Thưa quý bạn, phải công nhận rằng các cô gái quê miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - ngày trước chúng ta thường gọi là miền Tây - nhiều cô rất đẹp. Tại sao con gái miền Tây lại đẹp hơn các nơi khác trong khi biển miền Tây là biển bùn, đất các tỉnh miền Tây đều là đất bồi nên rất thấp, chỉ trừ Cần Thơ” là “gạo trắng nước trong” còn các nơi khác hầu hết đều là nước phèn, lẽ ra với môi trường sống như vậy thì khó đẹp được?
Tôi đã suy nghĩ rất kỹ để tìm nguyên nhân. Sau, căn cứ vào khoa học, tôi kết luận rằng sở dĩ họ đẹp có lẽ do sự pha trộn giữa các dòng máu, cái mà khoa học gọi là “ưu thế lai” – ưu thế của sự lai giống xa giữa các chủng tộc – còn chúng ta thì nói nôm na với nhận xét đơn giản là “con lai thường đẹp”. Sự thực, cũng theo khoa học, không phải họ chỉ đẹp mà còn thông minh và có nhiều ưu điểm khác nữa.
Như chúng ta đã biết, dân chúng các tỉnh miền Tây thường có nhiều chủng tộc sống lẫn lộn với nhau: người Việt, người Hoa, người Khmer (tức Campuchia), kể cả người Chăm (người Chàm hay Chiêm Thành) như ở An Giang, nhưng người Chăm rất ít, không đông như các chủng tộc kia.
Người Việt lấy người Hoa, người Hoa lấy người Khmer, người Khmer lấy người Việt..v.v.., lung tung beng. Hễ thương nhau, thấy được là lấy, cha mẹ không hề ngăn cản. Rồi con cái của các gia đình hai dòng máu này có khi lại kết hôn với con cái của các gia đình hai dòng máu khác. Sự kết hôn giữa những cặp vợ chồng có nguồn gốc khác nhau đó sinh ra các con – nhất là con gái – thường rất đẹp.
Bạn có thể nói: “Xí, người Khmer da bánh ít mà đẹp nỗi gì!”. Không, đúng là da bánh ít thật nhưng khi họ lấy người Hoa, đẻ ra những đứa con kêu là “đầu gà đít vịt”, da có thể bánh ít, trắng, hoặc trung gian giữa trắng và bánh ít nhưng mặt mũi xinh lắm, nhất là thân hình, thường vừa phải, không ốm không mập, không cao không thấp, không thể chê vào đâu được.
Bạn thấy đấy, mấy cô hoa hậu thế giới người Nam Mỹ như Venezuela, Mexico hay Colombia, da cũng bánh mật theo kiểu Nam Mỹ chứ đâu có trắng mà vẫn trúng tuyển như thường. Tương tự như vậy, người Việt lấy người Khmer hay người Hoa, đẻ ra các con cũng hết sẩy mặc dầu có thể là họ rất nghèo, sống ở trong đồng, không được ánh sáng văn minh soi tới.
Sau đây, để chứng minh các cô gái quê vùng đồng bằng sông Cửu Long đẹp như thế nào, Đoàn Dự tôi xin thuật lại một vài câu chuyện đặt nền tảng trên cuốn Công tử Bạc Liêu của tác giả Phan Trung Nghĩa, một người rất gần gũi với ông Phan Kim Cân, em rể của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông em rể này trước cũng là một tay ăn chơi có hạng, sau ông ta theo Việt Minh, làm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
Năm1946, khi Việt Minh cướp chính quyền, họ bắt được Công tử Bạc Liêu, giam giữ ở trong đồng, định xử tử. Ông Phan Kim Cân xin giúp và đề nghị chính ông đứng ra bảo lãnh để Công tử Bạc Liêu được thả về nhà, đem một số tiền cực lớn vào giúp cách mạng đặng chuộc tội. Công tử Bạc Liêu thoát chết. Nộp tiền như lời đã hứa xong, cậu về sống tại Sài Gòn lúc ấy đã thuộc Pháp, không dám trở lại Bạc Liêu tranh tối tranh sáng lúc đó nữa.
Năm 1954, ông Phan Kim Cân đem người con lớn tên Phan Kim Sơn tập kết ra Bắc. Những chuyện sau đây hầu hết đều do ông Phan Kim Khánh, người con nhỏ của ông ở lại trong Nam, cháu gọi Công tử Bạc Liêu bằng cậu ruột, hiện nay vẫn sống tại Bạc Liêu, kể cho ông Phan Trung Nghĩa nghe.
Chuyện thứ nhất, chúng ta thử xem Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, con người bán trời không văn tự đó, khi đã lớn tuổi, gặp một cô gái quê từ miền Tây lưu lạc lên đất Sài Gòn, làm nghề gánh nước mướn trong xóm ở đường Nguyễn Du, ông đã xử sự như thế nào. Một điều đáng ngạc nhiên là người con gái này mặc dầu kém ông tới 40 tuổi nhưng vẫn chung thuỷ với ông suốt đời (Công tử Bạc Liêu mất năm 1973). Năm nay bà 67 tuổi, vẫn sống tại Sài Gòn.
Chuyện thứ hai, Công tử Bạc Liêu mặc dầu đã có “người vợ cuối cùng” nói trên nhưng vẫn bay bướm, mê một cô ca sĩ phòng trà rất đẹp cũng gốc miền Tây. Bà này hiện đang ở nước ngoài nên người ta tránh, không nói rõ tên.
Chuyện thứ ba, “công tử” Phan Kim Cân lúc còn trẻ tuổi bắt cóc người đẹp nhà quê đang rửa chân một mình bên sông.Chuyện thứ tư, một “công tử” khác – cậu Hai Đinh, anh ruột của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy – mua một người vợ lai Campuchia với giá tương đương với...7 ngôi biệt thự!
Tất cả những chuyện trên đây Đoàn Dự trích lại chỉ với mục đích để chứng minh rằng con gái miền Tây nhiều cô rất đẹp. Sau khi kể xong, chúng ta thử xem hiện nay người ta đi “săn” các cô gái quê như thế nào, đem về Sài Gòn và các nơi khác làm tiếp viên (waitress) và nhiều chuyện khác không tiện nói.
Bạn cũng có thể hỏi lại: “Ủa, thế ngày trước, khi còn trẻ tuổi, Đoàn Dự cũng sống ở miền Tây tới mấy năm trời, Đoàn Dự có gặp cô gái nào đẹp không và có mê cô ta không?” - Có chứ, làm sao tránh được chuyện đó. Chu Mạnh Trinh đã nói “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu”, rõ ràng là quý bạn thấy Đoàn Dự cũng “nòi tình” quá đi mất ấy chứ, làm sao không thương người nọ người kia được.Nhưng, như đã có lần Đoàn Dự đã từng than thở với quý bạn:
Bây giờ em ở phương trời xa
Bỏ lại nơi đây một mình ta
Thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc
Kỷ niệm năm xưa chẳng nhạt nhoà
Ta mơ ước đến khi ta chết
Tà áo năm xưa lại hiện về
Đứng bên thềm cũ, sân trường cũ
Như một kiếp nào trong giấc mơ...
(Đoàn Dự – Áo trắng ngày xưa)
“Phương trời xa” là bên Úc đấy quý bạn ạ. Bởi vậy cho nên chuyện chẳng ra sao hết. Hơn nữa nội dung bài này Đoàn Dự nói về các cô gái ở trong đồng, gia đình thường nghèo, còn cái tà áo trắng làm cho Đoàn Dự “thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc” thì ở thị xã, gia đình khá giả và là người Việt gốc Hoa, không phải là điều Đoàn Dự nói đến. Bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện về Công tử Bạc Liêu quý bạn nhé.
Cô gái gánh nước
Đó là vào khoảng năm 1960, một buổi chiều, Trần Trinh Huy đứng trên ban công ngôi biệt thự ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn, của mình để hóng gió thì chợt thấy một người con gái gánh nước đi ngang qua.
Nhìn kỹ, tâm thần Ba Huy bấn loạn. Ở đâu mà có một nàng tiên xuất hiện như vậy? Ba Huy hỏi người nhà và được biết đó là một cô gái ở miền Tây lên Sài Gòn, sống bằng nghề gánh nước mướn trong khu phố, còn cha cô thì vá xe đạp đầu đường.Lúc này, Trần Trinh Huy đã hơn 60 tuổi (ông sanh tháng 6 năm 1900). Một bữa, Ba Huy trực tiếp đến gặp ông già vá xe đạp rồi nói thẳng:
- Tôi thích con gái ông. Nếu ông gả cho tôi, tôi sẽ cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc...
Ông già vá vỏ xe về suy nghĩ lung lắm. Được tặng một căn phố lầu là chuyện ngoài sức tưởng tượng của ông. Công tử Bạc Liêu tuy đã lớn tuổi nhưng ai mà không biết ông ta giàu? Nếu gả con gái cho ông ta, nó sẽ sung sướng, thoát khỏi cảnh đi gánh nước mướn.
Thế là ông đồng ý. Công tử Bạc Liêu bèn làm giấy tờ, cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc như lời đã hứa. Đó là người vợ cuối cùng của ông và lạ lùng rằng cô sống hạnh phúc với ông tới khi ông mất (1973) và vẫn giữ trọn lòng chung thuỷ cho đến bây giờ. Tay ăn chơi Phan Kim Cân Trần gia có một người rể, chồng của cô Sáu Đông, em gái Trần Trinh Huy.
Người con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch đó tên Phan Kim Cân. Cân là con người đặc biệt, xuất thân từ một gia đình cũng rất nổi tiếng ở Bạc Liêu, cháu nội của ông Phan Hộ Biết. Ông này vừa là đại điền chủ vừa là vua lúa gạo và vua muối tỉnh Bạc Liêu.
Tất cả những ruộng muối từ Vĩnh Châu đến Gành Hào xưa kia vốn là sở hữu của Phan Hộ Biết - đó là cái thuở mà người ta còn gọi Bạc Liêu là tỉnh muối. Phan Kim Cân vốn là “dân cậu”, cùng nhóm với Công tử Bạc Liêu, khi còn trẻ tuổi cũng ăn chơi vào hạng thượng thừa.
Có một giai thoại do Phan Kim Khánh, con trai của ông kể lại như sau: Một bữa, Phan Kim Cân (lúc ấy đã có vợ là cô Sáu Đông, mẹ của Phan Kim Khánh), cỡi ngựa thong dong vào thăm điền Vĩnh Hưng, đến bờ sông thì gặp một cô gái đang rửa chân. Khi cô gái ngửng lên, Cân ngẩn ngơ, tay chân tê liệt đến nỗi làm rơi chiếc roi ngựa lúc nào không hay.
Tại sao ở cái xứ quê mùa này lại có một nàng con gái đẹp đến thế? Cân bèn vội vàng quay ngựa trở về Bạc Liêu, lấy ca nô, xách theo súng, lái vào trong sông, nhào lên bắt cóc cô gái, bịt miệng đem xuống ca nô, dông thẳng về Bạc Liêu. Về tới nhà rồi Cân mới biết đó là con gái của ông bá hộ Bành Tòng Mậu - một điền chủ khá lớn trong vùng.
Gia đình ông Bành Tòng Mậu biết tin, huy động tá điền của mình, đánh trống, gõ mõ đuổi theo nhưng không đuổi kịp, mà kéo tráng đinh ra Bạc Liêu đánh nhau, cứu con gái về thì không đủ sức. Họ bèn kiện lên quan chủ tỉnh và nói rằng Phan Kim Cân là tên côn đồ hung hãn.
Quan chủ tỉnh biết Phan Kim Cân là ai, ăn tiền của gia đình Cân, xếp việc đó lại, khuyên gia đình ông Bành Tòng Mậu nên hoà hoãn tìm cách giải quyết. Gia đình ông Bành Tòng Mậu dần dần nguôi giận, người con gái trở thành vợ nhỏ của Cân, ăn ở với Cân có con, được Cân rất mực yêu quý.
Sách “Bạc Liêu Xưa Và Nay” của tác giả Huỳnh Minh nói dân chúng thời đó ai cũng chê trách nhóm Công tử Bạc Liêu, cho rằng đó là những tay ăn chơi quá mức. Riêng Phan Kim Cân, sách nói rằng dù sao Cân cũng có vài điểm đáng khen. Bởi vì Cân xuất thân trong một gia đình giàu có, tầng lớp thượng lưu, con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch nhưng ai gặp hoạn nạn Cân cũng ra tay giúp đỡ. Đặc biệt là khi chí sĩ Nguyễn An Ninh đi các tỉnh miền Tây bí mật tuyên truyền chống Pháp, đến Bạc Liêu thì được Cân mời về nhà tiếp đãi hàng tháng và giúp rất nhiều tiền bạc hoạt động, không sợ bị mật thám Pháp theo dõi. Sau, Cân theo Việt Minh, năm 1954 tập kết ra Bắc và có vợ con ở ngoài đó, đến năm 1976 có về thăm gia đình.
Cô nữ ca sĩ trẻ đẹp phòng trà
Những người quen biết Công tử Bạc Liêu kể rằng ông ta là người ăn chơi vô độ. Sự giàu có cộng với tính nết coi tiền như rác khiến TrầnTrinh Huy trở thành con người có ma lực thu hút đối phụ nữ, nhưng dù sao ông ta cũng có lần phải chinh phục “người đẹp” một cách khó khăn.
Đó là vào khoảng giữa thập niên 1960s, lúc ấy Công tử Bạc Liêu đã ngoài 60 tuổi, phong độ đã xuống nhưng thói ăn chơi thì vẫn như cũ, không hề thay đổi. Một đêm, đến chơi tại một nhà hàng ca nhạc sang trọng đường Trần Hưng Đạo, Trần Trinh Huy chợt sững sờ trước nhan sắc cũa một nữ ca sĩ trẻ đẹp. Cặp chân dài, thân hình vừa phải, đặc biệt đôi mắt buồn não nùng như ánh sao xa khiến Công tử Bạc Liêu ngây ngất. Lạ lùng là cô ta toàn hát những bản buồn, mang tính lãng mạn nhưng cực kỳ nổi tiếng của thời tiền chiến. Ba Huy bị rung động dữ dội. Ông ta hỏi người hầu bàn:
- Cổ tên gì vậy?
- Thưa tên TT. Cổ chuyên hát ở đây, rất được hâm mộ. (Ca sĩ này hãy còn sống, hiện đang ở hải ngoại nên tên viết tắt, xin quý bạn đừng hiểu lầm kẻo trùng tên người khác). Huy dúi cho người hầu bàn một số tiền
- Nói giùm với TT là Công tử Bạc Liêu muốn mời cổ tới đây uống với ổng ly rượu làm quen.
Sau đó Ba Huy tự tin ngồi chờ. Xưa nay có ai từ chối lời mời của Công tử Bạc Liêu đâu? Bởi vì lời mời dẫn đến sự quen biết thường đi đôi với tiền bạc. Trước năm 75, sau luật Người Cày Có Ruộng, gia đình Công Tử Bạc Liêu lãnh tiền “nợ” truất hữu ruộng đất của nhà nước, từng đợt cỡ ba tháng một vào hạng lớn nhất miền Nam, những số tiền đáng nể đó phải chuyển thẳng vào ngân hàng rồi lãnh dần, không thể lãnh trong một lúc. Công tử Bạc Liêu được nhận phần của mình, nhưng nếu cần ông vẫn bán những căn phố ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Đà Lạt, cộng lại tới vài chục căn, “đốt tiền” không tiếc.
Nhưng điều bất ngờ xảy ra, nữ ca sĩ TT đi vài bàn nhấp mỗi chỗ một chút rượu, không ghé bàn Công tử Bạc Liêu và phớt lờ, không cần biết ông là ai cả. Việc đó làm Trần Trinh Huy rất chạm tự ái. Đêm sau, Ba Huy không nói với hầu bàn nữa mà cho mời đích thân chủ nhà hàng tới, đưa cho ông ta một xấp tiền:
- Ông ca-đô giùm cô TT, ra lệnh cho cổ đến uống với tôi ly rượu.
Ông chủ nhà hàng ra lệnh, TT nể lời đến gật đầu chào, uống với Công tử Bạc Liêu một ly rồi đi, không tỏ ra thân mật khiến Ba Huy càng cay cú. Hôm sau, Công tử Bạc Liêu đã nghĩ ra một cách, bèn gọi điện thoại hẹn trước rồi kêu tài xế lái xe đưa mình tới trực tiếp gặp chủ nhà hàng
- Tôi muốn ông đề bảng không tiếp khách một tối, tôi sẽ bao cả nhà hàng.
- Thưa, chắc ông muốn đặt tiệc gồm toàn người quen
- Không, một mình tôi thôi. Tôi ăn một mình, nghe cô TT ca một mình,coi cổ không tiếp đãi tôi được không. Thường thường, doanh thu một tối như vậy của nhà hàng là bao nhiêu
- Dạ, thưa lớn, tới vài trăm ngàn. (Vàng lúc ấy 12,000 đồng một lượng).
- Được, ông tính bao nhiêu tôi sẽ trả đủ không bớt một cắc, nhưng với điều kiện cô TT phải ca và vui vẻ với tôi. Nếu cổ vui vẻ, chiều đãi tôi, tôi sẽ ca-đô cho cổ thiệt hậu đặng cổ nể mặt, còn không thì khỏi, hổng có một xu.
Sau đó Công tử Bạc Liêu đặt lên bàn một xấp 100 ngàn tiền cọc, giống như ngày xưa đã có lần ông đặt xuống chiếu bạc, quyết định một ván bài trị giá 30,000 đồng khiến tất cả các con bạc đang chơi ở Đại Thế Giới đều phải ngẩn ngơ, sửng sốt.
Đêm ấy Công tử Bạc Liêu ngồi một mình trong ngôi nhà hàng rộng thênh thang để nghe cô ca sĩ trẻ đẹp hát. Cũng chính từ cái đêm “chơi cho đáng mặt” ấy, báo chí Sài Gòn đăng tải, lại tạo nên một giai thoại nữa về việc quăng tiền qua cửa sổ của Công tử Bạc Liêu. Nhưng, cũng có bài báo vẽ hình biếm họa: Công tử Bạc Liêu tay chỏi cằm, đang nhìn chăm chăm vào một cô ca sĩ há miệng thật rộng trên micrô, ngực và mông rất to.
Chính từ đêm ấy, ca sĩ TT thay đổi thái độ, đêm nào cũng ghé bàn Công tử Bạc Liêu một hai lần, uống với ông một hai ly rượu, thân mật với ông và tặng ông những nụ cười đẹp mê hồn. Ba Huy không đêm nào vắng mặt tại nhà hàng. Mỗi lần ông đến, từ các em hầu bàn tới các ca sĩ đều bu quanh ông. Ông móc tiền cho phứa phựa, không cần đếm.
Có báo nói rằng khi Trần Trinh Huy đã 70 tuổi, mỗi lần về Bạc Liêu trên xe của ông vẫn có một cô gái trẻ đẹp. Hậu duệ của ông thuộc dòng họ Trần Trinh nói rằng đó chính là cô ca sĩ phòng trà TT, quê ở miền Tây.
Người vợ Khmer giá 20,000 đồng
Hai Đinh cũng là một nhân vật trong nhóm Công tử Bạc Liêu khét tiếng ăn chơi. Giai thoại kể rằng, có lần ngồi trên chiếc xe do một người Khmer lái (người này là tài xế của ông hoàng Xi-ha-núc lúc còn ở bên Campuchia), thấy vợ tài xế đẹp quá, Hai Đinh tâm thần mê mẩn, đặt thẳng vấn đề:
- Mày bán vợ mày cho tao đi, muốn bao nhiêu cũng được.Tài xế nổi nóng, nói cho bõ ghét
- Tôi bán 20,000 đồng đấy, ông có đủ tiền mua không?
Tưởng nói cho đỡ giận, không ngờ Hai Đinh mua thật. Thưa quý bạn, chuyện này xảy ra năm 1938. - Khi tôi dạy học ở Bạc Liêu, bảy anh em độc thân ở chung mỗi người một phòng trong một ngôi biệt thự rất rộng, nguyên cái nền của nó lát bằng loại gạch bông 8 màu của Ý, cứ mỗi lần người làm lau xong thì các màu nổi lên trông đẹp như gấm.
Bác chủ cho biết ngôi biệt thự này xây năm 1938, bác bằng tuổi với Công tử Bạc Liêu và xây tổng cộng ngôi biệt thự hết 3,000 (ba ngàn) đồng, tiền lúc đó. Tôi tính ra, ông Hai Đinh – anh ruột của Công tử Bạc Liêu – cũng mua cô vợ Miên lai năm 1938 với giá 20,000 đồng, như vậy tương đương với khoảng gần... 7 ngôi biệt thự chúng tôi đã ở
Mấy tay “công tử Bạc Liêu” này đúng là chịu chơi thật! Tác giả Phan Trung Nghĩa cho biết, sau khi được mua, vợ người tài xế ăn ở với Hai Đinh cho đến cuối đời, và từ đó, vì yêu vợ quá nên Hai Đinh có thói quen vận xà rông giống như người Miên.
Ha ha, nếu Đoàn Dự tôi không được đổi về Sài Gòn, thời cuộc không thay đổi, cô gái năm xưa không theo gia đình vượt biên sang Úc “bỏ lại nơi đây một mình ta” thì có lẽ bây giờ Đoàn Dự mặc áo xá xẩu, bập bẹ nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Triều Châu om sòm và có những tí nhau mang hai dòng máu “mèo trắng mèo đen đều là mèo cả” giống như trong truyện Tịch Dương Hồng Đoàn Dự đã viết.
Thì ra, “Một buổi lỗi thề hiên Lãm Thuý, ngàn năm để hận chốn Tiêu Tương” chỉ vì thời cuộc giống như hai câu thơ than thở trên đây của thi sĩ Bùi Khánh Đản, hay thiệt!...
Bây giờ xin mời quý bạn coi tiếp phần hai của bài, tức chuyện
hiện nay người ta đi săn các cô gái quê ở miền Tây như thế nào...
Nếu như trước đây, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê muốn tuyển tiếp viên thì họ đăng báo, treo bảng tuyển dụng hay qua sự giới thiệu của người quen hoặc các trung tâm môi giới việc làm. “Lối đó xưa lắm rồi. Bây giờ chúng tôi trực tiếp đi săn tiếp viên. Muốn lứa tuổi nào, nhan sắc đến dâu, dân miệt nào đều có thể tìm được ngay lập tức. Chỉ cần một cú phôn là tụi này sẽ cho người dẫn đến...”. Ông Hai H., một “chuyên gia” đi lùng tiếp viên tự nói về mình như thế.
“Cò” tiếp viên và công nghệ “săn hàng
Chúng tôi nài nỉ mãi, cuối cùng ông H. cũng đồng ý cho đi theo một chuyến săn “hàng”, tức đi kiếm các cô thôn nữ dưới quê, đưa về thành phố làm tiếp viên hay các loại “dịch vụ” giải trí khác không thể diễn tả bằng lời. Ông H. vốn quen biết với nhiều nhà hàng, khách sạn, tiệm nhậu, tiệm karaoke ở thành phố.
Nghe đâu vốn đầu tư- của ông vào chuyện làm ăn tới hàng chục tỷ đồng. Ông bảo, trước đây mỗi khi muốn tuyển tiếp viên cho quán của mình, ông phải treo bảng tuyển dụng trước tiệm hoặc đăng trên báo. “Nhưng làm như vậy rất thụ động và nhiều khi không được như ý mình muốn”
Cách đây ít lâu, ông nảy ra sáng kiến hình thành hẳn một công ty săn tiếp viên, và bây giờ trở thành một đại gia chuyên kiếm nguồn tiếp viên cho các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố
Chuyến đi về miền Tây lần này, ông H. nói sẽ kiếm chừng 20 em cỡ từ 17 - 18 tới 20 tuổi, trông phải trắng trẻo, xinh xắn và “có văn minh” một chút. Hơn nửa số đó ông sẽ cung cấp cho các quán bar bên Phú Nhuận để lấy tiền công, số còn lại sẽ huấn luyện họ để bổ sung vào các “dịch vụ” giải trí của chính ông, vì các em cũ một số thì nghỉ việc, một số được “sang tay” cho các quán khác khi họ cần gấp. “Cứ mỗi em mà họ -ưng ý, tôi được hưởng từ 2 tới 3 triệu đồng.
Có khi họ thích gái Nam Bộ biết ca vọng cổ, cải lương thì mình về miền Tây, còn nếu họ thích gái miền Trung, mình sẽ ra Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định... Nói chung là tùy nhu cầu của bên đặt hàng. Công việc bây giờ phải thật nhạy bén vì ít lâu nay có nhiều kẻ cũng muốn nhảy vào làm ăn như mình. Lơ mơ là họ chơi tay trên liền...”.
- Nhưng “nguồn” ở đâu mà có hoài được? Và đưa các em vào trong “guồng máy” là thế nào?” - tôi thắc mắc. Ông H. cười:
- Đi với tôi, từ từ rồi các bạn sẽ hiểu.
Thì ra “nguồn” ông H. được cung cấp chính là những thông tin từ các em tiếp viên đã đến trước. Em nào vào làm ông cũng hỏi về gia cản và các “nữ lao động” khác ở quê. Ông ra giá, hễ em nào cung cấp được nhiều thông tin thì ông sẽ thưởng cho vài trăm ngàn và sẽ tăng lương từ một tới hai trăm ngàn đồng mỗi tháng.
Bởi vậy cho nên các chuyến đi tìm “hàng” của ông rất có kết quả và lần nào đi ông cũng dẫn theo các em cũ để họ dẫn lối, giới thiệu cho được thuận tiện À ra vậy, bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao đi cùng xe với chúng tôi có hai cô gái trạc 20 tuổi, trông khá xinh nhưng đối với ông H. cóvẻ khép nép và ít hào hứng trả lời khi chúng tôi hỏi chuyện. Họ đi theo ông chủ, về quê cũ để giới thiệu “hàng”.
Xe chạy qua thị trấn Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang rồi xuôi theo một con đường đất đỏ dài hun hút hàng chục cây số nữa mới tới quê của Hoa - tên một cô tiếp viên có mái tóc xõa ngang vai và nước da trắng như trứng gà bóc.
Những căn nhà tranh xơ xác nằm cặp bên một con sông khá rộng, nước chảy mạnh. Căn nhà của gia đình Hoa nằm sâu trong xóm thực chất chỉ như một chiếc chòi lá nằm trên nền đất, có thể sập bất cứ lúc nào khi gió lớn. Mấy đứa em nhỏ của Hoa đen đúa, lấm láp chạy ùa ra mừng chị về, mắt cứ trố lên nhìn những người khách sang trọng.
Má của Hoa gầy ốm hom hem, ho khọc khạch lúc ông H. và chúng tôi cúi đầu chào lịch sự.Hoa cười rất tươi, mở túi xách lấy quà chia cho các em và mẹ. Chẳng hiểu sao tôi cứ cảm thấy một cái gì đó xót xa khi nhìn nụ cười giả tạo của cô tiếp viên này với vai trò của người chị lớn, của đứa con ngoan vừa từ Sài Gòn trở về. Chao ôi, cái miệng đó...Tôi biết nói làm sao được?
Nói ra quý bạn lại bảo tôi là một thằng khốn nạn, mô tả ra những điều mà người ý tứ phải giữ kín, không nên mô tả... Hoa mời mọi người ngồi tạm trên chiếc giường tre ọp ẹp rồi rủ Phương, cô bạn tiếp viên đi cùng, bảo rằng ra xóm để nhắn mấy “đứa em” đến chơi... Lúc ngồi trên xe, ông H. có nói với tôi rằng, cách đây mấy hôm, ông đã cho hai cô tiếp viên này về quê để “sắp xếp” trước.
“Đây là ông chủ của chị, giám đốc một công ty lớn trên thành phố. Công ty đang cần tuyển nhân công, ông chủ nghe nói mấy em muốn kiếm việc làm nên đích thân xuống đây xem xét, nhận các em đi làm”, Hoa nói với bốn cô gái quê trông cô nào cũng rất xinh xắn, cặp mắt đen láy như mắt chim bồ câu.
Tâm hồn tôi ứ nghẹn. Những gương mặt đó, những đôi mắt đó rồi sẽ vẩn đục, bởi vì kiếm được đồng tiền ở Sài Gòn không phải chuyện dễ. Các cô sẽ phải đánh đổi sự trong sạch ở nơi thôn quê đó để lấy những gì mà trí óc các cô không hề nghĩ đến. “Ông chủ” nói: “Về làm với qua công việc nhàn hạ, lương lại cao. Các em xinh thế này ở quê mãi thì uổng quá, tiền bạc đâu có kiếm ra được đồng nào...”.
Cuộc nói chuyện diễn ra chớp nhoáng và tốt đẹp hơn cả mọi người tưởng tượng. Các cô gái quê gật đầu đồng ý và xin phép về sắp xếp quần áo, buổi chiều sẽ theo xe chúng tôi đi Sài Gòn. Ông H. cười rất tươi vì vừa tìm được “hàng” vừa ý... Xe lại xuôi về ngã rẽ, qua hướng Bến Tre để đến quê của Phương, cô tiếp viên còn lại, ở bên kia phà Rạch Miễu.
Đang đi trên đường đất đỏ, Phương bảo xe rẽ vào một con đường nhỏ. Xe dừng lại. Đi bộ cả cây số, qua ba cây cầu khỉ rồi đến nhà một cô bé vừa tốt nghiệp cấp 3, thi rớt đại học, gia cảnh rất khó khăn. Lại những lời hứa hẹn, đường mật về một tương lai sáng lạn. Gương mặt cô bé ngời lên niềm vui về cuộc đổi đời trong nay mai...
Nhìn vẻ hớn hở của T, cô bé quê ở Châu Thành, Bến Tre, tôi lại nhớ cách đây ít tháng, tôi cũng đã gặp một tiếp viên quán nhậu trên đường Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, có gia cảnh giống như T. Tốt nghiệp cấp 3, cô gái này cũng nghe bạn bè giới thiệu, lên thành phố làm tiếp viên với mức lương 800,000 đồng/tháng tức cỡ 50 USD.
Rồi hoàn cảnh đẩy đưa, ở trong môi trường bia, rượu và muốn kiếm thêm tiền, cuối cùng cô cũng chấp nhận đổi đời bằng cách... bán mình. Bán mình là khá đấy quý bạn ạ, còn nhiều chuyện khác đáng mắc cở và tội nghiệp hơn nữa kia. Không dưng mà tôi than thở rằng cái miệng xinh tươi và trong sạch đó...
Bây giờ, Thủy - cô gái – khóc, nói với tôi rằng muốn trở lại con đường cũ, về lại quê nhà nhưng không được nữa, khó biết chừng nào... Ông H. khoe với tôi có những nơi ông trở lại người ta mừng rỡ lắm, mừng như gặp lại vị ân nhân đã giúp con họ đổi đời. Có những gia đình vây lấy ân nhân, khoe rối rít rằng hàng tháng con họ vẫn gửi tiền về đều đều và cho gia đình biết tin công việc ở trên đó vẫn ổn định, tốt đẹp, nhàn hạ. Lâu lâu lại có cô về, da trắng hẳn ra, xinh hơ hớ, quần áo thì mô-đen, nước hoa thơm phưng phức, vàng đeo trên tay. Họ đi trên đường đất nhà quê trong sự thèm thuồng của các cô gái khác, cũng con nhà nghèo nhưng không được xinh đẹp như vậy.
“Guồng máy” tiếp viên
Ông T.H.M ở quận 5 cũng là một chuyên viên đi “săn” và “kinh doanh” tiếp viên Sài Gòn. Ông cho biết, để săn được nhiều tiếp viên trẻ đẹp cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, ông đã thiết lập hẳn một đường dây chân rết có thể thông báo rất nhanh cho ông tin tức về các cô gái đang cần việc làm, ở 6 tỉnh miền Tây và 5 tỉnh miền Trung là những nơi ông quen biết nhất.
Theo ông, việc săn tiếp viên chỉ mới xuất hiện gần đây thôi nhưng được xem là có nguồn thu nhập khá béo bở nên nhiều người nhảy vô. Người ta thi nhau đổ xô về các tỉnh, càng miền quê heo hút càng tốt để “huy động” và đưa “hàng” về thành phố.
Còn các “guồng máy”, ngày nay người ta đã khôn, không cư xử tàn nhẫn hoặc bắt buộc các cô phải “đi khách” như trước đây. Họ đăng ký tạm trú, tạm vắng cho các cô đàng hoàng và dứt khoát không cho phép chuyện “chiều” khách tại chỗ dù các cô đã thạo nghề, muốn kiếm ăn thêm. Nhưng các cô đi “vui vẻ” với khách ở nơi khác thì được, họ rất... khuyến khích. Không phải họ muốn chia chác gì cả nhưng nếu các cô chiều khách tại chỗ, họ sẽ bị công an bắt bớ, còn đi nơi khác, khách sẽ thích thú, thân thiết, lần sau sẽ trở lại ăn uống hoặc massage nữa.
Có một qui định ngầm mà cả chủ lẫn tiếp viên đều không nói ra: các cô càng chiều khách, làm khách vui lòng bao nhiêu nhà hàng càng quý các cô bấy nhiêu, ngoài tiền “bo” (tip) các cô được hưởng, nhà hàng sẽ tăng lương cho các cô hơn tăng cho những cô không được khách thích.
“Cuối cùng thì đường nào rồi cũng sa chân vào cạm bẫy thôi. Vả lại, một khi mình đã sống trong môi trường đó, với “công nghệ” đào tạo để giữ chân khách của các quán thì khó mà tính được chuyện giừ mình”. “Cứ khăng khăng không chịu chiều khách sẽ bị đuổi việc. Về quê sẽ dở dang rồi còn gánh nặng gia đình? Qua quán khác thì cũng chạy trời không khỏi nắng đâu chú”, Hoa tâm sự với tôi như vậy nhân một bữa tôi ghé qua, muốn kiếm đề tài để viết. “Mà giữ làm chi? Chú thấy đó, nhà cháu nghèo muốn chết.
Nói thiệt với chú, nhờ có cái chuyện Sid (AIDS) nên tụi cháu không sợ gì hết. Khách họ hiểu biết, chính họ cũng giữ gìn chớ không phải chỉ riêng bọn cháu. Họ...chạy vòng ngoài, đã đi chơi là đem theo đồ nghề đàng hoàng chớ cho ăn kẹo họ cũng không đá chân không. Tụi cháu có mất gì đâu? Có tiền gởi về gia đình, nuôi các em đi học...”.
Đúng, các cô không mất gì cả. Vì chuyện AIDS nên ai cũng phải tự bảo vệ lấy mình. Nhưng sự thực là tiếp xúc nhiều thì tâm hồn các cô sẽ trơ đi, như cục đá, như cục đất, không còn sự ngây thơ trong sáng của cô gái quê bình thường. Nói cho cùng, ai cần sự ngây thơ đó? Gia đình các cô nghèo đói, túng thiếu, những đứa em lấm lem chạy ra mừng chị, mái nhà tranh cũ kỹ, ọp ẹp sắp bay xuống sông...
Tôi không bênh vực cho sự mong muốn kiếm tiền của các cô nhưng cũng không chê trách các cô. Tôi nhớ ngay nhà độc tài La Mã Caesar Borgia cũng còn nói câu: “Nghèo đói, túng thiếu, sống không nổi thà chui vào trong quan tài còn sướng hơn”. Thôi thì trên đường đời, muốn kiếm đồng tiền để thoát khỏi cảnh nghèo túng như vậy, tôi chỉ cầu mong cho các cô đừng gặp những thằng cám hấp dở dở ương ương, nó ngu đến độ cứ khăng khăng đòi...đá chân không để các cô có thể gặp nguy hiểm.
Đoàn Dự
Tôi đã suy nghĩ rất kỹ để tìm nguyên nhân. Sau, căn cứ vào khoa học, tôi kết luận rằng sở dĩ họ đẹp có lẽ do sự pha trộn giữa các dòng máu, cái mà khoa học gọi là “ưu thế lai” – ưu thế của sự lai giống xa giữa các chủng tộc – còn chúng ta thì nói nôm na với nhận xét đơn giản là “con lai thường đẹp”. Sự thực, cũng theo khoa học, không phải họ chỉ đẹp mà còn thông minh và có nhiều ưu điểm khác nữa.
Như chúng ta đã biết, dân chúng các tỉnh miền Tây thường có nhiều chủng tộc sống lẫn lộn với nhau: người Việt, người Hoa, người Khmer (tức Campuchia), kể cả người Chăm (người Chàm hay Chiêm Thành) như ở An Giang, nhưng người Chăm rất ít, không đông như các chủng tộc kia.
Người Việt lấy người Hoa, người Hoa lấy người Khmer, người Khmer lấy người Việt..v.v.., lung tung beng. Hễ thương nhau, thấy được là lấy, cha mẹ không hề ngăn cản. Rồi con cái của các gia đình hai dòng máu này có khi lại kết hôn với con cái của các gia đình hai dòng máu khác. Sự kết hôn giữa những cặp vợ chồng có nguồn gốc khác nhau đó sinh ra các con – nhất là con gái – thường rất đẹp.
Bạn có thể nói: “Xí, người Khmer da bánh ít mà đẹp nỗi gì!”. Không, đúng là da bánh ít thật nhưng khi họ lấy người Hoa, đẻ ra những đứa con kêu là “đầu gà đít vịt”, da có thể bánh ít, trắng, hoặc trung gian giữa trắng và bánh ít nhưng mặt mũi xinh lắm, nhất là thân hình, thường vừa phải, không ốm không mập, không cao không thấp, không thể chê vào đâu được.
Bạn thấy đấy, mấy cô hoa hậu thế giới người Nam Mỹ như Venezuela, Mexico hay Colombia, da cũng bánh mật theo kiểu Nam Mỹ chứ đâu có trắng mà vẫn trúng tuyển như thường. Tương tự như vậy, người Việt lấy người Khmer hay người Hoa, đẻ ra các con cũng hết sẩy mặc dầu có thể là họ rất nghèo, sống ở trong đồng, không được ánh sáng văn minh soi tới.
Sau đây, để chứng minh các cô gái quê vùng đồng bằng sông Cửu Long đẹp như thế nào, Đoàn Dự tôi xin thuật lại một vài câu chuyện đặt nền tảng trên cuốn Công tử Bạc Liêu của tác giả Phan Trung Nghĩa, một người rất gần gũi với ông Phan Kim Cân, em rể của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông em rể này trước cũng là một tay ăn chơi có hạng, sau ông ta theo Việt Minh, làm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
Năm1946, khi Việt Minh cướp chính quyền, họ bắt được Công tử Bạc Liêu, giam giữ ở trong đồng, định xử tử. Ông Phan Kim Cân xin giúp và đề nghị chính ông đứng ra bảo lãnh để Công tử Bạc Liêu được thả về nhà, đem một số tiền cực lớn vào giúp cách mạng đặng chuộc tội. Công tử Bạc Liêu thoát chết. Nộp tiền như lời đã hứa xong, cậu về sống tại Sài Gòn lúc ấy đã thuộc Pháp, không dám trở lại Bạc Liêu tranh tối tranh sáng lúc đó nữa.
Năm 1954, ông Phan Kim Cân đem người con lớn tên Phan Kim Sơn tập kết ra Bắc. Những chuyện sau đây hầu hết đều do ông Phan Kim Khánh, người con nhỏ của ông ở lại trong Nam, cháu gọi Công tử Bạc Liêu bằng cậu ruột, hiện nay vẫn sống tại Bạc Liêu, kể cho ông Phan Trung Nghĩa nghe.
Chuyện thứ nhất, chúng ta thử xem Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, con người bán trời không văn tự đó, khi đã lớn tuổi, gặp một cô gái quê từ miền Tây lưu lạc lên đất Sài Gòn, làm nghề gánh nước mướn trong xóm ở đường Nguyễn Du, ông đã xử sự như thế nào. Một điều đáng ngạc nhiên là người con gái này mặc dầu kém ông tới 40 tuổi nhưng vẫn chung thuỷ với ông suốt đời (Công tử Bạc Liêu mất năm 1973). Năm nay bà 67 tuổi, vẫn sống tại Sài Gòn.
Chuyện thứ hai, Công tử Bạc Liêu mặc dầu đã có “người vợ cuối cùng” nói trên nhưng vẫn bay bướm, mê một cô ca sĩ phòng trà rất đẹp cũng gốc miền Tây. Bà này hiện đang ở nước ngoài nên người ta tránh, không nói rõ tên.
Chuyện thứ ba, “công tử” Phan Kim Cân lúc còn trẻ tuổi bắt cóc người đẹp nhà quê đang rửa chân một mình bên sông.Chuyện thứ tư, một “công tử” khác – cậu Hai Đinh, anh ruột của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy – mua một người vợ lai Campuchia với giá tương đương với...7 ngôi biệt thự!
Tất cả những chuyện trên đây Đoàn Dự trích lại chỉ với mục đích để chứng minh rằng con gái miền Tây nhiều cô rất đẹp. Sau khi kể xong, chúng ta thử xem hiện nay người ta đi “săn” các cô gái quê như thế nào, đem về Sài Gòn và các nơi khác làm tiếp viên (waitress) và nhiều chuyện khác không tiện nói.
Bạn cũng có thể hỏi lại: “Ủa, thế ngày trước, khi còn trẻ tuổi, Đoàn Dự cũng sống ở miền Tây tới mấy năm trời, Đoàn Dự có gặp cô gái nào đẹp không và có mê cô ta không?” - Có chứ, làm sao tránh được chuyện đó. Chu Mạnh Trinh đã nói “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu”, rõ ràng là quý bạn thấy Đoàn Dự cũng “nòi tình” quá đi mất ấy chứ, làm sao không thương người nọ người kia được.Nhưng, như đã có lần Đoàn Dự đã từng than thở với quý bạn:
Bây giờ em ở phương trời xa
Bỏ lại nơi đây một mình ta
Thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc
Kỷ niệm năm xưa chẳng nhạt nhoà
Ta mơ ước đến khi ta chết
Tà áo năm xưa lại hiện về
Đứng bên thềm cũ, sân trường cũ
Như một kiếp nào trong giấc mơ...
(Đoàn Dự – Áo trắng ngày xưa)
“Phương trời xa” là bên Úc đấy quý bạn ạ. Bởi vậy cho nên chuyện chẳng ra sao hết. Hơn nữa nội dung bài này Đoàn Dự nói về các cô gái ở trong đồng, gia đình thường nghèo, còn cái tà áo trắng làm cho Đoàn Dự “thăm thẳm nhớ nhung chiều xứ Bạc” thì ở thị xã, gia đình khá giả và là người Việt gốc Hoa, không phải là điều Đoàn Dự nói đến. Bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện về Công tử Bạc Liêu quý bạn nhé.
Cô gái gánh nước
Đó là vào khoảng năm 1960, một buổi chiều, Trần Trinh Huy đứng trên ban công ngôi biệt thự ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn, của mình để hóng gió thì chợt thấy một người con gái gánh nước đi ngang qua.
Nhìn kỹ, tâm thần Ba Huy bấn loạn. Ở đâu mà có một nàng tiên xuất hiện như vậy? Ba Huy hỏi người nhà và được biết đó là một cô gái ở miền Tây lên Sài Gòn, sống bằng nghề gánh nước mướn trong khu phố, còn cha cô thì vá xe đạp đầu đường.Lúc này, Trần Trinh Huy đã hơn 60 tuổi (ông sanh tháng 6 năm 1900). Một bữa, Ba Huy trực tiếp đến gặp ông già vá xe đạp rồi nói thẳng:
- Tôi thích con gái ông. Nếu ông gả cho tôi, tôi sẽ cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc...
Ông già vá vỏ xe về suy nghĩ lung lắm. Được tặng một căn phố lầu là chuyện ngoài sức tưởng tượng của ông. Công tử Bạc Liêu tuy đã lớn tuổi nhưng ai mà không biết ông ta giàu? Nếu gả con gái cho ông ta, nó sẽ sung sướng, thoát khỏi cảnh đi gánh nước mướn.
Thế là ông đồng ý. Công tử Bạc Liêu bèn làm giấy tờ, cho ông một căn phố lầu và giúp đỡ tiền bạc như lời đã hứa. Đó là người vợ cuối cùng của ông và lạ lùng rằng cô sống hạnh phúc với ông tới khi ông mất (1973) và vẫn giữ trọn lòng chung thuỷ cho đến bây giờ. Tay ăn chơi Phan Kim Cân Trần gia có một người rể, chồng của cô Sáu Đông, em gái Trần Trinh Huy.
Người con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch đó tên Phan Kim Cân. Cân là con người đặc biệt, xuất thân từ một gia đình cũng rất nổi tiếng ở Bạc Liêu, cháu nội của ông Phan Hộ Biết. Ông này vừa là đại điền chủ vừa là vua lúa gạo và vua muối tỉnh Bạc Liêu.
Tất cả những ruộng muối từ Vĩnh Châu đến Gành Hào xưa kia vốn là sở hữu của Phan Hộ Biết - đó là cái thuở mà người ta còn gọi Bạc Liêu là tỉnh muối. Phan Kim Cân vốn là “dân cậu”, cùng nhóm với Công tử Bạc Liêu, khi còn trẻ tuổi cũng ăn chơi vào hạng thượng thừa.
Có một giai thoại do Phan Kim Khánh, con trai của ông kể lại như sau: Một bữa, Phan Kim Cân (lúc ấy đã có vợ là cô Sáu Đông, mẹ của Phan Kim Khánh), cỡi ngựa thong dong vào thăm điền Vĩnh Hưng, đến bờ sông thì gặp một cô gái đang rửa chân. Khi cô gái ngửng lên, Cân ngẩn ngơ, tay chân tê liệt đến nỗi làm rơi chiếc roi ngựa lúc nào không hay.
Tại sao ở cái xứ quê mùa này lại có một nàng con gái đẹp đến thế? Cân bèn vội vàng quay ngựa trở về Bạc Liêu, lấy ca nô, xách theo súng, lái vào trong sông, nhào lên bắt cóc cô gái, bịt miệng đem xuống ca nô, dông thẳng về Bạc Liêu. Về tới nhà rồi Cân mới biết đó là con gái của ông bá hộ Bành Tòng Mậu - một điền chủ khá lớn trong vùng.
Gia đình ông Bành Tòng Mậu biết tin, huy động tá điền của mình, đánh trống, gõ mõ đuổi theo nhưng không đuổi kịp, mà kéo tráng đinh ra Bạc Liêu đánh nhau, cứu con gái về thì không đủ sức. Họ bèn kiện lên quan chủ tỉnh và nói rằng Phan Kim Cân là tên côn đồ hung hãn.
Quan chủ tỉnh biết Phan Kim Cân là ai, ăn tiền của gia đình Cân, xếp việc đó lại, khuyên gia đình ông Bành Tòng Mậu nên hoà hoãn tìm cách giải quyết. Gia đình ông Bành Tòng Mậu dần dần nguôi giận, người con gái trở thành vợ nhỏ của Cân, ăn ở với Cân có con, được Cân rất mực yêu quý.
Sách “Bạc Liêu Xưa Và Nay” của tác giả Huỳnh Minh nói dân chúng thời đó ai cũng chê trách nhóm Công tử Bạc Liêu, cho rằng đó là những tay ăn chơi quá mức. Riêng Phan Kim Cân, sách nói rằng dù sao Cân cũng có vài điểm đáng khen. Bởi vì Cân xuất thân trong một gia đình giàu có, tầng lớp thượng lưu, con rể của “ông Lớn” Trần Trinh Trạch nhưng ai gặp hoạn nạn Cân cũng ra tay giúp đỡ. Đặc biệt là khi chí sĩ Nguyễn An Ninh đi các tỉnh miền Tây bí mật tuyên truyền chống Pháp, đến Bạc Liêu thì được Cân mời về nhà tiếp đãi hàng tháng và giúp rất nhiều tiền bạc hoạt động, không sợ bị mật thám Pháp theo dõi. Sau, Cân theo Việt Minh, năm 1954 tập kết ra Bắc và có vợ con ở ngoài đó, đến năm 1976 có về thăm gia đình.
Cô nữ ca sĩ trẻ đẹp phòng trà
Những người quen biết Công tử Bạc Liêu kể rằng ông ta là người ăn chơi vô độ. Sự giàu có cộng với tính nết coi tiền như rác khiến TrầnTrinh Huy trở thành con người có ma lực thu hút đối phụ nữ, nhưng dù sao ông ta cũng có lần phải chinh phục “người đẹp” một cách khó khăn.
Đó là vào khoảng giữa thập niên 1960s, lúc ấy Công tử Bạc Liêu đã ngoài 60 tuổi, phong độ đã xuống nhưng thói ăn chơi thì vẫn như cũ, không hề thay đổi. Một đêm, đến chơi tại một nhà hàng ca nhạc sang trọng đường Trần Hưng Đạo, Trần Trinh Huy chợt sững sờ trước nhan sắc cũa một nữ ca sĩ trẻ đẹp. Cặp chân dài, thân hình vừa phải, đặc biệt đôi mắt buồn não nùng như ánh sao xa khiến Công tử Bạc Liêu ngây ngất. Lạ lùng là cô ta toàn hát những bản buồn, mang tính lãng mạn nhưng cực kỳ nổi tiếng của thời tiền chiến. Ba Huy bị rung động dữ dội. Ông ta hỏi người hầu bàn:
- Cổ tên gì vậy?
- Thưa tên TT. Cổ chuyên hát ở đây, rất được hâm mộ. (Ca sĩ này hãy còn sống, hiện đang ở hải ngoại nên tên viết tắt, xin quý bạn đừng hiểu lầm kẻo trùng tên người khác). Huy dúi cho người hầu bàn một số tiền
- Nói giùm với TT là Công tử Bạc Liêu muốn mời cổ tới đây uống với ổng ly rượu làm quen.
Sau đó Ba Huy tự tin ngồi chờ. Xưa nay có ai từ chối lời mời của Công tử Bạc Liêu đâu? Bởi vì lời mời dẫn đến sự quen biết thường đi đôi với tiền bạc. Trước năm 75, sau luật Người Cày Có Ruộng, gia đình Công Tử Bạc Liêu lãnh tiền “nợ” truất hữu ruộng đất của nhà nước, từng đợt cỡ ba tháng một vào hạng lớn nhất miền Nam, những số tiền đáng nể đó phải chuyển thẳng vào ngân hàng rồi lãnh dần, không thể lãnh trong một lúc. Công tử Bạc Liêu được nhận phần của mình, nhưng nếu cần ông vẫn bán những căn phố ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Đà Lạt, cộng lại tới vài chục căn, “đốt tiền” không tiếc.
Nhưng điều bất ngờ xảy ra, nữ ca sĩ TT đi vài bàn nhấp mỗi chỗ một chút rượu, không ghé bàn Công tử Bạc Liêu và phớt lờ, không cần biết ông là ai cả. Việc đó làm Trần Trinh Huy rất chạm tự ái. Đêm sau, Ba Huy không nói với hầu bàn nữa mà cho mời đích thân chủ nhà hàng tới, đưa cho ông ta một xấp tiền:
- Ông ca-đô giùm cô TT, ra lệnh cho cổ đến uống với tôi ly rượu.
Ông chủ nhà hàng ra lệnh, TT nể lời đến gật đầu chào, uống với Công tử Bạc Liêu một ly rồi đi, không tỏ ra thân mật khiến Ba Huy càng cay cú. Hôm sau, Công tử Bạc Liêu đã nghĩ ra một cách, bèn gọi điện thoại hẹn trước rồi kêu tài xế lái xe đưa mình tới trực tiếp gặp chủ nhà hàng
- Tôi muốn ông đề bảng không tiếp khách một tối, tôi sẽ bao cả nhà hàng.
- Thưa, chắc ông muốn đặt tiệc gồm toàn người quen
- Không, một mình tôi thôi. Tôi ăn một mình, nghe cô TT ca một mình,coi cổ không tiếp đãi tôi được không. Thường thường, doanh thu một tối như vậy của nhà hàng là bao nhiêu
- Dạ, thưa lớn, tới vài trăm ngàn. (Vàng lúc ấy 12,000 đồng một lượng).
- Được, ông tính bao nhiêu tôi sẽ trả đủ không bớt một cắc, nhưng với điều kiện cô TT phải ca và vui vẻ với tôi. Nếu cổ vui vẻ, chiều đãi tôi, tôi sẽ ca-đô cho cổ thiệt hậu đặng cổ nể mặt, còn không thì khỏi, hổng có một xu.
Sau đó Công tử Bạc Liêu đặt lên bàn một xấp 100 ngàn tiền cọc, giống như ngày xưa đã có lần ông đặt xuống chiếu bạc, quyết định một ván bài trị giá 30,000 đồng khiến tất cả các con bạc đang chơi ở Đại Thế Giới đều phải ngẩn ngơ, sửng sốt.
Đêm ấy Công tử Bạc Liêu ngồi một mình trong ngôi nhà hàng rộng thênh thang để nghe cô ca sĩ trẻ đẹp hát. Cũng chính từ cái đêm “chơi cho đáng mặt” ấy, báo chí Sài Gòn đăng tải, lại tạo nên một giai thoại nữa về việc quăng tiền qua cửa sổ của Công tử Bạc Liêu. Nhưng, cũng có bài báo vẽ hình biếm họa: Công tử Bạc Liêu tay chỏi cằm, đang nhìn chăm chăm vào một cô ca sĩ há miệng thật rộng trên micrô, ngực và mông rất to.
Chính từ đêm ấy, ca sĩ TT thay đổi thái độ, đêm nào cũng ghé bàn Công tử Bạc Liêu một hai lần, uống với ông một hai ly rượu, thân mật với ông và tặng ông những nụ cười đẹp mê hồn. Ba Huy không đêm nào vắng mặt tại nhà hàng. Mỗi lần ông đến, từ các em hầu bàn tới các ca sĩ đều bu quanh ông. Ông móc tiền cho phứa phựa, không cần đếm.
Có báo nói rằng khi Trần Trinh Huy đã 70 tuổi, mỗi lần về Bạc Liêu trên xe của ông vẫn có một cô gái trẻ đẹp. Hậu duệ của ông thuộc dòng họ Trần Trinh nói rằng đó chính là cô ca sĩ phòng trà TT, quê ở miền Tây.
Người vợ Khmer giá 20,000 đồng
Hai Đinh cũng là một nhân vật trong nhóm Công tử Bạc Liêu khét tiếng ăn chơi. Giai thoại kể rằng, có lần ngồi trên chiếc xe do một người Khmer lái (người này là tài xế của ông hoàng Xi-ha-núc lúc còn ở bên Campuchia), thấy vợ tài xế đẹp quá, Hai Đinh tâm thần mê mẩn, đặt thẳng vấn đề:
- Mày bán vợ mày cho tao đi, muốn bao nhiêu cũng được.Tài xế nổi nóng, nói cho bõ ghét
- Tôi bán 20,000 đồng đấy, ông có đủ tiền mua không?
Tưởng nói cho đỡ giận, không ngờ Hai Đinh mua thật. Thưa quý bạn, chuyện này xảy ra năm 1938. - Khi tôi dạy học ở Bạc Liêu, bảy anh em độc thân ở chung mỗi người một phòng trong một ngôi biệt thự rất rộng, nguyên cái nền của nó lát bằng loại gạch bông 8 màu của Ý, cứ mỗi lần người làm lau xong thì các màu nổi lên trông đẹp như gấm.
Bác chủ cho biết ngôi biệt thự này xây năm 1938, bác bằng tuổi với Công tử Bạc Liêu và xây tổng cộng ngôi biệt thự hết 3,000 (ba ngàn) đồng, tiền lúc đó. Tôi tính ra, ông Hai Đinh – anh ruột của Công tử Bạc Liêu – cũng mua cô vợ Miên lai năm 1938 với giá 20,000 đồng, như vậy tương đương với khoảng gần... 7 ngôi biệt thự chúng tôi đã ở
Mấy tay “công tử Bạc Liêu” này đúng là chịu chơi thật! Tác giả Phan Trung Nghĩa cho biết, sau khi được mua, vợ người tài xế ăn ở với Hai Đinh cho đến cuối đời, và từ đó, vì yêu vợ quá nên Hai Đinh có thói quen vận xà rông giống như người Miên.
Ha ha, nếu Đoàn Dự tôi không được đổi về Sài Gòn, thời cuộc không thay đổi, cô gái năm xưa không theo gia đình vượt biên sang Úc “bỏ lại nơi đây một mình ta” thì có lẽ bây giờ Đoàn Dự mặc áo xá xẩu, bập bẹ nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Triều Châu om sòm và có những tí nhau mang hai dòng máu “mèo trắng mèo đen đều là mèo cả” giống như trong truyện Tịch Dương Hồng Đoàn Dự đã viết.
Thì ra, “Một buổi lỗi thề hiên Lãm Thuý, ngàn năm để hận chốn Tiêu Tương” chỉ vì thời cuộc giống như hai câu thơ than thở trên đây của thi sĩ Bùi Khánh Đản, hay thiệt!...
Bây giờ xin mời quý bạn coi tiếp phần hai của bài, tức chuyện
hiện nay người ta đi săn các cô gái quê ở miền Tây như thế nào...
Nếu như trước đây, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê muốn tuyển tiếp viên thì họ đăng báo, treo bảng tuyển dụng hay qua sự giới thiệu của người quen hoặc các trung tâm môi giới việc làm. “Lối đó xưa lắm rồi. Bây giờ chúng tôi trực tiếp đi săn tiếp viên. Muốn lứa tuổi nào, nhan sắc đến dâu, dân miệt nào đều có thể tìm được ngay lập tức. Chỉ cần một cú phôn là tụi này sẽ cho người dẫn đến...”. Ông Hai H., một “chuyên gia” đi lùng tiếp viên tự nói về mình như thế.
“Cò” tiếp viên và công nghệ “săn hàng
Chúng tôi nài nỉ mãi, cuối cùng ông H. cũng đồng ý cho đi theo một chuyến săn “hàng”, tức đi kiếm các cô thôn nữ dưới quê, đưa về thành phố làm tiếp viên hay các loại “dịch vụ” giải trí khác không thể diễn tả bằng lời. Ông H. vốn quen biết với nhiều nhà hàng, khách sạn, tiệm nhậu, tiệm karaoke ở thành phố.
Nghe đâu vốn đầu tư- của ông vào chuyện làm ăn tới hàng chục tỷ đồng. Ông bảo, trước đây mỗi khi muốn tuyển tiếp viên cho quán của mình, ông phải treo bảng tuyển dụng trước tiệm hoặc đăng trên báo. “Nhưng làm như vậy rất thụ động và nhiều khi không được như ý mình muốn”
Cách đây ít lâu, ông nảy ra sáng kiến hình thành hẳn một công ty săn tiếp viên, và bây giờ trở thành một đại gia chuyên kiếm nguồn tiếp viên cho các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố
Chuyến đi về miền Tây lần này, ông H. nói sẽ kiếm chừng 20 em cỡ từ 17 - 18 tới 20 tuổi, trông phải trắng trẻo, xinh xắn và “có văn minh” một chút. Hơn nửa số đó ông sẽ cung cấp cho các quán bar bên Phú Nhuận để lấy tiền công, số còn lại sẽ huấn luyện họ để bổ sung vào các “dịch vụ” giải trí của chính ông, vì các em cũ một số thì nghỉ việc, một số được “sang tay” cho các quán khác khi họ cần gấp. “Cứ mỗi em mà họ -ưng ý, tôi được hưởng từ 2 tới 3 triệu đồng.
Có khi họ thích gái Nam Bộ biết ca vọng cổ, cải lương thì mình về miền Tây, còn nếu họ thích gái miền Trung, mình sẽ ra Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định... Nói chung là tùy nhu cầu của bên đặt hàng. Công việc bây giờ phải thật nhạy bén vì ít lâu nay có nhiều kẻ cũng muốn nhảy vào làm ăn như mình. Lơ mơ là họ chơi tay trên liền...”.
- Nhưng “nguồn” ở đâu mà có hoài được? Và đưa các em vào trong “guồng máy” là thế nào?” - tôi thắc mắc. Ông H. cười:
- Đi với tôi, từ từ rồi các bạn sẽ hiểu.
Thì ra “nguồn” ông H. được cung cấp chính là những thông tin từ các em tiếp viên đã đến trước. Em nào vào làm ông cũng hỏi về gia cản và các “nữ lao động” khác ở quê. Ông ra giá, hễ em nào cung cấp được nhiều thông tin thì ông sẽ thưởng cho vài trăm ngàn và sẽ tăng lương từ một tới hai trăm ngàn đồng mỗi tháng.
Bởi vậy cho nên các chuyến đi tìm “hàng” của ông rất có kết quả và lần nào đi ông cũng dẫn theo các em cũ để họ dẫn lối, giới thiệu cho được thuận tiện À ra vậy, bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao đi cùng xe với chúng tôi có hai cô gái trạc 20 tuổi, trông khá xinh nhưng đối với ông H. cóvẻ khép nép và ít hào hứng trả lời khi chúng tôi hỏi chuyện. Họ đi theo ông chủ, về quê cũ để giới thiệu “hàng”.
Xe chạy qua thị trấn Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang rồi xuôi theo một con đường đất đỏ dài hun hút hàng chục cây số nữa mới tới quê của Hoa - tên một cô tiếp viên có mái tóc xõa ngang vai và nước da trắng như trứng gà bóc.
Những căn nhà tranh xơ xác nằm cặp bên một con sông khá rộng, nước chảy mạnh. Căn nhà của gia đình Hoa nằm sâu trong xóm thực chất chỉ như một chiếc chòi lá nằm trên nền đất, có thể sập bất cứ lúc nào khi gió lớn. Mấy đứa em nhỏ của Hoa đen đúa, lấm láp chạy ùa ra mừng chị về, mắt cứ trố lên nhìn những người khách sang trọng.
Má của Hoa gầy ốm hom hem, ho khọc khạch lúc ông H. và chúng tôi cúi đầu chào lịch sự.Hoa cười rất tươi, mở túi xách lấy quà chia cho các em và mẹ. Chẳng hiểu sao tôi cứ cảm thấy một cái gì đó xót xa khi nhìn nụ cười giả tạo của cô tiếp viên này với vai trò của người chị lớn, của đứa con ngoan vừa từ Sài Gòn trở về. Chao ôi, cái miệng đó...Tôi biết nói làm sao được?
Nói ra quý bạn lại bảo tôi là một thằng khốn nạn, mô tả ra những điều mà người ý tứ phải giữ kín, không nên mô tả... Hoa mời mọi người ngồi tạm trên chiếc giường tre ọp ẹp rồi rủ Phương, cô bạn tiếp viên đi cùng, bảo rằng ra xóm để nhắn mấy “đứa em” đến chơi... Lúc ngồi trên xe, ông H. có nói với tôi rằng, cách đây mấy hôm, ông đã cho hai cô tiếp viên này về quê để “sắp xếp” trước.
“Đây là ông chủ của chị, giám đốc một công ty lớn trên thành phố. Công ty đang cần tuyển nhân công, ông chủ nghe nói mấy em muốn kiếm việc làm nên đích thân xuống đây xem xét, nhận các em đi làm”, Hoa nói với bốn cô gái quê trông cô nào cũng rất xinh xắn, cặp mắt đen láy như mắt chim bồ câu.
Tâm hồn tôi ứ nghẹn. Những gương mặt đó, những đôi mắt đó rồi sẽ vẩn đục, bởi vì kiếm được đồng tiền ở Sài Gòn không phải chuyện dễ. Các cô sẽ phải đánh đổi sự trong sạch ở nơi thôn quê đó để lấy những gì mà trí óc các cô không hề nghĩ đến. “Ông chủ” nói: “Về làm với qua công việc nhàn hạ, lương lại cao. Các em xinh thế này ở quê mãi thì uổng quá, tiền bạc đâu có kiếm ra được đồng nào...”.
Cuộc nói chuyện diễn ra chớp nhoáng và tốt đẹp hơn cả mọi người tưởng tượng. Các cô gái quê gật đầu đồng ý và xin phép về sắp xếp quần áo, buổi chiều sẽ theo xe chúng tôi đi Sài Gòn. Ông H. cười rất tươi vì vừa tìm được “hàng” vừa ý... Xe lại xuôi về ngã rẽ, qua hướng Bến Tre để đến quê của Phương, cô tiếp viên còn lại, ở bên kia phà Rạch Miễu.
Đang đi trên đường đất đỏ, Phương bảo xe rẽ vào một con đường nhỏ. Xe dừng lại. Đi bộ cả cây số, qua ba cây cầu khỉ rồi đến nhà một cô bé vừa tốt nghiệp cấp 3, thi rớt đại học, gia cảnh rất khó khăn. Lại những lời hứa hẹn, đường mật về một tương lai sáng lạn. Gương mặt cô bé ngời lên niềm vui về cuộc đổi đời trong nay mai...
Nhìn vẻ hớn hở của T, cô bé quê ở Châu Thành, Bến Tre, tôi lại nhớ cách đây ít tháng, tôi cũng đã gặp một tiếp viên quán nhậu trên đường Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, có gia cảnh giống như T. Tốt nghiệp cấp 3, cô gái này cũng nghe bạn bè giới thiệu, lên thành phố làm tiếp viên với mức lương 800,000 đồng/tháng tức cỡ 50 USD.
Rồi hoàn cảnh đẩy đưa, ở trong môi trường bia, rượu và muốn kiếm thêm tiền, cuối cùng cô cũng chấp nhận đổi đời bằng cách... bán mình. Bán mình là khá đấy quý bạn ạ, còn nhiều chuyện khác đáng mắc cở và tội nghiệp hơn nữa kia. Không dưng mà tôi than thở rằng cái miệng xinh tươi và trong sạch đó...
Bây giờ, Thủy - cô gái – khóc, nói với tôi rằng muốn trở lại con đường cũ, về lại quê nhà nhưng không được nữa, khó biết chừng nào... Ông H. khoe với tôi có những nơi ông trở lại người ta mừng rỡ lắm, mừng như gặp lại vị ân nhân đã giúp con họ đổi đời. Có những gia đình vây lấy ân nhân, khoe rối rít rằng hàng tháng con họ vẫn gửi tiền về đều đều và cho gia đình biết tin công việc ở trên đó vẫn ổn định, tốt đẹp, nhàn hạ. Lâu lâu lại có cô về, da trắng hẳn ra, xinh hơ hớ, quần áo thì mô-đen, nước hoa thơm phưng phức, vàng đeo trên tay. Họ đi trên đường đất nhà quê trong sự thèm thuồng của các cô gái khác, cũng con nhà nghèo nhưng không được xinh đẹp như vậy.
“Guồng máy” tiếp viên
Ông T.H.M ở quận 5 cũng là một chuyên viên đi “săn” và “kinh doanh” tiếp viên Sài Gòn. Ông cho biết, để săn được nhiều tiếp viên trẻ đẹp cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, ông đã thiết lập hẳn một đường dây chân rết có thể thông báo rất nhanh cho ông tin tức về các cô gái đang cần việc làm, ở 6 tỉnh miền Tây và 5 tỉnh miền Trung là những nơi ông quen biết nhất.
Theo ông, việc săn tiếp viên chỉ mới xuất hiện gần đây thôi nhưng được xem là có nguồn thu nhập khá béo bở nên nhiều người nhảy vô. Người ta thi nhau đổ xô về các tỉnh, càng miền quê heo hút càng tốt để “huy động” và đưa “hàng” về thành phố.
Còn các “guồng máy”, ngày nay người ta đã khôn, không cư xử tàn nhẫn hoặc bắt buộc các cô phải “đi khách” như trước đây. Họ đăng ký tạm trú, tạm vắng cho các cô đàng hoàng và dứt khoát không cho phép chuyện “chiều” khách tại chỗ dù các cô đã thạo nghề, muốn kiếm ăn thêm. Nhưng các cô đi “vui vẻ” với khách ở nơi khác thì được, họ rất... khuyến khích. Không phải họ muốn chia chác gì cả nhưng nếu các cô chiều khách tại chỗ, họ sẽ bị công an bắt bớ, còn đi nơi khác, khách sẽ thích thú, thân thiết, lần sau sẽ trở lại ăn uống hoặc massage nữa.
Có một qui định ngầm mà cả chủ lẫn tiếp viên đều không nói ra: các cô càng chiều khách, làm khách vui lòng bao nhiêu nhà hàng càng quý các cô bấy nhiêu, ngoài tiền “bo” (tip) các cô được hưởng, nhà hàng sẽ tăng lương cho các cô hơn tăng cho những cô không được khách thích.
“Cuối cùng thì đường nào rồi cũng sa chân vào cạm bẫy thôi. Vả lại, một khi mình đã sống trong môi trường đó, với “công nghệ” đào tạo để giữ chân khách của các quán thì khó mà tính được chuyện giừ mình”. “Cứ khăng khăng không chịu chiều khách sẽ bị đuổi việc. Về quê sẽ dở dang rồi còn gánh nặng gia đình? Qua quán khác thì cũng chạy trời không khỏi nắng đâu chú”, Hoa tâm sự với tôi như vậy nhân một bữa tôi ghé qua, muốn kiếm đề tài để viết. “Mà giữ làm chi? Chú thấy đó, nhà cháu nghèo muốn chết.
Nói thiệt với chú, nhờ có cái chuyện Sid (AIDS) nên tụi cháu không sợ gì hết. Khách họ hiểu biết, chính họ cũng giữ gìn chớ không phải chỉ riêng bọn cháu. Họ...chạy vòng ngoài, đã đi chơi là đem theo đồ nghề đàng hoàng chớ cho ăn kẹo họ cũng không đá chân không. Tụi cháu có mất gì đâu? Có tiền gởi về gia đình, nuôi các em đi học...”.
Đúng, các cô không mất gì cả. Vì chuyện AIDS nên ai cũng phải tự bảo vệ lấy mình. Nhưng sự thực là tiếp xúc nhiều thì tâm hồn các cô sẽ trơ đi, như cục đá, như cục đất, không còn sự ngây thơ trong sáng của cô gái quê bình thường. Nói cho cùng, ai cần sự ngây thơ đó? Gia đình các cô nghèo đói, túng thiếu, những đứa em lấm lem chạy ra mừng chị, mái nhà tranh cũ kỹ, ọp ẹp sắp bay xuống sông...
Tôi không bênh vực cho sự mong muốn kiếm tiền của các cô nhưng cũng không chê trách các cô. Tôi nhớ ngay nhà độc tài La Mã Caesar Borgia cũng còn nói câu: “Nghèo đói, túng thiếu, sống không nổi thà chui vào trong quan tài còn sướng hơn”. Thôi thì trên đường đời, muốn kiếm đồng tiền để thoát khỏi cảnh nghèo túng như vậy, tôi chỉ cầu mong cho các cô đừng gặp những thằng cám hấp dở dở ương ương, nó ngu đến độ cứ khăng khăng đòi...đá chân không để các cô có thể gặp nguy hiểm.
Đoàn Dự
3 nhận xét:
curry 6
jordan shoes
coach outlet online
nike air max 97
yeezy boost 350 v2
nike shoes
yeezys
golden goose
golden goose
yeezy boost 350 v2
additional hints replica chanel bags ebay Check This Out replica bags pakistan visit this website replica bags from china free shipping
n7o65y9v95 y6z59s8d84 c2h16k6f56 n8l33q6q37 p7e85v3k74 m2m93v8w24
Đăng nhận xét