“… nội hàm của một số cụm từ: nhà nước, nhân dân và dân chủ, đang được sử dụng trong cuộc đối thoại giữa đảng cộng sản và những nhà tranh đấu cho dân chủ rất khác nhau …”
Trong phần “Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay” của bài viết “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội”, Hà Sĩ Phu có nhận xét: “‘Đảng tiền phong’” ngày nay đã đi chậm sau ông già nhà nho ấy ngót một thế kỷ, mà bây giờ cũng đã chịu nghe đâu?”. Nhận xét này làm liên tưởng tới cuộc đối thoại giữa những nhà tranh đấu cho dân chủ và đảng cộng sản Việt nam. Có phải đó là cuộc đối thoại giữa những người sống cách nhau một thế kỉ?
Đối thoại được với nhau chủ yếu là nhờ có ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ lại là tập hợp các từ dùng để tải một nội dung nào đó. Bởi vậy muốn có được câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ chúng ta cần tìm hiểu nội hàm của một số từ mà đảng cộng sản và chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ, đang sử dụng và sau đó xét xem những nội hàm này có còn đúng với thực tế hiện nay không.
Có ba cụm từ cần được tìm hiểu nội hàm một cách kĩ lưỡng. Đó là : nhà nước, nhân dân và dân chủ.
Theo những người cộng sản thì “nhà nước” phải có tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế. Marx đã định nghĩa nhà nước là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác (Tuyên ngôn của đảng cộng sản). Và Lê-nin đã diễn giải nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp [1] và bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác [2]. Ông viết: “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không [3]. Ông còn viết thêm: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy”;[4]. Vì đi theo tư tưởng này của Mác và Lê-nin nên những người cộng sản Việt nam đã cho rằng “việc không nhận thấy bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền là một biểu hiện của nhận thức ấu trĩ, mơ hồ, hay cơ hội về chính trị. Không thể có một nhà nước siêu giai cấp. Chúng ta thừa nhận có nhà nước pháp quyền tư sản, thì có nghĩa là, nhà nước pháp quyền ấy, xét về bản chất, là công cụ quyền lực trong tay giai cấp tư sản, và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản...”[5]. Bởi những người cộng sản bao giờ cũng cho rằng nhà nước là có tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế, cho nên sẽ không có gì là lạ khi những người cộng sản luôn đồng hoá nhà nước với đảng. Có nghĩa là yêu đảng là yêu nước; chống đảng là chống nhà nước, và vì vậy vi phạm pháp luật và phải được đem ra xét xử để bắt bỏ tù.
Với định nghĩa nhà nước như vậy thì cụm từ “nhân dân” mà người cộng sản sử dụng cũng chỉ có nội hàm là nhóm dân chúng có tính giai cấp và tính đảng. Điều 2 của Hiến pháp Việt nam hiện nay đã viết: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Nói cách khác điều 2 này đã xác định “nhân dân” phải là nhân dân có tính giai cấp và tính đảng. Những người không thuộc khối này thì không phải là nhân dân. Đó là thành phần phải trấn áp.
Dân chủ vì vậy cũng chỉ có nghĩa là dân chủ cho thành phần nhân dân có tính đảng và tính giai cấp. Tất cả những thành phần khác không được phép có dân chủ. Những thành phần này chỉ có nhiệm vụ là phải đồng ý chấp nhận nếu muốn được sống yên ổn. Như vậy dân chủ của những người cộng sản chỉ là một loại dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, một loại dân chủ mang tính chuyên chế, chỉ dành cho khối nhân dân có tính giai cấp và tính đảng.
Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao những người cộng sản lại có những khái niệm như vậy về các cụm từ nhà nước, nhân dân và dân chủ ? Muốn hiểu có lẽ chúng ta phải đi ngược dòng lịch sử để thấy sự hình thành và phát triển của dân chủ. Dân chủ đã được hình thành từ thời xa xưa ở Hy lạp và sau đó ở La mã. Dân chủ vào thời đó là dân chủ chỉ dành cho giới quý tộc và những người có tiền của. Sự xuất hiện của dân chủ đã giúp những người thuộc khối quý tộc và có tiền của có được quyền tham gia vào việc cai trị đất nước. Rồi một thời gian dài dân chủ đã nhường chỗ cho quân chủ. Vua có toàn quyền quyết định mọi việc. Giai cấp quý tộc và tư sản cũng chỉ là những bày tôi phải phục tùng vua. Đến cuộc cách mạng 1789 ở Pháp thì dân chủ được tái sinh. Những thành phần quý tộc và tư sản đã dành lại được quyền cai trị từ tay vua. Một nhà nước mới xuất hiện và nằm trong tay của khối tư sản.
Để khối tư sản có thể tham gia vào công việc cai trị đất nước thì một nền dân chủ phôi thai được thành hình. Nền dân chủ ấy tiếp tục phát triển và càng ngày càng nằm trong tay khối tư sản. Khối vô sản vào thời điểm của Marx và Engels chưa có được quyền dân chủ thực sự để tham gia vào việc cai trị đất nước. Mọi quyết định của xã hội lúc đó dường như tùy thuộc vào kinh tế và khối tư sản. Từ tình hình thực tiễn của thời điểm đó Marx cho là kinh tế quyết định sự phát triển của xã hội, nhà nước là nhà nước lệ thuộc vào kinh tế và giai cấp. Bởi vậy Marx, Engels và sau đó là Lenin đã đưa ra những khái niệm vế nhà nước, nhân dân và dân chủ như vừa trình bày ở trên. Và những người cộng sản ngày nay vẫn tiếp tực dựa vào những khái niệm được rút ra từ tình hình thực tiễn của cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20.
Ngày nay thì tình hình thực tiễn của xã hội đã thay đổi khác hẳn với thời điểm của Marx, Engels và Lenin. Nhà nước hôm nay của các nước dân chủ mà Marx, Engels vả Lenin đã dựa vào đó để đề ra những khái niệm về nhà nước, đã chứng tỏ đó là một nhà nước có tính công cộng và tính xã hội. Điều đó có nghĩa là nhà nước phải là của mọi người và phải phục vụ mọi người. Nhà nước ấy không được phép mang tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế. Nhà nước ấy phải là nhà nước của đối thoại và thuyết phục, một nhà nước trung gian hoà giải. Đảng cấm quyền không phải là nhà nước. Việc chống lại đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền làm sai, không phải là chống nhà nước.
Với nội hàm nhà nước như vậy thì cụm từ “nhân dân” có một nội hàm hoàn toàn khác với nội hàm của người cộng sản. Nhân dân là toàn thể mọi người thuộc mọi thành phần phái tính và giai cấp. Không thể chỉ có nhân dân thuộc một giai cấp. Còn các giai cấp khác là thành phần phải trấn áp.
Khi cụm từ nhân dân có nội hàm là tất cả mọi người thì dân chủ là dân chủ cho mọi người. Ai cũng được quyền bình đẳng về cơ hội cầm quyền và quyền quyết định vận mệnh chung của đất nước. Dân chủ của các nhà nước dân chủ hôm nay không phải là dân chủ tư sản như những người cộng sản vẫn tin tưởng. Dân chủ ấy không phải chỉ dành cho những người tư sản mà là cho mọi người, mọi thành phần. Đó là dân chủ đa nguyên. Một thứ dân chủ chấp nhận mọi khác biệt, mọi khuynh hướng. Dân chủ ấy là một nền dân chủ cho mọi người, một nền dân chủ không có kẻ thắng hoặc thua vĩnh viễn. (Xem bài “ Con đường thẳng tiến” Christian Caryl, B.J. Lee và Jonathan Adams, Phạm Hồng Sơn dịch).
Những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay đã nắm bắt được khái niệm nhà nước, nhân dân và dân chủ của ngày hôm nay. Đó không phải là những khái niệm về nhà nước, nhân dân và dân chủ của những thế kỉ trước. Nhà nước hôm nay là nhà nước có tính cộng cộng và tính xã hội; còn tính giai cấp chỉ là phụ thuộc và giai đoạn. Đó cũng không phải là nhà nước có tính chuyên chế mà phải là nhà nước đối thoại và thuyết phục, một nhà nước trung gian hoà giải. Nhân dân là nhân dân thuộc mọi giai tầng và phái tính. Không có thứ nhân dân có tính giai cấp và tính đảng. Dân chủ là dân chủ của mọi người. Ai cũng được bình đẳng về cơ hội cầm quyền và quyền quyết định việc cai trị đất nước. Không phải là loại dân chủ mang tính chuyên chế. Cũng không phải là dân chủ đề cử, lấy ý kiến để dành riêng cho một giai cấp nào đó. Bởi vậy những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay là những Nguyễn Trường Tộ mới về dân chủ. Những con người đã thấy được những cái đèn cháy ngược mà các vua Việt nam trước đây nhất quyết cho là nói bậy.
Như vậy nội hàm của một số cụm từ: nhà nước, nhân dân và dân chủ, đang được sử dụng trong cuộc đối thoại giữa đảng cộng sản và những nhà tranh đấu cho dân chủ rất khác nhau. Với những người cộng sản Việt nam thì nội hàm của những cụm từ này là nội hàm của những thế kỉ trước. Còn với những người tranh đấu cho dân chủ thì nội hàm của chúng là nội hàm của ngày hôm nay. Do đó cuộc đối thoại giữa đảng cộng sản Việt nam và những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay đang là cuộc đối thoại giữa những người sống cách nhau hàng thế kỉ. Một cuộc đối thoại với những nội hàm của từ khác nhau như vậy thì làm sao có thể hiểu nhau! Và nhiều khi, theo như Nguyễn Gia Kiểng. thì chỉ là cuộc cãi cọ giữa những người không cùng ngôn ngữ.
Bởi vậy lời kêu gọi khối người Việt hải ngoại “đối thoại để bỏ những vướng mắc quá khứ còn tồn tại và cùng nhau xây dựng Việt nam vì tất cả chúng ta đều là người Việt nam và cùng yêu nước Việt nam” của ông Nguyễn Minh Triết trong cuộc phỏng vấn ông trước chuyến đi Hoa Kì từ 18/6 đến 23/6/2007 mà đài truyền hình Việt nam đã cho phát hình trong chương trình thời sự 19g tối ngày 14 tháng 6/2007 sẽ có giá trị như thế nào?
Nếu đảng cộng sản thực sự muốn có cuộc đối thoại đi đến cảm thông và hiều nhau thì đảng cộng sản hãy từ bỏ những khái niệm lỗi thời, đã bị thời gian vượt quá, về nhà nước, nhân dân và dân chủ để hội nhập với những khái niệm của thời đại. Vì không hội nhập với những khái niệm thời đại của những từ này nên trong chuyến công du Hoa kì vừa qua, ông Nguyễn Minh Triết mới có những tuyên bố kiểu: "Vấn đề không phải là có cần cải thiện hay không bởi vì Việt Nam có luật pháp riêng và những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý." hoặc "Có cách hiểu khác nhau trong vấn đề này."
Bài học nhà Nguyễn không chịu nghe lời Nguyễn Trường Tộ canh tân đất nước để tiếp nhận những kiến thức của thời đại đã làm cho nước Việt nam bị tụt hậu thua các nước trên thế giới, khiến cho chúng ta ngày hôm nay bị tủi hổ với thế giới, không đáng để cho đảng Cộng sản Việt nam quan tâm tới sao? Đảng Cộng sản Việt nam hãy từ bỏ những nội hàm về nhà nước, nhân dân và dân chủ đã lỗi thời của những thế kỉ trước và tiếp thu những nội hàm mới phù hợp với thời đại của những cụm từ này. Chỉ có như vậy thì đất nước Việt nam mới bắt kịp thế giới và trở thành một nước văn minh. Và cuộc đối thoại của mọi người Việt nam mới có thể đi đến cảm thông và những vướng mắc của quá khứ mới có thể được giải quyết.
Phan Bá Việt
© Thông Luận 2007
(1) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, t 32, tr 303
(2) V.I. Lê-nin: Sđd, t 37, tr 122
(3) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 43, tr 380
(4) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976, t 34, tr 52
(5)Trần Ngọc Liêu: “Quan điểm của V.I. Lê-nin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí cộng sản số 11(131) năm 2007.
Trong phần “Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay” của bài viết “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội”, Hà Sĩ Phu có nhận xét: “‘Đảng tiền phong’” ngày nay đã đi chậm sau ông già nhà nho ấy ngót một thế kỷ, mà bây giờ cũng đã chịu nghe đâu?”. Nhận xét này làm liên tưởng tới cuộc đối thoại giữa những nhà tranh đấu cho dân chủ và đảng cộng sản Việt nam. Có phải đó là cuộc đối thoại giữa những người sống cách nhau một thế kỉ?
Đối thoại được với nhau chủ yếu là nhờ có ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ lại là tập hợp các từ dùng để tải một nội dung nào đó. Bởi vậy muốn có được câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ chúng ta cần tìm hiểu nội hàm của một số từ mà đảng cộng sản và chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ, đang sử dụng và sau đó xét xem những nội hàm này có còn đúng với thực tế hiện nay không.
Có ba cụm từ cần được tìm hiểu nội hàm một cách kĩ lưỡng. Đó là : nhà nước, nhân dân và dân chủ.
Theo những người cộng sản thì “nhà nước” phải có tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế. Marx đã định nghĩa nhà nước là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác (Tuyên ngôn của đảng cộng sản). Và Lê-nin đã diễn giải nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp [1] và bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác [2]. Ông viết: “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không [3]. Ông còn viết thêm: “Nếu quyền lực chính trị trong nước nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy”;[4]. Vì đi theo tư tưởng này của Mác và Lê-nin nên những người cộng sản Việt nam đã cho rằng “việc không nhận thấy bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền là một biểu hiện của nhận thức ấu trĩ, mơ hồ, hay cơ hội về chính trị. Không thể có một nhà nước siêu giai cấp. Chúng ta thừa nhận có nhà nước pháp quyền tư sản, thì có nghĩa là, nhà nước pháp quyền ấy, xét về bản chất, là công cụ quyền lực trong tay giai cấp tư sản, và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản...”[5]. Bởi những người cộng sản bao giờ cũng cho rằng nhà nước là có tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế, cho nên sẽ không có gì là lạ khi những người cộng sản luôn đồng hoá nhà nước với đảng. Có nghĩa là yêu đảng là yêu nước; chống đảng là chống nhà nước, và vì vậy vi phạm pháp luật và phải được đem ra xét xử để bắt bỏ tù.
Với định nghĩa nhà nước như vậy thì cụm từ “nhân dân” mà người cộng sản sử dụng cũng chỉ có nội hàm là nhóm dân chúng có tính giai cấp và tính đảng. Điều 2 của Hiến pháp Việt nam hiện nay đã viết: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Nói cách khác điều 2 này đã xác định “nhân dân” phải là nhân dân có tính giai cấp và tính đảng. Những người không thuộc khối này thì không phải là nhân dân. Đó là thành phần phải trấn áp.
Dân chủ vì vậy cũng chỉ có nghĩa là dân chủ cho thành phần nhân dân có tính đảng và tính giai cấp. Tất cả những thành phần khác không được phép có dân chủ. Những thành phần này chỉ có nhiệm vụ là phải đồng ý chấp nhận nếu muốn được sống yên ổn. Như vậy dân chủ của những người cộng sản chỉ là một loại dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, một loại dân chủ mang tính chuyên chế, chỉ dành cho khối nhân dân có tính giai cấp và tính đảng.
Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao những người cộng sản lại có những khái niệm như vậy về các cụm từ nhà nước, nhân dân và dân chủ ? Muốn hiểu có lẽ chúng ta phải đi ngược dòng lịch sử để thấy sự hình thành và phát triển của dân chủ. Dân chủ đã được hình thành từ thời xa xưa ở Hy lạp và sau đó ở La mã. Dân chủ vào thời đó là dân chủ chỉ dành cho giới quý tộc và những người có tiền của. Sự xuất hiện của dân chủ đã giúp những người thuộc khối quý tộc và có tiền của có được quyền tham gia vào việc cai trị đất nước. Rồi một thời gian dài dân chủ đã nhường chỗ cho quân chủ. Vua có toàn quyền quyết định mọi việc. Giai cấp quý tộc và tư sản cũng chỉ là những bày tôi phải phục tùng vua. Đến cuộc cách mạng 1789 ở Pháp thì dân chủ được tái sinh. Những thành phần quý tộc và tư sản đã dành lại được quyền cai trị từ tay vua. Một nhà nước mới xuất hiện và nằm trong tay của khối tư sản.
Để khối tư sản có thể tham gia vào công việc cai trị đất nước thì một nền dân chủ phôi thai được thành hình. Nền dân chủ ấy tiếp tục phát triển và càng ngày càng nằm trong tay khối tư sản. Khối vô sản vào thời điểm của Marx và Engels chưa có được quyền dân chủ thực sự để tham gia vào việc cai trị đất nước. Mọi quyết định của xã hội lúc đó dường như tùy thuộc vào kinh tế và khối tư sản. Từ tình hình thực tiễn của thời điểm đó Marx cho là kinh tế quyết định sự phát triển của xã hội, nhà nước là nhà nước lệ thuộc vào kinh tế và giai cấp. Bởi vậy Marx, Engels và sau đó là Lenin đã đưa ra những khái niệm vế nhà nước, nhân dân và dân chủ như vừa trình bày ở trên. Và những người cộng sản ngày nay vẫn tiếp tực dựa vào những khái niệm được rút ra từ tình hình thực tiễn của cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20.
Ngày nay thì tình hình thực tiễn của xã hội đã thay đổi khác hẳn với thời điểm của Marx, Engels và Lenin. Nhà nước hôm nay của các nước dân chủ mà Marx, Engels vả Lenin đã dựa vào đó để đề ra những khái niệm về nhà nước, đã chứng tỏ đó là một nhà nước có tính công cộng và tính xã hội. Điều đó có nghĩa là nhà nước phải là của mọi người và phải phục vụ mọi người. Nhà nước ấy không được phép mang tính giai cấp, tính đảng và tính chuyên chế. Nhà nước ấy phải là nhà nước của đối thoại và thuyết phục, một nhà nước trung gian hoà giải. Đảng cấm quyền không phải là nhà nước. Việc chống lại đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền làm sai, không phải là chống nhà nước.
Với nội hàm nhà nước như vậy thì cụm từ “nhân dân” có một nội hàm hoàn toàn khác với nội hàm của người cộng sản. Nhân dân là toàn thể mọi người thuộc mọi thành phần phái tính và giai cấp. Không thể chỉ có nhân dân thuộc một giai cấp. Còn các giai cấp khác là thành phần phải trấn áp.
Khi cụm từ nhân dân có nội hàm là tất cả mọi người thì dân chủ là dân chủ cho mọi người. Ai cũng được quyền bình đẳng về cơ hội cầm quyền và quyền quyết định vận mệnh chung của đất nước. Dân chủ của các nhà nước dân chủ hôm nay không phải là dân chủ tư sản như những người cộng sản vẫn tin tưởng. Dân chủ ấy không phải chỉ dành cho những người tư sản mà là cho mọi người, mọi thành phần. Đó là dân chủ đa nguyên. Một thứ dân chủ chấp nhận mọi khác biệt, mọi khuynh hướng. Dân chủ ấy là một nền dân chủ cho mọi người, một nền dân chủ không có kẻ thắng hoặc thua vĩnh viễn. (Xem bài “ Con đường thẳng tiến” Christian Caryl, B.J. Lee và Jonathan Adams, Phạm Hồng Sơn dịch).
Những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay đã nắm bắt được khái niệm nhà nước, nhân dân và dân chủ của ngày hôm nay. Đó không phải là những khái niệm về nhà nước, nhân dân và dân chủ của những thế kỉ trước. Nhà nước hôm nay là nhà nước có tính cộng cộng và tính xã hội; còn tính giai cấp chỉ là phụ thuộc và giai đoạn. Đó cũng không phải là nhà nước có tính chuyên chế mà phải là nhà nước đối thoại và thuyết phục, một nhà nước trung gian hoà giải. Nhân dân là nhân dân thuộc mọi giai tầng và phái tính. Không có thứ nhân dân có tính giai cấp và tính đảng. Dân chủ là dân chủ của mọi người. Ai cũng được bình đẳng về cơ hội cầm quyền và quyền quyết định việc cai trị đất nước. Không phải là loại dân chủ mang tính chuyên chế. Cũng không phải là dân chủ đề cử, lấy ý kiến để dành riêng cho một giai cấp nào đó. Bởi vậy những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay là những Nguyễn Trường Tộ mới về dân chủ. Những con người đã thấy được những cái đèn cháy ngược mà các vua Việt nam trước đây nhất quyết cho là nói bậy.
Như vậy nội hàm của một số cụm từ: nhà nước, nhân dân và dân chủ, đang được sử dụng trong cuộc đối thoại giữa đảng cộng sản và những nhà tranh đấu cho dân chủ rất khác nhau. Với những người cộng sản Việt nam thì nội hàm của những cụm từ này là nội hàm của những thế kỉ trước. Còn với những người tranh đấu cho dân chủ thì nội hàm của chúng là nội hàm của ngày hôm nay. Do đó cuộc đối thoại giữa đảng cộng sản Việt nam và những nhà tranh đấu cho dân chủ của Việt nam hôm nay đang là cuộc đối thoại giữa những người sống cách nhau hàng thế kỉ. Một cuộc đối thoại với những nội hàm của từ khác nhau như vậy thì làm sao có thể hiểu nhau! Và nhiều khi, theo như Nguyễn Gia Kiểng. thì chỉ là cuộc cãi cọ giữa những người không cùng ngôn ngữ.
Bởi vậy lời kêu gọi khối người Việt hải ngoại “đối thoại để bỏ những vướng mắc quá khứ còn tồn tại và cùng nhau xây dựng Việt nam vì tất cả chúng ta đều là người Việt nam và cùng yêu nước Việt nam” của ông Nguyễn Minh Triết trong cuộc phỏng vấn ông trước chuyến đi Hoa Kì từ 18/6 đến 23/6/2007 mà đài truyền hình Việt nam đã cho phát hình trong chương trình thời sự 19g tối ngày 14 tháng 6/2007 sẽ có giá trị như thế nào?
Nếu đảng cộng sản thực sự muốn có cuộc đối thoại đi đến cảm thông và hiều nhau thì đảng cộng sản hãy từ bỏ những khái niệm lỗi thời, đã bị thời gian vượt quá, về nhà nước, nhân dân và dân chủ để hội nhập với những khái niệm của thời đại. Vì không hội nhập với những khái niệm thời đại của những từ này nên trong chuyến công du Hoa kì vừa qua, ông Nguyễn Minh Triết mới có những tuyên bố kiểu: "Vấn đề không phải là có cần cải thiện hay không bởi vì Việt Nam có luật pháp riêng và những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý." hoặc "Có cách hiểu khác nhau trong vấn đề này."
Bài học nhà Nguyễn không chịu nghe lời Nguyễn Trường Tộ canh tân đất nước để tiếp nhận những kiến thức của thời đại đã làm cho nước Việt nam bị tụt hậu thua các nước trên thế giới, khiến cho chúng ta ngày hôm nay bị tủi hổ với thế giới, không đáng để cho đảng Cộng sản Việt nam quan tâm tới sao? Đảng Cộng sản Việt nam hãy từ bỏ những nội hàm về nhà nước, nhân dân và dân chủ đã lỗi thời của những thế kỉ trước và tiếp thu những nội hàm mới phù hợp với thời đại của những cụm từ này. Chỉ có như vậy thì đất nước Việt nam mới bắt kịp thế giới và trở thành một nước văn minh. Và cuộc đối thoại của mọi người Việt nam mới có thể đi đến cảm thông và những vướng mắc của quá khứ mới có thể được giải quyết.
Phan Bá Việt
© Thông Luận 2007
(1) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, t 32, tr 303
(2) V.I. Lê-nin: Sđd, t 37, tr 122
(3) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 43, tr 380
(4) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976, t 34, tr 52
(5)Trần Ngọc Liêu: “Quan điểm của V.I. Lê-nin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí cộng sản số 11(131) năm 2007.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét