Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2007

Thế giới thiếu quân bình ảnh hưởng đến người lao động

Australian Financial Review
Thứ Ba 10 tháng Bẩy 2007
Trang 63

Trên trang Quan Điểm của nhật báo Australian Financial Review, hôm nay UBBV có một bài bình luận nói về luật quan hệ lao tư của Úc, và tình trạng bóc lột lao động ở VN.

Gần đây khi công ty Pele Curtains sa thải một số nhân viên, với lý do có ít hàng để làm, họ không trả tiền bồi thường cho nhân viên.

Một số người không rành tiếng Anh mấy, nên công đoàn của họ, Construction Forestry Mining and Energy Union, đang tranh đấu tại Hội Đồng Quan Hệ Lao Tư để đòi tiền bồi thường đó.

Có một nhân viên ở đó cho tôi hay rằng công ty này hứa với nhân viên còn lại là sẽ cho làm giờ phụ trội, và sẽ mướn nhân viên làm việc tạm thời. Người nhân viên này uất ức là có lẽ đã bị sa thải bất công, nhưng họ không có quyền kiện Pele Curtains vì Pele có dưới 100 nhân viên.

Người lao động ở VN cho tổ chức của tôi hay rằng họ thường xuyên phải làm 10-14 tiếng một ngày mà không được trả lương phụ trội, rằng nơi làm việc thiếu an toàn, và bị tai nạn lao động không được bồi thường – tất cả đều trái với chính luật lao động ở VN.

Để tạo ra cái mà họ gọi là sự uyển chuyển cho chủ và nhân viên, thì luật Work Choices đã làm cho chủ nhân nào muốn lạm quyền có thể dễ dàng làm vậy hơn.

Trong năm tranh cử này, va giữa những tiếng la ó về quyền lực của giới công đoàn, ta nên nhớ giới chủ có tiềm tàng quyền lực.

Giới chủ có toàn quyền đình công. Miễn sao trả hết nợ, là họ có quyền đóng cửa. Còn quyền lao động của người lao động thì ngày càng bị cấm đoán và giới hạn.

Và giới chủ không cần phải đoàn ngũ hoá mới có sức mạnh. Một người chủ đe doạ rằng họ sẽ đóng cửa công ty, là mọi nhân viên phải lo. Một người lao động đình công một mình thì chẳng ai màng. Vì thế, người lao động phải đoàn ngũ hoá.

“Ta nên nhớ rằng
giới chủ có
tiềm tàng quyền lực”

Quyền lực của giới công đoàn, và quyền lực của hội đoàn các chủ nhân, chẳng có gì sai trái. Nếu quân bình, thì xã hội công bằng. Thiếu quân bình mới tạo ra tệ nạn.

Lẽ ra các chính quyền nên giúp duy trì thế quân bình, nhưng tiếc thay chính quyền hiện nay thì không, một phần vì chủ nghĩa, và một phần vì nhiều công đoàn là đối thủ của họ trên chính trường.

Mục đích của Work Choices không phải là trừng phạt sai phạm, mà là làm què quặt công đoàn, chẳng hạn như đẩy họ ra khỏi những giao kèo lao tư và ra khỏi công sở.

Chính quyền nói là Work Choices đã giúp tạo ra và duy trì việc làm ở Úc trước sự cạnh tranh từ những nước lương thấp. Nhưng cạnh tranh bằng cách bớt lương ở Úc không phải là sách lược hay nhất.

Nước Úc có thể yêu cầu các quốc gia đó phải thực hành những ràng buộc của chính họ về luật lao động nội địa hoặc luật thế giới, để từng bước tăng lương và nâng cao đời sống của người dân nơi đó.

Người lao động ở Việt Nam đã cho tổ chức của tôi hay rằng họ thường xuyên phải làm 10-14 tiếng một ngày mà không được trả lương phụ trội, rằng nơi làm việc thiếu an toàn, và rằng nhân viên bị tai nạn lao động không được bồi thường – tất cả những việc này đều trái với chính luật lao động ở Việt Nam.

Ở Cambodia, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế lâu nay vẫn tổ chức những cuộc thanh tra các xưởng làm quần áo có giấy phép xuất cảng, do đó đã cải thiện điều kiện làm việc. Ta nên thử những cách tương tự trong các kỹ nghệ khác, các nước khác.

Nếu chọn giữa một đàng là nhà nước Hà Nội hay Phnom Penh giận dữ với chính quyền Canberra, một đàng là xiết công đoàn và giảm lương người lao động Úc, thì sự lựa chọn nào tốt hơn?

Đoàn Việt Trung là một trong những sáng lập viên của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam
(@http://www.vitudoweb.com)



--------------------------------------------------------------------------------
Worldwide Imbalance Hits Workers

Trung Doan (*)
Australian Financial Review
Tuesday 10 July 2007
Page 63

When Pele Curtains in Victoria retrenched several workers, saying business was slow, it did not make redundancy payments.

Some of the retrenched workers do not speak English well and their union, the Construction Forestry Mining and Energy Union, is fighting at the Industrial Relations Commission for them to get redundancy pay.

I am told by a worker that the company assured those who remained that there would be overtime, and they might hire casual workers. Aggrieved by this allegedly unfair dismissal, this worker cannot go to court because Pele Curtains has fewer than 100 employees.

In its quest for workplace flexibility, Work Choices makes it easier for employers to abuse their power if they want to.

Amid election year howls of “union power”, it is worth remembering that employers are inherently powerful.

They are free to strike. Provided they settle their debts, employers can close shop. Workers’ right to withdraw their labor, however, is increasingly regulated and prohibited.

And employers do not need to organise to be taken seriously. A single employer’s threat to close shop affects all the workers there. Workers striking singly, however, have no impact. Workers therefore need to organise.

“It is worth remembering
that employers are
inherently powerful”

There is nothing wrong with union power or employer groups’ power. If balanced, a more equitable society results. It is the lack of balance which gives problems.

Governments ought to facilitate the balance, but regrettably this one does not, partly due to ideology and partly because many unions are its political enemy.

Work Choices’ aim is not to punish alleged abuses but to structurally cripple unions by, for example, legislating and regulating them out of industrial agreements and the workplace.

It is claimed that Work Choices has created and retained jobs in the face of competition from low-wages developing countries. But competing by cutting Australian wages is not the best strategy.

Australia could ensure that these competitors meet their own internal or international commitments on labour rights, thereby nudging up their wages and living standards.

Workers in Vietnam have told my group that they regularly have to work 10-14 hours a day without being paid overtime rates, that their working conditions are unsafe, and that many injured at work are not compensated – all these things are illegal under Vietnam’s labor law.

In Cambodia, the International Labor Organisation’s unannounced inspections of apparel factories with export licences have improved working conditions. Something like this should be tried with more countries and more industries.

Given the choice of Hanoi or Phnom Penh getting angry with Canberra, or crippling unions and squeezing Australian workers’ wages, which works better?

(*) Trung Doan is one of the founders of the Committee to Protect Vietnamese Workers.

Không có nhận xét nào: