Thứ Năm, 28 tháng 6, 2007

Năm đầu làm thủ tướng: Nguyễn Tấn Dũng

NS cải lương Tấn Tài & người thích ca cải lương Tấn Dũng


Roger Mitton – Phan Tường Vi lược dịch

HÀ NỘI - Ít người biết ông thích hát.

Nhưng ông Thủ tướng nhiều lôi cuốn Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam thường làm nhiều nhà lãnh đạo đã thăm viếng Việt Nam ngạc nhiên về giọng hát mạnh và cách diễn tả tự nhiên trong những bài hát ưng ý của ông.

Ông thích cải lương, một dòng nhạc dân ca đặc trưng của miền Nam quê hương ông, thường được phụ họa bằng những nhạc khí cổ truyền. Nhưng không có nét cổ hủ hay truyền thống nào ở ông Dũng và ngược lại sự sắc sảo và sức hăng hái đã đưa ông đến vị trí lãnh đạo cấp cao khi còn rất trẻ.

Một năm trước, vào ngày 27 tháng Sáu, ông nhận chìa khóa để dọn vào căn biệt thự kiểu Pháp nằm ở số 55 đường Phan Đình Phùng, Hà Nội, tư dinh chính thức của thủ tướng Việt Nam.

Kể từ lúc đó ông năng nổ lao vào công việc tưởng như là chỉ một mình ông đang điều hành một đất nước đang chuyển mình của 85 triệu dân.

Theo lời Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, môt vị thứ trưởng (Bộ Tài nguyên Môi trường - PTV) mới về hưu (01/03/2007 - PTV) : “Ông ta hết sức là năng động - điển hình của một người miền Nam “dám làm”, không như những người miền Bắc chỉ giỏi nghĩ và nói."

Hiển nhiên, cái phong cách dám làm của ông Dũng đã mua được lòng nhiều nhà đầu tư. Theo như lời ông Nguyễn Đăng Hiếu, một nhà kinh doanh đang quản trị một về dịch vụ viễn thông và mậu dịch ở Hà Nội: “Ông không những là một người năng động, ông còn là một người có đầu óc cởi mở, thông thoáng và thật sự muốn mở cửa Việt Nam để hòa đồng với thế giới.”


Nực cười là, ông Dũng vẫn là nhân vật bí ẩn khó hiểu với nhiều người Viêt Nam.

Ngay cả nhiều viên chức cao cấp không biết tên của vợ ông, hoặc ông có mấy người con, hay ông lớn lên ở nơi nào.

Thực ra, ông Dũng sinh ra ở thị xã ven sông Cà Mau, là một tỉnh cực nam Việt Nam mang cùng tên.

Khi ông và người chị cùng người em lớn lên, Cà Mau là hậu cứ của của lực lượng võ trang Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của (“cha gìa dân tộc”, nguyên văn của RM: “nation's founding father”) Hồ Chí Minh.

Ở tuổi niên thiếu, “Ba Dũng” (cách gọi tên người con thứ hai trong gia đình miền Nam), cũng như bây giờ tuy là Thủ tướng ông vẫn được gọi như vậy, đã bị lôi cuốn theo phong trào Việt Minh và rồi gia nhập đảng Cộng Sản năm 18 tuổi.

Vào lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, ông Dũng sang Guanxin theo học trường Đại học Sư phạm ởTrung Quốc để hoàn tất việc học của mình.

Sau đó, ông phục vụ trong quân đội như sĩ quan quân y và chính trị viên, và sau cùng lên cấp trung úy.

Khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, ông tiếp tục lên cao trong hệ thống đảng - và thành hôn với một người đồng chí xinh đẹp, bà Trần Thanh Kiêm, một người đàn bà thông minh, hoạt bát và cởi mở hơn hầu hết vợ của những nhà lãnh đạo khác.

Đào Xuân Tân, người thợ thường đến hớt tóc cho ông Dũng tại tư dinh nói với Vietnamnet: “Đôi khi vợ ông Dũng xuất hiện. Bà ấy ăn mặc đơn gỉan và ăn nói nhẹ nhàng.”

Sau khi nhậm chức bí thư tỉnh Kiên Giang, một tỉnh miền Nam cạnh biên giới Việt Miên, cặp vợ chồng trẻ sanh hai con trai và một gái.

Cả ba đều thừa hưởng tài trí và năng lực của người cha, tuy nhiên không như ông Dũng chỉ biết nói một ngôn ngữ là tiếng Việt, ba người con ông đều thông thạo tiếng Anh.

Người con trai đầu, Nghi, từng theo học ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, DC đã gặp và thành hôn với môt nữ sinh viên Việt Nam, ở Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Nghi bây gìờ là khoa trưởng của khoa hậu đại học ở Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Cặp vợ chồng này vừa sinh một đứa cháu nội cho vợ chồng ông Dũng.

Cô con gái, Phương, tốt nghiệp MBA ở Geneva, Thụy sĩ, bây giờ đang quản trị công ty VietCapital Fund Management ở thành phố Hồ chí Minh, người được coi là một chuyên viên tài chính có tài.

Cùng với con trai út của ông Dũng hiện đang theo học đại học ở Châu Âu, còn có nhiều lời đồn đãi về chuyện chi tiêu đắt đỏ dành cho cậu ấm cô chiêu đi học và thích tán tỉnh người nước ngoài.

Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến, ông Dũng nói: “Con tôi được Bộ Giáo dục gởi đi học ở Hoa Kỳ. Bây giờ cháu làm việc tại Việt Nam và đã là đảng viên thời còn học ở Đại học."

Ông cũng đã cáu lên và nói thêm: “Còn con gái tôi thì không học ở Mỹ và bây gìờ vẫn chưa chồng” .

Ở tuổi 58, ông Dũng có thể phục vụ hai nhiệm kỳ năm năm ở ghế thủ tướng, nghĩa là ông sẽ là Thủ tướng cho đến năm 2016.

Cho đến bây giờ, quyền lực chưa làm con người ông thay đổi nhiều và người ta vẫn thường thấy ông vẫn đội nón cối màu lục đậm, giới công nhân thích dùng.

Cần phải nói thêm, ông cũng thích chơi môn golf của giới tư bản và mặc những bộ com-lê hợp thời trang do những tay thợ miền nam cắt may, thay vì dùng những tay thợ vụng về ở Hà Nội.

Tuy nhiên ông vẫn ưa cắt tóc với anh thợ Tân với giá 1.20 đô la Mỹ. Và ông Thủ tướng quyết chống tham nhũng trả này đúng gía, không thêm, không bớt.

“Ông ấy tử tế và thân thiện,” Ông Tân nói. “Khi tôi cắt xong, ông nhìn vào gương và mĩm cười. ‘Anh không phải sửa gì hết’, ông thường nói vậy.”

Giờ này đây, ông Dũng sửa Việt Nam tốt hơn chút theo như nhận định chung - và cũng cùng lúc hát khúc yêu đời.

Man on a mission

Khi lên nhậm chức, ông Dũng hứa sẽ giữ nền kinh tế đang phát triển ở mức độ tốt đẹp và chống nạn tham nhũng. Ông đã đạt được nhũng điều đáng kể trong hai lãnh vực trên, với nền kinh tế gia tăng 8% và nhiều viên chức tham nhũng bị nhắm bắt.

Ông Dũng cũng tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 11 năm ngoái (2006) cũng như chuyện chào đón các vị nguyên thủ quốc gia tại Hà Nội, như Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tưởng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Ở cương vị thủ tướng nước Việt Nam, chuyến công du đầu tiên ra ngoại quốc là đến nước Nhât Bản, mà không phải là Trung Quốc. Điều này như một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ của ông sẽ không sợ hãi ông láng giềng khổng lồ phương bắc, và xem Nhật Bản như là một đối tác chính.

Ông là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên viếng thăm Toà Thánh Vatican, diện kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và cải thiện quan hệ với cộng đồng Thiên Chúa Giáo trên thế giới từng chỉ trích Việt Nam đàn áp tôn giáo.

Ông đấu tranh nội bộ để trở nên người thủ tướng đầu tiên được quyền chọn lựa Nội các của mình và sẽ nhân cơ hội này để tuyển chọn thêm những nhà kỹ trị được đào tạo ở phương Tây làm việc giỏi trong lãnh vực của mình.

Ông cũng thúc đẩy Hà Nội dẹp bỏ lối nhìn cục bộ để chấp nhận thêm thế giới quan bên ngoài, thí dụ, bằng cách đảm nhận vài vai trò tiên phong trong khối Asean, và vận động để Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào năm tới.

Không có nhận xét nào: