Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2007

Việt Nam: Những tháng năm đen tối


Việt Nam: Những tháng năm đen tối
Vietnam's 'Dark Years'
BY BRENDAN MINITER
Wall Street Journal. 22/6/07. Lê Minh Úc lược dịch.

Ông John Kerry đã sai. Người Việt Nam hiểu thế nào là dân chủ.

Hồi tháng Ba, anh Lê Quốc Quân trở về Việt Nam sau khi hoàn tất một khóa hội thảo tại Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Anh ta liền bị bắt và cáo buộc là có dự định lật đổ chính quyền. Những cáo buộc này xem ra rất có lý trong đất nước cộng sản này: Khóa hội thảo mà anh ta đã tham dự đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để phát triển dân chủ một cách ôn hoà. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, anh ta đã được trả tự do hôm Thứ Bảy vừa qua.

Hôm nay (22/6/07) Tổng thống Bush sẽ gặp gỡ chủ tịch của Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết tại Toà Bạch Ốc. Cao điểm trong nghị trình sẽ là tình trạng nhân quyền của quốc gia Đông Nam Á Châu này. Những nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ để ngăn chặn cộng sản xâm lăng miền Nam đã chấm dứt trong thất bại hơn 30 năm nay. Và hậu quả là cái mà nhiều người Việt Nam gọi là "những tháng năm đen tối", đó là một thời kỳ của sự đàn áp và nền kinh tế lụn bại kéo dài cho đến giữa thập niên 1980. Nhưng bây giờ có một số chuyện thích thú đang xảy ra. Hoa Kỳ một lần nữa đang bắt đầu một chiến dịch vận động cho tự do tại Việt Nam, chỉ có điều là lần này thì bằng "phương pháp mềm dẻo" và sự ủng hộ đồng thuận.

Vài tuần vừa qua, Tổng thống Bush đã gặp các nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam. Bà Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi thì gặp ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân trong tuần này. Các nhân vật thuộc Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ cũng lên tiếng, như bà cựu Bộ trưởng Ngoại giao Madeline Albright, người mà hồj đầu năm nay đã kêu gọi trả tự do cho anh Quân.

Năm 1971, ông John Kerry đã điều trần tại một Uỷ ban Thượng Viện rằng "Chúng tôi đã tìm thấy (tại Việt Nam rằng) hầu hết mọi người đã không biết ngay cả sự khác biệt giữa cộng sản và dân chủ." Bây giờ cả hai phe của Quốc Hội Hoa Kỳ đều chấp nhận rằng người dân Việt Nam mong muốn và xứng đáng được hưởng quyền tự do chính trị. Có một sự nhìn nhận một cách đồng thuận rằng tự do là niềm ước mong của cả nhân loại.

Nhưng lẽ dĩ nhiên là sự đồng tình này đang nẩy nở ngay cả khi mà hai đảng (Cộng Hòa và Dân Chủ) đang bị chia rẽ trầm trọng vì một cuộc chiến khác. Và nếu bây giờ Hoa Kỳ rút ra khỏi Iraq, thì hầu như chắc chắn Iraq sẽ bị lâm vào "những tháng năm đen tối" giống như Việt Nam đã trải qua. Đó là một cái giá mà nhiều người Mỹ và giới lãnh đạo Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ có vẻ như sẵn sàng chấp nhận, mặc dù sau này với hàng chục năm để nhìn lại , thì một quyết định bỏ Iraq sẽ có thể ám ảnh cả đất nước này.

Quay trở lại năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã cho thấy cái nhìn xa rất đáng chú ý của ông về vấn đề Việt Nam. Ông ta đã cho mở Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vào năm đó, để rồi sau đó là vị tổng thống đầu tiên của thời kỳ hậu chiến đến thăm Việt Nam, và thả lỏng một loạt những cái mà trước đó tưởng là không thực tế -- một dòng thác thương mãi. Hôm nay, giá trị giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đứng ở con số 9,7 tỷ Mỹ kim một năm, tăng hơn 5 lần kể từ khi ông Clinton mãn nhiệm. Hoa Kỳ cũng đã trở thành quốc gia có chỉ số đầu tư lớn nhất đứng hàng thứ 8 tại Việt Nam, với hơn 1000 doanh nghiệp đang hoạt động tại đó.

Trong những năm tới, Việt Nam có thể sẽ trở thành một đối tác thương mãi mạnh hơn. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) hồi tháng Giêng và bây giờ đang tìm cách để tân trang hãng hàng không quốc gia bằng một đoàn máy bay có khả năng thực hiện các chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Và khi kinh tế phát triển thì sẽ bị thêm áp lực để nới lỏng tự do kinh tế và chính trị.
Việc gia tăng áp lực như thế nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ cần một đồng minh mới tại Á Châu để giúp việc "săn sóc" Trung Cộng và cách ly Bắc Hàn. Nhưng việc quay trở lại Việt Nam không hẳn chỉ là tìm những thị trường mới hay một thế đứng cũ kỹ về địa lý. Năm 2000, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã cho thấy điều đó khi ông quay lại cái đất nước đã bỏ tù và tra tấn ông ta hơn 5 năm, trong một chuyến đi cảm động.

Nhiều cựu chiến binh khác của cuộc chiến Việt Nam đã thực hiện các chuyến đi tương tự. Đối với Dân biểu Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, người dân cử đại diện cho một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo tại Quận Cam ở tiểu bang California, thì đó cũng không phải là chỉ về những vấn đề kinh tế. Khi bà nhìn thấy những lá cờ của miền Nam Việt Nam ngày xưa được treo lên bởi các cử tri của bà, thì bà biết rằng có một cuộc chiến lương tâm cần phải thắng. Bà Sanchez thường nói về tình trạng nhân quyền của Việt Nam và chỉ rõ ra rằng anh Lê Quốc Quân không phải là trường hợp duy nhất của những sự vi phạm nhân quyền mới đây. Và để nêu ra một trường hợp khác, đó là cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo, vừa bị kết án 8 năm tù tại Việt Nam.

Có lẽ người Mỹ cần một thời gian khoảng vài thập niên để nhìn ra cái giá đầy đủ của việc rời bỏ một chiến trường trống không cho một chủ thuyết tàn bạo. Hay có lẽ Hoa Kỳ cần có vài thập niên để tiếp xúc với những người đã có thể trốn thoát khỏi chủ thuyết đó. Sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, đã có một làn sóng tỵ nạn vĩ đại, và nhiều người đã đến định cư tại Hoa Kỳ. Hôm nay, Hoa Kỳ là quê hương cho cộng đồng người Việt đông đảo nhất, hơn 1,1 triệu người, bên ngoài Việt Nam. Anh Lê Quốc Quân đã nhìn thấy điều này như một bằng chứng rằng đất nước Hoa Kỳ là một ngọn đèn báo hiệu của tự do cho 80 triệu người đang sống tại Việt Nam.

Ba mươi năm đã trôi qua, liệu chúng ta có bị ám ảnh bởi một lịch sử tương tự như trong trường hợp của Iraq? Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào bao nhiêu dân biểu nghị sĩ trong Quốc Hội Hoa Kỳ có còn nhớ chúng ta đã bỏ lại những gì ở Việt Nam và tìm cách giải quyết để đừng bỏ lại những cái tương tự một lần nữa. Trong những tháng sắp tới, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy ai đã học bài học lịch sử và ai có vẻ như muốn lập lại bài học đó.




--------------------------------------------------------------------------------
Vietnam's 'Dark Years'
John Kerry was wrong. The Vietnamese do understand democracy.
BY BRENDAN MINITER

In March, Le Quoc Quan returned to his native Vietnam after finishing a fellowship at the National Endowment for Democracy in Washington. He was promptly arrested and charged with planning to overthrow the government. The charges make sense in the communist country: His fellowship focused on how to peacefully spread democracy. Under pressure from the U.S. he was released on Saturday.
Today, President Bush will meet with the president of Vietnam, Nguyen Minh Triet, at the White House. High on the agenda will be the Southeast Asian nation's record on human rights. America's military efforts to stop the communist takeover of South Vietnam ended in defeat more than 30 years ago. The result was what many Vietnamese call the "dark years," a period of oppression and economic stagnation that lasted until the mid-1980s. But now something interesting is happening. America is once again waging a campaign for freedom in Vietnam, only this time with "soft power" and bipartisan support.

In recent weeks President Bush met with Vietnamese human rights advocates. House Speaker Nancy Pelosi herself met with Diem Do, chairman of the Vietnam Reform Party, this week. Other Democrats have spoken out too, including former Secretary of State Madeline Albright, who called for Mr. Quan's release earlier this year.

In 1971, John Kerry told a Senate committee that "We found [in Vietnam that] most people didn't even know the difference between communism and democracy." Now it is accepted on both sides of the aisle that the Vietnamese desire and deserve political freedom. There is bipartisan recognition that freedom is a universal human aspiration.

But, of course, this consensus is flourishing even as the parties are sharply divided over another war. And if abandoned now, Iraq would almost certainly be doomed to its own dark years, just as Vietnam was. That's a cost many Americans and the Democratic Party's leadership seem willing to incur, notwithstanding that with decades of hindsight, a decision to leave Iraq will likely haunt this nation.
Back in 1995, President Bill Clinton demonstrated remarkable foresight when it came to Vietnam. He opened an American embassy in Hanoi that year, would later become the first post-war president to visit the country, and unleashed what wasn't possible before--a torrent of trade. Today trade stands at $9.7 billion a year between the U.S. and Vietnam, more than a five-fold increase since Mr. Clinton left office. The U.S. has also grown to be the eighth largest investor in Vietnam, with more than 1,000 American businesses operating there.
In the coming years, Vietnam will likely become an even stronger trading partner. It joined the World Trade Organization in January and is now looking to outfit its national airline with a fleet of Boeing planes capable of making nonstop flights to the U.S. And as the economy grows, there will likely be more pressure to grant economic and political freedoms.

Increasing such pressure is in America's national interest. The U.S. will need new allies in Asia to help manage China and isolate North Korea. But going back to Vietnam isn't entirely about finding new markets or old-fashion geopolitical positioning. In 2000, Sen. John McCain demonstrated as much in making an emotional return trip to the country that had imprisoned and tortured him for more than five years. Many other veterans of the war have made similar trips back. For Rep. Loretta Sanchez, a Democrat who represents a large Vietnamese-American community in Orange County, Calif., it's not about economics either. She sees the old flag of South Vietnam flown by her constituents and knows that there is still a moral fight that needs to be won. She often delivers speeches about Vietnam's human rights record and points out that Mr. Quan isn't the only example of recent abuse. To cite just one more, Father Nguyen Van Ly, a Catholic priest in Vietnam, was recently sentenced to eight years in prison.

Perhaps Americans need the distance of a few decades to see the full cost of leaving a battlefield uncontested to an oppressive ideology. Or perhaps the nation needs to spend a few decades with those who were able to flee that ideology. Following the fall of Saigon in 1975, there was a massive outpouring of refugees, many of whom ended up in the U.S. Today this country is home to the largest community of ethnic Vietnamese--1.1 million--outside of Vietnam itself. Mr. Quan saw this as evidence that this nation is a beacon of freedom for the 80 million people who live in Vietnam now.

Thirty years on, will we be haunted by a similar history in the case of Iraq? That will depend on how many on Capitol Hill remember what we left behind in Vietnam and resolve not to leave something similar behind again. In the coming months, we'll likely see who has learned from our history and who seems to want to repeat it.

Mr. Miniter is assistant editor of OpinionJournal.com. His column appears Tuesdays.
http://www.opinionjournal.com/columnists/bminiter/?id=110010245

Không có nhận xét nào: