Vladimir Mayakovsky và người yêu, Lilya Brik (Đàn bà đã có chồng)
Nguồn: wikipedia.org
Nguyễn Văn Trỗi, giờ hành quyết: Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần! (1)
Tố Hữu đối với một số người miền Bắc là thần tượng thi ca Cộng sản Việt Nam Người ta ví ông với Mayakovski. Phần đông chẳng mấy người biết ông Mayakovski là ai? Chắc là giỏi. Nhưng với tôi, ông chỉ là một nhà thơ có vấn đề. Có vấn đề không những chỉ đối với phần đông người miền Nam trước 1975 mà có vấn đề cả với độc giả người miền Bắc. Đã có vấn đề trong quá khứ và bây giờ, nếu ai còn muốn nhắc tới ông. Nhắc tới là có vấn đề.
Người miền Nam khinh ghét ông và người miền Bắc quên ông.
1. Độc giả miền Nam:
Ở miền Nam, sự khinh ghét đó bày tỏ công khai, như câu truyện dân gian, như một câu truyện tầm phào, mang những “câu thơ vè, tuyên truyền của Tố Hữu” ra để diễu cợt. Một cái nhìn riễu cợt và không có mấy ai muốn viết hẳn hòi một bài phê bình nghiêm chỉnh đánh giá sự nghiệp văn chương của ông.
Họa chăng có ông Nguyễn Hiến Lê trong tập Hồi ký của ông, tập 2, trang 178, nhà xuất bản Văn Nghệ, ông Lê chê thơ Tố Hữu là kỳ cục khi ca tụng Stalin, thơ không đáng gọi là thơ khi gọi Nguyễn Du là anh. Vậy mà khi nhà xuất bản Văn Học Hà nội cho phép in lại cuốn Hồi ký của họ Lê, họ đã biến đổi ra như sau, trang 524: “Tố Hữu là một nhà thơ Cách Mạng, đóng góp rất lớn cho Cách mạng “. Có dịp, chúng tôi sẽ đem cả hai cuốn sách, một của Nhà Văn Nghệ xuất Bản, một của Hà nội để cho thấy sự bôi bác tráo trở của Hà nội. (trích trong nguyệt san Dân chúng, tháng 8/1993, trang 45).
Mới đây Đặng Tiến viết “Phía khác chính kiến, dĩ nhiên lắm kẻ không ưa, thậm chí còn thù oán. Họ thường cố công trích dẫn mấy câu văn vè tuyên truyền quá khích để bêu riếu”. Đó là nhận xét của Đặng Tiến gián tiếp biện hộ cho nhà thơ Tố Hữu.
Bêu riếu là một điều có thể được coi là bình thường trong trường hợp ông Tố Hữu. Nhưng viết về ông mà che chắn không khéo, rất có thể là thiên lệch, có thể tự xếp mình vào vị trí nhà thi sĩ Indésirable
Nói có sách, ta thử đọc những câu thơ sau đây tả lính “ngụy” hãm hiếp dân lành để dò tìm nhân cách Tố Hữu xem sao, đồng thời hiểu được tại sao người đọc ông đà phản ứng như thế.
Thảm lắm anh à lũ ác ôn
Giết cả trăm người trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn
Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra
Có em nhỏ nghịch ra xem giặc
Nó bắt vô vườn trói gốc cau
Nó đốt, nó cười.. em nhỏ hét
Má ơi nóng quá, cứu con mau ...
Tôi không biết trong hoàn cảnh nào, ông Tố Hữu sáng tác bài thơ này có cảnh “lính ngụy” định hãm hiếp phụ nữ có thai, không được thì lấy vồ đập vọt thai nhi ra. Nhân cách nhà văn có cho phép viêt như thế không?. Tôi nhớ đến giai thoại mà nhà thơ Trần Đăng Khoa phỏng vấn Tố Hữu về chiến dịch Điện Biên Phủ, ông này cười vui vẻ cho biết: đều viết phịa cả đấy. Viết phịa về Điện Biên Phủ thì còn đuợc, bài thơ phịa trên nay dính dáng đến nhân cách nhà thơ, đến đạo lý làm người, nhất là thứ đạo lý của một nhà văn.
Vấn đề của Tố hữu không còn ở bình diện thơ văn hay dở nữa mà là nhân cách nhà văn.
Tố Hữu có đáng được gọi là nhà thơ không? Thơ có đáng gọi là thơ không theo lời nhận xét của ông Nguyễn Hiến Lê?
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thơ Mao chủ tịch, thơ Sít ta lin bất diệt …
Bài Đời đời nhớ ông khó ngửi quá:
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thưương mười
Có cái đạo lý của chiến tranh nữa. Không phải cứ tuyên truyền thì muốn nói gì thì nói.
Sự khinh ghét của người miền Nam có cái lý của nó. Chả nên coi thường người đọc. Vì đọc những câu thơ ấy, người ta có cảm tưởng nhà thơ phải tự hạ thấp mình lắm mới có thể hạ bút viết.
Khi tự đánh hạ giá nhân cách mình thì giá trị thi ca còn gì?
Như tôi đã viết trong bài về Vũ hạnh, các nhà văn, nhà thơ miền Nam có thể bị kiểm duyệt, có thể được trợ cấp gián tiêp, nhưng hèn hay hạ thấp mình , xu nịnh thì kể là hiếm. Người ta không vội nói đến thơ ông hay, dở mà chỉ nói đến vấn đề đạo lý nhà văn. Hèn, xu nịnh, có thể là một nhà thơ số một ba thập niên và hơn nữa nhà thơ số một thế kỷ hay không? Câu xác định này hình như chỉ muốn *khoanh vùng văn chương*, tính từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc? Nói đến nhà thơ số một, số hai là một lối nói * chính trị tự phát, quen miệng * . Lấy gì để đo chiều cao một nhà thơ, ngoài cái thước đo chính trị? Câu trả lời là không và thời gian đã không làm phận sự* xép một chỗ ngồi nào đó* cho ông được theo như lời giới thiệu bài viết của Đặng Tiến trên Talawas. Và cũng không có thứ* Văn học lâu dài công bình hơn* như nhận xét của anh Đặng Tiến. Nói như thế, chẳng nhẽ trước đây, người ta đã hiểu sai hay bất công đối với ông Tố Hữu? Độc giả miền Nam đã dung hợp, đã trân trọng những Huy Cận, Văn Cao, Vũ Trọng Phụng và kể như toàn bộ các nhà văn tiền chiến ở lai miền Bắc, bất kể, không trừ. Trừ trường hợp Tố Hữu? Hay nói ngược lại thì chính Tố Hữu mang cái nhãn hiệu chính trị, chẳng những bất công với giới nhà văn nhà thơ miền Bắc mà còn vùi dập, truy chụp họ trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm?Thơ ông vẫn còn nằm chình ình ra đó, giấy trắng mực đen còn đó.
2. Độc giả miền Bắc.
Độc giả miền Bắc, nhiều người đã quên ông. Tác giả Ngân Xuyên trong dịp trò chuyện với Tố Hữu có kể rằng: “Tôi bước vào nhà ông sáng 30/04/1996 . Nắng rực rỡ phố phường Hà nội cái ngày lịch sử đó. Khu nhà ông rộng rải và vắng vẻ. Tự nhiên, tôi có một cảm giác là lạ . Ông bước ra tiếp chúng tôi trong bộ quần áo mặc ở nhà, trông bình dị như mọi ông lão ở trên đời.”
Nhà ông vắng vẻ, không còn khách tấp nập ra vào, vì nay ông hết làm chính tri, hết quyền hành nên vắng khách lui tới. Nhà thơ ngự trị 30 năm văn học miền Bắc do vai vế chính trị không phải do văn tài, nay ít người còn muốn nhắc tới ông Không có những gốc gác chính trị ấy, thơ ông còn lại là gì?
Trong tương lai gần, những tuyển tập thơ văn hay nhất thế kỷ 20, sẽ vắng tên ông, hay cố tình bỏ sót? Không thể hy vọng văn học lâu dài có thể công bình hơn với ông. Hy vọng của anh Đặng Tiến có thể đả không đúng chỗ, đúng người .
Còn cả tập thể những nhà văn, nhà thơ miền Nam bị xóa tẽn tuổi, tại sao không nghĩ đến số phận họ? Văn học lâu dài đã công bình chưa? Nhưng tôi vẫn xác tín rằng một nhà văn có tài thì cho dù người ta có vùi dập thì tên tuổi vẫn còn đó .. Còn không hay, không tài thì có muốn tô hồng cũng vẫn bị đời bỏ quên.
Tố Hữu là một trong những trường hợp ấy . Thơ ông để lại quá nhiều những vết nhám khó bôi xóa được. Những người đồng thời với ông đã đánh giá ông như thế.
Hoài Thanh không thể không có lý khi cố tình bỏ quên tên Tố Hữu trong cuốn Thi nhân Việt nam. Cái lẽ công bình của thời gian mà Đặng Tiến hy vọng Tố Hữu được phục hoạt đã thực sự bị chôn vùi từ 1942 với Hoài Thanh rồi?
Trần Dần là một nhà thơ lớn đã nhận rõ chân tướng thơ văn Tố Hữu . Đáng nhẽ Đặng Tiến nên để cho Trần Dần có vài nhận xét sổ toẹt về Tố hữu. Theo Trần Dần, Thơ Tố Hữu không có cá tính, không có cái giọng Tố Hữu. Đọc Hoàng Cầm có cái giọng Hoàng Cầm, đọc Tản Đà có cái giọng Tản Đà . Thơ Tố Hữu mờ nhạt quá, chung chung. Trần Dần phang nặng hơn: Thơ Tố Hữu nó nhạt quá, ý lời tầm thường, nó như những công thức, bề ngoài, không đặc sắc. Trần Dần kết luận: Thơ Tố Hữu rất nhiều cái yếu quá, lười biếng quá, tầm thường quá . . Thơ không thực. Đại loại: Chúng bay chỉ một đường ra, một là tiêu diệt , hai là tù binh/
Đại khái như thế, chung chung như thế: nhạt, lảm nhảm, qua loa rơ măng, công thức bề mặt, khuôn đúc có sẵn. Đại loại như: Nhà neo việc bận vẫn đi. Làm thì thi đua , thi đua tốt thì địch chết.
Có gì là mới trong đó, có gì là sáng tạo? Viết bài bản, viết thuộc lòng, * sản xuất thơ*, * thợ thơ* . Khí thơ không còn là thơ thì nó gượng gạo, lắp ghép giả tạo:” Bóng anh nắng chiều, chòm râu mát rượi hòa bình ...Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế ..* bác thì ung dung trên ngựa bên đường suối reo ..như thể bác đi chơi. Viết như thế thì khen mà hóa ra hại bác quá, chinh chiến gian nan mà bác thong dong như đi chơi ..
Lần đầu tiên, tôi nghe nói đến có thứ thơ lười biếng. Thật hay. Có lẽ không có nhận xét nào hay và chính xác hơn nữa .Thơ lười là thơ tuyên truyền, thiếu sáng tạo, thơ làm cho xong. Khi tả *bác Hồ* thì *nặng công thức cha già** lãnh tụ mênh mông* ( trích lại Trần Dần- ghi 1954-1960, td mémoire, 2001. Trích lại trên Talawas.). Tất cả đã có sẵn, chỉ việc đóng ghép, sắp xếp cho khéo mà thôi
3. Tố Hữu và Đặng Tiến
Một lần nữa ở đây, xin nhắc Đặng Tiến đừng nên gán ghép oan uổng thơ yêu nước và thơ Chính trị. Xếp Tố Hữu vào chung với Nguyễn Trãi hay bất cứ các nhà thơ yêu nước nào khác là không nên. Đặng Tiến cho rằng thơ Tố Hữu có những hạn chế mà Trần Dần đã nói đủ rồi. Tôi đồng ý là Trần Dần đã nói quá đủ, nhưng Đặng Tiến thì không nói đủ mà nói thiếu trung thực, vì nói rằng đó là những hạn chế trong thơ Tố Hữu. Không, đó không phải là những hạn chế. Thơ mà lười, thơ mà không sáng tạo, thơ mà công thức, thơ mà nhạt, thơ mà đáng nhẽ nó to, nó teo lại là thơ không phải thơ.
Thơ đó, phải gọi tên bằng gì? Thơ Teo. Có thể may ra tôi chỉ đồng ý với anh Đặng Tiến nhận xét sau nay: Giọng thơ hào sảng , hiện đại, Xuân Diệu cho là thơ mở Đường. Nhưng rồi sau khi mở, Tố Hữu đóng lại, không cho ai đi cả. Chỉ mình ông đi.
Tố Hữu là nhà thơ teo, độc tài nhất thế kỷ. Cho dù ông có mở đường thì trong suốt hơn 30 năm, ông đã chặn mói lối đi của tất cả các thi sĩ khác. Nếu người ta muốn gọi ông là nhà thơ số một của hơn ba thập kỷ, chỉ vì không có chỗ cho bất cứ nhà thơ nào khác.
Và xin trích dẫn vài ba câu thơ hay của Tố Hữu dưới mắt Đặng Tiến:
Tháng tám mùa thu xanh thẳm …
Tôi lại làm thơ , như mỗi lần
Nghe ấm trời, lất phất mưa xuân
Con chim chích nhớ mùa táo chin
Rúc rích về ăn táo ngoài sân.
Chim mà về Ăn táo ngoài sân được thì chắc là thơ phải hay.
Nghĩ về Tố Hữu, tôi chỉ có thể gọi ông là thứ quan văn nghệ, một thứ Jdanôv Việt Nam. Lại có vấn đề, Jdanôv là ai nhỉ? trên cả Nguyễn Đình Thi, trên tất cả. Chẳng biết Đặng Tiến nghĩ gì?
Phần tôi làm một liên tưởng đến câu chuyện do Irina Zisman kể khi gặp nhà văn Tô Hoài. Ông Tô Hoài kể cho Irina nghe rằng, ông thường theo dõi giọng nói rất ấm áp và truyền cảm của Irina trên đài phát thanh. Ông thường nghe vào ban đêm, khi mọi người đi ngủ cả, để khỏi phiền mọi người, ông phải đeo ống nghe để nghe về ban đêm và để gần gũi người đọc.
Nghe như thế, Irina không khỏi cảm động và thích thú quá vì được Tô Hoài khen Nhưng trên xe địện ngầm đi về nhà, Irina chợt khám phá ra rằng, đài của cô chỉ có chương trình phát thanh đến 8 giờ tối. Tô Hoài thì nghe giọng nói ấm áp của cô lúc nửa đêm. Cô kết luận, đó là bài học của cô về “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Tôi hy vọng lần sau cô gặp được nhà phê bình Đặng Tiến.
Đây là những nhận xét của anh Đặng Tiến , tôi chỉ xin được trích dẫn trung thực và thẳng thắn.
Trong cuốn Thơ Miền Nam trong thời chiến của nhà văn Trần Hoài Thư, một cuốn sách sưu tầm rất công phu và khá đầy đủ với lời giới thiệu của Đặng Tiến. Tôi xin trích dẫn và so sánh với những lời nhận xét cũa của Đặng Tiến về thơ Tố Hữu để cho thấy sự trái cựa, khác biệt như nước với lửa trong cùng một người viết.
Đặng Tiến viết trong cuốn Thơ miền nam như sau:
Khi nghe đến thời chiến, người ta nghĩ ngay đến chiến tranh, chiến đấu chống cái gí . Sách sưu tập không có bài thơ nào tuyên truyền, thỉnh thoảng , có đôi chữ “quân thù” trong nghĩa đối phương, đối thủ, tự nhiên phải có trong chiến cuộc. Nội dung ý này cho thấy Đặng Tiến khen các nhà thơ miên nam, làm thơ chiến tranh mà không có ý tuyên truyền. Cái hay, cái đáng quý của các nhà thơ miền nam là ở chỗ ấy .( Thơ miền Nam trong thời chiến )
Phía khác chính kiến, (ý nói dân miền Nam), dĩ nhiên lắm kẻ không ưa, thậm chí còn thù oán . Họ thường cố công trích dẫn mấy câu văn vè tuyền quá khích để bêu riếu. Nội dung đoạn này, ông tỏ ra bênh vực Tố Hữu với các lọai thơ tuyên truyền. Lập luận của Đặng Tiến thiếu minh bạch, hàm hồ, mỗi trường hợp nói một khác, gán ghép lẫn lộn giữa chính trị- tuyên truyền và yêu nước. Ông cố tình lầm lẫn thơ chính trị, thơ tuyên truyền để biện hộ một cách khớ khạo như sau: “Tố Hữu xử dụng thơ trong mục đích chính trị, cái đó đã rõ, nhưng đồng thời vô hình trung, ông đã xử dụng thơ chính trị làm đòn bảy cho thi ca.”
Đòn bảy ở chỗ nào, anh không nói tới. Mà làm gì có đòn bảy mà nói tới được .
Trong Sưu tập thi ca, ông viết khác:
Lại công bình mà nói: Miền Nam thời đó, không phải là không có thơ tuyên truyền, nhưng vì không mấy người ưa, không mấy ai nhớ, ban sưu tập không ghi lại cũng là duy lý.
Khi anh dùng thơ để phục vụ để phục vụ hay biện minh cho cái gì đó, thì khó có được thơ hay. Khi được câu thơ hay thì không những là biệt lệ, mà cái hay không ăn nhập gì vào ý đồ của anh, thậm chí có khi còn đi ngược lại
Phần cuối lời giới thiệu tập thơ, ông còn nói rô hơn:” Thơ về chinh chiến, xưa nay không ai theo kịp Đỗ Phủ, được người đời xưng tụng, nhưng không phải là thơ hô hào chiến đấu Việt Nam, cho dù có thật là “đỉnh cao trí tuệ của loài người” cũng không thể đặt mình làm ngoại lệ, nói khác đi, sẽ làm trò cười cho thiên hạ.”
Trong nhận xét trên Đặng Tiến gián tiếp phê bình Đặng Tiến. Đặng Tiến trong Sưu tập thi ca chửi Đặng Tiến trong thơ Tố Hữu. Và chỉ còn một điều có thể hóa giải là có thể có hai Đặng Tiến.
Không thể không trân trọng Đặng Tiến trong Sưu tập thi ca khi anh đã trích dẫn những bài thơ của những người lính VNCH, đậm tình người, tính nhân bản:
Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con
Cũng đem chiếc áo lành ra mâc
Cũng ăn một bữa cơm cho no
Cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu
Khổ đau lúc này, mẹ gói trong mơ
Tôi nghĩ rằng anh Đặng Tiến, khi nhận xét về các nhà thơ trẻ miền Nam thời chiến tranh đã viết chân thật, bằng một tấm lòng, bằng sự chia xẻ những tâm tình của những nhà thơ trong Thơ miền Nam trong thời chiến. Bởi vì một lẽ đơn giản là chúng ta cùng thân phận, cùng từ đó mà ra .. Những tâm tình của các nhà thơ chỉ là thay chúng ta để viết ra trên giấy.
Nhưng khi viết về Tố Hữu, anh đã đưa ra những nhận xét thiếu trung thực, một lối lý luận khó thuyết phục mà không phải chỗ cho ngòi bút của một người muốn viết phê bình văn học.
Nhưng vì thế, tôi không hiểu được bài viết của anh ấy viết về Tố Hữu. Nó có gì gượng ép, và không đủ thuyết phục, nhất là mâu thuẫn với những nhận xét của anh khi giới thiệu tập sưu tập: Thơ miền Nam trong thời chiến của anh Trần Hoài Thư, một công việc mà tôi chỉ biết trân trọng và quý mến.
Phần tôi, bắt buộc phải phải quên một trong hai Đặng Tiến để vẫn giữ được sự trân trọng đối với người đã đề tựa cho cuốn Sưu tập thơ của Trần Hoài Thư.
Thật cũng là khó xử cho tôi lắm.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Trích bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi, Tố Hữu, 23/10/1964
... Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
Anh thét lớn: Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
...
Nguồn: wikipedia.org
Nguyễn Văn Trỗi, giờ hành quyết: Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần! (1)
Tố Hữu đối với một số người miền Bắc là thần tượng thi ca Cộng sản Việt Nam Người ta ví ông với Mayakovski. Phần đông chẳng mấy người biết ông Mayakovski là ai? Chắc là giỏi. Nhưng với tôi, ông chỉ là một nhà thơ có vấn đề. Có vấn đề không những chỉ đối với phần đông người miền Nam trước 1975 mà có vấn đề cả với độc giả người miền Bắc. Đã có vấn đề trong quá khứ và bây giờ, nếu ai còn muốn nhắc tới ông. Nhắc tới là có vấn đề.
Người miền Nam khinh ghét ông và người miền Bắc quên ông.
1. Độc giả miền Nam:
Ở miền Nam, sự khinh ghét đó bày tỏ công khai, như câu truyện dân gian, như một câu truyện tầm phào, mang những “câu thơ vè, tuyên truyền của Tố Hữu” ra để diễu cợt. Một cái nhìn riễu cợt và không có mấy ai muốn viết hẳn hòi một bài phê bình nghiêm chỉnh đánh giá sự nghiệp văn chương của ông.
Họa chăng có ông Nguyễn Hiến Lê trong tập Hồi ký của ông, tập 2, trang 178, nhà xuất bản Văn Nghệ, ông Lê chê thơ Tố Hữu là kỳ cục khi ca tụng Stalin, thơ không đáng gọi là thơ khi gọi Nguyễn Du là anh. Vậy mà khi nhà xuất bản Văn Học Hà nội cho phép in lại cuốn Hồi ký của họ Lê, họ đã biến đổi ra như sau, trang 524: “Tố Hữu là một nhà thơ Cách Mạng, đóng góp rất lớn cho Cách mạng “. Có dịp, chúng tôi sẽ đem cả hai cuốn sách, một của Nhà Văn Nghệ xuất Bản, một của Hà nội để cho thấy sự bôi bác tráo trở của Hà nội. (trích trong nguyệt san Dân chúng, tháng 8/1993, trang 45).
Mới đây Đặng Tiến viết “Phía khác chính kiến, dĩ nhiên lắm kẻ không ưa, thậm chí còn thù oán. Họ thường cố công trích dẫn mấy câu văn vè tuyên truyền quá khích để bêu riếu”. Đó là nhận xét của Đặng Tiến gián tiếp biện hộ cho nhà thơ Tố Hữu.
Bêu riếu là một điều có thể được coi là bình thường trong trường hợp ông Tố Hữu. Nhưng viết về ông mà che chắn không khéo, rất có thể là thiên lệch, có thể tự xếp mình vào vị trí nhà thi sĩ Indésirable
Nói có sách, ta thử đọc những câu thơ sau đây tả lính “ngụy” hãm hiếp dân lành để dò tìm nhân cách Tố Hữu xem sao, đồng thời hiểu được tại sao người đọc ông đà phản ứng như thế.
Thảm lắm anh à lũ ác ôn
Giết cả trăm người trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn
Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra
Có em nhỏ nghịch ra xem giặc
Nó bắt vô vườn trói gốc cau
Nó đốt, nó cười.. em nhỏ hét
Má ơi nóng quá, cứu con mau ...
Tôi không biết trong hoàn cảnh nào, ông Tố Hữu sáng tác bài thơ này có cảnh “lính ngụy” định hãm hiếp phụ nữ có thai, không được thì lấy vồ đập vọt thai nhi ra. Nhân cách nhà văn có cho phép viêt như thế không?. Tôi nhớ đến giai thoại mà nhà thơ Trần Đăng Khoa phỏng vấn Tố Hữu về chiến dịch Điện Biên Phủ, ông này cười vui vẻ cho biết: đều viết phịa cả đấy. Viết phịa về Điện Biên Phủ thì còn đuợc, bài thơ phịa trên nay dính dáng đến nhân cách nhà thơ, đến đạo lý làm người, nhất là thứ đạo lý của một nhà văn.
Vấn đề của Tố hữu không còn ở bình diện thơ văn hay dở nữa mà là nhân cách nhà văn.
Tố Hữu có đáng được gọi là nhà thơ không? Thơ có đáng gọi là thơ không theo lời nhận xét của ông Nguyễn Hiến Lê?
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thơ Mao chủ tịch, thơ Sít ta lin bất diệt …
Bài Đời đời nhớ ông khó ngửi quá:
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thưương mười
Có cái đạo lý của chiến tranh nữa. Không phải cứ tuyên truyền thì muốn nói gì thì nói.
Sự khinh ghét của người miền Nam có cái lý của nó. Chả nên coi thường người đọc. Vì đọc những câu thơ ấy, người ta có cảm tưởng nhà thơ phải tự hạ thấp mình lắm mới có thể hạ bút viết.
Khi tự đánh hạ giá nhân cách mình thì giá trị thi ca còn gì?
Như tôi đã viết trong bài về Vũ hạnh, các nhà văn, nhà thơ miền Nam có thể bị kiểm duyệt, có thể được trợ cấp gián tiêp, nhưng hèn hay hạ thấp mình , xu nịnh thì kể là hiếm. Người ta không vội nói đến thơ ông hay, dở mà chỉ nói đến vấn đề đạo lý nhà văn. Hèn, xu nịnh, có thể là một nhà thơ số một ba thập niên và hơn nữa nhà thơ số một thế kỷ hay không? Câu xác định này hình như chỉ muốn *khoanh vùng văn chương*, tính từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc? Nói đến nhà thơ số một, số hai là một lối nói * chính trị tự phát, quen miệng * . Lấy gì để đo chiều cao một nhà thơ, ngoài cái thước đo chính trị? Câu trả lời là không và thời gian đã không làm phận sự* xép một chỗ ngồi nào đó* cho ông được theo như lời giới thiệu bài viết của Đặng Tiến trên Talawas. Và cũng không có thứ* Văn học lâu dài công bình hơn* như nhận xét của anh Đặng Tiến. Nói như thế, chẳng nhẽ trước đây, người ta đã hiểu sai hay bất công đối với ông Tố Hữu? Độc giả miền Nam đã dung hợp, đã trân trọng những Huy Cận, Văn Cao, Vũ Trọng Phụng và kể như toàn bộ các nhà văn tiền chiến ở lai miền Bắc, bất kể, không trừ. Trừ trường hợp Tố Hữu? Hay nói ngược lại thì chính Tố Hữu mang cái nhãn hiệu chính trị, chẳng những bất công với giới nhà văn nhà thơ miền Bắc mà còn vùi dập, truy chụp họ trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm?Thơ ông vẫn còn nằm chình ình ra đó, giấy trắng mực đen còn đó.
2. Độc giả miền Bắc.
Độc giả miền Bắc, nhiều người đã quên ông. Tác giả Ngân Xuyên trong dịp trò chuyện với Tố Hữu có kể rằng: “Tôi bước vào nhà ông sáng 30/04/1996 . Nắng rực rỡ phố phường Hà nội cái ngày lịch sử đó. Khu nhà ông rộng rải và vắng vẻ. Tự nhiên, tôi có một cảm giác là lạ . Ông bước ra tiếp chúng tôi trong bộ quần áo mặc ở nhà, trông bình dị như mọi ông lão ở trên đời.”
Nhà ông vắng vẻ, không còn khách tấp nập ra vào, vì nay ông hết làm chính tri, hết quyền hành nên vắng khách lui tới. Nhà thơ ngự trị 30 năm văn học miền Bắc do vai vế chính trị không phải do văn tài, nay ít người còn muốn nhắc tới ông Không có những gốc gác chính trị ấy, thơ ông còn lại là gì?
Trong tương lai gần, những tuyển tập thơ văn hay nhất thế kỷ 20, sẽ vắng tên ông, hay cố tình bỏ sót? Không thể hy vọng văn học lâu dài có thể công bình hơn với ông. Hy vọng của anh Đặng Tiến có thể đả không đúng chỗ, đúng người .
Còn cả tập thể những nhà văn, nhà thơ miền Nam bị xóa tẽn tuổi, tại sao không nghĩ đến số phận họ? Văn học lâu dài đã công bình chưa? Nhưng tôi vẫn xác tín rằng một nhà văn có tài thì cho dù người ta có vùi dập thì tên tuổi vẫn còn đó .. Còn không hay, không tài thì có muốn tô hồng cũng vẫn bị đời bỏ quên.
Tố Hữu là một trong những trường hợp ấy . Thơ ông để lại quá nhiều những vết nhám khó bôi xóa được. Những người đồng thời với ông đã đánh giá ông như thế.
Hoài Thanh không thể không có lý khi cố tình bỏ quên tên Tố Hữu trong cuốn Thi nhân Việt nam. Cái lẽ công bình của thời gian mà Đặng Tiến hy vọng Tố Hữu được phục hoạt đã thực sự bị chôn vùi từ 1942 với Hoài Thanh rồi?
Trần Dần là một nhà thơ lớn đã nhận rõ chân tướng thơ văn Tố Hữu . Đáng nhẽ Đặng Tiến nên để cho Trần Dần có vài nhận xét sổ toẹt về Tố hữu. Theo Trần Dần, Thơ Tố Hữu không có cá tính, không có cái giọng Tố Hữu. Đọc Hoàng Cầm có cái giọng Hoàng Cầm, đọc Tản Đà có cái giọng Tản Đà . Thơ Tố Hữu mờ nhạt quá, chung chung. Trần Dần phang nặng hơn: Thơ Tố Hữu nó nhạt quá, ý lời tầm thường, nó như những công thức, bề ngoài, không đặc sắc. Trần Dần kết luận: Thơ Tố Hữu rất nhiều cái yếu quá, lười biếng quá, tầm thường quá . . Thơ không thực. Đại loại: Chúng bay chỉ một đường ra, một là tiêu diệt , hai là tù binh/
Đại khái như thế, chung chung như thế: nhạt, lảm nhảm, qua loa rơ măng, công thức bề mặt, khuôn đúc có sẵn. Đại loại như: Nhà neo việc bận vẫn đi. Làm thì thi đua , thi đua tốt thì địch chết.
Có gì là mới trong đó, có gì là sáng tạo? Viết bài bản, viết thuộc lòng, * sản xuất thơ*, * thợ thơ* . Khí thơ không còn là thơ thì nó gượng gạo, lắp ghép giả tạo:” Bóng anh nắng chiều, chòm râu mát rượi hòa bình ...Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế ..* bác thì ung dung trên ngựa bên đường suối reo ..như thể bác đi chơi. Viết như thế thì khen mà hóa ra hại bác quá, chinh chiến gian nan mà bác thong dong như đi chơi ..
Lần đầu tiên, tôi nghe nói đến có thứ thơ lười biếng. Thật hay. Có lẽ không có nhận xét nào hay và chính xác hơn nữa .Thơ lười là thơ tuyên truyền, thiếu sáng tạo, thơ làm cho xong. Khi tả *bác Hồ* thì *nặng công thức cha già** lãnh tụ mênh mông* ( trích lại Trần Dần- ghi 1954-1960, td mémoire, 2001. Trích lại trên Talawas.). Tất cả đã có sẵn, chỉ việc đóng ghép, sắp xếp cho khéo mà thôi
3. Tố Hữu và Đặng Tiến
Một lần nữa ở đây, xin nhắc Đặng Tiến đừng nên gán ghép oan uổng thơ yêu nước và thơ Chính trị. Xếp Tố Hữu vào chung với Nguyễn Trãi hay bất cứ các nhà thơ yêu nước nào khác là không nên. Đặng Tiến cho rằng thơ Tố Hữu có những hạn chế mà Trần Dần đã nói đủ rồi. Tôi đồng ý là Trần Dần đã nói quá đủ, nhưng Đặng Tiến thì không nói đủ mà nói thiếu trung thực, vì nói rằng đó là những hạn chế trong thơ Tố Hữu. Không, đó không phải là những hạn chế. Thơ mà lười, thơ mà không sáng tạo, thơ mà công thức, thơ mà nhạt, thơ mà đáng nhẽ nó to, nó teo lại là thơ không phải thơ.
Thơ đó, phải gọi tên bằng gì? Thơ Teo. Có thể may ra tôi chỉ đồng ý với anh Đặng Tiến nhận xét sau nay: Giọng thơ hào sảng , hiện đại, Xuân Diệu cho là thơ mở Đường. Nhưng rồi sau khi mở, Tố Hữu đóng lại, không cho ai đi cả. Chỉ mình ông đi.
Tố Hữu là nhà thơ teo, độc tài nhất thế kỷ. Cho dù ông có mở đường thì trong suốt hơn 30 năm, ông đã chặn mói lối đi của tất cả các thi sĩ khác. Nếu người ta muốn gọi ông là nhà thơ số một của hơn ba thập kỷ, chỉ vì không có chỗ cho bất cứ nhà thơ nào khác.
Và xin trích dẫn vài ba câu thơ hay của Tố Hữu dưới mắt Đặng Tiến:
Tháng tám mùa thu xanh thẳm …
Tôi lại làm thơ , như mỗi lần
Nghe ấm trời, lất phất mưa xuân
Con chim chích nhớ mùa táo chin
Rúc rích về ăn táo ngoài sân.
Chim mà về Ăn táo ngoài sân được thì chắc là thơ phải hay.
Nghĩ về Tố Hữu, tôi chỉ có thể gọi ông là thứ quan văn nghệ, một thứ Jdanôv Việt Nam. Lại có vấn đề, Jdanôv là ai nhỉ? trên cả Nguyễn Đình Thi, trên tất cả. Chẳng biết Đặng Tiến nghĩ gì?
Phần tôi làm một liên tưởng đến câu chuyện do Irina Zisman kể khi gặp nhà văn Tô Hoài. Ông Tô Hoài kể cho Irina nghe rằng, ông thường theo dõi giọng nói rất ấm áp và truyền cảm của Irina trên đài phát thanh. Ông thường nghe vào ban đêm, khi mọi người đi ngủ cả, để khỏi phiền mọi người, ông phải đeo ống nghe để nghe về ban đêm và để gần gũi người đọc.
Nghe như thế, Irina không khỏi cảm động và thích thú quá vì được Tô Hoài khen Nhưng trên xe địện ngầm đi về nhà, Irina chợt khám phá ra rằng, đài của cô chỉ có chương trình phát thanh đến 8 giờ tối. Tô Hoài thì nghe giọng nói ấm áp của cô lúc nửa đêm. Cô kết luận, đó là bài học của cô về “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Tôi hy vọng lần sau cô gặp được nhà phê bình Đặng Tiến.
Đây là những nhận xét của anh Đặng Tiến , tôi chỉ xin được trích dẫn trung thực và thẳng thắn.
Trong cuốn Thơ Miền Nam trong thời chiến của nhà văn Trần Hoài Thư, một cuốn sách sưu tầm rất công phu và khá đầy đủ với lời giới thiệu của Đặng Tiến. Tôi xin trích dẫn và so sánh với những lời nhận xét cũa của Đặng Tiến về thơ Tố Hữu để cho thấy sự trái cựa, khác biệt như nước với lửa trong cùng một người viết.
Đặng Tiến viết trong cuốn Thơ miền nam như sau:
Khi nghe đến thời chiến, người ta nghĩ ngay đến chiến tranh, chiến đấu chống cái gí . Sách sưu tập không có bài thơ nào tuyên truyền, thỉnh thoảng , có đôi chữ “quân thù” trong nghĩa đối phương, đối thủ, tự nhiên phải có trong chiến cuộc. Nội dung ý này cho thấy Đặng Tiến khen các nhà thơ miên nam, làm thơ chiến tranh mà không có ý tuyên truyền. Cái hay, cái đáng quý của các nhà thơ miền nam là ở chỗ ấy .( Thơ miền Nam trong thời chiến )
Phía khác chính kiến, (ý nói dân miền Nam), dĩ nhiên lắm kẻ không ưa, thậm chí còn thù oán . Họ thường cố công trích dẫn mấy câu văn vè tuyền quá khích để bêu riếu. Nội dung đoạn này, ông tỏ ra bênh vực Tố Hữu với các lọai thơ tuyên truyền. Lập luận của Đặng Tiến thiếu minh bạch, hàm hồ, mỗi trường hợp nói một khác, gán ghép lẫn lộn giữa chính trị- tuyên truyền và yêu nước. Ông cố tình lầm lẫn thơ chính trị, thơ tuyên truyền để biện hộ một cách khớ khạo như sau: “Tố Hữu xử dụng thơ trong mục đích chính trị, cái đó đã rõ, nhưng đồng thời vô hình trung, ông đã xử dụng thơ chính trị làm đòn bảy cho thi ca.”
Đòn bảy ở chỗ nào, anh không nói tới. Mà làm gì có đòn bảy mà nói tới được .
Trong Sưu tập thi ca, ông viết khác:
Lại công bình mà nói: Miền Nam thời đó, không phải là không có thơ tuyên truyền, nhưng vì không mấy người ưa, không mấy ai nhớ, ban sưu tập không ghi lại cũng là duy lý.
Khi anh dùng thơ để phục vụ để phục vụ hay biện minh cho cái gì đó, thì khó có được thơ hay. Khi được câu thơ hay thì không những là biệt lệ, mà cái hay không ăn nhập gì vào ý đồ của anh, thậm chí có khi còn đi ngược lại
Phần cuối lời giới thiệu tập thơ, ông còn nói rô hơn:” Thơ về chinh chiến, xưa nay không ai theo kịp Đỗ Phủ, được người đời xưng tụng, nhưng không phải là thơ hô hào chiến đấu Việt Nam, cho dù có thật là “đỉnh cao trí tuệ của loài người” cũng không thể đặt mình làm ngoại lệ, nói khác đi, sẽ làm trò cười cho thiên hạ.”
Trong nhận xét trên Đặng Tiến gián tiếp phê bình Đặng Tiến. Đặng Tiến trong Sưu tập thi ca chửi Đặng Tiến trong thơ Tố Hữu. Và chỉ còn một điều có thể hóa giải là có thể có hai Đặng Tiến.
Không thể không trân trọng Đặng Tiến trong Sưu tập thi ca khi anh đã trích dẫn những bài thơ của những người lính VNCH, đậm tình người, tính nhân bản:
Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con
Cũng đem chiếc áo lành ra mâc
Cũng ăn một bữa cơm cho no
Cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu
Khổ đau lúc này, mẹ gói trong mơ
Tôi nghĩ rằng anh Đặng Tiến, khi nhận xét về các nhà thơ trẻ miền Nam thời chiến tranh đã viết chân thật, bằng một tấm lòng, bằng sự chia xẻ những tâm tình của những nhà thơ trong Thơ miền Nam trong thời chiến. Bởi vì một lẽ đơn giản là chúng ta cùng thân phận, cùng từ đó mà ra .. Những tâm tình của các nhà thơ chỉ là thay chúng ta để viết ra trên giấy.
Nhưng khi viết về Tố Hữu, anh đã đưa ra những nhận xét thiếu trung thực, một lối lý luận khó thuyết phục mà không phải chỗ cho ngòi bút của một người muốn viết phê bình văn học.
Nhưng vì thế, tôi không hiểu được bài viết của anh ấy viết về Tố Hữu. Nó có gì gượng ép, và không đủ thuyết phục, nhất là mâu thuẫn với những nhận xét của anh khi giới thiệu tập sưu tập: Thơ miền Nam trong thời chiến của anh Trần Hoài Thư, một công việc mà tôi chỉ biết trân trọng và quý mến.
Phần tôi, bắt buộc phải phải quên một trong hai Đặng Tiến để vẫn giữ được sự trân trọng đối với người đã đề tựa cho cuốn Sưu tập thơ của Trần Hoài Thư.
Thật cũng là khó xử cho tôi lắm.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Trích bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi, Tố Hữu, 23/10/1964
... Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
Anh thét lớn: Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
...
1 nhận xét:
yeezy
nike air max 2019
christian louboutin shoes
air jordan
golden goose
adidas ultra boost
hermes handbags
fila shoes
air yeezy
yeezy
Đăng nhận xét