“… Nhà nước nên thấy, du khách vào VN đâu có mong đợi xem các nhà cao tầng làm chi …”
Khi bạn cất bước du lịch, bạn hình dung như thế nào về nơi sắp đến? Và mong đợi những gì? Thí dụ, khi tới thăm Thái Lan sẽ là hình ảnh những ngồi chùa vàng và các tu viện bên rừng, bên suối. Hay nhắc tới Cam Bốt là bạn nghĩ ngay tới khu Đế Thiên Đế Thích. Hay như Lào trầm lắng và thơ mộng, hay như Singapore sạch bóng và tối tân, và vân vân. Du lịch Việt Nam đang phải gay gắt cạnh tranh với những hình ảnh như thế với các nước bạn láng giềng, và đã tự tạo ra cho mình được hình ảnh độc đáo nào chưa?
Du lịch là một kỹ nghệ dễ dàng tăng tốc nhiều hơn các kỹ nghệ khác trong khi đầu tư thường lại ít hơn. Du lịch cũng là một kỹ nghệ giàu tính nhân bản và xã hội hơn mọi ngành khác, vì sẽ nuôi được cả các em bé đánh giày, các cô gái mát-xa, các bác tài lái xe xích lô, các nhà nghỉ và khách sạn, các tiệm ăn, và vân vân.
Theo bản tin e-Travel Blackboard phổ biến hôm Thứ Năm 28-6-2007, du lịch VN dự kiến sẽ tăng đều mỗi năm 14% trong 5 năm tới. Như thế là mức tăng nhiều gần gấp đôi mức tăng trung bình kinh tế cả nước.
Bản tin đó dựa vào bản phúc trình 'Opportunities in Vietnam Tourism Industry' (Cơ Hội Trong Kỹ Nghệ Du Lịch Việt Nam), thực hiện do công ty nghiên cứu thị trường RNCOS. Bản tin viết là vào năm 2006, đã có khoảng 3.6 triệu du khách quốc tế bay vào Việt Nam, và tiên đoán với sức tăng đó thì Việt Nam "trong một thập niên tới sẽ trở thành một trong mười điểm hàng đầu để đến du lịch trên thế giới… Các kỹ nghệ liên hệ du lịch như hàng không, giao thông và đón tiếp khách sẽ hưởng lợi lớn nhờ sức tăng này…"
Tuy nhiên, bản tin khô khan đó không nói lên được cảm xúc của một người bình thường, đặc biệt là một người Việt Nam hải ngoại. Bản tin chỉ là những con số dự kiến, không nói lên cảm xúc. Thí dụ, cảm xúc của một du khách quốc tế, như Tây hay Mỹ, khi nghĩ về VN ra sao? Có thấy nóc chùa vàng trong tâm tưởng như khi nghĩ tới Thái không? Cần hình ảnh, tất nhiên. Việt Nam cần hình ảnh. Người Việt hải ngoại thì không cần suy nghĩ nhiều, vì lúc nào hình ảnh cũng đầy ắp. Như chiếc áo dài thiếu nữ, như chiếc nón lá, hay cổng chùa Vĩnh Nghiêm, hay nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hay mặt tiền Chợ Bến Thành… Nhưng du khách quốc tế chưa có nhiều hình ảnh như thế.
Đặc biệt, nhiều hình ảnh bi đát vẫn đang làm u ám cảnh quan về Việt Nam, mà các bản tin quốc tế đều đặn mỗi ngày vẫn có, qua các thông tấn AP, AFP, Reuters, DPA. Thí dụ chuyện nước tương đen, nước mắm bẩn, rau muống kênh nước đen, đụng xe hàng ngày, và vân vân. Đó là những hình ảnh mà không dễ bị đánh bạt bởi tà áo dài hay chiếc nón lá. Đặc biệt, nếu Sở Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đột ngột ra lệnh cấm nhập cảng các loại cá hay tôm Việt Nam vào các hải cảng Hoa Kỳ vì lý do thủy sản nhiễm độc, như FDA tuần này đã ra lệnh cấm nhập nhiều loại cá Trung Quốc, thì không chỉ ngành ngư nghiệp VN ảnh hưởng, mà du lịch cũng vấp váp.
Vì khi những hình ảnh này hiện lên truyền hình Mỹ thì tự nhiên thành một ấn tượng không hay cho người xem.
Trong hai tuần qua, có vài hình ảnh cũng hiện trên truyền hình Hoa Kỳ ghi lên một số ấn tượng tiêu cực cho du lịch VN. Đó là hình ảnh hàng ngàn người Việt hải ngoại biểu tình chống chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết, và hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trên các bích chương người Việt cầm theo. Thế giới nhìn qua TV như thế, và thấy ngay một hình ảnh tương tự kiểu Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Do vậy, nhu cầu trước tiên (và cả lâu dài) của nhà nước Hà Nội là làm cho thế giới nhìn thấy đất nước thực sự đổi mới, và chính phủ thật tâm lắng nghe những tiếng nói bất đồng và sẵn lòng thay đổi.
Còn một khía cạnh khác để xây dựng hình ảnh cho Việt Nam là đi tìm những nét văn hóa độc đáo để tiếp thị cho du lịch. Tức là gìn giữ những hình ảnh mà thế giới nhìn qua là khó quên. Nhưng chính ngay điều này cũng đòi hỏi chính phủ CSVN và các cấp cán bộ đừng vì ham lợi nhỏ mà làm hại cả nước lâu dài.
Thí dụ như chuyện xảy ra năm 2004, khi ngôi làng xưa cổ tới 1,000 tuổi của VN kêu cứu. Theo các báo nhà nước lúc đó thì ngôi làng Hòa Mục thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tồn tại hơn 1.000 năm, chứa đựng những giá trị văn hóa, và một bản sắc cộng đồng dân cư độc đáo. Vậy mà ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của thủ đô này đang sắp sửa biến mất, nhường chỗ cho những dự án xây dựng chung cư cao tầng, theo lời kêu cứu lúc đó.
Thực sự, ham chi cái lợi nhỏ. Hãy hình dung Bangkok của Thái Lan, nơi đất thủ đô ngày càng hẹp và đang trở thành một trung tâm du lịch và tài chánh Đông Nam Á, nhưng chớ hề có chuyện xóa sổ các ngôi chùa, dù nhỏ thế nào, để xây nhà cao tầng nhằm dư phòng cho quốc tế thuê. Làm sao mà mấy cái hộp bê-tông và xi-măng thay nổi nét đẹp và sức quyến rũ du khách như mái cong của chùa…
Hay như trường hợp mới xảy ra ngay tuần này. Báo Hà Nội Mới, số ngày 29-6-2007 dựa theo tin kư giả Uy Viễn (Tiền Phong) cho biết một ngôi đền cổ xây từ năm 1028 đang gặp cơ nguy bị lấn đất.
Bản tin nhan đề "Đền Đồng Cổ: Lời thề còn, lẽ nào để đền bị lấn mất?" viết rằng, trích:
"…Đền Đồng Cổ nay thuộc phường Bưởi-quận Tây Hồ-Hà Nội, thờ thần Trống Đồng. Tương truyền, nhờ thần Trống Đồng ở Đan Nê- Yên Định- Thanh Hóa báo mộng, Vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) đã đánh tan quân Chiêm Thành và trừ được loạn Ba Vương, tránh cuộc soán ngôi đẫm máu khi Vua cha Lý Thái Tổ qua đời.
Nhớ ơn thần, Vua Lý Thái Tông cho xây đền ở tây bắc thành Thăng Long năm 1028, định lệ hàng năm đến ngày 4/4 âm lịch bá quan văn vơ phải đến tế lễ. Các triều đại tiếp nối thường đến Đền Đồng Cổ dự hội thề, đọc: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt". Ngày này trở thành lễ hội hàng năm của người dân Đông Xã-phường Bưởi…" (hết trích)
Vậy mà bây giờ UBND Quận Tây Hồ làm công việc cắm mốc giới theo bản đồ 1994, chứ không theo bản đồ năm 1986 trong hồ sơ di tích quốc gia, và "…tiểu ban quản lý đền Đồng Cổ khẳng định, nếu căn cứ vào bản đồ 1994 thì đền chỉ nằm từ mép sông Tô Lịch đổ vào mép đường Hoàng Hoa Thám, mất tới 2/5 diện tích đất."
Thế là thêm một cơ nguy xóa sổ một nét đẹp văn hóa Việt Nam. Nhà nước nên thấy, du khách vào VN đâu có mong đợi xem các nhà cao tầng làm chi.
Đó là chuyện ở Hà Nội. Bây giờ tới chuyện Sài Gòn: vị Ni Sư Giảng Sư Phật Học hiện trụ trì ngôi chùa Triều Châu, thuộc Giaó Hội Phật Giáo Việt Nam (nghĩa là, giaó hội hợp pháp và thân nhà nứơc), ở Quận Gò Vấp, Sài Gòn, đã gửi đơn khiếu nại vì công an dùng bạo lực trục xuất, chiếm chùa... Hồ sơ gồm nhiều Đơn đã gửi tới nhiều giới chức trong nứơc nhưng vẫn vô ích. Điều hết sức quan ngại rằng có vẻ như đây không đơn giản là chuyện chiếm chùa vì lý do liên hệ "giáo hội ngoài luồng." Nên thấy rằng, chùa này nằm trong một nghĩa trang, và có vẻ như nhà nước muốn chơi trò xã hội đen để chiếm chùa, rồi tương lai sẽ quy hoạch, xóa sổ cả chùa Triều Châu lẫn nghĩa trang. Ai cũng biết rằng đây là đất vàng, đất bạc, nhưng Thành Uỷ tin là chơi trò xã hội đen sẽ làm cho Thành Uỷ không mang tiếng quy hoạch dự án cả trên đất chùa, mà chỉ mượn tay cô hồn các đảng chiếm chùa rồi sau đó đám cô hồn sẽ xin hiến chùa, thì tự nhiên có đất rộng mà xây đủ thứ. Thế nên, Thành Hội Phật Giáo cũng có vẻ như bó tay.
Nơi đây xin ghi lại Đơn Cầu Cứu gần nhất:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do HạnhPhúc
Gò Vấp ngày 7 tháng 05 năm 2007
ĐƠN CẦU CỨU (LẦN 4)
V/v: Xin cứu giúp tập thể chư ni chùa Triều Châu thoát khỏi sự tấn công khủng bố của nhóm người lạ mặt.
Kính gởi:
- Thường Trực Thành Uỷ TP. HCM
- Ông Huỳnh Ngọc Thành Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM
- Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM
- Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN
- Bí Thư Quận Uỷ Quận Gò Vấp
Kính thưa Quý Cấp Lãnh Đạo.
Chúng tôi là tập thể tu sĩ và Phật tử Chùa Triều Châu số 67/22A Phan Văn Trị, F5, Q.Gò Vấp, TP.HCM gồm:
Phạm Thị Hoàng, Pháp danh Nhuận Tâm; Phạm Thị Đào, Pháp danh Huệ Tâm; Tôn Nữ Thùy Giang, Pháp danh Huệ Tánh; Nguyễn Thị Kim Hồng, Pháp danh Diệu Liên; Trần Thị Ngọc Thu, Pháp danh Tâm Nguyện.
Đồng kính đơn khẩn thiết kêu cứu đến Đảng, Nhà nước TP.HCM và Q.Gò Vấp giúp đỡ chúng tôi thoát khỏi sự khủng bố về tinh thần và thể xác của một số người lạ mặt và chó dữ đang xâm chiếm vào chùa Triều Châu kể từ ngày 28/08/2006 đến nay.
Tập thể tu sĩ và Phật tử chùa Triều Châu đã có nhiều đơn kêu cứu đến các Cấp Lãnh Đạo, Đảng, Nhà nước Tp HCM và địa phương xin giúp đỡ bảo vệ an toàn tính mạng, ổn định chổ ở để tu hành, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến Pháp Luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng đến nay chưa được quý cấp Đảng và Nhà Nước can thiệp nên chúng tôi tiếp tục làm đơn khẩn thiết kêu cứu xin giúp đỡ cho chúng tôi sớm thoát khỏi cảnh mất an ninh, giữa TP.HCM mà Chư Ni và Phật tử Chùa không có điện phải chịu cảnh tối tăm, không thể học bài được, tất cả các cửa Chùa đều bị đập phá, bảng Chùa thì bị bọn lạ mặt đến căng vải đỏ che lấp, bảng hiệu Chùa Triều Châu và địa chỉ, thân nhân và Phật tử phương xa không thể tìm thăm các thầy tu được. Hiện tại Chư Ni chùa Triều Châu đang bị khủng bố cả ngày lẫn đêm giữa TP.HCM vang danh là tự do tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Tập thể Tu Sĩ, Phật Tử chúng con xin kêu cứu các Cấp Lãnh Đạo, quan tâm đến chùa Triều Châu đã hoạt động thuần túy theo GHPG Việt Nam từ 15 năm qua. Chúng tôi hết sức biết ơn của Đảng và Nhà Nước.
Trước khi được sự giúp đỡ của Quý Ban tôi xin trân trọng biết ơn.
Nơi nhận:
- Tòa soạn báo Lao Động
- Văn phòng nhà báo Trần Bạch Đằng
- Tòa soạn báo Công An
Đồng kư tên:
TN. Nhuận Tâm (Phạm Thị Hoàng)
TN. Huệ Tâm (Phan Thị Đào)
TN. Huệ Tánh (Tôn Nữ Thùy Giang)
Ts. Diệu Liên (Trần Thị Kim Hồng)
Tu. Tâm Nguyện (Nguyễn Ngọc Thu)."
Thực sự, sao có chuyện ngang ngược như thế? Vì sao Giáo Hội PGVN không cứu nổi chùa này? Có phải vì Thành Uỷ quyết tâm xóa sổ chùa này hay không?
Nếu những cán bộ Thành Uỷ chỉ nhìn ở tầm mức vì lợi nhỏ như thế, thì làm sao làm nổi vừa hòa hài xã hội và vưà tạo dựng được hình ảnh văn hóa cho du lịch VN? Gìn giữ được các hình ảnh văn hóa tôn giáo như thế, thực sự mới là chiến lược lâu dài cho du lịch VN vậy. Xin làm ơn, hãy tha cho các ngôi chùa.
Khi bạn cất bước du lịch, bạn hình dung như thế nào về nơi sắp đến? Và mong đợi những gì? Thí dụ, khi tới thăm Thái Lan sẽ là hình ảnh những ngồi chùa vàng và các tu viện bên rừng, bên suối. Hay nhắc tới Cam Bốt là bạn nghĩ ngay tới khu Đế Thiên Đế Thích. Hay như Lào trầm lắng và thơ mộng, hay như Singapore sạch bóng và tối tân, và vân vân. Du lịch Việt Nam đang phải gay gắt cạnh tranh với những hình ảnh như thế với các nước bạn láng giềng, và đã tự tạo ra cho mình được hình ảnh độc đáo nào chưa?
Du lịch là một kỹ nghệ dễ dàng tăng tốc nhiều hơn các kỹ nghệ khác trong khi đầu tư thường lại ít hơn. Du lịch cũng là một kỹ nghệ giàu tính nhân bản và xã hội hơn mọi ngành khác, vì sẽ nuôi được cả các em bé đánh giày, các cô gái mát-xa, các bác tài lái xe xích lô, các nhà nghỉ và khách sạn, các tiệm ăn, và vân vân.
Theo bản tin e-Travel Blackboard phổ biến hôm Thứ Năm 28-6-2007, du lịch VN dự kiến sẽ tăng đều mỗi năm 14% trong 5 năm tới. Như thế là mức tăng nhiều gần gấp đôi mức tăng trung bình kinh tế cả nước.
Bản tin đó dựa vào bản phúc trình 'Opportunities in Vietnam Tourism Industry' (Cơ Hội Trong Kỹ Nghệ Du Lịch Việt Nam), thực hiện do công ty nghiên cứu thị trường RNCOS. Bản tin viết là vào năm 2006, đã có khoảng 3.6 triệu du khách quốc tế bay vào Việt Nam, và tiên đoán với sức tăng đó thì Việt Nam "trong một thập niên tới sẽ trở thành một trong mười điểm hàng đầu để đến du lịch trên thế giới… Các kỹ nghệ liên hệ du lịch như hàng không, giao thông và đón tiếp khách sẽ hưởng lợi lớn nhờ sức tăng này…"
Tuy nhiên, bản tin khô khan đó không nói lên được cảm xúc của một người bình thường, đặc biệt là một người Việt Nam hải ngoại. Bản tin chỉ là những con số dự kiến, không nói lên cảm xúc. Thí dụ, cảm xúc của một du khách quốc tế, như Tây hay Mỹ, khi nghĩ về VN ra sao? Có thấy nóc chùa vàng trong tâm tưởng như khi nghĩ tới Thái không? Cần hình ảnh, tất nhiên. Việt Nam cần hình ảnh. Người Việt hải ngoại thì không cần suy nghĩ nhiều, vì lúc nào hình ảnh cũng đầy ắp. Như chiếc áo dài thiếu nữ, như chiếc nón lá, hay cổng chùa Vĩnh Nghiêm, hay nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hay mặt tiền Chợ Bến Thành… Nhưng du khách quốc tế chưa có nhiều hình ảnh như thế.
Đặc biệt, nhiều hình ảnh bi đát vẫn đang làm u ám cảnh quan về Việt Nam, mà các bản tin quốc tế đều đặn mỗi ngày vẫn có, qua các thông tấn AP, AFP, Reuters, DPA. Thí dụ chuyện nước tương đen, nước mắm bẩn, rau muống kênh nước đen, đụng xe hàng ngày, và vân vân. Đó là những hình ảnh mà không dễ bị đánh bạt bởi tà áo dài hay chiếc nón lá. Đặc biệt, nếu Sở Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đột ngột ra lệnh cấm nhập cảng các loại cá hay tôm Việt Nam vào các hải cảng Hoa Kỳ vì lý do thủy sản nhiễm độc, như FDA tuần này đã ra lệnh cấm nhập nhiều loại cá Trung Quốc, thì không chỉ ngành ngư nghiệp VN ảnh hưởng, mà du lịch cũng vấp váp.
Vì khi những hình ảnh này hiện lên truyền hình Mỹ thì tự nhiên thành một ấn tượng không hay cho người xem.
Trong hai tuần qua, có vài hình ảnh cũng hiện trên truyền hình Hoa Kỳ ghi lên một số ấn tượng tiêu cực cho du lịch VN. Đó là hình ảnh hàng ngàn người Việt hải ngoại biểu tình chống chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết, và hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trên các bích chương người Việt cầm theo. Thế giới nhìn qua TV như thế, và thấy ngay một hình ảnh tương tự kiểu Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Do vậy, nhu cầu trước tiên (và cả lâu dài) của nhà nước Hà Nội là làm cho thế giới nhìn thấy đất nước thực sự đổi mới, và chính phủ thật tâm lắng nghe những tiếng nói bất đồng và sẵn lòng thay đổi.
Còn một khía cạnh khác để xây dựng hình ảnh cho Việt Nam là đi tìm những nét văn hóa độc đáo để tiếp thị cho du lịch. Tức là gìn giữ những hình ảnh mà thế giới nhìn qua là khó quên. Nhưng chính ngay điều này cũng đòi hỏi chính phủ CSVN và các cấp cán bộ đừng vì ham lợi nhỏ mà làm hại cả nước lâu dài.
Thí dụ như chuyện xảy ra năm 2004, khi ngôi làng xưa cổ tới 1,000 tuổi của VN kêu cứu. Theo các báo nhà nước lúc đó thì ngôi làng Hòa Mục thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tồn tại hơn 1.000 năm, chứa đựng những giá trị văn hóa, và một bản sắc cộng đồng dân cư độc đáo. Vậy mà ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của thủ đô này đang sắp sửa biến mất, nhường chỗ cho những dự án xây dựng chung cư cao tầng, theo lời kêu cứu lúc đó.
Thực sự, ham chi cái lợi nhỏ. Hãy hình dung Bangkok của Thái Lan, nơi đất thủ đô ngày càng hẹp và đang trở thành một trung tâm du lịch và tài chánh Đông Nam Á, nhưng chớ hề có chuyện xóa sổ các ngôi chùa, dù nhỏ thế nào, để xây nhà cao tầng nhằm dư phòng cho quốc tế thuê. Làm sao mà mấy cái hộp bê-tông và xi-măng thay nổi nét đẹp và sức quyến rũ du khách như mái cong của chùa…
Hay như trường hợp mới xảy ra ngay tuần này. Báo Hà Nội Mới, số ngày 29-6-2007 dựa theo tin kư giả Uy Viễn (Tiền Phong) cho biết một ngôi đền cổ xây từ năm 1028 đang gặp cơ nguy bị lấn đất.
Bản tin nhan đề "Đền Đồng Cổ: Lời thề còn, lẽ nào để đền bị lấn mất?" viết rằng, trích:
"…Đền Đồng Cổ nay thuộc phường Bưởi-quận Tây Hồ-Hà Nội, thờ thần Trống Đồng. Tương truyền, nhờ thần Trống Đồng ở Đan Nê- Yên Định- Thanh Hóa báo mộng, Vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) đã đánh tan quân Chiêm Thành và trừ được loạn Ba Vương, tránh cuộc soán ngôi đẫm máu khi Vua cha Lý Thái Tổ qua đời.
Nhớ ơn thần, Vua Lý Thái Tông cho xây đền ở tây bắc thành Thăng Long năm 1028, định lệ hàng năm đến ngày 4/4 âm lịch bá quan văn vơ phải đến tế lễ. Các triều đại tiếp nối thường đến Đền Đồng Cổ dự hội thề, đọc: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt". Ngày này trở thành lễ hội hàng năm của người dân Đông Xã-phường Bưởi…" (hết trích)
Vậy mà bây giờ UBND Quận Tây Hồ làm công việc cắm mốc giới theo bản đồ 1994, chứ không theo bản đồ năm 1986 trong hồ sơ di tích quốc gia, và "…tiểu ban quản lý đền Đồng Cổ khẳng định, nếu căn cứ vào bản đồ 1994 thì đền chỉ nằm từ mép sông Tô Lịch đổ vào mép đường Hoàng Hoa Thám, mất tới 2/5 diện tích đất."
Thế là thêm một cơ nguy xóa sổ một nét đẹp văn hóa Việt Nam. Nhà nước nên thấy, du khách vào VN đâu có mong đợi xem các nhà cao tầng làm chi.
Đó là chuyện ở Hà Nội. Bây giờ tới chuyện Sài Gòn: vị Ni Sư Giảng Sư Phật Học hiện trụ trì ngôi chùa Triều Châu, thuộc Giaó Hội Phật Giáo Việt Nam (nghĩa là, giaó hội hợp pháp và thân nhà nứơc), ở Quận Gò Vấp, Sài Gòn, đã gửi đơn khiếu nại vì công an dùng bạo lực trục xuất, chiếm chùa... Hồ sơ gồm nhiều Đơn đã gửi tới nhiều giới chức trong nứơc nhưng vẫn vô ích. Điều hết sức quan ngại rằng có vẻ như đây không đơn giản là chuyện chiếm chùa vì lý do liên hệ "giáo hội ngoài luồng." Nên thấy rằng, chùa này nằm trong một nghĩa trang, và có vẻ như nhà nước muốn chơi trò xã hội đen để chiếm chùa, rồi tương lai sẽ quy hoạch, xóa sổ cả chùa Triều Châu lẫn nghĩa trang. Ai cũng biết rằng đây là đất vàng, đất bạc, nhưng Thành Uỷ tin là chơi trò xã hội đen sẽ làm cho Thành Uỷ không mang tiếng quy hoạch dự án cả trên đất chùa, mà chỉ mượn tay cô hồn các đảng chiếm chùa rồi sau đó đám cô hồn sẽ xin hiến chùa, thì tự nhiên có đất rộng mà xây đủ thứ. Thế nên, Thành Hội Phật Giáo cũng có vẻ như bó tay.
Nơi đây xin ghi lại Đơn Cầu Cứu gần nhất:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do HạnhPhúc
Gò Vấp ngày 7 tháng 05 năm 2007
ĐƠN CẦU CỨU (LẦN 4)
V/v: Xin cứu giúp tập thể chư ni chùa Triều Châu thoát khỏi sự tấn công khủng bố của nhóm người lạ mặt.
Kính gởi:
- Thường Trực Thành Uỷ TP. HCM
- Ông Huỳnh Ngọc Thành Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM
- Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Tôn Giáo TP. HCM
- Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN
- Bí Thư Quận Uỷ Quận Gò Vấp
Kính thưa Quý Cấp Lãnh Đạo.
Chúng tôi là tập thể tu sĩ và Phật tử Chùa Triều Châu số 67/22A Phan Văn Trị, F5, Q.Gò Vấp, TP.HCM gồm:
Phạm Thị Hoàng, Pháp danh Nhuận Tâm; Phạm Thị Đào, Pháp danh Huệ Tâm; Tôn Nữ Thùy Giang, Pháp danh Huệ Tánh; Nguyễn Thị Kim Hồng, Pháp danh Diệu Liên; Trần Thị Ngọc Thu, Pháp danh Tâm Nguyện.
Đồng kính đơn khẩn thiết kêu cứu đến Đảng, Nhà nước TP.HCM và Q.Gò Vấp giúp đỡ chúng tôi thoát khỏi sự khủng bố về tinh thần và thể xác của một số người lạ mặt và chó dữ đang xâm chiếm vào chùa Triều Châu kể từ ngày 28/08/2006 đến nay.
Tập thể tu sĩ và Phật tử chùa Triều Châu đã có nhiều đơn kêu cứu đến các Cấp Lãnh Đạo, Đảng, Nhà nước Tp HCM và địa phương xin giúp đỡ bảo vệ an toàn tính mạng, ổn định chổ ở để tu hành, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến Pháp Luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng đến nay chưa được quý cấp Đảng và Nhà Nước can thiệp nên chúng tôi tiếp tục làm đơn khẩn thiết kêu cứu xin giúp đỡ cho chúng tôi sớm thoát khỏi cảnh mất an ninh, giữa TP.HCM mà Chư Ni và Phật tử Chùa không có điện phải chịu cảnh tối tăm, không thể học bài được, tất cả các cửa Chùa đều bị đập phá, bảng Chùa thì bị bọn lạ mặt đến căng vải đỏ che lấp, bảng hiệu Chùa Triều Châu và địa chỉ, thân nhân và Phật tử phương xa không thể tìm thăm các thầy tu được. Hiện tại Chư Ni chùa Triều Châu đang bị khủng bố cả ngày lẫn đêm giữa TP.HCM vang danh là tự do tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Tập thể Tu Sĩ, Phật Tử chúng con xin kêu cứu các Cấp Lãnh Đạo, quan tâm đến chùa Triều Châu đã hoạt động thuần túy theo GHPG Việt Nam từ 15 năm qua. Chúng tôi hết sức biết ơn của Đảng và Nhà Nước.
Trước khi được sự giúp đỡ của Quý Ban tôi xin trân trọng biết ơn.
Nơi nhận:
- Tòa soạn báo Lao Động
- Văn phòng nhà báo Trần Bạch Đằng
- Tòa soạn báo Công An
Đồng kư tên:
TN. Nhuận Tâm (Phạm Thị Hoàng)
TN. Huệ Tâm (Phan Thị Đào)
TN. Huệ Tánh (Tôn Nữ Thùy Giang)
Ts. Diệu Liên (Trần Thị Kim Hồng)
Tu. Tâm Nguyện (Nguyễn Ngọc Thu)."
Thực sự, sao có chuyện ngang ngược như thế? Vì sao Giáo Hội PGVN không cứu nổi chùa này? Có phải vì Thành Uỷ quyết tâm xóa sổ chùa này hay không?
Nếu những cán bộ Thành Uỷ chỉ nhìn ở tầm mức vì lợi nhỏ như thế, thì làm sao làm nổi vừa hòa hài xã hội và vưà tạo dựng được hình ảnh văn hóa cho du lịch VN? Gìn giữ được các hình ảnh văn hóa tôn giáo như thế, thực sự mới là chiến lược lâu dài cho du lịch VN vậy. Xin làm ơn, hãy tha cho các ngôi chùa.
Trần Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét