Nam Dao (Tâm Thức Việt Nam)
Dù ở bên Úc tôi cũng nhận được đầy đủ những hình ảnh tin tức liên quan đến những cuộc biểu tình của đồng bào bên Mỹ phản đối chủ tịch nhà nước Cộng sản Hà nội Nguyễn Minh Triết. Điều làm tôi phấn khởi nhất là qua những hình ảnh mà mình được xem thì có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện rất nhiều khuôn mặt trẻ phái nữ đứng hàng tiên phong trong những cuộc biểu. Nhìn hình những thiếu nữ trẻ đẹp, cầm cờ vàng, đeo trước ngực tấm biểu ngữ in hình cha Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, lòng tôi dấy lên một niềm vui hy vọng vì thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại vẫn còng nặng tình với quê hương dân tộc.
Một trong những tấm hình mà tôi thích nhất là hình một thiếu nữ trẻ có mái tóc thề cầm micro dẫn đầu đoàn biểu tình. Đời sống vật chất xa hoa hưởng thụ ở Mỹ cũng chưa quyễn rũ được nàng quên đi những nỗi thống khổ nhục nhã của dân tộc ở quê nhà. Nàng không đến những nơi thanh lịch cầm micro để hát những lời nhạc trữ tình mà nàng đến với đoàn biểu tình dùng micro để nói thay cho những tiếng nói uất nghẹn ở bên nhà và đòi dùm cho họ những quyền tự do căn bản của con người được ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam .
Những hình ảnh trên cho thấy phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại đâu có thua gì nam nhi dám đứng lên nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với quê hương dân tộc. Đây là một bước tiến của phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay muốn bình đẳng đóng góp phần mình cho đại cuộc.
Trong nỗi vui đó, lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi buồn xót xa cho thân phận người phụ nữ Việt Nam ở quê nhà. Tôi chợt nhớ tới hình ảnh một thiếu nữ Việt cũng có mái tóc thề đứng loã thể để cho người ngoại quốc đến chọn mua về làm vợ. Cùng một xác thân phụ nữ Việt với mái tóc thề duyên dáng thế mà sao hình ảnh hai cuộc đời lại ngàn trùng khác biệt và vô vàn chua xót. Người ở trong nước thoái hoá trở về sống đời nô lệ cho người ngoại quốc mua vui. Còn người tỵ nạn thì lại như đóa hoa hàm tiếu dưới bầu trời tự do dân chủ. Nếu như người phụ nữ kém may mắn kia có cơ hội vượt biên định cư nơi xứ người thì có lẽ ngày hôm nay nàng cũng sẽ đứng chung với đoàn biểu tình chứ không phải hổ thẹn đứng cho người khác chọn mua mình về làm vợ. Nếu như người phụ nữ đáng thương nọ không phải sống trong một đất nước mà trong đó tên chủ tịch không có cười đểu cáng rêu rao "đàn bà Việt Nam đẹp lắm" để dụ khị người ngoại quốc và “khúc ruột ngàn dặm” về Việt Nam đầu tư, thì có lẽ đời nàng không phải rơi vào 1 khúc quanh đen tối vô vàn tủi nhục như ngày hôm nay. Tư cách của kẻ lãnh đạo đất nước tồi bại như thế thì chuyện nhân phẩm của phụ nữ Việt bị rao bán làm nô lệ tình dục ở những chợ vợ tất không tránh khỏi.
Lời ông Triết kêu gọi người Việt hải ngoại và thế giới nên đầu tư ở Việt Nam vì Việt Nam có gái đẹp càng giúp cho đồng bào hiểu thêm thông điệp của nghị quyết 36 : "hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước".
Ôi! Cái bánh vẽ "xây dựng tương lai" bốc mùi ô uế làm sao!
Khi hô hào cổ võ "hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước", lương tâm ông Triết có cảm thấy nhức nhối hay không?
Ông có cảm thấy nhục quốc sỉ hay không khi mà đem rao bán cái bánh vẽ này cho thế giới nhảy vào dằm bập gái đẹp Việt Nam ?
Và cái tương lai mà ông vẽ ra kêu gọi đồng bào về xây dựng đất nước chỉ là thế ư?
Từ 60 năm qua dân tộc Việt Nam đã phải ôm một quá khứ đau buồn với hàng triệu người bị giết trong những chiến dịch Cải cách ruộng đất , Tết Mậu Thân 1968 hay ở những trại cải tạo, vùng kinh tế mới và những cuộc vượt biên kinh hoàng. Ngày hôm nay dân tộc VN phải trực diện với một hiện tại và tương lai kinh hoàng đưa đất nước trở về sống lại thời đồ đá man ri mọi rợ, người biến thành nô lệ không lối thoát trong một xã hội đồ đểu làm băng hoại tất cả những giá trị đạo đức của cha ông để lại.
Người dân tỵ nạn nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung chỉ khép lại qúa khứ đau buồn để hướng về một tương lai tươi sáng cho đất nước mà thôi. Ngày nào trên quê hương Việt Nam vẫn còn xảy ra những hiện tượng xuất cảng sức lao động người dân ra nước ngoài làm nô lệ, người phụ nữ trần truồng cho khách chọn mua, những kẻ lãnh đạo bán đất cầu vinh thì ngày đó những mỹ từ lừa lọc: "khép quá khứ hướng về tương lai để xây dựng đất nước" vẫn chỉ là những chiếc bánh vẽ nhạt nhẽo mùi vị tuyên truyền láo khoét mà thôi. Và dĩ nhiên, nơi nào có những kẻ bán nước cầu vinh đi qua tất sẽ có đồng bào tỵ nạn và những phụ nữ trẻ Việt Nam, con cháu của Hai Bà Trưng “dàn chào” bằng những biểu ngữ kết án chế độ phi nhân phản dân hại nước.
Nam Dao
July 4, 2007.
Dù ở bên Úc tôi cũng nhận được đầy đủ những hình ảnh tin tức liên quan đến những cuộc biểu tình của đồng bào bên Mỹ phản đối chủ tịch nhà nước Cộng sản Hà nội Nguyễn Minh Triết. Điều làm tôi phấn khởi nhất là qua những hình ảnh mà mình được xem thì có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy xuất hiện rất nhiều khuôn mặt trẻ phái nữ đứng hàng tiên phong trong những cuộc biểu. Nhìn hình những thiếu nữ trẻ đẹp, cầm cờ vàng, đeo trước ngực tấm biểu ngữ in hình cha Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, lòng tôi dấy lên một niềm vui hy vọng vì thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại vẫn còng nặng tình với quê hương dân tộc.
Một trong những tấm hình mà tôi thích nhất là hình một thiếu nữ trẻ có mái tóc thề cầm micro dẫn đầu đoàn biểu tình. Đời sống vật chất xa hoa hưởng thụ ở Mỹ cũng chưa quyễn rũ được nàng quên đi những nỗi thống khổ nhục nhã của dân tộc ở quê nhà. Nàng không đến những nơi thanh lịch cầm micro để hát những lời nhạc trữ tình mà nàng đến với đoàn biểu tình dùng micro để nói thay cho những tiếng nói uất nghẹn ở bên nhà và đòi dùm cho họ những quyền tự do căn bản của con người được ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam .
Những hình ảnh trên cho thấy phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại đâu có thua gì nam nhi dám đứng lên nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với quê hương dân tộc. Đây là một bước tiến của phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay muốn bình đẳng đóng góp phần mình cho đại cuộc.
Trong nỗi vui đó, lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi buồn xót xa cho thân phận người phụ nữ Việt Nam ở quê nhà. Tôi chợt nhớ tới hình ảnh một thiếu nữ Việt cũng có mái tóc thề đứng loã thể để cho người ngoại quốc đến chọn mua về làm vợ. Cùng một xác thân phụ nữ Việt với mái tóc thề duyên dáng thế mà sao hình ảnh hai cuộc đời lại ngàn trùng khác biệt và vô vàn chua xót. Người ở trong nước thoái hoá trở về sống đời nô lệ cho người ngoại quốc mua vui. Còn người tỵ nạn thì lại như đóa hoa hàm tiếu dưới bầu trời tự do dân chủ. Nếu như người phụ nữ kém may mắn kia có cơ hội vượt biên định cư nơi xứ người thì có lẽ ngày hôm nay nàng cũng sẽ đứng chung với đoàn biểu tình chứ không phải hổ thẹn đứng cho người khác chọn mua mình về làm vợ. Nếu như người phụ nữ đáng thương nọ không phải sống trong một đất nước mà trong đó tên chủ tịch không có cười đểu cáng rêu rao "đàn bà Việt Nam đẹp lắm" để dụ khị người ngoại quốc và “khúc ruột ngàn dặm” về Việt Nam đầu tư, thì có lẽ đời nàng không phải rơi vào 1 khúc quanh đen tối vô vàn tủi nhục như ngày hôm nay. Tư cách của kẻ lãnh đạo đất nước tồi bại như thế thì chuyện nhân phẩm của phụ nữ Việt bị rao bán làm nô lệ tình dục ở những chợ vợ tất không tránh khỏi.
Lời ông Triết kêu gọi người Việt hải ngoại và thế giới nên đầu tư ở Việt Nam vì Việt Nam có gái đẹp càng giúp cho đồng bào hiểu thêm thông điệp của nghị quyết 36 : "hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước".
Ôi! Cái bánh vẽ "xây dựng tương lai" bốc mùi ô uế làm sao!
Khi hô hào cổ võ "hãy khép quá khứ đau buồn mà hướng về tương lai để xây dựng đất nước", lương tâm ông Triết có cảm thấy nhức nhối hay không?
Ông có cảm thấy nhục quốc sỉ hay không khi mà đem rao bán cái bánh vẽ này cho thế giới nhảy vào dằm bập gái đẹp Việt Nam ?
Và cái tương lai mà ông vẽ ra kêu gọi đồng bào về xây dựng đất nước chỉ là thế ư?
Từ 60 năm qua dân tộc Việt Nam đã phải ôm một quá khứ đau buồn với hàng triệu người bị giết trong những chiến dịch Cải cách ruộng đất , Tết Mậu Thân 1968 hay ở những trại cải tạo, vùng kinh tế mới và những cuộc vượt biên kinh hoàng. Ngày hôm nay dân tộc VN phải trực diện với một hiện tại và tương lai kinh hoàng đưa đất nước trở về sống lại thời đồ đá man ri mọi rợ, người biến thành nô lệ không lối thoát trong một xã hội đồ đểu làm băng hoại tất cả những giá trị đạo đức của cha ông để lại.
Người dân tỵ nạn nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung chỉ khép lại qúa khứ đau buồn để hướng về một tương lai tươi sáng cho đất nước mà thôi. Ngày nào trên quê hương Việt Nam vẫn còn xảy ra những hiện tượng xuất cảng sức lao động người dân ra nước ngoài làm nô lệ, người phụ nữ trần truồng cho khách chọn mua, những kẻ lãnh đạo bán đất cầu vinh thì ngày đó những mỹ từ lừa lọc: "khép quá khứ hướng về tương lai để xây dựng đất nước" vẫn chỉ là những chiếc bánh vẽ nhạt nhẽo mùi vị tuyên truyền láo khoét mà thôi. Và dĩ nhiên, nơi nào có những kẻ bán nước cầu vinh đi qua tất sẽ có đồng bào tỵ nạn và những phụ nữ trẻ Việt Nam, con cháu của Hai Bà Trưng “dàn chào” bằng những biểu ngữ kết án chế độ phi nhân phản dân hại nước.
Nam Dao
July 4, 2007.
1 nhận xét:
thằng điên rỗi hơi
Đăng nhận xét