“…lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”…”
Có ý kiến cho rằng một số người dân miền Nam tập trung ở trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện là do "bọn hải ngoại lôi kéo, xúi giục". Luận điều này vừa cũ rích vừa thể hiện cái tư duy rất bảo thủ và xem thường quần chúng.
Ai chẳng biết rằng quần chúng nhân dân chính là những người viết nên lịch sử chớ không phải một vài cá nhân hay một giai cấp nào. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và giàu sáng tạo mà dễ dàng để bị lôi kéo, xúi giục làm chuyện bậy bạ ư?
Chính quyền của ai?
Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Ngày xưa, dù bị o ép, bị đàn áp nhưng người dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, nuôi giấu cán bộ, chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lực lượng hùng hậu hơn lực lượng cách mạng miền Nam rất nhiều lần, không màng đến chuyện hiểm nguy đe dọa tính mạng; vậy có phải là quần chúng bị “Việt cộng lôi kéo, xúi giục”, hay là họ quyết tâm làm cái việc mà họ cho là đúng?
Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, Báo cáo kết quả làm việc của sáu đoàn công tác Chính phủ kết luận: “Qua kiểm tra, phần lớn là dân khiếu kiện đúng” (VnExpress ngày 2/2/2001).
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bày tỏ quan điểm: "Đại biểu phải lắng nghe dân nói, xem xét kỹ lưỡng vụ việc dân khiếu kiện có đúng pháp luật không, nêu rõ yêu cầu, kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không chỉ làm mỗi việc kính chuyển''. Bà nói thêm: "Trong nhiều năm làm công tác dân nguyện, tôi thấy là đơn thư của dân nhiều vụ khiếu kiện đúng, ít vụ sai.'' (Thanh Niên ngày 07/5/2006).
Trong vấn đề người dân tập trung khiếu kiện đông người tại Văn phòng Quốc Hội, công dân bình thường như tôi không thể tiếp xúc được với người khiếu kiện và cũng không được nghiên cứu hồ sơ khiếu kiện nên tôi không bàn đến chuyện khiếu kiện đúng hay sai, người dân có thể đúng và cũng có thể sai.
Ở đây, tôi muốn đề cập đến vấn đề vì sao lại để cho người dân khiếu kiện nửa tháng nay (và chưa có dấu hiệu chấm dứt) như thế? Họ giương biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đả đảo chính quyền tỉnh, cắm cờ đỏ sao vàng la liệt, treo ảnh Bác; và bây giờ, do sinh hoạt ăn uống, ngủ nghê tại chỗ nên họ bắt đầu phơi quần áo, căng tấm ni-lông che mưa che nắng lên hàng rào trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mỗi buổi chiều đi ngang đều nhìn thấy một đống vỏ bao thức ăn to tướng ngay cổng ra vào Văn phòng, thật là nhếch nhác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nhìn vào cảnh tượng này du khách sẽ nghĩ gì về năng lực làm việc của chính quyền sở tại?
Cổ nhân có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). Đây chính là cái đạo lý dân làm chủ, lấy dân làm gốc, cái tinh thần dân chủ đã có từ thời phong kiến. Nay quần chúng tập trung đông người ăn ở vạ vật bên lề đường, dầm mưa dãi nắng, lại ngay trước trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mà chính quyền địa phương (có dân khiếu kiện) không có biện pháp giải quyết ổn thỏa để người dân “tâm phục khẩu phục” thì cái đạo lý “dân vi quý” ở đâu?
Chính quyền chúng ta là chính quyền nhân dân, hành xử theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, ở sát ngay bên dân, ở ngay trong dân mà lãnh đạo địa phương lại không thuyết phục được dân. Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?
Xa rời nhân dân
Trong bài “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo (bản gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ và xa rời nhân dân.
Người viết:
“Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
Nguyên nhân bệnh ấy là:
Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình.
Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được.
Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông.
Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân”.
Tôi thấy lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”.
Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.
Được biết “Lãnh đạo TTCP đang tập trung cao độ để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng dân đổ về TP.HCM khiếu kiện. Hướng chỉ đạo của TTCP vẫn là vận động người dân trở về địa phương và yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh trực tiếp tiếp xúc với người dân, giải quyết khiếu kiện ngay tại địa phương mình. Cũng với hướng này, TTCP sẽ giải quyết đối với khoảng 140 người dân của tỉnh Bình Thuận hiện đang có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện” (Tuổi Trẻ ngày 7/7/2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay (10/7/2007) vẫn còn thấy người khiếu kiện “bám trụ” tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội (Thành phố Hồ Chí Minh).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Người đề ra biện pháp “chữa bệnh” quan liêu mệnh lệnh là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.
Đừng khinh thường quần chúng ngu dốt để người ngoài “xúi giục”, “lôi kéo” mà xin ai kia hãy thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh để dũng cảm tự nhìn lại chính mình.
Tạ Phong Tần
Thành phố HCM
Nguồn: BBC, Tiếng Việt, ngày 10/7/2007
Có ý kiến cho rằng một số người dân miền Nam tập trung ở trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện là do "bọn hải ngoại lôi kéo, xúi giục". Luận điều này vừa cũ rích vừa thể hiện cái tư duy rất bảo thủ và xem thường quần chúng.
Ai chẳng biết rằng quần chúng nhân dân chính là những người viết nên lịch sử chớ không phải một vài cá nhân hay một giai cấp nào. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và giàu sáng tạo mà dễ dàng để bị lôi kéo, xúi giục làm chuyện bậy bạ ư?
Chính quyền của ai?
Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Ngày xưa, dù bị o ép, bị đàn áp nhưng người dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, nuôi giấu cán bộ, chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lực lượng hùng hậu hơn lực lượng cách mạng miền Nam rất nhiều lần, không màng đến chuyện hiểm nguy đe dọa tính mạng; vậy có phải là quần chúng bị “Việt cộng lôi kéo, xúi giục”, hay là họ quyết tâm làm cái việc mà họ cho là đúng?
Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, Báo cáo kết quả làm việc của sáu đoàn công tác Chính phủ kết luận: “Qua kiểm tra, phần lớn là dân khiếu kiện đúng” (VnExpress ngày 2/2/2001).
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bày tỏ quan điểm: "Đại biểu phải lắng nghe dân nói, xem xét kỹ lưỡng vụ việc dân khiếu kiện có đúng pháp luật không, nêu rõ yêu cầu, kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không chỉ làm mỗi việc kính chuyển''. Bà nói thêm: "Trong nhiều năm làm công tác dân nguyện, tôi thấy là đơn thư của dân nhiều vụ khiếu kiện đúng, ít vụ sai.'' (Thanh Niên ngày 07/5/2006).
Trong vấn đề người dân tập trung khiếu kiện đông người tại Văn phòng Quốc Hội, công dân bình thường như tôi không thể tiếp xúc được với người khiếu kiện và cũng không được nghiên cứu hồ sơ khiếu kiện nên tôi không bàn đến chuyện khiếu kiện đúng hay sai, người dân có thể đúng và cũng có thể sai.
Ở đây, tôi muốn đề cập đến vấn đề vì sao lại để cho người dân khiếu kiện nửa tháng nay (và chưa có dấu hiệu chấm dứt) như thế? Họ giương biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đả đảo chính quyền tỉnh, cắm cờ đỏ sao vàng la liệt, treo ảnh Bác; và bây giờ, do sinh hoạt ăn uống, ngủ nghê tại chỗ nên họ bắt đầu phơi quần áo, căng tấm ni-lông che mưa che nắng lên hàng rào trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mỗi buổi chiều đi ngang đều nhìn thấy một đống vỏ bao thức ăn to tướng ngay cổng ra vào Văn phòng, thật là nhếch nhác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nhìn vào cảnh tượng này du khách sẽ nghĩ gì về năng lực làm việc của chính quyền sở tại?
Cổ nhân có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). Đây chính là cái đạo lý dân làm chủ, lấy dân làm gốc, cái tinh thần dân chủ đã có từ thời phong kiến. Nay quần chúng tập trung đông người ăn ở vạ vật bên lề đường, dầm mưa dãi nắng, lại ngay trước trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mà chính quyền địa phương (có dân khiếu kiện) không có biện pháp giải quyết ổn thỏa để người dân “tâm phục khẩu phục” thì cái đạo lý “dân vi quý” ở đâu?
Chính quyền chúng ta là chính quyền nhân dân, hành xử theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, ở sát ngay bên dân, ở ngay trong dân mà lãnh đạo địa phương lại không thuyết phục được dân. Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?
Xa rời nhân dân
Trong bài “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo (bản gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ và xa rời nhân dân.
Người viết:
“Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
Nguyên nhân bệnh ấy là:
Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình.
Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được.
Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông.
Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân”.
Tôi thấy lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”.
Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.
Được biết “Lãnh đạo TTCP đang tập trung cao độ để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng dân đổ về TP.HCM khiếu kiện. Hướng chỉ đạo của TTCP vẫn là vận động người dân trở về địa phương và yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh trực tiếp tiếp xúc với người dân, giải quyết khiếu kiện ngay tại địa phương mình. Cũng với hướng này, TTCP sẽ giải quyết đối với khoảng 140 người dân của tỉnh Bình Thuận hiện đang có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện” (Tuổi Trẻ ngày 7/7/2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay (10/7/2007) vẫn còn thấy người khiếu kiện “bám trụ” tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội (Thành phố Hồ Chí Minh).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Người đề ra biện pháp “chữa bệnh” quan liêu mệnh lệnh là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.
Đừng khinh thường quần chúng ngu dốt để người ngoài “xúi giục”, “lôi kéo” mà xin ai kia hãy thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh để dũng cảm tự nhìn lại chính mình.
Tạ Phong Tần
Thành phố HCM
Nguồn: BBC, Tiếng Việt, ngày 10/7/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét