Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

Ðộc tài là chất độc

Mạng lưới Express ở Việt Nam đăng lại một bản tin hàng ngày theo báo Dân Trí. Một người lái xe “đi công tác” từ thành phố Vinh, Nghệ An, đi tới thị trấn Hưng Nguyên. Xe đang chạy thì gặp cảnh sát công lộ ngăn lại. Tài xế Tăng Hồng Hà đạp thắng, xe chưa kịp ngừng thì anh bị một viên đại úy “tổ tuần tra giao thông” dùng gậy đập vào đầu. Trán chảy máu, người chao đảo, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trưởng chi công an huyện Hưng Nguyên nhận là thuộc cấp đã làm sai, phải bị kiểm điểm. Nhưng viên đại úy thì không nhận tội, nói rằng anh chỉ đưa cây gậy lên làm dấu hiệu cho xe ngừng, vô tình gây thương tích. Ý nói: Người lái xe tự đập đầu vào cây gậy của cảnh sát! Có tin được không? Nếu ai tin lời ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì mới tin anh đại úy cảnh sát này.

Tại sao một anh cảnh sát lưu thông lại hung dữ, đánh bể đầu người ta như vậy? Nếu hỏi ông Nguyễn Minh Triết, ông sẽ trả lời rằng, anh đại úy cảnh sát này “hành động theo ý riêng,” và một hành động như vậy chắc chắn “không phải là điều tốt.” Và ông Triết sẽ hứa chính phủ Việt Nam “sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý.” Ông có thể còn nói thêm, “Ðây là một lỗi lầm của nhân viên thừa hành chứ chính sách của chính phủ không chủ trương làm như thế.”

Chúng ta có thể đoán ông Nguyễn Minh Triết sẽ nói vậy, vì đó là những lời ông nói khi giải thích về hành động một công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa ở Huế. Nhưng chúng tôi đề nghị ông Nguyễn Minh Triết đừng dùng biện pháp nào “xử lý” ông công an bịt miệng. Vì ông ta chỉ hành động một cách máy móc, theo phản ứng tự nhiên, không kịp suy nghĩ gì cả. Cả đời ông ta đã được huấn luyện để làm công việc đó. Bắt tội ông ta là oan! Còn viên đại úy cảnh sát tuần tra giao thông thì đáng phạt thật. Ðánh bể đầu người ta, không lẽ bỏ qua? Nhưng nếu định truy tố anh ta thì nên điều tra thật kỹ lưỡng. Hãy hỏi tại sao anh ta lại có hành động hung dữ đối với người dân như thế? Có phải cha mẹ anh dạy con như thế hay không? Hay là khi đến trường bị thầy, cô giáo đầu độc, sinh ra tính ác? Có phải anh bị bà xã cằn nhằn, sinh ra nóng nảy hay chăng? Hay là chính cái chế độ sử dụng những người như anh đã tạo nên thói quen coi thường sinh mạng người dân, tự coi họ có quyền hành hạ người dân một cách thản nhiên như vậy?

Những hành động của viên đại úy cảnh sát lưu thông hay viên công an bịt miệng người giữa tòa tuy xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau rất nhiều nhưng đều cùng diễn tả một tình trạng xã hội Việt Nam. Ðó là tình trạng một xã hội sống dưới chế độ độc tài quá lâu năm. Chế độ đó dựa trên guồng máy công an cảnh sát cho nên trao cho những giới chức này rất nhiều quyền hành. Tất cả các chế độ độc tài đều phải dựa trên guồng máy công an, mật vụ. Phải chia quyền lợi cho quý vị này, vì họ là những giường cột nâng đỡ chế độ, là lá chắn bảo vệ chế độ, là những người lính xung phong tấn công vũ bão khi có ai dám đứng lên chỉ trích, phê bình chế độ.

Những người cảnh sát, công an có hành động hung bạo chỉ là một triệu chứng dễ thấy nhất về tính chất cực độc của một nhà nước độc tài. Ðộc tài là một thứ chất độc. Nó độc hại vô cùng. Nó phải dùng bạo lực để bắt dân vâng lời, nếu không thì không người dân nào chịu sống làm nô lệ mãi. Khi vua quan chuyên dùng bạo lực để khép dân chúng trong vòng “ổn định” của nhà nước, thì cả xã hội cũng bắt chước theo. Cả xã hội sống trong bạo lực, sống bằng bạo lực. Quý vị có đọc những truyện ngắn và những vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì hiểu. Tại sao trong đó có nhiều người hành động một cách tàn ác, bất nhân với những thái độ thản nhiên, hờ hững như vậy? Ở đâu mà có những bác sĩ chuyên phá thai ở bệnh viện để lấy xác phôi thai đem về nuôi lợn bán? Ở đâu có cảnh cô con chờ bố nằm ngủ thì cầm búa bổ lên đầu bố? Vì xã hội đã sống thản nhiên với tội ác như vậy từ lâu. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò giết thầy. Tất cả các quy tắc “đạo đức cũ” xóa bỏ hết. Chỉ cần hết lòng trung thành với đảng, tuyệt đối theo đúng chính sách, thằng nọ tố cáo thằng kia làm sai lời lãnh tụ, đó là “đạo đức cách mạng” mà ông Hồ Chí Minh vẫn dạy đảng viên của ông.

Nhưng bạo lực riêng thôi chưa đủ độc hại. Những ông Bokassa, Idi Amin chuyên dùng bạo lực, ách độc tài không trụ được bao lâu. Những chế độ của Hitler, Pol Pot không phải chỉ dùng bạo lực. Họ còn một guồng máy tuyên truyền để kéo dài chế độ nữa. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn viết trong bài diễn văn gửi cho Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khi ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1970, nhưng không được đi lãnh: “Chúng ta đừng quên rằng bạo lực không bao giờ đứng một mình, nó không bao giờ tồn tại được nếu đứng một mình. Nó phải liên kết với dối trá.”

Hai guồng máy đó dựa vào nhau mà sống. Solzhenitsyn giải thích thêm: “Bạo lực tìm thấy chỗ trú ẩn duy nhất của nó là gian dối. Sự dối trá tìm được bạo lực là chỗ nâng đỡ duy nhất. Bất cứ kẻ nào coi bạo lực là phương tiện thì cũng đều lấy gian dối làm quy tắc sống.”

Một người đã sống trong “trại học tập cải tạo” của Stalin nhiều năm, rồi phải sống trong một xã hội Liên Xô hơn nửa đời người, nghẹt thở dưới ách kiểm soát tinh vi của công an mật vụ và của guồng máy tuyên truyền ngụy tạo dối trá trâng tráo, cho nên Solzhenitsyn đã nhìn thấu mối tương quan giữa gian trá và bạo lực như thế. Ông Hồ Chí Minh đã học tập, giác ngộ và nhập cảng toàn thể hai bộ máy bạo lực và dối trá đó vào nước ta. Và đảng Cộng Sản Việt Nam bảo rằng họ đời đời biết ơn ông ấy.

Solzhenitsyn giải thích rằng, chế độ độc tài “không cần phải luôn luôn bóp cổ, xiết họng người ta.” Họ chỉ cần bắt người dân vâng theo những lời giả trá, chỉ cần đồng lõa với dối trá, như vậy là đủ “ổn định” xã hội rồi.

Nhưng khi người dân tập sống chung với sự giả trá cả một đời, người ta sẽ mất thói quen sống lương thiện. Trẻ em lớn lên trong xã hội như vậy, sẽ không phân biệt được thiện và ác. Hãy đọc năm lời dạy của Hồ Chí Minh dành cho nhi đồng. Có câu nào khuyên các em phải sống thật thà, phải kính yêu cha mẹ hay không? Ðó là những thứ “đạo đức cũ,” mà ông Hồ coi là “đứng ngược đầu” khi so sánh với đạo đức cách mạng của ông.

Cho nên một chế độ độc tài sẽ đầu độc cả xã hội. Một nhà văn châu Mỹ La tinh, Mario Vargas Llosa, cũng diễn tả ý đó. Ông nói, “Chế độ độc tài làm nhiễm độc tất cả những thứ mà nó nắm trong tay; từ các định chế chính trị cho tới mối tương quan giữa cha và con.” Những cuốn tiểu thuyết của Llosa mô tả xã hội nơi ông sống, trong những giai đoạn họ phải chịu đựng chế độ độc tài. Trước đây 20 năm, Llaso là một tiếng nói lẻ loi ở Peru, khi ông kêu gọi phải bảo vệ quyền tư hữu và tự do kinh doanh. Vị tổng thống thời đó, Alan Garcia nhất định theo Chủ Nghĩa Xã Hội, quyết định phải quốc hữu hóa các ngân hàng. Năm 1990 ông Llaso ra ứng cử tổng thống, nhưng may mắn thua ông Alberto Fujimori. Nhờ không trúng cử, Llaso tiếp tục viết, bây giờ ông nhất định chỉ làm một nhà văn để được nói sự thật. Bộ tiểu thuyết bốn cuốn “Trò Truyện Trong Giáo Ðường” của ông kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày của những người dân bình thường. Ông muốn mô tả “cái chế độ độc tài nó không phải chỉ tự giới hạn trong việc kiểm soát sách báo hay cấm người dân không được sinh hoạt chính trị. Không! Chế độ độc tài nó tạo ra cả một hệ thống để thấm nhập vào tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người.”

Ngày nay, ông tổng thống cũ Alan Garcia trở lại chấp chánh sau khi ông Fujimori bị tố cáo quá độc tài, bị lật đổ, phải sống lưu vong. Llaso nhận xét: “Bây giờ, ông Garcia đang cai trị lần nữa, nhưng chính ông Garcia ngày xưa đó lại đang là một người cổ vũ mạnh nhất cho một nền kinh tế tư bản ở Peru! Buồn cười không?”

Llosa đã sống lưu vong trong nhiều năm, và ông có dịp so sánh cuộc sống tự do khác với đời sống dưới chế độ độc tài. Trong một cuốn tiểu thuyết khác, “Bữa Tiệc Của Con Dê,” có đoạn ông viết về cái thú vui khi một người sống tự do. “Nó sướng lắm. Cái tách cà phê đó, hay cái ly rượu rum đó đều có vị ngon hơn, hít một hơi khói thuốc hay bơi trong đại dương giữa một ngày nóng bức, cái cuốn phim mình coi chiều Thứ Bảy hay điệu nhạc nghe trên radio, tất cả mọi thứ đem lại cho mình một thú vui êm ái trong thân thể và trong tinh thần, khi mình được hưởng cái thứ mà nhà độc tài Trujillo đã lấy mất của người dân Dominican trước đây 31 năm: tự do!”

Không cần nói nhiều, chúng ta hiểu được những điều mà Solzhenitsyn hay Llaso diễn tả. Một chế độ độc tài là một thứ chất độc. Nó xâm nhập cơ thể và đầu óc mọi người dân sống trong đó. Thử hít thở không khí tự do đi, người ta có thể cảm thấy sống dưới chế độ độc tài nó độc hại thế nào.

Anh đại úy cảnh sát giao thông đập vỡ đầu anh tài xế Tăng Hồng Hà, anh ấy hành động đúng theo thói quen của một người xưa nay vẫn được trao toàn quyền sinh sát trong phạm vi hoạt động của mình. Thằng nào ông bảo không vâng lời ngay thì ông đánh bỏ mẹ nó đi! Nền văn minh xã hội chủ nghĩa đã tạo nên thái độ và cung cách hành sử đó. Anh công an bóp miệng ông thầy tu cũng vậy. Anh phản ứng rất tự nhiên khi thấy người nằm trong bàn tay quản lý của mình bỗng dưng to tiếng. Ở một tòa án bình thường, một quốc gia bình thường, người cảnh sát sẽ chờ quan tòa đập chày và lên tiếng cảnh cáo, rồi ra lệnh đưa “bị cáo” ra khỏi tòa khi gây ồn ào. Nhưng Việt Nam không phải là một xã hội bình thường. Người dân đã sống trong chế độ độc tài hơn nửa thế kỷ, anh công an tự nhiên thấy công việc của mình là phải thò tay bị miệng! Anh ta không có ý định xấu. Cái chế độ bao trùm lên xã hội đã tạo cho anh lối phản ứng vũ phu và thiếu văn minh như vậy! Ông Nguyễn Minh Triết đừng có phạt anh ta. Hành động của anh là tiêu biểu cho cả chế độ Stalin nít mà ông Hồ Chí Minh đã đem từ Nga về nước ta. Có buộc tội ai, phải trở về từ ông Hồ.

Chất độc do một chế độ độc tài đem tiêm nhiễm vào trong xã hội chỉ được giải đi khi nào không còn chế độ độc tài đó nữa. Khi nào người dân được phép nói sự thật, nói thẳng, không lo tự kiểm duyệt; khi đó xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Người công an sẽ khác. Người cảnh sát giao thông cũng sẽ khác. Rồi trẻ em sẽ được học những nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những giá trị tạo nên các xã hội an lành, lương thiện hơn. Chính vì biết như vậy cho nên những ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trịnh Vũ Bình, Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân v.v... cứ mỏi miệng yêu dầu đảng cộng sản cho người dân Việt được sống tự do hơn.

Ngô Nhân Dụng
(@NguoiVietOnline)

Một vài khía cạnh liên quan tới chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết



Cờ đỏ sao vàng bằng giấy nhựa chế tạo tại Việt Nam (so sánh với các lá cờ các nhà sư quốc doanh trong nước đang cầm ở hình bên phải) được phái đoàn chủ tịch Triết mang theo và dùng vài ba cò mồi cầm phẩy phẩy cho phóng viên quốc doanh chụp hình và đăng báo với tựa đề "Đông đảo kiều bào quận Cam (California) nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết" (sic!). Xe của chủ tịch Triết còn không dám cắm cờ máu đỏ thì "kiều bào" nào dám cầm mà phẩy phẩy !?
Ðây mới thật sự là "Đông đảo kiều bào quận Cam (California) nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết"



Căn cứ vào báo chí truyền thông của cộng sản Việt Nam, và vào những hình ảnh thực tế của đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại về cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết, một số sự kiện hiển nhiên đã phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật.

I. Về phía cộng sản Việt Nam.

a) Báo Nhân Dân của cộng sản Việt Nam số ngày 22/6/2007 đã viết: “Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã dành cho Chủ tịch và đoàn sự đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị (nguyên văn: trọng thị, chứ không phải trọng thể)

Phái đoàn Nguyễn Minh Triết cũng như tất cả những phái đoàn Việt cộng từ trước tới nay, khi ra ngoại quốc tiếp xúc với những đối tác nơi những quốc gia tự do có đồng hương Việt Nam tỵ nạn, hoàn toàn phải đi bằng cửa hậu, ngoại trừ nơi nào không có lối sau, đành phải đi bằng cửa trước qua rừng cờ vàng ba sọc đỏ. Lần này, phái đoàn Nguyễn Minh Triết cũng phải vào Bạch Cung bằng lối hậu môn. Cũng không được đón tiếp bằng thảm đỏ, bằng quốc yến, bằng cư ngụ tại khánh phòng trong toà Bạch Ốc, bằng thượng kỳ quốc gia trong khuôn viên Bạch Ốc. Như thế có thể nào bảo rằng Nguyễn Minh Triết và đoàn đã được đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị?

b) Đối với công cuộc đấu tranh của đồng hương tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại hải ngoại để giải thể chế độ độc tài, tham nhũng, thối nát ngu muội cộng sản để sau đó canh tân đất nước, cộng sản Việt Nam luôn luôn nói đó là hành động của một số nhỏ người cực đoan, quá khích, còn đại đa số đồng hương vẫn hướng về tổ quốc Việt Nam.

Theo báo Sàigòn Giải Phóng Online, số ngày 26/06/07: “Việc bất chấp mọi nguy hiểm, cũng như khả năng bị công kích thoá mạ của một số Việt kiều quá khích để đến tận nơi gặp gỡ bà con Việt kiều của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã được cộng đồng Việt sống tại California và trên cả nước Mỹ ghi nhận và tôn trọng.

“Cộng đồng Việt sinh sống tại California và trên cả nước Mỹ ghi nhận và trân trọng” như thế nào? Ghi nhận và trân trọng là bằng cách hàng ngàn hàng ngàn người gồm đủ mọi lứa tuổi ở khắp mọi tiểu bang của Hoa Kỳ và ở cả Gia Nã Đại, đã đồng loạt bỏ cả công ăn việc làm, ngày đêm hăng hái tiến về những nơi nào có sự hiện diện của phái đoàn Nguyễn Minh Triết để biểu tình, phản kháng với cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ. Đó là chưa kể ở bên Úc châu, hàng ngàn người đồng hương cũng đã thắp nến để bầy tỏ sự hỗ trợ cho những buổi biểu tình phản kháng của bà con tại Hoa Kỳ được thành công.

Trong khi đó, cũng tờ Sàigòn Giải Phóng số ngày 24/06/07 đã đăng một bức hình với lời chú thích: Kiều bào ở California hân hoan chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Bức hình đó cho thấy chỉ võn vẹn một người đàn bà khoảng 30-40 tay cầm một bó hoa, và 4 em bé gái tuổi khoảng 8-10 tuổi. Hai em cầm cờ Hoa Kỳ, 2 em cầm cờ Việt cộng. Cờ giấy Việt cộng chỉ to bằng 1/3 cờ Hoa Kỳ. Hậu cảnh của 5 người ra đón tiếp này là hình 1/3 thân trước của một chiếc máy bay dân sự. Bức hình này đã tự nó nói lên được tất cả sự thật của buổi đón tiếp, cũng như bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an Việt cộng bịt miệng giữa phiên toà.
Nếu báo là chỉ có một số ít người cực đoan quá khích chống đối, tại sao lại tuyệt nhiên không có một buổi tụ tập của đồng hương trên những con đường Nguyễn Minh Triết tới với những lời hoan hô với cờ đỏ sao vàng, dù chỉ là năm ba người? Và tại sao đoàn xe của Nguyễn Minh Triết tới St Regis Resort lại cũng không dám cắm cờ Việt cộng, và Nguyễn Minh Triết phải đi nhờ xe của cảnh sát Hoa Kỳ?

c) Về buổi tiếp xúc tại khách sạn St Regis Resort, báo Việt cộng Vietnamnet số ngày 23/06/07 đã viết: “Khoảng 1000 kiều bào đại diện cho cộng đồng người Việt tại quận Cam, và nhiều tỉnh bang khác của Hoa Kỳ đã đồng loạt đứng lên vỗ tay xúc động khi nghe những lời nói này từ Chủ tịch nước Việt Nam”.

Thực tế có phải khoảng 1000 kiều bào tới tham dự hay không? Theo lời phát thanh của Tổng đài TNT sáng ngày 26/06/07, buổi tiệc tiếp xúc này chỉ có 27 bàn, riêng phái đoàn của Nguyễn Minh Triết đã là 175 người, và số du sinh được tham dự là 50 người. Nhiều bàn số người lại không đầy đủ. Không cần phải tính toán, một em học sinh tiểu học cũng dư tính được số Việt kiều tham dự ước chừng là bao nhiêu rồi. Có lẽ vì thấy quá hố về con số phóng đại, nên báo Sàigòn Giải Phóng ngày hôm sau phải viết tụt xuống là “gần 800 bà con Việt kiều...”

Trong số ghi là “gần 800 bà con Việt kiều...” có mặt ông Nguyễn Cao Kỳ, dù muốn hay không muốn, ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã là một người của một giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Với những việc làm và những lời nói của ông trong vòng 3-4 năm nay, đặc biệt là lần này, trước sau tên tuổi của ông Kỳ cũng đã được đi vào lịch sử Việt Nam cũng bằng cửa hậu như một Trần Ích Tắc, như một Lê Chiêu Thống.

II. Về phía cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trong suốt 32 năm tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, nhiều đoàn thể, tổ chức đấu tranh của đồng hương, dù chính kiến có đôi khi bất đồng, nhưng mục tiêu chung cũng vẫn là một. Đó là giải thể chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Cuộc tổ chức biểu tình chống phái đoàn Nguyễn Minh Triết đã nói lên điều đó. Trên 100 tổ chức, đoàn thể Việt Nam đã cùng đoàn kết ngồi lại với nhau, đã tiến hành công việc đó, và đã đạt được thắng lợi vẻ vang. Riêng đối với một số người hoạt động chính trị thời cơ đã từng hồ hỡi tin tưởng vào những lời tuyên bố của Tổng thống Bush vào cuối tháng 5/07 về những đề nghị của họ, thì, dù cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ bề ngoài có đề cập về vấn đề nhân quyền với Nguyễn Minh Triết, nhưng, theo báo Nhân Dân ngày 22/06/07: “Việc hai bên còn tồn tại một số ý kiến khác nhau về quan niệm và phương thức bảo đảm quyền con người là điều bình thường do hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hoá và tập quán khác nhau”. Phải chăng đó là kết quả ngoài dự kiến ngoài sự tin tưởng hồ hởi ban đầu của những người đấu tranh chính trị thời cơ này?

Trên đây là một vài khía cạnh bên ngoài liên quan tới chuyến đi Hoa Kỳ của phái đoàn Nguyễn Minh Triết mà mọi người đều thấy được.

Ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chẳng hiểu ông Nguyễn Minh Triết đi những 7 ngày, ông đã học được bao nhiêu sàng khôn? Một điều hiển nhiên đã đập vào mắt cả phái đoàn ông Nguyễn Minh Triết là phái đoàn của ông đi tới bất cứ chỗ nào cũng đều gặp đông đảo đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản “dàn chào” phái đoàn của ông với rừng biểu ngữ và rừng cờ vàng ba sọc đỏ, chứ không phải chỉ có một ít người cực đoan quá khích như các ông đã được cán bộ cấp dưới báo cáo. Tất cả những nơi tới của các ông tuyệt nhiên không có lấy được một gã tỵ nạn cầm cờ đỏ sao vàng để hoan hô đón tiếp, nhờ hệ thống báo chí truyền thông của các ông đã bịa đặt, đã bịp bợm đồng bào quốc nội. Đó là bài học, có cơ hội quý giá nhất ông Nguyễn Minh Triết và phái đoàn đã nhận được để được “sáng mắt sáng lòng” vậy.

Nguyễn Việt Sơn

Hai Mặt Chuyến Đi Của Ông Triết

Two sides to Triet's US visit
John E Carey . Asia Times . 27/6/07 . Trung Cang lược dịch.

Mặc dù đạt được các hợp đồng mới về mậu dịch và đầu tư, chuyến viếng thăm có tính bước ngoặc của Chủ Tịch Nước Việt nam Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ, lần đầu tiên tính từ khi chấm dứt chiến tranh Việt nam vào năm 1975, đã chấm dứt bằng một điểm chua chát và nêu lên các vấn đề mới về về đường lối quan hệ.

Tổng Thống Hoa Kỳ, đến thăm Việt nam năm ngoái khi Hà nội đăng cai cuộc họp APEC, trong thứ Sáu vừa qua đã gặp riêng với ông Triết tại Bạch Ốc. Hai người lãnh đạo sau đấy đã ngồi cạnh nhau, phát biểu với truyền thông quốc tế trong cuộc thảo luận bán chính thức ở Văn Phòng Bầu Dục.

Ông Bush bảo với các ký giả rằng họ bàn với nhau về các cơ hội kinh tế to lớn, các hợp tác song phương đã từng có và sẽ tiếp tục mang lại cho hai bên. Mậu dịch thường niên cùng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt nam hiện ước lượng cỡ 10 tỉ đô, các công ty lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư lớn vào ngành sản xuất tại nước Đông Nam Á này.

Nhưng ông Bush cũng phá bỏ cách dùng văn từ hoà hoãn một cách đáng kể, và công khai quở trách ông Triết về hồ sơ nhân quyền của chính quyền của ông Triết.

"Tôi cũng đã nói một cách rõ ràng rằng, nhằm mục đích tăng trưởng các quan hệ sâu xa hơn, điều quan trọng là các bạn hữu của chúng tôi nhất thiết phải có sự khẳng định đối với nhân quyền, tư do, và dân chủ," ông Bush nói vậy với ông Triết ngồi ngay bên cạnh. "Tôi đã giải thích tôi tin tưởng mạnh mẽ xã hội sẽ được phú túc một khi người dân được phép bày tỏ một cách tự do hay thờ phượng tự do."

Trong cuộc thăm viếng dài một tuần, ông Triết cũng gặp gỡ lãnh đạo lưỡng đảng Quốc Hội ở Capitol Hill. Các nhà lập pháp có mặt trong buổi họp phát biểu rằng ông ta bị sửa lưng liên tục đối với các khiếu tố mới đây của các nhóm nhân quyền cho là chính quyền của ông Triết gia tăng đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các lãnh đạo tôn giáo, mà một số đã tuyên án tù dài hạn vì các loại cáo buộc chống nhà nước.

Lên tiếng phê bình với các ký giả sau cuộc nói chuyện, Dân biểu Cộng hoà Ed Royce, một người có mặt trong buổi họp, nói rằng nhân quyền là vấn đề cao trào khống chế toàn bộ phiên họp.

"Chúng ta phải nhìn thấy sự chấm dứt cách hành xử như thế này nếu muốn quan hệ được cải thiện," theo lời ông ta, thêm vào rằng ông Triết có trả lời các câu hỏi nhưng "rất lẩn tránh" trong cuộc họp.

Trước đây, Hoa Kỳ đã xác định sự tương nhượng về mậu dịch, bao gồm việc ủng hộ Việt nam gia xin gia nhập WTO, là điều Hà nội đã đạt được vào tháng Giêng năm nay, qua các tiến bộ thấy rõ trong hồ sơ nhân quyền dài hun hút. Quốc hội đã yêu cầu ông Bush thúc đẩy ông Triết chấm dứt điều được cho là sự lan rộng ngược đãi nhân quyền có nhà nước bao che, và điều này dường như đã xẩy ra hôm thứ Sáu.

Có thể đoán được, ông Triết bảo vệ vị trí nhà cầm quyền của ông với giới ký giả trước và sau cuộc gặp gỡ tại Bạch Ốc. Ông ta phát biểu là đã có một cuộc trao đổi "trực tiếp và cởi mở" về nhân quyền với ông Bush, nhưng không cho biết liệu nhà cầm quyền của ông có thay đổi chính sách hay hành động theo sau kết quả của cuộc thảo luận hay không.

"Không phải là vấn đề cải thiện hay không," ông Triết nói vậy trong một cuộc phỏng vấn của AP, vài giờ sau cuộc gặp ông Bush. "Việt nam có pháp luật riêng và những ai vi phạm luật pháp sẽ bị xử lý. Pháp luật của người Việt không thể giống luật Hoa Kỳ 100% do khác biệt về điều kiện và bối cảnh lịch sử. Có các hiểu biết khác nhau trong vấn đề này," theo ý ông ta, qua lời một người thông ngôn.

Tuy thế, truyền thông Hoa Kỳ lại đưa tin về chuyến đi của ông ta khác. Một bản nghiên cứu phân tích về số lượng thông tin về cuộc viếng thăm của ông ta cho thấy 70% các hãng tin đã nêu lên vấn đề nhân quyền. Tuy vậy đối với truyền thông Việt nam thì đề tài ấy hầu như toàn bộ bị bỏ quên, thương mại cùng loạt thoả ước đầu tư mới dẫn đầu các tựa tin lớn.

Ông Triết khăng khăng rằng các khác biệt về nhân quyền sẽ không gây ảnh hưởng đối nghịch với quyền lợi lớn hơn giữa hai nước. Nhưng không thể nghi ngờ gì được về các ảnh hưởng đáng kể khi ông Bush đã phát biểu công khai về vụ việc nỗi cộm này. Tờ Washington Times trong bản tin đã đưa, nói rằng ông Bush đã "mắng mỏ" ông Triết về hồ sơ nhân quyền Việt nam, đàn áp tôn giáo và thiếu tự do.

Vào thứ Hai, cũng tờ báo này chạy một phụ trang đăng (thuê) bài bình luận do ông Triết viết, được diễn dịch như là một lời trách cứ chính thức nhẹ nhàng về những lời phê bình của ông Bush với báo chí. Đáng ghi nhận là bài viết này không hề đề cập đến nhân quyền một lần nào cả.

"Được biết đến như là ngôi sao đang lên ở Á châu, Việt nam cung ứng một môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn, được lèo lái bởi một dân số trẻ trung và thân thiện và hết sức lạc quan về tương lai," ông Triết viết thế. "Trong đấu trường quốc tế Việt nam càng ngày càng biểu hiện là một bạn hàng có khả năng đáp ứng và đáng tin cậy. Theo tôi biết một Việt nam ổn định và thịnh vượng cũng là ước muốn của Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ."

Nhìn tổng thể, bài viết đọc lên nghe như một bài giảng cho trẻ con đi học hơn là một bài viết có phụ thảo (op-ed essay), nhấn mạnh đến hy vọng của ông ta rằng các vấn đề mậu dịch và đầu tư song phương, rồi sẽ lại như trước kia, ăn trùm các quan ngại của Washington về hồ sơ dân chủ và nhân quyền nghèo nàn của chính quyền (VN).

Ông Triết viết "liên kết song phương được xây dựng trên quan tâm và quyền lợi hổ tương của hai nước: Thương mại, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, giáo dục, hoà bình khu vực và ổn định, cuộc chiến chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí sát hại hàng loạt, viện trợ nhân đạo chống HIW/AIDS, cúm gia cầm, và hàn gắn vết thương chiến tranh." Ông ta thêm: Đối với việt nam, Hoa Kỳ luôn luôn là bạn hàng chính, và sự khẳng định hợp tác đa phương của Việt nam với Hoa Kỳ là nghiêm túc và kiên định."

Chỉ có thời gian mới trả lời được những gì đã xẩy ra sau lưng khung cửa đóng tại Washington tuần qua. Nhưng chuyện kèn cựa nhẹ giữa ông Bush và ông Triết trên truyền thông lại chỉ ra quan hệ song phương có khả năng là một giai đoạn sóng gió trước mặt, đặc để, nếu ông Bush thực sự nghiêm túc đặt ưu tiên lên dân chủ và nhân quyền, kết hợp chung với vấn đề kinh tế trong các đối tác chính thức của chính phủ với những người cầm quyền Cộng Sản Việt nam.

John E. Carrey là cựu Chủ Tịch của tổ hợp Tư Vấn Quốc Phòng International Defense Consultants, Inc.




--------------------------------------------------------------------------------
Two sides to Triet's US visit
By John E Carey

WASHINGTON - Despite landing new agreements on trade and investment, Vietnamese President Nguyen Minh Triet's landmark official visit to the United States, the first by a Vietnamese head of state since the end of the Vietnam War in 1975, ended on a sour note and raises new questions about the direction of the relationship.

US President George W Bush, who visited Vietnam last year when Hanoi hosted an Asia-Pacific Economic Cooperation

meeting, last Friday met privately with Triet at the White House. The two leaders later spoke to the international media sitting side by side in an informal discussion at the Oval Office.

Bush told reporters they discussed the tremendous economic opportunities closer bilateral cooperation has and would continue to bring to the two nations. Annual trade and cooperation between the US and Vietnam is now estimated at about US$1 billion, and big US corporations have recently made major investments in the Southeast Asian country's manufacturing sector.

But Bush also significantly broke from the conciliatory script and publicly upbraided Triet over his government's rights record.

"I also made it very clear that, in order for relations to grow deeper, that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy," Bush said, with Triet directly at his side. "I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely."

During his week-long visit, Triet also met with congressional leaders from both political parties on Capitol Hill. Lawmakers in the meeting said he was repeatedly taken to task over recent claims by rights groups that Triet's government has increased repression of pro-democracy activists and religious leaders, some of whom have been sentenced to long prison terms on assorted anti-state charges.

Commenting on the talks afterward to reporters, Republican Congressman Ed Royce, who had attended the meeting, said human rights had been "overwhelmingly the dominant issue" of the session.

"We've got to see a stop to this conduct if this relationship is going to improve," he said, adding that Triet answered questions but was "very evasive" during the meeting.

Earlier, the US had predicated trade concessions, including support for Vietnam's membership bid to the World Trade Organization, which Hanoi achieved this January, on a demonstrable improvement on its abysmal rights record. Members of Congress had called on Bush to push Triet to end what they perceive to be widespread state-sponsored human-rights abuses, and that seems to be what finally happened on Friday.

Predictably, Triet defended his government's position to reporters before and after the White House meeting. He said he had a "direct and open exchange" on human rights with Bush, but offered no indication that he might change his government's policies or practices as a result of the discussion.

"It's not a question of improving or not," Triet said in an interview with the Associated Press, hours after meeting with Bush. "Vietnam has its own legal framework, and those who violate the law will be dealt with. The Vietnamese laws could not be 100% the same as US laws, due to the different historical backgrounds and conditions. There is a different understanding on this issue," he said through an interpreter.

The US media that covered his trip saw it differently, however. A quantitative news analysis of media coverage of Triet's visit showed that fully 70% of news outlets highlighted the human-rights issue. In Vietnamese media, however, the topic was almost entirely overlooked and the new trade and investment pact led the headlines.

Triet insisted that differences on the rights issue would not adversely affect the two countries' "larger interests". But it's no doubt significant that Bush made his public comments on such a high-profile occasion. The Washington Times in its news coverage reported that Bush "chided" Triet for Vietnam's human-rights record, religious repression and lack of democracy.

On Monday, the same publication ran an extraordinary commentary written by Triet in what could be interpreted as a mild official rebuke of Bush's earlier comments to reporters. Notably, the essay did not once mention human rights.

"Known as a new rising star in Asia, Vietnam offers an attractive business and investment environment, driven by a youthful and friendly population who are exceedingly optimistic about the future," Triet wrote. "In the international arena, Vietnam is showing itself more and more to be a responsive and reliable partner. And I know that a stable and prosperous Vietnam is also the wish of the American government and people."

In its entirety, the article reads more like a lecture to schoolchildren than a proper op-ed piece and underscores clearly his hope that bilateral trade and investment issues will, as before, continue to trump Washington's concerns about his government's poor democratic and human-rights records.

Triet wrote that "bilateral ties are built on the two countries' common interests and concerns: commerce, culture, science and technology, education, regional peace and stability, the fight against terrorism, preventing the proliferation of weapons of mass destruction, humanitarian assistance to combat HIV/AIDS, avian influenza, and the lingering wounds of war". He added: "For Vietnam, the United States is always a key partner, and Vietnam's commitment to multifaceted cooperation with the United States is sincere and steadfast."

Only time will tell what really happened behind closed doors in Washington last week, but Bush's and Triet's mild spat in the media indicates the bilateral relationship could be in for rocky time ahead, particularly if Bush was serious about prioritizing democracy and human rights on par with economic matters in his government's official dealings with Vietnam's communist rulers.

John E Carey is the former president of International Defense Consultants, Inc.

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/IF27Ae01.html

Vẹm


Biếm hoạ của HatKa

Khối 8406: Thư cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và Đồng bào hải ngoại sau chuyến Mỹ du của chủ tịch Triết


Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006

Thư cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và Đồng bào hải ngoại
sau chuyến Mỹ du của chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết


Việt Nam ngày 26-06-2007
Kính thưa Ngài Tổng Thống và Quý Quốc Hội Hoa Kỳ
Kính thưa Đồng bào Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ

Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết vừa mới kết thúc chuyến Mỹ du đầy sóng gió tại Hoa Kỳ. Trong tư cách Đại diện lâm thời Khối 8406 (gồm hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam trong cũng như ngoài nước quyết công khai đứng lên đương đầu với chế độ độc tài Cộng sản để đấu tranh bất bạo động cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa đảng và đa nguyên), chúng tôi xin gởi đến Ngài Tổng Thống, Quý Quốc Hội Hoa Kỳ và và Quý Đồng bào hải ngoại thân thương những tâm tư tình cảm sau đây của chúng tôi:

I- Trước hết, Khối 8406 chúng tôi hết lòng ghi ân:

Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống vì những lời nói việc làm gần đây của Tổng thống nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như đã gặp gỡ một số đại diện các tổ chức đấu tranh hải ngoại ngày 29-05-2007 vừa qua tại Washington DC, đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CS và bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý (một trong những sáng lập viên của Khối 8406) tại Praha hôm 05-06-2007. Đặc biệt, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết hôm 22-06-2007 tại tòa Bạch ốc, Tổng thống đã thẳng thắn tuyên bố: “Tôi cũng đã nói rất rõ rằng để cho các quan hệ hai bên được sâu đậm hơn, điều quan trọng là các bạn phải mạnh mẽ cam kết tôn trọng nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi đã giải bày niềm tin mãnh liệt của mình là các xã hội được phong phú hơn khi người dân được quyền tự do phát biểu và tự do thờ phượng”. Đó là chưa kể việc Tổng thống đã tiếp đón nhân vật này với lễ nghi sơ sài tối thiểu là một bài học đích đáng cho ông ta và phái đoàn ông ta.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vì vô số lời nói việc làm, nhất là từ đầu năm đến nay của Quý vị, nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư gởi tới Quý vị ngày 19-06-2007. Đặc biệt, vào ngày 21-06-2007, trong buổi gặp mặt Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, sáu vị trong Quý Quốc hội, đứng đầu là bà Chủ tịch Hạ viện, đã làm cho ông ta phải đối diện hàng loạt câu hỏi hóc búa về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, khiến ông ta và phái đoàn không những lúng túng đối phó, mà cũng chẳng còn giờ và còn cách nào nói sang chuyện thương mại. Trước đó, bà Chủ tịch Hạ viện và bà Dân biểu Loretta còn gặp riêng ba đại diện cộng đồng chính trị và tôn giáo hải ngoại để tham khảo và nắm vững tình hình Việt Nam trước khi gặp phái đoàn Cộng sản. Đó là dấu chứng tỏ Quý vị hiểu rằng việc đầu tư của Hoa Kỳ vào đất nước chúng tôi chắc chắn không thể an toàn và hiệu quả cũng như có lợi cho nhân dân hai nước khi nhà cầm quyền Việt Nam chỉ là một tập thể độc tài đảng trị, một tập đoàn tham nhũng thối nát, một bộ máy đàn áp nhân quyền. Nhân đây, chúng tôi cũng xin ngỏ lời cám ơn các bạn hữu Hoa Kỳ yêu tự do dân chủ thuộc mọi giới đã sát cánh với đồng bào chúng tôi trong các hoạt động xoay quanh biến cố quan trọng này.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn và nhiệt liệt hoan nghênh Quý Đồng bào hải ngoại thân yêu khắp năm châu, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đã tham dự các hoạt động biểu dương tinh thần dân chủ của người Việt chúng ta tại thủ đô Washington, tại thành phố New York và tại thành phố Los Angeles, qua các hoạt động như canh thức nguyện cầu, tọa kháng tuyệt thực, phát biểu diễn đàn, vận động chính giới và báo giới, đăng thư ngỏ gởi nhà cầm quyền địa phương trên các phương tiện truyền thông, trưng hình ảnh to lớn đủ cỡ của linh mục Lý bị bịt miệng hay các nhà dân chủ bị cầm tù… nhất là đã tổ chức những cuộc biểu tình vĩ đại long trời lở đất lên tới hàng ngàn người để phản đối phái đoàn CSVN bất cứ nơi đâu họ có mặt. Điều đó cho thấy đồng bào đã hiểu rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không phải là đại diện của nhân dân và đất nước, rằng phái đoàn CS qua Hoa Kỳ chỉ để bang giao thương mại nhằm gia tăng tài lực hầu củng cố quyền lực cho đảng CS chứ chẳng phải vì ích nước lợi dân, rằng đảng CS không thể tiếp tục làm mưa làm gió trên quê hương, cứ mãi coi các nhà dân chủ như con tin con bài để mặc cả, coi giới nghèo như món hàng để bán ra ngoại quốc, coi nhân dân như bầy nô lệ để áp đặt lên đó một quốc hội, một pháp viện, một chính quyền công cụ, coi tài nguyên đất nước như tài sản riêng của đảng CS để mặc sức phung phá, ăn xài, hưởng thụ, bất chấp đại khối nhân dân khốn khổ bần cùng và đất nước điêu linh tụt hậu.

II- Thứ đến, Khối 8406 chúng tôi minh định:

• Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại New York trước báo giới quốc tế về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là hoàn toàn sai lạc và về tình hình chính trị xã hội Việt Nam là không thể chấp nhận.
Ở Việt Nam, bất đồng chính kiến chẳng phải là chuyện bình thường mà là một điều không được phép và sớm muộn sẽ bị nhà cầm quyền CS trừng trị. Tại Việt Nam luôn có việc bắt bớt và xét xử vì lý do bất đồng chính kiến chứ không chỉ vì lý do vi phạm pháp luật. Hàng trăm chiến sĩ nhân quyền đang bị tống ngục hay bị quản chế là những bằng chứng hùng hồn. Thậm chí bất đồng ý kiến với người của đảng và nhà nước trong chuyện sinh hoạt tôn giáo, khiếu kiện đất đai, đòi hỏi quyền lợi lao động cũng có thể bị sách nhiễu hay bắt tù. Hàng trăm đồng bào Kiên Giang khiếu kiện bị công an đàn áp trong cùng thời điểm chuyến Mỹ du là một bằng chứng khác.
Đồng ý là “mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.” Nhưng từ đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” rồi khẳng định chế độ cộng sản đã do nhân dân chọn lựa, thì đấy là một lập luận trá ngụy và trơ trẽn. Chính ông Nguyễn Minh Triết và các đồng chí của ông đã và đang bắt cả nước Việt Nam phải theo khuôn khổ cố định của một đảng độc tài thối nát và tham nhũng, phải theo khuôn khổ cố định của một chủ nghĩa lỗi thời, lạc hậu từ thế kỷ 19 mà ngay tại Nga, cái nôi của nó, người ta nay cũng đã vứt sọt rác rồi! Cái khuôn khổ cố định này đã làm cho Việt Nam chậm tiến hàng mấy chục năm so với các nước trong khu vực.
• Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại Los Angeles trước một nhúm người Việt chọn lọc về ý nghĩa quê hương, tình tự dân tộc là ngụy biện và không chân thực.
Ông không có quyền đồng hóa đảng và nhà nước CS với Mẹ hiền Tổ quốc mà vòng tay luôn mở rộng. Mẹ hiền Tổ quốc này đã phải đứt ruột nhìn thấy hàng triệu đứa con đành bỏ quê hương ra vì không thể chịu nổi chế độ cộng sản, và đang phải đứt ruột nhìn thấy hàng chục triệu đứa con khác hiện bị nhốt trong nhà tù vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà đảng CS là cai ngục với bàn tay sắt máu. Hàng ngàn người biểu tình rầm rộ chống phái đoàn của ông tại Dana Point không hề quên lãng Mẹ hiền Tổ quốc mà chỉ chống báng nhóm tặc tử chà đạp nghĩa đồng bào, tình tự dân tộc.
Ông còn kể lể: “Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. Đảng và Nhà nước VN không bao giờ thành kiến với những người có những trái biệt như vậy. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, mong tất cả đều có thiện tình, thiện ý là xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia vững mạnh, muốn tạo sự đoàn kết trong toàn dân tộc”. Những gì đã và đang xảy ra trên đất nước 32 năm qua dưới chế độ toàn trị sắt máu, độc đảng chuyên chế, đàn áp đối lập, trừng trị dân oan đã chứng tỏ đây là một lời đãi bôi, lừa gạt và càng làm rõ chân lý: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”. Thật ra, chính lúc kể lể những điều trên và suốt chuyến Mỹ du, bản thân ông chủ tịch và đoàn tùy đâu có dám đối diện với cộng đồng hải ngoại vốn đang phẫn nộ cách chính đáng vì chính sách cai trị bất nhân bạo tàn và u mê thảm bại của Cộng sản; trái lại phái đoàn của ông luôn tìm cách lánh mặt bằng chui lòn cửa hậu, cất giấu “quốc kỳ” và chỉ gặp những Việt kiều thân cộng đã chọn lọc sẵn.

III- Tiếp đến, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi đồng bào hải ngoại

• Tiếp tục thực hiện một cuộc quốc tế vận kiên trì, rộng rãi và hữu hiệu để các chính phủ và các tổ chức khắp năm châu luôn gắn kinh tế thương mãi với tự do nhân quyền lúc bang giao với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Vì hội nhập và phát triển về kinh tế bao giờ cũng sóng đôi với hội nhập và phát triển về chính trị. Xin đồng bào nhắc nhở các chính phủ và tổ chức quốc tế hãy luôn bám vào các cam kết và xem xét việc thực hiện các cam kết của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong các hợp đồng thương mại cũng như trong các hiệp ước nhân quyền.
• Tiếp tục củng cố tình đoàn kết trong ngoài, mối liên minh dân tộc rộng rãi vừa được khẳng định cách hùng hồn và cảm động qua các cuộc biểu dương tinh thần dân chủ dưới nhiều hình thức nhân chuyến Mỹ du của phái đoàn Cộng sản. Xin tiếp tục về nước nhiều hơn nữa nhân cơ hội nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ thị thực nhập cảnh cho đồng bào. Không phải để thực hiện việc đầu tư, vốn là một điều nguy hiểm trong cái chế độ có đường lối quản lý độc tài đảng trị, với luật lệ mù mờ, chồng chéo, giải thích tùy tiện và thay đổi xoành xoạch, với những lãnh đạo địa phương hành xử như những ông trời con, với cả dàn cán bộ luôn tìm mọi cách chèn ép để làm tiền… Việc bỏ của chạy lấy người của các ông Trịnh Vĩnh Bình và Nguyễn Đình Hoan cùng vô số doanh nhân khác từng về Việt Nam đầu tư là lời cảnh báo nghiêm trọng. Xin đồng bào hãy về mang theo sứ điệp dân chủ, để phá tan bức tường bưng bít thông tin của Cộng sản, góp phần phá vỡ bức tường của nhà ngục vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ vì bức tường thông tin bị sụp đổ, mà bức tường thông tin bị sụp đổ vì nhân dân hai miền Đông và Tây Đức qua lại với nhau. Việt Nam rồi cũng sẽ y như thế!

III- Cuối cùng, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền CSVN

- Bỏ ngay sự tin tưởng mù quáng vào bạo lực và lường gạt. Hai thứ này chỉ đem lại lợi ích nhất thời nhưng sẽ gây tai họa lớn lao do trừng phạt của công lý và lịch sử cho kẻ sử dụng chúng. Với thời đại toàn cầu hóa các giá trị nhân bản phổ quát, các tiêu chuẩn hành xử văn minh, các phương tiện truyền thông đại chúng, các lực lượng cổ xúy cho nhân quyền, nhà cầm quyền CSVN không thể hành xử như lũ côn đồ với nhân dân và như kẻ dối gạt với quốc tế. Cuộc Mỹ du đầy sóng gió vừa qua là một bài học đáng suy nghĩ.
- Bỏ ngay đường lối trấn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ bằng cách tùy tiện bắt bớ, khoác lên họ tội danh tù hình sự sau những phiên tòa phi pháp, bản án bất công, rồi lếu láo tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam không hề có tù chính trị, ngang nhiên vu cáo quốc tế xâm phạm “chủ quyền quốc gia”, giữ họ như những con tin để chờ cơ hội mặc cả với quốc tế.
- Thành tâm đối thoại với các nhà dân chủ, chân tình lắng nghe nỗi khổ dân oan, quan tâm đến tiếng kêu trầm thống của người lao động, ghi vào lòng lời nhắc nhở của các lãnh đạo tinh thần… để khai mở cho dân tộc sinh lộ tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên mà toàn dân khát mong và thời đại đòi hỏi.

Gởi đi từ Việt Nam ngày 26-06-2007
Đại diện lâm thời Khối 8406
- Đỗ Nam Hải, kỹ sư, Sài Gòn
- Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, Thái Bình
- Phan Văn Lợi, linh mục, Huế.

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 6











Sáng nay lúc 8 giờ 30 sáng ngày 27 tháng 6 năm 2007, chúng tôi tiếp xúc với một số đồng bào Tiền Giang đang chuẩn bị tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 và được biết dù là gặp khó khăn vể thời tiết (mưa tầm tả và nắng gay gắt) cũng như phải ngủ ngoài trời suốt mấy đêm liền nên nhiều bà con bị cảm lạnh nhưng vẫn quyết tâm tiếp tục ở lại biểu tình cho đến khi nào nguyện vọng của họ đụợc giải quyết thích đáng. Đồng bào cũng cho biết một cán bộ cao cấp đến từ Hà Nội cho biết hôm nay sẽ có phiên họp tại đây để yêu cầu chính quyền tỉnh Tiền Giang phải giải quyết việc nầy không thể để cho đồng bào chịu quá nhiều cực khổ màn trời chiếu đất như mấy ngày nay. Tuy được hứa hẹn như vậy nhưng đồng bào vẫn ... phải chờ xem kết quả hôm nay ra sao vì đã được hứa nhiều lần nhưng "chuyện đâu vẫn còn đó". Vì thế, cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Được biết trong ngày 25/06 có hai người đứng căng biểu ngữ ngoài nắng bị ngất xỉu phải chở đi cấp cứu, một trong hai người bị nguy kịch nhưng may mắn đến nay họ đã qua được nguy hiểm và trở lại cùng đồng hương tiếp tục biểu tình.

Cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang vẫn tiếp tục qua ngày thứ 6.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

Người đưa tin từ Sài Gòn
9:00 giờ sáng ngày 27/06/2007 tại trước Văn Phòng Quốc Hội ở Sài Gòn

ĐÃ ĐẾN LÚC CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CSVN PHẢI THAY ĐỔI TƯ DUY

Trong chuyến công du của chủ tịch Nguyễn minh Triết đến Hoa Kỳ vừa qua có rất nhiều điều khiến cho chúng ta cần phải suy nghĩ. Đây là thời điểm quan trọng của lịch sử để đất nước Việt Nam tiến lên ngang tầm thế giới nếu các nhà lãnh đạo ĐCSVN biết nhìn lại chính mình. Thật vậy, khi VN được vào WTO, được Hoa Kỳ gạt tên trong danh sách CPC và được hưởng quy chế PNTR cùng những quyền lợi khác là thời diểm mà VN đã cam kết thực thi tất cả những quyền căn bản về tự do, dân chủ, nhân quyền đã được quy định trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, các công ước quồc tế và những điều lệ mà một thành viên WTO bắt buộc phải thi hành.

Nhưng rất tiếc trong thời gian vừa qua chính quyền CSVN với sự độc đoán và hành xử riêng theo bản chất sẵn có đã quên đi tất cả những lời cam kết, gia tăng đàn áp thô bạo các thành phần bất đồng chính kiến trong nước, vu khống và bịa đặt ra những điều không có thật để kết tội những nhân vật đấu tranh ôn hòa bất bạo động cho quyền tự do dân chủ, một quyền bất khả xâm phạm mà cả loài người tiến bộ đều phải tôn trọng và hoan nghênh. Hành động này đã khiến cho các quốc gia trên thế giới đồng thanh lên án. Vừa qua, các nghị quyết lên án ĐCSVN như: NQ 77 của Tiệp Khắc, NQ 1481 của hội đồng Châu Âu cùng với sự lên tiếng của các dân biểu QH Hòa Lan, Canada, Austrialia, Ba lan… cũng như các cơ quan độc lập về nhân quyền khắp nơi trên thế giới và nhất là sự đồng thanh lên tiếng phản đối của các dân biểu, nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đã khiến cho cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân VN rạng ngời ánh sáng, cùng với sự tiếp sức hào hùng không thể thiếu của đồng bào VN hải ngoại trong thời gian qua đã chứng minh cho chính quyền CSVN thấy rằng thời điểm độc tài, độc đoán sẽ không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc nữa.

Nếu các nhà lãnh đạo ĐCSVN muốn mình vẫn còn tồn tại thì ngay từ bây giờ phải thay đổi tư duy, phải chấp nhận có cạnh tranh lành mạnh từ kinh tế lẫn chính trị trong một thể chế đa nguyên, phải tôn trọng quyền tự do chọn lựa của toàn dân trong vai trò lãnh đạo đất nước. Bởi vì với thể chế đa nguyên thì tất cả các đảng phái đều có quyền độc lập ngang nhau, nếu đường lối của ĐCSVN phù hợp với ý muốn của nhân dân thì sẽ được nhân dân tín nhiệm qua cuộc bầu cử tự do để điều hành đất nước, các đảng phái khác sẽ giữ vai trò đối lập và giám sát để tránh cho guồng máy chính quyền không đi vào con đường độc tài, độc đoán đầy dẫy bất công, tham nhũng và thối nát không phương cứu chữa như hiện nay.

Chuyến công du của ông Triết trong lúc này đã là một khó khăn và bài học cho ông suy gẫm để tìm cho mình con đường đúng ở tương lai, ngoài sự đoàn kết biểu tình đông đảo chưa từng thấy của cộng đồng Việt nam hải ngoại, một rừng hình ảnh về sự bịt miệng cha Lý cùng với hình của luật sư Nuyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân anh hùng…., cuộc họp của ông Triết với các dân biểu cao cấp trong Quốc hội Hoa kỳ là thời gian đen tối nhất, bởi vì tất cả các dân biểu hiện diện đều lên án về hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp thô bạo những người bất đồng chính kiến mà chính quyền CSVN do ông lãnh đạo đã thách thức lương tri của cộng đồng nhân loại. Với sự đồng tâm nhất trí của người VN hải ngoại khiến cho ông Triết phải lén đi vào cửa sau Tòa Bạch ốc để gặp TT Bush.

Tuy nhiên, với những gì mà ông Triết đã nói và trả lời báo chí, với sự tránh né và vu khống các nhà bất đồng chính kiến để chạy tội, chứng tỏ rằng não trạng của ông ta đã có vấn đề. Ông Triết nói rằng:

1/ Tại VN không có chuyện bắt giam người bất đồng chính kiến mà chỉ giam người vi phạm luật pháp mà thôi. Câu trả lời này hầu như là một câu châm ngôn mà ĐCSVN ban ra để cho tất cả những thành phần cán bộ từ trung ương xuống địa phương đều phải nói giống nhau như vậy. Thực tế ai ai cũng biết là tất cả các nhà tranh đấu cho tự do và dân chủ tại VN họ chỉ tranh đấu ôn hòa và bất bạo động, họ chỉ thực hiện cái quyền mà Hiến pháp do chính ĐCSVN ban ra năm 1992. Điều 69/HP quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do được quyền thông tin..v.v… Cha Lý giữ vai trò cố vấn cho các phong trào tranh đấu dân chủ chống lại mọi bất công, cường quyền mà ĐCSVN đã và đang áp đặt vào nhân dân là việc làm hợp lý với lương tâm của người chăn chiên theo tinh thần của Chúa. Các phong trào và đảng phái của những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ một cách ôn hòa, bất bạo động. Họ chỉ đòi hỏi ĐCSVN phải sửa sai những định kiến sai lầm đúng với những gì mà đảng thường nói hàng ngày là chính quyền do dân, vì dân…., họ chỉ chủ trương một đất nước đa nguyên để người dân có quyền tự do chọn lựa người tài phục vụ đất nước chớ họ không bao giờ chủ trương lật đổ hoặc giải thể ĐCSVN, vậy thì họ vi phạm cái gì trong hiến pháp. Câu trả lời của Nguyễn minh Triết là một ngụy biện gian dối đã thách thức lương tri và sự nhận thức của loài người.

Thực tế chính điều 88 bộ luật hình sự mà ĐCSVN dựa vào để bắt và gán ghép cho các nhà bất đồng chính kiến với các bản án đã được viết sẵn một cách vô lý là vi phạm trắng trợn vào điều 69 hiến pháp. (nên nhớ hiến pháp là một định chế để cho QH căn cứ vào đó mà phê chuẩn luật pháp để khỏi vi hiến, rất tiếc QH Việt nam là do đảng lập ra, cho nên luật pháp VN chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi của đảng. Vì vậy mà có rất nhiều điều vi hiến nhưng vẫn được thi hành. Chẳng hạn như việc cho công an bịt miệng cha Lý trước tòa, không cho thân nhân tham dự phiên tòa, không cho cha Lý tự biện hộ, cho công an mang súng đứng 2 bên khóa tay cha Lý cũng như đưa LS Nguyễn văn Đài, LS Lê thị Công Nhân mặc quần áo tù trên Ti Vi, cho phép báo chí một chiều của đảng đăng bài vu khống tội trạng trong khi tòa án chưa xử là việc làm vô nhân đạo mà chính ngay cả luật pháp vi hiến của VN cũng chưa có điều khoản nào quy định như vậy).

2/ Về tôn giáo ông Triết nói rằng: tại VN trong các chùa, nhà thờ, các nơi hành đạo.... đều được tự do hành đạo. Thực tế điều này chỉ xảy ra trong những chùa, nhà thờ và các nơi do đảng cho phép và quản lý. Còn những nơi không nằm trong sự quản lý của đảng như : hầu hết các chùa thuộc GHPGVNTN, GHPGHH thuần túy, một số hệ phái tin lành.... chẵng những không được tự do hành đạo mà các vị lãnh đạo tinh thần này còn phải bị quản chế một cách khắt khe và nghiệt ngã nội bất xuất, ngoại bất nhập như trường hợp của nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Thiện Minh và các vị khác thuộc GHPGVNTN, của ông Lê Quang Liêm GHPGHH thuần túy, của các Mục sư Quang, Chính..v.v.. cùng với một số Linh mục Công giáo là những điển hình mà chính quyền CSVN dù có biện minh cở nào cũng không sao che lấp được.

3/ Ông Triết so sánh rằng: Trước năm 1975 khi các cán bộ nằm vùng của Đảng cũng hoạt động ôn hòa nhưng vẫn bị bắt và bị bỏ tù, một sự so sánh qúa ngây thơ và khờ khạo. Thực tế ai ai cũng biết là sự hoạt động của các cán bộ nằm vùng của ĐCSVN trước 1975 là nhằm mục đích chỉ điểm ám sát các viên chức cao cấp và tướng tá trong chính quyền để làm suy yếu chế độ VNCH, giựt mìn xe đò, phá cầu giao thông, pháo kích vào chợ búa nơi đông dân, pháo kích vào trường học (trường hợp ở Cai Lậy) để gây hoang mang và sợ hãi trong nhân dân. Sau hơn 32 năm chìm vào dĩ vãng, nhân dân trong nước cũng như kiều bào hải ngoại đã có phần quên đi những nỗi đau thương đầy nước mắt này, nhưng tự nhiên hôm nay ông Triết đã khơi lại khiến cho sự căm thù lại có dịp trào dâng trong lòng của mọi người dân Việt.

4/ Ông Triết đã dùng những lời nói văn chương bóng bẩy mà ông đã được chế độ VNCH dạy dỗ khi ông còn là sinh viên Đại học Sài Gòn để hô hào và khuyến khích kiều bào VN hải ngoại đem tiền của về Việt Nam xây dựng Quê hương, Tổ Quốc nhưng thực chất là để làm giàu thêm cho các đảng viên và thành phần lãnh đạo như ông, cũng như cũng cố địa vị, thành trì vững chắc cho chế độ CS được ngự trị muôn đời trên đất nước. Biết bao nhiêu người nhẹ dạ về VN kinh doanh để rồi bị cách làm việc về cơ chế chính quyền CS gài bẫy đành phải trắng tay mà còn bị tù đầy nữa, trường hợp của thương gia Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình, của một số Việt kiều ở Mỹ về VN kinh doanh là những bằng chứng.

Ông Triết hô hào người Việt hải ngoại nên xóa bỏ hận thù để thương yêu nhau, nhưng chính cá nhân ông và nguyên bộ máy chính quyền của ông có biết thương người không khi hàng ngày Công an, mật vụ cứ rình rập theo dõi để bắt những ai dám lên tiếng tranh đấu cho quyền tự do dân chủ. Nếu giả sử Cộng đồng VN hải ngoại không giàu có và thành đạt như ngày hôm nay thì ông Triết và chính quyền CSVN có chịu từ bỏ tội danh phản quốc để thay vào những từ: Việt kiều yêu nước, kiều bào là cánh tay nối liền, là một phần của dân tộc không thể tách rời, là khúc ruột ngàn dặm của quê hương đất nước hay không?. Dĩ nhiên hiện nay vẫn có một số ít đồng bào hải ngoại còn nghe và tin tưởng vào sự dối trá của CSVN, trong số đó đáng chê trách nhất là Nguyễn Cao Kỳ (nhân vật đã từng đứng trong hàng ngủ lãnh đạo đất nước trước 1975 chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản). Nguyễn cao Kỳ đả phản bội lại ý muốn của toàn dân, phản bội lại quê hương, tổ quốc và con đường chính nghĩa quốc gia. Nguyễn cao Kỳ không có quyền và tư cách gì để kêu gọi đồng hương tiếp tay làm giàu thêm cho ĐCSVN cả.

5/ Ông Triết cũng nói rằng: bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay cả trong gia đình có 5, 7 người vẫn có những ý kiến khác nhau, ông rất tôn trọng nhân quyền và những ý kiến bất đồng. Nói thì rất hay, nhưng tại sao không cho người dân có quyền lập đảng, lập hội đoàn để bênh vực quyền lợi chính đáng cho người cô thế, không cho quyền ra báo chí tư nhân, còn quyền tự do ứng cử như đảng tuyên truyền chỉ là hình thức mỵ dân để lừa đảo quốc tế mà thôi, bởi vì tất cả phải qua sự sàn lọc của MTTQ là cơ quan đắc lực do lập ra đảng. Kể cả khi kiểm phiếu các ứng cử viên mặc dù đả được đảng chọn nhưng vẫn không được có mặc, như vậy mà gọi là công bằng và tự do dân chủ hay sao?. Không biết khi nói và trả lời theo sự chỉ định của đảng như vậy lương tâm ông Triết có bị cắn rứt hay không? Trong quá khứ những lời hứa của các nhà lãnh đạo CSVN khi ra nước ngoài đều không được thực thi đúng mức tại trong nước. Tôi xin các nhà kinh doanh nước ngoài phải cân nhắc điều này khi muốn làm ăn với VN.

Câu nói của cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu: Đừng tin vào những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm vẫn là chân lý cho những ai còn tin vào Cộng sản. Cuộc công du nước Mỹ của chủ tịch Nguyễn Minh Triết là nỗi đau và nhục nhã, đau là vì đại đa số cộng đồng VN hải ngoại đã biểu tình chống đối đại quy mô chưa từng có từ trước đến nay, còn nhục nhã là không được Hoa Kỳ đón rước theo nghi thức hàng quốc khách, đã bị các dân biểu quốc hội Hoa Kỳ chất vấn và phản đối thẳng về sự vi phạm nhân quyền, đàn áp tàn bạo các nhà đấu tranh dân chủ, được Tổng thống Bush cảnh báo là VN bắt buộc phải đổi mới về chính trị song song với kinh tế nếu muốn được làm bạn thân thiện với Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới, cũng như được sự hết lòng phục vụ quê hương của cả khối cộng đồng VN hải ngoại.

Đã đến lúc ĐCSVN phải từ bỏ quyền lực độc đoán của mình để chấp nhận những thành phần có tài có đức trong cộng đồng dân tộc phục vụ đất nước, thể chế đa nguyên là con đường duy nhất đưa đất nước tiến lên theo đà văn minh của thế giới. Một Nguyễn cao Kỳ và một vài nhân vật nịnh hót khác không thể đại diện cho cả cộng đồng VN hải ngoại, càng không thể giữ vững được ngai vàng mãi mãi cho dù ĐCSVN có dâng hiến thêm đất đai VN cho quan thầy Trung Cộng.

Chân lý lúc nào cũng là chân lý và sự thật lúc nào cũng vẫn là sự thật. Việc báo chí và các đài phát thanh, truyền hình VN tường thuật lại cuộc công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn minh Triết nhưng không ghi đầy đủ cuộc hội kiến của QH Hoa Kỳ, nhất là bỏ qua lời nói về nhân quyền của TT Bush với ông Triết là một thiếu sót không thể tha thứ được. Các nhà lãnh đạo CSVN nên biết rằng nếu trong thời gian sắp tới không mở rộng quyền tự do dân chủ và nhân quyền thì vấn đề VN bị đưa trở lại danh sách CPC, bị thu hồi quy chế PNTR và các quyền lợi khác là trong tầm tay và quyền hạn của QH Hoa Kỳ. Dư âm của những oan hồn thời cải cách ruộng đất ở miền Bắc, oan hồn của những mồ chôn tập thể ở Huế vào tết Mậu Thân, những nỗi oan ức của thời đánh tư sản mại bản sau 1975 mà cho đến bây giờ chưa khắc phục được vẫn còn đó. Xin đừng vì danh lợi đê hèn cá nhân mà quên đi quyền lợi chung của tổ quốc và nhân dân.

Nếu vũ lực đã không làm cho thế giới ngưng tiến bộ, nếu đàn áp đã không làm sai lạc được sự thật, mà chỉ là một vết nhơ trong lịch sử thì thiết tưởng vũ lực và đàn áp chưa phải là biện pháp tốt nhứt để che đậy những quan niệm lỗi thời phản tiến bộ. Kính xin quý vị lãnh đạo chính quyền CSVN, quý vị cán bộ đảng viên bảo thủ, quý vị trong lực lượng công an, quân đội nhân dân VN phải tự vấn lương tâm, suy nghĩ lại việc làm của mình để tìm con đường đi đúng cho quê hương và đất nước.

Ngày 26/6/2007
Hoàng Trung Chánh

Nóc Giáo Đường

... Tôi làm nhà hàng đã lâu nên có thói quen ăn xong còn dư là đổ thẳng vô thùng rác vì làm nhà hàng không nên tiếc rẻ bởi có thể rắc rối với luật pháp. Thí dụ nghe nồi cơm hôi ê là đổ nguyên nồi rồi đi nấu nồi mới, bởi tính ra nồi cơm không bao nhiêu tiền gạo, mình tiếc rẻ để ráng bán, nhỡ khách hàng ăn cơm thiu bị đau bụng là mình tiêu.

Còn một lý do nữa là buôn bán cũng cần có chút lương tâm! Đó là câu nói của người em rể tôi. Vợ hắn (em gái tôi) mới sanh con ở bện viện về, hắn biết nấu nướng gì đâu, hai vợ chồng lại ở tuốt dưới Florida trong khi vài người thân có được thì lại ở hết trên Dallas này. Hắn ra nhà hàng Việt Nam mua cơm trắng với cá kho tộ cho vợ ăn. Cơm thì thiu, cá thì mặn đắng. Cô em tôi nhắm mắt nuốt đại cho qua ngày, ai dè bị tiêu chảy mới khốn khổ cho người mới sanh.

Nghĩ tới thôi đã nổi da gà, tội nghiệp hết sức. Tôi ráng nhớ câu nói của người em rể để nhắm mắt đổ, để khỏi người phụ nữ nào lâm cảnh em gái tôi. Tôi đổ vô thùng rác cũng nhiều như chủ nhà hàng đổ tôi ra đường, tôi bị đuổi hoài là do như thế đó!

Đến một lần tôi thấy người homeless hốt lại thức ăn vừa trút vô thùng rác, thật đau lòng. Thật ra tập thói quen cái gì cũng trút vô thùng rác không phải là dễ vì người mình (tôi) đã sống sót qua những giai đoạn lịch sử tối đen - không có gì để ăn nên bảo đổ bỏ thức ăn là điều vô cùng áy náy chứ cũng không hẳn là tiếc của khi của cải vật chất đã dư thừa.

Tôi cũng bị rúng động khi đọc một bài báo nói rằng: thức ăn đổ bỏ trong tất cả những trường học ở Mỹ có thể nuôi được một nước nghèo ở Châu Phi. Phải chăng mình may mắn, được sống ở nước giàu có nên phung phí. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là buôn gian bán dối là điều chủ nhà hàng nên hiểu! Tiết kiệm bằng phương pháp khoa học kỹ thuật là đúng đắn.

Tôi về nhà với những bữa cơm gia đình cũng vậy, nhiều khi phụ vợ dọn bàn sau bữa ăn, những dĩa thức ăn còn chút đỉnh, tôi trút luôn vô thùng rác và thường là bị rầy: “Anh hoang phí quá! Tội chết. Để đó, mai em giở đi làm.” Biết sao bây giờ với thói quen nghề nghiệp và những gút mắt của lương tâm. Nơi tôi làm việc đương nhiên là nhà hàng, tôi thuộc đám nhà trên tức là lo buôn bán chứ không thuộc đám nhà dưới (nhà bếp), lo nấu nướng.

Bộ phận nhà bếp có bốn tay Mễ, một anh bạn Mễ hơn hai mươi tuổi, mới vượt biên sang. Anh ta ốm, đen. Nhìn rõ ràng thiếu ăn chứ không nói gì khác được. Anh được nhận vô làm để tăng quân số nhà bếp lên năm người theo nhu cầu thương vụ. Công việc của anh ta là lau nhà hai lần/ ngày, cắt từ cọng hành đến cái bắp cải, giấc trưa - ngồi gói chả giò miệt mài. Và quy trình hội nhập của một người Mễ (90%) khác xa người Việt mình. Tháng đầu, anh ta ăn bằng hai, ba người, (làm nhà hàng nào cũng ăn uống tự do, trừ một vài nhà hàng mà tôi không tiện nêu ra!. Luật bất thành văn của ngành nhà hàng là thế.) Anh ta làm việc siêng năng, chăm chỉ, dễ sai dễ bảo. Tháng thứ hai đã có da có thịt, nước da sáng ra được chút nhờ ở trong mát thì quần áo, tóc tai cũng bắt đầu se sua theo thu nhập (dĩ nhiên là mode Mễ), chất lượng công việc mà anh ta chịu trách nhiệm bị kém hẳn: dơ, ẩu.... vụt bỏ hoang phí nhiều thứ vì tiếc công làm, vì tức bản năng trong quan hệ chủ-thợ, (thường là lý do tế nhị để bị đuổi).

Tháng thứ ba, đã bắt đầu hơi có bụng thì bệnh lười chảy ra! Ương bướng, cãi cọ, chửi thầm (dĩ nhiên là tiếng Mễ), không hoàn thành công việc được giao phó bởi đêm nào về apartment cũng bia, gái (không tiền thì coi phim hạng nặng cũng tới sáng), sức đâu làm việc ngày hôm sau. Rồi đồng lương ít ỏi của công việc tạp lục Tùng Lâm thì đâu đủ chi tiêu cho ăn chơi trác táng.

Thế là đòi lên lương, mà một người đi làm-thuê-lậu thì dễ gì lên lương với chủ cả lạnh lùng trên nước Mỹ, nói chi tới bản thân anh ta ngày càng lười, chưa bị đuổi chỉ vì chưa tìm được người thay thế, hay chưa có cớ xuôi tai. Anh ta nhờ thông dịch chứ có biết nói câu tiếng Anh nào đâu: “... bạn tôi làm công việc giống tôi ở nhà hàng khác, nhưng lương cao hơn tôi $50/tuần. Tôi muốn lên lương.”

Kết quả bao giờ cũng là anh ta nghỉ việc. Anh ta không đủ trí khôn để hiểu là chủ cả chờ cơ hội để cho anh ta nghỉ việc, để anh ta không có cớ ném đá vô cửa kiếng trả thù khi bị đuổi ngang xương. Sự sinh thù chuốc oán nhiều khi thiếu trách thân là do nông cạn.

Sống lâu với Mễ, tôi mới hiểu được tại sao Mễ sát nách với Mỹ, vượt biên giới dễ như đi chợ trời mà ít có người Mễ nào thành đạt trên nước Mỹ (ở mức độ có nơi ăn chốn ở, công việc vững vàng thôi chứ cũng không cần nhà cao cửa rộng, ngựa xe hàng hàng) là vì dân tộc tính của họ. Anh chàng Mễ mà tôi đang kể, bước ra khỏi nhà hàng thì độ tháng sau đã vô tù vì tội trộm cắp, bước tiếp theo là trả về nguyên quán. Hy vọng lần vượt biên sau sang đây, anh ta có kinh nghiệm hơn. Còn người mình thì có bài học nhãn tiền.

Từ hôm anh ta nghỉ việc vì không được lên lương. Nhà trên chúng tôi rất không thích chuyện ấy xảy ra vì công việc nhà dưới bị đùn. Nhà trên thể nào chẳng phải giúp nhà dưới gồng gánh phần việc của người nghỉ cho đến khi có người mới. (Rồi người mới xuất hiện bất thình lình sau đó vài hôm). Một cậu bé Mễ chừng 14 tuổi. Nó xin làm việc gì cũng được miễn cho nó ăn. Nó nói tiếng Anh thông thạo, chứng tỏ nó sinh đẻ ở Mỹ hay ít nhất cũng qua đây từ nhỏ, có đi học nên mới nói được tiếng Anh như thế. Nó nói biết làm chỉ để được ăn vì nóđói.

Khi tôi về đến nhà hàng, thấy nó đang vật lộn với cái bắp cải to như cái đầu heo. Tôi nhìn qua gương mặt búng ra sữa, đôi tay trẻ con chưa từng dao thớt! Tôi nói với anh bạn-chủ: “Không thể nhận thằng bé này làm ở đây được vì nó còn nhỏ quá, chưa đủ tuổi đi làm là một rắc rối cho mình với luật pháp khi thành phố bất chợt kiểm tra. Thứ hai, nhìn nó làm thì không tới chiều nổi đâu! Chỉ vài phút nữa, nó mỏi tay với con dao quá lớn, nó đứt tay thì tội cho nó mà cũng phiền cho mình lắm đó”. Anh bạn tin tôi nên nói nó ngưng làm, “Bạn làm không được rồi! Chúng tôi xin lỗi!...” Nó khóc.

Người chủ trở lên nhà trên, nó ra về cửa sau như người thất trận. Mấy người đồng hương của nó không hề xúc động. (Bạn có chứng kiến nhiều lần như tôi thì bạn cũng sẽ cảm ơn Trời Phật, Thiên Chúa đã cho người Việt mình cái tình đồng hương trong khốn khó vô cùng trân quý. Nhiều khi tôi nghĩ dại: người mình không nên giàu, vì giàu lên là hết tình cốt nhục, đồng bào. Hai người bạn sang đây tay trắng nên đùm bọc nhau mà sống, luôn cả sinh mạng khi bị kỳ thị. Nhưng mười năm sau, người có bằng kỹ sư chỉ còn trong mắt người kia là sư tính kỹ!

Thằng nhỏ Mễ đứng tần ngần ở ngưỡng cửa sau, cửa mở rồi nhưng người mở cửa không muốn ra đi. Tên đầu bếp nói một câu tiếng Mễ nhưng tôi hiểu: “mày đóng cửa lại cho tao để thôi ruồi vô”. Nó quay lại gương mặt dầm dề nước mắt. Tôi cầm lòng không đặng nên móc túi cho nó tờ hai chục, “mày đi mua gì ăn đi”. Nó giỏi tiếng Anh nhưng cố kiếm từ nào đó, thể hiện được lòng biết ơn với một người Việt để cám ơn tôi.

Giây lát, nó nói: “thank you uncle so much” rồi mạnh dạn bước đi.Tôi nghe và hiểu chữ “uncle” nó dùng bằng cả lòng biết ơn chân thành nên càng xúc động, nó không muốn xài luật: dưới trăm tuổi thì mày tao kiểu Mỹ, You and I với tôi. Tôi bảo nó chờ, quay lại bảo tên đầu bếp: “nấu cho tao một hộp cơm chiên nhiều cơm”. Tôi lên nhà trên mở tủ lạnh lấy cho nó hai lon coke. Trong đầu tôi chỉ nghĩ: Ước gì con mình thấy cảnh này cho nó bớt chảnh khi mẹ nó có lỡ nhức đầu, cảm cúm... nêm nếm thức ăn hơi mặn, hơi lạt. Nó làm như ăn vô thì chết.

Nhà hàng buổi trưa là giờ Mễ coi Playboy với Mỹ, Tàu coi bà Trần Thủy Biển thụt két được bao nhiêu rồi? Việt coi Cha Lý bị khủng bố tới đâu rồi? Lo ngại cho nhan sắc của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trong tù! Xót lắm chứ chẳng chơi đâu. (Ước gì tôi được ở tù thay cho cô ấy!) Không biết chừng nào có biểu tình thì nghỉ làm đi hưởng ứng.

(Mất một ngày làm không nghèo đâu, cái tình đồng bào cốt nhục của người Việt là điểm son trong văn hóa Việt. Hai thằng bạn làm chung chửi nhau như chó với mèo nhưng khi đi biểu tình chống cộng thì hòa thành một khối thuốc nổ TNT - made in Vietnam hải ngoại rất hợp nhất - dữ dội).

Tôi đem tờ báo ra sau nhà hàng để hít thở khí trời, không ngờ gặp lại thằng nhỏ Mễ ban nãy. Nó có đứa em gái chừng mười tuổi, mập ú, hai gò má thấy thương và đôi mắt tuyệt đẹp. Nó cho em nó ăn nửa hộp cơm chiên, uống một lon coke, còn lại thì để giành đến tối em ăn. Nó nhịn đói. Tôi phục nó trong xót xa mà cảm động vô cùng. Tôi trò chuyện với nó: “Nhà tụi bay ở đâu?”

- “Stonewood Apartment“

- “Cha mẹ bay đâu?”

- “Không có cha, mẹ đi đâu không biết! Cả tuần nay không về. Anh em tôi đã ăn hết cái gì ăn được trong nhà rồi. Tôi dẫn em tôi ra cây xăng xin tiền lẻ cũng không đủ mua bánh cho nó ăn. Tôi tưởng xin được việc làm thì anh em tôi không bị đói, nhưng tôi nhỏ quá...! Tôi không trách ông đâu.”

Tôi nghe khó thở trong lồng ngực mình, như có cái gì đó xoáy vào lòng dạ con người dù tôi cũng đã lăn lộn ngoài đường từ khi còn nhỏ để có cơm ăn. Những người lớn tốt bụng với tôi xa xưa ẩn hiện trong trí nhớ. Hình như họ chờ tôi trả ơn cứu mạng ngày nào! Tôi linh tính duyên nợ gì đây với chú bé con này. Tôi nói:

- “Tôi xin lỗi! Tôi không hiểu hoàn cảnh của bạn. Và cám ơn bạn không trách tôi không nhận bạn làm việc. Để tôi nghĩ coi, có thể giúp bạn được gì không?!”

Nước mắt nó lăn dài trên hai gò má ốm đói, nó gục vì đói mà nửa hộp cơm chiên với lon coke còn lại thì nhất định để giành cho em. Tôi phục thằng nhỏ này và thương cảm vô bờ. Tôi vô lại nhà bếp, múc cho nó tô súp trứng nấu với bắp hạt. “bạn ăn đi, không phải nhường cho em bạn tô súp này”.

Nó ăn trong nước mắt đến tội nghiệp. Ăn tô súp chẳng thấm vào đâu nhưng nó tỉnh táo hẳn ra. Nó đẹp trai và có bản lĩnh nam nhi lắm. Tôi thích thằng nhỏ này rồi thì phải! Tôi nói nó: “Mỗi buổi trưa, bạn đến đây. Cứ mở cái hộp sắt dưới gốc cây cột đèn nhưng của bên điện thoại. Trong đó có bao thuốc lá của tôi, bạn đừng hút nha, đừng lấy sách báo tôi dấu trong đó. Tôi để thức ăn cho anh em bạn đủ sống đến mẹ bạn về. Tôi nghĩ bà ấy đi kiếm cha bạn hay đi tìm việc làm gì đó thôi.”

Nó cảm ơn rồi khóc. Tôi tức thằng nhỏ này khóc hoài thì nó mới chịu nói: “Mẹ tôi không về nữa, bà nói chúng tôi muốn đi đâu thì đi, bà theo bạn trai mới của bà đi xa rồi. Tôi cũng không biết dẫn em tôi đi đâu vì ngày nào Apartment cũng dán giấy đòi tiền thuê phòng, chắc vài ngày nữa, họ khóa cửa không cho chúng tôi vào nữa đâu!”

Tôi nghe rồi hoảng như ách giữa đàng đã quàng vào cổ mình. Từ ngày qua Mỹ, tôi chỉ biết đi làm, lo gia đình. Chưa bao giờ đi nhà thờ hay chùa chiền gì cả. (Những nơi đó không có trả lương trong khi tôi cần bán sức lao động và thời gian của tôi để con tôi có nơi ăn chốn ở, điều kiện đi học.) Nhưng chính thằng bé này đã khơi dậy lòng từ bi bất ngờ trong tôi. Tôi đến thẳng Apartment chúng ở với hy vọng xin cho chúng ở chùa (free) thêm một thời gian để tôi có thời giờ liên hệ bạn bè tìm cách giúp chúng. Nhưng không thành công vì bà Manager của Apartment là người đàn bà máu lươn - lạnh tanh.

Tôi về nhà tường trình với vợ chứ cầu cứu được ai nữa bây giờ? Vợ tôi nói có lý: “Mình nuôi ăn, cho ở trong nhà mình một tháng thì được nhưng lâu dài thì anh nghĩ coi có đủ sức không?”

Hôm sau, tôi năn nỉ thằng nhỏ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi. Nó cảm ơn tôi không tiếc lời nhưng nó không muốn vô trại mồ côi. Nó biết rõ là ở đó có ăn, có ở, (người bạn trai mới của mẹ nó đã nói với nó như thế!) nhưng nó sợ người ta chia cắt anh em nó. Em nó biết hai anh em cũng không cùng cha, nhưng trên đời chỉ có hai anh em là người thân. Em nó không muốn xa nó và nó cũng không muốn xa em nó.

Tội nghiệp hết sức mà tìm không ra ai tội nghiệp cho tôi! Tôi gọi hết bạn bè để chán nản thêm vì tóm lại có hai ý kiến cho tôi là hết. “Hơi đâu dính vô tụi Mễ, kệ cha nó đi!”; “đâu phải dân Mít mình đâu mà ông lo, không khéo rắc rối đó!”… Tôi tiếp tế lương thực cho chúng được ba, bốn ngày thì hung tin tới, chúng bị đuổi khỏi Apartment. Tôi thật sự rối trí, suốt ngày sai lạc trong công việc của tôi vì tôi không tìm được cách giải quyết cho chúng.

Tôi gọi cho bà xã: “Tối nay, anh cho tạm hai đứa nhỏ về nhà. Anh nghĩ mình chứa chúng trong thời gian ngắn để anh có thời gian tìm hiểu, liên lạc với những Hội từ thiện xem họ giúp được gì không?” Vợ tôi miễn cưỡng đồng ý vì sợ rắc rối với luật pháp chứ không phải tiếc rẻ miếng ăn, chỗ ngủ với lũ trẻ vì thật sự chúng tôi không rành luật pháp.

Tối đó, tôi rời nhà hàng nhưng không dông thẳng về nhà mình mà ghé qua nhà thờ là nơi trú ngụ của chúng. Nhà thờ lớn lắm, parking đậu xe cũng cỡ Wal-Mark, tuốt góc tiếp giáp với xóm nhà ở là góc parking không xài tới nên người ta đậu vài chiếc tàu câu cá, xe bus của nhà thờ, có cái nhà kho cũ chứa vài vật dụng không xài nên cũng không khóa cửa, chúng tìm được nơi đó để qua đêm. Tôi nhìn vô trong kho tối mò, hai đứa trẻ đang quỳ gối đọc kinh, thật muốn khóc với chúng.

Tôi không phải người có đạo mà cũng nhìn lên nóc nhà thờ cao ngất thánh giá. Tôi cũng đọc lâm râm: “Kính thưa Đức Mẹ, con là người ngoại giáo, con chỉ biết đọc kinh lương tâm để xin Đức Mẹ thương xót cho hai đứa trẻ trong kho đừng đánh mất niềm tin ở Thiên Chúa trênTrời....” tôi đọc xong rồi cười mình ngớ ngẩn, niềm tin trong tôi là gì chứ?! “Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người...” tôi bảo hai đứa nhỏ theo tôi về nhà tôi.

Chúng ngần ngại bản năng nên còn lưỡng lự! Nhưng Đức Mẹ hiển linh cho tôi thấy hai cái xe còn đậu ở parking xa xa, chỗ Gym chơi bóng rổ (basketball). Nhà thờ lớn lắm, có Gym bóng rổ mà nhiều đội đến đây tập luyện, thi đấu. Có nhà giữ trẻ, có rất nhiều văn phòng làm việc mà tôi cũng không biết họ làm gì? Tôi thường đưa thức ăn đến đây cho họ để biết nhà thờ giàu lắm, thế thôi.

Tôi nhìn hai cái xe là biết liền: Vợ chồng anh Mat còn ở đây. Anh Mat là người Mỹ trắng cao lớn, đẹp trai, chừng bốn mươi tuổi. Cô vợ rất đẹp, tên Kath (tôi thấy ghi trên ticket mà họ order thức ăn như vậy). Vợ chồng họ có hai đứa con nhỏ xinh xắn và rất ngoan. Đứa con gái nhỏ của họ là người khách hàng duy nhất trên nước Mỹ có cám ơn tôi đã đưa thức ăn đến cho nó. “Cảm ơn bạn đã đem thức ăn đến cho chúng tôi.” Còn lại, từ ông bác sĩ trưởng khoa trong bệnh viện đến anh Mễ cắt cỏ cũng chỉ cho người (drive)-tôi, đồng bạc tip là hết!

Nước Mỹ đệ nhất thiên hạ về khoa học kỹ thuật nhưng về giáo dục nhân cách cũng không có gì đáng nể. Tôi tin là Đức Mẹ xui tôi đi tìm anh Mat. Tôi quen biết vợ chồng anh đã lâu, chẳng biết họ giữ chức vụ gì trong nhà thờ mà có văn phòng riêng, lúc nào giấy tờ cũng ngồn ngộn trên bàn làm việc, điện thoại reo liên tục thì thôi. Tôi chào hỏi và tường trình cặn kẽ hoàn cảnh của hai đứa nhỏ đang tạm trú ngoài kho.

Vợ chồng anh ra ngay nhà kho đón chúng. Họ nuôi dạy hai đứa trẻ mồ côi chung với con họ, quan hệ của tôi với vợ chồng anh Mat đã thân hơn xưa. Trước đây, họ order bữa tối cho gia đình họ chừng hai ba chục đồng thì cho tôi năm đồng tiền tip. Khi order cho hội đoàn hai, ba trăm đồng thì ký cho tôi mười phần trăm. Từ hôm họ nuôi hai đứa trẻ, tôi chỉ nhìn vào ticket ký bao nhiêu tiền tip thì tôi móc túi tôi lấy tiền mặt bằng như vậy và gởi cho hai đứa nhỏ.

Thỉnh thoảng vợ tôi gởi cho chúng hai chục thì tôi đưa cho cô Kath hai chục và nói: “Vợ tôi phụ cô nuôi chúng”. Vợ chồng anh Mat nói chuyện với tôi nhiều hơn khi tôi có dịp deliver cho họ. Anh Mat không tìm được người nhận con nuôi mà nhận hai đứa vì ai cũng chỉ muốn nhận một đứa thôi. Trong khi anh em nó van nài cô Kath đừng chia lìa anh em nó. Chúng còn nhỏ quá để không hiểu cho hoàn cảnh tài chánh của vợ chồng cô Kath.Nhưng cô ấy tốt hết biết, cứ như thế mà nuôi chúng, cho đi học đàng hoàng.

Tôi bắt đầu áy náy khi cảm nhận mình đã trút lên vai hai người tốt một gánh nặng quá đáng. Lẽ ra mình cũng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn mới phải. Tôi lại trình bày với vợ chồng anh Mat: “Vợ chồng tôi xin chịu phần mua quần áo cho chúng”. Cô Kath đồng ý cho tôi vui chứ trong ánh mắt cô ấy, tôi đã đọc được tấm lòng Đức Mẹ

Mới được một lần thì “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”. Một bà Mỹ già giàu nứt đố đổ vách, nhận nuôi anh em chúng. Anh Mat nói với tôi: “Từ nay, chúng được bảo đảm nơi ăn chốn ở. Sức học của chúng tới đâu cũng không gặp khó khăn tài chánh”.

Tôi và vợ chồng anh Mat đã nâng ly cảm ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ. Chúc mừng cho hai đứa trẻ “mồ côi khi cha mẹ còn sống” ngay trong văn phòng của vợ chồng anh. Câu chuyện nguội dần từ khi hai đứa nhỏ khốn khổ bị bỏ rơi đã có nơi ăn chốn ở. Tương lai tùy thuộc vào trí tuệ và sự biết thân của chúng! Lắm lúc bình tâm tôi suy nghĩ về mình. Hình như tôi lấy lại được niềm tin đã mất từ lâu. Tôi chẳng bao giờ tin vào tôn giáo nào cả.

Với tôi chỉ có tôi giúp tôi chứ không ai giúp tôi. Nhưng qua sự việc động lòng từ bi bất ngờ của tôi, nếu không có vợ chồng anh Mat giúp đỡ (họ chịu hết rồi còn gì) tôi thật sự không xoay xở nổi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp, dù tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của chúng, tôi thương cái tình huynh đệ của chúng cũng là cái mà tôi không có dù cha mẹ tôi chẳng sinh ra đời một mình tôi. Tôi buồn. Ai cũng có những nỗi đau dịu dàng trong tâm khảm.

Ngày qua ngày chỉ có vợ chồng chia chung những ngọt bùi lẫn cay đắng của dòng đời, gia đình, người thân, bạn bè, cuộc sống... Vậy mà vợ chồng tôi đã nhiều lần tưởng “đứt” vì gia đình hai bên còn ở Việt Nam với đủ thứ yêu cầu không cần biết đến vui buồn sướng khổ của chúng tôi bên đây! Bản thân chúng tôi là những người siêng năng, chịu cực đi làm. Tôi, ngày 12 tiếng thì vợ cũng job rưỡi chứ đâu có ai làm biếng, nhưng không tìm được tiếng nói chung.

Qua vụ việc hai đứa nhỏ bị bỏ rơi, hình như chính vợ chồng tôi, ai cũng có lời thề không nói ra là không bao giờ bỏ rơi con mình như thế. Người lớn phải chấp nhận mọi hoàn cảnh vì trẻ nhỏ. Và lòng đã quyết là chấp nhận mọi hoàn cảnh vì trẻ nhỏ thì sao người lớn không tìm tiếng nói chung để giảm áp lực, để bất đồng thành hòa đồng, tạo nên bầu không khí dễ thở trong nhà cho mọi người cùng siết chặt tay nhau mà vượt qua khó khăn hiện tại. Vợ chồng tôi như hiểu nhau hơn, còn yêu thương thì tạ ơn trên! Cả hai chưa hề thay đổi.

Những lần cầm tờ hai chục mà vợ tôi gởi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp (vợ tôi không biết mặt chúng) tôi thấy vợ tôi không tệ, keo kiệt như tôi đã có lần âm thầm nghĩ! Tôi hối hận. Con tôi còn nhỏ nhưng cũng gởi cho hai người bạn không may con gấu nhồi bông, hộp chocolate...

Tôi thấy con tôi bớt lì lợm, nó trở nên ngoan hơn như là ý thức được giá trị mái ấm gia đình, cha mẹ mà hai người bạn kia không có. Gia đình tôi ấm áp hơn xưa từ một việc làm phước, thiện. Vậy mà từ đó giờ không làm là tại sao? Tôi hiểu con người tôi, tôi hiểu hoàn cảnh lẫn xuất xứ của tôi. Chính đói nghèo và từng ngày va chạm với gian manh, điêu ngoa, lường lọc để có sự sống.

Tôi đã từng ngày đánh mất niềm tin ở con người, tất cả.Sự khó khăn với cơm ăn áo mặc qua rồi thì khó khăn với những giấc mơ giàu sang phú quý, trường sinh bất tử... làm tôi nghi ngại thế nhân, thần linh, tôn giáo... đến một hôm đọc được truyện ngụ ngôn này trong sách nhà Phật. Tôi phản tỉnh, truyện như vầy: “… người tiều phu đốn củi đang vác bó củi đốn được về nhà.

Khi anh ta đi qua cánh đồng tranh thì bị con cọp đói hung dữ tấn công. Anh ta chạy và cọp rượt theo, khi khoảng cách không cho phép anh giữ bó của trên vai, anh đành vất bỏ bó củi (công sức một ngày cũng là cơm gạo gia đình).Cọp tiếp tục rượt đuổi anh ta đến bờ vực thẳm. Cùng đường, anh ta nhảy đại xuống vực chứ không chịu để cho cọp ăn thịt mình. Tay anh ta níu được cọng dây nho nên thân mình treo lại giữa không trung, nhìn lên trời xanh, nhìn xuống đáy vực sâu hun hút! Trên bờ vực thẳm, con cọp đói rống lên vài tiếng giận dữ rồi bỏ đi.

Người tiều phu dõi mắt theo cọng dây nho để tìm đường thoát hiểm. Có những con chuột đang gậm nhấm gốc rễ của cọng dây nho! Anh ta nhìn lại trước mặt mình, có trái nho dại chín mọng thơm ngon, anh bứt trái nho bỏ vào miệng. Trái nho mới thơm ngọt làm sao.”

Tôi chính là người tiều phu trong cuộc săn đuổi của khó khăn đời sống như con cọp đói không bao giờ dừng lại, nhưng tôi cũng không bao giờ hiểu, thấy sự thơm ngọt nhỏ nhoi trước mắt mà trân quý nên cuối cùng tôi đến bên bờ vực thẳm của cuộc sống là chuyện hôn nhân luôn bất an. Không biết từ đâu mà tôi luôn quan niệm: Đồng tiền bỏ ra phải có tiếng keng, tiếng keng càng lớn càng tốt nên cuối cùng, nhiều lần tôi sém phải nghe tiếng keng của quan tòa chia cắt chính vợ chồng tôi.

Lần này, cả hai vợ chồng cùng chi ra những đồng tiền mồ hôi nước mắt đi làm mà hoàn toàn âm thầm như đất, không một ai biết ngoài mình nhưng cuối cùng là gặp lại nhau sau tháng năm dài miệt mài lo toan cuộc sống và đã thất lạc nhau dù còn ngủ chung giường.

Phải chăng, vợ chồng tôi gặp lại nhau sau một việc làm phước cho người dưng. Bao năm qua tưởng rằng sống cho nhau nhưng thật ra chỉ sống cho mình - độc đoán và ích kỷ. Lâu lắm rồi, vợ chồng tôi mới cùng ngồi nói chuyện về một việc không phải là tiền nhà, tiền xe.. bên đây. Bên kia, má xin tiền cho dì út nó mở tiệm gì đó bên nhà, bà nội tụi nhỏ than van không người đưa đi bác sĩ! Con cháu cả đống, không lẽ phải gởi tiền về thêm để mướn người đưa mẹ đi bác sĩ?!...

Lần này ngồi xuống để nói nhau nghe những cảm tưởng về việc mình làm mà không ăn nhập gì với gia đình mình hết. Những suy nghĩ tha nhân sống lại trong lòng băng giá theo cơm áo gạo tiền lót ngót hai mươi năm xa xứ sang đây. Tôi gặp lại cô thợ hãng dệt tan ca đêm, lầm lũi đạp xe về nhà qua những con đường vắng đầy lo sợ. Chắc vợ tôi cũng gặp lại người xích lô tốt bụng đã chở giúp cô ấy về nhà sau một lần bị trấn lột, giựt xe đạp.

Hôm sau còn đến thăm với hai bàn tay trắng vì có gì đâu để đem theo? Không lẽ đem theo cái bằng đại học như giấy lộn để sắc thuốc trị thương hay đem theo tờ giấy mãn hạn nghĩa vụ quân sự mà không có ô dù thì không tìm được việc làm để hù nạn nhân chết luôn đi cho rảnh!

Những tình cảm thiết tha đôi lứa hòa trong tình cảm đồng cảnh ngộ nghèo rớt mồng tơi, tự nó tan biến theo đà ăn nên làm ra để chỉ còn thấy nhau qua thu nhập hàng tháng. Kính trọng tờ check của nhau hơn kính trọng nhau từ bao giờ thì không ai có thời gian, tâm tư cũ để nghĩ lại nữa. Tôi mang ơn trên đã sắp đặt chuyện hai đứa nhỏ người dưng để chính những người giúp chúng đã nhìn lại mình, ngồi lại với nhau và nói về những ngày khốn khó để thấy mình thay đổi - theo chiều hướng xấu hơn khi đã dư thừa. Để nhận thức ra rằng: chúng ta đã lạc nhau từ ngày qua Mỹ

Chúng tôi đồng ý được với nhau khi cùng nhìn ra sai trật - không ngụy biện. Cùng đồng ý với nhau: Hãy giúp thêm những người khốn khó hơn mình. Cho họ là cho mình, có khi cái thối lại của người nhận còn lớn hơn cái nhận từ người cho. Hai đứa nhỏ tội nghiệp kia đã nhận không đáng kể gì từ gia đình tôi nhưng chúng đã làm cho một gia đình đã nhiều lần đứng bên bờ vực thẳm tìm lại được tình thương yêu và sự thấu hiểu của ban đầu, của những người quyết chí xây dựng nên chính gia đình này. Tôi phải mang ơn chúng hơn chúng cảm ơn tôi.

Tôi lại có dịp deli cho cô Kath. Cô ấy vui mừng thấy tôi bước vô văn phòng, nhấc cái phone gọi anh Mat về văn phòng vì tôi tới chứ không phải người drive nào khác. Cô nói tôi: “Anh có quà. Đoán xem ai gởi và nhân dịp gì?” Tôi chịu thua.

Anh Mat bước vào văn phòng, anh cười thật tươi - mãn nguyện, nói: “Bọn trẻ gởi tặng tôi cái áo mưa vì chúng thấy tôi ưa ra điều động xe sau khi tan lễ, cho khỏi kẹt xe, nhưng gặp hôm trời mưa thì tôi ướt như tắm mưa. Chúng gởi cho anh cái nón mùa đông có trùm lỗ tai, có lẽ thấy anh đi deli không có nón chống lạnh”.

Tôi nhớ đến vài cái nón trong xe tôi do vợ con tặng tôi, tôi đã bao giờ trân quý những quà tặng thể hiện lòng thương yêu, quan tâm đó chưa khi lòng kiêu hãnh đầu đội trời chân đạp đất trong bất kể người đàn ông nào chưa bao giờ tắt! Tôi đã gieo xuống tình người lòng tốt của mình là tốt nhưng không trân quý đúng mức lòng tốt của người khác thì thật là chưa tốt. Từ nay tôi đội nón theo mùa như luôn có những người thương yêu tôi luôn ở bên tôi dù nắng mưa gió bão, tuyết rơi hay tối trời cũng không còn cảm giác một mình trên vạn nẻo đường xuôi ngược.

Tôi đọc những dòng chữ trẻ con trong cái thiệp bọn nhỏ gởi cho tôi, thằng anh lời ngắn tình dài: “Chúc ông được hạnh phúc trong ngày Father’s Day sắp tới. Anh em tôi đã cầu nguyện cho ông được bình an từ trong cái kho của nhà thờ, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông được bình an tới mãi mãi... Con em lời dài mà tình cũng dài luôn để thể hiện nữ tính. Nó huyên thuyên kể lể nào là nó cầu nguyện Đức Mẹ thường xuyên cho nó có một người cha, một người mẹ và một mái gia đình ấm cúng, mọi người thương yêu nhau.

Nhưng Đức Mẹ đã làm nó giận! Nó bỏ cầu nguyện để nhắc nhở Đức Mẹ thôi. Ai dè, bỏ cầu nguyện thì mọi việc tồi tệ hơn là anh em nó bị bỏ rơi, bị đuổi khỏi Apartment. Nó cầu nguyện lại trong cái nhà kho thì lần này Đức Mẹ đã nghe. (Chắc cái nhà kho đó là Thánh Địa?) Đức Mẹ đã nghe những lời cầu nguyện của nó ở đó nên cho nó có ông bà Ngoại (chắc là ông bà Mỹ nhận nuôi anh em nó). Cho nó có hai người cha một lúc, một người giảng giải Kinh Thánh cho nó nghe rất hay; một người cho nó ăn cơm chiên rất ngon. Và trên cả tuyệt vời là Đức Mẹ cho nó có một người mẹ tốt đẹp như Đức Mẹ.

Nó chỉ không thích mẹ Kath có một điều duy nhất là dặn nó phải cầu nguyện bình an luôn cho những người đã bỏ rơi nó vì đó mới chính là cha mẹ ruột của nó. Cầu nguyện và tha thứ cho những khó khăn, lỗi lầm của họ để họ sớm quay về!... Ôi! Cô Kath. Nó huyên thuyên đến quên luôn chúc tôi một lời Happy Father’s Day làm tôi cứ ưa nhìn lên nóc giáo đường để tìm người đáng nghe câu nhất là Cha của sự sống. Có lẽ tôi sẽ tìm cách quan hệ lại với Ngài để lấp lại khoảng trống vô thần trong tôi do u minh, ích kỷ, đố k và lòng tham đã cướp hết thanh an là điều tôi có thể được mà.

Chuyện kể của NTDzũng
Phan - ghi chép

Qu'est ce... Ky

Tranh: Babui

Cải tổ nội các: cãi nhau toé lửa

Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng tương lai?
Nguồn: toquoc.gov.vn

Roger Mitton – Phan Tường Vi lược dịch

Thủ tướng quyết định thăng cấp một bộ trưởng đang làm nóng mặt một số đảng viên gạo cội.

HÀ NỘI – Nhóm lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ họp hôm nay để thông qua lần cuối cùng cuộc cải tổ nội các toàn diện có nguy cơ vạch trần sự chia rẽ ở cấp cao nhất.

Sự thay đổi nhân sự do Nguyễn Tấn Dũng, người nhận chức Thủ tướng đúng một năm vào ngày mai, đề bạt đã làm nóng mặt một số đảng viên gạo cội.

Đặc biệt, đề nghị của ông nhằm thăng chức một người đồng sự gần gũi gốc miền Nam – Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân – lên chức phó Thủ tướng (DPM) đã gây nhiều vấn đề.

Ông Nhân, người tu nghiệp tại Đại học Harvard (về đào tạo về thẩm định dự án đầu tư - PTV) là một trong những bộ trưởng ăn nói lưu loát và có khả năng nhất trong Nội các, nhưng Nhân chỉ là bộ trưởng mới tròn một năm.

Thêm nữa, Việt Nam đã có ba phó Thủ tướng (DPM). Nếu ông Nhân được thăng chức sẽ có đến bốn phó Thủ tướng.

Một viên chức cao cấp của Đảng nói với tờ Straits Times: “Ông Dũng tuyên bố là ông muốn làm Nội các nhỏ gọn lại. Nhưng nếu ông làm như vậy cùng lúc gia tăng số phó Thủ tướng, thì nó trông mâu thuẫn. Điều này sẽ gởi ra một thông điệp không mấy ổn.”

Để tránh sự mâu thuẫn, những nguồn tin trong đảng cho hay có sự gợi ý rằng một trong ba phó Thủ tướng cần được chuyển qua một nhiệm sở khác để tổng số các phó Thủ tướng vẫn là ba.

Người bị nhắm đến là ông Nguyễn Sinh Hùng, thường được xem như là phó Thủ tướng thâm niên, mặc dù ông Dũng đã nói rằng vai trò của bộ ba phó Thủ tướng đều ngang nhau.

Các nguồn tin trong Đảng cho hay là ông Hùng đang được xét duyệt cho vai trò phó chủ tịch Quốc Hội, ngành lập pháp của Việt Nam.

Nhưng sự thuyên chuyển này sẽ được xem rõ ràng là sự giáng cấp đối với một ủy viên Bộ Chính trị cao cấp như ông Hùng.

Thực vậy, những người ủng hộ ông Hùng trong Đảng, đặc biệt là một đồng chí người cùng gốc Nghệ An và cũng là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hồ Đức Việt, nói rằng ông phản đối chuyện thuyên chuyển này.

Và sự chống đối của ông Việt có thể nghiêm trọng vì ông ta cầm đầu ủy ban (Ban Tổ chức Trung ương Đảng – PTV) đảng để bổ nhiệm những thay đổi nhân sự then chốt.

Như vậy, ở buổi họp hai ngày của ủy ban trung ương đảng được dự định bắt đầu vào hôm nay, ông Việt rất có thể sẽ ngăn cản chuyện giáng cấp ông Hùng, và như thế, buộc ông Thủ tướng phải chọn giữa hai điều hoặc là có cùng lúc bốn ông phó Thủ tướng hoặc là từ bỏ ý định bổ nhiệm ông Nhân vào chức vụ phó Thủ tướng.


Cách nào thì cách, cuộc họp hai ngày này hứa hẹn sẽ gay gắt, và sĩ diện hảo của một số người sẽ phải xẹp.

Đảng viên chắc chắn sẽ muốn biết cơ sở hợp lý đằng sau chuyện nâng ông Nhân lên.

Về mặt cấu trúc,cùng lúc luôn luôn bảo thủ thâm căn cố đế, đảng Cộng Sản đương quyền cũng có những quan điểm tiên tiến.

Khi có những thăng cấp bất thường, sự thường đó là dấu hiệu một người nào đó đang được gò vào một chức vụ đặc biệt nào đó trong tương lai.

Điều đó có thực sự đúng trong trường hợp của ông Nhân không thì chưa rõ, nhưng nhiều người cho rằng ông sẽ ở trong chức bộ trưởng bộ Giáo dục hai năm nữa là cùng.

Trong lúc tranh cãi gay gắt có thể xảy ra trong buổi họp cải tổ Nội các ngày hôm nay, sẽ có một sự đoàn kết nhiệt tình để ca ngợi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tuần rồi.

Hai năm trước, khi chuyện đàm phán với Hoa Thịnh Đốn lần đầu tiên được đề cập đến, đã có sự chống đối từ thành phần bảo thủ ngoan cố.

Và ngay cả đến lúc ông Triết sắp đi Hoa Kỳ, vẫn có người cho rằng còn quá sớm để thắt chặt mối quan hệ với Hoa Kỳ, là một nước đã xung đột với Việt Nam qua một cuộc chiến lâu dài và cay đắng và mới vừa đây đã xỉ vả thậm tệ Hà Nội qua chuyện vi phạm nhân quyền.

Nhưng chuyến đi của ông Triết, trong đó nhiều hợp đồng làm ăn cuối cùng được ký kết với các công ty Hoa Kỳ (Thực chất, Triết có đi Mỹ hay không những hợp đồng thương mại và cả hiệp định khung về đầu tư và mậu dịch đã được chuẩn bị từ trước để sẵng sang ký kết – PTV). Chuyến công du được xem như là thành công và đã được hệ thống truyền thông đại chúng trong nước liên tục ca ngợi.


Nguồn: Roger Mitton, The Straits Times, June 26, 2007



Dân biểu Royce lên tiếng: Chấm dứt những xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam

Congressman Royce says: Stop the Abuses in Vietnam
By Ed Royce . The Washington Times . 24/6/07 . Tí Vân lược dịch.

Ðây là lần đầu tiên kể từ khi chính quyền miền Nam Việt Nam bị sụp đổ, một chủ tịch Việt Nam đến thăm Toà Bạch Ốc.

Ông Nguyễn Minh Triết huênh hoang về sự phát triển kinh tế gần đây của đất nước ông ta, và đẩy mạnh cho sự hợp tác giữa hai nước.

Trong khi Việt Nam đã đổi mới về kinh tế, thì đây chỉ là một phần của câu chuyện. Các nhà bất đồng chính kiến liên tục bị bịt miệng, và tự do tôn giáo thì bị đàn áp một cách có hệ thống. Tổng thống Bush đã phản ứng bằng cách đề cập đến các vấn đề này trong lúc gặp ông Triết.

Kể từ đầu năm nay, tình trạng xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam đã gia tăng. Tổ chức Quan sát Nhân quyền diễn tả tình trạng đang xảy ra tại Việt Nam như là "một trong những chiến dịch đàn áp tồi tệ nhất đối với các nhà tranh đấu ôn hoà trong vòng 20 năm qua" . Trong 3 tháng vừa qua, các quan chức nhà nước Việt Nam đã lập lại việc sách nhiễu các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật đấu tranh chính trị, và các sinh viên học sinh đấu tranh. Và quý vị sẽ không biết gì về chuyện đó nếu chỉ nghe qua cái luận điệu của ông Triết, người mà mới đây đã bảo rằng những khác biệt của chúng ta về nhân quyền và dân chủ là "nhỏ nhặt" so với những lợi ích đồng bộ.

Có lẽ ông Triết nên nhớ lại cái thí dụ về luật sư Lê Quốc Quân, bị bắt vào ngày 8/3, chỉ có 4 ngày sau khi vừa trở về nước từ khoá hội thảo của Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Việc bắt giữ ông Quân không phải là sự bầy tỏ những giá trị đồng bộ.

Việc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam thì rộng khắp.

Công an Việt Nam vừa mới bắt giữ nhiều người Công giáo cổ võ cho dân chủ và bất đồng chính kiến, trong đó có Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý. Cha Lý là một nhà đấu tranh ôn hòa, đã bị bắt vì "thực hiện những hoạt động tuyên truyền có phương hại đến an ninh quốc gia."

Các nhà sư Phật giáo thì liên tục bị tạm giam và tra hỏi vì họ thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là một giáo hội bị cấm đoán ở Việt Nam. Khi tôi đến Việt Nam, tôi đã có cơ hội gặp gỡ Hoà thượng Thích Quảng Độ khi ngài bị quản thúc tại gia, cùng với các vị lãnh đạo Phật giáo khác, và tôi có thể làm chứng cho việc họ bị đàn áp đày đoạ. Các nhà truyền giáo Mennonite và Protestant vẫn còn liên tục bị áp lực chính trị từ nhà nước cộng sản Việt Nam.

Như đã mong đợi, nhà nước VN đã trả tự do cho vài tù nhân lương tâm trước chuyến đi của ông Triết. Vài người sẽ vịn vào đó và cho rằng nhà nước VN đang đi một bước dài về hướng một xã hội có nhiều tự do chính trị hơn. Những nỗ lực này không nên được hiểu khác hơn là một điệu bộ có tính cách chính trị.

Ông Triết vừa qua đã tô vẽ cho chuyến đi thăm Hoa Kỳ như là một cơ hội để đẩy mạnh "tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt" giữa hai nước. Thực vậy, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thực hiện nhiều mức độ đáng chú ý để tiến tới một quan hệ bình thường; nhưng tình trạng hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa thể chấp nhận được. Nếu chúng ta muốn thắt chặt quan hệ hữu nghị với Việt Nam, như ý ông Triết muốn, thì nhà nước Việt Nam phải đón nhận đa nguyên chính trị trong tất cả mọi hình thức. Bịt miệng các nhà tranh đấu và ngăn cấm tự do tôn giáo không phải là những con đường để tiến tới một quan hệ hợp tác chặt chẽ.

Những bàn thảo về thương mãi giữa Tổng thống Bush và ông Triết đã hoàn tất. Từ 2001 đến 2005, tăng hơn 5 lần từ 1,4 tỷ Mỹ kim đến 7,6 tỷ Mỹ kim. Trong khi gia tăng thương mãi và đầu tư không bảo đảm cho tiến bộ về tự do chính trị, nhưng cũng đỡ một phần nào. Tôi chắc chắn rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc cải tổ, nhưng chúng ta cần thêm.

Công khai thúc đẩy Chủ tịch Triết về những xúc phạm nhân quyền trong lúc ông ta thăm viếng Hoa Kỳ, Tổng thống Bush đã gởi một thông điệp đầy thích thú đến nhân dân Việt Nam rằng những quan hệ trong tương lai giữa 2 nước sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào cách đối xử của nhà nước Việt Nam với người dân của họ. Các nhà tranh đấu chính trị sẽ nghe lời phát biểu của Tổng thống Bush thông qua Đài Á châu Tự do, là đài phát thanh mà tôi đã ủng hộ từ lâu, và sự lên án công khai những xúc phạm nhân quyền (tại Việt Nam) sẽ mang đến một khích lệ tinh thần cần thiết cho những nhà tranh đấu chính trị đang chiến đấu cho tự do. Tổng thống Bush đã có một cơ hội để thực hiện điều đó.

Ed Royce, Đảng Cộng Hoà - California, là một dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ và là thành viên thâm niên của của ban đặc nhiệm về Khủng bố, Nguyên tử và Thương mãi thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện.




--------------------------------------------------------------------------------
Congressman Royce says: Stop the Abuses in Vietnam
By Ed Royce
The Washington Times
June 24, 2007

For the first time since the government of South Vietnam fell, a Vietnamese president visited the White House.

Invited by President Bush during his trip to Saigon last November, President Nguyen Minh Triet touted the recent economic progress his country has made, and pushed for further cooperation between our two countries.

While Vietnam has made economic reforms, this is only part of the story. Political dissidents are routinely silenced, and religious freedom is systematically suppressed. Mr. Bush was obligated to press these issues during Mr. Triet’s visit.

Since early this year, human-rights abuses in Vietnam have intensified. Human Rights Watch characterized the ongoing situation in Vietnam as “one of the worst crackdowns on peaceful dissidents in 20 years.” In the last three months, Vietnamese officials have renewed their harassment of religious leaders, political dissidents and student activists. Yet you wouldn’t know it from the rhetoric of President Triet, who recently described our differences on human rights and democracy as “small” in comparison to our common interests.

Perhaps Mr. Triet should be reminded of the example of Le Quoc Quan, who was arrested on March 8, only four days after returning home to Vietnam from a National Endowment for Democracy fellowship in Washington. His arrest was no expression of common values.

Religious persecution in Vietnam is widespread.

Vietnamese police recently arrested several Catholic democracy advocates and dissidents, including the Rev. Thadeus Nguyen Van Ly. Father Ly, a peaceful dissident, was arrested for “conducting propaganda activities to harm the security of state.”

Buddhist monks are continually detained and interrogated for belonging to the banned Unified Buddhist Church of Vietnam. When I traveled to Vietnam, I had the opportunity to meet with the Venerable Thich Quang Do while he was under house arrest, along with other Buddhist leaders, and can attest to their suffering persecution. Mennonite and Protestant pastors are still subjected to ongoing political pressure from the Vietnamese communist government.

As expected, Vietnam released some prisoners of conscience before President Triet’s visit. Some will point to them as a sign that Vietnam is making strides toward a more politically liberal society. These efforts should not be misconstrued as anything more than political posturing. The Vietnamese community the country over will certainly not be taken in by window dressing.

Mr. Triet recently characterized his visit to the U.S. as a chance to strengthen “the friendship and multifaceted cooperation” between our two countries. Indeed, the U.S. and Vietnam have undertaken significant measures toward a normalized relationship; but the status quo in Vietnam remains unacceptable. If we are to bolster our friendship with Vietnam, as Mr. Triet wishes, Vietnam must embrace political pluralism in all of its forms.

Silencing dissidents and suppressing religious freedoms are not the ways toward a close partnership.

Discussions of trade between Presidents Bush and Triet are warranted. From 2001 to 2005, it more than quintupled, rising from $1.4 billion to over $7.6 billion. While greater trade and investment doesn’t guarantee greater political freedom, it helps. I’m confident that American businesses in Vietnam will speed reform, but we need more.

By publicly pressing President Triet on human-rights abuses during his visit, President Bush sent an electrifying message to the Vietnamese that our future relations will be greatly affected by Vietnam’s treatment of its people. Political dissidents would hear Mr. Bush’s remarks via Radio Free Asia, which I have long backed, and a public condemnation of human-rights abuses would bring a much needed morale boost to political dissenters fighting for freedom. President Bush had the opportunity to offer just that.

Ed Royce, California Republican, is a member of the U.S. House of Representatives and ranking member of the House Foreign Affairs Terrorism, Nonproliferation and Trade Committee.