Ô Quan Hạ thực hiện
Lời giới thiệu của Việt Weekly: Việt Weekly ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Phía tòa đại sứ Việt Nam tại Washington D.C. yêu cầu làm đơn xin và kèm theo những câu hỏi hay đề tài muốn hỏi. Việt Weekly làm đúng thủ tục này và đã gởi vào 15 câu hỏi, bao gồm 3 lãnh vực quan hệ Việt Mỹ, tình hình Việt Nam và quan hệ với cộng đồng. Việc được tiếp xúc với ông Nguyễn Minh Triết để thực hiện cuộc phỏng vấn đã không được xác nhận cho tới giờ chót, vào lúc gần trưa ngày 23 tháng 6, trước lúc ông lên đường trở lại Việt Nam. Khi được gặp, ông Triết giải thích vì vấn đề thì giờ bị giới hạn của chuyến đi cho nên đã trả lời trước 12 trong 15 câu hỏi đã được đặt ra. Và đồng thời, trong thời gian ngắn ngủi của buổi gặp mặt, ông cho phép phóng viên của Việt Weekly được đặt thêm một câu hỏi trực tiếp và ông sẽ trả lời ngay tại chỗ. Sau đây, câu hỏi đầu tiên được trả lời trực tiếp. Tiếp theo đó là 12 câu hỏi được trả lời qua văn bản soạn trước, được trao cho phóng viên Việt Weekly trong dịp gặp mặt.
VW: Hiện nay, sản phẩm báo chí từ phía Việt Nam được tự do phát hành tại hải ngoại, trong khi đó sản phẩm báo chí của cộng đồng hải ngoại lại bị cấm phát hành tại Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?
NMT: Vấn đề báo chí rồi cũng sẽ thông thương thôi. Bởi vì, hiện tại, báo chí nước ngoài tại Việt Nam cũng tương đối phong phú chứ không phải là không có đâu. Nhưng mà cũng phải nói rằng có những bài báo, thậm chí có những tờ báo nữa, thiếu thiện chí, cho nên, có khi cũng phải sàng lọc lại một tí. Cho nên tôi nghĩ rằng về lâu về dài thì cái chuyện thông thương, báo trong nước ra ngoài, báo ngoài nước về Việt Nam là chuyện bình thường.
VW: Ông nghĩ rằng thời gian để chuyện đó xảy ra là bao lâu? Vài năm hay nhiều năm nữa?
NMT: Mọi chuyện không thể nói được, nhưng mà cái xu hướng nó là như thế. Gia nhập vào WTO, mình đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới rồi. Không phải chỉ hội nhập về kinh tế thôi đâu. Mọi việc có những cái bước đi theo đó thôi. Tôi mong là quý anh em cũng vậy. Bởi vì có những thông tin, tôi nói thật là không khách quan. Không khách quan mà đương nhiên là đưa về phổ biến trong nước thì nó sẽ gây một cái tác hại không hay.
VW: Nhiều người cho rằng một nền chính trị đa đảng và một xã hội có tự do ngôn luận sẽ phát triển tiềm năng dân tộc Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là mô hình mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng để đưa nước họ trở nên hùng mạnh. Ông có đồng ý với suy nghĩ đó không?
NMT: Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết thể chế chính trị của mình, mỗi nước có quyền lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với hoàn canûn văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của mình. Nói cách khác, việc lựa chọn chế độ một Đảng hay nhiều Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của mỗi dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân dân mà ra, Đảng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và lựa chọn theo Đảng. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng trong hơn 20 năm qua đã thực sự làm thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường cả thế và lực cho Việt Nam cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được qui định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật và được tôn trọng trên thực tế. Với đường lối đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự huy động được sức mạnh toàn dân, đồng lòng nhất trí hướng mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
VW: Đối với những người ở bên trong Việt Nam lên tiếng đòi dân chủ, ông nghĩ gì về họ và sẽ đối xử với họ ra sao?
NMT: Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân về mọi lĩnh vực, kể cả những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
Điều tôi muốn nói ở đây là, Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách đảm bảo các quyền tự do dân chủ của người dân. Các quyền đó được ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp quy. Nhà nước cũng thực thi nhiều chính sách nhằm bảo đảm và phát huy các quyền tự do, dân chủ của người dân với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tham gia công việc chung của đất nước. Ơ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm luật pháp sẽ bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.
VW: Nền công lý của Việt Nam có bị điều khiển bởi chính quyền hay đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm sao để người dân và giới đầu tư yên tâm rằng nếu có tranh tụng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng?
NMT: Pháp luật Việt Nam có những qui định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như vai trò của các cơ quan này trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Trong quá trình tố tụng, các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về trình tự thủ tục điều tra, giam giữ, xét xử, bảo đảm quyền lợi cho những người bị truy tố và xét xử.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy sự tin tưởng của họ của môi trường làm ăn, kinh doanh ở Việt Nam.
VW: Về mặt cơ cấu chính trị, Việt Nam sẽ đi theo khuynh hướng nào? Nếu tiếp tục đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, có nguy cơ xảy ra bạo động lật đổ chính quyền như đã xảy ra ở Đông Âu không?
NMT: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc hơn 99% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua đã cho thấy lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam và con đường phát triển của Việt Nam. Con số biết nói này là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này.
VW: Tham nhũng có phải là một nguy cơ trầm trọng hiện nay không? Làm sao để có thể giải quyết được vấn đề này mà không có một cơ chế chính trị thực sự có khả năng giám sát và phân quyền?
NMT: Tham nhũng là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều gặp phải. Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống và đẩy lùi tham nhũng. Chống tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. Nếu không chống tham nhũng sẽ không thể huy động được nguồn lực cho phát triển và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
Việt Nam hiện có hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế để thực hiện phòng chống tham nhũng như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương… Chúng tôi chủ trương điều tra, xử lý nghiêm minh và công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện.
Bên cạnh đó, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, nhà nước khuyến khích nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tích cực giám sát, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham nhũng.
VW: Mỹ là siêu cường duy nhất còn của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời cũng từng là một đối thủ của Việt Nam trong chiến tranh. Tính chất quan hệ Việt – Mỹ hiện nay như thế nào? Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam được lợi và hại gì?
NMT: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp và đạt được những kết quả to lớn. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, tôi và ngài Tổng thống Bush đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định và hiệu quả.
Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích và quan tâm chung từ những lợi ích kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo… đến lợi ích trong hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động mang tính nhân đạo nhằm phòng chống các bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm và khắc phục hậu quả chiến tranh. Việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương là phù hợp với lợi ích của cả hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
VW: Việc thiết lập quan hệ mà nhiều người cho là có tính cách chiến lược với Mỹ có làm cho Trung Quốc khó chịu không?
NMT: Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc phát triển quan hệ với một nước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với nước khác.
Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
VW: Trong quan hệ với Trung Quốc, vấn đề biên giới đất liền và lãnh hải có phải là một việc khó giải quyết hay không? Và còn có những vấn đề khó khăn nào khác nữa?
NMT: Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững với Trung Quốc. Quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt – Trung thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai nước thống nhất về nguyên tắc giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Thời gian qua, việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ đã đạt được kết quả tích cực. Hai nước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành toàn bộ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã đi vào cuộc sống và được các bên tuân thủ, thực hiện tương đối tốt. Hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.
VW: Trong môi trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để các công ty trong nước có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty lớn trên thế giới có nhiều ưu thế về kỹ thuật, nhân sự và tài chính?
NMT: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đem lại những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những thách thức đó là môi trường kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của nhà nước.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt những cơ hội do WTO mang lại như thu hút đầu tư, mở rộng thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phát huy những lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu và phân phối… để cạnh tranh. Tôi cũng rất vui khi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất năng động, sáng tạo, tranh thủ được những cơ hội do WTO mang lại và phát huy được lợi thế của mình. Những doanh nghiệp này không những cạnh tranh có hiệu quả với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa mà còn mở rộng được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ra thị trường bên ngoài.
VW: Thử thách lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm tới và 10 năm tới là gì?
NMT: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong 5 và 10 năm tới là làm sao tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững nhằm đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.
20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, điều quan trọng là làm thế nào để phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, xây dựng thành công một nước Việt nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam như vậy là mục tiêu và khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có cá nhân tôi.
VW: Chuyến viếng thăm Mỹ lần đầu tiên của một chủ tịch nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì đối với Việt Nam? Ông có nhận xét gì về nước Mỹ?
NMT: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, tôi đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ 18 đến 23/06/2007. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đưa sự họp tác nhiều mặt giữa hai nước sang một giai đoạn mới, trên một nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã có nhiều gặp gỡ tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, gửi đến bà con những thông tin mới nhất tình hình trong nước, thúc đẩy mối liên hệ gắn bó giữa bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ với quê hương đất nước.
Như những người Việt Nam khác, tôi rất ấn tượng trước sự năng động, sáng tạo và sự cởi mở của người dân Mỹ.
VW: Ông nghĩ sao về tập thể cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã từng đứng bên kia chiến tuyến và vẫn còn đang có chính kiến khác biệt với ông? Quan hệ Việt Nam muốn có với những cộng đồng này như thế nào?
NMT: Tôi muốn khẳng định là bà con ta ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng, luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn chung lòng góp sức cùng nhau xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, tôi cũng lấy làm tiếc là do hệ quả của lịch sử, một số rất ít kiều bào vẫn có sự chia rẽ về chính trị, và một số nhóm người vẫn còn giữ thái độ cực đoan không chấp nhận những chuyển biến to lớn đang diễn ra ở trong nước.
Tôi muốn nói thế này, những ai còn có những suy nghĩ băn khoăn, ngờ vực hãy về thăm đất nước, tận mắt chứng kiến thực tế của nước nhà, gặp gỡ, trao đổi với những người dân trong nước. Hãy đến với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, thu hẹp được sự cách biệt.
Tổ quốc Việt Nam là quê hương thân yêu của mọi người Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người Việt Nam. Đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và nhà nước cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới các chủ trương, chính sách liên quan đến kiều bào, đáp ứng mong muốn của bà con và yêu cầu phát triển của đất nước.
-------------------------
Nguồn: Việt Weekly
Lời giới thiệu của Việt Weekly: Việt Weekly ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Phía tòa đại sứ Việt Nam tại Washington D.C. yêu cầu làm đơn xin và kèm theo những câu hỏi hay đề tài muốn hỏi. Việt Weekly làm đúng thủ tục này và đã gởi vào 15 câu hỏi, bao gồm 3 lãnh vực quan hệ Việt Mỹ, tình hình Việt Nam và quan hệ với cộng đồng. Việc được tiếp xúc với ông Nguyễn Minh Triết để thực hiện cuộc phỏng vấn đã không được xác nhận cho tới giờ chót, vào lúc gần trưa ngày 23 tháng 6, trước lúc ông lên đường trở lại Việt Nam. Khi được gặp, ông Triết giải thích vì vấn đề thì giờ bị giới hạn của chuyến đi cho nên đã trả lời trước 12 trong 15 câu hỏi đã được đặt ra. Và đồng thời, trong thời gian ngắn ngủi của buổi gặp mặt, ông cho phép phóng viên của Việt Weekly được đặt thêm một câu hỏi trực tiếp và ông sẽ trả lời ngay tại chỗ. Sau đây, câu hỏi đầu tiên được trả lời trực tiếp. Tiếp theo đó là 12 câu hỏi được trả lời qua văn bản soạn trước, được trao cho phóng viên Việt Weekly trong dịp gặp mặt.
VW: Hiện nay, sản phẩm báo chí từ phía Việt Nam được tự do phát hành tại hải ngoại, trong khi đó sản phẩm báo chí của cộng đồng hải ngoại lại bị cấm phát hành tại Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?
NMT: Vấn đề báo chí rồi cũng sẽ thông thương thôi. Bởi vì, hiện tại, báo chí nước ngoài tại Việt Nam cũng tương đối phong phú chứ không phải là không có đâu. Nhưng mà cũng phải nói rằng có những bài báo, thậm chí có những tờ báo nữa, thiếu thiện chí, cho nên, có khi cũng phải sàng lọc lại một tí. Cho nên tôi nghĩ rằng về lâu về dài thì cái chuyện thông thương, báo trong nước ra ngoài, báo ngoài nước về Việt Nam là chuyện bình thường.
VW: Ông nghĩ rằng thời gian để chuyện đó xảy ra là bao lâu? Vài năm hay nhiều năm nữa?
NMT: Mọi chuyện không thể nói được, nhưng mà cái xu hướng nó là như thế. Gia nhập vào WTO, mình đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới rồi. Không phải chỉ hội nhập về kinh tế thôi đâu. Mọi việc có những cái bước đi theo đó thôi. Tôi mong là quý anh em cũng vậy. Bởi vì có những thông tin, tôi nói thật là không khách quan. Không khách quan mà đương nhiên là đưa về phổ biến trong nước thì nó sẽ gây một cái tác hại không hay.
VW: Nhiều người cho rằng một nền chính trị đa đảng và một xã hội có tự do ngôn luận sẽ phát triển tiềm năng dân tộc Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là mô hình mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng để đưa nước họ trở nên hùng mạnh. Ông có đồng ý với suy nghĩ đó không?
NMT: Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết thể chế chính trị của mình, mỗi nước có quyền lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với hoàn canûn văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của mình. Nói cách khác, việc lựa chọn chế độ một Đảng hay nhiều Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của mỗi dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân dân mà ra, Đảng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và lựa chọn theo Đảng. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng trong hơn 20 năm qua đã thực sự làm thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường cả thế và lực cho Việt Nam cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được qui định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật và được tôn trọng trên thực tế. Với đường lối đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự huy động được sức mạnh toàn dân, đồng lòng nhất trí hướng mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
VW: Đối với những người ở bên trong Việt Nam lên tiếng đòi dân chủ, ông nghĩ gì về họ và sẽ đối xử với họ ra sao?
NMT: Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân về mọi lĩnh vực, kể cả những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
Điều tôi muốn nói ở đây là, Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách đảm bảo các quyền tự do dân chủ của người dân. Các quyền đó được ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp quy. Nhà nước cũng thực thi nhiều chính sách nhằm bảo đảm và phát huy các quyền tự do, dân chủ của người dân với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tham gia công việc chung của đất nước. Ơ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm luật pháp sẽ bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.
VW: Nền công lý của Việt Nam có bị điều khiển bởi chính quyền hay đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm sao để người dân và giới đầu tư yên tâm rằng nếu có tranh tụng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng?
NMT: Pháp luật Việt Nam có những qui định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như vai trò của các cơ quan này trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Trong quá trình tố tụng, các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về trình tự thủ tục điều tra, giam giữ, xét xử, bảo đảm quyền lợi cho những người bị truy tố và xét xử.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy sự tin tưởng của họ của môi trường làm ăn, kinh doanh ở Việt Nam.
VW: Về mặt cơ cấu chính trị, Việt Nam sẽ đi theo khuynh hướng nào? Nếu tiếp tục đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, có nguy cơ xảy ra bạo động lật đổ chính quyền như đã xảy ra ở Đông Âu không?
NMT: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc hơn 99% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua đã cho thấy lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam và con đường phát triển của Việt Nam. Con số biết nói này là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này.
VW: Tham nhũng có phải là một nguy cơ trầm trọng hiện nay không? Làm sao để có thể giải quyết được vấn đề này mà không có một cơ chế chính trị thực sự có khả năng giám sát và phân quyền?
NMT: Tham nhũng là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều gặp phải. Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống và đẩy lùi tham nhũng. Chống tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. Nếu không chống tham nhũng sẽ không thể huy động được nguồn lực cho phát triển và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
Việt Nam hiện có hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế để thực hiện phòng chống tham nhũng như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương… Chúng tôi chủ trương điều tra, xử lý nghiêm minh và công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện.
Bên cạnh đó, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, nhà nước khuyến khích nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tích cực giám sát, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham nhũng.
VW: Mỹ là siêu cường duy nhất còn của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời cũng từng là một đối thủ của Việt Nam trong chiến tranh. Tính chất quan hệ Việt – Mỹ hiện nay như thế nào? Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam được lợi và hại gì?
NMT: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp và đạt được những kết quả to lớn. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, tôi và ngài Tổng thống Bush đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định và hiệu quả.
Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích và quan tâm chung từ những lợi ích kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo… đến lợi ích trong hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động mang tính nhân đạo nhằm phòng chống các bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm và khắc phục hậu quả chiến tranh. Việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương là phù hợp với lợi ích của cả hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
VW: Việc thiết lập quan hệ mà nhiều người cho là có tính cách chiến lược với Mỹ có làm cho Trung Quốc khó chịu không?
NMT: Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc phát triển quan hệ với một nước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với nước khác.
Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
VW: Trong quan hệ với Trung Quốc, vấn đề biên giới đất liền và lãnh hải có phải là một việc khó giải quyết hay không? Và còn có những vấn đề khó khăn nào khác nữa?
NMT: Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững với Trung Quốc. Quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt – Trung thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai nước thống nhất về nguyên tắc giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Thời gian qua, việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ đã đạt được kết quả tích cực. Hai nước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành toàn bộ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã đi vào cuộc sống và được các bên tuân thủ, thực hiện tương đối tốt. Hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.
VW: Trong môi trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để các công ty trong nước có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty lớn trên thế giới có nhiều ưu thế về kỹ thuật, nhân sự và tài chính?
NMT: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đem lại những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những thách thức đó là môi trường kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của nhà nước.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt những cơ hội do WTO mang lại như thu hút đầu tư, mở rộng thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phát huy những lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu và phân phối… để cạnh tranh. Tôi cũng rất vui khi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất năng động, sáng tạo, tranh thủ được những cơ hội do WTO mang lại và phát huy được lợi thế của mình. Những doanh nghiệp này không những cạnh tranh có hiệu quả với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa mà còn mở rộng được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ra thị trường bên ngoài.
VW: Thử thách lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm tới và 10 năm tới là gì?
NMT: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong 5 và 10 năm tới là làm sao tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững nhằm đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.
20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, điều quan trọng là làm thế nào để phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, xây dựng thành công một nước Việt nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam như vậy là mục tiêu và khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có cá nhân tôi.
VW: Chuyến viếng thăm Mỹ lần đầu tiên của một chủ tịch nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì đối với Việt Nam? Ông có nhận xét gì về nước Mỹ?
NMT: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, tôi đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ 18 đến 23/06/2007. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đưa sự họp tác nhiều mặt giữa hai nước sang một giai đoạn mới, trên một nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã có nhiều gặp gỡ tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, gửi đến bà con những thông tin mới nhất tình hình trong nước, thúc đẩy mối liên hệ gắn bó giữa bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ với quê hương đất nước.
Như những người Việt Nam khác, tôi rất ấn tượng trước sự năng động, sáng tạo và sự cởi mở của người dân Mỹ.
VW: Ông nghĩ sao về tập thể cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã từng đứng bên kia chiến tuyến và vẫn còn đang có chính kiến khác biệt với ông? Quan hệ Việt Nam muốn có với những cộng đồng này như thế nào?
NMT: Tôi muốn khẳng định là bà con ta ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng, luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn chung lòng góp sức cùng nhau xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, tôi cũng lấy làm tiếc là do hệ quả của lịch sử, một số rất ít kiều bào vẫn có sự chia rẽ về chính trị, và một số nhóm người vẫn còn giữ thái độ cực đoan không chấp nhận những chuyển biến to lớn đang diễn ra ở trong nước.
Tôi muốn nói thế này, những ai còn có những suy nghĩ băn khoăn, ngờ vực hãy về thăm đất nước, tận mắt chứng kiến thực tế của nước nhà, gặp gỡ, trao đổi với những người dân trong nước. Hãy đến với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, thu hẹp được sự cách biệt.
Tổ quốc Việt Nam là quê hương thân yêu của mọi người Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người Việt Nam. Đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và nhà nước cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới các chủ trương, chính sách liên quan đến kiều bào, đáp ứng mong muốn của bà con và yêu cầu phát triển của đất nước.
-------------------------
Nguồn: Việt Weekly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét