Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2007

Compass News: Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành chết vì bị công an CSVN tra tấn

Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành chết vì bị công an CSVN tra tấn.
Nguyên nhân cái chết được xác nhận trong lúc chủ tịch Việt Nam đối diện với những phê phán về nhân quyền tại Hoa Kỳ
VIETNAM: ETHNIC CHRISTIAN DIES FROM TORTURE INJURIES
Cause of death confirmed as Vietnamese president faces human rights criticisms in U.S.
Compass Direct News 26/6/07 . Khánh Đăng lược dịch


Một thanh niên người dân tộc thiểu số Hroi từ chối ký đơn bỏ đạo Tin Lành đã chết vì những vết thương do hậu quả của việc bị tra vấn bởi các cán bộ nhà nước. Compass xác nhận tin này trong lúc Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết đang gặp gỡ các viên chức Hoa Kỳ. Triết đã gặp TT. Bush hôm Thứ Sáu (22/6), vào giữa lúc có những phản đối vì những vi phạm nhân quyền của Việt Nam.

Anh Vin Y Het khoảng hơn 20 tuổi, chết ngày 20/4, bỏ lại người vợ đang mang thai và 2 con thơ

Từ Huyện Sơn Hoà thuộc tỉnh ven biển Phú Yên, tại phía nam Trung phần Việt Nam, anh Het chết do nội thương vì bị cán bộ nhà nước đánh đập nhiều tháng trước đó vì không chịu bỏ đạo Tin Lành, Compass đã xác nhận.

Anh Het là người làng Krong Ba, trở thành một tín hữu Tin Lành vào tháng 9, 2006. Sau đó không lâu, chính quyền địa phương gọi anh lên văn phòng uỷ ban và làm áp lực bó buộc anh ký một lá đơn xin bỏ đạo. Khi anh từ chối, họ đánh đập anh tàn nhẫn.

Người thanh niên dân tộc thiểu số Hroi này bị chấn thương nội tạng, làm anh bị sưng vù khắp mình mẩy. Cán bộ nhà nước thả anh ra và đe dọa sẽ hành hạ anh thêm hoặc đối xử tệ hơn trừ khi anh rút lại việc theo đạo.

.Anh Het đã báo việc đã xảy ra cho Mục sư Đinh Thông, là một nhà truyền giáo lâu năm tại nhà thờ thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, đồng thời cũng là đại diện cấp tỉnh của Giáo hội Truyền giáo phúc âm (Evangelical Church of Vietnam) được nhà nước công nhận , thuộc khu vực phía nam hay ECVN (S) . Mục sư Đinh Thông đã viết một lá thư cho chính quyền tỉnh và yêu cầu mở một cuộc điều tra.

Chính quyền tỉnh gởi một toán điều tra đến làng Krong Ba để làm việc. Cuộc "điều tra" ngắn ngủi lòi ra một tờ giấy có chữ ký của anh Het với nội dung rằng anh không có bị đánh đập. Toán điều tra cũng cáo buộc Mục sư Thông đã báo cáo sai sự thật.

Nhà cầm quyền CSVN trước đây đã từng điều tra về những cái chết như vậy, sau khi có những quan tâm mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Nhưng những nguồn tin từ giáo hội Tin Lành tại Việt Nam cho biết, những cuộc điều tra này chỉ đưa ra những bao che lẫn nhau; chưa một đối tượng nào bị đưa ra toà.

Đã nhiều năm, các vị lãnh đạo giáo hội đã nói với nhà cầm quyền rằng nếu nhà nước thật sự có chính sách tốt hơn cho các tín đồ tôn giáo thì họ có thể chứng tỏ một cách rất dễ dàng bằng cách đưa ra xử những cán bộ nhà nước nào đã đàn áp các tín hữu Tin Lành truyền giáo phúc âm vì lý do tín ngưỡng. Trong trường hợp của anh Het, ngay cả báo cáo của một nhà truyền giáo uy tín của giáo hội ECVN được nhà nước công nhận đã rơi vào khoảng không.

Đối diện những vấn đề nóng hổi
Một chiến dịch đàn áp các nhà tranh đấu nhân quyền mới đây tại Việt Nam đã đe doạ huỷ bỏ chuyến đi của ông Triết (đến Hoa Thịnh Đốn), nhưng chuyến đi đã được tiến hành trên một căn bản bị giảm thiểu về vài mặt.

Trước buổi hội kiến lịch sử với TT. Bush, ông Triết đã gặp các vị lãnh đạo Tin Lành truyền giáo phúc âm tại Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày Thứ Năm (21/6). Cuộc gặp gỡ này, vốn chưa bao giờ xảy ra trước đây, được tiếp theo buổi gặp gỡ đầy căng thẳng của ông Triết với các lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ trước đó.

Tại Việt Nam, các cơ quan truyền thông báo chí quốc doanh như báo Thanh Niên đã lái chuyến đi của ông Triết về hướng thương mãi, với các tiêu đề thổi phồng lên 11 tỷ Mỹ kim hợp đồng thương mãi mà ông ta đã ký kết, nhưng chủ tịch Việt Nam đã không thể thoát khỏi những phê phán về nhân quyền và tự do tôn giáo trong khi ông ta đang ở Hoa Thịnh Đốn.

Chủ tịch Việt Nam đã gặp những phê phán từ Dân biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ tiểu bang California và Dân biểu Ed Royce, thuộc Đảng Cộng Hoà tiểu bang California, cả hai đều có đông đảo người Việt sinh sống trong đơn vị bầu cử của họ. Hai Dân biểu đã "quay" ông Triết khá mạnh về chiến dịch đàn áp các nhà tranh đấu ôn hoà cho nhân quyền, điển hình là việc các nhân vật lãnh đạo tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư Tin Lành Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị kết án tù vì kêu gọi cho tự do tôn giáo và cải tổ dân chủ.

Trước chuyến viếng thăm của ông Triết, TT Bush đã tiếp 4 nhân vật nổi bật hàng đầu, là phát ngôn viên về nhân quyền của người Việt hải ngoại, để cho thấy sự bất bình của ông Bush về chiến dịch đàn áp này.

Dân biểu Chris Smith, thuộc Đảng Cộng Hòa tiểu bang New Jersey, đã tổ chức một buổi họp báo lưỡng đảng đồng thuận có liên quan đến chuyến đi của chủ tịch Việt Nam. Một diễn gỉa trong buổi họp báo là ông Mike Benge, một nhân viên cứu tế xã hội trong thời chiến tranh Việt Nam, là một nhân vật ủng hộ hàng đầu cho người dân tộc thiểu số tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Ông Benge khẩn cầu công lý cho hàng trăm người, mà đa số là người Tin Lành Montagnards, đang bị tù vì biểu tình đòi tự do tôn giáo và phản đối việc cưỡng chiếm đất đai của tổ tiên họ để lại, vào năm 2001 và 2004, hoặc vì trốn chạy sang Cambodia sau cuộc biểu tình.

Dưới áp lực của mặt trận nhân quyền, nhà nước VN đã thả 3 nhà bất đồng chính kiến trước chuyến đi của ông Triết. Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên Cứu Việt Nam, thì khoảng 38 nhà tranh đấu đã bị bắt từ tháng 8, 2006, và từ tháng 3, 2007 thì 20 người trong số các nhà tranh đấu này đã bị kết án tổng cộng là 80 năm.

Nhưng khi được hỏi về chiến dịch đàn áp này trong các buổi họp, thì chủ tịch Triết không làm được điều gì khá hơn ngoài cái việc nhắc lại câu giáo điều của cộng sản là các nhà bất đồng chính kiến đơn giản chỉ là những người vi phạm luật pháp - mà không có lời bàn thảo nào về việc luật pháp Việt Nam có vi phạm các tiêu chuẩn căn bản về nhân quyền quốc tế hay không.

Các nhà truyền giáo phúc âm quan tâm
Đề cập đến buổi gặp gỡ của ông Triết với các nhà truyền giáo phúc âm, Học viện Quan hệ Toàn cầu (IGE) đã cho ra một thông báo ngày hôm qua (25/6), gọi đó là "một trường hợp chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, cho phép các nhà truyền giáo phúc âm một cơ hội hiếm có để nói chuyện cởi mở với chủ tịch Triết về các vấn đề tự do tôn giáo."

Chủ tịch Học viện Quan hệ Toàn cầu (IGE), ông Chris Seiple, người có nhiều quan hệ tốt đẹp với các cán bộ nhà nước Việt Nam về các vấn đề tự do tôn giáo trong hơn 5 năm nay, đã nêu lên 3 vấn đề: sự cần thiết để đẩy mạnh việc đăng ký giáo hội; sự cần thiết để huấn luyện cán bộ chính quyền địa phương về chính sách tôn giáo mới của Việt Nam; và sự cần thiết để mở rộng huấn luyện về lý thuyết như là một sách lược để ngăn ngừa việc phát triển các lý thuyết chống nhà nước.

Ông Bob Roberts, là giáo sĩ chính của giáo xứ Northwood gần Dallas, tiểu bang Texas, đã tham gia vào một số công tác từ thiện tại Việt Nam trong hơn một thập niên, nói với ông Triết rằng những nỗ lực để thay đổi những thành kiến về Việt Nam trong giáo xứ của ông ta đã bị khó khăn hơn vì "điều đã xảy ra với cha Lý"

Phái đoàn (gặp ông Triết) cũng gồm có Mục sư Phúc Đăng của cộng đồng người Việt hải ngoại, và Mục sư Frank Page, chủ tịch Southern Baptist Convention (SBC). Mục sư Frank Page hy vọng sẽ đi Việt Nam vào tháng Giêng năm tới để chứng kiến (lời hứa đã lâu của nhà nước VN) cho việc hợp pháp hóa hàng chục giáo xứ nhỏ tại VN có liên quan đến SBC, mà các giáo xứ này đã bị coi là bất hợp phát từ 1975.

Các lãnh đạo giáo hội của các nhóm chưa đăng ký lẫn các nhóm đã được nhìn nhận hợp pháp tại VN, khi được liên lạc để hỏi ý kiến trước thềm chuyến viếng thăm của chủ tịch Triết, đều đồng thanh kêu gọi nhà nước VN hãy tái lập và đẩy nhanh việc đăng ký các giáo xứ và tiến tới việc "hợp thức hoá" tôn giáo.

Tiến trình này đã vô cùng chậm chạp sau khi Việt Nam đã đạt được điều mong ước từ Hoa Kỳ - việc được rút tên ra khỏi sổ bìa đen của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, một chuyến viếng thăm hữu nghị VN của TT. Bush, và sự ủng hộ của Hoa Kỳ để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mãi Thế giới (WTO). Hàng trăm đơn xin đăng ký của các giáo xứ địa phương, tất cả đã phải chấp hành một cách cẩn thận các yêu cầu của nhà nước, đã không được cứu xét mặc dù có những lời hứa hẹn trên lý thuyết là sẽ đáp ứng trong một thời gian nhất định.

Tình trạng này gây khó khăn đặc biệt cho những giáo xứ của người dân tộc thiểu số dọc theo vùng biên giới với Lào và Trung quốc tại các tỉnh tây bắc Việt Nam. Tại những khu vực hẻo lánh này, việc không có đăng ký vẫn được dùng như một cái cớ để dẹp bỏ hoặc ngăn ngừa những nghi thức tôn giáo hàng ngày.

Giáo hội Truyền giáo phúc âm Việt Nam (khu vực phía Bắc) đã nạp đơn đăng ký cho trên 600 giáo xứ, và được biết ở vùng Cao nguyên Tây Bắc chỉ có 31 giáo xứ được đăng ký. Chỉ có 13 trong số 31 giáo xứ này được đăng ký sau khi VN được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) hồi tháng 11 năm ngoái.

Văn phòng về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đang thúc đẩy thêm cho việc đăng ký tại vùng Cao nguyên Tây bắc.

Lãnh đạo Giáo hội mất tích
Có vài điều bí ẩn chung quanh việc chủ tịch Giáo hội truyền giáo phúc âm Việt Nam (khu vực phía Bắc) Mục sư Phùng Quang Huyến không biết ở đâu, trong lúc ông Triết đang ở thăm Hoa Kỳ.

Một đồng sự của ông ta tại Hà Nội đã cho các thân hữu tại Hoa Kỳ biết là Mục sư Huyến đã được bí mật mời tháp tùng chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Triết như một đại diện tôn giáo duy nhất. Tên của ông ta đã được xác nhận tại Hoa Thịnh Đốn trên danh sách chính thức của phái đoàn.

Mục sư Huyến đã không có mặt ở buổi họp với các giáo sĩ truyền giáo phúc âm tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/6, và một lãnh đạo giáo hội khác tại Hà Nội đã báo cho Compass biết là mọi người đã bị bối rối khi Mục sư Huyến đi Trung quốc với Văn phòng Tôn giáo chính phủ của Việt Nam vào cùng lúc phái đoàn của chủ tịch Triết đi Hoa Kỳ.

Mục sư Huyến có một kiến thức sâu rộng về những khó khăn liên tục mà các tín hữu người dân tộc thiểu số đang gặp phải tại các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam.




--------------------------------------------------------------------------------
Tuesday June 26, 2007
VIETNAM: ETHNIC CHRISTIAN DIES FROM TORTURE INJURIES
Cause of death confirmed as Vietnamese president faces human rights criticisms in U.S.

HO CHI MINH CITY, June 26 (Compass Direct News) – A young Hroi ethnic minority man who refused to recant his Christian faith died from injuries received while under official interrogation, Compass confirmed as Vietnamese President Nguyen Minh Triet met with U.S. officials. Triet met with President Bush in Washington, D.C. on Friday (June 22) amid some protests over Vietnam’s human rights violations.
In his early 20s, Vin Y Het died on April 20, leaving a pregnant wife and two small children.
From Son Hoa district in the costal province of Phu Yen in south-central Vietnam, Het died from internal injuries suffered when officials beat him several months earlier for refusing to deny his Christian faith, Compass has confirmed.
Het, of Krong Ba Commune, became a Christian in September 2006. Not long after that, local government officials summoned him to their offices and pressured him to sign a document denying his faith. When he refused, they had him savagely beaten.
The young Hroi man suffered internal injuries that caused severe swelling in various parts of his body. Officials released him with threats of further abuse or worse unless he recanted.
Het reported what had happened to him to the Rev. Dinh Thong, long-time pastor of the Tuy Hoa City church in Phu Yen Province, and chief provincial representative of the legally-recognized Evangelical Church of Vietnam (South), or ECVN (S). Rev. Thong wrote a letter to provincial authorities describing the abuse and asking for an investigation.
The province sent a team to the commune to investigate. The brief “investigation” yielded a paper signed by Het saying that he had not been beaten. The investigators also accused Rev. Thong of making a false report.
Vietnamese authorities previously have investigated such deaths following expressions of strong foreign concern. But church sources in Vietnam said that these investigations thus far have produced only cover-ups; no perpetrators have ever been prosecuted.
For many years, church leaders have told authorities that government sincerity about better policies for religious believers could be easily demonstrated by prosecuting officials who persecute Christians for religious reasons. In the case of Het, even the report of a reputable pastor within the legally-recognized ECVN (S) went unheeded.

Facing the Heat
A recent crackdown on human rights activists in Vietnam threatened to scuttle Triet’s visit, but it went ahead on a somewhat downgraded basis.
Before Triet’s historic meeting with Bush, he met with evangelical leaders at the Vietnamese Embassy in Washington, D.C. on Thursday (June 21). The unprecedented meeting followed Triet’s testy meeting with U.S. congressional leaders earlier in the day.
In Vietnam, state media such as Thanh Nien Daily highlighted the business dimension of Triet’s visit with headlines trumpeting the $11 billion in commercial deals he secured, but the Vietnamese president did not escape human rights and religious freedom criticisms while in Washington.
The Vietnam president met with carping from Rep. Loretta Sanchez, D-Calif., and Rep. Ed Royce, R-Calif., both with large ethnic Vietnamese populations in their constituencies. They pressed him hard on the crackdown on peaceful rights advocates, which has seen religious leaders such a Father Nguyen Van Ly and Christian lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan sentenced to prison for calling for more religious freedom and democratic reform.
In advance of the visit, President Bush hosted four prominent overseas Vietnamese spokespersons for human rights to show disapproval of the crackdown.
Rep. Chris Smith, R-N.J., held a bipartisan press conference in connection with the Vietnam president’s visit. One speaker was Mike Benge, an aid worker in Vietnam during the Vietnam War who has been a leading advocate for Vietnam’s minorities in the Central Highlands.
Benge appealed for justice for several hundred chiefly Christian Montagnards who remain in prison for demonstrating for religious freedom and against confiscation of their ancestral lands in 2001 and 2004, or for fleeing to Cambodia in the aftermath.
Under pressure on the human rights front, Vietnam did release three dissidents in advance of Triet’s U.S. trip. According to a report by the Vietnam Study Group, some 38 dissidents have been arrested since August 2006, and since March 30, 2007, 20 of them have received sentences totalling 80 years.
Asked about the crackdown during meetings, however, the president could do no better than repeat the communist mantra that all the dissidents were simply lawbreakers – without any discussion of whether Vietnam’s laws violate international human rights standards.

Evangelical Concerns
Regarding Triet’s meeting with evangelicals, the Institute for Global Engagement (IGE) released a statement yesterday (June 25) calling it “unprecedented in Vietnam’s diplomatic history, allowing evangelicals a rare opportunity to speak openly with the President about issues of religious freedom.”
IGE President Chris Seiple, who has been constructively engaging Vietnam officials on religious freedom issues for more than five years, raised three issues: the need to accelerate church registrations; the need to train local government officials in Vietnam’s new religion policy; and the need to expand theological training as a means to prevent anti-state theologies from developing.
Bob Roberts, senior pastor of NorthWood Church near Dallas, Texas, which has participated in numerous humanitarian missions to Vietnam for over a decade, told Triet that efforts to change perceptions of Vietnam in his congregation were complicated by “what has happened to Father Ly.”
The delegation also included overseas Vietnamese Pastor Phuc Dang, and Frank Page, president of the Southern Baptist Convention. The latter hopes to go to Vietnam in January to witness the long-promised legal recognition of the dozen or so small congregations related to the SBC, which have been considered illegal since 1975.
Church leaders of both unregistered and legally recognized groups in Vietnam, contacted on the eve of their president’s visit to Washington, unanimously called on their government to resume and accelerate the registration of congregations and move toward “regularizing” religion.
This process slowed considerably after Vietnam fulfilled its wish list from the United States – removal from the U.S. religious liberty blacklist, a state visit by President Bush, and U.S. support for membership in the World Trade Organization. Hundreds of applications by local congregations for registration, all carefully following government protocol, have gone unanswered in spite of legislative promises to reply within a set time.
The situation remains particularly hard for ethnic minority churches along the borders of Laos and China in Vietnam’s northwest provinces. In these remote places, lack of registration is still used as an excuse to break up or to prevent regular worship services.
The Evangelical Church of Vietnam (North) has submitted requests for well over 600 churches, and the Northwest Highlands reports only 31 church registrations. Only 13 of the 31 church registrations came after Vietnam’s status as a Country of Particular Concern was lifted last November.
The U.S. Office of International Religious Freedom is pressing for further registrations in the Northwest Highlands.

Disappearance of Church Leader
Some mystery surrounded the whereabouts of the president of the ECVN (N), the Rev. Phung Quang Huyen, during Triet’s U.S. visit.
One of his colleagues in Hanoi reported to friends in the United States that Rev. Huyen had been secretly invited to accompany the country’s president on his U.S. visit as the only religious representative. His name was even confirmed in Washington as being on the official delegation list.
He was not present at the meeting with evangelical pastors in Washington on June 21, and another church leader in Hanoi informed Compass that people were confused when Rev. Huyen had gone to China with Vietnam’s Bureau of Religious Affairs at the same time the presidential delegation left for the United States.
Rev. Huyen has extensive knowledge of the continuing difficulties faced by ethnic minority Christians in Vietnam’s northwest provinces.


http://www.compassdirect.org/en/display.php?page=
news=en&length=long&idelement=4922

Không có nhận xét nào: