Thứ Năm, 5 tháng 7, 2007

Thơ Bút Trẻ

Xin được giới thiệu với mọi người có lòng với đất nước, đặc biệt người dân thôn quê, những vần thơ mộc mạc kiểu "Bút Tre" sau đây của nhà thơ Bút Trẻ, một người thuộc hàng con cháu tinh thần của nhà thơ Bút Tre (*). Rất mong những vần thơ này được phổ biến…
-----------------------------------------------------

(*) Bút Tre là bút hiệu của cụ Đặng Văn Đăng, sinh 1911 tại Vĩnh Phú, người đã lập ra một kiểu thơ mới nghe có vẻ ngô nghê, sai luật, luộm thuộm, viết sai chính tả, ngắt câu ngắt chữ không đúng. Về sau, trong cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ hiện nay, kiểu làm thơ "ngô nghê, sai luật, luộm thuộm, viết sai chính tả, ngắt câu ngắt chữ không đúng" này đã được nhân gian dùng để mô tả những cảnh ngô nghê, luộm thuộm, bất chấp luật lệ, cũng như những sai trái, phi lý đến nực cười của chế độ cộng sản Việt Nam.


***


Đã hơn mấy tuần lễ nay, dân oan bị cán bộ cộng sản cướp đất cướp nhà ở Tiền Giang đang tụ tập biểu tình ở Trụ sở Quốc Hội 2, quận Phú Nhuận, Sàigòn (trước trụ sở Công An quận Phú Nhuận, nơi anh Đỗ Nam Hải vẫn bị mời đến làm việc). Tác giả Bút Trẻ kêu gọi những người Việt Nam thuộc ba miền đất nước có lòng đối với dân oan hãy nghe tiếng kêu cứu của người dân Tiền Giang. Họ mong chúng ta lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của họ. Nếu chúng ta nỡ lòng không lên tiếng ủng hộ họ, e rằng những người dân oan này sẽ bị công an CSVN đàn áp như đã từng đàn áp dân oan cách dã man ở khắp nơi; hay ít nhất thì cũng bị Quốc Hội (được CSVN nói là do dân bầu lên) làm ngơ, không đếm xỉa gì đến nỗi oan ức, sự mất mát bất công của họ.

Dân oan bị cướp đất Tiền
Giang tay mời gọi ba miền tiếp hơi.

Trước khi đi Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã bịt mồm nhân dân, được biểu tượng cụ thể nhất qua việc bịt mồm Lm Nguyễn Văn Lý tại tòa án, không cho ông lên tiếng tự bào chữa. Khi qua Mỹ, ông Triết bị Tổng Thống và các chính trị gia Mỹ hạch sách về chuyện bịt mồm ấy. Ông bị đuối lý, ngọng miệng, nên ông đành cậy đến kế "nói dối như Vẹm" mà ông rất sở trường để chống chế. Khi về nước, ông lại tiếp tục chính sách bịt mồm cố hữu của ông: trước hết, ông bịt mồm báo chí, cấm báo chí tường thuật những cảnh nhục nhã, bị phản đối, hạch sách xảy ra cho ông trong chuyến Mỹ du của ông. Ông còn cả gan bịt mồm cả Tổng Thống Mỹ bằng cách không cho vị Tổng Thống này phát biểu trên báo chí của ông những câu nói liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam. Vì thế, Bút Trẻ có câu thơ dành cho ông:

Mỉa thay chủ tịch Nguyễn Minh
Triết ta thua lý, ngang nhiên bịt mồm.

Công lao của bác Hồ đối với nhân dân Việt Nam vĩ đại biết bao! Bác đã biến nước Việt Nam thành một nhà tù còn vĩ đại hơn bác rất nhiều. Vì thế, nhà báo Nguyễn Vũ Bình được những người kế vị bác bỏ vào nhà tù nhỏ để làm "con tin" dự trữ sẵn sàng dùng cho những dịch vụ ngoại giao với thế giới tự do. Nay Nguyễn Minh Triết, cũng một người kế vị bác, có dịp đi công du Mỹ, ông bèn thả anh ra khỏi nhà tù nhỏ để làm quà cho Tổng Thống Mỹ nhân dịp sang Mỹ chơi với vị Tổng Thống này. Mọi người yêu dân chủ đều mừng rỡ chúc mừng anh được ra khỏi nhà tù nhỏ để bước về cái nhà tù vĩ đại mà bác Hồ đã sáng lập để hầu giam giữ toàn dân Việt Nam suốt hơn 60 năm qua. Bút Trẻ cũng có lời chúc mừng anh:

Mừng cho nhà báo Nguyễn Vu (=Vũ)
Bình yên về lại nhà tù lớn hơn.

"Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" (nhiều "vị mày râu" lại hiểu câu này là giặc mà đến thì chỉ có đàn bà mới phải đánh thôi, còn đàn ông được miễn, nên đã tỏ ra im lìm, thụ động, vô tư, vô trách nhiệm khi có "giặc nội xâm" tung hoành trên đất nước, gieo rắc đủ mọi thứ lầm than trên quê hương). Ý thức được trách nhiệm của mình theo tinh thần câu thành ngữ ấy, nên dù là thân mềm liễu yếu trước lũ giặc nội xâm bạo tàn, cô luật sư Lê Thị Công Nhân đã can đảm lên tiếng vạch trần tội ác của lũ giặc, đòi chúng phải tôn trọng những quyền căn bản và chính đáng của người dân. Vì thế, cô cũng bị lũ giặc này đưa từ nhà tù lớn vào nhà tù nhỏ. Với cô thì "tù lớn tù nhỏ đều là tù cả", nên cô vẫn tỏ ra rất bình thản. Tác giả Bút Trẻ cảm phục cô gái trẻ này vô cùng. Nhưng ông mong ước trong đất nước Việt Nam đau khổ này, mẫu người như Lê Thị Công Nhân sẽ được nhân lên thành hàng ngàn hàng vạn Lê Thị Công Nhân khác. Có thế cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam mới thành công được.

Ước gì chị Lê Thị Công
Nhân lên thành vạn cánh hồng đấu tranh.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng một thời nổi tiếng vì lòng can đảm của ông. Ông cũng đã bị kết án 13 năm tù và 3 năm quản chế vì tội gián điệp để trở thành "con tin" cho những dịch vụ ngoại giao của đảng CSVN. Và khi được dùng làm con tin, anh đã được về lại nhà tù lớn sau 5 năm bị cấm cố trong nhà tù nhỏ. Tác giả Bút Trẻ đã biểu lộ sự cảm phục "gan" (can đảm) và "lòng" (yêu nước) của anh qua câu thơ:

Phục thay bác sĩ Phạm Hồng
Sơn hào hải vị, nào hơn gan lòng.

(Một người bạn của Bút Trẻ)