Quê hương có ai không nhớ?
Nguồn: vietsciences.free.fr
Caubay
Trên đời này có lẽ tình thương yêu là điều quí nhất. Tất cả các tôn giáo đều răn dạy con người sống trong yêu thương. Nền tảng của các xã hội văn minh là giáo dục con người lòng nhân ái, không riêng cho đồng loại mà cả đến súc vật, cỏ cây. Thiên đàng nếu có thật sẽ là nơi không có chỗ cho lòng thù hận. Những điều căn bản tốt lành trên đã được ông Nguyễn minh Triết đưa ra trong lần phát biểu vừa qua tại buổi tiệc ở Dana Point, California.
Xin nhắc lại lời phát biểu của ông Triết:
"Sống trên đời để làm gì? Các bạn có đặt câu hỏi đó không? Sống trên đời không phải để thù hận mà chính là để yêu thương nhau”
Cám ơn ông đã nói lên lời từ ái dù câu hỏi có vẻ dạy đời này không có gì mới lạ và dù được nói ra với bất cứ dụng ý gì. Ở miền Nam trước đây cũng như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, bất kỳ đứa trẻ nào cũng được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ đạo đức làm người. Đó là hãy sống chân thật, luơng thiện, lấy mục tiêu hy sinh vì dân tộc, tổ quốc, nhân loại và lấy phụng sự tha nhân làm lẽ sống. Sống trên đời để làm gì và đã làm được gì cho đời? Ai không một lần tự vấn? Đời sống có bao lâu mà buồn phiền, âu lo, bon chen, thù hận. Tôi, có lẽ cũng như tất cả đồng bào hải ngoại khác, vì hoàn cảnh tha hương, nên đã rất nhiều lần, nhiều đêm khắc khoải như thế, không phải đợi đến lúc ông Triết nhắc ra câu hỏi này.
Tuy vậy, vì câu hỏi được đặt ra từ miệng ông Chủ tịch của nước Việt Nam Cộng sản (CHXHCN Việt Nam - DCV), một nhà nước với thành tích dối trá rất dày, đã gợi lên trong tôi vài suy nghĩ. Tôi mong chia sẻ với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ trong và ngoài nước, những suy nghĩ của tôi về lời tâm sự của ông Triết, điều mới nghe qua có vẻ như rất đơn giản và hiển nhiên này.
Trước hết, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu người được hỏi và phải trả lời câu hỏi trên chính là ông Triết và những người trong đảng Cộng sản của ông.
Sống trên đời không phải để thù hận. Người cộng sản có làm được điều đó hay không? Thù hận ai và thù hận cái gì? Chúng ta thù hận ngoại bang đã xâm chiếm nước ta là một điều chính đáng. Xin mở ngoặc để nói vắn tắt về ngoại bang. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây đã rõ ràng là họa xâm lăng mà chúng ta buộc lòng phải nuôi lòng thù hận để bảo vệ quê hương. Tuy vậy bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ vừa qua lại là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và Tư bản. Miền Nam dựa vào Mỹ và các nước tự do thì miền Bắc dựa vào Nga, Tàu. Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam hiểu rất rõ điều đó. Vậy thì trong hoàn cảnh hiện nay, để nối lại tình yêu thương giữa người Việt với nhau, chúng ta hãy bỏ qua yếu tố ngoại bang, vì nếu người này nói miền Nam bị Mỹ xâm lược thì người khác sẽ nói miền Bắc bị Nga Tàu đô hộ. Chuyện tranh luận sẽ dai dẳng và đó không phải là mục đích của bài này.
Trở lại với lời phát biểu của ông Triết, tôi tin rằng ý ông ta muốn nói đến sự thù hận và mong muốn hòa giải giữa người Việt với nhau. Vậy thử hỏi rằng trong dân ta, ai là người gây ra thù hận?
Ngày xưa trong thời phong kiến, dân ta sống trong chế độ lắm khi khắc nghiệt nhưng giữa người dân với nhau không có lòng đố kỵ hận thù. Lòng hận thù nếu có chỉ xảy ra giữa thiểu số cai trị và người dân thấp cổ bé miệng. Dù vậy thời đó người dân không được giáo dục để căm ghét nhau, người nghèo không hề được giáo dục để hận thù người giàu. Ngược lại, từ ngày có đảng Cộng sản Việt nam, lòng dân đã phân hóa, thù hằn đã trở thành mối tâm niệm như là một lẽ sống. Càng hận thù nhiều càng chứng minh được tính đảng cao, tính giai cấp sâu sắc. Và ai là kẻ cổ võ, kích động lòng thù hận giữa các tầng lớp nhân dân? Rõ ràng chính đảng Cộng sản đã dựa vào chủ thuyết Mác Lê vô thần để đấu tranh giai cấp, nhồi nặn lòng hận thù, giành độc quyền chân lý mà hậu quả là các cuộc khủng bố, giết hại các người khác tư tưởng, khác chính kiến, khác giai cấp và tín đồ các tôn giáo. Đỉnh cao của sự thù hận này là cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc.
Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam mà họ tự nhận là giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Lại buộc lòng phải đi xa đề, nói thêm là cuộc chiến đó đã không giải phóng được một ai và cũng là nguyên nhân đưa đất nước lệ thuộc vào ngoại bang nhiều hơn nữa. Vì cuộc chiến đó mà miền Bắc đã tự trói mình trong vòng kiềm tỏa của Liên xô và Tàu và buộc miền Nam phải lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn nữa. Cuộc chiến đó có chính nghĩa hay không có lẽ mọi người hôm nay đều thấy rõ và tôi không muốn nêu nó ra hôm nay vì như đã nói như trên, nó sẽ lạc đề và lâm vào cuộc tranh luận bất tận. Tôi chỉ muốn nói rằng qua cuộc chiến đó, người cộng sản đã cố tình gieo rắc, đầu độc lòng thù hận giữa người Việt với nhau rất sâu đậm như một phương tiện để đạt được chiến thắng. Hậu quả rất tai hại của nó là dấy lên lòng căm thù không cần thiết mà chúng ta ngày hôm nay phải đương đầu giải tỏa.
Người dân dưới chế độ cộng sản, các em bé ở trường học, đội, đoàn đã được giáo dục lòng căm thù bất kỳ ai không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Các từ ngụy, tề, phản động, ác ôn… đã được dùng cho tất cả người Việt không ngoan ngoãn chấp đường lối của đảng Cộng sản. Trong cuộc chiến, lòng thù hận đã được khai thác qua vô số bài tuyên truyền, sách vở, được đào sâu qua bao nhiêu cuộc khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu xảy ra từng giờ ở các làng xã miền Nam. Đỉnh cao của lòng thù hận đó là chính người Việt đã giết người Việt rất dã man trong vụ tết Mậu thân.
Đó là thời chiến. Còn thời bình thì sao? Khi chiếm xong cả nước, người cộng sản đã không hề đem lòng yêu thương trang trải ra cho đồng bào; mà ngược lại, để củng cố quyền lực họ lại tiếp tục dấn sâu vào tội ác, gây nên nhiều nỗi oán hờn. Những trại tù cải tạo, những đợt đánh tư sản, sự phân biệt lý lịch, gây chia rẽ đố kỵ giữa bạn bè, gia đình để dễ bề kiểm soát, chính sách chèn ép dân chúng đi các vùng kinh tế mới để chiếm nhà cửa, tài sản của người dân. Cuộc bỏ chạy bi thương của nhiều triệu đồng bào vượt biển băng rừng để tìm tự do chính là chạy trốn sự thù hận, khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản. Xin đừng nói rằng người ta đi vì kinh tế. Nếu có người ra đi vì kinh tế thì đó cũng là hậu quả của sự đói khổ, bất công do đấu tranh giai cấp, bè đảng tạo ra.
Từng đó cũng quá đủ để nhận ra đâu là nguyên nhân và ai là thủ phạm đã gây nên sự thù hận trong dân ta.
Đó là việc quá khứ. Hôm nay nhiều ý kiến cho rằng hãy quên đi quá khứ, nhất là quá khứ bi thảm đó. Hãy tha thứ và sống với lòng bao dung vì sự tha thứ và bao dung sẽ làm cho chúng ta sồng hạnh phúc hơn. Người ta kêu gọi xóa bỏ hận thù và bắt tay nhau. Điều đó đúng và nên làm nếu tất cả đều chân thật. Dù được như vậy đi nữa, người cần đưa tay ra trước không thể là nạn nhân, mà phải là thủ phạm, kẻ gây ra tội lỗi. Và sự hòa giải phải được thể hiện bằng hành động chứ không phải nói suông hay tệ hơn, nói một đàng làm một nẻo.
Ngay thời điểm ông Triết đang nói trong bàn tiệc, sự thù hận, phân biệt, đố kỵ của đảng Cộng sản đối với người “ngoài đảng” vẫn đang tiếp diễn. Hãy coi họ đối xử với các người bất đồng chính kiến vừa qua. Ai không bằng lòng với họ là cầm chắc con đường bị trù dập, đi tù với nhiều tội danh rất tùy tiện. Bàn tay tất nhiên không bao giờ che nổi mặt trời và sự giả dối chính là lực cản khổng lồ cho mọi mong muốn hòa giải.
Một ví dụ để chứng minh lòng thù hận hèn hạ của người cộng sản Việt nam là việc họ dùng sức ép ngoại giao để phá bỏ các mộ bia tưởng niệm thuyền nhân lâm nạn. Hành động đó có xuất phát từ lòng yêu thương, sống để yêu thương như lời ông Triết hay không? Hay lòng thù hận trong lòng họ vẫn cao chất ngât? Để cho công bình, cũng có điểm son khi nhà cầm quyền cộng sản có chính sách mới với nghĩa trang quan đội Biên hòa. Tuy vậy hãy còn sớm để biết hậu quả của việc giao lại sự quản lý cho phía dân sự. Nhiều người vẫn nghi ngờ về tương lại của khu đất “vàng” này dựa trên suy luận nếu một mai khi tình hình êm dịu lại có một nghị định khác, viện những lý lẽ “hợp tình hợp lý” khác, để xóa vết tích lịch sử này đi. Dù sao đó chỉ là suy diễn và nghi vấn, tuy vậy nó cũng có căn do, đó là thành tích tráo trở thâm niên của đảng Cộng sản.
Một đoạn khác, ông Triết cũng dang rộng hai tay khi nói rằng:
“Vì vậy, một lần nữa, tôi mong bà con của mình, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ý kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam"
Đó đúng là tâm nguyện của toàn dân nhưng là ý chí của Đảng thì cần coi lại. Thế nào là ý chí, tâm nguyện của đảng Cộng sản Việt nam? Ý chí và tâm nguyện đó được thể hiện ngày hôm nay có khác những gì đã liên tiếp xảy ra trong 60 năm qua? Khi tấn, khi thối, khi thay da, khi đổi màu mà họ vẫn tự hào khoe rằng đó là đỉnh cao trí tuệ nhạy bén nắm bắt thời cơ, là sự sáng suốt tuyệt vời của Bác, của Đảng!
Ông cũng nói rằng khi thấy số ít người biểu tình phản đối, ông muốn dừng lại, xuống bắt tay và nói chuyện với họ. Điều đó rất quí nhưng không ai có thể tin ông có lòng như thế. Một cuộc họp báo công khai để trao đổi với đồng bào hải ngoại ông cũng không làm thì mong gì đứng trên lề đường nói chuyện với dân. Hơn nữa, thay vì bắt tay với số ít người chống đối ông ở đây, xin ông hãy về nước, mở lòng yêu thương, vào các nhà tù và bắt tay, nói chuyện thẳng thắn với các người ông đã bỏ tù như linh mục Nguyễn văn Lý, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, các anh Nguyễn Tấn Hoành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo…
Quan điểm của họ cũng không khác gì, nếu không nói là ôn hòa hơn, những người biểu tình phản đối ông ở đây. Ông kêu gọi người ta gác bỏ sự khác biệt thì chính ông phải làm điều đó trước. Tại sao ông lại đi bỏ tù những người khác chính kiến với ông và vu cho họ phạm luật hình sự? Với lối hành xử thiếu thành thực như vậy thì ai dám dang tay, mở lòng ra với ông và dù ông có dang rộng hai tay thì người ta vẫn hoài nghi những gì còn dấu bên trong tay áo. Nặng lời hơn một chút, người ta dễ nhầm lẫm đó là cánh tay của con chó sói trong một câu chuyện ngụ ngôn.
Đối với người Việt hải ngoại, dù từng bị vu khống, bôi nhọ một cách rất độc ác rằng họ là thành phần cặn bả của xã hội, bị lôi kéo bởi thế lực phản động, ngày hôm nay ai cũng thấy rõ mọi người Việt muốn ra đi chỉ vì muốn chạy trốn sự thù hận của chế độ cộng sản. Quê hương quả là nơi đẹp nhất như được diẽn tả trong bài thơ của Đỗ Trung Quân hay trong Quốc văn giáo khoa thư. Không có ai có thể lôi kéo chúng ta khỏi quê hương cũng như không có ai có thể xua đuổi chúng ta ra khỏi mái ấm gia đình nếu đó không là chính người thân trong gia đình chúng ta. Chỉ có cuộc sống phập phồng trong xã hội đầy hăm dọa và thù hận mới có thể khiến người ta liều cả mạng sống của mình để lìa bỏ quê hương, sống đời tha hương với bao nhọc nhằn, buồn tủi.
Giờ đây nếu đảng Cộng sản muốn xóa tan sự thù hận của chính mình với đồng bào thì họ hãy chứng minh bằng hành động, đừng bằng lời nói suông. Bỏ visa nhập cảnh cho Việt kiều là một hành điều nên làm nhưng cho đến nay nó chỉ biểu lộ sự ban ơn mà không truy nguyên ra cội nguồn của vấn đề. Hãy đặt vài câu hỏi. Vì đâu người Việt nam lại cần visa để đi đến nước Việt nam? Vì họ bỏ chạy ra nước ngoài. Vì sao họ chạy ra nước ngoài? Vì đảng Cộng sản đã áp bức, chà đạp nhân phẩm, ăn cướp tài sản của họ. Vậy thì hãy trả lại những gì mà họ đã mất.
Điều đó không có gì khó làm khi mọi thứ quyền hành các ông nắm trong tay. Phần tôi, xin đề nghị một việc các ông nên làm, việc này không tốn kém mà có hiệu quả rất cao. Đó là hãy sám hối và nói một lời xin lỗi chân thành đến nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua. Làm được như vậy, tôi tin với lòng bao dung của dân Việt, họ sẽ dang tay đón các ông trong tình thương yêu, không thù hận. Hãy thành tâm đi tìm căn nguyên để giải quyết vấn đề từ cốt lõi của nó. Làm được như thế, lòng ông sẽ thanh thản và không bị ray rứt bởi sự dày vò, nếu quả thực ông có như thế, bởi câu hỏi: “Sống trên đời để làm gì?”
San Diego June 29, 2007
Nguồn: vietsciences.free.fr
Caubay
Trên đời này có lẽ tình thương yêu là điều quí nhất. Tất cả các tôn giáo đều răn dạy con người sống trong yêu thương. Nền tảng của các xã hội văn minh là giáo dục con người lòng nhân ái, không riêng cho đồng loại mà cả đến súc vật, cỏ cây. Thiên đàng nếu có thật sẽ là nơi không có chỗ cho lòng thù hận. Những điều căn bản tốt lành trên đã được ông Nguyễn minh Triết đưa ra trong lần phát biểu vừa qua tại buổi tiệc ở Dana Point, California.
Xin nhắc lại lời phát biểu của ông Triết:
"Sống trên đời để làm gì? Các bạn có đặt câu hỏi đó không? Sống trên đời không phải để thù hận mà chính là để yêu thương nhau”
Cám ơn ông đã nói lên lời từ ái dù câu hỏi có vẻ dạy đời này không có gì mới lạ và dù được nói ra với bất cứ dụng ý gì. Ở miền Nam trước đây cũng như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, bất kỳ đứa trẻ nào cũng được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ đạo đức làm người. Đó là hãy sống chân thật, luơng thiện, lấy mục tiêu hy sinh vì dân tộc, tổ quốc, nhân loại và lấy phụng sự tha nhân làm lẽ sống. Sống trên đời để làm gì và đã làm được gì cho đời? Ai không một lần tự vấn? Đời sống có bao lâu mà buồn phiền, âu lo, bon chen, thù hận. Tôi, có lẽ cũng như tất cả đồng bào hải ngoại khác, vì hoàn cảnh tha hương, nên đã rất nhiều lần, nhiều đêm khắc khoải như thế, không phải đợi đến lúc ông Triết nhắc ra câu hỏi này.
Tuy vậy, vì câu hỏi được đặt ra từ miệng ông Chủ tịch của nước Việt Nam Cộng sản (CHXHCN Việt Nam - DCV), một nhà nước với thành tích dối trá rất dày, đã gợi lên trong tôi vài suy nghĩ. Tôi mong chia sẻ với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ trong và ngoài nước, những suy nghĩ của tôi về lời tâm sự của ông Triết, điều mới nghe qua có vẻ như rất đơn giản và hiển nhiên này.
Trước hết, tôi nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn nếu người được hỏi và phải trả lời câu hỏi trên chính là ông Triết và những người trong đảng Cộng sản của ông.
Sống trên đời không phải để thù hận. Người cộng sản có làm được điều đó hay không? Thù hận ai và thù hận cái gì? Chúng ta thù hận ngoại bang đã xâm chiếm nước ta là một điều chính đáng. Xin mở ngoặc để nói vắn tắt về ngoại bang. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây đã rõ ràng là họa xâm lăng mà chúng ta buộc lòng phải nuôi lòng thù hận để bảo vệ quê hương. Tuy vậy bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ vừa qua lại là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và Tư bản. Miền Nam dựa vào Mỹ và các nước tự do thì miền Bắc dựa vào Nga, Tàu. Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam hiểu rất rõ điều đó. Vậy thì trong hoàn cảnh hiện nay, để nối lại tình yêu thương giữa người Việt với nhau, chúng ta hãy bỏ qua yếu tố ngoại bang, vì nếu người này nói miền Nam bị Mỹ xâm lược thì người khác sẽ nói miền Bắc bị Nga Tàu đô hộ. Chuyện tranh luận sẽ dai dẳng và đó không phải là mục đích của bài này.
Trở lại với lời phát biểu của ông Triết, tôi tin rằng ý ông ta muốn nói đến sự thù hận và mong muốn hòa giải giữa người Việt với nhau. Vậy thử hỏi rằng trong dân ta, ai là người gây ra thù hận?
Ngày xưa trong thời phong kiến, dân ta sống trong chế độ lắm khi khắc nghiệt nhưng giữa người dân với nhau không có lòng đố kỵ hận thù. Lòng hận thù nếu có chỉ xảy ra giữa thiểu số cai trị và người dân thấp cổ bé miệng. Dù vậy thời đó người dân không được giáo dục để căm ghét nhau, người nghèo không hề được giáo dục để hận thù người giàu. Ngược lại, từ ngày có đảng Cộng sản Việt nam, lòng dân đã phân hóa, thù hằn đã trở thành mối tâm niệm như là một lẽ sống. Càng hận thù nhiều càng chứng minh được tính đảng cao, tính giai cấp sâu sắc. Và ai là kẻ cổ võ, kích động lòng thù hận giữa các tầng lớp nhân dân? Rõ ràng chính đảng Cộng sản đã dựa vào chủ thuyết Mác Lê vô thần để đấu tranh giai cấp, nhồi nặn lòng hận thù, giành độc quyền chân lý mà hậu quả là các cuộc khủng bố, giết hại các người khác tư tưởng, khác chính kiến, khác giai cấp và tín đồ các tôn giáo. Đỉnh cao của sự thù hận này là cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc.
Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam mà họ tự nhận là giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Lại buộc lòng phải đi xa đề, nói thêm là cuộc chiến đó đã không giải phóng được một ai và cũng là nguyên nhân đưa đất nước lệ thuộc vào ngoại bang nhiều hơn nữa. Vì cuộc chiến đó mà miền Bắc đã tự trói mình trong vòng kiềm tỏa của Liên xô và Tàu và buộc miền Nam phải lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn nữa. Cuộc chiến đó có chính nghĩa hay không có lẽ mọi người hôm nay đều thấy rõ và tôi không muốn nêu nó ra hôm nay vì như đã nói như trên, nó sẽ lạc đề và lâm vào cuộc tranh luận bất tận. Tôi chỉ muốn nói rằng qua cuộc chiến đó, người cộng sản đã cố tình gieo rắc, đầu độc lòng thù hận giữa người Việt với nhau rất sâu đậm như một phương tiện để đạt được chiến thắng. Hậu quả rất tai hại của nó là dấy lên lòng căm thù không cần thiết mà chúng ta ngày hôm nay phải đương đầu giải tỏa.
Người dân dưới chế độ cộng sản, các em bé ở trường học, đội, đoàn đã được giáo dục lòng căm thù bất kỳ ai không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Các từ ngụy, tề, phản động, ác ôn… đã được dùng cho tất cả người Việt không ngoan ngoãn chấp đường lối của đảng Cộng sản. Trong cuộc chiến, lòng thù hận đã được khai thác qua vô số bài tuyên truyền, sách vở, được đào sâu qua bao nhiêu cuộc khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu xảy ra từng giờ ở các làng xã miền Nam. Đỉnh cao của lòng thù hận đó là chính người Việt đã giết người Việt rất dã man trong vụ tết Mậu thân.
Đó là thời chiến. Còn thời bình thì sao? Khi chiếm xong cả nước, người cộng sản đã không hề đem lòng yêu thương trang trải ra cho đồng bào; mà ngược lại, để củng cố quyền lực họ lại tiếp tục dấn sâu vào tội ác, gây nên nhiều nỗi oán hờn. Những trại tù cải tạo, những đợt đánh tư sản, sự phân biệt lý lịch, gây chia rẽ đố kỵ giữa bạn bè, gia đình để dễ bề kiểm soát, chính sách chèn ép dân chúng đi các vùng kinh tế mới để chiếm nhà cửa, tài sản của người dân. Cuộc bỏ chạy bi thương của nhiều triệu đồng bào vượt biển băng rừng để tìm tự do chính là chạy trốn sự thù hận, khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản. Xin đừng nói rằng người ta đi vì kinh tế. Nếu có người ra đi vì kinh tế thì đó cũng là hậu quả của sự đói khổ, bất công do đấu tranh giai cấp, bè đảng tạo ra.
Từng đó cũng quá đủ để nhận ra đâu là nguyên nhân và ai là thủ phạm đã gây nên sự thù hận trong dân ta.
Đó là việc quá khứ. Hôm nay nhiều ý kiến cho rằng hãy quên đi quá khứ, nhất là quá khứ bi thảm đó. Hãy tha thứ và sống với lòng bao dung vì sự tha thứ và bao dung sẽ làm cho chúng ta sồng hạnh phúc hơn. Người ta kêu gọi xóa bỏ hận thù và bắt tay nhau. Điều đó đúng và nên làm nếu tất cả đều chân thật. Dù được như vậy đi nữa, người cần đưa tay ra trước không thể là nạn nhân, mà phải là thủ phạm, kẻ gây ra tội lỗi. Và sự hòa giải phải được thể hiện bằng hành động chứ không phải nói suông hay tệ hơn, nói một đàng làm một nẻo.
Ngay thời điểm ông Triết đang nói trong bàn tiệc, sự thù hận, phân biệt, đố kỵ của đảng Cộng sản đối với người “ngoài đảng” vẫn đang tiếp diễn. Hãy coi họ đối xử với các người bất đồng chính kiến vừa qua. Ai không bằng lòng với họ là cầm chắc con đường bị trù dập, đi tù với nhiều tội danh rất tùy tiện. Bàn tay tất nhiên không bao giờ che nổi mặt trời và sự giả dối chính là lực cản khổng lồ cho mọi mong muốn hòa giải.
Một ví dụ để chứng minh lòng thù hận hèn hạ của người cộng sản Việt nam là việc họ dùng sức ép ngoại giao để phá bỏ các mộ bia tưởng niệm thuyền nhân lâm nạn. Hành động đó có xuất phát từ lòng yêu thương, sống để yêu thương như lời ông Triết hay không? Hay lòng thù hận trong lòng họ vẫn cao chất ngât? Để cho công bình, cũng có điểm son khi nhà cầm quyền cộng sản có chính sách mới với nghĩa trang quan đội Biên hòa. Tuy vậy hãy còn sớm để biết hậu quả của việc giao lại sự quản lý cho phía dân sự. Nhiều người vẫn nghi ngờ về tương lại của khu đất “vàng” này dựa trên suy luận nếu một mai khi tình hình êm dịu lại có một nghị định khác, viện những lý lẽ “hợp tình hợp lý” khác, để xóa vết tích lịch sử này đi. Dù sao đó chỉ là suy diễn và nghi vấn, tuy vậy nó cũng có căn do, đó là thành tích tráo trở thâm niên của đảng Cộng sản.
Một đoạn khác, ông Triết cũng dang rộng hai tay khi nói rằng:
“Vì vậy, một lần nữa, tôi mong bà con của mình, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ý kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam"
Đó đúng là tâm nguyện của toàn dân nhưng là ý chí của Đảng thì cần coi lại. Thế nào là ý chí, tâm nguyện của đảng Cộng sản Việt nam? Ý chí và tâm nguyện đó được thể hiện ngày hôm nay có khác những gì đã liên tiếp xảy ra trong 60 năm qua? Khi tấn, khi thối, khi thay da, khi đổi màu mà họ vẫn tự hào khoe rằng đó là đỉnh cao trí tuệ nhạy bén nắm bắt thời cơ, là sự sáng suốt tuyệt vời của Bác, của Đảng!
Ông cũng nói rằng khi thấy số ít người biểu tình phản đối, ông muốn dừng lại, xuống bắt tay và nói chuyện với họ. Điều đó rất quí nhưng không ai có thể tin ông có lòng như thế. Một cuộc họp báo công khai để trao đổi với đồng bào hải ngoại ông cũng không làm thì mong gì đứng trên lề đường nói chuyện với dân. Hơn nữa, thay vì bắt tay với số ít người chống đối ông ở đây, xin ông hãy về nước, mở lòng yêu thương, vào các nhà tù và bắt tay, nói chuyện thẳng thắn với các người ông đã bỏ tù như linh mục Nguyễn văn Lý, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, các anh Nguyễn Tấn Hoành, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo…
Quan điểm của họ cũng không khác gì, nếu không nói là ôn hòa hơn, những người biểu tình phản đối ông ở đây. Ông kêu gọi người ta gác bỏ sự khác biệt thì chính ông phải làm điều đó trước. Tại sao ông lại đi bỏ tù những người khác chính kiến với ông và vu cho họ phạm luật hình sự? Với lối hành xử thiếu thành thực như vậy thì ai dám dang tay, mở lòng ra với ông và dù ông có dang rộng hai tay thì người ta vẫn hoài nghi những gì còn dấu bên trong tay áo. Nặng lời hơn một chút, người ta dễ nhầm lẫm đó là cánh tay của con chó sói trong một câu chuyện ngụ ngôn.
Đối với người Việt hải ngoại, dù từng bị vu khống, bôi nhọ một cách rất độc ác rằng họ là thành phần cặn bả của xã hội, bị lôi kéo bởi thế lực phản động, ngày hôm nay ai cũng thấy rõ mọi người Việt muốn ra đi chỉ vì muốn chạy trốn sự thù hận của chế độ cộng sản. Quê hương quả là nơi đẹp nhất như được diẽn tả trong bài thơ của Đỗ Trung Quân hay trong Quốc văn giáo khoa thư. Không có ai có thể lôi kéo chúng ta khỏi quê hương cũng như không có ai có thể xua đuổi chúng ta ra khỏi mái ấm gia đình nếu đó không là chính người thân trong gia đình chúng ta. Chỉ có cuộc sống phập phồng trong xã hội đầy hăm dọa và thù hận mới có thể khiến người ta liều cả mạng sống của mình để lìa bỏ quê hương, sống đời tha hương với bao nhọc nhằn, buồn tủi.
Giờ đây nếu đảng Cộng sản muốn xóa tan sự thù hận của chính mình với đồng bào thì họ hãy chứng minh bằng hành động, đừng bằng lời nói suông. Bỏ visa nhập cảnh cho Việt kiều là một hành điều nên làm nhưng cho đến nay nó chỉ biểu lộ sự ban ơn mà không truy nguyên ra cội nguồn của vấn đề. Hãy đặt vài câu hỏi. Vì đâu người Việt nam lại cần visa để đi đến nước Việt nam? Vì họ bỏ chạy ra nước ngoài. Vì sao họ chạy ra nước ngoài? Vì đảng Cộng sản đã áp bức, chà đạp nhân phẩm, ăn cướp tài sản của họ. Vậy thì hãy trả lại những gì mà họ đã mất.
Điều đó không có gì khó làm khi mọi thứ quyền hành các ông nắm trong tay. Phần tôi, xin đề nghị một việc các ông nên làm, việc này không tốn kém mà có hiệu quả rất cao. Đó là hãy sám hối và nói một lời xin lỗi chân thành đến nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua. Làm được như vậy, tôi tin với lòng bao dung của dân Việt, họ sẽ dang tay đón các ông trong tình thương yêu, không thù hận. Hãy thành tâm đi tìm căn nguyên để giải quyết vấn đề từ cốt lõi của nó. Làm được như thế, lòng ông sẽ thanh thản và không bị ray rứt bởi sự dày vò, nếu quả thực ông có như thế, bởi câu hỏi: “Sống trên đời để làm gì?”
San Diego June 29, 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét