Ngày mùng năm tháng năm Âm lịch là ngày tết Đoan ngọ của Trung hoa, với thời gian ròng rã cả ngàn năm, hết triều đại này tới thời đại khác, người Tàu và Việt nam đánh nhau,biểu hiện một tinh thần bất khuất của người Việt. Những Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt danh tướng lẫy lừng không chỉ trong sử sách Việt nam, mà cả sử sách Tàu cũng phải ghi lại để nhớ như những mối cựu thù. Bên cạnh những nam nhi ấy thì phụ nữ Việt nam cũng anh thư không kém như bà Trưng, bà Triệu,nhưng không chỉ đánh nhau nơi chiến trận không thôi, ngay trong văn hóa, ứng xử của những quan văn nhiều thời kỳ cũng làm cho Tàu phải lắm phen nhượng bộ, những Trạng Quỳnh, Đoàn thị Điểm có những trang sử mà cả hai nước không quên.
Một bên ghi nhớ với lòng tự hào, thì bên ngược lại ghi nhớ như một món nợ có ngày phải trả.Nhưng…không tránh khỏi sự ảnh hưởng tiệm tiến bằng nhiều con đường,ngày tết, ngày lễ,những tư tưởng như Khổng giáo,ăn sâu vào nếp sống người Việt nhiều đời cho tới bây giờ, có lúc người Việt không xem đó là những thứ của nước láng giềng với một lịch sử thù hận, mà lại chan hòa nó như của chính dân tộc Việt.Tết Đoan ngọ là một ví dụ,tết của cây trái nhiệt đới( miền Bắc còn gọi là tết sâu bọ)là ngày kỷ niệm quan Đại phu của Tàu, một vị quan thanh liêm, và có một cách nhìn đời dù cực đoan , nhưng có hẳn một ngày kỷ niệm, được cúng kính một cách trân trọng ở cả hai dân tộc Việt nam và Trung hoa, để hiểu rằng đời nào, cái đạo làm người chân chính cũng được trọng vọng, trỡ thành những thánh nhân.
Khuất Nguyên làm quan đại phu đời Sở Hoài Vương,bị kẻ sàm báng mà phải phóng khí, mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo. Khuất Nguyên vừa đi vừa hát trên bờ đầm.
Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi rằng:
“ Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”
Khuất Nguyên nói:”Cà đời đục cả, mình ta trong, mọi người say cả mình ta tỉnh, bỡi vậy nên ta phải phóng khí.”
Ông lão đánh cá nói:”Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm song cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả hèm, húp cả bã cho say một thể?Việc gì phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.
Khuất Nguyên nói:” Tôi nghe mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá,chớ sao đang trắng lôm lốp, lại để dây phải bụi dơ.”( Trích Cổ học tinh hoa)
Chuyện trên đây, chính là lời của mình Khuất Nguyên, nói và trả lời để an ủi thử mình trước khi nhảy xuống sông Tương chịu chết để giữ thanh danh, của…người khác( đời say cả, mình ta tỉnh). Và người đời kính trọng ông nên có ngày tết Đoan ngọ, chiếc bánh ú tro người Việt chúng ta dùng cúng lễ Mùng năm, rồi ăn với đường, là chiếc bánh người Tàu cúng Khuất Nguyên rồi trút xuống sông để dành riêng cho ông với lòng trân trọng, chất tro để cá không ăn được bánh.
Đó là chuyện đời xưa,còn chuyện đời nay thì sao? Từ những ngày ông Thiếu tướng Tư lệnh không quân Việt nam Cộng Hòa,mệnh danh là “Người râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ chuyển từ một quân nhân sang làm chính trị, đứng chung liên danh mang tên Dân chủ, biểu tượng cổ động là lá cờ vàng ba sọc đỏ nỗi hình bản đồ Việt nam, cùng với ông Thiệu tranh cử chánh phó tổng thống, và trúng cử luôn sau đó, thay bộ đồ bay có vẻ chịu chơi sang bộ vét-ton thắt cà –ra-vát, chân luôn chơi giày quya thay cho giày đinh cao cổ người lính. Và dường như cũng chỉ có vậy, chẳng có câu nói nào mang tư tưởng nhà chính trị cho ra hồn, chỉ khác đi chút đỉnh là cái chuyện người ta đặt cho ông là ”tướng cao bồi” và những phi vụ ngoạn mục để săn gái như ngừng hẵn. Cho tới thời điểm trước tháng 4/1975,do tình hình chiến sự sôi động khắp nơi trên lãnh thổ Nam Việt nam, ông ta có lên tuyên bố cố thủ nơi nầy, quyết tử nơi kia, lời mà ai cũng nói ra được khi chiến trường và sự hy sinh còn ở tận Tây nguyên, hay địa đầu quân khu I, nơi tướng Ngô Quang Trưởng không động tay, động chân mà bó gối ngồi chờ lệnh của Tổng thống.
Phải cố thủ, thậm chí ông Kỳ còn đôn đốc bằng mồm về vành đai Xuân lộc, những bom CPU, chỉ để an tâm thu vén gia đình và mọi thứ chuồn êm qua Mỹ ngày 29/4/1975, ông ta không thấy lá cờ Mặt trận giải phóng nó hình thù thế nào nữa , nói chi tới chuyện đắng cay phải gánh chịu mà những người lính “do tôi chỉ huy” đã trãi sau ngày miền Nam bị toàn chiếm, có kẻ một đi không trở lại nơi rừng thiêng nước độc với tất cả những gì tồi tệ nhất trong xã hội loài người còn không đáng có, huống hồ là những con người dù trước đó từ hai phía, nhưng vẫn là con “một mẹ Việt nam”.
Qua Mỹ, ông làm gì, sống ra sao, người trong nước chỉ biết lõm bõm từ lời hỏi thăm qua câu chuyện với những người về thăm quê sau ngày cỡi mỡ, người nói ông mỡ nhà hàng, quán rượu, bán phở .v.v…, những thông tin không có gì tin cậy, và cả người hỏi lẫn người trả lời nghe qua rồi bỏ, vì nó cũng chẳng có gì gắn bó hay cần thiết, mà chỉ là vốn ngày xưa, cái ngày xưa ấy ông ta làm phó tổng thống, và là một ông tướng chịu chơi nên nhiều người biết… vậy thôi. Câu chuyện làm quà để có chuyện với người về từ nước Mỹ.
Cũng không tránh khỏi những thông tin rằng trong thời gian ông Kỳ định cư bên kia bờ đại dương, cũng có lúc huy động, bàn bạc cho những việc gọi là “ phục hồi lại thời oanh liệt” về nước trong một tư thế khác chứ không chỉ là anh bán phở, nhưng rồi cái lý tưởng ấy. “ với người đàn bà thì không dài hơn sợi tóc của họ” còn với ông Kỳ thì không dài hơn cái hàm râu tỉa tót gọn gàng của ông. Có những đổ bể, tiếng chì tiếng bấc, có những cú phone của ông ta mà bạn ông cắt ngang, vì…nhảm nhí, không cùng suy nghĩ, họ là những người cũng có một địa vị của một thời vang bóng, cái ngôn từ trong câu chuyện giữa họ với nhau, là Toa, là Moa…ắt phải có sự thân mật một thời.
Cho tới ba năm trước, ông về nước, ông đi khắp miền và luôn miệng hoan hô , thán phục, mà dư luận đâu đó nói rằng bên cạnh chuyện thăm lại cố hương miền Bắc, mà từ lúc ông “đuổi Pháp quá đà” không được thăm lại vì hai bên chiến tuyến. Ông còn tìm đường làm ăn ở Việt nam, chính yếu là phu nhơn đương thời của ông, một vài vụ hời, mà cả đôi bên cùng” có lợi”. Con người, hay một nhóm, một phe, một đảng nào cũng chỉ hai mục đích. Hoặc là cái lợi, hai là cái danh, trường hợp ông Kỳ, quên cái danh cũ không bỏ nồi nấu trừ bữa, đổi lấy cái lợi, để phu nhơn khỏi chì chiết rằng một thời đình đám, mà nay chẳng tích sự gì, để gia đình hạnh phúc, hai là cũng có rũng rĩnh đồng tiền áp phe. Phía nhà nước Cọng sản, thì được tiếng là hòa giải hòa hợp dân tộc. Tới cỡ ông Kỳ mà đối xử như vậy huống hồ những ai đó từ nước ngoài về, là thường dân.
Tuyên bố lung tung, rằng ông từng tiếp xúc với giới lãnh đạo Cộng sản trong nước, nào là theo ông nên có hai đảng song hành như kiểu Mỹ và đổi mới nhiều mặt hơn nữa, họ nói là đồng ý với ông (đây là ông tự nói dùm họ, hoặc để làm bóng như bộ râu kẽm phải tỉa tót, hoặc nhuộm cho khỏi màu muối tiêu vì tuổi tác, hoặc là để …chữa thẹn trước bàng dân thiên hạ) coi như ông là nhân vật quan trọng cùng mình , đã từng là nhân vật số hai của một quốc gia của cơ chế thị trường, nơi ông ngồi là một cái Dinh, ở vùng đất Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, thời oanh liệt của nó còn vang tới bây giờ là Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước. Con người, có thể cả đời mày mò không tìm ra cho mình một cơ hội, dù chỉ đủ nuôi miệng vừa đủ. Với ông, từng có cơ hội to lớn mà nói như thầy bói là chân mệnh đế vương,nói như thầy địa lý là mã phát Công khanh, ông đã từng mã phát, làm tới không phải đầu con gà mà đầu con phụng, tướng tư lệnh không quân, rồi phát đế vương, ngặt như lời ông mới nói ra gần đây là học ít, nên chỉ làm phó vương, hay do mã mồ bị chặn long mạch nên tới đó rồi bỏ chạy, mà chạy xa tới Huê kỳ. Tưởng là biệt ly nhớ nhung từ đây, nhưng không phải vậy, thầy bói nói là đậm về hậu vận, với ai kia họa vô đơn chí, phước bất trùng lai. Không ,với ông phước trùng dài dài, vì bên cạnh những phi vụ béo bỡ do phu nhơn ông đong đếm, thì nghe đồn ông làm sui với một ông VIP đương thời, quả là phúc lộc trùng phùng.
Hai thứ sức mạnh quyện vào người ông, một là tiếng tăm của một thời… đã cũ, hai là ông VIP tạo ra, vì vốn dĩ xã hội Việt nam đương thời, mà tiếng nói anh Ba, anh Sáu, chú Năm thì không cần văn tự, cứ nước bọt là chạy ào ào.Tuổi già của ông như được hồi xuân, sang Mỹ, về quê như đi chợ, không biết ông bây giờ có vai trò gì nữa, người Việt quốc gia. Cũng đúng, cầu nối trung gian hòa hợp, hòa giải dân tộc, cũng phải, mà “anh sui” của ông lớn Cộng sản cũng chẳng ngoa. Ông Kỳ sống bềnh bồng như mơ như tỉnh.
Cái sự thật sung sướng ấy của ông “râu kẽm” rõ ràng nhất là chuyến anh Sáu sang Huê kỳ,anh dẫn đoàn tới hai trăm mà hầu hết là ” Doanh nhân” chuyện chính của chuyến đi là giao thương kinh tế, cũng là gồng mình lên chịu chuyện trước đó em út ảnh gây ra, làm ồn ào khắp thế giới. ” Chuyện ấy là chuyện nhỏ thôi” (lời anh Sáu). Cái thành phần mà anh Sáu dẫn đi, và mục đích chuyến đi, nói theo “đêm trước đổi mới” là đám con phe, vì ngày ấy không có doanh nhân doanh nhiếc gì cả. Cứ chuyện làm ăn buôn bán cá thể, tư lợi là ” con phe” tất tần tật.
Chuyện mà người viết bài này cần nói là chuyện ông Cao Cờ, có lẽ Cao cờ nên ông ta ba chân bốn cẳng từ Việt đi Mỹ cho kịp chuyến đò vào buổi tiệc anh Sáu tổ chức cho “ Việt kìu” ( không hề nói sai vì thông tấn trong và ngoài nước đưa tin, ông Kỳ tới tiệc vừa kịp là từ sân bay tới, các thực khách hôm đó nghe hơi thở ông dồn dập, vì quyết cho kịp). Ông bắt tay anh Sáu một cách hãnh diện, từng thớ thịt trên khuôn mặt ông giựt giựt biểu lộ sự mừng rỡ trước cơ hội ngàn năm có một, vì chắc ông cũng gần về với các cụ Mác- Lê.nên không thể bỏ lỡ phen nầy được thực khách nhận định là trẻ lâu ( có nhà báo nhận định là nhờ không suy nghĩ gì) có lẽ quả bóng trong người ông được bơm hết cỡ, vì đó là bữa cuối trước khi đoàn anh Sáu rời Huê kỳ về xứ, sau năm ngày, vui ít mà buồn nhiều, dù thông tấn trong nước ngợi ca là thành công tốt đẹp. Tận dụng cơ hội nơi đây, có rượu, có mồi, cọng với sự căng phồng lâng lâng vì phước lộc trùng phùng, ông “ giựt mic” tuyên bố nghe rất chi là lãnh đạo.
"Bài nói của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi.
Tôi trước đây đã từng đứng ở bên kia đấu trường với Chủ tịch. Những gì tôi được nghe hôm nay được xuất phát từ tình cảm, trái tim của một người dân Việt. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên và có thể nói rất cảm động. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói về dân tộc, về đất nước. Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.
Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt.
“Ngày hôm nay, chúng ta kỷ niệm sự kiện này nhân dịp Chủ tịch nước đến Mỹ, cùng nhìn về tương lai. Ở đây không có vấn đề Quốc - Cộng. Ở đây chỉ có vấn đề Việt Nam và dân tộc Việt.
Tôi muốn nhắn lời cảm ơn chân thành đến anh em trong nước 3 năm nay đã đón tiếp tôi. Tôi biết ơn những lời nói từ tâm hồn một người lãnh đạo của đất nước Việt Nam, một sự nâng niu gắn bó dân tộc. Xin cám ơn mọi người và xin cám ơn Chủ tịch, một người yêu nước". (Trích lời ông Kỳ” hậu tạ” khi trước đó anh Sáu nhắc tới ông.)
"Đến đây, tôi thực sự xúc động được gặp bà con, trong không khí cởi mở, thân mật như thế này. Anh Nguyễn Cao Kỳ đang ở Việt Nam nhưng khi nghe chuyến thăm của Đoàn có cuộc gặp gỡ ở đây đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay.
Điều đó nói lên cái gì? Điều đó nói lên rằng chúng ta là người Việt Nam, dù quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy yêu thương nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền Việt Nam, cùng hướng về Việt Nam. Có phải như vậy không?", Chủ tịch hỏi. Cả hội trường vang tiếng vỗ tay ủng hộ. (trích lời anh Sáu trong buổi dạ tiệc)
Khi Chủ tịch nước tay giơ cao ly rượu mời, trong tiếng pháo tay vang mãi, một số bà con đã rút khăn tay chấm vội lên khoé mắt. ( tường thuật của Nguyễn Anh Tuấn từ Quận Cam)
Có lẽ, theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn tường thuật mà khả tín, thì ông Kỳ cũng ướt chiếc mu-xoa, vì những giọt nước mắt “cá cơm” bỡi ba năm qua, ơn Đảng, ơn chính phủ ông ta có một cõi đi về, còn gặp gỡ được với những nhân vật, ở một xứ sở, mà theo tích xưa ghi lại “ Củi đun như quế, thóc gạo như châu ngọc, và gặp quan khó như ma quỉ” và chiếm được cung ” Đại lợi” thì một chiếc mu-xoa có khi còn ít.
Nhưng vấn đề làm sản sinh ra bài viết nầy không phải chuyện đời tư ông Kỳ, ” vớ bỡ” trong mấy năm gần đây, mặc kệ ông ấy. Ông Kỳ có quyền ăn cây nào rào cây ấy theo từng thời , khi ông ấy thích như thế, ông ta có thể xun xoe, bợ đỡ người nào, nhóm lợi ích nào mang lại cho ông ta thuận lợi, nhân sinh quí thích chí cơ mà. Nhưng… ông Kỳ không chịu gói gọn mình trong phạm vi cá nhân ông ta, khi ông sống tới hai nhà nước pháp quyền là Việt Nam Cộng Hòa và Huê Kỳ. Và, có ba năm chung chạ, tới lui với một “ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “ nữa mà ông, hoặc vì: ”tôi không thích vì tôi chưa thích” đã tự ý lấn sân, có thể vì quá vui trong men rượu, mồi ngon, hãy muốn vừa lòng anh Sáu để rồi sau đây lại gặp và “ liên hệ” anh Sáu chuyện làm ăn ở xứ " cùng một mẹ Việt nam”. Ở cái thời mà người giám hộ hợp pháp còn phải làm bao nhiêu thứ thủ tục nhiêu khê, phiền phức, chồng không có quyền thay vợ nếu không có giấy ủy quyền, ịn con mộc rõ ràng. Vậy mà ông Kỳ quả cao bồi hơn thời làm tướng cao bồi, dám ra tuyên bố:
“Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.
Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt “.
Không nói ra thì e không tiện, mà nói ra thì có phủ phàng vì nói ra sự thật. Là, không hiểu trong một triệu rưỡi con người là “khúc ruột ngàn dặm”cả những người vì xã hội phân công thuở ấy dưới trướng ông Kỳ, tới con hay cháu nội ngoại của họ đang tồn tại nơi xứ Huê kỳ, có ứot khăn mu-xoa mừng rỡ khi nghe ông Kỳ nói dùm như vậy không?
Với dân tộc, ông Kỳ là ai? Mà có quyền dám nói rằng ”Tôi chấp nhận tiếng nói của một dân tộc” hình như ông ta quên là dân Việt nam không cử ông lần nào nữa sau vụ liên danh với ông Thiệu trúng cữ, nhất là ông ta ” xén váy tháo chạy” ngày 29/4/1975, và sau 30/4/75, những người chiến thắng ông ta gọi ông là “ bọn thằng Thiệu, Kỳ”. Cái ảo tưởng hào quang thuở ấy chẳng lẻ dư hương tới hôm nay? Để ông ta tuyên bố xanh rờn như vậy? Có lẽ. người sắm ra bài nầy cũng phải ẩu tả hỏi một cách vô phép rằng ”Tôi nói như vậy về ông Kỳ khúc ruột ngàn dặm nghe rõ không” để nghe câu trả lời cũng là xác minh của họ về nhân vật Nguyễn Cao Kỳ trong lòng họ hôm nay :
” đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt. “
Nếu, hỏi cũng là trả lời thì có lẽ ông Kỳ hơi bị vô duyên, vì hình như báo đài nước ngoài có thông tin là ngoài đó không xa, có đoàn người biểu tình bất đồng đang ồn ào phản đối, và điều nầy cũng được anh Sáu xác nhận chắc chắn:
"Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. ( lời chủ tịch Nguyễn Minh Triết)
Những đồng bào nào có may mắn bị ông Kỳ đại diện nói giùm?
Trong vụ nầy, kể cả ông ta mượn chuyện để mạ lại nước xi-mạ đã tróc từ khuya là: ” Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt.”
Càng vô duyên hơn khi người Mỹ đang nói chuyện nhân quyền trong chuyến đi nầy, ông ta mượn Mỹ để hù dọa ai đây khi người Việt với nhau đang nói chuyện chung tay xây dựng đất nước ( dù không đúng lúc và chưa đúng nghĩa vì còn nhiều bất hòa, bất đồng)
Chuyện bên Huê kỳ hôm ấy nghe lõm bõm vì sóng phát thanh bị rò rò mỗi khi đài ngoài nói tin Việt nam,nhưng chắc cũng không sai mấy vì báo điện tử Vietnamnet đăng rõ ràng như vậy. Chỉ có chuyện báo không đăng, đài không đọc là ý nghĩ của mỗi con người quan tâm tới đời sống khá hơn lên, hay có chút lòng muốn dân tộc Việt nam cất cánh, nghĩ gì về chuyến đi nầy, và chuyện bên lề là ông Kỳ chạy marathon cho… kịp, rồi “giựt mic” nói vậy? ( ngôn ngữ các diễn đàn)
Nhân vật chính và hội đủ nhiều yêu cầu nhất là ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết, được Mỹ mời, đi có công có chuyện, vậy mà theo lời ông kỹ sư Đỗ Nam Hải qua sóng phát thanh RFA thì ” Ông Triết không đại diện cho nguyện vọng của Dân tộc Việt nam, vì ông ấy không do dân bầu” thì ông Kỳ ở đâu trong chốn này mà lời tuyên bố nghe hoành tráng tới vậy?
Thật là xin lỗi trước ông, kính lão có đắc thọ thật đi chăng nữa thì cũng khó mà kính ông, vì tất cả những gì có thể coi là
Trãi qua những cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Chính vì ông, tại ông , thà rằng ông cứ an tâm ở xứ Huê kỳ lãnh wây-fe, chiều chiều mang vợt đánh ten-nis, hay bán phở, thì có lẽ tự nhiên người ta “ bỏ qua và quên quá khứ”. Đằng này, ông lấy hơi tàn đã bốc mùi mà chơi trội, làm, buộc, người ta phải không chỉ nhớ, mà rà soát lại quá khứ của ông” từ ngày đuổi Pháp quá đà” vào tận miền Nam rồi leo lên tới phó Tổng thống , cho tới ngày… leo lên máy bay dông thẳng. Lịch sử dân tộc sẽ nói gì, về ông? Ông từng làm vương làm tướng, hét ra lửa, còn chẳng lợi gì cho dân tộc, nay tuổi già xế bóng, có vào ra đất Việt cũng chỉ giõi lắm là vinh thân, phì da cho ông, có khi vì những vụ áp phe của ông mà làm hư thêm cán bộ của nhà nước, và sự thất thoát nếu có là mồ hôi của tám chục triệu dân Việt è cổ ra gánh. Tôi không biết, vì tôi chưa biết, nhưng người Việt nam khắp mọi miền trong và ngoài nước sẽ nói gì, về ông? Thì, ông cũng nên biết trước khi lên Ca-nô đỏ sang đò. Nghe lõm bõm, đọc lõm bõm, nghĩ và viết cũng lõm bõm. Nhưng sự xác quyết thì chưa chắc lõm bõm lắm, nên cũng cố gắng vài chữ , kính ông. Giống như có lần thằng dân quèn nầy tiễn đưa một Phạm Duy dù còn sống nhăn răn, cưới bồ nhí ở đất Sề- ghềnh với lời Vĩnh biệt.
Lời dẫn chuyện có hơi dài dòng, từ tết Mùng năm, tới ông Khuất Nguyên thời tu-huýt, ông ta nhảy sông Tương vì đời say cả mình ông ta tỉnh, ngần ấy thôi mà thẹn dùm rồi nhảy sông “ chết nước” mà tới đời nầy khuấy cả hèm, húp cả bả, say quắc cần câu, sống nhăn răng, cười hề hề, còn lên sân khấu ca bài ca dâng đảng thì quả là cao siêu, sức khỏe và tài trí xưa nay hiếm.
Du Lam
Một bên ghi nhớ với lòng tự hào, thì bên ngược lại ghi nhớ như một món nợ có ngày phải trả.Nhưng…không tránh khỏi sự ảnh hưởng tiệm tiến bằng nhiều con đường,ngày tết, ngày lễ,những tư tưởng như Khổng giáo,ăn sâu vào nếp sống người Việt nhiều đời cho tới bây giờ, có lúc người Việt không xem đó là những thứ của nước láng giềng với một lịch sử thù hận, mà lại chan hòa nó như của chính dân tộc Việt.Tết Đoan ngọ là một ví dụ,tết của cây trái nhiệt đới( miền Bắc còn gọi là tết sâu bọ)là ngày kỷ niệm quan Đại phu của Tàu, một vị quan thanh liêm, và có một cách nhìn đời dù cực đoan , nhưng có hẳn một ngày kỷ niệm, được cúng kính một cách trân trọng ở cả hai dân tộc Việt nam và Trung hoa, để hiểu rằng đời nào, cái đạo làm người chân chính cũng được trọng vọng, trỡ thành những thánh nhân.
Khuất Nguyên làm quan đại phu đời Sở Hoài Vương,bị kẻ sàm báng mà phải phóng khí, mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo. Khuất Nguyên vừa đi vừa hát trên bờ đầm.
Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi rằng:
“ Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”
Khuất Nguyên nói:”Cà đời đục cả, mình ta trong, mọi người say cả mình ta tỉnh, bỡi vậy nên ta phải phóng khí.”
Ông lão đánh cá nói:”Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm song cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả hèm, húp cả bã cho say một thể?Việc gì phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.
Khuất Nguyên nói:” Tôi nghe mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá,chớ sao đang trắng lôm lốp, lại để dây phải bụi dơ.”( Trích Cổ học tinh hoa)
Chuyện trên đây, chính là lời của mình Khuất Nguyên, nói và trả lời để an ủi thử mình trước khi nhảy xuống sông Tương chịu chết để giữ thanh danh, của…người khác( đời say cả, mình ta tỉnh). Và người đời kính trọng ông nên có ngày tết Đoan ngọ, chiếc bánh ú tro người Việt chúng ta dùng cúng lễ Mùng năm, rồi ăn với đường, là chiếc bánh người Tàu cúng Khuất Nguyên rồi trút xuống sông để dành riêng cho ông với lòng trân trọng, chất tro để cá không ăn được bánh.
Đó là chuyện đời xưa,còn chuyện đời nay thì sao? Từ những ngày ông Thiếu tướng Tư lệnh không quân Việt nam Cộng Hòa,mệnh danh là “Người râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ chuyển từ một quân nhân sang làm chính trị, đứng chung liên danh mang tên Dân chủ, biểu tượng cổ động là lá cờ vàng ba sọc đỏ nỗi hình bản đồ Việt nam, cùng với ông Thiệu tranh cử chánh phó tổng thống, và trúng cử luôn sau đó, thay bộ đồ bay có vẻ chịu chơi sang bộ vét-ton thắt cà –ra-vát, chân luôn chơi giày quya thay cho giày đinh cao cổ người lính. Và dường như cũng chỉ có vậy, chẳng có câu nói nào mang tư tưởng nhà chính trị cho ra hồn, chỉ khác đi chút đỉnh là cái chuyện người ta đặt cho ông là ”tướng cao bồi” và những phi vụ ngoạn mục để săn gái như ngừng hẵn. Cho tới thời điểm trước tháng 4/1975,do tình hình chiến sự sôi động khắp nơi trên lãnh thổ Nam Việt nam, ông ta có lên tuyên bố cố thủ nơi nầy, quyết tử nơi kia, lời mà ai cũng nói ra được khi chiến trường và sự hy sinh còn ở tận Tây nguyên, hay địa đầu quân khu I, nơi tướng Ngô Quang Trưởng không động tay, động chân mà bó gối ngồi chờ lệnh của Tổng thống.
Phải cố thủ, thậm chí ông Kỳ còn đôn đốc bằng mồm về vành đai Xuân lộc, những bom CPU, chỉ để an tâm thu vén gia đình và mọi thứ chuồn êm qua Mỹ ngày 29/4/1975, ông ta không thấy lá cờ Mặt trận giải phóng nó hình thù thế nào nữa , nói chi tới chuyện đắng cay phải gánh chịu mà những người lính “do tôi chỉ huy” đã trãi sau ngày miền Nam bị toàn chiếm, có kẻ một đi không trở lại nơi rừng thiêng nước độc với tất cả những gì tồi tệ nhất trong xã hội loài người còn không đáng có, huống hồ là những con người dù trước đó từ hai phía, nhưng vẫn là con “một mẹ Việt nam”.
Qua Mỹ, ông làm gì, sống ra sao, người trong nước chỉ biết lõm bõm từ lời hỏi thăm qua câu chuyện với những người về thăm quê sau ngày cỡi mỡ, người nói ông mỡ nhà hàng, quán rượu, bán phở .v.v…, những thông tin không có gì tin cậy, và cả người hỏi lẫn người trả lời nghe qua rồi bỏ, vì nó cũng chẳng có gì gắn bó hay cần thiết, mà chỉ là vốn ngày xưa, cái ngày xưa ấy ông ta làm phó tổng thống, và là một ông tướng chịu chơi nên nhiều người biết… vậy thôi. Câu chuyện làm quà để có chuyện với người về từ nước Mỹ.
Cũng không tránh khỏi những thông tin rằng trong thời gian ông Kỳ định cư bên kia bờ đại dương, cũng có lúc huy động, bàn bạc cho những việc gọi là “ phục hồi lại thời oanh liệt” về nước trong một tư thế khác chứ không chỉ là anh bán phở, nhưng rồi cái lý tưởng ấy. “ với người đàn bà thì không dài hơn sợi tóc của họ” còn với ông Kỳ thì không dài hơn cái hàm râu tỉa tót gọn gàng của ông. Có những đổ bể, tiếng chì tiếng bấc, có những cú phone của ông ta mà bạn ông cắt ngang, vì…nhảm nhí, không cùng suy nghĩ, họ là những người cũng có một địa vị của một thời vang bóng, cái ngôn từ trong câu chuyện giữa họ với nhau, là Toa, là Moa…ắt phải có sự thân mật một thời.
Cho tới ba năm trước, ông về nước, ông đi khắp miền và luôn miệng hoan hô , thán phục, mà dư luận đâu đó nói rằng bên cạnh chuyện thăm lại cố hương miền Bắc, mà từ lúc ông “đuổi Pháp quá đà” không được thăm lại vì hai bên chiến tuyến. Ông còn tìm đường làm ăn ở Việt nam, chính yếu là phu nhơn đương thời của ông, một vài vụ hời, mà cả đôi bên cùng” có lợi”. Con người, hay một nhóm, một phe, một đảng nào cũng chỉ hai mục đích. Hoặc là cái lợi, hai là cái danh, trường hợp ông Kỳ, quên cái danh cũ không bỏ nồi nấu trừ bữa, đổi lấy cái lợi, để phu nhơn khỏi chì chiết rằng một thời đình đám, mà nay chẳng tích sự gì, để gia đình hạnh phúc, hai là cũng có rũng rĩnh đồng tiền áp phe. Phía nhà nước Cọng sản, thì được tiếng là hòa giải hòa hợp dân tộc. Tới cỡ ông Kỳ mà đối xử như vậy huống hồ những ai đó từ nước ngoài về, là thường dân.
Tuyên bố lung tung, rằng ông từng tiếp xúc với giới lãnh đạo Cộng sản trong nước, nào là theo ông nên có hai đảng song hành như kiểu Mỹ và đổi mới nhiều mặt hơn nữa, họ nói là đồng ý với ông (đây là ông tự nói dùm họ, hoặc để làm bóng như bộ râu kẽm phải tỉa tót, hoặc nhuộm cho khỏi màu muối tiêu vì tuổi tác, hoặc là để …chữa thẹn trước bàng dân thiên hạ) coi như ông là nhân vật quan trọng cùng mình , đã từng là nhân vật số hai của một quốc gia của cơ chế thị trường, nơi ông ngồi là một cái Dinh, ở vùng đất Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, thời oanh liệt của nó còn vang tới bây giờ là Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước. Con người, có thể cả đời mày mò không tìm ra cho mình một cơ hội, dù chỉ đủ nuôi miệng vừa đủ. Với ông, từng có cơ hội to lớn mà nói như thầy bói là chân mệnh đế vương,nói như thầy địa lý là mã phát Công khanh, ông đã từng mã phát, làm tới không phải đầu con gà mà đầu con phụng, tướng tư lệnh không quân, rồi phát đế vương, ngặt như lời ông mới nói ra gần đây là học ít, nên chỉ làm phó vương, hay do mã mồ bị chặn long mạch nên tới đó rồi bỏ chạy, mà chạy xa tới Huê kỳ. Tưởng là biệt ly nhớ nhung từ đây, nhưng không phải vậy, thầy bói nói là đậm về hậu vận, với ai kia họa vô đơn chí, phước bất trùng lai. Không ,với ông phước trùng dài dài, vì bên cạnh những phi vụ béo bỡ do phu nhơn ông đong đếm, thì nghe đồn ông làm sui với một ông VIP đương thời, quả là phúc lộc trùng phùng.
Hai thứ sức mạnh quyện vào người ông, một là tiếng tăm của một thời… đã cũ, hai là ông VIP tạo ra, vì vốn dĩ xã hội Việt nam đương thời, mà tiếng nói anh Ba, anh Sáu, chú Năm thì không cần văn tự, cứ nước bọt là chạy ào ào.Tuổi già của ông như được hồi xuân, sang Mỹ, về quê như đi chợ, không biết ông bây giờ có vai trò gì nữa, người Việt quốc gia. Cũng đúng, cầu nối trung gian hòa hợp, hòa giải dân tộc, cũng phải, mà “anh sui” của ông lớn Cộng sản cũng chẳng ngoa. Ông Kỳ sống bềnh bồng như mơ như tỉnh.
Cái sự thật sung sướng ấy của ông “râu kẽm” rõ ràng nhất là chuyến anh Sáu sang Huê kỳ,anh dẫn đoàn tới hai trăm mà hầu hết là ” Doanh nhân” chuyện chính của chuyến đi là giao thương kinh tế, cũng là gồng mình lên chịu chuyện trước đó em út ảnh gây ra, làm ồn ào khắp thế giới. ” Chuyện ấy là chuyện nhỏ thôi” (lời anh Sáu). Cái thành phần mà anh Sáu dẫn đi, và mục đích chuyến đi, nói theo “đêm trước đổi mới” là đám con phe, vì ngày ấy không có doanh nhân doanh nhiếc gì cả. Cứ chuyện làm ăn buôn bán cá thể, tư lợi là ” con phe” tất tần tật.
Chuyện mà người viết bài này cần nói là chuyện ông Cao Cờ, có lẽ Cao cờ nên ông ta ba chân bốn cẳng từ Việt đi Mỹ cho kịp chuyến đò vào buổi tiệc anh Sáu tổ chức cho “ Việt kìu” ( không hề nói sai vì thông tấn trong và ngoài nước đưa tin, ông Kỳ tới tiệc vừa kịp là từ sân bay tới, các thực khách hôm đó nghe hơi thở ông dồn dập, vì quyết cho kịp). Ông bắt tay anh Sáu một cách hãnh diện, từng thớ thịt trên khuôn mặt ông giựt giựt biểu lộ sự mừng rỡ trước cơ hội ngàn năm có một, vì chắc ông cũng gần về với các cụ Mác- Lê.nên không thể bỏ lỡ phen nầy được thực khách nhận định là trẻ lâu ( có nhà báo nhận định là nhờ không suy nghĩ gì) có lẽ quả bóng trong người ông được bơm hết cỡ, vì đó là bữa cuối trước khi đoàn anh Sáu rời Huê kỳ về xứ, sau năm ngày, vui ít mà buồn nhiều, dù thông tấn trong nước ngợi ca là thành công tốt đẹp. Tận dụng cơ hội nơi đây, có rượu, có mồi, cọng với sự căng phồng lâng lâng vì phước lộc trùng phùng, ông “ giựt mic” tuyên bố nghe rất chi là lãnh đạo.
"Bài nói của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi.
Tôi trước đây đã từng đứng ở bên kia đấu trường với Chủ tịch. Những gì tôi được nghe hôm nay được xuất phát từ tình cảm, trái tim của một người dân Việt. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên và có thể nói rất cảm động. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói về dân tộc, về đất nước. Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.
Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt.
“Ngày hôm nay, chúng ta kỷ niệm sự kiện này nhân dịp Chủ tịch nước đến Mỹ, cùng nhìn về tương lai. Ở đây không có vấn đề Quốc - Cộng. Ở đây chỉ có vấn đề Việt Nam và dân tộc Việt.
Tôi muốn nhắn lời cảm ơn chân thành đến anh em trong nước 3 năm nay đã đón tiếp tôi. Tôi biết ơn những lời nói từ tâm hồn một người lãnh đạo của đất nước Việt Nam, một sự nâng niu gắn bó dân tộc. Xin cám ơn mọi người và xin cám ơn Chủ tịch, một người yêu nước". (Trích lời ông Kỳ” hậu tạ” khi trước đó anh Sáu nhắc tới ông.)
"Đến đây, tôi thực sự xúc động được gặp bà con, trong không khí cởi mở, thân mật như thế này. Anh Nguyễn Cao Kỳ đang ở Việt Nam nhưng khi nghe chuyến thăm của Đoàn có cuộc gặp gỡ ở đây đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay.
Điều đó nói lên cái gì? Điều đó nói lên rằng chúng ta là người Việt Nam, dù quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy yêu thương nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền Việt Nam, cùng hướng về Việt Nam. Có phải như vậy không?", Chủ tịch hỏi. Cả hội trường vang tiếng vỗ tay ủng hộ. (trích lời anh Sáu trong buổi dạ tiệc)
Khi Chủ tịch nước tay giơ cao ly rượu mời, trong tiếng pháo tay vang mãi, một số bà con đã rút khăn tay chấm vội lên khoé mắt. ( tường thuật của Nguyễn Anh Tuấn từ Quận Cam)
Có lẽ, theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn tường thuật mà khả tín, thì ông Kỳ cũng ướt chiếc mu-xoa, vì những giọt nước mắt “cá cơm” bỡi ba năm qua, ơn Đảng, ơn chính phủ ông ta có một cõi đi về, còn gặp gỡ được với những nhân vật, ở một xứ sở, mà theo tích xưa ghi lại “ Củi đun như quế, thóc gạo như châu ngọc, và gặp quan khó như ma quỉ” và chiếm được cung ” Đại lợi” thì một chiếc mu-xoa có khi còn ít.
Nhưng vấn đề làm sản sinh ra bài viết nầy không phải chuyện đời tư ông Kỳ, ” vớ bỡ” trong mấy năm gần đây, mặc kệ ông ấy. Ông Kỳ có quyền ăn cây nào rào cây ấy theo từng thời , khi ông ấy thích như thế, ông ta có thể xun xoe, bợ đỡ người nào, nhóm lợi ích nào mang lại cho ông ta thuận lợi, nhân sinh quí thích chí cơ mà. Nhưng… ông Kỳ không chịu gói gọn mình trong phạm vi cá nhân ông ta, khi ông sống tới hai nhà nước pháp quyền là Việt Nam Cộng Hòa và Huê Kỳ. Và, có ba năm chung chạ, tới lui với một “ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “ nữa mà ông, hoặc vì: ”tôi không thích vì tôi chưa thích” đã tự ý lấn sân, có thể vì quá vui trong men rượu, mồi ngon, hãy muốn vừa lòng anh Sáu để rồi sau đây lại gặp và “ liên hệ” anh Sáu chuyện làm ăn ở xứ " cùng một mẹ Việt nam”. Ở cái thời mà người giám hộ hợp pháp còn phải làm bao nhiêu thứ thủ tục nhiêu khê, phiền phức, chồng không có quyền thay vợ nếu không có giấy ủy quyền, ịn con mộc rõ ràng. Vậy mà ông Kỳ quả cao bồi hơn thời làm tướng cao bồi, dám ra tuyên bố:
“Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.
Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt “.
Không nói ra thì e không tiện, mà nói ra thì có phủ phàng vì nói ra sự thật. Là, không hiểu trong một triệu rưỡi con người là “khúc ruột ngàn dặm”cả những người vì xã hội phân công thuở ấy dưới trướng ông Kỳ, tới con hay cháu nội ngoại của họ đang tồn tại nơi xứ Huê kỳ, có ứot khăn mu-xoa mừng rỡ khi nghe ông Kỳ nói dùm như vậy không?
Với dân tộc, ông Kỳ là ai? Mà có quyền dám nói rằng ”Tôi chấp nhận tiếng nói của một dân tộc” hình như ông ta quên là dân Việt nam không cử ông lần nào nữa sau vụ liên danh với ông Thiệu trúng cữ, nhất là ông ta ” xén váy tháo chạy” ngày 29/4/1975, và sau 30/4/75, những người chiến thắng ông ta gọi ông là “ bọn thằng Thiệu, Kỳ”. Cái ảo tưởng hào quang thuở ấy chẳng lẻ dư hương tới hôm nay? Để ông ta tuyên bố xanh rờn như vậy? Có lẽ. người sắm ra bài nầy cũng phải ẩu tả hỏi một cách vô phép rằng ”Tôi nói như vậy về ông Kỳ khúc ruột ngàn dặm nghe rõ không” để nghe câu trả lời cũng là xác minh của họ về nhân vật Nguyễn Cao Kỳ trong lòng họ hôm nay :
” đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt. “
Nếu, hỏi cũng là trả lời thì có lẽ ông Kỳ hơi bị vô duyên, vì hình như báo đài nước ngoài có thông tin là ngoài đó không xa, có đoàn người biểu tình bất đồng đang ồn ào phản đối, và điều nầy cũng được anh Sáu xác nhận chắc chắn:
"Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. ( lời chủ tịch Nguyễn Minh Triết)
Những đồng bào nào có may mắn bị ông Kỳ đại diện nói giùm?
Trong vụ nầy, kể cả ông ta mượn chuyện để mạ lại nước xi-mạ đã tróc từ khuya là: ” Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt.”
Càng vô duyên hơn khi người Mỹ đang nói chuyện nhân quyền trong chuyến đi nầy, ông ta mượn Mỹ để hù dọa ai đây khi người Việt với nhau đang nói chuyện chung tay xây dựng đất nước ( dù không đúng lúc và chưa đúng nghĩa vì còn nhiều bất hòa, bất đồng)
Chuyện bên Huê kỳ hôm ấy nghe lõm bõm vì sóng phát thanh bị rò rò mỗi khi đài ngoài nói tin Việt nam,nhưng chắc cũng không sai mấy vì báo điện tử Vietnamnet đăng rõ ràng như vậy. Chỉ có chuyện báo không đăng, đài không đọc là ý nghĩ của mỗi con người quan tâm tới đời sống khá hơn lên, hay có chút lòng muốn dân tộc Việt nam cất cánh, nghĩ gì về chuyến đi nầy, và chuyện bên lề là ông Kỳ chạy marathon cho… kịp, rồi “giựt mic” nói vậy? ( ngôn ngữ các diễn đàn)
Nhân vật chính và hội đủ nhiều yêu cầu nhất là ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết, được Mỹ mời, đi có công có chuyện, vậy mà theo lời ông kỹ sư Đỗ Nam Hải qua sóng phát thanh RFA thì ” Ông Triết không đại diện cho nguyện vọng của Dân tộc Việt nam, vì ông ấy không do dân bầu” thì ông Kỳ ở đâu trong chốn này mà lời tuyên bố nghe hoành tráng tới vậy?
Thật là xin lỗi trước ông, kính lão có đắc thọ thật đi chăng nữa thì cũng khó mà kính ông, vì tất cả những gì có thể coi là
Trãi qua những cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Chính vì ông, tại ông , thà rằng ông cứ an tâm ở xứ Huê kỳ lãnh wây-fe, chiều chiều mang vợt đánh ten-nis, hay bán phở, thì có lẽ tự nhiên người ta “ bỏ qua và quên quá khứ”. Đằng này, ông lấy hơi tàn đã bốc mùi mà chơi trội, làm, buộc, người ta phải không chỉ nhớ, mà rà soát lại quá khứ của ông” từ ngày đuổi Pháp quá đà” vào tận miền Nam rồi leo lên tới phó Tổng thống , cho tới ngày… leo lên máy bay dông thẳng. Lịch sử dân tộc sẽ nói gì, về ông? Ông từng làm vương làm tướng, hét ra lửa, còn chẳng lợi gì cho dân tộc, nay tuổi già xế bóng, có vào ra đất Việt cũng chỉ giõi lắm là vinh thân, phì da cho ông, có khi vì những vụ áp phe của ông mà làm hư thêm cán bộ của nhà nước, và sự thất thoát nếu có là mồ hôi của tám chục triệu dân Việt è cổ ra gánh. Tôi không biết, vì tôi chưa biết, nhưng người Việt nam khắp mọi miền trong và ngoài nước sẽ nói gì, về ông? Thì, ông cũng nên biết trước khi lên Ca-nô đỏ sang đò. Nghe lõm bõm, đọc lõm bõm, nghĩ và viết cũng lõm bõm. Nhưng sự xác quyết thì chưa chắc lõm bõm lắm, nên cũng cố gắng vài chữ , kính ông. Giống như có lần thằng dân quèn nầy tiễn đưa một Phạm Duy dù còn sống nhăn răn, cưới bồ nhí ở đất Sề- ghềnh với lời Vĩnh biệt.
Lời dẫn chuyện có hơi dài dòng, từ tết Mùng năm, tới ông Khuất Nguyên thời tu-huýt, ông ta nhảy sông Tương vì đời say cả mình ông ta tỉnh, ngần ấy thôi mà thẹn dùm rồi nhảy sông “ chết nước” mà tới đời nầy khuấy cả hèm, húp cả bả, say quắc cần câu, sống nhăn răng, cười hề hề, còn lên sân khấu ca bài ca dâng đảng thì quả là cao siêu, sức khỏe và tài trí xưa nay hiếm.
Du Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét