương nhiên họ cho vào.

Bởi vì người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về cẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề

Cái khó khăn là bởi nếu như trên hộ chiếu có ghi tên Việt Nam và nơi sinh Việt Nam thì không cần có các loại giấy tờ nói tên. Mà thức ra thì hộ chiếu Việt Nam bây giờ là đổi tên hết rồi, tên Việt Nam không còn nữa. Rồi ở trên đó để nơi sinh Việt Nam nhưng mà có nhiều cái không có để. Thành ra chứng minh bằng cách nào?

Đem theo một cái khai sanh hay đem theo những giấy tờ gì còn lại. Nhiều người đi đã mưới năm hai mươi năm những giấy tờ đó họ vất đi hết rồi thì làm sao họ chứng minh được họ là quốc tịch Việt Nam. Ở đây tôi thấy dấu hiệu của họ là muốn như vậy thì mình có thể xin toà lãnh sự của Việt Nam ở đây xác nhận mình là người Việt Nam theo những giấy tờ mình chứng minh mình cầm theo là đủ.

Nhưng mà đa số người Việt ở đây không muốn đến toà lãnh sự Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ, có thể nói đến 90% sẽ không chịu làm công việc ấy. Thành ra trở ngại vẫn còn. Tôi có đọc tài liệu trong nước thì thấy hai việc khó khăn mà họ đang xét, thứ nhất là vấn đề an ninh, thứ hai là vấn đề tiền cấp visa đó.

Vấn đề an ninh thì còn cái thắc mắc là từ trước đến nay chính phủ Việt Nam có danh sách những Việt kiều không bao giờ được cho nhấp cảnh vào Việt Nam, xin visa là họ bác. Rồi có những người khi đã về tới Saigon họ không cho vô họ đẩy lui. Thành những trường hợp đó còn kho khắn hơn trước nữa.

Hồi trước mình gởi một cái đơn lên mình xin visa họ không cho là mình biết không được về. Bây giờ mình về tới Saigon rồi thị họ lật sổ đen ra họ thấy tên mình trong đó là họ tống mình về. Thành ra mình sẽ gặp khó khăn, mình không biết được mình có phải thuốc loại được cho về hay không cho về. Đó là những thắc mắc thông thường thôi, chứ còn thắc mắc nữa thì còn nhiều vấn đề lắm.

Trong khi đó ông Phan Thành, Việt kiều Canada, hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại Saigon, trả lời câu hỏi của Thanh Trúc.

Ông Phan Thành: Chủ tịch nước nói tháng Chín này bỏ visa cho bà con nước ngoài về thăm đất nước quê hương thì tôi cho là việc có thật và đúng hẹn lại lên.

Thanh Trúc: Nhưng thưa ông Phan Thành, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Hưng Quốc nhấn mạnh rằng cần phải có thủ tục đi kèm, tức là phải xác nhận được mình là người Việt Nam.

Và để mà xác nhận như vậy thì có phải đang ký với các đại sứ quán Việt Nam ở các nước trên thế giới. Bên hải ngoại có một điều họ băn khoăn là đăng ký như vậy không biết có phải kê khai lý lịch không. Bởi vì đối với những người đã ra đi gần như họ bị dị ứng với cái kiểu gọi là kê khai lý lịch.

Ông Phan Thành: Tôi làm công tác kiều bào nhiều năm và tôi làm chuyện này nhiều lần. Thật ra mà nghĩ cái đó và nói cái đó là không có chịu nghĩ sâu. Làm giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam đơn giản thôi. Nều người nào có giấy khaa sanh hoặc là có passport xác nhận quốc tịch Mỹ nhưng mà sinh đẻ ở Việt Nam là họ cấp giấy rồi. Đơn giản lắm.

Thậm chí có người không có khai sanh thì tụi tôi có hai người làm chứng là anh này người Việt Nam gốc Việt Nam là được thôi. Còn nếu ở nước ngoài là chổ những toà đại sứ bên đó là đơn giản thôi, họ chỉ nhìn vào chứng cớ nào trong giấy tờ hay passport gì đó là họ cấp cho mình.

Nếu có căn cước của Việt Nam cũ thì cũng không có vấn đề gì. Không có kê khai lý lịch gì đâu chị ạ. Cái giấy đó bình thường thôi, tôi đánh giá chuyện này là chuyện thất và không có trở ngại gì cho người Việt Nam ở nước ngoài cả.

Theo tin từ Bộ Ngoại Giao trong nước thì tới lúc này chưa thể khẳng định chi tiết về thủ tục bãi miễn visa cho Việt kiều về nước sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nào và trong mức độ nào, ngoài điều kiện đã biết là cần phải xác minh nguồn gốc Việt Nam của mình.

Xác minh nguồn gốc
Để rộng đường dư luận, Thanh Trúc tìm cách liên lạc với Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Người trao đổi vấn đề với Thanh Trúc là ông Trần Văn Thịnh, Vụ Trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng, một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại Giao, có liên hệ trong tiến trình chuẩn bị bãi miễn visa cho Việt kiều nước ngoài về thăm nhà. Mời quí vị theo dõi buổi nói chuyện này:

Thanh Trúc: Thưa ông, ý nghĩa của sự xác minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam nó như thế nào?

Ông Trần Văn Thịnh: Theo tôi được hiểu và hiện nay thì các cơ quan chức năng, chủ yếu là Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ấy, họ đang nghiên cứu để làm sao thực hiện cái chỉ thị của chủ tịch nước được tốt nhất.

Thế và việc xác minh những người- ở đây muốn khẳng định là những người mà về Việt Nam là những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam-Thế thì để xác minh được cái nguồn gốc Việt Nam theo tôi hiểu thì phải dựa trên những giấy tờ và những thủ tục pháp lý để mà chứng minh rằng những người Việt Nam đang ở nước ngoài là trước đây họ từng có quốc tịch Việt Nam, họ đã từng ở Việt Nam.

Thanh Trúc: Thế thì ông có thể giải thích rõ hơn những loại giấy tờ nào, khai sinh hay lý lịch hay là cái gì khác?

Ông Trần Văn Thịnh: Thực ra thì tôi bây giờ tôi cũng chưa thể nói ngay được những cái giấy tờ đó là những giấy tờ gì, vì là các cơ quan chức năng đang nghiên cứu và họ sẽ công bố vào một ngày gần đây. Nhưng mà chúng ta vẫn hiểu rằng những cái giấy tờ mà chúng ta cần nhất để chứng minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam thì đó có thể là hộ chiếu là chứng minh thứ là giấy khai sinh vân vân…

Còn có cần thêm những giấy tờ gì khác nữa không thì đó là các cơ quan chức năng sẽ tính để mà làm sao tạo điều kiện cho những người Việt Nam ở nước ngoài có thể có thuận lợi nhất để mà về Việt Nam theo quí chế miễn thị thực.

Thanh Trúc: Thưa ông Trần Văn Thịnh, có một điều này mà Thanh Trúc cũng muốn thưa rõ với ông là đối với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về thăm quê nhà, cái nỗi e ngại – cái này là ấn tượng từ lúc xưa- khi còn ở trong nước họ thường phải kê khai lý lịch, và mỗi lần phải kê khai lý lịch hoặc là người ta gọi ‘lý lịch trích ngang’ khi mà xin đi ra khỏi thành phố hay là xin giấy tờ gì để làm việc gì hoặc là đi xin việc làm gì đó thì họ đều phải kê khai lý lịch và thường thì họ gặp khó dể không ít.

Các viên chức chính quyền địa phương hồi đó thường bắt bẻ đúng hay không đúng bắt đi tới đi lui khai đi khai lại. Cái ấn tượng đó vẫn còn nằm trong đầu óc họ. Cho nên bây giờ họ nghe nói phải xác nhận nguồn gốc của mình là người Việt Nam thì bỗng dưng họ nghĩ không biết người ta có bắt mình kê khai lý lịch, có bắt mình phải trình một cái lý lịch trích ngang hay không.

Trong tư cách Vụ trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng trực thuộc Bộ Ngoại Giao thì ông giải thích thắc mắc này như thế nào?

Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không nghĩ rằng là sẽ có thủ tục về kê khai lý lịch. Thế còn việc để mà xác minh nguồn gốc Việt Nam thì nó sẽ có nhiều những cách thức mà các cơ quan chức năng họ sẽ phải đưa ra để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho bà con khi mà kê khai những tờ đơn hoặc là những application forms ấy mà.

Tôi cũng hiểu những cái tâm tư hoặc những cái lo lắng của bà con. Thế nhưng tôi vẫn nghĩ rằng là những cái qui định sắp tới thì rõ ràng là nó sẽ thuận lợi hơn đối với bà con chứ không thể nào mà lại gây một cái khó khăn cho bà con so với trước đây được. Trong tương lai, một khi quyết định của chủ tịch nước đã có thì những cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thức thi nghiêm túc.

Tôi nghĩ là những thủ tục đó sẽ được hướng dẫn trong một hai ngày gần đây, trong thời gian sắp tới sẽ có hướng dẫn rất là chi tiết để bà con hiểu cách thức phải làm như thế nào để mà triển khai quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu với bà con kiều bào tại Mỹ.

Thế thì chị cứ nói với bà con là bà con cứ yên tâm, trong một thời gian gần đây thì sẽ có cái hướng dẫn rất là chi tiết cho bà con, bà con cứ yên tâm rằng một khi đã được triển khai đó thì những thủ tục sẽ phải là tốt hơn so với trước đây.

Thanh Trúc: Giả dụ bây giờ Thanh Trúc từ Hoa Kỳ qua Thái Lan du lịch và từ Thái Lan muốn đi về Việt Nam thì Thanh Trúc cứ lại toà đại sứ Việt Nam ở Bangkok để xin xác nhận Thanh Trúc là người Việt Nam phải không ạ?

Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không dám khẳng định với chị là cái cách cái thủ tục như thế nào để cho nó thuận tiện. Nhưng mà tôi biết rằng là các anh ở bên Công An ấy người ta đang nghiên cứu để có cách nào cho nó thuận tiện nhất và các anh sẽ tính đến tất cả mọi trường hợp mà cái việc cấp phát giấy tờ cho thuận lợi đối với mọi người.

Còn có thể trong quá trình triển khai hoặc là lúc đầu thì không loại trừ nó có những cái trục trặc nhất định. Thì vì chuyện đó mới bắt đầu vận hành nhưng mà chắc chắn là chính sách ban hành nó phải tốt hơn so với trước đây chứ không thể nào xấu hơn so với trước được.

Chúng tôi chỉ lo về những vấn đề liên quan đến chính sách thôi chứ còn những vấn đề cụ thể như chị vừa hỏi thì chúng tôi phối hợp cùng với các đồng chí và các anh chị ở bên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh. Thế nhưng mà ví dụ như kiến nghị hay chủ trương liên quan tới việc miễn thị thức cho kiều bào thì chúng tôi là một trong những cơ quan mà sẽ báo cáo hoặc kiến nghị để mà xin cái chủ trương đó.

Qúi thính giả vừa nghe mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mỗi tối thứ Năm hàng tuần. Mong quí vị tạm hài lòng với những tin tức Thanh Trúc thu thập được để cống hiến qúi vị. Xin kính chào tạm biệt và hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.